Các Bài Pháp Cùng Chủ Đề:
Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?”. Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả”.
Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.
Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn…nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ
Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục”.
Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thỉ vô chung”. Sư Cụ mỉm cười đáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!”, Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.
Kinh Hoa Nghêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức”. Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.
Thích Thiền Tâm
Quả: Đời này làm quan do nhân gì? Nhân: Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Quả: Đời này hưởng phước bởi nhân xưa Nhân: Đai vàng, áo tía cầu nơi Phật
Dùng vàng trang nghiêm Phật là trang nghiêm mình Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân
Quả: Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
Quả: Do nhân duyên gì mặc gấm vóc? Nhân: Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.
Quả: Có ăn, có mặc do nhân gì? Nhân: Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
Quả: Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi? Nhân: Kiếp trước một nửa không xả thí.
Quả: Lầu cao nhà lớn do nhân gì? Nhân: Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
Quả: Phước lộc đầy đủ do nhân gì? Nhân: Xưa lập chùa am cất nhà mát.
Quả: Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì? Nhân: Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.
Quả: Thông minh trí tuệ do nhân gì? Nhân: Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.
Quả: Người thấy vui mừng do nhân gì? Nhân: Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.
Quả: Chồng vợ bền lâu do nhân gì? Nhân: Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.
Quả: Cha mẹ song toàn do nhân gì? Nhân: Đời trước kính trọng người cô độc.
Quả: Không cha mất mẹ do nhân gì? Nhân: Kiếp trước là người đánh bẫy chim.
Quả: Con cháu đông nhiều do nhân gì? Nhân: Kiếp trước in kinh Phật, khuyên dạy người.
Quả: Nuôi con không được do nhân gì? Nhân: Xưa sanh con gái dìm cho chết.
Quả: Đời này không con do nhân gì? Nhân: Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.
Quả: Đời này sống lâu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước mua vật phóng sanh nhiều.
Quả: Đời này mạng yểu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sanh.
Quả: Đời này không vợ do nhân gì? Nhân: Kiếp trước tham mưu gian vợ người.
Quả: Đời này ở góa do nhân gì? Nhân: Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
Quả: Làm thân tôi đòi do nhân gì? Nhân: Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.
Quả: Đời nay sáng mắt do nhân gì? Nhân: Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
Quả: Môi miệng sứt thiếu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.
Quả: Đời nay câm điếc do nhân gì? Nhân: Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.
Quả: Đời nay lưng gù do nhân gì? Nhân: Kiếp trước chê cười người lễ Phật.
Quả: Tay bị cong quẹo do nhân gì? Nhân: Đời trước đều là người tạo nghiệp.
Quả: Chân bị co rút do nhân gì? Nhân: Kiếp trước ngăn người đánh cướp người.
Quả: Làm thân trâu ngựa do nhân gì? Nhân: Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
Quả: Đọa làm heo chó do nhân gì? Nhân: Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
Quả: Đời này nhiều bệnh do nhân gì? Nhân: Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.
Quả: Đời này không bệnh do nhân gì? Nhân: Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.
Quả: Hằng bị lao tù do nhân gì? Nhân: Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.
Quả: Đời nay chết đói do nhân gì? Nhân: Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột.
Quả: Bị thuốc độc chết do nhân gì? Nhân: Kiếp trước giăng lưới giết hại cá.
Quả: Nổi trôi cơ khổ do nhân gì? Nhân: Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.
Quả: Đời này lùn bé do nhân gì? Nhân: Kiếp trước xem Kinh để dưới đất.
Quả: Nay thường thổ huyết do nhân gì? Nhân: Xưa ăn thịt rồi đi tụng Kinh.
Quả: Đời nay ngu điếc do nhân gì? Nhân: Kiếp trước tụng Kinh chẳng lắng nghe.
Quả: Ghẻ lác phong điên do nhân gì? Nhân: Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
Quả: Thân có mùi hôi do nhân gì? Nhân: Xưa bán hương thơm trọn dối gian.
Quả: Đời này chết treo do nhân gì? Nhân: Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.
Quả: Quan, quả, cô độc do nhân gì? Nhân: Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.
Quả: Sét đánh lửa thiêu do nhân gì? Nhân: Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.
Quả: Rắn cắn cọp ăn do nhân gì? Nhân: Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Nhân: Muôn việc mình làm lại mình chịu Quả:Thọ khổ địa ngục oán trách ai?
Nhân: Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả Quả: Đời sau người thấy sinh cung kính.
