Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.
Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.
Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. Bạn có thể vào trang web http://www.successconsciousness.com và bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.
Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:
– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Remez Sasson
Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)
A DI ĐÀ PHẬT. TP khuyên Hiền cứ nên niệm Phật, cứ niệm đi đừng sợ các chướng ngại đó, nương vào câu Phật hiệu này, sám hối nghiệp chướng của mình hằng ngày, nếu các chướng ngại chùng chình trước mắt, Hiền có thể niệm Phật, bởi nếu không niệm thì sẽ có thể tâm bị lôi kéo, phiền não ập đến thì không được, Phải niệm Phật để cho tâm thanh tịnh, mặc cho các chướng đó, quan trọng là niệm Phật được vãng sanh, lên Cực Lạc rồi thì chẳng có phiền não.
Dạ. Con sẽ cố gắng ạ. Cảm ơn Thượng Phẩm nhiều lắm ạ
Thật sự rất muốn được thanh tịnh . Và đang bắt đầu về nk bỏ qua phiền muộn lo lăng không nghĩ về nó có gọi là tịnh không
Tâm không tịnh chủ yếu tôi thấy còn vương vấn chuyện tình cảm . Nếu bỏ qua chuyện tình cảm mình có thể tịnh không ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Phi!
Để tâm được thanh tịnh là điều rất khó. Chúng ta ngồi ở đây, nhưng đầu óc thì nghĩ ngợi lung tung, tâm đang chẳng định, vì không định nên không thể gọi là thanh tịnh được. Không thanh tịnh thì goi là phiền não, là tạp niệm. Tạp niệm loại thô thì dễ nhận thấy, tạp niệm loại vi tế thì khó nhận thấy. Bạn nhớ da diết một cố gái/một chàng trai, bạn muốn gọi điện, muốn nhắn tin, muốn đến nhà cố ấy/anh ấy- bạn goi đấy là phiền muộn, bạn dễ dàng nhận thấy; song nếu bạn gặp một người, đêm về bạn hình dung gương mặt của người ấy- đấy cũng là một loại phiền muộn rồi.
Muốn tâm thanh tịnh thì phải có phương pháp, phải dùng phương pháp. Phương pháp đó là tu hành, với người tu Tịnh độ như chúng tôi thì niệm Phật- Niệm A Di Đà Phật để loại trừ phiền não. Nếu bạn chẳng phải là người tu hành thì hãy để tâm mình bình an (chứ không phải là thanh tịnh) bằng chọn một cách sống giản đơn; cho đi lòng nhân ái mà không đòi hỏi sự nhận lại; xét cuộc sống ngắn ngủi mà nâng niu từng phút giây còn được sống bằng những việc làm có ích cho đời; chớ lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc làm vô bổ.
Đời ngắn lắm, bình minh đó, thoáng chốc đã xế tà!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con là người xấu tính. Hôm qua con đi chơi với bann con và một người nước ngoài con mới quen. Con thấy bạn ấy và anh ấy trò chuyện, chụp ảnh với nhau rất vui. Con thấy ghen tị với bạn con. Cô ấy béo như con nhưng xinh hơn con. Cô ấy tự tin còn con thì tự ti. Con thấy ghen tị khi anh ấy đối tốt với bạn con. Có lẽ vì bối cảnh và nhiều thứ của anh ấy giống con người con thích. Con sợ là con đang ghen tức với bạn con vì người kia giống người con thích mà có khi sợ con thích người ta chứ khônh phải vì giống người kia. Dạo gần đây con cũng hay nghĩ xấu về bạn con vì cô ấy ko lo học hành mà cứ lo kiếm tiền làm thêm, rồi chuyện bạn bè cô ấy. Thấy cô ấy ko hiền giống như khi quen con. Con sợ quá. Con ko muốn ghen tị với cô ấy, không muốn yêu hay thích ô nước ngoài kia mà chỉ muốn coi là ng con sẽ giúp đỡ thôi. Con phải làm sao để tâm thanh tịnh được ạ. Con chán ghét chính mình quá ạ
Cuộc sống con rất hay thất bại làm con nản lắm, ước mơ con có lẽ sẽ không thành sự thực, tương lai con không biết ra sao nhưng giờ con đang rất hỗn loạn. Mọi sự bất bình tràn ngập đến nhanh tới mức con trở thành kẻ hay khóc, con rất cần lời khuyên. Con cũng đang sống kín đáo, không mạng xã hội, không giao lưu với bạn bè xấu tính, nhưng nó lại hại con. Gia đình lại hay xảy ra cãi vả, con không biết nên làm gì nữa. Con không có tình cảm với người khác giới vì con trải qua 1 mối tình tan vỡ rồi, con chỉ mong có đủ lý trí để phấn đấu mà thực hiện ước mơ sau này của con, con mong gia đình bình an, vậy con phải làm gì đây ?
Như- cậu giống mình của trước kia quá. À mà không. Hoàn cảnh của cậu còn đỡ hơn mình. Cậu thất bại nhưng ít ra cậu biết đó là mục tiêu mà cố gắng. Thất bại là mẹ thành công. Còn mình. Sống vô định không có mục đích. Học như kiểu ép buộc vì không có cảm hứng. Cậu có ước mơ rồi thì dù có khó khăn ra sao hãy cố theo đuổi nó đi. Đừng như mình – một đứa còn vô định hơn vì không biết tương lai mình muốn và sẽ làm gì. Bạn bè ư? Mình nghĩ cậu nên tìm một người bạn để tâm sự. Sống khép mình không phải là tốt đâu. Vì mình không có bạn nên lúc nào cũng thấy cô đơn. Kết quả là mình bị chìm đắm trong mạng xã hội. Mình sống ảo với chính bản thân mình , luôn khao khát có người yêu để có động lực học và có người tâm sự cùng mình. Nhưng mình biết mọi sự đều do quả của kiếp trước mình gây ra. Mình đi xem bói thầy bói nói mình có cô thần chú độc chiếu mệnh nên luôn thấy cô độc , không bạn bè , không người yêu. Nhưng mình tin vào Phật Pháp. Chỉ cần mỗi ngày đều hướng tâm tới Phật Pháp mình tin mọi thứ sẽ thay đổi. Điều mình mong muốn cũng sẽ được tốt hơn. Thêm vào đó. Mình cũng muốn giúp đỡ người khác thật nhiều để cải thiện đi nghiệp xấu của bản thân kiếp trước. Chỉ cần tâm tịnh thì mọi suy nghĩ cũng sẽ tịnh theo. Mình không phải người thấm nhuần giáo lí của Phật pháp nhưng cậu hãy nghe mình. Mỗi ngày những lúc khó khăn hãy niệm Phật Pháp cho tâm thanh tịnh. Mọi thứ rồi sẽ tốt hơn thôi.
con là người rất nhạy cảm nên hay suy nghĩ rất nhiều nên đầu óc lúc nào cũng rất nặng nề và mệt mỏi con biết là k tốt nhưng con k thể ngừng suy nghĩ được có cách nào để đầu óc mh giảm bớt suy nghĩ đi k ạ
Bạn hãy chuyển đổi ý niệm thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp bạn ạ. Tức là hiện tại bạn đang suy nghĩ rất nhiều về mọi chuyện (nhà Phật gọi đấy là vọng tưởng), thì bạn hãy chuyển các ý nghĩ ấy thành ý nghĩ “A Di Đà Phật”. Khi nào vọng tưởng khởi lên, bạn hãy lập tức niệm câu “A Di Đà Phật” để thay vào. Khi niệm Phật, bạn hãy cố gắng lắng nghe từng âm từng chữ cho rõ ràng đừng để chữ lạc mất. Khi tai nghe lờ mờ chữ được chữ mất tức là bạn đang lạc vào vọng tưởng, hãy lập tức tập trung lại, kéo ý niệm niệm Phật trở về và nghe câu Phật hiệu cho rõ ràng. Bảo đảm sau 6 tháng bạn sẽ cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện tại và sau khi niệm Phật.
Bạn đã đến được website DVCT này tức là từ trong túc kiếp bạn đã có duyên với việc niệm Phật (hay còn gọi là pháp môn Tịnh Độ). Niệm Phật rất có lợi bạn ạ, lợi xuyên suốt cả 3 đời chứ chẳng phải chỉ là lợi hiện tại mà thôi. Niệm Phật có thể giúp bạn tiêu trừ nghiệp chướng trong đời quá khứ. Niệm Phật giúp bạn đoạn trừ phiền não trong đời hiện tại. Và quan trọng nhất là niệm Phật có thể giúp bạn vãng sanh Tây Phương sau khi mãn thân người ở, tức là đời vị lai.
