Chú Huệ Chiếu có tên là Dương Ngọc Trước, 75 tuổi, nguyên quán Bà Rịa Vũng Tàu. Trước đây chú là con nhà giàu, có quyền thế nên hồi trẻ chú đã sát sinh hại vật khá nhiều để phục vụ cho sở thích ăn uống của mình. Thời thanh niên trai tráng lại có nhiều tiền nên tha hồ vung tiền hưởng thụ các thú vui dục lạc. Đến tuổi thất thập cổ lai hy thì chú vướng phải căn bệnh nan y thời đại – Ung thư tiền liệt tuyến, di căn tới xương, phải dùng xạ trị. Đến giai đoạn này thì lẽ ra bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng morphin để giảm đi sự đau đớn. Thế mà khi tiếp nhận pháp môn niệm Phật mà HT Thích Trí Tịnh đã dạy nên chú đã làm theo. Chú đầy đủ thiện căn để buông bỏ mọi thứ mà niệm Phật, không dùng thuốc men, chỉ dùng câu A già đà để trị, thân cũng không cầu hết bệnh, một lòng một dạ cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Ngài Ấn Quang Đại Sư từng dạy: “Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp. Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm”. Câu A Di Đà Phật cũng chính thậm thâm vi diệu thiền, chính là sám hối bậc nhất. Được thiện hữu tri thức chỉ bảo, chú Huệ Chiếu đã cùng đến cộng tu niệm Phật cùng với các bạn đồng tu. Không ngờ chú lại là một trong những người niệm Phật có thể vượt qua được nghiệp chướng chính mình. Thật sự là vô cùng tuyệt, đáng tán thán! Chú đã đem lại niềm tin cho những đồng tu niệm Phật.
Chú hàng ngày thường niệm Phật lạy Phật, sám hối tất cả nghiệp chướng mình đã từng tạo tác. Trường chay mà niệm Phật, lạy Phật. Tâm chỉ một nguyện duy nhất là câu sanh Tây Phương. Chú bảo: “A Di Đà Phật tiếp dẫn lúc nào thì chú sẽ đi ngay lúc đó, không hề luyến tiếc cái thế gian này nữa. Làm người cũng đã khổ quá rồi. Làm thân súc sinh, ngạ quỷ….còn khổ bao nhiêu nữa đây? Rồi bao giờ mới thoát khỏi luân hồi. Chỉ có về Tây Phương mới vĩnh viễn lìa khổ được vui thôi”. Chẳng hiểu thế nào mà chú càng niệm thì lại càng thấy hoan hỷ, càng lạy Phật thì thấy càng khỏe ra. Đến khi vào bệnh viện Ung bướu TP.HCM kiểm tra lại thì thấy không còn tế bào ung thư nữa, không cần phải dùng thuốc, bác sĩ chỉ dặn là cách ba tháng đến tái khám định kỳ. Thật là nhiệm mầu phải không các bạn?
Điểm quan trọng ở chỗ là chú niệm Phật, lạy Phật mà không cầu hết bệnh, mà chỉ cầu vãng sanh Tây Phương. Cái thân này chú không cần nữa, chỉ với nguyện về Cực lạc. Mấu chốt ở điểm này, nếu ta niệm Phật cầu hết bệnh – mà thọ mạng mình đã chấm dứt rồi thì mình cũng sẽ chết mà lại mất phần vãng sanh. Nếu ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương – thọ mạng mình còn thì nghiệp tiêu, bệnh hết. Thọ mạng mình dứt thì được A Di Đà Phật phóng quang tiếp dẫn về Cực Lạc vĩnh ly sanh tử. Vậy thì niệm Phật mình không cầu hết bệnh mà chỉ một lòng cầu vãng sanh thôi thì mới đúng pháp, mới tốt được.
Chú Huệ Chiếu là một tấm gương cho chúng ta về lòng tin vào câu Phật hiệu, niềm tin vào Phật lực không thể nghĩ bàn. Ngưỡng mong ai nấy đọc xong câu chuyện này, tín tâm kiên cố, nguyện lực kiên cố, trong một đời này cố gắng nỗ lực tu học, khi mãn báo thân, đồng sanh Cực lạc, đồng kiến Di Đà, đồng ngộ vô sanh, đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
(Diệu Âm Lệ Hiếu)
Các đạo hữu thương mến, mình xin chia sẻ một cách chữa đau lưng rất hay mà đơn giản.
Bạn lấy 10g muối hột bỏ vào một tô (ĐỪNG dùng tô nhựa nha) đựng 400ml nước sạch đem chưng cách thủy.Nước trong nồi chưng sôi nấu thêm 3 phút nữa là được. Đậy kín để nguội rồi đổ tô nước muối đã chưng vào chai dành dùng dần. Bạn lau sạch lưng (hoặc vùng thắt lưng) rồi xoa dung dịch nước muối lên. Yên tâm, sẽ không bị rít rắm đâu bạn. Bạn làm thế này đến khi hết đau lưng thì thỉnh thoảng xoa phòng ngừa thôi. Xoa quá nhiều dễ giòn xương. Bạn có thể chưng 5g với 400ml để nhỏ mũi thường xuyên vừa giúp vệ sinh mũi vừa giúp điều trị các loại viêm xoang.
Kính Chúc quý đạo hữu thân tâm an lạc, tu hành tinh tấn.
A Di Đà Phật! Các đạo hữu cho mình xin trang tổng hợp các bài giảng của pháp sư Tịnh Không được không ạ!
A Di Đà Phật. Bạn vào đây tham khảo thử xem:
https://www.youtube.com/user/PhapHanh/featured
http://amtb.vn/
Mình xin mạo muội giới thiệu đến bạn trang web của Đại Đức Thích Giác Nhàn (http://voluongtho.vn/) – Người đi theo đường lối của Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không, chuyên hoằng truyền Pháp môn Tịnh Độ. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT.
Gửi bạn trang tổng hợp các bài giảng của HT Tịnh Không:
tinhkhongphapngu.net
A Di Đà Phật! Xin cảm ơn hai đạo hữu Huệ Thiện và Nguyễn Vân, mong tam bao gia hộ các đạo hữu thường tinh tấn niệm Phật, và mãn nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!
Mình mong Quí đạo hữu chỉ cho mình địa chỉ các nơi dạy châm cưu, bấm huyệt hoặc bốc thuốc nam.
Nam mô a di đà phật!
Đạo hữu nguyễn nhật co biết phương pháp trị rụng tóc không xin hoan hỷ chỉ giúp mình với,minh bị mồ hôi dầu tóc luôn bị nhờn rất nhiều,da đầu ngứa ngáy rất khó chịu ,trước bị rất nhiêu gầu,nay minh goi dầu trị gầu thì gầu đã giảm nhưng tóc bị nhờn và rụng nhiều lắm,vùng đỉnh đầu và trán đã thưa gần hết rất mất tự tin.mình đã thử dùng nhiều cách nhưng không hiệu quả.bạn hữu nào biết phương pháp hay chỉ giúp mình với nhé!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô A Di Đà Phật,
Không biết giờ trả lời còn hữu ích cho đạo hữu quangphong không nhưng mình biết có cách này, mình cũng đang ứng dụng,thấy rất hiệu quả, đó là ủ tóc bằng dầu dừa.
quangphong gội đầu sạch, hong khô tóc, lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ xài, để trong lò vi sóng 40s (hoặc hấp cách thủy nếu không có lò vi sóng), sau đó để dầu dừa lên tóc từ gốc tới ngọn,thoa đều, mát xa nhẹ, ủ 2-3 tiếng, hoặc bao lâu tùy đạo hữu nhưng không quá 6 tiếng. Sau đó gội sạch, lại hong khô tóc. Xong. 🙂 Tuần làm 2 lần, không nên làm thường xuyên liên tiếp. Hy vọng sẽ giúp ích được cho đạo hữu quangphong.
Cách này vừa giảm rụng tóc vừa trị gầu nhé, không cần dùng dầu gội trị gầu, dùng dầu gội bình thường là được rồi.
Nam mô A Di Đà Phật
Đạo hữu lấy cỏ mần trầu nấu nước gội hoặc xức lên da đầu sẽ giảm rụng tóc rất nhiều.
Chúc đạo hữu thành công
Chào bạn Niệm Phật,
Bạn có thể tham khảo thêm:
http://www.tinhtonghochoioregon.org/
http://tinhtong.org/
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu chỉ dạy ạ! Mong đạo hữu tinh tấn!
Làm sao để tăng được tín tâm tại gia đình hay nơi nào đó không có phật pháp.
Xin chào bạn Nhân,
Trước hết bạn phải làm một Phật tử chân chính, giữ đủ 5 giới, bớt tham, sân, si, là một người con, người chồng, người cha,…tốt, cũng như là một công dân tốt. Bạn tự mình cũng cần tăng trưởng lòng từ bi, khiêm cung, nhẫn nhục…Tất cả đều phải bằng hành động, chứ không phải ở lời nói. Hãy là một tấm gương sáng. Người ta thấy mình từ lúc tu theo Phật thành một người tốt như vậy thì tự nhiên người ta sẽ tăng trưởng tín tâm. Thêm nữa, bạn cũng cần nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho họ, nhờ oai lực vĩ đại của Tam Bảo, họ sẽ sớm tăng trưởng tín tâm.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn bạn rất nhiều
A Di Đà Phật. Xin chào các bạn sen thân mến,
Huệ Tịnh thắc mắc câu kệ này xin các thiện tri thức giải giùm cho.
Buông xả vạn duyên
Chuyên tâm niệm Phật.
Buông xả vạn duyên có phải cần đầy đủ hai năng lực từ bi và trí tuệ mới làm được viên mãn không?
Nếu không thể buông xả thì vạn duyên vẫn kẹt không thể chuyên tâm niệm Phật đúng không?
Như vậy chuyện tu trì trú trọng vào ở chỗ buông xả trước hay do niệm Phật trước? Hay là hễ nhớ Phật niệm Phật là đã đang huân tập sự buông xả?
Thế nào là huân tập “buông xả vạn duyên” không chướng ngại với đời sống thực tế cho hàng Phật tử tại gia mà vẫn giữ được hoà khí hạnh phúc? Nhất là cho những người sống trong hoàn cảnh còn có gia duyên cha mẹ, vợ chồng con cái khoảng từ 25-60 tuổi.
Huệ Tịnh xin cảm ơn các bạn sen trước.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Huệ Tịnh và các bạn sen thân mến,
Mình xin mạn phép trình bày theo chỗ hiểu của mình để các bạn cùng suy gẫm. Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung từ quý bạn đồng tu để mọi việc càng thêm sáng tỏ nhé.
Trong Phật Pháp thì có bất định pháp và tùy cơ nói pháp cho nên cụm từ “buông xả vạn duyên” này không phải lúc nào cũng được sử dụng mà mỗi trường hợp đều có ý nghĩa khác nhau:
Đối với người sơ phát tâm thì cụm từ “buông xả vạn duyên” ý nói buông xả những cái duyên gì mà chướng ngại trên bước đường tu hành ví dụ như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, uống rượu…nói chung là ác duyên. Tiến thêm một bước nữa thì những cái duyên không phải thiện, không phải ác cũng nên buông xả như là xem phim, nghe nhạc, chơi game…
Đối với người già, người bệnh ung thư hay tai nạn xe cộ, sắp lâm chung thì Ban Hộ Niệm khái thị :”buông xả vạn duyên” ý nói đừng nên tham luyến hay lo nghĩ về bất kỳ một thứ gì ở thế gian này nữa.
Đối với người chuẩn bị nhập thất hay chuẩn bị vào thời khóa công phu thì “buông xả vạn duyên” ý nói buông xả tất cả những tạp niệm vọng tưởng cho dù là thế gian pháp hay xuất thế gian pháp…cũng đều buông xả, chỉ còn duy nhất một câu Phật hiệu mà thôi.
“Buông xả vạn duyên có phải cần đầy đủ hai năng lực từ bi và trí tuệ mới làm được viên mãn không?” Chắc có lẻ là vậy vì phải nhìn thấu thì mới buông xuống được.
“Nếu không thể buông xả thì vạn duyên vẫn kẹt không thể chuyên tâm niệm Phật đúng không?” Cái này theo mình nghĩ thì cũng chưa hẳn là như vậy. Nếu buông xả được thì tốt nhưng nếu không thể buông xả thì mình có thể tùy duyên nhưng phải tự tại. Khi xưa anh Hoàng Thợ Rèn gỏ một tiếng búa thì niệm một câu Phật hiệu, cuối cùng thì cũng được tự tại vãng sanh. Chị Liên Hương đang bán cải thì đổi qua làm nghề “cầm chân heo” đó chính là tùy duyên nhưng trong tâm của Chị Liên Hương và anh Hoàng Thợ Rèn
lúc nào cũng niệm Phật chính là tự tại, không bị phiền não.
“Như vậy chuyện tu trì chú trọng vào ở chỗ buông xả trước hay do niệm Phật trước?” Dỉ nhiên là chú trọng niệm Phật trước. Bởi vì nếu bạn đã buông xả vạn duyên nhưng không có Tín Nguyện Hạnh để cầu sanh Tây Phương thì như thuyền đã nhổ neo nhưng không có bánh lái, không có hướng đi.
“Hay là hễ nhớ Phật niệm Phật là đã đang huân tập sự buông xả?” Điều này cũng chưa chắc bởi vì trong 1000 người niệm Phật có 999 người niệm Phật giả.
