Sáu chữ hồng danh đây nguyên là Phạn âm (tiếng Thiên Trúc). Hai chữ đầu (Nam Mô) nguyên âm là Namo, ta quen đọc liền vần Nam mô, là lời tỏ lòng thành kính, có nghĩa là Quy y (về nương) và Quy mạng (đem thân mạng gởi về).
Chữ thứ sáu (Phật) nguyên âm là Buddha (Bụt Đa hay Bụt Thô), ta quen đọc gọn là Phật, chỉ cho đấng hoàn toàn giác ngộ (Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).
Ba chữ giữa (A Mi Đà) là biệt danh của đấng Cực Lạc giáo chủ, dịch nghĩa là Vô Lượng (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) Như trong kinh, đức Bổn Sư tự giải thích rằng: “Đức Phật ấy, quang minh vô lượng, soi suốt các cõi nước ở mười phương không bị cách ngại. Đức Phật ấy và nhơn dân trong nước của Ngài thọ mạng vô lượng vô biên vô số kiếp “.
Trong Quán Kinh nói : “ Nếu người chí tâm xưng danh hiệu của Đức Phật đây, thời trong mỗi niệm diệt được tội sanh tử trong 80 ức kiếp và được vãng sanh …”
Trong Kinh Chư Phật Hộ Niệm nói: “Nếu người nghe danh hiệu của Đức Phật đây mà chấp trì trong một ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn thời được thành tựu nhiều thiện căn phước đức. Đức Phật ấy và Thánh chúng sẽ hiện đến nghênh tiếp… “
Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Nếu người chuyên xưng danh hiệu thời đặng chứng Nhất Hạnh Tam muội và chóng thành Phật…”.
Xem như lời của Đức Bổn Sư Thích Ca, đấng chân thật ngữ phán trên đây, thời thấy rằng ba tiếng hồng danh của đức Giáo chủ Cực Lạc có những năng lực bất khả tư nghị. Muốn được kết quả to tát như lời trong kinh, hành nhơn phải chí tâm xưng niệm, và phải xưng niệm đúng âm vận, chớ không nên như người Pháp goi Chợ Lớn là Sôlông, hay Bà Rịa là Baria.
Ba chữ A- mi- Đà nguyên là Phạn âm. Người Tàu đọc là A- mi- thô, và họ tụng xuôi là Á- mi -Thồ. Danh hiệu ấy truyền qua xứ Việt ta bằng chữ Tàu, biên sẵn trong các pho kinh sách Tàu. Người Việt ta cứ theo lệ phổ thông, chữ đâu đọc đó nên đọc là A-di-đà. Như đọc Nã Phá Luân để kêu Hoàng đế Napoleon (Na-po-lê-ông), cùng đọc Ba-Lê để kêu kinh đô Paris (Pari).
Với sự phiên âm bằng chữ Tàu, người Tàu đọc giống gần với nguyên âm, mà người Việt ta đọc sai quá xa. Giá như ta gặp hoàng đế Pháp mà gọi ông ta là Nã Phá Luân thời thật là đáng buồn cười. Với A-di-đà để gọi đức Giáo chủ Cực Lạc cũng theo lệ đó.
Nhiều năm về trước, trong thời gian niệm Phật theo thông lệ Nam Mô A Di Đà Phật, khi chuyên nhiệm nhiều (mỗi ngày từ hai vạn câu trở lên), tôi bị sự chướng là trệ tiếng trong lúc niệm ra tiếng và lờ mờ trong lúc niệm thầm. Giữa lúc đó tiếng “Di” là chủ của sự chướng. Vì thế, tôi mới để ý đến chính âm vận của sáu tiếng hồng danh. Đồng thời lời của Tổ Vân Thê trong sớ sao nói: “Hồng danh Nammô A-mi-đà Phật toàn là tiếng Phạn, chuyên trì không quên, thời cùng với pháp trì chú của Mật tông đồng nhau”, lại thúc đẩy tôi vào sự khảo cứu.
Với vần La Tinh, người Anh ghép Amita, mà tôi được thấy ở bộ Phật Học Đại Tự Điển.
Tôi đem ba chữ A-mi-đà ra hỏi, thời các Sư Tàu cũng như Cư sĩ Tàu đều đọc gằn từng tiếng một trước mặt tôi : A-mi-thô.
Hai tiếng đầu “A”và “Mi” đã nhất định, và đồng thời quyết chắc đọc “di” là sai. Tôi còn thắc mắc ở tiếng thứ ba, vì nếu dọc Amita như vần Anh, cùng A-mi-thô như người Tàu thời với tiếng Việt có hai điều bất tiện:
1. Nghe không nghiêm và không êm.
2. Khác với thông lệ từ xưa.
Một học giả Bali và Phạn ngữ giải thích: chữ “đà” của tàu dùng phiên âm Phạn ngữ có hai giọng:
1. Thô như danh từ “Bụt Thô” mà người tàu đọc xuôi là “Bù Thồ”.
2. Đa cũng như danh từ “Bụt Đa” (Buddha)
Với giọng “đa” để đọc chữ “thô”, nó mở đường cho tôi ghép 3 chữ lại: A-mi-đa và theo cách đọc xuôi đánh dấu huyền: A-mi-đà.
Ghép luôn cả sáu tiếng nam mô A-mi-đà Phật, tôi nhận thấy rằng tránh khỏi cái lỗi quá khác với nguyên Âm, dù vẫn chưa được hoàn toàn, nhưng có thể gọi là nhiều phần đúng và không quá cách biệt với cách đọc phổ thông theo cổ lệ, vì trong sáu tiếng đây chỉ có đổi “di” thành “mi” mà thôi.
Sau khi tham cứu như trên xong, tôi bắt đầu chuyên chí niệm Nammô A-mi-đà Phật, và cũng bắt đầu từ đó tôi liền nhận được kết quả.
1. Sáu tiếng hồng danh đây nổi rõ nơi tai cũng như nơi tâm, khác hẳn sự mờ mờ lọt sót của tiếng “di” trong thời trước.
2. Khi niệm ra tiếng, từ năm ngàn câu mỗi thời trở lên, môi lưỡi càng lúc càng nhại, càng chuyên, càng lanh. Khác hẳn sự trệ môi cứng lưỡi của những ngày niệm khi xưa.
3. Niệm ra tiếng với A-mi khỏe hơi hơn niệm ra tiếng của A-di khi trước, nhờ vậy mà mỗi thời niệm được lâu và nhiều.
Người chuyên niệm danh hiệu của Phật, tầng cấp đầu tiên là đến mức bất niệm tự niệm, hay niệm lực tương tục. Nếu khi niệm mà bị trệ, và tiếng Phật lại lờ mờ không nổi rõ nơi tâm thời khó mong được kết quả trên. Còn nếu trái lại thời mới có hy vọng đến đích.
Biết rằng niệm A-mi-đà được nhiều phần đúng với nguyên âm, nó sẽ đem đến cho mình cái mãnh lực bất tư nghì, diệt vô số kiếp tội thành đại thiện căn phước đức giống như pháp trì chơn ngôn (thần chú) của Mật tông mà Tổ Vân Thê đã phán. Nó sẽ đưa mình đến mức bất niệm tự niệm, vì tiếng niệm không bị trệ lụt và nổi rõ nơi tâm. Nhất là niệm A-mi-đà được khỏe hơi, nhờ đó nên được niệm lâu và nhiều. Niệm Phật được thuần thục là nhờ niệm nhiều câu, nhiều giờ và tiếng niệm nhấn rõ nơi tâm. Và mức bất niệm tự niệm đây là phần bảo đảm vãng sanh Tịnh Độ cho người chuyên niệm. Tôi tin rằng niệm gần với nguyên âm, tức là gần đúng với thật danh của Đức Giáo chủ Cực Lạc, tất dễ được tương ưng và chóng được cảm thông với Phật. Và tôi đã tự cảm thấy có lẽ đúng như thế.
Nhưng trong kỳ kiết thất 49 ngày ở tịnh thất nơi chùa Linh Sơn Cổ Tự, một hôm tôi bỗng có ý nghĩ: “Mình dù thiển trí bạc đức, song cũng là người tai mắt trong Tăng giới, và cũng có đôi phần uy tín đối với gần xa, riêng mình tự tu đã đành không ngại gì, song rồi đây, tất có người tin tưởng nơi mình, mà họ sẽ tự noi theo chỗ làm của mình, nghĩa là họ sẽ niệm Nam mô A-mi-đà Phật. Một người như thế, lần lần sẽ có nhiều người như thế, tất sau này khó khỏi đôi điều thắc mắc:
1. Bàn quan sẽ cho mình lập dị, riêng phái, phá sự đã phổ thông của cổ lệ.
2. Đem sự ngờ vực cho người đã niệm A-di khi những người này chưa hiểu thế nào là A-di và thế nào là A-mi. Và sự ngờ là điều rất chướng của pháp môn niệm Phật
Tôi tự giải thích: “ Cổ lệ đã sai thời sự sửa đổi là điều cần (tôi tự sửa đổi riêng tôi). Mình không có quan niệm lập phái riêng hay lập dị, thời cũng không ngại gì với chuyên thị phi phê bình của bàn quan”. Và với sự ngờ của những người chưa nhận chơn, sẽ giúp họ tìm tòi khảo cứu, nhờ tìm xét họ sẽ thấu rõ sự sai với đúng, và họ sẽ thâu hoạch được kết quả tốt cũng như mình.
Mặc dù tôi tự giải thích với tôi như thế, nhưng trong thâm tâm vẫn mãi băn khoăn gần suốt ngày.
Chiều hôm ấy, khi đứng dựa cửa sổ ngó mong về phía mặt trời sắp lặn, tôi bỗng thấy chữ A-mi nổi bật giữa khung trời xanh sáng, gần như chữ điện ở trước cửa của những hiệu buôn chiếu sáng trong đêm. Tôi thử ngó qua hướng khác thời không thấy, khi ngó trở lại hướng Tây thời chữ A-mi vẫn nổi y nơi chỗ cũ, khổ chữ lớn lối bốn tất Tây bề cao, và hiện mãi đến trên 30 phút mới ẩn..
