Nếu muốn tùy phận được lợi ích thật sự, phải chí thành khẩn thiết thanh tịnh tam nghiệp. Hoặc trước hết phải đoan tọa chốc lát, lắng định thân tâm, rồi mới lễ Phật, đọc ra tiếng; hoặc chỉ im lặng xem. Hoặc lễ Phật xong, đoan tọa chốc lát, sau đó mới mở kinh [ra xem]. Cũng phải thân đoan nghiêm, ngồi ngay ngắn như đối trước thánh dung, đích thân lắng nghe viên âm, chẳng dám manh nha một niệm biếng nhác, chẳng dám khởi một niệm phân biệt. Ðọc một loạt từ đầu đến cuối, dù là văn hay nghĩa đều nhất loạt chẳng dùng lý lẽ để hiểu.
Ðọc kinh như thế, người lợi căn đối với mỗi mỗi Không lý sẽ lãnh ngộ được, chứng pháp Thật Tướng; còn kẻ căn cơ độn kém cũng tiêu trừ được nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ. Lục Tổ nói: “Ðãn khán Kim Cang kinh, tức năng minh tâm kiến tánh” (chỉ xem kinh Kim Cang liền có thể minh tâm kiến tánh) là nói về cách xem kinh như trên đây, cho nên bảo là “đãn” (chỉ). Kinh Ðại Thừa đều có công năng minh tâm kiến tánh, chứ nào phải mình kinh Kim Cang?
Nếu cứ một mực phân biệt câu này nghĩa như thế nào, đoạn này nghĩa là gì thì toàn là thuộc về phàm tình, vọng tưởng, xét đoán, suy lường, làm sao ngầm phù hợp với ý Phật, lãnh ngộ trọn vẹn ý kinh; nhân đó, nghiệp chướng tiêu diệt, phước huệ tăng cao cho được? Nếu biết cung kính thì còn gieo được chút thiện căn. Nếu cứ làm giống hệt như cách đọc sách Nho của kẻ học rộng sẽ thành hạng người vướng phải tội khinh nhờn sừng sững như non, thăm thẳm như vực, dùng nhân lành chiêu lấy quả ác vậy.
Lúc xem kinh tuyệt đối chẳng được khởi tâm phân biệt thì tự nhiên vọng tưởng phải tiềm phục, thiên chân phát hiện. Nếu muốn nghiên cứu nghĩa lý hoặc giở xem các chú sớ hãy dành một thời gian khác để chuyên nghiên cứu. Trong lúc nghiên cứu, tuy chẳng nghiêm túc như lúc xem kinh, cũng chẳng được hoàn toàn không cung kính. Bất quá, so với lúc xem kinh, thư thái hơn một chút.
Nghiệp chưa thể tiêu, trí chưa thể rạng thì phải lấy việc xem kinh làm chính, việc nghiên cứu chỉ đại lược kèm theo. Nếu không, suốt ngày quanh năm chỉ lo nghiên cứu, dù nghiên cứu đến mức như vẹt mây thấy mặt trăng, mở cửa thấy núi, cũng chỉ là bàn suông ngoài miệng, chẳng hề can hệ mảy may đến thân tâm, tánh mạng, sanh tử chi cả! Ngày ba mươi tháng Chạp xảy đến chẳng dùng được mảy may!
Nếu có thể xem kinh [theo cách] như trên vừa nói, ắt sẽ nghiệp tiêu, trí rạng, ba thứ tình kiến sẽ trở về “chốn quê hương chẳng hề tồn tại” (ý nói: sẽ biến mất không tăm tích). Nếu chẳng xem kinh được như thế, chẳng những ba thứ tình kiến chưa chắc chẳng sanh, còn e do sức túc nghiệp, tà kiến sẽ phát khởi, bác không nhân quả, và các thứ phiền não: giết, trộm, dâm, dối sẽ nối tiếp nhau nổi dậy như lửa cháy hừng hực, nhưng vẫn cứ cho mình là người hành Ðại Thừa, hết thảy vô ngại! Lại còn vin vào câu nói “Tâm bình hà lao trì giới?” (tâm bình nào phải nhọc công giữ giới?) của Lục Tổ để cho rằng phá hết các giới mà chẳng phá mới thật sự là trì giới. Thật là tu hành khó đạt chân pháp vậy!
Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
“Xem kinh luận và các loại sách vở chớ nên vội vã. Phải xem nhiều lần, xem gấp rút sẽ chẳng thể ngưng lặng được, khó lòng thấu đạt ý chỉ. Kẻ hậu sinh hơi thông minh, được một bộ kinh sách bèn quên ăn bỏ ngủ để xem, coi một lần là xong liền. Lần thứ hai không còn hứng thú xem nữa. Dù có xem, cũng giống như vẻ mất hồn ngơ ngẩn. Những loại người này đều chẳng thể thành tựu, hãy nên tận lực ngăn ngừa! Tô Đông Pha nói: ¡§Cựu thư bất yếm bách hồi độc. Thục độc thâm tư tử tự tri¡¨ (Sách cũ trăm lần xem chẳng chán; đọc kỹ, nghĩ sâu ắt tự biết).
