Sư hỏi vị tăng Hải Châu: “Niệm Phật có thường gián đoạn chăng?”
Tăng đáp: “Hễ nhắm mắt ngủ liền quên mất”.
Sư nghiêm mặt, quở:
Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Từ nay trở đi, ông cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!
Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.
Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.
Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?
Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!
Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh.
Trích yếu sách Tử Bách Lão Nhân Tập
của đại sư Tử Bách Ðạt Quán đời Minh
Mọi người cho con hỏi, con thường xuyên bị bóng đè? Như vậy có liên quan gì đến người cõi âm hay do con học tập mệt mỏi quá nên như vậy? Mọi người có thể giúp con tránh khỏi tình trạng này không ạ ?
Cái tâm của mình trước giờ vẫn thường nghĩ cho bản thân mình quá nhiều, với cha mẹ vẫn chưa làm đến Hiếu Thuận Cha Mẹ, vẫn thường làm cha mẹ phải buồn lo…vẫn thường hay bướng bỉnh, cố chấp, hay cãi lại Cha Mẹ, Thầy Cô và người lớn.
Niệm trước niệm sau đều nghĩ đến cái được, cái mất của bản thân mình. Chúng ta thường là sống như vậy, cho nên ban đêm nằm mộng cũng thường thấy ác mộng, ngủ vẫn thường bị quỷ thần trêu chọc, khinh nhờn, hiện tượng bóng đè chính là do quỷ thần, oan gia của mình trêu chọc, coi thường mình…
Khi mình chuyển được cái tâm mình không còn cái niệm nghĩ cho bản thân mình nữa, mình bắt đầu thật sự biết quan tâm đến Cha Mẹ mình thật lòng, chân thật làm đến được “Con ngoan, Trò giỏi” thì nhất định khi đi ngủ thì hiện tượng bóng đè ko còn nữa, lại còn biết trước khi ngủ niệm thầm A Di Đà Phật, niệm Phật hồi hướng cho Cha Mẹ, cho người thân, cho các chư vị oan gia trái chủ của mình, một tháng mình cũng lại cố gắng ăn chay 1, 2 ngày thì lại càng hay.
Làm được tất cả những điều trên thì nhất định khi đi ngủ sẽ không còn bị bóng đè, cũng chả nằm mơ thấy ác mộng nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn thành tâm niệm “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”! Với sự thiết tha cầu xin Đức Phật gia hộ, nhất định bạn sẽ ko còn bị như vậy nữa và sẽ được an ổn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cho con hỏi lúc làm việc con thường niệm Nam mô A Di Đà Phật có nên không?
A Di Đà Phật!Xin bạn đọc ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA.NGÔN LỤC http://www.niemphat.net/Luan/giangonluc/giangonluc2.htm
Cho con hỏi niệm Phật bao lau sẽ được vãng sanh vậy? Con đang có gia đình cũng không bận rộn lắm
Cái này thì phải xem bạn có đầy đủ Tín, Nguyện, Hành và Thiện căn, phước đức, nhân duyên hay không. Bởi có người niệm Phật chỉ vài ngày là đi, có người lại phải mất 2-3 tuần, có người lại phải mất đến vài năm, có người thì mất mấy chục năm. Cho nên niệm bao lâu vãng sanh lại còn phải xem bạn có đầy đủ Tín, Nguyện, Hành hay không
Tuy mình chưa đủ duyên để Quy Y Tam Bảo. Nhưng mình thường hay niệm Phật, đặc biệt những lúc lòng bất an,chỉ cần miệng niệm khẽ tâm chú ý lắng nghe từng chữ A Di Đà Phật là mình thấy tâm mình hoan hỷ nhẹ nhàng.
Thỉnh thoảng mình có giấc mơ ác mộng thấy ma quỷ thì tự tâm mình niệm Phật, thường thì ngay lúc đó mình tỉnh giấc.Lúc đó mình vẫn còn sợ vẫn tiếp tục niệm Phật lại ngủ tiếp tới sáng.
Hiện tại mình đang mang nghiệp bệnh liên quan tới giấc ngủ (Hơi thở khi ngủ bị gián đoạn) nên nó khiến cái thân mình mệt.
Đôi lúc muốn chết đi, nay biết được Pháp môn Tịnh độ có gắng đủ Tín Nguyện Hạnh để được Đức Phật A Di Đà đón sang Tây phương để tiếp tục tu học.
A Di Đà Phật !
Chào Nghĩa Động. Tam – Quy – Ngũ – Giới là phát nguyện trước Tam Bảo giữ trọn năm giới
– Không sát sinh
– Không trộm cắp
– Không nói dối
– Không tà dâm
– Không uống , sử dung các chất gây nghiện….
Bạn chưa Quy Y nhưng trong tâm bạn luôn có A Di Đà Phật luôn niệm danh hiệu ngài và khi ngủ mơ thấy ác mộng tỉnh thức bạn đã nhớ tới Phật để Niệm Danh Hiệu Ngài đây là phước đức và căn lành của bạn nhiều đời nhiều kiếp đến với Phật và tu theo Pháp môn niệm Phật.
Hiện tại bạn đang bị bệnh liên quan đến giấc ngủ. Mong bạn hay buông bỏ nó đi. Đừng lo âu về căn bệnh của mình mà đôi lúc muốn CHẾT (Trong ý nghĩ có lúc tâm Bạn thua Ma rồi). Không được mà bạn cứ suy nghĩ rằng trên đời này không ai không có bệnh. Con người có trí huệ là coi bệnh đó là vô thường, do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp mình gieo nhân kiếp này mình nhận trả quả, hãy dũng cảm vui mừng nhận lấy và xin niệm danh hiệu Phật để giải trừ oan gia trái chủ này đi trong một đời này. Việc bạn không ngủ được mà tâm bạn không oán trách ai một lòng niệm Danh Hiệu Phật thì quả là phước báu lắm, tức bạn đã vận dung mỗi thời gian quý báu của cuộc đời mượn tạm này để tu niệm phật.
Hay cố gắng lên quên hết bệnh tật để hướng tới Phật A Di Đà mà niệm chắc chắn niềm vui sẽ đến với bạn.
“Bạn có CẢM thì Phật có ỨNG mà”. Có thời gian bạn nên về Chùa Tác Bạch với Quý Thầy trụ trì làm lễ TAM QUY NGŨ GIỚI và phát nguyện vào thời NIÊM PHẬT thì chắc chắn bạn sẽ hưởng được cảm ứng của Đức Phật.
Trong lòng con hiện nay buồn và bối rối lắm…con muốn được niệm Kinh để cho bớt đi phiền não, xin hãy giúp con.
Con xin cảm ơn.
Salytran thân mến.
Nếu trong lòng bạn thấy buồn và phiền não tức TÂM bạn lúc đó chưa thanh tịnh. Nếu bạn đã về với Phật rồi Mình khuyên bạn phát nguyện niệm Danh hiệu phật. Bạn tập BUÔNG BỎ nỗi buồn làm bạn phiền não, coi việc này không quan trọng cứ nhiếp tâm niệm “A DI ĐÀ PHẬT” bất cứ lúc nào đi, đứng, nằm ngồi v.v..dần dần bạn sẽ bớt đi phiền não TRÍ TUỆ bạn sẽ mở ra để biết được việc buồn, phiền não đó không đáng để bạn chấp vào. Chúc bạn thực hành sẽ có cảm ứng. Nam mô A Di Đà Phật.
Con có được phép niệm 2 danh hiệu “A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” không?
Chào bạn Tịnh Thái
Tôi cũng muốn niệm Phật lúc ngủ nhưng nếu không niệm Phật lúc ngủ thì có được vãng sanh Cực Lạc không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn có thể trì niệm danh hiệu hai vị cũng được.
Trong tuần đầu con chỉ cúng cơm cho bố có muối với gừng thôi cho bố con dễ siêu thoát được lên trời ạ.
Cho con hỏi bố con mới mất tuần đầu nên làm cơm cúng như thế nào hay chúng con nên làm những gì để bố con được siêu thoát đến nơi yên nghỉ, được siêu thoát an lành ạ?
Việt Nam ta có câu:”Cái tên nói nên tất cả”
Hoa anh túc rất đặc biệt với màu vàng tím và bông màu tím,trắng.Thành phần chính để chế tạo chất gây nghiện dạng nặng.Phật Pháp không chấp nơi hình tướng,nhưng nên tránh những cái tên tạo sự liên tưởng,gợi nhớ những đam mê không lành mạnh.”Hoa Anh Túc” đang làm tâm hiếu cho cha rất đáng tán dương.Thiết nghĩ, chia sẻ với đạo hữu ý kiến đóng góp nhỏ mọn.Nếu bạn thấy không cần thiết thay đổi hoặc phiền não,nghongngoc chân thành xin lỗi bạn.
A Di Đà Phật
Xin hỏi có hôm tôi mơ thấy đức phật có phải điềm lành ko ạ?
Tôi sinh năm 1982 lấy chồng lúc 29 tuổi đã có 1 con và đã ly hôn 3 năm. Giờ tôi nuôi con một mình không có ý định tái giá, buồn về tình duyên chỉ muốn nuôi con khôn lớn rồi gửi tâm nơi cửa Phật tìm sự an bình tịnh độ tâm can để giải thoát mà chưa biết bằng cách nào.
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT.cho con hỏi.con lúc nào cũng suy ngĩ. Cung̃ bận tâm những chuyện k đâu.tự thấy thế là xấu.là k tốt nhưng con k thể nào thoát dc những suy ngĩ.làm thế nào giúp con với. Con xin cảm ơn
Đầu óc con lúc nào cũng suy nghĩ những thứ không đâu, dù biết là do mình tự tạo ra, nhưng đôi khi con cũng không dứt bỏ được. Ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập. con tự tạo ra cho mình những rắc rối mà con biết là k đáng có, vô ích. cho con hỏi làm thể nào để con dứt bỏ hoàn toàn được, có thể cảm thấy k còn lo lắng, bất an và căng thăng nữa ạ. năm nay con 15 tuổi. Con xin cảm ơn.
A Di Đà Phật – Chào bạn Đăng Khoa,
Tâm con người phàm phu chúng ta ai cũng có tạp niệm, không nhiều thì ít, ai ai cũng có. Mà thường nó hiện ra khi nào? Lúc mình rảnh 🙂 – Lúc mình rảnh thì hay sanh “nông nổi”, nghĩ tưởng đủ thứ linh tinh, bậy bạ. Vậy thì có phải mình nên điều chỉnh lại thời gian rảnh của mình hay không? Quản lý nó tốt hơn bằng những công việc lợi ích cho gia đình, cho xã hội, hay chí ít cũng dùng nó để tu tâm dưỡng tính, đọc Kinh, đọc sách, nghe giảng, niệm Phật, v.v…tùy vào sở thích của mình 🙂 Nếu tự mình cảm thấy dễ buông lung, dễ phóng tâm vào chỗ tham dục, thì nên tham gia vào các hội đoàn, tổ chức, nhóm tu, đạo tràng để có “trợ lực”, để kết duyên với các vị “thiện tri thức”, nhờ biết nương tựa vào những “thiện tri thức” chân thật thì mình mới có thể dần dần học được những điều hay, khai mở trí huệ và hàng phục được những tập khí xấu của mình…
Thân cận thiện tri thức rất là quan trọng đối với phàm phu chúng ta, TT chỉ có thể giới thiệu với Khoa 1 người là Hòa Thượng Tịnh Không – bạn nên thường dành thời gian nghe pháp của Ngài tại: tinhkhongphapngu.net.
Hai vị thiện tri thức tiếp theo chính là…Cha Mẹ của mình 🙂 Hãy nên dành nhiều thời gian thân cận, chăm sóc Cha Mẹ thì bạn sẽ học được nhiều điều hay 🙂
Hi vọng những lời chia sẻ ở trên có thể giúp cho bạn được một chút.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
@Đăng Khoa: Huệ Tịnh trích câu truyện này lại cho anh bạn đọc và dụng tâm niệm lên câu “A Di Đà Phật” liên tục khi suỹ nghĩ những thứ không đâu. Khi bạn tập trung và xem câu “A Di Đà Phật” quan trọng hơn mà niệm thì chúng nó (vọng tưởng) tự biến mất.
=====================================
Tắc thứ 41 trong Vô môn quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả.
Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường.
Huệ Khả dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: “Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con.”
Đạt-Ma bảo: “Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho.”
Huệ Khả đáp: “Con không thấy tâm đâu cả.”
Đạt-Ma đáp: “Ta đã an tâm cho con.”
========================================
Nam Mô A Di Đà Phật!
cho con hỏi khi đag trong giấc ngủ ko cần niêm phật mà dùng máy nghe nhạc rùi tải tiếg nam mô ai di đà phật về nghe trong giấc ngủ được ko ạ?
Cho con hỏi dạo này con hay gặp chuyện buồn bã, phiền lòng. Nếu con muốn hết những chuyện này thì con có nên niệm Phật sám hối lỗi lầm để chuyện vui luôn đến với con không ?
Con xin cảm ơn rất nhiều.
A Di Đà Phật,
Nếu mình có thể quên đi cái quá khứ buồn bã kia, mà chú tâm đến hiện tại, chân thành mang lại niềm vui cho những người quanh ta, sống một ngày thì mình tạo niềm vui cho người khác một ngày, giúp đỡ người khác một ngày. Mình có mang lại niềm vui cho người khác thì mình sẽ nhận được nhiều niềm vui 🙂
Còn niệm Phật sám hối những lỗi lầm đã qua là việc rất nên làm, hi vọng sao khi sám hối thì chúng ta ai cũng có thể thật làm đến được: KHÔNG TÁI PHẠM. Vì không tái phạm chính là chân thật sám hối vậy.
https://www.youtube.com/playlist?list=PLEB1E526D3784DA97
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/03/niem-phat-chinh-la-sam-hoi/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Sư ơi cho con hỏi bà nội con đã mất. Trong 49 ngày con đã đi 10 cái chùa để cúng dường Tam bảo. Như vậy thì bà nội con có được bớt tội không ạ? Vì con hay rất tò mò là nội con mất rồi thì không biết linh hồn nội con đã đi về đâu. Con xin cảm ơn.
A Di Đà Phật,
Bạn vì Bà mà phát tâm đi cúng dường Tam Bảo ờ 10 chùa là rất tốt, Bà nội của bạn cũng nhờ đó mà hưởng được một phần phước đức, nghiệp tội liền được tiêu đi ít phần, trong Kinh Địa Tạng – Phật dạy là người mất được 1/7 còn người sống được 6/7 của phần công đức tu tập, làm thiện. Có một câu nói khá hay: Một người làm quan cả họ được nhờ, nay trong gia đình có 1 người chân thật học Phật thì gia đình cũng được phần thơm lây, đạo lý cũng tương tự như vậy, tầm ảnh hưởng đến người nhà nhiều hay ít là do chính mình có chịu thật sự tu nhiều hay tu ít, thành tựu của mình là lớn hay nhỏ. HT. Tịnh Không có giảng một câu rất thâm thúy, đại ý là: “…Nếu bạn được vãng sanh về Cực Lạc Thế Giới rồi thì thân bằng quyến thuộc của bạn cũng được vãng sanh, cũng sẽ thành Phật.” Chỗ này chúng ta cần suy gẫm thật kỹ thì mới thấy lời dạy của HT. Tịnh Không là chân thật.
Còn việc tò mò về cảnh giới tiếp theo của nội như thế nào thì bạn cũng nên…tạm thời buông xả, vì ko ai có thể trả lời cho bạn biết được, Phật cũng chẳng giúp bạn theo cách như vậy, dù Ngài biết Ngài cũng chẳng nói. Vì sao? Vì giả như nói ra thì bạn làm gì được cho nội? Chi bằng để cho bạn tự mình niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc, niệm A Di Đà Phật siêng năng, chuyên cần đến một lúc nào đó thì bạn có thể tự biết được bà nội của bạn đang ở đâu như Thánh Nữ Bà La Môn trong Kinh Địa Tạng vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đêm hôm ngủ tôi hay bị ma(bóng) đè như bị như vậy tôi thường niệm Lục Tự :Nam Mô A Di Đà Phật thì càng lúc càng nhẹ đi và dễ thở hơn…nhưng chỉ cần ngưng 1~ 3 giây thì lại bị nặng hơn và tôi tiếp tục niệm 1 lúc sau thì hết…1 tháng tôi thường bị 1 ~ 3 lần…và những lúc nghe kinh Chú Đại Bìtgi tôi bị nhức đầu và trong lòng cảm thấy rất bực…xin Tịnh Thái cho tôi hỏi có phải tôi đã bị 1 người cõi âm nào đó đang theo tôi…tôi nên làm gì đây…tôi rất băn khoăn.tôi đag viết thư gửi cho Tịnh Thái nhưng trên nóc nhà tôi giống như có người đang đi trên đó vậy…xin hãy giúp tôi
A Di Đà Phật,
Thật ra có lẽ trước đây và cho đến thời điểm hiện tại – chú học Phật cũng rất thích thần thông, cảm ứng…không biết có phải vậy không? Những người thích thần thông cảm ứng thì hay gặp “cảm ứng” lạ lắm. Nếu có việc này thì chú Thanh Tân nên tập buông xả cái niệm cầu cảm ứng, thần thông đi, vì nó có hại nhiều hơn lợi, và nó chẳng giúp gì cho mình trên đường giải thoát.
Về chuyện hay bị bóng đè, chẳng qua là “cố nhân” gặp lại, nhân lúc phước chú suy, thể trạng tinh thần của chú lại kém…cũng lại do bản thân chú cũng chưa thật hành rốt ráo lời Phật dạy nên ma quỷ cũng coi thường, lại có thể cộng thêm việc yêu thích thần thông cảm ứng nên mới hay bị ma quỷ chọc ghẹo. Lời này chính TT nghe được từ HT. Tịnh Không giảng, chứ ko phải TT tự nghĩ ra. Ma quỷ họ chỉ quậy phá những người như vậy mà thôi, chứ người thật sự tu hành, cũng ko cần quá cao siêu, chỉ cần làm được “Thập Thiện”, ăn chay, biết Hiếu Kính Cha Mẹ, Tôn Kính Sư Trưởng thì Ma Quỷ ko thể quấy rầy được, ngược lại họ sẽ rất cung kính hoặc tránh xa, vì bên cạnh người Thiện luôn có Thiện Thần, Bồ Tát bảo hộ 24/24. Đây là sự thật. Còn mình chưa được như vậy là do tâm mình chưa thật thiện, hoặc làm thiện mà vẫn còn xen tạp bất thiện, nên quỷ thần cũng chán ghét, khinh chê.
Do đó Phật đúc kết 1 câu rất hay: “Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh” – Tâm mình thiện rồi thì cảnh liền thiện.
Sắp tới chú lúc ngủ nếu bị bóng đè thì nên niệm A Di Đà Phật mà hồi hướng cho “họ”, chứ ko nên dùng câu A Di Đà Phật để đuổi họ đi! Niệm Phật hồi hướng công đức cho họ là đúng pháp, là từ bi, là chân thành sám hối. Còn niệm Phật để trừ ma, đuổi quỷ là tăng trưởng tà kiến, tăng trưởng oán kết với chúng sanh. Chú thử nghĩ xem có đúng không?
