Chúng ta đã quy hướng về Phật pháp, đã chọn pháp môn niệm Phật để hành trì, chúng ta đã củng cố niềm tin và cảnh sách nhau về lý vô thường để cùng nhau tinh tấn. Vấn đề còn lại của chúng ta là công phu niệm Phật như thế nào để thân tâm chúng ta cùng với danh hiệu Phật hồ nhập làm một, không hai không khác? Có thể nói đây quả thật là một vấn đề nan giải.
Trong suy nghĩ của mỗi Phật tử chúng ta, đức Phật là đấng tối thượng tối tôn, trang nghiêm, thanh tịnh … Do vậy khi lễ Phật hay niệm Phật, chúng ta luôn sợ thân tâm mình còn ô uế, còn tạp niệm, chưa thanh tịnh nên không dám hoặc chưa dám niệm Phật. Mỗi khi nghe ai đó khuyên niệm Phật, trong lòng chúng ta thì rất muốn, nhưng tâm ý chúng ta lại e ngại vì cho rằng mình chưa thanh tịnh. Đây là trạng thái tâm lý do kính ngưỡng Phật pháp mà sanh dè dặt, nên rất dễ nhận được sự cảm thông. Cũng suy nghĩ như vậy, có người còn cho rằng, khi đến một nơi chốn trang nghiêm thiêng liêng thanh tịnh, lẽ nào ta lại mang đồ ô uế đến. Hơn nữa cứ mỗi lần có dịp đến chùa tụng kinh lạy Phât, chúng ta luôn được nghe nhắc nhở: “Lên chánh điện thân tâm phải thanh tịnh” hoặc “Phải dùng cái tâm thanh tịnh để đến với Phật, để niệm Phật” Ôi ! Cái tâm thanh tịnh ra sao mà đi chùa lạy Phật cũng khó khăn quá vậy? Nhưng tâm thanh tịnh là gì? Phải chăng là cái tâm “không được” vọng tưởng?
Tâm thanh tịnh là tâm không vọng tưởng, quả đúng là như vậy. Thế nhưng nếu tâm hết vọng tưởng thì chúng ta còn niệm Phật để làm gì? Ở đây chúng ta phải biết rằng, đức Phật khi nói đến “tâm thanh tịnh” tức là nhằm khai thị chơn tâm Phật tánh nơi mỗi chúng ta, chứ không phải nói về cái tâm vọng tưởng chấp trước điên đảo sanh diệt của chúng ta.
Do vậy, khi chúng ta phát tâm niệm Phật, tức là chúng ta đã phát khởi nguồn sống tâm linh từ chơn tâm Phật tánh của chúng ta rồi. Vì chỉ có tâm Phật, tánh Phật, mới có thể phát động cái tâm muốn niệm Phật, còn tâm vọng tưởng tà vạy thì xu hướng ngũ dục chứ làm gì có khả năng phát khởi cái tâm nguyện niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Khi nhận ra điều này, thì vấn đề còn lại chỉ là gạn đục khơi trong mà thôi. Và chuyên cần niệm Phật đến “nhất tâm bất loạn” là phương cách thù thắng nhất để chúng ta có thể nhận ra tự tánh Di Đà của chính mình.
Đức Phật dạy chúng ta: “Chúng sanh đều có Phật tánh” và “ Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”, trong Nho gia cũng có câu: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Tuy nhiên do một niệm vô minh bất giác chúng ta phải chịu trôi lăn vô lượng kiếp trong vòng sanh tử luân hồi. Từ việc chấp chặt vào cái tâm điên đảo vọng tưởng đó cho là cái tâm chân thật của chúng ta, nên đã sinh ra tự ti, mặc cảm, kể cả tự cao tự đại … đến khi quày đầu nhìn lại mới thấy mình quả là phàm phu, bất thiện nhiều hơn là đức hạnh thiện lành; bất an, phiền não ám chướng nhiều hơn là thanh tịnh, sáng suốt.
Hiện nay chúng ta dùng câu Phật hiệu, với lòng tin và chí nguyện sâu dày, chúng ta tha thiết chuyên cần niệm Phật, nhằm loại bỏ sự cấu bẩn trong tâm để dần dần chúng ta trở về bản tánh thiện lành và chân như Phật tánh của mình. Chúng ta niệm Phật để cái vốn thiện trỗi dậy và thăng hoa, để Phật tánh vốn thường hằng ngày một thêm sáng tỏ. Dĩ nhiên khi đó, tâm vọng tưởng điên đảo sẽ không còn đất sống và theo dòng thời gian nó cũng sẽ tan dần theo từng câu niệm Phật của chúng ta.
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
A Di Đà Phật! Con có một câu hỏi ngoài lề xin được các đạo hữu chỉ dẫn ạ!
Số là con ăn chay (con không thề là ăn chay trường hay gì cả nhưng mà con ăn chay cũng lâu rồi) sau khi con ăn chay được một khoảng thời gian thì tâm con dần không thích đồ mặn nữa, con sợ máu mỡ thịt và khi thấy thì đầu con lại liên tưởng đến cảnh giết chóc trong lò mổ nên càng thêm sợ đồ mặn!
Nhưng mà trong nhà con thì có mẹ ủng hộ con ăn chay ( mẹ con cũng ăn chay với con) ba con thì ăn mặn (ba ăn chay theo rằm) ba thì hiền lành sợ con mất sức nên chỉ nói là con nên ăn mặn để đủ sức! Con thì giải thích cho ba rằng ăn chay cũng lựa thực phẩm cung cấp dinh dưỡng như đồ mặn (đạm, béo, canxi…) thì không sao hết còn khỏe người nữa…ba con nghe vậy nhưng không đồng tình lắm vì ba con quan niệm ăn mặn mới đủ chất nên hay kêu con ăn mặn!
Ngoài ra còn mấy người cô của con ăn mặn và cũng nghĩ như thế nên hay mua đồ mặn cho nhà con (đồ được cho thì con rất biết ơn nhưng chỉ toàn đồ mặn) mà con cũng nói hết lời rồi các cô cũng bắt con phải ăn mặn cùng (không ăn thì các cô giận)
Nhiều lúc con không ăn đồ mặn đó thì mẹ con thấy bỏ đồ ăn thì tội nên ăn cả phần con thay con luôn! Nhưng mà con thấy mình ăn chay mà để mẹ ăn mặn thật tội lỗi làm sao nên con đành ép lòng ăn đồ mặn đó, nhưng mỗi lần ăn vào tâm con hay xáo trộn và cơ thể nặng nề!
Con không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề này nữa, ăn thì tội nhưng để mẹ ăn còn tội hơn! Mong các vị đạo hữu hoan hỉ chỉ bảo cho con! A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Tĩnh,
PH có một vài góp ý như sau, hy vọng giúp được bạn chút ít.
Đồ ăn mặn của các cô cho, bạn nên lấy ra một phần nhỏ để ăn, để các cô không giận, có thể giải thích với các cô là thức ăn mặn làm cơ thể bạn hơi khó chịu, nên không ăn nhiều được. Sau đó bạn gói những thức ăn đó lại cho tươm tất rồi đem cho mấy người ăn xin, nghèo khổ. Đó không phải là thức ăn thừa vì bạn đã để dành lại phần đó chứ không phải ăn không hết.
Về lâu dài thì bạn phải chứng minh được sức khoẻ bạn không bị ảnh hưởng xấu khi ăn chay. Bạn có một đồng minh là mẹ bạn. Bạn tìm hiểu về cách ăn chay đủ chất rồi nhờ mẹ nấu cho ăn, bạn đừng ăn chay quá sơ sài, mỗi bữa ăn làm 2-4món thiệt ngon và đủ chất, từ từ ba bạn sẽ cảm thấy an tâm, không lo về việc mất sức khoẻ của bạn nữa. Bạn cũng cần để ý và duy trì cân nặng huyết áp cho tốt trong thời gian dài, có thể ghi chép lại, rồi sau đó đưa cho ba bạn xem. Bạn cũng cần chia sẻ với ba bạn về tâm từ bi xót thương mạng sống của các con vật bị giết làm thức ăn, ba bạn là người hiền lành nên sẽ dễ đồng cảm. Mình nghĩ dần dần có khi ba bạn cũng sẽ ăn chay trường.
Chia sẻ với bạn một chút, ba mình trước đây phải làm công việc cần nhiều sức lực vậy mà ba mình cũng ăn chay trường, sức khoẻ ba mình vẫn tốt. Mưa dầm thấm lâu, bạn cứ từ từ thuyết phục ba bạn nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn đạo hữu PH nhiều, Tĩnh sẽ áp dụng phương pháp này xem sao! A Di Đà Phật
mong mọi chuyện tốt đẹp nhất sẽ đến với đạo hữu cùng mọi người!
A Tĩnh có điều cần hỏi, nếu được cho đồ như vậy mà mình cho đi có phải là mình phụ lòng người cho không ạ! Làm vậy có gì sai không! A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Tĩnh,
Mình là phàm phu nên trong nhiều việc nhiều khi rất khó vẹn toàn. Bạn không thích ăn mặn nhưng vì không muốn phụ lòng tốt của các cô nên bạn ráng ăn một ít, từ điểm đó có thể nói bạn đã không phụ lòng họ chút nào cả, nên bạn đừng áy náy nữa. Thầy Thích Trí Tịnh có chia sẻ, đại ý là khi phật tử cúng dường, có khi ngài không cần, nhưng vẫn nhận, rồi sau đó Thầy cúng dường cho các vị khác đang cần. Thầy làm như vậy, không phụ lòng phật tử chút nào mà còn làm thêm phước cho phật tử đó nữa, đem đồ cho người cần, ai cũng có được lợi ích từ việc đó. Trường hợp của bạn cũng giống như vậy, bạn bố thí thức ăn cho người cần, ai cũng được lợi ích hết, nên bạn không có làm sai đâu.
Mình xin được đưa ra một góc nhìn khác. Thường khi mình cho ai cái gì, mình thường muốn người đó phải xài hoặc là phải sử dụng cái mình cho đúng ý mình muốn thì mới thấy hài lòng. Mình nghĩ là mình thương người đó nên mới muốn vậy, nhưng như vậy thì “áp đặt” người ta quá. Có khi cái mình nghĩ là tốt cho người lại không thật sự tốt cho họ. Nên khi mình cho đi rồi, nghĩa là toàn quyền sử dụng của người đó, hãy để người ta tự do sử dụng đồ mình cho theo cách người ta muốn. Từ góc nhìn này, bạn có thể sử dụng đồ ăn của cô bạn cho một cách tốt nhất theo ý bạn, chứ không phải theo ý người cho nữa. Hy vọng bạn không còn áy náy nữa.