Nhân: Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả Quả: Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Nhân: Sẽ tin bố thí với trì trai Quả: Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
Nhân: Nếu ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn Quả: Nhân tu tuy một hưởng muôn ngàn.
Nhân: Ai mà mang đội Kinh Nhân Quả Quả: Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
Nhân: Đừng nói nhân quả người không thấy Quả: Xa trả con cháu, gần trả mình.
Nhân: Nếu người giảng nói Kinh Nhân Quả Quả: Đời đời kiếp kiếp được thông minh.
Nhân: Đừng bảo làm quan là chuyện dễ Quả: Không tu, phước đến từ đâu.
Nhân: Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả Quả: Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Nhân: Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả Quả: Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
Nhân: Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả Quả: Chư Phật Bồ Tát đều chứng minh.
Nhân quả ba đời nói không hết Thiên Long chẳng bỏ ý người lành.
Nhân-Quả: Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả Nhân-Quả: Đời nay tu nhân tích đức để về sau.
Nhân: Nếu như nhân quả không cảm ứng Quả: Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ Phật nói lời Phật chớ khinh chê.
Nhân: Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả Quả: Đồng sanh Tây Phương Cõi Cực Lạc.
Download Kinh Nhân Quả Ba Đời
Chuyện luân-hồi ở Việt-Nam
Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ-Ðức có một nữ Phật-tử tu tại-gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà. Thời đó, ảnh hưởng chánh-pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống. Khi nọ, có một vị Hòa-thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: “Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn-Thị-Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà nầy một số tiền, nên phải đầu thai ra thân súc vật để trả nợ”. Hòa-thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.
Sáng ra, Hòa-thượng hỏi người tín nữ:
– Lúc trước có cô Nguyễn-Thị-Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?
– Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện nầy chỉ riêng mình con với cô ấy
biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?
Hòa-thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn-Thị-Hòa đã thiếu mình khi trước.
Trải qua sự nầy, cô tín nữ càng tin việc luân-hồi nhân-quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước-Trường hiện giờ. Tại chùa nầy, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn. Tiên đức đã bảo: “Súc-sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân-hồi cổ đáo kim!” (Súc-sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân-hồi đổi thay!) Việc trên đây là một chứng minh cho lời nầy vậy.
Thuật theo lời Thượng-tọa Thanh-Từ, khi Thượng-tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước-Trường ở Thủ-Ðức
Nhân Quả Báo Ứng
Trụ trì chùa Bích Liên ở Quảng Nam là sư cụ Huyền Quang, năm nay 90 tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là mặt đạo hạnh thì thật là tấm gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều, về mặt kinh kệ, cụ không được uyên bác như các vị sa môn khác.
Nguyên cụ là một người lính (tạm gọi theo pháp danh là Huyền Quang). Lúc Tây mới qua, trong xứ ta không được yên ổn. Ở biên giới phía Bắc thường bị bọn giặc khách quấy nhiễu. Chúng tụ tập ở trong núi, rồi thình lình kéo ra đánh cướp. Vì thế nên chánh quyền phải cho lính đóng đồn ở biên giới ấy để canh giữ. Huyền Quang bấy giờ là lính được đổi đi Móng Cái cùng với một toán quân do viên quan hai người Pháp chỉ huy.
Gần đồn Huyền Quang đóng có bà già góa chồng, tuổi ngoài 60, nghèo nàn hết sức, sống bằng cái nghề buôn bán kiếm lời từng cắc, từng xu. Trong đồn có người lính tên Lợi, rất càn rỡ, rất điêu ngoa. Thường bà già ấy đem đồ đến bán thì Huyền Quang cũng như các lính khác đều ra mua. Ngày một ngày hai, đôi bên thành ra quen thuộc. Sự buôn bán cũng từ chỗ quen thuộc ấy mà sanh ra thiếu đủ cùng nhau. Nhưng bà ấy là một người nghèo, đồng vốn của bà chính là tiền vay nợ góp của người khác.