TT trước đây cũng như chú vậy đó, sau này trong giấc mơ gặp ma quỷ đều quỳ xuống niệm Phật hồi hướng cho họ, kết quả rất tốt, sau đó chẳng bao giờ bị bóng đè nữa.
Nhưng trên hết chú hãy tự mình quán xét thân khẩu ý xem có thường tương ưng với Thập Thiện hay không? Hay mình với Thập thiện vẫn quá lơ là, qua loa mà vọng cầu những thứ Phật pháp “cao siêu” khác? Xin thưa với chú: Thập thiện làm đến viên mãn thì thành Phật, chứ chẳng phải là pháp tầm thường.
Thời gian rảnh chú cũng nên nghe HT. Tịnh Không giảng về bộ Kinh này, rất là hay, càng về sau thì lại càng hay, chú nên kiên nhẫn nghe đi nghe lại, sẽ ngộ được nhiều thứ:
http://www.youtube.com/watch?v=Wfss3Yu2cys&list=PLS1qGEdEAca1dCAsBdwGH9Sdk5Hwg13XO
Chúc Chú sớm tìm được sự an lạc chân thật trong việc nghe pháp và thực hành Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Người thành thật niệm Phật với tâm Bồ Đề:
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A Di Đà phóng quang nhiếp thọ.
2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
Ma quỷ còn không dám tới gần phá nhiễu huống chi là bị đè? Trước khi đi ngủ bạn niệm Phật xong nằm nghiên bên tư thế tay phải rồi đi ngủ sẽ bảo đảm hết bị bóng ma đè.
Thanh Tân: “những lúc nghe kinh Chú Đại Bi thì tôi bị nhức đầu và trong lòng cảm thấy rất bực..”
Bạn thử phát tâm niệm danh “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát” mỗi ngày một xâu chuỗi (108 hột) kèm theo niệm Phật A Di Đà để gieo duyên với thần chú Đại Bi. Quán Thế Âm Bồ Tát là chủ của chú Đại Bi cho nên bạn phải thành tâm cung kính lễ bái trước. Người nào tụng được chú Đại Bi là biết tiền kiếp có thiện căn lắm. Thiện căn là phát Tâm Bồ Đề. Tu hành mà thiếu thiện căn không khác gì tu với ma quỷ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi các sư thầy,
Con không rõ là nếu cha mẹ mình còn sống thì mình có niệm phật và hồi hướng công đức cho cha mẹ hay không? Hay chỉ hồi hướng công đức niệm phật chỉ thực hiện được cho những người đã chết?
Con rất biết ơn các sư Thầy.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thái Quỳnh,
Hồi hướng công đức là điều tối quan trọng cho những người tu theo đạo Phật, bởi hồi hướng là biểu thị tấm lòng từ-bi-hỉ-xả của mình đến tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sanh, trong đó có cả cửu huyền thất tổ, đa sanh phụ mẫu (ông bà, cha mẹ từ nhiều đời, nhiều kiếp) và kiếp hiện tiền cùng các oán thân trái chủ của chúng ta từ vô thỉ tới nay… Do vậy khi hồi hướng bạn phải tâm thành, ý chánh thì công đức mới trọn vẹn, và người thân, kẻ sơ, người còn, kẻ khuất mới được thọ hưởng.
Tuy nhiên sự hồi hướng cho cha mẹ đó vẫn chỉ là tiểu hiếu. Tại sao? TN xin chép lại những bài kinh nhỏ đức Bổn Sư Thích Ca dạy chúng ta về cách báo hiếu cha mẹ:
Kinh Tương Ưng
“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.
Kinh Tạp Bảo Tạng
“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng ?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu .
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu .
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”.
A di đà phật
Con hôm nay mệt nằm ở ghế phòng khách ngủ thiếp đi rồi bỗng nhiên bị bóng đè, con bất lực quá nên niệm a di đà phật câu đầu tiên đã thấy quan thế âm bồ tát xuất hiện trước mặt con với ánh hào quang lấp lánh. Con tiếp tục niệm thêm 2 lần nữa cho đủ 3 lần thì con đã ko bị đè nữa. Con xin hỏi liệu có điềm gi ko ạ?
A Di Đà Phật
Tâm con luôn hướng phật,con niệm A Di Đà Phật lúc con nhớ,bất cứ nơi đâu. Nhưng cuộc sống con gặp nhiều khó khăn,cũng không có thời gian để đi chùa thấp hương lạy phật. Nay con xin chỉ giúp con bài kinh gì giúp con tịnh tâm,dễ thuộc,con có thể niệm mọi lúc mọi nơi,cho đầu óc con được thanh tịnh. Con muốn ăn chay nhưng do công việc nhiều khiến sức khỏe con không tốt,xin chỉ dạy con làm gì cho cuộc sống bớt đi khó khăn và được thanh thản. Con xin cảm ơn.
4 chữ A Di Đà Phật là dễ thuộc nhất, bạn có thể niệm A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi…Ăn chay có lợi cho sức khỏe, các vị sư trên chùa Thiếu Lâm vừa ăn chay, học võ, gánh nước, chẻ củi, học Kinh…Hơn một nửa dân số Ấn Độ đều ăn chay trường, họ vẫn sống khỏe và làm việc bình thường, rất nhiều người TT biết cũng ăn chay trường mà vẫn sống khỏe, bản thân TT cũng vậy, thấy hình như lại còn…lên cân hơn xưa.
Nếu muốn cuộc sống bớt khó khăn hãy bắt đầu từ Bố Thí. Nếu muốn tâm được thanh thản thì ráng thực hành Thập Thiện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thầy ơi cho con hỏi:từ lúc nhỏ cho tới giờ con không có làm điều gì ác cả.luôn hướng về phật nhưng con lại không có thời gian đi chùa hay ăn chay cả.nhưng điều lạ là con ngủ hay nằm mơ thấy người chết báo mộng nói nguyên nhân họ chết hay là cảnh hồi xưa(người lớn đều chứng minh những gì con thấy là sự thật dù con chưa một lần nào được người khác kể),có khi con thấy trước mọi việc tận vài năm sau là giống y hệt.khi thì thấy nói chuyện với bồ tát.thổ địa..đôi lúc con cảm thấy sợ.con muốn đọc kinh hàng ngày trước khi ngủ thì cần niệm gì ngoài a di da phat nữa không? Và con mong thầy giải thích giùm hiện tượng của con với ạ.
A Di Đà Phật,
Rất nhiều người có quan điểm là từ nhỏ đến giờ ko làm gì ác hết. Thử hỏi trong trăm điều thiện chữ Hiếu đứng đầu, vậy khi mỗi ngày ta còn làm cho Cha Mẹ lo buồn, bực bội, đau lòng vì mình thì mình ko có Hiếu rồi, mà đã ko biết Hiếu Thuận Cha Mẹ thì ngay đó ta đã phạm vào điều ác rồi…vì có ai nói bất hiếu là thiện đâu? Bất hiếu chính là ác. Phật dạy sát sanh cũng là ác, mỗi ngày chúng ta còn ăn thịt chúng sanh thì sao gọi là Thiện được? Phật dạy Tham Sân Si Mạn Nghi Tà Kiến là ác, mỗi ngày những ý niệm xấu này mà còn trong tâm ta thì làm sao ta gọi là Thiện được? Tâm đã ác thì hành vi sẽ tương ứng với tâm: Tự tư tự lợi, tham đắm dục vọng, chỉ nghĩ cho riêng mình, khi làm Thiện cũng vì tính toán cho chính mình cũng vẫn là ác.
Cho nên trong Kinh Địa Tạng, Phật dạy chúng ta đại ý rằng: “Chúng sanh cõi này khởi tâm động niệm đều là ác cả”. Niệm nào cũng là vì chính mình, vì chính mình chính là ác, vì tất cả chúng sanh mà phục vụ chính là thiện.
Còn việc báo mộng thì TT không rành lắm, chỉ biết người thiện tâm thiện hạnh thì tối ngủ ko thấy mộng mị nhiều, người ăn chay niệm Phật tu hành thật sự thì tối ngủ rất ngon. Thế gian đời người ngắn tạm, sao chẳng tranh thủ lúc còn khỏe mạnh để ráng tu thiện, còn đợi bao giờ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi các sư thầy
Mong sư thầy có thể giải đáp giúp con
Con đang tìm và đọc kinh Phật và vô tình con đọc đựơc Chú Đại Bi. Từ khi con học thì con luôn nằm mơ thấy những thứ không hay (bóng đè, giống như có người muốn ngăn con học Chú)
Thật sự con chỉ mong học được và mỗi ngày niệm để cầu phúc cho cha me. Có lẽ qua nhiều chuyện con thấy và cảm nhận, mục đích duy nhất của con bây giờ là có thơi gian lo cho họ.. con luôn niệm Phật trước tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát và con ước được gặp Đức Chí Tôn và nghe ngài giảng
Liệu rằng những việc làm của con là niệm Phật,làm việc thiện thì có giúp Cha Mẹ con được vui vẻ va mạnh khoe không thưa chư thây…
Từ lúc con chưa tiếp xúc vơi Phat thì nhiều người nói con có căn tu. Có lẽ con sẽ theo Phật phải không chư thây.. con luôn tin Phật pháp nhiệm màu nhưng lam sao con có thể làm tất cả những người con yêu được bình an khi cuộc sông quá mệt mỏi như bây giơˋ, con luôn bị mất ngủ vì cuộc sống bay giờ
Xin chư thầy cho con lời khuyên….
A D Đà Phật
Gửi bạn Chi Thanh,
Con đang tìm và đọc kinh Phật và vô tình con đọc đựơc Chú Đại Bi. Từ khi con học thì con luôn nằm mơ thấy những thứ không hay (bóng đè, giống như có người muốn ngăn con học Chú)
Đây là điều hết sức bình thường cho một người khi mới bước vào tu học theo pháp của Phật. Hiện tượng bóng đè có hai nguyên nhân: Một là những chúng sanh vô hình (những người đã khuất và họ là những oan gia trái chủ, trong đó rất có thể là những người thân đã khuất của bạn) không muốn cho bạn tu đạo; hoặc họ muốn bạn thực sự thức ngộ để tu đạo, nên họ đã tìm cách ngăn cản hay tạo ra những hiện trạng trên để thức tỉnh bạn hòng cứu giúp họ mau thoát khỏi cảnh khổ luân hồi. Thứ nữa đó là cảnh giới biến hiện trong tâm bạn dấy khởi, vì thường ngày (trước khi trì chú, niệm Phật) bạn luôn sống trong vọng niệm (phiền não, phân biệt, chấp trước, tham, sân, si = gọi là vô minh), nay bạn tìm cách khắc chế những ý niệm này bằng cách trì chú, niệm Phật, những ý niệm vô minh này sẽ khởi lên không ngưng nghỉ. Bạn hãy coi đó là bình thường, không cần để ý đến chúng, tự chúng sẽ ra đi.
Cách khắc chế: một niệm vọng tưởng khởi lên=một câu niệm A Di Đà Phật. Cứ luân phiên như vậy, chỉ ít ngày những vọng niệm đó sẽ tự giảm dần cho tới không còn xuất hiện nữa.
Quan trọng: Chú Đại Bi công năng vô lường, nhưng muốn hành trì chú viên mãn bạn phải thuộc chú và quá trình trì chú phải không có một vọng niệm nào xen lẫn vào những câu chú thì một biến (1 lần trì) đó mới đạt kết quả. Ngược lại, nếu bạn ngồi trì chú mà niệm niệm xen tạp (tâm vô minh dấy khởi hay còn gọi là trì chú trong điên đảo, vọng tưởng) thì những câu chú không có công năng. Trì chú Đại Bi rất tốt nếu bạn có thể chuyên một môn này thâm nhập, nhưng khi hành trì tâm bạn phải hoàn toàn thanh tịnh, bằng không nếu hàng ngày bạn niệm bằng tâm phiền não, lâu ngày sẽ sanh bệnh và lúc ấy Chú Đại Bi sẽ trở thành phiền não chú.
Thật sự con chỉ mong học được và mỗi ngày niệm để cầu phúc cho cha me. Có lẽ qua nhiều chuyện con thấy và cảm nhận, mục đích duy nhất của con bây giờ là có thời gian lo cho họ.. con luôn niệm Phật trước tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát và con ước được gặp Đức Chí Tôn và nghe ngài giảng
Lòng hiếu kính của bạn có thể cảm đến mười phương chư Phật. Tuy nhiên nếu mục đích bạn niệm Phật, trì chú chỉ mong cầu phúc (phước) cho cha mẹ, TN nghĩ cái phúc (phần phước) mà bạn hồi hướng đó rất nhỏ. Lý do? TN lấy một ví dụ nhỏ đơn giản nhất để bạn liên hệ: Bạn có một người bạn rất khó khăn, vì thương bạn nên bạn đã bỏ một khoản tài chính để mong giúp bạn làm ăn, vượt qua rồi có thể tự hoàn thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên, bạn của bạn lại không quan tâm đến lòng hảo tâm của bạn, trái lại dùng số tiền đó để tiêu sài một cách lãng phí, vô bổ. Như vậy hiểu theo con mắt phàm tục của chúng ta thì bạn của bạn vừa vô ơn, vừa vô vị. Nhưng nếu quán chiếu theo nhân quả thì người bạn của bạn không có phước báu. Nghĩa là tiền kiếp không gieo nhân bố thí (bố thí Tài) vì thế kiếp này luôn phải sống trong nghèo khó, và mặc dù ai đó có cho, giao cho một khoản tiền khổng lồ để đầu tư, làm ăn, nhưng sớm hay muộn người bạn này cũng sẽ phá hay tiêu sài hết.
Trở lại với chuyện hồi hướng nói trên. Sở dĩ TN nói phần phước bạn hồi hướng cho cha mẹ là rất nhỏ, bởi rất có thể cha mẹ bạn vẫn luôn sống trong vô minh, đầy phiền não và xa rời Tam Bảo. Nghĩa là: cha mẹ chưa gieo, chưa có Nhân thiện, vì thế những gì bạn hồi hướng họ chỉ biết hưởng dụng, nhưng không biết hồi đầu, rồi tự mình gieo nhân lành cho chính mình. Điều này tương xứng với ví dụ người bạn nói trên. Do vậy muốn báo hiếu cho cha mẹ hiện tiền, giúp cha mẹ hưởng trọn phước báo viên mãn, điều trước nhất, tự thân bạn phải dũng mãnh, tỉnh giác và phát Tính-Nguyện-Hành để tu hành. Khi bạn đã có đủ Tín-Nguyện-Hành, sự huân tập hàng ngày của bạn chính là những biểu pháp, giúp cho cha mẹ hiện tiền và thân quyến của bạn nhìn thấy, và tự họ sẽ khởi duyên tìm đến đạo, và muốn tu đạo. Lúc đó bạn sẽ là người gieo hạt giống lành – gieo chủng tử Phật cho cha mẹ và người thân, giúp họ tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo=Phước báu vô lậu. Trong Kinh Tương Ưng, Phật dạy:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai.
Con ước được gặp Đức Chí Tôn và nghe ngài giảng
Trước khi Phật nhập Niết Bàn, Ngài A Nan hỏi Phật: Khi Phật ở tại thế, Phật là thầy của chúng con, khi Phật nhập Niết Bàn rồi chúng con tôn ai là thầy? Phật đáp: Phải lấy Giới làm Thầy. Giới này là gì? Với người Phật tử tại gia phải Quy Y Tam Bảo và thọ Trì Ngũ giới. Năm Giới này làm nền tảng tu học:
– Không sát sanh
– Không trộm cắp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không uống bia, rượu, hay sử dụng ma tuý.
Và cũng là Nhân thừa – Nhân để chúng ta có thể trở lại làm thân người trong hậu kiếp nếu chúng ta giữ trọn vẹn.
Xa hơn nếu bạn muốn sanh về cõi thiên, rồi phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (nguyện làm Phật) Phật dạy chúng ta phải hành thêm Thập Thiện pháp.
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Phật nói: Thiện-pháp đây tức là mười nghiệp đạo thiện. Những gì là mười? Nghĩa là xa lìa sát-sanh, trộm cắp, tà-hạnh, vọng-ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ-ngữ, tham-dục, sân-nhuế và tà-kiến”.
Phật giải thích ý nghĩa của Thập Thiện Nghiệp như sau:
1. CÔNG ĐỨC XA LÌA SỰ SÁT SANH
Long-vương! nếu xa lìa sát-sanh thời được thành tựu mười pháp không còn bức não. Những gì là mười?
1. Đối với các chúng sanh cùng khắp bố-thí đức vô-úy;
2. Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sanh.
3. Dứt sạch tất cả các tập khí (thói quen) giận hờn;
4. Thân thường không bệnh.
5. Sống mạnh lâu dài.
6. Thường được phi-nhơn (quỷ thần) ủng hộ,
7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui.
8. Diệt trừ oan kiếp, oán thù tự giải.
9. Không sợ sa đường dữ.
10. Khi chết sanh lên trời.
Ấy là mười công đức.
Nếu hồi-hướng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, sau khi thành Phật, được quả Phật thì tùy tâm tự tại sống lâu.
2. CÔNG ĐỨC XA LÌA TRỘM CẮP
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được mười pháp bảo tín. Mười pháp ấy là gì?
1. Giàu có của cải; vua, giặc, nước, lửa và con hư không phá diệt;
2. Nhiều người thương mến;
3. Người không dối gạt;
4. Mười phương khen ngợi;
5. Không lo tổn hại;
6. Tiếng tốt đồn khắp;
7. Ở giữa đại chúng không sợ hãi;
8. Của cải, tánh mạng, hình sắc, sức lực, an vui, biện tài đầy đủ không thiếu;
9. Thường sẵn lòng bố thí;
10. Mạng chết sanh lên trời.
Nếu hồi hướng về đạo Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, sau thành Phật, được chứng trí Thanh-tịnh Đại-Bồ-Đề.
3. CÔNG ĐỨC XA LÌA TÀ-HẠNH (TÀ-DÂM)
Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa Tà-hạnh, thời được bốn pháp, kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn?
1. Pháp căn điều thuận;
2. Xa lìa rộn ràng;
3. Được đời khen ngợi;
4. Vợ không ai xâm phạm.
Ấy là bốn công đức về chánh-hạnh. Nếu hồi hướng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, sau thành Phật, được trượng-phu ẩn-mật-tàng tướng.
4. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP VỌNG-NGỮ
Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa vọng-ngữ thời được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám?
1. Miệng thường thanh-tịnh, thơm mùi hoa ưu-bát;
2. Được người tín phục;
3. Mở lời thành chứng, nhơn thiên kính mến;
4. Thường đem lời êm dịu, an ủi chúng sanh;
5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh;
6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ;
7. Mở lời tôn-trọng, nhơn thiên phụng hành;
8. Trí-huệ thù thắng không ai chế phục.
Ấy là tám món công đức về hạnh không vọng-ngữ. Nếu hồi hướng về đạo Vô-thượng Bồ-Đề, sau thành Phật được chơn-thiệt-ngữ của Như-Lai.
