Hầu hết chúng ta trong cuộc sống đều cho rằng bò, gà, heo, vịt… là những “vật dưỡng nhân”, tức là để phục vụ tất yếu cho mạng sống con người. Tuy nhiên, nghĩ như vậy thì có thật sự công bằng hay không khi tất cả mọi loài trên cuộc đời này đều khát khao sự sống. Đặc biệt là con người chúng ta ỷ mạnh nên đã tàn sát biết bao nhiêu là sinh linh để phục vụ cho lợi lạc chính bản thân mình. Trong đạo Phật, mọi loài đều có Phật tánh, đều có sự bình đẳng như nhau, cho dù là những loài sinh vật nhỏ bé nhất. Chúng cũng luôn muốn được sống và con người chúng ta cần nên tôn trọng sự sống đó. Đã có những người vô tình hoặc cố ý sát hại sinh vật mà mang những khổ báo về sau này.
Chùa Phước Hưng với diện tích khá khiêm tốn, trụ tại ấp Thạnh Hiệp, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Vĩnh Long có một vị trụ trì còn rất trẻ – Đại đức Thích Minh Hòa. Thầy là người có tâm từ bi, ngoài việc hoằng pháp lợi sanh, Thầy và các vị Phật tử còn mở một phòng bắt mạch, tặng thuốc nam miễn phí cho nhiều bệnh nhân nghèo. Một tháng chùa Thầy điều trị cho hơn 10.000 bệnh nhân đăng ký trước. Thầy làm điều này ngoài việc lợi ích chúng sanh mà còn là lòng hiếu thảo, đem công đức này sám hối, hồi hướng cho mẹ.
Ít ai thấy được tất bật bên việc cứu người, Thầy còn mang nặng nỗi niềm với người mẹ đang héo gầy dần theo năm tháng vì những nghiệp bất thiện đã làm khi còn trẻ. Chăm sóc cho bà là điều không khó, cái khó ở đây là phải làm sao chuyển hóa cho bà được an ổn, nhẹ nhàng. Đó là mong ước lớn nhất mà Thầy luôn xót xa, trĩu nặng.
Thầy Thích Minh Hòa đã kể về cuộc đời của Thầy và mẹ Thầy như sau:
“Năm 9 tuổi thầy vô chùa để tu, .làm chú điệu đến năm 13 tuổi, Thầy xin Sư phụ quay trở về nhà phụ giúp mẹ,vì thấy mẹ bên ngoài sống khổ quá (phải chăn bò, chăn vịt) cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn không đủ ăn. Về nhà không biết làm nghề gì nên mỗi đêm Thầy đi soi ếch, nhái, chích điện cá. Mùa khô không có cá, Thầy đi soi nhái, bồ tọt, cóc, nhái bắt về, con nào mạnh chân quá thì bẻ giò, bẻ cẳng. Sau đó mẹ Thầy mới cắt đầu, lột da thì các chú ếch nhái vừa chắp tay lạy vừa run lẩy bẩy nhưng lúc đó không biết xót thương. Cá chích điện xong lựa ra, con nào lớn thì đem ra chợ bán, con nào nhỏ để dành ăn. Hai mẹ con Thầy đã hành nghề này một thời gian và làm ba công ruộng để mua gạo kiếm sống.
Sau đó Thầy lên Sài Gòn làm thêm rồi quay trở về, cảm thấy có gì đó sai trái ở nghề nghiệp nên mới phát tâm Bồ đề, hai mẹ con Thầy hướng về Phật pháp. Quả báo đến trước với Thầy, bắt đầu là căn bệnh Viêm đa khớp, các khớp tay chân đều sưng lên hết tưởng chừng như mất mạng, sau đó bị mù mắt ba tháng trời. Các cơ khớp toàn thân đều đau nhức khủng khiếp, Thầy hiểu là do Nhân Quả của mình (bẻ giò bẻ cẳng ếch nhái, rắn chích điện đem bán, còn đâm mù mắt chúng…). Căn bệnh khớp kéo dài 2-3 năm vẫn không chữa được nên Thầy quyết tâm trở thành một Thầy thuốc cứu chữa cho mọi người. Hồi đó gây tạo bao nhiêu, bây giờ Thầy phải cố gắng tạo nghiệp thiện lành để bù đắp cho quả báo được nhẹ đi. Giống như một nắm muối hòa vô ly uống không được vì quá mặn, nắm muối đó hòa vô cái thau cũng còn mặn nhưng nếu hòa vô một con sông thì nước không còn mặn, có thể dùng được (Nắm muối là tỷ dụ cho quả báo ác, ly nước là tích tiểu thiện, thau nước là tích trung thiện, còn sông nước là đại thiện). Việc thiện tốt lành càng nhiều thì quả báo nó vơi nhẹ đi. Tâm nguyện của Thầy là “Giúp đạo, cứu đời” bằng Hành trình đi tìm cây thuốc nam.
Mẹ Thầy thì do hồi trước cắt đầu ếch, nhái đem ra chợ bán mỗi ngày 500 – 1.000 con trong cả một thời gian dài thì biết bao nhiêu là chúng sanh bị sát hại. Năm 2003, Thầy đang tu ở chùa Minh Hải thì bà cụ ở nhà phát bệnh. Đang khỏe mạnh thì đột nhiên toàn thân bà rùng mình rồi run rẩy, tay chân co quắp, mắt mù cho đến thời điểm hiện tại (thân bà cụ giống như con nhái lúc bị cắt đầu, cắt chân tay, lột da…mà chết rất là khổ). Thầy hiểu nhân duyên chín muồi, quả báo cũng đã đến với mẹ nên lấy làm thương xót. Chỉ mong cho mẹ Thầy nương theo Tam Bảo, đến cuối đời được A Di Đà Phật tiếp dẫn vãng sanh.
Từ kinh nghiệm bản thân, Thầy khuyên các Quý Phật tử nên ăn chay, phóng sanh, niệm Phật để quả báo, hậu báo của mọi người được tốt hơn. Còn như bây giờ mình háo sát, hay ăn thịt chúng sanh thì từ bây giờ cho đến sắp lâm chung, nhân quả nó sẽ đòi. Thầy và mẹ Thầy đã và đang trả quả, là một bài học cho tất cả mọi người. Cần ý thức rằng, cuộc sống ở thế gian này chỉ có 70-80 năm thôi, ăn được không bao nhiêu, rau cháo hay cao lương mỹ vị gì thì cũng qua một ngày. Thế nhưng nếu ta không sát sinh, ăn chay, nghiệp báo mình thọ lãnh tốt hơn, khi ra đi an lành hay không an lành thì nếu chịu khó quan sát sẽ biết ngay. Sau đó tái sinh về đâu, cõi lành (trời, người, atula) hay dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) đều do nghiệp thiện, ác mình đã gieo.
Nếu đã lỡ tạo tác sát sinh, ắt phải chịu quả báo. Nhân nào quả nấy, tuyệt đối không sai chạy. Quả báo chắc chắn sẽ đến, nhưng nếu bạn sám hối tu hành, ăn chay niệm Phật, tích cực hành thiện nhiều thì quả báo ác có đến cũng nhẹ nhàng hơn; vẫn phải báo chứ không phải là không báo. Đó là điều Thầy cần nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng.
(Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại theo lời kể của Đại Đức Thích Minh Hòa – Sen Việt Media)
A Di Đà Phật…
Xin chào chư vị đồng tu:
Gởi lời cảm ơn đến Diệu Âm Lệ Hiếu đã đăng tải bài viết này 15/06/14, giúp ích cho các liên hữu.
DALH có phải là TLPT? Hình như bạn là nữ cư sĩ phải ko? Có vài câu hỏi riêng nhờ DALH?
L/L: [email protected]
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật, chào liên hữu Tịnh Độ
DALH cũng chính là TLPT, là nữ cư sĩ tại gia. Huynh nói đúng hết rồi. Nếu như huynh có vài câu hỏi sao không up lên đây để những liên hữu khác cùng tâm trạng và suy nghĩ như huynh cũng muốn hỏi theo mà lại không thể đăng. Như vậy cũng hữu ích cho mọi người đó huynh ạ, công đức cũng vô lượng vì thay người hỏi Phật pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Nam Mô A Di Đà Phật !Con có những thắc mắc kính nhờ qúy thầy ,qúy thựợng tọa cùng các bạn đồng tu giãi đáp dùm con.Thank !
1)chấp trước là gì ?(cho ví dụ cụ thể),phân biệt là gì ?(cho ví dụ cụ thể)làm sao để bỏ tính chấp trước và tính phân biệt ? Thank !
2)(khi niệm phật tâm phải thành tâm ,tâm phải chí thành ,chí kính),vậy chí thành ,(thành tâm ),chí kính là gì? như thế nào gọi là chí thành,(là thành tâm),là chí kính ?Thank !
3)khi đang niệm phật 4 chữ hồng danh (A Di Đà Phật) có được mở (1 trong 3 trường hợp )thuyết pháp hay mở kinh tụng A Di Đà , hay mở máy niệm phật 6 chữ (nam mô a di đà phật )ở trong nhà cho những oan gia trái chủ cùng với các hương linh cùng nghe dể họ cùng tu, …..(vì con thường xuyên hay mở kinh tụng a di đà 2 thời sáng vào lúc 6h30am,và vào buổi chiều lúc 6h pm, sau khi kinh tụng xong ,thì con mở thuyết pháp của cư sĩ Diệu Âm vào buổi trưa ,chiều và tối,và sau khi thuyết pháp được nghe xong thì con mở máy niệm phật 6 chữ (nam mô a di đà phật)ở trong nhà của con mổi ngày.con làm như vậy có bị gọi là niệm phật xen tạp không?Cám ơn !
4)là cư sĩ nữ tại gia có 3 ngày bị “đèn đỏ”,vậy trong những ngày này,có được công phu lạy phật,thắp hương,niệm phật không?(sau khi đã tắm sạch )hay la phải đợi cho đến khi đèn đỏ tắt hẳn rồi đèn xanh bật lại rồi thì mới được công phu lại như thường ?
5)là cư sĩ tại gia đã có gia đình(thĩnh thoãng hay đôi lúc không thừơng xuyên lắm vợ chồng có yêu đương nhau)trong lúc vợ chồng yêu đương nhau có đựơc nghĩ đến phật và niệm phật không ?như vậy có bị xem là bất kính đối với phật không?hay là hoàn toàn không được nghĩ gì đến phật cả trong lúc này? hay là chấm dứt hẳn việc xin hoạt của vợ chồng ?Thank !
6)(má con dạy chỉ cần lạy 18 lạy mổi ngày là đủ rồi ,còn ai lạy như thế nào thì kệ họ,vì đôi lúc sức khỏe không cho phép lạy cả trăm lạy hay cả ngàn lạy mổi ngày)như vậy có đúng không?vì sao chỉ có lạy 18 lạy? số 18 có ý nghĩa gì? nếu lạy cả trăm lạy hay cả ngàn lạy ,thì làm sao có thể lạy 1 lần được,?có thể chia ra nhiều lần trong ngày để lạy được không?con rất thích lạy phật đứng lên và ngồi xuống,nhưng cviệc đi làm của con phải đứng từ 5,7.hay 10 tiếng /một ngày,đôi khi con lạy sám hối xong thì con đi làm ,sau khi về nhà ,đôi chân của con đau qúa(đau ở đầu gối và ở mắc cá chân).vậy có cần lạy sám hối mỗi ngày không?và lạy bao nhiêu lạy trong ngày là đựợc?con xin qúy thầy cho con lời khuyên?
Con thành tâm tri ân và chân thành cám ơn đến trang nhà “ĐVCT”,con cũng xin chân thành cám ơn rất nhiều đến qúy thầy ,qúy thượng tọa hay tất cả mọi người đã đọc và trả lời câu hỏi của con ! Thank so much !A Di Đà Phật ! con rất mong nhận được câu trả lời sớm !A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật – Xin chào Chúc Thường
Câu hỏi của bạn quá khó và quá nhiều cho nên VT xin mạn phép được trình bày một số phần đơn giản trước, phần còn lại thì hy vọng các liên hữu khác sẽ trợ giúp bổ sung thêm nhé.
1. Về vấn đề phân biệt chấp trước thì cư sĩ Diệu Âm đã có nói qua ở đây
3. Về chuyện xen tạp thì theo mình hiểu sẽ có hai nghĩa sâu và cạn.
Theo nghĩa cạn thì những người tụng quá nhiều kinh như Pháp Hoa, Dược Sư, Địa Tạng…rồi tụng quá nhiều chú như Đại Bi, Lăng Nghiêm, Chuẩn Đề…rồi có thêm thời khóa ngồi thiền vả lại họ cầu đủ thứ như là cầu an, cầu siêu, cầu tiêu tai giải nạn, cầu buôn may bán đắc…cho nên gọi là tạp tu. Còn những người niệm Phật, tụng kinh A Di Đà hoặc Vô Lượng Thọ, làm các việc thiện lành…đều hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ thì không gọi là tạp tu. Vì họ chỉ có một mục tiêu duy nhất là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc mà thôi. Phần này dành cho những người sơ phát tâm.
Theo nghĩa sâu xa thì những người đã tu Tịnh Độ lâu rồi, khi mà công phu niệm Phật của họ đã sắp sửa chuyển qua giai đoạn thành khối, thành phiến, bất niệm tự niệm hay nhất tâm bất loạn thì lúc này họ sẽ không tụng kinh gì nữa, chỉ có niệm Phật mà thôi bởi vì niệm Phật là chánh hạnh còn tụng kinh là trợ hạnh, điều này đã có nói trong bài Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh.
4. Vấn đề đèn xanh đèn đỏ thì đã có hướng dẫn trong bài Thờ Phật Tại Nhà Cần Phải Biết Những Điều Kiêng Kị.
6. Việc lạy Phật thì theo VT nghĩ nếu ai còn trẻ, còn khỏe, có nhiều thời gian rảnh rỗi thì lạy Phật nhiều sẽ tốt bởi vì :”Niệm một câu Phật phước tăng vô kể, lễ một lễ Phật tội diệt hà sa“. Còn những ai bận rộn hay già cả bệnh hoạn thì lạy ít hơn. Con số 18 lạy, 180 lạy hay 1800 lạy là do mình hoan hỉ phát tâm (tùy vào khả năng và tâm thành kính hướng Phật) Cũng giống như khi đi cúng dường, bố thí, có người phát tâm $18, $180, $1800, $18000…là tùy vào khả năng tài chánh của họ và tùy vào tâm bố thí của họ. Nếu như người triệu phú có 1 triệu đồng mà chỉ bố thí có $100,000 thì tâm bố thí của họ chỉ có 10%. Còn người nghèo khổ, trong túi có $100 mà bố thí $40 thì tâm bố thí của họ là 40%. Cho nên mới có câu tâm thành tất linh là vậy. Cũng giống như khi xưa có một vị vua cúng cho Phật rất nhiều đèn nhưng cuối cùng đều tắt hết, duy chỉ có một ngọn cháy hoài không tắt, cũng không hao cạn dầu. Ngọn đèn này chính là của bà lão nhà nghèo, bà ta đã mang hết tiền của, vay mượn và nhịn ăn để gom góp lại sau đó bà đã dùng tâm chân thành mà phát nguyện xin cho ngọn đèn cháy hoài không tắt để chứng minh công đức của bà.
Do đó chuyện lạy nhiều hay ít tùy thuộc vào hoàn cảnh, khả năng và sự hoan hỉ phát tâm của mỗi người. Nếu như mình già cả bệnh hoạn, không thể lạy Phật nổi thì nằm trên giường chắp tay xá vẫn biểu lộ được lòng thành kính. Nói chung thì công đức nhiều hay ít, có hay không là do tâm mình phát sanh ra. Cho nên có người lạy ít vẫn được công đức nhiều hơn so với người lạy nhiều (nếu người lạy nhiều giống như tập thể dục, không có lòng nghĩ tưởng đến Phật).
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé. Nếu có điều chi sơ sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin chào cư sĩ ViênTrí ! Chúc Thường gởi lời cám ơn rất nhiều đến Viên Trí đã trả lời những câu hỏi thắc mắc của Chúc Thường! A Di Đà phật .!
A Di Đà Phật..
Chào Chúc Thường (Maryland):
Tịnh Độ có hỏi câu: “về chuyện vợ chồng ân ái?” Cư sĩ Tịnh Thái đã trả lời rồi. Ở trang pháp môn tịnh độ khác với pháp môn khác ở điểm nào? Đăng ngày 23/04/2014. Phúc đáp Độ hỏi 2/5/14. TT trả lời. CT có câu hỏi vô ĐVCT có các liên hữu lý giải cho bạn.
A Di Đà Phật…
A Di Da Phat tat ca ban dong tu!
Xin gop vai y kien rieng cua minh toi ban Chuc Thuong. Theo kinh nghiem cua minh thay thi deu quan trong la phai de y cai tam minh doi voi ngoai canh su viec hang ngay con co nga chap manh liet nua khong? Co xa bo cai nga chap khi doi dien su thu thach cua nghiep luc khong? Minh tu ra sao thi cu moi ngay tu hoi xem tam minh co tien gan toi tam duc Phat hay không? Neu su niem Phat 1 cau lay Phat 1 lan ma moi ngay tieu tru duoc nghiep nga chap thi cai hinh thuc so luong con quan trong nua hay khong? Tuy hoang canh moi nguoi ma tuy duyen cam thay niem bao nhieu cau hay thoi gian va lay Phat bao nhieu lan. Rieng ban than thoi khoa niem Phat sang va toi cua minh thi cu theo cay nhang tan het thi thoi. Minh lay Duc Phat Di Da 10 lan bieu hien cho 10 phuong phap gioi Chu Phat. Nhung khi lai quan trong phai giu cai tam thanh tinh cung kinh la duoc roi giong nhu cau trong kinh “Nang le so le tanh khong tich”. Con muon nghiep chuong tieu tru nhanh thi phai quyet tam di dung nam ngoi rang chuyen nho niem Phat am tham thanh thoi quen se tu tu bot nghiep dung co lo. Duc Quan The Am Bot Tat da chi bai trong kinh Niem Phat Ba La Mat o pham thu 5. Ngai noi:
“Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời.”
Cu quyet long thanh tam niem Phat tu hanh don gian ve hinh thuc 1 ty thi se tu giac ngo ra vi khi do (gio dinh hue=3 cay nhang) tu dien hien lo do vi nghiep chuong tan bien tu tu. Phai tin tan y theo loi Duc Phat va Dai Bo Tat chi bai trong kinh ma that tap. 1 khi nghiep luc nhe bot thi tam cua minh tu bot chieu cam nghiep luc (tham san si) xung quanh. Thoi mat phap khong de tu vi minh cam thay it ai o gan minh tu chan that cho nen minh cam thay co tich thi that su tu. Neu khong nuong theo danh hieu A Di Da Phat thi chac minh da bi thoi chuyen roi vi do cam thay co don luc ban dau vi do cai giac tam xuat the ma ra. Nhung lau ngay tin tan quyet chi bay gio cam thay an lac hoan hy hon va quen niem Phat luon. Co le do Duc Phat Di Da am tham gia tri cho nguoi nao co thanh tam tin niem toi danh hieu cong duc bat kha tu nghi cua ngai. Chu lam sao nghiep chuong nang ne cua minh lam sao tu luc chuyen noi khi khong o chung voi thien tri thuc va ban dong tu. Thoi vai loi kinh nghiem nho nho chi se voi tat ca ban dong tu tinh do. Cau nguyen tat ca moi ngay duoc tin tan dung manh niem Phat tieu tru nghiep chuong som quay ve Cuc Lac len toa sen kien Phat Di Da. Hen gap moi nguoi o Tay Phuong sau khi bo than kiep nay nhe.
Nam Mo Tay Phuong Cuc Lac The Gioi Dai Tu Dai Bi Giao Chu A Di Da Phat!
Đường Về Cõi Tịnh: Đaọ hữu vui lòng chịu khó gõ tiếng Việt cho mọi người dễ đọc nhé. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Thank Độ nhiều nha!
1. Chúc Thường
Nam Mô A Di Đà Phật !Con có những thắc mắc kính nhờ qúy thầy, qúy thựợng tọa cùng các bạn đồng tu giải đáp dùm con.Thank !
1) Chấp trước là gì ?(cho ví dụ cụ thể), phân biệt là gì ?(cho ví dụ cụ thể) làm sao để bỏ tính chấp trước và tính phân biệt ? Thank !
2) (Khi niệm phật tâm phải thành tâm, tâm phải chí thành, chí kính). Vậy chí thành, (thành tâm ), chí kính là gì? Như thế nào gọi là chí thành, (là thành tâm), là chí kính ? Thank !
3) Khi đang niệm phật 4 chữ hồng danh (A Di Đà Phật) có được mở (1 trong 3 trường hợp): thuyết pháp hay mở kinh tụng A Di Đà, hay mở máy niệm phật 6 chữ (Nam mô a di đà phật) ở trong nhà cho những oan gia trái chủ cùng với các hương linh cùng nghe để họ cùng tu, …..(vì con thường xuyên hay mở kinh tụng a di đà 2 thời sáng vào lúc 6h30am và vào buổi chiều lúc 6h pm. Sau khi kinh tụng xong, con mở thuyết pháp của cư sĩ Diệu Âm vào buổi trưa, chiều và tối, và sau khi thuyết pháp được nghe xong thì con mở máy niệm phật 6 chữ (Nam mô a di đà phật) ở trong nhà của con mỗi ngày. Con làm như vậy có bị gọi là niệm phật xen tạp không? Cám ơn !
4) Là cư sĩ nữ tại gia có 3 ngày bị “đèn đỏ”, vậy trong những ngày này,có được công phu lạy phật, thắp hương,niệm phật không? (sau khi đã tắm sạch) hay là phải đợi cho đến khi đèn đỏ tắt hẳn rồi đèn xanh bật lại rồi thì mới được công phu lại như thường ?
5) Là cư sĩ tại gia đã có gia đình (thỉnh thoảng hay đôi lúc không thừơng xuyên lắm vợ chồng có yêu đương nhau) trong lúc vợ chồng yêu đương nhau có đựơc nghĩ đến Phật và niệm Phật không? Như vậy có bị xem là bất kính đối với Phật không? Hay là hoàn toàn không được nghĩ gì đến Phật cả trong lúc này? hay là chấm dứt hẳn việc sinh hoạt của vợ chồng? Thank !
6)(Má con dạy chỉ cần lạy 18 lạy mỗi ngày là đủ rồi, còn ai lạy như thế nào thì kệ họ, vì đôi lúc sức khỏe không cho phép lạy cả trăm lạy hay cả ngàn lạy mỗi ngày), như vậy có đúng không? Vì sao chỉ có lạy 18 lạy? số 18 có ý nghĩa gì? nếu lạy cả trăm lạy hay cả ngàn lạy, thì làm sao có thể lạy 1 lần được? Có thể chia ra nhiều lần trong ngày để lạy được không? Con rất thích lạy phật đứng lên và ngồi xuống, nhưng công việc đi làm của con phải đứng từ 5,7 hay 10 tiếng /một ngày, đôi khi con lạy sám hối xong thì con đi làm, sau khi về nhà ,đôi chân của con đau qúa (đau ở đầu gối và ở mắt cá chân). Vậy có cần lạy sám hối mỗi ngày không? Và lạy bao nhiêu lạy trong ngày là đựợc? Con xin qúy thầy cho con lời khuyên?
Con thành tâm tri ân và chân thành cám ơn đến trang nhà “ĐVCT”, con cũng xin chân thành cám ơn rất nhiều đến qúy thầy ,qúy thượng tọa hay tất cả mọi người đã đọc và trả lời câu hỏi của con ! Thank so much !A Di Đà Phật ! con rất mong nhận được câu trả lời sớm !A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật!
Gửi đạo hữu Chúc Thường.
Đạo hữu Chúc Thường hỏi những vấn đề rất sâu sắc, rất quan trọng đến người tu đạo. Tịnh Minh mạn phép trên cơ sở lời dạy của Ấn Tổ xin được phép chia sẻ với đạo hữu, ngưỡng mong hàng Phật tử tại gia chúng ta y theo lời Đại sư dạy cùng nhau về nơi miền Cực Lạc:
1) Kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy chúng sanh đều có đủ đức tướng, trí huệ của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc”. Do vậy, biết trí huệ, đức tướng chúng sanh và Phật giống nhau.
Chấp trước ví như bạn cho cái này là đúng, cái kia là sai thuận thì bạn hoan hỷ không thuận thì bạn sân giận, phân biệt có nghĩa là bạn thấy có tướng ta, tướng chúng sanh, tướng người … vì thế khởi lên đủ thứ vọng tưởng.
Để bỏ tính phân biệt chấp trước hoàn toàn thì phàm phu chúng ta làm không nổi nhưng hàng phục nó thì có thể đạo hữu à, trong khai thị của Đại sư Ấn Quang có dạy rõ ràng bạn y cứ theo là được thôi, chứ chẳng có cách nào hay hơn cả (lúc nào cũng niệm Phật dùng niệm Phật để hàng phục phân biệt, chấp trước).
2) Chí thành, chí kính theo lời dạy Đại sư là lúc nào ta cũng phải thấy A Di Đà Phật đang ngự trên đảnh đầu ta, khởi tâm động niệm của ta vì thế nên hết sức cẩn trọng, vì Phật đang nhìn ta, biết ta nghĩ gì nên nếu có một niệm bất giác nổi lên, ta nghĩ đến Phật, kính sợ mà tự nó tiêu trừ luôn.
Chí thành chí kính ở đây là tất cả mọi thời khắc trong cuộc sống chứ không phải lúc niệm Phật, như bạn là nữ thì nên ăn mặc kín đáo đừng để khởi tâm dục vọng ở người khác phái, không nên dùng phấn son … trang điểm vì như vậy là ta tham đắm cái sắc thân này, tham nó ắt sẽ không tu đạo được, người nữ tu khó thành chính là vì quá coi trọng sắc thân của mình quá…
Trong thời thời khắc khắc phải như thấy Phật trên đảnh đầu, rèn tâm như vậy bạn mới cảm nhận được thế nào là lòng chí thành, chí kính … không hành thì thật TM cũng không biết giải thích thế nào.
3) Khi đạo hữu niệm Phật thì nếu mở máy niệm Phật, đạo hữu nên niệm theo máy, mở kinh giảng khi đạo hữu hết thời khóa thôi. Vì niệm Phật là nhất tâm mà.
4) Trong ngày đến tháng của phụ nữ, thì Đại sư dạy vẫn nên giữ thời khóa chẳng nên suy nghĩ bất tiện vì Phật, Bồ tát là bậc đại từ đại bi sao lại có tâm phân biệt chúng sanh như vậy.
5) Trong khai thị của Đại sư, thì lúc nào cũng là niệm Phật nên bạn không cần suy nghĩ nhiều về vấn đề này, có cái trong những lúc không được thanh tịnh thì chỉ nên niệm thầm, nếu niệm ra tiếng là bất kính.
Trong quan hệ vợ chồng theo như Đại sư dạy thì tốt nhất là sau khi làm tròn trách nhiệm có con xong nên kiêng dục hoàn toàn, không hoàn toàn được để duy trì hạnh phúc GĐ thì một năm một lần. Còn nếu căn cơ chúng ta quá thấp thì theo Hoàng đế nội kinh, trên 30 tuổi là 8 ngày/ 1 lần, trên 40 tuổi là 16 ngày/1 lần …
6) Lễ Phật thì là 108 lạy/ ngày, tuy nhiên cũng tùy vào hoàn cảnh đạo hữu à. Lạy Phật càng nhiều càng khỏe ra nhưng lạy Phật phải đúng phương pháp thì mời cảm nhận được pháp hỷ. Đạo hữu nên theo hướng dẫn lạy Phật của pháp sư Đạo Chứng dạy bằng video trên trang này cũng có hoặc trên Yotube.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật. Thế giới này là thế giới gần ma xa Phật cho nên đa phần chúng ta tạo ác nghiệp mà không tin nhân quả
Nam Mô A Di Đà phật! Chúc Thường gởi cám ơn chân thành đến cs Viên Trí , cs Tịnh Minh, và các bạn đồng tu, đã dành nhiều thời gian qúy để trả lờ câu hỏi của mình, đặt biệt cs Hữu Minh đã tạo duyên lành và hướng dẫn cho chúc Thường trở thành một thành viên trong mái nhà “DVCT “, và có thêm ban đồng tu, được gần gũi với các thiện tri thức ,các cư sỉ…., cầu chúc cho mọi ngừơi pháp hỷ sung mãn , trí huệ song tu, thân tâm an lạc, niệm phật tinh tấn và sớm đồng sanh cực lạc.
Nam Mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật .
kính thưa thầy Viên Trí, cho con hỏi cha con nói:
Đi dứng niệm Di Đà
Nằm ngồi trì lục tự
Thức cũng nghỉ Nam Mô
Ngủ cũng ghi sáu chữ
Cực lạc muốn quãng sanh
Cứ y hành như thử.
Cha nói chỉ cần niệm phật thôi,thực hành giống như các câu thơ trên là đuợc rồi, chớ không cần cầu nguyện,sám hối hay hồi huớng đâu.Chỉ niệm và niệm thôi đến hết quả báo thân này thì đuợc sanh về TPCL của phật A Di Đà.Như vậy, có đúng không?
– Cha con nói sám hối, hồi huớng, cầu nguyện dành cho những nguòi tụng kinh, hoặc cho người có thời khoá biểu niệm phật như vậy đúng hay sai?
Mong thầy hoan hỉ giải thích cho con, con xin cám ơn.
A Di Đà Phật – Xin chào TuanChau
Đi đứng niệm Di Đà
Nằm ngồi trì lục tự
Thức cũng nghỉ Nam Mô
Ngủ cũng ghi sáu chữ
Cực lạc muốn vãng sanh
Cứ thực hành như vậy.
Bài kệ trên là lời dạy của chư Cổ Đức ngày xưa, dỉ nhiên là đúng chứ làm sao sai được. Nếu ai thực hành đúng như vậy thì vãng sanh chắc chắn (có thể còn được thượng phẩm nữa đó), nhưng đâu phải ai cũng thực hành được giống như ý của vị Tổ muốn nói. Người thời xưa tánh tình thuần hậu, thật thà chất phát, khi gặp pháp môn niệm Phật thì liền tin ngay, không một chút hoài nghi (Tin Sâu) sau đó lại tha thiết cầu sanh Tịnh Độ (Nguyện Thiết). Như lời Ngẫu Ích Đại Sư thì :“Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín, Nguyện, còn phẩm vị cao hay thấp là do nơi Hạnh (trì danh sâu hay cạn)” Cho nên bài thơ trên là ý Tổ Sư muốn diển tả Hành Chuyên là như thế nào. Liệu người thời nay có đủ sức để thực hành theo bài thơ đó hay không?
“Đi đứng niệm Di Đà, Nằm ngồi trì lục tự”: Người thời xưa vì hạ quyết tâm tu hành, hơn nữa đời sống vật chất rất đơn giản, không có bận tâm nhiều do đó người ta làm được. Còn người thời nay thì phước mõng nghiệp dày, chướng sâu huệ cạn. Cũng có quyết tâm như vậy nhưng một phần thì trong lòng có quá nhiều vọng niệm vọng tưởng, lại thêm tham sân si mạn…chưa tẩy trừ rồi nghiệp lực chi phối, tập khí xấu vẫn còn, cảnh duyên bên ngoài làm dao động tâm ý, gia duyên ràng buột, thế sự thăng trầm, vì chuyện cơm áo gạo tiền mà bôn ba xuôi ngược, khi được thì vui, khi mất thì buồn, khi hơn thì sanh lòng ngả mạn, khi thua thì sanh lòng ganh tỵ…do đó cố gắng thì đi đứng nằm ngồi vẫn niệm Phật được nhưng chỉ 5%,10%,25%…75% là hay lắm chứ không được đúng như ý 100% mà Tổ sư muốn nói, “xả bỏ vạn duyên, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật” (ý VT muốn nói là nơi lòng không vướng bận chứ không phải bỏ nhà cửa vợ con để lên núi ẩn tu)
“Thức cũng nghỉ Nam Mô, Ngủ cũng ghi sáu chữ”: Nếu như từ sáng tới tối mà trong tâm không hề có vọng niệm vọng tưởng gì cả, chỉ thuần là niệm Phật mà thôi thì mới đúng với ý mà Tổ sư nói “Thức cũng nghĩ Nam Mô”. Xem ra nếu mình luyện cho được cái chiêu “Thức cũng nghĩ Nam Mô” đó là rất khó và rất lâu, không phải một ngày một buổi mà được 100% công lực liền đâu. Khi luyện xong chiêu đó rồi thì đến tuyệt chiêu cuối cùng là “NGỦ CŨNG GHI SÁU CHỮ” lại càng khó hơn gấp bội, cho nên mất mấy chục năm là chuyện bình thường đối với người có quyết tâm. Còn những người “lơ tơ mơ” thì chắc là không dể đâu. Nhưng dù sao thì cũng phải cố gắng, bởi vì Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh. Như lời Ngài Hám Sơn dạy:”Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được. Khi ngủ mà tự chủ được thì khi lâm bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được.”
Nếu bạn xem các gương vãng sanh trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục thì thấy vị thầy không dạy nhiều, người học trò cũng học rất ít nhưng vãng sanh thì rất nhiều là do người thầy biết quán cơ (tùy cơ nói pháp). Tại sao vị thầy thời xưa không dạy đệ tử thời xưa “sám hối, hồi huớng, cầu nguyện”? Là do vị thầy nhìn thấy tâm của người đệ tử trong mỗi câu niệm Phật đều đã có sám hối, hồi huớng phát nguyện cầu sanh Tây Phương sẳn rồi, lại rất tha thiết nữa là khác.
Còn thời nay thì vị thầy (như HT Tịnh Không chẳng hạn) vì nhìn thấy tâm người đệ tử có quá nhiều những phân biệt chấp trước…khiến cho niệm Phật không như pháp cho nên phải tùy bệnh mà cho thuốc thích hợp. Ví dụ như:
Đối với người có tâm cống cao ngã mạn thì Ngài dạy:”Hãy xem tất cả mọi người đều là bồ tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu”.
Đối với người học xong liền quên thì Ngài day:”Phải nghe đi nghe lại nhiều lần”.
Đối với những người khẩu niệm mà tâm chưa niệm, chưa biết sám hối, vẫn còn tạo nghiệp thì Ngài dạy “SÁM HỐI, đoạn ác tu thiện”.
Đối với những người niệm Phật để cầu khỏi bệnh, cầu tài, cầu danh, cầu lợi, cầu duyên, cầu công danh sự nghiệp, cầu thăng quan tiến chức, cầu bình an gia đạo, cầu tai qua nạn khỏi, tham sống sợ chết… không cầu vãng sanh Tây Phương thì Ngài dạy: “làm được công đức gì nên HỒI HƯỚNG trang nghiêm cõi Tịnh Độ và CẦU NGUYỆN (phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc)
…
Do đó bài thơ trên là lời Tổ nói nên hoàn toàn đúng. Ba của bạn lập lại lời Tổ thì dỉ nhiên là đúng rồi. Nhưng thiết nghĩ đúng đối với người thượng căn kìa. Mình nhìn lại mình xem thuộc hạng nào? Nếu là thượng căn thì chỉ cần y theo bài thơ đó rồi niệm Phật y như pháp sau đó sẽ vãng sanh thôi. Còn nếu mình thuộc hàng hạ căn ( Chúng Ta Sanh Vào Thời Này Đều Thuộc Hạng Hạ Căn ), có quá nhiều bệnh mà không biết là bệnh gì thì mỗi ngày chịu khó nghe pháp của HT Tịnh Không để tìm cho ra bệnh, trị cho hết bệnh thì mới mong có hy vọng.
VT không phải thầy gì cả, cũng chỉ là một người bạn đồng tu như mọi người mà thôi. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật- Con xin cảm ơn lời CS Viên Trí đã giải thích và con đã hiểu.Hôm nay con xin trao đổi với cs Viên Trí và các bạn đồng tu hai câu hỏi sau:
– Ba con năm nay đã 60 mấy tuổi rồi, công phu niệm phật được khoảng 30 năm rồi. Còn con thì cũng niệm hơn 10 năm .Ba con và con rất tin vào pháp môn này, với niềm tin mãnh liệt,tính cho tới thời điểm này,Con và ba cũng đạt được ý trì cho câu phật hiệu.Nhưng Con và ba chưa có duyên ăn chay truờng vì nhiều lý do khác nhau.Vậy cho con hỏi “Trên đường về quê cũ” có ảnh hửơng gì đến thành tựu không? Câu hỏi thứ 2 là Con và Ba ban đêm rất ít ngủ, nhường như ngủ khoảng 1 tiếng,thời gian còn lại là niệm phật,nhưng thấy sức khoẻ tốt và khoẻ.Xin hỏi cs và các bạn đồng tu khác có như vậy không? chuyện này có liên quan gì đến ” Thuỳ miên Tâm sở ” của mỗi người niệm phật Không ? dạ xin cám ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật- Con xin cám ơn lời giải thích của cư sĩ.Cho con hỏi 2 câu hỏi:
1. Thùy miên tâm sở là gì?Có phải niệm phật nhiều là ban đêm không ngủ được chăng.
2. Con và ba của con Niệm đạt được ý trì ” Câu phật hiệu” rồi. Nhưng chưa có duyên để ăn chay truờng vì nhiều lý do khác nhau. Điều đó có ảnh hưởng gì đến thành tựu sau này không? Xin cám ơn.
A Di Đà Phật – Xin chào TuanChau
Nghe tình hình bạn kể thì VT nhận thấy bạn và phụ thân đã có mức công phu niệm Phật khá cao, thật đáng khâm phục. Tuy nhiên trên bước đường tu thì ngoài việc dụng công mãnh liệt ra mình cũng cần nên tìm hiểu thêm cho kỹ càng để mọi việc đều được thông suốt. Khi xưa Sư Phá Giới Niệm Phật 3 Ngày 3 Đêm Cảm Phật A Di Đà Hiện Thân Báo Trước Ngày Vãng Sanh, còn mình thì niệm mấy mươi năm vẫn chưa thấy Phật nói gì cả là tại sao? Dỉ nhiên là tại mình chứ còn tại ai nữa. Sẳn đây VT cũng xin đính chính thêm là HT Tịnh Không giảng pháp có nhiều tầng chứ không phải chỉ dành riêng cho người sơ cơ, do đó những người tu lâu năm, đã lên cao mà còn chướng ngại thì vẫn nên nghe pháp để mọi việc đều được thông suốt. Ví như người đi đường thì ngoài việc “cắm đầu cắm cổ mà đi” thì cũng nên tham khảo qua về họa đồ, địa hình phía trước, các chướng ngại có thể xảy ra. Khi nắm vững lý thuyết rồi thì ứng dụng thực hành sẽ thuận lợi hơn. Chẳn hạn như các đề tài về ma chướng trên đường tu hay oan gia trái chủ…Bên cạnh đó cũng nên xem lại tự tâm mình hiện tại có những “bệnh” gì để “trị” cho tận gốc thì hy vọng sẽ khá hơn. Nói chung thì có rất nhiều chướng ngại (tùy mỗi người) nhưng ở đây VT xin mạn phép liệt kê vài chướng ngại thông dụng:
1. Nếu Tâm Còn Ghét Người Sẽ Không Vãng Sanh
2. Khi Lâm Chung Phật Thích Ca Hiện Ra Cũng Không Đi Theo
3. Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh
4. Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh
5. Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
…
Phần trên thì đúng là VT nhiều chuyện thật, không hỏi mà tự nói. Còn về hai câu hỏi của bạn thì:
1. Chưa có duyên ăn chay truờng vì nhiều lý do khác nhau. Vậy “Trên đường về quê cũ” có ảnh hửơng gì đến thành tựu không? Thượng sách là nên ăn chay trường, còn nếu chưa được thì phải nghiên cứu xem nguyên nhân chưa ăn chay trường được là khách quan hay chủ quan? Nếu vì hoàn cảnh đưa đẩy, bắt buột thì còn đở nhưng nếu tâm mình còn ưa thích, chưa bỏ được lại vô tình gây ra trực tiếp hay gián tiếp sát sanh làm tổn hại lòng từ bi thì sẽ có chướng ngại. Tuy nhiên chướng ngại này vẫn có thể vượt qua được như là câu chuyện trong bài Đoạn Tuyệt Đồ Mặn Vãng Sanh Tây Phương.
2. Thùy miên tâm sở là gì? Điều này VT cũng không được rỏ. Nếu có liên hữu nào biết thì hy vọng sẽ trợ giúp bổ sung ý kiến đóng góp. Hiện tại cho thấy bạn và phụ thân đã đi trước VT về phương diện này cho nên lẻ ra VT cần nên học hỏi nơi bạn về phương diện này thì mới phải. Hiện tại nơi đây thì VT thấy có những bài viết sau:
1:Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán Loạn
2:Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn Trầm?
3:Giải Pháp Giúp Niệm Phật Lúc Ngủ
Nếu như bạn và phụ thân có kinh nghiệm quý báo gì thì thiết nghĩ cũng nên chia sẻ thêm với mọi người để chúng ta cùng trao đổi giáo lý, học tập lẫn nhau trên tinh thần “pháp thí thắng mọi thí” và “khuyến tấn người tu hành”.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phúc Bình hết sức tán thán công hạnh tu tập của liên hữu và phụ thân, ngẫm ra mình còn kém cỏi quá. Nói về thùy miên tâm sở đạo hữu chúng ta đều đã có nghe Hòa thượng Thích Trí Tịnh nói đến, giờ là từ cư sĩ Tuan Chau. Cũng như cư sĩ Viên Trí, mong rằng được liên hữu chia sẻ thêm về kinh nghiệm tu tập, đối với vấn đề phụ thân của liên hữu đã nói, PB cũng xin mạn phép tham gia copy paste lời các bậc Chư Tổ như sau:
1. Tín, nguyện, hạnh
Ngẫu ích đại sư dạy rằng: Ðược vãng sanh hay chăng, toàn bộ Tín Nguyện có hay không. Phẩm vị thấp hay cao, đều bởi hành trì sâu hoặc cạn. Nếu không Tín Nguyện, thì dù trì niệm câu hồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt vững chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh!
Nếu tín nguyện bền chắc, thì khi lâm chung chỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh. Trái lại, việc hành trì tuy vững như vách sắt tường đồng mà tín nguyện yếu kém, thì kết quả chỉ hưởng được phước báo nhơn thiên mà thôi.
Niệm Phật Sám Pháp – Hòa thượng Thích Thiền Tâm
2. Ăn chay
Người niệm Phật nên ăn chay trường. Nếu như chẳng ăn nổi thì nên giữ
sáu ngày chay, hoặc mười ngày chay. Mồng tám, mười bốn, mười lăm, hăm
ba, hăm chín, ba mươi là sáu ngày chay. Thêm vào đó ngày mùng một, mười
tám, hăm bốn, hăm tám là thành mười ngày chay. Gặp tháng thiếu thì ăn lên
ngày hôm trước.
Lại trong ba tháng chay là tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín nên ăn chay
trường, tạo các công đức, giảm dần dần cho đến hoàn toàn vĩnh viễn đoạn ác
thì mới hợp lý. Dẫu còn ăn mặn nhưng nên mua thịt làm sẵn, kiêng hẳn sát
sanh trong nhà.
Trích yếu sách Văn Sao Chánh Tục Tam Biên đại sư Ấn Quang
3. Hồi hướng
Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!
Trích: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
(Tuyển tập các bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/03/vi-sao-sau-khi-tung-kinh-niem-phat-chung-ta-phai-hoi-huong/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam môA Di Đà Phật- cám ơn cs Viên Trí và đạo hữu Phúc Bình đã giải thích rõ cho TC hiểu.Về Thuỳ miên tâm sở,TC được nghe qua bài”Khai thị của một bậc chân tu hoà thượng Thích Trí Tịnh có nói đến là.Ở những người bình thường “Thuỳ miên tâm sở” TMTS còn đầy đủ,nên họ ngủ bình thường.Nhưng với một người với công hạnh niệm phật khá cao đạt” Di Đà vô biệt niệm”Tức là Ý Trì thì tuỳ miên tâm sở dần dần cạn,dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ không được tinh thần tỉnh như sáo, lúc đó ban đêm niệm phật.TC nghe qua lời nói của thầy Thích TRí Tịnh là đúng với những gìTC đã chải qua cũng nhiều năm rồi nhưng sức khoẻ, tinh thần vẫn tốt.
Tuân Châu cũng từng nghe đĩa CD của thầy Giác Nhàn nói đến là thầy ban đêm thầy cũng ít ngủ hoặc ngủ không được, thời gian đó thầy niệm phật say sưa, mải miết tới khi quên ngủ luôn.
TC mong các bạn đồng đạo các liên hữu các sư thầy hoan hỉ, từ bi chia sẻ kinh nghiệm,đóng góp ý hay cho trang ” đường về cõi tịnh ”
Mong các liên hữu và các đồng đạo
A Di Đà Phật liên hữu TuanChau!
Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh có giảng dạy ngài không cần phải ngủ nhưng sức khoẻ và tinh thần vẫn tốt là vì một người khi tu đắc đạo thì tự nhiên ít ngủ. HTTT nói đó là vì đạo lực đạt đến mức độ khá cao.
Một vị chân tu Đã Đạt Bất Niệm Tự Niệm:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/09/khai-thi-cua-mot-vi-chan-tu-da-dat-bat-niem-tu-niem/
Lý do tại sao cần phải ăn chay xin xem video:
https://www.youtube.com/watch?v=iM9K22ku5po
A Di Đà Phật. Mình chỉ cầu nguyện mỗi ngày ăn chay niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng từ từ cho đến khi lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát .. đến hộ niệm rước sanh về cõi Cưc Lạc là đại phước đức rồi.
Hòa Thượng Thích Giác Hạnh giảng dạy rất hay cho mỗi hành gia tu Tịnh Ðộ cần phải học và hiểu trong một đoạn Kinh A Di Đà có nói:
https://www.youtube.com/watch?v=j8sfWU1u2Lo&feature=youtu.be
“Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc độ.”
Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật TuanChau,
Nếu bạn niệm Phật và vẫn không thể ăn chay truờng là vì bạn vẫn chưa tin sâu nguyện thiết vãng sanh Cực Lạc đó là lý do tại sao bạn vẫn muốn ăn thịt. Thánh chúng thiện nhơn ở cõi Cực Lạc ai thèm ăn thịt? Tin sâu nhân quả thì bạn sẽ ăn chay truờng ngay. Tin sâu nhân quả thì nên phát lòng từ bi rộng lớn đối với tất cả chúng sanh. Bạn nên thành tâm suy nghĩ tất cả các loài động vật bị giết vì thức ăn của chúng ta là quá ác thì ăn chay truờng rất dễ dàng. Bạn phải thành tâm sám hối nghiệp chướng thì ăn chay truờng rất dễ dàng. Phải quyết lòng phát Bồ Đề tâm thì sự mầu nhiệm của câu niệm Phật sẽ đạt được kết quả tốt. Công đức của danh hiệu A Di Đà Phật bất khả tư nghị không lý do nào tại sao bạn không thể ăn chay truờng trong vòng 1 năm nói chi đến 10 năm. Xin chia sẻ vài lời khuyên và kinh nghiệm của tôi cầu nguyện bạn đạt được thành công.
Nam mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật!
Xin chia sẻ chủ đề này với bạn đồng đạo Tịnh Độ.
http://thuvienhoasen.org/p75a18042/khi-khoa-hoc-nhin-thay-duc-phat
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mình có một số vấn đề về Sát Sinh chưa hiểu. Có Quý vị nào thông suốt xin chỉ giáo. Thành thật cám ơn!
Tất cả Chúng sinh đều bình đẳng. Như vậy giết hay cứu 1 con Vi trùng, con Kiến, Ruồi, Muỗi,1 Người là như nhau sao?
Nếu như mỗi ngày tắm lã nước bình thường thay vì đun sôi một ấm nước để pha tắm cho ấm thì vô tình đã cứu được hàng tỉ chúng sinh? Công đức vô lượng! Hay là chỉ cần uống một ly nước chưa đun sôi là đã cứu được hàng vạn con vi trùng?
Ruồi, Muỗi, Kiến, vi trùng không lẻ không giết? Hay là cứ theo nguyên tắc Nước sông không phạm nước Giếng,Nếu như phạm là xử đẹp.
Đại khái là như vậy. Xin được chỉ giáo.
Thành thật cảm ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mến gửi Thiên Phúc
Ư ý vân hà? (Ý bạn nghĩ sao?) Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, tương lai đều sẽ thành Phật. Do đó tất cả chúng sanh đều bình đẳng là cái thấy của người có tâm bình đẳng. Còn nếu người nào còn có tâm phân biệt (con người khác con vật) và chấp trước (con vật là đồ ăn để phục vụ nhu cầu ẩm thực của con người) thì cái thấy như vậy tức là vô minh. Cho nên theo mình nghĩ thì giết con Vi Trùng, con Kiến, Ruồi, Muỗi hay con Người đều là sát sanh vì không có lòng từ bi. Tuy nhiên đối với con người thì có điểm khác biệt như sau:
Sở dỉ giả hà? (Lý do tại sao?) Trong kinh Phật có ví dụ:” Số chúng sanh có được thân người như số cát dính nơi đầu ngón tay, còn số chúng sanh không có thân người như số cát của đại địa, có được thân người là rất hy hữu giống như con rùa mù ở giữa biển, ngàn năm mới trồi lên mặt biển một lần mà tình cờ bám được bọng cây, khi mất thân người rồi, muốn có lại thân người cũng sẽ khó giống như vậy”. Do đó khi bạn ăn trộm một đồng cũng là phạm tội trộm cắp, một trăm hay một ngàn, thậm chí một triệu hay một tỷ vẫn là phạm tội trộm cắp. Như vậy bạn muốn trộm một đồng hay trộm một tỷ? Trộm một đồng thì tội nhẹ một phần, trộm một tỷ thì tội phải nặng hơn gấp một tỷ lần chứ, có đúng không? Như vậy thì nhân nào quả nấy bạn ơi. Khi bạn giết con ruồi thì sẽ có kiếp nào đó bạn làm con ruồi để bị giết lại, đến khi bạn mang thân ruồi rồi thì bạn mới biết thân con ruồi có quý hay không. Khi giết con người thì một kiếp nào đó khi bạn mang thân con người, bị người khác giết lại, như vậy là uổng cho cơ hội của “con rùa mù 1000 năm trồi lên mặt biển, tình cờ bám được bọng cây” thế mà lại bị tước mất “bọng cây”, lúc này bạn sẽ nghĩ sao?
Khi xưa Phật cũng đã chế giới luật rằng các thầy tỳ kheo trước khi uống nước thì phải dùng cái đãi lọc. Ở thời đại văn minh thì người ta đã có máy lọc nước mà, không biết bạn ở vùng nào mà tình trạng nước bị như vậy?
Đối với loài muỗi thì khi xưa có một vị thầy nào đó đã phát tâm cởi trần cho muỗi hút máu để bố thí, thời nay hiếm có người làm được như vậy. Giết hay không là do nơi tâm bạn, nếu tâm bạn có lòng từ bi thì sẽ không giết hại chúng.
Hà dỉ cố? Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói:”Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục”.
Hựu, Quán Kinh cũng có nói:” Muốn sanh về Cực Lạc phải tu ba thứ phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, TỪ TÂM BẤT SÁT, tu thập thiện nghiệp.
2. Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi.
3. Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành. “
Tội sát sanh lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào ba nghiệp:
1. Thân nghiệp: Tự thân mình giết hại, như là vô tình đạp chết con kiến vì không thấy, không cố ý.
2. Khẩu nghiệp: Sai bảo người khác giết (nếu là cố ý) hoặc vô tình (chỉ chỗ con vật đang ẩn trốn để người khác giết.
3. Ý nghiệp: Thấy người giết, sanh lòng hoan hỉ, tán thán, ưa thích (khi xem phim thấy cảnh giết chóc mà sanh lòng ưa thích thì cũng giống như vậy).
Nếu chỉ có thân+khẩu, thân+ý hay khẩu+ý thì sẽ nhẹ hơn so với thân+khẩu+ý.
Chỉ là đôi lời chia sẻ mang tính chất tham khảo thêm cho biết vậy thôi chứ nói “chỉ giáo” thì không dám ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật liên hữu Thiên Phúc,
Xem tất cả chúng sanh đều bình đẳng từ con vi trùng, kiến, ruồi, muỗi, heo, gà, bò, người, v.v.. đó là tâm đại từ bi rất tốt trên con đường tu hành. Nhưng thực tế là chúng ta không thể tránh sự việc vô tình giết hại vi trùng trong nước. Đó là vì bất kỳ nước sử dụng nào cũng có ít nhiều vi trùng. Theo lời Phật dạy cho chúng Tỳ kheo nên phát khởi lòng từ bi thầm tưởng niệm khi thọ thực hoặc uống nước. Người Phật tử tại gia như chúng ta chỉ giữ 5 giới cấm (1) Không Sát Sanh tức là không giết người, không giết hại các sinh vật lớn (đây là mức tối thiểu nhất). Không giết hại tất cả chúng sanh dù đó là kiến, muỗi, v.v. là được rồi. Mỗi ngày niệm Phật hồi hướng cho oan gia trái chủ mình đã vô ý hoặc cô ý làm tổn hại cầu nguyện Phật Di Đà từ bi gia hộ cho siêu thoát vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Tốt nhất nên phát tâm từ bi ăn chay truờng mới xứng đáng là một Phật tử chân chính. Nếu còn ăn thịt chúng sanh còn gì để nói đến thiện với ác. Miệng niệm Phật tâm ta còn ăn thịt cách Phật còn xa. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ mà từ bi là căn bản. Căn bản không giết hại các sinh vật lớn còn chưa thực hành được lấy gì nói đến không giết hại con vi trùng? Lấy sự việc ăn chay truờng làm từ bi, niệm Phật làm trí tuệ cách Phật không xa.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật chào Huệ Tịnh, cảm ơn lời góp ý rất quý của liên hữu.Tc ngày đi dạy học 2 buổi / ngày nên chưa có thời gian ăn chay.Khi cơ duyên thích hợp Tc sẽ ăn chay.TC cũng tin luật nhân quả.Cảm ơn lời chia sẻ và kinh nghiệm của Huệ Tịnh. Mong được sẽ chia ăn chay trường của HT.NHư ban đầu bạn ăn như thế nào? Có gặp khó khăn gì ko?. Gia đình có ủng hộ bạn Ko? Nghề nghiệp có cho phép ko? Cảm ơn.Chúc Ht ngày càng tinh tấn.Địa chỉ mail của tc là : [email protected]
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật chào TuanChau!
Không có chi TuanChau. Nếu bạn đã hỏi về sự ăn chay trường của HT thì mình hoan hỷ sẽ chia với bạn. Thật ra HT sinh ra đã ăn chay không ăn thịt, cá được vì mùi và hương vị làm cho mình khó chịu. Nhớ hồi còn nhỏ mình chỉ ăn cơm với nước tương thịt kho của mẹ nấu ra giống như ngài lục tổ Huệ Năng. (Haha)
Khi lớn lên đến trung học sang nước Canada thì mình bắt đầu ăn thịt bò và gà nếu mùi không tanh. Thịt cá, heo, và các loại thịt khác nặng mùi tanh thì tuyệt đối không ăn được. Thì cứ ăn như vậy 1/2 chay 1/2 mặn cho đến khi 28 tuổi tự nhiên sau khi đọc cái quyển sách “Đường về Cực Lạc” của HTT Trí Tịnh mình lại phát tâm ăn chay trường tin tu theo pháp môn niệm Phật và nguyện vãng sanh Cực Lạc y như HTT Trí Tịnh chỉ dạy. Thì lúc đó mình rất tin tấn đi đứng nằm ngồi bất cứ nơi nào cũng niệm Phật và tụng kinh Di Đà khoảng 1 năm trời. Có 1 đêm mình chiêm bao thấy mình ngồi trong cái hoa sen đi theo Đức Phật Di Đà ở giữa chân ngài. Khi đó giật mình thức dậy là cỡ 5g sáng kể lại cho gia đình biết.
Nói tóm lại sự việc ăn chay trường thì cũng rất tự nhiên cha mẹ cũng hoan hỷ vì gia đình tin Phật pháp. Nhưng sau khi lập gia đình lúc 30 tuổi thì lại ăn chay ăn mặn 50/50. Vợ kêu phải ăn chút thịt vô mới có sức đi làm lo cho gia định. Thì mình cũ nghe lời theo nhưng mà khổ cái nửa là mình quên tu niệm Phật luôn hồi nào không biết. Cho đến năm nay 2014 hồi tháng 4 mình xem cái vụ tai nạn mất tích vô lý FLIGHT 370 trên tv và trang net tự nhiên không biết từ đâu có 1 sức mạnh quyết chí phải ăn chay trường tu hành niệm Phật lại. Thì bà xã nghe vậy quá ngạc nhiên sửng sốt không biết sẽ ủng hộ mình sao. Thì mấy tuần đầu 2 bên vì sự ăn uống và ngủ nghĩ tình dục mà gây lộn vì lúc đó tâm mình như là xuất gia rất mạnh tuy còn tại gia. Thành ra bà xã bực mình cái sự nhu cầu quá mạnh. Mình nói bả anh đã quyết tâm ăn chay không muốn ăn 1 miếng thịt nào nữa. Bả cứ nói không ăn chút thịt làm sao có sức. Mình thì trả lời cương quyết có chết cũng phải ăn chay. Chắc do lòng bồ đề kiên cố bay giờ đã hơn 3 tháng mình được bà xã ủng hộ và mình tùy duyên quan tâm tới bả và con cái.
Cho nên theo kinh nghiệm của mình mà nói sự phát bồ đề tâm mãnh liệt mới qua được cái biển nghiệp ác trược thì con đường tu hành mới yên ổn. Mình bây giờ đang phát tâm trì chú Đại Bi, thực hành pháp môn niệm Phật mỗi ngày để cầu nguyện hồi hướng cho bà xã và tất cả phát khởi lòng từ bi ăn chay trường bớt nghiệp sân giận.
Nếu bạn TC muốn được thành tựu như ý ăn chay trường thì mình khuyên bạn phát tâm trì chú Đại Bi (linh nghiệm) mỗi ngày ít nhất 7 biến thì sẽ được như ý. Trì chú Đại Bi trợ cũng giúp cho người tu niệm Phật thuận lợi và thành công. Thôi chúc bạn con đường tu hành gặp nhiều thuận duyên tinh tấn không bao giờ thối chuyển.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cho con hỏj con không quy y không đj chùa .con bjết phật pháp nhjệm màu nên con thành tâm njệm hồng danh a dj đà phật và làm rất nhjều đjều thjện mà đức thế tôn chỉ dạy .con chỉ njệm phật ở nhà con njệm phật như vậy có được ko phật có chứng cho con ko .và khj njệm phật xong con hồj hướng công đức njệm phật về tây phươg được không.