Tối hôm ấy, tôi chiêm bao thấy mình đi vào một khu vườn cây cao cảnh đẹp. Giữa vườn, một dãy nhà cất theo kiểu trường học, và nghe rõ trong ấy một người xướng và số đông người hòa: Nam mô A-mi-đà Phật! Tôi tự bảo: “Ủa lạ! Câu Nammô A-mi-đà Phật tưởng là chỉ của riêng mình cải cách, riêng mình tín hướng và riêng mình chuyên niệm. Bất ngờ ở đây, người ta cũng đồng niệm như vậy rồi”. Tôi đứng dừng trước ngõ trường chăm chú nghe xướng hòa như thế hơn 10 lần mới choàng tỉnh. Bấy giờ mới biết là mình nằm mơ.
Do hai điềm trên đây (chữ A-mi hiện giữa trời và chiêm bao nghe xướng hòa nam mô A-mi-đà Phật), bao nhiêu nổi thắc mắc và băn khoăn nơi lòng tôi đều tan rã như khối tuyết dưới ánh nắng trưa hè…
Từ hồi nào, dù với hàng đệ tử, tôi chưa từng bảo ai bỏ niệm A-di mà niệm A-mi. Song, do ảnh hưởng ngấm ngầm mà lần lần có một số đông người xuất gia cũng như hàng tại gia niệm A-mi-đà. Đó phải chăng là do cơ duyên thời tiết nó nên như thế! Và cũng vì cớ ấy mà hôm nay có bài thuyết minh và tự thuật này.
Tôi viết bài này chỉ với mục đích giúp thêm sự nhận chơn về câu Nammô A-mi-đà Phật cùng lịch sử của nó, cho các bạn đồng tu đã chuyên niệm như thế. Và bài này cũng chỉ truyền bá trong phạm vi các bạn đây thôi.
Tôi xin khuyên nhắc các bạn, đối với những vị đã quen niệm hay đã sẵn tín tâm nơi câu Nam mô A-di-đà Phật, nhất là người ở trong hoàn cảnh thiếu tiện lợi, các vị nên để yên cho các vị ấy niệm theo sự phổ thông cổ lệ để tránh sự ngoại chướng cho họ và cho họ khỏi sự do dự trên đường hành trì mà họ có thể vướng phải.
Cố hòa thượng Thích Trí Tịnh
Nam Mô A Di Đà Phật. Con rất cám ơn Sư Thầy đã chỉ giáo cho con cũng như các bạn đồng tu hiểu rõ. nhưng con thấy đa số các chùa đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chứ không có niệm giống sư thầy là Nam Mô A Mi Đà Phật.và đã là cổ lệ thì rất khó để thay đổi 1 cái gì đó 1 sớm 1 chiều. đặc biệt là câu niệm phật 6 chữ này, nó là cả 1 vấn đề lớn trong Phật giáo việt nam cũng như của thế giới.
con chúc sư thầy 1 ngày cuối tuần an lạc – nhất tâm – tịnh độ.
Chào bạn Huệ Tài,
Xin kể cho bạn nghe một câu chuyện:
“Có 1 người cha vì loạn lạc mà phải xa gia đình, bỏ lại vợ và 2 con nhỏ. Chẳng may người mẹ sớm qua đời, 2 đứa trẻ cũng phải chia lìa nhau, một đứa về Bắc với nội, một đứa về Nam với Ngoại.
20 năm sau, khi đất nước hòa bình, người cha từ chiến trường trở về quê cũ, rất may mắn là cuối cùng cũng liên lạc được với 2 con, nay đã lớn khôn…Gia đình giờ hội tụ nhưng 2 con lại có một bất đồng lớn, không đứa nào chịu đứa nào về cách xưng hô với cha mình:
– Đứa anh thì muốn kêu Cha mình bằng Bố theo cách miền Bắc nơi nó sống 20 năm qua.
– Đứa em thì nhất mực muốn gọi cha mình là Ba theo cách của miền Nam.
Cuối cùng 2 đứa đem vấn đề này đến hỏi Cha mình và nhờ Cha mình quyết định.
Người Cha hiền từ nhìn cả 2 đứa mà nói: “Các con gọi Cha cách nào cũng được, miễn sao trong tâm các con có Cha như Cha hằng luôn nhớ nghĩ đến các con vậy.”
Hình ảnh người Cha chính là Đức Phật A Di Đà, 2 đứa con chính là chúng ta vậy.
Chỉ cần trong tâm của chúng ta có Phật A Mi Đà thì được rồi.
Khi lâm chung tín nguyện đầy đủ, thì dẫu một niệm A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật thì cũng đều được Phật đến rước hết.
Phật thì tâm luôn bình đẳng, chỉ có chúng ta tâm phân biệt chưa buông bỏ được rồi chúng ta cũng nghĩ Phật cũng phân biệt như chúng ta hay sao?
Người niệm Phật theo cách niệm nào cũng tốt, miễn sao mình thấy thoải mái nhất là được.
Nhưng có 1 nguyên tắc: Đến đạo tràng hay hộ niệm cho người niệm A Mi thì ta niệm A Mi và ngược lại đến đạo tràng hay hộ niệm cho người niệm A Di thì ta niệm A Di.
Việc này chúng ta phải thông hiểu vì tâm bình đẳng chính là tâm Phật.
Tâm chưa thể bình đẳng thì chưa thể tương ưng với tâm Phật thì việc vãng sanh cũng khó có phần…
Vì sao? Vì không bình đẳng tức thì có tâm phân biệt, do có phân biệt thì liền chấp tướng, liền thấy lỗi của người…tâm liền bị ô nhiễm, chẳng thể thanh tịnh.
Niệm Phật mà tâm không thanh tịnh thì không thể vãng sanh được. Vì tâm có tịnh thì cõi nước tịnh, điều đó chúng ta phải tự biết vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Mi Đà Phật
cám ơn bài viết trả lời của bạn ” tịnh thái” và cũng từ những bài viết ở web này thì con xin mạn phép hỏi các sư thầy 1 vấn đề.
chào các sư thầy từ những bài giảng,sự tích hay những mẫu truyện về sự nhiệm màu của Phật pháp ở website này con định làm 2 quyền sách
1 là nói về sự tích các đức Phật
2 là viết về các mẫu truyện nhiệm màu về Phật pháp và những câu hỏi mà các Phật tử đặt cho các sư thầy trả lời
con thấy trên web ghi là “Mọi hình thức copy hay sao chép từ website này đều được hoan nghênh” vậy con xin phép các thầy cho con sao chép những bài viết thực tế nhất và được đặt nhiều trong các cuộc tọa đàm mà các Phật tử dành cho các vị sư. để làm sách. con rất mong sự hồi âm của các thầy.
kính chúc các thầy 1 ngày cuối tuần an lạc – hạnh phúc.
p/s: vì con không thấy có địa chỉ liên hệ với BQT web nên con mạo muội viết vào đây mong các thầy thông cảm bỏ qua.mục đích chính của con là giúp cho các Phật tử ở chùa con biết rõ hơn về Phật pháp và các sự tích các đức Phật, và con không hề dùng nó để kinh doanh hay bán, mà là cúng dường cho các vị Phật tử.
Phật dạy: “Trong các sự bố thí, pháp thí có công đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”. Ấn tống kinh sách hay những lời Phật dạy là một hình thức bố thí pháp. Chúng tôi vô cùng hoan hỉ và tán thán việc làm của đạo hữu.
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.
Kính thưa quí Phật tử,
Như đã thông báo cũng như phổ biến mà chúng tôi cố gắng đã trả lời về việc mà nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đối với người tu hành theo tông Tịnh Độ, giữa câu Phật hiệu ” Nam Mô A Di Đà Phật” và ” Nam Mô A Mi Đà Phật”.
Theo lịch sử của Phật giáo cũng như từ điển Hán – Việt của Phật Học chưa bao giờ có ghi là “A Mi Đà”, chắc cũng có lẻ sẽ không lâu đâu, chúng ta sẽ tìm thấy rải rác đâu đó sẽ được nhóm người tự cho thánh hiệu của Đức Từ Phụ A Di Đà nên sửa đổi là A Mi Đà mới đúng, và chính tay họ sẽ tự đưa vào từ điển. Sự việc trước mắt như vậy rồi, mà có một số người lại vô tri hùa theo tư tưởng cải mới???
Như chúng tôi đã giải thích, Phật thì chẳng có tướng làm gì có danh, mà lại là A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật. Nếu chúng ta là người thực hành chơn chánh, thì với tâm thanh tịnh thì niệm câu Phật nào cũng là Phật thôi, chứ không hề sai khác. Ở thế gian thì trọng cái danh, nhưng trong Phật Pháp thì trọng cái tâm. Còn nữa, mong rằng những ai chủ trương nên cải mới câu Phật hiệu A Di Đà Phật thành A Mi Đà đừng bao giờ mượn chữ chơi chữ nữa nhé. Vì sao? Vì sẽ có người bảo rằng: ” Nhất thiết do tâm tạo?”. Nếu bảo như vậy, thì chính bản thân của người thực hành cũng đừng xưng niệm danh hiệu Phật, hành bái sám, tụng kinh….v.v… để làm gì cho phiền toái. Cứ làm những chuyện đảo điên và khi xong rồi thì “Nhất thiết do tâm tạo” thì được rồi.
Đứa bé khi chào đời cũng phải theo thứ trình mà phát triển, từ bò, tập đi, rồi mới chạy, hoàn toàn không có thể nào chạy trước khi đi. Người mới học Phật cũng phải theo từng lớp mà hấp thụ tuỳ theo căn cơ của từng mỗi cá nhân mà chọn những pháp thích ứng cho chính bản thân, rồi tinh tấn hành trì. Nếu như đi đúng phương Pháp mà Đức Thế Tôn đã dạy thì may ra tâm mờ mịt kia sẽ được tỏa sáng đôi chút, chớ đâu thể nào có chuyện” Nhất thiết do tâm tạo”. Người đồ tể sát sanh quá nhiều, khi nghe được người bảo hãy đọc “Nhất thiết do tâm tạo” là ông sẽ khỏi đọa vào đường ác. Quí vị có cho thật có đạo lý nầy? Người đồ tể kia nếu muốn được “Nhất thiết do tâm tạo” thì trước tiên người này phải hiểu thấu đáo câu “Nhất thiết do tâm tạo” mà quan trọng là ông ta phải biết cái tâm của mình đang ở đâu? Phải hiểu rõ ràng về cái tâm của ông ấy, thì may ra mới “Nhất thiết do tâm tạo”. Còn chỉ biết đọc xuông theo người ta thì chúng tôi tin chắc rằng chỉ có thể là: “Nhất thiết do nghiệp lực” mà thôi.
