Hỏi: Có người nói, những người tu Tịnh Độ niệm Phật cầu vãng sanh về Cực lạc, thì những người đó thật là ích kỷ, chỉ nghĩ riêng cho mình được lợi lạc, mặc cho những người thân hay bạn bè nói rộng ra là tất cả mọi người ở cõi Ta bà nầy ai khổ mặc ai, miễn sao phần mình được sung sướng thì thôi. Xin hỏi: người nói như thế có hợp lý hay không?
Đáp: Nếu bảo rằng có hợp lý hay không, theo tôi, thì chỉ hợp lý ở một giai đoạn nào đó thôi, chớ không thể nói là hợp lý hoàn toàn. Nếu khẳng quyết cho rằng những người niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc là hoàn toàn ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình. Lời trách nầy, e có hơi quá đáng! Vì sao? Bởi vì bản nguyện của người niệm Phật cầu sanh Tây phương, họ không phải nguyện về Cực lạc để rồi thọ hưởng những thú vui bên đó luôn, mà tâm nguyện của họ, chỉ về bên đó tiếp tục tu học một thời gian, cho đến khi nào hoàn toàn giác ngộ thành Phật, chừng đó, họ sẽ trở lại cõi Ta bà nầy để hóa độ chúng sanh.
Như vậy, rõ ràng họ không phải là những kẻ bạc tình bạc nghĩa. Chẳng qua cũng chỉ vì lòng thương mọi người, mà họ không muốn cùng nhau chết chìm, khi mình chưa biết lội, mà dám xông pha nhảy xuống nước cứu vớt người. Họ không muốn mạo hiểm phiêu lưu như thế. Vì vậy, để được an toàn bảo đảm trong việc cứu vớt người, chính họ phải tìm cách bảo đảm cho mình có một nội lực thật vững chắc trước, rồi sau đó, họ sẽ trở lại cứu độ mọi loài. Như thế, quả họ là những người biết lo xa, và biết dự phòng vững chắc. Việc họ làm, không phải tùy hứng hay ngẫu nhiên, mà họ chỉ làm đúng theo những gì mà Đức Phật Thích Ca chỉ dạy, giới thiệu.
Thế thì, trong thời gian họ vắng mặt ở cõi nầy, người ta coi họ như là người ích kỷ. Nhưng kỳ thật, không hẳn là như thế. Thí như những vị xuất gia, khi vào chùa, họ xa lìa cha mẹ, bà con họ hàng, những người thân thuộc, bạn bè thân thiết. Thời gian ở chùa, các ngài quyết chí tu học. Chả lẽ trong thời gian ở trong chùa tu học, thì những vị nầy lại là những kẻ ích kỷ, bạc tình bạc nghĩa hết hay sao? Mới nhìn qua như là có ích kỷ, nhưng xét sâu hơn, chưa hẳn là như thế. Vì sau khi ngộ đạo, các ngài vân du hóa đạo làm lợi ích cho chúng sanh.
Như vậy, khi các ngài không còn có mặt ở ngoài đời, giam mình tu học ở trong chùa, hay một nơi nào khác, thì người ta cho rằng các ngài là yểm thế hay ích kỷ? Nhưng đây lại là thời gian mà các ngài chuẩn bị hành trang tư lương cho mình khả dĩ thật chu đáo chín mùi, để sau nầy các ngài ra hoằng pháp lợi sanh. Thế thì, ta lại vội trách các ngài ích kỷ được sao? Nếu vội trách như thế, xét ra, thật hơi quá đáng! Nếu không muốn nói là quá hàm hồ nông cạn.
Lại thêm một thí dụ nữa. Thí như có một sinh viên ở nước Việt Nam ta, anh ta nghe sự giới thiệu của một giáo sư đại học rất tài giỏi, ông ấy nói rằng, ở bên Mỹ có một trường đại học chuyên đào tạo những người có khả năng chuyên ngành kỹ thuật điện tử, đây là ngành mà anh thấy rất thích hợp cho khả năng anh. Sau khi nghe vị giáo sư đó giới thiệu, anh ta quyết tâm bằng mọi cách phải qua được bên Mỹ để học. Tâm nguyện của anh là sau khi anh học xong chương trình của trường đại học đó giảng dạy, bấy giờ anh sẽ trở về lại Việt Nam để dấn thân phục vụ làm việc, hầu giúp ích cho đồng bào anh.
