Như vợ chồng ân ái với nhau vốn chẳng bị cấm đoán, nhưng cũng cần phải “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách), nhằm tiếp nối dòng dõi, phải nên giữ chừng mực, chớ nên tham cầu khoái lạc đến nỗi chôn vùi thân mạng! Tuy là người phối ngẫu của mình, tham khoái lạc cũng là phạm giới! Chẳng qua tội ấy so ra nhẹ hơn [tội tà dâm] thôi! Vì thế, cần phải đặt nặng chuyện giới dâm.
Âm – dương thu hút nhau, muôn vật nhờ đó mà sanh. Nam nữ lập gia đình là giềng mối lớn lao của con người. Sanh con đẻ cái, dạy dỗ nên người, trên liên quan đến phong hóa, dưới liên quan đến tiếp nối dòng dõi; cho nên chẳng cấm. Nếu chẳng phải với người vợ hay chồng chánh thức, lại chung chạ bừa bãi, đấy là tà dâm. Như vậy là trái nghịch lẽ trời, rối loạn luân thường của con người, sống làm cầm thú đội mũ mặc áo, chết đọa tam đồ ác đạo ngàn vạn ức kiếp chẳng thể thoát khỏi. Nhưng con người do dâm dục sanh ra nên dục tâm khó chế ngự nhất. Đức Như Lai dạy người tham dục nặng nề tu Bất Tịnh Quán, quán lâu ngày sẽ thấy sắc đâm chán. Lại nếu có thể tưởng hết thảy nữ nhân mình trông thấy đều là mẹ, con gái, chị, em, sanh tâm hiếu thuận, tâm cung kính thì ác niệm dâm dục không do đâu phát sanh được! Ðấy chính là cách đoạn trừ căn bản của sanh tử luân hồi, là cơ sở, là bậc thềm để siêu phàm nhập thánh, hãy nên thường kiêng dè.
Trích Ấn Quang Đại Sư Khai Thị
Tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Ở Thượng Hải
Nguyên Văn: Thượng Hải Hộ Quốc Quốc Tức Tai Pháp Ngữ
Chuyển Ngữ: Bửu Quang Tự Đệ Tử Liên Hương
Con là phật tử tại gia..con chưa có gia đình. Nhưng con đã yêu một chàng trai cùng quê , chúng con yêu nhau và trao nhau tất cả. Con sống thử với người con trai đó và ân ái. Kính thưa Đức Tăng Ni và Tì kheo Ni, thầy sư cho con hỏi như thế có phạm giới tà dâm không ? Hãy cho con câu trả lời , mở lối con đi..Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Mình hãy khoan nói việc quan hệ trước hôn nhân có phạm vào giới tà dâm của nhà Phật hay không mà thay vào đó mình xem xét việc này trong lẽ luân thường đạo lý của một con người, của một người Việt Nam mình từ bao đời nay, không cần nói quá xa, cứ tính từ thời ông bà mình trở xuống đến đời ba mẹ mình, với hành vi sống thử đó thì ông bà cha mẹ mình có xem là “bình thường”, có hợp pháp và được hoan nghênh hay không? Nếu mình nói là mỗi thời mỗi khác thì mình lại nghĩ xem thời nào cũng đề cao Hiếu Thuận Cha Mẹ, thời trước cũng vậy, thời nay cũng vậy, chữ Hiếu là bất biến, là tiêu chuẩn căn bản nhất của một con người – vậy mình hỏi thử xem mình sống thử như vậy thì nếu cha mẹ mình biết được – họ sẽ buồn hay vui? Mình làm vậy là hiếu hay ko hiếu? Hơn nữa nhiều khi lỡ dại dột phải uống thuốc ngừa thai cấp tốc thì tốt hay ko tốt cho chính sức khỏe của mình cho hiện tại và mai sau? Cho đến phải hủy diệt một mầm sống trong người mình dù nó chỉ mới tồn tại vài giờ cho đến vài tháng là nhân đạo hay là vô tâm?
Nếu bạn tự hỏi lòng mình từng câu trên và chân thật trả lời từng câu thì mình tự biết mình nên thay đổi hay cứ tiếp tục sống thử như vậy…
Hãy dũng cảm và có một quyết định đúng đắn cho cuộc đời của mình bạn nhé. Nếu ai đó nói yêu bạn mà ko ủng hộ bạn trong việc này thì người đó cũng ko phải thật lòng với bạn, tất cả đều vì dục vọng thấp hèn mà thôi, vậy mình cũng nên mừng là đã ko dính quá sâu với con người đó để sau này khổ lụy lại càng đau thương hơn. Còn nếu người đó cũng thật sự nhìn ra vấn đề và ủng hộ bạn, thì tôi chúc mừng bạn đã tìm thấy được người đàn ông của đời mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chú Tịnh Thái có cái nhìn rất khoan dung để bạn có thể nhìn nhận vấn đề, Phúc Bình cũng xin chia sẻ một số lời Tổ, bậc cao Tăng để bạn tham khảo thêm:
Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau.
Ngài Ấn Quang Đại Sư:
“Những người làm hạnh tà dâm là dùng thân người làm hành vi thú vật. Khi sanh mang họ chấm dứt, họ sẽ bị đọa vào các địa ngục và sau đó tái sanh vào loài thú vật, và qua hàng ngàn tỉ kiếp vẫn không thể thoát ra được. Bởi vì tất cả chúng sanh sanh ra từ ái dục, giới này khó giữ nhưng dễ phạm.”
Hòa Thượng Tuyên Hóa: “Về luật nhân quả, tà dâm là tội nặng nề nhất và bị trừng phạt nặng nhất. Theo luật nhân quả, khi người ta làm hạnh tà dâm bao nhiêu lần trong đời, thì bấy nhiều lần bị cái cưa khổng lồ cưa xẻ từ đầu đến chân. Nếu một người kết hôn một trăm lần, người đó sẽ bị phân chia một trăm lần lúc chết.”
Làm sao để loại bỏ dâm dục ?
Hòa Thượng Tuyên Hóa: Nếu đừng nghĩ tới, thì sẽ loại bỏ được. Nếu cứ liên tục nghĩ đến, thì làm sao bỏ được ? Ngay khi những niệm này vừa khởi lên, phải biết rõ nó. Một khi biết rõ, thì nó biến mất.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con có một thắc mắc mong các thầy giúp con giải đáp được nghi vấn này. Là nếu là vợ chồng sống chung với nhau, nếu muốn quan hệ thì có phạm vào với cấm tà dâm không ạ. Nếu vợ chồng con đã có 2 con
A Di Đà Phật – Bạn có thể tham khảo thêm Âm Luật Vô Tình tại:
http://www.tinhte.vn/threads/am-luat-vo-tinh.2269945/
Vợ chồng sau khi cưới nếu quan hệ quá mức, phạm vào 3 thứ gọi là “Phi Thời – Phi Địa – Phi Khí” thì cũng là bị tổn phước giảm thọ. Chỗ này các bạn đồng tu tại gia cần phải hết sức chú ý để giữ gìn, xin trích dẫn một đoạn trọng yếu:
“…dù là vợ chồng chính thức cũng phải giữ một số giới luật,nếu không cũng là phạm tội tà dâm.Phi thời là ngày đản sanh của phật bồ tát hoặc 6 ngày chay trong mỗi tháng hay 3 tháng trường chay trong năm,không được quan hệ.Trong những ngày này như mùng một,mùng 10,15,tứ đại thiên vương sẽ du tuần xem xét ghi lại thiện ác tại nhân gian rồi báo cáo cho Ngọc Đế.Phi Địa là vợ chồng quan hệ nên vừa đủ,ngoài giường nằm của vợ chồng không được quan hệ ở nơi khác như phòng khách,bếp,nhà vệ sinh,lộ thiên,trước tượng phật v.v…Phi khí là ngoài bộ phận sinh dục ra không được hành dâm ở bộ phận khác,nếu không sẽ phải xuống địa ngục chịu khổ.Chịu hết khổ địa ngục còn phải đầu thai làm heo,chó,uyên ương,rắn v.v…
Hiện tại khoa học phát triển,trên mạng internet có rất nhiều trang web sắc tình,không được xem,xem cũng là phạm,nhất định sẽ bị giảm trừ phúc,lộc,thọ.Tuy rằng chưa có hành động gì,ý niệm nhất động,câu sinh thần lập tức ghi lại hết.Mỗi người chúng ta đều có hai vị câu sinh thần,một vị ghi ác nghiệp,một vị ghi thiện nghiệp.Đương nhiên có người nói,một đời tôi chỉ quan hệ với bạn đời của mình thì không tính là phạm tội được,thật ra là sai.Phán quan nói: làm người phải giữ gìn chân tinh khí,quan hệ quá độ sẽ làm tổn hao chánh khí của tự thân mình,khi nam nữ quan hệ hành dâm thì sẽ làm phát tán tà khí phá hoại chánh khí trong trời đất.Nếu như vợ chồng chánh thức có phạm phải những điều như trên như giới luật phi thời,phi địa,phi khí thì mau mau sám hối thay đổi và đem những điều này chuyển nói cho tất cả hữu tình làm cho mọi người biết giữ mình trong sạch,giữ lễ tiết,giữ nhân luân,làm cho chánh khí trong trời đất được quân bình.
Nếu như lúc trước có phạm phải phi thời,phi địa,phi khí mà do người bạn đời ép bức,trong lòng không có ý hưởng lạc hành dâm,lại kịp lúc sám hối sửa lỗi,đồng thời lập nguyện về sau sẽ khuyến hóa người khác,như thế thì sẽ khỏi phải chịu khổ hình nơi địa ngục.Nếu như cố ý tìm cầu khoái cảm mà phạm giới,thì phải đọa địa ngục ôm trụ đồng,thọ báo xong bị đánh vào súc sanh đạo,lại chuyển sanh làm thân nữ hạ tiện…”
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con có một thắc mắc mong thầy giải đáp giúp con. Thế nào là sát sanh, chúng ta giết con vật nào là phạm giới sát sanh và chúng ta giết con vật nào là không phạm giới sát sanh
( Ví dụ: nếu con có giết con gián thì đó có gọi là sát sanh không ạ )
con ten la nguyễn thị thu 24 tuổi con lập Gia đình rồi có hai con nhỏ, con rất mong được thầy giúp con hỏi về vãng sanh tây phưng cực lạc , như con ăn chay khi nấu thức ăn mặn nêm thức ăn mặn vào miệng có được coi là ăn chay không thầy, chồng con không tin chuyện vãng sanh, còn con rất tin và quyết một đời này vãng sanh tây phương, con tha thiết rất mong được thầy giúp đỡ, người niệm phật thọ bác quan trai sáu ngày không được quan hệ vợ chồng vào các ngày đó phải ko thầy, mong thầy chĩ dẫn cho con rõ, nếu ko thọ bát quan trai có được vãng sanh ko thầy, rất mong thầy giúp con, chĩ dẫn đời này vãng sanh tây phương cực lạc, a di đà phật.
A Di Đà Phật – Chào bạn:
1. “…như con ăn chay khi nấu thức ăn mặn nêm thức ăn mặn vào miệng có được coi là ăn chay không thầy…”: Vẫn được xem là ăn chay, vì có tâm ăn chay, đang ăn chay, chẳng qua là vì gia đình mà phải nấu mặn và nêm nếm, đây chính là hành vi của Bồ Tát, hằng thuận chúng sanh. Chẳng thể nói ta ăn chay thì phải bắt mọi người ăn chay hay chẳng thể nấu đồ mặn cho người nhà, nếu họ chưa thể ăn chay. Tất cả phải biết tùy duyên, bạn đang làm rất tốt – Chú ý, chỉ nên mua thịt cá làm sẵn trong siêu thị, bạn nhé.