Chúng tôi sẽ không nói nhiều về ở đâu đâu, những đạo lý thâm sâu như nói: “Nhất thiết do tâm tạo”. Vì chúng tôi chưa lên bờ vẫn còn lênh đênh trên biển sanh tử thì phải ôm thuyền chứ không thể nào bỏ thuyền được. Nhưng nếu là người đã lên bờ thì thuyền cũng chỉ là vật chướng ngại mà thôi. Tuy nhiên, những ai tự cho mình đã lên bờ thì tất nhiên không cần thuyền nữa, nhưng xin nhớ một điều rằng, những người đang trên thuyền không như người đã lên bờ. Đừng bao giờ dùng phương pháp bỏ thuyền để dạy họ. Vì sao? Vì nếu không có thuyền, những người này sẽ rơi vào biển nghiệp, thật tội nghiệp thay. Xin hãy thận trọng.
Vấn đề thật giữa câu Phật hiệu A Di Đà và A Mi Đà thật là đơn giản, nhưng không biết tại sao có quá nhiều người lại hoang man và lo lắng (đối với người tu hành theo Tịnh Độ tông). Theo chúng tôi thì quí vị chưa có đủ lòng tin nơi Phật Pháp cũng như chưa có lòng tin đối với những bậc tiền bối đã đi trước. Lòng tin của quí vị chỉ là lòng tin tạm thời và lòng tin ấy phải theo một số đông thì quí vị mới cảm giác an toàn. Thử hỏi chỉ có bao nhiêu đó, thì sao quí vị muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc kia, để vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi? Muốn vãng sanh về thế giới kia, quí vị phải có lòng tin chắc chắn, phải hội đủ ba việc: TÍN, HẠNH, NGUYỆN, tròn đầy thì mới mong ra khỏi luân hồi. Thử nghĩ xem, Phật giáo đâu phải mới xuất hiện ở nước ta trong đôi mươi năm, nói cách khác tông Tịnh Độ đâu chỉ mới lập thành tông trong vài mươi năm, mà quí vị lại hoang man, mà Phật giáo và tông Tịnh Độ nói riêng đã là gốc rễ ăn sâu vào lòng của tín đồ Phật giáo, hay rộng ra là khắp mọi người.
Chữ Buddha là tiếng Phạn mà phải gọi cho đủ là Buddhabhardra – Phật đà bạt đà la nghĩa là giác Hiền, tóm lại là người giác ngộ. Có người bỏ rất nhiều công sức cũng như thời gian để khảo cứu để chứng minh rằng Phật là sai mà phải là Bụt. Tuy nhiên quí vị thử hỏi mọi người bình thường chẳng biết gì Phật lý chữ Bụt là gì. Tôi tin chắc rằng họ sẽ trả lời; Bụt là một vị thần tiên râu tóc bạc phơ. Vì sao vậy? Vì từ Bụt, trong văn hóa Việt Nam cũng như trong tâm thức của người Việt từ Bụt chỉ để chỉ một vị thần tiên mà thôi. Nhưng hỏi về từ Phật thì ai ai cũng biết ngay là Phật giáo. Như vậy, dù là đúng hay sai cũng không cần thay đổi.
Thầy Trí Tịnh bảo trong bài để biện minh cho ý tưởng mới của thầy, khi bảo: “Nhiều năm về trước, trong thời gian niệm Phật theo thông lệ Nam Mô A Di Ðà Phật, khi chuyên niệm nhiều (mỗi ngày từ hai vạn câu trở lên), tôi bị sự chướng là trệ tiếng trong lúc niệm ra tiếng và lờ mờ trong lúc niệm thầm. Giữa lúc đó tiếng “Di” là chủ của sự chướng”.
Xin hỏi ngay rằng niệm Phật để làm gì? Để cho vần với âm niệm hay để thoát luân hồi. Nếu như câu trả lời là để vần âm điệu thì hoàn toàn không gì để nói. Còn nếu câu trả lời là vì thoát sanh tử mà trì danh thì cần phải nói. Còn nữa, nếu thuận lòng là nên dùng từ BỤT thì phải niệm là Nam Mô A Mi Đà Bụt mới chính xác, thế thì sao lại đổi một từ mà giữ lại một từ mà không thể giữ nguyên như cũ như bao bậc tiền bối đã làm. Nếu cho chữ “DI” là sai thì hoàn toàn câu Phật A Di Đà phải đổi cho đúng chính xác hết.
Câu Phật hiệu này được người Trung Hoa viết như vậy:南無阿彌陀佛 – Nam Mô A Di Đà Phật, mà ai ai nếu là tín đồ Phật giáo cũng đều biết đến.
Nhưng hãy xem cho kỷ từ Mô (無) từ này không phải là VÔ (Không) sao? nếu nói là sai thì phải niệm như thế này: Nam Vô A Mi Đà Bụt. Nếu như bảo là sai mà sửa lại được như vậy thì hoàn toàn không có gì để nói. Nhưng ở đây chỉ sửa từ DI thành MI mà thôi. Rõ ràng là khi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì từ DI này là chướng ngại cho âm điệu, vậy thì đây là sự chướng ngại từ nơi tâm, chớ hoàn toàn không phải chướng ngại do dùng sai danh từ. Quí vị bảo niệm Nam Mô A Mi Đà Phật nhanh hơn là niệm ” Nam Mô A Di Đà Phật”. Kỳ thật niệm Phật mà còn tâm tham ở đây nữa, phải nên biết, không phải niệm nhiều là được vãng sanh, mà người niệm ít thì không được vãng sanh. Phải nhớ cho kỹ điều này. Nếu như quí vị dùng tâm để niệm, xả bỏ vạn duyên chướng ngại, thì chỉ cần niệm 10 niệm cũng được vãng sanh. Ở đây không phải do nhiều hay ít mà được vãng sanh. Mà chú trọng nơi tâm lực của người hành trì. Tuy biết rằng, trong Kinh dạy, niệm danh hiệu của Đức Phật nhiều thì sẽ được sanh vào hoa sen lớn phẩm cao. Nhưng phải rõ rằng, đó là nói việc trì theo tâm lực của người đó. Quí vị niềm nhiều nhưng chẳng hiểu nghĩa của câu Phật hiệu thì cũng bằng không. Tâm tham, tam sân, tâm si, không xả thì niệm nhiều để làm gì? Nguyện thứ 18 có nói chỉ cần chúng sinh trong mười phương hết lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước của Ngài thì chỉ trong mười niệm, đều được vãng sanh.
Lại nữa chữ Di Lặc – 彌 (trong thánh hiệu của Phật Di Lặc), đã nói chữ DI là sai thì phải đổi luôn chữ Di Lặc thành Mi Lặc mới đúng. Chớ sao lại đổi hiệu của đức Từ Phụ A Di Đà mà không đổi hiệu của Đương Lai hạ Sinh Di Lặc Phật?
Câu Phật Hiệu A Di Đà Phật, tiếng Phạn là: Namo Amitabha, mà người Trung hoa dịch âm là Namo A Mi Tuo Fo, nếu chúng ta dịch theo âm tiếng Phạn thì có thể dịch như vậy: Nam Mô A Mi Thà (Đà) Phật, còn nếu dịch theo âm Hán thì phải dịch Nam Vô A Di Đà Phật. Do đó, có lẻ cổ đức hòa dung cả hai nên thành Nam Mô A Di Đà Phật.
Ở trên chỉ để giải thích cho xác nghĩa của câu Phật hiệu. Chớ để tâm chú trọng vào việc đúng sai. Ở đây chúng tôi chỉ giải thích để qúi vị có cái nhìn khái niệm. Quan trọng ở đây là những người niệm Nam Mô A Di Đà Phật thuở xưa cũng như ngày nay có được thanh tịnh hay không và có được vãng sanh hay không mà thôi. Nếu như lịch sử đã chứng minh, sách vở đã ghi chép đều có, thì cần chi họa thêm chữ MI vào? Thật là dư thừa và tội lỗi. Tại sao? Vì gây hoang man cho không biết bao người, còn nữa những người chưa thấu suốt giáo lý, đem ra bàn cãi, tranh chấp ..v.v… quí vị nghĩ có phải tội lỗi không?
Thầy Trí Tịnh lại mang sự Phật chứng để biện minh không thể thuyết phục được nếu dùng Giáo lý của Phật để đo thì không hợp lý. Phải nên biết giáo lý của Phật Đà là một giáo lý giác ngộ, chẳng phải thần quyền hay mê tín. Khi bảo rằng
“Chiều hôm ấy, khi đứng dựa cửa sổ ngó mong về phía mặt trời sắp lặn, tôi bỗng thấy chữ A-mi nổi bật giữa khung trời xanh sáng, gần như chữ điện ở trước cửa của những hiệu buôn chiếu sáng trong đêm. Tôi thử ngó qua hướng khác thời không thấy, khi ngó trở lại hướng Tây thời chữ A-mi vẫn nổi y nơi chỗ cũ, khổ chữ lớn lối bốn tất Tây bề cao, và hiện mãi đến trên 30 phút mới ẩn… ”
Chúng tôi không dám bảo là không có thật hay có thật, mà chúng tôi chỉ nói theo nền giáo lý của Phật Đà. Nếu bảo là Phật cũng ấn chứng với ý nghĩ của thầy là nên dùng chữ Mi để thay cho chữ Di thì đức Phật còn là Đức Phật nữa không? Vậy thì những người niệm từ thưở xưa đến nay niệm Phật hiệu gì? Cũng như theo lịch sử những người niệm Phật vãng sanh thì chẳng phải Phật rước hay sao? Còn nếu nói không chấp vào danh tự, thì tại sao Đức Phật lại báo điềm lành cho nổi chữ A -mi trên trời xanh cùng với ý tưởng mới là cổ đức đã sai nên nay phải thay đổi. Trong khi đó, Đức Phật là bậc đại giác, vạn Pháp đều không, mà không cũng đều có. Thì tại sao lại còn phân biệt là có, không, sai và đúng …v.v…., trong khi đó Ngài tất phải biết danh hiệu của Ngài là A Di Đà, Vì ai ai cũng niệm danh hiệu này, cho dù có sai, nhưng tâm thức của họ chính là đức Phật của thế giới Cực Lạc về Phương Tây. Quí vị thử nghĩ có mâu thuẫn không?