“Thế nào là huân tập “buông xả vạn duyên” không chướng ngại với đời sống thực tế cho hàng Phật tử tại gia mà vẫn giữ được hoà khí hạnh phúc? Nhất là cho những người sống trong hoàn cảnh còn có gia duyên cha mẹ, vợ chồng con cái khoảng từ 25-60 tuổi.” Chớ nên hiểu lầm “buông xả vạn duyên” là không đi học, không đi làm… Ấn Quang Đại Sư dạy:” Đôn luân tận phận…” (giử vẹn luân thường, tận hết bổn phận…). Hơn nữa trong Quán Kinh cũng đã dạy về Tịnh Nghiệp Tam Phước thì thiết nghĩ ở lứa tuổi này hãy nên y giáo phụng hành tức là phải hiếu dưỡng cha mẹ rồi lo tròn bổn phận với vợ chồng con cái nữa chứ…Tuy nhiên cũng chớ nên nghĩ rằng mình sẽ sống được đến 61 tuổi vì vô thường đến bất chợt, có thể hôm nay là ngày cuối cùng của kiếp người mà mình không hề hay biết chăng? Cho nên một vị thầy đã khuyên nên dán chữ TỬ (CHẾT) ở trên trán để cân nhắc điều này. Khi đã biết sanh tử vô thường thì không có nghĩa là mình trở nên tiêu cực, yếm thế mà phải:
sống một ngày thì lo tu một ngày,
sống một ngày thì lo niệm Phật một ngày,
sống một ngày thì lo hành thiện tích đức một ngày,
sống một ngày thì lo tròn bổn phận cho gia đình trong một ngày…
Do vậy đối với hàng Phật Tử tại gia trong lứa tuổi này thì “buông xả vạn duyên” không có nghĩa là phải bỏ nhà cửa vợ chồng con cái cùng với sự nghiệp để lên núi ẩn cư hay bế môn nhập thất mà ý nói buông xả những cái tâm tham sân si mạn nghi… buông xả tâm niệm tự tư tự lợi. Nói chung thì nơi tự thân là tùy duyên nhưng nơi tự tâm là tự tại. Tự tại tức là không có phiền não. Tức là khi gặp thuận cảnh cám dổ thì không khởi tâm tham luyến (ví như có bạn xấu rủ rê đi nhậu nhẹt, cờ bạc, chơi bời lêu lõng) khi gặp nghịch cảnh thử thách thì không khởi tâm giận hờn buồn tủi (ví như bị vợ chồng con cái la rầy quở mắng oan ức). Bạn nghĩ xem, nếu như trong gia đình mà cả vợ chồng con cái không có ai đi nhậu nhẹt, cờ bạc, chơi bời lêu lõng, không ngoại tình…ngược lại còn biết kính trên nhường dưới, nhẫn những điều mà người khác khó nhẫn, làm những việc mà người khác khó làm, thay người làm các việc nặng nhọc, thành toàn cho người là việc tốt lành, khi tĩnh tọa thường tự xét lỗi mình, lúc nhàn đàm không bàn đến điều sai trái của người…như vậy thì gia đình đó có hạnh phúc hay không? Quá là hạnh phúc rồi chứ còn gì nữa, có phải không? Do vậy huân tập “buông xả vạn duyên” không chướng ngại với đời sống thực tế cho hàng Phật tử tại gia mà vẫn giữ được hoà khí hạnh phúc chính là nương nhờ vào pháp môn niệm Phật. Khi tâm mình niệm Phật thì trong tâm mình có Phật nên sẽ làm những việc lương thiện giống như Phật đã từng làm, nói những lời ái ngử giống như Phật đã từng nói và sẽ có những suy nghĩ giống như Phật: muốn cho tất cả chúng sanh đều phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành thánh… Ngoài ra 2 chữ “chúng sanh” này nên đặc biệt lưu ý trước tiên là chính bản thân mình, có nghĩa là mình phải tu cho tốt để làm gương cho người khác thấy mà bắt chướt theo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chao cac dao huu .co mot vi thay noi cau a di da chi la cho nhung nguoi mu diec chi danh cho ke ha luu,vi thay nay tung du thu kinh ,ko coi trong cau a di da ,ko biet tu nhu vay co dung chanh phap khong
A Di Đà Phật
Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật nói
“Bởi vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bố tất cả Bồ-đề tâm, tất cả bồ đề nguyện, tất cả Bồ-đề hạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều do danh hiệu Phật mà thành đạo, chuyển pháp luân, giáo hóa nhị thừa, điều phục chúng sanh cang cường, tội khổ, tham đắm. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều y cứ danh hiệu Phật mà kiến lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải, trang nghiêm vi trần số cõi Phật. ”
Phật từ đâu mà xuất hiện ở thế gian này.Là từ danh hiệu Phật.Danh hiệu Phật từ đâu mà có.Là từ tâm khởi chúng sanh mà có.Nếu không có chúng sanh khởi tâm niệm Phật,thì Phật thị hiện trên thế gian bằng cách nào đây.Không lẽ Phật tự nhiên đến,nếu thế thì không cần niệm A Di Đà Phật thì A Di Đà Phật vẫn cứ đến.Nhưng rõ ràng là không có chuyện này,phải niệm A Di Đà Phật thì A Di Đà Phật mới đến.Bởi vì đó là lý nhân quả không thể nào khác.Chúng sanh phải có cảm thì Phật mới có ứng.Có cảm có ứng,không có cảm không có ứng.
Danh hiệu Phật là tự tánh của hết thảy chúng sanh.Khi chúng sanh niệm Phật cũng tức là niệm tự tánh thì trong tự tánh lưu xuất hóa thân Phật.Hóa thân Phật ở đây muốn nói là Thích Ca Mâu Ni Phật. Hóa thân Phật ấy sẽ chỉ bày các giáo pháp để cho chúng sanh trở về với tự tánh của mình.Cho dù Phật từ bi muốn cứu độ hết thảy chúng sanh,nhưng nếu chúng sanh không chịu niệm Phật thì Phật cũng hết cách.Vì sao,vì không có chúng sanh niệm Phật thì không có Phật thị hiện trên thế gian này.Không có Phật thì cũng không có giáo pháp.Không có giáo pháp thì nương vào cái gì để tu hành.Tu hành không có giáo pháp khác nào đi trong bóng tối.
Trong kinh, Phật hết sức ca ngợi công đức của chúng sanh Niệm Phật. Người niệm Phật có vai trò rất quan trọng trong Phật Pháp .Phải biết Phật không phải tự nhiên mà tới.Nói thẳng ra,nếu không có chúng sanh niệm Phật,thì cũng không có Phật Pháp trên thế gian và cũng chẳng có ai là thành Phật cả.Cho nên chúng sanh niệm Phật chính là học trò ngoan nhất của Như Lai,là học trò tin Như Lai nhất
Thật vậy trong kinh Niệm Phật Ba La Mật nói
“Nầy đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh nầy, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.
Nầy đại chúng, nên biết rằng, vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số Hóa-thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương, cũng đều giảng nói KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quang minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sanh niệm Phật, không bỏ rời. ”
Tiếp theo là các vị đại bồ tát Phổ Hiền,Văn Thù, Quan Âm cũng đều niệm Phật,cũng đều ca ngợi công đức niệm Phật.
Phương pháp này quá thù thắng vi diệu cùng cực đến nỗi chín pháp giới chúng sanh đều có hoài nghi vào bản nguyện của chư Phật.Cho nên ai có thể tin vào bản nguyện chư Phật thì tất cả chư Phật và các đại bồ tát đều ca ngợi người này.Họ thực sự tin Phật đến rốt ráo.Họ sẽ là người tiếp nối hạt giống Phật,là con trưởng của Phật,là người lên địa vị Phật gần nhất.
Vài lời chia sẻ với bạn,mong bạn vững niềm tin vào A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Người không niệm Phật không biết công dụng của niệm Phật, đã thế thầy này tụng nhiều thứ kinh sở tri chướng quá nặng rồi nhưng lại không chuyên sâu vô cái nào hết nên không biết người mù điếc hạ lưu cũng có cái hay của mù điếc hạ lưu. Tổ dạy là niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền. Các pháp đều như sông đổ vào biển cả tất cả đều là bình đẳng cho nên bạn không cần nghi ngờ. Nam Mô A Di Đà Phật.
Tôi đã ở chùa thầy. Thầy tụng kinh Nhật Tụng rồi tới tụng kinh Pháp Hoa. Tôi niệm Phật đến nỗi tràn ra nước mắt. Thầy nói tôi yếu, không biết yếu cái gì? Niệm Phật rồi rơi nước mắt mà yếu, thầy giải thích cho tôi là niệm Phật chỉ độn căn mù điếc mới niệm. Thầy nói tôi ngày nào cũng tu vậy niệm Phật nhớ nghĩ A Di Đà làm gì. Tôi không biết là nên nghe lời thầy hay là rãnh rỗi thì niệm Phật. Xin hãy giúp tôi.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả tiện theo dõi. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Tam bảo theo thứ tự là Phật Bảo,Pháp Bảo,Tăng Bảo
Đối với người tu niệm Phật thì
1. Phật Bảo chính là đức Phật A Di Đà,là danh hiệu A Di Đà Phật
2. Pháp Bảo chính là bộ kinh Vô Lượng Thọ
3.Tăng Bảo bao gồm Thánh Tăng và phàm Tăng. Thánh Tăng là Quan Âm,Thế Chí bồ tát.Phàm tăng là những vị xuất gia chưa chứng quả nhưng các thầy này chọn tu theo pháp môn niệm Phật.
Bây giờ bạn phải nghe ai,tin ai.Theo thứ tự phải là Phật Bảo rồi đến Pháp Bảo,cuối cùng là Tăng Bảo.Không nên đi theo thứ tự ngược lại là tin Tăng mà lại không tin Phật.
Trong các vị Phật chọn tin theo đức Phật A Di Đà.Trong Pháp Bảo chọn tin lấy bộ kinh Vô Lượng Thọ.Trong các vị Thánh Tăng chọn tin theo Quan Âm,Thế Chí.Trong các phàm Tăng chọn tin theo những vị tu niệm Phật.
Đối với các vị tu pháp môn khác thì chúng ta vẫn kính trọng nhưng không theo.Nếu gặp ai,bạn cũng tin cũng theo thì bạn không chuyên tâm được đâu.Hãy đi tìm những người có cùng niềm tin,có cùng nguyện lực giống mình mà chọn làm bạn đồng tu.
Niệm Phật nên để tâm trong lặng như như, không nên để xúc động quá cũng không nên để vui phấn khích quá.Vì hai cảm giác đó nếu để lâu sẽ làm xáo động tâm thức,mất đi sự trong lặng.Cho dù có ai khen,chê,thì tâm ta vẫn niệm Phật trong sự trong lặng,đừng để sự khen chê,xúc động mà mất đi sự trong lặng.
Bạn hãy chọn tin theo đức Phật A Di Đà và hãy tiếp tục niệm danh hiệu của Ngài trong sự vô nghi đi.
A Di Đà Phật
Các bài giảng của Pháp sư Tịnh Không và chư Tổ :
http://niemphat.net/quanambaodien.html
http://phapsutinhkhong.com
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhkhongps.htm
Cho mình hỏi:niệm phật mỗi ngày gần 1000 câu thôi,niệm phật mà tâm đôi khi không để y đến,vậy cuối cung có chuyển hóa dc PHẬT tánh của mình ko.a di đà PHẬT,mình kinh phải là PHẬT tử
bạn niệm PHẬT , lạy PHẬT thật nhiều vào.
bị bệnh thì uống thuốc , uống nhiều thuốc thì bệnh mau lành. Mới uống mấy buổi mà đã quan tâm đến PHẬT tánh làm gì, bạn hỏi PHẬT tánh , mấy người biết mặt mũi PHẬT tánh của mình đâu mà trả lời, toàn đọc sách vở và nghe giảng thôi, không phải THẬT CHỨNG đâu.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nhân,
*Bạn chưa là Phật tử nhưng đã tin và đã phát tâm niệm Phật thì có thể nói những chủng tử Phật huân tụ từ vô thỉ kiếp tới nay trong bạn đã chín mùi và trổ quả thiện rồi, bởi người chưa bao giờ niệm Phật, quyết chẳng thể tin vào Pháp này để tu hành.
*Niệm Phật mà còn chấp vào số lượng ít-nhiều sẽ dễ dẫn đến tham niệm Phật, nói khác đi ông Phật lúc này là Phật tham, chứ không phải là Phật A Di Đà nữa. Đặt ra số lượng Phật hiệu cho một buổi công phu là rất tốt, nó biểu tỏ sự tinh tấn của bản thân. Tuy nhiên nếu chỉ vì nương chấp vào số lượng để niệm cho thật nhiều nhưng không quán chiếu tâm khi niệm Phật, rất có thể chúng ta sẽ niệm Phật trong phiền não, nghĩa là miệng niệm Phật nhưng tâm dấy khởi phiền não và bị phiền não lôi cuốn mà không hay. Đây chính là lý do bạn đang kẹt phải.
*”Niệm Phật mà tâm đôi khi không để ý đến câu Phật hiệu” =tâm phan duyên đang dấy khởi và bị tâm đó lôi cuốn, nghĩa là miệng bạn niệm Phật nhưng tâm tơ tưởng nơi khác, chuyện khác. Muốn khắc chế, khi tâm phan duyên khởi lên hãy dùng hồng danh A Di Đà Phật chặt đứt ngay tâm đó. Muốn thế bạn phải nhiếp tâm bằng cách: Miệng niệm-Tai nghe rõ từng câu chữ-Tâm nhớ tỏ tường 4 hay 6 chữ hồng danh A Di Đà Phật. Được thế, sẽ dần khắc chế được tâm phan duyên.
*Phật tánh là chân tâm thanh tịnh, còn gọi là Phật tâm của bạn. Phật nói: Tâm ấy xưa nay chẳng sanh, chẳng diệt, nhưng vì mê-ngộ nên có thăng trầm. Mê là do bị phiền não che lấp nên chân tâm không thể hiển lộ. Do vậy niệm Phật là để từng bước, từng ngày phá đi phiền não, giúp Phật tánh hiển lộ chứ không phải chuyển hoá Phật tánh như bạn nghĩ.
Nguyện chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác để niệm Phật.
TN
A di đà phật,cảm ơn bạn Thiện Nhân chúc bạn tinh tấn tu hành.