5. CÔNG-ĐỨC XA LÌA NGHIỆP HAI LƯỠI
Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi, thời được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm?
1. Được thân bất hoại, không ai hại được;
2. Được bà con bất hoại, không ai phá hại;
3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bổn nghiệp;
4. Được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố;
5. Được thiện-tri-thức bất hoại; không dối lừa nhau.
Năm công đức này nếu hồi hướng về đạo Vô-thượng Chánh-đẳng, Chánh-giác, sau thành Phật, được quyến thuộc chơn-chánh, các tà ma ngoại đạo không thể phá hoại.
6. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP ÁC-KHẨU
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa ác-khẩu thời được thành tựu tám món tịnh-nghiệp. Những gì là tám?
1. Lời nói không trái pháp độ;
2. Lời nói có lợi ích;
3. Lời nói quyết lý;
4. Lời nói đẹp đẽ;
5. Lời nói thừa lãnh được;
6. Lời nói được tin dùng;
7. Lời nói không thể chê;
8. Lời nói được ưa thích.
Nếu hồi hướng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, sau thành Phật, đầy đủ phạm-âm-thanh tướng của Như-Lai.
7. CÔNG ĐỨC XA LÌA Ỷ-NGỮ (nói thêu dệt)
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa ỷ-ngữ, thì thành tựu ba món quyết-định. Những gì là ba?
1. Được người trí yêu mến;
2. Dùng trí như-thật đáp các người hỏi;
3. Ở nhơn thiên oai đức tối-thắng, không hư vọng.
Nếu hồi hướng Vô-thượng Chánh-đẳng, Chánh-giác, sau thành Phật, được Như-Lai thọ ký, chẳng có luống dối.
8. CÔNG ĐỨC XA LÌA THAM-DỤC
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa tham-dục thời được thành tựu năm món tự tại. Những gì là năm?
1. Ba nghiệp tự tại, các căn cụ túc;
2. Của cải tự-tại, oán-tặc, không cướp lại;
3. Phước đức tự tại, toại lòng yêu muốn, vật dụng đầy đủ;
4. Vương-vị tự tại, đồ vật quý lạ, đều được phụng hiến;
5. Những vật được, thù thắng xấp trăm lòng mong cầu; vì ngày xưa không bỏn sẻn ganh ghét.
Nếu hồi hướng Vô-thượng Bồ-Đề sau thành Phật, tam-giới đặc biệt tôn-trọng thảy đều kỉnh nhường.
9. CÔNG ĐỨC XA LÌA SÂN NHUẾ (sân hận)
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa sân-hận, thời được tám món tâm-pháp hỷ-duyệt. Những gì là tám?
1. Không có lòng tổn não;
2. Không còn sân hận;
3. Không có lòng gây kiện;
4. Lòng nhu-hòa, ngay thật;
5. Được từ tâm của bậc thánh giả;
6. Sẵn lòng làm lợi-ích an-lạc cho chúng sanh;
7. Thân tướng đẹp đẽ, chúng đều tôn-kính;
8. Do sự hòa-nhẫn; mau sanh về cõi phạm-thiên.
Nếu hồi hướng đạo Vô-thượng Bồ-Đề, sau thành Phật, được tâm vô ngại của Phật, người trông không chán.
10. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP TÀ-KIẾN
Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa tà-kiến thời được thành-tựu mười pháp công đức. Những gì là mười?
1. Được ý vui chơn-thiện, bầu bạn chơn-thiện;
2. Thâm tín nhơn-quả; thà bỏ thân-mạng trọn chẳng làm ác.
3. Chỉ quy-y Phật, không quy y các thiên-thần;
4. Trực tâm chánh-kiến, xa hẳn tất cả ngờ vực cát hung;
5. Thường sanh nhân-thiên, không sa vào đường dữ;
6. Vô-lượng phước huệ, lần lữa thêm nhiều;
7. Xa hẳn đường tà, tu hành thánh-đạo;
8. Chẳng sanh khởi thân-kiến, bỏ các ác nghiệp;
9. Kiến giải vô ngại;
10. Chẳng bị các tai-nạn.
Ấy là mười điều; nếu đem hồi-hướng về quả Vô-thượng Bồ-Đề, sau thành Phật, mau chóng ngộ được tất cả Phật-pháp, thành tựu thần-thông tự-tại.
Như vậy nếu bạn phát bồ đề tâm – Sao gọi Phát bồ đề tâm? Nghĩa là thượng bạn cầu quả vị Phật và hạ là bạn nguyện trở lại phổ độ chúng sanh. Nhưng làm thế nào để có thể một đời đắc quả vị Phật? Không ngoài pháp nào khác: Pháp Môn Niệm Phật. Điều này trong A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh đều nói rất cụ thể, bạn nên thỉnh những bộ kinh này về để học và trì tụng và lấy đó làm hành trang cầu quả vị Phật, phổ độ chúng sanh. Làm được như vậy là bạn đã đang gần đức Bổn Sư chứ chẳng phải bạn nguyện phải gặp được đức Bổn Sư và được Bổn Sư truyền pháp bạn mới có thể tu học.
Phật nói: Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta hàm nghĩa là vậy.
Từ lúc con chưa tiếp xúc vơi Phật thì nhiều người nói con có căn tu. Có lẽ con sẽ theo Phật phải không chư thầy.. con luôn tin Phật pháp nhiệm màu nhưng làm sao con có thể làm tất cả những người con yêu được bình an khi cuộc sông quá mệt mỏi như bây giơˋ, con luôn bị mất ngủ vì cuộc sống bay giờ.
Sao gọi là căn tu? Nghĩa là bạn đã có nhân lành, chủng tử Phật từ tiền kiếp nay đã chín mùi. Tu hành có 4 dạng người:
– Thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia
– Thân không xuất gia, nhưng tâm xuất gia
– Thân và tâm đều không xuất gia
– Thân và tâm đều xuất gia
Sao gọi là thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia? Nghĩa là người đã xuất gia, thân ở trong chùa, nhưng tâm thì buông lung, không trì giới, sống trong vô minh, phiền não.
Sao gọi thân không xuất gia, nhưng tâm xuất gia? Đây chỉ người còn sống tại gia, thọ trì 5 giới, chuyên hành thập thiện, và giữ giới nghiêm mật. Mọi hành vi động niệm đều vì lợi lạc của chúng sanh, trên cầu quả vị Phật, dưới nguyện độ muôn loài.
Sao gọi thân và tâm đều không xuất gia? Chỉ người hoàn toàn sống trong thế tục, phàm tình, sống trong mê loạn, điên đảo, vô minh không dứt.
Sao gọi cả thân và tâm đều xuất gia? Chỉ người xuất gia, chuyên trì giới hạnh tinh nghiêm, làm thiện pháp cho chúng sanh noi theo, và cầu quả vị Phật, nguyện độ tận chúng sanh khổ.
Thiện Nhân sơ lược như vậy để bạn có khái niệm về hai chữ Căn-Tu. Hiểu được ý nghĩa, bạn có thể chọn lựa 1 trong 4 hạng người nói trên. Nếu bạn thấy nhân duyên tu hành của mình đã chín mùi, cha mẹ đều chấp thuận, bạn có thể dấn thân vào con đường Xuất Gia. Xuất Gia chẳng phải là xin vô chùa, cạo tóc, khoác y rồi hàng ngày tụng kinh, gõ mọ, niệm Phật là xuất gia; trái lại „xuất gia“ có ba ý nghĩa:
1. “Xuất gia“ là xuất “Tam giới gia“ (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) và cũng là xuất Thế tục gia.“Thế tục gia“ là nhà của người đời, ra khỏi nhà người rồi tức là mình không còn quan niệm như người đời nữa.
2. “Xuất gia“ cũng có nghĩa là xuất Phiền não gia. Chúng ta, mỗi người trên thế gian nầy, đều đang ở trong cái nhà phiền não. Khi nóng giận thì mình cảm thấy rằng ăn bất cứ món ngon vật lạ nào cũng đều không có mùi vị gì cả, cho nên khi mình xuất gia là muốn xuất ra khỏi nhà phiền não.
3. “Xuất gia“ còn có nghĩa là xuất Vô minh gia. “Vô minh“ tức là không có hiểu biết rõ ràng, chuyện gì cũng không thấu suốt, làm chuyện gì cũng điên đảo cả. Do đó phải ra khỏi cái nhà vô minh. (HT Tuyên Hoá)
Theo TN nghĩ: Muốn giúp cho người khác được bình an, hạnh phúc, bản thân mình phải bình an, hạnh phúc đã. Tâm bạn chưa an làm sao bạn có thể giúp cha mẹ an được? Cuộc sống của bạn còn luôn đầy phiền não và mỏi mệt, làm sao bạn có thêm giúp cho cha mẹ thoát khỏi những thứ đó? Nếu bạn cứ tiếp tục nuôi những hoài bão như trên, bạn đã đang sống trong điên đảo, vọng tưởng. Do vậy, muốn độ được người, bạn phải tự độ mình. Khi nhân lành, thiện của mình đã chín mùi, bạn mới có thể làm một đối tượng tốt, một địa chỉ tin cậy khiến, giúp cho người khác muốn noi theo.
TN hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn khái lược về những gì bạn đang trải qua, từ đó dũng mãnh buông xả vạn duyên, dấn thân tu học, phát tín-nguyện-hành, một lòng niệm Phật, nguyện sanh Tịnh Độ. Làm được những việc đó rốt ráo=bạn đã báo hiếu, bạn đã đang hồi hướng phước báu cho cha mẹ rồi.
Chúc bạn tỉnh giác.
TN
Cho con hỏi con niệm phật được một thời gian, tuy không liên tục. Gần đây có lần con mơ thấy mình con đầy vảy cá rất to và con đang từ từ lột từng mảng vảy ấy lộ ra sắc da hồng hào trong khi ở ngoài da con tái xanh. Cho con hỏi giấc mộng ấy có ý gì không
Chào bạn Mỹ Duyên,
Trong cái tàng thức (A Lại Da Thức 8) của mình chứa đầy vô số vô lượng chủng tử nghiệp lực thiện và ác lẫn lộn với nhau từ vô thủy kiếp cho đến hôm nay cho nên rất là phức tạp khó ai (phàm phu) mà hiểu được. Tốt nhất là bạn nên cố gắng niệm Phật cho nhiều khiến xa lìa vọng tâm càng nhiều càng tốt khi đi đứng nằm ngồi. Đừng để ý tới những giấc mơ vô ích. Theo kinh nghiệm cho thấy khi bạn bớt phiền não và an lạc nhiều hơn thì khi trong giấc ngủ ít khi thấy mình mơ mộng lắm. Nếu ban ngày vọng tâm còn nhiều thì khi ngủ sẽ mơ đủ thứ lành dữ thôi không có gì lạ.
Khi ngủ thì cũng giống như người chết sẽ dễ thấy những chủng tử nghiệp lực của bản thân đã tạo khi hiện lên. Nếu bạn muốn người ta giải mộng cho bạn thì biết khi nào mới hết mộng? Đã biết mộng là do vọng tâm phiền não mà ra thì chỉ lấy sự niệm Phật để giải mộng mới là người biết hướng về cái thức tỉnh. Bạn cứ yên tâm niệm Phật nguyện vãng sanh về Cực Lạc gặp Đức Phật A Di Đà rồi sẽ được giải mộng chơn thật thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ nhờ công đức niệm Phật mà nghiệp tham sân si được tiêu đi ít nhiều…Vẩy cá chính là biểu trưng cho sự si mê điên đảo, nhờ công đức niệm Phật dẫu là ít nhưng có tâm chân thành mà niệm nên vảy cá từ từ lột ra, lộ rõ sắc da hồng hào, sắc da hồng hào biểu hiện cho phước đức.
Do vậy, bạn nên cố gắng tinh tấn niệm Phật nhiều hơn. Đặc biệt là nên phát tâm ăn chay nhé, đặc biệt là sở thích ăn hải sản phải nên sớm bỏ đi thì công đức niệm Phật mới có lực, nghiệp chướng mới nhanh chóng được tiêu trừ…Tự nhiên một lúc nào đó sẽ được cảm ứng, trí huệ mở mang, phước đức tăng trưởng.
Mộng tuy là ảo nhưng đều từ tâm tưởng mà sanh ra, cũng có thể làm 1 tham khảo đáng cho mỗi người chúng ta suy gẫm mà tự mình phản tỉnh, tinh tấn tu hành.
A Di Đà Phật.
cho mình hỏi- từ nhỏ tới lớn tôi ngủ toàn thấy phật và cảnh tiên , long cung , chúa gie su và đức mẹ… và thấy minh bay trên không trung… khi tỉnh dậy trong người tươi mát và vui vẻ.. như vậy có căn duyên gì không. hiện tại mình đang nguyện trì chú đại bi nhưng không ngồi có thời gian ngồi trì chú trang nghiêm bàn thờ phật được , chỉ khi nào rãnh là dộc chú đại bi , như vây có được không,xin trả lời gấp cho mình hiểu , và hường dẫn giùm mình đẻ trì chú đại bi khi mình không có thời gian
Những giấc mơ của bạn cũng thuộc dạng điềm lành, chứng tỏ bạn rất có căn duyên, đặc biệt với Phật pháp. TT nói vậy là có căn cứ, không chỉ căn cứ vào giấc mơ mà căn cứ vào thực tế là bạn đã có duyên đến với trang web duongvecoitinh, đã gửi câu hỏi. Đây là chứng minh rõ ràng là bạn có căn duyên rất lớn với Phật pháp.
Bạn lại có thể học thuộc Chú Đại Bi…rất tốt. Cách bạn đọc Chú Đại Bi vào lúc rảnh là rất đúng đắn, nên phát huy. Đặc biệt là đối với người bận rộn, thời gian rảnh thường rất quý, mà biết dùng nó vào việc học Phật, niệm Phật, nghe pháp, hay đọc Kinh, đọc Chú là rất tuyệt vời…có thể khai trí huệ, có thể đoạn phiền não.
Bạn cũng nên tham khảo các bài viết trên duongvecoitinh vào lúc rảnh rỗi để có thể hiểu được nhiều hơn về Phật pháp, đặc biệt là pháp môn Tịnh Độ, một đời giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, vãng sanh Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con rất cảm ơn sư, phúc đáp của sư cũng giống như lời thuyết pháp cho con, con rất hoan hỉ và rất vui trong lòng, bấy lâu nay con không biết mình trì chú đại bi vậy đúng không, con cứ lo trong lòng,đúng là phật pháp nhiệm mầu , trong lòng con cầu nguyện mẹ quan âm dẫn dắt con dến đường tu đạo, duyên lành khi con tìm được trang web này,vì lúc nhỏ con rất nghe thuyết pháp nhưng không biết sao nghê được , nhưng dến bây giờ duyên lành đếnn với con , lần nữa con cảm ơn sư
Con thật may mắn được biết đến trang duongvecoitinh.Trước khi đặt câu hỏi con xin cúi đầu đảnh lễ chú Diệu Âm,chú Tịnh Thái và các bạn đồng tu. Kính chúc chú và mọi người an lạc tinh tấn.
Con năm nay 35 tuổi, sống ở một vùng quê miền núi của tỉnh Hải Dương. Nơi con sống rất ít người hiểu về Phật Pháp, chủ yếu là mê tín dị đoan thôi ạ, và con cũng theo trào lưu đó. Con là nữ hộ sinh ở một trạm y tế. Công việc chính của con là hút thai, đỡ đẻ; nhưng chủ yếu là hút thai (khoảng 2 tuần tuổi). Vì ngu si không hiểu Phật Pháp nên cứ hồn nhiên làm thôi, không nghĩ gì cả, làm suốt từ năm 2004 đến 2007. Vì khi đó sinh con đầu lòng,em bé qúa dặt dẹo đau yếu nên nghĩ cũng sợ sợ rồi bỏ nghề luôn từ đó.
Bản thân cũng cho thai ra 2 lần khi được 2 tuần tuổi. Từ đó đến nay cuộc đời con gặp quá nhiều đau khổ. Sinh con ra, cả 2 đứa đều dặt dẹo, gầy ốm. Riêng đứa bé bị rối loạn giấc ngủ từ lúc 2 tháng tuổi đến giờ là hơn 2 tuổi rồi. Ngày đi làm, đêm về phải trông con rất mệt mỏi. Nhà thì bị bạn lừa, đem cầm ngân hàng và kèm theo đứng ra vay nặng lãi giúp bạn tất cả hơn hai trăm triệu. Bạn bị vỡ nợ bỏ chạy để lại cho con số lãi khổng lồ, mỗi tháng con phải trả lãi mất hơn 2 triệu, có tháng lên đến hơn 5 triệu. Gần 3 năm trôi qua rồi, vừa nuôi con mọn vừa đi làm, tối về lại làm thêm kiếm tiền đậy nợ. Một mình xoay xở giật gấu vá vai vô cùng khổ cực, đến nghe một cuộc điện thoại trọn vẹn con cũng không có thời gian.
Hai tay chai sần vì phải làm nhiều mà không có một sự giúp đỡ hỗ trợ nào từ người thân, hoàn toàn tự lực. Chồng con làm kỹ sư Mỏ ở mãi Cửa Ông cuối tuần mới về. Chồng cũng thỉnh thoảng cho một ít tiền ngoài lương chính ra nhưng cũng không ăn thua gì với số nợ của con. Đã vậy con cũng phải thường xuyên chu cấp tiền cho bố mẹ hai bên vì họ cũng bị túng thiếu. Tủi nhục và đau khổ do trót há miệng mắc quai nên bất kỳ yêu cầu nào từ chồng và bố mẹ dù ngoài khả năng nhưng con cũng phải cố gắng. Ví dụ như đang nợ đầm đìa nhưng phải cho em chồng mấy triệu sắm đồ, cho bố mẹ chồng mấy triệu lo việc này việc kia, cho bố mẹ đẻ mấy chục triệu cưới vợ cho em…Con đều phải vui vẻ gắng gượng.
Lúc nào con cũng bận rộn và đau khổ, ngày việc ngày đêm việc đêm. Rồi nhờ chồng con cho con nghe các bài pháp thoại của thầy Thích Phước Tiến mà con biết đến nhân qủa tội phước để tu tập. Con ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật được 9 tháng rồi ạ. Không có ai chỉ dạy, con chỉ nương theo các bài giảng về Tịnh Độ của Thầy Phước Tiến tu tập. Thỉnh thoảng gửi mail cho Thầy, Thầy bảo con tăng cường trì chú để hóa giải các nghiệp duyên trong đời nhưng con đã trì chú Đại Bi 3 tháng liền rồi nên mấy tháng nay con không trì nữa mà chuyên tâm niệm Phật vì con muốn tu giải thoát. Và con chỉ muốn niệm Phật thôi ạ.