Như vậy, việc anh sinh viên qua Mỹ du học, và cưu mang một tâm nguyện như thế, thử hỏi: anh sinh viên kia có ích kỷ hay không? Chả lẽ trong thời gian anh vắng mặt ở quê nhà để đi qua nước người du học, thì ta lại lên án kết tội anh sinh viên đó là người ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình được sao? Bạn sẽ nghĩ thế nào về người kết tội anh sinh viên đó như thế?
Cũng vậy, sở dĩ hôm nay, người ta biết được Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc là do từ kim khẩu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu. Cũng như anh sinh viên kia, sở dĩ anh biết được trường đại học bên Mỹ, là nhờ sự giới thiệu của vị giáo sư đó. Và khi nghe xong, anh sinh viên kia không phải tự nhiên mà qua được bên Mỹ để học, tất phải hội đủ những điều kiện theo sự đòi hỏi của trường đại học ở Mỹ. Vì ở đây có rất nhiều thuận duyên tiện lợi cho sự trau dồi học hỏi của anh ta.
Cũng thế, người muốn vãng sanh về thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà cũng phải hội đủ 3 điều kiện: Tín, Nguyện và Hạnh. Và đồng thời ở cõi đó có nhiều thắng duyên thuận lợi hơn.
Sau khi hội đủ điều kiện rồi, anh sinh viên kia, khi sang Mỹ du học, anh ta chỉ có một tâm nguyện duy nhất là sau khi tốt nghiệp mãn khóa, có mảnh bằng tiến sĩ trong tay, anh ta sẽ trở lại quê nhà để thi thố tài năng để làm lợi ích cho quê hương xứ sở của mình.
Cũng thế, người niệm Phật sau khi về Cực lạc có đủ mọi thắng duyên tu học, nỗ lực tu học cho đến khi nào hoàn toàn giác ngộ, bấy giờ họ sẽ trở lại cõi nầy để hoằng hóa lợi sanh. Một tâm nguyện như thế, thì tại sao ta cho họ là ích kỷ?
Có người lại nói, họ chưa hề thấy ai từ cõi Cực lạc trở về? Đã là do nguyện lực độ sanh của Bồ tát, thì làm sao chúng ta biết rõ họ từ đâu đến. Và sách sử cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy, khi nào có ai phát hiện ra các Ngài là Bồ tát, thì các Ngài sẽ ẩn diệt ngay. Trường hợp như các Ngài Hàn Sơn, Thập Đắc hay như Hòa Thượng Thiện Đạo, sử nói Ngài là hóa thân của đức Phật A Di Đà.
Tóm lại, theo tôi, thì những người niệm Phật phát nguyện vãng sanh về Cực lạc để tiếp tục tu hành (tất nhiên là có sự đảm bảo hơn cõi nầy về mọi mặt, theo như lời Phật Thích Ca giới thiệu) sau đó, họ sẽ trở lại cõi nầy để hoằng hóa độ sanh đúng theo bản nguyện của họ. Như thế, xét bề ngoài thì dường như có ích kỷ, nhưng xét về bên trong, tức tâm nguyện, thì không có gì là ích kỷ cả. Vì bản nguyện đó, cũng chỉ nhắm vào chúng sanh mà nguyện, tất nhiên là thuận theo bản hoài của chư Phật, trừ phi, những ai chỉ nguyện cho mình về Cực lạc không thôi mà không phát đại nguyện hoàn lai Ta bà để độ sanh, người như thế, thì đáng trách là quá ích kỷ chỉ nghĩ đến sự lợi lạc cho riêng mình, không đoái hoài thương cảm ai cả. Như thế, thì quả là trái với lòng từ bi Phật dạy. Người như thế, mới nên đáng trách. Ngược lại, thì ta không nên vội trách.
