Tôi thường khen ngợi chư vị đồng tu, nhân duyên thiện căn, phước đức của quý vị tốt đẹp hơn tôi. Quý vị vừa học Phật liền tin tưởng pháp môn này. Tôi học Phật cả bốn mươi năm mới tin tưởng. Tôi xuất gia lúc mới hai mươi sáu tuổi, gặp lão cư sĩ Châu Kính Trụ đã ngoài bảy mươi, cụ đối với tôi rất tốt, thường thường chăm sóc tôi. Về sau, cụ giới thiệu tôi đến Đài Trung thân cận thầy Lý học Phật. Thầy Lý là đệ tử của Ấn Quang đại sư, chuyên tu Tịnh Độ. Tôi [đến Đài Trung] nhằm mục đích học giảng kinh, cụ Lý khuyên tôi tu Tịnh Độ, tôi chẳng thể tiếp nhận, thậm chí còn ép thầy đến nỗi cụ phải thốt ra một câu: “Từ xưa đến nay bao nhiêu cao tăng đại đức và những vị tại gia cư sĩ có học thức, tu tập vững vàng đều học Tịnh Độ, cứ coi như là họ bị lừa đi. Chúng ta bị lừa một lần cũng không sao!” Năm Dân Quốc sáu mươi (1971), tôi giảng kinh Hoa Nghiêm ở Đài Bắc, chẳng thể không thâm nhập nghiên cứu, giảng suốt mười bảy năm, đến cuối cùng, thấy các vị Văn Thù và Phổ Hiền là những vị Phật sẽ bổ xứ trong thế giới Hoa Tạng, các Ngài đều cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chứng tỏ Tây Phương có chỗ đáng chú ý, ban cho tôi một nhân duyên phản tỉnh to lớn. Từ đấy, tôi lại chú ý thật kỹ càng: Thiện Tài đồng tử tu pháp môn Niệm Phật, Thiện Tài là học trò đắc ý của ngài Văn Thù. Ngài Văn Thù phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, truyền pháp cho Thiện Tài ắt cũng là pháp môn Niệm Phật. Về sau, Thiện Tài đi tham học, vị thầy thứ nhất (tỳ-kheo Cát Tường Vân) dạy Ngài pháp môn Niệm Phật, đến vị cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát, mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, khiến cho Thiện Tài thành Phật viên mãn ngay trong một đời. Do vậy, tôi mới quay đầu, mới lại thâm nhập nghiên cứu ba kinh Tịnh Độ. Nếu chẳng do kinh Hoa Nghiêm, tôi không có cách gì thâm nhập Tịnh Độ. Về sau, lại đọc những lời luận định của các bậc đại đức thời Tùy – Đường: “Hoa Nghiêm, Pháp Hoa chẳng qua nhằm dẫn đường cho kinh Vô Lượng Thọ mà thôi!” Tôi đọc câu bình luận này, cảm nhận đặc biệt sâu đậm hơn những người khác. Đúng là khó nhất trong những sự khó! Học Giáo mà có thể quy hướng Tịnh Độ thì số lượng những vị như vậy qua các đời truyền thừa chẳng nhiều. Do vậy, mười phương chư Phật không vị nào chẳng suy tôn Phật Thích Ca là đấng dũng mãnh.
Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký Phần 9
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
A DI ĐÀ PHẬT
Kính mong Pháp sư Tịnh Không trụ thế lâu dài để dẫn dắt phàm phu tiến trên đường giải thoát. Con biết đến và tin sâu pháp môn NIỆM PHẬT là từ pháp sư. Những lời giảng của pháp sư rất mầu nhiệm và chân thực.
Chúng sanh luân hồi vô thỉ kiếp đến nay là do KHÔNG BIẾT ĐẾN PHÁP MÔN NIỆM PHẬT, KHÔNG TIN CÓ CỰC LẠC VÀ KHÔNG TIN CÓ PHẬT A DI ĐÀ TIẾP DẪN.
Chỉ vì mê lầm chạy theo tài- sắc- danh- thực- thùy mà tạo nghiệp luân hồi.
Càng về sau thì các tai ương càng nặng, chướng ngại càng lớn, Phật pháp bị tiêu diệt lần lần, tà sư đầy rẫy,ma chướng trùng trùng…thì cơ hội để giải thoát lại càng ít.
Mong đại chúng tinh tấn tu hành, LÃO THẬT NIỆM PHẬT, quyết tâm về CỰC LẠC NGAY TRONG ĐỜI NÀY.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Hằng ngày, trong thời gian tập thể dục (con tập động tác vẩy tay dịch cân kinh) khoảng 60 phút . Trong suốt thời gian tập thể dục con để hết tâm trí để niệm Phật A Di Đà . Xin cho con biết vừa tập thể dục vừa niệm Phật như vậy có tác dụng không ? Con xin cảm ợn
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Việt Hùng,
Nếu bạn có thể trong suốt một giờ tập mà nhiếp tâm niệm Phật được thì quá tốt và sẽ có tác dụng rất lớn trong việc trong việc chuyển hóa thân, tâm của bạn, tuy nhiên để không bị tổn khí, bạn chỉ nên kim cang trì là tốt nhất.