Do qúa bận rộn và 2 đứa con còn bé lại hay khóc đêm, thêm vào đó một tuần con cũng phải đi trực đêm 2 ngày nên thời khóa của con bị thay đổi liên tục. Có khi con dạy từ 1h đêm, cũng có khi là 3h tùy điều kiện, rồi ngồi tụng kinh niệm Phật đảm bảo làm sao mỗi đêm 3 tiếng, trưa đi làm về tranh thủ niệm Phật 1 tiếng, tối 30 phút. Tổng cộng mỗi ngày con niệm được khoảng 8-9000 câu. Trong thời gian niệm Phật có nhiều chướng duyên nho nhỏ xảy ra nhưng con đều cố gắng vượt qua. Ví dụ như đang niệm Phật thì thằng bé 2 tuổi gào khóc, con lại phải xin phép Phật một tay cầm chuỗi niệm thầm một tay bế con. Khi đi trực thì lừa con ngủ và mọi người ngủ say rồi 1h đêm dậy trải tấm chăn nhỏ ngồi dưới chân giường niệm Phật. Ở đó muỗi rất nhiều con phải đeo găng tay, đội khăn để niệm.
Cuối tuần chồng con về nhà, do con niệm Phật to (niệm thầm con buồn ngủ lắm). Con ngồi trong nhà cố gắng niệm thầm 2000 câu, còn lại đóng cửa ra ngoài sân niệm hơn 4000 câu để đỡ ảnh hưởng đến chồng. Dù mùa đông ở ngoài sân rất lạnh nhưng con đều vượt qua được. Cuối tuần chồng ở nhà 3 ngày thứ 6, 7, CN dù ăn chay nhưng biết chồng không hài lòng nên con cũng cố gắng nấu rất nhiều món cho chồng con và có khi cả đại gia đình nhà chồng cùng ăn.
Mọi người công kích chê bai thậm chí có những lời lẽ rất ư khiếm nhã với con nhưng con vẫn vui vẻ và cố gắng tùy duyên uyển chuyển. Ví dụ như con cố tình làm món thịt bò, tôm…cuốn bánh tráng. Cái nào cuốn thịt tôm thì con buộc hành, cái nào cuốn đậu thì con không buộc gì để làm dấu. Con luôn luôn cố gắng để làm sao vừa tu được lại vừa để không ảnh hưởng đến chồng con. Dù không được đến các đạo tràng Tịnh Độ nhưng may mắn con được biết đến trang duongvecoitinh nên con vô cùng vui sướng vì đã có nơi để học hỏi. Con có vài vướng mắc trong qúa trình tu học, con xin các cô chú, anh chị và các bạn đồng tu hoan hỷ chỉ dạy giúp con ạ:
1. Đêm con tụng kinh Vô Lượng Thọ kết hợp với niệm Phật hơn 6000 câu mất 3 tiếng (Từ 1h đến 4h15′,hoặc tùy duyên nhưng cứ đủ 3 tiếng mỗi đêm) vậy có được không? Hay phải tách riêng ra niệm Phật là niệm Phật, tụng kinh là tụng kinh?
2. Trưa con dùng bài hóa giải oan gia trái chủ của Pháp Sư Tịnh Không gồm 1 biến Bát Nhã Tâm Kinh, 21 biến chú Vãng Sanh, 2000 câu Nam Mô A Di Đà Phật để tặng cho oan gia trái chủ mất 1 tiếng. Con tụng hơn 3 tháng nay rồi. Con có thể tụng bài này đến hết đời không hay chỉ cần tụng một thời gian nữa thì dừng lại?
3. Tối con niệm Phật 30’theo công khóa niệm Phật hàng ngày của trang duongvecoitinh. Sau đó con có hồi hướng như sau: “Con xin nguyện đem hết công đức Niệm Phật này của con cùng với tất cả công đức con làm được trong ngày hôm nay (công đức ăn chay,tụng kinh,niệm Phật, công đức mang thức ăn cho bà nội con,công đức phóng sinh,bố thí Pháp…)…con xin được hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Phật Tịnh Độ trên đền bốn ân nặng dưới cứu khổ tam đồ,con xin được hồi hướng cho oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp cũng như hiện tại hữu hình và vô hình của con, xin được hồi hướng cho chư hương linh vong linh cửu huyền thất tổ họ Lê họ Nguyễn nhà con bà Trần thị L,Nguyễn thị V,Lê văn Đ…, Con cũng xin được hồi hướng công đức lành này tới tất cả các vong linh thai nhi và các vong linh thai nhi đã kết duyên cùng con bị con chối bỏ, các vong linh thai nhi bị con giết hại, các vong nhi của mẹ chồng và các em chồng con, con xin được hồi hước cho các anh hùng bên nghĩa trang liệt sỹ ở gần nhà con, cha mẹ sinh nhiều lần sinh trong nhiều đời nhiều kiếp của con, các chúng sinh trong ba đường ác,các vong hồn đang vất vưởng đó đây,các chúng sinh trâu bò bê bị giết thịt ở gần nhà con,các chúng sinh bị tai nạn giao thông trên đường con đã đi qua,các chúng sinh bị giết thịt khác mà con chưa hề biết tên…Cầu cho tất cả họ đều được hóa giải oan khiên, tiêu trừ nghiệp chướng siêu sanh Tịnh Độ, nếu có ai nghe thấy, đều phát lòng bồ đề, hết một báo thân này,đồng sanh cõi Cực Lạc. Vậy có dài qúa không ạ, công đức có một tẹo mà phân phát nhiều như vậy con có tham qúa không? Nếu vậy con phải hồi hướng thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của con ạ?
4. Dù qúa bận nhưng hôm nào con cũng cố gắng nấu thức ăn mang đến cho bà nội con (cách nhà con 1km) do bà con già yếu, mắt mờ nên thương bà mà con mang thức ăn cho bà nhưng bà con không ăn chay được nên con phải nấu thức ăn mặn như tôm, tép, cá, ốc…vậy đó có được coi là công đức để hồi hướng Tây Phương không hay phải nấu chay thì mới có công đức(con cũng thường xuyên khuyên bảo nhắc nhở bà niệm Phật nữa).
5. Con làm cách nhà 3km, một ngày đi đi về về 4 lần và con đều niệm Phật từ lúc đi đến lúc về. Và sau đó con đọc bài kệ hồi hướng: “Nguyện đem công đức này, Trang nghiêm Phật Tịnh Độ, Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ tam đồ”…Vậy có được không ạ?
6. Con thường xuyên phóng sinh, có tiền và có thời gian thì mua khoảng vài trăm ngàn, ít tiền và bận thì mua vài chục ngàn tùy hoàn cảnh. Và khi phóng sinh con chỉ niệm Phật cầu chư Phật gia hộ cho các chúng sinh đó được đầu thai lên làm người hiểu Phật Pháp rồi mang ra sông thả. Sau đó mang hết công đức phóng sinh hồi hướng cho các vong linh thai nhi cầu cho các vong nhi hóa giải mọi oan khiên siêu sanh Tịnh Độ. Vậy có được không?
7. Con có qúa nhiều tội. 5 giới Sát sinh, trộm cắp, tà dâm…Con đều có cả. Con không biết sám hối tội nào trước tội nào sau và phải sám hối thế nào. Sau mỗi thời niệm Phật con đều sám hối thế này: Vì ngu si không hiểu Phật Pháp nên con đã phạm giới sát sinh, giết hại con mình và con Người ta. Con đã làm nghề phá thai mấy năm liền. Vậy con xin sám hối mọi tội lỗi nghiệp chướng phá thai sát sinh của con. Con xin Chư Phật mở lòng từ bi thương xót con thương xót các hài nhi bé bỏng cho chúng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Con xin hứa sẽ làm nhiều việc phước thiện để hồi hướng trợ duyên cho chúng và con xin hứa sẽ không bao giờ lặp lại lỗi lầm xưa nữa.
Do trôi lăn trong vòng sanh tử từ vô thỉ kiếp đến nay, con không biết con tạo tội gì mà nghiệp chướng khẩu nghiệp của con qúa nặng nề. Con thích nói lời khoe khoang huênh hoang huếch hoác. Con thích nói lời đâm thọc nói lời thị phi, nói dối, nói không đúng sự thật, nói lời hung ác. Vậy con xin sám hối mọi tội lỗi nghiệp chướng khẩu nghiệp của con. Con xin Chư Phật thương xót con gia hộ cho con được thanh tịnh khẩu nghiệp để con ngày càng tinh tấn hơn trên con đường tu học. Và con biết trên đường tu sẽ có nhiều khó khăn trắc trở gian nan thử thách ma chướng, con xin Chư Phật gia hộ cho con có đầy đủ can đảm nghị lực tinh tấn dõng mãnh để vượt qua tất cả cho đến ngày lâm chung. Con sám hối vậy có được không ạ? Con còn nhiều tội lắm nhưng con không biết sám hối thế nào?
7. Sau khi hồi hướng cho tất cả mọi người rồi con mới nguyện: “Con là Nguyễn Thị Toan, năm nay con 35 tuổi, con nguyện được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc khi con xả báo thân này”. Vậy có được không ạ?
Con còn rất nhiều câu hỏi nhưng hôm nay tạm như vậy đã, để lần sau con hỏi tiếp ạ. Con xin các cô, chú, anh, chị và các bạn đồng tu hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con có điều gì không phải xin được lượng thứ. Con vô cùng cảm ơn trang duongvecoitinh đã giúp con biết đi đúng hướng.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Toan,
Hoàn cảnh của bạn thật là khổ, nhưng rất may nhờ gặp được Phật Pháp, cũng nhờ thế mà có thể lìa khổ được vui. Nghe bạn kể hoàn cảnh gia thế sự nghiệp và quá trình tu học khiến VT cũng rất cảm động và cũng xin được có đôi lời tán thán về sự dũng cảm nhẫn nại, tinh thần chịu đựng gian khổ vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên.
1. Đối với hành giả tu Tịnh Nghiệp thì niệm Phật là chánh hạnh còn tụng kinh, trì chú là trợ hạnh. Do vậy nếu hoàn cảnh không thuận tiện thì chỉ niệm Phật thôi (chuyên tu) cũng được. Nếu bạn muốn kết hợp vừa tụng kinh vừa niệm Phật trong cùng một thời khóa thì nên tụng kinh trước rồi niệm Phật sau.
2. Bài hóa giải oan gia trái chủ đó nếu bạn tụng đến cuối đời thì cũng tốt chứ không sao vì chúng ta có rất nhiều oan gia trái chủ từ vô lượng kiếp đến nay. Hiện tại kiếp này bạn cũng có rất nhiều oan gia trái chủ. Tuy nhiên cũng tùy hoàn cảnh của từng người, nếu ai không được tiện thì chỉ cần niệm Phật, lể Phật thôi rồi nguyện mang công đức ấy hồi hướng cho chư vị oan gia trái chủ. Quan trọng là mình có tấm lòng chân thành, thành tâm mà sám hối với họ. Lâu ngày thì hy vọng sẽ cảm hóa được họ.
3. Bài hồi hướng này rất đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa, cũng không dài lắm đâu. Có câu:” Niệm một câu Phật phước sanh vô lượng, lể một lể Phật, tội diệt hà sa” cho nên cũng không thể gọi là “công đức có một tẹo” được. Lớn hay nhỏ là do nơi tâm mình : “Một phần cung kính được một phần công đức, mười phần cung kính được mười phần công đức“. Việc hồi hướng vốn không hề tổn giảm đi công đức của bạn vì công đức ví như ánh sáng vậy, hồi hướng đến với ai thì ví như ánh sáng chiếu soi đến người ấy, người ấy sẽ được lợi lạc mà ánh sáng thì không hề bị vơi đi cho nên những ai đã từng học hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát thì sẽ hồi hướng khắp tất cả (tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai…)
4. Bà không ăn chay được thì cũng chớ nên sát sanh nhé, nên dùng những thứ mà người ta làm sẳn và từ từ khuyên nhủ, những ngày rằm, 30, mồng 1 nên tập cho bà ăn chay để gieo duyên rồi có cơ hội từ từ cố gắng khuyên bà niệm Phật cầu sanh Tây Phương là điều đáng quý vì Phật dạy:”Pháp thí thắng mọi thí”.
5. Như vậy là tốt rồi. Khi đọc bài hồi hướng thì nên chắp tay hướng về Phương Tây nếu có điều kiện thuận tiện.
6. Phóng sanh như vậy là quá tốt rồi đó bạn.
7. Từ vô thủy đến nay mình đã tạo vô lượng tội lỗi cho nên Phật nói:” Nếu nghiệp mà có hình tướng thì cả hư không này cũng không thể dung chứa”. Do vậy mỗi ngày khi lể Phật mình nên đọc bài kệ sám hối thế này:
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thủy tham sân si
Bởi thân khẩu ý phát sinh ra
Hết thảy con nay nguyện sám hối.
Sám hối có nghĩa là mình nhận ra được lỗi lầm của mình và nguyện từ nay về sau sẽ không tái phạm nữa.
8. Khi phát nguyện vãng sanh thì nên chắp tay cung kính hướng về bàn Phật hoặc phương Tây. Đọc câu như vậy cũng được chứ không sao nhưng nếu bạn thích thì VT giới thiệu bài phát nguyện vãng sanh của Liên Trì Đại Sư:
Khể thủ Tây Phương An Lạc Quốc
Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư
Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ
Tạm dịch:
Quy mạng lể A Di Đà Phật
Nơi Tây Phương thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Những gì Chị Toan đang làm là rất đúng đắn, xin giữ vững như vậy dài lâu. Công phu niệm Phật của Chị như vậy là rất đáng quý, xin hãy càng tu thì càng khiêm tốn, với chính mình thì nghiêm khắc, đối với người thì bao dung. Càng tu thì càng thấy lỗi của mình nhiều là điều tốt, ko thấy lỗi của mình thì sao mà sửa? Tu hành chính là mỗi ngày sửa lỗi vậy.
Nếu trên bước đường tu Chị có gúc mắc gì thì cứ chia sẻ, huynh đệ sẽ cùng trao đổi thêm với Chị, Chị đừng ngại nhé. Những gì Viên Trí chia sẻ đều hợp tình, hợp lý. Chị nên tham khảo.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con cảm ơn chú Viên Trí,chú Tịnh Thái đã bớt thời gian tận tình chỉ bảo giúp con ạ.Con đã viết cho chú rồi nhưng máy báo lỗi và tự out mất.
1.Chú ơi , mỗi hôm con tụng Kinh Vô Lượng Thọ 3 biến sau đó đến phần tán Phật A Di Đà có phần niệm Phật ghi (niệm 108,1080 hoặc càng nhiều càng tốt) thì con niệm hơn 6000 câu rồi đến Đảnh lễ,Phát nguyện vãng sanh,Phục Nguyện,Tự quy y,Hồi hướng.Vậy được không chú hay phải tụng kinh xong rồi đến niệm Phật theo công khóa (con in ra từ trang duongvecoitinh)?
2.Có những ngày con vừa bố thí,cúng chùa,khuyên người niệm Phật…nhưng con lại quên hồi hướng vậy con để đến cuối tuần hoặc cuối tháng hồi hướng được không ạ?
3.Con thường xuyên khuyên nhắc bố mẹ niệm Phật,nghe Pháp nhưng do lời lẽ ngô nghê vụng về nên bố mẹ không thèm để ý.Con mua đài cho bố mẹ nghe thầy thuyết Pháp thì bố mẹ bảo mệt,bận không nghe.Con đọc sách:Khuyên người niệm Phật của chú Diệu Âm cho bố mẹ nghe thì mẹ nghe lấy lệ một chút rồi lảng sang chuyện khác.Thậm chí có lúc còn phỉ báng.Chú có độc chiêu gì chỉ giúp con không?
4.Con khuyên được 4 người niệm Phật nhưng họ cũng gia duyên bận buộc như con nên mỗi ngày cũng chỉ niệm được khoảng 3000 câu và cũng mới niệm thôi vậy mà có rất nhiều cảm ứng lành như trong khi tụng kinh nhìn thấy Phật ngự trên đài sen,khi niệm Phật ngửi thấy mùi hương thơm,khi ngủ mơ thấy nhiều thắng duyên đẹp,thấy ngày Thiện Đạo khuyên niệm Phật… trong khi đó con niệm 8-9000 câu nhưng không thấy gì cả.Con ngủ ít nằm mơ và có mơ khi tỉnh dậy cũng không nhớ gì.Con niệm theo pháp Thập niệm ký số.10 câu chia 2 hơi.10 câu lần một hạt chuỗi.Khi niệm con không quán tưởng,tâm tiếng hiệp nhau nhưng chưa thuần thục,miệng niệm rõ ràng,tai nghe rõ ràng.Vậy con làm vậy có đúng không ạ?Con có phải xem lại cách hành trì không?
5.Khi niệm Phật thì tâm phải nhớ Phật nhưng con không biết nhớ Phật là như thế nào nên con chỉ kêu tên Phật là chủ yếu.Vậy nhớ Phật là nhớ thế nào ạ?(
Mà con chỉ nhớ Phật Thích Ca và các Đệ Tử của ngài thôi)
Con còn nhiều thắc mắc nữa nhưng tạm vậy đã.Kính mong chú và các bạn đồng tu hoan hỷ chỉ dạy giúp con ạ.Con kính chúc chú mạnh khỏe,an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Toan,
1. Dĩ nhiên là được, như vậy là tốt quá rồi, Kinh Vô Lượng Thọ mà tụng đến 3 biến lại niệm Phật đến 6000 câu vậy là dụng công tinh tấn, chắc là hiếm có người theo kịp bạn đó nghen.
2. Như vậy cũng được chứ không sao nhưng mà tốt hơn hết thì sau mỗi thời công phu tối, khi đến phần hồi hướng thì mình hồi hướng tất cả công đức trong ngày cho khắp pháp giới chúng sanh là thượng sách nhất đó bạn.
3. Bạn có tấm lòng như vậy là đáng quý nhưng muốn cho cha mẹ tin Phật Pháp thì phải tùy duyên, tùy thời cơ, phải biết Dùng Phương Tiện Thiện Xảo. Ngay nhất thời bố mẹ chưa chấp nhận được có lẽ là vì bố mẹ bạn chưa hội đủ thiện căn phước đức nhân duyên trong lúc này. Do vậy cần phải có thời gian từ từ khuyên nhủ nhưng nếu khi thấy bố mẹ sanh tâm phỉ báng thì phải dừng lại kẻo bố mẹ mang tội. Khi nào có dịp lễ hay rằm, nên dẫn bố mẹ đến chùa để gieo duyên rồi sau đó nhờ quý thầy giúp đỡ để khai thị, quy y thọ giới.
4. Người ta có được những cảm ứng gì thì mình chúc mừng để khích lệ người ta. Tuy nhiên cũng hãy nên thận trọng cân nhắc chớ nên mong cầu được cảm ứng, cầu được thấy Phật, cầu được nhất tâm bất loạn…Vì khi có tâm mong cầu thì ma sẽ nương theo đó mà quấy nhiễu dẫn đến dể bị chướng ngại. Người niệm Phật chỉ cầu duy nhất là được vãng sanh mà thôi, ngoài ra những thứ khác đều không nên mong cầu. Niệm Phật mà tâm tiếng hiệp nhau, miệng niệm rõ ràng, tai nghe rõ ràng là đúng rồi. Mình không nằm mơ, không thấy gì cả là bình thường thôi bạn nhé chỉ có những người thấy này thấy kia hoài mới là có vấn đề thôi.