Niệm Phật có lợi như thế đấy bạn ạ. Nếu bỏ qua thì uổng phí một kiếp người vô cùng. Ví như người đã lên được núi báu mà khi về lại trắng tay chẳng đem theo được báu vật gì. Thế chẳng phải là khờ dại, ngốc nghếch lắm sao?
Cố gắng lên bạn nhé. Mình tin rằng bạn sẽ làm được mà. 🙂
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mọi người có thể cho mình biết khi tâm tịnh thì đó có phải là chân tâm không. Và khi chân tâm hiển lộ thì các suy nghĩ tiêu cực như buồn chán có hiện lên không vì mìh nghĩ khi tâm mình tịnh mọi vọng tưởng lắng xuống và có cảm giác trống rỗng lại muốn tìm cái cảm giác gì đó… và điều cuối cùng là chân tâm hiển lộ thì mình phải rág giữ gìn như vậy hay là cứ sống tự nhiên theo cái tâm này và nếu mình buông thả thì tâm có bị mất đi sự thanh tịnh ko.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
Tâm tịnh=Cõi Phật tịnh. Phật tịnh=không vui, không buồn, nhưng không phải không ngơ. Còn khởi tiêu cực, buồn chán, còn có trống rỗng, muốn tìm cầu gì đó=vọng niệm, chẳng phải tịnh niệm.
A Di Đà Phật
Cư sỹ Thiện Nhân có thể nói cụ thể hơn không.Xin cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
TN xin chia sẻ kỹ cùng bạn về chân tâm và vọng tâm.
*Tâm tịnh có phải chân tâm không?
Tịnh là mọi việc đều thông tỏ, thấy người, thấy vật mà không bị kẹt trong người, vật=bạn đang sống bằng chân tâm của chính mình; hoàn toàn khác tịnh mà gắng tìm mọi cách đè xuống, không cho tâm (ý) khởi lên bất cứ một việc, chuyện gì. Thứ tịnh này gọi là tịnh ngơ, tức chấp không.
*Khi chân tâm hiển lộ các suy nghĩ tiêu cực, buồn chán có hiện lên không?
Chân tâm tức tự tánh thanh tịnh không còn sanh diệt. Tiêu cực, buồn, chán…là cảnh giới của sanh diệt. Hễ còn sanh, ắt còn diệt. Sanh diệt là vọng. Diệt vọng là chân. Nếu bạn sống với sanh diệt mà không bị sanh diệt lôi cuốn=bạn đang sống với chân tâm tự tánh của mình; ngược lại=bạn đang sống trong sanh diệt. Chư Tổ dạy: Nói Không chẳng phải là không có Không đang hiện hữu, mà cái không đó hiện hữu mà chẳng thấy đó là không và chẳng chấp đó là không có không=chân không.
*Để bạn dễ hiểu và có thể quán chiếu để thực hành TN xin lấy VD: Một ly nước đang trong có thể nhìn suốt đến đáy, bỗng ai đó ném nhúm bụi đất vô ly nước khiến ly đó sủi ngầu bụi đỏ rồi vẩn đục từ trên xuống dưới. Muốn ly nước trong trở lại, ắt phải để yên ly, bụi đất sẽ tự lắng xuống. Nhưng muốn ly nước lắng trong hoàn toàn, ắt phải gạn, đổ những bụi đất đã lắng.
Ly nước trong để dụ cho tự tánh thanh tịnh. Bụi đất để dụ cho tham, sân, si, mạn, nghi (gọi chung là phiền não). Ném bụi đất vô ly dụ cho phiền não gia tăng, tự tánh chìm xuống. Để yên ly nước, bụi đất lắng xuống dụ cho việc niệm Phật, nương hồng danh A Di Đà Phật, giúp phiền não giảm, lắng xuống. Bụi đất lắng xuống=Phiền não giảm. Nhưng muốn trừ khử hẳn bụi đất khỏi ly nước, tức trừ hẳn phiền não, phải niệm Phật tịnh niệm tiếp nối, niệm trong vô niệm, vô niệm mà niệm=tự tánh hiển lộ.
Để đạt cảnh giới này chẳng dễ. Hàng ngày khi công phu, ít nhiều chúng ta cũng chợt đạt được cảnh giới này (chợt sống với tự tánh vốn có) rồi lại vụt tan biến. Lý do? Bởi chúng ta quen sống với bụi đất, nay thấy bụi đất bỗng lắng xuống lại thấy lo, hoảng sợ, thiếu thốn. Những ý niệm này chính là vọng, là mê tâm. Chỉ cần ngay lúc vọng, mê tâm khởi, chúng ta dùng A Di Đà Phật để niệm niệm không gián đoạn, lập tức những vọng, mê kia sẽ bị đánh bạt.
Vọng=tâm của chúng sanh chúng ta. Hễ là chúng sanh thì ai cũng có. Hễ vọng nhiều thì chân lắng xuống; chân nhiều, vọng lắng xuống. Thuận hay nghịch đều ở sự quán chiếu và hành trì sáng suốt của mỗi người.
Chìa khoá: Đừng chấp vọng, đừng chấp chân=thanh tịnh.
A DI ĐÀ PHẬT. TP kể cho các vị nghe về một câu chuyện không thể nghĩ bàn, hôm nay có dịp kể luôn: Câu chuyện xảy ra khi TP cùng bố TP xuống thăm người chị của mình đang mang thai, sống cùng chồng ở Hà Nội, TP niệm Phật từ ở trên xe khách xuống bến, gặp rất nhiều người tài xế muốn trở đi vì tính chất công việc của họ, thế nhưng đều cự tuyệt hết, lúc này TP vẫn niệm Phật A Di Đà trong tâm, sau đó, bất ngờ gặp một bác xe ôm, bác này được cái bố TP nói về đường đi thế nào, ông ấy đều nói đâu ra đó, rất thông thạo, liền trở bố con TP về nhà chị, lúc chuẩn bị đi thì thấy chân trời có đám mây đen, trời lúc đó sạm lại như muốn mưa một trận to vậy. Biết vậy, bác tài trở xe nhanh nhẹn cho kịp, TP ngồi lên xe rồi vẫn niệm Phật, nhà chị TP có vẻ xa lắm, nếu không kịp thì trời mưa mất, TP vẫn cứ niệm Phật, đến chỗ thành tâm, và lúc đó kỳ lạ là trên đường Hà Nội thường thì rất đông, nhưng bác tài này len được cả lên trên đám người vượt qua dễ dàng, TP vừa niệm Phật vừa đi qua mấy cái đèn giao thông thì hầu như toàn là đèn xanh, chỉ cần vượt qua thôi. Lúc này, trời vẫn chưa mưa, TP vẫn niệm Phật thầm, còn bác tài lại đi cầu Chúa. Thoáng cái, bố con TP đã đến nơi, kỳ lạ là đến nơi rồi mới bắt đầu mưa nhỏ, sau đó hai bố con vẫn tìm được nhà chị và vào nhà an toàn mà chẳng bị ướt gì nhiều cả, thế mới lạ. TP sau lần đó nghĩ rằng thành tâm niệm Phật có thể an toàn mà được Phật gia hộ vậy, nều mà lúc trên đường TP nghĩ linh tinh nhiều chắc có thể gặp điều bất tư ngì chăng.
Những lúc con ghen tị với người, con thấy mình xấu vô cùng. Con muốn mình than tịnh.adi đà phật
A DI ĐÀ PHẬT. Dạ thưa, trì niệm Đại Bi chú có cần phải nhất thiết ăn chay không ạ? Tại điều kiện không cho phép con ăn chay nên vẫn phải ăn mặn ạ
Nam mô a di Đà Phật.
Dạ thưa. Tâm con hiện giờ đang bị vẩn đục ( con thích xem những thứ liên quan đến tình dục và cảm thấy rất thích ( trên phim ,hình ảnh , truyện tranh ạ). Con biết như vậy là không đúng và ” dơ bẩn “nhưng con như bị nghiện nó vì cảm giác nó đem đến cho con khiến con thoải mái hơn. Con muốn từ bỏ nó nhiều lần. Mỗi khi ngủ dậy con đều tự trách bản thân mình đã ôm điện thoại để tự xử bản thân. Nhưng con lại không bỏ được. Con muốn niệm Phật. Nhưng khi niệm Phật đầu con lại hiện lên những hình ảnh không trong sáng. Con không muốn niềm tin con dành cho đạo Phật bị biến thành thứ như vậy. Nếu con tiếp tục niệm Phật dù ban đầu vẫn có tạp niệm nhưng mai sau khi niệm thành rồi con có được tha thứ cho tội lỗi của con trước đây không ạ.
