Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.
Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?
Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.
Ðức Quán Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn là hơn tất cả hạnh khác.
Mã Minh Ðại sĩ cho rằng: Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Ðức Như-lai.
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ-tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát tắt nhất của mọi loài.
Pháp môn Tịnh độ nhiếp cả Thánh phàm, nhiếp cả thiện ác, nhiếp cả chúng sanh, như biển lớn gồm thâu muôn dòng vậy.
Ấn Quang Ðại sư cũng từng nói: Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, cũng không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một. Còn nếu là bậc đã đoạn hoặc chứng chân mà cầu vãng sanh thời đốn siêu Thập địa. Bậc Thập địa mà cầu sanh thời mau viên Phật quả. Vì thế nên cả các ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ… các đại Bồ-tát đều nguyện vãng sanh. Ðến như những kẻ tạo ác cả đời, sắp đọa địa ngục, hồi tâm niệm Phật cũng được giải thoát, như các ông: Trương Thiện Hòa, Trương Chung Húc, Hùng Tuấn, Duy Cung… Hạng người phạm tội ác ấy mà còn được thành tựu thay, huống là những người chưa quá ác, huống là những người lành.
Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có lời huyền ký: “Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi sanh tử”.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.
Chân nghĩa của pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật mới biết hết.
Trong các Kinh nói về Tịnh độ, sở dĩ Phật không dùng lý để lập luận một cách chặt chẽ mà chỉ khuyến phát tín tâm và thực hành, không phải pháp môn Tịnh độ không có lý nghĩa vững chãi, chẳng qua vì nghĩa lý ấy quá thâm diệu và “bất khả tư nghị”, nên không thể nào nói hết. Cảnh giới Tịnh độ đã “bất khả tư nghị”, lại thêm ngữ ngôn chỉ hữu hạn, không thể nào nói đầy đủ được, dù cho có nói nhiều đến đâu, cũng chỉ diễn tả được một khía cạnh nào đó thôi, không sao tránh được thiếu sót, không sót bên nọ cũng sót bên kia, hoặc nói được một thì sót đến mười. Ðó là các lý do khiến Phật không lý luận mà chỉ khuyên tu trì, thực hành phép niệm Phật.
Chúng ta thử nghĩ, nếu phương pháp trì danh niệm Phật không phải thật có ý nghĩa cao siêu và công đức bất khả tư nghị thì tại sao trong Kinh “Phật thuyết A-di-đà”, Phật dạy rằng khi Phật nói kinh đó thì hết thảy chư Phật trong sáu phương đều tán thán và hộ niệm? Như vậy, thì biết rằng pháp môn ấy đặc biệt và nhiệm mầu như thế nào!
Vả lại, trong kinh có nói: “Không thể nhờ một ít nhân duyên phước đức thiện căn mà có thể vãng sanh được”. Tiếp đó Ngài lại dạy: “Bảy ngày chấp trì danh hiệu, đạt được nhất tâm bất loạn thì liền được vãng sanh”. Như thế thì thiện căn phước đức nhân duyên của sự chấp trì danh hiệu quả không phải nhỏ vậy.
Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chắp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp này làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.
Trích Những Lời Vàng về Pháp Môn Niệm Phật
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí, cho Độ hỏi: gia đình Độ 1,2 tuần đi ăn nhà hàng ăn buffet (ăn xã láng) seafood 1 lần. Mình ăn chay được 4 năm rồi, nhưng đi ăn nhà hàng Độ thường đi lấy seafood cho vợ, thịt cho con ăn như vậy mình có phạm giới không? Bây giờ Độ có nên đi với gia đình ăn buffet nữa không? Tiệc tùng toàn đồ mặn mình đến dự được không?
Nhờ Viên Trí góp ý cho Độ. Cảm ơn nhiều.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Độ
Đọc qua câu hỏi của bạn thì hình như trong ý của bạn có nghĩa là :”miển sao mình không phạm tội phạm giới là được còn vợ con ăn mặn phạm tội hay là tôm cua cá, nghêu sò ốc hến… chúng chết là chuyện của chúng, không liên quan đến mình”, liệu như vậy có phải là Nếu Nghĩ Đến Bản Thân Mình Trước Mọi Người Sau Thì Dù Tinh Tấn Tu Học Đến Mấy Cũng Đều Ở Ngoài Cửa Phật hay không?
Với câu hỏi thế này nếu chỉ nhìn thoáng qua thì không khéo sẽ nghĩ chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên chuyện nhỏ cũng sẽ thành chuyện lớn. Ví dụ như thầy trụ trì đặt tấm bảng ngoài cửa:” Xin vui lòng để giày dép bên ngoài “. Có một người vội vả hấp tấp đã mang giày vào chùa, sau đó xin lỗi. Thầy tri khách bảo:” Lở rồi, không sao đâu, chỉ là chuyện nhỏ “. Nhưng nếu như trời mưa, nhiều người giày dép đều dơ bẩn, khi nghe người này đồn rao lên :” Thầy tri khách nói, không sao đâu, chỉ là chuyện nhỏ, cứ mang giày dép vô đi “. Thế là mọi người đều mang sình đất vào trong chùa, bây giờ cả chánh điện cũng đã không còn trang nghiêm, đây mới là chuyện lớn. Tương tự như vậy, nếu câu hỏi của bạn được trả lời qua e mail cá nhân, hơn nữa bạn biết cũng không nói với ai thì là chuyện nhỏ. Còn khi đăng nơi đây có đến mấy ngàn người xem, ai ai người ta cũng đều lấy đó để làm gương mẩu mô phạm thì sẽ trở thành chuyện lớn.