Lại nữa, nếu cho rằng có sức mầu nhiệm gia hộ của thánh chúng, mà chữ A-mi nổi lên trời xanh và chỉ nổi lên từ phương Tây, khi nhìn về phương khác khi không thấy chỉ thấy ở phương Tây. Nếu đã là điềm lành lẻ tất nhiên phải thấy bất luận ở phương nào, xin đừng bảo rằng vì Phương Tây là thế giới Cực Lạc. Vì Phật đâu còn mê như chúng sanh, và ích kỷ như vậy, nhìn về chỗ ở của mình thì thấy, khi nhìn về quốc độ khác thì không? trong Phật giáo đâu có đạo lý này.
Như chúng tôi đã nói, là không chú trọng vào đúng hay sai, mà là quan trọng ở nơi thật hành và quy cũ. Cổ đức từ xưa đã như vậy, bậy giờ cũng như vậy, vị lai cũng cố gắng như vậy, cần chi thay đổi để thêm rắc rối và gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Tóm lại, nếu ai tha thiết muốn thoát vòng sanh tử luân hồi, thì cố gắng giữ tâm của mìinh và theo cổ đức mà hành, chứ nên đem đề tài này ra phiếm diện, mỗ xẻ đúng sai. Vì tất cả đều là vô ích, chẳng giúp ích gì cho việc tiến tu cũng như việc cầu vãng sanh của mọi người. Mà hãy thật hành y như pháp, hội đủ Tam Lương, TÍN- HẠNH- NGUYỆN, để vĩnh viễn thoát ra khỏi vòng ma lực giăng bủa khắp mọi nơi.
Như đã trả lời, nhưng còn có nhiều Phật tử còn thắc mắc, nên gởi mail về hỏi. Do đó, chúng tôi một lần nữa cố gắng trả lời như trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích được một số người nào đó, đang cũng có tâm hoang man và thắc mắc như vậy.
Sau cùng, chúng tôi tha thiết kêu gọi quí vị, những ai đang hành và sẽ theo tông chỉ của Tịnh Độ thì hãy cứ yên tâm hành trì theo cổ đức, cứ việc niệm Phật hiệu là “Nam Mô A Di Đà Phật” hết lòng thành kính, tha thiết cầu vãng sanh, nếu như có một ai làm đúng như lời dạy của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, hành thiện tránh ác, nhưng lại đọa lạc, không được vãng sanh vì niệm Phật hiệu sai, thì tôi nguyện gánh hết những tội lỗi mà hôm nay tôi cố gắng giải thích để duy trì Phật hiệu là “Nam Mô A Di Đà Phật” gây nghịch duyên cho người mới phát chánh tín cầu vãng sanh đối với Phật hiệu.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi người rằng; cũng đừng đem đề tài này để bàn cãi nữa, vì sẽ không giúp ích gì cho việc tiến tu của mình. Ai làm sao thì cứ tùy họ vậy, còn đối với bản thân thì cứ y Pháp mà hành. Nếu như còn có người tự thắc mắc cho rằng nếu điều ấy là sai, thì sao lại có người theo v.v…. Thì hãy tự hỏi với mình rằng: ” Hút thuốc thật sự có hại cho sức khỏe hay không? Sao lại có nhiều người dẫu biết là có hại mà vẫn cam tâm tình nguyện vướng vào”. Tất cả cũng chỉ đều do nghiệp lực của mỗi cá nhân khác nhau mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.
Nam Mô Liên Trì Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát!!
Trân trọng,
Tịnh Quang
Xin cảm ơn Tịnh Quang đã giải toả nghi vấn bấy lâu của tôi. Vì là người đang tìm hiểu và học đòi theo Phật nên tôi rất muốn sự rõ ràng sáng tỏ. Phật dự đoán thật đúng:Ở thời mạt pháp này ma qủi nhiều quá nên ta cần thực hành y pháp bất y nhơn để còn giữ gìn và hoằng pháp đến mãi về sau. Cho chúng sanh hết thảy đều thành Phật. Một lần nữa xin cảm ơn.
Xin tri ân bài viết của Diệu âm Đức Thọ, một bài viết đầy CHÁNH KIẾN, CHÁNH PHÁP đem lại lợi lạc cho Quý vị đồng tu.
Quý vị có thể tham khảo thêm bài dưới đây để có tín tâm :
http://www.daotrangtuphat.com/2016/03/a-di-phat-hay-mi-phat.html
của thầy CỔ THIÊN.
Diệu A Di Đà Phật _()_
…Từ hồi nào, dù với hàng đệ tử, tôi chưa từng bảo ai bỏ niệm A-di mà niệm A-mi. Song, do ảnh hưởng ngấm ngầm mà lần lần có một số đông người xuất gia cũng như hàng tại gia niệm A-mi-đà. Đó phải chăng là do cơ duyên thời tiết nó nên như thế! Và cũng vì cớ ấy mà hôm nay có bài thuyết minh và tự thuật này.
Tôi viết bài này chỉ với mục đích giúp thêm sự nhận chơn về câu Nammô A-mi-đà Phật cùng lịch sử của nó, cho các bạn đồng tu đã chuyên niệm như thế. Và bài này cũng chỉ truyền bá trong phạm vi các bạn đây thôi.
Tôi xin khuyên nhắc các bạn, đối với những vị đã quen niệm hay đã sẵn tín tâm nơi câu Nam mô A-di-đà Phật, nhất là người ở trong hoàn cảnh thiếu tiện lợi, các vị nên để yên cho các vị ấy niệm theo sự phổ thông cổ lệ để tránh sự ngoại chướng cho họ và cho họ khỏi sự do dự trên đường hành trì mà họ có thể vướng phải.
HT Thích Trí Tịnh
Kính chào thầy. Xin thầy chớ làm hoang mang những người mới học PHẬT như chúng tôi. Xin cảm ơn.
Theo các nhà nghiên cứu Phật học, Nam mô A-di-đà Phật nguyên là một câu niệm được phiên âm từ tiếng Phạn (Namo/नमो Amitàbha/अमित Buddha/बुद्ध). “Nam mô” – nguyên âm là Namo là lời tỏ lòng thành kính có ý nghĩa là Quy y. Phật là chỉ Buddha, ta quen đọc gọn là Phật, chỉ đấng hoàn toàn giác ngộ (Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Ba chữ giữa, A-di-đà là chỉ tên của vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại Thừa (một số nhà nghiên cứu nói rằng cách đọc đúng phải là A-mi-đà chứ không phải A-di-đà hay là A-mi-thồ như tăng ni Phật tử Trung Hoa hay đọc).
Read more: Tại sao lại niệm Nam mô A-di-đà Phật? — Có thể bạn chưa biết… http://facts.baomoi.com/2011/03/10/t%E1%BA%A1i-sao-l%E1%BA%A1i-ni%E1%BB%87m-nam-mo-a-di-da-ph%E1%BA%ADt/#ixzz1m5V36wHY
BẠN NIỆM PHẬT CẦU SANH VỀ CỰC LẠC MÀ CÒN CHẤP VÀO VĂN TỰ THÌ TÂM BẠN NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐỊNH CÒN NGHI HOẶC NGHI VẤN CHƯA ĐOẠN NGHI, THÌ LÀM SAO NIỆM PHẬT DƯỢC VÃNG SANG PHÁP SƯ TINH KHÔNG DẠY. BẠN PHẢI BUÔNG BỎ, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC, BẠN MỚI RA KHỎI LUÂN HỒI SANH TỬ.BAN KHÔNG NÊN PHÂN BIỆT. A MI HAY A DI CŨNG ĐƯỢC BẠN NÊN CHỌN 1 CÂU NIỆM ĐẾN CÙNG LÀ TỐT QUÁ RỒI, BẠN NÊN HỎI MÌNH NIỆM PHẬT CÓ THUẦN THỤC CÓ GIÁN ĐOẠN KHÔNG.
Sự thật là chính con đã từng chấp vào cách gọi danh xưng của phật A Di Đà và cách phát âm của tên theo tiếng phạn AMITABHA. Trong lòng lúc nào cũng khắc khoải lo nghi liệu có được vãng sanh hay không nếu như niệm thế này thế khác. Mặc dù niệm phật nhưng tâm con không bao giờ tịnh được. Nhưng từ khi gửi email đến duongvecoitinh, nhận được hồi âm của Tịnh Thái, tâm của con hoàn toàn buông bỏ chấp trước và hoài nghi về danh hiệu phật và vãng sanh nữa. Hiện con chỉ cố gắng làm sao mà niệm phật được trong cả lúc ngủ và bỏ đi cái tật giãi đãi, hay lười thức sớm để niệm phật theo thời khóa. Con hay nằm mơ thấy này thấy nọ nhưng chỉ thấy mình niệm phật vào những giấc mơ cần cứu người hay giúp mình, còn nếu như giầc mơ nào mà tình ái lâm ly như tiểu thuyết thì quên luôn cả phật. Có phải tâm con quá si không? Quý vị nào biết cách khắc phục tình trạng này thì xin chỉ dạy cho con. Con chân thành cám ơn.
Kính chào các Quý thầy,quý vị đạo hữu ạ. Nhân đây con xin kể về trường hợp của bản thân mình. Con theo pháp môn tịnh độ cầu vãng sinh, ban đầu con niệm Nam mô A di đà phật, nhưng khi xem một số tài liệu con cũng học niệm theo Nam mô A mi đà phật một thời gian đúng là có lưu loát hơn nhưng con cảm thấy không quen cho lắm vì thế con đã đổi lại niệm như thường lệ Nam mô A di đà phật.Tôi không thể niệm phật trong khi ngủ được, chỉ khi nằm mơ những giấc mơ cần cầu cứu mới niệm phật thôi. Khi đó con cầu cứu đến phật A di đà, phật Quán âm, hình như cả phật Địa tạng và chư Hộ pháp nữa và cuối cùng con cố gắng kêu lên phật ơi cứu con, phật ơi cứu con,…con phân vân quá, tại sao lại như vây. kính xin chư vị chỉ giáo giúp ạ.
Nam mô A di đà phật
Con chuyên niệm hồng danh A mi đà phật theo lời dạy của hòa thượng Thích Trí Tịnh, nhưng đối với câu phật hiệu “A di đà phật” con vẫn luôn hết sức thành kính và nếu muốn khuyên nhủ ai niệm phật con đều khuyên niệm “Nam mô A di đà phật”.
Nam mô A mi đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin đính chính lại nội dung vừa đăng “Con chuyên niệm hồng danh A mi đà phật theo lời dạy của hòa thượng Thích Thiền Tâm”. Nếu có ai đó đã đọc qua tiểu sử của thầy sẽ thấy thầy là người rất khiêm cung, mẫu mực, vượt qua vô vàn chướng ngại trên con đường tu tập cho đến ngày vãng sanh về Tây Phương Cực lạc.
