Phật pháp vô biên, đối với mỗi căn khí đều có phương tiện. Tổ sư Ngẫu Ích đã dạy cho kẻ ngu pháp “sám hối hồi hướng”. Với hết thảy những sự nơi thân, khẩu, ý, hễ lành thì hồi hướng Tây Phương, hễ ác thì sám hối ngay lập tức. Ngay cả việc lành sám hối đó cũng đem hồi hướng Tây Phương. Kẻ si chẳng thể phân biệt thiện ác thì cứ nhất loạt sám hối, nhất loạt hồi hướng. Tâm quyết định như thế thì niệm niệm tại Tây Phương, lực dụng rất lớn. Cách thực hiện như sau:
1) Sau hai khóa lễ sáng tối liền sám hối, hồi hướng.
2) Thường ngày hễ gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ liền lập tức sám hối, hồi hướng. Bởi đấy là do túc nghiệp tạo thành như thế cho nên phải sám hối nghiệp nặng.
3) Lúc tâm khởi ác niệm, phiền não bèn lập tức sám hối. Do nghiệp lực nên phiền não thường khởi, đừng đổ lên người khác. Nếu không, hậu báo vô cùng vậy. Bởi lẽ, những chuyện ngang trái v.v… là do nghiệp lực, chịu xong liền hết. Nếu lại khởi phiền não gieo vạ cho người khác thì sẽ xoay vần báo trả nhau, chính là mình tự hại mình vậy!
Ba thứ sám hối hồi hướng như thế chính là pháp môn mất nhiều năm tôi mới cầu được, nay tặng cho quý vị. Quý vị hãy thực hành, đừng khinh là tầm thường. Tổ Ngẫu Ích bảo sám hối, hồi hướng lại thêm niệm Phật thì không ai là chẳng thành cả!
Kinh dạy: “Chí tâm niệm Phật một câu tiêu trừ được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Trong hai mươi năm qua, quý vị không một ai niệm được như vậy. Chí tâm là lúc niệm Phật trước hết phải dọn tâm cho thật sạch sẽ, rỗng rỗng rang rang thì ngay khi ấy, một câu Phật hiệu thông trên suốt dưới, không còn gì khác cả. Niệm chí tâm như thế thì mới hòng đạt được “Nhất Tâm Bất Loạn”. Quý vị niệm Phật hãy nên theo nguyên tắc này, nhưng làm thế nào để chí tâm? Xin đáp: “Tội từ tâm khởi dùng tâm sám”. Do còn tội nghiệp nên tâm khởi phiền não. Lúc tâm khởi phiền não thì sẽ tạo tội nghiệp. Ngay lúc ấy phải sám hối cho nó tiêu mất. “Tâm đã diệt rồi tội cũng không”. Do còn tội nghiệp nên chẳng thể chí tâm. Tội nghiệp đã diệt sẽ tự nhiên chí tâm. Bởi thế bảo: “Tội diệt, tâm mất thảy đều không, thế mới gọi là chân sám hối”. Niệm Phật như thế thì đạt được chí tâm, diệt được trọng tội, dù bom nguyên tử có rơi xuống cũng chẳng ngại gì. Kệ rằng:
Tâm nhất phân minh đoạn hoặc thì,
Vãng sanh chứng quả thượng hà nghi,
Tuy nhiên thường thuyết hoặc nan đoạn,
Sám hối huyền môn tích bất tri.
Tâm đã phân minh đoạn hoặc rồi,
Vãng sanh chứng quả há nào sai,
Tuy thường hay bảo Hoặc khó đoạn,
Sám hối huyền môn tiếc chẳng hay.
Nếu niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn thì chính là lúc đoạn Hoặc. Như vậy ắt được vãng sanh, vãng sanh rồi ắt mau chứng Phật quả. Lý thật phân minh, còn nghi ngờ gì nữa? Tuy nói là đoạn Hoặc rất khó, đoạn một phẩm Kiến Tư Hoặc như cắt đứt dòng sông chảy mạnh rộng đến bốn mươi dặm, nhưng vẫn có pháp môn mầu nhiệm chính là sám hối hồi hướng. Ðấy chính là huyền môn. Tiếc rằng người đời chẳng biết. Niệm Phật mà biết phối hợp với pháp môn này thì sẽ thành tựu dễ dàng!
Cư sĩ Lý Bỉnh Nam khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý
Đệ tử Ngô Thông Long kính ghi
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa dịch Việt
Xin phép cho con hỏi.
Con mới bắt đầu ăn chay, và đi CHùa nên con chưa biết rõ. Cho con hỏi là khi con tụng kinh thì con nên tụng kinh nào? Sách nào? Lần lượt như thế nào ạ? Hiện tại con chỉ tụng CHú đạibi ở điện MẸ Quán thế âm bồ tát ạ.
CON mua sách KInh ĐỊa TẠng về phòng đọc được không ạ? (Đọc 49 bộ là sao ạ)
Nếu ở chùa thì con đọc ở chánh điện chính hay sao ạ?
-NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT-
Kính thưa thầy con là người mang tội lớn con đã bỏ đi núm ruột của mình . Con rất đau lòng . Nay con muốn sám hối và cầu nguyện cho vong linh con của con được siêu thoát . Con phải làm như thế nào và mua kinh phật ở đâu . Con xin đa tạ ơn thầy
A Di Đà Phật
Gửi bạn Châu,
Tội phá thai rất nặng đấy, tuyệt đối đừng tái phạm nhé. Bạn hãy nghe đoạn Kinh này để hiểu rõ hơn nhé
https://www.youtube.com/watch?v=EoeoYlySGLo
Bây giờ để cho hương linh con bạn sớm siêu thoát về cõi lành hàng ngày bạn hãy thực hành bài Pháp này
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
Mỗi ngày cứ dành một thời khóa niệm Phật rồi đọc sám hối hồi hướng cho hương linh bé như thế. Sau đó cuối thời khóa đọc thêm hồi hướng là:
Con xin nguyện đem công đức này hồi hướng cho hương linh của con con mất năm () do con phá thai. Nguyện cầu cho bé sớm siêu sanh về cõi lành. Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả pháp giới, đệ tử và chúng sanh đồng sanh về Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
—
Chúc bạn thực hành tốt!
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi Cư sĩ Viên Trí!
Thật sự năm nay tôi cũng nhiều tuổi rồi, tôi rất muốn học Phật, ở nhà cũng thường xuyên đọc các bài chú. Nhưng dạo này tôi thấy rất không an tâm không biết có phải do nghiệp của mình tạo từ nhiều kiếp hôm nay họ đến để đòi không? đúng như thế thì tôi phải làm sao? và phải đọc những kinh gì cho phù hợp và vì cuộc sống chồng tôi có nghề làm heo từ trước đến nay, lúc này gia đình thật sự khó khăn, tôi rất buồn, con cái trong nhà tuy nó không gì hư đốn ngoài xã hội nhưng đôi lúc nói không nghe tôi buồn lắm không biết bây giờ phải làm gì??? xin VT cho một lời khuyên. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật! Kính gửi bác Bình Yên
1. Nhân thân nan đắc: Phật ví dụ số chúng sanh có được thân người như số cát dính nơi đầu ngón tay còn số chúng sanh không có thân người như số cát của đại địa. Khó khăn lắm mới có được thân người, Phật ví dụ như con rùa mù ở giữa biển, một ngàn năm mới trồi lên mặt biển một lần mà lại tình cờ bám được bọng cây. Một khi mất thân người rồi, muốn có lại cũng khó giống như vậy cho nên mới có câu :”Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”
2. Phật pháp nan văn: Trong lục đạo luân hồi thì tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì quá khổ lại rất khó gặp Phật Pháp. Cõi trời thì vì hưởng phước, quá vui sướng nên quên tu, khi phước hết thì lại rơi trở xuống. Cõi người thì mới có cơ hội gặp Phật Pháp nhưng Hãy Gắng Tu Hành Kiếp Này Vì Thời Có Phật Pháp Rất Ngắn Nhưng Thời Không Phật Pháp Rất Dài. Thế giới có hàng tỷ người nhưng đâu phải ai cũng đều gặp và tin Phật Pháp. Khi gặp Phật Pháp rồi thì lại có đến 5 tông phái lớn là Giáo Luật Thiền Tịnh Mật cho nên cũng không dể gì gặp được pháp môn Tịnh Độ. Như kinh Đại Tập đã nói:“Thời Mạt Pháp người chứng đạo rất hiếm. Nếu muốn liễu thoát sanh tử luân hồi người tu đạo chỉ tu theo pháp môn Tịnh Độ là được giải thoát rốt ráo”. Nhưng khi gặp pháp môn Tịnh Độ cũng không phải ai ai cũng đều tin liền đâu. Chỉ những người nào trong những đời quá khứ về trước đã tu hành, tích lũy rất nhiều thiện căn, phước đức nhân duyên thì mới có cơ hội gặp và tin được pháp môn niệm Phật. Bởi pháp môn niệm Phật còn gọi là nan tín chi pháp cho nên Gặp Được Kinh Vô Lượng Thọ & Pháp Môn Niệm Phật Là Người Đã Cúng Dường Vô Số Chư Phật Quá Khứ
3. Không tu sẽ uổng mất: Trong lục đạo luân hồi từ vô thủy đến nay thì tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) giống như là nhà của mình vậy. Chỉ khi nào mình có phước báo thì mới được sanh lên tam thiện đạo (atula, người, trời). Khi có phước báo thì đa phần người ta lo hưởng thụ mà quên tu, không chịu vun bồi thêm nên khi phước tận thì lại rơi trở xuống tam ác đạo. Cho nên tam thiện đạo giống như là mình có tiền đi du lịch chơi vậy, lâu lắm mới có một lần nhưng rất ngắn ngủi. Chính vì thế cho nên nhân cơ hội mình có được thân người, gặp được Phật Pháp, nhất là pháp môn niệm Phật là sự hy hữu hiếm có, hãy trân quý và nắm bắt, nhất định đời này phải vãng sanh Tây Phương thì mới thoát ly sanh tử luân hồi, không còn đau khổ dày vò nữa.
4. Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu: Đó là lời dạy của HT Tịnh Không. Cho nên đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh. Nếu thời gian nhiều thì tụng kinh Vô Lượng Thọ, thời gian ít hơn thì tụng kinh A Di Đà, còn nếu quá bận rộn thì chỉ cần niệm Phật thôi cũng được. Điều này có thể tham khảo ở bài Bỏ Tụng Chú Để Niệm Phật và Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh
5. Sám hối nghiệp chướng: Khi xưa đã lở tạo những ác nghiệp thì bây giờ mình sẽ tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ. Nếu lở giết heo thì nên xem qua tấm gương Quả Báo Và Lời Sám Hối Của Vị Đồ Tể Giết Heo.
6. Xả bỏ vạn duyên: Cuộc đời có lắm thứ khổ: sanh, lão, bệnh, tử, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý…cho nên con cái nói không nghe lời, ngổ nghịch bất hiếu thì chắc cũng là nhân quả tiền duyên. Muốn được thanh thản cõi lòng thì phải buông xuống vạn duyên, được mất hơn thua cũng chẳng màng. Nói chung thì Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong Manh, xác thân giả tạm rồi cũng sẽ héo gầy theo năm tháng với biết bao bệnh khổ dày vò trong lúc tuổi già sức yếu. Chính vì thế cho nên ngay trong lúc còn chút hơi tàn của tuổi già bóng xế, hãy bắt chướt cụ bà trong câu chuyện Bán Khổ Để Vãng Sanh vì một khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là đã thoát vòng sanh tử luân hồi, lìa khổ được vui vĩnh viển bất tận.
7. Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật: Bất luận là đi đứng nằm ngồi gì thì từ sáng tới tối, từ tối tới sáng cũng giử câu Phật hiệu trong tâm, xem như là bổn mạng nguyên thần của mình, chớ để lạc mất đi cho tới ngày vãng sanh. Còn những việc hồng trần tục thế nên đơn giản bớt, xả bỏ bớt, không nên bận tâm nhiều. Bác đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì nên biết rằng Người Niệm Phật Không Mong Cầu Phước Báu Thế Gian mà Người Niệm Phật Chỉ Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc để cuối cùng được Vãng Sanh Tây Phương mà thôi.
8. Tăng thượng duyên vãng sanh: Ngoài việc niệm Phật (chánh hạnh) nên tập ăn chay (trường chay là tốt nhất) và phóng sanh để tiêu trừ nghiệp chướng, bên cạnh đó nên lể Phật sám hối bởi vì :”Niệm một câu Phật phước tăng vô kể, lể một lể Phật, tội diệt hà sa”. Ngoài ra nên tìm các bài pháp của HT Tịnh Không, thầy Thích Giác Nhàn, cư sỉ Diệu Âm…để tham khảo thêm. Bên cạnh đó nên tìm đến chùa chiền, đạo tràng, Ban Hộ Niệm gần nhà để rộng kết thiện duyên và được hướng dẫn thêm.
Hy vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp được cho bác một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi Cư sĩ Viên Trí!
Cô đọc lời giải thích của VT cô hỏi nếu như cô không biết tụng kinh cô chỉ đọc thôi và ngồi ở 1 góc iên lặng để đọc chứ không ngồi ngay bàn phật vậy có được không? và đọc kinh vô lượng thọ hoặc Lương Hoàng Sám dài thì hôm nay cô đọc bao nhiên mai cô đọc tiếp cho hết bộ kinh có được không vậy, xin VT giúp cô nhé, xin hồi âm sớm để cô được biết. Cám ơn Viên Trí
A Di Đà Phật – Chào cô Bình Yên
Dạ được cô à, không sao cả, cứ yên tâm nhé. Nếu vì hoàn cảnh không thuận tiện hay sức khỏe không tốt thì làm như vậy cũng được chứ không sao. Khi xưa cô ba cháo gà cũng đọc bằng mắt thôi đó mà. Quan trọng là cô hiểu được ý nghĩa bài kinh và nhớ lấy để thực hành theo là tốt lắm rồi.
Nếu không có thời gian nhiều thì khỏi cần phải đọc Lương Hoàng Sám để làm gì bởi vì HT Tịnh Không dạy :”Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” có nghĩa là chỉ thọ trì một bộ kinh Vô Lượng Thọ mà thôi. Nếu cảm thấy dài, không thích hợp thì có thể tụng (đọc) kinh A Di Đà cũng được, kinh A Di Đà ngắn hơn, là bản tóm lượt của kinh Vô Lượng Thọ, chỉ tốn khoảng 15, 20 phút là xong rồi.
Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh do đó điều quan trọng chính là giống như TuanChau nói:
Đi đứng niệm di đà
Nằm ngồi trì lục tự
Thức cũng nghỉ nam mô
Ngủ cũng ghi sáu chữ
Cực lạc muốn vãng sanh
Cứ y hành như thử.
Nam Mô Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Cô Cám ơn cư sĩ VT nhiều nhé!
Con cũng đọc kinh địa tạng và niệm phật a di đà mỗi lúc nhớ . Thấy tâm cũng thanh thản rất nhiều . Nhưng vẫn k thể bỏ hết đc tâm sân si , sao con thấy khó quá vậy . Ai có thể giúp con đc không ạ?
nam mô a di đà phật
Mình cũng có thắc mắc như bạn vậy. Khi tụng kinh mình cũng thấy trong lòng khởi nên nhiều ý không tốt, đôi khi còn nhiều tâm xấu, vọng ngữ, hoài nghi. Mình sợ hãi và thậm chí không dám tụng niệm phật nữa vì sợ tội bất kính. Nhưng nghĩ lại mình thấy: tại sao mình vẫn thế mà ngày xưa mình không nhận ra tâm xấu của mình, phải chăng do niệm phật mà quán chiếu tâm mình thấy mình xấu.Mình nghĩ đó chính là hiệu quả của việc tu tập, càng tu cang thấy mình xấu và cần phải kiên quyết hơn trong con đường tu học.
Chúc bạn Ngọc Hằng tinh tấn thật nhiều!