Bạn Quang Phong thân mến
Mình xin lỗi vì ko hồi âm cho bạn sớm hơn.
Mình có đọc tài liệu cách chữa rụng tóc thế này xin chia sẻ lên đây để bạn tham khảo.
Lấy muối pha với nước ấm thành dung dịch loãng rồi gội đầu, thấm ướt hết da đầu rồi để 3-5 phút rồi gội lại với nước sạch. Gội ngày 2 lần, sáng và chiều( hoặc tối) , 15-20ngày.
Bạn thường vắt vỏ bưởi cho tinh dầu trong vỏ ướt vùng tóc bị rụng sẽ giúp tóc mọc lại.
Chúc bạn thân tâm an lạc,thành công, hạnh phúc.
Cám ơn bạn đã chia sẽ bài thuốc cho mình nhe’
Mình sẽ áp dụng hy vọng có kết quả tốt
Chúc bạn tinh tấn niệm phật!
Nam mô a di đà phật
Buông Xã Vạn Duyên:
“Đối với người chuẩn bị nhập thất hay chuẩn bị vào thời khóa công phu thì “buông xả vạn duyên” ý nói buông xả tất cả những tạp niệm vọng tưởng cho dù là thế gian pháp hay xuất thế gian pháp…cũng đều buông xả, chỉ còn duy nhất một câu Phật hiệu mà thôi”.
Ngoài ra, Vạn duyên buông xả cũng dặn vợ con: “Mọi việc gia đình xã hội ba đã giao phó sắp xếp ổn thỏa cả rồi, không còn phải vướng bận gì nữa. Trong thời gian 10 ngày ba nhập thất, nếu có ông bạn Huệ Tịnh của ba đến thăm thì nhớ cáo lỗi dùm ba nhé hoặc ông bạn Đường Thi mời làm vài bài thơ Đường trên duongvecoitinh cho vui thì cũng thay lời ba hẹn lại sau 10 ngày nhé”
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Vạn duyên buông xả và các bạn,
Bạn muốn nhập thất 10 ngày thì cứ tự nhiên đi. Đường Thi “xướng” sẳn để đó 10 ngày sau bạn ra “họa” lại cũng được, không sao cả nhé.
Thế sự đa đoan lắm cội nguồn,
Làm sao thanh tịnh để lòng luôn:
Thuận duyên luyện tánh: đừng tham ái,
Nghịch cảnh rèn tâm: chớ tủi buồn.
Ngủ dục tùy duyên không phải XẢ,
Lục trần tự tại chẳng hề BUÔNG.
Xem người thấy vật, nhìn bao sự:[1]
Cũng giống Di Đà: một tiếng chuông.[2]
Chú thích:
[1] HT Tịnh Không dạy:” Khán nhất thiết nhân, nhất thiết vật, nhất thiết sự đô thị A Di Đà Phật” (Hãy xem tất cả mọi người, tất cả mọi vật, tất cả mọi sự việc đều là A Di Đà Phật).
[2] Di Đà=một câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Tiếng chuông=phá mê khai ngộ (nương nơi tiếng chuông mà được thức tỉnh vậy).
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Đường Thi và các bạn sen kính mến
Việt Thi vẫn còn bỏ chưa xong cái tật “ uống rượu” nên đâu có tư cách để tính đến chuyện nhập thất. Hôm trước nhờ bạn Đường Thi chỉ dẫn cho cách “mượn tách thay bình” nên cũng có giảm đôi chút (hihj)
Mình cũng không có cái phước phần như bạn Phúc Bình đã từng tạm gác mọi chuyện ngoại duyên tham dự pháp hội Tam thời hệ niệm mấy ngày để rồi mẹ của bạn ấy thấy được tướng lành sinh tâm quy ngưỡng Phật pháp
Thậm chí ngay đến một thời công phu khuya ngắn buổi sáng nhiều khi cũng không trọn vẹn. “Ba ơi, con khóc”. “Ba ơi, có cuộc điện thoại cấp cứu phải đi ngay!”.
Nên bây giờ hoàn cảnh cuộc sống đa đoan phải học cách an nhẫn tùy duyên niệm Phật thôi.
Nay ông bạn Đường Thi mời “họa kệ” thì rất vui vẻ nhận lời để anh em huynh đệ cùng trao đổi Phật pháp
Tùy duyên buông xả chẳng năm, ngày [1]
Nội ngoại định kỳ xả tuyệt hay [2]
Hạ đến Tăng thân ngừng khất thực [3]
Đông về tổ ấm nhạn thôi bay [4]
Gió ngừng sóng xô bờ chưa lặng [5]
Lý hiện duyên về niệm vẫn lay [6]
Tự tại chữ kia nơi Bất động [7]
Phan duyên tha tại mộng còn say [8]
Chú thích:
[1] Câu này là tổng cương lĩnh của việc tu hành, không kể tháng tính năm gì cả
Ngài Sơn Kỳ, một bậc thạc đức bên Thiền Tông đã dạy: “Bản sắc người tu, là phải lấy mười phương làm đạo tràng viên giác, không cuộc hạn sự kiết kỳ dài ngắn. Nếu một năm không tỏ ngộ thì tham đến mười năm; mười năm không tỏ ngộ, tham cứu hai hoặc ba mươi năm, cho đến trọn đời, trước sau không dời đổi.”
[2] Tuy nhiên, nếu có người có duyên định kỳ kiết thất thì rất tốt, hoặc 1 ngày, hoặc 2 ngày hoặc 7 ngày, hoặc 1 tháng v.v thì rất tốt. Trong khoảng thời gian ấy không những buông bỏ mọi duyên bên trong (nội duyên =phiền não chấp trước …) mà còn không phải lo lắng gì những thế duyên bên ngoài gia đình, xã hội (ngoại duyên) nên công phu đương nhiên sẽ rất có lực
Niệm Phật thập yếu, HT Thiền Tâm dạy: “ Người niệm Phật cũng thế. Đả thất là phương tiện để cho mau được nhứt tâm; nếu một kỳ chưa nhứt tâm, nên kiết thất nhiều kỳ, chí tiến tu không hề thối chuyển”
Tuy nhiên cách đả thất cũng phải có hội đủ nhiều duyên tố mới có thể có lợi ích. Như phải có giáo thọ thiện tri thức, ngoại hộ thiện tri thức và đồng tu thiện tri thức v.v.
[3] +[4] lấy ví dụ về sự lợi ích của buông xả ngoại duyên
Tăng đoàn chọn mùa hạ làm mùa an cư kiết hạ, có truyền thống từ hồi Phật còn tại thế. Thứ nhất là để tránh phan duyên bên ngoài, tăng trưởng nội lực. Thứ hai là vì lòng từ bi mùa hạ côn trùng sinh trưởng mạnh việc Tăng đoàn khất thực nhiều sẽ dễ dẫm đạp lên chúng. Thứ ba là để tránh bớt sự thi phi của ngoại đạo và thế tục bảo rằng các loài động vật chim thú còn có thời gian về nơi tổ ấm nghĩ dưỡng.
Theo Tứ Phần luật 37, An cư ký đệ , nhân duyên Phật chế định An cư là do có một số Tỳ kheo, nhất là nhóm 6 Tỳ kheo du hành trong mùa mưa, khiến dân chúng than phiền: “Các sa môn Thích tử du hành trong mùa lạnh, mùa nóng và cả trong mùa mưa. Ngay cả các du sĩ ngoại đạo hằng năm vẫn có 3 tháng ở cố định trong mùa mưa, những con chim sau khi làm tổ trên ngọn cây cũng sống cố định trong mùa mưa. Còn các sa môn Thích tử lại du hành trong mùa mưa, các vị ấy đã giẫm đạp lên cỏ xanh, đang làm hại mạng sống của các loài côn trùng”. Do sự than phiền của quần chúng, đức Phật khuyến giáo cho chư tăng phải có ba tháng An cư vào mùa mưa. Ngoài vấn đề tránh dẫm đạp côn trùng sinh sôi nẩy nở, thể hiện lòng từ, còn có ý nghĩa các Tỳ kheo phải giáo giới lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn nhau.
Chư Tăng nhờ ở yên một chỗ thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới-đinh-tuệ nên sau 3 tháng An cư nhiều vị chứng đắc Thánh quả từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến quả vị A-La-Hán, và cư sĩ tại gia cũng có người chứng đến quả vị A-Na-Hàm.
[5]+[6] : Mượn ý từ bài kệ sau đây:
Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm
Phong đình ba thượng dũng
Lý hiện niệm du xâm.
Nghĩa:
Đốn ngộ tuy đồng Phật
Nhiều đời tập khí sâu
Gió dừng sóng còn vỗ
Lý hiện niệm vẫn vào
Thiền sư Vô Văn Thông ở Hương Sơn, nối pháp ngài ThiếtSơn Quỳnh, đã từng kể lại kinh nghiệm của mình: “Tuy kiếngiải về thiền đã rõ ràng và đầy đủ nhưng vọng tâm vẫn còn ẩn kín sâu sa chưa hoàn toàn dứt sạch. Thế rồi tôi lại lánhmình vào trong núi sáu năm ở Châu Quang, kế sáu năm nữa ở Lục An và sau rốt lại ba năm ở Châu Quang nữa, bấy giờmới thật được thảnh thơi.”
Thiền sư Hân ở Dũng Tuyền từng bảo: “Ta bốn mươi năm tại chỗ này còn có chạy lọt, các ông chớ mở miệng to. Kẻ kiến giải thì nhiều, người hạnh giải thì trong muôn người mới có một.”
[7] Thật sự đạt đến cảnh giới tự tại đối với lục trần khi lục căn tiếp xúc phải là trình độ của bậc Bồ tát Bất động địa trở lên (Bát địa bồ tát bên biệt giáo) đã phá được kiến tư hoặc và trần sa hoặc, phần chứng Pháp thân.
[8] Thật sự tùy duyên thì tự tại. Nếu không tự tại thì là phan duyên. Phan duyên là tha tại, bị trần cảnh cướp đoạt
Mộng còn say tức là mộng trung chi mộng vẫn còn mơ
Chào thân ái
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Việt Thi,
Ngỡ tưởng duyên này gửi gió bay,[1]
Nào ngờ tri kỷ vẫn còn đây.
Túi thơ thuở ấy, lời chưa cạn.[2]
Bầu rượu hôm nay, tách đã đầy.[3]
Kẻ khóc chần chừ xin ở lại,[4]
Người rên tức tốc phải đi ngay.[5]
Khen ai khéo diển tuồng trong mộng,
Để giúp cho mình bớt đắm say.
Chú thích:
[1] Mình cứ tưởng đâu ai đó đi nhập thất rùi nên không có đọc được
[2] Hôm trước mình đã có nói rồi đó mà : ngoài “mượn tách thay bình” ra còn phải “mượn trà thế rượu” nữa.
[3] Vậy mà hôm nay chỉ mới “có giảm đôi chút” thôi à ?
[4] Kẻ khóc là con của người ta đó 🙂
[5] Người rên là bệnh nhân đang chờ cấp cứu.
Cám ơn bạn nhiều nhé, dù gì bạn cũng chưa bận rộn bằng cô Nguyễn thị Toan mà. Hihihi
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Bạn Việt Thi kính mến,
Nếu bạn muốn bỏ rượu mà chưa được thì theo mình nghĩ bạn nên tìm nuôi một “Chú Chó Biết Ngăn Chủ Uống Rượu” giống như đoạn clip này 🙂
https://www.youtube.com/watch?v=x9Bbdj0pqiI
A di đà phật
Cám ơn thiện tình của bạn Y pháp bất y nhân nhiều nhé
Ô hay cờ líp thật là hay [1]
Tánh Phật chúng sanh khéo rõ bày [2]
Rượu độc một đời hư thể trí [3]
Si mê nhiều kiếp khổ thân gầy [4]
Tham sân tật ấy không cần sợ [5]
Giác tỉnh lòng này hãy nhớ ngay [6]
Thuận chủ chó ngoan nào phải xích? [7]
Sít ben Bổn nguyện rượu ngừng say [8]
Chú thích:
[1] cờ líp: video clip “Chú Chó Biết Ngăn Chủ Uống Rượu”
[2] clip này minh chứng cho lời dạy của Phật “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”
[3]+[4] rượu bia dẫu làm tổn hại cho cả thể xác và tinh thần,thân thì bịnh khổ tinh thần thì ngày càng mất trí nhưng chỉ gây hại trong một đời này. Còn tam độc tham sân si lại là cái nguyên nhân đau khổ trong nhiều đời nhiều kiếp.
[5]+[6] lấy ý từ câu:”Bất úy tham sân khởi. Duy khủng tự giác trì” (không sợ tham sân khởi, chỉ sợ tự giác chậm)
[7] Tâm thuần thì thuận tánh, mọi động dụng đều là xứng tánh khởi dụng, hoàn toàn tự tại không có dây xích nào cả
[8] Sít ben (seatbelt) vào Bổn nguyện. Từ ngữ “ưa thích” của bạn Huệ Tịnh và của “tác giả” Viên Trí
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Việt Thi và các bạn,
Chuyện cũ ngày xưa giải thích rồi,[1]
Tứ y pháp ấy hãy cùng soi. [2]
Con trâu mãi vướng bùn ngăn chận, [3]
Khúc gổ hoài nương nước cuốn trôi. [4]
Một niệm kiên trì không ở nữa, [5]
Muôn duyên chẳng chấp sẽ về thôi. [6]
Tin sâu nguyện thiết, hành chân thật,
Nhất định hoa sen có chỗ ngồi.
Chú thích:
[1]= Ngày xưa VT đã có nói ví dụ dây xích chó chỉ xem như là một mẫu chuyện đọc cho vui thôi mà…
[2]= Tứ y pháp: y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.
[3]= Chương 41/42: Ðức Phật dạy: “Người hành Ðạo ví như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu. Trâu hết sức mỏi mệt, chẳng dám nhìn phải ngó trái; ra khỏi chỗ bùn lầy rồi mới được thư thả. Bậc Sa-môn phải quán tưởng tình dục còn hơn cả bùn lầy. Phải trực tâm niệm Ðạo thì mới có thể thoát được sự khổ.”
