Điều cần yếu nhất trong sự tu hành là tâm tha thiết về việc luân hồi sanh tử. Tâm sanh tử không thiết tha, làm sao dám gọi là niệm Phật thành một khối? Nếu người quả vì sự luân hồi tha thiết, thì mỗi niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ e mất thân người, muôn kiếp khó được. Lúc ấy quyết giữ chắc câu niệm Phật, quyết đánh lui vọng tưởng, trong tất cả thời tất cả chỗ, hiệu Phật thường hiện tiền, không bị vọng tình ngăn che lôi kéo. Dùng công phu khổ thiết như thế, lâu ngày niệm sẽ thuần thục, tâm được tương ưng, tuy không khởi tâm ham cầu mà niệm lực tự nhiên sẽ thành một khối.
Ngày đêm sáu thời, chỉ đem một câu niệm Phật trấn định nơi lòng, mỗi niệm không quên, mỗi tâm không u ám. Khi ấy gác bỏ tất cả niệm đời, xem câu niệm Phật dường như tánh mạng của mình, cắn răng giữ chặt, quyết không buông bỏ. Cho đến lúc đi đứng ngồi nằm, uống ăn làm việc, câu niệm Phật đây vẫn thường hiển hiện. Nếu gặp cảnh duyên phiền não, tâm không yên, chỉ nên chuyên niệm Phật, phiền não liền tự tan mất. Bởi phiền não là cội gốc luân hồi, niệm Phật là thuyền vượt qua biển khổ sanh tử, muốn thoát sanh tử chỉ đem câu niệm Phật phá tan phiền não, đó là phương pháp đơn giản mà rất hiệu nghiệm vậy.
Hám Sơn Đại Sư
Con có thói quen niệm phật thầm trong đầu, nhưng câu phật hiệu nghe không được rõ ràng. Kính xin chư vị thiện tri thức chỉ dạy cho con cách khắc phục
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Bạn có thể kết hợp với nhép môi theo từng chữ trong lúc niệm thầm. Cách niệm này người xưa gọi là Kim Cang Trì, câu Phật hiệu bạn sẽ nghe rõ ràng hơn.
Chúc bạn niệm Phật ngày một tinh tấn, được nhiều an lạc.
A Di Đà Phật.
Xin thây cho con hỏi… Mỗi khi con đi chùa hay niêm phật hay suy nghĩ vê đức phật. Trong tâm con đều k thể tập trung được. Luôn luôn xuất hiên những lời nói suy nghĩ rất tục tĩu đôi khi là phỉ báng hay ngăn cản con niêm phật. Giống như là có 1 người nữa tồn tại trong đầu con vậy… Như thế có phải con có người âm theo không? Và nếu con cứ tiếp tịc đến chùa nhưng trong đầu con lại bị nhu thế có phải là tội rất lớn không ạ? Con phải làm sao để những suy nghĩ lời nói đó không còn xuất hiện trong đầu con nữa? Đôi khi con đi ngủ thường hay bi bóng đè, có khi con cảm giác được là nhìn thấy hoặc nghe thấy rất rõ ràng người nào đó hoặc tiếng la hét đinh tai nhức óc… Con không hiểu sao đôi khi suy nghi hành động của con luôn trái ngược nhau… Có nhưng lúc rất nhân hậu nhưng có những khi trong con xuất hiên những suy nghi rất ác độc… Giống như trong con tồn tại 1ng rất độc ác vây… Xin thầy cho con biêt con nên làm thế nào
A Di Đà Phật,
Phật dạy “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Mình từ vô lượng kiếp đã làm ko biết bao nhiêu chuyện tội lỗi, giả như tội lỗi, ác niệm mà mỗi người chúng ta đã tạo trong vô lượng kiếp mà có hình tướng, dẫu nhỏ như 1 vi trần (hạt điện tử) thì tận hư không cũng ko thể chứa hết. Đó chính là lời khẳng định của Đức Thế Tôn.
Thế nên khi đời này tâm chúng ta bắt đầu hướng thiện biết đi chùa, niệm Phật, niệm Kinh…thì cũng rất tự nhiên các chủng tử tập khí ác nghiệp trong tâm liền hiện ra, gọi là thiện ác đan xen với nhau.
Tâm chúng ta giống cái thùng rỗng, đã chứa quá nhiều thứ dơ bẩn, nay nhờ niệm Phật thì giống như tay mình tự lau chùi thùng tâm, lau chùi tức phải đụng những chỗ dơ bẩn, chỗ dơ bẩn chính là ý niệm tà ác.