Một hôm thình lình nghe có lịnh chuyển quân, bà liền tới trước cửa đồn để đón thân chủ của mình đòi món nợ cũ. Người đôi ba cắc, kẻ một đồng. Huyền Quang biến đâu không thấy, còn Lợi mãi đến nhá nhem tối mới trả một đồng bạc. Bà cầm đồng bạc ấy về mau mau đem trả người cho vay tiền góp. Than ôi, đó là đồng bạc giả. Chủ nợ mắng nhiếc bà thậm tệ, hăm he bắt bà giải quan vì tội tiêu tiền giả. Bà nghe vậy uất quá, tên Lợi đi xa rồi, lấy tiền đâu trả cho người ta. Đành rằng bán hết đồ đạc trong nhà đi thì cũng có thể lo kham được, nhưng sẽ lấy gì mà sống? Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có nước chết mà thôi. Bà liền cởi dây lưng treo cổ mình lên cây trính. Bỗng đâu Huyền Quang bên ngoài xô cửa bước vào. Huyền Quang lật đật nhấc hổng chân bà lên, rồi cởi dây đỡ cho bà nằm xuống giường, chạy đi kiếm nước gừng đổ cho bà tỉnh lại. Bà nhìn Huyền Quang khóc nức nở, nói không ra tiếng. Huyền Quang thấy vậy mới hỏi nguyên do. Bà vừa khóc vừa kể lại chuyện tên Lợi làm và nông nỗi của mình nghèo khổ, chủ nợ hăm he. Huyền Quang nghe vậy động lòng nhơn, liền móc lưng lấy ra một đồng với mấy cắc đưa hết cho bà mà rằng: “Cái đồng bạc của anh Lợi đâu, đưa tôi tìm ảnh đổi lại. Còn bây giờ tôi đưa đồng bạc của tôi đây cho bà.” Thế là bà ấy thoát khỏi thần chết.
Tốp lính kia thì cứ vâng lịnh trên mà kéo ra mặt trận Lào Cai. Không ngờ, toán quân ấy đang quanh co men theo đường núi, bỗng bị quân địch núp trong hốc đá bắn vãi ra. Tên Lợi là người trước nhứt ngã nhào xuống đất và Huyền Quang cũng trúng đạn ngã theo. May sao có cứu viện kéo tới đánh lui được bọn giặc và chở các người tử thương về trại. Lạ thay, Huyền Quang lần hồi tỉnh lại. Thầy thuốc xem xét khắp người Huyền Quang không có vết thương nào cả. Khi khám tới túi áo Huyền Quang thấy có dấu đạn. Lật đật cởi áo ra coi thì đồng bạc ở túi áo văng ra lăn tròn xuống đất. Huyền Quang lượm lên, thấy nó bị lõm sâu một lỗ. Đồng bạc giả kia chính là cái bia đỡ cho Huyền Quang viên đạn ấy.
Về sau Huyền Quang liền xin thôi lính, xuống tóc đi tu.
Theo: Đào Thiều Thuật, báo Sài Gòn, ngày 16-4-1939
Cảm ơn vị nào đã viết bài viết này. Đọc xong cảm thấy phải nên sống tốt và có ý nghĩa hơn nữa. Ở đời có luật nhân quả chỉ có điều đến sớm hay đến muộn thôi. Tôi tin vào điều đó !!!
Cám ơn Anh, Chị, Cô, Chú, Bác nào đã đăng bài này ạ… mình rất tin vào nhân quả, đọc kinh bằng Tranh vẽ thế này rất dễ đọc và dễ hiểu ạ
Tôi cũng đọc về Phật, ông ngoại tôi cũng thờ Phật, mà đọc bài này thấy hóa ra Phật giáo cũng giống cái chợ nhỉ: bỏ vàng dát tượng được làm quan, cúng Phật nhiều được khỏe mạnh, đẹp đẽ….!
Ngày lễ cũng có lúc tôi theo ông ngoại đi chùa, nghĩ lên chùa cho yên tĩnh đầu óc, ai ngờ thấy người ta xô bồ, chen nhau cầu cúng, dâng lễ rồi xức đầu chảy máu để giành nhau hái lộc…! Thôi thì ngày thường ghé vào chùa cho vắng vẻ, cũng chả cầu xin gì, chỉ hướng Phật cám ơn thôi!
Khi mình đọc lời Kinh Phật dạy thì thường mình dễ rơi vào sự ngộ nhận hiểu lầm ý của Phật từ trong câu chữ mà mắt mình đọc thấy. Ngay lúc đó thì mình liền hiểu sai đi ý của Phật dạy liền, tâm mình liền chạy theo cái hiểu từ trong thành kiến chủ quan cá nhân của mình ngay lập tức. Cho nên, ý nghĩa trong Kinh Phật không phải cứ nhìn chữ mà đoán nghĩa mà ý nghĩa đó còn có nhiều tầng thứ sâu cạn khác nhau, nên người xưa mới nói “Y văn giải nghĩa, ba đời chư Phật bị hàm oan”.