Chúc bạn luôn an lạc.
TN
Con đã từng nghe nhiều người nói về pháp môn niệm phật, nhưng con nữa tin nữa ngờ, vì sao pháp môn hay như vây, nhưng một số vị cao tăng con đang biết thậm chí sư phụ con là ủy viên hội phật giáo Vn lại không theo pháp môn này? Adi đà phật xin thầy cho con hiểu
Chào đạo hữu. Sở dĩ họ không tin pháp môn Tịnh Độ vì căn cơ của họ không hợp với pháp môn này. Có người thậm chí còn cho rằng pháp môn Tịnh Độ chỉ dành cho ông già bà cả mà thôi. Họ không tin rằng chỉ với một câu Phật hiệu mà có thể vãng sanh thành Phật trong hiện đời. Chính vì thế đức Thế Tôn mới gọi đây là “nan tín chi pháp” tức là pháp môn khó tin. Những ai phát khởi lòng tin vào pháp môn này chính là vì nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ họ đã cúng dường vô lượng chư Phật nên kiếp này mới dễ dàng tin nhận.
Tu Hành Nhiều Kiếp Nay Mới Tin Nổi Pháp Tịnh Độ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/09/tu-hanh-nhieu-kiep-nay-moi-tin-noi-phap-tinh-do/
Ngoài cơ duyên mỗi người khác nhau, người tu thiền bởi kiếp trước đã tu đã theo đã có duyên, tương tự các pháp môn khác. Thời nay một lý do căn bản khác đó là thời mát pháp tà sư thuyêt pháp ( ma mặc áo cà sa vào chùa quá nhiều) khiến phật pháp suy vong, thay vì giảng chân ngôn của phật họ giảng 80-90% là kinh phật còn lại là những điều quan trọng nhất họ dẫn dẵn vào con đường ma vương vậy nên phật tử sai đường không ít, các thầy đả phá pháp môn, phương pháp cho rằng pháp môn mình tu mới tốt trong khi phật thuyết 84 ngàn pháp môn là 84 ngàn con đường phù hợp căn cơ từng thời từng người
điều mà mình muốn thì mọi người đều muốn , chỉ có một cái đích dù đi đường nào thì củng về cái đích đó má thôi , 8 ngàn 4 vạn pháp môn của phật để đối trị 8 vạn 4 ngàn căn bêmh chúng sinh môi người có một căn bênh riêng ? Adidaphat
Vậy cớ xin hỏi Giới-Định-Tuệ là gì ? Con đường giải thoát từ đâu ? Niệm phật là niệm tâm hay niệm “Tuệ” ? Nếu niệm tâm thì duy chỉ Nhất tâm bất loạn, nhưng Không có Tuệ thì sao Giải thoát. Văn nhi tư, tư nhi tu! Thứ đến, cõi Vô sắc giới sao lại là Có ?
Xin cảm ơn.
trong định sinh tuệ. chưa nghe qua hả bạn. tâm định thì trí tuệ mới có chỗ sản sinh.
A Di Đà Phật. Chào bạn Huy Le,
Chúng ta thông thường ưa thích học hỏi cho nhiều nhưng thật sự vẫn mãi không thể so sánh kịp theo hạnh của các cụ lão già âm thầm chuyên tâm niệm Phật không còn ôm những cái thông minh trí tuệ hữu lậu gì cả. Các cụ tích lũy công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, chẳng ai biết vì tâm các cụ quá bình thường không ai để ý. Có câu “bình thường tâm thị đạo” là vậy.
Đọc nghe qua những chuyện các cụ tự tại biết trước giờ ngày ra đi cũng chẳng thể nào lường đuợc vì do các cụ “quyết định tin câu niệm Phật, chí nguyện vãng sanh” qua sức phàm phu đo lường. Tư duy lại bản thân sẽ từ từ hiểu rõ chúng ta còn mong muốn nắm nhiều kiến thức quá (sở tri chướng) do ngã chấp tâm niệm tự lực (NGHI). Khi chúng ta hết nghi ngờ thì sẽ như các cụ lão thật niệm Phật (khó thật).
Huy Le: “Không có Tuệ thì sao Giải thoát.”
Các cụ tự liệu sức mình, âm thầm chuyên tâm niệm Phật không những có Tri Tuệ mà lại là còn có Tri Tuệ “bất khả tư nghì” của chư Phật hộ niệm nữa, lo gì không giải thoát?
——————————–
A Di Ðà Kinh Yếu Giải
Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc Ðại Sư Soạn
1. Phương Ðông
Kinh văn
Hán:
Xá Lợi Phất! Như ngã kim giả tán thán A Di Ðà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi. Ðông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Ðại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thực ngôn: “Nhữ đẳng chúng sinh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm kinh”.