Bạn có gút mắc gì thì cứ chia sẻ nhé, mình và các bạn sen sẽ hoan hỉ đóng góp ý kiến giúp bạn.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn đạo hữu PH đã giải thích giùm mình, vậy là mình không còn áy náy nữa rồi, mong đạo hữu tinh tấn niệm Phật, mong mọi chuyện tốt đẹp nhất sẽ đến với đạo hữu cùng mọi người! A Di Đà Phật!
đừng cười mình khi mình hỏi cái này ở đây , vì là mình đã thữ tất cả cách mà vẫn k đc nên phật pháp là chỗ nương tựa và niềm tin duy nhất của mình thôi .
mình mới 21 mà bị rụng tóc nhiều lắm . từ nhỏ đến lớn vẫn bthường nhưng từ 18 tới giờ 21 rụng 3 năm liền luôn . mà nhờ rụng đều cả đầu nên k có chỗ nào bị hói .. chỉ mỏng đều ra thôi . xưa mình cũng vái với bồ tát Quán Âm rằng phộ hộ cho mình vì nếu k có tóc mình sống cũng sẽ như chết , vì mọi ng biết con gái mà ..
mình ở San Fran khám xét nghiệm hết cả rồi mà BS k tìm ra đc nguyên do , con ng mình hoàn toàn khỏe , hồi xưa sợ lắm , thấy tóc rụng tưởng bị ung thư hay gì , mà khám ra k gì cũng yên tâm .
đến nay 3 năm trời mà k có gì giúp ngưng rụng tóc , mình thử vài loại thuốc đắt tiền ở cali đây mà vẫn k có gì giúp đc .
nhiều ng nói do chế độ ăn uống, mình thay đổi rồi cũng k giúp đc. ng nói do xà bông hoặc do cách mình gội đầu … ủa? từ nhỏ đến giờ xà bông và tự mình gội cho mình nào giờ chứ có ai gội dùm đâu mà nó cũng đâu có rụng ? hẳn là k phải do những nguyên do đó ngây ra đâu ..
mình tự nghĩ nếu k phải bệnh thì là phải do nghiệp gây ra chứ nếu k ng gì mà bị vậy ? nó k phải rụng kiểu con gái thường bị để thay tóc đâu , mà rụng khủng khiếp lắm . em thề là NHIỀU lắm chứ k phải 1 mà nói 10 đâu . 1 lần cả nắm tay khi gội đầu mà 3 năm mà k hiểu sao trên đầu vẫn còn tóc chứ nếu k , k biết sao sống . tóc mình dài tóc lưng quần … nhưng bởi vì nó cứ ngày càng rụng thêm nên trở thành mỏng dần ..
em mới biết về phật pháp gần 1 năm nay…em cũng có niệm phật và đọc kinh, và chép kinh, rồi hồi hướng công đức nè, và gắng k tạo khẩu nghiệp vv . và thường ăn chay nhiều hơn ăn mặn 🙂
nhưng k gì làm giảm rụng tóc cả , có vị cư sĩ nào biết đc nguyên nhân k ?
có vị cư sĩ nào hoặc là bạn nào đọc đc này và biết làm sao giảm đc vụ rụng tóc này thì nói em biết nha . bỏi vì k phải do bệnh nếu là do bệnh thì em k hỏi trên mạng về phật pháp này .
cảm ơn m.n ^_^
A Di Đà Phật! Chào đạo hữu!
Đạo hữu có hay suy nghĩ nhiều không, đó cũng là nguyên nhân gây rụng tóc, nhưng theo đạo hữu nói thì rất nhiều mà tìm sao cũng không có cách trị thì đạo hữu nên cầu với Phật là đúng rồi, vì đức Phật là đấng Đại Y Vương có khả năng trị lành hết các loại bệnh khổ của thế gian! Mình nghĩ nếu Vy kiên trì niệm Phật, hồi hướng oán thân trái chủ và cầu nguyện với ngài thì không những được hết bệnh mà còn có thể lợi lạc trong hiện tại và về sau được sanh tịnh độ của Phật A Di Đà nữa!
Mong bạn Vy tinh tấn nhé, A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Đạo hữu nên tinh tấn niệm Phật A Di Đà vì người là Phật và có đủ 10 danh hiệu như các vị Phật khác, hơn nữa niệm người sau này đạo hữu còn được sanh về Tây Phương Cực Lạc nữa lợi ích vô cùng!
Bạn Vy thân mến,
Mình xin kể những nguyên do rụng tóc( ngoài những chứng bệnh tại chính da đầu mà bạn đã khám) mà mình được biết, để bạn lưu ý thêm, xem mình đã xem xét qua chưa nha!:
– Do rối loạn hormone.
– Do rối loạn tuyến giáp (thyroid gland)
– Do bệnh lý ( hội chứng buồng trứng đa nan, …)
– Do ăn uống thiếu protein.
– Do thiếu sắt và kẽm.
– Do quá dư thừa hoặc quá thiếu natri và đồng (Cu)
– Do stress.
– Do tuần hoàn máu kém.
– Do đã miễn nhiễm một chứng bệnh nào đó ( cơ chế miễn nhiễm tấn công nang tóc).
– Do nguồn nước gội đầu ô nhiểm.( nhiểm phèn chẵng hạn…)
– Do xã không sạch sau khi gội.( một chút chất tẩy hay chất thơm còn sót lại).
– Do gội quá ít hay quá nhiều lần.
– Do phản ứng phụ của một loại thuốc trị bệnh nào đó.
– Do làm đẹp (cột xiết quá chặt hoặc đội kín mít làm nang tóc “ngộp thở”)
– Do lạm dụng thuốc uốn, nhuộm. duỗi, và sấy nóng thường xuyên.
– v.v…
Vài lời chia sẽ cùng bạn, và chúc bạn được như ý nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật.Chào các liên hữu.Mình ko biết làm sao đây, chuyện thế này mấy bữa rồi Bà cô của mình bác sĩ đã chê là ko còn chữa trị được nữa,cho về nhà nằm chờ mất.Nhưng bà cô của mình còn tỉnh táo lắm.Hồi trẻ tới bây giơ bà không biết niệm là ,sức khoẻ còn tốt mẹ của mình kêu niệm nín thinh ko trả lời gì hết. Bây giờ sức khỏe yếu dần.Mình qua khai thị diễn giải khuyên bà niệm phật và bà đã chịu niệm phật .Mình rất vui,mới chạy ra chợ mua cho bà 1 máy niệm phật để cho bà vừa nghe vừa niệm theo,và đến giờ bà đã niệm được 1 ngày rồi.Không biết bà Cô của mình niệm phật có muộn ko. Đến khi bà mất có nên trợ niệm không? Đang phân vân gia đình có cho hộ niệm không nữa. Mình phảii làm sao để cứu vớt 1 linh hồn tội nghiệp đây.
A Di Đà Phật. Liên hữu hoan hỉ đọc bài Gia Quyến Nên Làm Gì Khi Người Bệnh Đã Bị Bác Sĩ “Chê” sẽ rất lợi ích:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/02/gia-quyen-nen-lam-gi-khi-nguoi-benh-da-bi-bac-si-che/
Xin chào bạn Tuanchau,
Bạn đã làm được một việc đại tốt lành, PH xin được thành tâm tán thán.
Cô của bạn niệm Phật không muộn đâu, đừng lo. Dĩ nhiên phải nên trợ niệm cho bà. Nếu có BHN thì quá tốt, không thì bạn và gia đình tập trung hộ niệm cho bà càng tốt. Mình xin lưu ý một điều, mỗi ngày vài ba lần, bạn cần khai thị cho bà, nhắc cho bà, giúp cho bà có được chân tín, chân nguyện vững chắc, vì hai điều này tối quan trọng cho việc vãng sanh. Bạn cần nói chuyện với bà để biết bà có điểm gì nghi ngờ thì hoá giải liền cho bà. Ngoài ra giai đoạn này có thể có oan gia trái chủ đến cản trở bà, bạn nên để ý để có gì thì hỗ trợ bà hoá giải. Nên bà rất cần những thiện tri thức như bạn bên cạnh bà lúc này. Bạn nên cầu đức A Đi Đà gia hộ chẳng những cho bà, mà còn cho bạn để bạn đủ sáng suốt trong lúc nguy cấp để biết cách giúp bà. Bạn phải cố gắng hết sức mình nhé.
Nguyện cho bà được vãng sanh về cõi Cực lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tránh làm các việc ác( làm ác thì tâm mình ác hơn chút)
Siêng làm các việc lành( làm lành tâm mình thiện hơn chút)
Giữ tâm ý trong sạch(Đừng nghĩ việc ác, hãy nghĩ điều thiện)
Đó là con đường thành Phật( nhờ nghĩ thiện bạn sẽ làm nhiều việc lành, làm được việc lành tâm bạn sẽ thiện hơn chút, đến khi điều thiện trong tâm bất động, cứng chắc như kim cương thì thành Phật)
Làm việc tốt vì tâm từ bi thương yêu muốn chúng sinh được an vui bớt khổ, đừng cầu quả báo. Như vậy bạn sẽ làm thiện bền bỉ đến khi đắc quả.
