Công phu là gì? Một câu Phật hiệu này có thể thay thế vọng tưởng, đó là công phu… Trong lúc niệm Phật, quyết không có vọng tưởng, thì là công phu. Công phu cạn thì “thành phiến”; công phu sâu thì đó là “Sự nhất tâm bất loạn”; càng sâu hơn thì là “Lý nhất tâm bất loạn.” Cạn thì sanh về “Phàm Thánh Đồng Cư độ”, sâu thì sanh về “Phương Tiện Hữu Dư độ”, càng sâu thì được sanh về “Thực Báo Trang Nghiêm độ.”
Công phu thật sự đắc lực, vọng tưởng, tạp niệm không khởi lên, gọi là “công phu thành phiến” thì quý vị niệm Phật thành công rồi, quyết định được vãng sanh, nắm chắc vãng sanh “Phàm Thánh Đồng Cư độ”… Chúng ta thường nghe nói: Người vãng sanh biết trước giờ chết, không sanh bệnh, nói đi là đi, đứng mà đi, ngồi mà đi, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó. Xin hỏi thêm, phải niệm đến công phu thế nào? Niệm đến công phu thành phiến là được rồi… Biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh, mỗi một người đều làm được. Ấy là công phu hạ đẳng (cấp thấp), trong tam bối cửu phẩm (ba bậc chín phẩm), trung thượng phẩm là có thể làm được. Công phu bậc trung (trung bối) là “Sự nhất tâm bất loạn”, công phu thuần thục rồi. “Niệm đắc thuần thục, nại vong năng sở”, năng niệm, sở niệm không còn rồi, lúc đó đạt được “Sự nhất tâm bất loạn”. Công phu thành phiến và Sự nhất tâm bất loạn, đều gọi là “Niệm Phật tam muội”. “Công phu thành phiến” là tam muội cạn, “Sự nhất tâm bất loạn” là tam muội sâu… Khi niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, sáu thứ thần thông tự nhiên phát ra, không phải do quý vị yêu cầu. Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông, Thần túc thông, Lậu tận thông đều hiện tiền. Vì sao? Kiến Tư phiền não đã đoạn rồi… Niệm Phật niệm đến công phu thượng đẳng, thì là “Lý nhất tâm bất loạn”, không những đã đoạn Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não cũng đoạn luôn. Hơn nữa, phá được một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, đó là Bồ Tát sơ trụ của Viên giáo, Bồ Tát sơ địa của Biệt giáo.
Cái gì là công phu thành phiến? Không xen tạp, không gián đoạn là thành phiến rồi. Công phu quyện thành một phiến không có tạp niệm, trong hai đến sáu thời, chỉ có một câu Phật hiệu, trong tâm tưởng chỉ có một A Di Đà Phật. Công phu thành phiến quyết định vãng sanh. Nếu tiếp tục cố gắng thêm một thời gian, quý vị sẽ được sanh tử tự tại. Sanh tử tự tại, tức là bất sanh bất tử. Lợi ích thù thắng như vậy chúng ta không lấy, còn muốn nhớ tưởng người này, việc kia, chi mà khổ vậy?… Hết thảy thế xuất thế gian pháp, cái gì cũng không yêu thích nữa, tôi chỉ yêu thích A Di Đà Phật, thì thành công rồi. Cái gì cũng không cần, chỉ muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì vấn đề đã được giải quyết.
Vãng sanh thế giới Cực Lạc, công phu tu hành của chúng ta, ít nhất phải niệm đến “Công phu thành phiến”. Tức là nói, niệm đến tâm thanh tịnh. Phiền não tuy chưa đoạn, nhưng một câu Phật hiệu xác thực có thể phục được phiền não. Điểm này rất quan trọng, ngàn vạn lần không thể sơ suất… Nếu Phật hiệu không phục được phiền não, thì lại phải đợi đến kiếp sau. Kiếp sau không nhất định là kiếp kế tiếp, không biết lại phải trải qua bao nhiêu A-tăng-kỳ-kiếp mới gặp lại, nên phải biết kiếp sau xa vời không kỳ hạn. Do đó, nghĩ đến đây thì cảm thấy rất đáng sợ! Không gặp được Phật pháp thì tạo nghiệp; tạo nghiệp thì chịu khổ báo (quả báo khổ), tạo lục đạo luân hồi. Muốn công phu đắc lực, có một bí quyết, quý vị muốn biết không? Tức là đừng đi lo nghĩ vu vơ. Quý vị thích lo chuyện vẩn vơ, đi tìm hiểu thị phi ở mọi nơi, một đời niệm Phật xem như luống công.