Con rất mong được phúc đáp ạ
A DI ĐÀ PHẬT. Tâm Đạo Hữu bị vẩn đục bởi các chủng tử dâm dục kia. Tà dâm mang lại quả báo xấu ác mà nay mình bị đắm nhiễm thì phải làm sao đây? “Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục.”Đó là cách trị đó, nhớ là phải có tâm cung kính, thường niệm danh hiệu Bồ Tát, sẽ có ngày tâm Đạo Hữu được thanh lọc những vẩn đục kia mà được trong sạch vậy
Thượng Phẩm.
Con có một số vấn đề về nội tâm không biết ngài có giúp được không ạ. Sao lúc nào về đêm con ngồi thiền mãi mà chẳng có khi nào đầu óc con yên tĩnh hết ạ.
Nhiều lúc muốn vứt hết đi những suy nghĩ để tâm được tịnh mà vẫn không được.
Nếu ngài có đọc được thì giúp con với về công việc về gia đình về bản thân con cảm thấy bị strees quá mệt mỏi rồi.
Xin hãy cho con lời khuyên.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vương,
*Trước hết bạn phải hiểu được khái lược Thiền là gì? Thiền giản đơn nhất là chỉ cho sự tịnh lặng nội tánh của bạn, nói khác là chân tâm vốn có của mỗi chúng sanh, chân tâm này vốn không sanh, không diệt và luôn tịnh lặng như thường có. Câu hỏi đặt ra: Chúng ta vốn có chân tâm tịnh lặng như vậy thì còn tu thiền, niệm Phật, trì chú… làm gì? và tại sao chúng ta luôn sống trong phiền não? Phiền não là gì? từ đâu khởi sanh? làm cách nào để chuyển hoá? đây là hàng loạt câu hỏi bạn phải đặt ra, phải tìm hiểu, đúc kết tu học chân chánh thì mới hiểu được – từ hiểu mới mong chuyển hoá nó.
Ở đây TN vì muốn giúp bạn hiểu và chuyển hoá ngay vấn đề nên đi đường tắt, mong bạn hoan hỉ hồi đáp những điều TN đặt ra nhé:
*Sao lúc nào về đêm con ngồi thiền mãi mà chẳng có khi nào đầu óc con yên tĩnh hết ạ?
– Tại sao bạn phải ngồi thiền?
– Tại sao đầu óc không lúc nào yên tĩnh? Sự không yên tĩnh này từ đâu đến? Chúng là những gì?
*Nhiều lúc muốn vứt hết đi những suy nghĩ để tâm được tịnh mà vẫn không được.
– Nhiều lúc là những lúc nào?
– Bạn muốn vứt hết những suy nghĩ – suy nghĩ từ đâu đến? vứt bằng cách nào? và vứt chúng đi đâu?
– Vứt hết suy nghĩ rồi, tâm bạn có tịnh không? Tịnh rồi bạn làm gì với tâm đó?
Mong bạn cân nhắc thật kỹ rồi hồi đáp nhé. Chúc an lạc.
A DI ĐÀ PHẬT. TP khuyên Đạo Hữu nên có niềm tin chân thật về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh cõi nước ấy, và thường niệm danh hiệu : A Di Đà Phật hoặc Nam mô A Di Đà Phật, thời nay chỉ có Pháp môn Niệm Phật này là dễ thực hành cho mọi căn cơ, có câu:”Niệm Phật chính là thâm diệu thiền”, và Đạo Hữu nên xem thêm bài giảng của Pháp sư Tịnh Không, bài đó tên là: Niệm Phật là thiền định cao nhất. Niệm Phật thành tâm lâu ngày nghiệp chướng phiền não tiêu trừ, tâm được thanh tịnh nhất định Đạo hữu sẽ An lạc trong công việc và đời sống, công năng của câu Phật hiệu này quả thật không thể nghĩ bàn, công đức không thể nói hết được, khi ta thật sự chân thật niệm Phật thì sẽ thấy rõ.
A Di Đà Phật
Bạn Thượng Phẩm,
Tác pháp cho các liên hữu, đặc biệt là mới phát tâm bạn đừng quá nôn nóng mà hỏng đại sự. Trước tiên phải quán xem họ đang vướng kẹt nơi nào và đang cần điều gì để khai thông. Ông A ăn cam thấy ngon, nhưng không phải khi ông B,C,D… ăn vào cũng sẽ cảm được vị ngon như vậy. Trường hợp đó thật không nên khen hay chê là cam hay hay cam dở. Bởi khẩu vị mỗi người vốn dĩ bất đồng.
Các pháp của Phật đều là Phật pháp nhằm khuyến tấn chúng sanh đi tới con đường giác ngộ và giải thoát, do vậy khi tu học chúng ta phải thận trọng, nhất là khi trợ duyên cho mọi người, kẻo sẽ khiến họ vốn sai lạc lại càng thêm mê lạc.
Đôi lời chia sẻ mong bạn đón nhận.
A DI ĐÀ PHẬT. TP sẽ cố gắng để ý hơn, cảm ơn Đạo Hữu đã chỉ điểm. Có chuyện này muốn hỏi Đạo Hữu đó là việc xưng hô với bạn bè đồng trang lứa, có nên xưng mày tao hay ko, bởi TP suốt ngày chỉ xưng tớ cậu từ lâu rồi, đến mức mấy bạn bình thường hay xưng mày tao khi nói chuyện với TP cũng phải xưng tớ cậu luôn, TP sợ xưng hô vậy lâu ngày thành nghiệp ác nơi miệng nên chưa tiện xưng thế lắm.
A Di Đà Phật
Bạn Thượng Phẩm,
Phật pháp là tuỳ duyên. Nếu bạn bè bạn muốn xưng hô mày, tao cho thân thiện thì bạn nên hoan hỉ, đừng chấp nhất mà khiến mọi người khó chịu rồi tìm cách xa lánh mình, như vậy cơ hội độ sanh sẽ không còn nữa.
Bạn học pháp nhưng phải hiểu rõ các pháp vốn không có tướng, hễ có tướng, giả sử như ông-tôi, mày-tao, cậu-tớ, anh-em.v.v…là còn có sự đối đãi. Hễ có đối đãi là còn có vướng kẹt. Có kẹt sẽ sanh phân biệt, từ đó sanh chấp trước rồi khởi phiền não. Tu để giảm phiền não, nay phiền não tăng thì tu không có tác dụng.
Khéo quán trong mọi hành vi làm sao để không ai biết bạn đang tu thì mới thực là khéo tu.
A DI ĐÀ PHẬT. Um, cảm ơn Đạo Hữu Trung Đạo đã phúc đáp
Chồng con nói rất yêu con. Lấy nhau 4 năm đang có với nhau 2 mặt con. Chồng con đi làm xa. Nhưng vài ngày về 1 lần. Con hay ghen. Lên đã thử lập fb của một người là người yêu cũ anh ý để thử. Và nhắn tin với anh đấy. Nói là chia tay chồng đang ở một mình gần chỗ anh đấy làm. Vậy là chồng con đã tìm đến chỗ mà con giả danh để tìm và hẹn đi nhà nghỉ. Nhưng con đã nói dối và anh đấy đến đã k gặp được. Nói như thế là chồng con đã có ý nghĩ phản bội con để sẵn sàng với người con gái đó. Con đã không nói con dả danh là cô gái đó nhưng điều đó cho thấy anh đấy không chung thuỷ. Anh đấy đã xin lỗi con và nói sẽ không liên hệ với cô gái đó. Vậy con phải làm sao khi anh đấy sẵn sàng bỏ mẹ con con để tìm thú vui mới ngay trong đêm. Bao nhiêu ngày nay con rất mệt mỏi vì phải suy nghĩ đến việc đó. Giờ con phải làm sao cho đầu con thanh thản không nghĩ đến nữa. Xin giúp con
Nam Mô A Di Đà Phật, xin đức phật cho tất cả chúng sinh được thanh tịnh trong tâm hồn
Cứ về đêm tâm con lại suy ngĩ lung tung, suy nghĩ những việc mình phải làm mà cơ thể lại không muốn làm, có cách nào để tâm thanh tịnh không còn những phiền não đó được không ạ. “A Di Đà Phật”
Có những điều khi gặp một lần ta chẳng thể nào nhớ, lại có những điều khi gặp một lần ta nhớ mãi không quên, có những điều để lâu không dùng tới ta sẽ quên, nhưng cũng có những điều dù để lâu đến mấy ta cũng chẳng thể nào quên. Phật pháp thật kỳ diệu, chẳng nói, chẳng nhìn, chẳng thấy nhưng lại có, càng nói càng nhìn lại càng ẩn, tự đến tự đi tự nhận thấy, trái phải đúng sai tự mình hay. Vô minh là cội nguồn khổ đau, trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc, càng đi càng rõ càng hạnh phúc, không đi, không rõ vạn sự sầu. Tôi chợt nhớ đến bài kệ của chư Phật ba đời mà thuở quá khứ Đức Thế Tôn khi còn hành Bồ Tát Đạo nguyện xả thân để đổi lấy câu kệ cuối:
“Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”
Vô minh, lại bị lũ giặc lục căn điều khiển thật khủng khiếp, một phút lơ là là một phút tạo nghiệp. như trò chơi đá dế, quan sát lũ dế qua một cửa của vị a la hán trẻ tuổi trong câu truyện sư Pothila thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Sống chậm, cẩn thận soi xét sẽ không bao giờ là sai lầm, đừng hấp tấp, nóng vội mà lao theo cái lũ giặc tham lam kia. Hãy nhớ vô minh là cội nguồn của khổ đau, tham lam là bè lũ của vô minh,từ bi, thánh thiện là duyên lành cho ta, hãy cố nuôi dưỡng, giữa một thời đại mà cái ác càng lớn mạnh thì chính ta càng phải vững vàng, càng cố giữ lấy cái duyên lành trong ta, muốn thoát khổ hãy biết khổ là gì, muốn giải thoát hãy hỏi mình giải thoát khỏi điều gì, điều gì làm ta khổ, nguyên nhân nào ta khổ…thật khó để nói hết trong vài ba câu chữ, hãy tự mình bước đi, lắng nghe và cảm nhận.