Mình có điều này xin hỏi qúy vị đạo hữu và các bạn.nói chung là hoàn cảnh niệm phật của mình không thuận lợi 1 lời khó nói hết.xin được phép qua phần chính mình có 1 thành em trai mắc bệnh đau bụng tình cờ đi khám bác sỹ nói nó mắc nhiều bệnh.hoàn cảnh niệm phật của mình không nhiều và không thuận tiễn.có thể nói là mình niệm phật lén lút và niệm thầm buổi tối thôi.mỗi buổi tối mình rành nữa tiếng để niệm phật và hồi hướng công đức cho nó và niệm thầm nữa tiếng như vậy có xem như là tu tịnh độ không
Xin chào bạn Học đạo,
Nếu bạn có thầm phát nguyện quyết tâm vãng sanh về cõi Cực lạc thì chính xác là bạn đang tu Tịnh độ. Niệm thầm càng tốt, giúp tâm mình mau ghi nhớ danh hiệu Phật. Nhớ lúc nào thì niệm ngay lúc đó nhé. Ngoài hồi hướng công đức cho người em, bạn nhớ hồi hướng cho tất cả người thân kẻ oán. Chẳng những hồi hướng cho người em hết bệnh, bạn nên hồi hướng cho nó sớm chuyển tâm nương tựa Tam bảo nhé, vì nhờ Tam bảo em bạn mới sớm thoát khỏi luân hồi sinh tử. Bạn cứ nguyện thầm, nhà không có bàn thờ Phật thì hướng về phía Tây mà hồi hướng, phát nguyện. PH cũng tu niệm hơi “lén lút” như vậy. Tâm mình động niệm thế nào, Phật đều biết rõ hết nên bạn đừng lo ngại gì cả nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
a di đà Phật, xin mọi người hoan hỉ cho conhỏi vài chuyện ạ.
vì con đã quy y rất lâu nhưng con vẫn chưa thực hiện tốt 5 điều Phật dạy. và mỏi lần con niệm kinh địa tạng và sám hối với thai nhi, khi niệm nhưng đầu con cứ nghĩ về những vấn đề khác vậy con phải làm sao các sư, ni ạ? con có nên tiếp tục niệm hay là như vậy là con đang có lỗi?. và con ăn chay cũng được hon1 tháng nhưng những người đi làm chung của con ai cũng bảo làănhông nên và bất tiện trong việc ăn uống vì chỗ làm con (bao ăn) con không có thời gian để nấu nướng nên chỉ mua đồ ăn chay người ta bán, người khác lại nói con ăn chay mà ăn toàn đồ ngon, thịt heo, lòng heo, tôm chay ăn như vậy ai chứng? xin các sư ni và mọi người chỉ cho con đường đúng để đi và cho con biết lỗi của con ạ. nam mô a di đà Phật.
Tụng kinh, niệm Phật bị quấy nhiễu vọng tưởng trong đầu là chuyện thường bạn ạ, sinh ra trong cõi Ta Bà ngũ trược này thì khó tránh khỏi, chừng nào công phu bạn sâu dày rồi tự nhiên nó sẽ hết thôi, bạn đừng bỏ cuộc nhé, nếu tụng kinh mà bị nhiễu loạn thì bạn hãy niệm Phật xem, đời này bạn chỉ cần tu pháp môn Tịnh Độ niệm Phật A Di Đà liên tục (rồi hồi hướng cho thai nhi, oan gia trái chủ, (vì danh hiệu Phật A Di Đà đã bao gồm tất cả kinh tạng huyền dịu nhất rồi) để họ được sanh về cõi lành xem sao! Bạn đừng lo sợ bị tán tâm nhé, từ tán tâm sẽ đến định tâm! Bản thân Hoa cũng là sơ cơ vẫn còn tán tâm nhiều lắm, Phật không trách tội bạn đâu vì người từ bi mà!
Còn việc ăn chay của bạn thì theo mình nghĩ bạn ăn chay được thì tốt rồi và bạn mua đồ ăn nữa mà, ăn chay được thì tốt cho bạn thôi đừng quan tâm đến lời người ta nói làm gì, việc thiện bạn làm Phật biết Phật chứng hết bạn đừng lo, bạn chỉ cần giữ tâm thanh tịnh – ăn chay – niệm Phật sẽ được lợi lạc vô cùng!
Đồ người ta bán cho bạn mà có sẵn mấy thứ lòng heo chay….thì bạn ăn cũng không sao nhưng khi làm chay ăn ở nhà cũng nên hạn chế mua những hình thù chay con này con kia vì sẽ làm mình liên tưởng đồ mặn!
Mong được các đạo hữu khác chỉ dạy thêm ạ!
A Di Đà Phật! Mong đạo hữu cùng các bạn đồng tu tinh tấn !
bạn ơi tu pháp môn tịnh độ là giữ giới và thường niệm a di đà phải không bạn?
mọi người cho con hỏi không co´ bàn thờ phật co´ niệm phật được không và phải niệm như thê´ nào là đúng
Xin quý thầy giúp con!
Con được ba mẹ cho đi chùa sinh hoạt gia đình Phật tử từ rất nhỏ, vì cả nhà con đều theo đạo Phật, nên cũng xem như là có duyên với Phật Pháp. Từ nhỏ, mẹ đã tập cho con niệm Phật trước khi ngủ, con niệm được một thời gian thì càng lớn càng phải học tập nhiều, nên tối lại mệt quá lăn đi ngủ luôn, cứ thế thành thói quen rồi lại quên niệm Phật. Nhưng suốt thời gian đó, con không bao giờ có ý nghĩ xằng bậy, tục tĩu về Tam Bảo cả
Nhưng gần đây bà nội con vừa mất, được 1 thời gian thì ban đêm lúc đi ngủ con hay mơ những giấc mơ kỳ lạ và 2-3 ngày tỉnh giấc nửa đêm liên tục vì bị những giấc mơ này ám ảnh. Để tâm thanh tịnh con lại quay về niệm Phật, nhưng kể từ lúc niệm Phật lại tâm con càng lúc càng loạn, suy nghĩ lung tung, bậy bạ, phỉ báng cả Đức Phật bằng cả những từ mà con chưa bao giờ sử dụng để mắng hay suy nghĩ về ai nữa, như bị ma quỷ sai khiến vậy. Con lên chùa, muốn tâm được thanh tịnh, nhưng vẫn không giữ được tâm mình, thấy tượng Phật lại tiếp tục nghĩ những điều kinh khủng. Mấy ngày đầu, con đau khổ chịu không nổi, vì là con Phật mà để tâm mình không yên, thấy Phật cũng không giữ được. Buồn phiền, đau khổ phát khóc, nhiều lúc nghĩ hay là chết luôn, nhưng rồi trấn tĩnh lại nghĩ giờ mà chết thì với nghiệp chướng này chỉ có nước đoạ Địa ngục, nên lại quay lại niệm Phật, niệm mỗi sáng tối, rồi cả làm việc gì cũng niệm nhưng tạp niệm vẫn cứ mãi không dứt. Được vài hôm thì những suy nghĩ kia giảm bớt chút ít, nhưng cứ thấy những gì thô tục hay tục tĩu, là lại cứ nghĩ đến Phật, càng muốn dập nó đi nó càng trỗi dậy mạnh mẽ. Rồi không chỉ nghĩ xằng bậy, xấu xa về Phật, con cảm giác con đang càng ngày càng không làm chủ được cái tâm của mình, nó càng ngày càng ác độc, mắng chửi, phỉ báng tất cả mọi người hay mọi thứ con thấy dù có đang niệm Phật hay không. Như sáng nay tự dưng chợt nghĩ “Đói ghê” thì cái tâm nó bùng một phát “Ăn thịt mẹ”. Con như không thể tin nổi vào cái tâm của mình nữa, nó ác độc đến nỗi như thế. Con thấy sợ cái tâm của con quá, càng sợ nó con càng không kiểm soát được, giờ chỉ còn lý trí của con là biết phân biệt đúng sai mà thôi. Nhiều lúc con biết con sắp nghĩ bậy, con đè ép chúng xuống, không cho nó trỗi lên thì chỉ được vài giây là lại bộc phát. Lần đầu tiên những suy nghĩ bậy bạ kia đến, con buồn bực phiền muộn và khóc rất nhiều, nhưng bây giờ giống như thành thói quen, đôi lúc con lại không có cảm giác gì nữa, con thấy sợ, sợ mình thật sự sẽ trở thành con người như thế, sợ cái tâm ác kia nó chiếm luôn cả chút lý trí còn sót lại
Con không biết kiếp trước đã tạo nghiệp chướng gì mà kiếp này phải gánh chịu điều đau khổ thế này, còn gì đau khổ hơn khi một đời là Phật tử mà giờ nhìn Phật cũng không dám, vào chùa cũng không dám tiến đến Chánh điện, làm con mà bất hiếu có những suy nghĩ xấu xa như vậy trong khi con sẵn sàng làm tất cả những gì mình làm được cho mẹ. Nhiều lúc mệt mỏi nản chí, con lại nghĩ hay là đừng niệm Phật nữa, không niệm Phật thì sẽ không nảy sinh những ý nghĩ kia nữa. Nhưng có cảm giác như nó đang ăn dần, ăn mòn con mất rồi, lúc không niệm Phật tạp niệm kia vẫn trỗi dậy mà con không cách nào kiểm soát được
Con khổ quá quý thầy ơi, đúng là không có cái khổ nào bằng cái khổ nơi tâm mình không thanh tịnh. Tội nghiệt của con đã quá nặng rồi, xin quý thầy hãy giúp con với
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Thật ra không phải chỉ riêng mình bạn bị như vậy. Trước đây Tịnh Thái cũng bị như vậy, khi đọc Kinh, niệm Phật hay lạy Phật thì tự nhiên trong tâm các suy nghĩ bậy bạ, tục tĩu hiện ra. Nhưng may mắn là do được nghe pháp HT. Tịnh Không và Ngài Đại Sư Ấn Quang nên cũng ko lấy đó làm kinh sợ, hay hoang mang.
Nguyên nhân là do mình dụng công niệm Phật thì câu A Di Đà Phật phát huy tác dụng là rửa sạch các nghiệp bất thiện vốn đã tích lũy trong tâm mình từ vô lượng kiếp. Cái tâm mình giống như cái thùng rỗng, lâu ngày chứa rác dơ quá chừng thì khi mình dùng bàn chải (là câu A Di Đà Phật) mình cọ rửa cái thùng thì tay mình sẽ tiếp xúc đến mấy chỗ dơ đó.