Ở đây mình chỉ lấy thí dụ 1 đoạn đầu mà nhiều người chủ quan hiểu sai đi ý nghĩa của lời Phật dạy:
1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước ấy đến từ đâu?
Chúng ta khi đọc Kinh thì phải chú ý cái gì được lặp lại nhiều lần thì cái đó là trọng yếu: Trong đoạn trên có 2 từ được lặp lại số lượng nhiều nhất là “Vàng” và “Phật” được lặp lại 3 lần, “Phước” cùng “trang nghiêm” cũng được lặp lại 2 lần.
Vàng đại biểu cho ý gì vậy? Chính là Giữ Giới, hay nói cách khác người nào đời này có thể giữ được 5 giới, 10 thiện mà Phật dạy cho hàng Phật tử tại gia thì cái quả báo làm quan đời sau là có phần, đây là quả báo nhỏ của cái nhân giữ 5 giới, mười thiện. Nếu thật sự giữ được 5 giới, mười thiện ở mức điểm 9/10 thì đời sau quả báo là hưởng phước trên cõi Trời rồi, vượt rất xa so với việc làm quan…Ở đây Phật dạy cho ta thấy cái quả báo của việc trì 5 Giới, mười thiện ở mức trung bình, không phải là quá cao thì đã được làm quan ở kiếp sau rồi. Đây là tạm nói về một tầng ý nghĩa sơ sài theo Lý về Nhân Quả của chữ “Vàng” xuyên suốt trong đoạn Kinh trên.
Về sự thì cũng phải nói qua một chút để mọi người thấy rõ ý nghĩa Phật dạy trong Kinh là Lý cùng Sự là viên mãn, Lý nói cũng thông mà Sự nói cũng thông suốt. Đây là điểm đặc biệt của Kinh Phật của Phật Giáo: Vàng thếp tượng Phật, nếu làm đúng pháp thì người làm được phước rất lớn, lý do: Một tượng Phật trang nghiêm bằng dát vàng (không cần nhiều vàng) lá, một miếng vàng lá mỏng te không có bao nhiêu tiền (người ta thường dùng để làm cái Khánh đi ăn tân gia), mỗi người góp tiền mua 1 miếng vàng lá mỏng, vài trăm người hùn vào thì dát được vàng cho 1 pho tượng Phật. Người sơ học vừa nhìn thấy bức tượng này thì liền sanh tâm ngưỡng mộ, cung kính và hoan hỉ…từ đây phát ra cái tâm cung kính Tam Bảo, bắt đầu chịu hướng về Phật pháp mà tìm hiểu, cái công đức này bạn thử nghĩ xem là bao lớn? Mỗi ngày đều có vài người vào Chùa chiêm bái hình tượng Phật, phát tâm cung kính thì một năm có bao nhiêu người do đây mà phát khởi được cái tâm cung kính với Tam Bảo? Đại sư Ấn Quang dạy rất rõ: “Một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích”. Nay nhờ chúng ta thếp vàng tượng Phật thì một năm có vài ngàn người phát khởi được cái tâm thành kính với Phật pháp. Cái nhân quả của việc thếp vàng tượng Phật này thì đời sau, tất cả những người tham gia vào việc xây dựng, thếp vàng tượng Phật đều có quả báo tốt đẹp. Tuy nhiên, quả báo lớn hay nhỏ thì tùy vào cái tâm của mỗi người, ai có tâm tham lam, thích được khen, luôn nhớ nghĩ đến việc tốt mình đã làm thì quả báo nhận được sẽ rất nhỏ, còn người nào làm thiện, bố thí với tâm không mong cầu gì hết thì quả báo lại lớn. Chỗ này mình phải nên để ý.
Hi vọng với đoạn giải thích thô kệch ở trên về một chữ “Vàng” thì bạn sẽ hiểu được rõ hơn ý nghĩa đoạn Kinh trên mà sanh khởi được tín tâm chân chính với lời Phật dạy. (Còn những chữ khác và câu khác thì khi mình đọc tụng với tâm chân thành nhiều lần thì tự nhiên ý trong đó sẽ hiện ra, không có tâm mong cầu muốn hiểu mà vẫn hiểu được rõ ràng, minh bạch, đây là việc không thể nghĩ bàn khi đọc tụng Kinh Phật).