2. “…Người niệm Phật thọ bát quan trai sáu ngày không được quan hệ vợ chồng vào các ngày đó phải ko thầy..”: Đúng vậy. Cho nên vào 6 ngày này trong tháng vợ chồng nên kiêng việc quan hệ, với người chồng chưa đủ tín tâm với Tam Bảo thì bạn phải khéo léo từ chối và tìm cách “bù lỗ” cho chồng mình bằng các niềm vui khác, hoặc khéo léo sắp xếp chuyện quan hệ vợ chồng vào ngày khác. Chớ nên quá thật thà mà nói là do em thọ bát quan trai hôm nay nên ko được làm việc này, nói như vậy thì chồng mình đôi lúc sẽ rất bực bội và lại càng ghét đạo Phật hơn, phải biết khéo léo lèo lái chồng mình, từ từ hướng họ về với Tam Bảo, với Phật A Di Đà. Việc này cần thời gian và sự nhẫn nại rất lớn…
3. “… nếu ko thọ bát quan trai có được vãng sanh ko thầy…”: Vãng sanh Tây phương Cực Lạc và việc thọ bát quan trai là 2 sự việc khác nhau. Có người thọ bát quan trai cả đời nhưng chẳng thể được vãng sanh vì không đầy đủ niềm tin và có ý nguyện muốn sanh về Cực Lạc, có người cả đời chẳng hề thọ qua bát quan trai nhưng lại được vãng sanh vì họ có đầy đủ tín tâm và chân thành mong muốn nguyện sanh Cực Lạc.
Gửi Chị lời dạy của Tổ Sư Ngẫu Ích – Tổ Sư thứ 9 của Tịnh Độ Tông chúng ta, lời Ngài dạy chính là Kim Chỉ Nam cho người tu Tịnh Độ, cùng với lời Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà là một:
“Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng trì danh niệm Phật cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Muốn chắc chắn vãng sinh cõi Cực Lạc, không gì bằng lấy lòng tin làm người dẫn đường phía trước, sự phát nguyện làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sinh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sinh.
Sao gọi là tin?
1. Tin nguyện lực của Phật A-di-đà.
2. Tin lời dạy của Phật Thích-ca.
3. Tin lời khen ngợi của chư Phật trong sáu phương.
Không tin những điều ấy, thật không thể cứu độ. Cho nên, trước phải tin sâu đừng sinh khởi nghi hoặc.
Sao gọi là nguyện?
Lúc nào cũng chán nản nỗi khổ sinh tử nơi Ta-bà, ưa thích niềm vui giác ngộ nơi Tịnh độ. Có làm việc gì, hoặc thiện hoặc ác, thiện thì hồi hướng cầu vãng sinh, ác thì sám hối nguyện cầu vãng sinh, hoàn toàn không có hai chí hướng. Đó là nguyện.
Tín–Nguyện đã đầy đủ thì niệm Phật mới là chánh hạnh, sửa ác làm lành đều là trợ hạnh. Tùy công phu sâu cạn phân ra chín phẩm bốn cõi, chẳng lạm mảy may, chỉ cần chính mình kiểm xét, chẳng cần hỏi han kẻ khác.
Người tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật, nhưng khi niệm Phật tâm nhiều tán loạn, chỉ được sinh về Hạ phẩm Hạ sinh. Tâm loạn dần ít, được sinh về Hạ phẩm Trung sinh. Không còn tán loạn, được sinh về Hạ phẩm Thượng sinh.
Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, chẳng khởi tham sân si, được sinh về ba phẩm Trung. Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, tự nhiên trước đoạn kiến tư trần sa hoặc, cũng có thể hàng phục và đoạn trừ vô minh, được sinh về ba phẩm Thượng.
Thế nên, Tín–Nguyện–Trì danh niệm Phật có thể trải qua chín phẩm, xác thật không sai lầm.”
Chị nên đọc lời dạy trên của Ngài nhiều lần, càng đọc thì Chị sẽ càng hiểu, sẽ càng có niềm tin vào pháp môn Niệm Phật.
TT là Phật tử tại gia như Chị, không phải là Thầy.
Chúc Chị niệm Phật ngày càng tiến bộ, đời sống gia đình ngày càng hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
dạ cho con hỏi: mua thịt cá chết rồi về làm có được ko vậy? con xin cám on vì đã trả lời con, cho con hỏi máy niệm phật trơ niệm cho mình, nhưng mua ở ngoài hay trong chùa mới tốt, nhưng có bốn chứ a di đà phật là được phải ko ạ? con niệm phật tới giờ còn tạm niệm nhiều lắm, chỉ vì chồng con gây ra, con rất buồn chồng con nhiều chuyện lắm, tâm con rối tung, giống như oan Gia vậy, rất mệt mỏi, con biết mình ko tốt, củng cố gắng lắm để khắc phục, con rất sợ chồng con, ngay cả niệm phật ăn chay củng phải dè dặc, chồng con rất hung dử, con ko biết có bỏ được ko, tại ko tiền nên con đành chịu, con rất giận rất khổ tâm, a di đà phật,
A Di Đà Phật – Chào bạn:
1/Mua thịt cá chết rồi có được không? Vâng, trong hoàn cảnh của bạn là được.
2/Mua máy niệm Phật: Mua ở đâu cũng tốt, không nên quá lo nghĩ. Bốn chữ hay sáu chữ đều tốt.
3/Với chồng: Phải sám hối và nhẫn nhịn chồng mình – Nếu trong đời quá khứ, Chị ko đày đọa, hung dữ, ức hiếp chồng Chị thì ngày nay Chị đâu có gặp tình huống như bây giờ? Cho nên Chị phải tin sâu Nhân Quả, tiếp nhận nhân duyên vợ chồng hiện tại, chớ nên sanh tâm sân hận hay buồn chán muốn bỏ chồng mình, nếu ý nghĩ tiêu cực có phát sinh thì Chị hãy nhiếp tâm niệm Phật thầm và hồi hướng cho chồng mình. Đó là sám hối từ trong suy nghĩ, còn trong hành vi và lời nói phải vui vẻ, hòa dịu, nhẫn nại, nhẹ nhàng, cho đến quan tâm chăm sóc cho chồng chu đáo, thậm chí còn hơn hẳn ngày xưa khi Chị chưa học Phật, làm được như vậy thì mới có thể cảm hóa chồng mình. HT Tịnh Không có giảng 1 câu rất sâu sắc: “Bạn ko cảm hóa được người khác là do chính tâm chân thành của bạn chưa đủ.”
Vậy thì mình chưa thể cảm hóa chồng mình thì có phải do tâm mình chưa đủ chân thành? Bản thân mình cũng chưa thật sự chân thành tin sâu nhân quả? Chị nghĩ kỹ lại xem có đúng như vậy không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
con tên nguyễn thị thu 24 tuổi dạ con kính mong được thầy giúp đỡ, ko ăn uống phi thời là qua 12h là ko ăn bất cứ thứ gì hả thầy, vậy nếu khát có được uống nước ko thầy. Thọ bát quan trai giới là sao hả thầy, xin thầy giúp con. con có dấu tiền chồng đễ dành cho ông bà cha mẹ con mà chồng con ko biết, con có mang tội ko thầy, con khẩn cầu thầy giúp con, chồng con rất ngang tàn, con muốn bỏ chồng để tu tập dễ dàng hơn có mang tội ko thầy, giờ con chỉ muốn vãng sanh cực lạc, mong thầy giải thích cho con hiễu, a di đà phật
dạ, con rất chân thành cám ơn, giờ con sẽ cố gắng làm theo và tin sâu nhân qủa ko buồn chán nửa, tâm của con thật sự chưa từ bi như phật, như thiện tri thức, nhưng con sẽ cố gắng, chuyên tâm niệm phật để được phật rước càng sớm càng tốT, xin cầu phật a di đà hiện ra thọ kí cho thầy sớm vãng sanh cực lạc, viên thành phật đạo, dạ, a di đà phật.
con xin kính chào chư vi đai đức tăng ni phât tử .con đang bối rối không biết làm sao để tu hành ,con có nghe pháp của HT. Tịnh Không, con tin có thế giới Tây phương, con tin có Phât A Di Đà, nhưng con vẫn còn sợ con không được vãng sanh dù con biết Phật ́từ bi không bỏ một ai, nhưng con vẫn chưa làm được như lời Phật dạy, con vẫn còn tham ăn tham dục tham ái,vẫn còn sân giận, vẫn còn tham luyến ngũ dục lục trần. Con có tâm ngạo mạn. Con còn giãi đãi nữa. Con có chồng người Nhật không tin Phật pháp và gia đình con dù cũng tin Phật cũng hiền nhưng chẳng tu hành, hiện con đang sống tại Nhật bạn xung quanh chẳng có ai tu…
Con có một bé 15 tháng tuổi, con rất thương bé. Con có nghe pháp biết được gia đình con cái chỉ là do nhân duyên nên đời này mới gặp lại. Con biết vậy nhưng ko nhìn thấu được, không buông bỏ được …vì vây con sợ con không được vãng sanh. Vì con lúc nào cũng quên Phật, không liên tục niệm Phật được, con có nghe pháp nhiều con hiểu được nhưng chưa làm được. Nhưng con rất muốn vãng sanh, con làm sao để có thể buông xả được, làm sao để con khơi được lòng tin sâu không nghi(nghi không được vãng sanh), làm sao để niệm Phật được liên tục không quên niệm Phật, con mong có thiện tri thức chỉ dạy cho con để con sửa được những điều kê trên, để một đời này đầy đủ tín-hạnh-nguyện được sanh về Cực Lạc. Con ngàn vạn lần đội tạ ơn đức A Di Đà Phật. Con mong có thư hồi âm, con sẽ đợi. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào Chị Tuyền:
Chị có thể mỗi ngày nhìn thấy lỗi lầm của chính mình mà tu sửa từng chút từng chút, cố gắng chân thành mà sửa đổi thì nhất định sẽ có một ngày các tập khí xấu sẽ phai nhạt dần cho đến ko còn nữa. Đây chính là người chân tu hành, các tập khí Chị nói ra ở trên thì Tịnh Thái cũng có, chứ ko phải riêng gì Chị, Chị có bạn đồng hành rồi :). Nay xin chia sẻ với Chị vài ý sau, Chị chú ý đọc thật chậm, đọc nhiều lần và suy nghĩ thật kỹ thì sẽ có được lợi ích:
1. Trước phải thừa nhận là mình chính là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng mà mỗi ngày phải ráng nghe pháp của HT. Tịnh Không nhiều và CHUYÊN hơn, Chị nên nghe chuyên cần một bộ Kinh mà HT giảng trong 5 năm thì công phu tu tập sẽ có Định Lực, lúc đó có thể khắc phục được những tập khí xấu này. (hiện nay Chị nghe pháp HT. Tịnh Không nhiều nhưng chưa có chuyên, nghe đủ thứ, và khi nghe Chị cũng chưa được thật sự chú tâm lắm). Chị nên nghe HT. Tịnh Không giảng bộ Thập Thiện Nghiệp Đạo trước nhé:
http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?view=category&id=46%3Athap-thien-nghiep-dao-kinh&option=com_content&Itemid=37
Tập trung nghe bộ này 10 lần, nghe được đến 20 lần thì lại càng hay, cố gắng chỉ nghe bộ này trong vòng từ 2-3 năm, 5 năm thì lại càng hay. Nghe chuyên được như vậy thì công phu tu tập liền có lực, trí huệ liền được khai mở. Mỗi lần nghe thì phải buông xả chấp trước là mình đã nghe rồi, nghe cứ như mới, nghe xong rồi quên thì cái còn đọng lại trong tâm Chị chính là Chánh Pháp Như Lai, là cái Trí Huệ Vô Tướng hiện tiền, dùng nó để tu tập tăng trưởng thiện căn, phước đức, nhân duyên với pháp môn Tịnh Độ thì nhất định cái nguyện muốn được vãng sanh Cực Lạc của Chị liền có phần, nhất định là vậy.
2. Chị nên lạy Phật nhiều hơn, gặp người phải nên cúi chào 90 độ như người Nhật họ làm. Nhất là đối với chồng Chị, Chị phải thực hành việc này – cúi chào 90 độ với chồng, phải cung kính lễ phép với chồng, cho dù chồng còn có nhiều thiếu sót. Với mọi người trong gia đình cũng là cung kính lễ phép như vậy. Phải bắt đầu từ tâm Thành Kính thì trên đường tu Chị mới có được kết quả tốt.
3. Đừng nghĩ người xung quanh ko tu, mà hãy chỉ nên nghĩ mình có biết tu hay không. Người biết tu thì trong hoàn cảnh nào cũng có thể tu được, mình tu là tu cho mình chứ chẳng phải để dòm ngó lỗi lầm của người khác, chớ nên để ý lỗi lầm của người khác mà tự mình làm tổn hại đến phước đức, đến tâm thanh tịnh của chính mình. Đừng có đem rác của người bỏ vào Tâm của mình, việc đó là si mê điên đảo mà thôi.