Đã lâu không có dịp comment chia sẽ trên diễn đàn cùng các liên hữu, kính chúc các liên hữu luôn luôn an lạc, bình an cùng dìu dắt nhau về đất Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật, con hay nhẩm và đọc khi gần ngủ hay gặp khó khăn. Nhưng tâm con vẫn hỗn độn, luôn lo lắng suy nghĩ nhiều. Buồn vì chồng không quan tâm, thiếu tôn trọng mình. Con thấy ai cũng xa lánh mình, con cô đơn trong ngôi nhà. Con không muốn gặp ai nói chuyện gì. Con là người hiền lành nhưng hay so sánh. Cho con lời khuyên để tiếp tục sống tốt, nuôi dạy con nhỏ. Con cảm ơn.
Vì Sao Có Một Số Người Học Phật Nhưng Gia Đình Bị Xào Xáo?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/03/vi-sao-co-mot-so-nguoi-hoc-phat-nhung-gia-dinh-bi-xao-xao/
A Di Đà Phật
Bạn Vivi,
1/ Nhân của phiền não là phân biệt và chấp trước. Phân biệt là gì? Hễ các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với 6 cảnh trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp liền khởi lên suy nghĩ, đạo Phật gọi là 6 thức khởi gồm: nhãn thức, nhĩ thức, mũi thức, lưỡi thức, thân thức và ý thức. 6 Thức này nếu thường khởi ắt sẽ thường có phân biệt, từ phân biệt sẽ có chấp trước, từ chấp sẽ có phiền não.
Một biểu pháp nhỏ để bạn tư duy: Bạn nói chồng bạn không quan tâm tới bạn? Đã khi nào bạn hỏi mình: tại sao chồng không quan tâm tới mình không? Nếu bạn là người vợ hiền, chung, thảo, hiếu, nghĩa, lễ, kính, mà chồng bạn không quan tâm, ngay đó bạn phải biết đó là nghiệp duyên tiền kiếp đã khởi. Ý là tiền kiếp bạn đã có cách đối xử với chồng bạn tương tự như vậy, nay gặp lại, chồng bạn dùng cách đó để ứng xử với bạn. Lý nhân quả là công bằng. Nhưng bạn khác chồng ở chỗ bạn là người phát tâm tu đạo, bạn hiểu nhân quả báo ứng, ngay lúc bị người khinh chê phải thành tâm sám hối, phải tri ơn chồng vì đã làm biểu pháp tốt giúp bạn trả nợ cũ và thành tựu hạnh nhẫn nhục. Như vậy chồng bạn không sai, mà bạn sai. Sai vì bạn tu mà không biết quay lại để chiếu rọi tâm mình mà lại đi trách móc chồng.
Tâm so sánh là tâm gì? chính là tâm phân biệt chấp trước khi 6 căn của bạn tiếp xúc 6 cảnh trần nói trên, rồi cho đó là thật.
Giả dụ: Chồng bạn thiếu tôn trọng bạn, hễ bạn nói, làm gì cho dù là đúng cũng đều bị chồng phủ nhận, trách, mắng. Ngay lúc nghe lời trách mắng của chồng có 2 điều bạn phải nhận biết để lập tức chuyển hoá: một là nợ cũ đã khởi. Hai là chồng đang biểu pháp sân giận cho mình thấy để đừng phạm phải. Ba là bạn phải nhìn lại xem mình có sai không? Nếu sai thì lập tức sửa. Không sai thì ngay đó thầm sám hối và tri ân chồng rồi niệm Phật để không khởi niệm sân như chồng, rồi hồi hướng cho chồng. Hàng ngày nếu bạn luôn quán chiếu và hành pháp như vậy, chắc chắn mối quan hệ sẽ được chuyển hoá tốt đẹp.
2/ Khi tu đạo mà không ai muốn gần bạn, bạn phải biết mình tu sai rồi. Tu đạo Phật lấy tâm từ, bi, hỉ, xả làm gốc. Nhưng nay bạn càng tu, mọi người càng coi thường, xa lánh, chắc chắn trong bạn không có tứ vô lượng tâm, hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt nên có sự chiêu cảm không tốt với người xung quanh.
3/ Người tu đạo phải luôn biết sửa mình, giúp người. Tổn mình thì được, nhưng tổn người quyết không làm. Hàng ngày bạn luôn soi rọi tâm mình như thế, không lẽ nào không có chuyển hoá. Phật Thích Ca nói: Nếu có người phát tâm chân chánh niệm Phật, Ngài sẽ phái 25 vị Đại Bồ Tát thường ủng hộ. Mỗi một giới của người tại gia sẽ có 5 vị Bồ tát hộ trì. Năm giới là 25 vị. Bạn hãy quán xét xem 5 giới bạn làm được đến đâu? Kế đó là 10 thiện? Một người trì giới thanh tịnh chư Phật, chư Bồ tát không bao giờ xa lìa. Điều này tương ưng mọi người xung quanh mình sẽ luôn muốn được gần gũi bạn. Vì sao? vì tâm hạnh thanh tịnh của bạn đã cảm ứng đến họ.
Bạn hãy tịnh tâm quán xét lại tâm mình để sửa mình. Đừng vội trách người, cũng đừng mong người tốt với mình, khi chính mình chưa tốt với bản thân.
Mong bạn sớm thức ngộ.
Tôi có một thói quen thích làm việc một mình, thích ngồi một mình, lẳng lặng quan sát, chiêm nghiệm lại những gì mình đã trải qua, những gì đang diễn ra xung quanh, trong ngôi nhà của mình ai đang làm chủ, khi có khách đến tôi lại chậm rãi quan sát, đâu là bạn, đâu là giặc, chúng nó đến để làm gì, nguyên nhân nào nó lại kéo đến, khi nhìn được nguyên nhân thì lúc đó giặc cũng đã kéo đi. Thật lạ, khi ta càng nghĩ càng cố gắng chạy theo lũ giặc thì phiền não càng ùa về, ai cũng mong muốn được vui, được ăn ngon, được mặt đẹp, được nuông chiều vừa ý…càng được thì càng vui, lâu ngày sự hưởng thụ ham thích đó lớn mạnh rồi khi ko được nữa ta lại trở nên cau có, khó chịu, rồi tự mình nhận lấy buồn phiền…, với tôi, tôi thường nhắc nhở mình sao cũng được, đói cũng được, khổ cũng được, nghèo cũng được, ko ai quan tâm cũng được…đến lúc thích hợp mình tìm một nơi vắng lặng mà vui trong niềm vui tịch tịnh, khi tôi suy nghĩ như vậy thì lũ giặc lại lũ lượt kéo đi, tôi nhìn chúng nó buồn bã kéo đi mà mình chẳng hề lao luyến như lúc chúng nó kéo đến, thật lạ, khi ta càng mê say trong cái thú vui tham ái, càng nuông chìu cái gọi là lục căn, càng thích hưởng thụ thì ta càng đi xa bờ giác, càng có nhiều phiền não, ta càng chấp nhận được nhiều nỗi buồn, buông bỏ càng nhiều sự hưởng thụ, ham thích kia thì ta lại càng an lạc, để nuôi dưỡng cái tâm từ bi của mình tôi thường xem, đọc, và quan sát những câu truyện, những người nghèo khó, những tấm gương nghị lực phi thường, rồi tôi đồng cảm, nếu có thể giúp đuọc thì tôi giúp, nếu ko giúp được thì tôi thầm cầu nguyện cho họ….tôi nhận thấy cái tâm tôi thật kỳ lạ, mở lòng, hoan hỉ, vui vẻ vả bước từng bước trong cuộc đời này thật ý nghĩa, càng buông bỏ, càng từ bi tâm tôi càng thanh tịnh.