[4]= Chương 27/42: Ðức Phật dạy: “Người hành Ðạo ví như khúc gỗ dưới nước, theo dòng mà trôi. Nếu nó chẳng tấp vào hai bên bờ, chẳng bị người ta vớt lấy, chẳng bị quỷ thần ngăn trở, chẳng bị nước xoáy giữ lại, cũng chẳng bị mục nát, Ta cam đoan rằng khúc gỗ này nhất định sẽ ra đến biển. Người học Ðạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà vạy quấy nhiễu, lại tinh tấn tu pháp Vô-vi; Ta cam đoan rằng người này tất sẽ đắc Ðạo.”
[5]+[6]= Yểm ly Ta Bà, Hân nguyện Tịnh Độ = Nhất hướng chuyên niệm, buông xã vạn duyên, không muốn ở Ta Bà nữa, chỉ muốn về Cực Lạc thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin gửi hai bạn Thi đọc lại câu chuyện này cho vui,
Ngài Huệ Khả thưa với Tổ Bồ Đề Đạt Ma:
– Tâm con bất an, xin thầy dạy con phương pháp an tâm.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng vào mặt Huệ Khả bảo:
– Đem tâm ra đây ta an cho.
Huệ Khả sửng sốt nhìn lại không thấy tâm, thưa:
– Con tìm tâm không được.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:
– Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Huệ Khả liền khế ngộ.
Huệ Khả nói tâm bất an là nói cái vọng tâm xao xuyến rối bời, bấy lâu nay ai cũng chấp nó là tâm mình, nên thấy bất an. Và khi Sư Tổ bắt chúng ta nhìn thẳng mặt vọng tâm, thấy nó tự tan biến lặng lẽ, tức là biết nó hư vọng thì tâm an. Vậy chủ trương “Biết vọng” có căn cứ rõ ràng không phải ức thuyết.
———————————————-
Vọng tâm sanh diệt mãi
Khi bất an hướng ngoại
Quay lại niệm Phật soi
Biến mất tan văn tự.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Huệ Tịnh,
Cám ơn bạn đã nhắc lại câu chuyện này. Mình có đọc đâu đó thì nghe đồn rằng Ngài Huệ Khả trước đó đã quỳ quên ăn bỏ ngủ mấy ngày mấy đêm trước cửa động của Tổ Bồ Đề Đạt Ma và còn tự chặt đứt đi một cánh tay của mình để bày tỏ tấm lòng cầu đạo tha thiết. Sau đó chỉ nghe vài đoạn đối thoại như trên là đã ngộ đạo. Thiết nghĩ Bồ Đề Đạt Ma có tha tâm thông cho nên mới biết được chỗ sở ngộ của Ngài Huệ Khả là cao hay thấp, sâu hay cạn, thô hay tế… Còn chúng ta thời nay căn tánh không giống như ngày xưa (nhiều khi nghe nói cầu đạo=cạo đầu thì lại tiếc đi mái tóc thề xinh đẹp thì làm gì mà dám chặt đứt cánh tay, chỉ đứng chờ chừng năm mười phút là đã nản lòng thì có mấy ai mà chịu quỳ gối suốt 2,3 ngày liền…) cho nên đoạn đối thoại đó dù mình có được nghe nhiều lần nhưng thiết nghĩ nếu có “ngộ” được thì chắc cũng chỉ là phần thô cạn ngoài da mà thôi.
“Biết vọng liền an” dể lắm không?
Làm sao thanh tịnh ở nơi lòng?
Thiện lành hãy gắng lo nha chú!
Hung dử xin chừa liệu nhé ông!
Trẻ nhỏ ba năm dù nói được,
Cụ già tám chục há làm xong?
Tham sân tập khí từ vô thủy,
Đối cảnh liền sanh khó cảm thông.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Xin chào Đường Thi,
Đường Thi:
“cho nên đoạn đối thoại đó dù mình có được nghe nhiều lần nhưng thiết nghĩ nếu có “ngộ” được thì chắc cũng chỉ là phần thô cạn ngoài da mà thôi.”
Chúng ta thời nay ra công sức nghiên cứu những kinh kệ, tham khảo tu học Đại Thừa luận khởi tín cũng chẳng mang lại lợi ích thấm thía gì cả cũng vì còn nghiệp chướng nặng nề trong quá khứ cản trở con đường giác ngộ mà thôi.
—————————————–
THÍCH TOÀN CHÂU
Ngày 30-7-2002
(21-6-Nhâm Ngọ)
Phần tôi, cũng nghĩ rằng, nhờ lúc mới vô chùa tu đã đủ niềm tin siêng tụng Kinh trì chú: Ngoài hai thời Công Phu sớm chiều, còn tụng Kinh Tam Bảo (trong đó có Kinh Thọ Mạng tụng gần như thuộc làu), Kinh Địa Tạng, Kinh Thủy Sám, lạy Hồng Danh Phật nhiều, nhờ đó mà không mang phải một bệnh đáng kể nào. Từ lần nằm bệnh viện Trung Ương Huế năm 1965 đó đến nay rất hiếm khi đi khám bác sĩ cho đến sau nầy, mỗi lúc thấy mình có tội lỗi gì thì lo tụng Kinh trì chú, bái sám giải ngay. Như lạy vạn Phật (bằng chữ Hán) trì chú Đại Bi, tụng Kinh Dược Sư, Kinh Phổ Môn, Kinh Lương Hoàng Sám. Và tôi tin tưởng rằng thành tâm tụng Kinh, trì chú, thành tâm lạy sám thì tội nghiệp gì cũng tiêu diệt như nhiều Kinh dạy. Từ 1975 đến nay, chỉ có một lần cảm ho nặng (vì lo đám tang tụng niệm nhiều), phải khám bác sĩ, và hai lần vào bệnh viện xét nghiệm thử có bệnh gì không, bác sĩ cho thuốc bổ uống một tháng thôi, thì biết nhờ Kinh Chú mà giải nghiệp trừ chướng.
Còn lắm chuyện linh nghiệm khác, do tụng Kinh Phổ Môn và niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm Bồ Tát Địa Tạng, xin khỏi kể thêm, mệt quý độc giả.
Nhân dịp Ngài Hải Nhân giải thích chữ Kinh và những kết quả của người y Kinh tu hành, mà tôi tạm kể một vài chuyện của đời mình liên quan đến tụng Kinh, trì Chú, niệm Phật, niệm Bồ Tát linh nghiệm thấy rõ. Xin quý độc giả thứ lỗi, đừng trách: Ông Thầy tu mà chưa vô ngã.
Bởi nếu đã thật sự VÔ NGÃ thì chẳng cần sám hối, tụng Kinh, trì chú, niệm Phật. Vì còn chấp ngã, còn thấy có ngã có nghiệp báo, có sanh tử luân hồi khổ đau mà phải sám hối, niệm Phật, v.v… Đã Vô Ngã thì tội lỗi, nghiệp chướng, sanh tử khổ đau nhân ngã bỉ thử, v.v… đều vô (không). Ở địa ngục cũng như ở thiên đường, Niết Bàn ngay giữa sanh tử khổ đau. Và không thấy có sanh tử Niết Bàn, không thấy có khổ đau an lạc khác nhau. Bằng Quán Trí Bát Nhã triệt tiêu hết mọi pháp duyên sanh như huyễn đó. Quán Trí là chày Kim Cang đánh tan hết mọi thứ đó. Quán Trí là thượng chiêu đánh gục mọi chấp trước của mê niệm, của vô minh phiền não. Bấy giờ thấy ta với chư Phật Bồ Tát v.v… không khác nhau, tất cả đều ở trong biển Giác vô biên. Tức đã bằng Tam Muội ấn đốt tiêu tất cả hạt nhân, chủng tử khổ đau, tâm niệm tham lạc, mà thường an lạc, tự tại, không dụng tâm, không khởi niệm theo duyên, theo trần cảnh. Tức đã tới Vô Tu Vô Chứng. Trái lại, nếu còn thấy khổ đau, còn sợ nghiệp báo, còn vì chấp ngã mà tạo ác nghiệp, và không đủ Quán Trí Bát Nhã thì nên làm từ đầu: Lạy Phật Bồ Tát sám hối, trì Chú, tụng Kinh, niệm Phật và tu tạo mọi Phước lành mà giải, mà xả ác báo để được tiến tới cảnh giới an lạc, hay đủ Quán Trí Tịnh Tâm lên bờ Giác.
Kính kể.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Mến chào Huệ Thi (Huệ Tịnh và Đường Thi)và các bạn sen
Lý mầu bất định Huệ Thi ơi
Gieo hạt bón phân đúng vụ thời
Thuận chủ chó kia thường tự tại [1]
Vọng tâm trâu ấy chẳng hề lơi [2]
Huệ Năng rõ Tánh “không một vật” [3]
Thần Tú mê Tâm “quét chẳng ngơi” [4]
Niệm Phật chuyên cần kiêm Sự Lý
Công lao kiệm ít “vốn muôn lời” [5]
Chú thích:
[1]+[2] con chó trong video clip là chó ngoan không cần chăn giữ, ám chỉ những bậc ngộ đạo Thuận Tánh khởi Tu, mọi động tịnh đều tự tại.
còn như phàm phu chúng ta, đối với cái Tâm ý này, khởi tâm động niệm phải tự phòng hộ giữ gìn như em bé mục đồng chăn trâu, như kinh Di giáo đã dạy:
“Thí như mục ngưu chi nhân chấp trượng thị chi bất linh túng dật phạm nhân miêu giá”
nghĩa là :
Người học đạo cũng giống như kẻ chăn trâu, cầm roi chăm chăm nhìn nó khiến cho nó đừng bỏ chạy dẫm đạp lúa mạ của người
[3]+[4] Cả hai Ngài Huệ Năng và Thần Tú đều làm biểu pháp cho chúng ta học tập, lÝ SỰ PHẢI VIÊN DUNG như cổ đức nói:
“Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm”
(Đốn ngộ tuy đồng Phật
Nhiều đời tập khí sâu)
“Đốn ngộ tuy đồng Phật” là như Ngài Huệ năng nói:
“Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?”
(Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần?)
Dẫu rằng “Đốn ngộ tuy đồng Phật” như thế nhưng vì “Đa sanh tập khí thâm” nên phải nhậm vận tùy duyên tu tập gột rửa tập khí bao đời:
“Tùy duyên tiêu cựu nghiệp,
Nhậm vận trước y xiêm” (kệ của Tổ Lâm Tế)
(Tùy duyên tiêu nghiệp cũ,
Hồn nhiên mặc áo xiêm)
chính là ý của Ngài Thần Tú đã vì chúng ta mà làm cái biểu pháp này:
“Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai”
(Thời thời thường quét dọn
Chớ để bám bụi trần)
Người mới học Thiền cho rằng ngài Thần Tú kém Ngài Huệ năng một bậc nhưng thật tế đây chính là biểu pháp cho hai mặt của một hợp thể thống nhất: LÝ TÁNH và SỰ TU. Không phải đồng nhất cũng không phải dị biệt. Không chấp sự bỏ lý cũng không chấp lý bỏ sự mới là con đường Trung Đạo vậy.
[5] Lấy ý từ bài kệ của Tổ Triệt ngộ
“Một câu A Di Đà
Như đào giếng lấy nước.
Lần sâu thấy gần bùn
Giá hời công kiệm ước”.
Tổ Pháp Nhiên nói: “Niệm Phật dễ tu mà công cao, dễ hành mà ly thâm” chính là “Giá hời công kiệm ước”.
Công bỏ ra thật ít mà kết quả thu được thật không thể nghĩ bàn chính là cái phép “kinh doanh” “một vốn muôn lời” vậy.
Vài chia sẻ nông cạn
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Việt Thi và các bạn
Đúng rồi đó bạn Việt Thi ơi!
Lý Sự Viên Dung chẳng phí lời.
Tự tại tâm này trong chốn đạo,
Tùy duyên thân đó ở nơi đời.
Ta Bà quán trọ con đang gọi,
Cực Lạc nhà quê tía đã mời.
Vạn dặm đường xa cha sẽ đến,
Khi mà thấy trẻ sắp tàn hơi.
Chú thích:
Vạn dặm = mười muôn ức cõi Phật
Con = trẻ = chúng sanh = chúng ta
tía = cha = Đức Từ Phụ A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Xin chào Việt Thi & Đường Thi,
Huệ Tịnh thấy hai bạn sen Thi Thi lý giải cao thâm thôi thì thừa cơ hội xin hỏi hai bạn giải giùm thắc mắc này luôn nhe. Xin cám ơn trước.
1. Thế nào là đang bị nghiệp chướng thô cản trở đường tu?
2. Thế nào là nhận biết đang bị nghiệp chướng vi tế cản trở đường tu?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Huệ Tịnh
1. ‘Thế nào là đang bị nghiệp chướng thô cản trở đường tu?” Trong quá khứ mình đã tạo vô lượng tội ác cho nên nếu nghiệp mà có hình tướng thì cả hư không cũng không thể dung chứa. Do đó Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy:
“40) Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn.”
Qua lời dạy này giúp cho mình nhận ra được pháp môn niệm Phật có thể cho mình được đới nghiệp vãng sanh vì thế mà vẫn giử vững được niềm TIN. Chính vì thế cho nên theo mình nghĩ thì “bị nghiệp chướng thô cản trở đường tu” chính là “cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh” là thiếu niềm TIN.
2. “Thế nào là nhận biết đang bị nghiệp chướng vi tế cản trở đường tu?” Cũng từ lời dạy trên của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân khiến mình hiểu lầm rồi sanh ỷ lại, vẫn tiếp tục gây tạo nhiều tội ác mà không biết hổ thẹn sám hối. Cho nên lúc trước mình có đọc đâu đó nhớ cư sĩ Diệu Âm có nói:” chỉ cho mình đới nghiệp vãng sanh chứ không phải đới tập khí vãng sanh”. Chính vì thế cho nên nghiệp chướng vi tế cản trở đường tu theo mình nghĩ có lẻ là vì Ỷ LẠI nên đã ngộ nhận giữa ĐỚI NGHIỆP và ĐỚI TẬP KHÍ.