Nếu như ở nhà bạn tự cắt cổ gà nấu cháo để ăn thì là “biệt nghiệp” của một mình bạn. Khi ra nhà hàng ăn hay đi chợ mua thịt cá làm sẳn thì mình sẽ mang “cọng nghiệp” với người khác. Cái cọng nghiệp này ít ai để ý vì mọi người thường hay nói:” Ôi! người ta giết nó chứ đâu phải mình, mình không ăn thì nó cũng đã chết rồi, đâu cứu lại được “. Cái thấy như thế là thấy gần mà không thấy xa, thấy ở một góc độ mà không thấy hết toàn diện giống như câu chuyện người mù rờ voi: “ông thứ nhất rờ trúng tai voi nên nói con voi giống như cái quạt, ông thứ hai rờ trúng chân voi nên nói con voi giống như cái cột nhà, ông thứ ba rờ trúng bụng voi nên nói con voi giống như cái trống chầu, ông thứ tư rờ trúng đuôi voi nên nói con voi giống như cây chổi, ông thứ năm rờ trúng vòi voi nên nói con voi giống như cái ống vòi”.
Do đó nếu như VT nói :”không sao, chỉ là chuyện nhỏ” thì mấy ngàn người tu tại gia trên mạng đọc được ở đây, chiều nay sẽ kéo nhau ùn ùn dẫn vợ con đi ăn nhà hàng seafood, khi ra nhà hàng rồi thì vợ con sẽ nói:” Nó chết rồi, không ăn cũng đâu cứu lại được. Hơn nữa em ăn hay anh ăn thì có khác biệt gì hay là anh cùng ăn với mẹ con em cho vui “. Thế là cả nhà cùng ăn luôn như vậy thì vì câu nói của VT mà làm cho nhà hàng seafood bán đắc hơn bình thường, sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Sáng hôm sau khi mà nhân viên kiểm kho của nhà hàng seafood vào trong kho xem lại thì thấy lượng thịt cá vơi đi rất nhiều. Theo nguyên tắc làm việc của anh ta thì trong kho lúc nào cũng phải dự trữ 10 phần, nếu vơi 3 phần thì order thêm 3 phần, nếu vơi 8 phần thì order thêm 8 phần. Do đó kỳ này anh ta sẽ gọi cho công ty cung cấp thủy hải sản cho nhà hàng để đặt nhiều hơn. Công ty cung cấp thủy hải sản khi mà bị vơi nhiều hàng tồn kho thì họ sẽ gọi cho các tàu đánh bắt, các trại chăn nuôi gia súc gia cầm để đặt nhiều hơn và do đó các tàu đánh bắt sẽ tăng thêm giờ làm, mướn thêm người, mua thêm tàu để đánh bắt nhiều hơn nữa và do đó sẽ chết chóc nhiều hơn nữa.
Ngược lại nếu như VT nói:” bạn phải có phương tiện khéo để khuyên vợ con ăn chay kỳ và tập lần cho tới trường chay là tốt nhất “. Tuy là bạn làm chưa được nhưng cái gương mẩu đã đưa ra thì những người tu tại gia khác cũng sẽ cố gắng khuyên vợ chồng con cái tập ăn chay kỳ cho đến khi tất cả đều ăn chay trường hết thì chợ sẽ bị ế vì không bán được thịt cá nữa.
Khi mà thịt cá bị ế thì sau nhiều ngày nhiều tháng sẽ bị hư thối, lúc đó người nhân viên quản lý thịt cá trong chợ sẽ báo cáo lên người giám đốc của siêu thị là tình trạng đang bị ứ đọng, không tiêu thụ được, nếu tiếp tục nhận order thêm thì sẽ bị chôn vốn, thậm chí lổ vốn. Người giám đốc siêu thị nghe nói thế quyết định ngưng đặt hàng. Lúc này thì các tàu đánh bắt sẽ không bán được nên không có tiền trả cho nhân viên và tiền xăng dầu, các lò sát sanh cũng bị như vậy cho nên đành phải giải nghệ bớt thôi. Khi mà tàu đánh bắt và lò sát sanh giải nghệ thì chết chóc sẽ không còn xảy ra.
Chính vì thế cho nên người ăn mặn chính là NHÂN để tạo ra QUẢ sát sanh. Trong quá trình từ nhân thành quả phải hội đủ duyên, có rất nhiều duyên. Khi gặp thuận duyên thì sớm trổ thành quả như là người bồi bàn nhanh lẹ, anh đầu bếp khéo tay, người đánh bắt hăng say, lò sát sanh hoạt động tích cực, anh đồ tể khỏe mạnh… Có nhiều người nghĩ anh đồ tể là trực tiếp sát hại nên tội nặng nhưng anh ta chẳng qua chỉ là làm công cho chủ mà thôi, chủ bảo sao thì làm vậy. Nếu không trả tiền công thì anh ta đâu có giết làm gì. Cho nên đối với anh ta thì đồng tiền mới chính là con dao mổ thật sự. Đồng tiền trả cho anh đồ tể là từ người chủ mà ra. Người chủ lấy tiền này từ khách hàng mà ra. Người chủ thường hay dặn dò nhân viên bên dưới:” Khách hàng là thượng đế “. Do đó mỗi khi khách hàng phàn nàn :” Thịt cá không được tươi, không được ngon…” thì người chủ sẽ tăng cường cải tiến và với công nghệ hiện đại để được lợi nhuận cao thì các nhà sản xuất đã dùng những thứ thuốc chóng lớn, thuốc kích thích…làm cho các loài gia súc gia cầm càng khổ sở hơn nhiều. Chẳn hạn như loài gà lớn quá nhanh, chân còn nhỏ mà thân quá mập nên đứng không được, bình thường thì lâu lâu mới đẻ nhưng bây giờ phải đẻ mỗi ngày thậm chí nhiều lần trong ngày cho nên càng khổ sở hơn gấp bội.
