Hỏi: Kính bạch thầy, con không hiểu lý do tại sao người Phật tử khi ăn chay không được ăn ngũ vị tân? Ăn ngũ vị tân có hại như thế nào mà không được ăn? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Đáp: Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806).
Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ nầy, bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư v.v… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.
Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”
Điều nầy, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại nầy, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.
Theo lời giải đáp của Hòa Thượng Thanh Từ về vấn đề nầy, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ nầy.
Nhưng như trên đã nói, chỉ được dùng trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại.
Nói tóm lại, việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.
Thích Phước Thái
Gửi bạn Hiền Hương,
Theo sự hiểu cạn cợt của mình, nếu xét về mặt Sự, làm sao biết rằng công đức cá nhân đủ để hồi hướng thành 3 phần như trên và công đức đạo tràng đủ để hồi hướng cho các pháp giới chúng sanh ? Còn xét về mặt Lý, nếu bạn thành tâm hồi hướng cho các pháp giới chúng sanh, thì bạn có thể nhận được thêm phần công đức từ chính cái tâm Từ Bi rộng lớn này.
Trong tác phẩm Con Gái Đức Phật của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phần Tỳ-khưu-ni Ambapālī có đoạn như sau:
——————————————–
Bà Ambapālī : Vườn xoài này của con cũng khá rộng lớn lại có nhiều cây to bóng mát, có thể làm nơi lưu trú cho tỳ-khưu Tăng; nếu Mahāvana mai kia đã trở nên chật chội, xin đức Thế Tôn cho con được noi theo gương của cậu thần y Jīvaka Komārabhacca cúng dường cơ sở này.
Đức Phật im lặng nhận lời. Rồi ngài nói:
– Con nên tác ý cúng dường vườn xoài này đến cho thập phương Tăng, có Như Lai là vị đứng đầu, như thế phần phước này sẽ lớn rộng hơn nhiều!
——————————————–
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cảm tạ lời giải thích từ một thiện tri thức làm con sáng tỏ hơn, dứt trừ phiền não nhiều hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật: thưa thầy con có thấc mắc muốn hỏi xin thầy giải đáp cho con được hiểu thêm ạ. Con đang ăn chay vì ba trước đây mắt bệnh nặng nên con đã vái với Phật cầu cho ba khỏi bệnh con ăn chay, nhưng con đang mang thai cũng sắp sanh rồi con không biết con ăn chay mà có được ăn thức ăn hoặc đồ uống có sữa được không ạ? có tội không ạ? con ăn chay cũng lâu rồi nhưng mà con chưa từng dám ăn hay uống thứ gì có sữa hết ạ, giờ sắp sanh con sợ không đủ chất dinh dưỡng cho bé nên mới hỏi thầy để giải đáp cho con thêm hiểu ạ. Con cảm ơn thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vũ Ngọc Quý,
*Điều đầu tiên TN muốn nói cùng bạn: ăn chay không thể thành phật và ăn chay chưa phải là tu. Bạn phát tâm vì bố mà ăn chay được là rất tốt, tuy nhiên, đừng tạo áp lực ăn chay cho bản thân. Tu học cần phải trải qua nhiều giai đoạn, vì vậy bạn nên khéo léo để chuyển hoá cuộc sống tu học, ăn uống, ngủ nghỉ thì sẽ có lợi lạc cho bản thân và người thân.
*Ăn chay có 2 dạng:
– thuần chay: không ăn bất cứ những loại thức ăn nào có liên quan tới động vật: bơ, sữa, mật ong, trứng… (Vegan) và
– chay: còn ăn những loại thức ăn có liên quan tới động vật như bơ, sữa, mật ong, trứng (Vegatarian).
Nhưng như trên đã nói, ăn chay chưa nói lên điều gì, nếu hàng ngày chúng ta không có sự chuyển hoá về tâm thức, không chuyển hoá được tâm vô minh. Do vậy bạn nên tuỳ duyên để chọn cách ăn uống giúp cho bạn và thai nhi được an lạc.
Quan trọng: đừng bao giờ sát sanh, hại vật hay mua những nội tạng của gia súc để bổ thai như nhiều người thường làm mà sẽ gặp khổ nạn.
*Có 1 loại bổ dưỡng tối thượng nhất đó là tâm thanh tịnh và thường hành thiện nghiệp. Thứ tâm này chính là diệu dược giúp cho bạn và thai nhi khoẻ mạnh và ra đời trong an lạc.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn.
TN
adidaphat cho con hỏi làm sao để có 1 trí nhớ tốt ạ và minh mẫn nên cầu kinh gì mà cách niệm phật ntn ? mong thầy có thể cho con biết được k ạ ? con cảm ơn
gia đình con ăn mặn mà chỉ có 1 mình con ăn chay thôi, mẹ con nấu cho con 1 đĩa rau muống xào tỏi, con lại hay trì chú mỗi ngày mà con đã lỡ ăn rồi thì con trì chú có còn linh nghiệm không ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thanh Thủy,
*Cổ Đức nói: linh tại ngã bất linh tại ngã. Ngã này là gì? Là chân tâm, tự tánh thanh tịnh của chúng sanh, của chính bạn. Nếu bạn tụng kinh, trì Chú, niệm Phật với tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác mà không linh là điều không thể có.
*bạn ăn chay được là rất tốt hàng ngày mẹ bạn nấu cho ăn, nếu đủ duyên bạn nên nói với mẹ đừng cho ngũ vị tân vào đồ ăn của bạn, nếu mẹ bạn hoan hỉ = bạn có duyên có phước với mẹ. Ngược lại nếu món ăn đó dùng chung cho cả nhà thì bạn phải hoan hỉ và khéo léo, khi ăn nên chừa hành tỏi hẹ ra là OK rồi vì nếu bạn tỏ ra bức xúc khi phải ăn những món như vậy sẽ khiến người nhà khó chịu rồi thốt lời gièm pha chê bai Phật Pháp = bạn đang tạo duyên bất thiện cho người thân.
*ăn chay chưa nói lên điều gì cả. chay – hiểu đúng nghĩa là sự trì giới thanh tịnh của bạn. Nếu hàng ngày bạn ăn chay nhưng tâm luôn hướng theo tham, sân, si mạn, nghi, phân biệt chấp trước, luôn đắm trong ngũ dục = kết chút duyên lành với Phật Pháp.
*như vậy bạn thấy ăn chay chẳng phải cứ ăn rau, đậu rồi tụng kinh, trì Chú niệm phật là tu.Tu là phải chính nơi tâm chuyển hoá từ ác sang thiện, từ bất tịnh sang thanh tịnh. Do vậy nếu chưa thực đủ duyên để ăn chay theo đúng nghĩa, ăn xong bạn vệ sinh mồm miệng sạch sẽ là OK thôi.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
Nam mô a di đà phật ăn chay ăn được sả tiêu không?
Được bạn. Nếu không phải loại vừa cay vừa nồng như hành, tỏi, hẹ, nén, cừ thì ăn được.
Ngày tết gần kề, bà con cô bác ăn uống nhớ lời dặn của các vị chư tôn đức, chịu khó đừng động đũa vào mấy đĩa hành chua hay kiệu chua nhen quý dzị. 🙂