Có thể niệm đến công phu thành phiến (công phu thành phiến của trung thượng phẩm) thì đã lìa khỏi tám loại khổ: Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly (yêu thương mà phải xa lìa), oán tắng hội (oán ghét mà phải thường gặp mặt, sống chung), cầu bất đắc (cầu không được), ngũ ấm xí thạnh (vì có thân này [nên khổ], là nhân của bảy loại khổ kể trên) như trong kinh thường nói. Bây giờ đã không còn, mặc dù vẫn chưa đến được thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trước kia sức khỏe không tốt, có rất nhiều bệnh kỳ quái, niệm đến công phu thành phiến, thân thể khỏe lại, bệnh tật cũng không còn, không cần đến bác sĩ, vì không còn khổ nữa rồi.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
Dạ, cháu mới tập tễnh đi trên con đường tịnh độ.Gặp được quyển Ấn Quang đại sư GNL, cháu rất thích cách niệm phật ký số.Nhưng cháu đọc đi đọc lại rất nhiều lần vẫn vấp phải vài chỗ, mong mọi người giúp đỡ.
Thứ nhất: có phải miệng niệm(hoặc nhép) A DI ĐÀ PHẬT (trong tâm hiện lên và nhớ số 1),rồi tiếp cho đến A DI ĐÀ PHẬT (Trong tâm hiện lên và nhớ số 10).
Thứ hai: có phải ta xem 10 câu ấy là 1 câu lớn,tương đương với 1 hơi hoặc 2 hơi(chia ra 5-5) hoặc 3 hơi (3-3-4).Có phải ta nương theo hơi để niệm và nhớ không ạ?Hít vào và thở ra từ từ nương theo đó niệm và nhớ, vừa thở ra hết hơi vừa dứt 10 câu?
Thứ ba: nếu nương theo hơi thở như thế thì thật sự hơi khó niệm nhớ số cho lúc đi đứng nằm ngồi và làm việc(ko dùng đầu óc để nghĩ).Cách giải quyết ạ?
Thứ 4: lúc thân yên, cháu có thể tùy nghi chuyển đổi giữa 10 hoặc 5-5 hoặc 3-3-4 không ạ? vốn là cháu đang tập 5-5, nhưng chỉ kịp nếu cháu nhép môi(1 hơi 5 câu).Còn thầm trong đầu thì cũng lấy hơi như 5-5 nhưng chỉ kịp 3-3-4(một hơi 3 câu).Vì phải nương theo hơi nên nhiều khi thấy hơi đuối,cháu sợ bị tổn khí.
Thứ 5: cháu rất hoan hỷ ai đó giải mối nghi này của cháu,và cháu mong có 1 bài viết cặn kẽ về phương pháp này ở 1 bài riêng biệt.Đại sư ẤN QUANG tán thán nó rất hợp với thời mạt pháp này, mà cháu tìm hoàn trên mạng không thấy ai hướng dẫn cụ thể toàn chép lại lời tổ.
Mà cháu thị lại độn căn độn trí không thể làm đúng pháp, thật đáng buồn thay.
Gần đây cháu thấy PS TỊNH KHÔNG có nói đến pháp này trong bài giảng gần đây, nhưng không thấy người nói đến hơi thở gì cả, chỉ nói niệm từ 1 đến 10 rồi lại từ 1 đến 10.Cho nên nghi càng nghi.hic
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT _/\_
Trong quyển Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục tổ Ấn Quang dạy rằng:
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói là như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu, phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu, lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào, nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu, thì chia ra làm hai hơi: Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm, và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: Từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự đạt được Nhất Tâm Bất Loạn.