Trích 100 Câu Hỏi Phật Pháp
Thích Phước Thái
Kính thầy:Thích Phước Thái.
Con vừa khảo vài món chay địa chỉ là [email protected]
rg-Con băn khoăn không hiểu:Con xin hỏi:
Tại sao nói người tu hành phải kiêng các món ngũ tân,nhưng trong các món chay lại hướng dẫn gia vĩ là hành,hẹ,tỏi và trứng.
Nếu đã ăn chay thì cũng không nên ăn trứng vì từ quả trứng sẽ nở ra gà con,thế thì sao lại hướng dẫn món ăn chay có trứng.
Làm thế nào thưa thầy,xin thấy chỉ cho con hiểu.
Bạch thầy.
Lại này thiện nam tử! “Nói “Hằng thuận lợi chúng sanh” là như vầy:
Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giới, chính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v…loài không không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không có hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không có tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bịnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.
Vì sao thế? Vì Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật. Còn tôn trọng và thừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọng và thừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả đức Như Lai vui mừng. Vì sao thế? Vì các đức Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhơn vì nơi tâm bồ đề mà thành bậc Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa qủa thảy đều sum suê tươi tốt.
Cây thọ vương Bồ đề ở chốn sá mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là qủa. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ kết thành qủa Phật toàn giác.
Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích chúng sanh, thì có thể thành tựu qủa Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Cho nên qủa Bồ Ðề thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Này thiện nam tử! Ông ở nơi nghĩa ấy nên hiểu như thế.
Bởi đối với chúng sanh mà tâm bình đẳng thì có thể sanh lòng đại bi đầy đủ hoàn toàn. Dùng tâm đại bi mà tùy thuận chúng sanh thì có thể thành tựu pháp cúng dường Như Lai. Bồ Tát tùy thuận chúng sanh như thế ấy.
Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, phiền não chúng sanh cùng tận, sự tùy thuận chúng sanh của tôi vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi.
Một là lễ kính các đức Phật.
Hai là khen ngợi các đức Như Lai.
Ba là rộng sắm đồ cúng dường.
Bốn là sám hối các nghiệp chướng.
Năm là tùy hỷ các công đức.
Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp.
Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời.
Tám là thường học đòi theo Phật.
Chín là hằng thuận lợi chúng sanh.
Mười là hồi hướng khắp tất cả.
….
Thành tựu chúng sanh nguyện thanh tịnh.
Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi
Phước lớn vô biên đều hồi hướng
Khắp nguyện chúng sanh đang chìm đắm
Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.
Bạch thày !
Bố con mất được 2 tuần thì đi xem bói thầy bói bảo Bố con chết oan , rồi là trùng tang , phải làm lễ. Vậy có đúng Không ạ ? Bố con có làm gì hại đến con cháu không ? Hàng ngày chúng con niệm phật adida để bố con được siêu thoát về thế giới tây phương cực lạc rồi, để bố con phù hộ cho chúng con.
bạn cứ chí thành niệm phật , ăn chay phóng sanh làm lành tạo nhiều công đức hồi hương cho tất cả chúng sanh mau vãng sanh cực lạc . còn mọi việc khác để a di đà phật tính giúp ban.
Trông chúng sanh nghĩ tận đuôi đầu.
Về Cực Lạc mới là hết khổ.
Đạo với lý từ đây nhiều chỗ,
Phải lọc lừa cho kỹ mà nhờ.
Chọn nơi nào đạo chánh phượng thờ,
Thì mới được thân sau cao quí.
Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý,
Coi tại sao ta phải tu hành.
Bạch Thầy. Cha dượng con mất cách đây 5 năm.khi cha mât thi mẹ con đem hủ cốt gửi vào chùa Hoằng Pháp .Nhưng khi gần đến ngày giỗ cha thì con nằm mơ thấy cha đi xin cơm như luc còn sống và nhiều giấc mơ khác cứ mỗi năm con lai thấy.Dạ thưa thầy có phải cha con chưa siêu thoát được, thì gia đình con cần làm gì để cha được siêu thoát. Con thành kính cảm ơn Thầy.