Đó chính là nguyên nhân mà bạn Quỳnh Trang & Mộng Phi Mộng cùng rất nhiều đồng tu gặp phải khi đang niệm Phật và đọc Kinh, là việc rất BÌNH THƯỜNG, không có gì mà bạn phải lo lắng hay sợ hãi.
Giải pháp là: Không sợ hãi, cứ lờ những ý niệm bậy bạ đó đi mà nhiếp tâm niệm Phật tiếp tục, tự nhiên cái niệm dơ bẩn xấu ác kia nó tự ko còn nữa. Đây gọi là niệm Phật một câu có thể tiêu trừ vô lượng nghiệp chướng, trọng tội. Công đức niệm Phật là ko thể nghĩ bàn, là đệ nhất vậy. Rất đơn giản chỉ là A Di Đà Phật, niệm càng chuyên, càng thuần thì nghiệp chướng, phiền não liền tiêu đi…Là sự thật đấy.
Những suy nghĩ khác như vong theo quấy phá, người âm theo,v.v…đều thuộc vọng tưởng, phải nên bỏ đi. Vì nó chỉ tăng sự sợ hãi hoặc đối đầu với chúng sanh, cũng là việc ko tốt. Người niệm Phật chân thật là ko sợ hãi, ko âu lo, ko có oan gia đối đầu.
Xin thường niệm A Di Đà Phật
Tâm liền Tịnh, thế giới liền An.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Huynh Tịnh Thái,
Cám ơn huynh đã bổ sung một ý rất hay :”Người niệm Phật chân thật là ko sợ hãi, ko âu lo, ko có oan gia đối đầu.“. Đúng vậy đối với người niệm Phật thì như:
Ấn Quang đại sư dạy: ”Khán nhất thiết nhân đô thị Bồ tát, duy ngã nhất nhân thật thị phàm phu”. (Hãy xem tất cả mọi người đều là bồ tát, chỉ mỗi một mình mình mới thật sự là phàm phu).
HT Tịnh Không dạy: ”Khán nhất thiết nhân, nhất thiết vật, nhất thiết sự đô thị A DI ĐÀ PHẬT” (Hãy xem tất cả mọi người, tất cả mọi vật, tất cả mọi sự việc đều là A DI Đà Phật).
Do vậy người niệm Phật thì nhìn bất cứ ai ai cũng đều là Bồ Tát, là A Di Đà Phật, đâu có nhìn ai là “oan gia đối đầu” đâu (vì tâm của người niệm Phật không có sự hận thù) cho nên OAN GIA MÀ CHẲNG PHẢI OAN GIA.
Tuy nhiên trong đời quá khứ mình đã từng làm tổn thương đến họ do đó trong mắt của họ thì mình chính là oan gia của họ (vì tâm của họ còn có sự hận thù) cho nên CHỈ TẠM GỌI (HỌ) LÀ OAN GIA mà thôi. Vả lại khi tâm còn có hận thù thì còn thấy có oan gia đối đầu. Khi tâm không có hận thù thì không còn oan gia đối đầu nữa cho nên OAN GIA MÀ CHẲNG PHẢI OAN GIA.
Nói tóm lại, trong mắt của mình thì không có oan gia (không có ai là oan gia đối đầu cả), nhưng trong mắt của oan gia thì mình chính là oan gia của họ cho nên ” OAN GIA MÀ CHẲNG PHẢI OAN GIA, CHỈ TẠM GỌI LÀ OAN GIA” mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
cảm ơn Tịnh Thái ạ, nhờ chỉ bảo của huynh khiến lòng Phi Mộng bớt lo lắng hơn rồi, mong các bạn đồng tu đều được vãng sanh cực lạc gặp phật Di Đà, A Di Đà Phật!