Bạn cứ niệm Phật tinh tấn lâu ngày thì tham sân si sẽ giảm giần thôi đừng có lo lắng
Dạ thưa cư sĩ Viên Trí.Con còn trẻ tuổi, hiểu biết thấp kém, học hành không cao lại chuă từng trải nhiều.Con xin mạn phép hỏi cư sĩ rằng tự bản thân con nhận thực được một số nghiệp quả đang đến với mình vì quá khứ con đã từng gây ra nghiệp không tốt.Con ở thị trấn nhỏ bé và cưc kì ít chùa phật nên con xin được hỏi bản thân có đươc ngồi trong phòng niệm kinh sám hối được không ạ,con thật lòng muốn được sám hối để giảm trừ nghiệp xấu quá khứ.Con xin cảm ơn
A Di Đà Phật,
Hoàn toàn được, bạn cứ yên tâm ngồi trong phòng niệm Kinh sám hối, chú ý hoàn cảnh niệm Kinh cần phải được thanh tịnh tối đa, phòng ốc sạch sẽ, thanh tịnh, quần áo sạch sẽ, trang nghiêm thì tốt nhất. Với tâm chân thành như vậy mà thật lòng niệm Kinh, niệm Phật sám hối thì công đức rất lớn…Khi tâm chân thành sám hối hiện ra thì nước mắt sẽ chảy ra cùng lúc khi đọc Kinh, niệm Phật, lòng sẽ nhẹ nhỏm hơn…Và quan trọng hơn hết, kể từ khi nhận thức sai lầm của mình thì tự thề nguyện là ko bao giờ tái phạm nữa. Không tái phạm chính mới là chân thật sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Thưa thầy: Năm nay con 23 tuổi, con có tính dâm và đã gây ra nhiều tội ác trong quá khứ với những người con gái con yêu. Con hay ép buộc họ quan hệ tình dục với con. Bây giờ con thấy ăn năn hối hận lắm. Vậy xin thầy chỉ cho con phải làm gì để sám hối, giảm bớt nghiệp mà con đã gây ra. Con xin cảm ơn thầy. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Biết lỗi là quý
Từ nay xin chừa
Không dám tái phạm
Là Chân Sám Hối.
Còn miệng sám hối
Tỏ vẻ ăn năn
Mai mốt phạm tiếp
Sám hối giả thôi
Phật chẳng cứu được
Nghiệp tạo càng tăng
Nhân quả đời mình
Tự làm tự chịu.
A Di Đà Phật.
A di đà phật, thầy cho con hỏi là Mười phương chư phật ai cũng nói ko có cách sám hối nào bằng câu a di đà phật,nhưng con niệm phật sám hối mà vẫn tái phạm thì có được tiêu diệt kg thầy
Bạn có lỗi với ai đó thì đi xin lỗi với người đó, người đó chấp nhận tha thứ cho bạn thì bạn được tha thứ. Giả sử bạn có tật hay mắng người, bạn mắng chửi người ta 1,2 lần, rồi bạn xin lỗi, người ta bỏ qua. Ngày hôm sau lại giận dữ mắng người nữa, lần này họ nhất định ko bỏ qua nữa dù bạn có xin lỗi họ cũng ko chịu, lúc đó bạn nói bạn niệm Phật hồi hướng cho họ, liệu họ có chịu ko? Hay là họ sẽ tính sổ với mình, cho mình một trận?
Không tái phạm là chân sám hối.
Niệm Phật sám hối cũng phải từ trong tâm chân thành thì mới có được hiệu quả.
Tập khí xấu ác có thể chưa nhất thời đoạn dứt được, nhưng mỗi ngày phải giảm nhẹ đi, lâu dần cũng phải khống chế được nó, ko để nó phát huy tác dụng, hễ nó vừa mới chớm nhen nhúm hiện ra trong tâm thì mình liền niệm A Di Đà Phật để đè nó xuống, lâu dần công phu niệm Phật thuần thục thì ác niệm dẫu còn nhưng chẳng khởi tác dụng ra bên ngoài nữa…Đây là người niệm Phật có công phu, có thể hàng phục được phiền não.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Kính bạch Thầy, con là phật tử tu theo pháp môn Tịnh Độ. Con có biết là mình phải có Phát nguyện vãng sanh nhưng con không biết mình phải phát nguyện như thế nào ( Thầy cho bài mẫu giúp con) và Nghi thức thực hiện như thế nào.
Cả nghi thức Sám hối nữa thưa Thầy!
Nhờ Thầy chỉ giúp dùm con!
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật,
Bạn có thể tham khảo bài viết sau, đầy đủ tất cả theo đúng như ý của bạn:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/04/van-phat-nguyen-sam-hoi/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật .con xin kính chào thầy cũng các bạn đồng tu , đang trên đường tìm về phật pháp .con mới tìm hiểu về ĐẠO PHẬT và con thấy có rất nhiều tông phái khác nhau ,và con thì không hiểu và không biết mình sẽ thực tập theo được tông phái nào .con mới đây chỉ mới có duyên được lên chùa sủi chắp tác và làm công quả , và con mới tham gia một khóa tu tập 4 ngày trên thiền viện trúc lâm tây thiên , và khi kết thúc khóa tu con thấy mình cần phải học hỏi và tu tập nhiều hơn .con xin quý thầy chỉ giáo cho con nên bắt đầu như thế nào ,nên tìm hiểu và đọc những cuốn sách nào trước .con về nhà và cũng đã tự ngồi thiền , sám hối và hồi hướng ,quý thầy xin giải đáp cho con một thắc mắc đó là nhà con không có bàn thờ tổ tiên , bàn thờ phật vì con ở riêng và thuê nhà , vậy thì khi thực hành con nên làm như thế nào trước , bởi vì con hiểu điều gì cũng phải khởi từ tâm trước , con xin thầy giải đáp để con có thể tu tập và học đạo theo đúng con đường .con xin cảm ơn quý thầy .
A Di Đà Phật,
Bạn bắt đầu phát tâm lên chùa làm công quả và tu tập là rất tốt, rất đáng quý nên phát huy. Phật pháp bắt đầu chính từ Tâm Thành Kính. Đại Sư Ấn Quang dạy chúng ta: “Một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích”. Nếu tâm thành kính ta ko có thì học Phật cũng chẳng được lợi ích.
Tâm Thành Kính phải bắt đầu từ Cha Mẹ, Ông Bà: Phải Hiếu Kính Phụng Dưỡng Ông Bà Cha Mẹ, Cung Kính Lễ Phép với người lớn tuổi hơn mình, đây là Đại Căn Bản của Phật pháp cùng thế gian pháp. Muốn hiểu rõ Hiếu Kính hiện thực thế nào trong đời sống thì ko thể ko đọc Đệ Tử Quy (Đạo Làm Con):
http://hoasenvanno.files.wordpress.com/2013/11/02_dao-lam-con-1.pdf
Khi bạn đọc vào cuốn này ấn tượng đầu tiên là sẽ thấy có rất nhiều câu mình chưa làm được. Có người thấy vậy thì ko…đọc nữa, ko học nữa, tự nhủ rằng Khó quá Khó quá, niệm A Di Đà Phật đủ rồi. Bạn niệm A Di Đà Phật mà từng câu từng chữ trong cuốn Đạo Làm Con mà không làm được thì bạn niệm Phật…không linh! Chẳng thể vãng sanh! Cho đến bạn tham Thiền, học Giáo, học Mật mà bạn chưa làm được 100% cuốn Đạo Làm Con này thì bạn sanh tử thế nào thì phải đáng sanh tử thế đó mà thôi! Đạo Làm Con chính là chuẩn mực của 1 người tốt, người tốt mà Bạn còn ko làm được thì bạn muốn làm Phật, làm Bồ Tát thì làm gì có cái đạo lý đó? Nhà Phật gọi là “vô hữu thị xứ” – không có cái chuyện này!
Cho nên đó là lý do làm sao mà chúng ta ngày nay tu học nhiều năm mà ko thấy tiến bộ vì đã bỏ qua cái gốc Học Làm 1 Người Tốt, bỏ qua Đạo Làm Con, bỏ qua Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Do đó bạn phải nên cắm cái gốc thật chắc vào cuốn Đạo Làm Con trước. Sau đó rồi chuyển sang bộ Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Việc có bàn thờ hay ko hiện thời cũng ko quá quan trọng, nếu đủ duyên bạn có thể thỉnh 1 bức hình cuộn A Di Đà Phật để mỗi ngày có thời gian rảnh thì treo lên mà lễ lạy, mà niệm A Di Đà Phật cùng chung với việc đọc tụng cuốn Đạo Làm Con cho đến khi thuộc lòng. Thuộc lòng được thì mới có thể nhớ, mới có thể lý giải và thực hành một cách hiệu quả được.