Việt:
Xá Lợi Phất ơi! Như ta ngày nay khen sự lợi ích về công đức của Phật A Di Ðà chẳng xiết nghĩ bàn thì bên Ðông Phương cũng có chư Phật: Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm, còn nhiều Phật khác như cát sông Hằng cũng như thế nữa, đều ở nước mình và đều hiện ra tướng lưỡi rộng dài che khắp ba nghìn đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh ngươi nên tin kinh này là một bản kinh “tán thán công đức chẳng xiết nghĩ bàn và được hết thảy chư Phật hộ niệm”.
Bốn chữ “bất khả tư nghị” là chẳng khá nghĩ bàn. Giải thích lược qua có 5 ý nghĩa:
1. Người niệm Phật có thể vượt tắt ra ngoài tam giới ngay, chẳng phải cứ đợi đến ngày đoạn trừ mê hoặc.
2. Cứ sinh sang Tây phương rồi là được lên đủ cả 4 cõi Tịnh Ðộ, chẳng phải noi lên dàn dần từng cõi một (Ý nghĩa này là nói người niệm Phật sinh sang Tây phương là được thành Bồ Tát bất thoái và Nhất Sinh Bổ Xứ ngay).
3. Cứ chuyên trì niệm danh hiệu Phật thôi, chẳng cần đến các phép phương tiện nào khác như là tu Thiền Ðịnh và quán tưởng (ý nghĩa này có công đức lớn lao trong phép tu Tịnh Ðộ).
4. Trong một tuần 7 ngày có thể thành công, chẳng cần đến nhiều kiếp, nhiều đời, nhiều năm, nhiều tháng.
(Huệ Tịnh nghĩ Ngẫu Ích Ðại Sư nói trong một tuần 7 ngày có thể thành công “Nhất tâm bất loạn” là dành cho thượng căn đại trí – chúng ta nên tự liệu sức mình)
5. Cứ trì niệm một danh hiệu Phật A Di Ðà, tức là được chư Phật hộ niệm, chẳng khác gì người trì niệm danh hiệu của hết thảy chư Phật.
Năm ý nghĩa này đều nhờ ở Nguyện lớn và Hạnh lớn của thầy ta mới được thành tựu như thế. Cho nên Phật Thích Ca nói rằng: “Ðây là sự lợi ích về công đức của Phật A Di Ðà chẳng khá nghĩ bàn”.
Lại còn ý nghĩa nữa là: Người tu hành cứ việc Tín, Nguyện, Trì Danh sẽ thu nhiếp được hoàn toàn công đức của Phật A Di Ðà làm thành công đức của mình cho nên cũng nói rằng: “Ðây là sự lợi ích về công đức của Phật A Di Ðà chẳng thể nghĩ bàn” (chỉ cậy sức mình giỏi mà tu thành được thì hiếm lắm!)
Lại ở bài dưới, Phật Thích Ca còn nói rằng: “Công đức chẳng xiết nghĩ bàn của chư Phật kia… và công đức của ta chẳng xiết nghĩ bàn…” Thế là chư Phật kia và Phật Thích Ca cũng đều lấy công đức của Phật A Di Ðà làm của mình vậy.
———————————–
Nam Mô A Di Ðà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Xin cảm ơn bạn Huệ Tịnh.
Ý chữ Tuệ mình đã để trong ngoặc kép, không phải là trí tuệ hữu lậu thế gian, bởi cái đó là pháp mà pháp thì Vô thường-Vô ngã. Mà Tuệ đây là tuệ của sự “thấu hiểu-hành” Tam pháp (tức vô thường-vô ngã-khổ). Niệm Phật nhiếp tâm bất loạn, tin tưởng tuyệt đối, tâm hướng về cực lạc sẽ được giải thoát mà không cần đọc thêm kinh sách gì nữa bạn Huệ Tịnh à ? Như vậy tu Tịnh độ niệm Phật khác hoàn toàn với con đường tu của Phật Thích Ca ? Thêm nữa, cõi cực lạc có phải là cõi “Vô sắc giới” không bạn ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Huy Le!
Theo như bạn nói “Ý chữ Tuệ mình đã để trong ngoặc kép, không phải là trí tuệ hữu lậu thế gian, bởi cái đó là pháp mà pháp thì Vô thường-Vô ngã”, thật sự là không phải vậy, TRÍ TUỆ phải được hiểu chân thật giác ngộ giải thoát, nếu cho rằng trí tuệ là pháp vô thường, vố ngà thì phải gọi là thế trí biện thông. Trong tâm giác ngộ thì liền phát sanh trí tuệ, do vậy tâm và tuệ không thể tách rời nhau.
Mục đích của người tu hành chân chánh là đến bờ giải thoát, nếu cho rằng Cõi Cực Lạc là cõi vô sắc giới là không đúng. Muốn giải thoát là phải vượt khỏi tam giới (dục, sắc, vô sắc), ai đã vượt khỏi tam giới đó là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật. Tuy người tu Tịnh độ không đi theo thứ lớp đó, nhưng được sanh về cõi Tịnh, là dân quốc độ thì được thoát ly được sanh tử, tiếp tục tu hành tiến lên quả vị Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Gửi bạn Huy Le để tham khảo,
Sở Tri Crướng (chỗ biết là chướng ngại), cũng còn gọi là Trí Chướng (Trí khôn là chướng ngại: Sự chấp nệ chỗ biết, chỗ chứng của mình ngăn bít cái Tánh Trí Huệ ….) là tất cả những điều hiểu biết do tâm ý thức, dù được cho là đúng, hoặc sai, đều thuộc phạm vi nhị biên, tương đối, không phải là bổn tâm thanh tịnh bất nhị, nếu còn giữ lại một mảy may tri kiến nào thì đều là còn có sở trụ, tâm còn bị vướng mắc, chưa giải thoát. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy :”…Pháp còn phải xả bỏ, huống là phi pháp”, là nghĩa này vậy.