Đây là tín hiệu tốt không nên lấy đó làm sợ hãi hay hoang mang. Vì nếu ko nhờ niệm A Di Đà Phật thì mình ko thể làm sạch cái tâm dơ đó. Là việc tốt 🙂
Nguyên tắc là mình cứ lờ đi, ban đầu nhiều khi mình khó chịu phải bịt mũi để chùi cái thùng tâm bị dơ này nhưng mình cứ lờ đi, cứ tập trung vào câu A Di Đà Phật. Hễ cái ý niệm dơ dáy bất thiện nó lại nổi lên thì “Tốt 🙂 Ta lại nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật 🙂 “. Để dễ nhiếp tâm vào câu Phật hiệu thì bạn nên niệm 10 câu 1 lần, hết 10 câu lại niệm tiếp 10 câu khác, cứ như vậy xoay vòng, mặc kệ cái niệm dơ dáy kia, đừng chú ý đến nó. Niệm một hồi thì tự nhiên vị khách ko mời mà đến kia sẽ ra đi 🙂
Tịnh Thái đã trải nghiệm điều này rất nhiều lần rồi và dùng chính cách nghĩ và phương pháp trên mà hành trì và thấy thật sự có hiệu quả, rất hiệu nghiệm, bạn thử xem.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn phải thật sự chuyển cái Tâm và sửa đổi các lỗi lầm của mình thì việc tu hành mới có kết quả, mới ko bị chướng ngại: Nên xem lại Đạo Làm Con của mình có làm được đến nơi đến chốn chưa? Cha Mẹ có còn vì mình mà lo buồn hay phiền muộn không? Mình đối với Ông Bà Cha Mẹ có thật sự làm đến được 2 chữ Hiếu Thuận hay chưa? Đã Hiếu thì phải Thuận, chưa Thuận thì chưa phải là Hiếu. Mình trước giờ học Phật rồi nhưng mình có thường chống trái, mâu thuẫn, cãi nhau với cha mẹ, với anh em trong nhà không? Mình có hay áp đặt mọi người phải Thuận theo ý của mình ko?
Nếu phạm những điều này thì mình phải xem lại, phải sửa đổi. Tu hành bắt đầu từ Hiếu Thuận Cha Mẹ, Tôn Sư Trọng Đạo vậy. Mấy điều này mà còn lầm lỗi, còn thiếu sót thì còn nói gì đến những thứ cao xa hơn trong Phật pháp? Mình phải thường nghĩ nhiều về điều này, phải thường phản tỉnh, phải bắt đầu sửa cái Tâm mình từ đây.
Chúng ta làm được như vậy thì học Phật mới có thể có chút tương ưng. có được chút mùi pháp vị, cho đến hết thảy nghiệp chướng đều có thể được tiêu trừ. Tất cả đều từ: HIẾU DƯỠNG CHA MẸ, PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG, TỪ TÂM KO SÁT SANH, TU MƯỜI ĐIỀU THIỆN.
Hi vọng với vài lời thô kệch ở trên có thể giúp cho bạn được ít nhiều…
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa quý thầy, con cũng biết là muốn tu tập cho tâm thanh tịnh thì phải buông xả, phải vứt nó đi, phải không để ý đến nó nữa. Nhưng nó xuất hiện luẩn quẩn trong đầu con quá nhiều, khiến con cứ bị ám ảnh bởi nó. Con phải làm sao mới có thể buông xả hết tất cả đây thầy. Đôi lúc tâm được thanh tịnh ít phút, mà con lại hay nhớ tới hôm trước mình đã nghĩ bậy thế này thế kia rồi tạp niệm dơ bẩn kia nó lại được phen trỗi lên không ngừng
A Di Đà Phật. Chào bạn Diệu Thâm,
Vọng tưởng bất tịnh xuất hiện luẩn quẩn là chuyện của chúng nó.
Chuyện bạn niệm Phật là chuyện của bạn.
Bình tĩnh niệm Phật giữa đám vọng tưởng thì chúng nó sẽ chán nản tự biến mất bỏ đi mà thôi.
Vọng vẫn là vọng,
Có hiện có ẩn.
Bình tâm niệm Phật,
Chiếu soi vọng tưởng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin quý thầy giải đáp giúp con một chuyện nữa với ạ
Chẳng là bà con mới mất, mà vọng tâm của con giờ không riêng gì Phật mà gặp ai hay gặp gì nó cũng kiếm chuyện để phỉ báng, lúc nghĩ về bà con cũng thế. Con biết cần tu tập 1 thời gian mới có thể khắc phục được nhưng vì đang làm 49 ngày cho bà, con xin hỏi là vọng tâm của con liệu có ảnh hưởng gì đến bà của con hay không. Vì con sợ vọng tâm của con sẽ làm hương linh của bà sân giận mà đoạ đường ác, con phải làm sao đây quý Thầy
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình cũng đang trong giai đoạn này. Rất đồng cảm với bạn, và cũng tự mình an ủi động viên bản thân cố gắng vượt qua.
A Di Đà Phật
mình cũng gặp phải trường hợp như bạn. nghĩ đến cái tục tĩu. bất thiện về đức Phật. thật sự rất có lỗi. mình k muốn như vậy đâu nhưng tâm mình cứ hiện lên những điều bậy bạ ấy. chỉ sợ có tội với Đức Phật thôi. ai cho mình lời khuyên với
Mình củng đang bị như vậy, gần ba tháng nay mình rất đau khổ :(( tối đến mình lo sợ bất an đến mất ngủ
Mình cũng như bạn Diệu Thâm.
Mình bị như thế lâu lắm rồi. Mình dằn vặt bản thân nhiều lắm. Đầu mình cứ lỡn vỡn những điều ghê tởm (mình không dám nói ra)
Tuần vừa qua mình lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi cứ ám ảnh và dằn vặt bản thân. Những hôm gần đây, mình tìm hiểu về Phật Pháp. Mình đi chùa , chăm chỉ niệm Phật , trì chú đại bi . Tinh thần mình khá hơn nhưng vẫn chưa xóa bỏ hẳn.
Kính mong các quý thầy và bạn hữu truyền đạt cho mình kinh nghiệm để xóa bỏ những suy nghĩ tà tâm (không phải đạo ) . Mình chân thành cảm ơn
A di đà Phật
Minh sinh ra trog gia đình phật tử. Hồi còn học lop5 lớp 6 gì đó mẹ nói 3 dứa lên cúng kinh. Đọc kinh xong tâm mình như loạn lên, nghi xấu xa về đức phật như điên trong đầu mà đâu giám nói ai. Kể tuè đó nhin thấy ảnh phật, nhăc đến phật mình sah tâm phỉ bán vô cug biết điều đó là tội lỗi lắm, mình nghi khi minh mất đi chắc chắn rơi vào cảnh địa ngục ngàn năm quá. Đó là điều lo lắng nhất của mình từ lâu cho đến nay. Cuộc sống bản thân làm nghành y đã từng thấy nhiều cảnh tan thương thấy cuộc đời vô thường quá, muốn juongws về phật pháp thì tâm càng vọng lên thì sợ. Thật lòng không muốn như vậy đâu.
Mình cũng giống bạn vậy, ban đầu mình vào chùa làm công quả, xong cũng đi tụng kinh, nhìn Đức Phật mà nghĩ đến đến chuyện ô uế về dục vọng, lúc đầu mình cũng nghĩ lung tung như bạn sao vào chùa lại khởi những tâm vậy, rồi tiếp xúc nhưng người phật tử mọi ngưòi nói đó là ma chướng khi bắt đầu muốn tu, h mình tụng kinh đêm vì tính chất công việc, có khi đang tụng được mấy câu mình tự nhiên trong đàu chửi đức Phật, rồi tự nhiên trong đầu tụng 1 câu là bộ phận nam, nữ rồi xen vào…mỗi lần mình như thế sám hối, rồi a di đà phật tụng tiếp, nhưng bạn à đừng tỏ ra sợ hãi mình nghĩ nhiều kiếp trước đã gây ra nhiều tội lỗi và tham ái ghê lắm thì mới vây, chúng ta nhìn đc vấn đề đó là có chút trí tuệ mở rồi vì nhìn ra được niệm khởi lên để dập luôn, xuất hiện lại dập tắt…chỉ sợ không thấy ra vấn đề mà cuốn theo thôi, bạn cứ yên tâm đừng tỏ ra sợ hãi…càng sợ hãi mình càng loạn, bạn hãy trò chuyện với các cụ phật tử họ sẽ chỉ dạy bạn nhiều cái cho bạn biết và bạn sẽ an tâm hơn…
Chào bạn Viettb,
Không biết phương pháp bạn đang thực hành là do bạn tự nghĩ ra hay được vị thầy nào chỉ dạy. Tuy nhiên, theo như PH biết thì không thấy phương pháp như thế trong Phật pháp. Phật dạy chúng ta thiền, quán để thấy rõ ác, thiện đều “như huyễn”, vì là huyễn nên nó không thực, nên ta không sợ hãi, không bám chấp vào nó. Cách của bạn có vẻ đang tạo ra một “chiến trường” trong tâm thức, về lâu dài e rằng sẽ tạo nên chướng ngại không lường. Huynh Tịnh Thái đã chỉ dẫn cách thức bên trên, nhiều bạn đã thực hành theo có hiệu quả, và cách này cũng đúng như pháp. Có lẽ bạn nên thực hành theo cách này là ổn nhất.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình cũng đang trong giai đoạn giống như bạn đây. Cảm giác rất là khổ sở. Lòng thì kính phật mà cái suy nghĩ không kiểm soát được. Khổ lắm. Không biết giờ bạn thế nào rồi. Đã hết chưa. Nếu hết thì chỉ cách cho mình với. Hi vọng bạn sẽ nhận được tin nhắn này
Chị bây giờ đã hết chưa ạ.
Em bây giờ đang bị như chị rất giống chị luôn
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mình cũng có suy nghĩ vọng tưởng phỉ báng Phật, mình nghĩ kiên trì niệm Phật và sám hối thì vọng đó mờ dần, tu hành là chuyện cả đời mà, nên mình kiên trì giữ vững Phật hiệu là được.