Có vài lời thô cạn chia sẻ cùng bạn, mong bạn có được phần nào lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật. Con xin kính chào các Thầy và quý cô bác mọi người đang xem được trang này. Thưa thầy con năm nay 16tuổi. Bà nội, bà ngoại, mẹ con và Bác con đều là những người theo Phật rất tin và kính trọng Phật. Nhưng không ăn chay trường được chỉ ăn những ngày rằm mồng một,ba mươi ko phải vì không muốn ăn chay trường mà vì còn phải làm việc chân tay và một phần là do cha con không cho phép. Cha con có thể nói là từ xưa tới nay không tin vào chuyện tâm linh thánh thần và ông cho đó là mê tín. Bản thân bà ngoại con có thể gọi là bà đồng nhưg ko phải đi bói toán hay làm ngề ăn tiền mà bà con thờ thánh thờ Phật để cầu phúc đức cho con cái. Nhiều lần con tận mắt chứng kiến bà làm trên đền gọi cô về nhập vào bà để khuyên răn hay ban phước cho con cháu (con không biết là cô gì con nghìla cô Thánh) bố con tuy ko nói gì nhưg con biết ông ko tin. Bố con là người đi bộ đội và cũng có đáng giặc (đánh Trung Quốc) bản thân bố con đc dạy dỗ bởi sự nghiêm khắc đến đáng sợ của ông nội con. Con chỉ đc nge kể lại nhưg con hình dung được sự nghiêm khắc mang đậm tính chất thời phong kiến. Nhưng gia đình nhà nội con vẫn là một gia đình gia giáo. Có lẽ vì giốg ông nội con nên bố con là con trưởng cũng khó tính giống ông con. Và càng ngày càng khó điều đáng nói là bố con rất hay nổi giận dù chuyện to chuyện nhỏ chuyện không đáng gì và hay giận lây qua người khác. Ông dạy con cái ko từ tốn mà cứ ầm ầm từ bé đã vậy nên con ngĩ vì lí do đó mà con cảm thấy lo sợ và lì lợm hơn. Ko phải con ko biết nge lời bản thân con biết đúng sai nhưng bố con ko biết cách nói chuyện với con cái ko bao h tâm sự với con. Dạy dỗ con thì hay sân giận chửi bới nặng nhẹ bằng những từ ngữ rất xúc phạm. Bản thân con biết con có nhiều lỗi vì bố thương con nên bố mới hành xử như vậy nhưng con thật sự rất tổn thương và cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Ví dụ như khi con làm 1 việc gì đó con vổ ý để qên đồ mà ko dọn đi bố con cũng nóng lên hay chửi những câu như cứt để lên đầu và nhiều từ xúc phạm khác. Từ những chuyện như v con cảm thấy rất tổn thương và buồn và ko thấm thía được. Bố con còn hay chửi lây cả mẹ con hay con mạn phép gọi là giận cá chém thớt. Bố con rất tốt rất thương con cái nhưng lại mắc phải những thứ con vừa nói , lại là giá trưởng nên hay áp đảo người khác , ít khi nhận sai và xin lỗi, con thấy cách bố đối xử với nhà ngoại và nhà nội khác nhau( nội đối xử đàng hoàng vui vẻ hơn nhiều) nếu con kể ra những câu chuyện về cách đối xử đối với hai nhà thì sendài lắm nên con xin thôi. Và ông tiết kiệm qá mức quy định tới mức hà tiện luôn rồi. Nói cho ngắn gọn là ông đi sửa đồ mà người ta lấy giá cao là ông sị môi chê mắc kêu rằng làm có bao nhiêu đâu mà lấy mắc vậy v mà trong khi đồ mẹ con sửa quy định giá rồi mà ông lúc nào cũng lấy cao chất ngất hơn 1\3 hoặc gấp đôi giá. Ông ko thích mua đồ mới cũng ko thích mua sắp cho ai. Nhiều cái bố con rất vô lí nhưg mấy mẹ con muốn yên cửa yên nhà nên nhịn. Bản thân con hồi trước chưa biết đến Phật pháp cũng chưa tin và chưa nge về những điều tâm linh nhiệm màu bao giờ. Nhưng bà ngoại con đã kể con nge và khuyên con làm những điều đúng đắn. Nhờ bà nói về những kiếp luân hồi quả báo mà con đc mở mang đầu óc. Bà kể cho con nhé chắc là lúc con 7,8 tuổi gì đó mà con còn nhớ rất rõ. Rồi đến khoảng 2 năm trước mẹ con bắt đầu theo và tin phật mẹ đem rất nhiều băng đĩa phật pháp và sách tụng kinh giảng dạy về .bố con chẳng cho coi kêu là nó phải việc của chúng con rồi kêu là linh tinh thôi. Mẹ con hay đọc sách phật và đọc kinh nhưng ko thắp hương khi đọc chỉ tĩnh tâm đọc lúc trước khi ngủ vì mẹ con ko có thời gian mẹ làm việc ság tối và một phần do bố con ko thích. Con cũng đc xem nge giảng rất nhiều câu chuyện về phật. Có một thời gian con đọc chú đại bi.niệm bồ tát và bài sám hối nhưng con bỏ đc một thời gian cũng khá lâu rồi vì con còn ham chơi mau chán. Nhưng con lúc nào cũng một lòng tin vào Phật pháp và sự nhiệm màu của Phật. Con đã từng thấy đc sự nhân quả trong cuộc sống thật sự rất linh nghiệm. Con hoanbtoàn tin và thấy đc sự nhiệm màu của sự thành tâm tin tưởng Phật. Nhưng con bây giờ vẫn hay ham chơi và cũng hay mắc lỗi và con muốn hỏi thầy rằng con đọc kinh trước lúc đi ngủ mà ko thắp nhang có đc không và con đọc loại kinh gì để bố con bớt đi tính sân giận và giảm tội lỗi cho con và giả đình con cũng như cầu phước đữc an lành cho con và giả đình con thì con nên làm gì thưa thầy.
Thưa thầy còn câu chuyện con muốn kể cho quý thầy và quý cô bác mọi người nge. Con ko biết có phải sự nhiệm màu ko nhưng con cảm thấy nó thật sự rất lạ và con tin chắc chắn có sự linh nghiệm nào đó: Chuyện là con có qen một anh kia thì hôm đó trưỡc khi con đi thi đấu thì con muốn đi thăm một số chùa còn chưa biết cũng là đi thăm một chú kia đã già rồi chú ở trong một cái gọi là giống cái nhà cấp bốn nhưng rất thô sơ ở trên núi cao. Chú thờ phập tại gia nhưng nhà chú giống như một cái chùa nhỏ vậy rất nhỏ nhưng bàn thờ thì vẫn đầy đủ ba bốn bàn thờ và từng chỗ thờ riêng. Và trước cổng nhà chú có thờ ông Hổ nữa. Thì hôm đó con đi cùng anh lên Quan Âm Các đầu tiên, lúc con đi lên thì trời rất nắng nắng cháy luôn vậy mà khi lên vừa tới Quan Âm Các thì trời đen nhanh cực kì rồi mưa to và lúc về thì con để ý mấy chỗ khác ko mưa. Thì đúng lúc đó tới h tụng kinh của những người trong chùa và những người theo đạo, trên đó cũng có một vài ng tham qan nhưng chỉ có qan và anh đc một thầy trong chùa kêu vào tụng cùng thì lúc đó con chỉ thuộc chú đại bi thôi nhưg con cảm thấy rất may mắn. Tụng đc nửa tiếng thì con nhìn đồng hồ vì ko có nhiều thời gian nên con xin thứ lỗi và đi trước. Lúc con ra thì trời đã tạnh mưa trong vắt. Rồi con và anh đi đến chỗ chú năm đó. Chú sống một mình đáp đường ko công cho người đi núi ko bị té. Và con vs anh đi vào thắp hương tất cả thăm hỏi chú một hồi rồi ra về lúc về thì ra trước nhà chú con đang móc đt cục gạch ra định gọi thì đt ko xuất hiện gì nhiều mà có xuất hiện chữ Ngoc Van mà kiểu chữ rất đẹp và trong loại máy của con ko có lọa chữ như . Con cảm thấy rất lạ rồi ra xa cái chỗ chú năm con định đưa cho anh coi thì chữ đó biến mất. Con cảm thấy rất linh nhưng con ko biết chữ đó có ý nghĩa gì thầy có thể nói cho con biết đc ko ạ? Con xin thành tâm cảm ơn và mong thầy sớm hồi đáp. Nam mô A Di Đà Phật.
Như bạn đã nói thì bạn rất lười và ham chơi nên thôi kinh văn dài quá dễ làm mình “lười” hơn vậy thì để giảm bớt tham sân si bạn vẫn cứ tiếp tục đọc chú đại bi. Nếu đã đến với trang web này là 1 đạo tràng Tịnh Độ thì chắc bạn cũng có duyên với niệm Phật. Ngoài việc niệm chú đại bi thì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, có thể tham khảo các cách niệm Phật ở đây http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/ nếu thấy hợp cái nào thì chọn cái đó. Hàng ngày lúc rảnh thì đều niệm Phật lâu ngày sẽ thấy an lạc và tham sân si sẽ giảm dần. Còn về dòng chữ thì mình không có khả năng nói ý nghĩa của nó 😀
Nam Mô A Di Đà Phật
Adidaphat. Bạch thầy!