Kính bạch thầy và các vị đồng tu, khi con niệm Phật cũng khởi lên các suy nghĩ điên đảo bậy bạ, lúc đầu con quá sai lầm khi để ý chúng, vì con thấy khởi lên ý nghĩ như vậy thật đang xấu hổ, và vì vậy con tức giận cố sức gằn giọng niệm Phật, hậu quả là hỏa bốc lên đầu gây nhức đầu hụt hơi rồi thoái tâm niệm Phật, sợ niệm Phật, mãi sau này con có duyên đọc được bài giảng của thầy Tịnh Không và đọc Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài Tịnh Không dạy “vọng niệm đến thì đừng để ý, để ý câu niệm Phật là được rồi, nếu bạn cứ để ý lỗi lầm và vọng niệm thì đương nhiên sẽ bị chúng kéo theo, hãy buông xả toàn thân tâm thế giới mà niệm Phật là được”, còn trong kinh Vô Lượng Thọ, chính Đức Phật biết chúng sanh mạt pháp thói quen nghĩ ác làm ác đã kết nặng tưg nhiều kiếp nên khó nhiếp tâm niệm Phật, nên Đức Thế Tôn có dạy rõ ràng trong Phẩm 32: “chí nguyện cương địnb,…,cầu đạo hòa chánh, không bị tà tâm khuynh đảo, tuân lời Phật dạy quyết không trái phạm, nếu đã quyết tâm thì phải kiên trì không nghĩ gì khác, không lo nghĩ ưu buồn, an nhiên vô vi, tâm rỗng như hư không không lập một pháp, bình thản không tham dục,..,thuận theo tự nhiên, bỏ tất cả như hư không, siêng năng niệm Phật cầu san quyết đến Cực Lạc…”, tất cả nỗi khổ nạn chúng sanh gặp phải khi niệm Phật thì Đức Phật đều thấy và dạy trước rất rõ rồi, tiếc là lúc đầu dọc kinh con không để ý, sau này niệm Phật nghiệp chướng hiện tiền, mới nhận ra lời Phật dạy rất sâu rất đúng,từ đó lúc niệm Phật nếu có ý nghĩ sai bây hiện lên con cũng cố gắng hít sâu để bình tâm, không nổi tâm giận dữ, không để ý, con coi như không nghe không thấy chúng và tập trung vào câu niệm Phật, thì tình trạng này đỡ hơn. Lại thêm một lần lúc niệm Phật con bị hụt hơi nghẹn thở, quá khổ nên con vừa niệm Phật vừa sám hối “con xin lỗi các vị oan gia trên thân con, kiếp trc kiếp này con có làm gì sai trái với các vị con thật sự vô cùng xin lỗi, con sẽ cố gắng niệm Phật tu tập và hồi hướng công đức tu tập cho các vị, mong các vị hoan hỷ ủng hộ con niệm Phật, xem nhu con niệm giùm tu giùm các vị”, ngẫm như vậy xong cổ họng con thông thoáng không bị nghẹn nữa, vì lúc ngẫm như vậy con vừa hối vừa cảm thấy sâu sắc xin lỗi, nên họ cảm nhận đc và ủng hộ con, nên con biết rằng bất kỳ chướng ngại nào trên đường tu cũng là để độ ta phát tâm Bồ Đề, tinh tấn tu hành, vì những chúng sanh ta đã làm tổn thương, vì những chúng sanh đã từng là cha mẹ yêu thương ta nay đang chịu khổ nơi ác đạo, mà tu hành.
Mình cũng bị như đạo hữu Quỳnh Trang vậy, khi mình niệm phật hay lạy phật mình đều có một suy nghĩ xen tạp chửi bới phỉ báng tam bảo trong đầu, nó cứ chen ngang câu phật hiệu của mình mặc dù mình không muốn thế, như vậy là mình bị sao vậy, có tội lỗi không ạ, mong các thầy, đạo hữu hoan hỉ chỉ mình với, bị như vậy làm mình sợ hãi lắm!
A Di Đà Phật – Xin chào Quỳnh Trang & Phi Mộng
Trước tiên thì VT nghĩ hai bạn phải tự quán chiếu để soi xét cho kỹ xem cái ý niệm này từ đâu mà phát sanh. Có phải là ý của hai bạn không? Nếu phải vậy thì miệng niệm Phật mà tâm thì không kính Phật rồi. Nếu không phải vậy thì tốt rồi nhưng làm sao để chứng minh là không phải? Để trắc nghiệm điều này VT nghĩ rằng hai bạn cần đến trước bàn thờ Phật đọc bài kệ sám hối, kệ tán Phật rồi chí thành lể bái 108 lạy thử xem. Nếu như hai bạn làm được thì chứng tỏ hai bạn vẫn còn làm chủ được thân và khẩu. Như vậy thì cái ý “bậy bạ” len lõi trong đầu có thể là do tập khí từ đời quá khứ của bạn hoặc là do oan gia trái chủ nhiễu hại.
Nếu là do oan gia trái chủ nhiễu hại vậy thì hai bạn nên tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ.