A Di Đà Phật,
Khi mình dù tâm ko thường nghĩ đến người mất mà tối lại có lúc mộng thấy, mà việc mộng thấy cũng thường xảy ra thì điều đó có nghĩa là họ đang cần giúp đỡ, Chị & gia đình hãy nên đọc Kinh Địa Tạng, niệm A Di Đà Phật hồi hướng cho bác trai. Thời lượng cũng nên dài một chút, ít nhất cũng là 7 ngày cho đến 49 ngày, việc này là tùy mình phát tâm. Trong thời gian này, mình cũng nên phát tâm vì người mất mà ăn chay, phóng sanh thì công đức hồi hướng lại càng viên mãn hơn. Ngoài ra, Chị & gia đình cũng nên lên Chùa Hoằng Pháp tham gia các khóa tu trên đó để hồi hướng cho bác cũng là rất tốt.
Hi vọng với vài lời đơn sơ ở trên có thể giúp cho Chị được một chút.
A Di Đà Phật.
Thưa thầy, bà nội con mất được gần 7 tháng, trước đây con hay mơ gặp người âm và nói chuyện với họ về cuộc của mình trên dương gian và cuộc sống của họ, khi bà nội con qua đời thì con lại không mơ gặp bà. Có lần con mơ mình đi tìm bà thì gặp người chỉ đường cho con và nói ” lối này sẽ gặp được bà cháu” , con đi và tới một nơi có núi, hồ sen và rất nhiều ngôi chùa, cảnh vật rất thanh tịnh và đẹp. Thầy cho con hỏi con mơ như vậy có điềm gì không ạ. Khi còn sống bà cũng rất quý con, khi bà mất con rất nhớ bà, có đêm nằm con chỉ mong mơ gặp bà .
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con niệm Phật cũng đã một thời gian .Mỗi lần trong lòng con dấy lên sự boăn khoăn hay khó hiểu về điều gì đó thì không biết là sự tình cờ hay nhân duyên nào đó mà khi vào trang Đường về cõi tịnh này thì những thắc mắc đó không cần hỏi thì cũng đã bắt gặp những bài Pháp,hay phúc đáp của các vị đồng đạo đã giải thích tất cả,cũng như cả ngày hôm nay trong lòng con cứ lo nghĩ về 2 việc:
Thứ nhất : là niệm Phật một thời gian mấy hôm nay bỗng dấy lên lòng nghi hoặc về pháp môn Tịnh Độ những suy nghĩ như” thời hiện đại như bây giờ mà còn tin vào chuyện thần thánh đó ư,làm gì mà Phật dẫn Tây Phương.Cảnh giới Tây Phương chỉ là một cách nói ẩn dụ khi mà người ta niệm Phật tâm thanh tịnh không phiền não thì cuộc sống ở thế gian này chẳng phải là cảnh giới Cực lạc rồi sao”.Nhưng con lại không muốn giữ lòng hồ nghi đó xem nó là vọng tuởng mà thôi một kẻ phàm phu với suy ngi bìh thg thì làm sao có thể hiểu được những điều thâm sâu và vi diệu của đức Phật mà dám đem những lí luận cua mìh để cho Cực lạc đó là viễn cảnh.Hôm nay con vô tình đọc được phúc đáp thấy rằng không chỉ mìh con mà một số vị đồng tu cũng có mối nghi này..Nói ra không phải là gieo rắc sự hồ nghi cho mọi người mà con nghĩ sự nghi ngờ đó chắc là một dạng chướng ngại trên con đường tu tập mà thôi.Càng nghi ngờ con lại càng niệm để dứt bỏ hồ nghi.