Cho nên việc bạn chở vợ con ra nhà hàng rồi trả tiền, lấy thức ăn cho vợ con hay lấy để bỏ rác…cũng là trợ duyên cho việc sát sanh, cũng là cọng nghiệp, tuy không nhiều nhưng lâu ngày chày tháng thì tích tiểu thành đại. Vả lại nhân mà không gặp thuận duyên thì không thể trổ thành quả được, nếu như gặp nghịch duyên thì có thể nhân sẽ mất luôn. Ở câu chuyện này thì NHÂN chính là vợ con ăn mặn, DUYÊN có rất nhiều nhưng có một phần của bạn trong đó, QUẢ là cái chết sau này của các loài thủy tộc, hải sản. Thuận duyên tức là bạn chở vợ con ra nhà hàng rồi mua đồ ăn, lấy đồ ăn cho vợ con hoặc bỏ rác. Có hai duyên thuận, 1 là làm cho đồ ăn vơi đi để ngày mai người kiểm kho order nhiều hơn, 2 là đưa tiền cho nhà hàng để góp phần trả lương cho nhân viên tàu đánh bắt và các vị đồ tể nhằm tiếp tục duy trì công việc của họ. Nghịch duyên tức là khuyên vợ con nên tập ăn chay kỳ lần lần cho đến trường chay và phóng sanh. Ngoài ra “vô duyên” tức là chuyện đó mình không có tham dự hay bàn ra tán vào gì cả nên cũng sẽ không có cọng nghiệp vậy.
Nói tóm lại, kinh Pháp Hoa nói:”Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục”. Do đó người nào có tâm từ bi, có cái thấy bình đẳng giữa người và vật (loài vật tuy hình thể có sai khác nhưng cũng có linh tánh giống như con người, tương lai sẽ thành Phật, quá khứ vô lượng kiếp về trước thì chắc cũng là ông bà cha mẹ, anh chị em của mình) thì sẽ tự biết phải làm thế nào mà không cần phải hỏi ai. Còn nếu như người nào có phân biệt (con người khác con vật) và chấp trước (con vật chính là đồ ăn để phục vụ cho nhu cầu của con người) thì cũng sẽ biết phải làm như thế nào mà không cần phải hỏi ai. Cho nên hỏi là hỏi vậy thôi, khi hành sự thì tâm dẫn đầu. Phật tại tâm mà ma cũng tại tâm, nếu tâm Phật lớn hơn tâm ma thì sẽ hành sự giống như Phật còn nếu tâm ma lớn hơn tâm Phật thì sẽ hành sự giống như ma thôi. Do đó người niệm Phật cũng là làm cho tâm Phật của mình lớn mạnh để sau này tâm Phật sẽ soi đường dẫn lối cho mình đi về với Phật không bị lạc vào ma đạo vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin chào Viên Trí, mình là người mới bắt đầu tu Tịnh Độ được khoảng 6 tháng, trong quá trình niệm phật mình hay nhìn vào ảnh của đức A Di Đà và niệm thánh hiệu của ngài, khi nào không nhìn thì mình nhắm mắt và quán tưởng hình ảnh của ngài nhưng mấy ngày gần đây mình thường bị nóng và đau phần đỉnh đầu: khu vực đỉnh và phần thóp,còn hai bên vùng thái dương thì căng cứng khi đọc kinh và niệm phật rất khó chịu, đọc một số tài liệu thì thấy có nói về chứng niêm phật dụng công không đúng bị khí hư hỏa bốc lên làm đau đầu. Xin Viên Trí tư vấn cho mình làm cách nao thoát khỏi tình trạng này để tiếp tục niêm phật tu hành. Mình xin cảm ơn!
A Di Đà Phật. Xin chao Viên Trí,mình đang bị vướng mắc môt việc xin Viên Tri giúp cho.Mình vừa theo pháp môn Tịnh Độ được gần 6 tháng.Trong quá trình tu tập niêm phật mấy ngày nay mình thường bị đau đầu: phần đỉnh đầu và thóp sờ vào rất nóng,hai bên thái dương căng cứng nên khi niệm phật rất khó.Tham khảo một số tài liệu thấy nói rằng khi niệm phật dụng công không đúng cung bị như vậy,mình xin Viên Trí giúp cho, nếu đúng là bị như vậy mình phải làm gì để hết đau đầu để tiếp tục niêm phật. Mình xin cảm ơn!