A Di Đà Phật. Cháu chào chú NguyenPhu, cũng lâu không gặp chú rồi :)). con biết thế nào là giặc, chúng luôn xung quanh con. Khi con bị lũ giặc kéo đi, con lại nấy lí do là để sống cho tròn trách nhiệm với gia đình. nếu con không phải là con cả con trưởng thì mọi thứ đã khác. Cuộc sống của con ngày ngày đều chạy theo lũ giặc, thỉnh thoảng đọc được những tấm gương vãng sanh,.. thì con lại thấy mình thật tội lỗi. có phải con đã Phan Duyên, hay đó chỉ là lý do để tự con trói buộc con, không muốn tiến bộ, cái Ta của con tự sai khiến con phải làm theo ý niệm của nó? Thật sự con rất muốn sống cuộc sống trước đây( ngày con mới tu học) nhưng bây giờ nhiều chuyện con cảm tháy mình Khá tội lỗi, đi sai ý của Phật. Mong chú hồi đáp cho con. A DI ĐÀ PHẬT
Chào Thăng, lâu quá mới gặp nhỉ. Nếu biết là giặt thì sao con lại chạy theo, đã cố chạy theo thì tự mình phải chịu lấy cái quả ko tốt kia, quan trọng là con biết quay đầu, đã thấy xấu ai lại mang vào mình, biết là rất khó nên phải cần tu tập, càng khó càng phải nổ lực, phải tự mình thường xuyên quan sát ngôi nhà mình, không ai có thể ép buộc được mình ngoài chính mình Thăng ạ. Giữa thời đại này muốn tiến bộ, thành tựu phải biết gần bạn lành, biết cái gì nên, cái gì ko nên, Thăng nên thường xuyên lên diễn đàn để tu học, ít nhất một tuần nên dành một ngày, hàng tháng nên dành một ngày vào ngôi chùa gần nhất mà mình thích để thắp nhang, xin Phật và Bồ Tát gia trì.
Đạo vào thì đời ra, mà đạo ra thì đời vào, rõ ràng Thăng thấy sự nguy hiểm của lũ giặc, sơ hở là nó kéo ta ra bờ giác, phải niệm Phật thường xuyên để nhắc nhở mình, càng gần sự nguy hiểm càng phải cảnh giác, ngày nào mà còn dễ dài tu hành thì ngày đó Thăng còn nhiều phiền não, phải tự thấp đuốc mà đi Thăng ạ, đi chậm, đi chắc lượm nhặt từng viên ngọc mà cho vào nhà, càng đi càng nhiều ngọc càng an lạc, cẩn thận đề phòng chính cái tâm của mình.
Dạ vâng, con cảm ơn chú NP đã phải hồi lại cho con ạ. Con đã biết mình nên làm gì rồi ạ. A DI ĐÀ PHẬT
Con sống trong gia đình có thể nói là đầy đủ. Thật là hạnh phúc nếu như 1 thanh viên trong nhà con được bình thường như mọi người. Thành viên đó không có tinh thần minh mẫn từ khi sinh ra, lúc thi bình thường, lúc thì bất thường. Những lúc bất thường ai trong gia đình cũng vừa sợ vừa thương vì biết những hành động đó không cos khả năng tự chủ được. Con sợ, bất an và nhiều lúc tránh tiếp xúc ánh mắt mặc dù người đó là người thân của con. Con sợ một ngày nào đó gia đình con không thể giữ lại thành viên này bên cạnh, con thật sự không muốn điều này xảy ra. Ai cũng buồn rầu , không khí nặng nề. Là người hướng nội khép kính nên con hay bi quan, ít khi nghĩ theo chiều hướng tích cực. Những lúc như vậy con tâm trạng và tinh thần con ảnh hưởng nặng nề bất lực và suy nghĩ phải chi đừng sinh ra để khỏi nhìn cảnh đau thương này. Con ráng niệm phật cầu sinh phật để thành viên đó có thể có tinh thần minh những nhưng thực tế ko có phép màu giúp gia đinh con. Ngày qua ngày tinh thần con lo nghĩ, dẫn đến thân thể mệt mỏi. Xin các thầy cô vui lòng cho con lời khuyên và cách có thể cải thiện được cuộc sống gia đình con. Con xin chân thành cám ơn
Men chao chi Dung,
Doc bai viet cua chi, minh co nhung nhan xet sau day: Chi khong noi ro thanh vien do tron gia dinh doi voi chi la quan he nhu the nao.vi du nhu, anh-em Chi em, gioi tinh la nam hay nu, do tuoi la bao nhieu de moi nguoi doc co them thong tin va co the cho Chi loi khuyen thich hop.
Thua CHi, moi nguoi chinh la chu nhan cua nghiep va cung la nguoi thua tu nghiep minh da tao. Thanh vien do trong gia dinh cua Chi khac thuong so voi nguoi khac, co phai chi muon noi nguoi do co chung benh ve than kinh (co the noi la tam than ?). Neu khong dung la nhu vay thi minh xin loi Chi. Neu dung la truong hop thi minh xin phep chia se nhung gi minh hieu. Qua bao hien tai nguoi do phai chiu la do nghiep qua khu, trong do san han va si me la hai can ban bat thien da chi phoi hanh nghiep cua nguoi do trong thoi qua khu. Nguoi hoc Phat phap thi luon tin vao nhan qua. Qua loi chia se tu Chi, nguoi do luc binh thuong nhung co luc bat thuong va lam cho moi nguoi so hai. Tap tinh san han the hien ra nhung luc bat thuong, luc binh thuong thi tap tinh do khong phai khong co ma no dang trong trang thai ngu quen (trong phat hoc goi la tuy mien). Goi la tuy mien vi khong phai la khong co , khi du nhan duyen thi no se sinh khoi. Dieu nay co nghia la nhung khi nguoi do san gian deu co nguyen nhan gi do lam cho nguoi do bat man, khong vua y. Neu hieu duoc diem nay thi nguoi nguoi trong gia dinh cung co the khac phuc.
Thua Chi, nguoi hoc Phat thi phai biet va hieu cac phap deu do duyen sanh. Cac phap khong tu nhien ma co. Hieu duoc nhu vay thi khong co van de gi la nan giai. Nhu vay gia dinh cua Chi cung co the chuyen hoa duoc tinh than cua thanh vien do tro ve thuan thien hon. Phai biet rang tam (y thuc ) dan dau cac phap. Kinh phap cu co day :
Tam dan dau cac phap
Tam lam chu tao tac
Neu noi hay hanh dong,
Voi tam niem bat tinh (ac)
Kho nao lien theo sau
Nhu bong chang roi hinh.
Nguoi lai, voi tam thanh tinh (thien) thi duoc su an lac.
Nhung luc tam thanh vien do binh thuong la luc thich hop de khuyen nguoi do, giup nguoi do suy nghi dau la thien, va dau la bat thien. The nao la thien? va The nao la bat thien? Nhung hanh nghiep nao co lien quan den than the, loi noi hoac tam y gay ton hai cho chinh minh va cho nguoi khac la bat thien. Nguoc lai, nhung hanh nghiep (hanh dong) nao tu than, khau va y co loi cho ban than va cho nguoi khac thi do la thien. Moi viec lam tu than khau y deu co qua tuong ung. Vi du : loi ai ngu thi luon duoc moi nguoi yeu men, con loi noi doc ac (trong do co loi tho tuc, chui boi, nguyen rua.v.v), loi gay chia re,loi noi doi thi ban chat la bat thien vi dem den kho dau cho nguoi vi the nen moi nguoi xa lanh.