Con 38 tuổi cuộc sống con nhiều điều phải suy nghĩ nên tâm con chẳng lúc nào được yên, con rất muốn tụng kinh để tâm được thanh than quên đi mọi ưu phiền nhưng con không biết tụng kinh gi? Bài gì? Và mua ở đâu? Mong thầy chỉ bảo dùm ạ. Namoadidaphat.
Con người ai cũng phải bận rộn suy nghĩ, thường thì ko nghĩ việc này thì cũng nghĩ việc kia, từ sáng đến tối tâm chẳng được an…nhưng cũng ko ngoài hai chữ Danh Lợi. Người chưa có Danh Lợi thì cầu cho có, chưa bằng người thì lại muốn bằng người, có rồi thì lại lo thiếu, hoặc lo trộm cướp, oan gia cướp của, bức hiếp chiếm đoạt, hoặc khi vô thường nước lửa tiêu tan sạch sẽ, mạng hết vứt sạch, chẳng mang theo được thứ gì, nghèo giàu như vậy, khổ đau trăm mối…có phải vậy ko?
Cho nên cái gốc là phải Biết đủ thường vui, an trong số mạng. Chẳng nên vọng tâm mong cầu những thứ vượt quá sức mình, hay trong mạng mình ko có mà mình cứ ráng mong cầu thì cũng chẳng thể có, hoặc giả trong mạng mình có mà mình muốn từ chối vứt bỏ nó thì nó vẫn đến như thường…
Để ko còn lo nghĩ, lo lắng ưu phiền về chuyện này chuyện kia, lo được lo mất thì bạn nên đọc kỹ cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Làm Chủ Vận Mệnh – Hãy xem đây là Kinh, là pháp bảo, là vật trân quý có thể cứu mạng mình. Quả thật nếu ai thật thông suốt cuốn Kinh này thì họ trong đời này cũng đã thanh thản, vui vẻ rất nhiều rồi, đã có thể làm chủ vận mạng, cầu gì được đó rồi, an vui ko thể nói hết…
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Chúc bạn sớm hiểu rõ được lý luận Làm Chủ Vận Mệnh trong cuốn sách này và tâm sớm được an ổn.
Đừng làm các việc ác, mỗi năm được bình an
Siêng làm các việc lành, mỗi năm được như ý.
A Di Đà Phật.
kinh sách thì vào chùa mà thỉnh, vào chùa xin thỉnh rồi cúng dường. ko thì tiệm sách hoặc trong siêu thị cũng có mà. kiếm cuốn kinh nhật tụng phật tử nào cũng có
Thưa Thầy,
Kinh sám hối là quyển Kinh gì ạ?
Con là một phật tử nhưng con ngu si mê muội quá nhiều! con đã 2 lần dứt bỏ giọt máu của mình khi chưa thành hình! con cứ nghĩ vo tri vô giác không gây đau đơn đến ai! giờ con tỉnh ngộ con đau đớn nhưng chẳng thể làm được gì, con còn 1 đứa con nhỏ chưa được 2 tuổi…con muốn được làm gì đó sám hối tội lỗi trước 2 con của con…con đã gởi con vào chùa nhưng khồng biết các con có được vào…nghĩ đến đứa con được cưng, được thương mà con đau đớn khi 2 sinh linh bị con ruồng bỏ! con thật tâm muốn sám hối tội lỗi của mình. xin thầy chỉ cho con con đường đúng đắn! con xin cúi đầu cảm ơn!
Bạn có thể tham khảo bài sám hối với thai nhi:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
Và con đường đúng đắn nhất là không bao giờ tái phạm việc này, ngoài ra cũng phải tùy duyên phóng sanh, khuyên người kiêng việc sát sanh, bản thân trong nhà cũng ko được tùy tiện sát hại sanh mạng của chúng sanh, dù là con kiến, con muỗi…
Phát tâm ăn chay được thì lại càng hay ạ.
A Di Đà Phật.
Xin thầy hoan hỉ cho con hỏi là mỗi khi gặp nghịch cảnh thì mình xám hối, hồi hướng và niệm phật nhưng mình xám hối thì xám hối với ai và hồi hướng cho ai và như thế nào vậy thầy
Mong qúy thầy giải đáp thắc mắc của con A di đà phật
Sám hối ý nghĩa là biết sai mà sửa, và hứa không tái phạm nữa. Vậy là chân thật biết sám hối.
Khi gặp nghịch cảnh thì trước phải tin sâu Nhân Quả, nghịch cảnh ác duyên đều là Nhân Quả của chính mình, nên ko sanh tâm sân hận, hay bực tức ai hết. Hồi hướng công đức niệm Phật khi gặp nghịch cảnh là trước tiên dành cho những người làm chướng ngại mình, gây khó dễ cho mình, cho “kẻ thù” của mình (người học Phật chân thật là không có kẻ thù, ko có oan gia đối đầu)…Sau đến hồi hướng cho những chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới, mục đích là luôn nhắc nhở mình phải mở rộng tâm lượng, có thể đồng cảm, bao dung, thương yêu hết thảy chúng sanh.
Dưới đây là bài kệ hồi hướng của người tu Tịnh Độ, gửi bạn tham khảo:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ơn sâu
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh Cực Lạc quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vậy mỗi khi gặp nghịch cảnh thì mình niệm phật cầu sám hối thì phật có cho kg thầy
Sám hối cũng là 1 cách tu hành thường xuyên, chứ ko phải gặp nghich cảnh mới sám hối.Theo Phật sám hối với Phật, theo thần thì sám hối với thần. Bạch Đức Thế Tôn con tên … pháp danh … ngày nay đối trước Đức Thế Tôn xin sám hối những lỗi lầm mà con đã gieo tạo từ nhiều đời trong quá khứ cho đến nay do bởi thân miệng ý hoặc những lỗi lầm mà con được biết hay ko được biết đều được ân điển của Đức Thế Tôn (chư Phật)gội nhuần cho con. Con nguyện sống đời hiền lành, ý nghĩ hiền lành, lời nói hiền lành, việc làm hiền lành. Con nguyện hướng tâm mãnh liệt về Đức Thế Tôn để cứu vớt đời con ra khỏi đau thương kiếp người để trở về với cội nguồn giác ngộ. Con nguyện thể hiện tất cả các các công hạnh lành. con nguyện thể hiện tất cả các công đức lành. con nguyện sau khi thành tựu đạo quả độ thoát hết thảy vạn loài chúng sanh. Đó 1 cách phát nguyện sám hối, sau đó thực hành sám hối bằng cánh lạy Phật hoặc đọc các bài sám như bài sám Quan Âm. Sám Di Đà rồi niệm Phật….. xong sám hối thì hồi hướng có thể hồi hồi hướng cho cửu huyền thất tổ(ông bà tổ tiên) nếu phát nguyện lớn thì. Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, con cùng thảy chúng sanh, đều đồng thành đạo quả. (Tham khảo thêm các bài hồi hướng trong kinh sách)
cho con hỏi con lạy phật sám hối ở trong phòng ngủ được không
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hoanang,
Sám hối là ở nơi tâm, chẳng phải nơi thân. Bạn chớ nên nương chấp nơi hình tướng mà gò mình vào việc sám hối cho dù là ở trước bàn thờ Phật. Sám hối không gì khác là làm lành, lánh dữ và luôn niệm Phật để giữ cho tâm mình thanh tịnh. Nếu điều kiện hoàn cảnh không cho phép, bạn chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi thời khắc là tốt rồi.
Chúc tinh tấn
TN
Con xin hỏi các sư thầy !
Cái qua khu cua con nó rat ghê tởm va bẩn thiu nữa ..toi lon của con gây ra thực su ko qua lon nhưng de ma nghi thi chet cung ko ai thương sống cung bi dằn vặt bản thân……Giờ con không pit phải làm gì để chuộc lai những lỗi lầm mà con đã,gây ra .Hằng ngày con đang nghe nhạc tụng kinh va đọc ăn chay xám hối..
Con xin các sư thầy cho con lời khuyên và cách để con sám hối .
Con xin cảm ơn các sư thầy !