Chắc có lẽ con thường xuyên nghe tiếng niêm “Nam mô a mi đà phật” của hòa thượng Thích Trí Tịnh nên đã có đôi chút nhầm lẫn.
Nam mô a di đà phật.
việc niệm phật adida phật hay amịđaphât là phương tiện cái quan trọng là đao hữu phải hiểu và thưc hành bát chánh đạo.tin sâu luật nhân quả, trì trai giữ giới thật nghiêm,tìm hiểu giáo lý của phật thật nhiều .chúc đạo hữu tinh tấn.
Nam mô a mi đà phật
Kinh Niệm phật Ba la mật, phẩm 2 đã viết:
“nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết”
” Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy.”
Niệm Phật đúng pháp, chắc chắn vãng sanh.
Nam mô a mi đà phật!
Theo mình niệm danh hiệu nào cũng được tùy theo thói quen, sở thích của mỗi người, quan trọng là niệm có nhất tâm hay không mà thôi. Theo mình thấy thì hầu hết các máy niệm phật thỉnh ở các Chùa hoặc nhạc niệm phật trên mạng không thấy niệm A Mi Đà Phật mà là niệm A Di Đà Phật, hơn nữa hiện nay, các Thầy niệm A Mi Đà Phật chỉ đếm trên đầu ngón tay, mình cũng quen niệm A DI Đà Phật rồi nên cứ thế mà niệm thôi, rất dễ nhiếp tâm. Chúc các bạn đồng tu phật sự viên thành, thành công trên bước đường tu tập.
Theo mình nghĩ chúng ta niệm A Di hay A Mi cũng đều được cả.Nếu ai thấy cái nào phù hợp thì niệm, riêng mình nghĩ những vị niệm A Mi như HT Thích Thiền Tâm và HT Thích Trí Tịnh đều là những bậc chân tu khả kính.Lời nói của các Ngài không bao giờ thừa và dĩ nhiên khi các Ngài niệm A Mi tức là nhân duyên đặc biệt nào đó !
Đạo hữu Liên Hữu có thể hoan hỷ cho mình biết, dựa vào đâu mà nói HT. Thích Thiền Tâm niệm A Mi Đà Phật không? Mình đang rất muốn tìm hiểu nhưng mình nghe và đọc 2 quyển sách của HT vẫn thấy sử dụng A Di Đà Phật:
https://www.niemphat.vn/niem-phat-thap-yeu/
https://www.niemphat.vn/niem-phat-sam-phap/
Quý vị thử nghĩ xem, nếu có người bị ngọng không niệm đúng danh hiệu : chữ “Đà” thành chữ “à” thì sao?!!!
Có người hỏi tôi: “Thưa pháp sư! Có người niệm A Di Đà Phật, có người niệm A Mi Đà Phật, rốt cuộc cái nào là đúng?” Chỉ cần trong lòng bạn nghĩ chính xác đều đúng, đây là Phật pháp thù thắng! Cho nên, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, trong lòng chân thật có, A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật đều như nhau, chỉ cần trong lòng bạn thật có, nhất là bạn sợ phát ra cái âm sai đi, e rằng tương lai có sai lầm. Vậy bạn nghĩ đến “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”, đây là trên kinh Vô Lượng Thọ nói, trong tâm thanh tịnh – bình đẳng – giác, ta niệm A Di Đà Phật được, đúng rồi, niệm A Mi Đà Phật cũng đúng, ta niệm bốn chữ đúng, niệm sáu chữ cũng đúng, không nên ở nơi chỗ này mà so đo. Tổng nguyên tắc chính là “Tâm tịnh, thời Cõi Phật tịnh”.
(Trích trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ tập 48)
AMITABHA
Ngài Hòa Thượng Thích Trí Quảng dạy: “Niệm Phật không phải là kêu tên Phật”. Bởi tên Phật thuộc về danh tự, ngữ ngôn giả lập của tâm thức từng dân tộc, như tiếng Phạn là अमिताभ, amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” (ánh sáng vô lượng); amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” (thọ mạng vô lượng). Người Việt đọc là Phật A Di Đà, người Trung Quốc đọc là “A mi tho fo ”. Amitābha chỉ cho Phật tánh nên niệm Phật là niệm tự tánh như trong kinh A Di Đà mà Phật Thích Ca dạy, tức cất hết mọi sở niệm, nên Phật nói “Pháp khó tin” (nan tín chi pháp). Phật A Di Đà dụ cho tánh giác, nên trong kinh Phật thuyết Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, Ngài A Nan hỏi: “Bồ Tát Pháp Tạng, thành bậc giác ngộ, là Phật quá khứ, là Phật tương lai, hay Phật hiện tại, thế giới phương khác?
Thế Tôn dạy rằng: Phật Như Lai kia, không từ đâu tới, không đi về đâu, không sinh không diệt, không phải quá khứ, hiện tại, vị lai.”; tức chỉ cho Phật tánh siêu việt thời gian và không gian, nên nói “vô lượng thọ – vô lượng quang”. Ở kinh Kim Cang Bát nhã đức Phật Thích Ca cũng dạy: “Không từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi Như Lai” (vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai).Vượt qua 10 vọng tưởng trong tự tâm thì tánh giác hiển lộ, nên kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca nói: “Phật A Di Đà thành Phật đến nay trải qua 10 kiếp”.
Ý thức có mấy công năng: Một là tư duy về thiện, hai là tư duy về ác, ba là nắm lấy quán ngữ vô ký như pháp kêu tên Phật hoặc mật chú, bốn là rơi vào trầm không. Ý thức bị quán ngữ “Amitābha” ghì chặt suốt ngày đêm, làm cho tư duy của ý mất năng lực nên đẩy quán ngữ vô ký này vào cho thức mạt na, nên đạt “vô niệm tự niệm”. Trạng thái này các Tổ xưa gọi là “Gậm cục xương khô”, nên rơi vào phi tưởng phi phi tưởng, thật nguy hiểm cho người tu giải thoát. Kinh Di Đà, đức Phật Thích Ca dạy niệm Phật tam muội, tức danh tự tánh, nên phải cất hết sở niệm, mới đạt thành “nhất tâm bất loạn”, nên nói “liên đài tự tiêu danh”.
Có người hỏi tôi: “Thưa pháp sư! Có người niệm A Di Đà Phật, có người niệm A Mi Đà Phật, rốt cuộc cái nào là đúng?” Chỉ cần trong lòng bạn nghĩ chính xác đều đúng, đây là Phật pháp thù thắng! Cho nên, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, trong lòng chân thật có, A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật đều như nhau, chỉ cần trong lòng bạn thật có, nhất là bạn sợ phát ra cái âm sai đi, e rằng tương lai có sai lầm. Vậy bạn nghĩ đến “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”, đây là trên kinh Vô Lượng Thọ nói, trong tâm thanh tịnh – bình đẳng – giác, ta niệm A Di Đà Phật được, đúng rồi, niệm A Mi Đà Phật cũng đúng, ta niệm bốn chữ đúng, niệm sáu chữ cũng đúng, không nên ở nơi chỗ này mà so đo. Tổng nguyên tắc chính là “Tâm tịnh, thời Cõi Phật tịnh”.
(Trích trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ tập 48)
Người miền bắc đọc là Phật, người miền nam đọc là Phậc hoặc là Quan Âm Bồ Tát miền nam đọc là Guang Ăm Bồ Tác. dù đọc là gì nhưng hẳn trong tâm họ đang hiện hữu hình ảnh đức Phật mà họ đang tụng niệm.