Thua Chi, Vi sao luc nguoi do o trang thai binh thuong thi nen tro chuyen khuyen bao.La vi luc do tam nguoi do duoc on dinh, tinh than khong nhieu loan, de tiep thu va ghi nho ( Phat hoc goi la tac y). Co the hieu bo nao giong nhung may luu tru thong tinh sieu vi te va chi phoi than qua bao nay. Nguoi nao song thien thi thong tin duoc luu tru tu qua khu cho den hien tai da phan la thien ( nghiep thien). Noi ve nghiep thi rong lam thua Chi. Vi nghiep la tap hop cua 5 uan gom sac, cam tho, tuong, hanh, va thuc. Nam Uan nay, trong Trung Bo Kinh goi la kho uan, vi chung la vo thuong, chiu su bien diet, vi bien diet. Chinh vi vay la Kho. Khi hieu duoc cac phap deu do nhan duyen hoa hop thi thay duoc that tuong cua chung la vo nga va tam khong con chap thu noi nam uan. Cho rang : sac nay, cam tho nay, tuong nay, hanh hanh, thuc nay la toi, la cua toi, la tu nga cua toi. Vi du: moi khi thanh vien do trong gia dinh Chi o trang thai bat thuong, co nhung hang dong gay cho nguoi khac so hai , thi so hai nay thuoc cam tho . Cam tho nay sinh khoi va ton tai la do hanh dong cua thanh vien do. Ban than cam tho nay khong ton tai mai mai, vi nguoi do cung khong phai luon luon o trang thai bat thuong nhu the.
Xin chia se them ve van de tac y, tuc la suy nghi va tu duy cua moi nguoi co tam quan trong nhu the nao. dau tien neu tac y dung tuc la Chanh tu duy, la chung tu thien se dua den cac hanh dong thien, tuc la Chanh nghiep,duy tri cac hanh dong thien nhu vay de song va song tot goi la Chanh Mang. Nguoi nao song voi day du thien nghiep va Chanh mang se dua den qua bao tot cho hien tai va tuong lai hanh phuc duoc tai sinh vao cac thien Thu (tuc coi nguoi va coi troi). Con nguoi lai thi qua bao xau se cho doi tuc la ba duong ac ( dia nguc, nga quy va bang sanh). Duoc thanh nguoi con kho hon la rua mu gap duoc bong cay troi tren bien. Muon hieu them vi du nay thi tiem hieu ve nghe kinh tong thuyet va biet thuyet ve nghiep thuoc Trung Bo Kinh quyen 3. Vi sao lai nhu vay, canh gioi dia nguc va nga quy chiu qua bao nang ne thuong phai bi tra tan thuong xuyen (o dia ngu) va chiu doi khat lau dai (o coi nga quy), con o coi bang sanh ( coi suc sanh, cac loai gia cam,gia suc, con trung, thap sanh .v.v) thi o canh gioi nay thuong la manh hiep yeu, an nuot lan nhau, khong co phap thien hanh thi lam gi ma co phuoc bau de co the tai sanh lam nguoi hoac chu Thien.
Tac y thien thi lau ngay thong tin luu tru o nao bo se dan thuan thien huong den loi noi va viec lam se la thien tuong ung. Gia dinh chi dung nen xa lanh thanh vien do. Nhan duyen lam than quyen tuc la da co duyen no trong qua khu. Nhan duyen chinh dua den hoi tu o hien doi khong ngoai den on, bao oan va tra no. Neu khong nhan nhuc tu hoa giai thi khong the cham dut va tuong lai cung phai gap lai hoan canh tuong tu.Su hoa giai nay la hieu ve dung tri tue de xu ly van de.
Men chuc gia dinh chi som duoc khong khi hoa vui an lac va hanh phuc.
Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat
Kinh loi.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Dạ . Con có chuyện muốn thưa ạ.
Con là người tín và theo Đạo Phật nhưng con tu chưa tới, trong tâm lúc nào cũng tham dục. Nhưng không phải là tình dục mà là mong có một người yêu vì có rất nhiều chuyện con muốn chua sẻ với một ai đó. Mà bạn bè thì con không cảm thấy đủ niềm tin hay hiểu con. Con luôn mong muốn có người yêu. Và con thì cũng bị nghiện mạng xã hội. Con quen được một vài người là con ttai ở đó. Và con đã thầm thích họ ( không phải cùng lúc con thích tất đâu ạ . Mà là hết thích người này thì con thích người kia. Dạo gần đây con có quen một người, con cảm thấy rung động trước người ấy bởi năng lực và nhân cách. Con mới chỉ biết người ấy có người yêu vào hôm kia. Và người đó là một người phấn đấu vì công việc hơn tình cảm. Là một con người rất tốt. Con rất thuơng hoàn cảnh của người ấy. Con không biết người yêu người ấy có hiểu đượcc những khó khăn của người ấy không nữa. Con chỉ mong người đó và người yêu hạnh phúc nhưng con cũng mong con và người đó tiến tới để con có thể động viên quan tâm người ấy nhiều hơn. Con biết nhân duyên do trời định, con có đi xem tử vi và thầy nói là số con lận đận tình duyên. Vì vậy nên con cũng cảm thấy rất lo lắng dù con biết tử vi không thể đúng hoàn toàn. Còn luật nhân quả thì có thể thay đổi được vận mệnh nếu mình thay đổi cách sống. Con bối rối và lo lắng quá ạ. Con mong đựoc mọi người giúp đỡ ạ. Con Nam Mô A Di Đà Phật ạ.
Chào bạn Tâm,
Bạn cho phép PH chia sẻ vài điều cùng bạn nhé.
– Nếu bạn theo đạo Phật, bạn nên tìm hiểu về các thông tin cơ bản của Phật giáo như: nhân quả, nhân duyên, vô thường, quy y Tam Bảo, ngũ giới,.. Nếu chỉ nói suông mà không nắm giáo lý thì sẽ không đem lại lợi ích thiết thực trong đời sống của mình.
– PH đoán là bạn còn trẻ, hãy giảm bớt việc nghiện mạng xã hội bằng cách tham gia sinh hoạt các Gia đình Phật tử, PH tin rằng sẽ ít nhiều giúp cuộc sống và các mối quan hệ của bạn tốt hơn. Là Phật tử, bạn cần tìm hiểu và thực hành, sống đúng chánh pháp. Tuổi trẻ nhiều nhiệt huyết, bạn hãy hướng năng lượng ấy vào việc làm những điều thiện lành, đây là cách xây dựng cho mình một đời sống tốt trong tương lai.
– Việc gì mình không muốn người khác làm như thế với mình, thì mình đừng làm. Hãy đặt mình vào vị trí người yêu của người bạn trai đó, chắc chắn không ai muốn một người con gái khác tiếp cận, chia sẻ, qua lại với bạn trai mình. Dù vì bất cứ lý do gì, bạn cũng không được làm người thứ ba chen vào một mối quan hệ vì nếu như vậy là bạn đang gieo nhân xấu. Giống như mình đi phá nhà người khác thì nhà mình sẽ bị người khác phá lại.
Chúc bạn sáng suốt, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin hãy cho con một lời khuyên được không ạ! Trong lòng con lúc nào cũng có sự sân si, ganh tỵ , bực tức… bình thường thì con luôn sống rất tốt với mọi người nhưng ko hiểu sao con rất hay có những đức tính xấu như vậy ạ, đã rất nhiều lần con muốn thoát khỏi mọi tính xấu đó, vì con biết như vậy là không tốt, là ích kỷ, là xấu xa, nhưng con không làm thế nào để con có thể thoát ra được, nhiều lúc con thấy rất mệt mỏi, buồn phiền và có những suy nghĩ tiêu cực. Con phải làm thế nào bây giờ để mình có một cuộc sống thanh tịnh đây ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Quỳnh,
* Trong lòng con lúc nào cũng có sự sân si, ganh tỵ , bực tức… bình thường thì con luôn sống rất tốt với mọi người nhưng ko hiểu sao con rất hay có những đức tính xấu như vậy ạ?
TN nghĩ bạn chưa hiểu rõ tâm của bạn nên không lý giải được và ngỡ rằng mình sống rất tốt. Thực tế cái tốt đó chỉ là thiểu số và thoạt ẩn, thoạt hiện.
– Khi nào ẩn? Khi sự sân si, ganh tỵ, bực tức… khởi lên.
– Khi nào hiện? khi nhân duyên cho sự sân si, ganh tỵ, bực tức… chưa hội đủ.