3 điều trên chính là điều Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ, Tịnh Thái chỉ thuận theo duyên của Chị mà giải thích cho rõ ràng hơn mà thôi. Chị nên sanh tâm hoan hỉ, tiếp nhận và thực hành theo thì nhất định hiện đời Chị cũng được lợi ích mà tương lai cũng được nắm chắc phần vãng sanh Cực Lạc vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chúng ta hầu như ai cũng biết rằng tông môn Tịnh độ được các bậc Thánh, Bồ tát … hoằng dương chủ yếu dựa vào ba bộ Kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Vô Lượng Thọ Phật.Để vãng sanh thì phương pháp hành trì theo mỗi kinh cũng có sự khác nhau,ngoài ra còn là phương pháp niệm Phật trong các kinh A Hàm, Ban Chu Tam muội … Và ngày nay chúng ta được biết thêm phương pháp nghe giảng kinh thuyết pháp của Hòa thượng Tịnh Không. Tuy nhiên Phúc Bình là kẻ ngu si nên đến giờ vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa của pháp tu đang được hòa thượng Tịnh Không giảng.
Đúng là nếu nghe Kinh giảng được 5,10 năm sẽ sinh huệ, khi đó tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh thì dễ thành tựu. Tuy nhiên quá trình tu tập đó chẳng may vô thường đến, sát na lâm chung chỉ nhớ đến các bài giảng pháp thì người đó có được vãng sanh hay không.
Mong được các liên hữu chỉ giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Chào Phúc Bình:
Với người niệm Phật tâm tánh thuần chơn, gọi là người thật thà thì thú thật không cần phải nghe Kinh. Cứ như tấm gương của các ông bà lão nhà quê, ko biết chữ, chư Tổ chỉ dạy cho họ 1 câu A Di Đà Phật thì được rồi, họ liền toàn tâm toàn ý tiếp nhận, như các tấm gương tự tại vãng sanh ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/07/ba-cau-chuyen-vang-sanh-biet-truoc-ngay-gio/
Chúng ta thì không được như họ, vẫn là bán tín bán nghi, miệng nói Tin Phật nhưng chưa làm được như lời Phật dạy: Thiện nam tử, thiện nữ nhân – tiêu chuẩn đầu tiên để bước vào Phật pháp vẫn là chưa làm đến được thì niệm Phật chưa thể có được cảm ứng, việc vãng sanh vẫn chẳng thể nắm chắc được phần. Họ thì nắm chắc thật phần vãng sanh, họ thật tin, họ thật nguyện, họ thật làm được “tịnh niệm không gián đoạn”.
Người như chúng ta vậy thì phải cần nghe Kinh – nghe Kinh để đoạn nghi sanh Tín, thật sự Tin Phật thì vạn duyên đều buông xuống, tâm chỉ có 1 câu Phật hiệu niệm đến cùng, ngày nay chúng ta niệm Phật không có chân thật, rảnh thì lướt FB trước, tám chuyện với bạn, xem tivi, đọc báo,…người chân thật niệm Phật thì ko như vậy: Họ luôn tranh thủ thời gian rảnh để niệm Phật, không niệm Phật thì niệm Pháp, niệm Tăng, nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh. Còn chúng ta thì lúc sáng lúc tối, lúc nóng lúc lạnh, thích thì niệm nhiều một tí, tâm trạng ko vui thì chưa muốn niệm, hoặc niệm cho đủ thời khóa mà thôi. Niệm Phật như trả bài cho Phật, Tín Nguyện cầu sanh Cực Lạc thật sự thì ko phát ra được, vẫn còn dính mắc vào danh, vào lợi, niệm niệm vẫn còn nghĩ đến mình, làm lợi ích cho tha nhân cũng là nghĩ cho mình trước, à mình làm như vầy thì mình được phước…
Người niệm Phật như vậy thì sao mà tương ưng với tâm Phật A Di Đà? Người như vậy thì phải nghe Kinh – nghe HT. Tịnh Không giảng Kinh để Nhìn Cho Thấu – Buông Được Xuống. Chẳng thể Nhìn Thấu, chẳng thể Buông Xuống thì niệm Phật chẳng thể vãng sanh.
Vậy thì nghe Kinh là tối quan trọng với hạng phàm phu nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta. HT. Tịnh Không còn nhấn mạnh là: Nếu 1 ngày bạn chỉ có 1 giờ rảnh thì bạn nên nghe Kinh, chứ Ngài chả khuyên dùng 1h đó để niệm Phật, đây là Ngài tùy cơ nói pháp.
Trong quá trình nghe Kinh, tự nhiên Tín Nguyện tăng trưởng, đến 1 lúc nào đó, tự nhiên liền Nhìn Được Thấu, Buông Được Xuống tất cả ý niệm tự tư tự lợi, tham sân si mạn thì có thể ngừng nghe Kinh. Người nghe Kinh với Tín Nguyện đầy đủ, thì khi lâm chung nguyện sanh Cực Lạc thì chỉ cần niệm 1 câu A Di Đà Phật cũng được sanh Tịnh Độ. Hà huống mỗi ngày họ có thể niệm được nhiều hơn mười câu.
Vì Tín Nguyện quyết định vãng sanh, còn phẩm vị cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu cạn mà thôi. Đây là lời của Đại Sư Ngẫu Ích nói, Ngài cũng chỉ là nói lại lời Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ ở phẩm 24 và 25 mà thôi, chứ chẳng phải là Ngài tự sáng chế ra việc này.
Do vậy, nghe Kinh có thể giúp tăng trưởng Tín Nguyện và giúp mình niệm Phật đúng như pháp, lại còn có thể khai mở trí huệ, việc này là ko thể nghĩ bàn.
Hi vọng là với vài lời giải thích dài dòng ở trên có thể giúp được cho Phúc Bình được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phúc Bình xin cảm ơn huynh Tịnh Thái đã chỉ dạy. PB biết rằng tranh luận lời giảng của hoà thượng Tịnh Không có thể là quá tầm với bất cứ ai, nhưng PB vẫn xin mạn phép có đôi lời. Theo PB hiểu tín ở đây là tin câu Phật hiệu A Di Đà có đầy đủ công năng tiêu diệt mọi tội chướng, tin là mình là phàm phu sát đất thì cũng chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là vẫn được vãng sanh. Ngũ nghịch thập ác niệm Phật còn được vãng sanh thì chẳng lẽ mình không có phần. Tin như vậy mới là tin. Chưa tin thì niệm Phật cũng sẽ tin, vì sao, vì nhờ vào công đức niệm Phật mình hoá giải được tội chướng, được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên … đồng hộ niệm rưới nước cam lồ cho tâm người đó bớt ô trọc, tham, sân, si, mạn lần hồi tự diệt. Vì chưa tin nên phải nghe Kinh, nghe Pháp. Nên PB trộm nghĩ còn nghi thì phải nghe giảng Kinh pháp. PB vẫn nghĩ lời pháp của hoà thượng là cho những người có căn cơ khác nhau, phàm phu chúng ta thực hành thấy đâu là lợi ích nhất thì áp dụng. Đôi lời chia sẻ của kẻ ngu si này. Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa quí vị liên hữu đồng tu:
Người người sai khác, kẻ kẻ bất đồng. Khi xưa, đại lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chỉ dự Phật thất có một lần, sau Ngài không dự nữa. Vì đối với căn tánh thiện lành của Ngài, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu cũng đủ để vãng sanh, bởi Ngài đã đạt được lý Nhất Tâm Bất Loạn. Còn đại cư sĩ Hạ Liên Cư thì đã minh tâm kiến tánh, nên khi nhập thất niệm Phật, cảnh giới liền trụ trong Nhất Chân Pháp Giới – Thường Tịch Quang độ.
Nhưng cảnh giới đó là của các Ngài, chẳng phải cảnh giới của phàm phu chúng ta. Chúng ta nhập thất niệm Phật chẳng thể đạt được cảnh giới ấy. Hoặc giả nếu thấy cảnh giới nào hiện ra thì liền bị chấp kẹt ngay đó, chẳng biết làm sao để thoát ra, nên có khi còn bị tẩu hỏa nhập ma. Vì sao? Vì không thấu rõ giáo lý Phật pháp nên giải hành chẳng được tương ứng, chẳng nhận biết được cảnh giới xấu tốt, gặp cảnh giới nào cũng tò mò, ham thích, rốt cuộc mắc kẹt ở trong đó. Do đó Hòa Thượng Tịnh Không nói, người thời nay nếu chỉ lão thật niệm Phật thì không đủ, nên trong các Phật thất phải chia thời gian ra làm 2 phần, ½ nghe kinh giảng pháp và ½ niệm Phật, pháp hỷ mới sung mãn, không bị tẩu hỏa nhập ma.
Trong kinh A Di Đà, đức Phật nói: “Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật…(cho đến)… nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn,” có nghĩa không chỉ chấp trì danh hiệu Phật từ 1 đến 7 ngày, mà còn phải “văn thuyết A Di Đà Phật” nữa.
Do đó, muốn viên mãn đại cương lãnh của pháp môn Tịnh Độ – Phát Bồ-đề tâm và Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, thì hằng ngày chúng ta phải đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ hay kinh A Di Đà, hay nghe giảng pháp về công đức của Phật A Di Đà là văn thuyết. Còn chấp trì niệm Phật là hành, là gieo trồng phước đức để duy trì Tín-Nguyện kiên cố, mà phát khởi được tâm Bồ đề rộng lớn. Do vậy, hai việc này cần phải đi đôi với nhau thì mới giải hành tương ứng được. Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Đọc kinh và niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn là duyên giúp một phàm phu như chúng ta có thể vãng sanh thượng phẩm.”
Hòa Thượng Tịnh Không nói: “Về nguồn không hai lối, phương tiện có nhiều ngõ”. Thế nhưng muôn nẻo dặm trường lại dài ngắn khác nhau. Nếu thật dốc lòng muốn tìm đường tắt để về Tây Phương, thì không ngoài việc “Phát Bồ-đề tâm, trì danh niệm Phật,” tức tin sâu, chí thành phát nguyện, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc thật đúng là rất thích đáng thẳng tắt, liễu nghĩa cực viên đốn chẳng thể nghĩ bàn được. Đã biết ngõ này là chí đốn, chí viên, vậy đi tìm cầu ngõ quanh nào khác nữa chi đây?
Xin hãy cùng nhau cần lao mà tu học, không để thối thất tâm Bồ Đề, và nhất ý đồng phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc quốc!
Diệu Âm Trí Thành
Phúc Bình xin trích dẫn một đoạn trong Khuyên tu pháp môn niệm Phật của Pháp sư Nguyên Anh được Đại sư Ấn Quang chấp bút viết lời tựa:
“Cổ nhân dạy rằng:
“Ít nói chuyện ta người,
Niệm nhiều danh hiệu Phật”.
Miệng không rời danh hiệu Phật thì khẩu nghiệp thanh tịnh, đây tức là tu hành khẩu nghiệp. Những hành động của thân (thân nghiệp) đều do ý nghiệp sai sử, nếu ý không khởi thì không có hành động nơi thân. Người niệm Phật, một lòng niệm Phật, nhiếp hết sáu căn thì thân thanh tịnh, đây tức là tu thân nghiệp. Sao lại nói niệm Phật không phải là pháp tu hành? Những điều vừa liệt kê trên đây đủ minh chứng niệm Phật chính là tu hành vậy.
Hoặc bảo niệm Phật một đời mà được vãng sinh thế giới Cực Lạc là lời nói hư cuống ngu si. Nếu muốn lìa Ta-bà khổ để về một thế giới hoàn toàn sung sướng nhất định phải có một pháp môn nào đó thật vi diệu, thật nan đắc mới khả dĩ. Nay chỉ niệm danh hiệu Phật sao dám bảo là chân thật tu hành? Những lời nói này hết sức lầm lẫn, xin mọi người hãy quán sát cho kỹ. Nên biết, pháp môn niệm Phật chính đức Phật nói ra chớ chẳng phải do ai khác. Ngài quán sát căn cơ chúng sinh mà nói ra pháp môn niệm Phật này. Phật là đấng chí tôn vạn đức, lời của người không hề hư dối, há có phỉnh gạt chúng sinh sao?