Cho nên liên hữu cố gắng dùng tâm để nhớ. Qua kinh nghiệm bản thân thì khi HM niệm một hơi mười câu, xong lấy hơi khác niệm tiếp mười câu nữa, và cứ tiếp tục niệm như vậy. Để cho tâm dễ nhớ thì trong đầu tự động chia ra làm 2 cột, mỗi cột 5 câu A Di Đà Phật. Khi niệm hết cột thứ 2 là tự biết đã xong 10 câu Phật hiệu. Ban đầu vừa niệm Phật vừa dùng tâm để nhớ hơi khó, phải mất từ 6 tháng trở lên mới thuần thục. Bản thân HM 8 năm nay niệm theo cách này và thấy hiệu quả vô cùng thù thắng. Do phải dùng tâm để ghi nhớ từng câu Phật hiệu rõ ràng từng câu từng tiếng nên vọng tưởng rất ít có cơ hội chen vào. Khi khỏe thì niệm ra tiếng, lúc mệt thì niệm theo lối Kim Cang Trì tức nhép môi niệm như thì thầm. Niệm thầm theo lối Kim Cang trì hay niệm ra tiếng cũng đều dùng pháp thập niệm ký số này để niệm. Theo suy nghĩ riêng của HM thì tổ Ẩn Quang (cũng là hoá thân Đại Thế Chí bồ tát) thị hiện nơi thế gian này với mục đích chính là để chỉ bày chúng sanh thời nay pháp niệm Phật thập niệm ký số vì ngài biết căn cơ chúng sanh bây giờ thấp kém, dùng các pháp niệm Phật khác e khó thành tựu.
Cư sỹ hminh niệm phật lâu vậy chia sẻ kinh nghiêm đã dc thành khôi chưa
Gửi cư sĩ Hữu Minh
Cháu có đọc qua coment này của cư sĩ ở 1 bài trong này rồi.Chú cho cháu hỏi thêm, là hít 1 hơi niệm 10 câu vậy lúc hít hơi vào mình ko niệm gì cả,biết là hít vào vậy thôi phải không ạ?lại nữa là nếu hít hơi dài tí thì lúc đi đứng nằm ngồi làm việc có thuận tiện như lời ĐS Ấn Quang đã nói không ạ?Sao cháu thử như thế nhưng mà cháu niệm nhanh mới kịp 1 hơi,mà cháu thấy chỉ toàn số nhẩy lên không à,hình như ko tập trung vào câu niệm A Di Đà Phật.
Cháu trước giờ cứ A Di Đà Phật (1),…A Di Đà Phật (10) mà không nương theo hơi,nên tâm vẫn tán loạn.
Lỡ giúp thì giúp cho trót dùm cháu,phàm phu độn căn độn trí như cháu thật khó bảo.hix.
Kiếp này không niệm DI ĐÀ
Kiếp sau ác đạo biết đường nào ra?
A Di Đà Phật,
Bạn ko nhất thiết 1 hơi niệm đủ 10 câu, cũng ko nên niệm A Di Đà Phật (1),…(10). Niệm vậy là bị cái “số tự” nó làm gián đoạn câu Phật hiệu ko được liên tục, nên hiệu quả đạt được rất thấp, đúng như bạn nói là tâm vẫn tán loạn.
Với người hơi ngắn, chỉ cần hít 1 hơi niệm 3 câu, rồi hít một hơi niệm 3 câu, rồi hít một hơi niệm 4 câu…Lâu dần chẳng cần trụ vào hơi thở nữa mà có thể cứ niệm A Di Đà Phật theo 3 nhịp 3-3-4. Tâm niệm rành rẽ mỗi câu mỗi chữ đều có sự nghe biết rõ ràng, dù niệm thầm vẫn có cái tướng nghe thấy tiếng niệm Phật rõ ràng minh bạch, thực hành lâu ngày dài tháng tự nhiên công phu niệm Phật đắc lực, có thể đạt đến “Tịnh niệm tương tục” vậy.