VD: Khi bạn và người A đều ăn chung 1 loại thức ăn như đậu hũ, rau xanh=tâm sân si, ganh tỵ, bực tức…không có nhân duyên để khởi vì bạn và người A đều giống nhau. Nhưng đổi ngược lại, nếu người A ăn đậu hũ, bạn chỉ có rau xanh, lúc này tâm sân si, ganh tỵ, bực tức đã có duyên để khởi lên. Khởi ra sao? Tại sao mình phải ăn rau, người đó luôn được ăn đậu? Tại sao mình như thế mà luôn phải ăn rau? họ như thế mà luôn được ăn đậu? Trong đạo gọi những niệm này là phân biệt, chấp trước. Hễ đã có phân biệt khởi, niệm niệm kế tiếp sẽ khởi không ngừng nghỉ=chấp trước sẽ đồng khởi. Vì chấp, nên coi đó là bất hợp lý=ganh tỵ khởi; do ganh tỵ nên khởi nghĩ đó là bất công=bực tức khởi; bực tức khởi thúc đẩy ý niệm bất phục khởi= sân khởi; sân khởi=si đồng khởi. Vì niệm Si khởi=thúc đẩy thân, khẩu hành bất thiện.
Như vậy bạn có thể thấy: chỉ 1 niệm phân biệt, chấp trước ăn rau, ăn đậu khởi lên thôi thì kéo theo đó là vô lượng niệm bất thiện đồng khởi. Tương tự mà quán chiếu cho mọi sự xảy ra trong cuộc sống, bạn sẽ nhận thấy sở dĩ tâm bạn luôn có sân si, ganh tỵ, bực tức… khởi là do bạn thường khởi tâm phân biệt, chấp trước khi đối người tiếp vật.
Muốn chuyển hoá tâm này bạn hãy dùng hồng danh A DI ĐÀ PHẬT để niệm trong mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là khi những ý niệm nói trên khởi, ngay đó bạn phải cấp cấp niệm A DI ĐÀ PHẬT để đè nén những niệm bất thiện kia, không có nó dấy khởi. Đó là bước đầu. Kế tiếp là phải quán chiếu nhân-quả. Sở dĩ bạn hay khởi những niệm xấu trên, không phải đời này bạn mới có, mà nó đã huân tập từ vô thỉ kiếp tới nay rồi. Chỉ có điều, nhân duyên chưa đủ thì nó tạm nằm im, nhưng khi hội đủ, lập tức nó sẽ trỗi dậy và thúc đẩy bạn tạo nghiệp bất thiện.
Bạn phải chuyên tâm thực hành pháp niệm Phật thì mới có cơ hội thay đổi tâm, tánh của chính mình.
Chúc tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
Chào bạn Nguyễn Thị Quỳnh,
Tiền bối Thiện Nhân đã chia sẻ cho bạn về pháp môn niệm Phật. Nay mình cũng xin đóng góp thêm vài lời.
Bạn không nói rõ là sự sân si, ganh tị, bực tức …là đối với ai. Nhưng theo mình thấy, thì phàm phu chúng ta, Nhẫn nhục người ngoài thì dễ nhưng người trong nhà thì rất khó. Lý do là vì mình còn thấy mình là Cha, là Mẹ, là Anh, là Chị …
VD: Trong gia đình, bạn là người kiếm ra tài chính tốt nhất và thường giúp đỡ gia đình nhiều nhất. Trong những lúc tâm trạng bạn không tốt, bạn động niệm khởi chấp trước vào những điều này, bạn cảm thấy mình thật khổ, bạn nghĩ Tại sao mọi việc luôn dành phần mình…rồi bạn nổi Sân với chính những người thân trong gia đình.
Về cách hóa giải, thì bạn có thể chịu khó hành trì pháp môn Niệm Phật như tiền bối Thiện Nhân đã chia sẻ. Ngoài ra, bạn nên quán lý Vô thường (mọi thứ trên đời đều là huyễn hoặc, không thật có), dùng Kiến giải:
1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.
2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.
Mỗi khi niệm Sân khởi lên, nếu bạn lờ mờ nhận diện ra nó, thì nên uốn cái lưỡi lên (lưỡi đặt hàm trên) thì bạn sẽ kiềm chế được cái Khẩu. Còn nếu như bạn thất bại, thì khi nhàn rỗi nếu nhớ lại lỗi lầm của mình, thì nên Sám hối trước bàn thờ Phật.
Bạn nên tập lối sống đơn giản và tiết kiệm, cố gắng tăng công quả, suy nghĩ chân chính, lời nói chân chính. Đừng nhìn về những điều tiêu cực, mà hãy nhìn vào những điều tích cực.
Tất cả các Pháp này đều giúp bạn diệt trừ 3 độc Tham Sân Si.
con là một người ngay thẳng, luôn thành thực với lòng mình và mọi việc. con năm nay mới có 23 nhưng những thứ con hiểu biết đến giờ về đạo lý làm người con hiểu hết. có lẽ sự ngay thẳng trong con là do hoàn cảnh, môi trường con ở. Con ko gây ra lỗi lầm gì, chuyện tình yêu con càng ko quan trọng bằng hạnh phúc gia đình. gia đình con có 4 ng và con là út. Bố con ko được ăn học và ăn nói cục cằn, ko có chính kiến nhưng cũng rất hiền. Nên ảnh hưởng nhiều từ thế hệ phong kiến từ trước. Mẹ con thì ngay thẳng, thật thà ko dối lòng và làm gì trái lương tâm, con rất kính nể và thương mẹ. Còn anh trai con thì nói đơn giản là hư, tình cảm của con với anh ko tốt. HOàn cảnh ấy có rất nhiều cuộc cãi trong họ hàng nhà nội và gia đình con. con là nữ nhưng luôn bị những lời nói của người thân làm ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ nhiều nhưng hầu như bố con không chút suy nghĩ gì, nói xong bỏ đó. Nhưng những suy nghĩ ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu con. Những năm học cấp 3 với nỗ lực của con có thể sẽ vào trường tốt, nhưng bố con uống rượu tai nạn, nhà ko có tiền con cũng ko thể đi học tiếp mà đi làm. Sau 1 năm con mẹ thương và động viên con đi học vì năng lực của con có thể làm tốt, con theo học trường cao đẳng mặc dù con ko biết học gì, nhưng nếu được bằng tốt thì cs của con sẽ đỡ vất vả hơn. Vào đây con đạt nhiều thành tích thậm chí còn được đi nước ngoài du học. Có thể nói mấy năm học ngay cả đi nước ngoài con chỉ mang tiền về chứ chưa lấy tiền đi bao giờ.Bạn bè bảo con gái phải chăm chút bản thân, nhưng tiền con kiếm ra vì lo nghĩ cho gia đình nên bao nhiêu cũng ko còn. Thâm tâm con chỉ mong mẹ con khỏe mạnh là con không sao. Nhhưng mẹ con cũng là người làm cho con buồn nhiều… Đầu con như muốn nổ tung vì những suy nghĩ, lời nói của cả nhà dành cho con. Con ko thể tập trung dù con cố gắng nên làm gì cũng phải đợi mọi người trong gia đình đi ngủ, không gian yên tĩnh mới học và làm việc được. con tự hỏi con làm gì sai, giờ con chỉ muốn con bớt suy nghĩ nhiều và có thể sống cho bản thân hơn.
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Đọc tâm thư, MD vô cùng xúc động, cảm mến một cô gái giàu nghị lực và biết nghĩ cho gia đình. Không phải tự nhiên MD chia sẻ phúc đáp cùng bạn, chắc lẽ chúng ta có duyên với nhau và đồng duyên với Phật pháp nên mới gặp nhau trên trang Nhà Pháp Phật này.