Mong lắm thay.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hãy tu tâm tích đưc để về sau con cháu mình có 1 cuộc sống tốt hơn các bạn nhé…khi mình đã có đủ nhận thức…chớ làm những việc vô nhân đạo các bạn nhé…bik sai mà sửa còn hơn bik sai càng thêm sai…phật nhân từ…hãy sống là 1 người tốt các bạn nhé..tôi hoàn toàn tin vào luật nhân quả …. cảm ơn người đã viết ra bài viết này!
nam mô a di đà phật _()_ , con tin vào luật nhân quả
Hay lắm , rất tốt cho kiếp sau!!!
Nam mô A Di Đà Phật.Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.Nam mô Địa Tạng Bồ Tát.
Cám ơn Phật đã cho con biết điều này! Nếu con biết sớm hơn sẽ không làm như thế. Con hứa, sẽ nhớ những điều này.!
Cảm ơn ngài vì tất cả !
cảm ơn các vị đã truyền lại Kinh Nhân Quả cho thế hệ sau như chúng con biết được mà tạo phúc cho con cháu.
Cảm ơn bài viết, qua những hình ảnh minh họa đã cho thấy hết được luật Nhân – Quả. đúng là reo nhân lành thì gặt hái được quả ngọt. Mô phật!
Bài viết rất hay, mình đã giác ngộ được nhiều điều, xin cám ơn.
Gieo nhân nào sẽ gặt quả đó, cầu mong mọi người nhanh giác ngộ Kinh Nhân Quả và làm theo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin cảm ơn rất nhiều ạ !
Thành thật rất cám ơn người đã đăng bài Kinh Nhân Quả này, mình đã có đọc bộ Kinh này hồi nhỏ lúc 10 tuổi và rất thích, sau này và cho tới bây giờ thỉnh thoảng mình vẫn đi tìm sách Kinh này để đọc nhưng ko có, hôm nay rất may đã được đọc bộ Kinh Nhân Quả ở trang web này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn vì bài viết quá hay
Đời có nhân có quả. Cứ sống sao thấy thanh thản bình yên. Không hại người hại vật.
Cám ơn bài viết đã cho con cảm thấy lòng mình được nhẹ nhàng hơn trong hoàn cảnh khó khăn này, gieo nhân nào thì gặp quả đấy, cầu cho mọi người được an lành và hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thấy mấy cái hình lý giải nhân quá không đúng tí nào . những người hay cúng phật đem vàng dát vào tượng phật thì kiếp sau được hưởng phú quý à ? vậy những người đó chuyên làm chuyện ác thì sao . còn những người làm việc thiện mà hok cúng phật thì không được phước sao ? vậy chẳng khác nào nói phật nhận hối lộ ai cúng phật thì phật mới cho nhà cao cửa rộng quan chức
..Sống sao cho lương tâm thanh thản là được rồi . cái quan trọng nhất không phải là cúng phật mà là có hiếu với cha mẹ . cúng phật để làm gì nếu như không biết hiếu thảo với cha mẹ
bạn ơi nghe cái Nhân Quả 3 Đời đi bạn…..Thầy sẽ giải thích cho bạn nghe.
bạn nói chuẩn , vậy những người theo đạo khác thì sao nhỉ ?
Nam mô a di đà phật!bài viết hay và bổ ích quá!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin chân thành cảm ơn các tác giả
cảm ơn tác giả,bài viết rất ý nghĩa !
Một số bức tranh là đúng nhưng nhưng bức tranh có quả tốt do tôn thờ, cúng dường, đúc tượng Phật mình cảm thấy hình như là ko đúng. Phật nơi chốn Tây phương đâu thiếu thốn cái gì mà cần cúng dường? Nên làm việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó, lắng nghe, ko làm phiền lòng, căm thù ghét bỏ ai đó là đã gieo nhân tốt rồi. Việc dát vàng tượng Phật, cúng dường tam bảo theo hình thức thì không phải lúc nào cũng sẽ nhận được quả tốt. Cần nên loại bỏ 1 số thành kiến mê tín hiện nay về việc này thì sẽ giúp cho Phật pháp đứng vững trong lòng người dân hơn nữa.
Nam mô A Di Đà Phật.