VT lấy ví dụ dễ hiểu là như thế này: Bạn thấy có những chiếc xe đời mới chạy rất nhanh, không có phun khói nhiều, tiếng máy nổ thì cũng êm ru là xe tốt, xe bình thường, ngược lại có những chiếc xe chạy chậm nhưng phun khói nhiều, tiếng máy nổ lớn là những chiếc xe sắp sửa có vấn đề, có thể sẽ xảy ra sự cố. Do vậy mục đích chạy xe là để đến nơi chứ đâu phải để phun khói nhiều hay nổ lớn tiếng phải không nè. Còn những ai mà mong cầu cho xe mình nổ lớn tiếng, phun khói nhiều chứng tỏ người này đã quên mất mục tiêu là để chạy đến đích vậy. Thì cũng như vậy đối với người niệm Phật chỉ cầu vãng sanh mà thôi, còn những thứ cảm ứng này kia, kia nọ là tự nó sanh ra, mình không cầu mà nó tự có, khi có thì chớ nên quan tâm chú ý đến nó làm gì vì đó không phải là mục tiêu chính.
Ngẫu Ích Đại Sư dạy:“Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện còn phẩm vị cao hay thấp là do hạnh trì danh sâu hay cạn”.
Tổ Trí Húc dạy: “Niệm Phật còn nhiều tán loạn nếu được vãng sinh thì về hạ hạ phẩm, nếu ít tán loạn thì về trung hạ phẩm. Nếu không còn tán loạn thì về thượng hạ phẩm. Nếu chứng tam muội sự thì về ba phẩm trung. Chứng tam muội lý thì về ba phẩm thượng.”
5. Khi niệm Phật thì tâm phải nhớ Phật. Theo lý mà nói thì Phật là giác, nhớ Phật tức là ngay trong lúc niệm Phật tâm mình phải tĩnh giác tức là không có những tạp niệm, vọng tưởng và hôn trầm. Theo sự mà nói thì chúng ta nhớ đến hình ảnh của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật nhưng điều này rất dể dẫn đến trở thành quán tưởng niệm Phật và Tổ Sư Thiện Đạo năm xưa có khuyên chúng sanh thời nay tâm thô mà cảnh tế cho nên khó có thể quán tưởng thành công, vả lại làm như vậy sẽ trở thành xen tạp cho nên khó được nhiếp tâm và Ngài khuyên chúng ta chỉ nên Trì Danh Niệm Phật mà thôi. Nếu bạn còn thắc mắc thì cứ tự nhiên mà hỏi nhé để chúng ta có dịp cùng nhau trao đổi, học tập lẫn nhau.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Nguyễn Thị Toan: Con khuyên được 4 người niệm Phật nhưng họ cũng gia duyên bận buộc như con nên mỗi ngày cũng chỉ niệm được khoảng 3000 câu và cũng mới niệm thôi vậy mà có rất nhiều cảm ứng lành như trong khi tụng kinh nhìn thấy Phật ngự trên đài sen,khi niệm Phật ngửi thấy mùi hương thơm,khi ngủ mơ thấy nhiều thắng duyên đẹp,thấy ngày Thiện Đạo khuyên niệm Phật…trong khi đó con niệm 8-9000 câu nhưng không thấy gì cả.Con ngủ ít nằm mơ và có mơ khi tỉnh dậy cũng không nhớ gì…
Huệ Tịnh: Mục đích của tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú là phương tiện để chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, nhẹ bớt đi tham sân si ngã chấp rồi nguyện hồi hướng công đức tu tập cho khắp pháp giới chúng sanh đồng sanh Cực Lạc quốc. Nếu tu tập chỉ vọng tâm mong ước so sánh xem ai có thấy cảnh đẹp hay không, có khác gì chúng ta đi chấp hình tướng để thấy Như Lai. Tu hành niệm Phật nên lấy việc tăng trưởng Từ Bi và Trí Tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng ngã chấp làm gốc, lâm chung chắc chắn Phật A Di Đà và Tây Phương Thánh chúng lai nghinh nếu hàng ngày lòng bạn ước nguyện vãng sanh về Cực Lạc quốc Độ đừng nghi ngờ.
Khi ngủ say mê bạn và các đạo hữu đó có biết mình đang nằm mơ cảnh này cảnh nọ hay không? Nếu không biết mình đang nằm mơ thì làm sao cho đó là chơn hay giả? Mơ thấy cảnh Phật nhưng tâm có còn phiền não khi thức tỉnh dậy đối diện với cảnh trần ngũ trược ác thế hay không? Nếu bạn mơ thấy bản thân vững còn sáng suốt niệm Phật trong giấc mơ y như đang thức tỉnh thì mới đáng nói. Khi giật mình dậy bạn có tức thời niệm Phật liền hay không? Nên để ý tâm mình phản ứng có nhớ niệm Phật khi tỉnh khi mộng ra sao mới là quan trọng. Khi ngủ say mê cũng giống như lúc chết.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Con năm nay 25t
Cho con hỏi duyên âm có thật hay ko ạ. Và làm sao để cắt duyên âm để con có thể có chồng con bình thường ạ. Vì cách đây 1 năm con có đi coi bói, thầy bà nói con có người âm theo.
1 năm trở lại đây còn thường nằm mộng thấy ôm ấp người đàn ông lạ, rồi sau đó những giấc mộng liên tục xảy ra như thấy con có bầu, rồi thấy sinh con , rôi thấy bồng con chăm sóc cho con, tiềm thức trong mơ của con thực sự là 1 người mẹ yêu thương con.
Rồi khi con đi coi thầy lại thì thầy bà nói con có con âm. Con thực sự rât sợ. Có người khuyên con nên trì chú đại bi. Nhưng công việc của con ko có nhiều tgian rãnh.
Trước đây con cũng hay nằm mơ thấy ác mộng, kiểu như bóng đè. Và con luôn nghĩ trong đầu niệm A Di Đà Phật thì mơi tỉnh được. Bây giờ con có thể trước khi ngủ bật Kinh chú đại bi nghe rồi ngủ được ko ạ.
Xin các sư thầy cho con lời khuyên.
A di đà phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hoàn Châu,
Có vài điều TN muốn khuyên bạn:
1. Nghe Chú Đại Bi trong trạng thái tỉnh thức là điều tốt, nhưng nếu bạn bật Chú Đại Bi, rồi nằm nghe cho tới lúc ngủ thì không nên. Bởi khi tiếng Chú Đại Bi vang lên, ngay lập tức sẽ có Chư Long Thần, Hộ Pháp đến để hộ niệm. Nếu họ thấy bạn không được thanh tịnh (ăn mặc hở hang, nằm, ngồi ngả nghiêng…), họ sẽ bỏ đi và bạn sẽ mang tội bất kính; thứ hai, muốn cho tâm tịnh, bạn phải thực tâm dụng chú, nghĩa là bạn phải đích thân trì tụng thì mới mang lại lợi lạc thiết thực cho bản thân.
2. Chuyện những giấc mơ với một vong nam, thường tái hiện trong giấc ngủ của bạn, rồi dẫn tới „có con âm“ cho thấy tâm của bạn đã đi quá sâu vào cảnh mộng. Người đàn ông trong mộng rất có thể có duyên nghiệp tiền kiếp với bạn, tới nay vẫn chưa được siêu thoát. Bạn phải hết sức thận trọng trong chuyện này, bởi nếu để mọi chuyện thường tái diễn sẽ có điều bất lợi cho cuộc sống nội tâm của chính bạn.
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phật Thích Ca có nói về những cảnh mộng mị này như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.
Này Phổ Quảng! Ông nên dùng thần lực khiến hàng quyến thuộc đó đối trước tượng của chư Phật, Bồ Tát, chí tâm tự đọc Kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc, đủ số ba biến hoặc bảy biến. Như vậy, kẻ quyến thuộc đang ở trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong, sẽ được giải thoát, cho đến trong mộng trong mị không thấy hiện về nữa.”
TN khuyên bạn:
1. Bạn nên đến ngay một chùa hay đạo tràng gần nhất, thưa chuyện cùng các Chư Tăng tại nơi này và nhờ các Chư Tăng làm lễ cầu siêu để hoá giải chướng duyên này.
2. Về phần bạn, bạn phải thường niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, đặc biệt trước khi đi ngủ, phải giữ tâm thật thanh tịnh; ráng niệm Phật khoảng 30-45 phút. Sau khi niệm xong, bạn hồi hướng cho vong nam thường xuất hiện trong giấc ngủ, khuyên vong nam này hãy buông bỏ những chuyện của quá khứ, cùng bạn nhất tâm niệm Phật rồi nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Khi lên giường nằm ngủ, bạn cũng niệm Phật thầm trong tâm đến khi nào ngủ thì thôi, nếu chợt tỉnh giấc, hay gặp mộng, phải niệm Phật ngay tức thì để tâm không duyên theo cảnh mộng. Tuyệt đối không khởi nghĩ đến những cảnh giới đã gặp với vị vong nam, bởi chỉ cần bạn khởi một niệm trong tâm, lập tức sẽ chiêu cảm vị vong nam này tái hiện những chuyện ân ái trong giấc ngủ.
3. Trong vòng 7 ngày, bạn phải phát nguyện trì tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện (Nghi Thức Trì Tụng Kinh này bạn có thể thỉnh tại các chùa hay các hiệu sách Phật Giáo) Thời gian trì tụng, bạn tuỳ nghi sắp xếp sao cho thuận thiện là được. Quan trọng: Trước khi tụng kinh, thân thể sạch sẽ, trang nghiêm. Nếu bạn có bàn thờ Phật thì nên mua hoa quả, hay làm đồ chay, thắp hương và tụng theo nghi thức trong Kinh Địa Tạng; ngược lại, nếu không có điều kiện, bạn nên chọn một vị trí thanh tịnh nhất trong phòng, rồi an tịnh thân, tâm, kế đó nói ngắn gọn về nhân duyên tụng kinh Địa Tạng: Giấc mộng và những diễn biến xảy ra trong những ngày qua, và tâm nguyện của bạn trì tụng Kinh này để hồi hướng công đức cho vị vong nam này, nguyện cho vị vong nam này buông bỏ duyên trần để được vãng sanh Tịnh Độ.
Khi đã phát nguyện, bạn phải thực tâm hành và trì tụng trong chánh niệm. Trong vòng bảy ngày bạn phải ráng phải kiêng ăn ngũ vị tân, không ăn mặn, không sát sanh, không uống bia, rượu cũng như chuyện luyến ái. Nếu bạn có thể nhất tâm hành, chắc chắn trong vòng 1-3 ngày đã có những chuyển biến tốt đẹp.
4. TN khuyên bạn không nên đi xem bói toán nữa. Nếu bạn không tự tin, tốt nhất bạn nên thường xuyên đến chùa, hay đạo tràng nơi gần bạn cư ngụ rồi thỉnh hỏi các Chư Tăng và nhờ Chư Tăng tìm cách hoá giải bằng chánh pháp, thay vì xem bói toán, rồi tiếp tục sống trong cảnh mộng.
Chuyện của bạn, nếu bạn tỉnh táo và dũng mãnh hoá giải, chắc chắn sẽ hoá giải được.
TN nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ để bạn có thể hoá giải được những chuyện phiền não này để thực tâm hướng về chánh pháp, thực tâm tu học để tự giúp mình, giúp người.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn chú Viên Trí,Huệ Tịnh đã cặn kẽ chỉ dạy để con có cơ sở yên tâm hành trì.
Chú ạ,thường buổi tối con phải bán hàng,trông con…nên con chỉ dành 30’niệm Phật (được 1000 câu) rồi con hồi hướng:con nguyện mang hết công đức niệm Phật này của con cùng với tất cả công đức lành con làm được trong ngày hôm nay…Nhưng có hôm con phải đi trực nên phần hồi hướng công đức cả ngày hôm đó phải chờ”thời cơ”bớt ngoại duyên mới làm được nên không được trọn vẹn.Nhiều đêm con vừa niệm Phật vừa lơ mơ buồn ngủ,đứng dậy đi lại vẫn không hết,con liền vào bếp cầm cái kéo hơ trên bếp ga cho thật nóng rồi thẳng tay ấn vào chân(giờ vẫn còn sẹo)để chừa tật tham ngủ.Con có tật tham ăn,tục uống nên con trị bằng cách ăn chay trường(gần một năm rồi ạ)và thường xuyên ngồi chỗ nhậu nhẹt với mâm cao cỗ đầy để thử thách mình.Con luôn quán chiếu miếng ăn vốn vô thường,chỉ ngon được một lúc…để nhắc nhở mình.Vì sợ con ăn chay thiếu chất nên chồng và mọi người thường,công kích,dè bỉu,đe dọa…Con khắc phục bằng cách cho hết hoa qủa vào máy sinh tố xay rồi nhắm mắt húp một mặch(do con qúa bận không có thời gian ngồi ăn).Vừa ăn cơm vừa kết hợp rửa bát ,lau nhà.Kết qủa,con vẫn giữ được mức 54kg.Nhờ chư Phật gia hộ con rất khỏe mạnh dù thời gian ngủ nghỉ cực ít.Con tự đặt ra mỗi ngày phải niệm từ 8-9000 câu Nam Mô A Di Đà Phật,nếu qúa bận hôm sau phải niệm bù.Ngày đi làm,tối trông con bán hàng,chạy đi chạy lại vay tiền…nhưng đêm mệt mỏi ốm đau thế nào cũng phải dậy niệm Phật,Có hôm cảm lạnh khàn tiếng con tự nhắc mình,có gãy cổ ngay bây giờ cũng phải niệm.Hôm nào uể oải,giải đãi thì tự phạt niệm thêm 500.Gần một năm trôi qua không bỏ xót ngày nào…Thầy trên chùa ở
gần nhà bảo con thế là con tu mê rồi.Tu như thế rất dễ thối tâm bỏ cuộc.Bạn đồng tu bảo con:đói thì ăn,khát thì uống,mệt thì nghỉ không nên ép mình qúa như thế…Con chỉ nghĩ con nghiệp nặng lại qúa nhiều thói hư tật xấu nên cần phải tinh tấn dũng mãnh.Nếu chờ rảnh rỗi mới niệm Phật thì có lẽ với những tội đã tạo,con chỉ còn nước tiến thẳng vào vạc lửa.Vậy chú cho con hỏi con làm vậy có đúng không hay con đang tu mê ạ?Gần một năm qua,con thấy con cũng có tiến bộ như không gào khóc hàng đêm nữa,hết hận kẻ thù rồi,bớt chửi xằng,can đảm và nghị lực hơn rất nhiều,hết tham ăn,bớt tham ngủ,bớt cay nghiệt,rất khỏe mạnh,tuyệt đối không làm chướng ngại cho mọi người về thời gian tu của mình,…Chồng con cũng phải thốt lên “Không lẽ lại giác ngộ sớm thế?Ngựa hoang,tham ăn,tham ngủ,tham tiền,tham tình…tham đủ thứ vậy mà bây giờ đã bị cái gì làm cho mê hoặc…”.Con còn muốn niệm Phật thật nhiều,nhiều nữa nhiều nữa nhưng do điều kiện hoàn cảnh qúa khó khăn không cho phép nên con phải tùy duyên…Con mong chú hoan hỷ chỉ dạy cho con biết con có qúa cứng nhắc và “tu mê” như mọi người nói không?Con mới bước chân vào cửa đạo,ngựa non háu đá con sợ con ngã gục thối chí …Chú chỉ bảo giúp con ạ.Con cảm ơn chú rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Công nhận lần đầu tiên Huệ Tịnh nghe thấy ai tu hành tinh tấn như bạn mà tánh tình lại thật tiếu lâm giống Tề Thiên Đại Thánh vậy. 🙂 Trong hoàn cảnh như bạn vừa bán hàng cả ngày đêm tối về mệt oải trong người mà vẫn niệm Phật 8-9000 lần thì quá tuyệt vời rồi. Ít ai dũng mảnh làm nổi như bạn đó nhe.
Tuy nhiên nếu tụng kinh, niệm Phật cho nhiều mà lòng vẫn ích kỷ hẹp hòi, tánh xấu tràn đầy, thiếu lòng từ bi khoan dung độ lượng thì đó là tu mê tín. Vì người đó chỉ nghĩ chấp tu hình tướng bên ngoài cho là đúng rồi cầu Phật tiếp dẫn về cõi Thanh Tịnh Cực Lạc là sai lầm. Niệm Phật mà lòng không thanh tịnh bớt chấp phân biệt đúng sai, hơn thua, tham lam luyến tiếc cõi trần Ta Bà, thì cho dù niệm Phật nhiều đến bể cái cổ cũng như không. Lâm chung niệm Phật tâm vẫn còn nghiệp chướng nặng nề bay lên theo Phật vãng sanh về Cực Lạc không nổi.
Chúng ta nghe thấy các vị lão ông già bà cụ niệm Phật biết trước ngày giờ vãng sanh để báo cho gia đình con cái biết? Vì họ âm thầm đi đứng nằm ngồi chấp trì câu A Di Đà Phật với tâm chân thật một lòng chỉ hướng về Tây Phương mà niệm Phật.
Hoàn cảnh gia đình của bạn tuổi tác còn trẻ nên tùy thuận chúng sanh mà tu hành từ từ đều đặng đừng gắp quá. Nếu tu hành coi trọng bề ngoài cho là tinh tấn khiến người xung quanh phê bình bạn mê tín thì nên xem lại. Niệm ít hay nhiều trong thời khoá công phu không quan trọng khi mới bắt đầu. Quan là ở chỗ nhớ niệm Phật thầm cho nhiều lúc ban ngày đang làm việc. Về nhà mệt thì tuỳ duyên niệm Phật vừa đủ thời gian, còn lại phải gần gủi chia sẻ tâm sự với chồng con nữa. Tu tại gia không đơn giản chỉ biết nhắm mắt tụng kinh, niệm Phật cho nhiều là đúng đâu bạn. Dù sao mình còn nợ gánh vác trong gia đình, tu hành sao mà chồng con và những người xung quanh hoan hỷ bắt kịp tu theo mới thật hay.
Tinh tấn dũng cảm bỏ bớt ngã chấp rình bên trong mà niệm Phật mới ghê gớm, chứ không phải niệm bên ngoài. Nếu niệm Phật cho nhiều mà có người chửi bới mình hay phê bình là mình tu mê tín thì mình phản ứng ra sao? 🙂 Bạn hiểu Huệ Tịnh chứ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chị Toan ơi! Em không biết gì về Phật pháp nên chẵng biết nói gì để khuyên chị, nhưng em nghĩ rằng từ ngày chị phát tâm dũng mãnh trong tu tập, chị cảm thấy mình hạnh phúc hơn như chị đã nói:”… có tiến bộ như không gào khóc hàng đêm nữa, hết hận kẻ thù rồi, bớt chửi xằng, can đảm và nghị lực hơn rất nhiều, hết tham ăn, bớt tham ngủ, bớt cay nghiệt, rất khỏe mạnh, tuyệt đối không làm chướng ngại cho mọi người về thời gian tu của mình…”, thì quả là Phật pháp nhiệm màu chị ạ! Chị đã đi đúng đường! Làm em liên tưởng đến câu nói của đức Phật:” Không có con đường đi đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường”. Em nghĩ nếu chị không cảm thấy khổ sở khi thực hành như vậy, thì chuyện gì chị phải thay đổi?