Mình cũng bị giống bạn đây, hiện tại khí nóng trong đầu đã thoát hết ra ngoài qua đỉnh đầu nhưng lực ép gây nặng đầu vẫn còn mình cảm thấy nó giống như một luồng khí chạy nên mình cũng hơi lo
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình cũng bị sau lưng,gáy và đầu.bình thường không niệm vẫn cứ bị nóng người,bốc hỏa
Chào các bạn đạo hữu mình không phải cư sĩ cũng không phải tỳ khưu neo ưu bà tắc gì đó.vvv.. mình chỉ là người bình thường là 1thiện nam tử.mình có tu pháp môn niệm phật mình cũng muốn niệm quan thế âm bồ tát và cũng học pháp quán chiếu nữa như vậy mình có thể vãng sanh thế giới cực lạc không vì minh nghe người ta nói tu thì chỉ tu 1pháp môn thôi mới thành tựu.cũng tại đây mình muốn hỏi niệm quan thế âm thế nào vì mình chưa biết niệm
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Quân và Hoằng Phú,
Trong hồi đáp cùng bạn Ánh ngày 05.07.2014 về trường hợp khi chưa niệm Phật thì không sao, nhưng niệm Phật xong luôn thấy đỉnh đầu, trán nóng ấm (đọc tại đây), nay hai bạn cũng mắc phải những triệu chứng tương tự nên TN ráng ghi cụ thể hơn để hai bạn cùng các Đạo hữu khác mới phát tâm niệm Phật biết rõ nguyên nhân từ đâu? Tại sao mình mắc chứng đó? Và cách khắc phục để có thể yên tâm niệm Phật.
Khi niệm Phật thường bị nóng và đau phần đỉnh đầu, mắt nhức nhối khó chịu có hai nguyên nhân chính:
1. Do các bạn niệm Phật quá lớn tiếng lại niệm niệm liên tục không dứt=khí nóng sẽ bốc lên mặt, lên đỉnh đầu và làm cho mắt cũng bị bốc hoả.
2. Các bạn dùng vọng tâm để niệm Phật, thay vì niệm Phật để chế vọng.
Đại Sư Ấn Quang đã giải thích về hai trường hợp này rất cụ thể, TN xin ghi lại để hai bạn cùng các Đạo hữu khác cùng biết rõ để tránh:
*Sở dĩ gần đây những người tu hành phần nhiều bị ma dựa, đều là do tâm tháo động, vọng niệm, mong cầu cảnh giới thù thắng. Đừng nói là cảnh ma, dẫu cho cảnh ấy là cảnh thù thắng, vừa sanh tâm tham chấp, hoan hỷ v.v… bèn bị tổn hại, chẳng được lợi ích, huống chi cảnh ấy chưa đích xác là cảnh thù thắng ư?
Nếu người ấy có hàm dưỡng, không mang tâm bộp chộp, vọng động, tâm không tham đắm, dù thấy các cảnh giới cũng hệt như không thấy. Đã không sanh tâm hoan hỷ, tham đắm, lại chẳng sanh tâm sợ hãi, kinh nghi, thì đừng nói là người ấy sẽ được lợi ích khi cảnh thù thắng hiện, dẫu là cảnh ma hiện cũng vẫn được lợi ích. Vì sao vậy? Do chẳng bị ma chuyển nên có thể tiến lên….
*Lúc niệm Phật, mí mắt nên rủ xuống, chớ nên căng thẳng tinh thần quá mức đến nỗi tâm hỏa bốc lên, rất có thể bị những chứng bệnh ngứa đầu, đau đầu v.v… cần phải điều hòa cho thích đáng. Hễ niệm lớn tiếng thì chớ nên cố sức quá mức để khỏi bị bệnh. Lần chuỗi niệm có thể ngừa được sự lười nhác, nhưng lúc tịnh tọa chẳng được lần chuỗi, hễ lần chuỗi thì do ngón tay động nên tâm chẳng định được, lâu ngày ắt thành bệnh.
*Pháp Niệm Phật há nên chấp chặt vào lề lối nhất định, cổ nhân lập ra phương pháp giống như tiệm thuốc có đủ các loại thuốc. Cách dùng của chúng ta là phải phù hợp với tinh thần, khí lực và thiện căn xưa kia của chính mình. Niệm Phật lớn tiếng hoặc nhỏ tiếng, hoặc [niệm] Kim Cang, hoặc niệm thầm, không cách nào chẳng được. Hễ hôn trầm, chẳng ngại gì niệm lớn tiếng để đẩy lùi cơn hôn trầm tán loạn thì cũng được. Nếu thường niệm lớn tiếng, ắt sẽ đến nỗi bị bệnh. Đừng nói người thông thường chớ nên thường [niệm] như vậy, dẫu là người hết sức khỏe mạnh cũng chớ nên thường như thế.
*Niệm Phật nhắm mắt dễ bị hôn trầm. Nếu không khéo dụng tâm rất có thể gặp cảnh ma! Chỉ buông hờ mí mắt (tức là giống như mắt các tượng Phật vậy) thì tâm sẽ lặng xuống, chẳng sôi động, cũng chẳng bị hỏa bốc lên đầu. Nếu ông niệm Phật mà trên đầu [dường như] có vật gì rờ đụng, hoặc lôi kéo v.v… là vì suy tưởng trong lúc niệm Phật khiến cho sóng tâm thức dâng trào đến nỗi tâm hỏa bốc lên.