Phật không thiếu gì nhưng mình cúng dường mục đích là làm cho cõi phật thêm trang nghiêm, cho người đời tán thán, kính trọng, làm đẹp thêm cho tượng Phật nhé bạn.Chứ Phật đã lên ngôi bất thoái rồi không cần những gì mình cúng dường nhé bạn.Chúc bạn tinh tấn.A Di Đà Phật
“… Nên làm việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó, lắng nghe, ko làm phiền lòng, căm thù ghét bỏ ai đó là đã gieo nhân tốt rồi.”
Làm được như thế thì là Bồ Tát rồi! Người không tin sâu nhân quả thì không thể làm được. Người làm được như vậy là đang rông cúng dường Phật, đang dát vàng tượng Phật. Không làm được như vậy thì có mang vàng thật đắp vào tượng gỗ đá, có mang tiền tỷ, Iphone, Ipad cúng biếu “Thầy” cũng chẳng gặt hái được bao nhiêu!
Nhân quả rộng khắp.. không thể không tin. giống như “Trồng dưa được dưa, trồng Đậu được đậu” dưa tốt, dưa xấu , đậu tốt, đậu xấu do nhiều duyên và mức độ chăm sóc đầu tư của người trồng chứ chẳng thể sai khác. Nhân quả nghe cao xa chứ thật ra cũng chỉ đơn giản như vậy>
Cảm ơn tác giả. Nam Mô A Di Đà Phật!
a di đà phật. cám ơn lời dạy dổ.
annie
Thật hay và ý nghĩa !!!
Nam Mô A Di Đà Phật,Cám Ơn tác giả đã viết bài này cho mọi người xem.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Muốn biết nghiệp đời trước
Xem quả hưởng đời này.
Muốn biết nghiệp đời sau
Xem việc làm kiếp này.
Nam mô A Di Đà Phật.
Thật là duyên lành của con khi được xem những bức tranh sâu sắc, ý nghĩa minh hoạ kinh nhân quả. Con ngày cảng tin sâu nhân quả và cảm nhận được sự nhiệm màu của Phật Pháp
Con xin cảm ơn tác giả !
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô adidaphat. Con xin cảm ơn người đã đăng tải bài này và xin được cảm ơn con gái Vân Chi của con , nhờ duyên lành cháu được xem những bức tranh sâu sắc minh hoạ Kinh nhân quả . Cháu đã tiếp tục phổ biến cho con để con cùng được giác ngộ và lý giải được những điều con đang băn khoăn. Con luôn giác ngộ và lấy giáo lý Nhân Quả của Đức Phật đã chỉ dậy để làm bài học và ứng dụng cho của sống của mình và con cùng thường chia sẻ những gì mình đã được giác ngộ cho những người thân của con và những người xung quanh . Giờ đây con được xem những Bức tranh kèm theo lời minh hoạ Kinh Nhân Quả con thấy hay quá ! . Con vô cùng cảm ơn Đức Phật , cảm ơn người đã đăng tải bài này và con gái Vân Chi . Adidaphat !
¸.¤*¨¨*¤.¸¸……¸.¤ ¸.¤*¨¨*¤.¸¸……¸.¤ \
\♥Luật Nhân Quả rất là công bằng♥\
.\¸.¤*¨¨¨*¤..¸¸.¸.¤* ¸.¤*¨¨*¤.¸¸……¸.¤ \
Nam Mô A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn vì đã giải thích cho con biết được đời người nên làm điều gì cho phải, và không nên làm gì sai quấy.
cảm ơn ai đã đăng bài kinh nhân quả quá hay
Nam Mô A Di Đà Phật. Con cảm ơn tác giả đã cho hiểu được cuộc sống này, dù cuộc sống này có rất nhiều nghịch lý mà ta chưa biết nhưng từ bây giờ khi ai biết và đọc đến Kinh Nhân Quả Ba Đời này thì ta nên giác ngộ sống tốt như người. Đấng tối cao sẽ giúp họ hiểu được.
A di đà phật !
Con xin chào các thầy , con năm nay 20 tuổi rồi . Bình thường con vẫn thường xuyên ăn cơm nhà ăn mặn từ nhỏ tới giờ nhưng còn những món tiết hay nhìn cảnh giết động vật con rất sợ . Con vẫn có đi chùa và bố thí mọi người. Hồi nhỏ mà người ta gọi là tuổi thơ con hay chơi đá dế , bức đầu dế con thấy tội lỗi quá , hix lúc đó còn con nít chỉ bắt chước không biết gì . Xin thầy cho con lời khuyên nên làm việc thiện nào nhiều để bớt nghiệp hay ăn mặn và sát sinh mấy động vật như muỗi ạ . Con cảm ơn
Nếu xét theo nhân quả về đời này không con thì “bẻ gãy hại trăm hoa” có nghĩa là cố ý cướp đoạt đời con gái của không biết bao nhiêu người hay là chủ tâm đi gạ tình con gái nhà lành để thỏa mãn nhu cầu sinh lý (giới trẻ hiện nay gọi là “trồng rau”).