Phật quán thấy chúng sinh nghiệp trọng, vọng niệm quá nhiều nên dạy cho pháp chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Đây là pháp dùng niệm để ngăn trừ niệm (lấy niệm Phật để ngăn chặn niệm chúng sinh), như thầy thuốc dùng độc để trừ độc vậy. Lại nữa, tâm chúng sinh như nước, xưa nay vốn thanh tịnh không chút nhiễm nhơ, do cát bụi mà làm cho nước vốn trong sạch ấy trở thành vẩn đục. Nay muốn lắng gạn cần phải mượn công năng của thanh thủy châu (ngọc lắng nước) mới có thể hữu hiệu. Câu Phật hiệu như viên thanh thủy châu, tâm chúng sinh loạn ví như nước đục. Đại sư Vân Lâu dạy rằng:
“Nước đục mà được thanh thủy châu
Tất phải lắng trong ngay trở lại.
Loạn tâm mà được câu Phật hiệu
Thanh tịnh tức thì không dối hư”.
Niệm Phật chính là pháp dạy người thành Phật, há lại bảo dối người sao?
Chúng sinh 24 giờ mỗi ngày, ý thức lúc nào cũng phan duyên, chạy theo trần cảnh, vọng tưởng, tham cầu tạo biết bao ác nghiệp. Theo nghiệp chuyển phải chịu quả báo luân hồi trong sáu đường không bao giờ dừng nghỉ. Ý thức có hai phần: một phần gọi là Độc đầu ý thức (Độc đầu ý thức là ba phần Định trung ý thức, Độc tán ý thức và Mộng trung ý thức của thức thứ sáu, không cùng khởi với năm thức trước. Chính vì độc khởi nhưng lại rộng duyên với 18 giới, nên gọi Độc đầu), duyên với Ý chỉ có cảnh tướng. Cảnh tướng này tức sắc, thanh, hương, vị, xúc được Tiền ngũ thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) tiếp nhận rồi thức thứ bảy Mạt-na đưa vào để duyên với Ý. Và một phần là Đồng thời ý thức, tức năm thức trước cùng khởi duyên với cảnh trần bên ngoài. Tức khi mắt thấy sắc thì nhãn thức khởi lên, ý thức đồng thời cùng khởi với nó, đồng duyên với sắc trần, hấp thụ cảnh giới sắc trần rồi giao cho Độc đầu ý thức tính toán phân biệt, giống như gương nhiếp ảnh vậy. Nhãn căn như thế, cho đến thân căn đối với xúc trần cũng lại như vậy, lúc thân thức khởi, ý thức cũng đồng thời khởi lên với nó, đồng duyên với sắc trần.
Ý thức luôn luôn phân biệt cảnh giới sáu trần, nguồn gốc sinh tử chính là ở chỗ đó. Đức Phật dạy tu trì pháp môn niệm Phật, niệm niệm chuyên chú vào Thánh hiệu A-di-đà Phật thì sẽ không còn nghĩ đến cảnh giới sáu trần, không nghĩ đến cảnh giới sáu trần thì không sinh tâm phân biệt. Đây chính là diệu pháp duy nhất để nhổ tận gốc rễ của mọi sự khổ não. Như lúc mắt thấy sắc, chỉ niệm A-di-đà Phật chớ không phân biệt cảnh giới tốt xấu của sắc trần. Tai, mũi, lưỡi, thân đối cảnh cũng như thế. Tức như lời đức Đại Thế Chí Bồ-tát nói:
“Nhiếp hết sáu căn,
Tịnh niệm tương tục,
Vào Tam-ma-đề (Tam-muội),
Đây là đệ nhất”.
Há đây không phải là pháp tu hành sao?
Hoặc cho rằng, niệm danh hiệu Phật chỉ uổng công, chẳng có lợi ích gì. Không biết rằng danh hiệu Phật đầy đủ vạn đức. Trì danh hiệu Phật nhiếp được tâm tán loạn, các pháp tu trì không pháp nào qua pháp này. Đại sư Liên Trì nói:
“Niệm lên danh hiệu Phật
Muôn đức đủ đầy trong.
Chuyên trì danh hiệu ấy,
Muôn hạnh đủ không sai”.
Há là vô ích sao?”
Nam Mô A Di Đà Phật!
da con xin cảm ân đã hồi âm cho con. Con mới 25 tuổi thôi ạ. Cũng có môt thiện tri thức khuyên con như vậy, nhưng chuyên nghe cảm ứng thiên, huynh ấy nói nghe cho tới khi nào nhìn thấu được rồi thì mới chuyển qua nghe Kinh Vô Lượng Thọ, nghe đi nghe lại cảm ứng thiên. Có hai lời khuyên con nên nghe cái nào trước đây ạ?
Mỗi lần con lạy Phật con khởi lên tâm giãi đãi, cứ khởi vọng tưởng, muốn lạy nhanh nhanh cho xong. vậy con có nên lạy nữa không? Con đang có hai thời niệm Phật, một lần là 10 xâu chuỗi 108 hạt, sáng và trưa vì con có con nhỏ nên không qui định giờ được, sáng con tụng phẩm thứ sáu Kinh VLT, trưa thì phẩm ba hai đến ba bảy, tối con niệm Quán Thế Âm 10 chuỗi – cầu mẹ gia hộ cho con buông bỏ được vạn duyên nhất tâm niệm Phật. Con không có tâm cung kính Tam Bảo, trước hình Phật mà con lại khởi vọng tưởng, không cung kính. Chắc tập khí đời trước tội không cung kính Tam Bảo hiện lại. Con hay giật mình, rất sợ ma, con làm sao đây, mỗi lần con niệm Phật vào ban đêm khi không có chồng con là con sợ ma không thể nhất tâm được. Con biết đó cũng là nghiệp, con rất nhát, sợ chết, con hay vọng tưởng bất chính với mọi người.Ví dụ như nghe tới người ta đám cưới là tâm con thấy hình ảnh họ quan hệ tình dục,v.v…con biết nó là vọng nhưng vẫn tự trách con sao lại nghĩ như vậy, con nghĩ con tội chướng sâu nặng, cứ vọng tưởng, cứ quên niệm Phật nên con sợ mình không được vãng sanh.
Còn nghe pháp thì con không chú tâm được cứ nhìn cứ lo ở ngoài thì làm sao thâm nhập được…con hay mặc quần đùi vì nực,vậy có nghe pháp được không ạ? con nghĩ chắc cũng có người ngủ giống con vậy, mọi người thấy bài đăng này sẽ hữu ích cho mọi người. Làm sao ̣̣để con không còn nhút nhát nữa đây ạ. Khi tai nạn bất ngờ mà sợ hãi sẽ chẳng thể về với Phật. đây quả là nghiệp chướng, sợ ma niệm Phật chẳng được chuyên tâm…
A Di Đà Phật – Con xin được chỉ dạy ạ.
Kính thưa Cô Tuyền:
Theo như lời khuyên của Thiện Trí Thức nào đó, cô nên nghe Cảm Ứng Thiên của HT Tịnh Không chủ giảng, khi tâm đắc rồi thì chuyển sang nghe kinh Vô Lượng Thọ. Cách này cũng rất hay, chẳng nên nghe nhiều thứ quá mà sanh loạn tâm. Giống như khi chúng ta bước chân lên nấc thang: bước lên 1 nấc xong rồi, thì bỏ nấc đó để bước lên 1 nấc cao hơn, cứ tiếp tục bước như vậy mà lên đến đỉnh cao. Cũng giống như là bàn ta không thể nắm bắt nhiều thứ, cho nên muốn nắm cái này thì phải bỏ cái kia. Tu hành cũng vậy, phải nên luôn gìn giử thân và tâm thông thả, thư thái tự nhiên, từng bước tiến lên, chẳng cần phải hấp tấp, vội vả; càng hấp tấp vội vàng, càng hư hao công phu, chẳng thể có sự thành tựu chân thật.
Giải đãi và không tập trung (không tinh tấn & không có định) là tàn dư tập khí (thối quen) tích lủy từ lâu đời rồi, chớ chẳng phải có từ một kiếp này đâu. Do đó, cô Tuyền cũng chẳng cần để ý đến nó làm gì. Tán tâm tụng kinh, niệm Phật cũng được, cứ tiếp tục tu như vậy lâu ngày công phu tự nhiên tăng trưởng.Tức là mình dần dần quen với thối quen mới (tinh tấn, tập trung), thối quen củ (giải đãi, không tập trung) tự nhiên từ từ biến mất.
Tu hành là do kiên trì dụng công lâu ngày làm chuyển đổi tập khí xấu. Nhưng phải biết dụng công tự nhiên thì mới có kết quả, nói cho hoa hòe là: “Vô Công Dụng Đạo”; tức dụng công mà chẳng thấy (để ý lưu tâm) là mình đang dụng công, bình thản tự nhiên như lúc mình nghĩ ngơi mà thôi; đấy mới là thật sự biết dụng côngt. Còn nếu như trong lúc dụng công, trong tâm khởi ý nghĩ muốn chóng thành tựu, muốn chóng chứng đắc, hoặc muốn thấy Phật hay thấy cảnh giới nào đó, thì phải biết tâm mình đã chạy lạc rồi, nên xoay cái tâm mình trở lại với tĩnh lặng, không tịch, chỉ trụ tâm mình trong một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” mà thôi. Người nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, biết y theo lời Phật dạy thì chỉ nhất tâm niệm một câu “A Di Đà Phật”, chẳng cần niệm nhiều câu Phật hiệu nữa mới là “Nhất Tâm Niệm Phật”. Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng chẳng cần niệm nữa. Tại sao? Bởi trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, Bồ Tát Quán Thế Âm cũng bảo chúng sanh muốn sanh Cực Lạc, thì chỉ nên niệm một danh hiệu “A Di Đà Phật”. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thế Tôn cũng nói: “Pháp ta như thế, ta nói như thế,chổ Như Lai làm phải nên làm theo, tu trồng gốc thiện cầu sanh Tịnh độ”. Tam Thế Chư Phật đều do niệm Phật mà thành Phật, nên đức Thích Tôn mới nói một câu quyết định “chổ Như Lai làm phải nên làm theo”.
Tự nhiên tụng kinh, niệm Phật, không mong, không cầu cũng không tưởng cầu tức là đang tu hạnh “buông xả”. Buông xả quan trọng lắm! Muốn vãng sanh Cực Lạc, giải thoát nạn lớn sanh tử thì chẳng thể chẳng buông xả thân, tâm và cả thế giới này. Cổ đức thường bảo, một sự vật nhỏ như đầu kim, ngọn cỏ của thế giới này cũng là chướng ngại vô cùng cho việc vãng sanh, nên trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật khuyên răn chúng sanh phải thường luôn: “chí xả như hư không”, “niệm đạo tự nhiên”, “tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng, tịch định an lạc”.
Phật đã nói hết thảy đều là “tự nhiên” thì phải biết tâm mong cầu chẳng hợp với bản tánh “tự nhiên”. Mà “tự nhiên” chính là Chân Như Thật Tướng, tức Tự Tánh của mình vậy!
Diệu Âm Trí Thành (Canada)
vậy con không cần niệm quan âm bồ tát nữa ha thầy ạ con vì nghĩ nghiệp chướng con sâu nặng khôngthanh tịnh niệm phật được thì sẽ không cảm ứng với phật nên phật không gia trì con ,mẹ quan âm luôn quán âm cứu độ dù không thanh tịnh thì mẹ cũng sẽ nghe mẹ sẽ gia hộ cho con để con thanh tịnh mà niệm phật .để co n sữa lỗi được lỗi lầm của con.vậy con đã nghĩ sai đúng không ạ. con cảm ân đã chỉ dạy .nhưng con chưa hiểu được lỡi dạy của ngài.vậy con cứ nghe cảm ứng thiên ,dù loạn tâm thì vẩn cứ nghe ,cứ niệm phật có đúng không thầy.
Thưa Cô Thanh Tuyền:
Quán Âm, Đại Thế Chí, Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát v.v… đều do niệm “A DI Đà Phật” mà thành Phật. Các Ngài đều là Phật cả, nhưng lại hiện thân làm Bồ Tát để cứu độ chúng sanh theo hạnh nguyện của các Ngài.
Quán Âm Bồ Tát còn có danh hiệu là Đương Lai Hạ Sanh A Di Đà Phật. Chị thấy trên mão ngài có hình A Di Đà Phật không? Thật ra đó không phải là hình, mà là có hóa thân của Phật A Di Đà luôn ngự trên đầu ngài. Ngài là đệ tử của A Di Đà Phật và cũng phó giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc. Trong quang minh của Phật A Di Đà cũng có Ngài ảnh hiện và cũng có vô số vô lượng Phật và Bồ Tát khác hiện ở trong.
Vậy chị niệm A Di Đà Phật cũng chính là niệm Quán Âm Bồ Tát và cũng là niệm vô lượng chư Phật và Bồ Tát.