Bổn nguyện thì ai lại chẳng tin,
Nhưng vì tập khí khiến cho mình:
Mê hoa dẫn phách vào thai đẹp, [1]
Đắm bướm đưa hồn đến nghén xinh. [2]
Bóng thẳng toàn hung trong cõi mộng, [3]
Hình ngay giả thiện giữa bình minh. [4]
Khẩu thân tạo dáng là phương tiện,
Thật ý hư tình muốn vãng sinh?
Chú thích:
[1]+[2]= Giống như trong câu chuyện Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh
[3]+[4]= Hám Sơn Đại Sư dạy:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được. Khi ngủ mà tự chủ được thì khi lâm bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được“. Dỉ nhiên là khi lâm chung Phật sẽ lai nghinh giúp cho mình có chánh niệm để niệm Phật nhưng trước khi Phật lai nghinh thì mình cũng phải niệm Phật chứ, có phải không? Nếu tâm mình còn say đắm chuyện của thế gian và Ta Bà thì Phật vì lòng từ bi nên cũng sẽ hằng thuận tâm chúng sanh mà không có ép buột phải về Tây Phương (do vậy Phật sẽ không lai nghinh).
Mình đâu có lý giải nào cao thâm đâu bạn, chỉ là kiến thức phổ quát do thu thập từ các nơi rồi trao đổi với nhau vậy mà. Hai câu hỏi mà bạn nêu ra chắc là bạn đã biết câu trả lời rồi. Mình chỉ xin mạn phép trình bày cái kiến giải nông cạn của mình để các bạn cùng suy gẫm và hy vọng đây cũng là cơ hội để mình học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Các Sen huynh kính mến!
Phật dạy người không biết đạo, chỉ dùng thế trí biện thông thì tăng thêm tà kiến. Nay MD lại được biết đến các huynh, thời mạc pháp này mà dùng thế trí biện thông để nói Pháp, để tăng thêm lòng tin vào Phập pháp, MD vô cùng kính ngưỡng và tán thán công đức, phẩm hạnh của quý huynh. Một đóa sen kém màu, kém sắc như MD, bên cạnh những đóa sen tươi tốt, bản thân cảm thấy hổ thẹn vô cùng, nhưng từ đó mà biết so sánh để vươn lên, đoạn ác tu thiện.
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Tổng giai thành Phật đạo
Nam mô A Di Đà Phật
Dễ tu, dễ chứng thì ai cũng thành phật vô thượng chánh đẳng chánh giác hết rồi. Phật cần gì dẫn dụ mình vào đường tu thôi. Phải tiến lên chứ từ thấp đến cao. Muốn người khác mang đồ đến cho mình dùng thì tự mình hỏi mình đi cái đã. Không làm mà muốn ăn, có chuyện đó hay không. Không học mà muốn người khác chia sẻ kiến thức của họ cho mình, và một ngày nào đó mình không tự chủ được thì sao vì mình không biết cách tự chủ mình, mà chỉ đi học lóm thôi.
Bạn quangphong ơi, nếu bạn có pha nước muối gội đầu thì để tóc khô rồi mới chải nhé chứ tóc còn ướt chải rối lắm.
Mình kính chúc quý liên hữu sở cầu sở nguyện như ý.
Nam mo a di đà phật
Cảm on ban đã nhắc nhở mình nhé
BBT cho lấy bài này
A di đà phật
Bạn Huệ Thi và quý bạn sen kính mến
Câu hỏi của bạn Huệ Tịnh rất hay
Nói về những thứ chướng ngại thô và tế trên đường tu thì rất nhiều, có thể thấy được từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Ở đây Việt Thi xin phép quý bạn sen trình bày sơ lược về thuyết Tam tế lục thô trong Đại thừa khởi tín luận của Mã Minh Bồ tát để thấy con đường tự lực ra khỏi sanh tử không phải là chuyện dễ dàng, thực tế mà nói đối với phàm phu trong thời mạt pháp như chúng ta hiện nay là một điều “không tưởng”.
Biển giác Chơn như vốn lặng, mầu [1]
Chỉ vì bất giác khởi niềm đau [2]
Lục thô sóng dữ chìm Tam giới [3]
Tam tế ẩn tàng Bát địa sâu [4]
Tự lực ba kỳ ra khỏi mộng [5]
Phật thương mười niệm chẳng còn sầu [6]
Tế thô nghiệp chướng thường run sợ
Bổn nguyện thuyền từ hãy niệm mau !
Chú thích:
[1] mượn ý từ kinh Lăng nghiêm:
“Bản tánh biển giác khắp đứng lặng
Tánh khắp đứng lặng vốn nhiệm mầu”
(Giác hải tánh trừng viên
Viên trừng giác nguyên diệu)
Trừng viên (khắp đứng lặng) chính là Tánh đức thường Tịch của Chơn tâm
Nguyên diệu (vốn nhiệm mầu) là thường Chiếu, từ Chơn Tâm lưu xuất vạn pháp.
Tâm thể Tịch Chiếu giác hải chính là Tâm Chơn Như.
[2] Bất giác là không biết đúng như sự thật về Tâm Chơn như đồng nhất ấy.
(Sở ngôn bất giác nghĩa giả, vị bất như thật tri Chơn như pháp nhất cố- Đại thừa khởi tín luận)
Do bất giác này mà có phân biệt (hoặc) rồi tạo nghiệp (nghiệp) để rồi phải nhận khổ báo (khổ).
Hoặc- nghiệp- khổ là cái vòng luẩn quẩn khiến chúng sanh lưu chuyển trong Tam giới luân hồi.
[3]+[4] Do nhất niệm bất giác (vô minh) mà lập tức phát sinh ba trạng thái vô minh rất vi tế (gọi là Tam tế) và sáu trạng thái “chi mạt vô minh” (gọi là lục thô) sau đây:
Tam tế gồm có:
1. Nghiệp tướng
(Còn gọi là vô minh nghiệp tướng hay năng động)
Bất giác thì vọng động, gọi là nghiệp. vọng động thì khổ não
2. Chuyển tướng
(Hay năng kiến tướng, năng kiến)
Tức là vọng động chuyển thành nhận thức
3. Hiện tướng
(cảnh giới tướng, năng hiện)
Nhận thức hình thành đối cảnh
Ba thứ vi tế này chính là ba mặt của Tàng thức (A lại da thức)
Nghiệp tướng là Tự chứng phần. Chuyển tướng là kiến phần và Hiện tướng là tướng phần của Tạng thức
Lục thô gồm có:
1. Trí tướng (Phân biệt, năng tri, pháp chấp câu sanh)
Là sự phân biệt đối cảnh cái dễ ưa và dễ ghét
2. Tương tục tướng (Liên tục, sở tri, pháp chấp phân biệt)
Tức là do sự phân biệt phát sinh khổ vui khiến cho cảm giác liên tục
Hai cái tướng chấp pháp, ngã này thuộc thức thứ bảy (Mạt na thức). Tuy nói là thô thật ra rất vi tế khó thấy vì nó được khởi từ tâm bất giác
3. Chấp thủ tướng (nhân chấp câu sanh)
Do sự liên tục mà có sự bám chấp đối cảnh
Cái này thuộc về thức thứ sáu (ý thức)
4. Kế danh tự tướng( nhân chấp phân biệt)
Do sự chấp thủ tướng mà phân biệt đặt tên rồi chấp vào ngôn ngữ văn tự ấy, thuộc về ngũ tiền ý thức (nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, thiệt thức, tỷ thức)
5. Khởi nghiệp tướng:
Y hoặc tạo nghiệp (hành vi)
6. Nghiệp hệ khổ tướng:
Do tạo nghiệp nên bị các nghiệp kéo dẫn lãnh thọ khổ báo
Ý nghĩa của Tam tế lục thô đã giải thích.
Vậy thì:
“Lục thô sóng dữ chìm Tam giới
Tam tế ẩn tàng Bát địa sâu”
Có ý nghĩa thế nào?
Rất quan trọng!
Bồ tát Mã minh rất từ bi đã giúp chúng ta xác định vị trí của mình đang ở đâu? Nên chon pháp Tự lực hay Tha lực để ra khỏi luân hồi ?
1. Phàm phu chúng ta tam tế lục thô không thiếu món nào
2. Hàng tiểu quả Thanh văn( Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm) và địa vị dưới Thập tín Bồ tát có ba món tế và bốn món thô
3. A la hán và Thập tín Bồ tát: ba tế, trong lục thô đã hủy diệt hoàn toàn đến chấp thủ tướng
4. Đến Sơ địa bồ tát (Tịnh tâm dịa) hủy diệt hoàn toàn tương tục tướng
5. Từ Nhị địa (Cụ giới địa) đến Thất địa (Vô tướng phương tiện địa) hủy diệt hoàn toàn Trí tướng tức là mới hoàn toàn sạch hết lục thô
6. Bát địa bồ tát (Sắc tự tại địa hay Bất động địa) mới hủy diệt được cái Tam tế thứ ba là Hiện tướng hay cảnh giới tướng hay tướng phần của A lại da thức
7. Cửu địa bồ tát (Tâm tự tại địa) hủy diệt năng kiến tướng hay kiến phần của A lại da thức
8. Thập địa bồ tát (Pháp vân địa) mới hủy diệt được nghiệp tướng vô minh. Đây là bồ tát tận cùng địa vị, nhập Như lai địa.
Như vậy lục thô có thể ví như những con sóng dữ không những nhấn chìm chúng sanh trong tam giới mà còn chi phối đến cả các vị Nhị thừa và cho đến cả các vị Bồ tát ở địa vị cao(vì vẫn còn một hoặc hai hoặc ba món thô đầu trong lục thô, phải đợi đến Thất địa mới tận diệt sạch Trí tướng tức là cái tướng Phân biệt,Pháp chấp câu sanh, cuối cùng của Lục thô) nên nói “Lục thô sóng dữ chìm Tam giới”.Sự nguy hiểm của lục thô nói vậy là còn “khiêm tốn”
“Tam tế ẩn tàng Bát địa sâu” nghĩa là những thứ vô minh nhỏ nhiệm vi tế (tam tế) vẫn còn tiềm ẩn sâu thẳm vi tế trong Tạng thức phải đợi đến Pháp vân địa mới tận trừ.
[5]+[6] :”Tự lực ba kỳ ra khỏi mộng
Phật thương mười niệm vĩnh thoát sầu ”
Nếu đi con đường Tự lực để đến ngày Toàn giác nhập Như lai địa thì theo trình tự phải trãi qua ba đại A tăng kỳ kiếp mới xong. Lâu xa vô cùng!
Còn như nương theo Bi nguyện của A di đà Phật thì vô cùng thẳng tắt. Tam tế lục thô vẫn còn, một khi mười niệm vãng sanh liền đồng Bồ tát Bất thối (A duy việt trí bồ tát, tức là Bát địa bồ tát). Đó không phải là sức của mình mà là nhờ “Phật thương” vậy
Lòng bi mẫn của Phật làm sao có thể diễn tả được đây!
A di đà phật
A Di Đà Phật
Cám ơn Huệ Tịnh & Việt Thi rất nhiều nhé.
Niệm mau sanh tử sớm qua sông,
Tranh thủ thời gian chẳng phí công.
Sớm tối hồng danh luôn tạc dạ,
Mai chiều thánh hiệu mãi ghi lòng.
Cha nơi hướng ấy niềm thương đợi,
Con tại phương này nỗi nhớ mong.
Lặng ngắm vầng dương dần khuất dạng,
Xa xăm thăm thẳm áng mây hồng.
Mây hồng xin gửi thoáng bay nhanh,
Một nén nhang thơm tỏ tấc thành.
Khói ấy dạt dào qua hãi hội,
Hương kia phảng phất đến cha lành,
Nguyện về Tây Cảnh mau theo Phật,
Trở lại Ta Bà sớm độ sanh.
Cảm tạ hồng ân quy mạng lể,
Soi đường dẫn lối pháp trì danh.
Trì danh dể lắm mấy ai ơi!
Sanh tử thoát ly chỉ một đời.
…
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Xin cám ơn, tán thán công đức của hai bạn sen Đường Thi & Việt Thi rất nhiều.
Đường Thi:
“Hai câu hỏi mà bạn nêu ra chắc là bạn đã biết câu trả lời rồi.”
Nhiều khi cái kiến giải (trược) của mình sai lầm nếu không có các bạn đồng tu chỉ dạy thì vẫn tiếp tục sai lầm thì sao? Cho nên bạn ĐT thông cảm hoan hỷ cho nhe.
Việt Thi:
“Lòng bi mẫn của Phật làm sao có thể diễn tả được đây!”
(Phật Thuyết Kinh A Di Đà)
“Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư nghị công đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.
(Kinh Vô Lượng Thọ)
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sinh, thời tôi không ở ngôi Chính giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chính pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Mình xin họa tiếp bài thơ của bạn Đường Thi nhé!
Trì danh dễ lắm mấy ai ơi
Sanh tử thoát ly chỉ một đời
Sớm tối hồng danh luôn tạc dạ
Mai chiều thánh hiệu chẳng hề lơi
Hương thơm phảng phất miền Tây hội
Giới định thuyền từ biển mù khơi
Lặng ngắm vầng dương dần khuất dạng
Xa xăm thăm thẳm áng mây trời
Nam mô a di đà phật
Chào tinh tấn!