Khi nào tâm của bạn vượt qua những cái trí khôn hiểu biết tương đối trong thế gian và coi nhẹ cái trí khôn đó một chút thì bạn sẽ thật sự TIN pháp môn niệm Phật thiệt là khó tin khó suy lường khi bạn đích thân trì niệm trong đời sống đầy phiền não này. Pháp môn Tịnh Độ chỉ có người niệm Phật với người niệm Phật cảm thông hiểu nhau, người ngoài cuộc làm sao hiểu được. Cho dù bạn có trí thức thông minh biện tài cỡ nào cũng chỉ là người ngoài cuộc vì bạn chưa bao giờ có một lòng tin để thực hành.
Bạn càng nghi thì bạn càng cách xa lời Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật dạy mà thôi chứ không có gì phải thắc mắc gì thêm. Pháp môn Tịnh Độ là tự Phật Thích Ca thuyết không có ai hỏi làm sao bạn lại đi hỏi pháp môn đó có khác với con đường tu của Phật Thích Ca? Bạn nghĩ Đức Phật Thích Ca tu một đường rồi lại đi dạy chúng sanh tu một đường khác hay sao? Trí tuệ phàm phu của bạn hỗng lẽ cao minh hơn Đức Phật hay sao mà lại đi nghi hỏi như thế?
Cảnh giới Tây Phương Cực Lạc là “bất khả tư nghị” chứ khổng phải vô sắc hay vô vô sắc. Đã là không thể nghĩ bàn thì bạn thắc mắc nghi ngờ để làm gì vô ích?
Chướng ngại lớn nhất của người tu hành có chút sở đắc trí tuệ là thiếu Đức Tín với những pháp môn giải thoát không thể nghĩ bàn vậy. Tất cả tùy duyên thôi bạn, hãy nên tự liệu sức mình.
Nam Mộ A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạ Huy Lê,chia sẻ đôi điều cùng bạn
1.Bây giờ nói đến từ Phật thì có thể và dụng.Nói đến thể thì Phật là TỰ TÁNH của hết thảy chúng sanh. TÁNH chính là bản lai diện mục của chính mình. TỰ là cái sẵn có trong TÁNH.Sẵn có tức là nó không phải từ dưới đất mọc lên,không phải từ trên trời rơi xuống,không phải là thứ người khác tặng cho mình mà mình cũng không thể mang tặng cho người khác được,không phải là thứ được sáng tạo ra,không phải do tu mà có được.Trong TỰ TÁNH sẵn có vô lượng tánh công đức,vô lượng thọ mạng,vô lượng trí huệ,vô lượng thần lực,vô lượng sự trang nghiêm,…..
Hiện nay chúng ta đang mê mất TỰ TÁNH nên những thứ công đức tuy vốn có nhưng lại không thọ dụng được,giống như tiền để trong ngân hàng vậy
TỰ TÁNH ở chúng sanh hữu tình thì gọi là Phật tánh,vô tình như đất đá,cỏ cây,… gọi là Pháp tánh.Trong kinh lăng nghiêm nói rất rõ về Phật tánh của chúng sanh.Ở mắt gọi là tánh thấy,ở tai gọi là tánh nghe,thân là tánh biết,ý căn là tánh lanh lợi.Tuy nhiên đối với nhiều người thì Phật tánh chỉ xét trên mặt văn tự thôi cũng đã là khái niệm rất khó hiểu.Họ sẽ dễ nhầm lẫn giữa tánh nghe và cái nghe,tánh thấy và cái thấy.Rốt ráo là họ sẽ không biết tu hành như thế nào để trở về với TỰ TÁNH.Phật rất từ bi đã mang Phật tánh biến thành 1 câu hết sức đơn giản là câu A Di Đà Phật,ai cũng thọ nhận được,chính câu A Di Đà Phật là tánh nghe,cứ bám lấy câu A Di Đà Phật thì sẽ thâm nhập vào trong TỰ TÁNH.
Tam pháp (tức vô thường-vô ngã-khổ) là chỉ khi mê mới có,trong TỰ TÁNH không có Tam pháp (tức vô thường-vô ngã-khổ),trong TỰ TÁNH có tứ tịnh đức THƯỜNG(không phải là vô thường)-LẠC (không có khổ) -NGÃ(không phải là vô ngã mà là chân ngã) -TỊNH
Khi mà niệm Phật đến nhất tâm bất loạn,tức là trong tâm chỉ có 1 niệm A Di Đà Phật chẳng có niệm khác,thì nhất định sẽ vào được trong TỰ TÁNH này,làm sao mà lại bảo là khi ấy là không có trí huệ,không giải thoát.Trong TỰ TÁNH có hết thảy mọi thứ công đức vô lậu.