TT xin trích dẫn lại nguyên văn cả 1 đoạn lớn lời Ấn Quang Đại Sư về pháp Thập Niệm này để bạn tự mình nghiền ngẫm 1 cách nghiêm túc và kỹ càng nhiều lần, tự nhiên sẽ tỏ ngộ được nhiều đạo lý tuyệt vời, tâm nghi chẳng còn, công phu niệm Phật cũng từ đó mà ngày một tăng trưởng:
“…Nếu khi niệm Phật, tâm khó quy nhất, hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm sẽ có thể quy nhất. Pháp nhiếp tâm không gì chẳng bắt đầu từ chí thành khẩn thiết. Nếu tâm không chí thành, muốn nhiếp rất khó. Đã chí thành rồi mà còn chưa thuần nhất, hãy nên nhiếp nhĩ căn và lắng nghe. Bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm đều phải niệm từ tâm khởi, âm thanh niệm từ miệng phát ra rồi trở vào tai. Niệm thầm tuy không nhép miệng ra tiếng, nhưng trong ý niệm cũng có tướng miệng niệm. Tâm và miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, vọng niệm tự dứt. Nếu vọng niệm vẫn trào dâng chẳng dứt, nên dùng pháp thập niệm ghi số, dùng toàn thể tâm lực dồn sức vào một câu Phật hiệu này, tuy muốn khởi vọng, nhưng sức của nó cũng sẽ yếu bớt. Đó là diệu pháp rốt ráo để nhiếp tâm niệm Phật. Chư vị hoằng dương Tịnh Độ thời xưa chưa đề ra là vì người đời xưa căn tánh bén nhạy, chưa cần đến pháp này cũng có thể nhiếp tâm quy nhất. Do vì Quang (“Quang” là lời đại sư Ấn Quang tự xưng) khó chế phục tâm, nên mới biết sự mầu nhiệm của pháp này. Quý vị nên sử dụng lâu ngày sẽ biết lợi ích của nó, xin chia sẻ cùng những người độn căn đời sau, để cho vạn người tu vạn người vãng sanh vậy.
Pháp thập niệm ký số là khi niệm Phật, niệm từ câu thứ nhất tới câu thứ mười phải niệm cho thật rõ ràng, phải ghi nhớ từng câu cho rõ ràng. Niệm tới câu thứ mười xong, bắt đầu đếm trở lại từ câu thứ nhất, chứ đừng niệm tiếp tới hai mươi, ba mươi. Vừa niệm vừa ghi nhớ số, đừng lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi nhớ số câu mình niệm. Nếu nhớ mười câu khó quá, có thể chia thành hai đoạn: từ một đến năm và từ sáu đến mười. Nếu vẫn thấy khó thì nên chia thành ba đoạn: từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười. Niệm cho rõ ràng, ghi nhớ số rõ ràng, nghe tiếng mình niệm rõ ràng, vọng niệm sẽ chẳng xen vào được, niệm lâu dần sẽ được nhất tâm bất loạn.
Nên biết pháp thập niệm này so với pháp niệm mười hơi buổi sáng và mười hơi buổi tối giống nhau ở chỗ cả hai đều nhiếp tâm dứt vọng niệm, nhưng cách dụng công hoàn toàn khác nhau. Pháp niệm mười hơi sáng tối là niệm hết một hơi kể là một niệm, bất luận trong một hơi đó niệm được bao nhiêu Phật hiệu. Còn pháp thập niệm ký số này tính một câu Phật hiệu là một niệm. Pháp niệm mười hơi là chỉ niệm mười hơi mà thôi, đừng niệm tới hai chục, ba chục hơi sẽ tổn khí và thành bịnh. Còn trong pháp thập niệm ký số này, niệm một câu Phật hiệu, tâm ghi nhớ một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm mình biết đã niệm mười câu. Từ một tới mười, dù cho một ngày niệm tới cả vạn câu cũng phải đếm số, đếm số từ một tới mười như vậy. Không chỉ có thể dứt trừ vọng niệm, lại còn có thể dưỡng thần. Niệm nhanh hay chậm đều được, từ sáng tới tối khi nào niệm cũng được. So ra, lợi ích hơn cách niệm lần chuỗi rất nhiều. Niệm lần chuỗi mệt thân, động