A Di Đà Phật. Thân chào Huệ Tịnh, Việt Thi và các bạn,
Thì đã gọi là trao đổi Phật Pháp mà cho nên cần phải có qua có lại, nếu Huệ Tịnh biết được điều gì dù chưa rỏ đúng sai thì cũng nên chia sẽ với nhau. Cũng nhờ câu hỏi của bạn mà mình và người khác có cơ hội học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích từ quý bạn đồng tu. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn Huệ Tịnh, Viêt Thi, Mỹ Diệu… và tất cả các bạn.
Việt Thi ơi! Như vậy thì cũng tốt chứ không sao nhưng có phần giống… “u như kỹ” (y như cũ) vậy bạn 🙂
Trì danh dể lắm mấy ai ơi,
Sanh tử thoát ly chỉ một đời.
Miệng niệm từng câu luôn tiếp nối,
Tai nghe mỗi tiếng phải không rời.
Tin sâu há nhạt dù non cạn,
Nguyện thiết nào phai dẫu biển vơi.
Thân tại Ta Bà như quán trọ,
Tây Phương Cực Lạc mới là nơi.
Là nơi không có khổ và đau,
Bồ Tát, hiền nhân ở với nhau.
Gió thổi cành reo thiên chủng nhạc,
Mưa tuôn hoa rãi pháp muôn màu.
Sen nơi Cực Lạc càng tươi thắm,
Người ở Ta Bà hạnh tiến sâu.
Khi nở liền sanh, trông thấy Phật,
Chứng liền bất thối chẳng chờ lâu.
Chờ lâu hay muộn cũng do ta,
Tinh tấn thì nhanh nhé bạn à.
Một niệm chuyên trì qua Cực Lạc,
Vạn duyên buông xã vượt Ta Bà.
Tích công mỗi tháng thì đơm nụ,
Dồn đức hàng năm sẽ nở hoa.
Nước đã gần sôi không tắt lửa,
Như gà ấp trứng chớ buông ra.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Đường Thi thân mến
Thơ ai sắp xếp lại thôi mà
Báu sẳn trong nhà chẳng kiếm xa
Cực Lạc duy tâm nào ngoại cảnh?
Di đà tự tánh chính lòng ta
Chí tâm nhất niệm liền đơm nụ
Tín nguyện tức thì ngự bảo hoa
Nước đã sôi rồi không tắt lửa
Diệu âm vang vọng khắp Ta bà
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật.
Cám ơn bạn Việt Thi nhiều nhé, hay “tuyệt cú mèo” luôn 🙂
Thơ bạn đào sâu lý diệu huyền,
Còn mình phổ quát chuyện đầu tiên.
Sự thành thoát khổ khi chung mạng,[1]
Lý hiển cùng vui lúc hiện tiền. [2]
Kẻ tỉnh dung hòa theo một hướng,[3]
Người mê chấp trước lạc hai biên. [4]
Nước sôi ngưng lửa càng mau nguội,[5]
Lạnh ngắt thì lo đốt nóng liền.[6]
Chú thích:
[1] Liên Tông Bát Tổ (Liên Trì Đại Sư) dạy: ” Kẻ vô tri vọng luận thiền lý, chẳng bằng người hết lòng trì giới, niệm Phật.”
[2] Xin tạm mượn bài thơ lúc trước để minh họa:
NGƯỜI làm ta khổ cũng do ta,
MỘNG thấy niềm vui cũng chỉ là:
TRONG mắt tự sanh hoa đốm ảo,
MƠ màng cười khóc với không hoa.
[3] lý sự viên dung
[4] hai biên = nhị biên (hai bên) tức là chấp lý bỏ sự hoặc chấp sự bỏ lý. Nếu chấp sự dù sao cũng còn bên Tịnh Độ vẫn tốt nhưng nếu nghiêng lý nhiều quá coi chừng có thể sẽ bị lạc qua Thiền. Thiết nghĩ nếu được lý sự viên dung thì sẽ hoàn hão hơn vì trong Thiền có Tịnh mà trong Tịnh cũng có Thiền.
[5] ngưng lửa tức là không niệm Phật nữa
[6] lạnh ngắt tức là tham sân si phiền não…đã nỗi lên.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Đường Thi thân mến
Việt Đường hai nghĩa một bài thơ
Sự Lý viên dung chẳng có ngờ
Lý Thể mắt soi ngàn cõi mộng
Sự trì cánh vượt vạn rừng mơ
Tây phương cõi ấy đường muôn dặm
Cực Lạc Tâm này chẳng hào tơ
Lòng tự không về về tất được (1)
Gió trăng quê cũ Tía đang chờ
(1) Tự thị bất quy quy tiện đắc
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh?
(Tự mình chẳng về về liền được
Gió trăng quê cũ há ai dành?
(Ấn quang Pháp sư văn sao tục biên, quyển thượng, Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh)
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật. Bạn Việt Thi thân mến,
Cám ơn bạn rất nhiều nhé. Mình nghe đến cấu:” Tự thị bất quy quy tiện đắc…” thì liền kết ngay. Chắc có lẻ ở đây muốn diển tả cảnh giới của một người mà có thể tự tại vãng sanh (muốn ra đi lúc nào cũng được). Có phải không?
Mình dựa theo cấu trúc của hai câu đó thì cứ ngỡ chắc có lẻ khi xưa Ngài Ấn Quang Đại Sư cũng có làm một bài thơ Đường nhưng mình tìm không thấy vô tình thì gặp bài “Xuân tịch lữ hoài” (春夕旅懹) không biết tác giả là ai?
1. Nguyên bản:
水 流 花 謝 兩 無 情,
送 盡 東 風 過 楚 城。
蝴 蝶 夢 中 家 萬 里,
杜 鵑 枝 上 月 三 更。
故 園 書 動 經 年 絕,
華 髮 春 催 兩 鬢 生。
自 是 不 歸 歸 便 得,
五 湖 煙 景 有 誰 爭。
2. Hán Việt:
Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình,
Tống tận đông phong quá Sở thành.
Hồ điệp mộng trung gia vạn lý,
Đỗ quyên chi thượng nguyệt tam canh.
Cố viên thư động kinh niên tuyệt,
Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sinh.
Tự thị bất quy quy tiện đắc,
Ngũ Hồ yên cảnh hữu thuỳ tranh!
3. Việt dịch: (tạm dịch)
Nước trôi hoa rụng thảy vô tình,
Đưa hết gió đông qua Sở thành.
Trong mộng bướm bay, nhà vạn dặm,
Trên cành quyên đậu, nguyệt ba canh.
Năm tàn đợi cánh thư vườn cũ,
Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh.
Tự ý không về, về tất được,
Ngũ hồ phong cảnh có ai tranh!
Bài này hình như…mình không biết có phải Ngài Ấn Quang Đại Sư làm không nữa nhưng dù sao thì chắc có lẻ… Ngài cũng thích thơ nên mượn hai câu cuối? Như vậy thì không biết câu ” tự thị bất quy, quy tiện đắc” là dành cho người tự tại vãng sanh hay là chỉ cần có lòng muốn về là được rồi, khi nào đủ duyên thì sẽ được về như lời Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân:” niệm Phật là chuyện mình làm, vãng sanh là chuyện Phật ban cho, không nên suy tính…”? Tại vì trường hợp của mình trong hiện tại thì nếu dùng câu “tự thị bất quy, quy tiện đắc” hình như không thích hợp mà phải nói cho rỏ hơn “mình cũng muốn về mà ngay hiện tại thì về chưa được”. Thật tình mà nói thì cái chỗ này mình có thể hiểu sơ sơ về kiến giải thì ok chứ hạnh giải thì còn hơi lâu à nghen. 🙂
Chỗ này khó hiểu cũng xin thưa:
Mình muốn về ngay nhưng vẫn chưa?
Lắm lúc tu trì không thiếu sót,
Nhiều khi tụng niệm chẳng dư thừa.
Bao phen giãi đãi do còn nắng,
Mấy lượt chuyên cần bởi hết mưa.
Như vậy làm sao đi tự tại?
Thật là hổ thẹn với người xưa.
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Làm sao hiểu được ý người xưa
Con dại còn đây những nắng mưa
Phật thuyết Di Đà kinh thuở ấy
Sư thừa rát dạ quản sớm trưa
Nan Đà tích cũ còn in dấu
Địa ngục Thủ Huồn lẽ khác xưa?
Lòng tự muốn về về tất được
Vãng sanh một niệm Lý Viên thừa
Bạn Đường Thi kính mến!
Cám ơn bạn đã tìm ra một bài thơ thật hay có liên quan đến câu “Tự thị bất quy quy tiện đắc”.
Mình cũng không rõ bài “Xuân tịch lữ hoài ấy” là do ai làm nhưng mình có thể khẳng định cái câu ấy chính là điều mà Ấn Tổ ngày xưa vô cùng tâm đắc.
Tổ đã rất nhiều lần sử dụng. Chẳng hạn như, trong Văn sao phần trả lời Cư sĩ Vu Quy Tịnh như sau:
Pháp danh [của ông] vốn sẵn có hai chữ Quy Tịnh thật hay. Cổ nhân nói: “Túng nhiên sanh đáo Phi Phi Tưởng, bất như Tây Phương quy khứ lai” (Phi Phi Tưởng dẫu được sanh, chớ hề bằng được trở về Tây Phương). Nếu có thể chất phác niệm Phật thì nương theo nguyện thuyền của đức Di Đà, trở về quê hương Cực lạc Tịnh độ là điều có thể đoan chắc. Đây chính là điều ngàn kinh muôn luận, đâu đâu cũng chỉ dẫn hướng về. Nếu chẳng trở về đây, chắc chắn sẽ như đứa con nghèo túng, chẳng biết quê cũ, chẳng nhớ cha lành, cam phận lênh đênh quê người, lê la khe rãnh. Nếu chẳng so đo, chẳng bàn đi tính lại, cứ nhất tâm quay về, mới biết tự tánh vốn sẵn thanh tịnh, còn có chỗ nào để cầu tướng quay về và tướng tịnh nữa ư? Cổ nhân lại nói: “Tự thị bất quy, quy tiện đắc. Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh?” (Tự mình chẳng về, về liền được. Gió trăng quê cũ há ai giành?) Quy Tịnh hãy trở về cõi tịnh, niệm tại đâu nghĩ tại đó nhé!
Như vậy cái ý nghĩa “muốn về liền về” mà Tổ dạy cho Cs Quy Tịnh không phải là cái ý tự tại vãng sanh mà là “Nếu có thể chất phác niệm Phật thì nương theo nguyện thuyền của đức Di Đà, trở về quê hương Cực lạc Tịnh độ là điều có thể đoan chắc”.
Cũng trong Văn sao phần tập hợp câu đối của Tổ cũng có hai câu ấy như sau:
” Ưng đương phát nguyện, nguyện vãng sanh, khách lộ khê sơn, thiết mạc tùng đầu tái quyến luyến.
Tự thị bất quy, quy tiện đắc, cố hương phong nguyệt, trực tu toàn thể tổng thân thừa.”
(Hãy nên phát nguyện, nguyện vãng sanh, núi khe nẻo khách, từ rày thôi quyến luyến.
Tự mình chẳng về, về liền được, gió trăng quê cũ, toàn thể hãy tự vâng)
Nếu bạn muốn tìm xuất xứ hai câu ấy thì nằm trong bài kệ sau đây:
“Ưng đương phát nguyện, nguyện vãng sanh,
Khách lộ, khê sơn, nhậm bỉ luyến,
Tự thị bất quy, quy tiện đắc,
Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh?”
(Nẻo khách, suối non mặc người luyến,
Hãy nên phát nguyện, nguyện vãng sanh,
Tự mình chẳng về, về liền được,
Gió trăng quê cũ há ai giành?)
(Trích trong Văn sao tục biên “Lời tựa ấn hành tác phẩm Tư quy tập”)
Cái tư tưởng “muốn về liền về” này được Tổ Tổ trao truyền vốn xuất phát từ yếu nghĩa “kim nguyện kim sanh” trong kinh A di đà. Nay nguyện sanh thì nay được sanh. “Kim sanh” này là “nhất sanh báo tận” mạng hết vãng sanh mà cũng là “nhất niệm liền sanh”.
Đây mới chính là yếu nghĩa mà Tổ Tổ tương truyền (hôm trước bạn Phù Thi đã có trích dẫn qua)
Tổ Ngẫu Ích khen ngợi diệu lý này trong Di đà yếu giải như sau:
“Đản kim tín nguyện trì danh
Liên ngạc vinh quang
Kim đài ảnh hiện
Cực viên cực đốn
Duy hữu Đại trí
Phương năng đế tín”
Nghĩa là:
Chỉ ngay trong lúc tín nguyện trì danh thì hình bóng của hành nhân niệm Phật liền có mặt ở hoa sen Thế giới cực lạc. Đây là diệu nghĩa Duy Tâm chí viên chí đốn, chỉ có bậc Đại trí tuệ mới có thể tin nổi (cả Lý lẫn Sự)
Ấn quang đại sư đã làm câu đối như sau:
” Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn,
Lạc bang hữu lộ, khởi tín tức sanh”
(Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ,
Cõi vui có nẻo, tin tưởng liền sanh)
“Tin tưởng liền sanh” là thân còn tại Ta bà mà thức đã gá vào hoa sen, sanh ngay trong lúc này, chẳng phải đợi đến lúc báo tận mới sanh.
Sở dĩ có điều này là do Nghiệp thức Tâm lực của chúng sanh không thể nghĩ bàn, Phật lực và Pháp lực không thể nghĩ bàn.
Câu chuyện của Thủ Huồn thật giống với câu chuyện của Tôn giả Nan đà khi xưa là một minh chứng cho năng lực không thể nghĩ bàn của Nghiệp thức.Thân Tôn giả còn tại thế mà vạc sôi đã chờ sẳn dưới hoả ngục vì tuy thân theo Phật xuất gia mà Tâm thì bị dục tưởng về nhan sắc của Tôn Đà Lợi thiêu đốt.
Đại sự vãng sanh một đời nằm chính ở yếu nghĩa “muốn về liền về” này vậy.
