Có nhiều vị đồng tu trong nhà chất cả một kho băng giảng kinh thuyết pháp và kinh sách, thế mà họ vẫn cứ thường xuyên săn tìm pháp mới. Tôi không biết là làm sao họ có đủ thời giờ để nghe cho hết đây? Trong khi đó, chính tôi, nhiều khi chỉ một bộ pháp mà tôi nghe đi nghe lại hoài vẫn chưa hiểu thấu, còn cần phải nghe thêm. Thật sự tôi không có giờ để nghe nhiều pháp như họ!
Ở đây có một cô đạo hữu còn rất trẻ, chưa tới 30 tuổi, có gia đình, vừa mới phát tâm ăn chay trường niệm Phật cỡ hơn một năm. Chồng của cô cũng phát tâm tu hành khá tốt. Trước đây anh ta rất thích đi câu cá để giải trí. Một cần câu trị giá cả ngàn đô la, nhưng khi biết tu, anh đã bẻ liệng rồi. Bây giờ thì anh lại thích cúng dường, bố thí, phóng sanh. Cô đạo hữu này nhiều lần tới gặp tôi, rồi nhờ tôi “Độ” giùm cha của cô. Cô nói, hầu hết cả nhà của cô đã chuyển hướng tu hành, niệm Phật. Chỉ riêng cha cô thì nhất định không theo. Tôi ở Úc, cha cô ở VN, hai nơi xa cách, thế mà cô cứ tới nhờ tôi “Độ!” giùm. Làm sao “Độ” đây? Có lẽ cô thấy tôi viết được vài lá thư khuyên người niệm Phật, thì tưởng rằng tôi là Bồ-tát chăng? Xin thành thật thưa rằng, cô ta đã lầm rồi, vì tôi dù sao cũng chỉ là thứ Bồ-tát bằng đất, qua sông tự mình giữ mạng không xong, làm sao có khả năng độ người!
Cô thật là một người đáng mến, đáng thương, có tâm hồn hiền lành, hiếu thảo. Nhiều lần cô nói chuyện với tôi mà nước mắt lưng tròng. Cô nghĩ tới cái cảnh người cha khó tránh khỏi khổ nạn trong tương lai mà nhiều lần cô nghẹn ngào rơi lệ. Cô nói với tôi:
– Cứ mỗi lần em khuyên cha em niệm Phật thì bị cha chửi mắng. Cha em nói, cha em biết Phật pháp từ lúc em chưa sanh ra kìa. Nếu muốn thì cha giảng cho nghe, chứ đâu cần gì em phải khuyên cha! Em sợ cha em cứ cống cao ngã mạn như vậy mà sau này bị đọa lạc!
Nói đến đó thì cô bậc khóc! Tấm lòng hiếu thảo, tâm địa thiện lương, tha thiết thương cha kính mẹ, có nghĩa với anh chị em, cô đã làm tôi nhiều lần phải cảm động!
Những người trong gia đình cô, mẹ, anh chị em, chồng con… hầu hết cô khuyên được. Họ là những người trước giờ chưa biết pháp, chưa biết tu hành, thế mà lại dễ chuyển. Còn người cha thì đã nghiên cứu quá nhiều kinh pháp, sách vở, nhưng lại không chịu tu!
Có một chị đạo hữu khác cũng thường tới đạo tràng niệm Phật. Có lần, chị cảm thấy quá buồn tức, mới đến tâm sự với tôi như vầy:
– Anh nghĩ coi, ảnh thì hiểu nhiều Phật pháp, nhiều lúc giảng Phậ pháp cho tôi nghe. Thế mà bây giờ thấy tôi đi chùa, làm Phật sự thì ảnh lại la, không muốn cho tôi đi. Thật sự Phật nói không sai mà, khi phát Bồ-đề tâm thì liền bị ma chướng. Nhưng tức một nỗi, con ma này lại là người trong nhà của mình!
Nhiều chuyện kể ra giống như chuyện tiếu lâm, nhưng lại là sự thật! Những người nghe nhiều pháp lại tu không được, đây đúng là điều buồn cười! Hay nói rõ hơn một chút nữa là, đời mạt pháp này nếu ham thích nhiều pháp thì thường bỏ tu. Đây thật là những chuyện lắt léo, tiếu lâm! Vì sao vậy? Vì tâm mất thanh tịnh. Căn cơ của chúng sanh trong thời này không đủ sâu để tiếp nhận giáo lý của Phật, không đủ năng lực để đi theo đường giáo hạ. Nếu không phải là hàng thượng căn mà ham nghiên cứu nhiều pháp môn, nhiều kinh điển, sẽ dễ bị mắc kẹt trong rừng thuật ngữ, mông lung trong biển pháp. Pháp giới mông huân, người căn tánh yếu, chính họ đã không biết đường đi, nếu không gặp được thiện tri thức hướng dẫn chuyên nhất, thì nay người chỉ hướng này, mai người khác dẫn hướng kia, mới đầu thì hay nhưng sau cùng thì mù mịt! Nghe một pháp thấy một đường, hai pháp thấy hai đường, nghe nhiều pháp thì trở thành mông lung ngỡ ngàng ở giữa vạn nẻo đường!
Đây chính là người kém phước vậy. Cuộc đời vô thường, số mệnh ngắn ngủi mà cứ chập chờn phân vân vô định, cứ chạy cà rông để thỏa tánh hiếu kỳ, một mai tử ma gõ cửa thì ô-hô! Cơ hội nào nữa để hồi đầu!
Ngài Ấn Quang dạy, chí thành chí kính thật là pháp nhiệm mầu để thành đạo nghiệp. Chí thành nghe theo lời Phật, hành theo lời Phật thì làm sao không đắc? Có thiện tri thức nào đáng tin hơn Phật. Phật dạy thời mạt pháp phải tu Tịnh độ, thế mà con người còn cứ chạy lung tung!
Trong hàng chư Phật có Phật nào cao hơn Phật A Di Đà? Đức A Di Đà phát thệ: 10 niệm tất sanh. Thế mà chúng sanh không niệm, lại chạy khắp đó đây để cầu kiếm thêm chút ít kiến thức. Vì mê kiến thức thế gian nên đường công phu mới hững hờ, dang dỡ! Người chưa có tâm thành kính mà hiểu biết nhiều pháp thường tự kiêu, cống cao ngã mạn, kém đức khiêm nhường. Những khuyết điểm này nó phá hỏng tâm thanh tịnh, che lấp cái chơn như bản tánh. Ngài Tịnh Không nói, người nghiên cứu nhiều, biết quá nhiều pháp môn không tin Tịnh độ, họ không chịu niệm Phật. Đây chính là hạng người thiếu thiện căn. Những lời này mới nghe qua giống như chuyện tiếu lâm, nhưng quả thực như vậy. Quý vị cứ thử đi tìm hiểu sẽ rõ.
Người đam mê đọc nhiều sách, muốn nghe nhiều pháp, muốn hiểu nhiều chuyện là vì chính tâm họ chưa có một chỗ nhất định để an trụ, thành ra tâm hồn cứ chơi vơi, lạc loài. Không có định tâm, thì tâm đang ở trong cảnh giới loạn động, hồ nghi, mập mờ, bất định. Họ thích sưu tầm những kiến thức thế gian bên ngoài để thỏa mãn sự đói khát của tình thức mà cứ lầm tưởng là chân lý. Họ đâu biết rằng Phật gọi kiến thức thế gian là thế trí biện thông – một loại sở tri chướng – cản trở sự thành tựu chân chính của người học Phật. Trong kinh Duy Ma nói, thế trí biện thông là một trong “bát nạn” của người tu hành!
Trong kinh Kim Cang, Phật dạy “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Nhiều người nói “Vô sở trụ” là không trụ ở đâu hết, tâm để trống không. Nhưng tôi thì không đủ khả năng nghĩ vậy, vì nếu để tâm trống không thì quá nguy hiểm, chẳng khác gì ngủ mê mà quên đóng cửa, lỡ kẻ xấu xâm chiếm vào thì tiêu mạng! Thành ra, “Vô sở trụ” chính là trụ vào cái chơn tâm, trụ nơi tâm thanh tịnh của mình, đừng buông lung ra ngoài nữa. Tập buông xả, đừng tham quá nhiều pháp, đừng cầu hiểu nhiều lý. Nên nhớ, tất cả đã có sẵn trong tâm rồi vậy.
Làm sao trụ vào chơn tâm? Cứ thành tâm niệm Phật, chí thành chí thiết cầu về Tây Phương. Một lòng niệm Phật, tưởng Phật, đem tâm trụ vào câu danh hiệu Phật, trụ vào Tây Phương Cực Lạc, thì chơn tâm sẽ có ngày hiển lộ. Đây gọi là “nhi sanh kỳ tâm” vậy.
Cũng xin đính chính rõ điều này, là chúng ta không nên “nghe nhiều pháp”, chứ không phải nói: không “nghe pháp nhiều”. “Nghe nhiều pháp” là nay nghe pháp này, mai nghe pháp nọ, cái gì cũng muốn thâu lượm cả. Người tu hành trong thời đại mạt pháp mà không chú ý đến điều này, thì như trong kinh Đại-Tập Phật nói, “…ức ức người tu hành không có một người chứng đắc”. Đây gọi là tạp tu, tạp niệm, xen tạp, một trong ba thứ kỵ cho người niệm Phật. Niệm Phật phải không hồ nghi, không xen tạp, không gián đoạn, trong đó xen tạp là tối kỵ trong tối kỵ, dễ đánh lạc tâm người niệm Phật mà mất phần vãng sanh. Còn “nghe pháp nhiều” là cách chuyên tu, nhất hướng chuyên niệm, một pháp thực hành cho tinh thuần, nghe đi nghe lại cho thật nhuyễn, càng nghe lý đạo càng thâm nhập vào tâm. Một pháp nhập tâm, thì tự tâm ta sẽ có tất cả pháp. Lục Tổ Huệ Năng nói, “Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp”, thật sự tất cả pháp ở trong chân tâm của chính chúng ta, chứ không phải ở ngoài. Cứ đi thẳng một đường để khai tâm, khi tâm được khai sẽ tự nhiên thấy tất cả.
Cố gắng xa lìa thế sự thường tình, ngày ngày cầm chuỗi niệm Phật. Tin Phật, tưởng Phật, niệm Phật, cầu sớm về Tây Phương thì thành đạo dễ dàng vậy.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính nhờ Chú Cư sĩ Diệu Âm giúp con vài thắc mắc sau :
– Con bị mắc lỗi như Cư sĩ Diệu Âm nói như đam mê đọc sách Phật pháp, theo con nghĩ đôi khi cần con mắt người trí (con biết ngôn ngữ của phàm phu không thể diễn nói Pháp của Phật được) để phân biệt đúng, sai vì đôi khi thầy dạy trái chiều với thầy khác. Theo con hiểu mỗi thầy chứng đắc khác nhau thì giảng khác nhau về một vấn đề.
– Thắc mắc nữa các thầy của ta lại đi học Tiến sĩ Phật học nước bạn, phải chăng học mới khai mở trí huệ, mới giúp cho chúng ta giải thoát được. Con nghĩ người nghiên cứu, dùng trí mà không thực hành e khó thành công.
– Con đọc Kinh Lăng nghiêm mỗi buổi sáng, thắp hương xong, con ngồi kiểu kiết già đọc kinh, trước và sau đọc kinh mỗi lần con lạy 3 lạy.
– Tối thì niệm Phật, con biết Pháp môn niệm Phật là tối thượng thừa nhưng chưa dành nhiều thời gian mà niệm Phật. (Con biết Phật Pháp hơn 2 năm) xin Cư sĩ giúp con.
Kính chúc Cư sĩ Diệu Âm thân Tâm an lạc, con có điều gì bất kính xin Cư sĩ bỏ quá cho, vì một lòng hướng về Phật Pháp mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đọc nhiều chưa chắc đả mở mang trí tuệ đâu bạn đôi khi nó còn gây hại nửa, mình củng từng bị rồi giờ không đọc kinh nào hết.
+ giai đoạn đầu là giai đoạn quan trọng nhất của việc học phật , tu thập thiện nghiệp đạo ( bạn vào tinhthuquan.com dow 80 tập thập thiện của PS. Tịnh Không mà nghe),kết hợp với tu nội tâm đề giảm bớt tập khí trong người đả, Niệm Phật để đè bớt vọng tưởng. Khi nào thấy tác dụng tức là nó sẻ phát huy trong cuộc sống của mình luôn, thân tâm vui vẻ, tối về ngủ rất ngon không lo sợ gì hết, sức khỏe cảm thấy khỏe mạnh đặc biệt là mùi hôi cơ thể sẻ giảm bớt đi. Hoặc bạn có thể lựa chọn 1 quyển kinh để tụng nhớ là tụng duy nhất 1 quyển thôi đừng có đọc nhiều quyển, thấy mùa nào tụng kinh nào thì không nên, kinh nào củng có tác dụng như nhau cả, nhiều người nghỉ tụng kinh A Di Đà trong mùa Vu lan là không được, cái suy nghỉ này sai rồi, Cái Quan trọng của việc tụng kinh là đè nén nhửng vọng tưởng, khi nào vọng tưởng giảm thì trí tuệ sẻ tăng lên khi đó thì mới bắt đầu mới khi trí tuệ trong kinh phật.
Thường thường thì nên đọc 1 quyển kinh khoảng 10 năm nói chung càng lâu càng tốt, mình thấy kinh A Di Đà là hoặc kinh thập thiện nghiệp đạo là hợp lý nhất tại vi nó ít chử, ngôn từ dể hiểu, ít chử thì đọc có thể chú tâm vào kinh hơn, kinh dài quá đâm ra đọc sao lảng mất.
( đây là kinh nghiệm học sơ sơ của mình mấy năm nay thôi, mình giờ củng ít đọc kinh tại vì thấy không hợp, Mình thích niệm phật thường niệm khoảng 1 phút rồi dừng lại, rồi niệm tiếp niệm trong thời gian ngắn dể tập trung hơn chừng nào cong phu tăng lên thì có thể tăng thời gian, Sáng thì mở mắt dậy lấy mấy ý Thập thiện nghiệp đạo đọc vài lần để giửa buổi đọc vài lần nói chung cứ cách mấy tiếng đọc vài lần để không phạm lổi lầm, mổi lần vi phạm thì phải nhớ ngày mai không được vi phạm nửa)
Nói chung Học phật thì sửa lổi lầm thôi chẳng có gì phải thấy khó khăn cả hehe
Theo mình thấy nghe pháp nhiều thì có lợi nhiều lắm , vì trên đường tu gặp rất nhiều trắc trở , nếu khg biết rành thì rất dễ đi lạc đường , HT Huyền Vi có giảng nói hơn nửa cuộc đời của HT là nghiên cứu kinh sách của Phật , vậy mà HT vẫn cứ muốn học hoài ….. nghe nhiều mình mới thấu hiểu thân này giả huyễn , khg thật , nhờ vậy mà bớt tham sân si nhiều lắm 🙂 khi bớt tham sân si thì tâm mình định lại chút và niệm Phật mói được nhập tâm hơn ….còn niêm Phật nhiều mà khg hiểu pháp nhiều thì ai đụng tới là xẹt lửa liền á 🙂
bạn nghe pháp nhìu mà bạn có hiểu chánh pháp nói về cái gì hay không?
Bạn nói thật là hay, còn xẹt lửa thì sao đến cỏi ..Phật.. được!! mình cũng nghỉ như bạn là hãy học Phật Pháp cho nhiều, hiểu cho thấu để biết cách loại trừ được tham sân si, thì mình sẽ có ngay tịnh độ hiện tiền, Hiện tiền có Tịnh độ thì lo gì chết không về Tịnh Độ . Việc không nên đọc nhiều là các loại sách báo, tạp chí thế gian chứ sách Phật Pháp mình nên đọc. Học Phật mà cực đoan quá thì không nên.
Hoàng Anh hỏi mà không phải là câu hỏi chân thật chia sẻ, hỏi để đánh đố, để khơi nguồn cuộc tranh cải là không đúng tinh thần con Phật. Trong câu hỏi này có chưa tâm sân vi tế. Thành thật sám hối nếu sự chia sẻ này làm bạn không hài lòng.
Kính gửi cư sĩ Diệu Âm.