Tôi cũng từng niệm Nam Mô A Di Đà Phật và sau hơn một năm Tâm bất ngờ vào Định, nhưng không phải Chánh Định (bây giờ tôi mới hiểu được, vì khi đó người tôi rất nóng, phải cầu xin Phật xả bỏ cái định này, do hai nách bị lở loét),Ít hôm sau tôi nhập Phật tri kiến (Giác ngộ được cuộc đời này chỉ là một giấc mơ , không có thật,tất cả các pháp đều do vọng tưởng sinh ra), sau đó tôi mất hẳn khả năng tự chủ và phải đi chữa bệnh tâm thần, Ở bệnh viện tôi tiếp tuc niệm Phật, nên tỉnh táo hơn những người khác, trí nhớ phục hồi rất nhanh, Trong thời gian nằm viện, tôi tiếp tục niệm Phật, ngồi thiền, Dần dần tôi đã ngộ ra, chữ A Di Đà chính là Tánh. coi trên mạng tôi cũng thấy người dịch xin ý kiến độc giả nên dịch là A Di hay A Mi cho đúng,tôi nghĩ không biết cái nào đúng, cái nào sai, tốt nhất là niệm chân tâm hay chân tánh là chắc cú nhất, Nhưng mình vẫn phải niệm thêm A Di Đà Phật để không khác với giáo lý, vì vậy tôi niệm tám chữ : Chân Tánh thường trụ A Di Đà Phật (Điều thú vị nhất là ngay hôm tôi ngộ ra được niệm Phật chính là niệm chân Tâm, chân Tánh, tối đó tôi đã mơ gặp được Phật Cha. một giấc mơ tuyệt vời nhất từ trước đến nay tôi chỉ mơ thấy Phật mẹ thôi, Khi niệm Tánh tôi thấy Tâm mình tịnh hẳn), Nhưng có lúc tôi chỉ niệm Tánh, hoặc chỉ niệm A Di Đà Phật, do thói quen niệm Phật trước đó. Kết quả rất bất ngờ, câu niệm A Di Đà Phật thì nhẹ bẫng, còn niệm Tánh hoặc Tâm thì thấy rõ Tâm mình tịnh hẳn. Tôi quyết định thay đổi chỉ niệm: Tâm và Tánh và Tâm của tôi lúc này càng ngày càng tịnh (tôi nghĩ có lẽ cái định trước đó không phải là chánh định), Một hôm có người chuyên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật được hơn 2 năm lại hỏi tôi: Chú niệm Phật đã bao giờ thấy đỉnh đầu mình nóng chưa.còn tôi thỉnh thoảng đang niệm Phật thấy nóng trên đỉnh đầu? tôi nói là chưa. thế là tối đó tôi lại quay lại niệm A Mi Đà Phật. rất thuyết phục Câu niệm mới này Tâm vẫn được tịnh như niệm chân Tâm. chân Tánh, và thấy vô cùng mầu nhiệm: Phật áo đỏ (hiện thân ứng hóa là thân người hiện ra trước mặt,,,Nói thật tôi là người ngưỡng mộ và học theo Hòa Thượng Tịnh Không từ lâu. tôi đã giác ngộ được câu niệm Phật AMITABA.từ phiên âm của tiếng phạn bản gốc có lẽ là câu niệm chuẩn xác hơn cả.bởi chũ A là tất cả Phật ba đời. chũ Mi là tất cả Tăng. chũ TABA chĩnh là chữ Ta bà (tất cả các pháp đều là Phật pháp) ,Nên Nếu dịch sang tiếng việt thì đó là :TẤT CẢ ĐỀU LÀ PHẬT,Tôi gọi 5 chữ này là kinh Hòa Thượng, bởi vì nó đúng tuyệt đối, Tôi xin được chứng minh : Vật chất được cấu tạo bởi các phân tử, các phân tử được cấu tạo bởi các nguyên tử. các nguyên tử bao gồm các điện tích âm là các điện tử quay quanh các điện tích dương là hạt nhân. mà điện tích hay điện tử chính là quang tử. là ánh sáng. là năng lượng, Đây chính là bản thể của vũ trụ. tất cả bao gồm cả vật chất (cái được gọi là có) và không khí (cái được gọi là không) thì cũng chỉ toàn là điện tích. là ánh sáng. là năng lượng. Như vậy : Có cũng như Không và Có cũng tức là Không. hay nói cách khác : Không và Có đều là một, Chữ Phật chính là chữ Điện. cho nên nơi thờ tự được gọi là thờ Điện. ngồi thiền còn gọi là ngồi Điện,(Điện thì không có hình sắc tướng) mà Phật có tới 10 muôn ức tên gọi khác nhau (10 không phải là con số mà là sự viên mãn. tức toàn thể vũ trụ), cho nên toàn thể vũ trụ bao trùm khắp không gian và thời gian là một biển điện tích. hay biển cát bụi (Bụi ánh sáng. cát là cát tường).hay biển năng lượng cũng vậy. hay còn gọi biển Phật (tất cả đều là Phật), Còn gọi là Chân như. Chân Tâm hay Chân Tánh. là Phật Tánh.là nhất chân Pháp giới. là Niết bàn. là Pháp thân v,v,,Đúng tuyệt đối : Một điện tích cũng đồng một biển điện tích và tất cả biển điện tích cũng đều như một. TÓM LẠI : Niệm Phật chính là Niệm Pháp Thân bao trùm khắp tận hư không. tức toàn thể vũ trụ. Không một phút giây nào. không có Phật hiện hữu (bao trùm thời gian). không có chỗ nào là không có Phật (bao trùm không gian) hay nói cách khác Phật ở khắp nơi vì vậy niệm Phật ở bất kỳ nơi nào cũng đều linh ứng, câu niệm : Nam Mô A Mi TA BÀ PHẬT theo sự giác ngộ của cá nhân tôi là câu niệm có tính thuyết phục hơn cả. thiết nghĩ : Phật pháp thì chỉ có một. tùy theo sự giác ngộ của mỗi người mỗi khác mà thụ hưởng như Kinh Pháp Hoa đã nói : “Phật pháp như nước mưa đồng khắp không chỗ ít chỗ nhiều. còn chúng sanh như cỏ cây lớn nhỏ tùy sức của mỗi người thụ hưởng vậy”. Rất mong được các vị Cao Tăng chỉ giáo. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! (Phần bổ sung thêm : Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của nhà Bác học ANHXTANH là định luật đúng tuyệt đối : Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác)
” tôi đã giác ngộ được câu niệm Phật AMITABA” – Mình ko có ý kiến.
Bạn niệm A DI ĐÀ PHẬT – Rất tốt!
Bạn niệm A MI ĐÀ PHẬT – cũng rất tốt!
Bạn niệm Chân Tâm , Chân Tánh – cũng rất là tốt và rất là đúng!
Có điều, người ta niệm Phật, niệm Tự Tánh để thanh tịnh thân tâm, để trị độc tham sân si, để tâm Phật thấm nhuộm tâm phàm ngu – bạn niệm để NÓNG ĐỈNH ĐẦU!
Muốn nóng đỉnh đầu tôi bày cho bạn cánh đơn giản hơn nhiều: bạn nấu canh rau cải, canh chín rồi bạn tắt bếp, lấy nắp vung ra để canh nguội, úp nắp vung lên đầu, định luật bảo toàn năng lượng sẽ đảm bảo cho đỉnh đầu bạn nóng bỏng trong vòng 2 phút.
Theo tôi bạn nên niệm NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT thêm một thời gian nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn đã từng niệm Phật không đúng như pháp nên tâm thần tán loạn và đã từng vào bệnh viện tâm thần. Đọc tiếp phần sau của bạn thì tôi e rằng đến bây giờ bạn vẫn chưa thật niệm câu A Di Đà Phật đúng như pháp. Lý do vì sao?
Bạn thử xem các Kinh Tịnh Độ: Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, và Kinh Vô Lượng Thọ xem Đức Thế Tôn dạy chúng ta niệm Phật phải niệm ra làm sao? Tất cả đều là: Phát Bồ Đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc. Bạn niệm A Di Đà Phật nhưng không thấy bạn nói rõ là bạn có phát nguyện cầu sanh Cực Lạc mà chỉ thấy bạn nói rất nhiều về niệm tự tánh thanh tịnh, niệm Chân Tâm v.v…Đây là niệm không như pháp, một đời niệm Phật như vậy cũng chỉ là gieo được chút nhân lành với A Di Đà Phật mà thôi, còn việc sanh tử của chính mình vẫn là mờ mịt.
Niệm Phật phải lấy Tín Nguyện cầu sanh Cực Lạc làm Chánh thì mới gọi là hợp với lời Phật dạy và đúng với tông chỉ của Tịnh Độ Tông. Còn bạn chỉ mượn câu A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật để mong niệm thấy được cái Tâm cái Tánh thanh tịnh mà thôi, mang hơi hướng của cửa Thiền, chứ chẳng phải thuần Tịnh Độ và bạn cũng chẳng phải thật sự học theo lời dạy của Hòa Thượng Tịnh Không, vì Ngài chẳng bao giờ khuyên chúng ta niệm như vậy, nhất mực lúc nào cũng là khuyên người niệm Phật phải lấy việc sanh tử làm trọng, chuyên tâm trì danh Phật hiệu, thật thà phát tâm tin tưởng cầu sanh Cực Lạc.
Bạn lại còn sáng tạo ra cách niệm mới lạ “Nam Mô A Mi Ta Bà Phật”, đây là lời Phật dạy trong Kinh nào vậy? Là lời bạn nói hay từ tâm điên đảo si mê huyễn hoặc mà phát ngôn ra? Người học Phật nhất định phải nương vào Kinh Điển, nương vào lời Phật dạy mà thực hành theo. 3 Kinh Tịnh Độ không có chỗ nào mà Phật khuyên chúng sanh niệm Phật theo cách mà bạn tự nói ra như vậy.
Đến đây thì bạn có thể thấy rõ bạn đang đi theo đúng Chánh Pháp của Như Lai hay theo ai vậy? Ngộ được vài chỗ thì tự cho mình nhập Phật tri kiến, đạt được chút định công thì nghĩ mình thấy tánh thanh tịnh rồi sao? Nào đâu biết mình đang đọa lạc vào lưới ma, nếu chẳng sớm quay đầu sám hối, buông xả những tà tri tà kiến ấy thì sẽ có ngày tâm cuồng trí loạn, khi đó Phật đến cứu cũng ko còn kịp.
Cái tánh thanh tịnh phàm phu đời nay tỉ người tu học chưa chắc có được một người thấy được Tánh này, hay theo nhà Thiền là chẳng thể Minh Tâm Kiến Tánh vậy. Nói thẳng một câu chân thật: Thập Thiện làm được đến 100% trong triệu người học Phật có mấy ai thật sự làm đến được? Thập thiện chưa làm được thì không cần nói đến chứng đắc gì trong các pháp môn nào khác nữa. Chính vì thấy rõ căn tánh của chúng sanh ngày nay nghiệp chướng sâu nặng như vậy, chẳng thể đoạn phiền não, chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi nên Như Lai vì lòng đại bi vô tận mới truyền lại cho chúng ta pháp môn vi diệu Niệm A Di Đà Phật (hay A Mi Đà Phật) Cầu Sanh Cực Lạc. Ai có thể thật tin, thật hành theo pháp này thì đời này nhất định được vãng sanh Cực Lạc, khi được vãng sanh rồi, thấy Phật A Di Đà thì liền Minh Tâm Kiến Tánh, ngay lúc đó thì thành Phật.
Hi vọng bạn Nguyên hãy bình tâm lại, thật tâm buông xả những gì đã “chứng”, đã “thấy”, mỗi ngày tự mình sám hối sửa lỗi, xem mình có làm được một Người Tốt chưa như lời Phật dạy: Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu, Phụng Sự Sư Trưởng, Từ Tâm Bất Sát, Tu Thập Thiện Nghiệp? Đây cũng là một cơ hội để bản thân tôi và tất cả các bạn đồng tu tự mình nhìn lại xem mình đã thật sự làm được 4 câu trên chưa? Nếu chưa làm thì ngay hôm nay phải ráng mà làm, làm được rồi thì niệm Phật mới có thể vãng sanh, chưa làm được thì sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử thế ấy. Đây là lời chân thật của chính Đức Phật dạy chúng ta trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Tịnh Nghiệp Tam phước. Chúng ta còn dám nghi ngờ ư?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phật ở trong tâm, nếu trong lòng các vị có phật thì tốt rồi. Sao phải chấp trước A Di Hay A Mi. Chúng ta tu phật chẳng phải để tâm thanh tinh hay sao. Ai căn cơ thế nào thì niệm thế đó, niệm A Di hay A Mi đều không sai, mong rằng các quý phật tử đồng tu đừng sinh tâm phân biệt nữa, hãy buông xả vạn duyên có đủ tín hạnh nguyện thì đã thành tựu rồi, phật không ở đâu xa mà ở trong tâm các quý vị, nếu như còn tâm phân biệt không vượt qua được bản ngã của mình, ai cũng cho mình là đúng cũng muốn giữ ý kiến của mình thì làm sao mà tinh tấn được, xót xa thay. Phật dạy chúng ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, không phải nghe kẻ khác, chịu khó tu phước, làm thiện các quý phật tự sẽ tự có trí tuệ mà tu. Chúc các quý phật tử tinh tấn tu hành, hoằng dương phật pháp. A Mi Đà Phật.
Là một người ngoại đạo nhưng tôi vẫn xin tham gia ý kiến. Đạo Phật có ở nước ta lâu lắm rồi. Câu niệm Nam mô A di đà Phật đã ăn sâu vào máu thịt,văn hóa của cả dân tộc chứ không riêng gì các vị chức sắc hay tín đồ. Phải tôn trọng người đi trước chứ. Chúng ta đang sử dụng cái vốn của ông cha để lại mà lại chê bai cái vốn quý đó đến nỗi phải sửa thì sao phải đạo. Có phải sửa “di” thành “mi” để chứng tỏ sự học rộng của mình và giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài? Hay đây là dấu hiệu chứng minh cho phe phái, đẳng cấp? Không, chẳng lợi ích gì. Không khéo sẽ nảy sinh mâu thuẫn lớn trong đạo Phật. Ngoài đời đã từng có những chuyện trái khoáy vậy rồi. Người ta đã từng bày ra “chữ cải cách” hoặc dạy chữ “e” đầu tiên cho học sinh lớp một đấy. Sửa cái vốn dĩ có sẵn đã ổn định và hay, được đại đa số chấp nhận thành cái gì đó xa lạ làm hao tốn tiền của, gây bất ổn và mất niềm tin thì có nên làm không?
Mô Phật ===> Ai là người niệm Phật? Niệm Phật mục đích làm gì? Miệng niệm Phật tâm có từ bi hỉ xả không? Niệm Phật có giữ tròn chữ hiếu không? Cứ tự hỏi như vậy thì sẽ có câu trời không nên tranh chấp ai đúng ai sai.
Tự tại tuỳ duyên nhớ Phật niệm Phật.
Thẳng đường đi tới Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Có một loại cây đặc biệt Japanese Maple mình trồng tuy lá đổi màu từ xanh đến đỏ trong mùa hè sang thu. Nhưng gốc rễ cây vẫn không hề thay đổi sang năm này năm nọ. Lá vẫn tùy duyên héo mọc như các pháp tuỳ duyên bất biến.
Người niệm Phật trong lòng thanh tịnh vững chắc cũng như thế. Ngày tháng trôi qua trời mưa bão tố, nắng đẹp tươi mát, cảnh trần xoay chuyển, vui buồn phiền não, thiện ác ẩn hiện tuỳ duyên niệm Phật A Di hay A Mi, nhưng lòng vẫn như ban đầu.
Cảm ơn thày, ngày xưa khi mới tìm hiểu đạo Phật con cũng thấy nhiều người thắc mắc: Nam mô A Di Đà Phật là gì, có người còn viện Nam mô theo chữ Tàu là Nam vô, vậy Nam mô Phật là Nam vô Phật sao (thật ra chữ Vô cũng đọc là mô … nếu mà đọc đúng hồng danh Phật theo tiếng Phạn vậy ta phải đọc là: “Na mô A mi ta buddha” chứ đọc là ” nam mô A Mi Đà Phật” thì vẫn chưa đúng vì còn chữ “Phật” mà tiếng Phạn vốn là “Buddha”. Thật là đau đầu!
Sau này khi đi hộ niệm, con thấy các cụ niệm ” Nam mô A Di Đà Phật” hay ” A Di Đà Phật” vẫn vãng sinh, các tiền bối khi xưa ở Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản,..vvv cũng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” mà vẫn vãng sinh; xưa kia các vị cao tăng dịch thuật kinh điển đều là các bậc có sự chứng ngộ nên chắc các ngài cũng đã lường trước chứ không thể dịch thuật một cách cẩu thả sơ sài; trong kinh cũng nói Phật tiếng bát âm vi diệu, cùng một lời mà muôn loài đều hiểu được theo ngôn ngữ của mình, danh hiệu của Phật cũng bất khả tư nghị, vậy phải chăng niệm danh hiệu ngài theo tiếng Phạn cũng được mà tiếng Trung, tiếng Việt cũng được miễn là chủ ý trong tâm ta đúng là đang nghĩ đến Ngài? Và như vậy thì sự độ sinh mới thật là phương tiện, thật rộng rãi và thuận lợi cho tất cả các chúng sinh, dù dân tộc nào, dù lành lặn hay dị tật,…
Thêm nữa, do chúng ta ngày nay muốn vãng sinh phần đông phải do hộ niệm trợ giúp nên điều quan trọng là ta và đại chúng phải đồng một cách niệm. Nếu ta niệm A Mi Đà Phật mà khi lâm chung hữu sự đại chúng đến giúp ta lại quen niệm A Di Đà Phật thì tất sẽ chướng ngại, cũng vậy nếu ta niệm A Mi Đà Phật nhưng khi đi hộ niệm lại niệm cho người quen niệm A Di Đà Phật, vậy tất tâm ta cũng chướng ngại mà hộ niệm không thanh tịnh.
Vì thế, con thiết nghĩ về mặt học thuật thì ta nên tìm hiểu rành rẽ nhưng việc thực hành niệm Phật thì nên đồng với đại chúng để tạo nên sự đồng nhất, một người tu tập ở đạo tràng này nhưng đạo tràng khác cũng có thể hộ niệm được, việc đem áp dụng nhiều cách niệm khác nhau sẽ dẫn đến việc khó hộ niệm một cách rộng rãi cho nhau vì có nhiều sai biệt.
Nam mô A Di Đà Phật!
Tôi sắp quy y Tam Bảo. Trước khi xác định làm Phật tử, tôi cũng đã đọc, tìm hiểu, chép Kinh cho người tu tại gia của Thầy Thích Nhật Từ. Cái mà tôi tin tưởng ở Đạo Phật là đạo độ sinh, đạo giải thoát cho chúng sinh. Để đạt được giác ngộ, giải thoát là chúng ta phải thực tập tốt những điều Phật dạy. Hồng danh Phật rất qian trọng trong Tịnh độ trì danh, nhưng thật ra dù A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật mà tâm chúng ta không vọng tưởng thì đều tốt cả. Trong tâm thức ta luôn có đức A Di Đà là đc rồi. Đâu phải qua một sự sai lệch âm điệu mà phải thị phi? HT Thích Trí Tịnh thấy linh ứng với mình thì chia sẻ cho mọi người tham khảo mà thôi. Còn ai thấy hay cứ theo. Tôi chỉ xin góp ý với quản trị viên hay là Hòa Thượng Thích Trí Tịnh nên xem lại câu chữ trong bài viết trên để tránh sai lỗi chính tả gây cười.
Chữ: ” Bàng Quang” là để chỉ một bộ phận trên cơ thể con người chứ không phải chữ ” Bàn quan” nghĩa làm ngơ, đứng ngoài cuộc…
A Di Đà Phật
Niệm A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật đều được về Tây Phương, chẳng vì sự sai lệch âm điệu sanh thị phi. Vậy nên chúng ta cũng không nên vì sự sai lệch từ ngữ mà sanh thị phi. HT Thích Trí Tịnh- vị sư có công đức to lớn trong việc chuyển một số Kinh văn chữ Hán sang Việt ngữ, chúng ta chẳng vì sự sai lệch về chính ta mà gây cười một vị Bồ Tát, một vị Thầy một đời hiến dâng vì Pháp. “Tôn sư trọng đạo”- nên cần hiểu rộng hơn khi chúng ta vừa là người con của dân tộc, vừa là một người phật tử chơn chánh…
Nam mô A Di Đà Phật
Xin quý vị hoan hỷ cho biết thêm thông tin về ý nghĩa các câu : Vong linh, hương linh, chân linh, giác linh .v.v.
Nam Mô A Mi Đà Phật
-Mọi sự vât, sự việc đều không có đúng-sai, tốt – xấu. Đúng hay sai, tốt hay xấu đều là do nơi tâm con người.
-Câu Phật hiệu cũng vậy, niệm sao cũng được miễn là trong Tâm có Phật, làm theo lời Phật dạy, y giáo phụng hành.
-Tiểu đệ thường hay niệm A – Mi, đi chùa mọi người niệm A Di, mình vẫn niệm theo, nhưng là niệm A Mi. (trong lòng tiểu đệ không phân biệt)
-Vì tiểu đệ thấy, niệm A Di phỉa uốn lưỡi đẩy hơi, nếu niệm nhiều ra tiếng rất mất sức, còn niệm A Mi thì nhẹ nhàng hơn, khi niệm lâu không tốn sức.
-Tiểu đệ chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.
Xin mọi người luôn giữ chánh niệm, thường xuyên niệm Phật, niệm Phật thành Phật.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Tôi có một thắc mắc xin được thỉnh giáo.
– Nếu quả thật là niệm A Mi Đà Phật tốt hơn, được cảm ứng hơn vì giống hơn với Phạn văn thì tại sao không niệm hẳn giống tiếng Phạn là A Mi Ta Bha luôn, như vậy có phải là được cảm ứng, được lợi ích nhiều hơn nữa không? Tại sao lại bắt chước mỗi chữ A và Mi một cách nửa vời vậy?
– Nếu quả thật niệm A Mi Đà Phật đúng, niệm A Di Đà Phật theo “phổ thông cổ lệ” là sai, vậy phải chăng chư tổ sư đại đức ngày xưa đều kém cỏi về vốn Hán ngữ, Phạn ngữ và các vị tu sai hết rồi? Vậy sẽ giải thích sao với các vị đã niệm A Di Đà Phật mà vẫn vãng sinh? Phải chăng các vị ấy niệm sai, tu sai mà vẫn được vãng sinh? Bản thân tôi đã từng đi hộ niệm, vẫn niệm A Di Đà Phật và vẫn thấy nhiều vị được vãng sinh. Các vị niệm Phật vãng sinh để lại xá lợi trong cuốn Những chuyện niệm Phật vãng sinh của cư sĩ Tịnh Hải sưu tầm đều niệm A Di Đà Phật cả, đều vãng sinh để lại xá lợi.
– Vậy những xứ mà dịch danh hiệu Amita Bha sang ngôn ngữ địa phương khác nhiều so với phát âm gốc như Mông Cổ, Nga, v.v… thì không được vãng sinh sao?
-Tôi có đọc bạn nào đó nói Pháp sư Ngộ Thông nói ở nước ta sửa Mi thành Di vì đời nguyễn có cô công chúa tên là Tôn Nữ Thị Mi nên danh hiệu Phật phải đọc chệnh Mi thành Di như ngày nay để tránh phạm húy. Nếu quả thông tin thày Ngộ Thông nói vậy thật thì thật đáng tiếc, nhưng làm gì có chuyện Danh hiệu Phật phải sửa để tránh phạm húy một cô công chúa phàm tục? Các chúa Nguyễn thời xưa thờ kính Phật pháp, xây nhiều chùa chiền, thậm chí có người còn được gọi là Chúa Sãi, làm sao các chúa dám sửa tên Phật để khỏi phạm húy với tên con cháu mình, thêm nữa sử sách, kinh sách nước ta từ hơn nghìn năm nay vẫn ghi chữ Hán là A Di Đà Phật, chưa từng có thời nào sửa khác như bây giờ. Nói các thày trong nước với chư tổ ít học, không hiểu cứ hành trì sai theo “phổ thông cổ lệ” là xúc phạm quá!
-Đức Phật tiếng Bát âm vi diệu, chúng ta đọc kinh đều rõ rằng Phật thuyết một âm thanh mà tám bộ chúng trời rồng và nhân, phi nhân đều hiểu theo tiếng và ngôn ngữ của tộc mình, của địa phương mình. Đó là việc rõ ràng trong kinh điển, mọi người có thể kiểm chứng. Vì thế, mọi loài cho đến mọi dân tộc đều có thể hành trì Phật pháp theo ngôn ngữ, văn tự của tộc mình, chỉ cần đừng đọc sai chính tả là được. Vậy thì Danh hiệu Phật, thần chú, kinh dịch sang tiếng nước nào có thể dùng tiếng nước đó, ngôn ngữ nước đó để trì tụng mà không chướng ngại, không cần thiết phải đọc đúng bằng tiếng Phạn cổ. Người Tàu phát âm thế nào cứ niệm như vậy, người Nhật phát âm thế nào cứ niệm theo như vậy, dịch sang tiếng Hán Việt như thế nào người Việt cứ niệm như vậy, đều không chướng ngại, miễn các vị đừng đọc sai, đừng phát âm sai chính tả. Như vậy thì cần gì phải bắt chước Tàu hay Nhật chuyển Di thành Mi?
– Việc niệm A Di Đà Phật từ hơn nghìn năm nay vốn không sai, vẫn được vãng sinh như thường, nhiều không thể tính hết. Điều đó chứng tỏ danh hiệu A Di Đà Phật đã được chứng thực năng lực trong thực tế. Vậy thì còn sửa làm gì nữa? sửa chắc gì đã đúng, mà đang đúng sửa sẽ thành sai.
-Thủa xưa, chỉ các vị cao tăng đại đức thực chứng mới được dịch kinh, ngoài ra còn có hội đồng gồm rất nhiều cao tăng cùng giám định, xong mới được lưu hành. Ngày nay một vài cá nhân tự ý sửa đổi, lại không hề được hội đồng các vị cao tăng kiểm duyệt đã tự ý phát tán gây ra sự chia rẽ trong một truyền thống tu tập vốn đã thống nhất, hòa hợp từ hơn nghìn năm. Điều đó làm không đúng pháp, lại khiến chia rẽ chướng ngại.
– Nếu tự ý sửa đổi, tương lai sẽ có nhiều kẻ đề xuất sửa 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ hoặc niệm bằng tiếng này tiếng kia sẽ sinh đại loạn, những người muốn tu tập không biết tin ai, gây rối loạn pháp.
– Trước đây cùng niệm A Di Đà Phật, mọi người đều có thể cộng tu, có thể hộ niệm cho nhau, ngày nay chia rẽ, hai cách niệm khác nhau không thể cùng cộng tu, không thể hộ niệm tương trợ nhau. Vô cùng tai hại.
– Chú tâm niệm A Di Đà Phật, chuyên chú 1 danh hiệu còn chưa được nhất tâm lại đề xướng thêm các cách niệm khác, loạn càng thêm loạn. Rồi sau sẽ có kẻ đề xướng sửa tiếp danh hiệu đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Di Lặc, Đức Quán Âm, Kinh, chú, vv… sửa qua sửa lại kinh điển sai hết, vậy là pháp diệt mất luôn. Người đời cũng không còn tin vào kinh điển nữa, vậy là hơn 2500 năm qua, bao nhiều người tu theo truyền thống đắc đạo, còn giờ đòi sửa, rốt cuộc chả ai biết nương tựa vào đâu tu nữa.
-Đời mạt pháp, pháp bị người đời làm méo mó dần, đã không có người chứng đắc, toàn phàm phu với phàm tăng, lại muốn sửa đổi lại di sản của Phật và chư thánh hiền thủa trước. Chỉ sợ sửa không thành mà thành phá. Nước càng cuối nguồn càng đục, người càng đời sau căn tính càng kém, tốt nhất là cố gắng giữ di sản Phật pháp càng được chân phương nguyên vẹn như xưa thì Phật pháp còn trường tồn, càng can thiệp sửa chữa phát minh càng phá nát.
-Cuối cùng, các ông già bà cả ít đọc, cứ niệm A Di Đà Phật chăm chỉ liền được vãng sinh rất nhiều. Các vị học nhiều, danh lớn, bảo niệm A Di Đà Phật mà còn vọng tâm nghĩ niệm thế đúng không, A Di Đà hay A Mi Đà, hay A Mi Ta Bha, vv…, niệm Phật chẳng cầu vãng sinh cứ lo cầu niệm thế nào cảm ứng hơn, thuận miệng hơn, nghe hay hơn, vv… chấp chước loạn tâm, cuối cùng dù mang danh là kẻ tu học, nhưng e không có phần về Cực Lạc. Các vị loạn tâm là việc của các vị, lại tuyên truyền lung tung khiến giới tu học bị chia rẽ, người đang yên tâm niệm Phật bị nguy hoặc, phá tâm thanh tịnh của đại chúng, vậy là tạo tội.
– Tôi nghe hòa thượng Tuyên Hóa nói, ngài đến thăm đệ tử, thấy ngài các đệ tử đang tu tập chạy hết cả ra chào đón, vui như gặp Phật. Ngài thấy vậy không vui, nói các vị đang tu tập, thấy tôi đến tâm liền mất định, như vậy tôi là ma chướng của quý vị, tôi mang tội. Thiết nghĩ việc này cũng như vậy, đại chúng đang tu học yên ổn, lại có chuyện làm cho loạn tâm, nghi hoặc. Xin các vị sớm sửa đổi lại, nếu các vị không sửa thì cũng nên dừng việc phát tán tài liệu hay tuyên truyền ngay, vì việc đó không được sự chứng thực của giáo hội, chưa được chứng thực thì không được tự ý tuyên truyền, huống chi từ khi tuyên truyền ra đã làm chướng ngại sự tu học của rất nhiều người, đặc biệt khiến những người tới tu tập bị nghi hoặc.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi các bạn Sen kính mến,
*Đức Bổn Sư dạy: Chánh pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất đó là vị giải thoát. Giải thoát có nghĩa là không còn bị vướng kẹt vào bất cứ nơi nào, bất cứ điều gì. Vậy nhưng chúng ta học pháp thời nay thì hễ đụng pháp nào, hễ đụng nơi nào, tất pháp, nơi đó đều có vướng kẹt. Lý do? Vì tâm phân biệt và chấp trước của chúng ta quá mãnh liệt. Người học thiền thì chê bai, bài bác, thậm chí phỉ báng tịnh; người học tịnh cũng chê bai, bài bác thiền. Tại sao có những điều đó xảy ra? Vì chúng ta đang biến mình thành những học giả, nói khác đi là những nhà Phật học: đi tìm những sai khuyết của đạo Phật. Đạo Phật không phải là khoa học, vì thế không cần chúng ta phải chứng minh sai-đúng, mà chỉ cần chúng ta y giáo phụng hành tất có lợi lạc.
*Pháp niệm Phật mà Bổn Sư dạy cũng vậy, vì căn cơ, phước nghiệp chúng sanh chẳng đồng nên cách hành trì cũng bất tương đồng. Có người niệm: Nam Mô A Di Đà Phật; Có người niệm Nam Mô A Mi Đà Phật; có người niệm A Di Đà Phật; có người niệm A Mi Đà Phật; cũng lại có người niệm A Mi Tuo Fu; lại có người niệm AMi Tabha. Tất cả những điều này chỉ là phương tiện giúp cho hành giả (tuỳ duyên) mà chọn lựa rồi nhiếp tâm theo chứ không hề có chuyện niệm thế này thì tương ưng, niệm thế kia không tương ưng. Chư Phật chỉ khuyên chúng ta y giáo phụng hành. 4 chữ y giáo phụng hành là chìa khoá để chúng ta bước vào đạo, tu đạo, giác đạo. Vậy nhưng chúng ta bước vào đạo chẳng những không y giáo mà còn khởi đủ thứ phân biệt rồi cho thế này, thế nọ mới đúng pháp. Phật nói các pháp vốn là huyễn, nhưng vì tâm chúng sanh chúng ta là huyễn, ưu huyễn nên Phật phải mượn huyễn để giúp chúng ta nhận ra chân. Pháp niệm Phật cũng như vậy. Niệm 4, 6 chữ; niệm Ami hay A Di; thập niệm hay 4,3,3 niệm… chỉ là phương tiện, chẳng phải cứu cánh. Người nào thích, hợp với thể lực, căn cơ của mình thì cứ y giáo mà phụng hành, niệm niệm chẳng rời=phiền não chẳng thể khởi, chẳng cần quay đông, ngó tây, so sánh cao thấp, thiệt hơn làm gì. Hàng ngày chúng ta chỉ cần quán xét xem pháp mình đang tu, đang hành có lợi lạc hay không lợi lạc: tham, sân, si, mạn, nghi có thiểu giảm hay gia tăng, tất biết đó là huyễn hay chân.
*Pháp niệm Phật như kẻ uống nước, chỉ người đó mới biết được mùi vị, người khác chẳng thể, kể cả việc đem để kể cho người khác nghe, vì thế chúng ta phải tỉnh giác cao độ để nhận biết điều này, đừng vì một vài cá nhân (kể cả người đó là tu sĩ) chê bai, bài bác, phủ nhận, phỉ báng…mà chúng ta đánh mất bản tâm của chính mình.
*Phật dạy: “Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).
TN hy vọng các bạn Sen phải cảnh giác cao độ để đừng đánh mất thời gian và phước báu của chính mình.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
TN tri ân đạo hữu đã kịp thời góp ý vì TN sơ ý nên không để ý. TN đã sửa lại đúng nghĩa. Mong các bạn Sen hoan hỉ thứ lỗi.
TN