Để cho việc tu hành của chúng sanh được nhất tâm, không xen tạp, không phân biệt Phật này Phật kia khác nhau, Phật dạy chúng ta chỉ cần niệm “A DI Đà Phật” thì liền có cảm ứng với vô lượng chư Phật và Bồ tát. Đó là một pháp môn tu như vậy, nên chúng ta vâng theo lời Phật làm như vậy.
Khi chị niệm A Di Đà Phật với lòng chân thành khẩn thiết, Bồ Tát Quán Âm nghe đặng tiếng này cũng liền phổ độ cho chị vì chị. Nên biết Phật, Bồ Tát không có tâm phân biệt như chúng ta đâu, các ngài đều chỉ như là một thể đồng nhất.
Diệu Âm Trí Thành
Mỗi lần con lạy Phật con khởi lên tâm giãi đãi, cứ khởi vọng tưởng, muốn lạy nhanh nhanh cho xong. vậy con có nên lạy nữa không? Con không có tâm cung kính Tam Bảo, trước hình Phật mà con lại khởi vọng tưởng, không cung kính. Chắc tập khí đời trước tội không cung kính Tam Bảo hiện lại. Con hay giật mình, rất sợ ma, con làm sao đây, mỗi lần con niệm Phật vào ban đêm khi không có chồng con là con sợ ma không thể nhất tâm được. Con biết đó cũng là nghiệp, con rất nhát, sợ chết, con hay vọng tưởng bất chính với mọi người.con hay mặc quần đùi vì nực,vậy có nghe pháp được không ạ?
Làm sao ̣̣để con không còn nhút nhát nữa đây ạ. Khi tai nạn bất ngờ mà sợ hãi sẽ chẳng thể về với Phật. Đây quả là nghiệp chướng, sợ ma niệm Phật chẳng được chuyên tâm… nếu con có gì bất kính xin tha lỗi ạ .a di da phat.ý của thầy dạy con có phải là (trong lúc công phu thì vẫn cứ tự nhiên bình thường nó có giãi đãi có vọng tưởng thì cũng kệ nó phải k thầy )nhưng sao con cứ cho những vọng tưởng nó là con con vẫn tự trách con hoài làm con cứ phiền não.
A Di Đà Phật – Con xin được chỉ dạy ạ.
nếu con có gì bất kính xin tha lỗi ạ .a di da phat.ý của thầy dạy con có phải là (trong lúc công phu thì vẫn cứ tự nhiên bình thường nó có giãi đãi có vọng tưởng thì cũng kệ nó phải k thầy )nhưng sao con cứ cho những vọng tưởng nó là con con vẫn tự trách con hoài làm con cứ phiền não ạdi da phat
Bây giờ con nên nghe pháp hay là lay phậ nhiều ạ .con không bận mà cũng không nhàn hạ ….con làm sao để con không còn nghi con không được vãng sanh nữa ạ .làm sao để không còn sợ ma ,k sợ chết để con chú tâm niệm phật ạ .xin thầy hoan hỷ trả lời hết những ngu si mà con đã hỏi.thầy trả lời hơi cao con hơi khó hiểu ạ.con là kẻ độn căn ạ
A Di Đà Phật
Trước hết cô phải luôn giữ vững lòng tin. Tin thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà là có thật. Tin rằng chúng sanh với Phật không hai. Tin sâu nơi nguyện lực của Phật Di Ðà, là phàm phu niệm Phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo thành Phật. Cô có Tín rồi thì mới kết Tín thành Nguyện quyết sẽ vãng sanh. Có Nguyện rồi sẽ khởi Hạnh, nhất hướng chuyên niệm Phật chẳng gián đoạn.
Ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh giống như ba chân của cái đỉnh, thiếu một chân đỉnh sẽ phải đổ.
Cái tâm của mình rong ruổi vọng tưởng không chịu ngồi yên vì nó là tập khí, tập khí này không phải chỉ mới có trong hiện đời mà nó đã có từ trong nhiều đời trước nữa. Chúng ta chưa có thể quên duyên trần, hay dứt vọng lự ngay trong một sớm một chiều. Nếu ta cố gắng dằn ép muốn nó lập tức yên tịnh thì chẳng những không thể dứt động sanh tịnh, mà càng dứt càng động loạn. Chi bằng ngay nơi duyên lự ấy mà ngày ngày tấn tu, dùng tâm niệm Phật để tấn công vọng niệm, vì niệm Phật một tiếng trừ được trăm ngàn muôn ức các tạp niệm xưa cũ, cứ hành trì niệm Phật như thế lâu dần vọng niệm tất sẽ tan nhạt đi.
Người niệm Phật sẽ nhờ nơi đại nguyện, đại lực của Phật nhiếp thọ và hộ trì cho. Oai thần của Phật không thể suy lường được, không có thiên ma nào dám can phạm đến, dẫu Ma sự có sắp đến rồi thì nó cũng sẽ tự tiêu diệt. Vì sao? Trong kinh nói: “Người niệm Phật có hào quang của Phật chiếu soi vào mình, ánh sáng chung quanh cách bốn mươi dặm, nên ma không thể xâm phạm được do vì nhờ sức Phật A Di Ðà và mười phương Phật thường hộ niệm cho, mãi từ ngày ta phát tâm cho đến khi thành Ðạo, từ trước đến sau mỗi việc đều là sự lành cả”.
Nghe pháp, lạy Phật, niệm Phật cũng là một cách trừ vọng niệm, đó là công đức chân thật nhất. Nên huân tu niệm Phật vẫn là việc cần làm, vì thế trong ngày bên cạnh việc lạy Phật và nghe pháp thì cô nên dành nhiều thời gian hơn cho việc niệm Phật.
“Thật vì sanh tử phát Bồ Ðề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật”.
A Di Đà Phật
Diệu Âm Quảng Hồng
a di dâ phat con se lam theo loi chi day .con xincam on ạ̣ a di đa phat
Chung một mối : tâm thành , bại cũng thành , tâm bại sự thành cũng bại!
A Di Đà Phật,
Thưa Thầy con năm nay 21 tuổi, đã có gia đình và con trai 3 tuổi. Cách đây 6 năm con cũng biết đến Phật pháp, thọ tam quy ngũ giới, nhưng sau đó con hoàn tục và lập gia đình, vì vô minh si mê nên đã bị cuốn theo dòng đời ác trược, nay con nhớ lại những gì đã xảy ra trước đó và bắt đầu nghe kinh nghe pháp, niệm Phật sám hối cầu vãng sanh, con còn muốn xuất gia nữa, vì thế đã làm cho bố mẹ phiền muộn sầu não, chồng con cũng khổ tâm, vì con nghe kinh mà chồng con báng bổ đạo Phật, tại con mà chồng con như thế thì con có phải mắc tội lớn ko ạ? Con đã phá giới rồi, con biết con tội rất nặng, con xin thầy hãy cho con 1 lời khuyên…con phải làm thế nào thì mới phải đạo ạ?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, Huyên thân mến
Bạn thọ tam quy ngũ giới tức là chính thức trở thành một Phật tử tu tại gia, đâu phải người xuất gia thọ giới trong chùa xuống tóc đâu mà gọi là hoàn tục?
Phật tử tại gia thì có cuộc sống bình thường, nhưng nhờ hiểu được Nhân Quả nên cố gắng giữ giới trong hoàn cảnh sống của mình cho tốt thì cuộc sống hiện tại mình được hạnh phúc, an lạc. Bạn sống tại gia vẫn có thể ăn chay, phóng sinh, tu thập thiện nghiệp, hàng ngày lập định khóa tụng kinh, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương như bao Phật tử khác thôi mà. TLPT và các huynh đệ trong duongvecoitinh cũng đều như thế đó.
Nếu đã có gia đình rồi thì bạn phải hoàn thành trách nhiệm cho tốt vai trò của mình (làm con, làm vợ, làm mẹ….) thì mới phải. Tu có nghĩa là sửa, sửa những ý niệm trong tâm, sửa những hành vi tạo tác xấu chuyển thành tốt. Mình muốn tu mà không làm tròn bổn phận thì cho dù xuất gia mình cũng không có thành tựu. Mình muốn tu mà làm cho mọi người trong gia đình đều đau buồn, phiền não đến mức độ báng bổ Phật pháp thì đây chính là lỗi ở mình, không phải lỗi người khác. Bạn hãy tự quán sát lại chính mình.
Bạn học Phật thì ngay từ trong cuộc sống gia đình, mình phải làm một tấm gương tốt. Hiếu thảo cha mẹ, rộng lượng từ bi bao dung với anh em, bạn bè, con cái, mọi người….thì tự nhiên bạn sẽ cảm hóa được những người xung quanh. Người ta thấy bạn học Phật thì có thể chuyển thành một người tốt như thế thì ai nấy đều hoan hỷ mà học. Tại sao bạn không bắt đầu Tu từ đây chứ? Thân không xuất gia nhưng Tâm xuất gia là tốt lắm rồi, còn hơn bạn Thân xuất gia mà Tâm không xuất gia thì lại tạo nghiệp.
Mong bạn hãy đọc đi đọc lại cho kỹ, Phật dạy bạn căn bản của việc tu học bắt đầu từ Tam Phước: “Hiếu thảo cha mẹ, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Xây dựng được nền tảng này cho chắc rồi mình mới tiếp tục “xây” tiếp, chứ mình muốn nhảy vọt mà cái móng không có hoặc tạm bợ thì cũng ví như xây lầu trên cát, có thể sụp bất kỳ lúc nào và không có thành tựu.
Vài chia sẻ, mong bạn bắt đầu từ hoàn cảnh gia đình mình mà Tu nhé bạn. Nếu có thắc mắc, bạn cứ vào đây chia sẻ. Các huynh đệ, liên hữu, đồng đạo trên trang ai nấy đều hoan hỷ giúp bạn giải đáp những vướng víu trong quá trình tu học. TLPT chúc bạn sớm vượt qua chướng ngại, tinh tấn & an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
không chắc rõ lắm , nhưng con nhớ là có đọc pháp nào đó nói là Ấn Quang Đại Sư là Đại thế Chí bồ tát hạ phạm xuống phải k ạ ?
Ở trên lại có câu : Đức Như Lai dạy người tham dục nặng nề tu Bất Tịnh Quán, quán lâu ngày sẽ thấy sắc đâm chán.
Cho hỏi Bất tịnh quán là gì ạ và tu làm sao ?
A Di Đà Phật, Út thân mến
HT Tịnh Không dạy rằng: “Ngài Ấn Quang Đại Sư chính là hóa thân của Bồ-tát Đại Thế Chí”, cho nên những pháp ngữ của Đại sư dạy đều chân thật giúp chúng ta đi đúng hướng trong việc tu học cầu liễu sanh tử trong một đời này. Thực ra, ngay cả HT Tịnh Không cũng không phải là bậc thông thường, các đồng tu đều biết được điều này, chỉ là khi nào Ngài vãng sanh rồi thì mới biết Ngài chính là vị Phật, Bồ-tát nào thị hiện mà thôi.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy người có tham dục nặng nề nên Quán thân này bất tịnh. Quán bất tịnh nghĩa là tự quan sát thấu đáo, biết một cách tường tận về sự nhơ bẩn ở thân ta.
Sư Bà Hải Triều Âm viết: “Trong đời còn gì quý hơn cái thân. Ta nâng niu đủ điều, cung phụng nó tất cả thức ngon vật lạ. Ta đùm bọc nó trong gấm vóc lụa là, cưng chiều nó trong nhà cao cửa rộng. Mình dám làm tất cả những bất nhân tổn đức để cho cái thân nó được sung sướng. Cái thân được thế gian quý trọng như thế mà làm sao đức Phật lại bảo nó là một vật gớm ghê ?
Bình tĩnh mà xét, thân này quả tình không sạch sẽ. Ngay từ trong bào thai, do tinh cha máu mẹ cấu thành, nó chẳng khác gì con hộ trùng. Dần dần lớn lên giống như giọt mủ, rồi là miếng thịt nằm trong máu tanh.
Nhờ nghiệp thức duy trì, nó thành hình người, nằm co rút trong tử cung mẹ chín tháng mười ngày. Từ con đường bẩn thỉu chui ra, nó lớn dần nhờ sự tiêu hóa. Nuốt vào khỏi cổ, tới ruột và dạ dày, món ăn thơm ngon đến đâu cũng biến thành phân tiểu. Ngay chủ nhân nó cũng chán ghét không chịu nổi.
Vài ngày chưa tắm đã thấy bẩn thỉu hôi hám. Sáng dậy không xúc miệng, nói chuyện với ai, người ta phải bịt mũi. Đôi mắt ra ghèn, hai tai ra ráy, mũi chảy nước nhớt. Trong thân còn ruột non ruột già, khác nào thùng phân.
Những khi đau ốm, mồ hôi thum thủm. Nếu không lau chùi, ai dám lại gần. Những ngày già lão, đầu bạc răng long, lưng còng má hóp, da nhăn kém sửa soạn bên ngoài. Tấm thân thật là đáng chán.
Đến khi chết, không còn nghiệp thức duy trì, nước trong người thoát sức ép bật ra, khiến thân phồng trướng trương phình, xanh xám, nứt loét. Máu mủ ứa ra. Con hiếu vội sớm chôn kỹ dưới ba thước đất. Bởi vì xú khí thối vừa độc, ai cũng sợ hãi. Dòi bọ lúc nhúc, kiến mối rúc rỉa. Da thịt hết rồi, bộ xương long rụng, mủn tàn thành đất.
Người tu thuần thục pháp quán bất tịnh thoát được bệnh tham sắc dục là một thứ bệnh trầm trọng và nguy hiểm của thế gian.
Nhưng quán bất tịnh là để giải thoát ba độc tham sân si chớ không phải để tự ghê tởm chính mình.
Ngày nay chúng ta không có tuệ nhãn để có thể như Phật lấy ngón tay chỉ vào bọn nữ ma bảo rằng : “Những cái túi da đừng toàn đồ nhơ bẩn kia đi đi, ta không dùng”. Nhưng nhờ khoa học đã phát minh quang tuyến X (X-quang), ta cũng thấy rõ ràng ở nơi các mỹ nhân : nào xương sống, xương sườn, nào đầu lâu trắng phếu, nào ruột gan phèo phổi v.v…”
Quan sát lâu ngày tự nhiên tâm mình sinh ra chán cõi Ta bà này, chán cái thân vô thường này, toàn là bất tịnh, từ đó mà mong sớm thoát ly khỏi luân hồi sanh tử. Khi tâm tham dục sẽ giảm trừ, đem cái tâm đó mà thiết tha niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương thì tốt quá rồi, tương lai có thể về Cực Lạc mà vĩnh ly khổ hải, thân tướng đẹp đẽ giống y như tướng của Phật A Di Đà, còn gì bằng chứ?
Vài chia sẻ, chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Vâng, con xin cám ơn Thầy. Chắc do tập khí của con từ lâu rồi, làm việc gì cũng hấp tấp nóng vội, muốn làm là làm, không suy nghĩ trước sau. Con phải làm gì để sửa đổi thói xấu này? Con xin thầy chỉ dạy thêm.
Xin thầy hoan hỷ cho con biết thêm là những ngày nào vợ chồng cần tránh để không bị phạm vào giới tà dâm ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con lấy chồng được hơn 3năm mà vẫn chưa có con. Xin cho con biết vi sao vợ chồng con chưa có con. Có phai kiếp trước vợ chồng con đã làm gì sai cho nên kiếp này vợ chồng con phai chịu cảnh hiếm muộn, luc nào cũng mong mõi có một đứa con.Con luôn tin ở Phật dạy. Con bắt đầu lễ Phật tụng kinh mong hóa giải được những sai lầm kiếp trước và kiếp này như vậy có đúng không thưa thầy. Xin cho con câu trả lời!
A DI ĐÀ PHẬT.
Chị bắt đầu lễ Phật tụng kinh như vậy là rất tốt.
Đã 3 năm mà chưa có con,vậy chị đã đi thăm khám chưa? Nếu chưa thì chị cần phải đi khám mới biết được nguyên nhân chậm đường con cái như vậy.
Nói về Nhân -Quả,có thể kiếp trước vợ chồng chị gây nhân gì đó nên kiếp này Qủa là chưa thấy con đâu.Vậy thì vợ chồng chị sám hối,làm các việc thiện lành…
Hy vọng chị sớm có tin vui!
A DI ĐÀ PHẬT.
Vợ chồng con 3 năm chưa có con đi khám làm lễ uống thuốc bắc tốn rất nhiều công sức và thời gian tiền bạc đi khám 2 vọe chồng bt con sinh 14.04.1985 vo 12.04.1985 thầy xem giúp con cảm ơn thầy
A Di Đà Phật,
Người xưa có những câu nói rất đáng chúng ta suy gẫm về “Thầy Bói”:
Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn
Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Tiền buộc dải yếm bo bo
Trao cho thầy bói đâm lo vào mình.
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
Bói ra Ma, Quét Nhà ra rác.
Rồi có câu chuyện “Thầy Bói Mù Sờ Voi” rất hay…
Chúng ta chỉ nên tin Phật chứ ko nên tin Thầy Bói, còn bạn muốn tin thì đó là sự lựa chọn của bạn, hậu quả là bạn vừa mất tiền, mất thời gian, lại còn gánh quả lo vào mình, thế chẳng phải đáng buồn ư?
Tốt nhất là tự mình “bói” cho chính mình, tự mình làm chủ vận mạng của mình, nguyên tắc làm chủ vận mệnh ở đây, bạn nên đọc kỹ sẽ được nhiều lợi ích:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
A Di Đà Phật.
Cho con hỏi vợ chồng thủ dâm có tội không va theo phi thời thì ngoài những ngày giáng sinh cua phật bồ tát và 6 ngày chay trong tháng vơ chồng k gần gủi thì ba tháng trường chay củng không được con thì không sao nhưng kiên cữ tới ba tháng chồng con không đồng ý cho con hỏi còn cách nào khác vẹn toàn ko,mong giải đáp cho con…
Nam Mô A Di Đà Phật rất cám ơn Thầy ạ.Thật sự trong thân tâm con chẳng ham muốn gì những điều này,nhưng lâu lâu nó lại nổi lên trong tâm ý,thật sự rất khó chịu.Thưa thầy bame,anh chi của con rất mong con lập gia đình,nhưng con chỉ mong gặp được người cũng có tâm hướng Phật và cùng muốn diệt trừ những lỗi lầm từ nhiều đời trước.Nhưng con biết để gặp được 1 người như vậy thật khó,vì trong đời thường ai cũng mang nặng tâm ý dâm dục,phải có vợ,chồng sinh con đẻ cái.Con thì chẳng muốn,không nghĩ ngợi gì nhiều,tự tâm con cảm thấy tốt hơn khi nghe những lời trên của Thầy.Con nghĩ là mình đang đi đúng và cho dù ai nói gì con cũng sẽ nhất quyết kiên định.
Nam mô Đại bi Quán Thế Am Bồ Tát.
Thầy ơi cho con hỏi , khi con thỉnh giáo chị dâu cách hôn và cách quan hệ đeo bao như thế nào và chị dâu cũng đã đồng ý cho con thử , nhưng trong khi đó là mùng 10 tháng 2 Âm Lịch nhằm ngày giáng sinh của địa chủ, con làm như vậy có gọi là tà dâm và phạm luật tà dâm không
Nam Mô A Di Đà Phật
Con nghĩ mình là người đồng tính nam, xin cho con gỏi rằng thủ dâm và quan hệ với người đồng tính có phạm giới tà dâm không ạ ? Kính mong chư Tăng Ni Phật tử cho con câu trả lời
Nam Mô A Di Đà Phật. Muốn biết mình có phạm giới tà dâm hay không ? Tốt hơn hết bạn thử đọc qua sách Thọ Khang Bảo Giám (do Đại Sư Ấn Quang Tăng đính)
http://www.niemphat.net/Luan/thokhang/thokhangbaogiam.htm
Trong sách có nói rõ phước họa của việc giữ giới dâm. Nam mô A Di Đà Phật.
Con chào thầy, hiện nay trong lòng con rối bời, con đã tìm hiểu các quy định của phật giới nhưng vẫn còn chưa thông. con xin hỏi một câu rằng:
***
Con có người yêu, chúng con yêu nhau, chúng con chưa từng ân ái, khi yêu nhau cô ấy biết mình không có co, bệnh tật trong người phải đi phẩu thuật nhiều lần, bây giờ đã ổn nhưng tâm tính thay đổi, cô ấy đã từ bỏ tất cả, bỏ cả tình yêu và lên chùa quy y, khó khăn lắm con mới chịu cho cô ấy được toại nguyện, nhưng con biết trong lòng hai chúng con yêu nhau lắm, con không thể sống thiếu cô ấy, việc lên đi tu là quyết tâm của cô ấy và cô ấy thấy thanh thản. Hiện nay, cô ấy xuống tóc, hằng ngày chúng con không nói chuyện tình yêu nữa, thay bằng việc ấy, chúng con đồng thuận động viên nhau hằng ngày để hoàn thành xứ mệnh. Con luôn muốn chia sẻ việc đời thường cho cô ấy và con cũng muốn cô ấy đáp ngược lại, những lúc thế này hai chúng con rất vui mừng. con xin hỏi hai câu:
1. việc giữ liên lạc một cách bình thường với người thân phạm vào tội gì trong phật giáo?
2. Chúng con vẫn tiếp tục như thế này mãi thì người con yêu thương có phạm vào điều cấm kỵ không?
Chào bạn Nguyên Hương,
PH không biết rõ các giới của người xuất gia nên chỉ xin góp vài ý như thế này.
– Không hiểu người bạn thương xuất gia vì mục đích gì? Nếu vì mục đích muốn giải thoát khỏi luân hồi sinh tử khổ thì tốt, chứ nếu vì để chạy trốn hoàn cảnh, tình cảm thì lại là điều không phải, bởi vì người xuất gia, các việc ăn ở, thuốc men, sinh hoạt,..đều của từ chúng sanh cúng dường cho họ được yên tâm tu học cầu giải thoát. Nếu họ không tu học đàng hoàng thì hãy nhớ đến lời răn của chư Tổ là “mang lông đội sừng” để trả nợ cho người cúng dường.
– Xuất gia nghĩa là cắt ái, ly gia. Cắt ái là dứt bỏ những ái dục thế gian, chuyên tâm vào việc tu học. PH không rõ lắm về các quy định dành cho các vị Tăng, Ni, tuy nhiên có đọc, nghe qua một vài chuyện có liên quan thì biết rằng chư vị Tăng, Ni xuất gia rất hiếm khi về thăm nhà, gặp gỡ người thân, các vị phải như thế để tránh bị thối thất đạo tâm, vững tâm tu học cầu giải thoát.
– Người đó đã xuất gia mà bạn đem những chuyện đời thường nói với họ, sẽ dễ làm họ phân tâm, không tu học được.
– Người đó đã quyết định như thế, dù lòng bạn còn thương, nhưng hãy nên tôn trọng quyết định của bạn mình, hãy thôi đừng đến thăm viếng nữa, để họ an tâm tu học.
– Bạn hãy đặt câu hỏi này với báo Giác Ngộ online, tổ tư vấn của báo là chư vị Tăng, Ni, họ sẽ có giải đáp chính xác cho bạn.
Chúc bạn sớm an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chi con hỏi 3 tháng trường trai trong năm là tháng mấy? Còn 6 ngày trai mỗi tháng là ngày nào ạ?
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Chào bạn Ngan Thu,
Bạn hãy xem thông tin theo đường dẫn bên dưới nhé.
http://www.tinhdo.net/cacbaivietlienquan/238-nhungngayanchay.html
Ăn chay chủ yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi, nên kèm với ăn chay, bạn cũng nên tránh sát sanh. Những ngày ăn mặn thì nên mua những con vật đã chết bán ở chợ đem về chế biến, tránh giết vật để ăn. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì nên phóng sanh, cứu các con vật khỏi bị giết hại thì bạn sẽ được nhiều phước báo.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn phước huệ đã hồi âm cho mình. Mà mình thắc mắc vợ chồng mình mới cưới phải gữi giới ko tà dâm là ngày mấy bạn
Chào bạn Ngan Thu,
Bạn xem thông tin theo đường dẫn bên dưới nhé.
http://giacngo.vn/mobile/?CategoryID=290&Year=2016&Month=08&Day=02&ContentID=7FD4DA
Bạn xem lại vài phần phúc đáp ở phía trên của các bạn sen khác cũng trong mục này để có thêm thông tin về vấn đề này nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Ngan Thu!
Dù là vợ chồng chính thức cũng nên hạn chế chung chạ. Cần tránh phi thời, phi địa, phi khí; nếu phạm phải đều phải tội tà dâm.
+Phi thời: là tránh chung chạ vào những ngày đản sanh của Phật- Bồ Tát, những ngày chay trong tháng, những tháng trường trai trong năm.
+Phi địa: Ngoài giường ngủ của vợ chồng ra, không được chung chạ ở nơi khác.
+Phi khí: là ngoài hai bộ phận sinh dục ra, không được hành dâm ở những bộ phận khác. Vợ chồng phải chung chạ vừa phải nhằm nối dòng nối dõi, chớ ham cầu khoái lạc.
*Những lời trên đều căn cứ vào cuốn Âm Luật Vô Tình – Thượng Quan Ngọc Hoa ( https://duongvecuclac.com/am-luat-vo-tinh/) bạn có thể vào link đọc kỹ hơn.
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn phước huệ và mỹ diệp đã hồi âm cho mình.mình cũg vừa mới biết phật pháp có thể khoát khỏi sanh tử. Nhưng mình gặp chướng ngại là mình dễ bị nhữg cảnh duyên bên ngoài làm cho tâm mình lai triển ko thể tập trung 1 câu niệm phật trừ khi la mình ở 1 mình mới niệm phật được mỗi khi mình niệm là vọg tưởg cứ lên liên tục mình biết là ai cũg có tình trạng như vậy ko biết phải làm sao thắc phục nữa
Chào bạn Ngan Thu,
Bạn đừng nóng lòng, tập khí của chúng ta vốn rất sâu dày, nên bạn cứ từ từ, kiên trì mà niệm Phật. Lúc ngoài thời khoá, lúc bắt đầu có khi chỉ nhớ niệm Phật được có một vài câu mỗi ngày thôi. Chỉ cần bạn kiên trì trong nhiều năm, thì sẽ thường xuyên nhớ và tập trung niệm Phật. Vọng tưởng cũng vậy, bạn đừng lo lắng. Cứ ráng nhớ niệm Phật, ít nhiều gì cũng được, ban đầu thì ít, dần dần sẽ nhiều hơn, vậy thôi. Đừng nôn nóng, cứ kiên trì nhé bạn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Ngan Thu!
Gửi Ngan Thu lời khai thị của Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân.
“23) Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu.
24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
25) Chẳng phải thanh tịnh cái tâm của mình, trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật thì tội chướng tiêu diệt.
27) Trong khi niệm Phật mà tâm vọng động là thông bệnh của tất cả hạng phàm phu. Nhưng hễ có chí nguyện vãng sinh mà Niệm Phật thì tuyệt đối không chướng ngại. Ví như chỗ thâm tình của cha con, dù có bất hòa đôi chút, thì chỗ thâm tình đó vẫn không thay đổi, vẫn là cha con.
29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.”
===============
Vọng tưởng là thông bệnh của phàm phu chúng ta, nếu dứt được vọng niệm thì hẳn chúng ta đã siêu phàm nhập thánh rồi. Chúc Ngan Thu ngày càng tinh cần niệm Phật nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn 2 bạn rất nhiều. Do công việc mình bận không có thời gian hồi âm sớm được. Nhà mình ai cũng ủng hộ mình niệm phật hết. Mình có nghe cư sĩ diệu âm giảng khuyên song thân niệm phật mình rất cảm động khi 1 người con có hiếu như vậy nhưng mình rất thương người thân mình nhiều lắm mình cũng khuyên họ niệm phật câu tây phương tịnh độ 1 đời thành phật nhưng không ai tin mình. Mình rất buồn không làm được gì cho người thân mình nhất là người xin thành ra mình. Bây giờ chỉ có mình mới độ được mình rồi mới độ được cho người
thân.
Xin chúc mọi người thành công trên đường về quê hương tịnh đồ
A di đà phật
Kính thưa chư Tôn Đai Đức Tăng chư Ni..con muốn lai Phật cầu sám hối Ê nghiệp nhưng k biết cách và phat nguyện thế nào cho đúng…cầu xin Chư Tôn Đai Đức chi dại cho con những kẻ lầm đường lạc lối…À DI ĐÀ PHẬT
Nếu dâm dục vợ người tội như thế nào và làm để sám hối tội lỗi của mình
Chào bạn,
Điều đó phạm vào tội tà dâm. Trước tiên, phải dừng những thói xấu ấy. hãy bỏ tgian nghe 2 video này để hiểu thêm về tội của bạn cũng như những tội tà dâm khác, và trong 2 video ấy cũng có dạy về sám hối. Adidaphat.
https://www.youtube.com/watch?v=6xUOoKrwlak&list=PLuV_Vd1GTRdiEDmnZ5T06_QglSj0gBNWg
“Bốn nạn chờ đợi người,
Phóng dật theo vợ người;
Mắc họa, ngủ không yên,
Bị chê là thứ ba,
Đọa địa ngục, thứ bốn.”
-Đức Thế Tôn
Nam mô A Di Đà Phật.
Con chào thầy
Dạ cho con hỏi 6 ngày quan trai là ngày nào ạ
Ba tháng trường chay trong năm là ba tháng nào mà vợ chồng kiên cữ vậy thầy
Xin phép thầy giải đáp thắc mắc dùm con ạ
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào bạn
6 ngày trai: mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 .
Nếu tháng nào không có 30 thì tính 28 và 29.
3 tháng trường chay: tháng 1, tháng 5, và tháng 9.
Tất cả là tính theo âm lịch. A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Thị Phiên
người mới học Phật cần ăn chay tối thiểu 10 ngày trong 1 tháng,sau đó lần lần tăng lên để tiến đến ăn chay trường.
6 ngày trai mà bạn hỏi cũng nằm trong 10 ngày này.
Theo kinh Địa Tạng thì trong 10 ngày này,các quỷ thần có chức trách,quyền hạn quản lí trong 1 địa phận,1 khu vực mà con người sinh sống sẽ tụ họp lại để bàn bạc,kết tập các nghiệp tội của những người trong khu vực đó rồi thẩm định,cân nhắc nặng nhẹ rất kỹ lưỡng.
Vì thế mà 10 ngày này cần ăn chay,giữ giới trong sạch,tụng kinh Địa Tạng thì sẽ được phước.
10 ngày đó là: mùng 1,8,14,15,18,23,24,28,29,30.(theo âm lịch)
3 tháng lành trong 1 năm cần trường chay là tháng giêng, tháng 5, tháng 9 (theo kinh Dược Sư )
Chúc bạn an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật,
Bạch thầy, con là Phật tử mới thọ giới Bồ tát. Con xin thầy chỉ dạy thêm giúp con một số câu hỏi dưới đây:
1. Vào các ngày bát quan trai hàng tháng, con cứ tự động giữ các giới theo quy định hay phải làm lễ thọ bát quan trai giới?
2. Trong trường hợp những ngày bát quan trai rơi vào các ngày lễ, tết hoặc con có những buổi tiệc tại cơ quan,tiệc cưới hỏi vv.. không thuận tiện cho việc thọ giới thì con có được phép xin thọ vào ngày khác thay thế không và nghi lễ phải như thế nào?
3. Con có được phép ngủ tại giường mọi khi mình vẫn dùng không hay phải ngủ ở dưới đất?
Kính mong thầy chỉ dạy giúp con.
Con xin cám ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Bạch thầy,
Con là Nguyễn thị nhã phượng, 22 tuổi,
con có 1 suy nghĩ từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ là con muốn kết hôn với người mình thương yêu chấp nhận chuyện quan hệ để có con là kết tinh của tình yêu, nối dõi,.., nhưng chỉ là vì như thế mới có con nên con chấp nhận, nhưng thật tâm con ko muốn làm chuyện ấy ( bởi vì con thấy con ko ham muốn, con thấy chuyện ấy xấu, con ko chấp nhận được ) nhưng ko biết phải làm thế nào, con muốn có một cuộc hôn nhân trong sáng, chuyện đó chỉ là giúp có con còn ngoài ra đều chỉ là mang tính giải quyết nhu cầu ham muốn, vì theo sinh học, bản năng, hocmon sinh ra do có sự gần gũi nam và nữ, con biết, nhưng con vẫn mong muốn tình yêu thật sự là trong tim, trong tâm, vẫn quan tâm nhau, yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và mọi người, con sẽ chăm sóc bạn đời lâu dài, ở bên ngừoi đó an ủi và cùng nhau giải quyết mọi chuyện trong cuộc sống, chỉ như vậy thôi đối với con vậy là hạnh phúc , nhưng sau khi có con rồi, con muốn không có tình dục nữa, như vậy thật khó tìm người chồng chấp nhận điều đó phải ko ạ? Và sự quyết định đó sẽ có thề khiến hôn nhân trục trặc và có thể đổ vỡ vậy con quyết định như thế có phải ích kỷ không, có phải là vợ nhưng ko biết níu kéo chấp nhận để giữ gìn hạnh phúc ko? Con thực sự ko muốn chuyện đó, con muốn có 1 tình yêu giữa vợ chồng trong sáng, vẫn yêu thương và tôn trọng nhau cho dù không có chuyện đó thế nên trong thâm tâm con không muốn làm chuyện đó sau khi đã có con, thầy phân tích giúp con và cho con lời khuyên với ạ. Con thấy về tình dục nó làm cho con ngừoi bị phụ thuộc, vì thế đau khổ, ghen tuông, ái dục nó làm mình phải suy nghĩ đề giữ chồng như vậy tâm sẽ rất khổ.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
Con người sinh ra từ ái dục và bị đọa lạc cũng vì ái dục.
Phật đã dạy gia đình, quốc gia tụ họp với nhau cũng đều là: báo ân, báo oán, đời nợ, trả nợ.
Nếu bạn muốn có 1 tình cảm trong sáng như tình bạn đạo với nhau trừ khi bạn và người ấy có cùng chung chí hướng đối sử với nhau bằng trí tuệ (Hiếu, đễ, trung, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm) không nên sống với nhau chỉ dựa hoàn toàn cảm xúc.Thì tình cảm sẽ trong sáng.
Nhưng sự thật tìm kiếm được 1 người như vậy rất khó, tốt hơn hết bạn tự an tâm mình, mọi chuyện đã có nhân quả sắp xếp.
Cố gắng thực hành phật pháp thì thiện duyên sẽ tới với bạn
Thầy ơi cho con hỏi bà con vừa mất. Vì mún bá dc an nhàng nhẹ lòng con đã hứa là sẽ ăn chay 49 ngày. Nhưng nếu trong 49 ngày đó con và chồng sắp cứi có quan hệ thì thầy cho con hỏi có mang tội gì không và bà nội con có bị liên lụy tới k ạ
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Để bà của bạn được sự lợi ích thì bạn nên ăn chay, tránh sát sanh, cùng rượu thịt, tà dâm trong 49 ngày.
Lại chuyển đọc Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, làm các việc thiện lành như phóng sanh, bố thí, cúng dường hồi hướng cho bà.
Khi người lâm chung, nội trong 49 ngày phần nhiều ở các ty sở ngục bị luận tội thiện ác đã tạo ở thế gian, vì đa phần những người đã khuất kia tạo ác nhiều- thiện ít nên trong 49 ngày luôn trông ngóng người thân làm các công đức hồi hướng cho họ để cứu chuộc phần nào các ác nghiệp họ đã tạo. Do vậy, khi trong thân có người qua đời chúng ta nên hành trì pháp Phật được như vậy thì cả người chết và kẻ còn sống đều được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật! Bạch thầy Con phát nguyện trai giới 10 ngày trong tháng. Nhưng lúc 01h đêm 15 sáng ngày 16 vợ chồng con ân ái với nhau, như vậy có phạm trai giới không ạ. Kính mong thầy giảng giải đúng sai để con rút kinh nghiệm.