Chào bạn Nguyễn Tuyên,
Chân sám hối là không bao giờ tái phạm các việc ác đã làm. Thêm một chút nữa là không bao giờ làm các điều ác, chỉ làm điều thiện, như vậy mới là sám hối. Sám hối không chỉ ở hình thức đọc, tụng kinh. Nên bạn cần phải chuyên cần kiểm soát 3 nghiệp nơi thân, khẩu, ý để không làm điều ác nữa. Trước mắt bạn cần quy y Tam Bảo và giữ 5 giới của người cư sỹ tại gia nhé. Nhớ hiểu cho rõ ý nghĩa của quy y Tam Bảo để hành trì cho đúng bạn nhé. Và là giữ giới chứ không chỉ thọ giới rồi thôi, giữ giới thì mới có công đức, hiệu quả.
Thay vì nghe nhạc tụng kinh, sao bằng tự mình đọc kinh? “Đọc ăn chay sám hối”? Sao bạn không ăn chay mà là đọc?
Bạn nên thường chú tâm niệm Phật (phải chú tâm mới được) và hồi hướng tất cả công đức, phước đức của bạn cho tất cả các oan gia trái chủ và tất cả chúng sanh đều được hưởng lợi ích chóng thành Phật đạo.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn lời khuyên của Phước Huệ
Nam Mô A Di Đà Phật !
con thưa thầy, năm nay con 16 tuổi, hồi bé con đã gây ra rất nhiều nghiệp, con đã quyết tâm ăn chay 1 thời gian trước đó, từ lúc đó con luôn tụng chú đại bi và thập chú vì các chú đó dễ nhớ và con còn đang là học sinh. Con tụng chú đại bi thay vì tụng chú địa tạng có được không ạ , vì nhà con không có quyển kinh địa tạng ạ. Con tụng 2 loại chú đó có được sám hối và hồi hướng không ạ ?
Nam mô A di Đà Phật. Kinh thưa thầy, cho con hỏi nếu mình muốn đọc kinh Địa Tạng thì có thể tranh thủ thời gian rảnh ở cty để tụng kinh được không ạ? Hay con phải ngồi trước bàn thờ phật để tụng? Và mỗi lần tụng có buộc phải tụng hết 13 phẩm 1 lần không hả thầy? Xin thầy chỉ dẫn cho con. Con xin cám ơn ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trân,
*Đọc kinh Phật đúng lý thì nơi nào cũng được, ngoại trừ những nơi huyên náo hay bất tịnh. Ở công ty bạn cũng có thể tụng được. Tuy nhiên bạn phải khéo léo cân nhắc: liệu việc tụng kinh của bạn có gây phiền não cho đồng nghiệp xung quanh không? và những người xung quanh bạn có thấy hoan hỉ khi bạn làm việc đó không? điều kế nữa với khoảng thời gian hạn chế, liệu việc trì tụng của bạn có thể thực hiện theo đúng mọi nghi thức trong kinh không? Nếu hai yếu tố khách quan này bạn không thành tựu, việc trì tụng sẽ không có lợi lạc.
*Tụng kinh, chú mà tâm bất an thì sự trì tụng sẽ không có lợi lạc. Vì thế theo thiển ý của TN, bạn nên dành thời gian tụng kinh đó để niệm Phật. Chư Tổ dạy: Tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật. Tại sao? Vì niệm Phật bạn có thể thực hành mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh và không bị bất cứ đối tượng (người, vật) chi phối. Bởi đơn giản là bạn có thể niệm lớn, niệm nhỏ hay thầm niệm, nghĩa là tuỳ duyên nơi mình đang có mặt mà niệm Phật. Được thế, tâm bạn lúc nào cũng an lạc và tiêu giảm những phiền não và ác nghiệp thường lôi cuốn hay xảy ra.
*Việc tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN nếu thực hành được trước bàn thờ Phật thì sẽ trang nghiêm hơn: Kinh Địa Tạng bao gồm 3 quyển Thượng-Trung-Hạ. Nếu bạn sắp xếp được thời gian thì tối thiểu phải nhiếp tâm tụng hoàn thành một quyển cho một lần tụng chứ không nên tụng mỗi ngày một vài phẩm, bởi như vậy tâm sẽ bị phân tán, các chúng sanh vô hình khi họ đến nghe kinh cũng sẽ cảm thấy bị hụt hẫng và như thế sự lợi lạc sẽ không nhiều.
TN
Dạ con xin cám ơn lời chỉ dẫn của Thầy. Do ở công ty con ngồi phòng riêng 1 mình con nên con muốn tranh thủ thời gian. Đôi khi về nhà bận công việc nhà, con cái nữa con sợ mình không đủ thời gian. Vậy con xin nghe theo lời Thầy sẽ niệm Phật bất cứ khi nào có thể. Vì hàng ngày lúc nào rảnh con đều làm thế, tuy nhiên con chỉ toàn niệm: Nam Mô A di đà Phật/ Nam Mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán thế âm Bồ Tát. Cho con hỏi như vậy thì có được không? Hay mình có thể niệm thêm gì nữa ạ?
Con xin cám ơn Thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trân,
Niệm cả hai đều được cả. Tuy nhiên thời gian niệm bạn nên chia ra làm hai phần. 2/3 thời gian dành cho niệm: Nam Mô A di đà Phật. 1/3 thời gian còn lại niệm: Nam Mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán thế âm Bồ Tát. Kế đó là hồi hướng. Hàng ngày, làm ít, làm nhiều việc phước thiện gì bạn cũng đừng quên hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, oan gia trái chủ của bản thân và gia đình mình, nguyện cho họ đồng giác ngộ, tu đạo để đồng sanh về Tịnh Độ.
Chúc bạn luôn an lạc.
TN
Thưa Thầy cho con hỏi hồi hướng là thế nào ạ? Cách hồi hướng tốt nhất là làm thế nào? Và sau khi làm phước thiện thì nên hồi hướng cho chúng sanh là làm gì ạ? Thỉnh thoảng con cũng có làm điều phước thiện nhưng không biết về việc làm hồi hướng ạ. Mong Thầy chỉ dẫn cho con. Con cám ơn Thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trân,
*Hồi hướng là gì? Hồi là quay lại, trở lại. Hướng là nhớ nghĩ đến mọi người. Gộp lại: Hồi hướng là khi làm bất cứ việc phước thiện nào, bạn phát tâm thanh tịnh – thanh tịnh là không có vụ lợi, không vì mình mà làm phước thiện, mà vì mọi người, đem tất thay phước thiện mình làm được, hướng về những chúng sanh, trong đó có cả thân quyến của bạn đang sống trong mê lầm, khổ nạn, nguyện cho họ sớm hồi đầu, hướng về Phật pháp, cùng tu học để giác ngộ và giải thoát. Khi bạn thường làm như vậy, đồng nghĩa bạn luôn nhắc nhở, quán chiếu tâm mình chỉ chuyên hành việc thiện, xa lìa việc dữ ác, hành thiện rồi thì hồi hướng cho chúng sanh muôn loài, giúp họ cùng giác ngộ. Hiểu gần (nghĩa thô) thì dường như bạn không có lợi ích gì, vì việc thiện thì bạn làm, nhưng kết quả thì lại trao cho người. Nhưng hiểu xa (vi tế nghĩa) khi bạn hồi hướng cho mọi người, họ biết hồi đầu bỏ ác, hành thiện, xung quanh bạn đều là người phước thiện, đồng nghĩa thế giới bạn đang sống là thế giới an lạc. Do vậy hồi hướng còn có nghĩa: cùng giúp mình, giúp người hồi đầu hướng thiện, tu tâm để cùng giác ngộ, giải thoát.
Tâm bình thế giới bình là nghĩa này. Vì thế hồi hướng là đại phước thiện mà người Phật tử nên hành mỗi ngày.
*Hồi hướng có hai hình thức: kệ (văn vần) và văn xuôi và có rút gọn hay trọn nghi thức
– Rút gọn khi không có nhiều thời gian, bạn chỉ cần hồi hướng như sau:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nguyện có ai thấy nghe
Đều phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Tịnh Độ.
Hay:
Niệm Phật, (lạy Phật, tụng kinh, trì chú…) công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng chừ phiền não,
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế thường hành Bồ tát đạo,
Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Khoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ,
Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhất thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cộng thành Phật đạo.
– Trọn nghi thức, ví thử bạn tu theo Tịnh Độ, sau phần tụng kinh, niệm, lạy Phật bạn hồi hướng:
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Liên Tòa Chứng Minh.