Thứ hai:Con nghĩ nếu mình cầu vãng sanh thì ba mẹ ở lại ai lo về đó hưởng sung suong rồi ba mẹ ở lại cuc khổ có phải là bất hiếu không và hôn nay sự thắ mắc này đã được giãi toã khi đọc bài pháp trên,thật là vi diệu quá
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nếu các cô chú trong Ban quản trị có đọc được bài phúc đap mong hoan hỉ hồi âm cho con biết có phải sự NGHi mà con nói trên có phải là một dạng chướng ngại mặc dù con không muốn nghi nhưng lâu lâu hay suy nghĩ rồi tự lí luận lung tung.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
*„Nghi“ là một trong những phiền não tâm được khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước. Ví thử: pháp này hay, pháp kia dở; thầy này thuyết hay, thầy kia thuyết dở; vị này nói đúng pháp, vị kia nó chẳng đúng pháp; pháp này chánh, pháp kia tà, pháp này thật, pháp kia chẳng thật…v.v… khi những thứ tâm này khởi lên, trong đạo gọi là tâm phân biệt khởi, vì phân biệt nên mới có những đối kháng trên. Khi những đối kháng được tích tụ, nâng lên đỉnh điểm mà không có sự lý giải thoả đáng, chúng sẽ trở thành vật cản, một thành luỹ do chính chúng ta tạo dựng nên rồi nương chốn trong đó mà không có lối thoát.
*Phật nói các pháp của Phật đều là Phật pháp. Nghĩa là tuỳ thời, tuỳ căn cơ, tuỳ từng giai đoạn mà Phật nói pháp tương ưng, nhưng tựu chung các pháp đều đem đến sự lợi lạc và giác ngộ chúng sanh. Pháp niệm Phật cũng là một pháp phương tiện nhằm giúp cho chúng sanh thời nay nương vào đó để tu đạo mà được một đời thành tựu và giải thoát. Nền tảng của pháp này hẳn bạn cũng rõ: phải được kiến lập trên 3 yếu tố: Tín-Nguyện-Hạnh=Tin sâu-nguyện thiết-thực tâm hành.
*Sở dĩ trong bạn còn nảy sinh sự nghi vấn về lời Phật Thích Ca nói về cảnh giới Tịnh Độ và Đức Phật A Di Đà là do Tín-Nguyện-Hạnh trong bạn chưa thực vững chắc. Hoặc bạn có tín mà chưa có nguyện; hoặc có tín nguyện mà chưa thực hành; hoặc có hành nhưng tín không có; hoặc có nguyện mà không tín-hành. Cũng vì thế, hễ ai đó nói một chút phản biện lại pháp niệm Phật hay cảnh giới của Phật A Di Đà và nước Cực Lạc, ngay lập tức tâm bạn đã duyên theo, vì duyên theo nên khởi nghi ngờ về pháp mình đang học. Đây chính là nhân quả. Nhân không có tín, nguyện chưa sâu, hành chưa đủ nên gặp duyên – có người phản biện – ngay lập tức thoái tâm hoặc tâm chao đảo. Tâm thoái hay chao đảo chính là quả của cái nhân không vững chắc.
*Học Phật pháp chúng ta phải lấy nhân-quả làm nền tảng trong mọi hành trình, bởi nếu xa rời nhân quả, tất Phật pháp mà chúng ta đang học đó chỉ là tà tri, tà kiến.
*Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đả phá kịch liệt pháp niệm Phật vì cho pháp đó là nguỵ tạo, là không phải do kim khẩu của Phật Thích Ca nói; Phật A Di Đà là giả tưởng; Phật Di lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí…đều là giả tưởng. Điều này chúng ta có nên quan tâm không? Nhất quyết không. Lý do? Bởi những ý kiến phản bác đó phần lớn đều khởi lên từ những người không tu Tịnh Độ. Không hiểu về Tịnh Độ, hoặc tu pháp môn khác rồi quay sang bài bác Tịnh Độ. Chỉ đứng ở góc độ Phật pháp thôi những điều này đều đã không đúng pháp rồi. Bởi Phật pháp là chân lý, đã là chân lý dù có khen, chê, bài bác… thì chân lý đó vẫn không rời đổi. Người tỉnh giác chẳng ai đi chứng minh chân lý là sự thật cả!