trí, còn niệm ghi số này thân khỏe, tâm an. Khi làm việc khó ghi nhớ số thì nên khẩn thiết niệm và không đếm số. Khi làm việc xong, tiếp tục niệm theo cách ký số. Cứ tiếp tục niệm theo cách ký số, chuyên chú vào câu Phật hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, được Tam-ma-địa, đó là đệ nhất”. Căn tánh bén nhạy thì không bàn tới, còn những người độn căn như tôi nếu không dùng pháp niệm Phật ký số này rất khó đạt đến mức “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, quá khó, quá khó! Lại nên biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này là pháp chẳng thể nghĩ bàn, vừa cạn, vừa sâu, vừa nhỏ, vừa lớn. Hãy nên tin lời Phật dạy, đừng vì mình nghĩ khác mà sanh nghi ngờ, đến nỗi thiện căn nhiều đời bị tổn hại, chẳng thể gặt hái được lợi ích rốt ráo của sự niệm Phật, rất đáng tiếc thay! Niệm Phật lần chuỗi chỉ thích hợp khi đứng hoặc đi kinh hành. Còn lúc tịnh tọa dưỡng thần nếu lẫn chuỗi thì tay phải động, thần trí khó an định, lâu ngày sẽ sanh bịnh. Pháp thập niệm ký số này đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng được. ..”
Nếu còn chỗ nào chưa tỏ, còn gúc mắc thì bạn cứ đặt câu hỏi nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Người niệm Phật có định lực nhiếp tâm cao có lẽ không cần đến pháp thập niệm ký số. Người dụng pháp này nương nhờ hơi thở để điều phục tâm loạn, khi ấy liền có thể quay về nhiếp vào câu Phật hiệu. Khi thở ra dùng tâm ký số rành rọt từ một đến mười câu, nhưng không nhất thiết phải dùng một hơi mà có thể chia làm 2 hoặc 3 hơi như lời tổ đã dạy. Hết 10 câu liền quay về điểm khởi đầu. Hít vào chúng ta cũng vẫn phải niệm (niệm thầm) nhưng không cần nhớ số, chỉ cần nghe cho rõ từng chữ trong câu Phật hiệu là được. Nếu cố niệm nhanh cho đủ 10 câu trong một hơi nhưng không rõ chữ, lâu ngày thuần thục câu Phật hiệu trong tâm sẽ nghe lờ mờ nên chư tổ luôn khuyên miệng niệm tai nghe cho rõ ràng là thế. Khi niệm tuy không ra tiếng nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng. Niệm Phật tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ là vậy.
Liên hữu có tâm hỏi cặn kẽ, ắt là người có quyết tâm cao để niệm Phật. Rất đáng khen.
A Di Đà Phật.
Dạ, xin chân thành cảm ơn lời góp ý của cư sĩ Hữu Minh và Tịnh Thái ạ.Cháu sẽ cố gắng nỗ lực tinh tấn,mặc dù cuộc sống hiện tại còn gặp nhiều chướng duyên.
Thành thật cảm ơn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT _/\_
A Di Đà Phật.
– Ấn Quang Đại Sư khai thị –
Hữu tình phàm phu nghe nói pháp môn Tịnh Ðộ này thì hãy nên tin Sa Bà rất khổ, Tây Phương cực vui, phải tin rằng từ nhiều kiếp đến nay, ta nghiệp chướng sâu nặng, nếu chẳng nhờ vào Phật lực khó lòng xuất ly; phải tin hễ cầu vãng sanh thì đời này sẽ quyết định được vãng sanh, phải tin niệm Phật quyết định là được Phật từ bi nhiếp thọ. Do tin như vậy, kiên định nhất tâm nguyện lìa Sa Bà như tù nhân muốn thoát khỏi lao ngục, không hề có tâm luyến tiếc. Nguyện sanh Tây Phương như lữ khách mong trở về cố hương, há có ý niệm chần chừ.
Pháp môn Niệm Phật chú trọng Tín, Nguyện. Có Tín, Nguyện thì dù chưa được Nhất Tâm vẫn được vãng sanh. Dù đắc Nhất Tâm, nhưng thiếu Tín, Nguyện thì cũng chẳng được vãng sanh!
