Vị nữ cư sĩ này trước kia mắt gần như mù chỉ trừ 2 đốm sáng nơi khóe mắt, nhờ trì tụng Kinh Địa Tạng mà nay đôi mắt được sáng lại. Thân mẫu 80 tuổi của cô bị ung thư di căn ở cổ, các bác sĩ đều “chê” và khuyên cô nên về nhà chuẩn bị lo hậu sự cho bà. Nhờ giấc mộng được đức Địa Tạng bồ tát mách bảo, cô và người nhà đã tụng 100 bộ kinh Địa Tạng và hồi hướng công đức cho mẫu thân. Nhiệm màu thay mẹ cô giờ đã gần như khỏi hẳn bệnh. Ngày ngày chỉ biết niệm hồng danh A Di Đà Phật và chờ ngày vãng sanh. Sau khi nữ cư sĩ chia sẻ kinh nghiệm này trên video xong, ngay đêm hôm ấy cô đã an lành vãng sanh trong tiếng niệm Phật của ban hộ niệm.
Video được trích từ Trị Bệnh Cứu Người Trừ Họa của pháp sư Tịnh Không.
Việt dịch bởi Vọng Tây cư sĩ
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (gồm 3 quyển Thượng, Trung, Hạ)
Tam Tạng Pháp Sư Pháp Ðăng dịch Hán
Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch Việt
Xin hoan hỉ download: Kinh Địa Tạng [Type: Adobe PDF]
Dạ .cho con hỏi . khi mất bất đắc kì tử . người nhà muốn cầu hồn người chết để biết có dặn dò gì hay…..thì có ảnh hưởng gì đến vong linh của người đã mất không . có làm cho người mất mang tội hay k được siêu thoát không .con cám ơn thầy giải đáp thắc mắc.
A di đà phật !
Bố đẻ con bị tai biến hôn mê rồi bs chẩn đoán không qua khỏi. Con muốn tụng kinh địa tạng để giúp bố con sau khi mất được siêu thoát . Vậy con nên tụng kinh gì và xin quý thầy(hoặc bạn nào có) gửi file vào địa chỉ mail giúp con với ạ. Đ/c mail :[email protected] xin cảm ơn ạ!
CON MUỐN CẦU NGUYỆN ĐỨC PHẬT CHO CHA MẸ CON VỪA MẤT KÍNH NHỜ THẦY CÚU GIÚP!!!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nam Hoàng,
*Người chết bất đắc kỳ tử vốn rất khó siêu thoát bởi không có sự chuẩn bị cho cái chết của mình; thứ đến là không thể lý giải lý do tại sao mình chết, vì lẽ đó họ luôn luyến tiếc thân mạng và những chuyện nơi trần thế khi còn đang dang dở.
*Việc cầu hồn người chết là không đúng với chánh pháp của Phật, do vậy điều tốt nhất gia đình bạn nên làm là thỉnh chư Tăng làm lễ siêu độ cho hương linh vào mỗi tuần thất cho tới hết 49 ngày.
*Tại gia, bạn và gia đình nên phát tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật và khai thị cho hương linh người vừa mất, VD: Mỗi người đều có mạng nghiệp và phước báu riêng, khi thân mạng và phước báu đã tận thì ai cũng phải chết cả. Do vậy hương linh (tên người mất) không cần hoảng hốt, lo sợ, phiền trách hay luyến tiếc cuộc sống nơi trần thế làm gì, bởi nay không còn thân người, có muốn cũng không làm được điều gì nữa. Vì thế nên nghe lời chư Tăng, nghe lời khuyên của gia đình, buông bỏ vạn duyên, nhiếp tâm cùng gia đình niệm Phật, rồi phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Bởi chỉ có về Tịnh Độ hương linh mới có thể thoát được vòng sanh tử luân hồi.
*Nếu thuận duyên gia đình phát tâm tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện hoặc kinh A Di Đà Nghi Thức Cầu Siêu, kết hợp phóng sanh, cúng dường Tam bảo, bố thí, in ấn kinh sách băng đĩa hữu ích cho việc tu học… Những phước thiện này đều nhất tâm hồi hướng cho hương linh và đồng nguyện cho các oan gia trái chủ của hương linh đồng vạn duyên buông xuống, nhất tâm niệm Phật để vãng sanh Tịnh Độ.
Đó là tất cả những điều phước lạc mà gia đình bạn nên làm, thay vì làm những chuyện khác không đúng với chánh pháp, tốn kém mà không mang lại lợi ích thiết thực nào cho người chết lẫn người còn sống.
Bạn có thể tham khảo thêm những trao đổi trong mục:49 Ngày sau khi chết gia quyến nên làm gì?
Chúc bạn tỉnh giác
TN
tôi luôn không gặp may trong cuộc sống, ai có kinh cứu khổ địa tạng gửi vào email cho tôi với. email: [email protected]
A Mi Đà Phật.
Nghĩa Đông đã gửi file kinh địa tạng và sự vi diệu chú đại bi
Mong có thể ngộ ra điều gì đó.
Chúc bạn an lạc.
A Mi Đà Phật.
Cho.m hoi m dang hoc pháp môn tu tinh độ nhưng vì m trước kia u minh chưa hiểu rõ về nhân quả và đã phá thai bgio hoc Phật rồi nghe nhieu kinh pháp va cam thấy hoi han về việc m đã làm muốn làm sao cho các đứa con m bỏ được siêu sinh thì m chuyển sang tung kinh địa tang cau mong cho những đứa con m bỏ và oan gia trai chủ được Phước lợi vậy mà tung co đúng ko co ảnh hưởng gì tới pháp môn tinh độ ko? Cam on vì được hồi âm sớm ah
A Di Đà Phật
Hồng Huynh!
Tịnh độ pháp môn lấy việc niệm Phật làm chánh, các hạnh khác: tụng Kinh, trì Chú, ăn chay… làm trợ hạnh. Do đó việc bạn tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện hồi hướng cho các con đã bỏ và oan gia trái chủ không có vấn đề gì phải nghi ngại cả. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bạn cần lấy việc niệm Phật làm trọng. Đem hết thảy công đức niệm Phật, tụng Kinh hồi hướng vãng sanh và hồi hướng cho chúng sanh khắp pháp giới, cho các con và oan gia trái chủ… thì vẫn đúng với pháp tu Tịnh độ.
Nam mô A Di Đà Phật
Xin cho con hỏi ý nghĩa biểu pháp 7 bước hoa sen lúc Phật Đản sinh là gì ạ? Có ngầm ý khuyên tu Tịnh độ không ạ
Con xin cảm ơn
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Ý NGHĨA BAỶ BƯỚC NỞ HOA SEN.
Bảy bước chân của Thái tử Sĩ Đạt Ta (Bồ-tát Hộ Minh) có sự quan hệ với câu tuyên bố:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Là bảy bước đến Niết-bàn, là sự giác ngộ tối hậu, không còn tái sinh nữa.
– Bảy bước của Thái tử lúc mới sinh là: Biểu tượng của bước chân vững chãi vượt thoát khỏi sanh tử.
– Đó là bước chân vững chãi của Bồ-tát đã trải qua nhiều kiếp tu hành Lục độ Ba-la-mật. Những bước chân vững vàng trên đường đạo hạnh, bảy bước đến quả vị Phật.
– Bảy bước thành Phật được trình bày trong Kinh Trạm Xe (Trung Bộ). Kinh Thất Xa (Trung A Hàm) như sau:
Bước thứ nhất: GIỚI THANH TỊNH
Người Phật tử phải Sống đời đức hạnh và hành vi ứng xử có đạo đức chuẩn mực (Tiêu chuẩn đạo đức lấy năm giới làm chuẩn), và thu thúc lục căn, các giác quan được bảo hộ một cách an ổn. Đức Phật dạy: “Giới đức rất liên hệ với vấn đề nhân quả”. Từ xưa, người Ấn Độ đã biết ý thức rằng không một hành vi lớn nhỏ tốt xấu nào mà không tác động tới kiếp sau. Mỗi việc làm đều có hậu quả của nó. Đó là luật quả báo ứng. Hễ có vay thì phải có trả, gieo cái chi thì gặt cái nấy và đó là nghiệp.
– Thật ra, Phật thuyết pháp dạy Tam Quy Ngũ Giới, Oai Nghi… cùng muôn ngàn pháp môn, đều vì để đối trị tâm chúng sanh. Tập khí xấu xa của chúng sanh có 84 ngàn pháp môn để đối trị. Đó là phương tiện thiện xảo của Phật. Phật thuyết ra tất cả pháp vì để độ tất cả tâm. Trước hết, Đạo Phật với phương pháp Giới Định Huệ chủ trương gạn lọc tâm niệm, gạn lọc tư tưởng, để con người được thanh cao tinh khiết có được một đời sống hạnh phúc chân thực, lìa những ác tính tập nhiễm từ lâu.
Giới: nhằm điều chế phong thái bên ngoài (sơ thiện).
Định: nhằm điều chế tâm tư (trung thiện).
Huệ: nhằm hiểu biết chân xác (hậu thiện).
– GIỚI có nhiều bậc, nhưng Ngũ Giới, Thập Thiện là cội gốc căn bản. Nếu không giữ giới sát sanh thì tiệt giống từ bi. Nếu không giữ giới trộm cắp thì tiệt giống phú quí. Nếu không giữ giới dâm dục thì tiệt giống thanh tịnh. Nếu không giữ giới vọng ngữ thì tiệt giống chơn thật. Nếu không giữ giới ẩm tửu thì tiệt giống trí tuệ.
– Đây là bước đầu tiên trên đường đạo, là hòn đá tảng để thiết lập lộ trình tâm giải thoát.
– Kinh Trường Bộ I (Tr. 563, HT. Thích Minh Châu dịch, Xb năm 1991), Đức Phật có nói đến năm sự lợi ích cho người giữ giới, sống đúng giới luật.
1- Được tiếng tốt đồn xa
2 – Khi đi vào hội chúng nào hoặc Sát-đế-lỵ hoặc Bà-la-môn hoặc gia chủ hoặc sa môn, người ấy đi vào với tâm hồn không sợ hãi, không bối rối.
3 – Tiền của không hư hao vì sống không phóng dật.
4- Khi lâm chung tâm hồn không rối loạn.
5- Sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới.
Hay như trong kinh Hoa Nghiêm cũng khẳng định rằng: “Giới vi Bồ Đề chi bổn, Niết Bàn chi sơ, độ khổ hải chi phù nang, đạt bỉ ngạn chi kiều lương”.
Dịch: “Giới là cội gốc của Bồ Đề, là nền tảng của Niết-bàn, là chiếc phao nổi để qua biển khổ, là chiếc cầu bắt qua bờ bên kia”.
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận nói :
“Có bậc thang nào bằng thang giới
Có thể bắt lên đến cõi trời
Có cửa ngõ nào bằng cửa giới
Mở đến thành Niết-bàn như vậy”.
Bước thứ hai: TÂM THANH TỊNH
Giới năng sanh Định. Bước thứ hai sau khi giữ giới, tiến tu Thiền định, đưa tâm đến sự Tĩnh lặng, làm vắng mặt năm yếu tố làm mờ tối tâm thức con người, đó là Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo cử và Hoài nghi.