C Diệu Thâm ơi, đã 6 năm rồi chắc chị cũng đã hết rồi đúng k ạ. Em cũng đang gặp tình trạng như vậy khi mà những suy nghĩ bậy bạ luôn vởn vơ trong đầu cả ngày, kể cả khi bthuong lẫn lúc tụng kinh.. mệt mỏi quá ạ, nếu chị khỏi rồi c cho em xin lời khuyên với ạ.. Em cố quên mà k thể quên được, rồi không biết nghiệp mình nó sẽ nặng cỡ nào nữa
A Di Đà Phật. Chị Diệu thâm ơi em đang bị y chang chị luôn. Chị cho em hỏi bây giờ sau bao nhiêu năm chị đã hết bị như này chưa ạ 🙁
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Thâm,
Buông xả là không còn nắm, không còn giữ. Thực tế bạn mới chỉ buông, chứ chưa thực sự xả. Xả là không còn lưu luyến, không còn vướng bận, không còn nhớ nghĩ và quan trọng hơn cả là không còn cả ý nghĩ mình đã xả những điều phiền não – đó mới thực gọi là xả. Muốn thế bạn phải dùng hồng danh A Di Đà Phật để chế phục những ý nghĩ điên đảo này bằng cách: Một niệm điên đảo khởi lên, lập tức khởi một niệm A Di Đà Phật; nhiều nhiều niệm điên đảo, cũng lập tức thế liền đó bằng niệm niệm A Di Đà Phật. Quan trọng là lúc nào cũng chỉ nhiếp tâm để niệm Phật chứ không nhớ nghĩ đến những niệm điên đảo kia, tất chỉ ít phút sau tâm bạn sẽ được tịnh lại.
Niệm Phật chế vọng là cả hành trình gian khổ, chẳng thể trong một vài ngày, vài tuần, vài tháng hay vài năm mà chế ngự được.
Bí quyết chế vọng là: Phật hiện chẳng vui; Ma đến chẳng sợ, mà chỉ cần nhiếp tâm theo tiếng niệm Phật, tai nghe rõ từng tiếng thật phân minh. Được thế, lâu ngày sẽ tự có thành tựu.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TĐ
Trung Đạo ơi. xin hoan hỷ trả lời giúp mình, người nhà mình toàn làm chuyện có lợi cho mình và hại biết bao nhiêu người, mưu tính toàn chuyện ác để được ăn ngon mặc đẹp, họ không thiết Phật pháp, mình khuyên họ thì họ bảo Phật trong tâm. mà không chỉ 1 hay 2 người mà là cả 2 bên nội ngoại mình. họ thích vùi mình vào ăn chơi hưởng thụ. lúc trước mình cũng từng bị loi kéo nhưng sau khi được giác ngộ mình cảm thấy tội lỗi và ân hận vô cùng. thật lòng mình muốn làm cái gì đó để giúp họ tĩnh ngộ lắm. nhưng mình không biết phải làm sao cho họ hiểu. xin bạn và các Phật tử giúp mình để sớm cho họ giác ngộ. nam mô a di đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Trâm,
Trung Đạo xin gửi bạn câu chuyện Phật Thích Ca dạy cách điều phục người đáng điều phục và không đáng điều phục trong Kinh Tăng Chi Bộ để bạn suy ngẫm, từ đó rút cho mình một thực nghiệm sẽ phải làm gì với những người mà bạn đang quan tâm nhé. Bạn lưu ý đoạn TĐ để in nghiêng trong Phẩm Kesi nhé.
Chúc bạn luôn sáng suốt, dũng mãnh, tinh tấn và trí tuệ trên đường tu đạo và hành đạo.
TĐ
KINH TĂNG CHI BỘ – PHẨM KESI
“1. Rồi Kesi, người đánh xe điều phục ngựa đi đến Thế tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế tôn nói với Kesi, người đánh xe điều phục ngựa đang ngồi một bên:
2. – Này Kesi, Ông là người đánh xe điều phục ngựa, có chế ngự. Và này Kesi, Ông nhiếp phục ngựa như thế nào?
– Bạch Thế tôn, con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời nói mềm mỏng; con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời thô ác; con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời nói mềm mỏng và thô ác.
– Này Kesi, nếu con ngựa đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói thô ác, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác, thời Ông làm gì với con ngựa ấy?
– Bạch Thế tôn, nếu con ngựa đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói thô ác, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác của con, thời bạch Thế tôn, con giết nó. Vì sao? Vì mong rằng nó không làm mất danh dự cho gia đình thầy của con! Nhưng bạch Thế tôn, Thế tôn là bậc Vô thượng, đánh xe điều ngự những ai đáng được điều ngự, như thế nào Thế tôn nhiếp phục những ai đáng được điều phục?
3 – Này Kesi, Ta nhiếp phục người đáng được nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, Ta nhiếp phục với lời nói cứng rắn, Ta nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn.
Tại đây, này Kesi, đây là với lời nói mềm mỏng: Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện.
Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện, Ðây là chư thiện. Ðây là loài Người.
Tại đây, này Kesi, đây là với lời nói cứng rắn: Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là loại ngạ quỷ.
Tại đây, này Kesi, đây là lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn: Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện. Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện.
Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là chư Thiên. Ðây là loài Người. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là ngạ quỷ.
– Bạch Thế tôn, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Thế tôn, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cúng rắn, thời Thế tôn làm gì với người ấy?
– Này Kesi, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Ta, không chịu nhiếp phục với lời nói cúng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, này Kesi, thời Ta giết hại người ấy!
4. – Nhưng bạch Thế tôn, sát sanh không xứng đáng với Thế tôn. Tuy vậy, Thế tôn nói: “Này Kesi, Ta giết hại người ấy”.
– Thật vậy, này Kesi, sát sanh không xứng đáng với Như Lai. Nhưng người đáng được điều phục ấy không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cứng rắn, Như Lai nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Và các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Bị giết hại, này Kesi là con người này, trong giới luật của bậc Thánh, bị Như Lai nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới.
– Bạch Thế tôn, người ấy bị bậc Thiện Thệ giết hại là người nào bị Như Lai nghĩ rằng không xứng đáng được nói đến, không xứng đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới. Thật vi diệu thay, bạch Thế tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế tôn! … bắt đầu từ nay, mong Thế tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.”
(Kinh Tăng Chi Bộ – Phẩm Kesi)
Con xin cảm ơn các thầy đã bỏ thời gian quý báu để giải đáp giúp con để con có thể tiếp tục tinh tấn niệm Phật. Con đã hiểu và biết mình cần phải làm gì rồi ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
cho con hỏi nha` con không co´ bàn thờ phật vậy con co´ niệm phật được không và phải niệm như thê´nào?
A Di Đà Phật,
Trong nhà ko có bàn thờ Phật vẫn có thể niệm Phật như thường. Có thể thỉnh 1 bức hình lụa Phật A Di Đà để khi công phu niệm Phật thì treo lên tường ở chỗ khang trang, sạch đẹp nhất. Còn nếu hoàn cảnh ko cho phép thì niệm Phật thầm trong tâm hoặc nhép miệng niệm Phật ko thành tiếng theo chuỗi là tốt và trang nghiêm nhất, không nên niệm Phật tụng kinh thành tiếng ở những nơi không trang nghiêm như phòng ngủ hay khu vực gần phòng vệ sinh.
Hoặc bạn có thể mua một tranh tượng nhỏ để mỗi khi tụng kinh niệm Phật bạn treo lên hay đặt trên bàn, xong thời khóa thì cất đi, không nên treo hình Phật trong phòng ngủ vì làm như vậy dễ sanh tâm khinh nhờn, ko tốt.
Còn nghi thức đọc tụng thì cũng tùy thuận theo mỗi người mỗi hoàn cảnh và sở thích, không có một cách nhất định. Bạn có thể tham khảo một trong 2 cách sau:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/04/van-phat-nguyen-sam-hoi/
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạch thầy cho con hỏi .
Ngày xưa con chưa biết về phật giáo thì con làm gì cũng may mắn mà từ khi biết về phật cũng thường hay niệm phật về đêm trước khi đi ngủ nữa giờ con lại toàn gặp chuyển ko may mắn đến với mình ko ah.Và con ko hiểu tại sao mình lại mắc chứng bệnh cà lăm như vậy nữa con hay niệm phật để mong phật gja hộ để đc nói lưu loát như mọi người mà khó quá con mong sư thầy giúp con tl cho con biết vì sao lại bị như vậy … Ba
A di đà phật.Con năm nay mới 14 tuổi nhưng đã thường xuyên theo mẹ lên chùa thường xuyên ăn chay niệm Phật.Nhưng dạo gần đây con không hiểu sao trong tâm thường xuất hiện những suy nghĩ, hình ảnh phỉ báng đức phật.Nhiều lúc con không khống chế được suy nghĩ của mình con cũng rất buồn và sợ hãi những nghiệp báo sẽ đến vớicon.Xin quý thầy cho con một lời khuyên.Con xin cảm ơn.
– A Di Đà Phật. Xin quý thầy giải đáp dùm con, chuyện là vào ngày 3/7 con có đọc một bài báo nói về 3 nữ sinh bị lũ cuốn, trong 3 bức ảnh đó lại có một bạn khi nhìn vào con lại có cảm giác thân quen mặc dù chưa bao giờ gặp mặt. Trước giờ con có thói quen đọc tin tức mỗi ngày, nên nhiều trường hợp đáng thương, cảm thông con cũng đã thấy qua rất nhiều. Nhưng không hiểu sao bạn này lại khiến con cứ nghĩ đến mãi, lúc con chạy xe, đi học, kể cả khi con niệm phật. Tối khi ngủ con cũng nghĩ đến. Con theo pháp môn Tịnh Độ nên đã niệm phật, ăn chay, trì chú đại bi để hồi hướng cho thần thức đó. Liệu con làm vậy có đúng hay không ? Và điều đó có khiến vong linh đi theo con không ?
Xin quý thầy giải thích cho con hiểu. Con xin chân thành cảm ơn ! A DI ĐÀ PHẬT !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Đức Hoa !
Mới thấy người một lần,lại có cảm giác thân quen,luôn nghĩ đến,mặc dù chưa bao giờ gặp mặt,thì đó rất có thể là người thân,là bạn của Đức Hoa từ trong những kiếp sống trước.
Bạn hồi hướng công đức cho nữ sinh kia là rất nên,và hồi hướng luôn cho cả 3 nữ sinh đó nhé ,hồi hướng khắp pháp giới chúng sinh còn được nữa là.
Việc hồi hướng,không có nghĩa là bạn cứ hồi hướng cho ai thì Vong đó sẽ theo bạn. Đừng lo lắng quá như vậy !
Hãy tiếp tục hồi hướng cho họ !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A di Đà phật !
Thưa quý thầy , con hiện củng đang bị tình trạng như Bạn DIỆU THÂM , Nguyễn Huy và Thuý Nguyễn .
Mỗi lúc con niệm phật hay trì chú thì tâm con càng tán loạn và suy nghĩ bậy bạ . Thậm chí con còn tưởng tượng ra những từ ngữ tục tĩu phỉ báng . nhưng con không hề muốn như vậy . Thâm tâm con luôn muốn hướng về phật pháp nhưng mỗi lần niệm phật hay lay pật con điều bị ám ảnh bởi những điều xấu xa trên . Con đã cố kìm nén và niệm phật ngày đêm nhưng nó cứ trỗi dậy mà con ko thể kiểm soát đc .và tới mức bình thưởng con củng bị ám ảnh hoài . Con rất đau khổ mà ko thể nói ra với ai vì con mặc cãm và cãm thấy tội lỗi . Con sợ mình mất hết Phước báo bao lâu qa và còn gánh thêm nghiệp chướng .Con thật tâm luôn hướng về Đức Phật nhưng con cứ bị ám ảnh bởi những điều trên. Nhiều lúc con ko dám đối diện với Đức phật cũng ko dám niệm phật vì sợ những ý nghĩa đó lại nổi lên làm con thêm tội lổn và nghiệp chướng !
Thưa Quý Thầy , giờ con phải làm sao ? Con thực sự rất đau khổ và hoang mang . Con sẽ nhận quả báo gì khi cứ bị như vay . Xin Quý Thầy giúp con
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi các bạn Thu Ngọc, DIỆU THÂM, Nguyễn Huy và Thuý Nguyễn,
Niệm Phật trong phiền não khác với niệm Phật trong chánh niệm.
*Phiền não là gì? Là những chủng tử của tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Những chủng tử này không phải khi niệm Phật chúng mới xuất hiện, mà chúng đã huân tập trong tâm của chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay, nhưng vì trước đây chúng ta chưa tu đạo, chưa niệm Phật, nói khác đi là chúng ta sống trôi lăn trong phiền não nên chúng ta không có cơ hội để nhận ra thôi. Nay nhận ra rồi thì không cần phải quá lo âu hay hoảng loạn mà tự làm thoái tâm bồ đề của mình.
*Chánh niệm là gì? Chánh là không tà, hiểu xa hơn là không thiên kiến, không vướng kẹt vào bất cứ điều gì cho dù đó là chánh. Niệm giản đơn là khoảnh khắc. Chánh niệm là khoảnh khắc không tà kiến, không vướng chấp vào bất cứ điều gì. Do vậy trong khi niệm Phật phải ráng nhiếp tâm sao cho không cho vọng tưởng (phân biệt, chấp trước) có cơ hội dấy khởi hay lôi kéo.
Chưa tu, chưa niệm Phật chúng ta sống với tâm thiện-ác song hành; nay tu đạo, niệm Phật chúng ta phải thường quán chiếu để bỏ ác, hành thiện. Nhưng thực hành niệm Phật ngay cả niệm thiện cũng phải loại bỏ, bởi niệm thiện lúc này chính là niệm Phiền não. Ví thử: hôm nay chúng ta bố thí cho người nghèo 3 triệu đồng. Đó là việc thiện. Làm rồi, vui một chút xong lập tức xả bỏ, không nuối tiếc, không nhớ nghĩ đến nữa. Ngược lại, đem việc thiện đó vào tâm, rồi khi niệm Phật, lấy tâm thiện đó ra để niệm, lúc này là chúng ta đang niệm Phật phiền não. Nguyên do? Vì còn kẹt vào thiện. Thiện thường dấy khởi, tất có chẳng thiện đồng dấy khởi; cũng tương tự khi thấy Phật hiện, tất sẽ có hình bóng ma lảng vảng. Phật-Ma là hai đối tướng, cũng như chánh-ta, thiện-ác… luôn là đối tướng của nhau. Do vậy, khi niệm Phật phải xa lìa hai đối tướng đó, huân tập lâu ngày, tâm sẽ an định và chúng ta sẽ niệm trong chánh niệm.
*Sợ hãi không phải là phương sách cũng không phải là cứu cánh, trái lại phải biết lấy vọng để thấy chân. Nói khác đi là nhờ vọng mà thấy chân. Chân-vọng tuy hai mà một; tuy một mà hai. Hai hay một, một hay hai, tuỳ sự khéo léo dụng tâm và quán chiếu của mỗi chúng ta. Nếu niệm Phật, đột nhiên thấy cảnh hãi hùng hiện ra, ngay lúc đó quán chiếu: đó là phiền não, là hư giả, lập tức nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, niệm niệm không gián đoạn, cảnh hãi hùng trên lập tức tự tan biến=nhận biết vọng – chuyển hoá vọng mà thấy chân. Nhưng nếu bám chấp vào cảnh đó, Phật hiệu tất bị gián đoạn, đương nhiên tâm sẽ duyên theo cảnh, bị cảnh chi phối tới điên đảo=thấy vọng – bị vọng chi phối – sống trong vọng=điên đảo. Như vậy vọng hay chân chỉ là một niệm khéo quán chiếu chúng ta có thể chuyển hoá.
Nguyện chúc các bạn luôn tỉnh giác khi niệm Phật.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con xin tạ ơn thầy . Như vậy trường hợp của con củng giống như bạn Diệu Thâm đúng ko thưa thầy ? Đó có thật là 1 điềm tốt và con ko cần hoang mang hay lo lặng nửa , chỉ cần chú tâm vào niệm phật thành tâm và mặc kệ những ý niệm đó thì sau 1 thời gian những vọng tưởng ấy sẽ tan biến và con sẽ trở lại như bình thường ? Có đúng vậy ko thưa thầy .
Xin quý thầy cho con một lời Khuyên
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thu Ngọc,
Bạn hiểu đúng rồi. Người niệm Phật chẳng cần phải mưu tính, lo nghĩ, so đo thiệt, hơn, cao, thấp, nhiều, ít làm gì cho mệt. Bạn cứ nhiếp tâm niệm Phật thôi, mọi chuyện xung quanh chẳng nên lưu tâm làm gì. Niệm Phật trong chánh niệm nghĩa là không có niệm dấy khởi, bởi nếu còn niệm (cho dù là thiện) thì đó chưa gọi là chánh niệm. Để có điều này chúng ta phải tinh tấn hành trì và thường xuyên quán chiếu, chẳng thể ngày một, ngày hai mà đạt được. Như TN đã chia sẻ: Phật khuyên chúng ta bỏ ác, hành thiện, thì chúng ta phải quyết tâm làm; Phật khuyên chúng ta niệm Phật thì chỉ cần nhất tâm niệm, ngoài nhất tâm ra đừng nhớ nghĩ, hay mong cầu bất cứ điều gì khác, bởi tâm còn nhớ nghĩ, còn mong cầu nên mới có vọng tưởng khởi lên. Nay chẳng nhớ nghĩ, chẳng vọng cầu, tất vọng tưởng không có duyên để khởi sanh.
Bạn hãy hình dung: mặt hồ phẳng lặng vì không có gió; nhưng chỉ một làn gió thổi nhẹ, thì sóng nước trong hồ đã chao động. Tuy là có chao động nhưng là do tác duyên của gió chứ thể tánh của nước khi còn lặng và lúc chao động vẫn không hề thay đổi.
Mỗi ngày chúng ta ráng quán chiếu sâu một chút, sẽ có ngày chúng ta niệm Phật trong an lạc.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con cÁm ơn sự giảng dạy của Quý Thầy . Con đã làm theo những sự chỉ bảo trên và sáng giờ con đã giảm đc rất nhiều. Con sẽ cố gắng trì niệm để loại bỏ những vọng tưởng đó . Mấy tháng nay con rất hoang mang và lo sợ những quả báo vì sự tạp niệm của tâm mình nhưng giờ đây Nhờ Quý Thầy mà tinh thần con ổn hơn khá nhiều . Con cám ơn rất nhiều .
Chúc toàn thể Quý Thầy luôn an lạc và tinh tấn . Nam Mô A Di Đà Phật
Xin quý phật giúp đỡ!!!
Đầu óc con dạo này không biết như thế nào mà toàn suy nhĩ những chuyện dâm ô về Phật, con thật sự chẳng biết phải làm sao cả. Nhiều lúc con muốn vức cái suy nghĩ đó đi nhưng không được. Con rất hoang mang, sợ hãi nhưng không làm gì được. Con sợ con sẽ có tội ngày càng nặng. Xin quý phật giúp con!!!
A Di Đà Phật
Bạn Bảo Ngọc!
Dụ tâm tánh như căn phòng tối để lâu năm, nay -mở cửa quét dọn -(tu hành niệm Phật) thì nhận thấy có -bụi- (vọng tưởng), và càng quét dọn thì lớp bụi bị khuấy động bay lên rất nhiều.
Có những suy nghĩ “bậy bạ” như bạn nói, đó là một trong những vọng tưởng, vì nó là giả, không được đối đãi bằng tâm chân thành nên sẽ không mang tội. Nếu biết nó là giả, không chú ý đến, mặc nhiên niệm Phật thì vọng tưởng dần dần không khởi nữa.
Chúc bạn tu hành tinh tấn!
Nam mô A Di Đà Phật
Bảo Ngọc ko cần phải cố vứt cái suy nghĩ đó đi . Cố vứt đi,cố đè bẹp nó thì có khi nó còn khởi phát mạnh mẽ hơn.
Đừng quá hoang mang sợ hãi. Việc này là rất nhiều ng gặp phải.Chỉ cần làm thế này,khi biết những vọng tưởng kia xuất hiện thì ko tiếp tục nghĩ về nó nữa,thế thôi.
Chào bạn Bảo Ngọc,
Bạn nên kèm thêm lạy Phật, nhờ công đức lạy Phật tâm bạn sẽ dần bớt những điều đó. Như các bạn sen khác đã góp ý, đừng chú ý đến nó, cứ thường niệm Phật và lạy Phật từ từ sẽ ổn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bảo Ngọc thân mến.
Sao chị cũng tựa tựa giống em vậy. Hễ mỗi lần chị cầm cái gì cực dơ dáy là ý nghĩ đó đều phải để trên đầu phật. Ý nghĩ thoáng qua và chị kiểm tra lại. Và trả lời rằng:tôi rất là kính Phật,nếu muốn bỏ đồ Dơ lên đầu thì hãy bỏ lên đầu tôi đi. Và sau đó tâm đó biến mất. Tôi bị ma nhập đó bạn. Và chứng minh ma nhập là tôi nói cả tiếng Hoa. Nghiệp chướng bao đời mìh từng làm việc ác nên nó dáy lên. Mình cứ đuổi nó đi và đừng nuôi dưỡng nó. Chị thường lạy sám hối và cứ nêu tất cả tội lỗi của mình kiếp xưa và xin sám hối. Chẳng hạng kiếp con từng hủy bán Tam Bảo….. Nói tóm lại bạn đang bị ma. Khác giới theo. Nó dẫn bạn đi bằng cách đó,để bạn chìm theo(nếu bạn kho tĩnh táo) Nó làm như vậy cho bạn bị tổn đức nếu bạn làm nhiều điều sai. Nó sẵng sàng lấn áp và ngự trị bạn. Tôi có bệnh tôi hiểu mà. Vậy thì bạn nên nghe tôi khuyên.Nên làm những việc thiện..làm phước, bố thí nếu có điều kiện .lạy sám hối mỗi đêm. Cầu cho mọi người. Hồi hướng cho oan gia trái chủ. Nên tập ăn chay trường thì sự ham muốn nó sẽ giảm .Tất cả là cái gọi là Định nghiệp. Tu cho tinh tấn vào. Tối sám hối. Ngồi thiền. Ngày luôn luôn giữ câu niệm Phật. Mong em đừng nãn xhí. Nếu em chọn con đường theo chánh Pháp thì cứ bước tiếp. Nguyện đời này kiếp này con theo Phật và mãi về sau cũng thế. Cố gắng nhé em. Hy vọng sớm gặp niềm vui. Chị nghĩ em còn nhẹ hơn chị. Chúc em tinh tấn tu hành sớm hết bệnh . Không nói ra thời nay bệnh ma nhập đầy. Chỉ e không biết thôi. Chế ngự tâm ma bằng tâm tu và nhất là tâm từ. Con xin phép xin quý thầy hoan hỷ. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật
A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy và lời khuyên của bạn minhthuy.
Xin hỏi quý thầy , tình trạng của con như bạn như vậy có bị phạm vào ngũ nghịch đại tội :” Làm Phật Chảy máu ” ko ạ . Con đau khổ và lo sợ quá , xin quý thầy cho con lời khuyên và giải thích giúp con
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Thu Ngọc,
Bạn hãy bình tĩnh. Bạn không có phạm vào tội ngũ nghịch đó đâu. Tội đó nghĩa là khi một người thật sự làm cho thân Phật chảy máu mới thành tội. Thời này Phật Thích ca đã nhập diệt rồi, thì làm sao có chuyện đó xảy ra được.
Bạn đừng nên lo sợ nữa, bởi vì chính cái lo sợ đó lại làm bạn cứ khởi nghĩ bậy bạ hoài. Bạn cần hiểu rõ các vọng tưởng đó tự dưng nó khởi lên, nếu bạn chẳng để tâm thì tự dưng nó cũng sẽ mất đi. Khi bạn khởi tâm niệm Phật cầu sanh về Cực lạc, thoát khỏi luân hồi như thế này thì chẳng những là Phật A Di Đà mà chư Phật mười phương đều hoan hỷ và ngầm gia hộ cho bạn. Các Ngài rất từ bi, các Ngài hiểu rất rõ tâm bạn muốn niệm Phật, chỉ tại cái tập khí xấu nó khởi lên vậy thôi, nên các Ngài sẽ chẳng bắt tội gì đâu mà còn ngầm gia hộ cho bạn sớm thoát khỏi cái khó chịu đó nữa. Nên bạn hãy kiên trì niệm Phật, lạy Phật và xin Tam Bảo gia hộ cho mình, đừng có lo sợ gì hết.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cám ơn cư sĩ Phước Huệ đã bỏ thời gian quý báo để giải thích cho mình hiểu . Mình sẽ cố gắng làm theo những lời khuyên hữu ích này .
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật, con nay 13 tuổi và hành trì pháp môn Tịnh Độ, khi con niệm Phật mỗi lần nhắm mắt lại thì vọng tưởng khởi lên, mặc dù cố gắng Kìm chế nhưng lại càng khởi, kính mong những vị liên hữu hãy dạy con cách khống chế vọng tưởng, Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Minh Hào,
Thường là vậy đó, càng kềm chế thì càng dấy khởi. Cho nên kềm chế không phải là cách để trừ vọng tưởng. Thay vào đó bạn hãy gắng nhớ niệm Phật, đừng để ý đến vọng tưởng, cũng đừng gắng kềm chế, cũng đừng thất vọng vì sao niệm Phật lâu rồi mà vọng tưởng còn nhiều. Chỉ có một việc bạn cần làm là: nhớ niệm Phật, niệm Phật mãi, chỉ vậy thôi. Mà để có thể bớt được vọng tưởng (bớt thôi, chứ chưa dứt được) thì mất thời gian khá lâu, cho nên bạn cần kiên trì, đừng nóng vội mà càng tạo thêm chướng ngại.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhắm mắt niệm Phật mà khởi nhiều vọng tưởng thì cứ mở mắt mà niệm .
Mà càng tìm cách khống chế vọng tưởng thì nó càng khởi lên mạnh mẽ ,như bạn nói. Thế cho nên biết nó là vọng tưởng thì đừng tiếp tục nghĩ về nó nữa,hãy tiếp tục lắng nghe câu niệm Phật
Nam Mô A Di Đà Phật, kính thưa quý thầy, con cũng mang nghiệp suy nghĩ bậy bạ và vọng tưởng như các bạn. Con rất đau khổ vì điều này. Trong khi mọi người sử dụng đầu óc trong sạch nghĩ về điều thiện thì con lại phí hoài thời gian để suy nghĩ những điều bậy bạ. Con thực sự không hề muốn nghĩ đến nó. Hôm nay cũng là cái phước duyên của con khi vào được diễn đàn này. Con kính xin cảm ơn quý thầy và các anh chị em đã cho con hiểu ra được việc con cần làm, chuyên tâm niệm Phật.
Con sẽ cố gắng chế ngự nó và làm điều tốt, luôn hướng thiện!
Mong phước lành sẽ luôn đến với tất cả mọi người!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật, xin quý Phật giúp đỡ!
Không biết dạo này con bị gì mà cứ suy nghĩ về những chuyện dâm loạn hay loạn luân, mỗi lần con suy nghĩ xong cứ cảm thấy tội lỗi nhưng không cách nào bỏ ra được. Và cũng có những lúc con suy nghĩ để tự thoả mãn mình nữa vậy tội có lớn không ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Yến Ngọc và Phương Vy,
Vì hai bạn có gần chung một nan đề về ý niệm tà dâm, nên TN xin được chia sẻ chung cùng hai bạn.
Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy như sau:
„Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Khổ não bước theo sau
Như xe chân vật kéo“
*Nếu ý (đơn giản là suy nghĩ) của bạn không khởi chuyện tà dâm, thân và khẩu của bạn chắc chắn chẳng thể nào hành tà dâm. Vì thường ngày ý của bạn luôn thường nhớ, nghĩ, xem, nghe, nhìn, ngắm… những chuyện, những hành vi tà dục, nên thân, khẩu bạn mới muốn hành chuyện tà dục. Tâm tà dục này chẳng phải chỉ kiếp này bạn mới có, trái lại nó là sự huân tụ từ vô lượng vô biên ức kiếp rồi. Nay gặp duyên, đối cảnh thì tâm tà dục đó tự trỗi dậy thôi.
*Muốn đoạn tâm tà dâm không khó, tiên yếu ở tâm đoạn dục, nghĩa là: tất cả những phim, ảnh, sách, chuyện, đặc biệt là những trang, mạng đồi truỵ trên Internet bạn phải lìa xa chúng. Lìa bằng cách nào? Tâm không được nhớ nghĩ đến chúng nữa. Pháp khắc chế chính là niệm Phật. Bởi khi tiếng Phật hiệu luôn vang lên trong tâm của bạn, những ý niệm bất thiện tự chúng sẽ không thể dấy khởi. Chính vì thế muốn trị dứt căn bệnh tà dâm này bạn phải phát tâm tu học pháp môn niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh.
Ví thử khi đối cảnh tà dâm: bình thường mắt bạn sẽ dính chặt vào cảnh đó, kế đó là tâm sẽ khởi sanh những ý muốn hành dục, kế tới là thân, khẩu sẽ hành dục. Nay ngược lại, khi đối cảnh tà dâm, ngay lập tức tâm phải bật ra câu Phật hiệu: A DI ĐÀ PHẬT! Niệm liên tục không ngưng nghỉ tới khi đoạn bặt niệm tà dâm mới thôi. Cũng tương tự, khi muốn truy cập vào những trang mạng đồi truỵ, ngay lập tức phải niệm Phật không ngừng để đoạn trừ ý niệm tà dục đang khởi lên trong tâm.
*Đoạn những ý niệm tà dâm không phải là bịt chặn tất cả 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, khẩu, ý không có chúng được tiếp xúc với cảnh tà dâm, đó là pháp trị ngọn, còn gọi là trị bề ngoài, trái lại là không ngăn, chặn chúng hay buộc chúng không được tiếp xúc mà là trị cái nhân sanh ra niệm tà dâm. Nhân đó là gì? Chính là ý của bạn. Những ý nghĩ này giống như chớp loé vụt lên trong tâm bạn, nếu bạn không kịp quán chiếu để đối trị bằng câu Phật hiệu, ngay lập tức những ý niệm tà dục sẽ dấy khởi không ngừng và chúng sẽ kích thích lên 5 căn còn lại của bạn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cùng hành theo những ý niệm tà dục đó. Do vậy muốn đoạn ý tà dâm phải đoạn cái nhân sanh ra nó tất quả tà dâm sẽ chẳng thể dấy khởi. Được vậy dẫu bạn có đối cảnh tà dâm các căn của bạn cũng chẳng thể duyên theo những cảnh tà đó, bởi lúc này ý của bạn đã nương vào hồng danh A DI ĐÀ PHẬT rồi. A DI ĐÀ PHẬT chính là pháp trị tà dâm, trị tham, sân, si, trị vọng tưởng và phiền não. Nếu bạn muốn sống trong an lạc, bạn chỉ còn cách nương theo pháp niệm Phật mà tu hành.