2. Niệm phật là niệm tâm hay niệm “Tuệ”
-Để hiểu thêm về niệm A Di Đà Phật mình xin trích thêm 1 số lời giảng của hòa thượng Tịnh Không.
(Sớ: “Nêu lên danh hiệu”: Phật có vô lượng đức, nay chỉ dùng danh hiệu gồm bốn chữ đã đủ để bao gồm trọn hết).
Bốn chữ A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Giác, quả thật vô lượng trí huệ, đức năng đều được bao gồm trong bốn chữ này, cũng có thể nói là mười phương ba đời hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều được bao gồm trong ấy, chẳng sót một vị nào! Do vậy, mới được gọi là Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật. Tiếp theo đó, sách giải thích….
(Sớ: Do Di Đà chính là toàn thể nhất tâm, tâm bao gồm các đức: Thường, lạc, ngã, tịnh, Bổn Giác, Thỉ Giác, Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn, trăm ngàn vạn danh hiệu đều được một danh hiệu này gồm thâu, không gì chẳng trọn hết).
Đây là nói đến nội hàm của một câu danh hiệu, nó bao gồm những ý nghĩa này. Nếu quý vị đọc [lời chú giải cho] mấy câu này trong sách Diễn Nghĩa, thì [những lời chú giải ấy] cũng là giảng những điều quan trọng trong đoạn này. Trước hết, chúng ta nhất định phải hiểu rõ: Danh hiệu này chính là toàn thể nhất tâm của chính mình, là bổn lai diện mục trước khi được cha mẹ sanh ra. Đây là nói theo phương diện mỗi cá nhân, [danh hiệu ấy] chính là chính mình. Nếu mở rộng phạm vi để nói, danh hiệu ấy là toàn thể pháp giới, vì sao vậy? Vì y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới là vật được biến hiện bởi nhất tâm của chính mình. Chính mình là một tiểu pháp giới, bên ngoài là đại pháp giới. Lớn – nhỏ chẳng hai, Tự – Tha hệt như một; do vậy, một câu danh hiệu này là danh xưng chung của toàn thể pháp giới.
(Diễn: “Di Đà là toàn thể nhất tâm” có hai nghĩa: Một, A Di Đà Phật chính là toàn thể nhất tâm, vì Phật đã khôi phục cội nguồn giác thể rốt ráo).
“Phục” (復) là khôi phục. Thành Phật là gì? Thành Phật không có gì khác ngoài khôi phục cội nguồn giác thể rốt ráo, chỉ là như vậy mà thôi! Nếu nay chúng ta tự mình cũng có thể tự khôi phục cội nguồn giác thể rốt ráo thì gọi là Phật. Chưa thể khôi phục rốt ráo thì là Bồ Tát. Hoàn toàn mê hoặc điên đảo thì là phàm phu.
(Sớ: Do Di Đà chính là toàn thể nhất tâm, tâm bao gồm các đức, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, Bổn Giác, Thỉ Giác, Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn, trăm ngàn vạn tên gọi đều là một danh hiệu này).
“Nhất danh” chính là A Di Đà Phật. A Di Đà Phật bao gồm trọn hết các danh tự. Ví như Trung Hoa Dân Quốc là quốc hiệu của Đài Loan, chúng ta nói tỉnh nọ, huyện kia [của Trung Hoa Dân Quốc] đều chẳng ra ngoài nước này. A Di Đà Phật là toàn thể của nhất tâm, nói Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là nói Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát, nói Bổn Giác, Thỉ Giác, nói Bồ Đề, Niết Bàn, bất luận nói gì, vô tận danh tướng được nói trong ngàn kinh vạn luận đều chẳng lìa khỏi A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là pháp môn Đại Tổng Trì, chúng ta phải nên tin tưởng; bởi lẽ, danh hiệu này thâu nhiếp không gì chẳng trọn hết. Chẳng những tất cả các kinh luận pháp môn trong Hiển Giáo đều nằm trong câu danh hiệu này, mà hết thảy kinh luận pháp môn trong Mật Giáo cũng bao gồm trong ấy. Tôi lại thưa với quý vị, có pháp
môn thế gian hay xuất thế gian nào lìa khỏi toàn thể nhất tâm hay chăng?
Nếu quý vị hiểu rõ điều này, đạo gì cũng chẳng cần phải tu! Quý vị thích ngoại đạo thì nó cũng được bao gồm trong đây, Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Nhất Quán Đạocũng được bao gồm trong ấy, chẳng có gì ra khỏi nhất tâm toàn thể! Một câu A Di Đà Phật bao gồm trọn hết. Tu gì mới là tốt đẹp? Vẫn là tu A Di Đà Phật là tốt đẹp, vì tu A Di Đà Phật thì thứ gì cũng đều đạt được, tu những thứ khác chỉ có thể đạt được phần nào. Tu theo cách linh hồn thoát khỏi thất khiếu, cao lắm là tu thành quỷ vương, có thể hưởng phước trong quỷ đạo, nhưng xét về mặt tự tại chẳng bị bó buộc thì vẫn thuộc trong ngạ quỷ đạo! Cớ sao chẳng tu A Di Đà Phật? Đây là nêu ra công đức chẳng thể nghĩ bàn của một câu danh hiệu.