MD cũng sinh ra trong một gia đình khá bất hạnh, thật áy náy khi phải nói như vậy. Không biết bao nhiêu khổ đau phải hứng chịu, song khi tưởng chừng như đã đứng bên bờ vực thẳm, một người có trái tim biết lắng nghe hẳn sẽ nhận ra giá trị của sự sống, nhận ra một điều rằng: mình chưa là người bất hạnh nhất. Hiện tại MD đã là người tu tại gia, chuyện đời hầu như đã gần khép lại, nhưng khi khơi gợi lại quá khứ không khỏi rùng mình: nếu ngày đó không có cơ duyên gặp Chánh Pháp không biết cuộc đời này nó còn bi đát đến đâu. Những gì xảy đến trong cuộc đời đều không phải tự nhiên, mọi thứ đều có Nhân có Quả, những đau khổ chúng ta đang nhận đó chính là Quả. Vậy nên những nổ lực, những cố gắng đều khó thể thay đổi được tình thế. Ví như trong thời gian đi học, bạn không những không nhờ tiền cha mẹ, ngược lại bạn còn cố gắng xoay sở gửi tiền cho cha mẹ, nhưng vẫn bị người thân dùng lời lẽ khiến bạn buồn phiền; thực ra không phải tự nhiên mà người nhà họ làm bạn buồn, hẳn kiếp trước bạn đã từng đối với họ như vậy, kiếp này họ liền trả cho bạn, không ít hơn không nhiều hơn. Người thường không biết không tin Luật Nhân Quả, chỉ nhìn thấy những việc không vừa ý (tức là thấy Quả) mà không hề biết đến Nhân mình đã gây tạo nên sinh phiền não, thậm chí là tự hủy hoại cuộc sống. Một số người hủy báng Phật pháp, cho rằng Luật Nhân Quả là ngụy biện, song cho dù tin hay không Nhân Quả vẫn hiển nhiên bất biến. Người tin sâu Nhân Quả thì sẵn sàng đón nhận những xấu- tốt; người đến mắng ta, ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì đã trả được nợ vì tiền kiếp ta đã từng mắng họ, như vậy chúng ta không buồn phiền, suốt ngày sống trong an vui. Phật dạy “Kẻ thù lớn nhất trong đời người là chính mình” là như vậy, bởi tất cả những gì chúng ta nhận được = tất cả những gì mà chúng ta gây tạo, có trách là trách chính mình mà thôi.
Bạn đã đến Trang Đường Về Cõi Tịnh, hy vọng rằng bạn sẽ còn ghé thăm nhiều lần nữa, đọc Pháp và ngộ ra lý nhân sinh “Học Phật chính là sự hưởng thụ tối cao nhất của đời người”. MD đã từ trong đau khổ mà bước ra cánh cửa có ánh sáng Phật pháp và tìm thấy chân lý cuộc đời mình, nhờ học Phật mà giải thoát được đau khổ, như hai câu thơ mà Tổ Ấn Quang đã viết:
“Há chẳng phải một đêm sương thấm lạnh,
Sớm mai hoa đâu dễ thoảng mùi hương.”
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Ân,
Xưa kia gia đình mình cũng rất lục đục: kinh tế thì khó khăn, ba mê đánh bài và quán xá, ông hay đánh mẹ và con cái trong nhà. Mẹ mình là lao động chính, nhưng bị ông đánh sức đầu mẻ trán gãy răng là chuyện thường. Mỗi khi ông chửi rủa thì thì cả đêm cả nhà bị mất ngủ. Chị em vẫn hay bị bầm dập đòn roi, đốt sách vở quần áo. Vài lần chị mình có ý định tự tử. Mỗi lần căng quá thì lại gọi công an. Nhiều lúc mình đã đề nghị bố mẹ ly dị nhưng đều bất thành, vì mình hiểu rõ bản tính ông lười làm ham chơi thì biết đi đâu mà sống bây giờ … Hồi tưởng lại, không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi.
Thời đó, mẹ mình chỉ biết Nhẫn nhục, khóc và niệm Quan Âm Bồ Tát. Dù rằng không thấy có cảm ứng hình tướng gì, nhưng mọi ồn ào rồi cũng qua. Thoáng cái đã hơn 30 năm từ ngày bà kết hôn. Giờ thì gia đạo mình tương đối yên ổn.
Sống trên đời này, đâu có ai mà không mong muốn mình được hạnh phúc và sung sướng. Nhưng thực tế là trong cõi phàm trần này, nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười. Và nếu mình chịu khó quan sát, thì rất nhiều hoàn cảnh ngoài kia còn bi đát hơn.
Vậy bạn có tin lý Nhân quả nghiệp báu trong Phật giáo không? Bạn hãy bình tâm mà suy ngẫm. Nếu tin giáo lý nhà Phật, thì bạn đừng nên chấp vào những lời nói, suy ngẫm của gia đình dành cho bạn. Vì nếu dính mắc, bạn sẽ cảm thấy tủi phận rồi sinh ra phiền não. Những thời điểm căng thẳng trong gia đình, bạn nên tập tánh Nhẫn Nhục. Sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp mà chia sẻ những điều bạn suy nghĩ với các thành viên trong nhà để lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn. Cố gắng hàng phục suy nghĩ tiêu cực trong bản thân, hãy nghĩ về những điều tích cực. Những khi nhàn rỗi, đừng nghĩ lỗi người, hãy nghĩ lỗi mình.
Việc sử dụng đồng Tiền cũng phải khôn ngoan. Khi đưa hết tiền cho gia đình thì đồng tiền có được sử dụng với mục đích chính đáng hay không? Gia đình có ỷ lại vào bạn không? Có đi từ tiết kiệm sang phung phí không?
Bạn cũng đừng ỷ lại vào đồng tiền mà nói lời nặng làm người khác tổn thương. Nếu tin tưởng Phật Pháp, bạn hãy cố gắng sống tốt trong hiện tại. Lập công bồi đức: thường niệm Quan Âm Bồ Tát, sám hối nghiệp chướng, khấn vái Phật Trời và Cửa Huyền Thất Tổ, bố thí phóng sanh v.v…
Một bữa cơm thì chỉ no lòng khi đói. Nhưng một chút Phật Pháp thì ta có thể dùng cả đời. Xin chúc cho bạn thân tâm thường an lạc, gia đạo yên ổn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Con bị ám ảnh về những tệ nạn xã hội hiện nay, điều này đã gây ra trong đầu con có những sự tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ bậy bạ về Phật, con bị ám ảnh về những suy nghĩ đó. Trong tâm con, con biết rõ là nghĩ những điều đó là tội lỗi lắm, nhưng cái đầu của con, cũng chỉ vì căn bệnh của con, mà ngày nào nó cũng luẩn quẩn trong những suy nghĩ bậy bạ đó không thoát ra được, nhìn cái gì thì trong đầu con cũng liên tưởng, suy nghĩ bậy bạ về Phật, những suy nghĩ đó luôn thường trực trong đầu con, con luôn cố gắng để đè nén những suy nghĩ đó không cho nó khởi ra trong đầu,con luôn chiến đấu với những suy nghĩ đó từng ngày, con cảm thấy tức giận và kinh tởm những suy nghĩ đó, trong tâm con luôn tin vào Phật pháp, luôn tôn kính các vị Phật, nhưng cái đầu bị bệnh của con thì nó lại luôn bị ám ảnh những suy nghĩ bậy bạ đó. Ngày nào trong đầu con cũng nặng nề, ngày nào con cũng khóc khi nghĩ về những gì con đã suy nghĩ bậy bạ trong đầu về Phật, con biết rõ điều đó là sai, con cũng biết rõ là do căn bệnh của con gây nên, con ước mình có thể sớm có cơ hội để điều trị căn bệnh này. Nhưng tại thời điểm này, con chỉ ngập tràn trong cảm giác tội lỗi và con sợ con sẽ bị quả báo, sẽ bị trừng phạt về những gì con đã nghĩ trong đầu, con ước gì đây chỉ là cơn ác mộng, rồi khi con tỉnh dậy, con sẽ quên hết, lại là một con người với một cái đầu không bị ô uế như lúc con còn nhỏ vậy. Con bế tắc lắm, biết rõ là sai nhưng cũng không thể thoát ra khỏi những suy nghĩ bậy bạ đó được. Tội lỗi của con có nặng không ạ,thưa Thầy?
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin mọi người giúp con với, con không hiểu vì sao ba tuần trở lại đây trong đầu con luôn có những ý nghĩ bậy bạ về Phật, con cố gắng đè nén không cho suy nghĩ nó khởi ra trong đầu vì vậy lúc nào lòng con cũng lo lắng, nặng nề vì những ý nghĩ đó không mất đi mà cứ luẩn quẩn trong đầu con, còn con thì phải luôn cố gắng nghĩ đến những chuyện khác để phân tán sự chú ý vào những ý nghĩ bậy bạ đó. Con bị làm sao vậy ạ, con không còn cảm thấy vui vẻ như trước nữa, con không hề muốn nghĩ đến mà, con phải làm sao đây ạ, năm nay con lớp 12 rồi, trong khi các bạn lo lắng về việc thi cử thì trong lòng con lại luôn nặng nề, lo sợ về những ý nghĩ đó, con muốn tập trung học nhưng những ý nghĩ đó lại xuất hiện và làm con cảm thấy hoảng sợ, tức giận. Con xin mọi người giúp con với, con cảm ơn nhiều ạ
Nam Mô A Di Đà Phật