Còn rất nhiều khả năng kiếp này không con nữa là do kiếp trước sanh con gái ra rồi dìm cho chết hoặc là khi biết là thai nhi gái rồi đi phá thai. 1 nguyên nhân khác dẫn đến không con cũng có thể từ việc quan hệ bừa bãi rồi tùy tiện phá thai. Khi 1 người đã giết hại trẻ nhỏ (bao gồm bào thai) thì các thần thức sẽ cảm nhận được sự hắt hủi và tàn nhẫn đến từ người đó mà không dám đến gần để đầu thai vào làm con của người đó. Càng hắt hủi trẻ nhỏ thì thần thức càng cảm nhận được sự nhẫn tâm càng cao đến từ người đó mà càng trốn tránh người đó. Nếu thần thức của oan gia nhiều đời của người đó cảm nhận được sự nhẫn tâm của người đó thì những thần thức oan gia đó có thể sẽ đến báo thù bằng cách đầu thai làm con của người đó.
Y Kinh giải nghĩa, Tam Thế Phật oan
Ly Kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết
Tất cả đều do nghiệp lực từ cái nhân tạo ra dẫn đến cái hậu quả gánh chịu. Nếu đọc kinh Phật mà lại không chịu lấy căn bản giáo lý của Phật để hiểu mà dùng tư duy của bản thân, dưới con mắt của xã hội thời này mà hiểu thì chẳng khác nào không đọc và hiểu cái lý ấy. Học Phật là phải lấy nghĩa bỏ từ, phải hiểu cái ý nghĩa mà Phật muốn dạy mình chứ không phải lấy lời Phật dạy mà phân tích thiển cẩn theo ý riêng của mình.
Tôi cũng tin nhân quả nhưng sao hiện nay cuộc sống của tôi cứ lo sợ, nghi ngại … không thể an nhiên tự tại được.
Cha mẹ của tôi li dị cũng được mấy năm rồi, cha thì có vợ khác, mẹ thì hiện giờ đang sống một mình (bà ấy cũng có quen vài người đàn ông nhưng đều không thành), tôi có 1 cô em gái nhỏ mới 10 tuổi. Tôi hiện đi làm tại Sài Gòn, đồng lương cũng dễ thở nhưng mẹ tôi than ôi, tham vọng nhưng luôn nghĩ bà sẽ giàu có nếu lấy những người đàn ông giàu có và hưởng thụ (mẹ tôi khá đẹp). Rồi chính cái tham vọng đó làm bà lạc lối, sau khi li dị cha tôi (ba mẹ tôi li dị vì không còn yêu nhau nữa) bà ấy cũng quen 1 vài người đàn ông khá giả nhưng không một ai đi đến hôn nhân với bà ấy, Mấy năm trước mẹ tôi có 1 số vốn (do chia tài sản khi li dị có được) kha khá để sống thoải mái dưới quê nhưng vì quá tham vọng bà đem tiền cho vay lãi góp, rồi làm ăn với những người giàu khác, vì quá cả tin bà bị mất hết tiền còn mang số nợ gần 1 tỷ phải bỏ xứ mà đi. Tôi thì không tham vọng như bà nên tôi đã rất khổ sở khi biết tin, nhưng mẹ tôi thì vẫn chưa biết sợ, tôi xin nói thêm là mẹ tôi rất hay tạo khẩu nghiệp (nói lời khó nghe với người thân, hay mang hận thù, hiềm khích với anh em trong nhà).
Tôi rất khổ sở với tâm tính của bà ấy, cũng chẳng biết làm thế nào để bà ấy bớt tạo khẩu nghiệp, biết trân quý đồng tiền từ sức lao động mà có.