Đây là giới thiệu Thường, Lạc, Ngã, Tịnh; trong Phật pháp, chúng được gọi là Tứ Tịnh Đức, là những thứ vốn sẵn có trong nhất tâm của chúng ta. Có thể thấy rằng: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là có, chứ chẳng phải không có, nhưng khi mê, chúng đều mất sạch, toàn bộ bốn thứ cảnh giới Thường, Lạc, Ngã, Tịnh không còn nữa. Mê là gì? Nhị tâm là mê; nhất tâm là ngộ. Chỉ cần quý vị niệm đến mức nhất tâm bất loạn, bốn thứ thanh tịnh đức ấy sẽ được khôi phục. Pháp Thân có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, trong Bát Nhã có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, trong Giải Thoát cũng có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
3. cõi cực lạc có phải là cõi “Vô sắc giới” không bạn
Thưa với bạn hoàn toàn không phải.Chúng sanh trong tam giới là do ngũ uẩn hay còn gọi là ngũ ấm ma-sắc,thọ,tưởng,hành,thức hợp thành. “Vô sắc giới” là cõi cao nhất trong tam giới,họ đã đoạn diệt sắc thân chỉ còn lại thọ,tưởng,hành,thức.Cõi này chúng sanh không có sắc thân,không có cung điện,phố xá,họ chỉ sống thuần bằng tinh thần,không có vật chất.
Thân người cõi cực lạc không phải do ngũ ấm ma hợp thành,thân họ là kim tử ma.Tử ma tức là không có ma,các loại ma bị diệt hết trong thân này nên gọi là thân tử ma.Họ cũng có sắc nhưng sắc của họ không phải là sắc trong sắc,thọ,tưởng,hành,thức.Sắc trong ngũ ấm ma là tâm có vọng niệm loạn động mà hiện ra tướng vi trần đất nước gió lửa hay còn gọi là sắc.Vi trần hợp lại thì gọi là sanh,vi trần tản ra thì gọi là diệt.Cho nên sắc này là giả có sanh tử
Sắc của người cực lạc là do tâm thanh tịnh trong TỰ TÁNH biến hiện ra,không phải do vi trần hợp lại.Sắc do tâm vọng niệm biến hiện ra thì gọi là sắc trần. Sắc do tâm thanh tịnh biến hiện ra thì gọi là diệu sắc.Trần là ô nhiễm,là chướng ngại.Diệu là thanh tịnh viên dung vô ngại,mãi không hoại.
(Có trích dẫn lời dạy của HT. Tịnh Không – A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa)
A Di Đà Phật
Xin chân thành cảm ơn bạn Mỹ Diệp, Huệ Tịnh, Hãy Niệm A Di Đà Phật.
Cứ theo tánh mà tu vậy.
Mô Phật.
Tôi bắt đầu tu học pháp môn Tịnh Độ từ hồi tháng 12 năm 2014 tính đến nay là được 1 năm rồi, nghĩ lại chuyện tôi học pháp môn Niệm Phật cũng thật hài hước, lúc đó tôi có xem qua câu chuyện “Anh em Bàn Đặc và bài học Quyét Bụi Trừ Bẩn” mà được khai ngộ đắc Thánh quả, tôi nghĩ mình cũng nên niệm câu “Quét Bụi Trừ Bẩn” để được khai ngộ như anh em Bàn Đặc nhưng bỗng trong tôi chợt hiện lên ý nghĩ sao mình không niệm câu A DI ĐÀ PHẬT nó không ý nghĩa hơn sao, thế là từ đó tôi bắt đầu tìm đọc những kinh-sách viết về Tịnh Độ và bắt đầu niệm Phật, đồng thời cũng cảm nhận được lợi ích từ câu niệm Phật, chuyện là tôi có bị bệnh về tim đi khám bác sĩ đều chẩn đoán là tôi bị rối loạn thần kinh tim, bệnh của tôi kéo dài gần 3 năm rồi mà đi khám bác sĩ uống thuốc thế nào cũng không khỏi được, vậy mà từ khi tôi biết niệm Phật căn bệnh của tôi cũng dần dần thuyên giảm, đến bây giờ tôi không còn bị những cơn đau tim hành hạ nữa, thật là vui biết bao, đúng như người xưa đã nói “Niệm Phật có thể chữa được bệnh, đâu chỉ chỉ có lợi ích đó thôi đâu, Niệm Phật cũng làm cho tâm ta thanh thản hơn, sống bình an hơn, được sự nhíp thọ của Phật A Di Đà đến khi mệnh chung được Phật tiếp dẫn về Cực Lạc”. Nguyện cho những ai đọc đến đây đều sanh tín tâm phát tâm Niệm Phật hết báo thân này tôi cùng các bạn được Phật tiếp dẫn sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin tri ân bài viết rất hay của liên hữu. Nhằm khích lệ các đạo hữu khác tăng thêm tín thâm ở pháp môn Tịnh Độ, chúng tôi xin mạn phép tác giả được đăng lại bài viết này ở trang Phật Pháp Nhiệm Màu. A Di Đà Phật.