– Qua sự tu tập Thiền định, đưa tâm thức thăng hoa qua 4 tiến trình tu tập, đó là 4 cấp độ của Thiền định.
– Đây là bước thứ hai làm An định nội tâm.
Bước thứ ba: KIẾN THANH TỊNH
Là phát Huệ, sau khi tu Định, phát Huệ là chuyển hoá cái nhìn, cái nhận thức, từ cái nhìn tham ái đắm nhiễm, chấp thủ chuyển thành cái nhìn vô ngã giải thoát, cái nhìn đó gọi là Kiến Thanh Tịnh.
– Giới năng sanh Định, Định năng phát Huệ.
– Huệ là sự nhận thức chính xác sâu sắc và sáng tỏ về bản chất của sự vật hiện tượng, tức là thấy rõ và quán chiếu bản chất vô ngã trong tiến trình tâm lý. Sự quán chiếu dựa trên tâm thức định tĩnh.
Bước thứ tư: ĐOẠN NGHI THANH TỊNH
Là đoạn trừ nghi hoặc của tâm, chứng ngộ chân lý. Tâm không còn nghi hoặc, mê mờ, vô minh, sự thật sáng tỏ, chân lý hiển lộ, thấy rõ nhân quả tội phước, nhân duyên sanh khởi và hủy diệt của các pháp, tâm thể chơn như làu làu sáng tỏ. Bước thứ tư này được gọi là Đoạn Nghi Thanh Tịnh.
– Tu chứng ngộ chân lý. Tuệ trí hiển phát. Lúc bấy giờ với Tuệ quán đã thấy rõ và xác định một sự thật được phơi bày. Đó là sự thật vô ngã của cuộc đời. Niềm hỷ lạc tràn ngập như một sự bùng vỡ trong tâm thức. Đó là ngộ đạo.
– Nhận thức vô ngã lúc này tự trải ra trước mặt, không cần ai chỉ cho.
– Vì vậy mọi nghi ngờ về pháp đều chấm dứt.
– Tất cả các pháp hữu vi trong thế gian đều do nhân duyên hoà hợp mà sinh, nên các tướng hiện bày của pháp Duyên Sinh đều là giả tướng hư vọng. Các giả tướng này sanh diệt vô thường.
– Nếu chấp trước chúng, lấy huyễn hữu làm thật hữu thì còn luân hồi sanh tử.
Bước thứ năm: ĐẠO PHI ĐẠO TRI KIẾN THANH TỊNH
– Khi đã ngộ đạo tức nhận thức vô ngã đã trải ra trước mặt hành giả.
– Lúc đó giai đoạn này bước thứ năm là Triệt ngộ. Biết rõ điều gì là đúng và điều gì là không đúng.
– Điều không đúng ở giai đoạn này là sự chấp trước vào lạc thọ do cái thấy vô ngã đưa tới.
– Tức phá bỏ mọi khái niệm mê chấp, cố chấp các pháp.
Bước thứ sáu: TRI KIẾN THANH TỊNH (Thấy biết thanh tịnh)
Có 4 thứ ngã:
1- Ngã kiến: Là sự hiểu biết nhận thức sai lầm về ngã, cho rằng đó là một cái ngã độc lập vĩnh hằng.
2 – Ngã ái: Là sự yêu mình, yêu cái tôi, cái của tôi, cái tự ngã của tôi.
3 – Ngã mạn: Là thái độ kiêu căng cho rằng ta là hơn.
4 – Ngã si: Quan niệm sai lầm về ngã. Tri kiến thanh tịnh là nhìn thấy mọi sự vật, sắc pháp hay tâm pháp, đều hiển lộ tự tánh vô ngã. Ngã tướng bị tan rã dẫn đến tác dụng làm tan rã 10 kiết sử phiền não, đạt được thanh tịnh hoàn toàn.
Sau cùng là bước thứ bảy: VÔ THỦ TRƯỚC NIẾT BÀN
Không còn vướng mắc bất cứ cái gì kể cả khái niệm hay tướng trạng Niết-bàn. Một sự viên mãn tự do tự tại, thành tựu đạo quả. Đây là chỗ chứng đạo, tâm thể hiện bày, không còn một chút dấu vết của sự chấp ngã. Vô tu, vô vô chứng, vô ngã, vô cầu, vô danh, giải thoát viên mãn. Tu tới đây gọi là thành Phật.
(chuabuuda.com)
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Kinh Trạm xa là ví dụ 7 cái trạm dừng xe ngụ ý 7 giai đoạn đến Niết bàn nên tác giả bèn liên hệ đến 7 bước hoa sen. Đây cũng chỉ là cách nghĩ của tác giả và cũng là một trong quá nhiều cách giải thích.
Nam mô a di đà phật
Nam mô A di đà phật
Kính chào chư Liên hữu đồng tu
Suốt cuộc đời đức Bổn sư Thích ca mâu ni Phật từ lúc đản sanh cho đến lúc nhập Niết bàn, hết thảy đều là vì muốn làm biểu pháp giảng dạy cho chúng ta. Cái đại ơn đại đức này nát thân cũng không thể đền đáp nỗi.
Nay trên diễn đàn có cái đề mục biểu pháp đản sanh, lại thấy có một số con số biểu pháp cùng ý nghĩa của nó lại ngẫu nhiên trùng hợp với kinh A di đà thật là thú vị nên Hương quang xin có một vài chia sẻ với chư huynh đệ đồng tu
Kinh Đại bổn có chép lại lúc đức Phật thị hiện đản sinh như sau:
“Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Vị Bồ-tát khi sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”.
Chúng ta chú ý kỹ Kinh văn sẽ thấy Có 3 biểu pháp rõ ràng theo thứ tự như sau:
1. Đi về hướng bắc 7 bước
2. Nhìn về mọi hướng
3. Rồi nói :”Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (Ta chính là bậc tối tôn tối thượng duy nhất ở trong đời)
Thông thường chúng ta chỉ để ý đến hai biểu pháp đầu và cuối, còn cái biểu pháp thứ hai “nhìn về mọi hướng” này ít được biết đến hoặc chú ý đến. Nhưng chính cái biểu pháp thứ hai này, nghiệm kỹ, mới thấy thật hay vì nó được xem như là một lời diễn giảng rõ ràng cho lời tuyên bố hùng hồn khi đức Phật vừa xuất hiện trên thế gian.
Trong kinh Ưu bà di tịnh hạnh pháp môn, phẩm Thuỵ ứng đã thuyết minh một cách khá minh bạch về những lý do của ba biểu pháp ấy như sau:
Biểu pháp 1:
菩薩生時蹈地七步者。菩薩為得七菩提道故 .
“Bồ tát sanh thời đạo địa thất bộ giả Bồ tát vị đắc thất Bồ đề đạo cố.”
Nghĩa:
Lúc Bồ tát sanh ra đi bảy bước là vì chứng đắc “Thất Bồ đề đạo”.
Đây rõ ràng là lời giải thích trực tiếp của chính kim khẩu của Thế Tôn về ý nghĩa tượng trưng cho “bảy bước hoa sen”
Thất Bồ đề đạo chính là Thất Bồ đề phần hay Thất giác chi, tức là bảy chi phần tiến đến quả vị giác ngộ tối hậu, gồm có: Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Trừ, Xả, Định và Niệm.
Di đà sớ sao của Tổ Liên Trì giải thích như sau:
1)Trạch pháp là: Vì khi nghiên cứu các pháp phải khéo hay rõ biết, để lựa riêng cái nào chơn thì dùng, cái nào ngụy thì bỏ.
2) Tinh tấn là: Vì khi tu đạo pháp, khéo hay biết rõ không tu lầm những cái khổ hạnh vô ích.
3) Hỷ là: Vì khi Tâm đặng pháp hỷ, khéo hay biết rõ, không theo những pháp điên đảo, mà sanh tâm hoan hỷ. 4) Trừ là: Vì khi trừ các việc tà kiến, tâm phiền não, khéo hay biết rõ, đoạn hết các việc luống dối, không hại căn lành chơn chánh.
5) Xả là: Vì khi xả được sở kiến niệm trước, khéo hay biết rõ: Thủ, Xả, Hư, Ngụy, hằng không vói tưởng.
6) Định là: Vì khi phát ra cái pháp thiền định, khéo hay biết rõ những pháp thiền hư giả (giả dối) không sanh tâm kiến ái.
7) Niệm là: Vì khi tu đạo ra khỏi đời, khéo hay biết rõ, thường khiến định huệ quân bình, nếu tâm chìm đắm phải nhớ dùng “Trạch pháp”, “Tinh tấn” và “Hỷ” ba chi, xét mà đánh thức nó. Nếu tâm phù động lắm phải nhớ dùng: “Trừ”, “Xả” và “Định” ba chi thâu nhiếp mà dẹp nó. Mỗi niệm mỗi niệm điều hòa khiến cho vừa phải
Pháp tu Thất giác chi này Phật có đề cập trong kinh A di đà: “Thị chư chúng điểu trú dạ lục thời xuất hoà nhã âm, kỳ âm diễn xướng ngũ căn, ngũ lực, THẤT BỒ ĐỀ PHẦN, Bát thánh đạo phần, như thị đẳng pháp”.
Pháp Thất giác chi này là nguyên tắc cho mọi pháp hành, kể cả niệm Phật.
Thật vậy, công phu niệm Phật của chúng ta thường phải trải qua hai giai đoạn: phục hoặc và đoạn hoặc. Phục hoặc là chế phục phiền não bằng phương tiện tín nguyện trì danh, trải qua ba chi phần đầu tiên: trạch pháp, tinh tấn và hỷ. Niềm vui hoan hỷ niệm Phật chỉ cảm nhận được nhờ quá trình tinh tấn hành trì với một niềm tin và tín nguyện kiên cố.
Kinh Vô Lượng Thọ dạy:
“Thị cố bác văn chư trí sĩ
Ưng tín ngã giáo như thật ngôn
Như thị diệu pháp hạnh thính văn
Ưng thường niệm Phật nhi sanh hỷ”
Bài kệ này mô tả sự liên hệ nhân quả của ba giác chi đầu tiên.
“Ưng tín ngã giáo như thật ngôn
Như thị diệu pháp hạnh thính văn”(Hãy tin lời như thật của ta
Diệu pháp như vậy may mắn được nghe) là Trạch pháp giác chi, là chúng ta biết chọn lựa cho mình một Diệu Pháp-Tín niệm Di đà cầu sanh Cực lạc.
“Ưng thường niệm Phật” (nên thường niệm Phật) là Tinh tấn giác chi
“Nhi sanh hỷ”( vì thường trì niệm nên phát sanh sự hỷ lạc trong tâm) chính là Hỷ giác phần
Bốn giác phần còn lại chính là công phu đoạn hoặc (Trừ giác phần), buông xả ngũ dục lục trần (Xả giác phần), thân chứng niệm Phật Tam muội (Định giác phần) đến sau cùng là Định Huệ viên dung, Tức Tịch tức Chiếu (Niệm giác phần).