Người đời hay chú trọng vào Nhất Tâm, chẳng đặt nặng Tín, Nguyện. Ðã bỏ mất điều trọng yếu, lúc sống lại chẳng đạt Nhất Tâm, sợ rằng bị trở ngại, chẳng được vãng sanh toàn là vì trái nghịch với điều kiện: tin chơn thành, nguyện thiết tha vậy. Do vậy, càng phải tăng thêm tín nguyện để đạt Nhất Tâm thì mới là suy nghĩ đúng lối.
Nếu vì chẳng đạt được Nhất Tâm nên thường cứ nghĩ mình chẳng thể vãng sanh thì sẽ thành ra ý nghĩ bại hoại. Chẳng thể chẳng biết điều này!
Niệm Phật cốt yếu là để thoát sanh tử, mà đã vì sanh tử thì nên tự sanh tâm nhàm chán nỗi khổ sanh tử, tự sanh tâm ưa thích sự vui nơi Tây Phương. Có như thế thì hai pháp Tín và Nguyện thường được trọn vẹn.
Lại thêm chí thành, khẩn thiết như con nhớ mẹ thì ba pháp: Phật lực, Pháp lực, Tự tâm tín nguyện công đức lực hiển hiện trọn vẹn như mặt trời rực rỡ trên không, dù có sương dày, băng đóng tầng tầng thì cũng chẳng bao lâu sẽ biến mất ngay!
http://www.tinhdo.net/khaithi/42-daisuanquang/210-daisuanquangkhaithi.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật . Xin mọi người cùng niệm
Thưa chư vị liên hữu dùng tâm để nhớ là sao, có phải miệng niệm A di đà Phật trong tâm cũng niệm là số 1 không tôi chưa hiểu lắm rất mong chư vị liên hữu giải đáp
A Di Đà Phật
————–
Ưu điểm của cách THẬP NIỆM KÝ SỐ là giúp cho hành giả dễ nhiếp tâm không loạn nhờ tâm tập trung cao độ vừa niệm Phật – vừa nhớ Số cho đúng, không để lẫn lộn. Khi tâm khởi: “(DIỆU) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” thì được tính là 1 niệm, như vậy vừa hết niệm thứ 1 thì tâm nhớ là 1, liền đến niệm thứ 2 thì tâm nhớ là 2… cho đến niệm thứ 10 thì tâm nhớ là 10; xong trở lại bắt đầu từ 1 cho đến 10…, cứ thế tuần hoàn không gián đoạn. Cách niệm này dùng để đối trị hôn trầm cũng như trạo cử rất hữu hiệu, do đó phù hợp với đại đa số hành giả sơ cơ đang tập hành thiền hay có công phu thiền định chưa thuần thục, chuyên nhất.
Nhược điểm của cách THẬP NIỆM KÝ SỐ là nhiếp vọng niệm thành 2 niệm: niệm Phật và niệm Số. Do đó, muốn hướng đến “Nhất tâm bất loạn” thì hành giả phải nhiếp “niệm Số: 1, 2,…, 10” ở cuối mỗi câu niệm “(DIỆU) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” trở về niệm Phật, tức tâm “chỉ” chuyên nhất nơi Phật hiệu mà thôi. Tuy nhiên, nếu hành giả công phu tương đối thuần thục thì có thể điều phục tâm mình dễ dàng bằng cách chỉ cần tập trung toàn bộ tâm lực chuyên nhất vào câu niệm Phật, không để ý đến Số nữa thì tự khắc “tịnh niệm (niệm Phật) tương tục” mà thôi.
Một số lưu ý khi niệm Phật theo cách Thập Niệm Ký Số:
– Hành giả không nên vì cố nhớ số mà sao lãng sự chuyên tâm vào câu Phật hiệu.
– Nếu việc nhớ số bị lẫn lộn thì hành giả hãy bắt đầu lại từ 1, không nên cố nhớ lần tìm mà tán tâm thất niệm.