chào bạn, mình cũng đang muốn tu pháp môn này, cho mình hỏi là mỗi ngày bạn niệm bao nhiêu câu A Di Đà Phật! với cả bạn có ăn chay và quy y tam bảo không? xin cảm ơn bạn
Tôi thấy các bạn tranh luận với nhau cũng khá hay. Riêng tôi rất đơn giản, một câu A Di Đà Phật niệm cho được đàng hoàng như cố Đại lão Hòa Thượng Trí Tịnh, Đại lão PS Tịnh Không dạy thì trong đó sẽ có câu trả lời. Tôi một lòng niệm câu A Di Đà Phật đã mười năm rồi nhưng vẫn không được tốt như những lời dạy của Hòa Thương và của Pháp Sư. Có lẽ căn tánh mình hạ liệt,thật hổ thẹn.
Nam Mô A Di Đà Phật
bạn Phạm Thanh Tùng kính mến!
chẳng biết bạn có trường trai không?
chẳng biết bạn có thường ngày vẫn sám hối không?
chẳng biết bạn có dứt được những lỗi lầm của bản thân không? (thân khẩu ý)
chẳng biết bạn có dứt đoạn thời khóa công phu hằng ngày không?
khi niệm Phật bạn có nhiếp được vọng niệm không?
xin chân thật trả lời để chúng toi còn học hỏi kinh nghiệm
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT_()_
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT… Chúc hòa thượng sức khỏe, an lạc.
Xin quý vị hoan hỷ cho biết, pháp sư TỊNH KHÔNG hiện giờ đang sống ở đâu ạ??? Xin cảm tạ…
TL không rõ cụ thể ngài đang sống ở đâu, nhưng ngày 12/10 vừa rồi ngài có giảng Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (tập 489) tại Hương Cảng Phật Đà giáo dục hiệp hội:
https://www.youtube.com/watch?v=oNdm0dq430A
Con kính lạy Đức A Di Đà Phật, Qúi Thầy: Mỹ Diệp, Huệ Tịnh, Hãy Niệm A Di Đà Phật.
Nhân dịp đạo hữu Huy Lê thưa hỏi về tu hành Pháp môn Tịnh Độ mà chúng con nghe được nhiều ích lợi.
Nhân tiện con xin được hỏi thầy những điều con băn khoăn con mong thầy hoan hỷ giúp con và giúp những người đang tu pháp môn tịnh độ khởi tín niềm tin.
Con đã sám hối, thanh lọc thân, tâm và ý như PS Tịnh Không, HT Tuyên Hóa chỉ dạy. Con niệm Phật được chư Phật và Bồ Tát dùng tha lực khiến cho thành tựu. Con xin hỏi
1. Con có tạo được phước lành gì cho ông bà tổ tiên của con không?
2. Con có được tiêu chuẩn tham gia Hội Long Hoa kỳ này hay không? giồng họ của con có được hưởng duyên lành gì không? (Ví dụ như xưa môt người đổ trạng thì giồng họ được cậy nhờ)
3. Xin qúi thầy cho biết chi tiết Hội Long Hoa và năm 2017 một vị Phật sẽ ra đời tại Mỹ, và bậc thiện Nhân đó có danh hiệu Vương Đạo Đại Việt Trần Quang Đại có Đúng không? Nếu điều này đúng xin qúi thầy yên lặng thì chúng con tự hiểu.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lạt Tôn Phật
A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Độ,
Theo lời bạn chia sẻ “Con niệm Phật được chư Phật và Bồ Tát dùng tha lực khiến cho thành tựu”, hai chữ “thành tựu” bạn nói, nếu TĐ hiểu không sai thì bạn đã được khai ngộ tự tánh khi niệm Phật? Nếu đúng vậy thì việc bạn đặt ra 3 câu hỏi có phần hơi uổng phí thời gian. Bởi người niệm Phật và ngộ được tự tánh Phật giống như người uống nước vậy, nóng hay lạnh, chỉ có người uống mới rõ biết. Nay bạn đem cái sự đã biết của mình để hỏi những người chưa biết trên Đường Về Cõi Tịnh dường như không đúng chỗ?
1. Con có tạo được phước lành gì cho ông bà tổ tiên của con không?
Phước hay hoạ đều do mỗi người tự làm, tự hưởng, tự gánh. Bạn tu học nếu thành tựu, chắn chắn người thân của bạn sẽ được lợi lạc, nhưng lợi lạc được bao nhiêu và ai sẽ được lợi lạc lại phụ thuộc vào phước báu, nhân duyên của họ đối với bạn và đối với Phật pháp. Cho nên một người ngộ đạo chưa hẳn là sẽ độ được tất cả người thân, nếu người thân không chịu giác ngộ.
