Người muốn quyết định sinh về Tây phương thì phải có đủ hai hạnh mới quyết chắc sinh về nước kia. Một là hạnh chán lìa, hai là hạnh ưa nguyện.
Hạnh chán lìa: Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị năm dục trói buộc luân hồi trong sáu nẻo chịu đủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa năm dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thường quán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết-Bàn nói: Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này. Kinh lại nói: Thân này chứa nhóm các khổ, tất cả đều bất tịnh, bị trói buộc bởi các thứ ung nhọt…, căn bản không có ý nghĩa, lợi ích. Cho đến thân của các trời đều cũng như vậy. Hành giả hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc ngủ hoặc thức phải thường quán thân này, chỉ có khổ, không có vui, rất sinh tâm chán lìa, dẫu việc vợ chồng không thể dứt ngay mà dần dần sinh chán. Thực hành bảy pháp quán bất tịnh: 1. Quán thân dâm dục này, do tham ái phiền não mà sinh, là chủng tử bất tịnh. 2. Do tinh huyết cha mẹ hòa hợp, là thọ sinh bất tịnh. 3. Ở trong thai người mẹ, là chỗ ở bất tịnh. 4. Ở trong thai do huyết mẹ nuôi dưỡng là ăn uống bất tịnh. 5. Đủ mười tháng từ sản môn sinh ra, là sơ sinh bất tịnh. 6. Nằm ở bọc da trong bụng, ở đó có đủ các thứ máu mủ, là thân thể bất tịnh. 7. Sau khi chết sình trướng vữa nát hư hoại, là rốt ráo bất tịnh. Quán thân đã như vậy, thì quán người cũng như vậy. Cảnh giới đối đãi, thân nam, thân nữ,… rất sinh tâm chán lìa, thường quán bất tịnh, người quán được như vậy thì dâm dục phiền não dần dần giảm ít. Lại phát nguyện: nguyện tôi lìa hẳn tạp thực máu mủ ô uế bất tịnh tham đắm năm dục, thân nam, thân nữ… của ba cõi, nguyện được sinh thân pháp tánh ở Tịnh độ. Đây gọi là hạnh Chán lìa.
Hạnh Ưa nguyện lại có hai thứ: Một là trước phải rõ ý nghĩa của việc cầu sinh Tịnh độ, hai là quán các việc trang nghiêm ở Tịnh độ kia để tâm ưa thích nguyện cầu. Rõ ý nghĩa vãng sinh: sở dĩ cầu sinh Tịnh độ là muốn cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, phải tự nghĩ rằng, nay ta không có lực, nếu ở trong đời ác năm trược, cảnh phiền não mạnh mẽ, tự sẽ bị nghiệp lực trói buộc, chìm đắm trong ba đường, trải qua nhiều kiếp số, trôi lăn như thế từ vô thỉ đến nay chưa tạm dừng nghỉ, lúc nào mới cứu được chúng sinh khổ? Vì thế nên cầu sinh Tịnh độ, gần gũi Chư Phật. Nếu chứng được vô sinh nhẫn thì mới có thể ở trong đời ác trược cứu chúng sinh khổ. Cho nên Luận Vãng Sinh chép: Người phát tâm Bồ-đề, chính là có tâm nguyện làm Phật, tâm nguyện làm Phật là tâm độ chúng sinh, tâm độ chúng sinh là tâm nhiếp thọ chúng sinh sinh về cõi Phật. Lại nữa, nguyện sinh Tịnh độ phải đủ hai hạnh: Một là phải xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ-đề, hai là phải đạt được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề. Thế nào là xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ-đề? Một là nương tựa cửa trí tuệ, không cầu tự vui, xa lìa tâm chấp ngã, tham đắm tự thân. Hai là nương cửa từ bi, cứu khổ cho tất cả chúng sinh, xa lìa tâm không an ổn chúng sinh. Ba là nương cửa phương tiện, thương xót tất cả chúng sinh, muốn đem đến niềm vui cho họ, xa lìa tâm cung kính cung dưỡng tự thân. Nếu xa lìa được ba pháp làm chướng ngại Bồ-đề thì được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề, ba pháp ấy là: Một là tâm thanh tịnh không nhiễm, không vì tự thân mà mong cầu các vui sướng. Bồ-đề là nơi thanh tịnh không nhiễm, nếu vì tự thân mà cầu vui tức là thân tâm ô nhiễm làm chướng ngại cửa Bồ-đề, cho nên tâm thanh tịnh không nhiễm là thuận theo cửa Bồ-đề. Hai là tâm an thanh tịnh, vì cứu khổ cho chúng sinh nên Bồ-đề là chỗ thanh tịnh để an ổn tất cả chúng sinh, nếu không có tâm cứu giúp tất cả chúng sinh, khiến họ lìa khổ sinh tử thì trái với cửa Bồ-đề, cho nên tâm an thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ-đề. Ba là tâm lạc thanh tịnh, muốn cho tất cả chúng sinh chứng Đại Bồ-đề Niết bàn. Bồ-đề Niết bàn là nơi rốt ráo thường vui, nếu không có tâm khiến cho tất cả chúng sinh được rốt ráo thường vui tức là ngăn đóng cửa Bồ-đề. Cho nên tâm lạc thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ-đề.
Nhân đâu được Bồ-đề này? Nhân sinh Tịnh độ, thường không lìa Phật đắc vô sinh nhẫn rồi thì ở trong cõi sinh tử cứu chúng sinh khổ, Bi Trí dung hợp nhau, định mà thường dụng, tự tại vô ngại tức là tâm Bồ-đề. Đây là ý nghĩa của việc nguyện sinh.