Để thực hiện trọn vẹn bốn giác phần sau này thì hoặc là căn khí của các vị La hán và Bồ tát hoặc là phàm phu chúng ta sau khi đới nghiệp vãng sanh Tây phương
Nay có nhiều đồng tu cứ băn khoăn tại sao hai chữ Buông Xả vẫn chưa làm được. Niệm Phật hoài mà vẫn cứ còn vọng tưởng phiền não trong tâm khi dụng công hoặc khi đối nhân tiếp vật. Bởi một lẽ đơn giản là hạnh nghiệp chúng ta chưa đến được bước chân thứ 5 (Xả giác phần). Đừng nói là 4 là 5 mà bước thứ 2 (Tinh tấn giác phần) cũng chưa được, thậm chí bước thứ nhất (trạch pháp giác phần) cũng đứng chưa vững, vì sao? Vì vẫn còn HOÀI NGHI
Biểu pháp 2: “Nhìn về mọi hướng”
là Ngài lần lượt nhìn về 6 phương làm đại biểu, y như cách trình bày trong Phật thuyết A di đà kinh
1.Bồ tát hành dĩ thị đông phương giả, vị chư chúng sanh đắc đạo thủ cố.
Bồ tát đi bảy bước xong, bèn nhìn về phương đông, là vì chúng sanh làm bậc Đạo sư.
2. Thị nam phương giả, vị chư chúng sanh tác lương phước điền cố
Nhìn về phương nam vì chúng sanh làm ruộng phước điền tốt
3.Thị tây phương giả, ngã sanh dĩ tận thị tối hậu thân cố.
Nhìn về phương tây, vì chúng sanh thị hiện làm thân cuối cùng, không còn sanh tử luân hồi nữa
4.Thị bắc phương giả, ư nhất thiết chúng sanh ngã đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề cố
Nhìn về phương bắc ở nơi hết thảy chúng sanh, thị hiện chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác
5.Thị hạ phương giả, vị dục phá ma binh chủng linh kỳ thối tán cố.
Nhìn về phương dưới vì muốn phá tan ma binh
6.Thị thượng phương giả, vị chư Thiên nhân chi sở quy y cố.
Nhìn về phương trên vì làm nơi quay về nương tựa cho hết thảy các hàng Thiên Nhân
Phương đông là nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt vốn có của Tự tánh của mỗi một chúng sanh. Đánh thức trí tuệ là việc làm đầu tiên của người học Phật. Cái trí tuệ đầu tiên căn bản nhất là phải tin vào luật nhân quả, “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
Nhờ nhận thức như vậy, việc trước tiên của người học Phật là phải dừng lại và từ bỏ tất cả các việc ác. Người tu Tịnh độ cầu sanh Tây phương cũng vậy, nên nói “đới nghiệp vãng sanh chính là chỉ mang theo nghiệp cũ mà không phải tạo nghiệp mới ”
Sau khi “Đoạn ác”, kế đến “Tu thiện”, là ý nghĩa của biểu pháp nhìn về phương nam “vì chúng sanh làm ruộng phước lành”.
Kinh dạy:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”
(Đoạn tất cả việc ác,
Làm tất cả việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy)
Chư ác mạc tác là cái nhìn về phương đông đầu tiên. Chúng thiện phụng hành là phương nam. Tự tịnh kỳ ý , giữ tâm ý trong sạch, gột rữa lắng đọng tâm tư phiền não vọng tưởng là dụng ý của cái nhìn về phương tây. Vì phương tây là nơi mặt trời lặn xuống, là nơi quy hồi của tất cả vạn vật. Nếu y như lộ trình như vậy thì cái nhìn về phương tây “ngã sinh dĩ tận vị tối hậu thân cố” là một kết quả tất nhiên.
Ngay chỗ này, căn tánh hạ liệt trong thời mạt pháp như chúng ta có thể đạt được nếu y theo pháp môn Tịnh độ. Trí tuệ (phương đông) là Thiện căn, tu thiện (phương nam) là Phước đức. Niệm A di đà phật (phương tây) là Nhân duyên. Mà hễ đầy đủ “Thiện căn phước đức nhân duyên” thì nhất định sẽ “đắc sanh bỉ quốc”, như trong kinh A di đà đã dạy. Đắc sanh bỉ quốc, được sanh về cõi kia (Tây phương cực lạc) dẫu vẫn chưa đoạn ác tu thiện hoàn toàn, tâm ý vẫn còn chưa trong sạch nhưng vĩnh viễn không còn trôi lăn trong tam giới khổ đau này nữa, là nhờ vào Bi nguyện lực của A di đà phật
Bởi vậy nên Phật nhìn về phương Tây là bảo chúng ta, nếu thấy Tự lực không thể ra khỏi sanh tử thì nhất định phải thực hành cái pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương vậy. Không chỉ dừng lại ở đây, quả vị Thanh văn A la hán ra khỏi sanh tử là đủ mà còn phải hành đạo Bồ tát cứu độ vô biên chúng sanh khổ nạn cho đến chứng quả Bồ đề viên mãn mới thôi, nên mới có cái nhìn về phương bắc “thị hiện chứng Vô thượng Bồ đề”.
Về phương diện tu học A la hán mới đoạn trừ kiến tư hoặc mới ra khỏi sanh tử Tam giới ,còn phải tiếp tục đoạn trừ nhiều phẩm vô minh hoặc nữa mới đến được địa vị Phật đà.
Người tu niệm Phật cũng vậy, mục đích cầu sanh Tây phương, mục đích niệm Phật là để thành Phật, nên Phật thị hiện “thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”(phương đông, phương nam, phương tây) để rồi “Quyết thành Chánh giác”(phương bắc).
Nhưng đây chỉ là cái đích mà Phật bảo chúng ta hướng đến, mà muốn hoàn thiện nó thì như trong kinh Vô lượng thọ nói, Bồ tát ở Tây phương cực lạc phải “Đức tuân theo hạnh nguyện của Phổ Hiền Đại sĩ”, “Thường vận từ tâm bạt hữu tình
Độ tận vô biên khổ chúng sanh”.
Đó là ý nghĩa biểu pháp của hai cái nhìn sau cùng phương dưới -“hàng phục ma quân” và phương trên-“làm chỗ quy y cho Nhân Thiên”
Biểu pháp 3:
Tác sư tử hống giả, ư Thiên nhân trung tối tôn tối thượng, nhất thiết chúng sanh vô năng cập giả cố.
(Sở dĩ cất lên tiếng Sư tử hống là vì Phật là bậc tối thượng ở nhân thiên, tất cả chúng sanh không thể ngang hàng được)
“Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn” là tiến trình của mỗi hành giả khi bước vào con đường tu học phải trải qua
Sau khi hoàn tất tiến trình này, tức là được xem như thành tựu con đường tối hậu thành Phật, thì đây chính là điều cao quý tối thượng nhất ở cuộc đời này, chính là Toàn thiện toàn mỹ.
Bởi thế nên sau khi nhìn khắp mọi hướng, đức Bổn sư của chúng ta mới tuyên bố một lời giáo huấn “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, chính là một câu kết luận, là sự tổng kết, là một sự khẳng định chắc chắn về một con đường mang lại hạnh phúc an lạc tối thượng mà bất cứ ai đều cũng sẽ đạt được.
Tóm lại, vừa mới Đản sanh thì Phật liền làm biểu pháp diễn nói toàn bộ Nội dung trọng yếu một đời giáo hoá 50 năm của Ngài với mục đích “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”
Sự trùng hợp một cách ngẫu nhiên về sáu cái nhìn về sáu phương với kinh A di đà. Đặc biệt là nhìn về phương Tây bảo rằng đây là thân sanh tử sau cùng là độc đáo nhất vì điều này tự nhiên khế hợp một cách hay khéo với pháp môn “Niệm Phật nhất sanh thành tựu” mà Phật đã huyền ký trong kinh Đại Tập rằng “thời kỳ mạt pháp Tịnh độ thành tựu” vậy.
Hơn nữa pháp môn này lại được xưng tụng “Nhất thừa liễu nghĩa, Vạn thiện đồng quy, Phàm thánh tề thâu, Lợi độn tất bị”
Do vậy, chúng ta có quyền tin rằng, sự thị hiện Đản sinh của Đức Phật chính là:
“Như lai sở dĩ hưng xuất thế
Duy thuyết Di đà bổn nguyện hải”
(Sở dĩ Như Lai thị hiện ở đời là để thuyết giảng biển cả Đại nguyện đại từ đại bi của A di đà phật)
( Tổ sư Thiện Đạo)
Viết hơi dài dòng nhưng vì lòng thành kính và nguồn cảm hứng trào dâng nên mong chư huynh đệ hoan hỷ, có gì kính mong góp ý chỉ dạy thêm.
Nam mô Viên vô ưu thọ hạ thị hiện đản sanh Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bài Pháp của tiền bối Hương Quang hay quá !
Xin tri ân tiền bối !
Kính chúc tiền bối tinh tấn & an lạc ạ !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A di đà phật
Con xin các Thầy có thể giải thích rõ hơn cách ứng dụng khéo léo 7 giác chi khi niệm Phật:
“Niệm là: Vì khi tu đạo ra khỏi đời, khéo hay biết rõ, thường khiến định huệ quân bình, nếu tâm chìm đắm phải nhớ dùng “Trạch pháp”, “Tinh tấn” và “Hỷ” ba chi, xét mà đánh thức nó. Nếu tâm phù động lắm phải nhớ dùng: “Trừ”, “Xả” và “Định” ba chi thâu nhiếp mà dẹp nó. Mỗi niệm mỗi niệm điều hòa khiến cho vừa phải”
Con xin cám ơn
Gửi bạn THANH LONG
Sau khi đi bảy bước, một tay chỉ trời một tay chỉ đất Phật nói:
“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”
nghĩa là “Trên trời dưới trời chỉ có TA là tôn quý nhất”
Câu này có nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa chính là chỉ cái Phật Tánh mà ai cũng có là tối thượng.
Còn ý nghĩa bảy bước thì mình không rõ lắm, phải nhờ các vị Thiện tri thức Tịnh Thái,Huệ Tịnh, Thiện Nhân, TLPT, Hữu Minh v.v trên trang khai thị giúp thôi. Theo mình thấy kinh A di đà cũng nói đến 7 tầng lan can, bảy hàng cây báu, bảy hàng mành lưới v.v không biết có sự liên hệ gì về con số 7 này không?
Nam mô a di đà phật
Bạn dịch sai rồi bạn ơi…phật là đấng giác ngộ lakhông kêu căng như vậy đâu.câu này hàm ý là trên trời dưới đất bản ngã của con người là lớn nhất
Kính gửi Thiện Nhân
Nam Mô A Di Da Phat
Xin người làm ơn cho con hỏi : Mẹ con khi ngủ thì ngủ luôn, sáng 5h thì mới biết Mẹ mất, nhưng đêm đó Mẹ vẫn thức vui cùng con cháu ,Mẹ vẫn vui vẻ bình thường không có biểu hiện gì ,thức đêm đó đến 10h30 thì ngủ ,vì con cháu về tụ hợp đề hôm sau là ngày giỗ của Ba con ,Mẹ mất đột ngột vậy cho nên tất cả con cháu không nghe được một lời chăn trối nào cả.