Còn nếu là do tập khí từ đời quá khứ vậy thì hai bạn nên tham khảo thêm trong phần phúc đáp của huynh Tịnh Thái ở đây nhé.
Nói tóm lại có thể là do tập khí từ đời quá khứ của hai bạn hoặc là do các chư vị oan gia trái chủ họ phá không cho bạn tu (có lẻ vì đời trước bạn đã từng phá họ). Nhưng dù sao đi nữa thì cũng chớ nên bỏ cuộc nhé vì Phật Bồ Tát lúc nào cũng sẳn lòng từ bi, không hề trách tội bất cứ ai bao giờ. Cái tội sanh ra là từ tâm bất kính, khẩu bất kính, thân bất kính. Có lẻ các chư vị oan gia trái chủ họ muốn nói như vậy cho hai bạn nghe để hai bạn nói theo rồi mang tội để trả thù vậy. Do vậy khi lâm vào tình cảnh này thì hai bạn nên sám hối với họ, xin họ tha cho mình. Bên cạnh đó phải chí thành lể Phật và niệm lớn tiếng, chú tâm vào từng câu từng chữ nghe cho thật rỏ ràng minh bạch. Khi ý niệm xấu vừa khởi lên thì lập tức lể Phật sám hối. Từ từ rồi sẽ qua được ải thử thách này mà thôi, chớ nên nản lòng.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho hai bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Xin gửi đến bạn Quỳnh Trang & Phi Mộng để tham khảo, học hỏi, nghiên cứu qua các đạo hữu đã có nhiều kinh nghiệm trên bước đường hành trì tu tập trong pháp môn niệm Phật.
Các Phương Pháp Niệm Phật
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
Cung kính tượng Phật như Phật trước mắt
Như đang thuyết pháp cho nên lắng nghe
Từng chữ từng chữ “lục tự Di Đà”
Thành tâm cung kính sẽ được định tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn hai đạo hữu đã hoan hỉ chỉ đường cho mình, mình biết chắc là không phải mình nghĩ điều bất kính mà giống như trong tâm mình có người khác nói lời bất kính ấy, hi vọng nhờ Phật từ gia hộ giúp những người đang bị như mình thoát được kiếp nạn. A Di Đà Phật.
Niệm hoài niệm mãi một thời gian tâm sẽ trong sạch lại thôi.Đừng lo lắng nhé.
cảm ơn đạo hữu đã chỉ dẫn, A Di Đà Phật
Chào các bạn đồng tu!
Mình niệm Phật khi lên thời khóa thường xuyên niệm thầm, khi niệm thành tiếng thì mình thấy rất mệt và còn bị hụt hơi. Ngoài các thời khóa chính ra thì mình không có công phu thêm. Mình làm việc văn phòng nên không niệm phật lúc làm việc được,nên khi đi lại mỗi bước đi mình đều niệm Phật và coi đó là cách để công phu. Các bạn đồng tu xem phương pháp niệm của mình như vậy có vấn đề gì không?
xin cảm ơn các bạn !
Phương pháp niệm Phật như bạn là quá tốt rồi, chẳng phải ai lúc nào cũng giữ tâm niệm Phật được. Niệm Phật là chánh hạnh, ngoài chánh hạnh bạn cũng nên tu tập thêm các pháp gọi là trợ hạnh như: tụng Kinh Vô Lượng Thọ hoặc Kinh A Di Đà ( Nghĩa), phóng sanh, ấn tống, làm việc phước thiện …
Do thời này con người ta căn cơ yếu kém do đó trong thời khóa bạn nên theo phương pháp Thập niệm ký số mà Tổ Ấn Quang đã dạy,Cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm và Hòa thượng Thích Trí Tịnh đều hết sức tán thán diệu pháp này. Cụ thể hơn bạn có thể xem link: http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/anquangdaisugiangonluc-02.htm
Còn việc niệm ra tiếng mà bị hụt hơi thì PB không rõ bạn bị nguyên nhân gì nhưng cá nhân PB thì trước kia cũng vậy nhưng từ khi có thể ăn chay được thì niệm không có mệt và hụt hơi nữa. Ăn chay không phải là tu mà niệm Phật mới là tu bạn nhé! nhưng niệm Phật rồi sẽ ăn chay.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Tự Tại,
Niệm Phật mà tâm chẳng tự tại sẽ tổn khí, luôn thấy mệt và hụt hơi. Rất có thể khi bạn niệm lớn tiếng bạn đã dụng sức quá mức thay vì dụng tánh nghe, nhiếp theo tiếng bạn đang niệm Phật. Bạn hãy hình dung đơn giản câu Phật hiệu vận chuyển theo một vòng quay có 3 điểm liên hoàn không ngưng nghỉ: miệng niệm – tai nghe – tâm nhớ rõ. Bạn có thể đổi lại cách niệm Phật hiệu bằng cách niệm to (vừa phải), nhưng thật chậm, rõ ràng từng tiếng một: A – Di – Đà – Phật!