Chỉ sợ không muốn về nên không được về mà thôi
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật. Bạn Việt Thi kính mến,
Cám ơn bạn rất nhiều nhé! Qua đó cũng giúp cho mình hiểu biết thêm được nhiều điều bổ ích.
Bài Xuân Tịch Lữ Hoài theo mình đoán cũng có thể là do Ngài Ấn Quang đại sư làm vì mình đọc đâu đó thấy có người đã đăng một câu đối đã được dịch sang tiếng Việt:
“Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm”
Phía bên dưới lại ghi là Ấn Quang Đại Sư.
Tuy nhiên nếu như không phải Ngài làm thì chắc hẳn là Ngài cũng thích bài thơ đó. Ngài là Tổ Sư Tịnh Độ nhưng lại thích bài thơ đó vậy thì bài thơ đó chắc hẳn là phải có một cái ý nghĩa sâu sắc (nghĩa bóng) tiềm ẩn trong đó, có phải không? Mình thì cũng không được rỏ cho lắm nhưng cũng đoán mò thử, có gì không phải rất mong được thọ giáo thêm từ quý bạn đồng tu nhé:
1. “Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình”
(Nước trôi hoa rụng thảy vô tình)
-Thủy lưu ví như sự cám dổ của trần đời tức là những việc thuận chìu ý mình khiến cho mình dễ sanh lòng tham ái…
-Hoa tạ ví như những thử thách của trần đời tức là những chuyện nghịch ý mình khiến cho mình dể sanh tâm giận hờn buồn tủi…
-Lưỡng Vô Tình cũng gần giống như câu nói “đối cảnh mà không sanh tâm”. Nếu nói đối cảnh mà không sanh tâm thì người sơ cơ sẽ hiểu lầm giống như là gổ đá vô tri. Ở đây ý muốn nói không sanh tâm tham sân si mạn phiền não tức là không có tình chấp thế gian nên gọi là vô tình chứ thật sự thì vẫn còn có tâm từ bi hỉ xã chứ đâu phải như gổ đá không biết gì.
2. “Tống tận đông phong quá Sở thành”.
(Đưa hết gió đông qua Sở thành.)
Câu này theo mình đoán có thể sẽ có ba nghĩa:
-Mang hết tham sân si vọng tưởng tạp niệm đếu bỏ đi. Sở Thành giống như là cái thùng rác (recycle bin) vậy.
-Mang hết công đức để hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ.
-Muốn cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ, vãng sanh Cực Lạc.
3. “Hồ điệp mộng trung gia vạn lý,”
(Trong mộng bướm bay, nhà vạn dặm,)
Hồ điệp mộng trung là giấc mộng sanh tử luân hồi nơi cõi Ta Bà. (Giống như câu mà ai đó thường nói “mộng trung chi mộng vẫn còn mơ”). Còn “gia” chính là cõi Tây Phương Cực Lạc. Vạn lý = vạn dặm = mười muôn ức cõi Phật vậy.
4. “Đỗ quyên chi thượng nguyệt tam canh.”
(Trên cành quyên đậu, nguyệt ba canh.)
Đọc câu này mình liên tưởng tới câu mà Phật dạy trong kinh Viên Giác:” Pháp là ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, chớ nhận lầm ngón tay là mặt trăng”. Hơn nữa nguyệt không nhất thiết phải tròn. Nếu nguyệt mà có hình như cái lưõi liềm vậy thì “nguyệt tam canh” nhằm ám chỉ chính là chữ Tâm ( 心 ) như bài kệ:
Ba chấm như lưu thủy
Móc ngang tợ trăng tà
Chúng sanh từ đây có
Chư Phật cũng do đây.
Như vậy thì con chim quyên đậu trên cành để hót đó liệu có phải là hành giả niệm Phật hay không?
5. “Cố viên thư động kinh niên tuyệt,”
(Năm tàn đợi cánh thư vườn cũ,)
Cánh thư này liệu có phải ý nói là lá thơ cuối cùng trong Lá Thơ Tịnh Độ Gửi Kháp Nơi đó hay không?
6. “Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sinh.”
(Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh.)
Chắc có lẻ chỉ muốn nói lên sự vô thường của kiếp người mà thôi.
7. “Tự thị bất quy quy tiện đắc,”
(Tự ý không về, về tất được)
Phần này ở trên đã có bàn rồi. Chắc có lẻ ý “tác giả” muốn nói :” tại chưa muốn về thôi, (muốn ở lại để phụng sự/phổ độ chúng sanh) chứ nếu muốn thì lúc nào về lại chẳng được”.
8. “Ngũ Hồ yên cảnh hữu thuỳ tranh!”
(Ngũ hồ phong cảnh có ai tranh!)
Ngủ hồ yên cảnh ở đây theo mình nghĩ là cảnh ở Ta Bà, nếu nói theo thời bây giờ thì đó chính là nhà lầu xe hơi…những thứ đó đã nhàm chán rồi nên không tranh giành làm gì nữa.
Nhưng sau đó Ngài lại sửa thành:
“Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh?”
(Gió trăng quê cũ có ai dành?)
Vậy thì ở đây ý muốn diển tả cảnh Cực Lạc rồi chứ không phải cảnh ở Ta Bà nữa vì có chữ cố hương = quê cũ.
Mình đoán như vậy liệu có đúng không? À phải rồi:” Đúng cũng A Di Đà Phật. Sai cũng A Di Đà Phật. Vậy thì mình được cứu”. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Đường Thi kính mến
Bài thơ này nếu không phải của Tổ Ấn quang thì cũng là của một vị nào đó không phải tầm thường
Nếu đọc kỹ thì sẽ thấy người dịch nghĩa bị lỗi một chỗ cơ bản
“Đỗ quyên chi thượng” nghĩa là “Trên cành đỗ quyên” chứ không phải “Trên cành quyên đậu”. Đỗ quyên là cây hoa đỗ quyên.
“Đỗ quyên chi thượng” đối với “Hồ điệp mộng trung” nghĩa là trong mộng hồ điệp. Hồ điệp là con bươm bướm chứ không phải “buom bướm bay” và “chim quyên đậu”.
Hai câu này hàm chứa một đạo lý vô cùng sâu sắc của nhà Phật.
“Trong mộng bướm say nhà vạn dặm
Trên cành hoa đỗ nguyệt ba canh”
Trong giấc mộng say (mộng hồ điệp) có người có cảnh nhưng không biết rằng cảnh ấy chỉ là Tâm thức sở biến. Ngôi nhà quê cũ (Tây phương cực lạc) của người lữ khách vốn là Tự tánh thanh tịnh nhưng vì si mê nên lại trở thành ngoại cảnh nghìn trùng xa cách.
Nguyệt ba canh là ánh trăng ba lần thay đổi. “Canh” có nghĩa là đổi thay. Mặt trăng vốn chỉ là một nhưng lại thành ba, nhất như trở thành sai biệt, cũng chỉ bởi vì mặt trăng ấy bị đặt “trên cành đỗ quyên” nghĩa là nhìn mặt trăng qua cái nhìn chấp ngã phân biệt.
Hai câu này “nặng ký” nhất.
Hai câu đầu diễn tả thế giới tự nhiên như nhiên, hoa rụng nước trôi , đương xứ tiện thị, hết thảy là hoạt dụng tự nhiên “vô tình” của Pháp giới tánh hải Nhất như.
Nếu mê cái Tánh giác hải này thì đường về liền xa vạn dặm
“Xuân tịch lữ hoài” kẻ lữ khách nhớ quê nhà cảm nhận sâu xa cuộc sống vô thường năm tháng đã hết mà mái đầu đã bạc, nhớ lại bức thư đã gửi từ vườn xưa quê cũ. Lá thư ấy là thông điệp Bổn nguyện của người cha già Từ phụ A di đà phật, rằng hãy mau về nơi yên bình “trăng quê gió cũ thanh bình”.
Hãy về bằng Tình thương của đấng Từ phụ
Muốn về thì liền được, ngay đó là đây chẳng có hào tơ sai biệt
Cũng chẳng có sự phân biệt tranh dành như muôn sông xuôi xuống biển thì tất thảy đều được chảy vào biển lớn.
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Việt Thi,
Chắc có lẻ tại người Việt Nam mình có câu hát :”chim quyên ăn trái nhãn lồng…” nên khiến hiểu lầm là con chim. Cám ơn bạn đã giải thích cặn kẻ để mình hiểu rỏ hơn. Như vậy thì nguyệt tam canh là trăng có ba lần thay đổi:
1. Trăng tròn: ví như người Mỉ chữ nào họ cũng biết hết hoặc người học rất giỏi về tiếng Anh.
2. Trăng khuyết: như người Việt mới học tiếng Anh, chỉ biết sơ sơ hoặc đã học rất giỏi nhưng khi già bị lú lẫn nên quên hết.
3. Đêm không trăng: như người không biết gì về tiếng Anh. Người Mỉ hay người giỏi tiếng Anh thì khi chết rồi đầu thai trở lại cũng quên hết, phải học lại từ đầu. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Đường Thi kính mến
Thật sự bài thơ ấy quá hay cả về nội dung và nghệ thuật văn học.
Hình ảnh thi ca tuyệt đẹp chuyên chở nội dung sâu thẳm diệu huyền. Càng đọc càng thích thú. Mình chân thành cám ơn công đức của bạn đã vì lợi ích cho quý bạn đồng tu mà đã bỏ công sưu tầm một án thơ bất tuyệt.
Thật ra bài thơ bạn dịch như thế là quá hay rồi, chỉ sửa lại một tí chỗ hai câu thực và một chữ ở hai câu luận nữa là tương đối rõ nghĩa.
“Năm tàn đợi cánh thư vườn cũ,
Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh”.
Chữ “đợi” sửa thành chữ “nhớ” thì sẽ hợp ý tác giả hơn.
Người lữ khách tha phương “Xuân tịch lữ hoài”. Hoài chính là hoài niệm, nhớ mong.
Xuân tịch là buổi tối mùa xuân ý nói đã lớn tuổi rồi, cuộc đời đã đến thời xế bóng, chẳng còn xuân xanh gì nữa nên mới nói “Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh”.
“Cố viên thư động kinh niên tuyệt,
Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sanh”.
Hoa phát là tóc bạc. Xuân thôi là thời gian (tuổi xuân) thôi thúc, tấn tốc vô thường, mái tóc thanh xuân ngày nào mới còn xanh đó mà nay thoáng chốc đã bạc đầu. “Lưỡng mấn sanh”, lưỡng mấn là tóc mai hai bên của người đàn ông tóc bạc nay đã dài ra khá nhiều theo quy luật vô thường sanh lão bệnh tử của kiếp người vậy.
Thân thì già rồi nên thời gian còn lại trên cõi đời này cũng không còn bao xa nữa, đó là ý nghĩa của “kinh niên tuyệt”. Một năm có 365 ngày vốn không có dài ngắn nhưng vì kiếp sống cơ cực tha phương của đứa con thơ một mình bương chải không cha không mẹ nên cảm thấy thật dài, nên nói “kinh niên”, kinh là sự kéo dài, trải nghiệm.
“Năm tàn nhớ cánh thư vườn cũ,
Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh”.
Vườn cũ là cố viên, cũng là ý nghĩa của “cố hương”
Nên hai câu kết
“Tự thị bất quy quy tiện đắc,
Ngũ Hồ yên cảnh hữu thuỳ tranh!”
Hoàn toàn có thể đổi thành
“Tự thị bất quy quy tiện đắc,
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh!”
Tác giả tại sao bị lưu lạc vậy?
Là vì chiến tranh loạn lạc.
“Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình,
Tống tận đông phong quá Sở thành”.
Sở thành là kinh đô của nước Sở. Một trong những nước lớn của Trung quốc thời xưa.
Ngũ Hồ là thời đại vô cùng loạn lạc 16 nước giao chiến triền miên gọi là “Ngũ Hồ thập lục quốc” vào những năm thế kỷ thú 4 sau công nguyên, sau triều đại nhà Tấn và trước thời đại Bắc Triều.
Ngũ Hồ là cố hương của người lữ khách, vì chiến tranh nên phải lưu lạc qua Sở thành
“Nước trôi hoa rụng thảy vô tình,
Đưa hết gió đông qua Sở thành”.
Tại sao gọi là gió đông?
Theo mình nghĩ là gió thổi về phương đông nên gọi là gió đông, vì vậy Ngũ Hồ là cố hương phương Tây.
Vì “chiến tranh” tức là vì vô minh bất giác nên Đông Tây cách biệt nghìn trùng.
Nên biết sự “lưu lạc” này cũng đều là quy luật tự nhiên của Nhân quả nghiệp báo sai biệt, Tâm sinh ra vạn pháp, Thập pháp giới cũng chỉ do Tâm thức biến hiện. Đây là quy luật nhân quả tự nhiên của Tánh pháp giới nên nói “vô tình tự nhiên như hoa trôi nước chảy”.
Không biết Tác giả có dụng ý hay không hay là có sự trùng hợp ngẫu nhiên thật là kỳ lạ.
Sở thành là nước Sở ngày xưa, ngày nay chính là các tỉnh Hồ nam và Hồ bắc Trung quốc, không biết có phải là cái ý “Ngũ Hồ” trong bài thơ hay không?. Đây chỉ là sự ức đoán của mình.
Nếu vậy thì Ngũ Hồ chính là Sở thành vậy.
Năng sở không hai,
Tây Đông chẳng khác,
Duy Tâm sở hiện,
Nhất niệm quy Như,
Vọng niệm sai biệt,
Ly niệm hồi đầu
Vườn xưa lối cũ
Từ phụ trông chờ
Con thơ hồi báo.