Như vậy là mẹ con có tôi gì không ạ ?
Chúng con vẫn làm đám hàng tuần và rướt Thầy Tụng điều ạ
Ngày thứ 49 chúng con làm Chay Tăng cho Mẹ và kèm theo bố thí gạo ,cầu mong Mẹ bớt tôi phần nào.
Gần đây chúng con có ấn Tống Kinh sách ở Chùa và cũng có phóng sinh ạ.
Con xin Qui Thầy cho chúng con biết 1 phần nào Mẹ con chết đột ngột như vậy là có tôi gì ạ .
Mẹ mất tính đến nay là 6 tháng rồi ạ , chúng con phải làm gì tiếp theo nữa ạ ,Cầu Mong Qúi Thầy cho chúng con thêm lời khuyên a,
Nam Mô A Di Da Phật , Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật
Xin Chân Thành
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tuyết Nga,
TN xin chia buồn cùng bạn và gia đình, tuy nhiên việc mẹ bạn ra đi nhanh, nhẹ như vậy là dấu hiệu tốt, mặc dù với gia đình bạn là quá đường đột.
*Một người nếu nghiệp chướng sâu dày (nghiệp bất thiện có thể huân tụ từ quá khứ), nếu không phải người giác và tu đạo Phật, khi xả báo thân sẽ khó mà ra đi thanh thảnh được như vậy. Điều này bạn và gia đình nên vui chứ không nên sanh hoảng loạn rồi suy đoán cho tổn tâm trí.
*Bạn và gia đình đã làm rất đúng Pháp. Ráng nhiếp tâm tu học Phật pháp, làm các phước thiện để tiếp tục hồi hướng cho Ba-Mẹ. Những công đức này sẽ giúp cho Ba-Mẹ bạn tăng thêm phẩm vị dẫu Ba-Mẹ đã sanh về cõi lành, hoặc giả như còn chưa siêu thoát, thì cũng có thêm trợ duyên từ con cháu mà đủ phước lực để tái sanh về cõi an lạc trong tương lai.
Chúc bạn cùng gia đình tinh tấn tu học.
TN
a di đà phật!
Con rất muốn học và tụng bộ kinh địa tạng mà chưa biết nên mua sách hay tải về tụng.Mong mọi người đi trước hướng dẫn cho con
Bởi vì trong sách (cũng là bản dịch của thầy : HT Thích Trí Tịnh còn có thêm đoạn mở đầu là:
“Chí Tâm Quy Mạng Lễ:
U-Minh Giáo Chủ Bổn Tôn
Địa-Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.
Lạy đức từ bi đại Giáo-chủ!
….”
“Bài Tán Nguyện Hương
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
….”
{Rồi mới đến}
“Bài Văn Phát Nguyện
Lạy đấng Tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật,
Nay con phát nguyện rộng
…..”
cuối cùng là
“Bài Kệ Khai Kinh:
Pháp vi diệu rất sâu vô lượng
Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp
….”
Lược bỏ thì có sự khác nhau chăng?a di đà phật
A Di Đà Phật,
Khác nhau ở một chữ “cung kính”, giống nhau cũng ở một chữ “cung kính”. Nếu đều mang tâm “cung kính” thì mấy chữ đó chỉ là hình thức bề ngoài không nên chấp trước bạn ạ.
Bạn Nguyễn Anh nên mua sách kinh Địa Tạng về đọc tụng. Dù sao thì đầy đủ vẫn hơn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Mình có kinh đia tạng vuong bồ tác đó bạn cho mình địa chỉ mình sẽ pho to cop pi tặng bạn một bộ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Anh,
Đó là Nghi Thức Trì Tụng Kinh Địa Tạng, bạn nên nhiếp tâm trì tụng theo chứ không nên lược bỏ. Ý nghĩa của Nghi Thức thì mỗi câu, mỗi chữ đều đã nói rõ rồi. KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN tại các chùa hay hiệu sách Phật giáo đều có bán. Bạn có thể đến chùa hay hiệu sách để thỉnh cuốn kinh này về rồi theo đúng những nghi thức trong đó mà nhất tâm trì tụng chứ đừng khởi vọng niệm gì mà tổn phước.
TN
ADDAPHAT,cho con xin hoi con ko di tu nhung hang dem truoc khi ngu con co nghe kinh dia tang ,nghe nhu vay co tot va anh huong gi toi cuoc song khong ,a di da phat
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phạm Văn Tien,
Bạn không tu mà thích nghe kinh Pháp thì đó là bạn đang hướng tâm mình về Phật pháp và cái nhân đó bạn cũng đã từng tích luỹ từ vô lượng kiếp rồi.
Tích truyện xưa kể lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngày nọ có một ông lão trên 70 tuổi đến gặp các vị đại đệ tử, đại diện là ngài Xá Lợi Phất, cầu xin xuất gia. Các vị đại đệ tử này hầu hết đã chứng quả A La Hán, nhìn thấy được chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử của 80 ngàn đại kiếp, liền dùng huệ nhãn xem xét trong 80 ngàn đại kiếp thấy cụ già này không có một chút thiện căn nào đối với Phật pháp, nên đã không chấp nhận cho xuất gia. Cụ già ra về với tâm chí buồn rầu, đến cổng tịnh xá gặp Phật. Phật hỏi căn nguyên, sau đó Thế Tôn chấp nhận cho cụ già xuất gia, và bảo cho chúng hội biết rằng ông già này ở nơi 80 ngàn đại kiếp về trước đã có kết một chút duyên lành đối với Phật pháp. Từ đó đến nay tâm không thối chuyển dầu cho đã sanh tử bao phen trong sáu đường. Nay đủ duyên xuất gia tu học đạo, đoạn trừ được phiền não và sẽ chứng được quả vị A La Hán.
Phật kể lại chủng tử lành ấy cho các đệ tử nghe: Vào thuở 80 ngàn đại kiếp về trước ông là một gã tiều phu hằng ngày lên núi đốn củi, một bữa nọ vừa mới vào rừng gặp ngay một con cọp lớn, ông quá sợ nhảy lên cây cao để tránh, và vì quá hoảng sợ nên lúc ở trên cây cao ông đã to tiếng niệm “Nam Mô Phật”. Do nơi sự niệm Phật nầy mà duyên lành đã kết tụ làm cho tâm ông bất thối nơi đạo quả bồ đề cho đến ngày hôm nay gặp Phật cầu xin xuất gia học đạo. Cũng vậy, trong khinh Pháp Hoa ở phẩm phương tiện thứ hai có đoạn:
Nhược nhơn tán loạn tâm
Nhập ư tháp miếu trung
Nhứt xưng Nam Mô Phật
Giai dĩ thành Phật đạo.
Có nghĩa:
Giả như có người tâm tán loạn
Khi bước vào trong chùa tháp
Miệng một lần niệm Phật
Tức đã thành tựu Phật đạo.
Điều này cho thấy khi chủng tử Phật bạn gieo cho dù là ít ỏi nhất, khi nhân duyên chín mùi, chắc chắn bạn sẽ dũng mãnh dấn thân tu đạo để giác ngộ mà giải thoát.
Chỉ lưu ý cùng bạn: Khi nghe kinh pháp không nên nằm trên giường hay trên ghế mà nên vận đồ và ngồi nghe trong tư thế trang nghiêm như đang ngồi nghe Phật thuyết pháp vậy. Được thế sẽ có nhiều lợi lạc và chư Hộ pháp, quỷ thần cùng các chúng sanh vô hình khác đều rất hoan hi và quý trọng.
Chúc bạn sớm ngày đến với ngôi nhà Phật pháp.
TN
A Di Đà Phật .cho con xin hoi mẹ con đang bị tình trạng vong hồn nhập vào co lúc thì Bà ngoại và Ông cố , có lúc thì có người khác ngoài gia đình nhập vào hiện tượng đã dc 1 tuần vào bệnh viện và dc gữi về vì không bị bênh . con xin hỏi thầy có cách nào giải dc hay ko h mẹ con rất mệt vào những lúc tỉnh lại
chào nguyễn huỳnh thiên khôi.
Rất đơn giản bạn ạ. bạn hãy trì tụng kinh Địa Tạng hồi hướng cho mẹ cùng han gia trai chủ của mẹ. Tai ngĩ khoảng 3 biến đến 7 biến là khỏi ngay. ag còn tuỳ thuộc vào lòng thành của bạn nữa đấy. non phát tâm thờ Phật và ăn chat nha. hi vọng ban mau an bình. bạn hãy tụng kinh địa tạng ben sẽ biết nguyên nhân tại sao mẹ ban bị như thế nữa cơ.
Mình muốn thỉnh kinh địa tạng bổn nguyện bạn nào có mong hoan hỷ trợ duyên giúp mình ạ. A di đà phật
Chào Bạn
Bạn muốn trợ duyên thỉnh Kinh Địa tạng bao nhiêu bộ ( 1 cuốn = 1 bộ )
Bạn gui mình số điện thoại, mình sẽ liên lạc.
A Di Đà Phật
Xin cho hỏi mình được nói là có vong linh theo và được hướng dẫn đọc kinh Địa Tạng để hồi hướng cho những vong linh theo mình. Vậy mình chỉ đọc phẩm hồi hướng hay đọc cả trọn bộ gồm hơn 13 phẩm do thầy thích Trí Thoát tụng ạ? Xin chân thành cảm ơn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Thảo !
Tất nhiên là bạn phải đọc trọn bộ 13 phẩm trong quyển Kinh Địa Tạng rồi. Nếu chỉ đọc có mỗi phần hồi hướng thôi,thì bạn hồi hướng cái gì ?Phải đọc tụng Kinh xong bạn mới hồi hướng được chứ !
Kinh Địa Tạng dài nên bạn có thể chia ra mỗi ngày đọc vài phẩm. Và dù mỗi ngày đọc vài phẩm thì cũng vẫn phải đọc cả phần Bát Nhã Tâm Kinh,và phần hồi hướng…
Mà cũng nên niệm Phật nữa,vậy lại càng tốt hơn !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật .
Cho con hỏi , hiện tại con đang bị người âm theo , người trong nhà và người ngoài con cũng có đi chùa cầu xin cũng nhiều nhưng không bớt. Đã vậy trong người con nhiều khi đau nhức cả mình mẩy, đầu con cũng vậy lúc nào cũng đau như búa bổ . Con cũng có cảm giác con gái con được 7 tuổi , cháu cũng lâu lâu nhoi nhói đau vài chỗ trong người giống như con vậy nhung ko biết nguyen nhân gi . Đi kham bệnh thi bác sĩ bảo không có bệnh gì hết .
Con thì ko thuộc kinh Địa Tạng nhưng con đọc trước bàn thờ phật nhà con được không ? Và con của con còn nhỏ quá làm sao đọc được . Con xin thầy có cách nào giúp mẹ con con
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin gửi đạo hữu Ni Na !