Quý thầy và quý vị xin hãy cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn 🙂
Làm người ta không nên . Bất Trung , Bất Hiếu , Bất Nghĩa , Bất Nhân , Thì cũng làm một con người tốt rồi nghe ,
Kinh nhân quả ba đời mãi còn đây. Ngàn đời ghi nhớ lời Phật dạy. Xin cảm ơn tác giả của bài viết rất nhiều.
tôi nghe như vầy, trong ngày trai giới không được ăn mặn và ăn ngũ vị (hành,hẹ,tỏi…) là niệm phật không được linh ứng nhưng nếu ăn rồi thì phải làm thế nào có phải ngày nào cũng thế không?
Xin cho câu trả lời,tôi sẽ rất biết ơn.
Nam mô A Di Đà Phật…
Nam mô A Di Đà Phật…
Nam mô A Di Đà Phật…
Mô Phật
Bạn Văn,
1. Theo bạn nghĩ thì trai giới là gì mà không được ăn mặn và ngũ vị tân?
2. Theo bạn niệm Phật thế nào mới gọi là linh ứng?
TĐ
Nhân quả ba đời mọi người nên tin kinh và làm theo !!!
tặng 1 cuốn kinh nhân quả 3 đời đã được tô màu
https://drive.google.com/file/d/0B9wqZwJYVLsYRkI2M2dLd25fM0E/view?usp=sharing
Người Có Bàn Tay Dê
Miền Tích Châu, có Uông Tả Viên tiên sinh, biệt hiệu là Sĩ Khan. Trong liên hiệu Gia Khánh, Uông thi đỗ Tiến sĩ, được bổ làm huyện lệnh ở Tứ Xuyên. Dưới quyền quản lãnh của tiên sinh có viên Thái thú họ Ngưu, vốn là hàng đồng niên và đã chiếm Á nguyên ở bản tỉnh.
Quan Thái thú này, bàn tay mặt là tay người, còn bên trái lại là móng ngựa. Ông nhớ rõ việc ba kiếp trước, từng thuật với tiên sinh rằng:
Đời trước tôi là một vị tướng, vì đánh giặc Miêu tàn sát quá nhiều, nên Minh quan phạt cho chuyển kiếp làm ngựa. Khi sanh ra đã đổi thành thân ngựa ở trong tàu, tự bị thường la ré nhảy cắn, không ăn mà chết. Minh ty quở là cưỡng lệnh, đánh phạt, rồi cũng cho chuyển sanh làm ngựa như cũ. Lần này, vì sợ bị trách phạt, nên không giám cầu chết. Khi lớn lên được một vị tướng quan chọn lựa để cưỡi. Viên tướng này tánh tình nóng nảy hung bạo, nên thân mình hằng bị roi vọt, trăm điều thống khổ.
Một hôm vị tướng đánh giặc thua quân địch đuổi theo rất gấp. Tôi chở chủ tướng bôn đào, thoạt chạy đến một khe núi rộng ước hơn trượng, bờ bên kia đá nhọn dựng chập chồng. Lúc ấy tôi nghĩ: “Nếu nhảy qua mình sẽ phải chết, song chủ tướng có thể đào sanh. Như không vượt qua, tất chủ bị binh giặc theo giết”. Nghĩ xong, liều mình cố hết sức nhảy qua khe núi, bụng bị đá nhọn đâm, rách ruột mà chết. Vị tướng nhờ đó mà thoát nạn.
Sau khi tôi chết, Minh ty khen là trung nghĩa, hứa cho chuyển thân người lại là văn quan, lên đến bậc tứ phẩm. Trước khi lúc tôi sắp làm ngựa, quỉ tốt lấy da ngựa khoác vào mình; đến khi trở lại làm người, lại lột da ngựa ấy đi. Nhưng vì tôi đã hai kiếp làm ngựa, da dính khắn vào thân, quỷ dùng dao lột da, đau đến tận xương tủy. Khi dao rạch đến móng lại càng đau đớn không thể nhẫn, nhân mới lén lút giấu móng chân đằng trước. Quỷ tốt cũng không để ý phát giác. Cũng ngờ vì duyên cớ đó, mà lúc chuyển sanh, bàn tay trái lại thành móng ngựa.
Kể chuyện xong, Thái thú bảo Uông Tả Viên rằng: “Lộc vị của tôi chỉ đến chừng này, mạng sống cũng chẳng còn bao lâu, đến ngày tháng ấy… sẽ từ trần”. Sau việc quả nhiên.
(Dung ai bút ký)
Trích Kinh Nhân Quả Ba Đời
https://drive.google.com/open?id=1_c1QaGGhYeA0DDsT3B3cMpcXrTVSpkN4