Khổng Tử là bậc thánh thông minh thiên phú còn đọc kinh Dịch đến độ ba lần đứt lề sách. Với tư cách của Khổng Tử, vừa qua mắt liền thuộc lòng, cần gì phải nhìn vào văn để đọc nữa? Do vậy, ta biết: Nhìn vào văn có điểm rất tốt. Đọc thuộc thì phần lớn là miệng đọc qua trơn tru, còn xem văn thì mỗi chữ, mỗi câu đều biết được chỉ thú. Chúng ta nên học theo cách này, chớ nên tỏ vẻ chính mình thông minh, chuyên đọc thuộc lòng. Thời Khổng Tử không có giấy. Hễ viết thì viết trên tấm gỗ hoặc viết trên thẻ tre (trúc giản ¦Ë², tức là thẻ bằng tre). Sáu mươi tư quẻ Dịch do Phục Hy vạch ra. Phần Thoán mở đầu sáu mươi bốn quẻ do Văn Vương soạn. [Ý nghĩa của] sáu hào trong mỗi quẻ do Châu Công định ra. Ngoài ra, phần Thoán Truyện, Tượng Truyện của Thượng Kinh, phần Thoán Truyện, Tượng Truyện của Hạ Kinh và phần Văn Ngôn của hai quẻ Càn Khôn, Hệ Từ Thượng Truyện, Hệ Từ Hạ Truyện, Thuyết Quái Truyện, Tự Quái Truyện, Tạp Quái Truyện, được gọi chung là Thập Dực đều do Khổng Tử biên soạn. Nếu chỉ xét theo số lượng chữ thì phần biên soạn của Khổng Tử gấp mười mấy lần phần trước tác kinh Dịch của Văn Vương, Châu Công. Nhưng Khổng Tử đọc kinh Dịch của Văn Vương, Châu Công rốt cuộc đến nỗi dây buộc sách bằng da thuộc bị mòn đứt ba lần, đủ biết số lần đọc chẳng thể tính đếm xuể! Chúng ta hằng đọc kinh Phật, trì Phật danh giống như Khổng Tử đọc kinh Dịch ắt sẽ có thể dùng lời Phật, phẩm đức của Phật mà un đúc cái tâm nghiệp thức của chính mình trở thành trí huệ tạng của Như Lai. Pháp tắc để chuyên tu Tịnh Độ gồm có Tịnh Độ ngũ kinh, Tịnh Độ Thập Yếu và các trước thuật Tịnh Độ, ở đây không ghi đầy đủ nữa!”
Trích Ấn Quang Pháp sư Văn sao Tục Biên
Nam Mô A Di Đà Phật! Kính mong các vị thiện tri thức chỉ bảo giúp con: con rất thích tụng kinh vô lượng thọ nhưng lúc ngồi tụng con hay bị phân tâm. miệng đọc nhưng lại nghĩ tưởng viêc đời nhiều quá, có lúc con vừa đọc lại vừa tưởng tượng ra các cảnh giới mà kinh đang nhắc đến hoặc hình dung cảnh tương chính đức Phật đang thuyết pháp cho các vị tỳ kheo nghe. Con biết như vậy là không tốt nhưng tự suy nghĩ nó cứ chạy theo như vậy. Xin mọi người cho con lời khuyên để con tụng kinh đuọc đúng pháp. Nam Mô A Di Đà Phật!
dạ thưa thầy tâm con rối quá, ko biết phải làm sao nữa, con thấy cuộc sống này sao nhiều đau khổ quá thầy ơi. mình khổ chúng sanh khổ,… những cái mình thấy, mình bị, mình làm con thấy vô nghĩa, con ko biết phải nói sao nũa, con rất mệt mỏi thầy ơi, con muo1n vãng sanh lắm nhưng chắc ko đc, vì con ko đủ duyên…. a di đà phật
Tu hành học Phật phải kiên trì bền chí, chẳng phải nhất thời mà có thể chuyển được nghiệp chướng ngay. Mọi chuyện với bạn chỉ mới bắt đầu, cho nên phải gìn lòng giữ ý và nên khiêm tốn xét lỗi lầm của mình mỗi ngày mà sửa chữa, tu hành chính là thấy sai rồi sửa lại cho đúng, là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Do đó, việc có thể phân định được Thiện & Ác là rất trọng yếu với người sơ học như chúng ta.
Bạn nên học kỹ cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn để biết rõ việc này:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Trong đây cũng dạy cho chúng ta cách Làm Chủ Vận Mệnh, nếu chân thật làm theo thì đời sống gia đình của bạn sẽ ngày một tốt hơn lên. Đây là điều khẳng định chắc chắn.
Hi vọng bạn nghiêm túc đọc cuốn sách trên và thực hành theo những lời dạy trong sách.
Nếu có chỗ nào chưa rõ bạn có thể đặt câu hỏi, TT cùng mọi người sẽ chia sẻ với bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
nam mô a di đà phật! con kính chào các thầy. con năm nay 21t ,là nữ. hôm nay con viết những lời này mong các vị thầy có thể khai thị cho con. con là người được biết đến phật pháp,con rất muốn được quy y tam bảo ,muốn được niệm phât, muốn tu để tâm thanh tịnh hơn,hạn chế được tham sân si. từ trước đến nay con không được bạn bè yêu quý ,tin cậy,hay bị khẩu thiệt thị phi. con không biết phải làm thế nào. và con mắc 1 tội rất nặng là tội tà dâm ,con đã và đang qhtd trước hôn nhân,con biết con làm vậy là sai nhưng lý trí ko thể thắng đc con tim ,con không thể xa được người con yêu.con đã dặn lòng rồi nhưng con thương a ấy con sợ nếu ko có td thì sẽ ty sẽ dần mất đi. con cảm thấy mình thật nhơ nhớp bẩn thỉu,nhiều khi nhìn thấy ảnh phật ,bồ tát con còn không dám nhìn,con tháy tội lỗi quá. con rất muốn tu hành, niệm phật để trừ được lòng dâm trong người, nhưng rồi con lại ko làm được.bây giờ con không biết mình nên làm gì nữa
con mong các vị có thể cho con lời khuyên ạ,con xin cảm ơn!