TN lấy một ví dụ để bạn quán chiếu: Bạn vắt trái cam vô ly, rồi bỏ thêm đường, nước, quậy lên để thưởng thức. Cái vị cam, vị ngọt từ ly cam vắt đó chỉ có bạn mới có thể thẩm thấu và hiểu được. Giả có ai đó hỏi bạn về cảm tưởng hay mùi vị của ly cam vắt như thế nào, dù bạn có diễn tả một cách xuất sắc nhất, người đối diện cũng không thể hiểu và cảm được cái vị mà bạn có. Đó là lý giải theo chiều thuận, nhưng giả như có người chưa từng uống cam vắt, nhưng lại kịch liệt chê mùi vị của cam vắt rồi cho đó là không thật, không ngon… vậy mà bạn lại ngả nghiêng theo những lời đó, trong đạo gọi đó là: không có chánh kiến và chánh tư duy. Nói khác đi là mình đang tự đánh mất chính mình.
Hương vị và vị ngọt củ ly cam TN muốn dụ cho sự vi diệu của pháp niệm Phật. Người không niệm Phật, chưa từng niệm Phật mà khen hay chê pháp niệm Phật cho dù là khen hay chê giỏi cỡ mấy chăng nữa cũng chỉ là sự giả tưởng. Lấy sự giả tưởng của họ, kiến lập làm pháp để tu đạo cho bản thân không phải là mê mờ nhân quả sao?
TN
Chào bạn Phan Thị Hạ,
Bạn hãy tự xét lại nhé. Nếu những suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua, và bạn biết rõ nó chỉ là một vọng tưởng, bạn không để tâm đến nó và vẫn tu niệm như thường, như vậy thì đó chẳng là nghi, chỉ là một dạng vọng tưởng. Còn nếu bạn cứ suy nghĩ hoài liệu cái nghi hoặc này có đúng không, có căn cứ không, thì đó chính là sự nghi hoặc thật sự, nếu không giải quyết rốt ráo sẽ thành chướng ngại. Nghi ở điểm nào thì dựa vào kinh điển mà phá nghi điểm đó. Ví dụ, ý “cảnh giới Tây phương là ẩn dụ”, thì đem ý đức Bổn sư Thích Ca không bao giờ nói dối, lại 5 lần 7 lượt khuyên chúng sanh sanh về đó và ý chư Phật 10 phương đồng chứng thực khen ngợi cõi nước Cực Lạc và đồng hộ niệm cho chúng sanh niệm Phật cầu sanh về đó mà phá nghi.
Theo lời dạy của sư bà Hải Triều Âm, người tu Tịnh Độ chớ nên đọc sách, hay nghe lời giảng của các vị bác bỏ Tịnh Độ, vì mình còn non yếu, niềm tin, kiến thức, công phu tu tập chưa được vững vàng thì rất dễ bị lung lay rồi sanh nghi.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa Cư sĩ Phước Huệ vì còn non yếu nên con không biết rõ đó là vọng tưởng hay lòng nghi thực sự,con tin rằng có sự tồn tại của Đức Phật thật sự nhưng đôi lúc trong tâm lại xuất hiện một cảm giác mơ hồ không biết là gì cứ lơ lửng, lửng lơ thật không biết diễn tả như thế nào cho các vị hiểu .Lúc thì con rất tin có lúc lại tâm sanh nghi nhưng lại không phải là nghi nếu mà nghi ngờ thì trong tâm không có Phật thì tại sao làm gì cũng sợ mang tội,sợ bất kính với người,lúc nào trong lòngcũng sợ đủ thứ mà không biết thật sự mình đang sợ gì nữa nhưng dù là gì thì con vẫn niệm và không muốn nghĩ về nó nữa.Con chỉ mong mình như vị hoà thượng ngốc kia chỉ cần chuyên tâm niệm Phật là được đâu cần phải suy nghĩ gì chỉ có trong lòng một niềm tin vững chắc,tâm nguyện thiết tha mà lão thật niệm Phật thì thế nào cũng được thành tưu mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Phan Thị Hạ,
PH đoán rằng ý nghĩ kia đã được huân tập vào Tàng thức của bạn trong một kiếp nào đó, nay gặp đủ duyên thì nó phát khởi. Và sự nửa tin, nửa nghi lơ lửng hiện giờ của bạn chứng tỏ nó đã thành chướng ngại, cho nên bạn cần giải quyết nó cho rốt ráo. PH đề nghị bạn hãy ngồi suy gẫm cho kỹ để thấy rõ cái suy nghĩ đó là không đúng, khi tâm bạn đã quyết định như thế rồi thì sau này khi nó xuất hiện, bạn sẽ bình tĩnh hiểu rõ nó là vọng tưởng, không đáng bận tâm nữa.