*** TÓM LẠI
Tùy theo căn trí mỗi người mà hành giả khi hành thiền niệm (DIỆU) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT:
– Hoặc tâm niệm đến đâu thì tai lắng nghe – trí khắc sâu ghi nhận từng từ từng chữ đến đó, niệm – niệm tương tục tiếp nối không ngừng, không nhanh không chậm như đã giảng trong bài “CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG PHU NIỆM PHẬT” trước đây. Đây là cách trực tiếp rốt ráo “nhiếp tâm (vọng niệm) về 1 niệm” duy nhất là câu Phật hiệu mà thôi.
– Hoặc tâm niệm theo cách Thập Niệm Ký Số như Đại Sư Ấn Quang đã khai thị. Đây là cách “nhiếp tâm (vọng niệm) về 2 niệm” là niệm Phật và niệm Số. Khi công phu tịnh tâm đã thuần thì hành giả cần tiến thêm bước nữa, “nhiếp 2 niệm trở về 1 niệm” như đã giảng ở trên.
Nếu công phu trì tâm nơi Phật hiệu miên mật, không gián đoạn, không xen tạp bởi vọng niệm vi tế thì hành giả thành tựu “Nhất tâm”. Tuy nhiên, dù đạt “Nhất Tâm” nhưng trạng thái “Bất loạn” này được kéo dài, duy trì lâu hay mau thì tùy vào công phu sâu cạn mà có tầng bậc sai khác. Để công phu “Nhất tâm bất loạn” càng lâu thì đòi hỏi ở hành giả sức Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Kiên Định không ngừng và quan trọng nhất là tâm Vô Ngã – Vô Cầu (Vô Trụ). Chính tâm thái ngã mạn vi tế và tham cầu chứng đắc mà bao người tu bị lạc vào Tà Mị, hoặc rơi vào tội đọa Đại Vọng Ngữ khiến Đạo nghiệp – Huệ mạng bị thối thất, khó gìn. Cho nên, tha thiết khuyên hành giả tu Phật dù công phu ở giai đoạn nào, đạo hạnh có cao thâm đến đâu thì tâm tinh cần phải luôn hết sức khiêm cung mực thước, cẩn trọng ghi nhớ lời Phật dạy “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mới có thể tiến tu bất thối. Nhẫn lực tự hành theo thời gian, khi công phu Nhất Tâm Bất Loạn “chín muồi” sẽ tự nhiên thành tựu “Vô Niệm” (mà chẳng biết), Trí Huệ Vô Sư khai mở, hành giả kiến Tự Tánh Phật, liễu thoát tử sanh.
Nguồn: Đạo Tràng Tu Phật
—————-
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Anh Minh,
*Thập niệm ký số (từ 1-10) + A DI ĐÀ PHẬT tuy là hai nhưng thực chất chỉ là một. Nghĩa là: A DI ĐÀ PHẬT là niệm thứ nhất, bạn không cần phải nhớ rõ đây là số một làm gì, trái lại, ghi nhớ một niệm A DI ĐÀ PHẬT! kế đến A DI ĐÀ PHẬT là niệm thứ hai và kế tiếp như vậy cho đến 10 niệm A DI ĐÀ PHẬT.
*Khi đọc lời của Tổ Ấn Quang các bạn phải ráng suy ngẫm và quán chiếu thật kỹ để không bị kẹt cứng trong pháp “thập niệm ký số” của Ngài.
*Niệm Phật tức là niệm giác. Giác là không mê. Khi niệm A DI ĐÀ PHẬT mà tâm không nhớ mình đang niệm A DI ĐÀ PHẬT tất tâm đang lăng xăng với những chuyện phiền não khác đó là tâm đang mê và lúc đó gọi là đang niệm ông Phật mê, tức ông Phật phiền não. Do vậy số 1 trong pháp thập niệm ký số chính là 1 niệm A DI ĐÀ PHẬT chứ không phải là con số một rồi lại cộng thêm một lần A DI ĐÀ PHẬT nữa.
Mong quý vị liên hữu lưu ý kỹ điều này, ắt có lợi lạc.
TN
Khi lắng nghe tiếng Niệm Phật từ máy niệm phật nhưng vẫn cứ đếm theo phương pháp thập niệm ký số là có sai không ạ? Xin các liên hữu hoan hỷ giải thích giúp.
A Di Đà Phật.