*Phục Nguyện, thượng chúc Phật nhật tăng huy pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Đệ tử chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, xin hồi hướng oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp, cũng như hiện tại, hữu hình và vô hình, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này, sanh qua cõi Cực Lạc.
*Đệ tử chúng con nguyện cầu Đức Phật A Di Đà chấn tích quang lâm phóng ngọc hào quang gia hộ đệ tử chúng con biết trước giờ lâm chung, thân không tật bệnh, tâm không hôn mê, nhất tâm niệm Phật, Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng tiếp dẫn chúng con vãng sanh về tây phương Cực Lạc.
*Đệ tử chúng con nguyện đức Quan Thế Âm Bồ Tát Thị từ chấn tích quan lâm phóng ngọc hào quang hộ đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, tật bệnh tiêu trừ căn lành tăng trưởng, phước huệ trang nghiêm, xuân đa các khánh, hạ bảo bình an, thu tống tam tai đông nghinh bách phúc, một hậu đắc Di Đà thọ ký.
*Đệ tử chúng con nguyện đức Phật A Di Đà thụy từ phóng ngọc hào quang, tiếp dẫn chư hương linh vong linh cửu huyền thất tổ thập nhị loại cô hồn ngạ quỷ hà xa, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị nam nữ thương vong lai đáo Phật tiền văn kinh thính pháp tốc xả mê đồ siêu sanh tịnh độ.
Phổ Nguyện: Âm siêu dương thới pháp giới chúng sanh, tình dữ vô tình, đồng sanh Cực Lạc, đồng kiến Di Đà, Đồng Ngộ Vô Sanh. Đồng thành Phật Đạo.
Trên đây chỉ là một vài biểu dụ, còn tuỳ theo duyên, nhưng quan trọng là ở tâm lợi tha và thanh tịnh. Được vậy, dẫu làm ít hay nhiều phước thiện công đức đều như nhau.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
………………………………………………………
Tham khảo:
Tại sao phải hồi hướng?
NAM MÔ ADIĐÀPHẬT,TIỂU ĐỆ XIN ĐƯỢC TÁN THÁN VÀ TÙY HỶ CÔNG ĐỨC Ạ.NHÂN ĐÂY ĐỆ XIN MẠO MUỘI CHIA SẺ ĐẾN TẤT CẢ LIÊN HỮU ĐỒNG TU PHÁP SÁM HỐI CỦA NGÀI NGẪU ÍCH ĐẠI SƯ LÀ ” CHIÊM SÁT SAM’ ĐƯỢC NGÀI GỌI LÀ: “THẦN DƯỢC CỨU CHÚNG SINH THỜI MẠT PHÁP. THẬT VÔ CÙNG HY HỮU! VÔ CÙNG HY HỮU!
Nam mô A Di Đà Phật
Kính thưa thầy!
Thầy cho con hỏi việc này ạ: Cách đây 2 năm con mang thai, nhưng chẳng may thai tử trong bụng lúc đựơc 8 tuần. Sau đó gia đình chồng đã chôn cất và thờ cúng bài bản. Nhưng đầu tháng tư âm lịch vừa rồi,do duyên lành đưa đến thì con đựơc gặp cháu ( thông qua việc gọi hồn của sư cô tại 1 ngôi chùa). Cháu về nói là trứơc giờ những lần cha mẹ cúng cháu đều ko nhận đựơc,vì bị những ngừơi mạnh hơn giành hết. Cháu nói vì cháu cũng vô danh như họ nên họ mạnh hơn họ giành hết,sau đó cháu xin đựơc đặt tên, và xin sư cô đặt pháp danh và xin quy y tại chùa đó. Vợ chồng con cũng đạ làm lễ xin quy y cho cháu trong chùa rồi. Và cháu cũng muốn sửa lại tên vô danh trên bia mộ bằng tên mới đặt. Mà vợ chồng cháu hoang mang quá vì trứớc giờ chưa ai đặt tên cho ngừơi đã khuẩt bao giờ. Xin thầy chỉ dẫn giúp con. Con xin cảm ơn thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phạm Như Ý,
Việc quy Y, đặt pháp danh cho thai linh là việc nên làm và việc đưa tên lên bia mộ của thai linh cũng nên làm, bởi đó là sở nguyện của thai linh. Nhưng gia đình không cần phải lập bia mộ mới mà chỉ cần thỉnh vị Sư Cô có duyên với thai linh đến mộ, làm lễ rồi nói với thai linh kể từ ngày quy y Tam Bảo, thai linh có pháp danh là vậy, và trên bia mộ cũng sẽ mang pháp danh như thế. Nếu thai linh chấp nhận thì đó là giải pháp tốt, ngược lại thì gia đình nên tuỳ duyên để giúp thai linh thành tựu sở nguyện.
Tuy nhiên hai bạn phải thật khéo khai thị cho thai linh biết: thân mạng của cháu đã mất, nay cha mẹ làm lễ quy Y Tam Bảo và đặt pháp danh cho con để con được nương vào Phật A Di Đà và pháp niệm Phật mà tu học để vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ chứ không phải để con nương nơi ngôi mộ rồi sống mãi nơi đó. Vì thế hàng ngày con phải cùng cha mẹ cùng nhiếp tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Cha mẹ sẽ đồng nhất tâm làm mọi phước thiện để hồi hướng cho con sớm sanh về Tịnh Độ của Phật A DI ĐÀ. Mong con buông bỏ tất thảy những luyến tiếc, oán thù nơi cõi này, một lòng chí tâm niệm Phật để sanh về Tịnh Độ.
Được vậy việc quy Y Tam Bảo cho thai linh mới thực hữu ích.
TN
Lúc trước con lỡ bước ngang qua hình Quán Thế Âm bồ tát mà ai đó làm rơi dưới đất. Con đọc được một câu chuyện : 1 vị tôn giả kể lại tiền kiếp là sắp đắc quả Thánh , mà trước đó vô ý đã dựa lưng vào hình vẽ Phật trên vách nên không được chứng Thánh quả. Một bậc siêu phàm còn bị như vậy thì một người thường như con sẽ ra sao đây? Con phải sám hối như thế nào? Mong các tiền bối hướng dẫn ạ.
Nam mô A Di Đà Phật. Thầy cho con hỏi tại sao khi con niệm phật không sao chí tâm được. Con có con bị bệnh tự kỷ nên hàng ngày con phải dạy con những kỹ năng tự phục vụ mà cháu tiếp thu chẳng được là bao. Lúc đó con không kìm được cơn nóng giận lại rầy la cháu. Như vậy con có bị khẩu nghiệp không ạ? Thầy chỉ cho con làm sao để luyện được tâm nhẫn để an lạc với mọi sự ngang trái hàng ngày.
Bạn Mỹ,
Bạn không hiểu cho nổi khổ của trẻ nhỏ, bé bị như vậy chẳng phải là nó muốn vậy, nhưng nghiệp lực khiến nó như vậy. Bạn không thông cảm mà rầy la đương nhiên kết thành khẩu nghiệp và ý nghiệp – vì đã có niệm sân. Nhân quả rất phức tạp, căn bệnh của bé nói đi nói lại cũng là nghiệp của đứa bé và của cha mẹ. Nếu cha mẹ chẳng có nghiệp dữ thì chẵng sanh ra đứa con bệnh, và nếu tự thân bé ấy chẳng có nghiệp dữ thì cũng chẳng tự mang bệnh tự kỷ.
Không biết bé bị tự kỹ từ lúc mấy tuổi, nhưng nếu là dưới 12t đã bị thì đa phần là do nghiệp báo của cha mẹ mà ra. Xin bạn đọc đoạn dưới đây và suy ngẫm…
”Trẻ em bị bệnh: Thường thì trong khoảng 12 tuổi trở xuống (không bao gồm những tình huống cá biệt), nếu không do bản thân tức giận làm ác, thì do bố mẹ tức giận mà bị, trẻ em bị bệnh thường là do cha mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ của chính mình, nếu là đứa trẻ trai thì do bố mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ hoặc chồng của mình, như là mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ chồng, bố đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ của mình, Kinh Địa Tạng có nói nhân quả tự mình phải chịu, nhưng do bố mẹ của những đứa trẻ thời nay quá yêu chiều con mình nên thay vì phải đem tình yêu, trách nhiệm hiếu kính cha mẹ thì lại chuyển sang hết cho con mình, khi đó thì tội bất hiếu mình làm thì sẽ do con của mình chịu thay. Cho nên khuyên nhủ đối với cha mẹ của những trẻ nhỏ, phải làm tròn đạo hiếu, quan tâm, kính hiếu nhiều hơn nữa đối với người già cả, tạo thành nề nếp tốt cho gia đình, như vậy sau này con của mình mới học mình mà hiếu thuận với mình, nếu không, con mình không những bị bệnh mà còn không hiếu thuận với mình, mình không hiếu thuận với cha mẹ mình như thế nào thì con mình cũng không hiếu thuận với mình như vậy, thiên lý tuần hoàn, nhân nào quả đấy vậy.”