Con là người mới niệm Phật, không có thầy hướng dẫn mà chỉ tự mình mò mẫm trên mạng internet, ban đầu là thấy video, bài viết nào cảm thấy thích thì đọc, rồi vô tình biết trang duongvecoitinh thì dành nhiều thời gian để đọc và xem hơn ở trang này. Tuy chỉ xem ở đây thôi con cũng thấy quá trời là nhiều rồi, chắc tại con đọc xem cũng chưa hiểu, nên nhiều lúc thấy rối tung lên. Con cũng định chỉ thực hiện niệm Phật thôi, không xen tạp, nhưng con đọc một số bài thì cũng thấy mọi người khuyên phải cẩn thận kẻo đi sai đường thì hậu quả vô cùng khó lường, vì thế con cũng muốn tìm hiểu thêm tài liệu chỉ chuyên về pháp môn niệm Phật thôi ạ, nhân cơ duyên được đọc bài của Cư Sĩ con rất muốn nếu có thể, Cư Sĩ có thể gợi ý cho con nên chuyên tâm đọc kinh gì, bài giảng nào của thầy nào…cho người mới bắt đầu, trí tuệ kém cỏi, lại không có thầy hướng dẫn, thông tin thì nhiều như biển trời không biết đâu mà lần được không ạ? Kính mong Cư Sĩ bỏ qua cho con nếu có điều gì không phải, con rất cảm ơn Cư Sĩ.
chào bạn Nguyễn YẾN ,bạn hãy nghe qua đĩa Khuyên người Niệm Phật của cư sĩ Diệu Âm ,và đĩa Niệm Phật thập yếu của HT.Thích Thiền Tâm nếu bạn chưa có mình có thể gởi tặng bạn(bạn liên lạc qua [email protected] cho mình địa chỉ của bạn mình sẽ gởi cho bạn ),bạn cũng có thể vào trang http://www.tinhthuquan.com có các bài giảng của HT Tịnh Không và các buổi tọa đàm của cư sĩ Diệu Âm
Chào bạn Yến!
Ban vào đây thì có thể nghe giãng từ thấp đến cao. Đây là pháp Sư Tịnh Không giãng.bạn cố gắng nghe sẻ được nhiều lợi ích.đay la trang wed tinh tông học hội.http://www.tinhtonghochoioregon.org/news_guidelines.php
A Di Đà Phật. Chúc bạn Pháp Hỷ Sung Mản
Kính gửi cư sĩ Diệu Âm. Thường cứ mỗi buổi sáng tôi dậy đánh răng rửa mặt xong, đúng 5 giờ lên bàn thờ Phật thắp hương, mặc áo tràng rồi lạy Mẹ Quán âm bồ tát và trì chú đại bi, niệm chú Án Ma Ni bát di hồng và niệm hồng danh Phật A Di đà phật, mỗi danh hiệu 108 lần. Sau đó Kinh quán âm cứu khổ 3 lần, kinh bát nhã 3 lần và chú dược sư 21 biến từ 5 giờ đến 6 giờ 15. Xin cư sĩ cho tôi biết sự tu tập của tôi như vậy có đúng không?
nếu bạn mới tim hiểu thi truớc tiên phải tim hiểu về lịch su của phật thich ca mâu ni, rồi sau đó bạn tim hiểu về lịch sử phật a di da. rồi sau đó áp dụng 5 giới đung để mình phạm giới là lần lần bạn sẽ tự khai sáng cho chinh tâm của mình hihi, một lòng huớng đến giai thoát, khi quan sét diều gi cứ nhìn giáo lý của phật mà quán sét, một vài góp ý nho nhỏ để bạn co thêm đông lực tu tập
Kính gửi: Cư sỉ Diệu Âm
Minh Phú cũng có thắc mắc như bạn Nguyễn Yến. Kính mong Cư Sỉ Diệu Âm chỉ giảng chia sẽ chỉ cho Minh Phú biết người mới học Phật( học theo pháp môn Tịnh Dộ) thì nên đọc những kinh gì bài giảng nào từ thấp đến cao. Trong các bài giảng của HT Tịnh Không ngài giảng rất nhiều bài( từ chuyên đề rất nhỏ cho đến Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Hoa Nghiêm Áo Chỉ, Kinh Đại Thứa Vô Lượng Thọ,…
kính xin cư sỉ liệt kê ngắn gọn các chủ đề trên từ thấp đến cao để Minh Phú được biết mà học theo và chỉ giảng cho những người mới học khác khi họ có thắc mắc.
Chân thành cảm ơn cư sỉ Diệu Âm !!!
http://www.tinhtonghochoioregon.org/news_guidelines.php
Chào bạn Minh Phú.tren là Trang wed của tinh tông ban vào đây là có bài giãng của HT Tịnh Không.tù thấp đến cao.A Di Đà Phật
cho con hỏi đốn ngộ tìm tu hay tìm tu mới đốn ngộ ạ
Xin chào Hoàng Anh
Theo như chỗ VT được biết thì bên Thiền Tông có thuật ngử ” đốn ngộ tiệm tu “. Là ý nói sau khi đã biết Phật Pháp rồi thì từ từ tu tập sửa đổi tánh ma thành tánh Phật. Đốn = nhanh, sớm … ; Tiệm = Lâu, trể, chậm …; Ngộ = giác ngộ, gặp Phật Pháp … ; Tu = Sửa tâm tánh mình, thực hành lời Phật dạy …
Theo VT nghĩ thì nếu như là em bé vừa sinh ra đời lại có duyên gặp Phật Pháp liền thì gọi là đốn ngộ, còn đợi tới già gần xuống lổ mới biết Phật Pháp thì gọi là tiệm ngộ vậy. Nếu như ai mà có thể niệm Phật nhất tâm bất loạn suốt từ 1 ngày cho đến 7 ngày, sau đó thấy Phật vãng sanh như là trường hợp của pháp sư Oánh Kha thì gọi là đốn tu, còn như đã biết pháp môn niệm Phật từ rất lâu mà tu cho tới mấy chục năm vẫn chưa thấy Phật thọ ký thì gọi là tiệm tu vậy. Cho nên có thể nói đa phần thời nay chúng ta đều là tiệm ngộ tiệm tu vậy.
Tiện đây, VT thấy các liên hữu đang bàn thảo về việc tu & học thì VT nhớ trong bài Thầy dạy tôi niệm Phật có câu : ” Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thì là đãy đựng sách “. Có một tấm liển trong một ngôi chùa nhỏ mà lúc xưa VT vẫn còn nhớ : ” Tu phải học, học phải hành, hành phải có hạnh “.
Thiết nghĩ học để làm giảng sư thì phải học thật nhiều để có kiến thức rộng lớn, còn học để tu thì tùy theo mình tu theo tông phái nào thì chỉ cần học trong tông phái đó thôi là được rồi. Giống như người bác sỉ nhãn khoa thì chỉ học về mắt còn tai mủi họng, sản phụ khoa… không cần phải học. Mặc dù học môn nào cũng tốt nhưng mình thích môn nào thì chuyên khoa về một môn sẽ tốt hơn. Trong bài viết trên có lẻ ý cư sỉ Diệu Âm muốn khuyên chúng ta nên học và tu chuyên về một môn Tịnh Độ.( Một môn thâm nhập, huân tu trường kỳ ).
Nam Mô A Di Đà Phật
con chào cư sĩ Tinh Thái ,bạn con muốn trì tụng chú Kinh Thủ Lăng nghiêm,vậy bạn con có thể trì tụng ở nhà đuợc không, cách trì chú như thế nào mới đúng ,con mong lời giải đáp của cư sĩ
A DI ĐÀ PHẬT
Niệm chú ở nhà là bình thường, ko có gì trở ngại hết. Người trì chú cũng giống như người niệm Phật không khác., là phải GIỮ GIỚI , năm giới, mười thiện phải giữ đươc thật tốt, mỗi ngày đều phải tự mình phản tỉnh xem hôm nay mình đã phạm những lỗi lầm gì hay ko. Nếu có thì phải cố gắng sửa đổi. nếu ko thể giữ giới mà trì chú thì cũng vô ích, như nguời niệm Phật mà ko thể giữ được năm giới mười thiện thì cũng chẳng thể vãng sanh. Ngày ngày cứ vô tư tạo ác nghiệp ko hay ko biết mà cứ niệm Phật, trì chú cầu chư Phật Bồ Tát gia hộ thì cũng ko có thể nào.Việc trì chú cũng phải đạt đến “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn” thì mới có thể được lợi ích chân thật.
Kính gửi cư sĩ Diệu Âm:
Thời này là thời mạt pháp,tu theo pháp môn Tịnh Độ là con đường ngắn nhất để về TPCL -Tức là chuyên niệm A Di Đà Phật. Nhưng cũng có thầy khác lại giảng rằng: Chỉ niệm Phật trong những trường hợp như: sau 1 thời công phu tụng kinh, đi kinh hành…Chứ không nên cứ lúc nào cũng niệm Phật, gọi tên Phật hoài như vậy là có tội. Giữa 2 cách giảng như vậy thì con nên như thế nào mới gọi là tu đúng cách? Mong cư sĩ giải đáp giúp con.
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật – Chào bạn Bích Trâm:
Cư sĩ Diệu Âm chắc là cũng đang rất bận rộn việc Phật sự nên chưa có đủ duyên vào đây trả lời cho Chị được. Nên Tịnh Thái cũng xin mạo muội góp vài ý, hy vọng sẽ giúp cho Chị thông được việc này:
Tổ sư Tịnh Độ là Ngài Ngẫu Ích Đại Sư có dạy chúng ta: “…Pháp môn niệm Phật không gì kỳ lạ, chỉ tin sâu, nguyện thiết, gắng sức thật hành mà thôi. Điều cần yếu là tin cho thấu đáo, giữ cho bền lâu, một lòng chuyên niệm, mỗi ngày đêm hoặc mười muôn, ba muôn, hay năm muôn câu, lấy số quyết định không thiếu làm lệ. Hành trì như thế trọn một đời, thề không thay đổi, nếu không vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra đã nói dối vậy…”
Vậy thì nếu y theo lời Tổ sư nói mà chúng ta thực hành theo, thật tin sâu, nguyện thiết, gắng sức mỗi một ngày niệm được từ ba muôn (30.000) cho đến mười muôn (tức 100.000) câu Phật hiệu hồi hướng cầu sanh Cực Lạc (chỗ này phải tùy phận tùy sức mà tự thiết lập cho mình một con số vừa phải, chứ chẳng phải nói nhất nhất phải làm đúng theo con số Tổ đưa ra – làm chết cứng theo ý Tổ sư mà không phù hợp với hoàn cảnh chính mình thì tự mình tạo thêm phiền não cho chính mình, như vậy là mình thật ko hiểu ý Tổ sư rồi), cuối đời chúng ta được vãng sanh Cực Lạc, biết trước ngày giờ ra đi, chúng ta thành Phật rồi, vậy thì chúng ta có tội hay không có tội 🙂 ? Bạn tự trả lời được rồi phải không 🙂
Có lẽ ý của vị Thầy kia nằm ở chỗ: Chúng ta miệng thì có niệm A Di Đà Phật nhưng nếu tâm chẳng thật tin, chẳng thật nguyện cầu sanh Cực Lạc, trong tâm lại còn có ý “tổn người lợi mình”, “tự tư tự lợi”, “tham sân si mạn” – hành vi thì thường tương ưng với Thập Ác thì người niệm Phật như vậy thì đúng là có tội, vì họ chỉ niệm Phật trên miệng mà thôi, chứ tâm vẫn chẳng thật có Phật, họ niệm Phật vẫn là “sanh tử đáng phải như thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế đó mà thôi”.
Bản thân Chị cũng nên chuyên nghe một vị Thầy chuyên về Tịnh Độ giảng Kinh thôi, để tránh tâm khỏi hoang mang vì mỗi vị Thầy đều có cách giảng khác nhau, phương hướng mục tiêu khác nhau, cho đến cách tu tập hành trì cũng khác nhau…Cho nên nhiều lúc cùng một vấn đề mà quý Thầy trên hình thức có thể giảng nói thậm chí ý nghĩa cũng…ngược nhau luôn. Chúng ta nếu ko có trí huệ chân thật thì chẳng thể nhận ra được việc này. Ngày xưa Đức Phật cũng tùy vào đối tượng nghe giảng mà thuyết pháp, lúc thì phá “Có”, lúc thì phá “Không”…chẳng có pháp cố định để mà giảng nói, hễ chúng sanh chấp vào bên nào thì Phật giúp họ phá cái chấp đó, đây gọi là quán cơ được thấu triệt vì Ngài có trí huệ siêu việt.
Ngày nay, chúng ta tu theo pháp môn Tịnh Độ thì nhất định chúng ta chỉ nên nghe các bài giảng của các vị giảng sư chuyên tu, chuyên hoằng pháp môn Tịnh Độ, thí dụ như Đại Lão HT. Tịnh Không. Chị nếu là người tu Tịnh Độ thì nên dành nhiều thời gian chuyên nghe đĩa giảng của HT. Tịnh Không (trang ), không nên “học rộng nghe nhiều”, nghe một vị Thầy thì chúng ta đi trên 1 con đường thẳng tiến, nghe đến 2,3 vị thầy thì chúng ta chẳng khác nào đứng ở ngã ba, ngã tư đường, không khéo thì…đi lạc mất. Mong Chị hết sức chú ý điểm này.
Khi nào thì mình được phép “học rộng nghe nhiều”? Khi mình giống như Ngài Lục Tổ Huệ Năng bên Thiền Tông – đại triệt đại ngộ – minh tâm kiến tánh thì mới có thể học rộng nghe nhiều, khi đó, nghe một thì ngộ ngàn, chẳng có chướng ngại, vì trí huệ đã thật sự khai mở rồi. Còn chúng ta là kẻ sơ học thì chỉ nên học Kinh Giáo ở một vị Thầy mà thôi. Chỗ này chúng ta phải tường tận, phải hiểu rõ.
Hi vọng với vài lời thô kệch ở trên sẽ giúp cho Chị được một chút. Nếu có chỗ nào chưa rõ, Chị cứ mạnh dạn hỏi – Huynh đệ trên DVCT luôn sẵn lòng giải đáp cho Chị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Nếu liên hữu nào hiện đời muốn dứt bớt phiền não nghiệp chướng nhẹ lần trong sự tu tập về việc tụng kinh và niệm Phật, khi lâm chung nắm chắc sự vãng sanh về TPCL nên tham khảo lời chỉ dạy quý báo của Tịnh Độ Tông sư HT Thích Trí Tịnh. Mình nguyện sẽ cố gắng nghe lời thuộc lòng bộ kinh Di Đà trong đời này.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/10/ht-thich-tri-tinh-khai-thi-ve-viec-tung-kinh-va-niem-phat/
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát.
A Di Đà Phật,
Các bạn nên nghe cư sĩ Diệu Âm Minh Trị – UC chia sẻ tọa đàm “Hành Theo Ấn Tổ” sẽ rõ ràng, đó là con đường về Tây phương vững chắc nhất, chúng ta ko còn nhiều thời gian đâu, cố gắng nghe giảng, buông xuống những cái ko cần thiết đi bạn ơi! Mình ko cứu mình thì ko ai cứu mình đâu, mạnh dạn lên các bạn ơi, chúng ta khổ nhiều rồi…
A Di Đà Phật!
Kính gửi cư sĩ Diệu Âm!
Con là Phật tử mới biết đến Phật giáo, con có vài câu hỏi mong được các thiện tri thức trả lời để con được thông rõ!
Trước tiên con xin thuật ngắn gọn cái duyên con đến với Đạo để cung cấp thêm thông tin cho câu hỏi của con:
Con tên là Quốc Thiên, năm nay 22 tuổi. Con sinh ra trong 1 gia đình Công Giáo thuần thành, từ nhỏ con đã được dạy bảo cẩn thận và được theo học những hớp huấn luyện để sau này trở thành Linh Mục. Con mới biết đến Phật pháp được khoảng 6 tháng nay, tình cờ con tìm hiểu về Phật A Di Đà và tin theo câu Phật hiệu, và cũng tình cờ con nghe được các bài pháp của Pháp Sư Tịnh Không, ngay hôm sau con phát tâm ăn chay trường và chuyên niệm A Di Đà Phật mọi lúc mọi thời. Từ khi biết đến Phất giáo con nhận được nhiều điều linh ứng: Con có 3 lần nằm mơ thấy Phật A Di Đà. Lần đầu thì Phật dẫn con bay lên không trung, vòng quanh các vùng miền và sau đó khi đến một ao sen thì Ngài buông tay con và con rơi vào 1 bông sen, bông sen sau đó đóng lại, khi bông sen mở ra thì con tỉnh dậy. Lần thứ 2 thì Phật thuyết pháp cho con nghe. Lần thứ 3 thì Phật tặng con 1 viên Xá lợi màu trắng, từ viên màu trắng lưu xuất ra viên màu đỏ, từ viên màu đỏ lưu xuất ra viên màu vàng. Sau đó Phật nói với con “Người tu chân chính là không dính mắc giữa có và không, giữa đúng và sai” (điều này cũng trùng hợp với tâm trạng của con lúc đó, khi biết đến Phật pháp thì con hay có tâm kinh chê và cho là sai đối với những lời nói của người theo tôn giáo khác. Và hơn 2 tháng sau thì có 2 người tặng cho con Xá Lợi của Phật và các vị Thánh Tăng, khi con nhận Xá Lợi về thì một ngôi Xá Lợi màu trắng lưu xuất ra rất nhiều những ngôi nhỏ li ti ở xung quanh; còn tháp Xá Lợi huyết màu vàng thì khi con nhận về vài ngày sau có xuất hiện thêm 2 ngôi Xá Lợi huyết đỏ (điều này cũng khá trùng hợp với giấc mơ mà con đã gặp). Và còn rất nhiều điều linh ứng trùng hợp khác như: Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh của con có tỏa ra mùi thơm rất lạ mà con chưa được ngửi thấy trước đó, khoảng 3 phút sau thì hết (xảy ra trong 3 ngày gần nhau), những lúc con mong muốn có sách đọc thì có người tặng hoặc những lúc con có mong cầu trong suy nghi thì ít lâu sau có người mang tặng,…Có một điều đáng buồn là con phải dấu gia đình để tu học, ba má con có nghe một vài người bạn của con mách bảo nên có cấm con ăn chay và gọi điện thoại la mắng, con thấy rất buồn nhưng không biết phải làm thế nào. Con phát tâm muốn được xuất gia nhưng các Thầy ở Chùa nói ba mẹ con không cho phép nên con không thể xuất gia. Con cũng chưa được Quy Y Tam Bảo. Trên đây là ngắn gọn duyên lành đưa con đến với Phật đạo. Con xin được hỏi vài câu hỏi sau:
1. Những giấc mơ hay những điều linh ứng mà con đã gặp, con rất ít khi kể với mọi người, nhưng tình cờ con có kể cho 1 vị cư sĩ tại gia thì bác ấy nói với con là đó là ma chướng. Con có nghe bài giảng của Pháp sư TỊnh Không thì ngài giảng nếu điều đó hướng con lìa Chánh đạo và tăng trưởng tham sân si thì chính là ma, nhưng với sự hiểu biết cạn hẹp của con thì con không thể phân biệt được đâu là ma chướng, kính xin các thiện tri thức khai thông cho con. Con cũng thường không để tâm đến những giấc mơ hay những điều linh ứng, nhưng con cũng lo sợ một ngày nào đó nếu mình không tĩnh thức sẽ bị ma lôi kéo.
2. Con từ lúc biết về PHật đạo thì chỉ chuyên nhất niệm Phật và chỉ đọc sách, nghe kinh của Lão Pháp sư Tịnh Không, đọc kinh Vô Lượng Thọ, đọc yếu giải của Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, sách Gia ngôn lục của ngài Ấn Quang, ngoài ra con không đọc và nghe bất kì một bài giảng nào của một vị pháp sư nào khác (vì con nghe lão Pháp sư Tịnh Không nói ta phải tự hộ pháp cho chính bản thân mình). Trước giờ con chỉ một mình tu học mà không quen biết một ai làm thiện tri thức hỗ trợ mình, nay con muốn tìm một vị sư Thầy nào đó chuyên tu Tịnh Độ và theo giáo huấn của ngài TỊnh Không (con có đi rất nhiều Chùa để tìm một vị minh sư nhưng ở Chùa con thấy tu rất nhiều pháp môn), nay con xin được sự giới thiệu của các bậc thiện tri thức để con có thể tìm được vị minh sư dạy bảo, hỗ trợ con trong quá trình tu học.
3. Con rất muốn tụng kinh Vô Lượng Thọ, nhưng do con ở trọ chung với 2 người bạn nên việc tụng kinh là không thể, vậy con muốn được hỏi là con chỉ mở sách Kinh và đọc thay vì tụng như việc tụng kinh ở Chùa thì có lỗi gì không ạ, con muốn đọc Kinh là để thêm hiểu nghĩa lý trong kinh, trước giờ con không biết về tụng kinh nên con cũng không biết tụng như thế nào.
Con có vài câu hỏi như vậy, kính mong các bậc thiện tri thức khai thông cho con. Trong lúc viết bài này, cũng có đôi lần con khởi ngã mạn tự cao, con xin xám hối trước Phật và kính xin các bậc thiện tri thức hoan hỉ cho con.
Kính bút!
A Di Đà Phật,
Đọc phần chia sẻ của cháu thì chú TT cũng thấy có phảng phất hình ảnh của mình trước đây, ngày xưa chú cũng từ đạo Thiên Chúa rồi chuyển sang đạo Phật, nói 1 cách đúng đắn là Thiên Chúa dẫn dắt và sau đó “giới thiệu” chú vào đạo Phật, chứ ko phải khái niệm “bỏ đạo” như nhiều người lầm tưởng. Vì họ tưởng 2 đạo khác nhau nhưng đâu có biết là từ 1 gốc mà ra, là từ Tâm “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng” mà lưu xuất ra. Chỉ có tâm phàm phu chúng ta mới phân biệt, chấp trước là 2 Đạo khác nhau mà thôi. Điểm này HT. Tịnh Không cũng giảng rất nhiều lần, chắc cháu cũng đã thông đạt.
1. Phần giấc mơ của cháu cũng thú vị, nó ko phải là ma chướng mà là “duyên” đầy đủ thì cảm lấy giấc mơ “giác ngộ” vậy thôi, mỗi người có cái nhân duyên khác nhau khi bước vào Phật pháp, cái nhân duyên của cháu cũng ko phải là hiếm, nhiều người khác cũng đã từng gặp, cũng là việc bình thường, chú cũng đã trải nghiệm tương tự nhưng giờ…quên rồi. Nếu bây giờ cháu tiếp tục nhớ nhung đắm chìm vào nó, mong cầu nó hiện lại,v.v…thì nó chính là ma chướng! Nhưng nếu cháu chỉ xem nó là chuyện bình thường, thấy rõ “tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh”, tùy duyên mà đến, tùy duyên thì diệt, tự tại ko dính mắc vào tướng của giấc mơ đó nữa thì chẳng có gì lo sợ hết. Hãy an lòng cháu nhé.
2. Cháu đang đi đúng đường, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, một vị Thầy, một bộ Kinh, một câu Phật hiệu. Chú và nhiều quý vị trên duongvecoitinh cũng đi theo con đường này. Cháu đã có 1 vị Thầy là HT. Tịnh Không rồi, chẳng phải vậy sao? Còn trong quá trình tu học, nếu có gì vướng mắc thì cứ đặt câu hỏi trên duongvecoitinh, chú và mọi người sẽ cùng giải đáp, trao đổi với cháu.
3. Khi đọc Kinh trong hoàn cảnh như con thì nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo tươm tất, đánh răng, súc miệng, đọc Kinh thì ngồi nghiêm chỉnh, đọc bằng mắt là được. Công đức đọc Kinh như vậy cùng tụng Kinh trên Chùa là như nhau, là bình đẳng con ạ. Khi đọc Kinh ko cầu giải nghĩa, nghĩa Kinh ko thể dùng tâm ý thức phàm phu mà phân tích được, cứ đọc một mạch, kiên trì từ ngày này sang ngày khác, cộng với việc nghe pháp từ HT. Tịnh Không thì con sau này sẽ tự nhiên thâm nhập vào nghĩa Kinh thôi. Con cứ đọc, còn tụng thì sau này khi con thuộc lòng Kinh thì mới gọi là “tụng”.
Hoàn cảnh của con hoàn toàn giống chú ngày xưa: Cũng bị gia đình phản đối ăn chay, học Phật, nhưng chú nhẫn nại và sám hối nên sau này mọi chuyện đều ổn thỏa hết. Con cứ âm thầm học Phật như vậy đi, khi về nhà với Mẹ thì có duyên thì vẫn nên đi nhà thờ vào CN cho Mẹ vui, đây chính là tu đó con ơi, Lục Độ của Bồ Tát là hoàn thành hết ngay trong đây rồi, phân biệt chấp trước ngay đây đoạn dứt, phiền não liều tiêu, hiếu tâm hiện tiền, nghiệp chướng ko còn nữa. Cơ hội tốt vậy, con phải tận dụng.
Phần xuất gia thì con hãy tạm để sau đi, vì chưa đủ duyên đâu. Hãy xuất gia trong tâm trước đi con, buông xả tham sân si NGẠO MẠN chính là xuất gia. Chú đánh chữ Hoa từ nào thì con tự hiểu phải bắt đầu đoạn phiền não từ đó. Con còn trẻ, hãy nhẫn nại, từ tốn, khiêm cung, tương lai sẽ là 1 mảng tươi sáng. Còn ngược lại vội vàng hấp tấp, tự cho mình là đúng thì con sẽ gặp trùng trùng chướng ngại…việc này con có thể tự mình suy nghĩ ra được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con cảm ơn những chia sẻ của chú ạ. Lời chia sẻ của chú rất chân tình, con xin đón nhận.
Kính chúc chú luôn an lạc và mọi sự hanh thông!
Nam Mô A Di Đà Phật!
được nghe những chỉ dạy của thầy Tịnh Thái thấy thật vui sướng. Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Kính gửi các bậc thiện tri thức. Hôm nay con bỗng có một suy nghĩ mà vẫn chưa có câu trả lời, kính xin các bậc thiện tri thức khai thông cho con với ạ.
Vạn pháp đều không lìa Nhân – Quả; Phật, Bồ Tát cũng không thể lìa Nhân – Quả. Như vậy Phật, Bồ Tát không thể ban ơn hay giáng họa cho ai cả vì tùy theo cái Nhân của họ gieo mà cái Quả họ gặt được tương ưng. Vậy Nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát là tầm thinh cứu khổ thì làm sao Ngài cứu khổ được chúng sanh khi mà cái Quả họ nhận là do cái Nhân họ tao ra. Con có suy nghĩ thế này không biết có đúng không, mong mọi người giải đáp giúp con. Cái nhân của họ ở đây chính là NIỆM danh hiệu ngài Quán Thế Âm, và cái Quả họ nhận lại chính là sự cứu khổ của Ngài; cũng giống NIỆM PHẬT là Nhân, THÀNH PHẬT là Quà (đây là nghĩa lý trong Tam Phước có một ý là Tin sâu nhân qua – theo lời dạy của lão pháp sư Tịnh Không) có đúng không ạ. Hơn nữa, trong quá trình tu tập của mình, Bồ Tát Quán Thế Âm đã từng kết duyên với hầu như tất cả chúng sanh, vậy khi ta niệm danh hiệu Ngài thì đang tạo duyên lành cho Ngài đến cứu khổ chúng ta, giống như một người luôn sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng ta quay lưng lại thì họ không thể giúp, nhưng ta đến cầu khẩn họ thì họ sẽ giúp chúng ta vì họ luôn mong muốn giúp chúng ta. Điều cuối cùng là khi ta cầu khẩn với tâm THANH TỊNH thì tương ưng với hạnh nguyện của Bồ Tát, điều đó cảm ứng đạo giao với Ngài, thế nên Ngài có thể hành quyền phương tiện cứu khổ chúng ta (với sự lý giải này thì sẽ giải thích được việc nhiều người đi Chùa khấn vái xin đủ điều nhưng tâm họ vì tham sân si mạn nên không thể cảm ứng đạo giao với Phật, Bồ Tát nên điều họ mong nguyện không thể được thực hiện). Trên đây là những lý giải của bản thân con, kính xin các bậc thiện tri thức giải thích cho con với ạ.
Kính bút!
A Di Đà Phật!
Liên Thu trước khi biết đến pháp môn Tịnh Độ tu tập nhiều lắm…sau khi nghe HT. Tịnh Không giảng thì chỉ thích chuyên nghe HT. Tịnh Không & CS. Diệu Âm Úc Châu giảng là đủ. CS Diệu Âm giảng bộ “Hành Theo Ấn Tổ” dễ hiểu lắm, các bạn vào http://www.tinhthuquan.com nghe bài “Hành Theo Ấn Tổ” hay lắm, rất thấm thía, từ đó có thể tự biết chúng ta phải làm gì, tu tập thế nào cho đúng để được hết một báo thân này được vãng sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Con có điều xin được các bậc tri thức giải tỏa.
Các buổi sáng thường ngày con thường đọc Kinh Phổ Môn trong cuốn “Kinh nhật tụng” của Nhà xuất bản Phật giáo. Con đọc hết các mục gồm:ca ngợi Đức Phật, đảnh lễ, Chú Đại bi, Thập chú, Phẩm Phổ môn, Bát nhã tâm kinh, Phát nguyên, Hồi hướng… tất cả các mục theo thứ tự trong phần in Kinh Phổ môn của cuốn sách; trong đó Chú Đại bi con thường đọc 5 tới 7 biến và Hồng Danh ngài Quán Thế âm con đọc khoảng 1 tràng.
Gần đây con đọc một số tài liệu cho rằng không nên niệm chú, tụng kinh và Hồng danh các ngài cùng một lúc như vậy là lẫn lộn giữa các pháp tu. Con hoang mang không biết mình thực hành như vậy có đúng không, con mong các ngài chỉ giáo. Con còn đang làm công chức nhà nước nên không có điều kiện thời gian đến các đạo tràng.
–
A Di Đà Phật!
Theo ý của mình thì như thế này: Khi đọc kinh, chú như vậy thì thân khẩu ý tam nghiệp được thanh tịnh, xa rời được các ý niệm tham sân si, khi đọc nên chú tâm, không suy diễn nghĩa lý lúc đó, hạn chế không để tâm tán loạn sang các việc khác. Như vậy cũng là đêm pháp phật để rửa thân tâm mình. Cho rằng niệm chú, tụng kinh, hồng danh cùng lúc như vậy là lẫn lộn giữa các pháp tu cũng có thể là đúng, nhưng mà bạn thử nghĩ hàng ngày chúng ta làm biết bao nhiêu chuyện hết chuyện này rồi sang chuyện khác thì sao. Cho dù mình có chuyên một môn trì chú hay tụng kinh thì khi ra ngoài làm công việc thì tâm cũng tán loạn tùm lum lên hết. Mình nghĩ quan trọng là làm thế nào để tâm được an lạc. Nếu bạn cảm thấy đọc nhiều như vậy cảm thấy tốt thì bạn cứ tiếp tục. Nếu có thời gian thì có thể đọc nhiều, không thì cố gắng giản lược còn vài môn cho hợp với mình để không cảm thấy phiền não. Việc đọc đi đọc lại lâu ngày sẽ làm tâm được chuyên nhất không bị tán loạn và thường an trú vào những thiện lành. Quan trọng nên giữ vững tín tâm và sự thành kính.
Trên đây chỉ là kiến giải của mình, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, chỉ mong đóng góp cho bạn có thêm thông tin để tham khảo. Chúc bạn luôn an lạc và tinh tấn trên con đường giải thoát!
A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! Cho con hỏi như thế nào thì gọi là Sư, Hoà Thượng, Đại Đức ạ? Phật tổ Như Lai, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc các ngài ấy là sao ạ? Xin khai thông mở trí cho con, con không có máy tính nên gửi qua điện thoại khó đánh dấu. Xin các ngài chỉ rõ. Kính chúc mọi người an lạc. A Di Đà Phật.
Chỉ cần làm việc gì mà chuyên tâm vào một việc, thì sẽ thấu hiểu và thành công, nhất tâm, tâm sẽ không phân tán….
Nam mô A di Đà Phật. Theo sự hiểu biết của toi, tHÌ các pháp của Phật vốn là bình đẳng, tuỳ theo nhân duyên và công đức tu tập, chứng đắt của mọi ngưoi mà thành tựu. Còn (Phật) là tròn đầy, viên mãm thế thì sao lại còn có nghĩa là vua Phật, gọi đệ nhất.Kính xin các quý đạo hũư, thiện tri thức giải thích giùm phần giới thiếu ở trên niem phật A DI ĐÀ PHẬT GỌI LÀ TỐI THƯỢNG. Nam mô A DI ĐÀ PHẬT. mong sự hồi đáp qua email
A Di Đà Phật
Phật thì bình đẳng,không có hơn thua sai biệt.Nói A Di Đà Phật là vua là xét trên phương diện hạnh nguyện độ sanh,còn về trí huệ tánh đức Phật với Phật đều bình đẳng.Mỗi vị bồ tát khi tu hành đều phát ra những hạnh nguyện riêng,hạnh nguyện càng thù thắng thì thời gian thành Phật có thể càng lâu. A Di Đà Phật khi còn là bồ tát đã ra phát hạnh nguyện siêu việt hơn tất cả các hạnh nguyện các vị bồ tát khác,nên gọi là vua.
Xin trích 1 đoạn trong A Di Đà Yếu Giải –HT.TK
Hết thảy chư Phật đều là vô lượng quang, vô lượng thọ. Khi tu nhân, mỗi vị học Phật có nguyện lực khác nhau, mục đích ở chỗ nào, mong sẽ đạt được gì trong tương lai, mỗi người cũng khác nhau. Trên quả địa, tuy đức năng, trí huệ hoàn toàn giống nhau, nhưng nhân duyên độ sanh khác nhau. Sự tu hành của hết thảy chư Phật khi đang tu nhân, trong các kinh Đại Tiểu Thừa, đức Phật đã nói quá nhiều. Nếu so sánh thì quả thật khi tu nhân, A Di Đà Phật đã phát nguyện khác biệt mọi người, chẳng những to lớn mà còn cụ thể. Ngài chẳng những mong thành Phật mà còn mong vượt trỗi chư Phật. Nói là “vượt trỗi” không phải là trí huệ, đức năng mà
là vượt trỗi trong phương diện độ sanh.
“Pháp Thân quang minh vô phân tế, Báo Thân quang minh xứng chân tánh” (Pháp Thân quang minh không ngằn mé, Báo Thân quang minh xứng hợp chân tánh): Hai điều này chư Phật đều giống nhau. Pháp Thân chính là chân tâm bổn tánh, là Lý Thể của hết thảy pháp, vốn sẵn đầy đủ vô lượng vô biên trí huệ quang minh, hoàn toàn không phân biệt và chẳng có ngằn mé. Báo Thân là Tự Thọ Dụng Thân, vô lượng thọ, vô lượng quang, Phật nào cũng giống nhau. Phật dạy chúng ta tu hành chứng quả, không ngoài khôi phục tánh đức chính mình vốn sẵn có để thọ dụng mà thôi, hoàn toàn chẳng có gì khác, mà cũng chẳng thể có gì khác để ban cho chúng ta. Ứng Hóa Thân là Tha Thọ Dụng Thân, hết thảy chư Phật mỗi vị mỗi khác. Sai biệt, lớn nhỏ rất khác nhau. Điều này hoàn toàn là do duyên, chứ không phải là chư Phật có năng lực lớn hay nhỏ. Chẳng hạn như một người có học vị, có trí huệ viên mãn, dạy ở đại học thì gọi là giáo sư đại học, nhưng nếu vị ấy dạy tại trường tiểu học thì gọi là giáo viên tiểu học. Phật độ chúng sanh là do duyên, thế nào gọi là “duyên chín muồi”? Hễ ai thấy thấu suốt đời người là khổ, không, vô thường, mong chóng thoát lìa tam giới, có ý niệm chân thật, thiết tha ấy thì chư Phật đều thấy được, vị Phật nào có duyên với người ấy ắt sẽ hóa thân đến trước người ấy cứu độ. Nếu số người nhiều quá, cần phải giáo hóa trong một thời gian dài, Phật bèn dùng Ứng Thân để tới giáo hóa.
Sau khi thành Phật, một vị Phật có phạm vi giáo hóa, gọi là một tam thiên đại thiên thế giới. Có nguyện lớn thì [phạm vi giáo hóa] có thể mở rộng đến nhiều đại thiên thế giới. Chỉ cần phát nguyện thì đều có thể thực hiện được. Riêng mình A Di Đà Phật phát nguyện khác hẳn. Trong lúc tu nhân, Ngài đã nhiếp thọ hai trăm mười ức các cõi nước Phật. Con số “hai mươi mốt” này là danh xưng nhằm biểu thị pháp trong Mật Tông, chẳng phải số đếm, mà có nghĩa là viên mãn. Như kinh Di Đà dùng số Bảy, kinh Hoa Nghiêm dùng số Mười, đều nhằm biểu thị pháp. Mật Tông thường dùng số mười sáu và hai mươi mốt; đủ thấy trong lúc tu nhân, tỳ-kheo Pháp Tạng đã kết duyên với chúng sanh tột hư không, trọn pháp giới, sâu rộng như thế. Thầy của Ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai giảng kinh thuyết pháp cho Ngài, giảng cho Ngài nghe y báo, chánh báo trang nghiêm, nhân quả thiện ác của mười phương các cõi Phật, lại còn dùng Phật thần lực, biến hiện mười phương các cõi nước cho tỳ-kheo Pháp Tạng đích thân trông thấy. Sau khi Ngài thành Phật, tất cả hết thảy cõi nước đều là khu vực giáo hóa của Ngài. Do vậy, hết thảy chư Phật trong mười phương thế giới đều khuyên chúng sanh cầu sanh Tịnh Độ. Tam Thân Pháp, Báo, Ứng là một Thể, một nhưng ba, ba nhưng một, Pháp Thân là Bản Thể, Báo Thân là Tự Thụ Dụng, Ứng Hóa Thân là Tha Thụ Dụng, trong phần trước đã nói cặn kẽ!
A Di Đà Phật
Công đức Pháp thí !
Xin cảm ơn liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật rất nhiều ạ !
Kính gửi chú Tịnh Thái,
Con là một Phật tử mới bước vào con đường học đạo, con tụng Kinh Vô Lượng Thọ, thường con tụng phẩm thứ 6 vài buổi sáng và phẩm 32-37 vào buổi tối. Sau khi tụng con có đọc bài Văn Cầu an và Văn đảo bệnh trong quyển Chư Kinh Nhật Tụng, và tuỳ duyên con đọc Chú Đại Bi. Nay con căn duyên đọc bài này con thấy con chỉ nên đọc một quyển kinh Vô Lượng Thọ mà thôi. Nhưng con muốn hỏi trước và sau khi tụng thì con có đọc những phần như Nguyện hương, Cử tán… rồi sau khi tụng con có đọc Bổ Khuyết tâm kinh, Vãng sanh quyết định chơn ngôn, Tán Phật A Di Đà… Vậy đã đúng chưa ạ?
Và có những ngày con không thể tụng buổi sáng thì tối con tụng phẩm 32-37 hay tụng cả phần buổi sáng nữa ạ (và ngược lại vào buổi tối con không tụng được thì con có nên tụng hết vào buổi sáng hay không?). Con xin cảm ơn chú ạ
Với người sơ học thì cứ theo trình tự trong Kinh mà đọc, mỗi phần đều có ý nghĩa sâu sắc…Những phần đầu là dùng để lắng cái tâm vọng động của mình xuống, sanh khởi tâm thành kính để chuẩn bị bước vào đọc tụng phần chánh văn,v.v…
Bạn có thể xem thêm bài sau:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/05/cai-goc-hoc-phat-va-cach-doc-tung-kinh-dai-thua/
Về số lượng phẩm thì tùy thuộc vào thời gian và sự sắp xếp của bạn, ko có 1 công thức cố định. Nhưng tối thiểu cũng như Ân Sư Tịnh Không dạy: Đọc phẩm thứ 6 vào buổi sáng và phẩm 32-37 vào buổi tối.
Mỗi ngày nên giữ vững thời khóa, ko nên lơ là bỏ qua.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, gửi bạn Minh Nguyễn, Huệ sanh xin chia sẻ với bạn: xin cho hỏi “Bạn tụng kinh và trì chú để làm gì?” Nếu để về Tây phương Cực Lạc thì Kinh Vô Lượng Thọ hay Chú Đại Bi bạn tụng chỉ là trợ duyên không nên vì vậy mà khởi tâm chấp trước. Vì sao, vì thời mạt pháp 4 chữ “ A Di Đà Phật” thu nhiếp tất cả 84.000 ngàn pháp môn, 49 năm thuyết pháp hành đạo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời nay đều nằm trong 4 chữ “A Di Đà Phật”.
“Kinh Vô Lượng Thọ” như con đường chỉ về Tây Phương, 4 chữ “A Di Đà Phật” là chìa khóa mở cửa về Tây phương, nếu tìm đúng đường nhưng không có chìa khóa mở cửa thì cũng giống như chúng ta về đến nhà mà không có chìa khóa vào nhà chỉ mãi quanh quẩn ở bên ngoài. Khi Bạn niệm “A Di Đà Phật” là bạn đã niệm hằng hà sa vô số Chư Phật, cho nên Huệ sanh khuyên bạn nên lấy 4 chữ “A Di Đà Phật” làm gốc phần tụng kinh “Kinh Vô Lượng Thọ” hay trì Chú Đại Bi,… chỉ là trợ duyên làm tăng trưởng căn lành, khởi tâm từ bi để phát Bồ đề tâm rốt ráo thành Phật quả.
Vấn đề tụng như thế nào đúng, sai, Huệ sanh không thể nói được như thế nào đúng như thế nào sai, duy chỉ có thể nói cho bạn biết “bạn quán xét xem tâm của mình khi tụng như thế nào” thì đó là đúng hay sai. Dùng cái tâm thành kính, thanh tịnh, lễ bái thì tạm gọi là đúng còn không tạm gọi là sai. Không biết khi bạn dùng tụng “Kinh Vô Lượng Thọ” … bạn có nhìn vào Kinh không, nếu nhìn vào thì chỉ gọi là đọc Kinh chứ chưa gọi là tụng Kinh. Thời khóa tu tập như thế nào, Huệ sanh xin chia sẻ cho bạn tham khảo như sau: sáng tối trước khi ngủ nên thành tâm niệm “A Di Đà Phật”, sáng nếu có thời gian nên dành 30’ hay nhiều hơn để công phu, buổi tối có thể tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Chú Đại Bi”,… sau đó nên dành thời gian niệm Phật, trong ngày nếu làm việc nhân lúc rãnh rỗi hoặc không quá tập trung có thể nhíp tâm niệm Phật. Vài dòng chia sẻ mong bạn tìm được con đường và chìa khóa đúng đắn cho mình trên con đường Phật quả. A Di Đà Phật
Vì căn cơ thời mạt pháp này là hạ căn phần đông nên khó nhớ lừơi biếng nên các bậc Đại đức thương xót dạy ta chuyên tâm với 4 chữ. Nhưng cơ bản của niệm Phật vẫn là lục tự để tăng trưởng Tín tâm và Thành tâm trước rồi mới đi sâu vào 4 chữ để chuyên tâm.
Tụng Chú Đại Bi suốt 1 đời vẫn đc vãng sanh Tây Phương vì trong đó có hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm tiếp dẫn về Tịnh độ, trong Kinh VLT phẩm 25 Ba bậc vãng sanh cũng có nói về điều này, bạn có thể an tâm.
Nam mô a di đà phật.
Xin cho con hỏi
1. Ở nhà con có bàn thờ Phật và được thờ dưới nhà nhưng ở dưới nhà của con rất ồn,con không thể nào tập trung khi đọc kinh được,con có thể đọc kinh ở trên sân thượng được không ạ?
2. Mẹ con nói con rất là “yếu vía” nên không thể đọc trên sân thượng được,con hoang man quá
3. Con dự tính sáng sẽ đọc kinh phổ môn và lạy sám hối. Chiều tối sẽ đọc kinh địa tạng như vậy có được không ạ?
4. Dạ cho con hỏi trong kinh có hồi hướng vậy khi con đọc xong hết kinh thì có cần hồi hướng nữa không ạ? Nếu có thì hồi hướng như thế nào ạ?
5.Cho con hỏi khi đọc kinh Địa Tạng thì có nên ăn chay trường không ạ. Nếu con vẫn còn ăn mặn thì có đọc được kinh này không ạ?
6.Khi ăn chay thì có được ăn cơm rượu không ạ
7.Cho con hỏi khi con coi trên mạng thấy có những người bất hạnh qua đời một cách đột ngột thì con đánh chữ “nam mô a di đà phật” vậy thì họ có được hưởng phần nào không ạ (siêu thoát),đánh như vậy là đúng không hay phải làm như thế nào ạ để cho họ được siêu thoát và thoát sanh vào cõi an lạc ạ?
Xin hoan hỉ giải đáp những thắc mắc của con.
Con xin cảm ơn.
Nam mô a di đà phật.
Bạn đọc kinh ở đâu mà tâm trạng bạn thoải mái và nghĩ rằng chư Thiên đang chứng giám mình học là đc. Bàn thờ là tướng là hình thức, tâm chân thành an vui là quyết định công phu tụng kinh của bạn. Ai cũng yếu vía hết vì họ chưa cảm nhận bằng tâm linh mạnh như bạn nên họ k sợ, chứ họ thực chất rất yếu vía. Bạn đọc kinh Phổ môn và Kinh Địa Tạng vậy quá tốt, nhưng với kinh Địa Tạng bạn cần chay trường vì sức ảnh hưởng của kinh Địa Tạng nặng về phần âm, nếu bạn không chay trường mà đọc tụng kinh Địa Tạng bạn sẽ bị khảo và chướng duyên rất nhiều. Ăn những gì không có liên quan đến chúng sanh là đc, k cần cứng nhắc, sữa bò, trứng, phô mai đều ko gọi la chay nha bạn, cơm rượu ăn lúc sắp ngủ thì nên vì tuy ăn đc nhưng men làm mình khó kiềm chế tính tình, dễ tạo tội sân si. Còn chuyện trên mạng thấy vậy bạn đánh chữ Nam Mô A Di Đà Phật ko có công đức, nhưng tăng trưởng lòng từ bi, còn họ siêu thoát hay ko bạn chỉ nên khi đọc kinh niệm Phật hồi hướng tất cả là đủ, không nên suy nghĩ xa xôi quá vậy. Hồi hướng theo kinh rồi bạn muốn hồi hướng như thế nào nữa thì chư Phật đều tuỳ hỉ. Mình góp ý theo chủ quan học tập đc, Sai sót khó tránh, mong chư vị đính chính hoan hỷ k trách tội.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con xin cảm ơn
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày nay người tu phap môn tịnh độ là phổ biến nhất, với tam kinh hoặc ngủ kinh hành trì thông qua nhiều vị thầy dẫn dắt.Tuy nhiều ngõ để đi nhưng mục đích đến cuối cùng là một.Thế nhưng sự cực đoan của không ít người cho rằng tu tịnh độ thì chỉ nên theo một thầy trì một kinh thâm nhập mới đúng chánh pháp…
Nếu vậy thì chẳng bao lâu nữa đạo phật sẽ chóng phai tàn mau hơn nữa rồi biến mất! Vì kinh,luật,luận không được mổ xẻ truyền thừa…thế giới rồi sẽ chẳng biết nền minh triết phật là gì nữa,bởi theo một thầy,hành một kinh thì không biết giáo lý đức phật dạy điều gì ngoài sự mong cầu vãng sanh tây phương???
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Thọ Nghiệp,
Có 4 điều quan trọng TĐ muốn chia sẻ cùng bạn:
1. Người quấy ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên.
2. Phật pháp tuỳ duyên tuỳ chủng tánh mỗi người mà hoá độ, truyền thừa.
3. Một môn, một kinh mà chưa thể thâm nhập, lấy gì để thâm nhập bát vạn môn?
4. Nói là niệm Phật nhưng trong Phật có Pháp, có Tăng. Người mà thường niệm Phật-Pháp-Tăng chính là người đang duy trì chánh pháp. Liệu bạn có thường ngày làm được điều đó chưa?
TĐ
A Di Đà Phật!
Con chào chú Tịnh Thái ạ. Chú ơi chú còn nhớ con không ạ. Nhờ lời khuyên của chú con tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mà codduowwcj mẹ tròn con vuông, em bé khỏe mạnh ạ. Chú ơi đường sự nghiệp của con cứ lận đạn mãi, không xin được việc làm yên ổn. Có người khuyên con nên tụng kinh Dược Sư để cầu công danh nhưng con bận em bé nên thoi gian hạn hẹp. Chú cho con lời khuyên với ạ. Con cảm thấy tương lai mù mịt quá 🙁
A DI ĐÀ PHẬT kinh phat cho người tại gia này có được không ạ : http://kinhphatgiao.com/tag/kinh-phat-cho-nguoi-tai-gia
A Di Đà Phật
Vài lời chia sẻ.
-Kinh thì hay nhưng nhiều qúa,làm sao mà có thể đọc hết được.
-Bạn thử tham khảo tại đây xem có giúp thêm được gì ko
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-8/#comment-23809
A Di Đà Phật
Link rất hữu ích !
Cảm ân công đức thiện tri thức HNADĐP rất nhiều
Con kính chào cư sĩ . Chồng con thường nằm mộng thấy có người con gái rất đẹp đến gặp và dụ dỗ anh ấy làm chuyện mây mưa và chồng con và cô ấy đã quan hệ với nhau trong giấc mơ . Chồng con bi như vậy đã lâu lắm rồi, cứ lâu lâu cô ấy lại đến với chồng con, chồng con đều kể cho con nghe, con rât sợ . Con nghe người ta chỉ rằng chồng con cứ chuyên tâm đọc kinh niệm Phật, nghe kinh kệ thường xuyên thì sẻ hết . Con xin hỏi cư sĩ, chồng con nên niệm kinh gì,con phải làm sao để giúp chồng con khỏi bệnh . Con xin cảm tạ cư sĩ . A di đà phật .
A Di Đà Phật
Bạn Trang,
Theo như bạn kể thì có thể là trong tiền kiếp chồng bạn và cô gái trong mộng kia (có thể là một quỷ nữ đang trong cõi ngạ quỷ) có nhân duyên tình cảm nam nữ với nhau. Vì thế bạn hãy khuyên chồng mỗi ngày sớm hoặc tối hãy chăm chỉ niệm Phật hồi hướng cho cô gái kia. Cụ thể chồng bạn (và cả bạn nữa) hãy thực hành bài Pháp này
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/07/cach-giai-tru-oan-thu-cua-oan-gia-trai-chu/
Vợ chồng bạn cứ thực hành theo bài Pháp, sám hối niệm Phật hồi hướng cho các oan gia trái chủ. Hãy chăm chỉ và thành tâm hành trì sẽ có kết quả. Đừng sợ hãi hay oán giận gì họ, cứ thành tâm niệm Phật hồi hướng cho họ, khuyên họ tu hành đặng cùng nhau giải thoát đau khổ, sớm về Tây Phương Cực Lạc.
Trong khi thực hành có gì thắc mắc bạn cứ tiếp tục hỏi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ . Con xin cảm ơn cư sĩ . Con và chồng con sẽ cố gắng thực hiện tốt theo chỉ dẫn của cư sĩ . Con kính chúc cư sĩ mạnh khỏe !
nam mô A DI ĐÀ PHẬT
kính gửi cư sĩ DIỆU Âm
con có điều quan trọng muốn hỏi, kính mong các đồng tu chỉ dẫn, con vô cùng hoan hỷ
con đang tu tập pháp môn Tịnh độ,sáng tối đều niệm A di đà phật,và con đã quyết định không từ bỏ pháp môn này. tuy nhiên nhà con đang gặp nguy nan, mẹ con mắc bệnh nan y,đang điều trị, con rất mong khối u mẹ con không tái phát, mỗi tối con có trì thêm chú đại bi để cầu mẹ quan âm cứu khổ có được không ạ, con sợ sẽ mắc lỗi không chuyên tu tịnh độ mà niệm chú
Chào bạn Đồng Trừ,
Xin được chia sẻ với bạn vài điều như sau.
– Bệnh nặng thường là do nghiệp sát, nên bạn hãy vì mẹ mà phóng sanh, nếu gia đình không ăn chay được thì chỉ nên mua những thứ đã chết để làm thức ăn, tránh sát sanh.
– Nếu bạn có niềm tin vào chú đại bi thì cứ trì thêm chú, không sao cả, lấy công đức trì chú hồi hướng cho việc vãng sanh.
– Không biết bạn đã khuyên mẹ niệm Phật cầu vãng sanh chưa? Đây là việc quan trọng nhất trong lúc này. Nếu mẹ bạn đã biết thì nên khuyên mẹ nhất tâm niệm Phật, nếu chưa thì bạn hãy nói cho bà biết ngay về pháp môn Tịnh Độ,về cõi Cực lạc, về nguyện tiếp dẫn của đức A Di Đà. Vô thường chóng lắm, bạn hãy tận sức giúp mẹ theo đúng tinh thần chánh pháp.
– Người tu Tịnh Độ, thông thường khi người thân có bệnh thì nên nguyện với đức A Di Đà rằng, nếu thọ mạng của người bệnh chưa dứt thì cầu ngài gia hộ cho mau khoẻ lại, ngược lại thì xin ngài từ bi tiếp dẫn vãng sanh. PH hiểu là bạn muốn mẹ được khoẻ mạnh sống lâu, nhưng chắc bạn cũng hiểu rõ việc đó tuỳ thuộc rất nhiều vào duyên, nghiệp của mẹ bạn.
– Về ý “chuyên tu Tịnh Độ”, bạn cần phải xét rõ tâm mình. Lòng tin tự nó như vậy, chứ ta không thể ép được nó phải thế này, thế nọ mới được. Nếu bạn còn chưa hoàn toàn tin vào năng lực cứu khổ của đức A Di Đà trong trường hợp này thì cứ trì thêm chú, không có lỗi gì cả, vì bạn có tin thì mới có sự tha thiết, chân thành, mới có cảm ứng. Ngược lại, nếu bạn chưa đủ lòng tin vào danh hiệu Phật, thì dù cố chuyên tu niệm danh hiệu ngài nhưng trong tâm cứ “lấn cấn, băn khoăn” thì không nên. Cả hai vị, vị nào cũng có năng lực cứu khổ bất khả tư nghì cả.
– Khi đủ nhân duyên, sẽ đến lúc, mỗi khi có việc xảy ra, bạn cũng sẽ chỉ nương tựa vào A Di Đà Phật mà thôi.
Chúc bạn thường tinh tấn và mẹ bạn mau khoẻ lại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào tất cả mọi người ạ, con năm nay 22 tuổi, cơ duyên để đưa con đến với Phật Pháp cũng rất là éo le, có người nói con có người âm theo (tại hiện giờ con bị bệnh nặng, đi nhiều bác sĩ giỏi, uống thuốc không khỏi) nên con mới hoang mang tìm cách giải âm, có người nói con đi cắt vong, còn có người nói con nên tụng kinh niệm Phật để họ đc siêu thoát ko đeo bám con nữa. Và thế là con lên mạng thỉnh miễn phí các kinh Phật về đọc và bây giờ con rất thích đọc kinh vì kinh rất hay, chứa đựng bao nhiêu tinh túy của Phật giáo, hiện tại con đang đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa (kinh đại thừa của Phật giáo), có nhiều chỗ con không hiểu, còn có chỗ hiểu ra đc thì con thấy lời Phật giảng ko hề sai chạy, hiện tại nhà con còn nhiều kinh nữa mà con chưa đọc hết (kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Lương Hoàng Sám). Cho con hỏi là đọc nhiều kinh như vậy có sao không ạ, ngoài đọc kinh ra thì con còn niệm danh hiệu A Di Đà Phật, trì chú đại bi, chú Dược sư Phật. Kể từ khi niệm Phật, trì chú, đọc kinh con thấy mình đã bớt tham, sân, si rồi ạ, con không thích tới những chỗ đông người nữa, không thích tranh cãi nữa, chỉ có điều là con chưa ăn chay trường đc vì con ăn mặn bao nhiêu năm nay. Thật sự Phật Pháp quả là nhiệm màu, bệnh của con đỡ hơn, tối ngủ ngon giấc hơn và đã bớt đc tham sân si. Điều con muốn hỏi là con không có theo thầy nào cả, không theo pháp môn nào cả, chỉ đơn giản là căn duyên dưa con đến với Phật nên con đọc nhiều kinh, trì nhiều chú, và niệm Phật, như vậy có đc không ạ? hay là con chỉ nên chuyên tâm đọc tụng 1 loại kinh thôi. Xin cảm ơn mọi người đã đọc bình luận của con, văn phong của cong không đc hay, mạnh lạc.
A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Thảo!
MD xin góp vài ý ngắn gọn, mong bạn hoan hỷ.
*Bạn nghi ngờ có người âm theo bạn, thời bạn “nên tụng kinh niệm Phật để họ đc siêu thoát ko đeo bám nữa”. Và khi đọc tụng Kinh điển, nếu hiểu nghĩ càng tốt, nếu chẳng hiểu thì nên nhiếp tâm đọc tụng, bạn chớ nên dùng lý lẽ suy diễn.
*”đọc nhiều kinh như vậy có sao không”, nếu bạn muốn đọc nhiều loại Kinh điển vì bạn có niềm tin, sự tin ưa thì bạn cũng có thể đọc, còn nếu như bạn đọc tụng với cái tâm thỏa mãn tính hiếu kỳ, đọc cho biết thì thật không nên.
*Bạn chưa ăn chay ngay được thì nên tập ăn chay, mỗi tháng 2 ngày rồi từ từ tăng dần lên.
*”con muốn hỏi là con không có theo thầy nào cả, không theo pháp môn nào cả, chỉ đơn giản là căn duyên dưa con đến với Phật nên con đọc nhiều kinh, trì nhiều chú, và niệm Phật, như vậy có đc không ạ? hay là con chỉ nên chuyên tâm đọc tụng 1 loại kinh thôi.”
Bạn niệm danh hiệu đức A Di Đà Phật thời bạn có duyên với pháp môn Tịnh độ, hãy tu tập theo pháp môn này mà đặng giải thoát, nếu chúng ta tu học Phật một cách chung chung thì công đức tu học ấy sẽ trở thành phước báo hữu lậu, thật tiếc thay! Mục đích của người tu hành là giải thoát sinh tử, thời mạt pháp này, duy chỉ có pháp môn Tịnh độ là thù thắng bởi khi hành đúng pháp sẽ giải thoát, thành Phật chỉ trong một đời ngắn ngủi. Do vậy bạn nên tụng một Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ), niệm một danh hiệu Phật (A Di Đà Phật), chớ nên tụng nhiều Kinh, trì nhiều Chú, niệm nhiều danh hiệu Phật nữa, vì đó là tạp tu.
Chúc bạn thâm nhập Phật pháp, tu hành tinh cần!
Nam mô A Di Đà Phật
Chào Thanh Thảo,
bạn đọc kinh có nhiều chỗ ko hiểu thì bạn nên nghe bài giảng về kinh đó trên Youtube…
Thời khóa hàng ngày bạn niệm Phật,có thể tụng kinh A Di Đà, vì kinh này ngắn gọn,trong 1 buổi thời khóa bạn có thể tụng đc nhiều biến nếu muốn.
ko niệm nhiều chú,nhưng chỉ niệm 1 chú đại bi thôi cũng đc(vì bạn thích niệm chú đại bi tức là bạn có duyên rất sâu với chú đại bi)
A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình rất hoan hỷ khi nhận đc lời góp ý từ Mỹ Diệp và Liên hoa hóa sanh. Tiện đây mình cũng muốn thổ lộ lòng mình, đúng là kể từ khi đọc kinh, niệm Phật, trì chú thì bệnh của mình đỡ hẳn, mình cũng đã bớt được tham, sân, si, điều quan trọng là mình đã ngộ ra được trần gian chỉ là cõi tạm, chỉ có Tây Phương Cực Lạc mới là vĩnh viễn, mới là vui vẻ, không có não phiền. Nhưng thật sự nghiệp trần của mình còn nặng quá, mình vẫn muốn khỏi bệnh và sống 1 cuộc sống bình thường như bao người khác, cái ý nghĩ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của mình còn quá nhỏ bé, mình vẫn còn vấn vương rất nhiều điều ở trần gian. Vậy bây giờ mình phải làm sao đây?
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Thảo!
Người tu hành niệm Phật nhiều lắm, song số lượng ngừơi vãng sanh không nhiều, nguyên nhân cũng chỉ bởi hành giả không đủ tín, nguyện. Ngày nay chúng ta niệm Phật, bên cạnh còn niệm tham, sân, si, chẳng cởi bỏ thế trần. Có rất nhiều ngộ nhận mình có đủ tín, nguyện; trên thực tế thì không được như vậy; do đó MD nghĩ khi thành thật ngộ nhận cái yếu khuyết trong tu hành như bạn quả là điều tốt; bởi nhìn thấy được cái yếu khuyết nên từ đó mà cố gắng nỗ lực tu tập mà đặng kết quả.
MD cũng giống như bạn, đường về Tây Phương hãy còn xa và gian nan, nói buông xả chẳng buông được, do vậy hàng ngày MD hay vào các Trang xã hội đọc-xem những mảnh đời bất hạnh, những chúng sanh khổ nạn mà lấy đó làm sự chán ngán cuộc sống trần tục này. Lại niệm Phật liên tục bị tạp niệm quấy nhiễm, sinh giãi đãi, MD nhớ lời dạy Tổ Ấn Quang dùng chữ chết mà dán lên trán, nghĩ tưởng ngày mai mình chết, hoặc lúc này vô thường đến, không lo niệm Phật sẽ rơi vào ác đạo.
Tu hành là điều khó trong khó không gì khó hơn, biết khó thì càng ra sức phấn đấu, vô thường không hẹn mà đến, mồ hoang vẫn lắm kẻ đầu xanh… Niệm Phật mong hết bệnh, bệnh chưa khỏi đã nhìn thấy tử thần. Niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương được sự gia trì của chư Phật, thọ mệnh chưa hết thì bệnh khỏi, thọ mệnh đã tận thì được Phật tiếp độ. Muốn Phật dẫn hay quỷ vô thường dẫn đi? Chúng ta phải thường thức tỉnh.
Vài lời cạn cợt. Chúc bạn tinh tấn tu hành!
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Thảo,
Bạn nên nguyện cầu Tam Bảo gia hộ. Dưới đây là trích lời của ngài Pháp Nhiên thượng nhân.
“Thọ-giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi. Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh-Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương-tiện gì để thành lập tín-tâm?” Tôi đáp: “Hãy cầu-nguyện Tam Bảo gia-bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại-Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín-tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo léo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện-xảo không thể nghĩ bàn của Như-Lai! Mình có cái chí-nguyện vãng-sinh, Phật có lời thề tiếp-dẫn. Vãng-sinh Tịnh-Độ hẳn-nhiên là tương-ứng!””
Cho nên, bạn hãy cầu Tam Bảo gia hộ cho mình phát được nguyện lực cầu vãng sanh dũng mãnh nhé, chân thành nương nhờ nơi Tam Bảo thì ắt sẽ được.
Ngoài ra, bạn có thể nghe thêm bài giảng Kinh A Di Đà Yếu Giải của sư bà Hải Triều Âm để hiểu một giây thoáng qua có khi đã vào bào thai trâu, chó,..mà trả nợ, bị người đánh giết tuỳ thích; nhờ vậy mà biết sợ, mà phải ráng nguyện sanh về Cực lạc, giống như là bị cọp đuổi ngay phía sau vậy.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Rất hoan hỷ nhận được vài lời góp ý trân quý của Mỹ Diệp và Cư Sĩ Phước Huệ. Có một đồng tu cũng nói với mình thế này, hãy cứ niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đi, nếu thọ mạng đã hết thì sẽ đc Phật tiếp dẫn về Tây Phương, còng nếu thọ mạng chưa hết thì sẽ hết đau bệnh, tiếp tục kiếp sống ở trần gian. Đồng tu đó cũng nói với mình là niệm Phật mong muốn đc Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc nhưng cũng đừng vì quá là mong muốn về Tây Phương mà niệm Phật cầu cho mình chết trước bố mẹ, như vậy là bất hiếu vì mình chết trước bố mẹ sẽ rất đau lòng.
A Di Đà Phật
Chào Thanh Thảo!
Vấn đề bạn nghi vấn đã được nói đến trong các phúc đáp khác. Niệm Phật vãng sanh chính là đại hiếu, bởi trong vô lượng kiếp ta đã có vô số cha mẹ, thân quyến, đa phần họ đang chịu khổ nơi ác đạo và ngày đêm trông ngóng chúng ta thành đạo để họ được siêu thoát. Vì bất kỳ lý do gì ta lại trì hoãn vãng sanh, khiến họ vô cùng đau khổ, thất vọng, sân hận- chẳng phải là đại bất hiếu hay sao?
Khi tu hành niệm Phật, việc chính chúng ta là tín, nguyện, hạnh đầy đủ; còn mọi việc trong đời hãy cứ để A Di Đà Từ phụ lo liệu chu toàn cho chúng ta. Đã có đức Từ phụ lo liệu rồi còn gì phân vân nữa.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di Đà phật
Con tên: Trịnh thị Bích
Con xin phép hỏi các quý vị tu sĩ và các đồng tu cho con được hỏi, có gì con không biết xin các vị hoan hỉ cho con biết thêm về phật pháp ạ.
Con mỗi ngày niệm chú và sám hối 35 vị Phật và trong cuốn 35 vị Phật con niệm 5 lần chú đại bi và con niệm thêm chú thần y của Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát vậy có được không à? Có ngày con chì niệm chú đại bi 14-21 lần. Và có một điều con chưa hiểu nếu như con đang tụng lỡ dở bài kinh và con có việc gấp đi ta ngoài như vậy khi về con có được niệm tiếp theo không? Hay con niệm lại từ đầu à? Hoặc muốn niệm tiếp được thì phải làm sao à? Xin quý vị nào hiểu rõ về kinh phật xin hoan hỉ cho con được biết thêm à. Con chân thành biết ơn. Xin hồi âm cho con trên email: [email protected]
Nam mô a di Đà phật
A Di Đà Phật. Con chào các thầy. Xin các thầy cho con hỏi hàng ngày con vẫn đọc Kinh Dược Sư. Giờ con muốn phát nguyện về cõi Tây Phương thì con nên đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh A Di Đà ạ. Mong các thầy và các đồng tu hoan hỷ chi giúp con ạ.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Nếu đọc tụng với tốc độ vừa thì Kinh Vô Lượng Thọ mất chừng 2 giờ đồng hồ, Kinh A Di Đà mất chừng 30 phút. Có thể tùy thời gian cá nhân mà bạn chọn Kinh thường tụng sao cho năng hành, chẳng biếng trễ. Ngoài ra nên thường niệm A Di Đà Phật phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh độ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Con xin chào các thầy và các Phật tử. Xin cho con hỏi con đã quy y nhưng ko thường xuyên đến chùa mà trước kia quy y để học cách tu như thế nào là đúng vì chùa ấy ở tuốt dưới quê xa qá. Nên con chỉ đọc kinh ở nhà là kinh Phổ Môn,trong kinh Phổ môn có nhiều mục hồi hướng, xám hối, ca thán Đức Phật A Di Đà, chú đại bi, …rất nhiều. Đọc xong quyển kinh đó, con tiếp tục niệm nam mô A Di Đà Phật rất nhiều lần, ít nhất là 108 lần / ngày.
Như vậy đối với người mới bắt đầu đọc kinh và niệm danh hiệu Phật Adi Đà như con thì có được chưa hay còn phải đọc thêm kinh nào nữa ko ạ?
Con xin cảm ơn thầy và các Phật tử!
A Di Đà Phật
Chào Tuệ Tâm!
Niệm danh hiệu A Di Đà Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh độ là bạn đã đi đúng đường. Pháp môn Tịnh độ thời mạc pháp hưng thạnh nhất. Ở Việt Nam người vãng sanh nhiều lắm, họ tu pháp môn niệm Phật, chỉ một câu Phật hiệu không nghi ngờ, không gián đoạn, không mong cầu việc thế gian nữa.
Nếu bạn đọc Kinh Phổ Môn cảm thấy tâm an định, niềm tin nơi Pháp Phật được kiên cố thì hãy nên duy trì.
Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân có dạy: Tin một câu Phật hiệu cũng đủ vãng sanh mà niệm câu Phật hiệu đến hết cuộc đời.
Nam Mô A Di Đà Phật
Vâng, xin cảm ơn chị Mỹ Diệp nhiều lắm ạ.
Cho tôi hỏi, tôi chuyên tu niệm a di đà phật, gần đây tôi thỉnh được quyển Chiêm sát sám nghi của ngài Địa tạng vương Bồ tát, liệu có bị xen tạp với pháp môn tịnh độ không?
Chào bạn HẢI YẾN
Hoàn toàn không xen tạp gì cả,nhưng về Chiêm Sát Sám Nghi thì nghĩa lý cao siêu,khó lãnh hội ngay được.
Thiết nghĩ,bạn nên tìm hiểu,tu tập theo kinh ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN trước đã,
nếu thông suốt kinh Bổn Nguyện thì kinh Chiêm Sát cũng dễ dàng thông suốt thôi.
nguyện cầu A Di Đà Phật,Địa Tạng Bồ Tát từ
bi gia hộ cho bạn
nam mô a di đà phật
A di đà phật
Cho con hỏi vk con mỗi ngày ngồi niệm phật 2 lần . Lần thứ nhất từ 5h sáng đến 7h sáng . Lần thứ 2 từ 16h đến 18h . Mà thật tâm con thì ko muốn cô ấy như vậy . Vì con chắc 1 điều những gì cô ấy đọc cô ấy ko hiểu . Nếu đã ko hiểu thì sao mà thấu .
Con thì ko hay đọc kinh và niệm phật . Nên ko biết gì ạ . Chỉ biết Adidaphat khi làm lễ hay thắp hương thôi . Ng cho con ý kiến với như vk con làm nv có đúng ko ạ ?
A Di Đà Phật
Chào bạn,
Mình thì nghĩ ngược lại. Rằng chính bạn mới là người không hiểu gì cả (vì có đọc có thực hành đâu mà hiểu), cô ấy thực hành thời khóa hằng ngày như vậy là rất tốt, rất đáng hoan nghênh và phát huy. Rằng bạn nên hạnh phúc khi có người vợ biết tu tập như vậy và nên học tập theo cô ấy mới phải.
Có lẽ khi đọc thế này bạn sẽ không vui, không đồng ý?
Không sao cả, vậy bạn cứ đọc nhiều nghe nhiều Kinh sách giáo lý đi(như thường vào duongvecoitinh.com này đọc tìm hiểu về Pháp Môn Niệm Phật). Rồi thời gian sau có gì thắc mắc bạn cứ tiếp tục đăng hỏi nhé.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cho con xin được hỏi một điều mà con thắc mắc đã lâu: là những nơi nào không nên ngồi đọc kinh niệm Phật ạ ? Con không biết hỏi ai để được câu trả lời đúng vì chỗ con ở có một miếu thờ và cứ tối 30,mùng 1 và 14,15 hàng tháng các già đến tụng kinh mà một vài người ở xã khác lại nói là tụng kinh nơi chùa chứ không tụng ở miếu Vậy thế nào là đúng ạ?
Gửi bạn Lại Huyền
bạn nên tìm hiểu rõ lai lịch ngôi miếu đó,trong miếu thờ thần linh nào.
theo TM thì với những người sơ học như chúng ta thì không cần thiết phải vào miếu thần linh để tụng kinh.
Khổng Phu Tử có dạy :”quỷ thần kính nhi viễn chi” ,tức là mình cần kính trọng quỷ thần,không nên khinh thường họ,nhưng cũng không cần quá thân thiết với họ.
Quỷ thần có rất nhiều loại khác nhau với số lượng rất đông. Có thiện quỷ,có ác quỷ,có thiện thần ,có ác thần.
Chỉ cần mình tu hành nghiêm túc,có đức hạnh thì tự nhiên thiện thần sẽ phát tâm theo hộ trì,ác thần cũng không thể nhiễu loạn mình được.
Nếu vào đền miếu tụng kinh,trì chú mà quỷ thần ở đó không có thiện căn,nhân duyên với phật pháp thì rất rắc rối. Quỷ thần có thể bực tức,nổi giận,đố kỵ với bạn và sẽ tìm cách để trừng phạt bạn.
Vì thế bạn phải thật cẩn thận với quỷ thần.
Chúc bạn an lạc.
Ađiaphat, Các Bậc tiền bối cho em xin vài lời chỉ bảo. Hiện em đang mang thai (khoảng 1 tháng), e đọc Kinh vô lượng thọ mỗi tối trước khi đi ngủ có đc ko ạ. Vì e mới đọc nên chưa thuộc phải đọc sách ạ. Tâm em muốn đọc vì mong muốn được sám hối, thanh thàn đầu óc, để hướng bản thân tới cái thiện. E đọc sau đó e đi ngủ luôn ko đọc thêm gì nữa ạ.
Mong được các bậc tiền bối chỉ giáo.
E xin chân thành cám ơn ạ.
Xin chào bạn việc làm của bạn như vậy thật là công đức chẳng thể nói bạn đọc kinh VÔ LƯỢNG THỌ tức là cả bạn và em bé trong bụng dều có duyên với phật pháp và pháp môn tịnh độ đấy mỗi tối bạn đều đọc kinh như vậy có thể làm tâm thanh thản bớt phiền muộn và nhất ướng theo phật và phát tâm đọc kinh thì sẽ làm em bé sinh ra sẽ có tín tâm với phật vì bạn đã gieo chủng tử kinh phật vào tâm em bé để khi sinh ra em rất có phúc đức và tin phật. Bạn có thể niệm phật mỗi ngày để thân tâm an lạc cũng rất tốt cho em bé cộng thêm em bé này cũng có thiện căn có thể vô lượng kiếp em đã từng nghe kinh và theo pháp môn tịnh độ cho nên bạn cố gắng để em tăng trưởng căn lành ngay từ trong bụng mẹ nhé.A DI ĐÀ PHẬT.
tại sao tôi đọc kinh lúc nào cũng thấy có chữ cúng vườn vậy
Nam mô a di đà phật. Bạch thầy,COn muốn tụng 2 bộ chú đại bi và kinh sám hối trong cùng 1 ngày có nên không ạ. Trong vòng gần 2 năm trở lại đây con hay bị ốm, hay lo nghĩ thì làm cách nào để hóa giải ạ. XIn thầy chỉ giáo ạ. Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật
Người Thường!
Đọc Kinh, niệm Phật, tụng Chú… hành trì Phật pháp là việc tốt, trong ngày tất cả mọi thời đều dành cho việc tu hành là điều cần thiết cho kiếp nhân sinh vốn ngắn ngủi, vô thường. Tuy nhiên, đọc Kinh Sám Hối và niệm chú Đại Bi vẫn chưa đủ; thật sự đủ khi chúng ta vừa sám hối vừa tu sửa thân tâm; mỗi ngày mỗi giờ đều quán xét tâm mình: niệm thiện liên khởi hay niệm ác liên khởi, nếu là niệm ác cần nhận thấy rõ mà hổ thẹn sữa chữa, không tái phạm nữa- như vậy việc tụng Kinh, niệm Chú mới phát huy được công năng, nghĩa là giúp thân tâm bạn an lạc (giảm dần và không còn lo nghĩ).
Hiện nay phương pháp niệm Phật đang phổ biến, vì hợp thời hợp cơ với chúng sanh. Một câu A Di Đà Phật là con đường tắt để thoát ly sanh tử. Vậy nên, ngoài thì giờ niệm Kinh, trì Chú bạn nên niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Bạn niệm Phật, các loại bệnh trong thân bạn cũng niệm Phật, họ niệm Phật rồi thì liền vui vẻ “ra đi” nên thân liền khỏi bệnh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mỹ Diệp Cảm ơn Bạn.
Kính mọi người đồng phát tâm niệm danh hiệu Phật: A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬt
Con buồn lắm thầy ơi
Con giờ rất ích kỷ, càng ngày con càng sống nội tâm trầm tư
Con không nhớ đến Phật nữa
Con sống vô tâm và ngày càng xấu xa tự kỷ
Thực sự con không biết con sinh ra trên đời này để làm gì nữa
Con suy nghĩ tích cực và hay trách móc bản thân
Giờ con nên lam gì để có thể sống tích cực, và có ích ạ
Con xin chân thành cảm ơn ạ
Con xin đội ơn thầy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
“Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng”. Quả đúng vậy, khi tâm trạng không thoải mái thì một chiếc bình tông – thứ mà nhẹ nhàng nhất, cũng trở nên nặng nhọc vô cùng. Nay tư tưởng không thông thì cái nhẹ nhàng nhất, nhanh nhất dẫn đến sự an lạc là thánh hiệu A Di Đà Phật sao mang nổi đây??!!
Cái nặng nề nhất mà khiến ta lao tâm tổn sức không phải là một vật nặng đè trên vai, vì như thế thật đơn giản, ta chỉ việc vứt bỏ đi là xong. BUÔNG là cách tốt nhất để ta tránh xa những cám dỗ, những ưu phiền, nuối tiếc và thậm chí là cả sự thù hận nữa. Có như vậy ta mới hướng đến được những điều tốt đẹp hơn, tâm an lạc hơn, thư thái hơn và đương nhiên cũng sẽ hạnh phúc hơn. khi bạn đã BUÔNG được, trút bỏ được gánh nặng trong lòng, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng biết bao, lúc đó có lẽ bạn còn nghĩ rằng: “Đời người sống được bao nhiêu, vậy thì tại sao ta cứ phải tự buộc mình, tự làm khổ chính mình”.
Trích: 1001 bài thơ buông bỏ để an lạc & hạnh phúc trong cuộc sống
Người viết: Thu Hà
Blog: https://www.iini.net/2016/04/1001-bai-tho-buong-bo-de-an-lac-hanh-phuc-trong-cuoc-song.html
BÀI THƠ: BUÔNG
Thơ: Trần Quế Lâm
Ta thở nhẹ tâm hòa trí rỗng
Những loạn cuồng vọng động trôi xa
Thấy vui khi ngắm trăng tà
Thẩn thơ bên cánh hoa sao dịu dàng.
Truy nguyên lý ẩn tàng sâu sắc
Chữ nhàn thôi trong mắt người xưa
Thì ra tri túc cũng vừa
Lao tâm nhọc trí sớm trưa làm gì.
Hãy rũ bõ đeo chi huyễn cảnh
Giữ trong tâm để lãnh sầu thương
Buông đi tất cả bên đường
Cho thân thông thoáng hết vương bụi trần.
Cầu cho được dự phần siêu thoát
Chút hào quang mong toát lên đầu
Vậy là mơ mộng quá sâu
Chỉ cần bình ổn quên câu lụy phiền.
************************************************
THƠ BUÔNG BỎ
Thơ: Toàn Tâm Hòa
Buông nói dễ nhưng làm thật khó
Dễ mấy ai từ bỏ phù du
Bởi chưa tìm được đường tu
Chấp mê bất ngộ như mù té sông
Buông tạp niệm để lòng thanh thản
Buông sân si, ngạo mạn, tham tàn
Chân như, tịnh nghiệp, bình an
Đó là viễn cảnh niết bàn tại tâm
Buông cuồng nộ để tầm hoan hỷ
Buông phù du, vị kỷ cuộc đời
Buông dần vật chất người ơi!
Đời xem là chốn dạo chơi vô thường
Buông những khúc nghê thường phù phiếm
Buông những lời âu yếm êm tai
Nhìn đời phân biệt đúng sai
Những lời mật ngọt dễ vay lụy phiền
Chúc bạn hữu tìm miền an lạc
Trong cõi lòng dào dạt tin yêu
Đường trần buông bỏ ít nhiều
Nhưng ta nhận được vạn điều lung linh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào các bạn sen,
PH xin chia sẻ bài pháp về Niệm Phật của ngài Thích Trí Tịnh, mong là hữu ích với tất cả trên đường tu niệm.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
* * * * * * * *
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tin sâu – Nguyện thiết – Hạnh Chuyên
* * *
Nam Mô A Di Đà Phật !
Không gấp cũng không hườn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
Nhiếp tâm là định học
Nhận rõ chính huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm phật hiện tiền
Tam muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm
Phật lịch 2500 (1956)
Hân-Tịnh Tỳ Kheo
Thích Trí Tịnh biên soạn
* * * * * * * * * * * * * * * *
KỆ NIỆM PHẬT
(HẠ THỦ CÔNG PHU)
MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT
KHÔNG GẤP CŨNG KHÔNG HƯỜN
TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU
THƯỜNG NIỆM CHO RÀNH RÕ
Khi hạ thủ công phu ở nơi một câu hồng danh của Phật “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” hay là “A DI ĐÀ PHẬT” niệm cho được vừa chừng không quá mau (không gấp), không quá chậm (không hườn) là niệm cho đều đặn. Kế đó là mình phải giử làm sao cho cái tiếng niệm Phật cùng với cái tâm của mình phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là cái tâm phải duyên theo tiếng, cái tiếng phải nằm ở trong tâm, không để cho nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hể nó thoạt mà rời đi thì mình phải nhiếp kéo nó trở lại liền đặng cho nó trụ nơi cái tiếng, như vậy gọi là “TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU” nghĩa là cái tâm và cái tiếng không khi nào rời nhau, mà tâm và tiếng không khi nào rời nhau đó mới gọi là thiết thiệt niệm Phật, chớ nếu trong lúc mình niệm Phật mà mình lại tưởng niệm những việc khác đó là mình niệm việc khác, nhớ việc khác, chớ đâu phải là thiệt niệm Phật. Nếu là thiệt niệm Phật thì trong tâm mình chỉ nhớ và tưởng Phật mà thôi. Bây giờ mình niệm Phật , danh hiệu Phật, tất nhiên là mình nhớ và tưởng lấy ở nơi cái tiếng niệm Phật, cái hiệu của Phật, như vậy mới gọi là thiết thiệt niệm Phật. Thành ra mình làm cái gì cũng phải cho thiết thiệt trúng cái đó, chớ nếu sai đi, tất nhiên khó có thể thành công được, do đó mới có câu “TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU.” Nên nhớ kỹ lắm mới được, khi niệm Phật phải nhớ câu đó và phải làm cho đúng theo mới có lợi lạc. Nếu được tâm tiếng hiệp khắn nhau như vậy mới gọi là niệm đúng cách và thiết thiệt.
Giờ đây phải “THƯỜNG NIỆM CHO RÀNH RÕ.” Tâm tiếng hiệp khắn nhau rồi, nhưng phải để ý cho nó rành, rành là rành rẽ, tức là từ tiếng, từ câu không có lộn lạo, còn rõ là rõ rành, hể Nam là rõ tiếng Nam, Mô là rõ tiếng Mô, A là rõ tiếng A cho đến Phật thì Phật cái tiếng không trại đi, phải cho thật rõ, vì điều này rất cần lắm, chớ nếu mình niệm mà không nhận cho rành rẽ và rõ ràng, niệm một cách bơ thờ, về sau khi công phu được thuần thục, mà khi thuần rồi, cái niệm trong tâm nó tự nổi lên cũng không rành rỏ, nó hơi trại đi, chớ nếu lúc nào mình cũng giữ cho rành rõ, thì khi thuần thục trong tâm mình nó cũng nổi lên cái tiếng niệm Phật rõ lắm, điều nầy rất quan trọng, nên nhớ chữ “THƯỜNG” nếu muốn được cái tâm mà về sau, nó tự niệm lấy nó, không cần mình phải ép buộc nó mới niệm–phải thường—nghĩa là luôn luôn mình phải niệm cho thật nhiều giờ và thời gian cho được tương tục gọi là thường, chớ nếu trong một ngày, một đêm mà mình chỉ có niệm một hai tiếng đồng hồ thôi, còn 22 tiếng kia mình lại nghĩ việc tào tạp thì biết bao giờ tâm mình mới thuần thục được. Mình phải tập cho nó niệm luôn luôn lâu ngày thành thói quen–tập quán—nhưng bây giờ mình bận đủ các công việc đâu phải như các vị rãnh rang (cấm túc), kiết thất hay là tịnh niệm, tịnh khẩu chẳng hạn, vậy mình phải làm sao đây? Tất nhiên trong lúc đi đứng nằm ngồi và lúc rãnh cũng bắt cái tâm mình nó niệm Phật, trừ khi nào tâm mình bắt buộc phải chú trọng đến những công việc gì khác, xong rồi, phải nhớ niệm Phật lại. Như lúc mình mặc áo mình cũng vẫn niệm Phật được, đi ngoài đường cũng vẫn niệm Phật được, bởi vì lúc đó cái tâm có thể rảnh để Niệm Phật, như vậy lúc mình ngồi ăn cơm cũng niệm Phật được, hoặc lúc mình nằm nghĩ, chứ không phải chỉ niệm phật lúc mình ở trước bàn thờ Phật, có chuông, có mỏ, quỳ nơi đó, nếu chỉ có như vậy thì khó thuần thục, khó thành thói quen. Về công hạnh niệm Phật điều đó cần phải nhớ lắm mới được.
NHIẾP TÂM LÀ ĐỊNH HỌC
NHẬN RÕ CHÍNH HUỆ HỌC
CHÁNH NIỆM TRỪ VỌNG HOẶC
GIỚI THỂ ĐỒNG THỜI ĐỦ
Trong một câu niệm Phật, mình gồm cả ba môn “Vô lậu học” mà các đệ tử của Phật cần phải thật hành là “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ.” Như vậy trong câu niệm Phật mà đang thật hành đó nó tương ứng với: GIỚI, ĐỊNH, HUỆ là như thế nào? Đáng lẽ thì bài kệ phải nói là GIỚI trước rồi mới đến ĐỊNH và HUỆ, nhưng vì rằng phải theo việc trình bày, thành ra phải để GIỚI về sau. Trước hết là mình nhiếp tâm niệm Phật, không nghĩ việc gì khác, tâm mình trụ nơi câu niệm Phật thôi, thì đó mình học về môn ĐỊNH. Đây nói là mình học về môn ĐỊNH chớ không phải là mình được ĐỊNH, nhưng mình đã học môn định thì tương ứng với ĐỊNH thì một ngày kia mình sẻ được ĐỊNH—Đó là môn “Vô lậu học” thứ nhất, gọi là “ĐỊNH HỌC.” Kế đó, trong lúc mình niệm Phật thì tâm và tiếng hiệp khắn với nhau, mình lại nhận rõ ràng và rành rẽ tất nhiên trong lúc đó cái tâm mình nó sáng, nó có sáng mới nhận được rành rẽ và rõ ràng, chớ nếu nó không sáng thì làm sao nhận được rành rõ. Cái sáng đó nó tương ứng với HUỆ, đây là môn “Vô lâu học”, thứ hai gọi rằng “HUỆ HỌC”. Và trong lúc mình niệm Phật thì không có những vọng tưởng, đó là chánh niệm. Đã chánh niệm, không vọng tưởng tất nhiên không có những sự lỗi lầm và tương ứng với GIỚI, đây là môn “Vô lậu học” thứ ba gọi rằng môn học về GIỚI. Đó là từ dưới đi lên trên, hay là bắt từ trên trở xuống dưới thì nhiếp tâm thuộc về ĐỊNH HỌC, tâm mình nhận rành rẽ và rõ ràng đối với câu niệm Phật là tâm sáng, tương ứng với HUỆ HỌC và vọng niệm không khởi, chánh niệm hiện tiền không có sự lỗi lầm trong lúc niệm Phật tất là tương ứng với GIỚI. Như vậy trong lúc mình thực hành một câu niệm Phật đủ cả ba môn Vô lậu học (GIỚI, ĐỊNH, HUỆ), mà đã tương ứng với Giới, Định, Huệ rồi một ngày kia khi mà câu niệm Phật được thuần, tất nhiên là mình thành tựu được một lượt cả ba môn Vô Lậu Học, và mình thấy trong hiền đời đã có sự lợi ích rất lớn là mình được cái sư điều nhiếp thân tâm đi vào nới pháp lành, tương ứng với ba môn Vô Lậu Học là ba điều mà đức Phật dạy: Hễ đệ tử Phật, dầu xuất gia hay tại gia đều phải tu và trong tương lai, tất nhiên là nhờ ở nơi tịnh nghiệp mình tu hành đó, sẽ được vãng sanh về Cực Lạc Thế Giới, bảo đảm sự giải thoát thẳng đến thành Phật không thối chuyển. Như vậy, pháp môn “NIỆM PHẬT” nếu mình suy nghĩ kỹ lợi ích biết chừng nao, cần phải noi theo và thực hành cho đúng và phải cố gắng khuyên những người có duyên với mình đều phải TIN, phải NGUYỆN và THỰC HÀNH như mình để cho mình cùng tất cả mọi người đều được lợi ích nơi pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc Thế Giới của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy và đúng theo bản hoài của Ngài là muốn cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật.
TÓM LẠI: Mấy câu kệ trên nói về nơi hạ thủ công phu ở một câu hồng danh của Phật “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” hay là “A DI ĐÀ PHẬT” niệm cho vừa chừng, không quá mau gọi là không gấp, không quá chậm gọi là không hườn, và nơi đó phải nhiếp tâm theo cái tiếng niệm Phật, tâm với tiếng đi đôi với nhau gọi là tâm tiếng hiệp khắn với nhau. Phải niệm cho được nhiều giờ trong ngày đêm. Khi niệm cái tiếng phải cho rõ ràng, nhận cho rành rỏ, nên gọi rằng thường niệm cho rành rõ, kế đó mới hiệp câu niệm Phật của mình cho tương ứng với ba môn “Vô Lậu Học” Giới, Định và Huệ. Khi mình niệm thì nhiếp tâm, không cho tán tâm, trụ nơi cái tiếng niệm Phật, như vậy gọi rằng tâm duyên nơi một cảnh, nghĩa là cái tâm ở một cảnh hồng danh của đức Phật, đó tất nhiên học về môn Định và khi niệm đó thì cái trí rất sáng, nhận cái tiếng niệm Phật rõ ràng, từng câu rành rẻ. Cái trí sáng đó tất nhiên đã tương ứng với môn Huệ Học thì lần lần TRÍ HUỆ PHÁT.
Trong khi mình niệm Phật thì nhiếp tâm nơi chánh niệm, vọng niệm không xen vô, mà vọng niệm không có thì tất nhiên những lỗi lầm không có, vì bao nhiêu những tội nghiệp lỗi lầm đều ở nơi vọng tâm phân biệt mà ra. Nay vọng tâm không có, trụ tâm ở chánh niệm, thì như vậy những lỗi lầm không có, mà giới là chi? Tức nhiên là để ngăn, không cho ở nơi thân khẩu ý tạo tội lỗi. Giờ đây thân khẩu ý trụ nơi câu niệm Phật là chánh niệm không có những tội lỗi, thì đó là tương ứng với Giới. Như vậy, trong một câu niệm Phật, lúc mình chuyên tâm đúng cách thì đầy đủ cả Giới Học, Định Học và Huệ Học. Khi Giới, Định và Huệ mà phát ra thành tựu, cái đó là chứng quả thánh. Giờ đây mới tiếp tục để tiến lần thêm ở nơi cái phần niệm Phật cho nó được nơi Sự Tam Muội hay Lý Tam Muội, tức là chánh định niệm Phật về SỰ và chánh định niệm Phật về LÝ. Theo đúng như trong kinh nói: Người niệm Phật mà được ở nơi cái Sư Tam Muội, chánh định về sự thì khi lâm chung, chắc chắn vãng sanh. Vãng sanh rồi tất nhiên không mất nơi cái phần Trung Phẩm, mà nếu được gồm lý niệm Phật nữa thì khi vãng sanh không mất phần Thượng phẩm. Thượng Phẩm tức là BẬT ĐẠI BỒ TÁT, Trung Phẩm tức là ngang hàng Thánh của Nhị Thừa, thành ra không phải bực thường được. Đây theo nơi bài kệ để tuần tự giảng giải quí đạo hữu nên nghe kỹ và cố gắng để mình đi được bước nào thì được bước nấy.
NIỆM LỰC ĐƯỢC TƯƠNG TỤC
ĐÚNG NGHĨA CHẤP TRÌ DANH
NHẤT TÂM PHẬT HIỆN TIỀN
TAM MUỘI SỰ THÀNH TỰU
Khi niệm Phật nhiếp tâm đúng cách như vậy rồi, niệm mỗi ngày mỗi đêm, niệm được nhiều giờ, nhiều thời gian gọi rằng thường niệm, đã thường niệm rồi trải qua một thời gian tức nhiên cái tâm được thuần thục. Khi tâm được thuần thục rồi thì nó có cái trớn niệm Phật nơi tâm. Lúc đó thì không cần phải tác ý, không cần phải dụng công, nhưng nơi tâm vẫn cứ tiếp tục nổi lên tiếng niệm Phật. Nhớ kỹ là cái tâm nổi lên tiếng niệm Phật, như vậy đó, nó không có gián đoạn nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi gì cũng nhận thấy rằng tâm mình nó vẫn có cái tiếng niệm Phật, không cần phải dụng công tác ý gì hết, đó gọi rằng là được niệm lực tương tục, nghĩa là cái sức chánh niệm nối tiếp, cho nên biết rằng cái lúc mà mình tác ý dụng công thì mình phải cố gắng lắm cái tâm mới chịu duyên theo ở nơi cái tiếng niệm Phật, mà rồi thật ra trong lúc đó tâm nó có nhiều khi, ở nơi mình, cái miệng thì có niệm Phật, cái tiếng có phát ra mà cái tâm nhiều khi nó nhận câu thứ nhất, câu thứ nhì nó lơ là hay là ở trong câu niệm Phật đó nó nhận tiếng Phật tiếng A gì đó, mà tiếng Nam, tiếng Mô nó lơ là, còn giờ đây cái tâm tự động nó niệm Phật do sau khi mình niệm Phật được thường lâu ngày nó thuần thục, nói lâu ngày đây, chớ cái trình độ này có người chỉ trong một ngày đêm có thể được, nếu căn trí lanh lợi và tinh tấn. Có người chừng bảy ngày đã được rồi, còn người niệm Phật không được thường lắm thì phải thành ra lâu. Nếu được cái sức niệm ở nơi tâm tự động nó niệm gọi là BẤT NIỆM TỰ NIỆM đó thì được cái chánh niệm nối tiếp luôn kêu là NIỆM LỰC ĐƯỢC TƯƠNG TỤC, thì đó mới đúng nơi cái nghĩa CHẤP TRÌ DANH HIỆU mà trong kinh Di Đà các đạo hữu thường tụng đó.
Thường thường người tụng kinh Di Đà ít có để ý, bởi vì lời Phật nói ra không phải là cái thông thường, mình phải cần để ý lắm. Hễ phật nói nhất tâm thì nhất định là cái tâm phải chuyên nhất thôi, không được xen gì hết mới gọi là nhất tâm, còn Phật nói nhất niệm thì tất nhiên cái niệm phải cột nó lại một chỗ mới gọi là nhất niệm. Giờ đây Phật nói rằng chấp trì danh hiệu thì tất nhiên ở nơi danh hiệu đức Phật, nơi hồng danh đức Phật A Di Đà hay Nam Mô A Di Đà Phật thì phải nắm cầm cho chắc, nắm cầm đó là cái tâm nắm cầm cho chắc không lúc nào rời và không để cho cái gì xen tạp vô, như vậy gọi rằng cái tâm nó chỉ nắm cầm hay là giữ chắc không rời câu niệm Phật, mới gọi là niệm Phật tương tục, dù không niệm cái tâm nó vẫn tự niệm, nói gọn lại là bất niệm tự niệm và cái chánh niệm đó được nối tiếp gọi là tượng tục. Đó mới thiệt là cái nghĩa chấp trì danh hiệu ở trong kinh Di Đà. Nên cuối câu kệ gọi rằng: Niệm lực được tương tục. Đúng nghĩa chấp trì danh.
Khi mà niệm lực được tương tục rồi, nắm giữ lấy danh hiệu của Đức Phật mà không có cái tạp niệm xen vô thì trong một thời gian cái tâm nó dừng lại, lìa hết tất cả cảnh ngũ trần, nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc nó không có duyên nừa. Lúc đó dầu có con kiến cắn cũng không hay, nghĩa là lìa nơi xúc trần, dầu có mùi hương thoãng cũng không biết là lìa nơi hương trần và cho đến có tiếng chi một bên tai cũng không nghe, có cái chi ở trước mắt cũng không thấy, dầu lúc đó mỡ mắt, mà cái tâm chỉ duyên rành rẽ ở nơi câu niệm Phật và chỉ có nhận câu niệm Phật mà thôi lúc đó trong thì quên thân, ngoài không duyên theo cảnh, cái tâm nó đứng lặng là nhất tâm bất loạn. Khi được như vậy thì trong kinh Vô Lượng Thọ có nói lúc đó Phật thân hiện, Phật A Di Đà hiện, cho đến Phật cảnh Cực Lạc hiện, nên câu kệ gọi rằng: “NHẤT TÂM PHẬT HIỀN TIẾN.” Đó là thành tựu được Sự Tâm Muội, câu kệ gọi rằng: “TAM MUỘI SỰ THÀNH TỰU.” Chánh định thuộc về sự, cái tâm mình trụ ở nơi câu niệm Phật, trong thì quên thân, ngoài không duyên theo cảnh và lúc đó Phật và thánh cảnh hiện, nó thuộc về sự tướng. Nếu người mà đuợc ngang nơi đây, thơi gian sau, khi vãng sanh bảo đảm ở nơi Trung Phẩm, tức nhiên ngang với hàng thánh của Nhị Thừa. Còn nếu được niệm lực tương tục đúng nghĩa chấp trì danh ở trên là bảo đảm vãng sanh, nhưng mà trong phẩm vị thì chưa chắc Phẩm nào, còn tùy theo ở nơi thiện căn công đức của người tu hành.
ĐƯƠNG NIỆM TỨC VÔ NIỆM
NIỆM TÁNH VỐN TỰ KHÔNG
TÂM LÀM PHẬT LÀ PHẬT
CHỨNG LÝ PHÁP THÂN HIỆN
Bây giờ do nơi chánh định thuộc về sự thì cái tâm nó đứng lặng, do cái tâm đứng lặng đó, thành trí huệ phát—trí huệ đây gợi là Vô lậu trí huệ hay là thánh trí phát. Do nơi phát đó, thành ra lúc đó toàn thể tự tâm bổn tánh nó hiển hiện, trong Thiền Tông gọi rằng minh tâm kiến tánh. Lúc đó đã thấy nơi bổn tánh rồi, mà bổn tánh thì tức nhiên không phải là cái tánh riêng của một cái gì hết, nó cũng là cái tánh của tâm mà cũng là cái tánh của Pháp, nó là cái tánh nói chung của tất cả Pháp. Mà đã là cái tánh của tất cả Pháp rồi thì đương lúc niệm Phật đó cái tâm nó trụ ở nơi câu niệm Phật, nơi sự niệm Phật. Chính ở nơi sự niệm Phật đó lại tỏ ngộ, thấy là vô niệm. Cho nên biết rằng cái thể tánh chân thật của tất cả các pháp, nghĩa là không luận của tâm hay là của sắc đều là cái tánh không tịch cả. Đã không tịch tất nhiên nó không có cái sự gì và cũng không có cái tướng gì hết, cho nên nói cái thể tánh chân thật nó như vậy. Do đó mới tùy duyên mà có ra tất cả sự, tất cả Pháp. Vì vậy nên khi tỏ ngộ bổn tâm tự tánh rồi thì thấy cái chánh niệm mình đương niệm đó tức là vô niệm gọi là ĐƯƠNG NIỆM TỨC VÔ NIỆM.
Mà cái tánh của chánh niệm không phải là mình làm cho nó không, bởi vì bổn lai là không. Cũng như cái tánh của tất cả tâm, cái tánh của tất cả Pháp, bổn lai nó là không tịch.
Do đó cho nên sợ rằng người học đạo không biết, cố ý mà dằn ép cái tâm phải nhận rằng ở nơi niệm cái tánh là không (điều đó không phải). Lúc đó thấy cái niệm là không tánh mà rồi cũng rõ biết cái tánh niệm bổn lai nó là không. Như vậy mới thật là thấy cái thật tánh của niệm, mà nếu thấy cái thật tánh của niệm thì thấy tất cả cái thật tánh của các pháp, bởi vì tất cả pháp đều là một tánh mà thôi.
Cho nên thành ra thấy cái thật tánh của một pháp tất nhiên thấy được cái thật tánh của tất cả pháp. Nên câu kệ mới nói đương niệm, chính lúc đương niệm đó không phải bỏ niệm, mà GIÁC NGỘ LÀ VÔ NIỆM. Giác ngộ vô niệm là chi? Tức nhiên là cái niệm tánh không tịch, mà cái niệm tánh không tịch đó là tánh bổn lai của cái niệm, cho nên gọi rằng: “NIỆM TÁNH VỐN TỰ KHÔNG” chớ không phải là nó mới không đây. Tại vì trước kia mình mê muội, mình theo sự tướng, mình thấy có thế này, có thế kia đủ thứ hết.
Giờ đây giác ngộ được rồi thì thấy là bổn tánh không tịch, bổn tánh không tịch đó là bổn lai từ nào đến giờ nó đã vẫn không tịch như vậy, chớ không phải mới, do mình tu hành đây rồi nó mới là không, không như vậy …Kế đến câu “TÂM LÀM PHẬT LÀ PHẬT” Đồng thời lúc đó phải giác ngộ rằng chính cái tâm của mình đây là chân tâm thật tánh của mình đó. Và rằng ở trên, hể giác ngộ ở nơi cái tâm niệm đó rồi thì thấy rõ rằng cái bổn tâm của mình làm Phật và cái bổn tâm đó chính là Phật. Đó gọi rằng là bổn tâm chân thật. Lúc đó tất nhiên gọi rằng chi? Là đã chứng ở nơi lý tánh, thành tựu ở cái lý Tam Muội niệm Phật và đồng thời pháp thân Phật hiện. Ở nơi trên về cái sự Tam Muội gọi rằng là Phật hiện tiền, lúc đó có Phật ở ngoài mình hiện ra, rồi mình thấy Phật hiện, còn giờ đây, chính tỏ ngộ được ở nơi thân tâm mình làm Phật là Phật. Nên biết rằng cái tỏ ngộ đó không phải lấy ở nơi cái trí suy luận mà tỏ ngộ chính là cái hiện lượng chứng trí lúc đó nhận như vậy, thấy như vậy, chứng như vậy, chớ không phải là cái suy luận. Mà đã chứng ngộ ở nơi bổn tâm mình làm Phật và tức là Phật, vậy Phật và tâm không phải là hai, chính tâm là Phật, Phật là tâm. Như vậy tất nhiên là chứng nơi pháp thân, gọi là pháp thân hiên tiền, lúc đó pháp thân hiện, còn ở trên ở nơi sự tam muội mà Phật hiện đó là Phật sư tướng hiện, sắc thân Phật hiện, còn đây là PHÁP THÂN PHẬT HIỆN. Nếu người mà được đến đây rồi, thì khi vãng sanh quyết định ở nơi thượng phẩm, tức là một vì Đại Bồ Tát hiện tại người đó ở tại đây cũng là một vì Đại Bồ tát. Tầng bậc nầy đối với Thiền Tông gọi là Chứng Tâm Tánh, sau khi minh tâm kiến tánh rồi, chứng tâm tánh gọi là đai triệt, đại ngộ, ngang nơi đó. Nhưng ở nơi pháp môn niệm Phật thì hơn nơi Thiền Tông bởi vì ở nơi Thiền Tông đến khi minh tâm kiến tánh hay là chứng nhập ở nơi tự tánh rồi, còn cần phải thêm một thời gian rèn luyện nơi đó để dứt trừ những nghiệp chướng phiền não, còn người niệm Phật thì không như vậy. Bởi vì ngoài cái sự tỏ ngộ ra, chứng nhập ra, còn có cái nguyện lực Phật nhiếp trì, mà đã vào trong nguyện lực của Phật nhiếp trì rồi tất nhiên chẳng những là chứng ngộ nơi cái tự pháp thân mà cũng là ở vào nơi pháp thân của đức Phật A Di Đà. Do đó cho nên không luận là nghiệp chướng, phiền não và tất cả, không luận tới việc đó. Mà sau khi bõ cái thân này rồi về Cực Lạc Thế Giói được vãng sanh ở nơi Thượng Phẩm thì mấy cái đó tự mất. Do đó nên trong kinh quán Vô Lượng Thọ có nói: Người mà được vãng sanh về Thượng Phẩm tức nhiên bực đó gọi rằng ở vào sơ Địa Bồ Tát. Hiện tiền sau khi sanh về có thể dùng cái trí lực và thần thông, nghĩa là liền sau khi sanh về có thể hiện thân làm Phật ở trong 100 thế giới nào không Phật thì vị Bồ Tát đó có thể hiện thân làm Phật để độ chúng sanh. Nên biết rằng mỗi thế giới như vậy là có vô số những tiểu thế giới hiệp lại, cũng như Ta Bà thế giới của mình là có 1000 triệu cái tiểu thế giới hiện lại, nghĩa là 1000 triệu cái thái dương hệ hiệp lại mới thành cái thế giới Ta Bà. Do đó mà khi Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi thì cái thân hiện ra tới gọi là: “Thiên Bá Ức”, nghĩa là 1000 trăm ức, 1000 trăm lần ức, 1000 trăm ức đó là 1000 tỷ, 1000 tỷ thân Phật Thích Ca chớ không phải chỉ một thân Phật Thích Ca. Đó là nói một thế giới, mà đây vị Bồ Tát ở nơi cái chứng lý pháp thân, nghĩa là ở nơi cái lý Niệm Phật Tam Muội thành tựu rồi, vãng sanh về Cực Lạc Thế Giới, trụ nơi bậc sơ địa có thể dùng thần thông trí huệ hiện thân làm Phật ở trong 100 thế giới không Phật để độ chúng sanh.
Mình thấy pháp môn niệm Phật, nếu bắt từ dưới nhìn lên trên và từ trên nhìn lần xuống dưới, mình thấy cái đường đi rành rẽ hết sức là phân minh. Ở nới đó, mình thấy cũng không đến nổi quá khó, chỉ có khó là mình phải tin, quyết định thực hành tinh tấn và không giải đãi mà thôi. Khó là chịu nhất định để tu và quyết định tinh tấn, chỉ có khó nới đó mà thôi, chớ còn cái việc mà thấy theo sự đắc lực, thì pháp môn niệm Phật không có cái chi là khó lắm, không phải như các pháp môn khác. Vì các pháp môn khác do tự lực, tự lực thành khó, và ở nơi các pháp môn khác mà đến chổ chứng lý pháp thân hiện: Bên Thiền Tông thuộc về vô tướng tu. Vô Tướng Tu đó khó nắm nơi đâu để mà làm trụ cột, để hạ thủ lắm, nếu sai một chút thì thuộc về hữu tướng, mà hữu tướng tất nhiên không phải của Thiền Tông, sai rồi thì không thành tựu được. Còn như theo Pháp Hoa Tông mà tu thì cũng phải tam chỉ tam quán, cái đó không phải dể được. Theo Hoa Nghiêm Tông thì thuộc về pháp giới quán rất khó. Theo như Duy Thức Tông thì phải là Duy Thức Quán, quán chẳng phải dể. Đó là nói những pháp môn thuộc về tự lực tu.
Muốn được đến trình độ gọi là chứng lý pháp thân thì phải trong các tông thuộc về Viên Đốn Đại Thừa, chớ nếu ngoài những tông đó ra mà tu những tông khác thì tất nhiên không thể đến từng đó được. Những tông vừa kể trên tu đến từng này khó lắm, bởi vì ở đó thuộc về tự lực. Còn đây, ngoài tự lực ra thì pháp môn niệm Phật này còn có ở nơi tha lực, tức là nguyện lực của Phật nhiếp trì. Do đó thành ra có sự dễ dàng hơn, bão đảm hơn. Huống nữa là trong pháp môn niệm Phật nầy, nếu mình chỉ được ở nơi cái từng công phu thấp nhất là có cái sự chuyên niệm, nó được tương ứng với nghĩa chấp trì, tất nhiên đó là bảo đảm vãng sanh. Nếu được vãng sanh rồi thì dự vào hàng thánh, được bất thối chuyển nơi đạo vô thượng. Dầu rằng đối với các bậc đạt được Sự Tam Muội Niệm Phật hay Lý Tam Muội Niệm Phật là còn thấp, nhưng kỳ thật khi đã vãng sanh dự vào hành thánh, được bất thối chuyển, nhất là được về Thế Giới Cực Lạc rồi thì không có các sự khổ như là những cảnh duyên nó làm mình xao động, hoặc sự ép buộc ở nơi thời tiết, nhất là việc ăn, việc mặc nó làm mình bận rộn cả ngày đêm. Không có tất cả cái đó thì tất nhiên rãng rang tu hành, mà trong khi rãnh rang đó lại có tiếng gió thổi, tiếng chim kêu, tiếng nước chảy đều phát ra tiếng nói pháp hết, hơn nữa, nơi Cực Lạc Thế Giới, như trong kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, như kinh A Di Đà đó, các đạo hữu cũng thường tụng, thì các Bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát thượng thiện nhân là bạn, và người được vãng sanh sẽ ở chung với bậc đó. Cho nên trong kinh Di Đà có nói: Những người nào mà nghe nơi đây thì phải phát nguyện, nguyện sanh về Cực Lạc Thế Giới. Tai sao vậy? Vì đồng với các Bậc Thượng Thiện Nhân Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát câu hội một chổ ở chung một chổ.
Như vậy đó thì thấy minh về bên đó rồi thì các bậc Đại Bồ Tát như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí và vô số các vị Bồ Tát khác cũng đến cái từng đó, thì mình được ở trong cái hội đó, trong cái xóm đó, nghĩa là nói ngay ra ở chung. Cung điện của mình ở đây thì cung điện của các Ngài ở kia, muốn gặp lúc nào cũng được, muốn hỏi han lúc nào cũng tiện. Và cái hóa thân Phật ở khắp nơi trong Thế Giới Cực Lạc, không có chổ nào không có hóa thân Phật hết. Thành ra muốn thấy Phật lúc nào cũng được, trừ ra những bậc thuộc về thượng phẩm, chứng lý pháp thân. Chừng đó tất nhiên về Thế Giới Cực Lạc mới thấy được báo thân thật của Phật, còn ở những bậc dưới thì thấy hoá thân mà hóa thân cũng như báo thân, bởi vì sự thuyết pháp độ sanh của Phật thì hóa thân báo thân gì cũng giống nhau nhưng cái thân có khác theo trình độ người: Thân lớn, thân nhỏ, cái chổ đẹp nhiều hay là đẹp ít khác nhau, theo cái trí lực ở nơi con mắt thấy nó sai khác, chớ sự giáo hóa cũng đồng. Phật bao giờ cũng theo căn cơ mà thuyết pháp. Do đó cho nên trong kinh nói rằng: Chỉ có nước Cực Lạc là bảo đảm ở nơi con đường thành Phật mà thôi. Như trong kinh A Di Đà Phật nói: Người nào nghe kinh này mà thọ trì tu hành cùng những người đà phát nguyện, đang phát nguyện, sẻ phát nguyện vãng sanh về nước của đức Phật A Di Đà, thì những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là người đó sẽ được vãng sanh và được bảo đảm đi thẳng đến thành Phật mà thôi. Do đó, thấy căn cơ của tự mình hiện tại đây cũng như tất cả mọi người trong thời gian này mà rời pháp môn Niệm Phật thì quyết khó bảo đảm giải thoát lắm đừng nói là bảo đảm thành Phật.
Vậy các đạo hữu cũng nên cố gắng tự tu cho tinh tấn, và cũng đem pháp môn Niệm Phật chỉ dậy người khác và khuyên bảo người khác nên thực hành như mình
Bài giảng dạy của Hòa Thượng
THÍCH TRÍ TỊNH trong mùa
Kiết Hạ An Cư năm Bính Ngọ
1966 tại chùa Vạn Đức “Thủ Đức”
(Một nhóm Phật tử nghe giảng ghi chép)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tụng nhiều kinh đọc nhiều chú sẽ làm tâm niệm minh̀ khó thống nhất. Lúc thì đọc kinh Điạ Tang̣ dành cho cầu siêu mới linh ứng hơn niệm
A Di Đà, lúc thì Niệm A Di ̣Đà là để cầu cho minh̀ vãng sanh Tịnh Độ…Lúc thì đọc Chú này…Chú kia sẽ được may mắn giàu sang…thật lung tung.
Một lòng tâm thật niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là đủ, sống chết vô thường không còn thời gian để tụng nhiều kinh đọc nhiều chú đâu các bạn ơi..