* [Niệm Phật theo lối] Truy Đảnh (Truy Đảnh là niệm Phật liên tiếp, câu sau gối lên câu trước không xen hở chút nào.) dễ bị bệnh. Niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hay thầm niệm, đều tùy theo tinh thần của chính mình mà điều chỉnh để dùng. Há nên chấp chết cứng một pháp đến nỗi bị bệnh ư? Tùy Tức (Truy Đảnh là niệm Phật liên tiếp, câu sau gối lên câu trước không xen hở chút nào) chẳng bằng Tịnh Thính (lặng lẽ lắng nghe), bởi lẽ Tùy Tức không khéo thì cũng bị bệnh, còn Tịnh Thính thì chẳng bị bệnh! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, Đáp lời hỏi của Huyễn Tu Học Nhân)
*Nếu buông rủ mí mắt và hướng tâm suy tưởng xuống phía dưới thì tâm hỏa chẳng bốc lên, bệnh ấy sẽ mất đi. Chớ nên lầm tưởng [hiện tượng] ấy là công phu [đã đạt đến mức], cũng đừng sợ đấy là ma cảnh, chỉ chí thành nhiếp tâm mà niệm, và tưởng bản thân đang ngồi hoặc đứng trên hoa sen, nhất tâm tưởng ta đang ngồi hay đứng trên hoa sen thì hiện tượng ấy sẽ tự nhanh chóng biến mất. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ Trầm Di Sanh)
* Người học Phật nhất cử nhất động đều phải lưu tâm. Đối với việc niệm Phật phải chí thành. Nếu khi nào trong tâm khởi lên đau buồn, đấy cũng chính là tướng thiện căn phát hiện, chớ nên để thường xảy ra như thế. Nếu không, sẽ bị ma bi thương dựa vào. Phàm có chuyện gì thích ý, chớ nên hoan hỷ quá mức. Nếu không, ắt bị ma hoan hỷ dựa.
*Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ, ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.
*Người học đạo tâm chớ nên thiên chấp. Hễ thiên chấp sẽ đến nỗi mất trí điên cuồng; chẳng những vô ích mà còn bị hại! Nếu tịnh nghiệp chín muồi, vãng sanh ngay bữa nay càng tốt. Nếu chưa chín muồi mà cứ muốn được vãng sanh ngay, sẽ trở thành “nhổ mạ để giúp cho nó mau lớn!” Thật sợ rằng hễ ma sự dấy lên, chẳng những chính mình không thể vãng sanh được, mà còn khiến cho kẻ vô tri đều lui sụt tín tâm, bảo là: “Niệm Phật tổn hại vô ích!” Như ông X… nọ là tấm gương tầy đình, mối hại ấy quả thật chẳng nông cạn vậy!
*Xin hãy đem cái tâm quyết định [mong được vãng sanh] đúng kỳ hạn ấy đổi thành cái tâm “chỉ mong mau được vãng sanh’. Dẫu không được vãng sanh [mau chóng], cũng chẳng áy náy gì, chỉ chí thành chí kính để mong khi hết báo thân sẽ được vãng sanh thì không bị vọng niệm bộp chộp vón cục lại [trong tâm] đến nỗi mắc họa chuốc lấy ma sự!
*Tu tập Tịnh Độ hãy tùy phần tùy sức, há cứ phải bỏ sạch muôn duyên thì mới tu trì được ư? Ví như đứa con hiếu nghĩ đến mẹ hiền, gã dâm mơ tưởng gái đẹp, tuy hằng ngày bận bịu trăm bề, một niệm ấy không có lúc nào quên bẵng. Người tu Tịnh Độ cũng phải giống như thế, mặc cho hằng ngày công việc bận bịu tơi bời, quyết chẳng để tâm quên lãng niệm Phật thì sẽ đạt được yếu quyết. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3, Thư trả lời cư sĩ Giang Hữu Truyền)
* Niệm ra tiếng thì có thể niệm sáu chữ, chứ niệm thầm trong tâm thì nhiều chữ quá sẽ khó niệm, hãy nên niệm bốn chữ… Từ sáng đến tối, ngủ thì để mặc đó, thức dậy lại niệm tiếp. Lấy niệm Phật làm bổn mạng nguyên thần của chính mình quyết chẳng buông bỏ lúc chút thời gian nào, ngõ hầu siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, vãng sanh Tây Phương. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Thư trả lời cư sĩ Thang Huệ Chấn)
* Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay ở trong lục đạo không nghiệp nào chẳng tạo. Nếu không có tâm tu hành, sẽ đâm ra chẳng cảm thấy có những ác niệm cổ quái, hiếm lạ ấy. Nếu phát tâm tu hành, [sẽ cảm thấy] những thứ ý niệm ấy càng nhiều hơn thêm (Đây chính là do chân – vọng soi lẫn nhau mà hiển hiện, chứ không phải là trước kia không có, chỉ là do chúng chẳng hiện rõ mà thôi). Lúc ấy, hãy nên tưởng A Di Đà Phật ở trước mặt ta, chẳng dám có một tạp niệm vọng tưởng, chí thành, khẩn thiết niệm thánh hiệu Phật (hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm), ắt phải sao cho từng câu từng chữ trong tâm niệm rõ ràng, phân minh, miệng niệm rõ ràng, phân minh, tai nghe rõ ràng, phân minh. Thường niệm được như thế thì hết thảy tạp niệm tự nhiên tiêu diệt.
*Khi tạp niệm khởi lên, hãy đặc biệt đề khởi toàn bộ tinh thần niệm Phật, chẳng để cho nó tác quái trong tâm ta. Nếu có thể thường niệm được như thế thì ý địa tự nhiên thanh tịnh; lúc tạp niệm vừa mới dấy sẽ giống như một người chống lại vạn người, tâm chẳng thể có chút [ý niệm] thong thả, dễ dãi nào. Nếu không, nó sẽ thành chủ của ta, ta sẽ bị nó hại. Nếu liều hết tánh mạng chống lại nó, nó sẽ bị ta xoay chuyển, đấy gọi là “chuyển phiền não thành Bồ Đề”.
*Ông có thể thường đem vạn đức hồng danh của Như Lai để cực lực kháng cự thì lâu ngày chầy tháng tâm sẽ tự thanh tịnh. Tâm đã thanh tịnh rồi, vẫn cứ niệm y như cũ chẳng buông lung, thì nghiệp chướng tiêu, trí huệ mở mang. Chớ nên sanh lòng gấp rút, vọng động, bất luận ở tại nhà hay ở nơi am đều phải kính trên, hòa dưới, nhẫn được những điều người khác chẳng thể nhẫn, làm được những chuyện người khác chẳng thể làm, chịu nhọc nhằn thay cho người khác, thành tựu sự tốt đẹp cho người ta. Khi tịnh tọa thường nghĩ đến lỗi mình, lúc chuyện gẫu chẳng bàn lỗi của kẻ khác. Đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, từ sáng tới tối, từ tối tới sáng, một câu Phật hiệu chẳng để gián đoạn, hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm, trừ niệm Phật ra, chẳng khởi lên niệm nào khác.
*Nếu lỡ vọng niệm dấy lên, hãy lập tức làm cho nó tiêu diệt. Thường sanh lòng hổ thẹn và sanh lòng sám hối. Dẫu có tu trì, luôn cảm thấy mình công phu rất cạn, chẳng tự khoe khoang, kiêu căng, chỉ bận tâm đến chuyện trong nhà của chính mình, chẳng dính tới chuyện nhà người khác, chỉ thấy những gương tốt, chẳng thấy những gương xấu. Thấy hết thảy mọi người đều là Bồ Tát, chỉ có mình ta quả thật là phàm phu. Nếu ông có thể làm theo những điều tôi đã nói, chắc chắn sẽ sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 2, Thư trả lời cư sĩ Diệp Phước Bị – 1)
*Còn như niệm Phật, tâm khó quy nhất, hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm, sẽ tự có thể quy nhất. Không pháp nhiếp tâm nào chẳng trước hết phải chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành mà muốn nhiếp tâm thì chẳng có cách nào cả! Nếu đã chí thành mà vẫn chưa thuần nhất, hãy nên lắng tai nghe kỹ, bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm, đều phải niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng lọt ra, âm thanh lọt vào tai (niệm thầm dẫu miệng không động, nhưng trong ý vẫn có tướng miệng niệm), tâm – miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch, tai nghe cho rõ ràng, rành mạch. Nhiếp tâm như thế, vọng niệm tự dứt.
*Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số (nhớ số bằng mười niệm), tức là đem sức lực toàn tâm đặt nơi một tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [thuở ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé! Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho “vạn người tu, vạn người về”.
*Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi, tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.
*Nếu vẫn thấy mệt, nên từ câu một đến câu ba, từ câu bốn đến câu sáu, từ câu bảy đến câu mười, chia làm ba hơi để niệm. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho rõ ràng, nghe cho rõ ràng, vọng niệm không chỗ chen chân, nhất tâm bất loạn, niệm lâu ngày sẽ tự đạt được.
*Phải biết mười niệm này giống như cách nhiếp vọng bằng pháp Thập Niệm buổi sáng, nhưng công dụng khác xa. Buổi sáng mười niệm thì hết một hơi là một niệm, chẳng luận số câu niệm Phật nhiều – ít. Cách này lấy một câu Phật hiệu làm một niệm, còn cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào buổi sáng. Nếu niệm hai mươi, ba mươi hơi sẽ tổn khí thành bệnh. Cách niệm này một niệm là một câu Phật hiệu, tâm biết một câu, niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười, dẫu cả ngày niệm mấy vạn tiếng cũng đều nhớ như thế. Chẳng những trừ vọng, lại còn dưỡng thần tốt nhất. Niệm mau hay chậm trọn không trở ngại, từ sáng đến tối, không gì không thích hợp.
*So với cách lần chuỗi nhớ số, lợi ích khác nhau một trời một vực. Cách kia (tức cách niệm bằng lần chuỗi) thân mệt, thần động, cách này thân nhàn, tâm an. Nhưng lúc làm việc nếu khó nhớ số thì cứ khẩn thiết niệm thẳng. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số như cũ. Dẫu ý niệm loang loáng đến đi, cũng vẫn quẩn quanh chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần phải nói nữa, nếu là hạng độn căn như bọn ta, bỏ pháp Thập Niệm Ký Số này, muốn nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, thật khó khăn lắm!
*Lại phải biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này tuy cạn mà sâu, tuy nhỏ mà lớn, là pháp chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ nên thường kính tin lời Phật, chớ vì mình thấy không đến nơi đến chốn bèn sanh nghi hoặc, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây bị mất, chẳng thể rốt ráo tự đạt được lợi ích thật sự, đáng buồn lắm! Lần chuỗi niệm Phật chỉ nên làm trong hai lúc đi và đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần [mà lần chuỗi] thì do tay động nên thần chẳng an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này đi, đứng, nằm, ngồi, không gì chẳng thích hợp! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên, quyển 1, Thư trả lời cư sĩ Cao Thiệu Lân)
* Nhiếp tâm niệm Phật chắc chắn chẳng phải là phương cách dễ dàng, nhưng pháp nhiếp tâm chỉ có xoay cái Nghe trở lại quả thật là bậc nhất! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4, Thư trả lời cư sĩ Lưu Chiêm Minh (Quán Thiện)
Thiện Nhân mong các bạn hoan hỉ đọc thật kỹ những lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư nói trên trước khi bước vào thực hành. Nếu có điều gì hai bạn còn khúc mắc, mong hai bạn hoan hỉ hồi đáp, các Đạo hữu sẽ cùng chia sẻ với các bạn.
Chúc hai bạn sớm vượt qua những chướng duyên trên và tìm được một phương pháp niệm Phật tối ưu cho riêng mình.
Thiện Nhân
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí: cảm ơn VT đã hồi âm cho Độ.
Mình có vài câu hỏi nhờ VT góp ý dùm: 4 năm nay mình nghĩ đã ăn chay, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc: đi chợ mua thịt, đồ biển…Ăn Mcdonnal, burger king, ăn nhà hàng… Là mình phải bị cộng nghiệp sát sanh? Từ lúc bảo lãnh vợ con qua Mỹ đến bây giờ, phần nhiều việc chợ búa, chở gia đình ăn uống là Độ lo, bây giờ ba, mẹ, và 2 em bên vợ ở chung với mình, mọi chuyện nấu ăn đều do vợ nấu. Gia đình vợ ở gần biển qua đây thích ăn đồ biển hơn vì tươi. Vợ tạo thêm nghiệp sát sanh, mình lại bi cộng nghiệp? VT cho mình ý kiến làm sao khỏi bị cộng nghiệp? Làm cách nào từ chối vợ đi chợ (đồ mặn), ăn nhà hàng? Tiệc ăn mặn nên từ chối đi ko? Có bí quyết nào để chỉ Độ khuyên gia đình ăn chay? Mình khuyên gia đình niệm Phật, NVSTPCL còn chưa làm được? Độ Có khuyên vợ ăn chay rồi ,nhưng vợ chưa làm được. Hồi âm cho Độ, cảm ơn Viên Trí
Amitabha…
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Độ
Như ở phần trên VT có nói là phải có “phương tiện khéo”. Phương tiện khéo tức là tùy cơ ứng biến, không có một công thức cố định vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tuy nhiên việc đầu tiên là mình phải hòa đồng, thân thiện để có cảm tình trước, chớ nên tạo ra không khí căng thẳng, tuy biết là vậy nhưng không nên nói:” ăn chay là hay, là tốt còn ăn mặn là xấu, là dơ, là tội…” làm cho người ta sanh lòng tự ái mặc cảm thậm chí nổi sân rồi sanh ra thị phi tranh chấp, cải vả là điều không hay.
Có bí quyết nào để chỉ Độ khuyên gia đình ăn chay? Tùy từng trường hợp, tùy hoàn cảnh gia đình của mỗi người và cũng tùy vào cái thiện căn của người ăn mặn hiện tại ở mức độ nào mà việc khuyên ăn chay sẽ khó hay dể. Nhưng không phải nói “ăn chay đi” là người ta chịu ăn chay đâu mà phải có phương tiện khéo. Phương tiện khéo có rất nhiều, ở đây VT đơn cử vài ví dụ cụ thể cho những trường hợp mà thiện căn người ăn mặn đã phát triển:
1. Không phân biệt chay mặn: Như là lúc trước em của VT (là CH) còn ăn mặn, VT là người đi chợ nấu ăn, VT quyết định nấu món cà ri chay với bún, bánh mì. Khi CH ăn xong thì khen ngon sau đó có thắc mắc:” Ủa, sao không thấy thịt gà đâu vậy? ” VT vừa nói vừa đùa:” Ây có cũng vậy, không có cũng vậy, không phải đã no rồi sao? Nếu muốn thì ngày mai mua thịt gà bổ sung vô thôi. “. Sau đó chuyển sang đề tài khác, thấy CH không có phản đối gì.
2. Không biết cách làm đồ mặn: Một lần khác thì VT nấu canh chua có khóm, cà chua, đậu bắp, cần tàu, đậu hủ…Sau khi ăn xong thì CH khen ngon nhưng lại hỏi:”Ủa sao không thấy cá bông lau vậy?”. VT nói: “vì không biết cách làm cho giống người ta, chỉ sợ làm không khéo nó bị hôi tanh thì khó ăn lắm”.
3. Ngon là do gia vị: VT đi chợ mà trong giỏ toàn là đồ chay, chỉ có cái đùi gà là đồ mặn. Khi về nhà luột chín rồi nói:” Muốn ăn thịt gà bổ sung thì có đây “. CH xem thử, ngửi thử rồi lắc đầu, tỏ vẻ không thích. Nhân lúc đó thì VT nói: ” Nếu mày chê vậy thì tao cho con chó ăn “. Sẳn đó VT nói tiếp:” Sở dỉ nó ngon là do gia vị chứ bản chất của thịt cá vốn là như thế (hôi tanh) có gì mà ngon. ” Thực tướng đã ngay trước mắt nên CH có lẻ đã chấp nhận vì không thấy nêu ý kiến gì.
4. Ăn chay miển phí, ăn mặn phải tốn tiền, tốn công, tốn thời gian : … Câu chuyện lắc nhắc như vậy hãy còn rất nhiều nhưng từ đầu chí cuối, VT không hề khuyên ăn chay, chỉ là nấu đồ chay cho ăn vậy thôi rồi từ từ CH đã ăn chay trường từ lúc nào mà không hay biết, bây giờ thì còn phát tâm niệm Phật, phóng sanh nữa…
Tiệc ăn mặn nên từ chối đi ko? Đi hay không thì không quan trọng mà phải xem nơi tâm mình có Phật hay có ma? Nếu có ma thì mình nghĩ tới đó để ăn thịt uống rượu miển phí lại xả giao làm quen để mai này có chuyện cần nhờ cậy, giúp đở. Nếu tâm mình có Phật thì ở nhà tịnh tu cũng tốt, nếu đi thì rộng kết thiện duyên, tùy cơ nói pháp cũng tốt. Khi tới đó cũng phải có phương tiện khéo, không phải nói :”tu đi” là người ta chịu tu đâu. Mình tới đó phải xem tình hình (quán cơ), nếu thấy thuận tiện thì mới khai thị, bằng không thì thôi, ăn bánh uống nước ngọt rồi về. Ví dụ như người ta hỏi :”Sao không ăn thịt?” Nếu nhắm chừng người ta cố chấp quá, không độ được thì mình nói:”Ở nhà mới ăn rồi, còn no, anh/chị cứ tự nhiên”. Còn nếu thấy người ta có thiện duyên thì mình sẽ mở đầu đại khái như câu chuyện của VT:” Lúc xưa mình cũng ăn thịt uống rượu…từ lúc bệnh tới giờ, sợ quá nên cử “. Nếu người ta quan tâm hỏi tiếp thì mới nói nữa:” Bệnh của mình kỳ lạ lắm, đi nhiều bác sỉ, vào nhà thương lớn cũng không trị hết…từ khi biết ăn chay và niệm Phật, phóng sanh…thì tự nhiên không chữa mà tự lành”.
Làm sao khỏi bị cộng nghiệp? Nghiệp có ba phần: Ý nghiệp là chỗ quan trọng nhất tức là thấy người sát sanh không được sanh lòng hoan hỉ. Khẩu nghiệp là thấy người sát sanh không nên tán thán hay cổ vủ, động viên, khích lệ. Hai điều này rất dể thực hiện. Thân nghiệp thì cố gắng giử làm sao đừng để bị liên lụy, mình không khuyên được thì cũng chớ nên trợ giúp sát sanh.
Làm cách nào từ chối vợ đi chợ (đồ mặn), ăn nhà hàng? Mình có thể đi chợ mua đồ chay và ăn nhà hàng chay mà. Bạn chìu ý vợ là vì sợ vợ mắng hay vợ bỏ? Khi vợ mắng thì Cám ơn người mắng ta vì họ giúp ta tiêu nghiệp. Vợ bỏ là tự cô ta bỏ đi, đâu phải mình đuổi do đó mình cũng đâu có tội vạ gì. Hơn nữa cô ta chỉ hù, hâm dọa thôi, chưa chắc đâu. Mỗi khi giận hờn thì cặp vợ chồng nào cũng hay nói như vậy nhưng khi ra tòa thì không dám ký giấy ly hôn, khi chia tay rồi thì còn muốn nối lại tình xưa. Bởi vì Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm. Có lẻ bạn còn chưa phân biệt giữa tâm “ái” và tâm “từ bi”. Tâm từ bi là rộng lớn bao la, xuất thế gian còn tâm ái (nam nử tư tình) thì chỉ nhỏ hẹp và sẽ dẫn dắt vào lục đạo luân hồi. Cho nên Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cư Sỉ Viên Trí khuyên thật quá hay
Truyện khuyên người nhà ăn chay, niệm phật có một cách rất hay đã đc Đại sư Ấn Quang nêu trong Lá thư tịnh độ, trong văn sao đó là mình trong công khoá thường ngày nên chí thành lễ sám, sám hối nghiệp chướng cho người nhà, đủ duyên thì ng nhà sẽ chuyển tâm, Ấn tổ cũng dạy rõ để chuyển tâm này lực chính là nhờ sự gia bị của chư Phật, Bồ tát chứ phàm phu ta thì khuyên và dựa vào lời nói của mình để thay đổi tập khí từ vô lượng kiếp của ng nhà thì khó lắm. Mình có tâm rồi nương vào Phật lực gia bị thì việc gì cũng thành.
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phât! Minh đã đọc phúc đáp của Thiện Nhân va thấy đúng quá. Mình sẽ áp dụng tài liệu bạn gửi cho vào tu tập, nếu có gì chua làm được mình sẽ lại hỏi bạn. Cảm ơn Thiện Nhân nhiều.