Nếu thực sự là có Vong theo thì việc đi Chùa cầu xin thôi là chưa đủ. Vì vậy mà đạo hữu thấy tình trạng hiện nay không giảm. Cần niệm Phật,đọc tụng Kinh Địa Tạng,phóng sinh,…hồi hướng đến Vong kia,đến tất cả oan gia trái chủ của đạo hữu…
Cảnh giới Ngạ Quỷ của họ rất khổ sở,nên cần trợ duyên để họ sớm siêu thoát.
Khi niệm Phật,đạo hữu cũng nên khấn nguyện họ cùng niệm Phật.
Con gái của đạo hữu lâu lâu nhói đau vài chỗ,đi khám bác sĩ nói không bệnh gì,hoặc là chưa tìm ra bệnh. Cũng không chắc là có Vong theo hay không. Nhưng dù sao thì việc khuyên bảo được bé con cùng ngồi niệm Phật,cùng đi phóng sinh,…cũng là việc rất tốt.
Nếu bé con không chịu ngồi niệm Phật thì đạo hữu hồi hướng công đức niệm Phật,đọc tụng Kinh,phóng sinh,…cho con,cho oan gia trái chủ của con…
Kinh Địa Tạng dài,ít có người thuộc được,nên đạo hữu có thể nhìn vào quyển Kinh mà đọc tụng trước bàn thờ Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật
Bạch thầy,thầy cho con hỏi.mẹ con mất đã được 2 tuần,nay con muốn tụng kinh Địa Tạng hồi hướng cho mẹ con nhưng do điều kiện không cho phép nên con không thể ngồi trước bàn thờ mẹ để tụng.Thầy cho con hỏi con có thể tụng cho mẹ từ xa đươc không a ? Và khi tụng nếu con không thể tụng hết quyển mà phải dừng ngang chừng có được không ạ ? Mỗi lần dừng lại con có cần đọc bát nhã tâm kinh luôn không ạ ?
Con xin chân thành cảm ơn thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đặng Thuỳ Dương,
Tụng kinh, niệm Phật, trì chú trọng ở nơi tâm, không trọng nơi hình thức, vì thế bạn có thể phát tâm thanh tịnh mà trì tụng ở nơi bạn đang sống, nếu nơi đó là nơi bạn có thể. KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN bao gồm 3 quyển: Thượng-Trung-Hạ. Nếu thời gian hạn hẹp, bạn có thể tụng mỗi ngày 1 quyển chứ không nên tụng một vài phẩm. Sau khi trì tụng xong thì thực hành theo những nghi thức có sẵn trong kinh rồi niệm Phật, hồi hướng cho mẹ bạn. Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN đã dạy trong vòng 49 ngày, nếu người thân mới qua đời chưa đủ phước thiện để tái sanh, họ rất cần sự trợ duyên của người còn sống. Mong bạn phát tâm thanh tịnh và dũng mãnh để làm tất thảy mọi phước thiện hồi hướng cho mẹ được siêu sanh về Tịnh Độ
Nguyện cầu hồng an Tam Bảo gia hộ, giúp bạn tăng trưởng bồ đề tâm để tu đạo.
TN
A Di Đà Phật
Xin cho Huệ hỏi trong lúc nghe Pháp thì có những chúng sanh vô hình tới nghe và bình thường thì lúc nào củng có , và trong lúc nghe Pháp Huệ dùng cơm trưa vậy cho hỏi mình có phải để bánh kẹo hay cơm để mời họ không ? Gì mình ăn cơm mà họ đói thấy tội quá . Vả nếu khi mời họ hưởng xong những đồ cúng đó mình dùng hay không ? Gì có người nói bỏ
Xin cho Huệ hỏi thêm khi khai thị cho người không cùng ngôn ngữ với mình thì mình khai thị bằng tiếng Anh và sau đó hộ niệm và hồi hướng cho họ bằng tiếng Việt nhủ vậy có được không ? Thần thức họ có hiểu không ?
Xin cám ơn
Chào bạn Ngọc Huệ,
Với các chúng sanh trong cảnh giới quỷ thần, có lẽ hãy giữ tâm cung kính, nhưng đừng gần gũi quá. Không phải vì ta thiếu lòng từ bi, chỉ e rằng ta không đủ lực, thì không khéo sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Các việc cúng vong do các chùa thực hiện được tại vì chư vị Tăng, Ni ở đó có đủ oai lực, còn với cư sỹ tại gia như chúng ta thì có lẽ không nên. Cho nên có lẽ ở điểm này bạn cần cẩn trọng, bạn bố thí pháp cho họ như thế là tốt rồi, PH cho rằng bạn đừng nên “đi xa” hơn nữa.
Khai thị và hộ niệm cho người khác ngôn ngữ thì dĩ nhiên phải nên nói ngôn ngữ của họ, để họ có thể hiểu và nương theo tiếng niệm của mình. Còn khi hồi hướng, thì PH cho rằng đó là lời nguyện của mình với Tam Bảo và pháp giới chúng sanh thì nói bằng tiếng Việt cũng không sao, chủ yếu ở tâm của mình, khi bạn khởi tâm chân thật hồi hướng thì nói bằng ngôn ngữ gì cũng được. Giống như khi bạn uống nước, bạn có thể dùng ngôn ngữ khác nhau để diễn tả, nhưng sẽ không làm thay đổi bản chất của việc uống nước.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Huệ!
Khi chúng ta niệm Phật, tụng Kinh, nghe Pháp đều có các chúng sanh vô hình đến nghe. Và những lúc ấy, nếu thân tâm chúng ta càng trang nghiêm, thanh tịnh sẽ khiến các chúng sanh này sanh lòng cung kính mà phát tâm tu hành; ngược lại thân tâm ta chẳng trang nghiêm, thanh tịnh sẽ khiến cho họ dấy khởi sân si, phiền não bởi họ nghĩ ta chẳng đáng để họ học tập, noi gương, chẳng là một biểu Pháp.
Bản thân ta cũng vậy những lúc hành trì tụng Kinh, nghe Pháp cần nên giữ cho tâm an định, nhất là thân thể phải trang nghiêm. Những người đa đoan công việc, thời gian quá hạn hẹp cũng có thể tranh thủ vừa làm việc, vừa nghe Pháp. Song chúng ta đừng tranh thủ đến quá mức vừa ăn cơm vừa nghe Pháp, vừa tắm gội vừa nghe Pháp… những lúc này thân tâm chẳng thanh tịnh, lại còn quá thô thiển. Với Pháp Phật, có một phần cung kính thì có một phần lợi ích. Nghe Pháp là trợ duyên cho việc tu hành, không nhất thiết phải cưỡng cầu, thay vào đó chúng ta cứ ăn cơm vừa niệm Phật đi, một câu A Di Đà Phật mọi thời, mọi nơi đem công đức ấy mà hồi hướng cho hết thảy chúng sanh hữu hình, vô hình đồng sanh Cực Lạc, còn gì nữa mà phải phân vân.
Ở Tây Phương, Phật- Bồ Tát khi nói Pháp đều dùng ngôn ngữ Đà La Ni, đây là loại ngôn ngữ đảm bảo tính thống nhất bởi dù là người nước nào khi vãng sanh về Cực Lạc đều nghe, hiểu được. Còn chúng ta khi tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú, khai thị cho chúng sanh… tốt nhất cứ dùng ngôn ngữ của chúng ta. Chúng sanh vô hình có thể là người Việt, người Anh, người Hoa, người Lào… chúng ta chẳng thể học nói tiếng Anh, tiếnh Tàu, tiếng Phạn… để mà khai thị. Giả như khai thị bằng Tiếng Anh, người Anh, người Canada họ hiểu, nhưng người Việt, người Lào, người Hoa làm sao họ hiểu. Chẳng bằng bằng cứ dùng cái tâm chí thành mà cầu vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nếu khai thị cho ng sắp lâm chung thì phải khai thị bằng ngôn ngữ của họ,họ phải hiểu đc.
Ví dụ bạn Ngọc Huệ khai thị cho 1 ng sắp lâm chung,mà ng bệnh đó là người Anh chẳng hạn,họ chỉ hiểu tiếng Anh thì bạn phải khai thị bằng tiếng Anh.
Còn về phần hồi hướng cho họ thì bạn nói bằng tiếng Việt cũng đc. Vì lúc hồi hướng là lúc bạn đang nguyện với chư Phật Bồ Tát…cho nên bạn nói bằng tiếng Việt cũng đc.
Nam mô A Di Đà Phật
Xin cám ơn cư sỹ Phước Huệ
Và Mỹ Diệp
A Di Đà Phật
———————-
GIẢI CỨU MỘT LINH HỒN THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC
Đây là một câu truyện có thật, hết sức ly kì và xảy ra ngay giữa thế giới hiện đại của chúng ta. Qua câu chuyện này, chúng ta xác quyết được những điều Đức Phật thuyết giảng trong kinh về những cảnh giới siêu hình khác không hề hư dối, dù ngàn vạn năm trôi qua, dù là thởi đại nào đi nữa thì những lời dạy của Phật vẫn là tuyệt đối chân thật.
Lê Thị Ngọc Mỹ (sinh năm 1991) hiện đang sống tại TP.HCM (Địa chỉ: 29/19 Cách Mạng Tháng 8, Q.Tân Bình) Cô đã kết hôn và có một cơ sở kinh doanh online khá ổn định.
Vào tháng 8/2015, do có vài khúc mắc trong cuộc sống, Mỹ đã nhắn tin hỏi Quang Tử về cách giải quyết những khúc mắc đó.
Khi đó, tôi khuyên cô rằng cô nên thường xuyên tụng kinh Địa Tạng và sám hối các nghiệp chướng. Mỹ đã thực hành theo, hơn nữa lại thực hành rất tinh tấn, sáng tối đều siêng năng tụng kinh.
Nguyên là ngay từ nhỏ, Mỹ đã có khả năng đặc biệt là cảm nhận được các vong linh xung quanh. Khi mới về nhà chồng, cô cảm nhận có một vong linh nào đó luôn theo mình, dù vậy nhưng cô cũng chẳng hề sợ hãi. Sau khi tụng kinh Địa Tạng khỏang vài ngày, Mỹ bắt đầu dần thấp thóang nhìn thấy vong linh đó. Rồi càng tụng kinh nhiều, cô lại càng nhìn thấy rõ gương mặt của vong linh đó hơn. Đó là một vong linh nữ cực kì đau khổ, tóc tai rã rượi, tay không ngừng cào xé thân thể, hễ cào tới đâu, máu tuôn ra đến đấy, khắp thân máu me đầm đìa, nhìn rất rùng rợn. Mỗi ngày một vẻ, vong linh đó cào nát thân ra, xé từng miếng từng, miếng thịt một thấy tận xương, rồi chết, chết đi rồi lại sống lại, rồi lại tiếp tục cào xé, cứ thế liên tục … Có vẻ vong nữ đó rất muốn cưỡng lại, nhưng không thể ngăn được tay mình cứ tự cào xé mãi. Có lần trong mơ, Mỹ thấy vong nữ đó hiện ra, van xin cô hãy tìm cách cứu cô ấy thóat khỏi cảnh đọa đày này. Khi tỉnh dậy, Mỹ rất muốn làm gì đó để giúp đỡ vong nữ này, nhưng lúc đó cô thực không biết làm sao.
Trưa ngày 27/10/2015, Mỹ đang ngồi tụng kinh Địa Tạng, tự nhiên cô nảy ra ý nghĩ muốn gặp vong linh đó, và hỏi rõ ngọn ngành vì sao vong linh đó khổ sở như vậy. Bất chợt cô té xỉu ngay ra đó, tâm trí thấy mình đã đi qua một cảnh giới khác, và vong linh nữ kia đang cầm tay cô kéo đi, máu và nước mắt tuôn lã chã, rơi cả lên tay Mỹ. Mỹ nhìn quanh, không biết đây là cảnh giới nào mà quá sức rùng rợn. Nền trời u tối, ảm đạm, có màu đỏ sẫm như máu, mặt đất thì ngợp một màu đen cực kì âm u.
Xung quanh có nhưng cái cây khô màu đen, không lá, nhìn rất đáng sợ. Khắp nơi ẩm ướt và bốc lên một mùi hôi thối nồng nặc như mùi con vật gì đó chết lâu ngày. Và ở đây, còn có không biết bao nhiêu những vong hồn khác, họ ngồi cách xa nhau, cũng cào xé thân thể giống vong nữ kia. Những móng tay sắc nhọn, cào đến đâu máu tuôn ra đến đấy, máu càng chảy, họ càng cào xát mạnh lên thân, thịt rớt ra từng mảng, lộ cả xương. Cứ thế họ gục xuống, chết đi rồi sống lại, và tiếp tục cào xé… Còn có vong ướt sũng vì máu, vơ tay trúng người Mỹ, khiến cô giật bắn người. (Theo mô tả này, rất có thể đây là Địa ngục, do cơ duyên nào đó không rõ mà vong nữ kia được hiện hiện hồn trên dương gian để cầu cứu). Lúc này, vong nữ kia nắm chặt tay cô mãi không buông, cô sợ hãi gần như hoảng loạn. Khi ấy, tâm cô liền nhớ tới Phật, và lập tức cô niệm Phật không ngừng “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!…”, cứ thế cô niệm rất nhiều. Một lúc sau, Mỹ thấy một luồng ánh sáng từ từ hiện ra trên nền trời. Và Đức Phật xuất hiện, như mặt trời ló rạng lúc ban mai, Phật hiện thân lớn khắp bầu trời, phá tan màn đêm tăm tối. Được nhìn thấy Phật, cô vui mừng khôn siết… Mỹ vẫn không rời mắt khỏi Phật, cô gắng sức nhìn thật rõ ràng, Đức Phật đẹp không bút mực nào tả siết, với hào quang màu vàng nhạt tỏa ra từ phía sau. Ngài xoay chuyển càng nhanh, ánh sáng càng rực rỡ hơn. Gương mặt Đức Phật đầy đặn, dù Ngài không cười nhưng tràn đầy sự hoan hỷ, khiến người ta an vui đến lạ thường. Có thể nói, ngôn từ của thế gian không cách nào có thể diễn tả hết được vẻ đẹp của Đức Phật, Ngài cũng không giống với bất kì hình Phật, hay tượng Phật nào ở thế gian để có thể so sánh. Nhưng giường như ngoài Mỹ ra, không chúng sinh nào trong cõi khủng khiếp kia nhìn thấy Phật. Mỹ chỉ thấy vong nữ kia trở nên sợ hãi đối với cô và bị đẩy ra xa. Có lẽ từ trong cô, do sức niệm Phật đã phát ra một sức mạnh nào đó. Ngay lúc đó, cô giật mình tỉnh lại, và thấy mình đang nằm trong bệnh viện (lúc này là 3h sáng) người nhà vây quanh. Bác sĩ nói cô có dấu hiệu bị đột tử như chết lâm sàng. Cô nhìn thấy tay mình vẫn còn vết bầm mà vong nữ kia nắm lấy khi ở bên cõi kia. Cảm thấy mình thật may mắn được Phật gia hộ, cô không ngừng hướng về Phật mà dâng lên lòng cảm ân sâu sắc. Qua ngày sau, Mỹ khám tổng quát và được bác sĩ đảm bảo là sức khỏe cô bình thường. Cô trở về nhà với gia đình, cô vẫn tiếp tục thấy vong nữ kia, nhưng bây giờ có vẻ sợ hãi cô, không dám đứng gần nữa. Ánh mắt hướng về cô với vẻ van lơn, thảm thiết như muốn nói với cô “cứu tôi, cứu thôi với…”
Để tìm cách giúp vong nữ kia, Mỹ đã nhắn tin cho tôi, giãi bày đầu đuôi câu truyện và hỏi cách siêu độ cho vong nữ kia. Khi ấy, tôi nhớ đến kinh Hoa Nghiêm từng ca ngợi công đức vô tận vô biên của việc PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ (còn gọi là “Sơ phát tâm”) và nữa, trong kinh Địa Tạng, chính nhờ phát Đại Nguyện mà Ngài Quang Mục (tiền thân của Địa Tạng Bồ Tát) đã cứu được mẹ Ngài vĩnh viễn thoát khỏi Địa Ngục. Sau này còn trở thành một vị Đại Bồ Tát. Dựa vào đó, tôi mạnh dạn hướng dẫn Mỹ phát Đại Nguyện mỗi ngày 10 lần, liên tục 10 ngày, lời nguyện như sau:
“Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Mười Phương Ba Đời Chư Phật
Con xin đem hết thảy căn lành của con, nguyện từ nay đến tột kiếp vị lai con sẽ độ thoát cho tất cả chúng sinh khắp pháp giới mười phương đều sẽ chứng thành Phật quả, trọn không thiếu sót một chúng sinh nào. Xin Mười Phương Ba Đời Chư Phật chứng minh”
Rồi hồi hướng công đức phát nguyện đó cho vong nữ kia được siêu thoát, dứt khỏi mọi khổ đau.
Mỹ liền thực hiện theo, trong khoảng thời gian này cô không còn thấy vong nữ kia theo mình nữa. Được hai ngày một truyện lạ lại xuất hiện. Chiều hôm đó, chợt chồng của Mỹ đánh thức cô dậy. Sắc mặt chồng cô rất lạ, mặt cứ ngây ra, nói với cô:
-Em làm việc gì cũng phải kiên trì, duy trì liên tục, lời đã hứa thì cố gắng giữ, đừng có lúc nhớ lúc quên.
Mỹ cũng ngây ra , chẳng hiểu chồng mình đang nói chuyện gì
Chồng cô lại nói tiếp:
-Em đã hứa sẽ tụng niệm cầu sám hối, cầu siêu cho người ta mà sao em không làm hết sức cho trọn vẹn. Em cầu siêu mà sát sinh, công đức chưa thành, tội nghiệp đã dày nặng.
-Em mấy bữa nay ăn chay mà sao lại gọi là sát sinh?
-Tối hôm thứ 6, em thấy mấy con kiến bò thành dây trên tường. Lúc ấy em đã nghĩ đến chuyện giết chúng để chúng không đốt con em. Sáng nay em đã dùng bình xịt diệt côn trùng giết không biết bao nhiêu kiến chết ngạt. Em đừng có sát hại vô cớ, kiến đến là do e vệ sinh nhà cửa không sạch, chứ không phải tự nhiên chúng đến.
Khi ấy Mỹ mới nghĩ ra quả là khi sáng cô có dùng bình xịt để diệt kiến. Cô liền hỏi lại:
-Em sẽ sám hối việc này. Nhưng nói cho em làm sao anh biết việc đó?
Thay vì trả lời câu hỏi này, chồng Mỹ lại tiếp tục giảng giải:
-Khi học tu thì phải tu từ tâm trước, tâm thiện rồi sẽ làm việc thiện, tâm không sáng làm việc sẽ không rõ ràng, tâm mù quáng làm nhiều việc xấu thì nghiệp phải mang.
-Em hiểu rồi, em sẽ sửa đổi và cố gắng hơn.
-Em hãy vì lời hứa mà giữ tâm trong sạch, độ người giải thoát cũng là độ mình được vãng sinh Cực Lạc.
-Sao hôm nay anh lạ quá vậy?
Câu trả lời chỉ là sự im lặng, chồng cô cứ im lặng như vậy rất lâu, từ chiều cho tới tối, có người bạn qua chơi mới trở lại tự nhiên như cũ. Lấy làm lạ, Mỹ lại cố gắng hỏi anh thêm lần nữa:
-Sao hôm nay anh nói nhiều điều hay vậy?
-Em cứ lảm nhảm cái gì anh không hiểu. Anh có nói gì đâu? Sao em hỏi hoài vậy?
Thực ra, đó là một vị Thần, hoặc một vị Thánh nào đó, muốn nhắc nhở Mỹ kịp thời, nên đã dựa vào thân chồng của cô mà răn dạy. Thực sự phải là người căn duyên rất lớn với Đạo mới được sự gia hộ dẫn dắt như vậy. Từ hôm đó, cô càng tinh tấn hơn, tụng nhiều kinh và sám hối để hồi hướng cho vong nữ kia mau siêu thoát.
Trải qua 10 ngày , vừa phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, vừa tụng kinh Địa Tạng, sám hối hồi hướng cho vong nữ kia. Vào khuya ngày 7/11/2015, Mỹ thấy vong nữ ấy xuất hiện trở lại , nhưng không còn sự đau khổ như trước nữa . Thay vào đó là khuôn mặt sáng ngời và thanh thản (lần này Mỹ thấy vong nữ ấy rõ hơn mọi lần). Vong nữ đó đến cầm tay Mỹ, và bọn họ nói chuyện (không phải nói chuyện bằng miệng như ta vẫn nói, mà nói trực tiếp từ tâm qua tâm). Qua cuộc trò truyện “tâm qua tâm” này, Mỹ biết được vong nữ theo mình bấy lâu tên là Nguyễn Như Tâm. Trong kiếp trước, Tâm đã hành nghề chuyên nạo phá thai cho người khác, thường dùng những máy, dao, kéo, đồ gắp, dụng cụ sắc nhọn để cắt nhỏ thai nhi rồi lấy ra. Vì tội này nên Tâm phải vào cảnh giới địa ngục khủng khiếp đó. Đây là nơi chứa các tội hồn hay dùng vật sắc nhọn gây đau đớn, thống khổ cho người khác, phải vào nơi đây, lấy tay như những con dao sắc nhọn tự cào xé mình, đau đớn không sao tả xiết.
Cũng trong kiếp trước, hai người là bạn, một lần Mỹ có hứa với Tâm rằng: “Khi có khổ đau cứ tìm tới tôi”. Chính vì câu nói này mà Tâm đã tìm được và đi theo Mỹ, chờ đủ nhân duyên để mình được cứu. Nhân duyên hội đủ là khi Mỹ bắt đầu tụng Kinh Địa Tạng, chuyên tâm sám hối. Khi cô bắt đầu phát tâm Bồ Đề và tụng Kinh hồi hướng cho Tâm, Tâm dần dần buông bỏ được cái chấp mê vào thân xác giả tạm này , buông bỏ được cái “tôi” để hướng về sự thanh thản. Khi không còn luyến tiếc, chấp trước gì nữa thì đau khổ cũng không còn. Tâm đã thấy được ánh sáng hiện ra… Tâm nói lần cuối gặp gỡ này , tha thiết xin Mỹ cùng nhiều người tụng niệm cho Tâm được giải thoát hẳn khỏi thế giới đó và được siêu thoát về cõi lành. Tâm vô cùng cảm kích sự giúp đỡ của cô, nếu không nhờ có người tạo công đức rồi hồi hướng cho, các chúng sinh đọa đày nơi cảnh giới này chẳng biết đến kiếp nào mới được thóat ra. Ở nơi khủng khiếp ấy, họ tha thiết vạn lần mong ngóng thân nhân, hay bậc đại từ đại bi nào đó phát tâm vì họ mà tu tạo công đức, cứu họ thóat khổ. Tâm cũng cho biết thêm rằng cô đã gieo được những chủng tử Phật vào tâm, cầu mong những kiếp sau được trợ duyên, sớm ngày ngộ đạo.
Ngày hôm sau , Mỹ liền đến gặp Hội Phật Tử, nhờ mọi người cùng nhau tụng niệm để hồi hướng cho Tâm. Còn cô tiếp tục hàng ngày tụng Kinh cầu siêu như mọi khi. Khoảng một tháng sau, Mỹ nằm mơ thấy Tâm, trong giấc mơ đó, cô thấy Tâm đang ở trong một cảnh giới ngập tràn hoa rất đẹp, và Tâm nói cô sắp được sinh về cõi này. Tỉnh giấc, Mỹ thấy lòng mình hết sức hoan hỉ và thanh thản. Cầu cho Như Tâm sớm sinh về cõi lành, thân tâm an lạc, sớm ngày viên thành Phật Đạo.
(Nguồn từ: Facebook Quang Tử)
————————–
Nam Mô A Di Đà Phật
Nếu con bị đọa vào địa ngục sau khi chết thì phải làm gì giờ thầy ơi 🙂
Nam mô a di đà phật
Bạch Thầy con đang muốn có bộ tụng kinh địa tạng để tải về cho mẹ con nghe và nhẩm theo vì mắt giờ kém không nhìn rõ chữ, vậy thầy hoan hỷ có thể cho con xin được không ạ.Nam mô a di đà phật. Thầy hoan hỷ gửi cho con vào gmail của con
[email protected]
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bùi Thị Tư,
Dưới đây là link MP3 để bạn tuỳ nghi load xuống rồi in ra đĩa. Audio này do Thầy Thích Trí Thoát Tụng.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện MP3 – Thầy Thích Trí Thoát Tụng
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện MP3 – Dạng Diễn Đọc
TỤNG KINH ĐỊA TẠNG CỨU MẸ LÀNH BỆNH THỦNG
Thưở xưa có một nàng nữ giáo viên tên là Tào Tông Thanh, hiệu là Tuyết Tài, sanh trưởng tại huyện Ngô, thuộc về nước Tàu. Phu nhơn họ Phan là mẹ của nàng, tuổi quá bảy mươi, lại ốm đau hoài, có khi uống đủ thứ thuốc mà không thấy mạnh.
Đến mùa xuân năm Mậu Thìn, bệnh thế của bà càng trầm trọng, toàn cả thân thể đều thủng, thầy thuốc nói là chứng” khí hư trung mãn”, đợi khi nào nước ứ trong sớ thịt tan hết thì mới chết, không phương gì trị được.
Lúc ấy nàng Tuyết Tài mắc dạy học ở Than Gian, mỗi tháng về thăm được có một lần. Nàng thấy bệnh thế của mẹ đã đến thời kì hấp hối, da sưng thẳng và láng bóng, tưởng như muốn nức nở, và nghe mẹ kêu la rên siết không ngớt miệng, trong lòng muôn phần sầu thảm.
Nàng chẳng biết tính sao, bèn đến tỏ hết tự sự cho một người bạn thân rõ và xin coi có biết phương gì chỉ dùm đặng cầu cứu. Người ấy vì sớm biết tín ngưỡng Phật pháp và thường thấy nhiều việc linh hiển nên khuyên nàng Tuyết Tài tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện mà cầu nguyện cho mẫu thân.
Nàng lập tức trở về nhà mà phát nguyện ăn chay và thọ trì kinh Địa Tạng ba mươi quyển.
Đến ngày hai mươi bảy tháng năm, nàng tụng kinh vừa viên mãn, kế tối mặt trời mới xế qua, thấy mẹ của nàng phát hạ lợi và tiêu tiện không ngớt, trọn đêm tới sáng, cả nhà ai cũng hoảng kinh, sợ cho bà không sống nổi.
Quả nhiên ngày sau, các chỗ thũng nơi chân của bà đều xọp và da hết láng như trước nữa, rồi lần lần bà ăn uống được và trở nên mạnh khỏe như thường. Nàng Tuyết Tài rất vui mừng và biết nhờ đức Địa Tạng cảm ứng mới được vậy, nên nàng càng tín ngưỡng Phật pháp, cứ ăn chay và tụng kinh mãi cho đến thời kì mẹ nàng quá vãng.
Khi ấy, nàng lo tang khó và tuần tự mà trả hiếu xong rồi nàng gửi đơn xin từ chức giáo viên vào trong núi lo tu tịnh nghiệp. Còn những người ở trong huyện ấy thấy sự linh cảm như thế, đều đem lòng tin ngưỡng theo Phật pháp rất nhiều.
Những mẩu chuyện linh ứng Địa Tạng Vương Bồ Tát
CON MONG ĐỨC PHẬT, ĐỨC ĐỊA VƯƠNG BỒ TÁT ĐỘ TRÌ CHO CHA MỆ CON ĐƯƠC SIÊU THOÁT. CHA CON NGUYỄN CỐNG , MỆ CON BÙI THỊ HOANH , ĐỀU SINH NĂM 1935, BÍNH TÝ. GIA ĐẠO ĐƯƠC BÌNH AN MẠNH KHỎE!!!
A Di Đà Phật
Chào bạn Đình Thống!
Bạn có đức tin Địa Tạng Vương Bồ Tát thì nên dùng tâm thành kính, đọc mỗi ngày một Bộ Kinh Địa Tạng hồi hướng cho cha mẹ, cha mẹ nhờ công đức này mà được siêu sanh, gia đạo bạn sẽ được bình an, mạnh khỏe, “âm siêu dương thới” mà.
Nếu chẳng hay bạn không hành trì Phật pháp (đọc Kinh, niệm Phật…) mà chỉ nguyện suông thì không thể nào cứu song thân siêu thoát được. Bởi Phật, Bồ Tát chỉ là người dẫn đường, chỉ lối cho chúng sanh tự giải thoát, tuyệt nhiên chẳng thay đổi nhân quả, thay đổi nghiệp lực chúng sanh được. Nếu Phật có thể ban phúc thì gần đây trên thế giới đã không xảy ra nhiều thảm họa đến vậy rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin Chào Cư Sĩ Hạnh Nhân
Tại tôi nhìn thấy cái avarta và cái tên nên tôi nhờ cư sĩ giúp chúng tôi
Cư sĩ hãy chia sẽ cho chúng tôi nhân duyên Kinh Địa tạng ra đời
Hãy giới thiệu đôi chút về ngài Địa Tạng, hạnh nguyện của ngài
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giao phó gì cho Ngài, Ngài Khả hứa như thế nào với chúng sanh ở Nam Diêm Phù Đề
Những lợi ích khi thọ trì đọc tụng kinh Địa Tạng
Những cảm ứng nhiệm màu thực tế mà cư sĩ đã gặp hoặc nghe người kể nói
Pháp môn tịnh độ có đọc kinh Địa Tạng, Niệm danh hiệu Địa Tạng được không, Một người học Phật có nên học theo ngài Địa Tạng để làm lợi ích cho chúng sanh không
Cư sĩ hãy giúp chúng tôi hiểu, từ chân tâm cư sĩ nói ra tất tần tật những gì cư sĩ được nghe được hiểu, không chỉ trả lời câu hỏi của tôi không đâu
Cư sĩ đừng thắc mắc tại sao hỏi cư sĩ mà không hỏi ai khác, cư sĩ trách cái tên Hạnh Nhân và cái Avarta dễ thuơng của mình đi
Cư sĩ có 2 câu thần chú : Kinh Địa Tạng có 3 quyển
Bạn đọc 3 5 7 biến xong
Cư sĩ trả lời xoay quanh hai câu thần chú đó thật tội nghiệp ngài Địa Tạng
Cám Ơn Cư Sĩ
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu Nhật Nguyệt!
Có một điều khá hóm hỉnh: nếu chỉ vì cái tên và hình đại diện mà đạo hữu đặt câu hỏi cho Hạnh Nhân xem ra đã tìm không đúng người rồi. Người Việt có câu: “biết mặt không biết lòng” là vậy, tên hay thế song bụng không có chữ thì đành thôi.
HN chỉ là kẻ sơ cơ, bắt chước niệm Phật, bận gần đây có đọc và chép Kinh Địa Tạng. Những điều đạo hữu nghi vấn, Phật đều dạy rõ trong Kinh Địa Tạng, “thâm nhập kinh tạng trí huệ như hải”, chúng ta ngại gì mà không thâm nhập? Người tu Tịnh Độ ngoài niệm Phật ra, đều phải lấy TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC làm tông chỉ cho sự tu học; trong đó “Hiếu dưỡng phụ mẫu, Phụng sự sư trưởng, Từ tâm bất sát, Tu thập thiện nghiệp” là những điều rất căn bản cho người niệm Phật khi đối nhân tiếp vật hàng ngày. Ân Sư Tịnh Không dạy: “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện chính là chú giải rõ ràng tường tận cho Tịnh Nghiệp Tam Phước”, bởi vậy chúng ta học tập kinh Địa Tạng chính là học tập Tịnh Nghiệp Tam Phước, đều không xa rời pháp môn Tịnh độ. Nếu niệm danh hiệu A Di Đà Phật là chánh hạnh, thì đọc Kinh Địa Tạng làm trợ hạnh- đem hết thảy công đức tu học hồi hướng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Trên Đường Về Cõi Tịnh cũng có một số bài nói về sự nhiệm mầu thọ trì kinh Địa Tạng như bài viết trên hoặc Tụng Kinh Địa Tạng Lợi Ích Thai Nhi… Đạo hữu có thể vào ô tìm kiếm bên dưới đánh vào đó “Địa Tạng” sẽ cho ra rất nhiều bài pháp liên quan đến Địa Tạng Bồ Tát.
HN hiểu biết cạn cợt chỉ biết chia sẻ nhiêu đó thôi, hỏi khó nữa, HN không biết ngõ trả lời đâu ạ. 🙂
Kính chúc đạo hữu thân tâm an lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật
Tụng Kinh Địa Tạng & Những Chuyện Linh Ứng
Tôi tên Nguyễn Thị Mỹ Hiền, pháp danh Diệu Phước Hảo, sinh năm 1992, hiện đang sống tại 249 Bình Gĩa, phường 8, thành phố Vũng Tàu.
Tôi xin kể lại câu chuyện của ba tôi đến tất cả quý anh chị em cùng nghe. Hy vọng những người tin nhân quả, qua câu chuyện của tôi có thể tăng thêm đạo tâm kiên cố. Còn với những ai chưa đủ duyên tin sâu nhân quả, cũng qua câu chuyện này có thể phát tâm tin sâu nhân quả, cũng như sự linh ứng mầu nhiệm của Phật Pháp cho tín tâm của mình vậy.
Từ xưa đến giờ, ba tôi là một người hiền lành, tính tình luôn vui vẻ, nhưng ngặt nỗi là ba tôi nhậu rất nhiều. Mỗi lần nhậu xong, thường hay nói chuyện một mình, còn hay la hét và trở nên rất hung dữ.
Vào giữa tháng 6 năm 2018, có một vị sư huynh nọ cũng học Phật Pháp trên facebook vào nhắn tin, nói chuyên với tôi. Giờ nhớ ra, chợt nghĩ lại, tôi nghĩ chắc được Bồ Tát gia hộ hướng huynh ấy đến nói chuyện và khuyên tôi đọc tụng kinh điển.
Thật ra, chuyện gia đình mình thì tôi chẳng bao giờ đi kể với người lạ. Mà chẳng hiểu sao, tôi lại đi kể hết với người sư huynh này. Nghe chuyện tôi tâm sự về ba tôi như vậy, huynh ấy khuyên tôi đọc Kinh Địa Tạng trong 49 ngày để hồi hướng cho ba. Huynh ấy còn hướng, chỉ dẫn tôi phải nguyện trước khi đọc kinh ra sao.
Tôi nghe huynh ấy nói xong, không chần chừ và gật đầu, định bụng là sẽ thực hiện luôn trong hôm sau.
Thức dậy vào lúc 4h sáng, tôi đọc mà buồn ngủ, ngáp lên, ngáp xuống nhưng vẫn với cái suy nghĩ vì ba mà cố lên, chống chọi với cơn buồn ngủ đang kéo tới dồn dập đó.
Hơn 1 tuần đọc kinh, tôi có nói cho huynh đó nghe những biểu hiện khi đọc Kinh mà tôi gặp phải.
Huynh ấy bảo không sao, thường người đọc kinh hay có dấu hiệu buồn ngủ, cũng gọi là hôn trầm. Trong thời gian gần 1 tháng đó, người sư huynh luôn khuyến khích và khuyên tôi cố gắng không biếng trễ.
Rất mừng là, trong thời gian tôi đọc kinh, ba tôi không còn tự nói chuyện một mình nữa và cũng bớt nhậu hẳn luôn. Còn công việc của tôi rất suôn sẻ và tốt lên hẳn.
Đầu tháng 07/2018, lúc đó tôi đọc cũng được 42 – 43 biến kinh Địa Tạng gì đó. Tại thời điểm đó, là ba tôi bị tai nạn, té giàn giáo tại công trình đang làm. Rất may là lúc đó, được một người tốt bụng uống cà phê gần đó, đưa ba tôi vào bệnh viện.
Có một điều lạ là, chú đó với tôi chẳng quen biết gì nhau và cũng chẳng biết nhà nhau. Thế mà lạ cái, chú đó tìm đến đúng nhà tôi luôn chứ, ngay lúc tôi vừa đi làm về tới nhà.
Chú ấy gặp tôi, nói là ba tôi hiện đang ở bệnh viện. Tôi nghe được tin, tức tốc thu xếp chạy lên bệnh viện ngay. Giờ nghĩ lại cũng thật lạ, sao chú đó biết đúng nhà tôi hay vậy.
Lên tới nơi, gặp bác sĩ thì bác sĩ bảo phải chuyển ba tôi lên Bệnh Viện Chợ Rẫy. Vì dây thần kinh bị chèn ở đốt sống lưng của ba tôi, nên bác sĩ bảo phải mổ gấp, không sẽ nguy hiểm.
Khi nghe số tiền phải đóng cho ba tôi lên đến 70 triệu, tôi như muốn quay cuồng. Vì thật ra, tôi và em gái lấy đâu ra số tiền lớn như vậy ngay bây giờ chứ. Tôi rất lo lắng, nhưng vẫn bấm bụng nói:
– Bác sĩ cứ mổ cho ba tôi, ngày mai tôi sẽ xoay đủ tiền viện phí cho ba. Thấy ba được vào mổ một phần yên tâm về ba, còn về tiền đóng viện lúc này đối với tôi thêm phần nặng nề. Tôi và em gái gọi điện thoại cho người này, người kia đến cả những người trong họ hàng, nói tình trạng của ba tôi như thế. Tôi cần giúp đỡ, nhưng vẫn là con số không.
Thế là tôi nhắn tin cho những anh, chị, em trong nhóm hay đi chùa cùng, cũng được xem là anh, chị, em, thân thiết giống một gia đình vậy.
May mắn thay, tôi được anh, chị nhiệt tình đồng ý giúp đỡ, cộng với số ít em gái tôi bán hết số vàng gom lại thì đủ để lo cho ba.
Bệnh Viện Chợ Rẫy thì bạn biết đấy, người người đông đúc chen nhau mà tìm chỗ nằm nghỉ tạm, tại khu vực chờ người thân, rất chật chội. Buổi tối nằm ngoài trời phía hiên hành lang của bệnh viện, gió thổi từng cơn lạnh buốt mà đợi ba đang mổ ở trong. Tôi vẫn mang theo kinh Địa Tạng trong giỏ xách theo bên người.
Tôi lấy kinh ra đọc dưới ánh sáng đèn của bệnh viện với thật nhiều tiếng người nói chuyện xung quanh. Số tiền gần 70 triệu nhanh chóng được chuyển đến tôi qua ngày hôm sau, dưới sự giúp đỡ của mọi người, có cả sự giúp đỡ một phần của vị sư huynh kia nữa.
Số tiền quá lớn, lại đến giúp tôi quá nhanh trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, tôi không tin và chưa kịp định thần lại sự việc lúc đó luôn.
Khi mổ xong, ba tôi được cho chuyển về Bệnh Viện Bà Rịa để tiện cho mọi phương tiện đi lại, cũng như thuận tiện cho công việc của tôi đi làm.
Trong thời gian này, tôi vẫn cố gắng dành thời gian đọc kinh liên tục, không bỏ ngang chừng và thầm cầu mong cho ba mau khỏe. Phòng bệnh ba tôi vừa chuyển về có 6 giường bệnh nhân, ba tôi nằm gần giường gần cửa ra vào.
Được vài ngày sau khi chuyển viện về Bà Rịa, có người chị bạn qua thăm ba tôi.
Thấy vậy, tôi và chị bạn mới cố gắng dìu ba dậy một chút để cho thoáng lưng, sợ ba bị hầm nóng lưng. Thấy ba đau và không ngồi dậy được, tôi nhìn mà lòng thương ba vô cùng, tôi mới quay qua nói với ba:
– Ba ơi, bây giờ không ai giúp được ba ngoài Chư Phật và Bồ Tát cả, hay ba hãy niệm Phật cho bớt đau ba nha. Nếu không ba cầm quyển kinh, ba đọc bằng mắt cũng được, không cần phải đọc thành tiếng.
Ba bảo với tôi:
– Ba có niệm Phật thầm trong đầu.
Lát sau, ba cũng nghe theo lời tôi cầm kinh Địa Tạng lên đọc, ba đọc được một, hai trang đầu trong kinh. Sự kì diệu xảy ra ngay lúc đó, trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của tôi và nhiều người trong phòng bệnh. Tôi không tin vào mắt mình luôn. Trước đó, ba tôi còn đau và không ngồi dậy được, vậy mà chỉ sau khi đọc một, hai trang đầu của Kinh Địa Tạng tự động ba tôi có thể tự mình ngồi dậy.
Tôi vui mừng, trong tâm vẫn thầm cảm ơn Chư Phật, Bồ Tát gia hộ. Trưa đó, em gái tôi lên thay chăm sóc ba, để tôi về đi làm. Tối đến, tôi gọi điện cho em gái và hỏi thăm tình trạng của ba ra sao, em tôi nói:
– Ba đã xuống được giường, gỡ ống tiểu và có thể đi được tolet phía ngoài rồi. Tôi nghe qua em nói qua điện thoại, mà lòng vui mừng như muốn xúc động, vỡ òa mọi thứ.
Trong thời gian tôi chăm ba ở bệnh viện, còn xảy ra một chuyện hết sức kì thú. Ở chung phòng đó có một bệnh nhân cũng trạc tuổi như ba tôi. Nghe mấy cô, chú cùng phòng kể lại là mấy đêm hôm trước, chú này hay thường xuyên đi từ phòng này sang phòng khác, rồi la hét, cười nói và còn lảm nhảm rất khó hiểu, không cho ai ngủ yên được.
Nghe kể vậy, tôi nghĩ rằng chắc chú đó bị vong hồn oan gia phá, hay vong ở bệnh viện chọc nên chú mới như vậy. Mọi người cũng biết đó, bệnh viện người chết liên tục, chuyện có ma thì là quá bình thường, do mình không thấy họ thôi.
Tối hôm sau, tôi ở lại bệnh viện chăm ba thay em gái. Sau buổi tối, cho ba ăn và uống thuốc xong chuẩn bị đọc kinh. Vì lúc sáng, nghe mọi người kể trường hợp chú kia như vậy, nên tối nay tôi quyết định đọc kinh Địa Tạng sẽ hồi hướng công đức cho chú đó nữa.
Cũng lạ điều nữa là, chú đó nói lảm nhảm một mình liên tục từ sáng tới tối, vậy mà tới lúc tôi ngồi đọc kinh ngay giường phía ba tôi là chú im lặng không nói câu gì, cũng chẳng la hét như mọi khi. Lát sau, tôi thấy chú còn ngả lưng xuống ngủ ngon lành. Con của chú thấy lạ thì quay sang tôi bảo:
– Mấy hôm nay, ba em không ngủ đươc còn la hét um sùm, vậy mà hôm nay lại ngủ ngon lành.
Tôi đọc kinh xong, hồi hướng cho ba, cho chú đó và tất cả các vong linh ở bệnh viện luôn. Các bạn biết sáng hôm sau điều gì xảy ra không ?
Chú kia sau khi thức dậy, tỉnh hẳn luôn. Không còn nói lảm nhảm một mình, không la hét cũng không đi chỗ này, chỗ kia nữa. Tôi thầm biết rằng, đó là nhờ oai lực của kinh Địa Tạng, là nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát giúp các vong linh siêu thoát mà được kết quả như vậy.
Thế là, tôi càng tăng thêm tín tâm, tiêp tục đều đặn đọc kinh và hồi hướng cho ba đến khi ba xuất viện. Về nhà, ba đi lại dễ dàng nhanh chóng, hồi phục rất nhanh và không cần uống thuốc nữa.
Thật sự tôi rất, rất vui và thầm nghĩ công năng của Kinh Địa Tạng nói riêng, và những kinh điển của Phật nói chung thật sự không thể nghĩ bàn, tôi muôn phần cảm phục và biết ơn sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT !