Hỏi: Kính bạch Thầy, nếu người sắp chết, được có nhiều người tụng kinh, niệm Phật, thì người đó niệm Phật theo, nên sau khi chết được sanh về cảnh giới lành. Ngược lại, đối với những người họ bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử thì sao? Kính xin Thầy hoan hỷ giải đáp điều nầy cho con rõ.
Đáp: Điều thắc mắc nầy, tuy Phật tử lo hơi xa, nhưng xét kỹ ra cũng thật là chánh đáng. Nhưng Phật tử đừng lo, vì xưa kia, ở thời Phật, cũng có một người thắc mắc hỏi Phật, y như Phật tử hôm nay hỏi chúng tôi vậy.
Xưa kia, Ngài Ma Ha Nam là em bà con chú bác với đức Phật. Khi đức Phật trở về hoàng cung giáo hóa trong thân tộc, thì ông đến xin Phật cho ông quy y giữ 5 giới và tu thập thiện. Đức Phật tán thán sự phát tâm của ông và cho ông được toại nguyện. Từ ngày đó, ông trở thành một vị Ưu bà tắc rất thuần thành.
Một hôm, ông nêu ra vấn đề đó hỏi Phật. Ông nghĩ rằng, cả đời vâng theo lời Phật dạy tu hành, bỗng một hôm nào đó, bất thần xảy ra tai nạn, chết bất đắc kỳ tử, như vậy, thì thần thức sẽ sanh về đâu? Có bị sa đọa không? Vì chết như thế, đâu có ai hộ niệm cho mình mà được siêu thoát!
Đức Phật không trả lời thẳng câu hỏi của ông, mà đức Phật hỏi vặn lại:
– Nầy Ma Ha Nam, giả như có một cái cây mà nó đã nghiêng sẵn, bỗng một hôm có người đến cưa, thì cây đó ngã về đâu ?
– Thưa Thế Tôn, cây nghiêng chiều nào, khi cưa thân cây sẽ ngã theo chiều đó.
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lành mà tái sanh vào cõi lành. Ngược lại, nếu người nào hàng ngày tạo nghiệp ác, thì khi chết sẽ tái sanh vào cõi ác. Không phải chết bất đắc kỳ tử là đọa địa ngục”. Chúng ta chết nghiệp không mất, mà thần thức theo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác sanh vào cõi lành hay cõi dữ.
Điều quan trọng là hàng ngày chúng ta nên kiểm điểm lại mình tạo nghiệp lành nhiều hay nghiệp ác nhiều. Hiện đời mình nặng về nghiệp gì, thì khi nhắm mắt mình sẽ đi theo nghiệp đó.
Căn cứ theo lời Phật dạy cho ông Ma Ha Nam ở trong Kinh A Hàm, thì chúng ta đừng lo sợ, khi chết bất đắc kỳ tử không biết có sanh về cảnh lành hay không? Vấn đề nầy, nếu nghiệm vào đời sống thực tế, thì chúng ta cũng thấy rõ.
Người có thói quen niệm Phật, bất thần ai làm họ giựt mình, thì họ liền Mô Phật. Vậy tiếng Mô Phật đó, họ đâu có cần phải suy nghĩ. Do « tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp » hàng ngày của họ huân tập, mà tự động họ phát ra như thế thôi. Ngược lại, người có tập quán nghiệp hay văng tục chửi thề, bất thần có ai chọc giận họ, thì họ sẽ tự động cho văng tục bằng tiếng chửi thề ra ngay, mà không cần phải suy nghĩ.
Lại như, hai người cùng đi chung một đường, một người thì ghiền cờ bạc; một người thì thích chơi kiểng. Khi đi ngang qua, có một khu vườn trưng bày đủ thứ hoa kiểng, người thích chơi kiểng liền vội ghé vào xem. Trong khi đó, người thích chơi đỏ đen, thì không ngó ngàng đếm xỉa gì đến vườn hoa kiểng đó, mà họ đi riết tới nhà chứa bài để chơi. Cũng vậy, chết là một, (dụ như cùng đi chung một đường) nhưng tùy theo nghiệp thiện ác của mỗi người mà thọ sanh có khác. Và quan trọng là ở nơi Tập quán nghiệp và Tích lũy nghiệp. Khi hai nghiệp nầy thuần thục, sẽ đưa đến « Cực trọng nghiệp ». Nghĩa là nghiệp nào nặng sẽ lôi đi trước. Nghiệp lành nặng sẽ lôi người đó đi vào đường lành. Ngược lại, nghiệp ác nặng, thì cũng sẽ lôi người đó đi vào con đường ác. Tất cả đều đi đúng theo luật nhân quả báo ứng, không ai thưởng phạt mình cả, mà do nghiệp thiện ác của mình dẫn dắt mình đi mà thôi.
Vậy Phật tử đừng lo sợ, cứ ráng lo tu tạo phước lành cho nhiều, thì khi chết, cũng sẽ theo con đường lành mà đi. Tuy nó không được thắng duyên bằng khi mình chết có người hộ niệm nhắc nhở, vì lúc đó, tín tâm hướng về Phật của mình mạnh hơn, nên sẽ được vãng sanh về cõi Phật. Nhưng có điều, theo lời Phật dạy cho ông Ma Ha Nam ở trên, thì chắc chắn sẽ không bị đọa vào đường ác vậy.
Kính chúc Phật tử tinh tấn tu hành, để khỏi phải lo sợ sau khi chết không như ý sẽ bị rơi vào đường ác.
Tỳ kheo Thích Phước Thái
Đâu phải cứ tai nạn là chết bất đắc kỳ tử,không phải con người chết đang chết uổng rất nhiều hay sao. Phúc Bình xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm “Liên Hoa Hóa Sanh” do pháp sư Đạo Chứng viết như sau:
“Một số người bình tĩnh mà suy nghĩ, cũng biết được rằng, có được cảm tình thì không hề thêm được hạnh phúc. Thế mà thường thường không kiểm soát được thân, cứ chạy theo danh lợi, cảm tình mà chết, chết thật oan uổng!
Rõ ràng mọi người đều biết rằng lối sống quá bận rộn và không có qui luật thì không tốt cho sức khỏe mà lại với không kiểm soát được thân, bận rộn đến mệt mỏi mà thân sanh bệnh. Rốt lại không có cách gì chữa bệnh, lại không ai có thể thay thế, chỉ còn cách là chết oan uổng.
Vì sao nói đây là chết uổng? Vì vốn có thể thấy rõ chân tướng của đời người để sống cho tốt đẹp; nhưng lại không thấy rõ như thế, nên cứ mù mù mịt mịt cùng với người ta sống bừa chết bừa; đó chính là oan uổng! Vốn có thể sống thanh tịnh, tự tại và chết hạnh phúc trang nghiêm, nhưng vì một niệm u tối mà phải sống rất khổ, sống mà không làm chủ thân mạng, lại chết
không rõ ràng, sợ hãi kinh hoàng, đó chính là oan uổng!
Vốn có thể khai phát Phật tính mà tiến đến thành Phật hạnh phúc vô ưu, thế mà lại bận rộn suốt một đời, khổ cực suốt một đời, lại tạo ra đau khổ, luân hồi cho đời sau,đó chính là oan uổng! Khổ mà chẳng có chút giá trị gì, bỏ mất cái hạnh phúc
thanh tịnh đáng có. Rốt lai, bạn muốn vãng sanh tại thế giới Cực Lạc, hay là muốn uổng tử tại cõi Ta Bà?”
Nam Mô A Di Đà Phật
Phúc Bình cũng xin trích dẫn một câu chuyện do pháp sư Đạo Chứng viết về người vợ đã ứng xử khi chồng chết tai nạn giai thông như sau:
” Lâm sư thư của các vị ấy à ! Hồi trước là một cô gái rất yếu đuối. Khi chồng chị còn sống, mọi sự chị đều nhờ vào chồng tình chồng vợ của họ vô cùng tốt đẹp. Lâm sư thư rất phóng tứ, trước mặt mọi người, chị đều dùng tiếng anh gọi chồng là Honey (mật ngọt, cưng yêu).
Xã hội Trung Quốc còn bảo thủ, có người nghe chị cứ mở miệng là nóiHoney với chồng, thì đều bảo chị quá phóng tứ, quá lố lăng. Đâu biết rang Lâm sư thư của các vị thì kiên cường không ngờ được, đồng thời tín tâm niệm Phật của chị cũng kiên định không ngờ được”. Chuyện kể đại kháitrước đây,khi chồng chị còn sống,chị vẫn chưa quyết tâm học Phật, nhưng cũng đã nghe qua pháp môn niệm Phật và sự trợ niệm lâm chung. Lý sư thư kể rằng hôm chồng của Lâm sư thư bị tai nạn xe, gia đình nghe tin liền cùng chị đến hiện trường. Anh Lâm đã chết tại chỗ, nằm trên vũng máu, người ngoài nhìn vào còn rất đau lòng, huống chi là Lâm sư thư ? Nhưng không
ngờ, bên cạnh di thể của chồng, chị nói một câu rất khẩn thiết : “ Honey !Anh mau niệm Phật ! Hãy theo Đức Phật A Di Đà mà đến Tây Phương, mọisự đều có em lo liệu, em sẽ chăm sóc mẹ và các con.Anh cứ an tâm, mọi sự hãy để em lo!”. Nói xong, chị khoanh chân ngồi rất an định tại hiện trường ở trên đường mà niệm Phật, từng tiếng rất khẩn thiết.Cả gia đình của Lâm sư thư đều đến trợ niệm nhưng không ai ngờ chị lạitrấn định như thế, tin tưởng lòng đại từ đại bi, cứu độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà. Lòng tin thâm sâu chân chính này khiến cho chị không bị hoàn cảnh đánh ngã, không bị tình riêng động loạn, mà chỉ nhằm để chồng an tâm theo Đức Phật A Di Đà về thế giới Cực Lạc…
Theo lời các Phật tử trợ niệm, chồng của chị sau khi được mọi người trợniệm, vẻ mặt kinh hoàng vì tai nạn xe đã được biến đổi, biến đổi rất tốt, rấttrang nghiêm, lại có tướng lành. Bấy giờ chị phải đối mặt với cảnh tượng thêthảm mà vẫn không kinh sợ, mà lại thuận theo để lo toan, đồng thời lại có
thể ngay tức khắc áp dụng Phật pháp mà chị đã được nghe, quả là không dễ gì vậy! Chúng ta nghĩ lại mình, tuy được may mắn nghe Phật pháp quý báu,nhưng gặp sự biến hóa của nhiều hoàn cảnh, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bị tácdụng của tư tưởng cũ, bệnh tật cũ mà không áp dụng được Phật pháp. Đấy làtình cảm phàm phu dấy khởi, mà không dùng trí tuệ ngay để quán chiếu, giữcho nội tâm an định, không động không loạn. So với sự việc “Lâm sư thư” trong sự biến đổi thê thảm của sinh tử đột nhiên phát sinh, đã y theo Phật pháp mà hành sự ngay, an định không loạn, áp dụng trí tuệ, thật là xa quá,
đáng hổ thẹn quá.”
Nam Mô A Di Đà Phật
Tha Phương kính xin quý Thầy và quý Liên hữu khai thị giùm:
1. Người không niệm Phật có được vãng sanh không?
2. Trường hợp nào được gọi là vãng sanh; trường hợp nào không được gọi là vãng sanh?
A Di Đà Phật
Chào bạn Phương,
Xin gửi đến bạn một vài ý tham khảo cho câu hỏi của bạn:
1. Người không niệm Phật có được vãng sanh không?
Nếu người bình thời không niệm Phật thì cảnh giới mà họ sẽ vãng sanh vào cuối đời sẽ tùy theo nghiệp tạo tác của chính họ: Nếu họ thường niệm tam độc tham sân si, tùy thuận theo 10 ác nghiệp thì tùy theo nghiệp nặng nhẹ mà chiêu cảm lấy một trong tam ác đạo Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Còn nếu họ thường niệm Thập Thiện, Ngũ Giới thì cũng tùy vào phước phần tu tập mà được tái sanh vào cảnh giới 3 đường Thiện – Trời, Người, A Tu La. Cao hơn một chút, nếu họ niệm Tứ Diệu Đế và thành tựu thì họ vãng sanh về cảnh giới của Thanh Văn, nếu họ niệm thành tựu 12 phép quán nhân duyên thì họ vãng sanh về cảnh giới của Bích Chi Phật, nếu họ niệm Lục Độ viên mãn thì họ vãng sanh về cảnh giới của Bồ Tát, v.v…Cảnh giới trong thập pháp giới đều là biến hiện của Nhân Quả mà thôi: Niệm Nhân gì thì cái Quả nhận được sẽ tương ưng với cái Nhân đó. Không có gì có thể ra khỏi Nhân Quả, niệm Phật cũng là như vậy: Niệm Phật chính là Nhân còn thành Phật chính là Quả. Nhân Quả này là Chí Cực Viên Mãn, là Đệ Nhất Tối Thượng Nhân Quả trên con đường tu tập của một chúng sanh, cái Quả nhận được chính là Phật quả cứu cánh viên mãn Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Tự Tánh hiển lộ ra một cách viên mãn tròn đầy. Mà HT Tịnh Không giảng rõ thêm Chánh nhân để thành Phật chính là tu tâm Bình Đẳng, tâm Thanh Tịnh, tâm Chân Thành, tâm Chánh Giác, tâm Từ Bi. Vậy chúng ta thử nghĩ: Mỗi ngày từ sáng đến tối chúng ta thường niệm cái nhân gì thì liền tự biết cảnh giới vãng sanh trong kiếp tiếp theo là cảnh giới nào, chứ không cần phải hỏi người khác nữa.
Hi vọng là với lời giải thích ở trên thì bạn có thể tự mình có câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên.
Câu thứ 2: Trường hợp nào được gọi là vãng sanh; trường hợp nào không được gọi là vãng sanh?
Ở đây mình tạm hiểu là bạn đang hỏi về việc vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà: Đức Phật dạy rõ trong Kinh A Di Đà rằng: “…Chẳng thể dùng chút ít Thiện Căn, Phước Đức, Nhân Duyên mà được sanh về cõi kia…” Như vậy người được gọi là vãng sanh về cõi ấy khi và chỉ khi người đó có đầy đủ Thiện Căn, Phước Đức, Nhân Duyên với pháp môn niệm Phật. Hay nói cách khác, người đầy đủ Thiện Căn, Phước Đức, Nhân Duyên thì họ mới có thể: Chân Thật tin tưởng vào pháp môn này, không có một chút xíu gì hoài nghi, một lòng kiên định, nguyện suốt đời thọ trì pháp môn này không đổi, họ chân thật thiết tha nguyện mong được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn họ về Tây phương Cực Lạc khi xả báo thân giả tạm này, họ chân thật chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, một đời niệm Phật không xen tạp, không gián đoạn, không hồ nghi. Người làm được như vậy thì được vãng sanh chắc chắn rồi, không nghi ngờ gì nữa.
Cũng xin chia sẻ thêm với bạn là: Người chân thật niệm Phật thì nhất định họ giữ được 5 giới, 10 Thiện mà Phật đã dạy. Người mà không làm được Thập Thiện thì không thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc được, vì cõi Tây phương chính là nơi hội tụ của “chư Thượng Thiện Nhân”, đây chính là Phật dạy rõ trong Kinh A Di Đà.
HT Tịnh Không cũng có khai thị về việc này rất rõ khi Ngài giảng bộ Kinh Thập Thiện (tập 39):
“….Bạn hãy quan sát tỉ mỉ người thật sự niệm Phật vãng sanh, bất kể họ là thân phận gì, bất kể họ làm ngành nghề nào, tại gia hay xuất gia, chắc chắn đầy đủ thập thiện nghiệp. Không thể đầy đủ thập thiện nghiệp thì chắc chắn không thể vãng sanh.
Từ đó cho thấy, nếu chúng ta muốn ở trong đời này vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, thì điều thứ nhất trong tam phước là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” phải làm được, sau đó bạn mới có thể vỗ ngực tự xưng, nhất định có phần nắm chắc vãng sanh. Bốn câu này chúng tôi trước đây đã giảng rất cặn kẽ.
Hiếu thân tôn sư, từ tâm bất sát chính là thực tiễn ngay trong thập thiện nghiệp đạo. Nếu như không có thập thiện nghiệp đạo thì hiếu thân tôn sư đều là giả, bạn cũng không có tâm từ bi, ba câu phía trước thảy đều không có. Đều là thực tiễn ở tu thập thiện nghiệp. Cho nên hy vọng các đồng tu phải đặc biệt chú ý đến, nhất định không được lơ là. Đây là đại giới căn bản ở trong giới căn bản của tu học Phật pháp…”
Chúng tôi tin rằng với lời Khai Thị của HT Tịnh Không ở trên thì bạn cũng có thể trả lời được cho câu hỏi số 2 rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình thấy lời bạn Tịnh Thái chưa hẳn chính xác. Trong chuyện vãng sanh có không ít trường hợp chẳng có ngũ giới thập thiện, chẳng biết ngũ giới thập thiện thậm chí thường ngày toàn là làm ác mà khoảng khắc mạng chung niệm Phật vẫn có thể vãng sanh, thậm chí thấy Phật.
Ngay cả trong Kinh cũng nói như thế. Như trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, Phật rõ ràng đã Phát nguyện
“Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.”
Hay như trong 9 phẩm vãng sanh, 4 phẩm cuối đều là chẳng niệm Phật thậm chí cả đời chưa từng nghe đến Phật Pháp, 3 hạng cuối lại còn làm điều ác đến tận ngũ nghịch. Nhưng họ nhờ thiện duyên tích tập từ đời trước mà gặp được thiện tri thức, được khuyện niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc mà tin làm theo thì đều được vãng sanh. Nói tóm lại là thời khắc lâm chung, chỉ cần có thể thanh tịnh nguyện sanh về Cực Lạc thì đều được sanh cả.
Đương nhiên hạng người ác mà lúc lâm chung gặp được thiện tri thức khuyên nhủ tin theo nguyện sinh về Cực Lạc cũng là do đời trước đã tích tập Thánh duyên và khó có trong muôn một, chứ không phải để người nào đọc thấy mà ôm tâm lý chẳng cần niệm Phật chờ lúc sắp chết niệm vài câu là được. Chắc gì tí bước ra đường đã còn mạng, lúc đó thì thần hồn lạc nơi đâu…
Tuy kẻ ác 1 niệm 10 niệm cũng được vãng sanh, nhưng phẩm vị cũng khác nhau trời biển. Như bậc thượng phẩm hạ sanh sau khi vãng sanh trải qua một tiểu kiếp thì vào sơ địa Bồ Tát, còn hạ phẩm hạ sanh thì phải ở trong hoa sen 12 đại kiếp (hẳn là ~16 tỷ năm) hoa sen mới nở, sau đó cũng chưa thấy Phật mà được nghe 2 vị đại Bồ Tát dạy dỗ.
Về việc ngũ giới, thập thiện, tu các thiện quả hay niệm Phật nhiều ít chính là phẩm vị thấp hay cao. Ngẫu ích đại sư dạy rằng: Ðược vãng sanh hay chăng, toàn do Tín Nguyện có hay không – phẩm vị thấp hay cao, đều bởi hành trì sâu hoặc cạn. Như vậy nên kẻ thập ác ngũ nghịch lúc lâm chung vì sinh tín nguyện nên mới vãng sinh được dù chưa có hạnh.
Nếu về khuyên răn tu tịnh độ thì mình thấy bản “Niệm Phật Tông Yếu” của Pháp Nhiên Thượng Nhân là thích hợp với phàm phu nhất. Còn pháp Thập niệm của đại sư Tuân Thức là hành trì đơn giản dễ dàng nhất.
Như lời kể lại thì Pháp Nhiên Thượng Nhân và Ấn Quang Đại Sư đều là Bồ Tát Đại Thế Chí hóa thân.
*Niệm Phật Tông Yếu:
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cảm ơn Thầy Tịnh Thái đã cho con 2 câu trả lời mau lẹ. Nhưng có nhiều điều trong 2 câu trả lời con không hiểu rõ ạ.
1. Người thường niệm tam độc tham,sân,si và mười ác nghiệp khi lâm chung nếu họ sám hối có được vãng sanh không ạ?
2. Niệm Tứ diệu đế, niệm 12 phép quán nhân duyên và niệm lục độ là gì ạ? Tại sao lại gọi là niệm ạ?
3. Các Bồ tát và Phật có cần phải niệm Phật không ạ? Nếu không niệm thì họ có được vãng sanh không ạ?
Con xin cảm ơn trước ạ.
A Di Đà Phật
Phúc Bình trả lời trộm thay chú Tịnh Thái với đạo hữu Tha Phương thế này:
1. Người thường niệm tam độc tham, sân, si và mười ác nghiệp khi lâm chung nếu họ sám hối có được vãng sanh không ạ? Nội dung này các Thầy đã giảng và cũng đã có dẫn chứng rồi. Người niệm tam độc, ác nghiệp khi lâm chung sám hối có được vãng sanh nhưng xác xuất có lẽ 1 phần tỷ tỷ, đạo hữu xem có dễ đến lượt mình không. Bình thường khi sống gieo nghiệp gì lúc cận tử nghiệp thần thức sẽ bị chiêu cảm theo cảnh giới phù hợp với nghiệp đó.
2. Niệm Tứ diệu đế, niệm 12 phép quán nhân duyên và niệm lục độ là gì ạ? Tại sao lại gọi là niệm ạ? Đạo hữu đừng nên tò mò tìm hiểu những giáo lý cao siêu làm gì, đơn giản mình học lớp 3 thì thầy giảng vi phân, tích phân trò hiểu sao được. Chúng ta là phàm phu hãy học cái đơn giản dễ chứng đắc đó là niệm Phật cầu vãng sanh. Thế thôi.
3. Các Bồ tát và Phật có cần phải niệm Phật không ạ? Nếu không niệm thì họ có được vãng sanh không ạ? Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền … đều có phát nguyện niệm Phật cầu vãng sanh (Kinh Hoa Nghiêm), đó là 2 vị đại Bồ tát còn niệm Phật thì đương nhiên có vô lượng Bồ tát cũng đang niệm Phật cầu vãng sanh. Thành Phật rồi cũng niệm Phật A Di Đà (HT Tịnh Không đã giảng). Niệm Phật chỉ là một trong những pháp tu để cầu vãng sanh và là pháp tu dễ nhất, nhưng phát nguyện là phải có. Thật khó để thấy hết sự vĩ đại của đức Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Xin cư sĩ Phúc Bình hoan hỉ giảng rõ hơn: “Thành Phật rồi cũng niệm Phật A Di Đà”
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn Phúc Bình đã có 3 câu trả lời thế đáp chú Tịnh Thái. Qua 3 câu trả lời, Tha Phương đã lờ mờ hiểu được phần nào. Tuy nhiên vì Tha Phương là phàm phu nên mạo muội hỏi hơi nhiều một chút.
1. Người niệm tam độc, ác nghiệp khi lâm chung sám hối có được vãng sanh nhưng xác xuất có lẽ 1 phần tỷ tỷ.
Điều này bạn giải thích chẳng liễu nghĩa. Bởi Tha Phương nghe nói: trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói kể cả kẻ tạo tội ngũ nghịch, thập ác, nhưng trước lúc lâm chung, thành tâm sám hối cũng vẫn được vãng sanh. Vậy những điều bạn nói là liễu nghĩa, hay Phật nói là liễu nghĩa?
2. Niệm Tứ diệu đế, niệm 12 phép quán nhân duyên và niệm lục độ là gì ạ? Tại sao lại gọi là niệm ạ? Đạo hữu đừng nên tò mò tìm hiểu những giáo lý cao siêu làm gì, đơn giản mình học lớp 3 thì thầy giảng vi phân, tích phân trò hiểu sao được. Chúng ta là phàm phu hãy học cái đơn giản dễ chứng đắc đó là niệm Phật cầu vãng sanh.
Điều này bạn giải thích cũng chẳng liễu nghĩa. Vì chú Tịnh Thái trả lời những điều trên hơi trừu tượng, mình không hiểu nên mới hỏi lại cho rõ ngọn ngành. Mọi người nói: các pháp của Phật khi diễn nói đều phải liễu nghĩa, bằng không những kẻ hạ căn như Tha Phương chẳng hạn, sẽ hiểu lầm, rồi sanh nghi, rồi tu hành theo những sai lầm đó thì khổ lắm. Tha Phương nghĩ như vậy chẳng biết có đúng không? Vì thế Tha Phương rất mong khi các Thiện Trí Thức khai thị cho những kẻ hạ căn như mình thì chớ nên kiệm lời. Việc bạn khuyên Tha Phương “đừng nên tò mò những giáo lý cao siêu làm gì“, mình thấy câu này thật chẳng thuyết phục. Mọi người nói: Pháp niệm Phật tuy là kẻ hạ căn, ngu phu, ngu phụ cũng có thể học được, nhưng cũng chẳng phải đơn giản đến mức cứ niệm Phật để cầu vãng sanh là được. Nếu đơn giản thế thì cõi Ta Bà này mọi người đã thành Phật hết cả rồi?
3. Các Bồ tát và Phật có cần phải niệm Phật không ạ? Nếu không niệm thì họ có được vãng sanh không ạ?
Câu 3 bạn mới chỉ giải thích được có một ý: các Bồ tát đều cũng niệm Phật để cầu vãng sanh. Nhưng điều Tha Phương muốn hỏi:
– nếu các Bồ tát không niệm Phật có được vãng sanh không?
– Pháp tu niệm Phật có phải là pháp tu cầu vãng sanh dễ nhất như bạn nói không?
Cảm ơn bạn đã khai thị.
Xin lỗi Tha Phương vì để cho bạn đợi hơi lâu, nay TT xin cố gắng góp thêm vài ý thô kệch để trả lời những câu hỏi của bạn:
1. Người tạo tội ngũ nghịch, thập ác cả đời khi lâm chung chân thật sám hối đều được vãng sanh. Lý do: Họ dù tạo nghiệp ác cả đời là do cái duyên của họ trong đời này là gặp phải duyên ác, nên họ si mê điên đảo, ngay đây họ liền tạo nghiệp ác, nhưng do thiện căn, phước đức trong đời quá khứ đã trồng rất sâu dày rồi, do vậy cuối đời gặp được thiện tri thức khuyên lơn, giảng bày cặn kẽ pháp môn niệm Phật, họ liền lập tức tin tưởng, chân thành sám hối, niệm Phật cầu sanh Cực Lạc với tâm chí thành chí thiết thì họ được sanh, như tấm gương Trương Thiện Hòa – làm nghề giết trâu bò, cuối đời được vãng sanh là nằm trong trường hợp này: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/10/so-luoc-cac-su-tich-vang-sanh/
Phật A Di Đà chân thật là từ bi đến cùng cực, Ngài không bỏ một ai, pháp môn niệm Phật chân thật là bình đẳng dành cho tất cả chúng sanh trong Thập pháp giới, từ trong Địa Ngục cho đến chư vị Đại Sĩ trong hội Hoa Nghiêm, ai ai cũng đều được độ nhờ pháp môn này, ai ai cũng đều được Phật A Di Đà tiếp dẫn nếu mình có đầy đủ niềm tin, chí nguyện thiết tha thì khi lâm chung niệm từ 1 đến 10 câu thì được vãng sanh. Đây là điều chắc chắn. Phật không có nói lời hư dối.
Nhưng nếu chúng ta ngày nay mà ỷ lại vào A Di Đà Phật, thôi thì tu tà tà, làm ác một chút cũng ko sao, rồi lâm chung niệm 1 câu Phật cũng đến rước thì cái tâm lý này chính là nói rõ người đó không tin Phật, xem thường lời Phật dạy, đang đem Phật pháp ra làm trò đùa, tiêu khiển…cho vui, nào có thật tin, nào có thật nguyện, nào có thật hành theo lời Phật dạy? Người như vậy mà cuối đời được vãng sanh thì chúng ta chưa từng thấy qua, trong các tấm gương vãng sanh từ cổ chí kim cũng chưa từng được nghe nói đến…Chính họ tự quay lưng lại với Phật A Di Đà rồi, lời nói, hành vi, tâm ý đều trái ngược với những gì Phật dạy, họ đời này chỉ có thể trồng 1 ít thiện căn với A Di Đà Phật mà thôi, vẫn là sanh tử thế nào thì sanh tử thế ấy, đời này thật sự muốn được vãng sanh thì thật là vô cùng khó vậy…
Chư tổ cũng nói rõ rồi: Người vãng sanh chỉ có thể mang theo nghiệp cũ, chứ chẳng thể mang theo nghiệp mới mà vãng sanh. Tức là từ khi anh biết đến Phật pháp và pháp môn Tịnh Độ, anh tu hành thì những nghiệp trước kia có thể mang theo, gọi là đới nghiệp vãng sanh, còn nếu anh đã biết đến A Di Đà Phật và pháp môn Tịnh Độ rồi mà ngày ngày anh vẫn tạo tội, ngày ngày vẫn là sát, đạo, dâm, vọng ngữ thì Phật nào rước anh về?
Tạm thời chia sẻ với bạn câu số 1. Một lát mình xong việc thì mình lại tiếp tục câu 2 và 3.
Tịnh Minh thấy các vị Bồ tát hay phàm phu chúng ta không niệm phật vẫn được vãng sanh về Tây phương. Như kinh Hoa nghiêm các vị pháp thân đại sỹ tu 10 đại nguyện vương thì vẫn vãng sanh, hay như các bạn đoc truyện vãng sanh nhiều vị niệm danh hiệu Quán Thế Âm hay Đại Thế Chí Bồ tát … vẫn vãng sanh; Nhưng phải phát nguyện dũng mãnh, tha thiết cầu sanh Tây phương thì mới vãng sanh bạn à.
Nếu niệm Phật nhất tâm mà không cầu vãng sanh thì cũng không vãng sanh. Cho nên Chư tổ có dạy “Vãng sanh hay không hoàn toàn do tín nguyện”, kể cả người chết bất đắc kỳ tử khi chết không niệm được thì vẫn vãng sanh nếu tín nguyện sâu đậm.
Lấy ví dụ như cư sỹ Lý viên Trí – người tổng hợp sách “Ấn Quang pháp sư gia ngôn lục” – rất được Đại sư Ấn Quang tán thán, mà khi chết ông bị viêm màng não, không niệm được nhưng Ông vẫn vãng sanh. Tuy nhiên tu các pháp khác cầu vãng sanh thì khó gấp trăm ngàn lần người niệm Phật vì không tương ưng với Đại nguyện của A Di Đà Phật. Còn người ngũ ngịch thập ác khi lâm chung mà phát tâm niêm phật vẫn được vãng sanh vì ức ức người khó có được một người như vậy nên Phật vẫn từ bi thương xót.
Chú Tịnh Thái nói đúng, nếu bạn biết pháp môn này mà vẫn tạo ác nghiệp thì không vãng sanh được. Tuy nhiên nếu người đó vì nghiệp chướng sâu nặng chưa dứt ác nhưng trong tâm luôn có tâm hổ thẹn lớn lao, chí thành sám hối thì vẫn vãng sanh được nhưng thường cuối đời bị trọng bệnh ung thư… chịu rất nhiều khổ nạn để trả nghiệp mà tâm cầu vãng sanh vẫn kiên cố thì cũng được vãng sanh. Phật không bỏ sót ai, quan trọng tín nguyện bạn phải tha thiết mới cảm được Phật lực tiếp dẫn.
Tịnh Minh dựa theo ý Tổ sư mà nói chẳng phải Tịnh Minh nghĩ ra, mong các bạn có tín nguyện sâu với A Di Đà Phật.
Phần 1:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/03/nguoi-niem-phat-chet-bat-dac-ky-tu-co-duoc-vang-sanh/comment-page-1/#comment-7777
2/Niệm Tứ diệu đế, niệm 12 phép quán nhân duyên và niệm lục độ là gì ạ? Tại sao lại gọi là niệm ạ?
Tứ Diệu Đế: Bạn có thể tham khảo tại đây – http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_di%E1%BB%87u_%C4%91%E1%BA%BF
12 phép quán Nhân Duyên: Bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại đây – http://www.tangthuphathoc.net/phatdan/thapnhinhanduyen.htm
Tại sao gọi là niệm? Niệm chữ Hán bộ hình của nó gồm chữ “Kim” và chữ “Tâm” kết hợp lại, do đây mà thành chữ “Niệm”, có nghĩa là trong tâm phải thật có thì gọi là “Niệm”, trong tâm chưa có thì chưa thể gọi là Niệm. Do vậy hành giả tu tập theo Tứ Diệu Đế, và 12 phép quán Nhân Duyên thành tựu được quả vị A La Hán hay Bích Chi Phật thì trong tâm phải thật thành tựu được các pháp môn này. Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy rõ “Tất cả các pháp từ tâm tưởng mà sanh”, do đó Phật pháp gọi là nội học, không thể ngoài tâm mà cầu pháp, ngoài tâm mà cầu pháp thì gọi là ngoại đạo.
Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều từ do tâm mà biến hiện, thường ngày mình để cái tâm mình niệm cái gì nhiều thì kiếp kế tiếp thường sẽ sanh về cảnh giới tương ứng vậy. Niệm Phật chính là trong tâm thường có Phật, trong tâm thường có Phật tức tâm người đó phải tương ứng với tâm Phật: Chân Thành Thanh Tịnh Bình Đẳng Chánh Giác Từ Bi, từ trong tâm Phật này hành vi, lời nói đều tự nhiên lưu lộ ra, gọi là làm như Phật làm, nói như Phật nói, nghĩ như Phật nghĩ. Người như vậy gọi là biết niệm Phật, khéo niệm Phật, biết ứng dụng câu A Di Đà Phật vào trong đời sống rồi, đem cái tâm niệm Phật như vậy mà hồi hướng nguyện sanh Cực Lạc thì nhất định được sanh.
Tóm lại, Phật pháp quy nạp lại đều là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Đây là Tam Bảo chân chánh trong nhà Phật, gọi là tự tánh Tam Bảo, là nơi chân thật cho chúng ta Quy Y. Do vậy trong Lục Tổ Đàn Kinh, Đại Sư Huệ Năng cũng dạy chúng ta: Quy Y Phật – Ngài đổi lại là Quy Y Giác, Quy Y Pháp – Ngài chuyển lại là Quy Y Chánh, Quy Y Tăng – Ngài đổi lại là Quy Y Tịnh. Quy Y Tam Bảo chính là quay về nương tựa vào chính tự tánh Giác, Chánh, Tịnh của Tâm mình chứ không phải ở bên ngoài, vì ngoài tâm mà cầu pháp thì chẳng khác chi ngoại đạo, không được lợi ích chân thật. Đây là Tổ Sư Huệ Năng đã vì chúng ta mà khai thị chỉ dạy rõ ràng về Quy Y Tam Bảo, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chân chánh là phải niệm như vậy.
3/Các Bồ tát và Phật có cần phải niệm Phật không ạ? Nếu không niệm thì họ có được vãng sanh không ạ?
Bồ Tát muốn thành Phật tất phải niệm Phật, trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật dạy rõ cho chúng ta rằng các chư vị Bồ Tát, những vị được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc đều luôn niệm Phật. Vì mục đích vãng sanh về Tây phương chính để làm Phật, chính để thành Phật. Do vậy, họ không thể không niệm Phật.
Tuy nhiên, hạnh nguyện của các Bồ Tát thì vô lượng vô biên, trong vô lượng thế giới họ đều thị hiện vô số thân phận để giúp đỡ chúng sanh, nhưng hạnh của các Ngài cũng không ngoài sáu loại lớn, gọi là Lục Độ: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ. Trong lục độ chứa vạn hạnh, nên còn gọi lại Lục Độ Vạn Hạnh vậy. Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ cũng nói rõ là có những vị Bồ Tát muốn nghe Kinh này, muốn tu tập pháp môn niệm Phật này mà chưa được nghe, chính vì vậy có những vị Bồ Tát vẫn chưa có đủ duyên lành được nghe pháp này, thậm chí có những vị Thanh Văn chứng quả A La Hán rồi, và những vị Bồ Tát nghe đến pháp môn này đều không thể tin được. Những vị này do đó nên chẳng cầu vãng sanh về Cực Lạc thế giới, chẳng tu theo pháp môn này, nhưng họ cũng không vì vậy mà phỉ báng pháp môn Tịnh Độ, họ có hạnh nguyện riêng của họ, nhưng họ rất tôn trọng người niệm Phật.
Phật luôn là từ bi, tôn trọng chúng ta, nếu Ngài thấy chúng ta chưa đủ duyên với pháp môn này thì Ngài liền nói pháp môn khác, tùy căn cơ chúng sanh mà Ngài nói pháp. Ngày nay, có một số chúng sanh căn lành đầy đủ với pháp môn niệm Phật, hay nói cách khác căn tánh chúng sanh thành Phật đã chín muồi thì Ngài liền hoan hỉ chỉ bày cho pháp môn niệm Phật này, chúng ta người niệm Phật ngày nay chính là những chúng sanh này đây, ai có đủ niềm tin, nguyện sanh về cõi kia thì nhất định được sanh, vãng sanh về Cực Lạc rồi thì nhất định thành Phật. Ai tin được pháp này thì được cứu rồi.
Phần Bồ Tát niệm Phật thì mình đã giải thích xong, tiếp đến câu hỏi của bạn là Phật có niệm Phật không? Câu hỏi của bạn đã được Đức Thế Tôn giải đáp trong Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm số 3: Ngài A Nan thấy Phật phóng quang đẹp đẽ vô cùng, trước giờ chưa từng thấy qua, sau đó Ngài liền hỏi Đức Thế Tôn: “Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay Thế Tôn vào Đại Tịch Định, an trụ trong pháp đặc biệt, an trụ trong pháp hạnh tối thắng của chư Phật. Quá hiện vị lai, Phật Phật nhớ nhau. Thế Tôn vì nhớ chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai hay nhớ chư Phật hiện tại phương khác? Vì sao lại có oai thần hiển diệu thù đặc như vậy, cúi xin đức Thế Tôn chỉ dạy”
Sau đó Đức Phật mới nói rõ là Ngài đang niệm A Di Đà Phật, bạn xem kỹ Kinh Vô Lượng Thọ phần sau đó thì bạn thấy rõ là “Phật Phật nhớ nhau” như lời Ngài A Nan là chân tướng của sự thật: Chư Phật luôn niệm Phật, đặc biệt là không có vị Phật nào mà không niệm A Di Đà Phật, không có vị Phật nào mà không tán thán A Di Đà Phật, không có vị Phật nào mà không giảng nói pháp môn niệm Phật, không có vị Phật nào mà không giảng nói Kinh Vô Lượng Thọ. Vì đây là bổn nguyện của chư Phật mười phương, cũng là bổn nguyện của A Di Đà Phật, đều muốn chúng sanh được biết đến pháp môn này, thành tựu ngay trong một đời được vãng sanh bất thối thành Phật.
Hi vọng là với những lời giải thích “dài dòng” như trên sẽ có thể làm bạn thỏa lòng, nếu có chỗ nào chưa đúng hay chưa thật liễu nghĩa thì mong bạn cũng góp ý thêm cho TT nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn chú Tịnh Thái đã giải thích. Tha Phương muốn hỏi thêm: Tuỳ lúc hoá thân, tuỳ cơ nói pháp là gì? Mong chú hoan hỉ giải thích.
TP
Mình có nghe HT Tịnh Không giảng như sau: “…Sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, ai ai cũng thần thông quảng đại. Tôn Ngộ Không trong phim “Tây Du Ký” không sao sánh nổi, kém hơn nhiều. Tôn Ngộ Không mới có 72 phép biến hóa, chẳng ra gì cả! Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, biến hóa vô lượng vô biên, phân thân đi độ những thân bằng quyến thuộc, còn bản thân mình thì không rời khỏi A Di Đà Phật. Quý vị có thể phân ra vô số thân, mỗi ngày cúng dường vô số Phật, độ vô số chúng sanh, toàn là dùng phân thân mà đi.
Sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhớ thương bà con quyến thuộc của quý vị, hiện họ sống ra sao, quý vị lúc nào cũng nhìn thấy được. Cho dù họ ở lục đạo luân hồi, họ không nhận ra quý vị, quý vị vẫn nhận biết họ. Họ đã đến con đường nào? Tình trạng hiện giờ ra sao? Lúc nào thì cơ duyên chín muồi (tức là khi đó quý vị nói pháp với họ thì họ nghe lọt tai, họ có thể tin) thì quý vị có thể tùy lúc hóa thân vì họ mà thuyết pháp, đi độ họ. Do đó, muốn thật sự giúp đỡ thân bằng quyến thuộc, không đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì không có năng lực này…”
Hi vọng là Tha Phương đọc qua lời HT Tịnh Không giảng sẽ nắm được đại ý của câu “Tùy lúc hóa thân, tùy cơ nói pháp”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn Chú Tịnh Thái giải thích rất rõ. Nam Mô A Di Đà Phật,
A di đà phật
Xin chư vị Thiện tri thức khai thị dùm ba câu hỏi sau đây:
1. Có phải người nào mỗi ngày đều chân thành niệm Phật, dẫu chưa được tự tại vãng sanh, thì nhất định không bị chết bất đắc kỳ tử không?
2. và do đó họ luôn duy trì được 10 niệm lâm chung vãng sanh?
3. Người này dẫu lúc lâm chung miệng họ không niệm Phật được vì sự bức ngặt đau đớn của thể xác nhưng trong tâm họ vẫn bình tĩnh sáng suốt niệm Phật không?
Xin cảm ơn chư vị Thiện hữu trước
A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoài Nam!
Nếu niệm Phật mà cứ lo chết bất đắc kỳ tử thì thành ra là lo nghĩ đến chuyện chết, sợ chết mất rồi. Còn nếu là chỉ lo niệm Phật vãng sanh thì nghĩ rằng lúc chết sẽ được Phật tiếp dẫn, không nghi ngờ chi cả. Vì còn tâm nghi ngờ vào bổn nguyện của Đức Di Đà, nghi ngờ tín nguyện nơi thân mình nên mới sợ chết bất đắc kỳ tử thôi.
“Khi học Phật, cả đời này đã được phật, Bồ Tát an bày rồi, chúng ta cần gì phải lo lắng, nếu còn lo lắng thì Phật, Bồ Tát sẽ chẳng an bày sẵn, vậy thì chúng ta phải phiền phức lắm”
Trích niệm Phật tông yếu- Pháp Nhiên Thượng Nhân
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_ 🙂
A di đà phật
Bạn Hoài Nam hỏi hay lắm, bản thân mình cũng muốn biết rõ
Vấn đề không phải là sợ chết hay không sợ chết mà có hay không có chết bất đắc kỳ tử ở người chân chánh niệm Phật?
Hay nói khác đi dưới sự gia trì của A di đà phật chúng ta nhất định không bị rơi vào những cái chết bất đắc thình lình hay không? Nếu có thì y cứ vào đâu để khẳng định?
Thực tế là có rất nhiều người niệm Phật nghiêm túc mà vẫn bị những cái chết quá ư đột ngột, vậy nguyên nhân là tại do đâu?
Một vấn đề nghiêm túc
Kính mong các bậc huynh trưởng tiền bối gỡ rối dùm
A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Mạnh Cầm!
Bản thân mình không phải là thiện tri thức, chỉ là người sơ cơ, xin được chia sẻ đôi lời cùng bạn.
Các vị Tổ sư là hiện thân đều là hiện thân của Phật, Bồ Tát đồng dạy rằng “người niệm Phật với đầy đủ tín nguyện thì chắc chắn được vãng sinh. Trăm người niệm Phật trăm người về, ngàn người niệm Phật ngàn người về”. Nay tôi thốt lên rằng “tôi đã niệm Phật với đầy đủ tín nguyện nhưng chưa chắc đã vãng sinh vì có khi tôi sẽ chết bất đắc”. Thử hỏi có ai dám thốt lên lời này không?
Chúng ta ngày ngày niệm Phật cầu Phật tiếp độ nhưng lại sợ Phật không lai nghinh, vì sao Phật không lai nghinh bởi chúng ta đã thiếu đi đức tín.
Ngài Bỉnh Nam tổng kết trong số đệ tử của Ngài 2000 người niệm Phât, chỉ có 10 người vãng sanh. Vậy 1990 người còn lại đều chết bất đắc cả sao? Hay vì họ chưa tín nguyện niệm Phật? Người có tín nguyện đầy đủ sẽ được Phật tiếp đón, còn nếu chưa tín nguyện kiên cố thì cứ tùy theo nghiệp mà lâm chung vậy. Người được vãng sanh thì mới dám khẳng định: người chân thật niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư.
40/ Thơ Đáp Cư Sĩ Châu Tụng Nghiêu (Phụ Nguyên Thơ)
Nay đệ tử có một nghi vấn, cầu xin lão Pháp sư từ bi chỉ bảo:
Đệ tử ăn chay niệm Phật đã nhiều năm, nghe dạy rằng: Những người tin tưởng Phật, sẽ được chư Phật trong mười phương ba đời hộ niệm, các vị Thiên Long Bát Bộ, Đại Lực Thần Vương thường theo hộ trì, nghiệp ác đời trước lần lần tiêu trừ, dù có oan gia đối đầu cũng không thể làm hại. Mấy điều trên đây căn cứ trong Kinh Phật, quyết không phải là lời nói suông. Nhưng vào khoảng tháng ba này, nhân tiếp được tin tức của người bà con từ Thượng Hải gửi về, khiến đệ tử vô cùng ngạc nhiên! Theo tin ấy cho biết: Bà Trương Thái Thái là người rất tin Phật, ăn chay đã hơn hai mươi năm, thường đến Cư Sĩ Lâm nghe giảng kinh pháp. Bà ấy hiền hậu nhân đức, ưa làm lành, gặp ai cũng đều khuyên ăn chay niệm Phật. Không ngờ một hôm đang đi trên lộ để đem đồ ăn chay cho một vị sư huynh, bà bị xe cán chết. Lúc ấy vì không có ai nhìn, nên nhân viên tuần phòng chở đi, đến ba ngày sau con cháu hay được mới xin đem về chôn cất. Đệ tử nghe tin ấy trong lòng kinh ngạc phi thường, đến nay vẫn còn nghi ngờ chưa hiểu. Việc này nếu người trong Phật học hội nghe được, chắc cũng bàng hoàng không an. Cho nên đệ tử dâng lên bức thơ này, cầu xin lão Pháp sư chỉ dạy, nói rõ nguyên do vì sao bà họ Trương lại bị cái chết thảm khốc như thế. Và kết cuộc, bà có được vãng sanh về Tây phương hay chăng?
Xin lão Pháp sư mở lời minh huấn để cho nhiều người yên tâm niệm Phật. Ân đức ấy đệ tử cảm bội không cùng!
Tiếp được thơ, biết ngươi đối với đạo lý Phật pháp còn chưa hiểu rõ. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, đã tạo nghiệp ác vô lượng vô biên! Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử nghiệp ác có thể tướng, mười phương hư không chẳng dung chứa hết.” Nên biết sự tu trì của hành nhơn, nếu quả chí thành không dối, thì có thể chuyển trọng báo, hậu báo thành hiện báo, khinh báo. Người phàm mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt, đâu biết được việc nhân quả đời trước và đời sau.
Bà họ Trương ấy nhiều năm tinh tu, một sớm chết thảm, hoặc giả do sự khổ đó mà tiêu được ác báo tam đồ, sanh về cõi Thiên. Nếu trong hiện đời bà tin sâu nguyện thiết thì cũng có thể sanh về Tây phương. Nhưng chúng ta đã không có tha tâm đạo nhãn, nên không dám ức đoán quyết chắc bà có được vãng sanh cùng chăng? Việc có thể quyết định là: làm lành tất được quả lành, làm dữ phải mang ác báo. Nếu làm lành mà bị quả dữ, đó là quả báo của nghiệp ác đời trước, chẳng phải quả báo của nghiệp lành đời này. Các ngươi thấy bà lão bị sự chết khổ như thế, liền nghĩ lầm rằng việc lành không đáng làm, bởi làm lành không được phước, nên mới sợ hãi nghi ngờ. Sự nhận thức đó đâu có khác gì người chưa nghe hiểu Phật pháp? Nếu người đã tin chắc lời của Phật, quyết không vì việc ấy mà lộ ra vẻ sửng sốt kinh hoàng. Bởi việc nhân quả trùng điệp không cùng, có khi nhân này chưa trả, quả nọ đã chín mùi, ví như gieo giống sớm thì gặt sớm, lại như thiếu nợ, chủ nợ mạnh lôi kéo trước tiên….
….Người rõ lý mặc dù cảnh ngộ thế nào, cũng quyết không nghi nhân quả sai lầm, lời Phật hư dối. Kẻ không rõ lý, chấp chặt một khuôn khổ, chẳng biết có nhân quả phức tạp, cho nên sanh lòng nghi nan, truy ra đều do không có chánh kiến. Như chỗ ngươi nói: người niệm Phật có Tam bảo gia bị, long thiên hộ trì, đó vẫn là lẽ nhất định không còn sai lầm. Nhưng đối với việc chuyển quả báo nặng đời sau thành quả báo nhẹ đời này, ngươi còn chưa rõ biết, nên không khỏi có sự nghi ngờ bàn bạc không hợp lý kia…..
….Tóm lại, chỗ hiểu biết của các ngươi còn cạn, nên vừa thấy việc chi hơi khác liền sanh lòng kinh nghi. Hành vi ấy có thể khiến cho kẻ ít căn lành thối thất lòng đạo. Nếu thấy người làm ác mà hiện đời được phước báo, chắc các ngươi cũng khởi niệm hiểu lầm như thế. Nên biết đó chẳng qua là sự chuyển biến của những lớp tiền nhân hậu quả phức tạp không đồng, để đổi quả nặng đời sau làm quả nhẹ hiện tại, hay chuyển quả nhẹ hiện tại thành quả nặng đời sau mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin giải nghĩa kỹ dùm con nguyện lực thứ 19 và 20 cua phat a di đà; như vậy con làm lành hồi hướng cực lạc, ko niệm phật thì chắc chắn vãng sinh hay ko; mong quý thầy và phật tử giảng giải rõ, con xin cám ơn