Trọng yếu của cách niệm chậm: niệm câu nào nghe rõ câu đó và chuyển tánh nghe đó về tâm theo vòng liên hoàn nói trên.
Khó: nếu trong quá trình niệm Phật bạn có quá nhiều vọng tưởng, những vọng tưởng này sẽ phá huỷ vòng liên hoàn của bạn. Nhưng nếu bạn nhất tâm thực hành, chắc chắn sẽ thành tựu.
TĐ
Cảm ơn Phúc Bình và Trung Đạo, Mình ăn chay trường nên có lẽ không phải do lý do đó, đúng tạp niệm của mình chắc nhiều quá nên mới gây ra như vậy, cảm ơn hai bạn đã hồi âm và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Hôm nay con lại viết phúc đáp con kính mong cư sĩ và mọi người giúp con nữa a….con hay cảm thấy bận ở giữa chán ạ.hôm đầu tiên con bắt đầu bị thì nhức kinh lắm ạ..con không thể xem dduoc máy tính vì rất kho chịu ạ.giờ thi thoảng ngồi thiền con cũng thấy bận mặc dù con cố gang thả long va k dồn suy nghi o trên đầu…con kpit la vi sao ạ…a di đà phật.con xin cảm ơn ạ.
Nhức đầu, buốt trán thì do nhiều nguyên nhân, nhưng cũng nên tham khảo phần chẩn bệnh của Ngài Lưu Thiện Nhân – Ngài nói người hay bị nhức đầu, buốt trán là do thường xung đột, mâu thuẫn, cho đến bất kính với bậc bề trên (như Cha Mẹ, Ông Bà, Thầy Cô, các bậc trưởng bối), hoặc do cái tâm ngạo mạn mà sanh ra nhức đầu.
Bạn nghiệm lại xem liệu mình có phạm vào những điều trên ko?
Ngoài ra, bạn cũng nên thường vận động bằng cách lạy Phật & niệm Phật thầm, vừa thanh tịnh 3 nghiệp lại vừa giúp cho máu huyết lưu thông, kiên trì lạy Phật như thế 1 thời gian thì có thể hết bệnh nhức đầu.
A Di Đà Phật.
Xin cho mình hỏi,ăn chay trường phước có lớn không ạ
A Di Đà Phật,
Phước lớn đầu tiên của việc ăn chay trường 1 cách khoa học đó là sức khỏe được cải thiện lên hẳn.
Cũng xin gửi thêm bạn 1 số bài viết về lợi ích của ăn chay để bạn tham khảo:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/02/nen-an-chay-hay-khong-an-chay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/12/an-chay-niem-phat-het-benh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/tai-sao-nguoi-hoc-phat-phai-nen-an-chay/
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính chào đạo hữu Tự Tại. bạn niệm như thế quá tốt đi chứ, theo TC nghĩ muốn niệm thầm ko phải dễ dàng đâu:
– Người đó có công phu niệm Phật sâu dày
– Niệm thầm tiếng niệm nhanh hơn niệm thành tiếng
– Niệm thầm chính là tâm niệm vì trong tâm chỉ duy nhất “Nam Mô A Di Đà Phật”
Chúc các đạo hữu có tín tâm luôn dũng mãnh và tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
http://www.tinhdo.net/nhan-qua/397-gianggiainguyennhanbenhtat.html
Xin cho hỏi là niệm Phât đươc bao nhiêu lần là trả hết nghiệp, và làm sao để biết đã trả xong nghiệp ( không lẽ chờ đến lúc vãng sanh mới biết sao ? A DI ĐÀ PHẬT xin học hỏi cho tỏ tường, chứ không có ý …gì ! )
A Di Đà Phật
Chào bạn Thu Lam!