Chúc chị luôn dũng mãnh và an lạc trên đường tu!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Toan,
Khi xưa có thầy Sa-môn ban đêm tụng kinh Di-Giáo của Phật Ca-Diếp, giọng nghe có vẻ buồn thảm, hối hận muốn thụt lùi.
Ðức Phật hỏi thầy: “Trước kia, ông ở nhà từng làm nghề gì?”
Ðáp rằng: “Thưa, con thích gảy đàn cầm.”
Phật hỏi: “Dây đàn chùng thì sao?”
Ðáp rằng: “Thưa, thì không rền vang được.”
“Dây đàn căng thì sao”?”
Ðáp rằng: “Thưa, thì âm thanh đứt đoạn.”
“Chùng, căng vừa chừng thì sao?”
Ðáp rằng: “Thưa, thì âm thanh phổ khắp.”
Ðức Phật dạy: “Bậc Sa-môn học Ðạo cũng thế. Tâm, nếu giữ chừng mực thì Ðạo có thể chứng được. Ðối với Ðạo, nếu hấp tấp thì thân mỏi mệt; thân nếu mỏi mệt thì ý liền sanh phiền não; ý nếu sanh phiền não thì hành liền thụt lùi; hành đã thụt lùi thì tội tất thêm lên. Chỉ có thanh tịnh, an lạc thì Ðạo mới không mất vậy!”
Đa phần người ta thường hay viện lý do này để tu theo kiểu “dây chùng” mà thôi. Thầy gọi bạn là “tu mê” vì thầy cứ ngỡ đâu bạn đang lạc vào trạng thái của “dây căng”. Nếu như thân tâm bạn vẫn an lạc hoan hỉ vậy thì tốt rồi. Bạn có quyết tâm nổ lực tinh tấn tu hành là điều đáng quý, thật đáng khâm phục.
Trong Tam Vô Lậu Học thì Giới Định Huệ như là kiền ba chân, thiếu một chân thì khó mà đứng vững. Bạn từ sáng đến tối nếu chỉ giử chánh niệm để niệm Phật thì tâm luôn thức tỉnh, nếu thức tỉnh thì không bị mê hoặc nên không phạm giới. Khi tâm định thì cũng phát sanh trí huệ. Có thể nói cách tu của bạn là từ Định mà vào, từ Định mà sanh Giới, sanh Huệ. Nhưng dù sao thì để cho an toàn, nếu có thời gian rảnh, bạn nên dành chút xíu để nghe pháp (đọc các bài pháp trên trang DVCT này cũng được) để trắc nghiệm lại xem đoạn đường đã qua và đoạn đường sắp tới sẽ như thế nào nhé. Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Mình mà tu đúng thì mỗi ngày Tham Sân Si Mạn, Tự Tư Tự Lợi, Ngũ Dục Lục Trần đều giảm bớt đi, Trí Huệ và tâm Từ Bi của mình ngày một thêm lớn, mỗi ngày lại có thể bao dung và khiêm tốn hơn…Theo cái nhìn thiển cận của huynh thì sư muội đang đi đúng đường chứ chẳng phải mê, với tài sắc danh thực thùy – dục vọng thế gian này muội đã hàng phục rất tốt, chúng vẫn còn đấy nhưng mỗi lúc lại tan nhạt hơn…cho đến chồng của muội cũng phải tán thán muội như vậy, ngạc nhiên như vậy…
Tuy nhiên như muội chia sẻ thì mình vẫn là phàm phu sơ học nên phải chú ý tránh những sai lầm như: Ngạo mạn, Hay nhìn lỗi người, nóng vội, ham cầu chứng đắc hay thần thông, hay tự cho mình là đúng…Những tập khí này trên đường tu mình ko để ý thấy đâu…nó rất vi tế, cần phải có tâm cảnh giác cao độ.
Do đó ngoài việc niệm Phật muội nên nghe thêm những bài giảng của HT. Tịnh Không:
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Nơi đây chứa những đoạn pháp ngắn rất hay, rất hợp với muội, huynh tin tưởng như vậy. Muội vào rồi chép file về máy điện thoại mà nghe mỗi ngày, lúc nào rảnh ko niệm Phật thì nghe pháp, do nghe pháp thì sẽ sanh được Chánh Kiến, biết rõ thật tướng các pháp, nhất là thấy rõ lỗi của mình ở đâu mà sửa sai…nghe pháp sẽ giúp cho công phu niệm Phật của muội được đắc lực hơn.
Hơn nữa phải gần gũi duongvecoitinh, chia sẻ những gúc mắc trong lòng để huynh đệ cùng khuyến tấn lẫn nhau.
Vậy thì ko sợ đi sai đường, vì niệm Phật là Chánh pháp, lại được gần gũi Thầy hiền, bạn tốt thì lo gì ko thành tựu?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Cảm ơn sự hướng dẫn rất chi tiết của bạn TN
Mới đọc xong mới thấy mình thực hành tu tập sai nhiều quá. 4 hôm nay HC phát nguyện thuộc Chú đại bi nên tối nào cũng nghe rồi ngủ.
Ko biết có phải trong tâm suy nghĩ nhiều quá hay sao mà dạo này tối nào cũng nằm mơ thấy.
Nhờ có sự hướng dẫn của TN mà HC đã biết hướng đi đúng đắn
1 lần nữa cảm ơn TN rât nhiều.
A di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin chân thành cảm ơn chú Viên Trí,Huệ Tịnh,Nguyễn Thị Lựu,huynh Tịnh Thái đã tận tâm chỉ bảo lại còn khen ngợi để con có thêm động lực phấn đấu.Gần một năm trôi qua,con cũng có tiến bộ thay đổi nhưng nhìn kỹ lại con thấy tâm sân và tâm tham của con vẫn còn”lừng lẫy” lắm.Cụ thể,bố mẹ chồng con chuẩn bị xây nhà và trong lúc bàn bạc con thấy chồng con và mọi người áp dụng qúa nhiều hình thức mê tín dị đoan như:sát sinh cúng tế,xem phong thủy,thuê thầy bói,dâng sao giải hạn,tạ đất,tập chung nấu nướng uống rượu sát phạt nhau để ăn mừng…Con có nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bảo chồng.Bị bố mẹ chồng và các em chồng công kích phản ứng gay gắt thế là máu sân của con nổi lên con thẳng thắn nói với chồng:Anh suốt ngày nghe Pháp mà chẳng hiểu gì.Mê mờ,hoang đường!Chồng con cầm chiếc bát giơ lên định ném thẳng vào mặt con,may lúc đó có bố mẹ và các em chồng can ngăn kịp thời.Mọi người xúm vào hỏi có sao không?Con biết mình sân nên cười nói:Chỉ có ai đấy sân qúa nên mới sao thôi còn con có đâm vào mặt con cũng bình thường bố ạ.
Việc thứ hai,hôm đó ngày nghỉ con có làm biếng ngủ dậy muộn chút(Bình thường 6hsáng sau khi niệm Phật xong con đi chợ nấu nướng phục vụ cả nhà,cho các con đi lớp rồi mới đi làm).Lần nào con cũng hỏi chồng con”Anh muốn ăn gì Em nấu hoặc mua”.Và câu trả lời thường xuyên là “Biết được”,”Không ăn”.Bao nhiêu lần con nấu phở hoặc mua đồ ăn về chồng con bỏ phải đổ đi.Hôm đó con nghĩ thôi cứ đổ đi mãi cũng tiếc,mình nằm ngủ thêm chút.Chồng con hằm hằm đi mua bánh mì về ăn rồi bỏ mặc hai đứa con nheo nhóc.Con biết chồng không hài lòng nên dậy pha sữa cho đứa bé.Chỉ một phút không giữ được chánh niệm con cũng tức tối vứt mạnh cái chăn xuống giường gần chỗ chồng con nằm.Anh ấy vùng dậy quát con”Định làm cái gì?”rồi giằng bát sữa đập tan ra tiện tay đập luôn cái xe máy điện đồ chơi của em bé.Chồng định đập thêm mấy thứ nữa nhưng con kịp chấn tĩnh mang hết chăn ga đi giặt rồi cười nói với chồng”may nhờ có Anh đập bát sữa vào chăn nên em mới biết cái chăn này nó mốc.Cảm ơn Anh nhé”.Con biết con đến cuộc đời này là để trả nợ.Oan trái khổ đau chập chùng nhưng con mới tạm bớt đau khổ thôi.Vẫn còn sân,còn chấp lắm.May mắn biết được trang duongvecoitinh và lại được Thầy hiền bạn tốt chỉ dạy nên không bị lạc đường.Con sẽ dành thời gian để vào trang DVCT mối ngày và nghe pháp như mọi người chỉ dẫn để cố gắng tu tập cho tốt.Hôm nay con có vài thắc mắc kính mong các chú ,anh chị em và các bạn đồng tu chỉ dạy ạ
1.Con muốn được về Tây Phương Cực Lạc,nếu Đức Phật bảo :ba ngày nữa Ta sẽ đến đón con.Con sẽ không ngần ngại mà nói rằng:Con muốn đi ngay bây giờ.Vậy nhưng sao con không thể nguyện tha thiết được.Lại nữa,phải ngày đêm nhớ nghĩ nước Cực Lạc nhưng thú thật là vàng bạc,mã não,hổ phách..ở nước Cực Lạc con không ham.Hoa thơm cỏ lạ con cũng không thích.Con chỉ thích là không bị đọa luân hồi,không phải làm cũng có ăn thì con nguyện thôi.Giờ con phải làm gì để nguyện tha thiết(như con nhớ mẹ),ngày đêm nhớ nước Cực Lạc như Hoà Thượng Trí Tịnh:”Nhớ đến Tây Phương giọt lệ tràn…”?
2.Con ăn ít,sáng nấu một nồi canh ăn cả ngày,không có thời gian mà thổi nấu đàng hoàng,chỉ ăn qua quýt.Con ngủ cũng ít,ngày đi làm,tối bán hàng chăm con,đêm trông con..nhưng nhờ niệm Phật mà ngày càng khỏe mạnh,da sáng hơn,trẻ hơn,nói năng cũng nhỏ nhẹ điềm đạm hơn chút nên được nhiều người khen.Vậy là con mắc tật đi đâu cũng soi gương,đang ăn cơm cũng chạy ra soi,chuẩn bị ngồi niệm Phật cũng soi gương,đang bán hàng cũng soi…con phải làm gì để trị tật này.Con cứ chú ý sửa cái này thì lại phát sinh cái kia.Con phải giải quyết vấn đề này thế nào để trị tận gốc dứt điểm ạ?
3.Con hay phóng sinh,con chưa quy y nhưng lại quy y cho vật phóng sinh vậy có được không?Hôm nay hì hục quy y,trì chú,niệm Phật cho nó thế là làm chết mất một con cá to.Vậy con có tội không?Chỉ cần ngắn gọn niệm Phật vài câu gieo duyên cho nó thôi có được không ạ?
Phần hồi đáp của con hay bị báo lỗi rồi tự out mất,con phải viết lại nên hơi chậm mong chú,anh chị và các bạn bỏ qua cho con ạ.Kính chúc chú,anh chị và các bạn an lạc,tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Toan,
Bạn cũng còn nhiều “gút mắc” chưa tháo gở hết. Hy vọng là các liên hữu khác sẽ trợ giúp thêm. Ở đây VT chỉ có thể giúp bạn gở tạm vài mối mà thôi.
Về chuyện chồng con thì bạn nên tham khảo thêm ở bài viết Các Bà Nội Trợ Làm Cách Nào Để Tu Bồ Tát Đạo Ngay Trong Đời Sống Hàng Ngày. Ngoài ra thì Ấn Quang Đại Sư day:”…Lúc nhàn đàm đừng nên nói lỗi người, lúc tĩnh tọa thường tự xét lỗi mình…”. Do vậy Niệm Phật Là Xa Lìa Lỗi Thế Gian cho nên Muốn Tâm Thanh Tịnh Đừng Nên Để Ý Đến Lỗi Người Khác.
1. Nếu bạn muốn đời này vãng sanh Tây Phương thì VT xin chia sẽ một số đoạn kinh quan trọng để bạn tham khảo rồi suy gẫm chiêm nghiệm, sau đó ứng dụng thực hành nhé:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ: Phật bảo Vy Đề Hy: Muốn sanh về Cực Lạc PHẢI tu ba thứ phước:
-Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp
-Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi
-PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba điều như thế gọi là CHÁNH NHÂN tịnh nghiệp của tam thế chư Phật.
Kinh Hoa nghiêm dạy: “Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp”. Có nghĩa là nếu không phát bồ đề tâm thì tu các công đức khác chỉ là ma nghiệp mà thôi. Cho nên phát bồ đề tâm là chánh nhân, niệm Phật là trợ duyên. Phát bồ đề tâm nói đơn giản là thượng cầu hạ hóa (trên cầu thành Phật, dưới nguyện cứu độ chúng sanh). Cho nên mình nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc là để được thân cận Phật Bồ Tát mà tu học tiếp cho tới ngày thành Phật rồi trở lại Ta Bà để cứu độ chúng sanh. Do vậy mới có câu:”…không rời An Dưỡng lại Ta Bà, khéo đem phương tiện lợi quần sanh, nguyện lấy trần lao làm Phật Sự…”. Bạn đã khởi được tâm này chưa? Cho nên cổ nhân nói:” Phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. HT Tịnh Không đã giảng:
-Phát bồ đề tâm = CHÂN THÀNH, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC, TỪ BI.
-Nhất hướng chuyên niệm = NHÌN THẤU, BUÔNG XUỐNG, TỰ TẠI, TÙY DUYÊN, NIỆM PHẬT
Những chữ này bạn nên nhớ kỹ, không hiểu thì tìm các bài pháp của HT Tịnh Không để nghe, từ từ rồi sẽ hiểu. Muốn biết mình tu có đúng hay không thì xem tâm của mình có giống như những chữ trên hay không nhé.
2. Còn thích soi gương tức là còn phân biệt đẹp xấu, còn ngã chấp. Bạn nên biết rằng cái thân tứ đại này nó vốn bất tịnh và vô thường, mình chỉ tạm dùng nó làm phương tiện, như chiếc xe để chạy mà thôi, đẹp hay xấu gì không thành vấn đề, quan trọng là nó có đủ sức khỏe để “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Cho nên cũng vì cái ngã chấp này mà Chính Cái “Ta” Và “Của Ta” Làm Hại Chúng Ta Sanh Tử Luân Hồi Đời Đời Kiếp Kiếp.
3. Đối với người sơ phát tâm thì mình khuyên phóng sanh để được khỏe mạnh, trường thọ. Tiến lên một chút thì mình khuyên phóng sanh để vun bồi công đức mà hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ. Tiến lên một chút nữa khi tâm từ bi tăng trưởng thì chẳng cần ai khuyên, tự mình hoan hỉ phát tâm đi phóng sanh mà cũng chẳng hề khoe với ai là bởi vì lúc này mình chỉ muốn giải cứu sinh mạng cho chúng sanh mà thôi. Đến chỗ này tức là bạn thật sự đã có tâm từ bi. Kinh Pháp Hoa nói:”Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục…“. Do vậy nếu hoàn cảnh không thuận tiện thì nên thả chúng xuống sông hồ, càng sớm càng tốt, khi thả niệm cho chúng nghe một câu Nam Mô A Di Đà Phật để gieo vào tâm thức của chúng. Mai này khi nhân duyên hội tụ thì chúng sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Toan,
Đường đi rất xa
Buông xuống gánh nặng
Hai chữ Tự Ái
Sân si vô ích
Trên hai đôi vai
Mang lên hai chữ
Từ Bi cao cả
Đeo lên hai vai
Tự tại an nhàn
Tuỳ duyên niệm Phật
Bỏ lại sau lưng
Vô minh phiền não
Thẳng về Tây Phương
Trọn thành Bồ Đề.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lá Thư Tịnh Độ
Đại Sư Ấn Quang Khai Thị
Người niệm Phật phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành (Thân không sát sanh, trộm cướp, tà dâm; miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, nói hung ác; ý không tham dục, giận hờn, ngu si, tà kiến). Lại cần phải: cha lành, con thảo, anh em thương kính, chồng vợ thuận hòa, chủ nhân, tớ trung, mỗi người đều giữ tròn bổn phận. Ta chỉ nên làm hết nhiệm vụ mình, đừng so đo phiền trách người khác đối với mình có trọn cùng không. Nếu người nào đối với gia đình xã hội làm tròn thiên chức, đó là người lành. Người lành mà niệm Phật thì dễ có cơ cảm, quyết định khi lâm chung được Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương vì tâm hạnh hợp với Phật. Trái lại, những ai miệng tuy niệm Phật, song lòng không nhiễm đạo, đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè làng xóm không tròn bổn phận, thì tâm hạnh trái với Phật, khó được vãng sanh. Tại sao thế? Bởi người ấy tâm không điềm tịnh thuần hòa, tự sanh ra mối não phiền chướng ngại, nên khó được cảm thông với Phật, đó cũng là lẽ tất nhiên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Trích từ những truyện niệm Phật vãng sanh thời cận đại
Ký sự vãng sinh của cư sĩ Vân Liên ở Bành Tô Úc Châu.
9:23h chiều ngày mồng một tháng giêng năm 2000, cư sĩ Vân Liên ở Bành Tô, tám mươi sáu tuổi, ngồi kết già trên ghế sô-pha trong phòng thờ Phật tại nhà mình đã niệm Phật suốt hơn ba mươi tiếng đồng hồ. Lúc này, đôi mắt bà dán chặt vào thánh tượng của Đức Phật A-di-đà trước mặt, đồng thời vẫy tay ra hiệu bạn đồng tu hạ tượng Phật thấp xuống một chút. Trong khoảnh khắc, bà mở to đôi mắt chiếu ra luồng sáng lạ lùng. Hai tay duỗi ra đặt vào thành ghế sô-pha dường như muốn đứng dậy cung nghinh Đức Phật A-di-đà đến, trên môi vẫn luôn mấp máy niệm Phật. Sau khi giữ tư thế như vậy và liên tục niệm được mấy mươi phút nữa, cuối cùng bà nhắm mắt lại chỉ có đôi môi vẫn mấp máy chầm chậm không ngừng niệm Phật.
Những bạn đồng tu tham gia trợ niệm đứng gần bà, đột nhiên nghe một làn hương thoảng nhẹ từ trên người bà tỏa ra.
Cô con gái đang dốc lòng nhắm đôi mắt lại, ngồi bên cạnh niệm Phật, đột nhiên nghe bên tai văng vẳng tiếng nhạc trời trổi trên không trung. Cô cứ cho rằng ai đang chơi âm nhạc nên mở to đôi mắt ra nhìn, thấy bạn đồng tu đều đang ngồi đông đúc, quay quanh hai bên, chú tâm niệm Phật. Người mẹ ngồi kết già ngay thẳng bên cạnh được Phật tiếp dẫn đã nhắm mắt vãng sinh. Mẫu thân rốt cuộc đã thoát khỏi sự ràng buộc đi vào thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà mà ngày đêm bà nhớ tưởng.