Thật ra tâm bạn cũng có chút nghiêng về ý đó (dù nó không mạnh, không rõ ràng), cho nên nó mới thành ra chướng ngại. Phá nghi bằng cách tin vào lời thật của Đức Bổn sư. Ví dụ, bạn có một đứa con, bạn nuôi nó từ nhỏ đến lớn, và biết rõ nó không bao giờ nói dối, ngay cả khi gặp lúc dao kề cổ, nó cũng sẽ luôn luôn nói thật. Thì, trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng biết rõ (biết rõ, chứ không phải là tin nữa) là nó dù chết cũng sẽ không nói dối. Thì, sự chân thật của Đức Bổn sư cũng như thế, không còn là chuyện tin hay không tin nữa, mà bạn biết rõ, Đức Phật không bao giờ nói dối. Ở điểm này, bạn có biết rõ như thế chưa, hay vẫn còn không chắc lắm?
Thêm một bước nữa, có một giả thuyết cho rằng Cực Lạc là cách nói ẩn dụ, PH cho rằng giả thuyết đó khá vội vàng, và có lẽ chỉ dựa trên chủ ý của cá nhân mà suy đoán ra như thế. Đức Bổn sư biết rõ, bài giảng của Ngài sẽ lưu truyền trong khắp chúng sanh, mà chúng sanh thì đủ mọi trình độ, căn cơ. Với những kẻ phàm phu như PH hay nhiều người khác, Phật nói có cõi Cực Lạc như thế thì sẽ tin là như thế, chứ chẳng ngồi suy nghĩ..”hay là Phật chỉ nói ẩn dụ thế thôi”. Phật đang thuyết pháp cho chính PH cũng như tất cả phàm phu nghe, và Ngài biết rõ bọn này sẽ tin ngay lời Ngài là thật, thì nếu Ngài có ý ẩn dụ, Ngài có thuyết pháp như thế không? Chắc chắn là không.
Lòng tin vào Đức A Di Đà Phật được xây trên lòng tin từ Phật Thích Ca. Bạn hãy khéo suy gẫm mà phá nghi nhé.
Vị hoà thượng ngốc kia chẳng phải chỉ trong một đời mà được ngay như vậy, PH cho rằng ngài đã trải qua nhiều đời kiếp phá nghi như chúng ta hiện giờ, nay mới được như thế. Không gì tự nhiên mà có dễ dàng, tất cả đều từ nhân duyên. Nếu bạn muốn được như thế thì bây giờ phải xây cho được tâm chân thật, thành thật tin lời Phật, có nghi liền phá nghi, phải làm hoài như thế thì trong tương lai mới thành được một người chân thật tin Phật niệm Phật.
Kinh A Di Đà giản dị, ngắn gọn mà ý rất sâu, chỉ cần hiểu rõ (dù là cạn cợt) một vài ý nhỏ trong đó là cũng đủ xây nền móng vững chắc cho người tu Tịnh Độ, bạn hãy bỏ chút thời gian thường xuyên đọc và suy gẫm kinh đó, sẽ có được lợi ích.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ xin cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ.