Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
Trong việc tu hành, Quả Vị cao của các bậc Thánh chính yếu là nương nơi Lý Tánh (Tánh Không). Nhưng chúng ta đều là người sơ cơ, trong Sáu Nẻo Luân Hồi dù rằng may mắn được thân người nhưng vẫn còn lẩn quẩn trong vòng sanh tử, nói thẳng đều là phàm phu tục tử. Cho nên mình phải biết căn cơ và vị trí của mình trong hiện tại để bước đi cho vững chắc. Vì sao như vậy? Vì ngày, tháng, năm, tuổi không chờ đợi. Trong Kinh nói, những cõi nước khác thọ mạng người dân tính bằng số kiếp, tính theo thời gian ở cõi này không biết bao nhiêu triệu năm. Còn thọ mạng của loài người ở cõi này chỉ mấy mươi năm, rất ngắn ngủi. Một ngày ở cõi Trời Tứ Thiên Vương bằng 50 năm ở cõi người, còn ở cõi Trời Đao Lợi thì một ngày bằng trăm năm ở cõi người. Thế nên đời sống con người ngắn ngủi không bền lâu. Chỉ vì chúng ta là phàm phu mê tối được một ngày thì cho là dài lâu, được một tháng hay một năm lại lầm tưởng là lâu hơn. Kỳ thật, thời gian qua rất mau do đó mình phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi này đừng để lãng phí.
…Tôi nói chân thành với các huynh đệ rằng, sự tướng không thể bỏ được. Lấy sự tướng của việc tụng kinh, niệm Phật để chống lại sự tướng của ba độc tham, sân, si, phiền não, già, bệnh, chết. Ngày tháng không thể bỏ qua, nó thúc đẩy mình tiến đến chỗ chết mà thôi. Như tôi năm nay 95 tuổi, qua sang năm là 96 tuổi, không thể trở lại 94 tuổi được. Thân này, mầm bệnh tật bao vây từ trong đến ngoài, nó luôn chờ dịp để sanh khởi lên. Còn trước mặt là tấm bảng già yếu, bệnh tật, chết chóc, chui đầu vào đó mà thôi. Ai cũng phải đến chỗ đó hết, chỉ sớm hay muộn. Thân này là như vậy, kết cuộc của thân là như vậy. Mọi người phải nhận hiểu rõ ràng, chớ nên mê lầm. Tôi cũng có 3 điều để dìu dắt mọi người, xuất gia cũng như tại gia. Vì người tin được thì sẽ thực hành theo:
1. Ăn chay. Phải thiết thực. Vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa. Ăn chay có những lợi ích gì:
• Không vướng mắc vào nhân quả của nghiệp giết hại. Nghiệp sát sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.
• Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế, tâm từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, tâm bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành.
Tâm từ bi có được, cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ, những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câu cá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim, các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như, chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được.
Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều thiện lành thì tăng thêm, việc xấu ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy, chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà đức Phật từng dạy: “ Từ bỏ các việc ác, Luôn làm các việc lành”. Do đó, tâm từ bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh.
2. Trong kinh Lăng Nghiêm, đoạn đức Phật nói ba món tiệm thứ. Trước tiên, không được ăn ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hung cừ). Vì tính chất của ngũ tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ Ngạ quỷ, chư thiên cùng thiện thần đều tránh xa. Nó hay trợ giúp phát sanh nghiệp phiền não.
Cách đây ít hôm, có người xưng là Quỷ vương nói : “ Tôi lên đây để đấu với Hòa thượng, nếu Hòa thượng thua thì tất cả binh tướng của tôi sẽ chiếm chỗ này”.
Sáng hôm đó, tôi đang ngồi uống thuốc Tam tài thấy có một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như con rắn (có thể thuộc loài Ma hầu la già) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong rồi đi xuống. Tâm tôi cũng không để ý chỉ nhìn thấy vậy thôi. Sau đó, tôi nghe mấy thầy nói, họ lên chánh điện ngồi niệm Phật một ngày một đêm. Các thầy kể lại đã hỏi họ rằng: “Sao không thấy đấu với Hòa thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?”. Người kia nói: “Tôi nhìn thấy Hòa thượng sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết”. Các thầy hỏi, lúc đó sư ông có bắt ấn hay niệm chú gì không? Thật ra, tâm tôi không để ý tới.
Tôi nói việc này để các huynh đệ biết, mình sống ở đây các loài Ngạ quỷ hạng cao đầy dẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn ngũ tân sẽ ảnh hưởng đến các loài đó. Bây giờ, nhiều chùa ngập tràn mùi vị ngũ tân. Cho đến các chùa xung quanh, tỏi, hành (ba rô) treo đầy trong nhà bếp. Các huynh đệ muốn giữ điều này cũng khó lắm, vì mỗi ngày phải đi đám, người ta nấu thức ăn bỏ hành bỏ tỏi, nếu không dùng thì nhịn đói. Do vậy, tôi không đi dự các đám cúng. Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ dùng năm thứ rau cay này. Có khi xuống chùa Huệ Nghiêm (Bình Chánh), tôi phải dặn không được bỏ ngũ tân vào thức ăn. Lúc đến các chùa, dùng cơm chay mà có mùi vị này thì tôi chỉ ăn chút cơm và bánh ngọt rồi về.
3. Từ trên nền tảng đó tu hành chánh niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm Phật là trì niệm danh hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật. Niệm Pháp là tụng Kinh. Niệm Tăng là niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Địa Tạng…Trong đó lấy niệm Phật làm chánh, mỗi ngày đều thực hành như thế thì chánh niệm dần dần tăng lên, thiện căn cũng từ đó thêm lớn, công đức và phước đức cũng từ đó tăng trưởng.
Trong sinh hoạt hàng ngày, có những điều giúp mình tăng phước và giảm phước mà chúng ta không để tâm lưu ý. Trong Mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, điều nguyện thứ năm là “ tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì phước đức tăng thêm. Chẳng hạn, có người xây một ngôi nhà lớn, khách bước vào khen ngợi khang trang mát mẻ thì người chủ liền vui. Một người khác lại cho rằng, nhà rộng quá dọn dẹp mệt thêm. Người chủ nghe được cũng hơi buồn. Như lúc xây chánh điện chùa Vạn Đức, có người khen ngợi cây Bồ đề cao đẹp quá. Nhưng có người lại nói nhìn lên cây Bồ đề quá cao thật mỏi cổ. Chỉ một việc nhỏ này, một bên tăng phước, một bên tổn phước. Các huynh đệ lưu ý để ứng dụng trong đời sống thường ngày, những điều tăng phước thì nên làm. Những điều tổn phước thì nên tránh. Mỗi ngày tích lũy một ít thì phước đức từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn.
Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ăn chay làm nền tảng, luôn lấy việc niệm Phật tụng kinh làm công đức xuất thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệ ai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong giáo pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ: “Vững bền” này.
Ngày Khánh Tuế 17/7 Tân Mão (2011)
HT. Thích Trí Tịnh khai thị tu hành
Tỳ Kheo Thích Pháp Đăng kính ghi
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
Cám ơn những lời chỉ dạy của thầy. Dù chỉ là 1 người con Phật tử thôi, nhưng nhờ những lời vàng ngọc của thầy con đã giác ngộ được nhiều điều. Bố của con vừa mới mất, con nguyện ăn chay & niệm Phật để giảm bớt nghệp tội cho bố, nhưng vẫn chưa hiểu rõ về việc cần cữ ngũ vị tân. Nay nhờ thầy giáo hóa con đã thông suốt, nguyện cũng dần dần từ bỏ ngũ vị tân để thân mình được trong sạch !
Nguyện cho tâm ý của thầy được truyền rộng thêm nữa, cho mọi người được thông suốt, từ bỏ hẳn ngũ vị tân, để thân thể trong sạch thanh tịnh Chư Thiên Chư Phật Chư vị Bồ Tát ủng hộ & Ngạ Quỷ phải lánh xa !
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
Bạch thầy, được duyên lành được nghe bài giảng vô cùng quý báu này, con chỉ là Phật tử tại gia nghiệp tội sâu nặng không hiểu biết nhiều không biết ngũ vị tân ăn sẽ làm cho cơ thể không được trong sạch con thành tâm đe đầu đảnh lễ cảm ơn lời chỉ dạy vô cùng quý giá này.
Nam mô A Di Đà Phật
Y PHÁP BẤT Y NHÂN
Tôi có nghe nhiều người nói: “ Tu là do cái Tâm mình chứ đâu phải ăn chay là tu !” Thế nên có người họ tu nhưng họ vẫn cứ ăn thịt chúng sanh thoải mái.
Vây xin hỏi:
– Người giết heo, làm gà…để bán cho ai ăn ?
-Ai có nhu cầu ăn thịt chúng sanh để đồ tể phải giết mới có thịt cung cấp ?
– Nếu mọi người ăn chay hết thì ai là người đứng ra giết chúng sanh lấy thịt, và thịt đó cung cấp cho ai ?
– Tại sao trên thế gian này loài người chúng ta, người không tu, thậm chí có người đang Tu nhưng không thể ăn chay được ? Họ luôn nghĩ nhớ và thèm ăn các loài thịt, cá mà họ thích ?
Xin thưa, vì vô thỉ kiếp những chúng sanh kia đã từng ăn thịt mình, nên kiếp này mình luôn nhớ thèm thịt loài chúng sanh đó.
Ví dụ: một người nọ, mỗi ngày ăn không thể thiếu món thịt chó ( ở Sài gòn này mua dễ lắm), nếu ngày nào mà không có món thịt đó là không ăn gì được. Là bỡi kiếp trước loài chó có mắc nợ xương máu với anh ta.
Chúng sanh cứ thế mà muôn kiếp luân hồi thường mạng, trả vay, vay trả …cũng vì cái ăn.
Người đệ tử Phật, giác ngộ ăn chay với lòng từ bi vì không muốn gián tiếp giết hại mạng sống của chúng sanh.
Người đệ tử Phật, giác ngộ ăn chay với lòng từ bi muốn được giải thoát, và không muốn xuống, lên, ra, vào cõi Ta Bà này để đền nợ xương máu lẫn nhau nữa.
Vì thế mà người Phật tử chúng tôi tin lời Phật dạy nên phải ăn chay !
Tôi nghe nhiều người nói: “ Tu là do cái lòng mình chứ đâu phải kiên “Ngũ vị Tân” là tu ! Thế nên có người tu nhưng họ vẫn cứ ăn Ngũ vị tân thoải mái, có những tiệm chay vẫn cứ dùng gia vị.
Bỡi người quan niệm: hành, hẹ tỏi, nén, kiệu….cũng chỉ là loài thực vật : củ quả ăn vào có tội gì đâu !
Nhưng họ không xem kỹ lời Phật dạy trong kinh, ngũ vị tân ( 5 vị cay nồng ) có tính chất kích dục, sanh tâm nóng nảy, ngoài ra khi ăn vào cơ thể sẽ tiết ra mùi hôi ( xú uế ) người gần bên cũng không chịu nổi.
Chư Thiên, thiện Thần cũng lánh xa, mà các loài quỷ lại thích đến gần !
Lời Phật dạy mà không tin, không hành, vậy chứ người Phật tử tin và hành theo ai bây giờ ?
Thế nên có câu rằng người tu mà ăn ngũ vị tân thì:
1-Trì Chú bất linh.
2-Tụng Kinh không hiển.
3- Chư Thiên, Thiện Thần không chứng !
Vì sao ?
-Chư Thiên , Thiện Thần không dám gần người ăn ngũ vị tân.
Bỡi : hôi quá !
Tôi có dịp xem qua bài của bạn Hoàng Minh Sáng, tôi cũng muốn bày tỏ cùng bạn rằng:
Việc tu hành là tùy duyên hạnh mỗi người mà sám hối hành trì.
Nếu cho rằng: “người tu mà ăn ngũ vị tân thì: 1-Trì Chú bất linh; 2-Tụng Kinh không hiển; 3- Chư Thiên, Thiện Thần không chứng !”, điều này không nên nói vậy đâu!.
Vì sao? Vì ai niệm Phật 1 câu là Phật đã nghe thấy nên nếu đối với Chú mà trì được thì linh ứng chứ sao lại bất linh?; Kinh mà tụng được thì ít/nhiều tâm cũng có cơ cảm đối với chúng sanh (thân ta, chúng sanh trên dương dưới âm nghe thấy)cớ sao lại không hiển?; Chư Thiên, Thiện Thần đều chứng và gia hộ cho người Phật tử hành trì 2 việc trên đó chứ (còn có Cửu Huyền Thất Tổ chứng tri cho Phật tử đó nữa là) tùy căn duyên của Phật tử đó hành trì nên đạt hạnh cũng khác nhau, do đó có thể chưa đủ hạnh để đạt cảnh giới cao (cảm ngộ sâu sắc hơn) thôi! cứ tiếp tục hành trì sẽ dần bỏ được hẵn những tam độc mà đắc pháp, lòng (tâm) đã có không ngại gì không được chứng tri! nếu trong thiện kiếp hiện tại này bạn chưa đạt được ngôi cao thì hãy tiếp tục hành trì để làm nền tảng cho thiện kiếp sau bạn cũng được chứng đắc mà thôi! yên tâm trong mọi hoàn cảnh nhé!
Con xin đê đầu đãnh lễ Hòa Thượng Trí Tịnh. Con cám ơn những lời khai thị vàng ngọc của Thầy. Con nguyện Y giáo phụng hành theo lời Thầy dạy. Con xin chúc Thầy thật nhiều sức khỏe.
A Mi Đà Phật
A Mi Đà Phật
A Mi Đà Phật
Nam mô A Mi Đà Phật
Bạch thầy! Kính chúc thầy mạnh khỏe để phàm phu chúng con được mở mang trí tuệ, học hỏi nơi thầy
Nam mô A Di Đà Phật. Kính chúc hòa thượng sống lâu mạnh khỏe để dìu dắt chỉ dạy Phật tử chúng con đi theo đúng chánh pháp.
con xin cãm ơn Thầy ,và chúc thầy an lạc ,tự tại ,và nhiều sức khõe ,để dìu dắt những chúng sanh còn đang mê mụi ,lìa khổ được vui ,Nam Mô A Di Đà Phật
tên gọi ngũ vị tân còn có tên nào sai khác không? con mong quí thiện tri thức có thể cho con xem hình ảnh “nén” là sao, con chưa thấy bao giờ. boa rô có phải trong ngũ vị tân không, vì từ trước đến giờ con thấy hầu hết trong chùa chỉ cử hành hẹ tỏi còn không thấy cử boa rô, con xin cảm ơn. A DI ĐÀ PHẬT
Thoạt nhìn, củ nén hơi giống tỏi. Cây nén, thuộc họ hành, còn được gọi là hành tăm, hành hoa. Củ nén nhỏ bằng khoảng phân nửa củ hành. Củ nén có nhiều ở vùng Quảng Nam. Nén có mùi cay nồng giống như củ hành nên thuộc nhóm ngũ vị tân, người Phật tử không nên ăn. Trừ khi dùng để chữa bệnh. Đây là hình củ nén.
Boa rô cũng tương tự hành. Mùi rất hăng và nồng chúng ta không nên ăn. Ở trên hòa thượng Thích Trí Tịnh cũng không ăn. Có người bắt bẻ nói rằng cây boa rô Phật không cấm trong kinh nên có quyền ăn. Như thế thì trong các giới cấm có giới không được uống rượu, các bợm rượu vịn cớ ấy bảo rằng Phật chỉ cấm uống rượu, còn bia thì uống… vô tư chả sao!
NGŨ VỊ TÂN: Ngũ là 5, Vị là sự nhận biêt của lưỡi, Tân là cay .
Ngũ vị Tân có chất kích thích làm cho ta sanh tâm nóng giận, dâm dục, ai đứng gần nghe mùi hôi, Chư thiện Thần tránh xa.
Ngũ vị Tân là 5 chất cay nồng mà trong các Kinh Phật dạy người tu phải kiêng ăn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Hôm nay con có thiện duyện nghe được bài pháp hữu ích này. Con thành kính tri ân Thầy, nguyện cho Thầy được thân tâm thường an lạc, tật bệnh tiêu trừ. Chúng con nguyện thực hành theo lời ngài dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Mi Đà Phật. Con cảm ơn Thầy.
Kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe.
Con thầm Nguyện Chu Phật mười phuơng gia hộ cho Thầy trụ thế lâu nơi đời.., để độ cho chúng con tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật
Năm Mới Con Thành Tâm Cảm Niệm Công Đức Quí Hòa Thượng:Kính chúc Hòa Thượng: Thượng Thượng Phẩm Vãng Sanh-nhanh chóng quay lại Ta Bà Phổ độ tận Pháp giới chúng sanh -Vô tình Hữu Tình đồng thành Phật đạo.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cảm ơn thầy về bài viết.bài viết giúp con nhận thức thêm nhiều điều.Con kính chúc thầy sức khoẻ .và mong thầy tiếp tục tại thế để dẫn dắt những chúng sinh còn mê muội
Con có điều thắc mắc xin quý thiện tri thức giải đáp:
Người tu hành không nên ăn hành tỏi.điều này con biết nhưng có người nói củ tỏi chống tà và con thấy hay để sau các trang thờ ông Địa.Điều này con không được rõ lắm.Con kính xin quý thiện tri thức có thể giải đáp cho con .Để con được mở mang đầu óc và giúp con dễ dàng trên con đường tinh tấn tu học.
Bá Đạt thân mến,
Trước tiên phải hiểu về Tà, nhà Phật thường nói Tà tri tà kiến, tà hạnh, tà tâm…Tà thì không Chánh, tức là tâm ý không chánh, miệng nói lời ác, cho đến hay làm điều ác, tổn người lợi mình, gây đau khổ cho chúng sanh v.v…nên gọi chung là Ác. Tà và Ác tuy hai chữ khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa.
Vậy muốn chống tà thì chống như thế nào? Mang củ tỏi bên mình thì chống tà được không? Có thể làm cho tâm mình chuyển từ Ác sang Thiện được không? Có thể làm cho lời nói của mình từ thô ác sang nhu hòa, vui vẻ được không?
Nếu được thì Phật cần gì giảng kinh thuyết pháp 49 năm khuyên chúng sanh phải đoạn ác tu thiện? Chỉ cần mang tỏi để trong nhà, không chỉ sau bàn thờ ông Địa mà cũng nên mang tỏi quấn quanh mình thì chắc ăn là mình sẽ không bị tà ma xâm nhập.
Phật dạy “Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh”, ác tâm, tà tâm từ tâm sanh khởi thì cũng phải từ tâm mà diệt, tức là phải tu tâm sửa tánh, trao dồi đạo đức thì tà tâm, tà hạnh mới có thể đoạn dứt được.
Còn trong dân gian thì có lẽ việc thêm tỏi trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa là do trong tiếng Hán, Củ tỏi lớn gọi là “đại toán 大蒜”, đồng âm với “đại toán 大算” nghĩa là tính toán và thu hoạch kết quả lớn lao.
Đây là thói quen “chơi chữ đồng âm” của người Trung Quốc.
Nên ở bàn thờ Thần Tài của đa số người Hoa đều có đặt dĩa tỏi (với mong muốn Thần Tài giúp cho thu hoạch của cải được nhiều).
Đây là một hình thức mê tín, chẳng hợp với Nhân Quả và lời Phật dạy: Phật dạy muốn được tiền tài thì phải tu nhân bố thí tài. Chứ chẳng phải bảo bạn ngày ngày đi bái lạy Phật Bồ Tát, cúng thần minh cầu các Ngài phù hộ cho bạn thăng quan phát tài. Việc này đích thực là mê tín, là tội lỗi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trước mình quan niệm ăn hành tỏi không sao vì la đồ thực vật, bây giờ đọc bài này có lẽ sẽ ko mua về nấu nữa, trừ phi ăn chữa bệnh. Còn vào quan chay ăn mà nỡ có thì thôi vậy, vui vẻ ăn, ko lẽ bắt bẻ người ta.
Những lời Thầy nói với con thấm tận tâm hồn, con ăn chay cũng mấy năm rồi mà bi giờ mới rõ tác hại của ngủ vị tân. Con nguyện từ nay hạn chế cho đến mức không ăn những thứ đó nữa. Xin cảm ơn Thầy, nguyện lời vàng ngọc của thầy lưu truyền rộng khắp. Nam Mô A Di Đà Phật.
mới ăn chay được vài ngày có duyên đọc được bài này và bài “Giải Pháp Giúp Niệm Phật Lúc Ngủ ” thật may mắn từ nay con sẽ hành trì cho đúng.nhưng thật buồn vì vợ con cung ăn chay nhưng ko nghe theo con mà kiên ngũ vị tân cứ nói là mình tu tại gia ko cần kiên nhiều như thầy ở chùa. ko biết phải khuyên sao nữa,
Con niệm phật vào lúc sáng thức dậy và trước khi đi ngủ có được không.xin chỉ cho con trước lúc niem A Di Da Phật có cầu hay khấn vái gì không?con ở nhà trọ ở thành phố chỉ có trên gác thôi.kiến thức con nông cạn xin thầy hoan hỉ hướng dẫn giúp con.A DI DA PHAT
Phước Lợi có thể xem qua đoạn trả lời về cách tu học cho người mới bắt đầu và cách niệm Phật 10 niệm sau:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/giai-phap-giup-niem-phat-trong-luc-ngu/comment-page-1/#comment-1538
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MO ADIDA PHAT. Con tình cờ biết được trang web này. Con rất cam ơn lời chỉ dẫn của thầy. Mỗi ngày, con đều niệm Nam Mo ADIDA Phật. Buổi tối trước khi đi ngủ, con cũng niệm danh hiệu ADIDA và hồi hướng về tây phương cực lạc. Nhưng có lúc, vì mệt mỏi quá, niệm phật xong, con ngủ thiếp đi, con quên không hồi hướng. Sáng hôm sau, thức dậy mới nhớ là mình chưa hồi hướng. Trong trường hợp này, con có thể hồi hướng lại vào buổi sáng có được không? Xin thầy hãy chỉ dẫn cho con. Con cám ơn thầy.
Hoàn toàn là được, Phật pháp rất linh hoạt chứ chẳng khô cứng. Cho nên trong nhà Phật biết “tùy duyên” là rất quan trọng. Hồi hướng chỉ cần dùng tâm chí thành, nhất tâm hồi hướng thì được rồi, nếu không có tâm chí thành thì việc hồi hướng dù có làm mỗi ngày vẫn là vô dụng, vì sao? Vì có miệng mà không có tâm, cho nên “đau mồm rát họng” cũng uổng công. Công phu tu hành cũng là có được từ tâm chí thành chí kính, chứ đừng nên làm như máy, ngày nào cũng có định khóa, làm như trả bài với Phật, ko làm thì thấy có lỗi, còn làm thì chỉ cho xong bổn phận…Vậy thì cả trăm năm tu hành như thế thì đọa lạc thế nào cũng vẫn phải đọa lạc như thế đó, vì cái bạn tu là giả, là ko thật thì làm sao có thành tựu gì được chứ?
Việc này không thể không biết.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_ cảm niệm ơn Thầy!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Con hiện đang thuê nhà trọ. Chỗ ở chật hẹp quá, nên con không để bàn thờ được. Con bận rộn cả ngày nên ít có thời gian đi chùa. Con đang tụng kinh Vô Lượng Thọ. Và con thường đọc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng bàn thờ thì không có. Con đặt quyển kinh trên cái bàn nhỏ(bàn học) và đọc mỗi ngày vài phẩm. Đọc khoảng nữa tháng thì hết bộ kinh. Đọc kinh mà không có bàn thờ, có được không thầy. Vì con ở phòng trọ, chỗ ở chật hẹp quá. Xin thầy hãy chỉ dẫn cho con. Con cám ơn thầy. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Con có người bạn trì tụng kinh vô lượng thọ đã lâu. Và trong lúc đọc, bạn ấy thấy ao hoa sen hiện ra trên trang giấy. Ao hoa sen hiện ra khoảng 3 phút thì mất. Bạn ấy đã gặp rất nhiều lần. Thầy ơi! Điều đó có phải là nhất tâm bất loạn không? Hay chỉ là tưởng tượng? Xin thầy hãy giải thích cho con. Con cảm ơn thầy. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Ai cũng nói ngũ vị tân ăn vào sẽ không tốt xin ra tà tâm tâm không thanh tịnh. Vậy có ai đã ăn thử với số lượng lớn chưa, ăn để biết nó như thế nào. Con dùng ngũ vị tân như Hành – tỏi là hai thứ con hay ăn nhất. Hành thì ăn đầu hành trụng sơ qua nước sôi còn tỏi thì mỗi lần ăn phở là 2 thìa canh khoảng 10 tép tỏi lớn. Mỗi lần ăn xong thì vợ con đứng kế bên kêu hôi quá còn mình thì chẳng thấy gì. Còn chuyện tà dâm thì khi ăn 2 thứ này thì rất ham muốn sắc dục có thể nói lúc nào rãnh là hay nghĩ về tà dâm. 1 người phật tử mà dùng 2 thứ này thì làm sao mà an tịnh tu hành đây. 2 thứ này không có tội nhưng nó sẽ kích thích ta tạo tội giống như uống rượu sẽ dẫn ta phạm hết các tội ngũ giới vậy. adiđà phật
Nam Mô A Di Đà Phật. Con xin Cám ơn Thầy, hôm nay con được nghe Thầy và các vị tu học giảng về nhiều điều trong Phật Pháp, con mừng lắm, con đang buồn phiền nhiều lắm, mà con đọc bài giảng của Thầy, rồi con đọc comment của mọi người nữa, tự nhiên con cũng thấy nhẹ bớt ưu phiền.
Nam Mô A Di Đà Phật.
ADiđà Phật!
Con kính lễ Thầy Thích Trí Tịnh!
Con nay có dịp xem được trang này, Pháp danh của Thầy làm con nhớ ngay đến Kinh Địa Tạng mà Thầy đã dày công dịch nghĩa để lại đời sau cho con cháu theo đó mà hành trì tu tập! Trước là con cảm ơn Thầy, sau là con cảm ơn các hàng Chư Thiên, Bồ Tát đã gia hộ, gìn giữ Kinh này được lưu truyền cho đến đời nay! Năm mới con Kính chúc Thầy nụ cười viên mãn!
Chúc tất cả Phật tử trong cõi Nam Diêm Phù Đề này kiên cố Bồ đề tâm!
Trích Quyển 8 – Kinh Thủ Lăng Nghiêm
“A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.
Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.
A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.
”
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Dạ kính thưa các bạn sen. Con cũng mới ăn chay đây. Đc 4 th. Nhưng chồng con thì ko. Lại nói mấu ăn mà ko bỏ hành hoặc tỏi thì ko thơm ko ăn. Nêm vcon phải tùy duyên. Con có tụng kinh vô lượng thọ. Vậy liệu có đc chư thiên hộ pháp kk.con cung đã trì chú trước khi tung. Xin quý thầy giải đáp giúp con.a di đà phật
A Di Đà Phật. Xin gửi bạn sen Diệu An,
CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚI.
– Kinh Tứ Thiên Vương: “Mỗi tháng vào sáu ngày Trai (Lục Trai), bốn vị Thiên Vương đi thị sát nhân gian để xem ai làm thiện, ai làm ác để trình tấu với Đế Thích. Nếu người nào giữ Giới thì Đế Thích rất hoan hỷ và tuỳ theo giữ Giới ít hay nhiều để sai các Thiện Thần đến bảo vệ người đó. Nếu giữ một Giới thì sai năm vị Thần bảo vệ, còn giữ trọn Năm Giới thì sai hai mươi lăm vị Thần bảo vệ, để giúp những người ấy có cuộc sống luôn luôn được an ổn và sau khi chết được sanh lên cõi Trời. Nếu người nào vi phạm Giới Luật của đức Phật, lại còn làm nhiều việc phi pháp thì các Thiện Thần sẽ không bảo vệ, Đế Thích không vui vẻ, sự sinh hoạt của mặt trời, mặt trăng, sao, nắng, mưa gió sẽ thất thường. Nếu biết cải đổi sám hối thì bốn vị Thiên Vương và Đế Thích sẽ hoan hỷ, Đạo Trời hưng thạnh, nhân dân an lạc. Tất cả các điều này đều bắt nguồn từ Năm Giới, Thập Thiện và sáu ngày Trai mà hiện hữu vậy.”
– Bách Luận: “Hết thảy thiện pháp, Giới là căn bản. Người trì Giới thì không có gì để Hối hận; khi không có gì Hối hận thì tâm sẽ Hoan hỷ; khi có Hoan hỷ thì tâm sẽ An lạc; khi tâm đã An lạc thì sẽ Nhất tâm; khi đã Nhất tâm thì sẽ phát khởi Thật trí; khi Thật trí có mặt thì tâm sẽ xa lìa Tham dục; khi đã xa lìa Tham dục thì sẽ Giải thoát; khi Giải thoát có mặt tức đã chứng đạt Niết Bàn.”
– Kinh Giới Hương: “Đức Phật bảo A-Nan: Tất cả các loại hương thơm trong thế gian chỉ bay thuận theo hướng gió nên không toả thơm khắp mọi nơi. Nếu hành trì Tịnh Giới của đức Phật và thực hiện các thiện pháp, thì hương thơm của Giới sẽ toả khắp mười phương, bất cứ ai cũng đều tán thán và các Ma, Quỷ đều phải lánh xa.”
– Kinh A-Hàm: “Hành trì Giới-Luật thì sẽ có năm thứ công đức. Đó là: Thứ nhất, mọi mong cầu đều toại nguyện; thứ hai, tài sản được tăng thêm và không bị hư mất; thứ ba, ở chỗ nào cũng được mọi người thương kỉnh; thứ tư, tiếng tốt danh thơm vang khắp thiên hạ; thứ năm, khi lâm chung được sanh lên cõi Trời.”
– Luận Thành Thật: “Hành trì Giới Bát Quan Trai sẽ có năm thứ thanh tịnh. Đó là: Thứ nhất, thực hiện Mười điều thiện; thứ hai, cắt đứt mọi khổ đau trong quá khứ và tương lai; thứ ba, không bị những kẻ ác tâm gây phiền não; thứ tư, bảo vệ được Chánh niệm; thứ năm, hồi hướng cầu chứng Niết Bàn. Tóm lại, thường thọ trì Giới Bát Quan Trai như thế, thì Bốn kho báu lớn trong thiên hạ cũng không bằng một phần, ngay cả phước báo của Đế Thích cũng kém xa.”
——————————————–
Người Phật tử tại gia Quy Y Tam Bảo, giữ trọn 5 giới làm căn bản thì đã được lợi ích lớn rồi. Trì chú, tụng kinh, niệm Phật thì nên tuỳ duyên tuỳ thuận hoàn cảnh đừng chấp kẹt hình thức là tốt hơn. Có như vậy mới tu hành tránh bớt sự phiền não trong gia đình và đem lại nhiều an lạc giải thoát hơn trong đời sống.
Tu là tu tâm (tháo gỡ bớt cái tâm chấp), chứ không phải tu hình thức bên ngoài rồi lại đi sanh ra bệnh chấp khác vào tâm. Vô lý không? Hoàn cảnh tu tại gia rất phức tạp nhiều khi phải đòi hỏi lấy trí tuệ ra để ứng phó. Nếu tu mà thiếu trí tuệ thì gọi là “mê tín”.
Nấu ăn cho cả gia đình chồng con bỏ hành, tỏi vô cho thơm là vì tùy thuận mọi người chứ không phải vì bản thân thì có sao đâu. Ăn xong đi đánh răng súc miệng cho sạch thơm lại rồi trì chú, tụng kinh niệm Phật vẫn ok. Chúng sanh nghĩ gì làm gì do nghiệp chướng hoàn cảnh chi phối chư Phật biết và thông cảm hết mà bạn. Miễn sao tâm thành “sống vì mọi người” mà tuỳ duyên tu hành thì sẽ cảm nhận sự an lạc giải thoát rất nhiều do được chư Phật, Bồ Tát, Thiên Thần thủ hộ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Con chân thành cảm ơn thầy đã giải đáp giúp con
Tại sao Ngũ Tân là loài thực vật, không hại đến sinh mạng của chúng sanh, nhưng vì sao Phật tử không được ăn?
Kinh văn:
1. Phiên âm: Từ câu “NHƯỢC PHẬT TỬ GIẢ BẤT ĐẮC THỰC NGŨ TÂN” cho đến câu “…NHƯỢC CỐ THỰC GIẢ, PHẠM KHINH CẤU TỘI”.
2. Dịch nghĩa:
NẾU LÀ PHẬT TỬ THÌ KHÔNG ĐƯỢC ĂN NĂM LOẠI GIA VỊ TANH NỒNG LÀ HÀNH, HẸ, TỎI, NÉN VÀ HƯNG CỪ. NĂM LOẠI NÀY NẾU BỎ VÀO TRONG TẤT CẢ CÁC THỨ THỰC PHẨM THÌ ĐỀU KHÔNG NÊN ĂN. NẾU CỐ TÌNH ĂN THÌ PHẬT TỬ NÀY PHẠM KHINH CẤU TỘI.
Lời giảng:
Ăn thịt là làm thương hại sinh mạng chúng sanh. Hàng Phật tử trưởng dưỡng tâm từ bi, đương nhiên không được ăn. Tại sao Ngũ Tân là loài thực vật, không hại đến sinh mạng của chúng sanh, nhưng vì sao Phật tử không được ăn?
Điểm chủ yếu chính là mùi vị hôi nồng của nó rất khó chịu. Những người sống chung trong một tập thể, nếu ai cũng ăn nhằm loại cay hôi này thì tự nhiên họ không cảm thấy khó chịu.
Nho thi có câu: “Ở lâu trong chỗ hôi thối sẽ không còn nghe mùi hôi thối”. Vì thế, nếu đông người cùng sống với nhau như vậy thì dường như không có điều gì chướng ngại. Trái lại, nếu trong tập thể ấy, chỉ có một hay thiểu số người ăn Ngũ Tân, những người khác khi ngửi thấy mùi vị của nó sẽ cảm thấy kỳ lạ khó chịu, thậm chí hơi cay nồng của ngũ tân đôi lúc làm cho họ bị nôn mửa.
Cho nên, muốn giữ sự hòa vui trong tập thể, muốn cho đa sốngười chung sống không cảm thấy khó chịu, Đức Phật đặc biệt chế định ra điều giới này.
Trong các thứ rau, cổ đức phân ra làm bốn loại như sau:
– Có thứ hôi mà không cay như A Hùng.
– Có thứ cay mà không như gừng.
– Có thứ vừa cay lại vừa hôi như ngũ tân.
– Có thứ chẳng cay, chẳng hôi như ngũ cốc, rau cải v.v…
Trong bốn loại trên, Phật tử không được ăn các loại trong nhóm ngũ tân vừa cay vừa hôi.
Ngoài mùi vị khó chịu của nó, nó còn có nguyên nhân khác như trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy: “Năm thứ rau cay nồng này ăn chín thì phát sanh dâm niệm; ăn sống thì tăng trưởng lòng sân hận”.
Vì sao ăn chín lại phát sanh dâm niệm?
Vì ngũ tân có tác dụng làm cho can hỏa vượng, nên dâm niệm phát sanh.
Vì sao ăn sống lại tăng trưởng sân hận?
Vì ngũ tân làm động can khí nên sân hận dễ phát sanh.
Đức Phật biết rõ ngũ tân có tác dụng tai hại rất lớn như vậy, nên Ngài đặc biệt ngăn cấm cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều không được ăn.
Về các loại trong ngũ tân, nhiều kinh luật nói không giống nhau. Nhưng đa số nói: hành, tỏi, hẹ, kiệu, hưng cừ. Trong kinh Phạm Võng này gọi là Đại Toán, Cát Thông, Từ Thông, Lan Thông, Hưng Cừ.
1. Đại Toán: còn gọi là Hồ Thông. Tương truyền rằng, xưa ở Trung Hoa không có Đại Toán (củ tỏi lớn), đến triều Hán, ông Trương Kiên đi sứ nước Đại Uyển rồi đem từ nước Hồ về (là thứ tỏi hiện nay). Theo bộ Bổn Thảo (bộ sách nói về các loại thực vật), thì Hồ Thông (một loại hành ở nước Hồ) có điểm giống với loại hành người ta thường ăn. Cọng lá của nó nhỏ mà ngắn như Kim Đăng, lại giống như Đại Toán, nhưng hình dáng nhỏ hơn một chút.
2. Cát Thông: tức là hành, còn gọi là Sơn Thông, vì mọc ở vùng núi non và đầm lầy. Cọng nhỏ, lá lớn, nên cũng gọi là Cát Sơn Thông, có thể dùng làm thuốc. Có chỗ nói rằng: Cát Thông là rau củ kiệu.
3. Từ Thông: còn gọi là Củ Thông, vì cọng lá của nó rất nhỏ và mềm mại, mùa Xuân mọc rất nhiều, sang đến Hạ, Thu, Đông thì tàn lụi.
4. Lan Thông: còn gọi là Giả Sanh, là một thứ Tiểu Toán (tỏi nhỏ), có chỗ nói là lá hẹ. Lá của nó hẹp và dài, nhỏ. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như Mộc Thông, Đại Quang Thông, Thủy Thông, Đông Thông, Hán Thông, Lâu Thông, Long Giác Thông, hoặc Long Trảo Thông (vì lá nó có tám khía giống như sừng hoặc móng con rồng).
5. Hưng Cừ: ở Trung Hoa không có thứ này, chúng thường mọc ở vùng Bắc Ấn Độ và nước Y Lan. Đó là loại thảo mộc sống nhiều năm, cao độ hai, ba thước. Gốc của nó giống như củ cải.
Mới mọc khỏi đất bùn nó đã có hơi cay hôi. Để sống hay nấu chín mùi vị rất nồng nặc. Mùa Đông, bông lá đều rụi, có thể dùng làm thuốc. Lá nó giống như Vũ Tinh (trong tự điển gọi là rau cải thìa).
Bộ Huyền Ứng Âm Nghĩa nói: “Hưng cừ nước của nó giống như mủ cây đào. Người trong hai nước Y Lan và Bắc Ấn rất thích ăn” (Đoạn này đối với những đại sĩ không đọc bổn Hán văn thì thấy dài dòng khó hiểu, vì bổn Việt văn chỉ nói: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Nhưng sở dĩ phần giải thích này dịch giả phải dài dòng như vậy vì y theo các danh từ trong bổn Hán văn).
Đức Phật lại đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, tuyệt đối chẳng được ăn loại ngũ tân”. Ngũ tân: đại toán, cát thông, từ thông, lan thông, hưng cừ.
Loại ngũ tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”.
Chẳng hạn như đem tỏi bỏ vào trong rau cải khác mà nấu, hoặc dùng hành xào với đậu hũ v.v… đều không được ăn.
Tại vì sao? Như trong kinh dạy: “Nếu Phật tử ăn ngũ vị tân thìphạm tội uế trược ngôi Tam Bảo. Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thủy Phẩn”.
Bộ Khảo Tín Lục quyển hai, trích dẫn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Tội nhân trong địa ngục này, lúc làm người ăn ngũ tân, làm nhơ uế ngôi Tam Bảo, khi thoát khỏi địa ngục, phải bị đọa vào súc sanh làm chồn rừng, chó, heo v.v… Khi chuyển sanh làm người,thân thể tanh hôi, mọi người đều nhờm gớm”.
Ăn ngũ tân có tai hại lớn như vậy, nhưng đa số Phật tử tu họcPhật pháp, vì không hiểu rõ tội ăn ngũ tân rất sâu nặng nên thường thích ăn ngũ tân cho ngon miệng. Hậu quả thật đáng sợ!
Vì thế, ở bất cứ trường hợp nào, là Phật tử xuất gia lẫn tại gia, đều không ăn ngũ tân. “Nếu cố ý ăn, Phật tử này phạm khinh cấu tội”.
Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:
“Rượu, thịt cùng hành tỏi v.v… nếu uống ăn thì như thế nào? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con chỉ dạy tội phước của sự ăn và không ăn”.
Đức Phật dùng kệ đáp rằng:
“THỊT VÀ HÀNH, HẸ, TỎI…
NHỮNG THỨ RƯỢU BUÔNG LUNG,
NGƯỜI TU NÊN XA LÁNH,
UỐNG ĂN SANH BUÔNG LUNG
BUÔNG LUNG SANH TÀ GIÁC,
TÀ GIÁC SANH THAM DỤC,
THAM DỤC TÂM SI MÊ,
SI MÊ SANH ÁI DỤC.
KHÔNG THOÁT KHỎI SANH TỬ,
RƯỢU, THỊT, HÀNH, HẸ, TỎI,
Đều là chướng Thánh Đạo.
Trong kinh Lăng Nghiêm dạy:
“Ngũ tân ngoài việc phát khởi dâm dục và sân hận, những người ăn ngũ tân không thể tuyên thuyết mười hai phần giáo hóa của Như Lai. Chư thiên, chư tiên trong mười phương dù rất thích nghe Phật pháp. Nhưng vì Pháp Sư ăn ngũ tân, hơi hôi thối từ trong miệng phát ra, khiến chư vị chán ghét mà lánh xa.
Ngược lại, ngạ quỷ thường liếm môi mép, nên thường ở chungvới ngạ quỷ.
Vì chư thiên, chư tiên rời xa Pháp Sư nên phước đức ngày càng tiêu mòn và ngạ quỷ thường liếm môi mép nên từng giờ, từng phút gần với ma. Việc bất lợi xảy đến ngày một nhiều.
Chẳng những thế, những người phát tâm tu tập Tam Ma Địa, vốn có thể được chư đại Bồ Tát, chư thiên, chư tiên cùng thiện thần trong mười phương đồng đến ủng hộ, nhưng vì người ấy ăn ngũ tân cho nên quý ngài, dù một vị, cũng không đến ủng hộ. Các ngài đã không đến ủng hộ thì ma vương thừa cơ hội nhập nhiễu loạn hành giả.
Bấy giờ Ma Vương hiện thân Phật đến thuyết pháp cho hành giả nghe, chẳng những không nói công đức của sự trì giới, trái lại còn nói trì giới là việc làm của Tiểu Thừa, người tu Đại Thừa không cần giữ gìn giới luật, không nói tham, sân, si là cội gốc của sanh tử; trái lại, còn nói tam độc không gây chướng ngại cho sự tiến tu của đại đại Bồ Đề, nói: dâm, nộ, si chính là Giới, Định, Huệ v.v…”
Lúc ấy, nếu bạn không phân biệt những lời nói không đúng chánh pháp của ma vương, lại tin theo những lời quàng xiên này, mà cho ma vương nói là đúng pháp thì bạn sẽ theo gót chân của ma vương nhảy múa, tạo tội lỗi vô biên.
Theo Phật pháp, có nhân như vậy thì phải có quả như vậy. Bạn đã y theo lời nói của ma vương mà thực hành, dù ma vương không hoàn toàn bảo bạn làm những điều ấy, nó cũng khuyên bảo bạn tinh tấn tu phước nghiệp. Nhưng đến lúc sinh mạng này của bạn kết thúc, thì tự nhiên thành quyến thuộc của Ma Vương. Nếu không làm ma dân thì cũng là ma nữ. Thế thì bổn ý của bạn là tu Tam Ma Địa để thành tựu Phật Quả, chẳng những không thể làm tư lương cho việc thành tựu Phật Quả, trái lại trở thành phước nghiệp hữu lậu.
Do phước nghiệp này, bạn sanh vào trong cung điện của ma vương để thọ hưởng phước báo của ma. Một mai phước báo của ma bạn đã hưởng hết rồi thì phải đọa vào Vô Gián địa ngục, chịu muôn ngàn thống khổ. Thử hỏi ăn ngũ tân đối với bản thân chính mình có được sự lợi ích tốt đẹp chi?
Ở Ấn Độ, tất cả các tự viện hoàn toàn không cho chúng xuất gia ăn ngũ vị tân. Việc này trong bộ Tây Vức Ký nói: “Ở Tây Vức, nhà nào có người ăn ngũ vị tân thì bị đuổi ra khỏi thành”.
Đúng theo giới luật, một Phật tử giữ ngũ giới hay một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, phải tự giữ mình cho trong sạch. Bất cứ ở đâu, cũng phải làm cho chúng sanh có cảm giác thanh tịnh mới đúng. Đã không thực hành được như vậy, lại còn ăn ngũ vị tân là một thứ uế trược, như thế, dĩ nhiên là không phù hợp với tư cách của người Phật tử.
Giới này cả tăng, tục, cùng Đại, Tiểu Thừa đều phải giữ gìn nghiêm cẩn, nhưng về ý nghĩa ngăn cấm phía Đại Thừa rất sâu xa, nên so sánh với Tiểu Thừa, thì tội này bên Đại Thừa quy định nặng hơn.
Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi v.v… mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.
Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.
Phật dạy rằng: – Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi v.v… không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng. Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng”.
Trường hợp vì bệnh si cuồng mà ăn hành, tỏi v.v… thì không vi phạm giới này.
Kết thành tội nghiệp của thực ngũ tân giới này, cũng phải đủ bốn nhân duyên:
1. Là ngũ tân: chính xác thuộc về ngũ vị tân, bất luận thứ nào trong năm thứ, hễ ăn vào phạm giới này.
2. Tưởng có ngũ tân: duyên này cũng có sáu trường hợp, hai trường hợp trọng, hai trường hợp khinh và hai trường hợp không phạm.
3. Có tâm muốn ăn: có tâm ý muốn ăn ngũ vị tân, cho rằng các thứ này có vị ngon đặc biệt của nó.
4. Để vào miệng: Đem ngũ vị tân mình muốn ăn đưa vào trong miệng, cứ một miếng kết thành một tội. Đó gọi là cứ mỗi một miếng kết thành một tội. Vì thế, đối với loại ngũ vị tân hôi thối này, giới Phật tử không nên ăn, nếu ăn thì mắc tội rất lớn vậy.
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Lúc trước những bài đăng trên này đều có thể chia sẽ được lên mang facebook nhưng không hiểu sao bây giờ những bài viết lại không có chế độ share, thấy cũng hơi tốt vì những bài trên trang này rất có ích cho người tu học mà không phải ai cũng biết về trang này
Con mua một vài hộp nước sốt làm sẵn bán trong siêu thị, nhưng họ có bỏ bột hành và bột tỏi trong nước sốt để tăng cảm giác ngon miệng. Vậy con có nên mua các loại thức ăn bán sẵn có hành tỏi không?
Không nên dùng những thức ăn có hành, tỏi đó nữa nha bạn!