HỎI:Tôi thường trì thần chú Đại bi và niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Nếu tôi cố gắng niệm cho đến nhất tâm danh hiệu của Bồ tát thì khi lâm chung có được Ngài tiếp dẫn vãng sanh về Cực lạc không? (HOÀNG THỊ KIM, hkimgold…@yahoo.com)
ĐÁP: Bạn Hoàng Thị Kim thân mến!
Trong 12 nguyện lớn của Bồ tát Quán Thế Âm, nguyện thứ 10 nói: “Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện”. Nghĩa là nếu ai cầu nguyện và tu hành theo sự chỉ dẫn của Bồ tát, khi lâm chung sẽ có Phật và Thánh chúng với phướn dài (tràng phan) đi trước, lọng quý (bảo cái) theo sau, rước về Tây phương Cực lạc.
Điều quan trọng nhất là bạn phải thiết tha phát nguyện sanh về Cực lạc (Nguyện). Nguyện là một trong những yếu tố quan trọng để thành tựu vãng sanh. Nếu niệm danh hiệu Bồ tát cho đến nhất tâm mà không “nguyện sanh về Cực lạc” thì vãng sanh Tây phương không thể thành tựu. Do vậy khi bạn đã phát nguyện rồi, cùng với niềm tin sâu sắc (Tín) vào thần lực Bồ tát Quán Thế Âm và sự chuyên cần trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Ngài (Hạnh) cho đến nhất tâm như bạn trình bày, chắc chắn bạn sẽ thành tựu vãng sanh.
Theo giacngo.vn
Xin chân thành cảm tạ vị nào đã có câu Đáp ở bài viết này vì câu hỏi của bạn Hoàng Thị Kim cũng là điều mà tôi đang suy tư và cần học hỏi.
Trân trọng kính chào.
A DI ĐÀ PHẬT.
Con là một Phật tử kiến thức về Phật pháp nông cạn, chỉ chuyên nghe về pháp môn niệm Phật và mới tụng kinh Vô Lượng Thọ. Được biết trong kinh nói người niệm câu A DI ĐÀ PHẬT với Tín – Nguyện – Hạnh tha thiết thì được chư Phật mười phương đồng tán thán và hộ niệm, được 25 vị đại Bồ tát cùng Long thiên,Hộ pháp gia trì. Đặc biệt trong lời nguyện thứ 18 của PHẬT A DI ĐÀ nói rằng khi lâm chung chỉ cần người đó chí tâm Tín sâu – Nguyện cầu Phật A DI ĐÀ đến tiếp dẫn tha thiết và niệm được 10 câu danh hiệu Phật A DI ĐÀ thì sẽ được vãng sanh về tây phương cực lạc. Nếu không được vãng sanh Phật A DI ĐÀ thề không thành Phật. Con nói lên đây không phải vì có tâm phân biệt pháp môn mà vì theo lời của chư tổ đã nói pháp môn niệm Phật là vua của các pháp môn, là pháp môn liễu pháp trong liễu pháp, trên độ từ đẳng giác Bồ tát, dưới độ đến chúng sanh trong địa ngục. Vì vậy con xin thành tâm san sẻ ít kiến thức nông cạn của mình, kính mong quý cô, chú,bác, anh, chị, em hãy quay về pháp môn niệm Phật cầu sanh về cõi tây phương cực lạc của PHẬT A DI ĐÀ để một đời thành Phật. A Đ ĐÀ PHẬT, con kính chào.
Nam Mô A Di Đà Phật…
Thưa Bạch Thầy, con mới được biết đến Phật Pháp nên kiến thức cuả con về Phật Pháp còn nông cạn lắm, con mong Bạch Thầy chỉ dẫn thêm cho con, về các nghi thức niệm Phật…. Con cảm ơn thầy. A Di Đà Phật
Liên hữu vui lòng nhìn xuống phía cuối trang web sẽ thấy đường link Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày.
A Di Đà Phật
mong quý đệ tử tinh tấn niệm PHẬT
THÀNH TÂM TRÌ CHÚ ĐẠI BI ĐƯỢC BỒ TÁT HÓA THÂN CỨU KHỔ
Tại một miền quê nọ, có nông dân Thiện Giác làm ăn chăm chỉ, trong nhà tương đối giàu có. Mùa thu hoạch năm đó, ông Thiện Giác chất nông sản lên xe, chở ra chợ bán. Bán xong, ôm tiền quay về. Đúng ngay lúc này, phía trước cách chỗ ông chừng ba dặm có rất đông thổ phỉ đang đánh cướp. Ông Thiện Giác lo sợ nghĩ thầm: Trước mặt có cướp làm sao đây? Trốn ư? Dưới sự truy đuổi của thổ phỉ thì có trốn cũng chẳng thoát được! Nhưng nếu không trốn, ông sẽ bị cướp.
Trong lúc cùng đường bí lối, ông Thiện Giác sực nhớ, vội tụng chú Đại bi và điềm nhiêm đánh xe tiến lên. Lúc ông gần đến chỗ bọn thổ phỉ, thì bỗng thấy từ trong đám cướp có một người tiến ra, đến trước đầu xe ông ra lệnh: “Hãy đưa roi cho tôi, tôi sẽ đánh xe giùm cho.”
Ông ngoan ngoãn nghe theo, thế là người này liền vụt roi thúc ngựa chay qua khỏi đám thổ phỉ. Mà lạ! Đám thổ phỉ lúc đó tợ hồ như không thấy không nghe gì, cho nên chúng không đuổi theo đánh cướp. Đợi đến khi chẳng còn nhìn thấy đám cướp nữa, người đánh xe liền trả roi lại cho ông Thiện Giác và nói:
– Giờ ông hãy mau về đi! Không sao rồi.
– Thưa tiên sinh, hôm nay ngài tốt bụng cứu tôi, nhờ vậy mà tôi không bị cướp. Vậy xin hỏi cao danh của ngài là chi? Hiện cư ngụ ở đâu, xin cho biết để sau này tôi còn tìm đến quý chủ mà đáp tạ.
Ông ta trả lời:
– Tôi tên A Thệ Dựng.
Lúc đó ông Thiện Giác suy nghĩ: Ô! Sao lại tên A Thệ Dựng nhỉ? Mãi đến khi vị ấy đi rồi, không còn nhìn thấy tăm tích nữa, ông Thiện Giác mới sực nhớ: Ái chà chà! Không phải là trong chú Đại Bi có vị hộ pháp tên A Thệ Dựng sao? Trong chú Đại Bi có cảnh giới rất bất tư nghị. Giả như vị tài chủ này nghĩ: “Tôi tụng chú Đại Bi linh hay không?” Thì A Thệ Dựng cũng sẽ không đến cứu đâu. Bởi do ông không có tâm muốn thử thách, lúc đó trong lòng chỉ thuần một niềm tin mạnh mẽ: “Tôi niệm chú Đại Bi thì có thể gặp hung hóa lành, gặp nạn hóa an,” cho nên kết quả mới được tùy tâm mãn nguyện.
ST