A di đà phật
A di đà phật
A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Việt Thi kính mến,
Một lần nữa xin chân thành cám ơn bạn đã giải nghĩa tường tận hơn. Có lẻ chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Mình cũng vừa mới tìm được tên tác giả của bài Xuân Tịch Lữ Hoài là Thôi Đồ (崔 涂). Sở dỉ mình hiểu lầm rồi suy diễn như vậy là vì Ấn Tổ khi xưa đã có làm hai câu đối 7 chữ mà viết theo cấu trúc thơ Đường:
Niệm Phật phương năng tiêu túc nghiệp
Kiệt thành tự khả chuyển phàm tâm
(Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm)
Mạc nhạ nhất xưng siêu Thập Địa
Tu tri lục tự quát tam thừa
(Chẳng ngờ một câu siêu Thập Địa
Phải hay sáu chữ trọn tam thừa)
Cho nên khi mình đọc đến câu:
Tự thị bất quy quy tiện đắc
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh?
(Tự mình chẳng về về liền được
Gió trăng quê cũ há ai dành?)
thì mình mới có thắc mắc như vậy. Mình chỉ là hơi tò mò, lại nghi ngờ khi xưa Ấn Tổ làm nguyên bài thơ Đường nhưng người dịch chỉ trích một đoạn mà thôi. Có lẻ mình đã sai rồi, thôi không dám đoán mò nữa. Xin lỗi đã làm phiền quý bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Thân chào Việt Thi và Đường Thi,
Đường Thi:
“Cho nên khi mình đọc đến câu:
Tự thị bất quy quy tiện đắc
Cố hương phong nguyệt hữu thuỳ tranh?
(Tự mình chẳng về về liền được
Gió trăng quê cũ há ai dành?)”
Trích từ – (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Đương thời Tể tướng Đằng Nguyên Kiêm Thực rất ngưỡng mộ Thượng Nhân. Có lần thỉnh ngài vào điện Nguyệt Luân để tham vấn về Tịnh Tông Yếu nghĩa, giảng xong Ngài từ biệt ra về, khi đi đến cây cầu ở trước điện, tể tướng quỳ lạy dưới đất không cầm được nước mắt, giây lâu mới quay lại hỏi các người tùy tùng: “Vừa rồi các người có thấy Thượng Nhân trên đầu có hào quang, dưới chân có hoa sen đỡ rời khỏi mặt đất, hình dáng giống như Đức Đại Thế Chí hay không?”. Có người thấy, có người không. Từ đó cầu này được đặt tên là cầu Viên Quang.
Có lần cử hành Niệm Phật thất 21 ngày ở Chùa Linh Sơn. Vào nửa đêm ngày thứ 5, có vài người thấy Đức Đại Thế Chí cùng với đại chúng kinh hành Niệm Phật nên vội đảnh lễ. Giây lát ngước lên thì hình Đức Đại Thế Chí biến thành hình Thượng Nhân. Do đó mới biết rằng ngài là hóa thân của Đức Đại Thế Chí.
Từ khi Thượng Nhân sáng lập Tông Tịnh Độ thì cơ hóa độ thịnh hành vô cùng. Từ vua chúa công khanh cho đến hạng dân giả đều qui ngưỡng Ngài. Và hẳn nhiên cũng không thiếu kẻ ganh ghét Ngài. Do lỗi lầm của đệ tử, Ngài bị vu cáo và phải bị đi đày một thời gian ngắn. Nhưng Ngài vẫn an nhiên dạy Đạo cho bất cứ ai đến tham vấn mà không hề phân biệt. Cũng nhờ lần đi đày này mà nhiều người có dịp gặp Ngài và được vãng sanh.
Ngài vãng sanh vào lúc giữa trưa ngày 25 tháng 2 năm 80 tuổi (1212). Trước đó vài ngày, ngài nói với các đệ tử:
“ Tiền thân của Thầy là một vị tăng ở bên Thiên Trúc (Ấn độ cổ thời), thường tu hạnh đầu đà. Nay đến chốn này học Thiên Thai Tông, sau rốt mở Tịnh Độ Tông, hoằng dương Niệm Phật.”
Đệ tử Thế Quán hỏi: Thưa Thầy! Là vị nào?
Ngài đáp: Là ông Xá-Lợi-Phất.
Lại có đệ tử khác hỏi: Thầy nay có vãng sanh về Thế-giới Cực-Lạc không?
Ngài đáp: Thầy vốn là người của Cực Lạc thì dĩ nhiên trở về Cực Lạc. 🙂
(Bồ Tát Đại Thế Chí)
Đảnh thượng bảo bình hiện Phật sự
Nhất mao khổng trung kiến thập phương
Cử túc chấn kích chư quốc độ
Phổ nhiếp tịnh nhân quy lạc bang.
Nghĩa:
Bình báu trên đầu hiện Phật sự
Trong lỗ chân lông thấy mười phương
Giở chân chấn động các cõi nước
Khắp nhiếp chúng sanh về lạc ban.
Bài kệ tán thán oai lực và hạnh nguyện tiếp độ chúng sanh cao cả của Bồ Tát Đại Thế Chí, vị Bồ Tát có nhân duyên rất lớn đối với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ Tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì tình thương chúng sanh bao la mà thừa nguyện tái lai, thị hiện làm thân Bồ tát để trợ giúp Phật A Di Đà giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.
Trích từ – http://www.tuvienquangduc.com.au/BoTat/27ynghiavia08.html
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Rượu vào say xưa chẳng biết gì
Không rượu cũng thấy chuyện đúng sai
Tuy hai nhưng một chả khác gì
Trong kiếp đêm tối chẳng thấy đường
Chỉ nương ánh sáng Bi Mặt Nguyệt
Di Đà chỉ lối về Tây Phương.
Xin hai bạn Việt Thi/Đường Thi giải giùm cho vui nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cám ơn Huệ Tịnh nhiều nhé. Bài đó do bạn làm thì thiết nghĩ chắc có lẻ dỉ nhiên là bạn tự biết giải mà. 🙂 Kính mong bạn hoan hỉ giải đáp giùm nghen!
Thật lòng cảm tạ những hiền nhơn,
Chẳng có điều chi phải tủi hờn.
Đối cảnh mê tình say lối mộng,
Soi kinh ngộ tánh tỏ đường chơn.
Giàu nghèo đẹp xấu đều không kém,
Ngu trí trẻ già cũng chẳng hơn.
Một niệm quay về trong biển giác, [1]
Viên châu tìm được phủi màu sơn. [2]
Chú thích:
[1] Một niệm = Nam Mô A Di Đà Phật. Biển giác = Bổn Nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật.
[2]Là viên châu nơi chéo áo trong ví dụ ở kinh Pháp Hoa. Phủi màu sơn =”ngọc bất trác bất thành khí” (ngọc không mài thì không sáng) cho nên nếu tìm được viên ngọc rồi thì cũng phải lo phủi bụi thì ngọc mới mau sáng.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Mình xin sắp xếp ý của Tổ Pháp Nhiên thành bài chỉnh cú:
Nếu đi bằng thuyền
Thì người sáng mắt
Hay kẻ đui mù
Đều đến bờ kia
Nước mắt hoan hỷ
Thường rơi ướt áo
Lòng con mong mỏi
Chẳng lúc nào nguôi
Hiện đời được gặp
Bổn nguyện của Ngài
Đi đứng nằm ngồi
Nguyện xin báo đáp
Ân đức của Ngàiu
Lời nguyện mười niệm
Ấy là bằng cớ
Tin lại càng tin
A di đà phật
A di đà phật
Xin hỏi chư vị Người mất được vãng sanh là thần thức thoát ra từ đỉnh đầu hay là hơi ấm tụ lại trên đỉnh đầu. Tri ân
A Di Đà Phật,
6 Điểm Nóng Báo Hiệu Người Chết Tái Sanh Về Đâu
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/03/sau-diem-nong-quyet-dinh-nguoi-chet-tai-sanh-ve-dau/
1) Đảnh Thánh: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người nầy do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác, tức là người ấy tái sanh vào cõi Thánh. Nói cách khác, khi thần thức của người chết xuất ra từ nơi đỉnh đầu, chúng ta biết chắc là thần thức của người ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi quý cô chú Đường Thi,Việt Thi,chú Huệ Tịnh có cá nhân hóa không khi lại phô diễn khả năng làm thơ,sáng tạo thơ cứ đung đưa theo cái vọng tâm của những vần thơ,những vần kệ nghe có vẻ vần điệu hay lắm nhưng chẳng hay là giải đáp ,hướng dẫn tháo gở những khúc mắc cho những người mới học Phật.Cho con xin hỏi thêm là giữa bài thơ của thi sĩ và bài kệ của Phật hoặc các vị cao tăng đại đức làm có gì khác nhau,cho hỏi thêm nếu cứ lạc vào thơ như vậy có bị rơi vào vọng tưởng hay vô minh phiền não hay không.
A Di Đà Phật.
Biết rồi còn hỏi, hỏi để làm gì hả bạn Thuần Dương Tử?
Xin hỏi bạn thường tụng Kinh gì?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi địa chỉ của lão cư sĩ Huệ Chiếu. Mình muốn xác minh trường hợp này để tăng thêm tín tâm niệm Phật. Xin cảm ơn!
? KHI ĐI DU LỊCH, TÚI HÀNH LÝ, HÀNH LÝ KÝ GỬI BẠN DÁN CHỮ” A DI ĐÀ PHẬT” SỢ NGƯỜI TA LÀM THẤT LẠC, LÀM KHÔNG CUNG KÍNH, KHÔNG NÊN SỢ. NHÂN VIÊN CHUYỂN HÀNH LÝ, VỪA NHÌN THẤY LÀ BỒ ĐỀ MUÔN THƯỞ. TÚI XÁCH ĐEO THÌ KẺ ĐI QUA, NGƯỜI ĐI LẠI NHÌN THẤY HỌ ĐÃ ĐƯỢC TRỒNG THIỆN CĂN. CŨNG CÓ NGƯỜI HIẾU KỲ ĐẾN THỈNH GIÁO BẠN, THẾ LÀ QUYỂN SÁCH NHỎ LIỀN ĐEM RA KẾT PHÁP DUYÊN, QUÁ TỐT.
? Hiện nay du lịch là một chuyện rất là bình thường, mỗi một người có kỳ nghỉ phép, đều muốn ra nước ngoài du lịch. Du lịch thì bạn phải ký gửi hành lý, túi hành lý dán “A Di Đà Phật”. Đừng có ngại cái túi hành lý “A Di Đà Phật” này bị người ta làm thất lạc, không cung kính, không sợ chuyện này. Nhân viên chuyển hành lý nhìn thấy “A Di Đà Phật”, mắt vừa nhìn thấy Bồ Đề muôn thuở, bạn đã độ họ rồi. Ở sân bay, ở bến cảng, kẻ thì đến người thì đi, nhìn thấy hành lý A Di Đà Phật của bạn, họ đã trồng được thiện căn rồi. Người học Phật phải thường xuyên chất chứa cái tâm này, phải thường xuyên giúp đỡ tất cả chúng sanh, làm thế nào để đem Phật pháp giới thiệu cho họ. Trong số người đó, có một số người sau khi nhìn thấy, họ hiếu kỳ, họ đến hỏi bạn xin bạn chỉ dạy, vậy tốt rồi, quyển sách nhỏ kết pháp duyên của bạn, hộp đĩa có thể tặng cho họ để kết duyên, họ có niềm vui. Cho nên, những phẩm vật nhỏ dùng để kết duyên luôn mang theo bên mình, bất luận là đi đến đâu cũng không được quên, tùy lúc mà kết duyên với họ. Họ muốn biết nhiều hơn một chút thì giới thiệu họ đi nghe Kinh. Những việc này chúng ta có thể nghĩ ra, chúng ta sẽ nghĩ ra. Người có suy nghĩ giống như ta rất nhiều, rất nhiều. Có những người nghĩ ra, họ sẽ làm được, có những người nghĩ ra nhưng không có năng lực để làm, tâm thì có dư nhưng không đủ lực, nhưng mà công đức đều được viên mãn.
? A DI ĐÀ PHẬT XIN THƯỜNG NIỆM.
? PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 255)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ.
Nam mô A Di Đà Phật, thật hoan hỉ và cảm ơn sự thí pháp và hoằng pháp của các quý tương lai Phật…Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A DI Đà Phật
Niệm Phật một câu phước tăng vô lượng
Diệt được tội lỗi trong 80 ức kiếp
Kính mong mọi người thường niệm Phật
A DI ĐÀ PHẬT!
Tâm Giác tu theo Tịnh độ được 11 năm nay chuyên niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Gần đây do muốn em trai đã mất của TG được siêu sinh tịnh độ nên TG lcó đọc thêm kinh Địa tạng và thấy thân tâm rất nhẹ nhõm an lạc, so với lần đầu đọc cách đây 5 năm, không biết có phải là các oan gia trái chủ hoan hỉ khi nghe được Kinh không. Nhưng thời gian đọc hết cuốn kinh thường mất 2 tiếng thì thời gian niệm Phật lại bị ảnh hưởng, vì TG còn phải dạy học giảng bài suốt ngày nên không trang thủ niệm Phật trong lúc làm việc như các công việc thần lặng khác. Vậy xin các cư sĩ cho lời khuyên là TG có nên tiếp tục đọc kinh Địa tạng hàng ngày song song với việc niệm Phật không? TG mong muốn niệm Phật để cầu cãng sinh về Tây Phuơng cực lạc nhưng đồng thời cũng muốn thân bằng quyến thuộc và các oan gia trái chủ nhờ nghe kinh Địa tạng mà dần được siêu thoát, không đọa vào chốn địa ngục. Vậy TG nên làm thế nào ạ? Xin các cư sĩ hoan hỉ góp ý. A Di Đà Phật
Đọc Kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật. Đó là lời dạy của cổ đức. Bạn nên lắng tâm tư duy và tin tưởng.
Một câu A Di Đà Phật đã bao gồm hết thảy Kinh Điển, chỉ là xem bản thân mình có thể đủ niềm tin và can đảm để niệm 1 câu A Di Đà Phật này trọn vẹn đến hơi thở sau cùng hay không mà thôi…
Tất cả các vấn đề của bạn đang suy tư đều có thể nhờ vào 1 câu A Di Đà Phật mà có thể giải quyết 1 cách tốt đẹp.
Thật đấy 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.