Nam mô A Di Đà Phật
Dạ, cả nhà con chỉ có một mình Mẹ con là Đạo Cao Đài ( ở chỗ con Đạo chính là Cao Đài ), trước cửa nhà con cũng có một Thánh Thất ), con thì rất thích đạo Phật. Xin cho con hỏi về chuyện cúng dường : cần phải cúng như thế nào, cúng những nơi đâu thì là tốt nhất ạ? Có phải đầu tiên nên cúng những nơi gần nhà và cúng thêm ở Chùa nào mà mình thích có được không ạ? Xin hoan hỉ giải đáp dùm con thế nào là tốt nhất ạ
Bạn Ngọc Mai thân mến,
Trong khi chờ đợi quý thiện tri thức giải bày cho bạn, mình xin có đôi lời trước. Bạn hỏi về chuyện cúng dường, có phải ý bạn là muốn cúng tịnh tài, tịnh vật, hay công sức vào nơi đâu và cúng như thế nào là tốt nhất phải không? Nếu là như vậy, theo mình hiểu thì cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)với tâm thanh tịnh, tức không cầu cho riêng mình mà cầu cho Tam Bảo được trường tồn để đem lại lợi lạc cho mọi loài chúng sanh là tốt nhất. Bạn có thể đến bất cứ ngôi chùa (Phật giáo) nào có đủ ba ngôi Tam Bảo (có thờ Phật, có giảng Phật pháp, có quý Tăng hay Ni tu học) rồi cúng vào thùng phước sương (hòm công đức)hay trao tận tay quý Thầy Cô cũng được…
Chúc bạn thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ, M xin cảm ơn Nguyễn Thị Lựu rất nhiều. M cũng đang khuyên gia đình khi có dịp thì hãy cúng dường vì đó là việc làm tốt. Hiện tại song thân của M vẫn còn đầy đủ nhưng trong lòng M đã nguyện khi chẳng may đấng sinh thành không còn M sẽ làm hết khả năng như trong đạo Phật dạy: đọc kinh, ăn chay, cúng dường… để hồi hướng cho người thân. Và M hỏi để biết sau này làm theo cho đúng. M rất cảm ơn
Nam mô A di đà phật
Ngoài ra xin cho con được nói thêm: Hiện tại con đã có chồng và 2 con, chồng con và 2 con có đạo Thiên Chúa nhưng vì hoàn cảnh riêng của gia đình nên con hiện tại khg có đạo, ước mong được làm một người phật tử và cũng mong được đến viếng Chùa lắm (hiện tại con đang ở nước ngoài). Khoảng năm 2014 con có nghe một vài bài pháp thoại, cảm thấy hay, con không nhớ rõ nhưng cũng khoảng thời gian đó con cũng có ăn Chay 1 tháng 10 ngày trong khoảng 1 năm. Khoảng vài tháng gần đây con lại có duyên nghe các thầy giảng Pháp rồi hầu như ngày nào con cũng nghe hoặc tìm hiểu về đạo Phật nhưng chồng con thì khg muốn trong một nhà có 2 Đạo nên khg thích. Con muốn ăn Chay cũng rất khó khăn vì chồng khg cho (do hiện tại sức khoẻ của con cũng khg dc tốt lắm, dù khg bịnh gì nặng và con cũng mới ngoài 30). Vào những ngày con ăn Chay, thức ăn của các con bị dư thừa (do các con kén ăn) nhưng con khg bao giờ dám bỏ đi vì sợ tội, khó nhất là món bún & nước lèo, con cho vô tủ lạnh đến ngày con ăn mặn lại thì lại rất khó ăn, khg biết con làm sao là tốt nhất.
Con muốn làm một người Phật tử tại gia, khg biết con nên bắt đầu như thế nào là tốt nhất ạ? Có phải con cũng có duyên với đạo Phật nhưng duyên chưa đủ nên có nhiều trở ngại, nhất là về giới “tà dâm” nữa, con cũng bị ảnh hưởng
Xin hoan hỉ giải đáp cho con
Nam mô A di đà phật
Chị Mai thân mến,
Theo như những gì chị nói thì L nghĩ là chị đã có duyên với nhà Phật từ nhiều đời nhiều kiếp rồi, nên kiếp này gặp lại mới sanh lòng ưa thích, cũng giống như từ nhỏ bị phiêu lạc nơi đất khách quê người nay tìm được đường về nhà cha mẹ vậy! Phật dạy thân người khó được, Phật pháp khó có được nghe thấy; không biết kiếp sau mình có được làm người nữa không và có gặp được lời dạy của Phật nữa không nên chị cố gắng gìn giữ duyên này nhé! Chồng chị không thích chị theo đạo Phật cũng là chuyện bình thường, nhưng điều đó không thể ngăn cản chị trở thành người phật tử thuần thành; biết đâu chừng sau này chị có đủ tài đức độ được cả chồng lẫn con thực hành theo pháp Phật!
Sức khỏe không được tốt cũng là cơ hội để chị ăn Chay( theo lời Phật dạy, mình không được khỏe mạnh, thường đau yếu bệnh tật là nghiệp quả của sát sanh trong nhiều đời nhiều kiếp; nay mình phát tâm ăn Chay là chấm dứt sự làm tổn hại, đau khổ cho chúng sanh; nếu có điều kiện phóng sanh thì càng tốt). Theo L hiểu, ăn Chay đủ chất (chất bột, đạm, và chất béo) không làm cho mình suy yếu; có nhiều nhà vô địch điền kinh, thể hình là những người ăn Chay trường. Chị có thể search trên google về sự lợi ích của việc ăn Chay rồi thuyết phục để chồng chị hiểu rõ.
Trước kia vì để kiệm phước L thường ăn đồ mặn dư của ông bà Nội, dù rất khó ăn nhưng cũng ráng vì xem đó là dược thực, là thuốc để trị bệnh đói. Sau này L có nghe một vị thầy đã chứng đắt huệ nhãn dạy rằng khi mình ăn da, xương, đầu cá ( những thứ này là đồ bỏ) thì chúng vẫn cảm thấy khổ đau mà sanh lòng oán hận trả thù mình, làm cho mình dể sinh đau ốm bênh tật, nhất là khi mình bị cạn phước (vì vô minh nên chúng chấp chặt những thứ ấy là của chúng như khi chúng còn sống) thì L không bao giờ ăn nữa mà bỏ ngoài góc sân sau vườn cho mèo hoang, chuột hay con possum nó ăn.
Vài lời cùng chị và chúc chi thân tâm luôn an lạc và đạt được sở nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ, M xin cảm ơn cô NTL nhiều lắm, do khg có thời gian để tìm hiểu nhiều nên khi được cô tư vấn tại đây thật là bổ ích quá. Nghe cô nói là M đã có duyên nhiều đời với nhà Phật làm M cảm thấy rất vui mừng và sẽ cố gắng gìn giữ, duy trì cái duyên này.
Do ở nhà hay ăn cá, mà ông xã thì khg ăn đầu, nghĩ là bỏ tội, thế là M cứ ráng ăn, nay biết rồi sẽ khg ăn nữa, rất cảm ơn cô
Nam mô A di đà phật
Nam mô A di đà phật
Con chào thầy!
Vợ chồng con mâu thuẫn với nhau cũng gần 2 năm rùi, nay vợ con đòi ly hôn với lí do là bất đồng quan điểm trong cuộc sống, nhưng đấy không phải lý do chính mà là vợ con đã đem lòng yêu một người khác nên đòi chia tay để đến với người đấy. Vợ con nhất quyết bảo đấy k phải là ngoại tình mà chỉ khi quan hệ sác thịt mới là ngoại tình. Thưa quý thầy cho con hỏi đang trong hôn nhân mà đem lòng yêu người khác như vậy đac được xem là tà dâm ngoại tình chưa ạ!
A Di Đà Phật
Xin gửi bạn câu chuyện sau, hy vọng sau khi đọc bạn có thể tỏ ngộ, cố gắng áp dụng Phật pháp để cứu vãn hạnh phúc gia đình mình.
—————
HÓA GIẢI MỘT CUỘC HÔN NHÂN TRÊN BỜ VỰC THẲM
Tuệ Từ
Cách đây khoảng 2 tháng, phát hiện chồng có những hành động khác thường, tôi âm thầm theo dõi, biết chồng ngoại tình. Nghĩ bụng, dù sao chồng mình cũng là người có danh giá, địa vị trong xã hội, mình cũng vậy; nếu chuyện này đổ vỡ ra, chẳng phải xấu hổ cả hai sao. Chưa kể đến con cái, xưa nay chúng rất tự hào về cha mẹ mình, nếu biết chuyện làm sao chúng chịu nổi. Suy đi nghĩ lại, tôi chọn hướng giải quyết hòa bình, khuyên chồng hồi tâm chuyển ý, cũng đến nói với cô gái ấy hãy buông tha cho gia đình mình. Không ngờ, chuyện không đơn giản như mình nghĩ. Từ lâu cả hai đã có âm mưu bức ép tôi phải li hôn. Vốn là một gia đình nổi tiếng hạnh phúc, sự xuất hiện của người thứ ba làm cho cả nhà náo loạn. Cô ta dùng sắc đẹp quyến rũ anh; để đạt được mục đích (tiền), cô ấy bất chấp mọi thủ đoạn, tôi đã không còn cách khống chế, kiềm giữ tâm muốn đi rong của con ngựa hoang lạc bầy.
Bữa nọ, tôi đang ở trên điện Phật, chồng kéo ngã xuống đất, bức ép phải kí vào đơn li hôn, nghĩ đến con cái, tôi không đồng ý. Rất hung hãn, anh bóp mạnh vào cổ tôi, lấy cái chết uy hiếp. Trong nguy cấp, tôi buông bỏ muôn duyên, nhất tâm xưng niệm thánh hiệu Bồ-tát Địa Tạng, giao toàn mạng của mình cho Ngài. Có lẽ do nhất tâm trì niệm thánh hiệu Bồ-tát, nên không thấy đau đớn, khó chịu.
Không hiểu sao, đang bóp cổ tôi mà chồng tôi ngã lăn ra đất thở hổn hển.
Cuối tháng tôi cùng đi với mấy vị bạn đạo đến viện Địa Tạng tham gia pháp hội Địa Tạng. Vừa vào chính điện, nghĩ đến lòng từ bi vô hạn của Bồ-tát, bất giác nước mắt tuôn rơi. Kiền thành sám hối nghiệp chướng sâu nặng của mình, tôi bỗng thấy Bồ-tát Địa Tạng mỉm cười. Tưởng mình hoa mắt, tôi định thần nhìn kĩ một lần nữa, quả thật Ngài đang mỉm cười với mình! Thanh tịnh, an lạc vô cùng! Cảm giác này không biết phải diễn tả như thế nào mới đúng.
Hai giờ chiều ngày hôm đó, đại chúng lên đại điện cử hành pháp hội trang nghiêm, thanh tịnh để trì tụng kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện.
Ngày diễn ra pháp hội Địa Tạng đó, chồng và cô gái ấy dẫn nhau đi vũ trường ăn chơi, đến khuya mới mò về, còn cố tình kể lại chuyện ăn chơi để chọc tức, tôi không để ý, vẫn an nhiên ôm con nằm ngủ. Liên tiếp bốn ngày như thế, bỗng dưng sau khi đi chơi trở về, anh ấy khóc lóc xin tha thứ. Thấy cũng lạ, không biết đang bày trò gì đây, tôi bảo chồng nếu thật sự muốn làm mới, hãy đến sám hối, thề nguyện với Bồ-tát Địa Tạng.
Sau này anh ấy kể lại, lúc đang ở vũ trường vui chơi, nhảy nhót, bỗng có một người rất cao to đến trước mặt anh rồi biến mất, nhưng phảng phất nghe người ấy khuyên: “Mau về nhà đi, không nên tiếp tục qua lại với người phụ nữ này, trở về xin lỗi vợ con, không nên phá hủy tổ ấm hạnh phúc của mình”. Đồng thời, cô gái kia cũng nằm mộng thấy có người cao to đến đe dọa: “Phá hại gia đình người, làm cho vợ chồng con cái phải li tán, quả báo ấy không sao gánh vác nổi, không nên cứ mãi mê muội không tỉnh ngộ…” Hai người họ nghĩ lại, sợ hãi vô cùng, tự động chia tay.
Sở dĩ sóng gió của gia đình tôi qua được, trở lại bình yên, có thể nói hoàn toàn nhờ năng lực oai thần từ bi không thể nghĩ bàn của Bồ-tát Địa Tạng. Chồng tôi thấy mình có lỗi, ra sức bồi đắp lỗi lầm xưa, bắt đầu nghiên cứu kinh điển nhà Phật, dần thể hội nghĩa lí thâm sâu trong đó.
Nhờ Bồ-tát Địa Tạng, tôi mới xây dựng được gia đình Phật hóa, mọi người trong gia đình đều biết quay về nương tựa Ba ngôi báu, biết ăn chay, niệm Phật, làm công đức…
(Trích sách “Thánh Đức Và Sự Linh Ứng của Bồ – Tát Địa Tạng”)
————–
Nam Mô A Di Đà Phật