2. Con có được tiêu chuẩn tham gia Hội Long Hoa kỳ này hay không? giồng họ của con có được hưởng duyên lành gì không? (Ví dụ như xưa môt người đổ trạng thì giồng họ được cậy nhờ)?
Có lẽ ý bạn muốn nói tới Hội Long Hoa khi Đức Phật Di Lặc đản sanh? Ngày đó theo đúng lời Phật Thích Ca nói thì nó còn dài dài…lắm, bởi Ngài Di Lặc sẽ chỉ thị hiện đản sanh khi thời Mạt pháp đã ở giai đoạn diệt tận. Còn nếu ở đâu đó bạn nghe thấy đồn thổi mà bạn tin theo, đồng như bạn đã không tin lời Bổn Sư Thích Ca truyền dạy.
3. Xin qúi thầy cho biết chi tiết Hội Long Hoa và năm 2017 một vị Phật sẽ ra đời tại Mỹ, và bậc thiện Nhân đó có danh hiệu Vương Đạo Đại Việt Trần Quang Đại có Đúng không? Nếu điều này đúng xin qúi thầy yên lặng thì chúng con tự hiểu.
Hạnh nguyện của mười Phương ba đời chư Phật là độ tận chúng sanh khổ. Nhưng Phật thị hiện đản sanh sau thời Phật Thích Ca thì như phần trên đã nói, ngoài đức Di Lặc ra sẽ không có một vị Phật nào thị hiện đản sanh cả. Nhưng các hoá thân Phật thì ứng hiện khắp nơi trong cõi Ta Bà này. Tuy vậy, khi chư Phật, chư Bồ tát hoá thân ứng hiện chúng ta chẳng thể nào hay biết được. Nếu ai đó nói với bạn người ý, người nọ là Phật, là Bồ tát thị hiện hay chính tôi là Phật, là Bồ tát thị hiện, ngay lúc đó bạn phải biết đó là ma nói, không phải lời Phật nói. Lời Phật nói quyết không lưỡng thiệt.
Bạn học Phật pháp nhất nhất phải tuân thủ theo bát chánh đạo do Phật dạy, được vậy mới không lạc lối, không rơi vào tà đạo mà không hay biết.
TĐ
Hòa thượng Tịnh Không quả quyết ngài chắc chắn vãng sanh Cực Lạc
Tôi giảng kinh tới nay là hai mươi bảy năm rồi, mọi người hỏi tôi về tâm đắc, A Di Đà Phật là tâm đắc của tôi. Nếu tôi chẳng giảng suốt hai mươi bảy năm, tôi cũng chẳng tin tưởng! Tôi học Phật hơn ba mươi năm, giảng kinh hai mươi bảy năm, bản thân tôi thể nghiệm được. Vì thế, hiện thời tôi chẳng giảng những thứ khác. Có những đồng tu trong số quý vị nghe tôi giảng kinh Hoa Nghiêm, quý vị thấy tôi giảng kinh Hoa Nghiêm là giảng về gì vậy? Toàn là giảng A Di Đà Kinh. Cầm cuốn kinh Hoa Nghiêm để giảng kinh A Di Đà, câu nào cũng đều là giảng kinh A Di Đà, bản thân tôi thật sự đạt được điều tốt đẹp này, thật sự đạt được lợi ích này.
Tôi thưa cùng quý vị: Tôi quyết định vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, tôi nắm chắc điều ấy, quyết định vãng sanh! Khuyên mọi người đều nên vãng sanh, tốt đẹp lắm! Có nhiều người muốn di dân sang Mỹ. Không nên! Nước Mỹ vẫn nằm trong lục đạo luân hồi! Nhất định phải di dân sang Tây Phương Cực Lạc thế giới mới là ổn thỏa, thích đáng.
Trích: A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Tập 50
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Trong lịch sử bên Thiền tông Trung Hoa, vị tổ thứ sáu Lục Tổ Huệ Năng là người lỗi lạc không ai sánh bằng. Ngài trụ ở chùa Nam Hoa ba mươi mấy năm, số người tu học theo ngài rất nhiều có thể kể là số ngàn, nhưng thật sự chỉ có 43 người là được ngài độ đạt được minh tâm kiến tánh.
Còn bên Tịnh độ thì phải kể đến vị đầu tiên là tổ Huệ Viễn. Ngài cũng suốt đời tu ở một nơi là núi Lô Sơn cùng với 123 vị thiện trí thức khác. Nếu đem 123 người so với vài ngàn người thì quá ít, nhưng sự thành tựu thì khác biệt một trời một vực. Vài ngàn người tu Thiền chỉ có 43 người chứng đắc, nhưng 123 người tu Tịnh theo tổ Huệ Viễn thì đều đã vãng sanh về Cực Lạc 100%. Cho nên thời nay pháp môn này là chỗ dựa vững chắc nhất cho hành giả tu Phật. Do vậy cả đời ngài Tịnh Không mới cực lực đề xướng khuyến tu theo pháp môn Tịnh Độ.
A Di Đà Phật.