Lời tác giả: Phật giáo là sự giáo dục tột cùng viên mãn của Đức Phật đối với chúng sinh trong chín pháp giới.
Tất cả các kinh mà Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giảng trong 49 năm, nội dung chính là thuyết minh về thật tướng của vũ trụ nhân sinh. Nhân sinh chính là bản thân mình, còn vũ trụ là môi trường đời sống của chúng ta. Bậc có tri giác gọi là Phật, Bồ-tát, không có tri giác gọi là phàm phu. Tu hành chính là sửa đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách nói, cách làm sai lầm của chúng ta đối với vũ trụ nhân sinh.
Cương lĩnh tu hành của Phật giáo là giác, chính, tịnh; giác mà không mê, chính mà không tà, tịnh mà chẳng nhiễm. Đồng thời nương vào ba môn học Giới, Định, Huệ để đạt đến mục tiêu đó.
Nền tảng của tu học là Tam phước, tiếp người y cứ Lục hòa, ứng sự tu theo Lục độ, tuân thủ hạnh nguyện Phổ Hiền, hướng tâm về Tịnh Độ thì việc giáo hóa của Đức Phật có thể hoàn thành.
Pháp sư Tịnh Không
Lời giới thiệu
Nam-mô A-di-đà Phật!
Sáu chữ hồng danh này được truyền tụng khắp nhân dân Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, ngay cả đi vào thi ca văn học. Thánh hiệu này là câu nói thân thuộc trên đầu miệng mọi người. Gặp mặt chào nhau A-di-đà Phật. Gặp việc bất trắc thảng thốt cũng A-di-đà Phật!
Nhưng mấy ai niệm Phật mà có ước vọng mục đích việc niệm Phật của mình như thế nào. Người ta niệm Phật theo quán tính mà không biết mình niệm Phật để làm gì, với mục đích gì?
May thay! Hòa thượng Tịnh Không đã giảng giải cặn kẽ cho chúng ta mọi vấn đề về pháp môn niệm Phật.
Đọc trong quyển sách này, chúng ta sẽ biết vì sao chúng ta niệm Phật, phải niệm Phật như thế nào và được những lợi ích công đức ra sao?
Quyển “Công đức niệm Phật” này nguyên là băng giảng của Hòa thượng Tịnh Không được cư sĩ Trần Truyền Tịnh ghi chép chỉnh lý lại và sư cô Thích nữ Tắc Phú phát tâm dịch ra Việt ngữ. Nội dung bài giảng rất bổ ích cho các hành giả niệm Phật cầu vãng sinh Tịnh độ. Đọc xong, chúng ta thấy lòng tin càng củng cố, ai cũng có thể niệm Phật và có phần cầu vãng sanh Tịnh độ được.
Tôi xin chân thành tán thán công đức pháp thí này và nguyện cầu:
Nhà nhà đều niệm Phật
Người người đều niệm Phật
Cực Lạc được sinh về
Đồng lên ngôi bất thoái.
Kính cẩn giới thiệu
Tu viện Huệ Quang, ngày vía Phật Di Đà
Năm Đinh Hợi-PL 2551
HT-Thích Minh Cảnh
MỤC LỤC – CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT
I. PHẬT PHÁP LÀ GIÁO DỤC, CHẲNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO, CHẲNG PHẢI LÀ TRIẾT HỌC.
1. Phật pháp là giáo dục.
2. Mục tiêu giáo dục của Phật pháp: Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
3. Đột phá chướng ngại của không gian và thời gian.
4. Pháp môn niệm Phật rất dễ thành tựu.
II. TRỌNG TÂM PHẬT PHÁP HẠT NHÂN PHẬT PHÁP: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT.
1. Vui vẻ học tập – Học để ứng dụng.
2. Kết tập và dịch kinh điển Phật.
3. Tính tất yếu và nguyên tắc cần tuân thủ của việc hội tập bản kinh Vô Lượng Thọ.
4. Pháp môn niệm Phật chẳng phải điều mà người tầm thường có thể tin.
5. A-di-đà Phật là đỉnh cao của Phật pháp.
III. HIẾU DƯỠNG CHA MẸ, TÔN KÍNH SƯ TRƯỞNG LÀ CĂN BẢN TU HÀNH TRONG PHẬT PHÁP.
1. Sinh mệnh đổi thay theo nhân quả. Nhân quả là chân lý.
2. Thâm tín Tịnh Độ thật không dễ dàng.
3. Đạo tràng – Tòng lâm thời xưa, truyền hình vệ tinh thời nay.
4. Nền tảng của Tịnh Độ là hiếu dưỡng cha mẹ và tôn kính sư trưởng.
IV: TÂM HỌC PHẬT VỚI NGUYỆN-GIẢI-HÀNH
1. Đạo Phật là sự thực tiễn của Tam quy y “Giác, Chính, Tịnh”.
2. Năm năm học giới, vâng theo lời dạy của Sư trưởng.
3. Tôn Phật A-di-đà làm Thầy.
4. Tất cả pháp từ tâm sinh, niệm Phật rốt ráo thành Phật.
5. Niệm Phật, hiện đời được sống lâu, thanh tịnh, an vui.
PHỤ LỤC
I. PHÁP MÔN THÙ THẮNG.
1. Đức Phật A-di-đà – Công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn.
2. Yếu quyết niệm Phật là thu nhiếp cả sáu căn.
3. Đại sư Ấn Quang truyền pháp Tâm Ấn.
2. Tinh yếu pháp mười niệm.
II. TU HÀNH.
1. Người phụ nữ ở gia đình làm cách nào để tu Bồ-tát đạo trong đời sống hằng ngày.
III. THẬT CHỨNG.
Truyện thứ nhất: Dõng mãnh tinh tấn, vãng sinh bất thoái.
Ký sự vãng sinh của cư sĩ Vân Liên ở Bành Tô Úc Châu.
Truyện thứ hai: Viên mãn bồ-đề, ghi lại việc vãng sinh của Tiên mẫu Lý thái phu nhân.
Truyện thứ ba: Hiếu cảm thiên địa. Tấm lòng con gái.
Sự tích niệm Phật vãng sinh của cư sĩ Lạc Toàn Thông.
Niệm Phật Công Đức phần giới thiệu
Niệm Phật Công Đức phần 1
Niệm Phật Công Đức phần 2
Niệm Phật Công Đức phần 3
Niệm Phật Công Đức phần 4
Niệm Phật Công Đức phần phụ lục
Xin hỏi trước khi ngủ nằm niệm Phật được không ạ?
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Thai!
Nằm niệm Phật trước khi ngủ rất tốt, nhưng bạn nhớ là phải niệm thầm, không được niệm ra tiếng, niệm ra tiếng vừa hao hơi lại mang tội bất kính vậy.
Nam mô A Di Đà Phật.