-Trích Vương Phụng Nghi Ngôn Hành Lục
Chào chị,
Printemps có người bạn học, rất khác biệt với các bạn khác. Sau này nghe nói bạn này có bịnh thần kinh nhung Pr. ko tin vì đậu và học được trường hàng đầu ở VN thì phải là người bình thường. Một hôm, gửi link phim Bác sĩ nhân ái (Hàn Quốc) nhắn nhủ “phim hay xem đi”, ai dè bạn nói “tui bị tự kỷ, khỏi xem”. Giật mình, mới ngồi gắn kết những ký ức, tưởng bạn nói đùa. Hoá ra là thật! Người bị tự kỷ rất thông minh, đặc biệt những lĩnh vực mà họ cảm thấy thích thú. Đừng la rầy, tội họ lắm vì đầu họ như muốn nổ tung. Và tuyệt đối đừng bỏ rơi và xa lánh. Phải kiên nhẫn, tuỳ duyên mà dẫn dắt họ. Họ sẽ tự thay đổi và hoà nhập vào XH. Tất nhiên, vẫn không thể giống như những người xung quanh, nhưng họ có đi làm và tự nuôi bản thân là quý lắm rồi. Chúc chị vui!
A Di Đà Phật. Chào bạn Mỹ,
HA xin chia sẻ cùng bạn một chút về điều bạn hỏi. Việc bạn rầy la con bạn như vậy chẳng những tạo khẩu nghiệp mà còn là việc để tâm sân hận đốt cháy rừng công đức. Như liên hữu TN chia sẻ trước, việc bạn có một dứa con tự kỷ như vậy chính là nghiệp báo của chính bạn. Lẽ ra bạn phải đón nhận nó một cách thật công tâm và hòa ái thì mọi việc sẽ có thể được giải quyết một cách tốt đẹp và bạn cũng sẽ tránh được việc tạo nghiệp xấu. Bạn hãy so sánh xem, một người phụ nữ ở Anh tên là Sarah Ziegel, 55 tuổi có tất cả 4 người con và cả 4 đều mắc bệnh tự kỷ. Nếu bạn gặp một lúc như vậy liệu bạn có thể vượt qua được hay không? Vậy mà người phụ nữ ấy đã có thể giúp cả 4 người con của bà vượt qua bệnh tật và trở thành người có ích cho xã hội. Đây chính là một vị Bồ tát sống mà chúng ta cần phải học tập. Bà đã phải cầm cố nhà, bằng trái tim yêu thương của người mẹ, tìm cách tự chữa trị cho con (HA sẽ cho bạn đường link câu chuyện này sau).
HA thấy cách dạy trẻ tự kỷ của bạn có vẻ chưa phù hợp. Bạn thử áp dụng phương pháp mà Sarah đã thành công với 4 đứa con của bà xem sao. Đó là phương pháp trị liệu có tên: Phân tích hành vi ứng dụng viết tắt là (ABA). ABA dạy trẻ tự kỷ bằng cách thưởng cho chúng những thứ chúng muốn.
Bạn nên xem thêm sách “Báo ứng hiện đời” (vào GOOGLE search nhé) để biết được mọi việc xảy ra đối với mình và gia đình, con cái… đều là nhân quả nghiệp báo không sót một mảy may, như bóng tùy hình vậy. Theo HA thì ngoài việc áp dụng liệu pháp ABA cho cháu thì bạn cần phải phát tâm tụng kinh, niệm Phật, sám hối và hồi hướng cho cháu cùng tất cả oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp (LH Thiện Nhân đã phúc đáp). Bạn đọc sách “Báo ứng hiện đời” sẽ tự tìm ra cho mình cách tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng cho bạn lẫn con bạn. Như vậy thì con bạn không trị cũng có thể lành bệnh vì gốc bệnh đã được nhổ hết. Chúc thành công nha bạn. A Di Đà Phật.
1) Người mẹ 20 năm cầm cố nhà nuôi 4 đứa con tự kỷ thành tài:
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/chuyen-nguoi-me-20-nam-cam-co-nha-nuoi-4-con-tu-ky-thanh-tai-369559.html
2) Sách Báo ứng hiện đời:
https://www.youtube.com/watch?v=EyLwYApykaA
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tạ Thị Mỹ,
*Niệm Phật không chí tâm: Nguyên nhân do bạn chưa nắm được yếu chỉ của pháp niệm Phật: tin sâu-nguyện thiết-thực tâm hành.
Sao gọi tin sâu? Tin nhân quả ba đời quyết không sai biệt; tin sanh tử vô thường; tin thân người khó được, Phật pháp khó gặp, khó nghe; tin lời Phật Thích Ca diễn nói là chân ngữ; tin cảnh giới Cực Lạc là có thật và nguyện lực của Phật A DI ĐÀ là chân ngữ.
Sao gọi nguyện thiết? Nguyện bỏ hết các điều ác, nguyện làm tất thảy điều lành, nguyện giữ tâm thanh tịnh và nguyện đem tất thảy phước thiện này hồi hướng tận hư không giới chúng sanh để sanh về Tịnh Độ.
Sao gọi thực tâm hành? Luôn quán chiếu tâm để tâm ác không khởi. Sao gọi là ác? tham, sân, si là tam ác sẽ đưa chúng ta vào tam ác đạo: tham=ngạ quỷ; sân bằng địa ngục; si=súc sanh. Hàng ngày khi đối người, tiếp vật nếu bạn thường để tâm ác khởi lên, đồng nghĩa bạn đang huân tập, chiêu cảm cảnh giới nói trên và đang tự bước chân về cảnh giới đó, và như vậy là niềm tin của bạn về nhân quả, lời nguyện của bạn chỉ là suông miệng.
*Phật dạy con cái đến với chúng ta có 4 duyên nghiệp: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Một đứa con khiến cha mẹ luôn phải đau lòng, cho dù cha mẹ làm mọi điều phước thiện mà nó vẫn không hài lòng, bạn phải nhận ra: nó đến để báo oán và đòi nợ bạn. Lý do? bởi đó là nhân quả. Tiền kiếp bạn từng như con bạn, từng gây oán, gây phiền não cha mẹ, nay gặp lại, nhân-quả thế vị cho nhau, con bạn dùng cách đó để đối lại bạn, theo lý nhân-quả đó là công bằng. Hiểu xa hơn: bạn hiện là con nợ, con bạn là chủ nợ. Chủ nợ đòi nợ mà con nợ tìm cách trốn chạy, chối từ, thậm chí dùng hành vi bất thiện để chống trái, nợ cũ, nợ mới chất chồng.
Hoá giải cách nào?
– Bạn phải thàm tâm đối trước Tam Bảo sám hối hết thảy tội lỗi đã gây từ tiền kiếp cho con bạn, nguyện tu học chân chánh, hồi hướng cho con bạn cùng hướng về Tam Bảo, tu học theo để cùng giác ngộ, tiến tới hoá giải những oán thù từ kiếp trước.
– Khi con bạn không làm theo ý, bạn phải khởi tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT để khắc chế tâm sân nổi lên. Khi bạn niệm Phật, ngay lập tức tâm oán thù sẽ được chế ngự, tâm giác thiện sẽ hiện tiền, nhờ đó bạn sẽ có đủ nhẫn nại để giúp con bạn sửa lỗi.
*Bệnh tử kỷ ám thị phần lớn do để trẻ nhỏ sống trong môi trường quá khép kín, không quan tâm tới suy nghĩ, nguyện vọng của trẻ, biến chúng thành cỗ máy theo sự nhấn nút của cha mẹ. Lâu ngày trí tuệ không thể phát sanh, thế là sự trì trệ trong suy nghĩ và hành động. Bạn nên rà xét toàn bộ sinh hoạt, lời ăn, tiếng nói, cách hành xử của vợ chồng bạn trong gia đình, tất sẽ tìm ra pháp để chuyển hoá.
Hai mẹ con phải nên thường niệm Phật và năng hành thiện.
TN