Hai là quán các việc trang nghiêm, tâm ưa thích nguyện cầu: tâm mong cầu, khởi tưởng duyên với đức Phật A-di-đà, như pháp thân, báo thân… có sắc vàng chói sáng, có tám vạn bốn nghìn tướng, mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phát ra tám vạn bốn nghìn tia sáng, thường chiếu soi pháp giới, nhiếp lấy chúng sinh niệm đến Phật. Lại quán ở cõi nước ấy có bảy thứ báu quý trang nghiêm diệu lạc, đầy đủ như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Thập Lục Quán, thường hành Tam-muội niệm Phật và tất cả các hạnh lành như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v. thảy đều hồi hướng cho chúng sinh, cùng được sinh về cõi Cực lạc, thì chắc chắn được sinh, đó gọi là hạnh Ưa nguyện.
Trích đoạn Đại sư Trí Khải luận về hai nghĩa: Ưa và Chán
Liên Trì Pháp Vũ Tập (từ sách “Tịnh độ tùng thư” của cư sĩ Mao Dịch Viên biên soạn)
Tịnh nghiệp học giả Trần Canh Thạch biên tập Hán văn
Cư sĩ Minh Ngọc phụng dịch Việt văn
vt trả lời hộ ml nha ba mẹ ml làm nghề sát sanh ml thì không muốn nhưng con de đó phải bị chết oan nhưng ml không biết làm thế nào để cứu chúng cả mong vt giải đáp hộ ml nha ml cám on rất nhiều
nam mô a di đà phật
Xin chào Mỹ Linh
Ba mẹ của ML làm nghề sát sanh là bởi vì chưa hiểu và tin Phật Pháp. Điều này sẽ khiến ba mẹ của ML mang lấy nghiệp sát sanh. Vì thế cần nên khuyên ba mẹ chuyển nghề khác, làm ăn lương thiện. Việc này rất khó, không thể nói là làm được liền vì tâm của ba mẹ chưa có chủng tử Phật Pháp, ML cần phải gieo vào đó một hạt giống Phật Pháp rồi mỗi ngày mỗi tưới nước, chăm sóc như trồng một cái cây vậy, từ từ khi cây ấy đâm chồi nảy lộc, lớn lên thành cây to là xem như hoàn tất. Đây chính là phương tiện khéo vậy. Hãy nhẩn nại, chịu khó, chớ nên nản lòng, không phải ba mẹ của ML không có nhân duyên với Phật Pháp mà là nhân duyên chưa chín mùi vậy. Việc của ML chính là thúc đẩy cái nhân duyên đó cho nó mau chóng chín mùi.
Còn về việc các con vật bị giết oan thì ML chịu khó tham khảo ở Phim Nghịch Duyên và tìm cách giúp chúng có thể niệm Phật cầu sanh Tây Phương trong giờ phút lâm chung là điều đáng quý. Nên thật lòng vì nó mà niệm Phật, tụng chú vãng sanh (21 biến hoặc nhiều hơn tùy ý) để giúp chúng sớm được vãng sanh thì ML cũng được một công đức rất lớn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con có 2 câu hỏi muốn hỏi thầy.
1. NGười ta thường thấy những điềm hoặc được người thân phù hộ rất thiêng. Ví dụ như trong chiêm bao thấy người thân báo mộng rất đúng, hoặc đôi khi ta có cảm giác như người thân của ta phù hộ cho ta cũng rất thiêng, mà học pháp môn này thì con hiểu rằng đa số là con người sau khi lâm chung thì bị đọa lạc làm sao mà báo mộng hay phù hộ cho người thân. Liệu đấy có phải là oan gia trái chủ gạt ta để ta tin họ sau này họ dễ trả thù không ạ.
2. Con khuyên mẹ chồng con niệm Phật mẹ con không tin và không thích nghe, mẹ con không nghe sau này mẹ con lâm trung mà bị đọa địa ngục nếu mẹ con nhớ được những lời khuyên của con khi còn sống mà phát tâm niệm phật ở đó thì mẹ con có thoát được không ạ.
Chào chị Thanh!
Về hai câu hỏi của chị xin để các thiện tri thức trả lời. Em xin gửi chị một số phải pháp quý báu đã giúp em hiểu pháp môn Tịnh độ sau 12 năm học Phật.
1. Lá Thư TịnhDDoojo – Ấn Quang đại sư – Ngài là hóa thân của BỒ Tát Đại Thế Chí – rất hay! nên nghe.
http://www.youtube.com/watch?v=VasTM8ace68
2. Niệm Phật phải chí thành khẩn thiết – Thầy Thích Chơn Hiếu – rấy hay!
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-tam-phai-chi-thanh-va-khan-thiet-video_eb7f3ddd0.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phai-biet-men-tiec-thoi-gian-con-lai-de-niem-phat-video_fc82b0eee.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
3. 48 tọa đàm khế lý khế cơ – Cư Sĩ Diệu Âm
http://www.youtube.com/watch?v=qQolgLJabr8
4. Hỏiđáp trợ niệm khi lâm chung
http://www.youtube.com/watch?v=qL7Pdse2-SI
Chi Phuong Thanh ơi nghe cách hỏi cua chị em thấy hình như có điều gì đồng cảm với em, chi có thể hoan hỉ cho em xin đia chỉ mail để em liên lạc với chị được không, cua em la [email protected]. A DI ĐÀ PHẬT.
mail của chị là [email protected]. Cảm ơn em đã quan tâm tới câu hỏi của chị
Xin chào chị Phương Thanh
Hôm trước VT có thấy câu hỏi này nhưng vì bận bịu nhiều việc nên chưa kịp gửi hồi âm đến chị. Tuy có hơi muộn màng nhưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào trên bước đường tu tập của chị nhé.
Theo VT được biết thì sau khi lâm chung, nếu người ấy phạm tội cực ác liền đọa vào địa ngục, nếu là cực thiện thì lập tức sanh về cõi trời, không qua giai đoạn thân trung ấm. Khoảng thời gian 49 ngày là để thần thức tìm nơi tái sanh nhưng nếu quá 49 ngày mà thần thức không tìm được nơi thích hợp để tái sanh thì sẽ trở thành ngạ quỷ ( người đời gọi là ma hay cô hồn ma trơi…). Khi nghe hay từ ngạ quỷ thì phần đông người ta cứ tưởng là rất khổ sở, điều này cũng đúng nhưng trên cơ bản thì ngạ quỷ có rất nhiều loại và có những loại quỷ đại phước, họ ít bị khổ sở, thậm chí cũng có thần thông, có thể báo mộng được và làm những việc mà người phàm khó có thể làm.
Thông thường thì đa số oan gia trái chủ đều theo báo thù, báo oán, làm hại mình chứ ít khi nào phù hộ cho mình. Nếu mà oan gia trái chủ phù hộ cho mình trừ phi là họ đã được cảm hóa trở thành thiện hữu tri thức. Hoặc là họ muốn mình được giàu sang phú quý, mọi thứ đều được ăn sung mặc sướng để mình sanh tâm đắm say vật chất, bỏ bê tu hành, sau này bị đọa lạc, nếu mà oan gia trái chủ có suy nghĩ này là thuộc về loại thông minh, có trí tuệ, khó mà đối phó, cần phải có đạo hạnh cao thâm thì mới vượt qua được ( như là tu hành chân thật, niệm Phật chí thành, không đắm say danh lợi của trần thế…)
Trường hợp người thân ( hiện đang ở cõi âm) thường xuyên theo phò hộ là chuyện có thật và có rất nhiều là bởi vì tâm luyến ái còn chưa dứt, không nở rời xa nên cứ thường ở bên cạnh để bảo bọc, che chở… chính vì thế mà họ không siêu thoát như là câu chuyện sau:
1:Con Gái Vãng Sanh Cứu Được Cha Đã Mất 40 Năm Trong Cảnh Ngạ Quỷ [Video]
2:Lòng Chí Thành Cảm Hóa Được Người Âm
Chính vì thế trong trường hợp này, hãy khuyên họ (oan gia trái chủ hay người thân) niệm Phật cầu sanh Tây phương, chớ nên sanh tâm luyến ái người thân nói riêng và cõi Ta Bà nói chung. Khi mà có tâm luyến ái cõi Ta Bà thì đường tu sẽ chậm lại và có khi sẽ không được vãng sanh. Trên đường về nhà ( Tây Phương Cực Lạc ) nếu như đi gấp rút, buông xả tất cả, không màng đến hoa thơm cỏ lạ bên vệ đường thì mới mau tới nhà còn ngược lại, cứ ngắm cảnh rồi hái hoa bắt bướm, rồi đắm say triền miên, rồi lạc đường, rồi quên mất việc về nhà, cuối cùng thì ở Ta Bà luôn là vậy đó.
Còn về câu hỏi thứ hai thì VT nhớ Lâm Khán Trị có kể câu chuyện một người mẹ dạy đứa con gái nên niệm Phật nhưng đứa con gái không tin. Một hôm, khi cô ta đi xe đạp ngang một con rạch, lúc trời tối thì bị té xuống, cô ta muốn kéo xe đạp lên nhưng không được, cuối cùng vì sợ quá, cô ta nhớ lời mẹ dạy nên chí tâm niệm Phật để cầu cứu. Sau đó có một người lái xe ba bánh đi ngang chở cô về nhà, (không có hỏi nhà cô ở đâu). Khi về đến nhà thì cô ấy định lấy tiền để trả nhưng người lái xe ba bánh đã đi đâu mất rồi. Sáng hôm sau cô ra trạm xe ba bánh hỏi thăm người lái xe ba bánh tối qua thì không ai biết cả. Sau đó cô tình cờ nhìn lên bàn thờ Tây Phương Tam Thánh thì mới giật mình vì người lái xe ba bánh tối hôm ấy có gương mặt giống y hệt như Đức Phật A Di Đà. Và kể từ đó, cô ta mới tin Phật và quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này nhé:
Niệm Phật Cứu Được Thân Nhân Ở Địa Ngục
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Cám ơn Tịnh Sơn đã gửi links những bài pháp của thầy Chân Hiếu .
P.Tuấn đã được nghe những bài pháp đầu tiên của thầy từ năm 2004 (http://tinhthuy.net/tch_2004.html). Nhưng đến tháng 5 Năm 2012 khi thầy có dịp về vùng LA và Orange County P. Tuấn mới may mắn và có cơ duyên được trực tiếp nghe pháp và nói chuyện với thầy . Đối với P. Tuấn và một số Liên Hữu niệm Phật nơi đây xem thầy Chân Hiếu như là một bật Minh Sư của mình. Thầy Chân Hiếu sống rất rất là đạm bạc. Khi thầy nhập thất 3 năm trên núi, mọi người nơi đây, những ai đã từng biết thầy (vùng LA & OC) cũng đều nhớ kính và qúi mến thầy .
P. Tuấn,
A Di Đà Phật
Chào bạn,
Gởi bạn đường link tập hợp bài giảng của Thầy Chân Hiếu:
http://www.mediafire.com/?ma4zze6hutwm3
http://www.mediafire.com/?9sm9lx7m799qw
A Di Đà Phật. Cư sĩ Viên Trí cho con hỏi nếu như trợ niệm được thoại tướng tương đối tốt, thân thể mềm mại, hơi ấm tập chung ở đỉnh đầu thì liệu có chắc là được vãng sanh hay không. Vì đa phần người đi trợ niệm chấp vào hình tướng này để đưa ra kết luận. Nhưng con thấy Hòa Thượng nói người đưa được 1 người vãng sanh là tu đại công đức, đưa được 10 người vãng sanh thì bằng chính mình vãng sanh, còn đưa được 50 người vãng sanh thì là bồ tát ứng hóa độ sinh. Nếu thế thì con biết có đến hàng trăm ca trợ niệm trên toàn nước được thành công như vậy. Trong trước tác của cổ đức có chép 600 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn sơ tổ Huệ Viễn có mở một niệm Phật đường gồm 48 người. Ở trong niệm Phật đường nay niệm Phật miên mật, chuyên nhất suốt từ khi phát tâm đến lâm chung. Cuối cùng được 23 người vãng sanh, số còn lại không biết luân hồi nẻo nào. Đó là gặp được đại thiện tri thức, tu hành chuyên nhất, sống ở thời chánh pháp mà cơ hội vãng sanh còn khó đến như vậy thì theo con thấy có trợ niệm vài giờ vài ngày mà có thể vãng sanh thì khó tin quá. Hơn nữa Hòa Thượng cũng nói trợ niệm mà tâm chưa an, vẫn còn loạn động thì phương hại đến chúng sanh đang lúc lâm chung. Mà có thể khẳng định trong các ban trợ niệm không có mấy người có công phu thực sự đắc lực mà đa phần đi trợ niệm chỉ để gieo chút phước duyên cho lúc lâm chung được trợ niệm lại. Cư sĩ Viên Trí nghĩ sao về vấn đề này ạ.
Xin chào Bảo Tín
Về phần thoại tướng vãng sanh thì Cư sỉ Diệu Âm đã có trả lời ở đây :
http://www.tinhthuquan.com/HoNiemVanDap/300409-1.htm
” Đưa được 1 người vãng sanh là tu đại công đức ” nhưng phần công đức này là của toàn thể Ban Hộ Niệm.
Niệm Phật Đường của Tổ Sư Huệ Viển có 48 người nhưng chỉ có 23 người vãng sanh. Nếu như được 24 người thì là đúng 50% là xác suất cũng cao rồi. Theo VT đoán thì: ( không đúng thì thôi nghen )
Có lẻ 23 người đầu là lúc Tổ Sư chưa vãng sanh nên được hướng dẫn chu đáo, Sau khi Tổ Sư vãng sanh rồi thì 25 người còn lại trở nên sanh thối tâm, nản chí.
Có lẻ 23 người đầu được vãng sanh, người thứ 24 là người chuyên coi và ghi sổ sách thống kê giống như cư sỉ Tịnh Hải có một thời gian sưu tầm những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi. Sau khi người thứ 24 vãng sanh thì không còn ai ghi chép những câu chuyện vãng sanh của 24 người sau và người thứ 24. Chính vì thế cho nên không thể khẳng định 100% là 25 người kia không được vãng sanh.
Ví như người học trò đã miệt mài đèn sách, làu thông kinh sử thì khi đến ngày đi thi không có lo ngại gì vì nắm chắc phần đậu trong tay như là trường hợp tự tại vãng sanh biết trước ngày giờ, không cần phải có Ban Hộ Niệm. Vì thế cho nên thượng sách hơn hết là nên tập tu như thế này.
Bằng ngược lại, người học trò ham chơi, bỏ bê học hành, đến kỳ thi, lo lắng đủ thứ cho nên vào phòng thi mà trông ngóng người thân hoặc bạn bè ở ngoài cửa sổ giải đề thi rồi ” quăng / liệng ” giấy vô để sao chép lại rồi đi nộp. Điều này cũng giống như người đới nghiệp vãng sanh, giờ phút lâm chung đã gần kề mà Tín Hạnh Nguyện chưa vững, lúc lâm chung lại bị bệnh khổ hoành hành, đau đớn khó chịu… nếu không nhờ có Ban Hộ Niệm khai thị và trợ niệm thì khó mà vãng sanh. Cho nên đây là trường hợp bất đắc dỉ hay dự bị, chớ nên ỷ lại vào BHN mà không lo tu tập thường ngày cho thật tốt.
Chính vì thế mình hãy xem công phu của mình đạt tới mức nào, có cần BHN hay không? Nếu đã khá rồi nhưng có thêm thì càng tốt, có sao đâu. Hơn nữa BHN là do mời mà tới chứ đâu phải tự nhiên mà tới. ( Cho nên nếu không thích thì khỏi mời, chừng đó mình đơn thân độc mả liệu có qua nổi kỳ thi đó hay không là tùy vào khả năng của chính mình vậy ).
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào cư sĩ Viên Trí.
Xin cho tôi hỏi, bình thường tôi niệm phật theo thời khóa thì có âm điệu(theo nhạc niệm). Lúc đi, đứng, nằm ngồi niệm Phật thì cần phải có âm điệu hay niệm bình thường là A Di Đà Phật…và cách niệm nào để dễ nhập tâm hơn?
Xin cám ơn cư sĩ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Thiện Phúc
Hiện tại thì có rất nhiều cách niệm Phật, ngoài
48 cách niệm Phật của HT Diệu Không ra còn có rất nhiều cách khác…Gần đây có rất nhiều liên hữu rất thích cách thập niệm ký số. VT cũng công nhận là cách này rất nhập tâm, nếu mà ứng dụng khi hạ thủ công phu là tốt nhất nhưng khi vừa làm việc mà vừa niệm kiểu này thì VT thấy công việc bị chậm lại và có khi không làm được việc như là xách giỏ đi chợ mà cứ đi lòng vòng hoài, không mua được gì cả và cũng không biết phải mua gì để làm gì…
Có thể nói là tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của từng người mà chọn lấy một cách thích hợp, nhưng điều quan trọng nhất chính là phải lão thật niệm Phật bởi vì Trong 1000 người niệm Phật hết 999 người niệm Phật giả.
Nếu mà niệm theo nhạc niệm Phật thì có lần VT cũng công nhận là vừa làm việc mà vừa “hát trong tâm” nên thời gian qua mau (vì không để ý) , công việc nhịp nhàng, không cảm thấy chán nản,mệt mỏi mà như là một ca sỉ vì tràn đầy sự hưng phấn. 🙂
Nói tóm lại theo VT nhận thấy cách nào niệm Phật cũng đều tốt cả còn việc có được nhất tâm hay không là do mình có nổ lực tinh tấn, buông xả vạn duyên ở cõi Ta Bà (như người bệnh ung thư nằm chờ chết), khởi tâm ưa thích cõi Tây Phương Cực Lạc và đức Phật A Di Đà ( như người bị bệnh tương tư, thất tình nhớ người yêu, mong muốn được gặp người yêu ). Công phu thời khóa thì nên giử cho đều và tăng dần chứ đừng có giảm. Càng thích niệm Phật thì sẽ càng niệm được lâu dài và nhất tâm hơn . Quan trọng nhất là lão thật niệm Phật, thật vì sanh tử, phát lòng bồ đề, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật.
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này:
1:Cách Niệm Phật của Đại Đức Thích Giác Nhàn
2:Khai Thị Của Một Vị Chân Tu Đã Đạt Bất Niệm Tự Niệm
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào cư sĩ viên Trí!
Trước hết tôi xin cảm ơn trang web này, vì nhờ phát hiện ra được trang web này mà hai tháng nay tôi đã phát tâm niệm phật và ăn chay.Tôi học được rất nhiều điều có ích và khi đọc những bài viết khi chết được vãng sanh về Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, trong lòng tôi cảm thấy rất vui và rất mong khi chết mình cũng sẽ được như những vị đó cho nên tôi bắt đầu ăn chay và niệm phật từ đó.
Xin hỏi cư sĩ Viên Trí là người quy y thì phải thọ năm giới, vậy người có gia đình rồi thì đôi khi họ không giữ được năm giới vì họ còn có đời sống sinh hoạt vợ chồng của họ, vì vậy mà người này không nên quy y đúng không? vì quy y mà pham giới thì tội càng nặng hơn. Không biết tôi nghĩ vậy có phải không? Vì lâu nay tôi rất muốn quy y nhưng nghĩ như vậy nên tôi cứ phân vân chưa quyết định. Với lại tôi ăn chay, niệm phật mà như vậy thì có kết quả không?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin chào Quỳnh Kim
Đối với người xuất gia thì một ý nghĩ về tư tình nam nử trong tâm khởi lên đã là phạm giới rồi. Còn đối với người tu tại gia thì việc ân ái vợ chồng là bình thường, không kể là phạm giới trừ khi nào đi ngoại tình hay loạn luân… thì mới gọi là phạm giới tà dâm. Tuy nhiên thời kỳ chánh pháp thì nương giới luật mà thành tựu còn thời kỳ mạt pháp nương pháp môn Tịnh Độ mà thành tựu, chính vì thế lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh còn việc trì giới làm trợ hạnh.
Nếu như giới luật vẹn toàn, lại thêm làm các việc thiện và sám hối, hồi hướng, ăn chay, niệm Phật…thì công đức sớm được viên mãn, khi ấy có thể mình sẽ được tự tại vãng sanh. Như người học trò thi đậu điểm cao, không lo ngại gì.
Còn như lở có phạm giới nhưng đến giờ phút lâm chung biết ăn năn sám hối, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì vẫn được đới nghiệp vãng sanh, như người học trò thi đậu điểm trung bình ( mém rớt ).
Thân người khó được ( như rùa mù giữa biển mà gặp bọng cây ), pháp Phật khó gặp hơn, nếu không sớm quy y lở không may vô thường đến ( lá xanh rụng trước lá vàng cũng nhiều ) thì ăn năn cũng muộn.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Ái Ân Vợ Chồng Có Phạm Giới Tà Dâm Không?
2:Niệm Phật Cứu Được Thân Nhân Ở Địa Ngục
3:Diệt trừ tâm ái dục
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cám ơn cư sĩ Viên Trí rất nhiều. Đọc được câu trả lời của Viên Trí tôi rất vui.
Nam mô A Di Đà Phật
XẢ LY TA BÀ, HÂN NGUYỆN TỊNH ĐỘ
NĂNG NIỆM SỞ NIỆM TÁNH KHÔNG TỊCH
CẢM ỨNG ĐẠO GIAO NAN TƯ NGHÌ
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính chào Cư sỹ viên Trí.
Tôi phát nguyện ngày 2 thời niệm phật (Sáng – Tối). Thói quen đến bây giờ khi niệm phật tôi thường lần chuỗi và gõ Mõ, có như vây thời khóa mới thấy thoải mái trong người. Qua một số bạn đồng tu nói rang. Niệm phật khi lần chuỗi thương mắc sai lầm là không khớp( chuỗi lần không khớp với tiếng niệm phật, theo tôi chênh lệch rất ít) thì có tội, không có lợi.
Xin hỏi một điều nữa? Theo các Pháp sư giảng trong đĩathì PT đã phát tâm vào thời niệm phật nhất thiết phải tiến lên, không được lùi. Tôi nguyện mỗi thời tang 1/2 tràng vậy đến một thời gian nào đó khi chưa bỏ than này không biết có theo số tràng của một khóa hay không. Vì bây giơ một khóa tôi niệm phật lần 30 tràng rồi thời gian hết hơn 1 tiếng, mà hiện tại tôi đang là công chức phải đi làm việc. Kính mong Cư sỹ khai thị giúp cho.
Nam Mô hoan hỉ tang Bồ tát Ma Ha Tát.
Xin chào Khải Đạt,
Hiện tại có rất nhiều cách niệm Phật, mỗi người tùy theo sở thích của mình mà chọn lấy một cách thích hợp. Cách nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Phần ưu điểm thì VT miển đề cập, về khuyêt điểm thì như là niệm có tiếng dể bị hao hơi, tốn sức, niệm thầm dể bị hôn trầm, thập niệm ký số thì không khéo sẽ dẫn tâm mình lo nhớ số, tiếng niệm Phật không còn rỏ ràng…thì phương pháp lần chuỗi cũng sẽ có chướng ngại của nó như là ngoài trường hợp đó thì khi lần đến trái bầu phải quay ngược lại. Ý nghĩa của việc niệm Phật lần chuỗi chính là niệm niệm phải nối nhau liên tục, không xen tạp.
Kinh Viên Giác nói: ” Pháp là ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, chớ nhận lầm ngón tay là mặt trăng “. Vì thế cho nên VT nghĩ rằng nên chú tâm vào tiếng niệm Phật nơi tâm mình mới là việc chính, còn sâu chuỗi chỉ là phương tiện, chớ nên quan trọng hóa.
Còn về việc gỏ mỏ thì cũng là việc tốt nhưng chỉ có thể thực hiện trong thời khóa công phu mà thôi, chớ khi đi làm công việc khác thì không tiện mang cái mỏ theo. Ví dụ như khi mà quân lính sắp sửa xung trận thì thường hay phất cờ, thổi tù và, đánh chiêng đánh trống rồi ca hát…mục đích là để khích lệ tinh thần, nâng cao ý chí quyết tâm, dũng cảm chiến đấu xông pha trận mạc. Còn đến khi lâm trận đối đầu thì phải múa gươm múa kiếm chứ đâu còn ai rảnh để mà thổi tù và hay đánh chiêng đánh trống nữa, có phải không? Phật dạy trong kinh Pháp Cú: ” Chiến thắng trăm quân không bằng chiến thắng bản thân mình “. Ai đã từng trãi nghiệm thì sẽ thấm thía câu nói này. Chính vì thế cho nên mỗi sáng sớm thức dậy, nếu có cơ hội thuận tiện, mình khoát áo choàng ( chiến bào ), rồi ra trước bàn Phật dâng hương, lể bái tụng niệm, chuông mỏ ngân nga là để ” chuẩn bị xung trận “.
Khi xung phong ra trận thì quân giặc có rất nhiều nhưng thông thường thì có hai loại, một là sự thử thách tức là những cái bất như ý, nó chọc cho mình nổi sân( như là có người mắng chưởi mình, nói xấu mình, tước đoạt quyền lợi, sở hữu của mình…) nhưng nếu mình vẫn giử được câu A Di Đà Phật mà không nổi sân tức là mình vẫn còn ngồi trên lưng ngựa, chưa bị té, chưa bị thương. Hai là sự cám dổ tức là những cái chuyện thuận chìu ý mình, nó chọc cho mình khởi tâm tham, say đắm, luyến ái ( như là có người mời nhậu nhẹt rượu thịt hay đưa tiền hối lộ, có cô gái đẹp mời đi nhảy đầm… ) nhưng nếu mình vẫn giử được câu A Di Đà Phật, không bị lôi cuốn thu hút tức là mình vẫn còn ngồi trên lưng ngựa, chưa bị té, chưa bị thương. Nếu như mình có làm thêm việc thiện như đi phóng sanh, ấn tống kinh sách… tức là mình đã thu được chiến lợi phẩm.
Chiều tối về thì sau khi ăn cơm tắm rửa xong, mình lại ra trước bàn Phật, lể bái tụng niệm. Có sự khác biệt là ở chỗ này, nếu như mình thu được chiến lợi phẩm, không có bị té ngựa hay bị thương thì mình sẽ hoan hỉ và có cảm giác như Phật cũng đang hoan hỉ tán thán mình, còn nếu như mình bị té ngựa, thương tích cùng mình mẩy thì sẽ cảm thấy xấu hổ và lạy Phật sám hối vậy. Lúc này thì tiếng mỏ của mình sẽ nghe thê lương não nùng chứ không còn hào hùng như lúc ban sáng.
Cũng bởi vì bạn là công chức nhà nước, cần phải đi làm cho nên thời khóa công phu không thể tăng hoài được, chỉ giới hạn ở mức nào đó thôi cho nên VT mới lấy ví dụ này để hình dung việc thời khóa công phu giống như lúc mới ra trận và sau khi chiến thắng hoặc thãm bại trở về ( ra trước bàn Phật trình tâu với Phật ). Điều quan trọng nhất chính là khi xung trận phải ngồi vững trên lưng ngựa đừng để bị thương hay bị té ( tức là luôn giử tâm thanh tịnh niệm Phật, không vì những cám dổ và thử thách của trần đời làm mê hoặc tâm trí ).
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào cư sỉ Viên Trí!
Hiện tại con phát nguyện mỗi buổi tối đọc 7 lần chú đại bi và 7 lần chú vãng sanh. sau khi đọc chú xong con đều nguyện đem công đức hồi hướng về Tây phương và phát nguyện trươc lúc lâm chung sẽ đuọc Phật cho vãng sanh. Làm như vậy có dược không chú?
Khi con niệm Phật có lúc nhớ tưởng tới giờ phut lâm chung được
Phật phóng quang tiếp dẫn, có lúc trong đầu chỉ rỗng không, không thể hinh dung được Phật? Chú hoan hỉ cho con biết nguyên nhân ạ! Con cám ơn chú rất nhiều!
Xin chào Minh Luc,
Tụng kinh, Trì Chú, Ngồi Thiền… đều là Phật Pháp cả, Pháp nào cũng tốt. Nếu ai dám chê trách thì là kẻ báng pháp sẽ mất phần vãng sanh.
Ngồi Thiền và Trì Chú vốn là pháp môn dành cho người thượng căn và trung căn. Còn người hạ căn như VT đây thì chỉ có thể nương vào pháp môn niệm Phật mà thôi. Khi muốn hành trì pháp môn nào thì nên tìm hiểu sâu vào pháp môn ấy, xem coi mình có đủ năng lực để hành trì pháp môn ấy hay không? Hiện tại có rất nhiều người vẫn còn ngồi Thiền, tụng chú, có lẻ họ là người thượng căn còn sót lại. Nếu gặp các vị ấy thì hãy nên cung kính họ.
Ngày xưa VT cũng có nghiên cứu sơ qua về Thiền Tông, Mật Tông nhưng VT tự biết mình không đủ khả năng, vì mình (VT) là người hạ căn.
Tu Thiền muốn ra khỏi sanh tử luân hồi thì phải đắc quả A La Hán. Muốn đắc quả A La Hán thì phải biết nhập diệt tận định. Người nhập diệt tận định là người ngồi kiết già 49 ngày không ăn không uống ( hình như không thở luôn thì phải ). Mấu chốt để đạt được là phải biết vô ngả ( không có cái ta ) và thu nhiếp lục căn…
Ngày xưa có một vị tỳ kheo đi khất thực về, sau đó đi ngang qua một khu vườn thấy xinh đẹp như Bồng Lai Tiên Cảnh nên say sưa ngắm nhìn, cuối cùng lạc vào cái ” Địa Ngục Trần Gian ” do vua A Dục xây, nếu ai đã lạc vô thì phải chọn lấy một cái chết như là chặt đầu, mổ bụng…giống y như hình phạt ở âm phủ vậy. Cuối cùng vị tỳ kheo ấy chọn phương pháp ngồi trong chảo dầu sôi. Thế là ngục tốt liền mang chảo dầu thật lớn đến và bắt đầu đốt lửa bên dưới, vị tỳ kheo lúc này liền nhập diệt tận định, ngục tốt càng đốt lửa thì dầu càng sôi, ấy thế mà trãi qua suốt một thời gian dài, hết củi hết dầu mà thân thể vị tỳ kheo vẫn còn y nguyên, không hề hấn gì. Sau đó ngục tốt vào tâu với vua và cung thỉnh đức vua ngự giá quan lâm. Khi ngục tốt và đức vua trở vào thì vị tỳ kheo xuất định và chỉ tấm bảng :” Nếu ai vào đây đều phải chọn lấy một kiểu chết ” Rồi bảo Đức Vua hãy chọn lấy một kiểu chết theo quy luật ở đây. Cuối cùng Đức Vua nhờ sự khai thị của vị tỳ kheo mà ăn năn sám hối, phá bỏ Địa Ngục Trần Gian bên trong và Bồng Lai Tiên Cảnh bên ngoài rồi quy y Tam Bảo.
Đọc qua câu chuyện trên thì VT mới thấy khả năng của mình (VT) đừng nói chi là thu nhiếp sáu căn, chỉ một căn thôi là cái thân mà còn thu nhiếp không được, mới ngồi chút xíu đã tê chân, muỗi cắn, kiến cắn…cũng đã khó chịu rồi thì làm sao có thể vô chảo dầu sôi mà ngồi được. Nếu không vô chảo dầu sôi ngồi được như vậy tức là không thu nhiếp thân căn được, không thu nhiếp lục căn được, không nhập diệt tận định được, không đắc quả A La Hán được, không ra khỏi sanh tử luân hồi được. Như vậy chứng tỏ mình ( VT ) là người hạ căn, không tu Thiền được.
Tương tự như thế, muốn biết phải hành trì chú Đại Bi như thế nào thì nên tìm kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni mà đọc. Mình phải theo đúng pháp thì mới được hiệu nghiệm như là trước khi tụng chú Đại Bi phải khởi tâm Từ Bi thương yêu hết thảy chúng sanh, không được ăn ngủ vị tân… cứ y theo đó mà hành trì. Trong kinh có nói :” Gia trì chú này vào cây khô thì cây khô cũng sống dậy… ” Nếu mà bạn có thể tụng chú Đại Bi cho cây khô sống dậy tức là đã được hiệu nghiệm rồi vậy còn nếu cây khô vẫn là cây khô như vậy tức là quá trình hành trì có sự sơ sót, chưa đúng pháp. Thật tình mà nói, VT không thể nào tụng cho cây khô sống dậy cho nên VT biết mình là người hạ căn, không được linh nghiệm, không thể trì chú được. Thành thật mà nói, đối với việc trì chú, VT không hề được một sự linh ứng nào cả, hoàn toàn mù tịt. Cho nên bạn hỏi VT về việc trì chú là lầm người rồi, lẻ ra phải hỏi các vị tu bên hệ phái Mật Tông cơ ( tìm vị nào có thể tụng cho cây khô sống dậy thì mới bảo đảm ).
Chính vì thế cho nên VT chỉ tu Tịnh Độ và nghiên cứu pháp môn niệm Phật mà thôi. Khi nghiên cứu kỹ thì thấy pháp môn này dể thực hành hơn các pháp môn khác vì chỉ cần Tin Sâu, Nguyện Thiết, Hành Chuyên. Theo lời khai thị của Thiện Đạo Đại Sư – Liên Tông Nhị Tổ ( cũng là hóa thân của Phật A Di Đà ) thì người tu Tịnh Độ chỉ nên niệm Phật mà thôi, nhờ thế mà dể được nhất tâm, bảo đảm vãng sanh, còn như kim thêm nhiều pháp môn sẽ trở thành tạp tu, xen tạp hay tạp hạnh, tạp niệm vì thế mà sẽ trở ngại cho việc vãng sanh. Xin trích dẫn lời Tổ Sư:
Có người gạn hỏi tổ sư Thiện Đạo:
– Sao Hòa thượng không dạy người quán tưởng Phật, mà chỉ bảo chuyên trì danh?
Ngài đáp:
– Chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng tâm thô, thức thần tán động, mà cảnh tịnh độ rất tế diệu, nên quán tưởng khó thành. Vì thế Đức Phật xót thương, khuyên thẳng nên xưng danh hiệu. Chính vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nếu cứ giữ mỗi niệm nối nhau tu như thế suốt đời, thì mười người niệm mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người về Tịnh độ.
Tại sao thế?
– Vì không duyên tạp bên ngoài, nên dễ được chánh niệm. Vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau. Vì không trái với kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật và chư Thánh chỉ dạy.
Nếu bỏ chuyên niệm mà tu xen tạp những hạnh khác, thì trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn kẻ vãng sanh.
Bởi tại sao?
– Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm. Vì không hợp với bản nguyện của Phật A Di Đà. Vì trái với kinh giáo và lời Phật, Thánh. Vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau. Vì tâm không thường nhớ Phật. Vì tuy hành đạo mà thường tương ưng với danh lợi. Vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sanh của mình và người.
Gần đây, hàng đạo tục kiến giải không đồng, kẻ thích chuyên tu, người ưa tạp hạnh. Xin khuyên nhắc: Nếu chuyên niệm Phật, mười kẻ niệm mười kẻ được vãng sanh. Như tạp tu mà không chí tâm, thì trong ngàn người khó mong được một. Nguyện tất cả đều nên chín chắn tự suy xét kỹ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào chú VT.
Trong lúc trì danh niệm Phật thì trong đầu óc mình có cần tưởng tượng ra đức Phật A Di Đà không? Hay chỉ cần để tâm theo dõi câu Phật hiệu? Vì đôi lúc con vừa niệm Phật vừa tưởng tượng ra hình ảnh của Ngài. Nhưng làm như vậy thì con thấy không được rỏ cho lắm…hihìhi. Mong chú VT hoan hỉ cho con được biết ạ. Con cám ơn chú nhiều lắm ạ. Chúc chú luôn được an lạc…
Xin chào Minh Luc
Việc quán hình tượng Phật thì trong quyển Đường Về Cực Lạc có kể vài câu chuyện được thành công. Thời nay, nhiều người vẫn tiếp tục quán hình tượng Phật nhưng có được linh ứng mầu nhiệm gì không thì VT chưa nghe nói.
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Phật có dạy 16 phép quán, đầu tiên là quán mặt trời lặn, sau đó quán nước đóng thành băng, … đến phép quán thứ chín là quán Phật A Di Đà. Phật A Di Đà cao 62 ức na do tha hằng hà sa do tuần, nếu mà mang so với mình thì như con kiến nhìn tòa nhà chọc trời ở New York vậy, khó lắm. Ngài Tổ Sư Thiện Đạo ở phần trên có khuyên chỉ nên trì danh, không nên quán tưởng nhưng nếu bạn muốn quán thì VT đâu dám cấm cản chứ, biết đâu chừng bạn có thể quán được. Nếu mà bạn quán được thành công thì VT phải bái bạn làm sư phụ vậy. Thôi thì để VT trích một đoạn trong kinh Quán Vô Lượng Thọ cho bạn quán thử nhé :
Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hi : “Kế lại nên quán Phật Vô Lượng Thọ thân tướng quang minh. A Nan phải biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc vàng diêm phù đàn Trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôm ức na do tha hàng hà sa do tuần, bạch hòa giữa hai mày xoay bên hữu uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy như trăm ức Đại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm vạn ức na do tha hàng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hoá Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị gỉa. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy liền thấy thập phương tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên gọi là niệm Phật tam muội.
Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật . Phật tâm là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng sanh.
Người tu quán nầy, bỏ thân đới khác sanh trước chư Phật được vô sanh nhẫn. Vì vậy nên người trí phải buộc niệm quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật. Người quán Vô Lượng Thọ Phật từ một tướng hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến tất tỏ rõ. Được thấy lông trắng rồi thì tâm vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.
Đây là khắp quán tưởng tất cả các sắc thân Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán”.
Nam Mô A Di Đà Phật