Phật dạy: nếu nghiệp có hình tướng thì tận cùng hư không cũng không dung chứa hết. Lại trong Kinh Địa Tạng Phật dạy: Người ở cõi Nam Diêm Phù Đề nhất cử nhất động không chi là không phải tội. Và cho dù “một câu A Di Đà Phật tiêu được trọng tội 80 ức kiếp sinh tử” đi nữa, chúng ta cũng nên quán xét khách quan việc tu tập của chúng ta: hàng ngày niệm Phật nhưng chúng ta có thực tu? Nếu chẳng thực tu, vừa niệm Phật, vừa niệm tham-sân-si, vừa niệm Phật vừa niệm ngũ dục lục trần. Vậy thì nghiệp cũ chưa tiêu, đã tạo nghiệp mới, đến bao giờ mới hết nghiệp? Còn nghiệp thì còn trong lục đạo. Song Đức Di Đà Từ Phụ vì thương xót chúng sanh, biết chúng sanh thời mạc pháp chẳng tự lực mà đặng chứng vô sanh nên mới lập nguyện rộng cứu độ chúng sanh. Theo đó, hễ chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, tha thiết muốn về cõi nước Ngài 1 đến 10 niệm đều được vãng sanh. Đây là pháp tu hành niệm Phật đới nghiệp vãng sanh, tức mang theo nghiệp cũ về cõi Phật mà tiếp tục tu hành, tiến đến quả vị Phật.
Tuy nhiên con người thời nay niệm Phật cầu vãng sanh chỉ là lời nói suông, dạ thì chỉ cầu danh vọng lợi dưỡng. Hạng người này Phật A Di Đà không đến rước, làm sao có cơ hội “chờ đến lúc vãng sanh mới biết”…
Vài dòng cạn cợt chia sẻ cùng bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm Phật là trong tâm có Phật chứ ko phải trên miệng có Phật hiệu. Trên miệng có Phật mà tâm không có Phật thì đau mồm rát họng cũng uổng công. Ngay khi trong tâm có Phật thì ko có Tham Sân Si, ngay đó liền biết nghiệp chướng liền được tiêu trừ 1 phần. Rốt cuộc là 1 ngày chúng ta có A Di Đà Phật trong tâm được bao nhiêu giờ? Bao nhiêu giờ là tâm Ma? Bao nhiêu giờ là tâm Phật?
Hiệu quả liền có thể thấy biết ngay: Nếu năm nay so với năm trước, tham sân si giảm được 1 chút thì có tiến bộ, các tật xấu của mình bớt được bao nhiêu? Tự mình thấy rõ liền à…Không chỉ là năm, mà ngày hôm nay và ngày hôm qua mình có thấy sự tiến bộ nào ko? Việc này thì ko cần hỏi han người khác.
Nghiệp trả được tốt thì mỗi ngày trôi qua tâm càng an lạc, vui vẻ, bao dung, từ bi…ý niệm khống chế người và sự vật theo ý mình cũng ko còn…mâu thuẫn với người và sự vật lại càng không…đó chính là tu hành, đó chính là Niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT, các vị Thiện Tri Thức cho con hỏi có phải qua năm 2020, tức là từ 2021 sẽ là đời Thượng Ngươn không ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Thiện An! Chúng ta là người học Phật tức học Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đức Bổn Sư đã nhập diệt hơn 2500 năm, nên cần cẩn trọng không khéo bị lạc vào tà giáo. Vậy Phật giáo tìm ở đâu? Bậc cổ đức dạy “Phật giáo ở trong Kinh điển”.
Nhà Phật thường nói Phật giáo trải qua 3 thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt pháp. Y cứ theo lời Đức Bổn Sư thuyết giảng, thì hiện tại chúng ta đang sống vào thời Mạt pháp. Thời Mạt pháp có thời gian dài hoặc ngắn tùy vào nghiệp lực chúng sanh; nếu người tu hành như chúng ta đây lấy Kinh điển làm giáo, lấy giới luật làm thầy, tu học tinh cần, tùy thuận chúng sanh khuyên bảo hành thiện tích đức; chắc chắn Pháp Phật sẽ khó diệt tận.
Hiện nay bệnh dịch hoành hành khắp nơi, không có gì ngoài Nhân quả, có nợ phải trả nợ. Giả như ta có nợ, chắc chắn dịch sẽ đến gõ cửa, hãy dùng thiện tâm mà sám hối, khuyên họ ở trên thân tôi cùng niệm Phật đi, vậy là được rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin cám ơn cô Mỹ Diệp rất nhiều ạ, chúc cô có nhiều sức khỏe và tu tập ngày một tinh tấn ạ. A DI ĐÀ PHẬT. Con xin cám ơn.