Đây là việc thật người thật xảy ra vào năm 2000 tại Yagoona, Tuyết Lê, Úc Châu, một vị niệm Phật ba năm, phát nguyện cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn vãng sinh.
Cư sĩ Bành Tô Vân Liên là một người bên ngoài chất phác trung hậu, tính tình nhu hoà lương thiện có thể tùy duyên vui sống, nhưng nội tâm rất độc lập kiên cường.
Bà đã từng có những chuỗi ngày rất gian khổ. Chồng bà say mê cờ bạc, mọi việc sinh nhai trong gia đình, dạy dỗ con cái nhỏ dại đều dồn hết cho bà, ông ta không để ý đến. Nhưng bà vẫn một lòng gánh vác chịu đắng cay khổ sở, nghĩ hết cách để duy trì cuộc sống. Cuộc sống không chỗ nương tựa; gánh vác một gia đình nặng nhọc, đã nuôi dưỡng thành một cá tính độc lập kiên cường của bà, làm việc không ngại vất vả, không hề oán trách. Dù chịu biết bao oan khuất cũng âm thầm đón nhận không bao giờ than khổ với người khác, tất cả gian khổ đều nuốt vào lòng. Mọi người hãy tìm hiểu kỹ, cảm nhận được cuộc sống cư sĩ Tô ở Việt Nam, thì có thể phát hiện ra những điều bà đã trải qua, đó không phải là sự rèn luyện và nỗi đau khổ mà người bình thường có thể nhẫn chịu. Tuy đương thời bà không cơ duyên tiếp xúc Phật pháp nhưng sự biểu hiện của bà lại ấn chứng trọn vẹn Lục Độ Ba-La-mật trong Phật pháp.
Bố-thí! Bà đã không ngừng bỏ công sức đối với gia đình, cha mẹ chồng, chồng và con cái.
Trì giới! Làm việc vất vả mấy mươi năm như một ngày không hề biếng nhác, không một lời oán trách.
Nhẫn nhục! Dù chịu bao oan khuất vẫn làm tròn bổn phận không than thở với người.
Tinh tấn! Siêng năng quản việc nhà, dùng thân giáo làm gương cho các con, không hề ngơi nghỉ.
Thiền định! Cuộc sống dù khổ đến đâu, vẫn an nhiên không lay động, an phận giữ mình, tùy duyên vui sống, phụng dưỡng cha mẹ chồng, dạy dỗ con cái, hiền lành nhu hoà với người, khắc khổ cần kiệm với bản thân, trọn một đời không thay đổi.
Trí huệ! Trong cuộc sống, bà có thể tùy duyên vui sống, tùy duyên mà làm việc.
Vào thời điểm ấy, tuy mọi người không có cơ hội đọc sách biết chữ, tiếp nhận sự giáo dục nhưng bà quả thật được rèn luyện trong đời sống khốn khổ và đã thành tựu phẩm đức tốt đẹp, chứng minh cho những điều Cổ đức đã nói: “Cuộc sống chính là sự tu hành, tu hành không tách rời cuộc sống”.
—————————————–
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.Con cảm ơn chú Viên Trí và đặc biệt là Huệ Tịnh đã cho con thấy một ví dụ thật ý nghĩa và có giá trị với con.Đó thật sự là tấm gương để con soi vào học tập làm theo.Chúc chú và các anh chị,các bạn ngày càng tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật bạn Toan,
Cố gắng lên nhe bạn hiền. Nhớ tùy duyên chất lượng niệm Phật đừng chấp số lượng niệm Phật thì chắc chắn bạn sẽ từ từ tự cảm ứng với tâm Phật Di Đà. Hai vị Đại Sĩ Quan Âm Thế Chí sẽ âm thầm giúp người niệm Phật tu hành đúng đường để vãng sanh về TPCL đừng nghi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!!!
Xin cho con hỏi 1 thắc mắc được không ạ
niệm Phật mọi lúc mọi nơi là tốt thế nhưng ý nghĩa niệm Phật trước lúc ăn là gì? Ăn chay thì trước khi ăn niệm là tốt thế thì những bữa cơm ăn mặn có được niệm không hay chỉ những hôm ăn chay mới niệm. Mong quý Thầy hoặc các quý đạo hữu hiểu biết giải thích cho con ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật!!!
A Di Đà Phật,
Mình niệm Phật trước lúc ăn cơm 10 niệm, hoặc nhiều hơn rồi dùng công đức niệm Phật đó hồi hướng cho cha mẹ của con, cho tất cả chúng sanh đã góp phần mang lại cho gia đình con bữa ăn này, và cũng vì bữa ăn này mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng. Là bày tỏ tấm lòng tri ân báo ân của mình đối với hết thảy mọi người, mọi vật.
Do vậy, ko luận ăn chay hay ăn mặn thì trước khi ăn niệm Phật đều được lợi ích, niệm Phật có công đức của niệm Phật, ăn chay có phước đức của ăn chay, người ăn mặn vẫn có thể niệm Phật được, công đức niệm Phật là bình đẳng.
Ăn mặn niệm Phật đến 1 lúc nào đó sẽ tự nhiên ăn chay, người tham sân si đầy dẫy chịu niệm Phật thì tự nhiên đến 1 lúc tham sân si sẽ chẳng còn tác dụng. Công đức niệm A Di Đà Phật là không thể nghĩ bàn, chớ nên hoài nghi. Chúng ta hãy cứ hết lòng chí thành mà niệm A Di Đà Phật, lâu ngày dài tháng sẽ thấy được lợi ích.
A Di Đà Phật.
A di đà phật
Xin cho con hỏi: con biết đến phật pháp được hơn 1 năm, mặc dù chưa quy y tam bảo nhưng con vẫn thường an chay 2 ngày trong 1 tháng và thường ngày cũng hay đến chùa tụng kinh vào buổi tối. Thời gian gần đây con bị 1 hiện tượng như là vong nhập mỗi khi cơ thể yếu hoặc tinh thần bất loạn là sẽ bị như vong nhập và thường ko kiểm soát được hành động mặc dù trong tâm thức vẫn nhận thức được nhưng hành động thì giongí như bị sai khiến dẫn dắt chỉ đến khi niệm phật và nghe kinh a di đà thì dần dần mới hồi tỉnh và thân thể rất mệt mỏi. Từ luc bị như vậy tối con thường mở kinh a di đà để như vậy nghe và ngủ đến sáng, và ở nhà dù ko có thờ phật nhưng con cũng hay đọc một kinh a di đà a nhà như vậy có được ko ạ. Để thoát khỏi tình trạng này con phải làm gì để thoát khỏi con ma đang rình rập dụ dỗ con làm những điều xấu như trước đây.
A di đà phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn An Na,
Triệu chứng của bạn như vậy thật không tốt. Nguyên nhân rất có thể trong quá trình tu học tâm bạn luôn thường hướng tới những cảnh giới trong cõi vô hình, hoặc ám ảnh, sợ hãi hay thường tỏ ra quá uỷ mị nên luôn có những ảo giác như vậy. Bạn phải khởi nghĩ mình hoàn toàn khoẻ mạnh, tỉnh giác. Muốn thế, khi tu học, tâm bạn phải chuyên nhất, nghĩa là không sanh tâm vọng cầu bất cứ một điều gì (VD: cầu chứng đắc, cầu thần thông, cầu niệm tâm bất loạn, cầu tài lộc…) tất cả những vọng cầu này là nhân chiêu cảm những cảnh giới bất thiện và nếu hàng ngày tâm bạn thường hướng tới, theo đuổi những cảnh giới đó, rất có thể sẽ chiêu cảm những chúng sanh vô hình (những người có cùng tần số như bạn) và họ sẽ trở thành bạn đồng hành của chính bạn. Do vậy khi tu học, tâm luôn giữ chánh niệm. Tâm chánh niệm sẽ luôn đồng với tâm của Phật và Bồ tát, cũng vì thế, khi bạn niệm Phật, hay tụng Kinh A Di Đà sẽ có năng lực xua đuổi tất cả những tà niệm dấy khởi trong tâm, và những cảnh giới bất thiện cũng không có cơ hội để xâm nhập hay điều khiển tâm của bạn.
Khắc chế: Phải luôn thường niệm Phật mọi nơi, mọi chốn. Kết hợp hàng ngày tụng kinh A Di Đà và làm các việc phước thiện khác (phóng sanh, bố thí, ấn tống kinh sách Phật học…) rồi hướng công đức cho tận hư không giới chúng sanh và các oan gia trái chủ của bạn, nguyện họ được siêu sanh và vãng sanh Tịnh Độ.
Quan trọng: Nhất tâm không khởi nghĩ mình đang bị ma ám. Bởi nếu bạn luôn khởi nghĩ đến ma=tâm sẽ chiêu cảm cảnh giới ma và ma sẽ lập tức tới thăm bạn; thế vào đó là luôn nghĩ đến Phật, và những khi tâm hoảng loạn, hãy dùng tôn tượng, ảnh Phật (tam Thánh) để quán tưởng mà đối trị lại. Ngày qua ngày tâm bạn sẽ an lạc.
Chúc bạn tỉnh giác tu đạo
TN
a di đà phật!!!
Dạ sư thầy cho con được hỏi,như ở trên có một chị hỏi chị mở máy nghe kinh vào buổi tối trước khi đi ngủ sư thầy có trả lời rằng không nên bởi vì khi mở kinh sẽ có các vị thần xuất hiện nếu thấy chị đó với tư thế ngủ không được dễ coi thì sẽ chê trách rồi bỏ đi mình mang tội.và phần con thì con thường hay niệm chú đại bi vào mỗi buổi tối trước khi ngủ,nhưng con nằm và không niệm thành tiếng mà con nhắm mắt và niệm bằng tâm cho đến khi buồn ngủ rồi ngủ luôn.như vậy thì có gì không tốt không ạ,kính mong sư thầy chỉ dạy.con xin cảm ơn ạ!!!
Việc bạn trước khi ngủ mà niệm thầm chú Đại Bi là tốt lắm, nên duy trì thường xuyên nhé.
Còn việc mở máy nghe Kinh vào buổi tối trước khi đi ngủ thì tốt nhất nên mở máy nghe Kinh ở phòng thờ hơn là phòng ngủ, mình lên phòng thờ ngồi nghe rồi khi nào buồn ngủ mình xuống ngủ, còn nếu ko có phòng thờ mà nghe Kinh trong phòng ngủ thì nên nghe bằng headphone thì tốt hơn.
Còn nếu có ý để máy nghe Kinh cho chư vị hữu duyên ở tầng ko gian khác như Thiên thần, thổ địa thì chỉ nên để máy phát Kinh trên phòng thờ mà thôi, ko nên để trong phòng ngủ…vì phòng ngủ là để…ngủ, mỗi phòng có công năng khác nhau vậy.
Tuy nhiên, đó là sự lựa chọn của mỗi người. Ở đây TT chỉ tùy duyên chia sẻ thiển ý của mình mà thôi, vì TT nhớ Đại Sư Ấn Quang dạy rằng “Một phần thành kính thì được môt phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích”.
A Di Đà Phật.
Gửi các sư:
Con là một người hay suy nghĩ nhiều chuyện không đâu,hôm nay con có tâm sự không biết nó cùng ai và tự dưng con muốn nghe lơì khuyên của Phật lời khuyên để giúp tâm thanh thản hơn.Con năm nay 16 tuổi sống phải sống trong sự đông đúc của trường nội trú từ năm 12 tuổi,với nhiều người bạn có tính cách khách nhau.Rất nhiều lúc con rất chán nản, có lúc còn nghĩ đến cái chết.Như những lúc bị điểm kém tự thấy bản thân mình vô dụng quá rồi lại suy nghĩ lung tung .Con biết mình không nên ghen tị với người khác làm gì nhưng khi học cấp 2 đến giờ con vẫn luôn bị mọi người chê là xấu,nhiều lúc nhìn ngươì khác xinh đẹp hơn mình cũng ghen tị lắm chứ.Con cũng biết chả có gì là hoàn hảo cả,có cái này thì mất cái kia.con đã có một gia đình hanh phúc rồi còn gì nữa .Con quá tham lam phải không?. Con thì từ nhỏ đến giờ chắc cũng đã sát sinh,thực sự nây giờ con cũng muốn an chay lắm nhưng con đang rất là gầy và chắc là sống trong môi trường này có lẽ cũng không thể.Nói về đạo làm con thì con cũng không phải là không có hiếu,con ngoan hơn mấy đứa bạn khác cùng tuổi tại vì sống ở nông thôn ,và thực sự cũng biết suy nghĩ.
Bây giờ con muốn Sư cho con một lời khuyên làm thế nào có thể để cho tâm thanh tịnh.không suy nghĩ lung tung và làm được nhiều côn việc tích đức sau này.
Chào con gái,
Tâm muốn thanh tịnh thì ban đầu con phải biết lìa xa những sự ô nhiễm: Truyền hình bạo lực, internet, sách báo vô bổ, bậy bạ,…làm dơ bẩn ô nhiễm cái tâm của con. Con ko lìa xa chúng thì tâm khó mà thanh tịnh, nếu ko nói là ngày một ô uế, bất tịnh hơn…
Cách xa lìa chúng thật ko dễ, nhưng cái gì cũng có cách – Chú gợi ý một vài cách sau cho con tham khảo – Khi con rảnh rỗi thì con nên làm những việc sau:
– Dành nhiều thời gian chăm sóc Cha Mẹ/Ông Bà (ưu tiên một)
– Nghe bộ Đĩa “Hạnh Phúc Nhân Sanh” nhiều lần:
https://www.youtube.com/watch?v=JI073oHrX_w&list=PLFp-TCPxl7gs9LBdfqOEK-vprdJZKQWIO
– Niệm A Di Đà Phật
– Lên website duongvecoitinh đọc/học Phật pháp
– Tham gia các hoạt động thiện nguyện trên trường hay các hội đoàn.
– Chọn một môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe
– Ăn nhiều rau củ hơn là ăn thịt. Rồi từ từ sau này con ăn chay được thì lại càng hay.
Những việc trên đều trong tầm tay của con, chẳng thể nghĩ là mình ko làm được, vấn đề chỉ nằm ở chỗ mình có chịu làm hay không mà thôi, phải ko con?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Dạ thưa thầy ! Thầy cho con hỏi gần đây con ngủ rất khó và hay mơ linh tinh . Mơ thấy ma quỷ và đánh nhau với nó . Có hôm còn mơ thấy linh hồn của mình bay đi tìm thân thể .. Xong dồi nghe moi người nói con đọc kinh giai thoát và chú đại bi .con không thay mơ nữa . Nhưng cứ mỗi tối nhắm mắt vào ngủ con rất nhiều vầng sáng toả ra xung quanh đó có rất nhiều hình ảnh dồi nguời muốn vào trong mà không đuợc . Xin thầy giúp con hiểu và con phai làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Con xin cảm ơn thầy.
A Di Đà Phật. Chào bạn Yên Hải,
Trước khi đi ngủ, bạn đứng hoặc ngồi quay mặt về hướng Tây nhắm mắt lại tưởng nghĩ đến cõi Tây Phương Cực Lạc mà niệm thầm hay ra tiếng (tùy duyên tùy thuận):
“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật” (10 lần)
Sau đó nếu thuận thì nằm xoay mặt nghiêng bên tay phải về hướng Tây mà lặng lẽ thầm niệm “A Di Đà Phật” đi vào giấc ngủ. Đơn giản tập làm như vậy thôi khi trước khi đi ngủ thành thói quen.
MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT
Trong kinh nói: “ Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A Di Đà phóng quang nhiếp thọ.
7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Yên Hải,
Tất cả chỉ là mộng cảnh, đã là mộng thì không thật, do vậy bạn chớ nương chấp vào đó rồi sanh hoảng loạn.
Khắc chế: Bạn hãy thực hành niệm A Di Đà Phật mọi nơi, mọi chốn và trước khi ngủ hãy thực hành quán tượng hay tôn ảnh Tây Phương Tam Thánh, rồi niệm Phật để phá bỏ những dị cảnh trong mộng.
Quán tượng là ghi nhớ hình ảnh Tam Thánh vào bộ nhớ của mình, giúp hình ảnh đó luôn thường trực trong bộ nhớ.
Niệm Phật là nhiếp tâm khắc chế vọng tưởng. Luôn nhớ nghĩ đến mộng và cảnh mộng=vọng tưởng.
Chúc bạn dũng mãnh và mau chóng vượt qua.
TN
Dạ Nam mô A di đà phật. con có điều muốn hỏi. Con không hiểu sao tối nằm ngủ thì hay bị bóng đè, cách đây khoảng 4 năm mình hay nằm mơ thấy cảnh một người đàn ông ngủ với mình. Mình cũng sợ hay để cái dao trên đầu giường ngủ thì thấy không bị nữa. Gần đây, có lần mình đi ăn bún riêu. mình ăn xong định dắt xe đi bà bán bún riêu tự dưng nói mình về đi giải căn đi không là không lấy chồng được đâu. Mà xưa giờ mình quen ai rồi cũng chia tay dù họ rất thương mình, mình cũng không biết tại sao.Mình nghe cũng sợ. Không biết sao. Mọi người có thể cho mình lời khuyên với ạ.Tối mình ngủ hay mở kinh nam mô a di đà để nghe khi ngủ.Thấy dạo này mình không mộng mị nữa.Nếu có người âm theo mình thì mình phải làm sao để họ được siêu thoát mà không theo mình nữa
A Di Đà Phật,
1. Bóng đè là hiện tượng phổ biến: Do chúng ma quỷ có duyên với ai đó, đến lúc phước của người đó suy kém, thể trạng mệt mỏi thì họ đến quấy phá, chọc ghẹo, xem thường. Chỉ cần đoan chính lại tâm mình, tích cực đoạn ác tu thiện, hiếu thuận cha mẹ, ăn chay, niệm A Di Đà Phật thì ko bao giờ bị bóng đè nữa. Nếu tâm ko thiện thì là tâm ma, mà tâm ma thì cảm lấy ma quỷ hay đến quấy phá vậy, là đạo lý nhân quả, người chân thật thiện lành thì ko bao giờ ngủ bị bóng đè.
2. Chuyện vợ chồng là duyên tiền định, ko đủ duyên nợ thì ko thể thành vợ chồng. Ko nên nghe tin đồn đại, mà hãy gìn lòng giữ ý, đoan chính thân tâm, thường gần gũi bạn hiền, trân trọng bản thân và cẩn trọng trong việc kết giao với bạn khác phái. Chọn bạn lành mà gần gũi, mà kết giao, cũng nên tham khảo ý kiến của cha mẹ, vì cha mẹ nhìn người chuẩn hơn mình, có thể giúp cho mình chọn được 1 người bạn tốt. Tình yêu là 1 thứ quý giá và mỏng manh, chỉ nên xây dựng tình yêu trên nền tảng là tình bạn chân thật thì tình cảm đó mới được lâu bền.
3. Người biết tu tâm dưỡng tính, hướng thiện làm lành thì ko cần phải quan tâm đến người âm theo hay ko theo. Bạn nên học tập theo cách này, đừng có ý muốn chuyển đổi người khác, mà trước tiên phải thay đổi bản thân mình, phải tự mình làm chủ vận mệnh của mình. Khi tâm mình đã thật sự thiện, biết hiếu kính cha mẹ, tôn sư trọng đạo thì tự nhiên người và sự vật quanh mình sẽ tốt hơn lên, người âm nếu có theo mình thì họ cũng tốt hơn lên, cũng là trong âm thầm hỗ trợ cho mình, tu tập niệm Phật cầu giải thoát. Muốn như vậy mình phải thật sự chịu tu, chịu làm, phải đoạn ác tu thiện, tích phước sâu dày.
Chớ nên có cái niệm mê tín, cầu thầy bà nào đó mà giải vong, giải căn,v.v…tất cả đều là việc làm vô ích, tiền mất tật mang, si mê điên đảo. Đây chẳng phải là việc mà người thiện làm.
Bạn nên xem và học tập theo tấm gương Viên Liễu Phàm trong cuốn Làm chủ vận mệnh, thật thà học theo, thì rất là nhanh vận mạng của bạn sẽ được chuyển biến tốt hơn:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Bạn nhớ nhé: Học Phật chính là chuyển tâm mình, từ xấu thành tốt, từ tốt thành tốt hơn, đơn giản chỉ có vậy. Chứ chẳng phải chạy đông chạy tây cầu thần, khấn Phật ban phước, tiêu tai giải nạn giúp mình…Đó là mê tín, là tạo tội đấy, chúng ta phải nên biết điều này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Quý Thầy cho con hỏi. Khi ngủ con thường đeo tai phone nghe kinh lăng nghiêm. Như thế có được không ạ?
A Di Đà Phật,
Giờ nào việc đó thì sẽ tốt hơn, khi nghe pháp thì phải tận hết lòng thành kính thì may ra mới có được lợi ích, chớ nên xem việc nghe Phật pháp như…nghe nhạc thế tục.
Lúc nghe phải chuyên tâm chăm chú, chẳng nên xao nhãng làm hai ba việc, vừa nghe pháp lại…vừa ngủ, như vậy thì nghe pháp chẳng thể sâu, pháp của Phật khi đó chẳng phải là…thuốc ngủ rồi sao? Nghe rồi thì ngủ được ngon…Việc này là sự lựa chọn của mỗi người, nhưng hi vọng tất cả chúng ta nghe pháp ai nấy đều được lợi ích, đều có thể khai mở trí huệ, nhìn thấu, buông xả ngày một nhiều hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ, con cảm ơn thầy Tịnh Thái rất nhiều ạ.Lời thầy dạy con xin ghi khắc và học làm theo.Con cũng đang cố gắng để làm chủ được tâm mình bằng cách học ngồi thiền, làm nhiều việc tốt, nghe pháp và cũng cố gắng bớt sân si.Trước giờ con cứ nghĩ con không sống ác, không làm hại ai, sống tốt với cha mẹ là được nhưng con rất hay tức giận rồi hay suy nghĩ buồn bực, lung tung, hay nhăn nhó.Thầy nói rất đúng không nên có suy nghĩ thay đổi người khác mà hãy thay đổi bản thân mình trước, làm chủ được bản thân mình. Con xin cảm ơn thầy nhiều lắm. Nam mô a di đà phật
Dạ,Nam mô a di đà phật!
Con có điều muốn được hỏi ạ!Con cg là một người con của cửa ra Phật!Con có một ước nguyện là được nương nhờ cửa Phật và nguyện theo cửa Phật đe tu tập cho bản thân mình cũng như cho gia đình và chúng sanh nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép con còn nghiệp duyên với đời chưa dứt nên chưa thực hiện ước nguyện!Nên con muốn được hướng dẫn tu tại gia thế nào cho đúng ạ!:Bình thường con hay ra chùa vào ngày 1 và ngày rằm,cũng thường phát tâm cúng dường tam bảo,phát tâm xây dựng chùa,làm từ thiện và phóng sanh,…Còn ở nhà hay lúc rảnh ở cơ quan con hay tụng niệm chú đại bi,kinh diệu pháp Liên HOA,…nhưng cũng ko đc thường xuyên cho lắm vì điều kiện thời gian ko cho phép!Con buồn vì mình mới học,mới làm được quá ít mà cũng ko biết bắt đầu từ đâu tất cả chỉ là theo tâm con thế nào con làm thế!Vì tuổi trẻ cũng như sự hiểu biết ít về con đường tu tập nên con rất mong được các thầy chỉ cho con làm thế nào để tu tập cho đúng ạ: ví dụ như: ở nhà con muốn đọc kinh niêm Phật thì nên làm thế nào,các bước như thế nào?tụng niệm các loại kinh gì ạ?ngoài tụng niêm thì nên làm những gì nữa ạ!Rất mong được các thấy chỉ dạy cho con ạ!
Thưa Thầy !
Con là người theo đạo Chúa từ nhỏ, nhưng con rất thích tìm hiểu về đạo Phật và cũng có 1 Thầy trụ trì nói con có duyên với đạo Phật.
Con muốn hỏi Thầy 1 chuyện. Khoảng 2,3 năm nay con thỉnh thoảng lại mơ thấy người thân, bạn bè chết. Còn có lúc lại mơ thấy ma quỉ nhập vào người khác, lúc đó con thường cầm chặt tay, chân người đó và đọc lớn A Di Đà Phật. 5,6 lần mơ thấy ma quỉ con đều niệm như vậy và chúng biến mất hết, tỉnh dậy có lúc con thấy rất thanh thản, có lúc lại mệt mỏi.. Thầy cho con hỏi tại sao con hay thấy vậy không ạ..Con cảm ơn Thầy rất nhiều !!!
Vậy thì con có duyên với Phật A Di Đà rồi, con nên dành thời gian nghiên cứu thêm các bài viết trên duongvecoitinh để hiểu “A Di Đà Phật” và pháp môn Tịnh Độ hơn.
Chú Tịnh Thái cũng theo đạo Chúa từ nhỏ giống con vậy 🙂 nên chia sẻ thêm với con vài điều: Thiên Chúa là Cha, còn Phật là Thầy. Con hãy xem như vậy thì việc học Phật của con cùng với việc theo đạo Chúa ko hề bị chướng ngại. Vì Cha Mẹ nào cũng muốn con cái mình có được 1 vị Thầy tốt để học tập, khai mở trí tuệ. Thiên Chúa cũng là như thế, Ngài cũng rất hoan hỉ, vui mừng nếu thấy con học tập cùng với A Di Đà Phật.
Tuy nhiên với người lớn trong nhà thì con nên tế nhị, ko cần phải khoe khoang là con đang học Phật, vì nhiều người trong Đạo Chúa họ chưa hiểu được như vậy đâu, con vẫn là phải rất khéo léo, tế nhị mà học Phật vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
adia phat. Con niem phat cung hon 5 nam . Trong lōng con gio cam thay .luc nao cung binh lang het luc co chuyen vui hay chuyen bun ko biet trang thai nay la gi . Luc nao con cung ko cho khoi niem cua the gian vao trong tam con . Neu co hien trong tam con chuyen gi con deu niem phat diet het . Nho vay con ngo ra nhieu chan ly cua van vat . Va cung nho doc sach kinh nhui cung gop phan hieu van vat vu tru .con ngo ra nhieu dieu lam .
1 la mang nguoi ngan ngui sai 1 toi nho doa van kiep luan hoi. Do luan hoi troi noi tram luan ko biet van chung sanh biet bao gio thanh phat
2 chi can gieo can lanh 1 it nhu bo thi cung duong tam bao . Trong tuong lai se thoat khoi luan hoi se gap phat duoc phat giai thoat
3 tam nguoi nhu tam cua banh xe quay . Neu dung de vong xe quay se thay tam minh nhu la tam minh von dung yen ko xoay chuyen . Ko gi pha hoai dc du bat cu hinh dang gi di chang ….con nua
4 minh ko le loi trong vu tru nay hien tai hay trong tuong deu co phat xuat the thanh dao va chuyen phap luan va nhap niep ban
5 tam minh ac va tam minh thien deu do chinh minh. Neu nuong tam minh se tu hanh se co ngay giai thoat
6 tu hanh phai nuong theo chuong duyen va thien duyen nuong minh lam moi noi deu thanh tuu . Nhung con chi lam 50 %. Viec nay thui
7 con cung nguyen lon nhung tinh con hay tre nai lam
Thay xem con do co phai la ngo dao chua . Adida phat
xin thay hoi am hay gui qua hot thu hay nhan tin con di thay sdt con 0922239939 boi vi con it len day lam ma tim trang nhu cung kho lam luc gap luc ko
kính thưa thầy ! con chỉ mới bắt đầu chính thức hướng tới phật pháp con có 1 câu hỏi muốn hỏi thầy là khi niệm phật NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cùng với niệm NAM MO QUAN THẾ AM BỒ TÁT thì có được không , con băn khoăn mình có làm đúng hay không xin thầy hoan hỉ trả lời giùm con , xin cám ơn thầy
A Di Đà Phật, bạn Hoài thân mến.
Chúc mừng bạn đã bước vào căn nhà Phật pháp này. Bạn có thể niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát đều được cả. Thế nhưng để cho chuyên tâm vào một niệm và cũng mới bắt đầu niệm thì bạn hãy niệm luôn Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật nhé. Vì một câu A DI ĐÀ PHẬT đã bao hàm mọi kinh chú trong đó cả rồi. Một danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT là mật tạng của Chư Phật, tất cả công đức của các Chư Phật thì công đức danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT đã bao hàm hết. Chính Bồ-tát Quán Thế Âm còn khuyên tất cả chúng sanh nên niệm A DI ĐÀ PHẬT cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới nữa đó bạn. Do tâm người phân biệt nên cho rằng hễ niệm Quán Âm thì cầu cho tai qua nạn khỏi, còn niệm Di Đà là cho người chết được vãng sanh. Vì tâm này nên đa phần thích niệm Quán Thế Âm với tâm cầu bình an. Chúng ta cho dù niệm danh hiệu Di Đà hay Quán Âm với tâm cầu vãng sanh thì tốt, chỉ ngại tâm người có sự phân biệt nên mới khuyên chuyên niệm danh hiệu Di Đà hầu lúc sống có thể tiêu tai giải nạn, khi mất liền theo nguyện của Phật mà được vãng sanh. Cho nên chỉ cần bạn đặt tâm một chỗ, một niệm A DI ĐÀ PHẬT thì quá tốt, quá đủ rồi. “Linh bất linh tại ngã”, nghĩa là “Linh hay không linh là do mình mà thôi”. Tâm chí thành, chí kính, niệm niệm đều nghĩ tới Phật, tâm thành tất linh. Chỉ là vậy mà thôi.
Trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Ấn Tổ có Phúc đáp câu hỏi của Cư sĩ Trác Trí Lập như sau:
Hỏi: Thế tục chuyên coi niệm Phật là để tiễn người chết, còn niệm Quán Âm nhằm giữ lại mạng sống. Vì thế, kẻ tu Tịnh Độ chưa tinh ròng và người chưa già khi lâm chung phần nhiều do luyến tiếc cõi đời liền niệm Quán Âm. Người trợ niệm phần nhiều ngã theo ý này hoặc thuận theo ý muốn của gia quyến cũng niệm Quán Âm để trợ niệm, chứ không niệm Phật. Nếu lành bệnh thì cố nhiên không áy náy gì. Chứ nếu không, đã gây trở ngại cho sự linh cảm do xưng danh, mà còn làm lỡ làng cơ duyên sanh Tây. Con chẳng biết nếu gặp phải hạng căn tánh ấy phải nên dùng biện pháp ra sao thì mới viên thông? Có phải là trước hết niệm Quán Âm để giữ tánh mạng cho họ rồi đến khi họ đã chết bèn chuyển sang niệm Phật để tiễn đi hay chăng? Hoặc là từ đầu đến cuối chuyên niệm Quán Âm cũng có thể khiến cho người chưa hết tuổi thọ sẽ được lành, tuổi thọ đã hết sẽ sanh về Tây Phương ư?
Đáp: Con người bị bệnh nặng liền hãy nên có ý tưởng vãng sanh, nhất tâm niệm Phật. Nếu tuổi thọ chưa hết sẽ do niệm Phật mà được chóng lành (A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Thọ, nghĩa là tiêu tai, kéo dài tuổi thọ). Còn như vì người khác trợ niệm, há nên vì họ niệm Quán Âm, lại còn cầu thọ cho người ấy? Cứ niệm Phật, chưa hết tuổi thọ cũng có thể kéo dài mạng sống. Niệm Quán Âm thì không có tâm cầu được vãng sanh. Nếu tuổi thọ đã hết sẽ làm hỏng chuyện. Không phải là Niệm Phật sẽ nhất định chết, niệm Quán Âm nhất định chẳng thể vãng sanh. Chỉ vì kẻ si không có tâm niệm cầu được vãng sanh nên cũng chỉ tạo thành một thứ nghiệp cảm gây hỏng chuyện mà thôi! Vô Lượng Quang là tiêu tai, Vô Lượng Thọ là diên thọ (kéo dài tuổi thọ). Niệm A Di Đà Phật công sức đến cùng cực còn được thành Phật, há lẽ nào niệm Phật chẳng thể kéo dài tuổi thọ, khiến cho chóng chết ư?
Vài chia sẻ. Chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật. Chào bạn Hoài,
Bạn niệm phật NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cùng với niệm NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT thì vẫn được trong thời khoá hàng ngày của bạn quy định. Còn khi đi đứng nằm ngồi ngoài thời khoá ra thì cố gắng tuỳ duyên hễ nhớ Phật là chỉ chuyên niệm Phật 6 chữ hay 4 chữ tuỳ sở thích bạn cảm thấy an lạc thanh tịnh trong đời sống thực tế hàng ngày. Điều quan trọng là cái TÍN tâm chí NGUYỆN một lòng duy nhất không NGHI ngờ Bổn Nguyện của Phật A Di Đà ngoài cái thời khoá ra cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc đời.
Trên con đường tu tập bạn sẽ gặp nhiều thử thách thuận hay nghịch cảnh cho nên nếu lòng tin không vững, chí nguyện không lập thì dễ bị thói tâm Bồ Đề. Chúc bạn tin tấn niệm Phật (tỉnh giác) đồng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
(Trích từ Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư)
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html?start=6
3. Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm). Ta đã tìm được con đường giải thoát yên ổn, lại nỡ nào để cho đấng sanh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn, chìm trong biển khổ ư? Huống chi giữa cõi đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự hiểm nguy như hiện nay, nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hóa lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước nhiều. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh tất sẽ mãn nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Con thật may mắn khi tình cờ mà vào đuợc trang này và đọc đuợc rất nhiều điều bổ ích. Con hiện đang là giáo viên mầm non của 1 trường miền núi ở thành phố Yên Bái. Con biết đến Phật cũng đã mấy năm nay rồi. Từ khi con còn nhỏ đã đuợc bố mẹ đưa đi lễ ở điện( nơi những người có căn số lập điện). Và năm con đi làm 2009 con đã tự mình đi lễ tại chùa, con xin công việc, xin mua xe đều thuận lợi. Đến năm con găp 1 người mà bây giờ là chồng con, a ấy có công việc ổn định và hiện đang học bác sỹ tại thành phố Thái nguyên. Hồi chúng con chưa lấy nhau con đã lên chùa xin cho găp và lấy đuợc người có công việc ổn định. Và cuối cùng con đã lấy đuợc a ấy. Đến bây giờ chúng con đã cưới đuợc gần 3 năm. Hiện tại chúng con chưa có con và con đã đi khám kết quả là a ấy ko có cái mà đàn ông có để có con( con xin lỗi vì ko tiện nói thẳng). Chúng con đã uống thuốc nhiều nơi, nhg kết quả vẫn không khác gì. Bình thường con vẫn hay đi chùa để cầu sức khoẻ, công danh…và bây giờ con thường niệm phật vào hàng đêm. Con xem trên mạng thì đọc đuợc nếu không có con phải niệm Nam mô dĩ nhân đắc nam nữ Quan thế âm bồ tát. Và tụng kinh phổ môn. Hiện tại con đang tụng kinh phổ môn, kinh sám hối. Và còn tụng 1 quyển kinh nhỏ mà đợt con đi chùa đuợc các thầy phát cho. Nhưng đôi khi con vẫn quên không tụng, không đọc, lúc nào nhớ thì con thường niệm A di đà phật ngay. Hay đi đâu xa, làm gì, đi thi… Con đều niệm a di đà phật. Nhưng con thi thoảng trong giấc ngủ vẫn bị ác mộng và bị bóng đè. Nhất là khi con ngủ ở lớp con rất hay bị bóng đè. Trong cuộc đời con chưa bao giờ nhìn hay mơ thấy ma mãnh nhưng cách đây không lâu con đã mơ thấy nó lè lưỡi trêu con. Hôm đấy thì con rất mệt nhưng con liền tỉnh dậy đuợc luôn. Con biết khi niệm Phật mình phải có tâm. Hay là tâm con vẫn còn vướng bận điều gì? Hay đôi khi con vẫn còn nói dối, còn có nhiều giục vọng khác. Chồng con thì trẻ con, ham chơi. Mặc dù biết mình khó có con nhưng không chịu kiêng khem, tính tình hay nổi nóng. Dạo này đi học nên rất ít cùng con đi chùa. Trước còn hay đi nhưng giờ thì rất ít. Vợ chồng con rất hay cãi nhau, con và thậm chí mẹ a ấy nói 1 câu khuyên a ấy bớt ruợu chè tu tâm uống thuốc nhưng a ấy cáu luôn. Con biết bản thân là 1 người vợ con vẫn còn hay nói nhiều, hay theo dõi a ấy trong khi a ấy không muốn. Chúng con thậm chí đã đánh nhau. Con không biết nên làm gì nữa ạ. Hồi con chưa lấy chồng con đã từng bỏ thai 3 lần. Con biết con đã sai và con đã sám hối. Có lẽ vì vậy nên giờ con phải gánh chịu những nỗi đau này. Con mong các thầy chỉ dạy cho con, con nên làm gì bây giờ ạ? Điều con mong muốn là có 1 mụn con và cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Con xin cảm ơn ạ
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Bạn Nguyễn Lý thân mến, đọc được những lời tâm sự của bạn mình thật sự rất muốn chia sẻ cùng với bạn vài lời.
Lời đầu mình chúc sức khỏe đến gia đình bạn.Đàn ông thường tánh tình rất nóng nảy chồng của mình cũng vậy.Theo lời bạn nói thì chồng bạn ko có cái mà đàn ông có để có con theo mình nghĩ thì chồng bạn không có (TT) phải không.Ở chỗ mình cũng có một chú làm ở trạm y tế cũng không có (TT) nên kg có con.Nhưng mình nghe hòa thượng Tuyên hóa thuyết giảng ai mà trì chú đại bi tâm đà la ni trong 3 năm thì cầu chi được nấy.Chúc bạn thành công.