Dưới đây TN chép cho bạn phương cách nhiếp tâm niệm Phật hàng ngày để bạn tham khảo và từ đó tìm cách đối trị.
Chúc bạn sớm vượt qua để tu học chánh pháp.
TN
…………………………………
Cách Nhiếp Tâm Trong Ngày:
1. BUỔI TỐI:
Trước khi ngủ, nằm thả lỏng toàn thân (nếu có thể) chắp hay tai trước ngực, thầm (trong tâm) phát nguyện vãng sanh:
Quy Mạng Lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây Thế Giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật (3 lần)
Kế đó thầm niệm hồng danh A Di Đà Phật cho tới khi ngủ thì thôi. Nếu vô tình thức giấc hay gặp mộng, phải khởi tâm niệm ngay hồng danh A Di Đà Phật để thoát ra khỏi những cảnh giới đó. Trường hợp bị mất ngủ hoặc mất ngủ thâm niên, chớ nên vọng cầu muốn ngủ được, trái lại nằm yên vị, thả lỏng toàn thân, nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật cho tới sáng.
2. BUỔI SÁNG SỚM:
Khi chuông báo thức, thông thường nếu ngủ trong chánh niệm, khi chuông reo sẽ không bị giật mình. Vì thế khi nghe chuông, chỉ cần nhẹ nhàng tắt chuông, kế đó nằm nguyên vị, chắp tay, niệm 10 lần hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật đều được cả. Kế đó mới từ từ ngồi dậy và tiếp tục thầm niệm A Di Đà Phật. Khi làm vệ sinh buổi sáng phải giữ nguyên tâm chánh niệm này, nghĩa là tâm vẫn thường thầm niệm A Di Đà Phật, và giữ chánh niệm cho tới thời công phu buổi sớm. Ngược lại, nếu không nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật, mọi thứ cảnh giới sẽ ập vào trong tâm và khiến tâm sanh tán loạn.
3. TỪ NHÀ TỚI TRƯỜNG – CÔNG SỞ – NƠI LÀM ĂN – BUÔN BÁN:
Thông thường là chỉ khi ngồi công phu chúng ta mới chịu nhiếp tâm một chỗ, nhưng đó là nói về lý. Thực tế khi đi vào sự (thực hành) thì nhiều khi thân đối trước bàn thờ Phật, miệng tụng kinh, niệm Phật nhưng tâm lại tơ tưởng, tán loạn ở một nơi nào khác hoặc bị công việc trong một ngày mới chi phối. Vì thế khi công phu sáng hay khuya, chúng ta đều phải ráng luôn nhiếp tâm niệm Phật để tâm chánh niệm.
Khi kết thúc thời công phu, tâm lý chung là chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ buổi sớm và để tâm tứ tán với mọi thứ động loạn. Đó là sai, bởi ngay lúc tâm tứ tán đó khởi lên, đồng nghĩa đã triệt phá hết phần công đức chúng ta vừa thực hành. Vì thế, ngay khi kết thúc công phu, rời bồ đoàn, chúng ta cũng phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi ra khỏi nhà, và tiếp tục niệm Phật cho tới khi tới trường, sở, nơi làm ăn…
4. NIỆM PHẬT KHI LÀM VIỆC:
Niệm được Phật khi làm việc là điều khó bởi nếu không khéo thì công việc sẽ bị ách tách và thiệt hại. Do vậy chúng ta phải khéo quán chiếu và phân định:
A. Nếu công việc cần sự tập trung, tính toán cao độ: chúng ta chỉ cần tập trung vào công việc, bởi khi tâm nhiếp vào công việc, đồng nghĩa sẽ không sanh tán loạn và cũng đồng nghĩa chúng ta đang niệm Phật. Tâm không tán loạn=Niệm Phật.
B. Nếu công việc không cần tập trung cao độ, xung quanh có nhiều loạn động thì chúng ta có thể khéo léo kết hợp vừa làm việc vừa thầm nhiếp tâm để niệm Phật.
Lợi lạc: Khi chú tâm vào công việc hoặc vừa làm vừa niệm Phật được tâm chúng ta sẽ gom về một nơi, không bị các loạn động xung quanh quấy nhiễu, vì thế công việc sẽ luôn trôi chảy; trí tuệ sẽ luôn sáng suốt, hiệu lực công việc sẽ cao hơn so với khi chúng ta tán tâm làm việc.
Việc nhiếp tâm niệm Phật có thể áp dụng trong giờ nghỉ giải lao hay ăn trưa…
5. KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
Trước khi rời khỏi trường, sở hay nơi làm ăn, buôn bán… chúng ta ráng nhiếp tâm, niệm A Di Đà Phật 10 lần và hồi hướng công đức tận hư không biến pháp giới và cho nơi chúng ta học tập, làm việc, nguyện cho mọi chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc. Kế đó nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi về nhà.
6. CÔNG PHU KHUYA:
Khi về nhà, những chuyện sinh hoạt trong gia đình thường hay chi phối tâm của chúng ta, vì thế nếu không khéo, tất thảy những công đức nhiếp tâm từ sáng tới tối sẽ bị phá huỷ. Do vậy trước khi đi ngủ, việc thực hành Công Phu Khuya (tối thiểu 20-30 phút) là điều tối quan trọng. Quan trọng hơn cả là sau thời công phu (đi ngủ) chúng ta phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật để tạo động lực – hành trình chánh niệm cho một ngày mới…
Niệm Phật là khó – khó ở niềm Tin, chí Nguyện, ở sự cần mẫn và nhiếp tâm để thực Hành. Vì thế để cuộc sống tâm linh và gia đạo thường an lạc mỗi chúng ta phải tự dấn thân và chăm chỉ thực hành không ngơi nghỉ…
Nguyện chúc các bạn tìm được sự chánh niệm và niềm hỉ lạc khi niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tại vì con cũng hay đọc truyện và đó cũng là sở thích của con vậy khi đọc hay xem những thứ như vậy chỉ còn niệm Phật là sẽ biến mất thôi phải không ạ? Ví dụ như là hành đông hay suy nghĩ chỉ cần niệm Phật thôi là những thứ đó sẽ chìm vào trong quên lãng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính xin cảm ơn quý thầy!
Kính thưa các quý thầy!
Những 1 tuần nay con luôn bị những suy nghĩ tà tâm không phải đạo làm người quấy rối dù con đã muốn xóa bỏ nhưng nó cứ lỡn vỡn theo con hoài. Con luôn dằn vặt đau khổ ” Sao đầu óc mình cứ vướng bận những suy nghĩ trái đạo /độc ác như vậy”.3 hôm nay con luôn niệm Phật mọi lúc và trì chú đại bi 3 biến mỗi đêm. Con thấy mình thanh thản 1 chút. Nhưng vẫn chưa xóa những suy nghĩ bậy bạ sai lầm trong não. Các thầy cho con xin hỏi. Cách con làm như vậy là chính xác không ạ? và con cần làm gì để xóa bỏ những ý nghĩ kinh khủng ra khỏi đầu. dù con không muốn nghĩ đến nó ạ.
Con cảm ơn các quý thầy!
A di đà Phật.
Đêm đầu tiên con đọc Chú Đại Bi. Con mơ thấy 1 sư thầy rất lớn tuổi nói với con rằng ” Nếu con muốn thoát khỏi những suy nghĩ linh tinh tà tâm này. Con nên chăm chỉ đọc kinh trì chú. Vì không ai muốn thoát ra là thoát ra liền được”. Rồi sau đó Sư thầy mất mà lúc đó con ở gần cạnh cầm dao.( Nhưng không phải con làm) vì lo sợ mọi người hiểu lầm con đã bỏ đi. Cuối giấc mơ thì mọi chuyện được hóa giải. Con được vô tội.
A Di Đà Phật
Chúng ta từ vô lượng kiếp đã sống trong ngũ dục, hành sát-đạo-dâm, do vậy tập khí này luôn hiện hữu là điều dễ hiểu. Bình thời, người chẳng hiểu biết khi các ý niệm xấu ác khởi lên, họ luôn tìm mọi cách để thỏa mãn dục vọng. Còn chúng ta, nhận biết được ý niệm xấu ác rồi sanh lòng hổ thẹn đó là biểu hiện tốt, là bước ngoặc thành công bước đầu rồi. Tuy nhiên, hổ thẹn không có nghĩa là canh cánh lo âu, sợ hãi. Bạn càng sợ, càng nghĩ đến niệm xấu thì không cách chi dập tắt, nó càng khởi mạnh mẽ hơn. Tôi khuyên bạn để tâm dâm lắng xuống, khi nó khởi lên, bạn chớ để thân thể thụ động (ngồi, nằm yên); có thể đi ra ngoài tảng bộ, vừa đi vừa niệm A Di Đà Phật, hoặc làm môt công việc gì đấy, vừa làm vừa niệm Phật; chú ý luôn để thần thái thả lỏng, tập trung vào câu Phật. Và nên nhớ rằng tâm tham- sân- si không dễ loại trừ được chúng, điều mà chúng ta làm được là chuyển hóa chúng; thay các ý xấu ác thành chánh ý bằng cách niệm A Di Đà Phật; như vậy lâu chúng sẽ bị nén lại, không khởi nữa.
Bạn niệm Phật mọi nơi mọi lúc là điều rất tốt. Tối đến lại có thể trì 3 biến chú Đại bi cũng rất tốt. Song việc quan trọng nhất mà bạn có thể quên hoặc chưa biết đến là hồi hướng. Nếu chúng ta niệm Phật, trì chú, làm các việc công đức khác mà quên hồi hướng thì thật hoài công- cũng giống như một người kia đen một ít châu báu hăng hái ra đi, trên đường đi tạo không ít của cải, nhưng vì không xác định điểm dừng chân nên số của cải ấy đều tiêu hao theo lộ trình… đi mãi càng đi càng đói khổ…
Bạn hãy đem tất cả công đức tu tạo được hồi hướng như sau:
Nguyện đem hết thảy công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Cực Lạc
Chúc bạn luôn an lạc trong ánh sáng Chánh pháp!
Nam Mô A Đà Phật
Dạ. Con cảm thầy
Thầy cho con hỏi.Con đọc hồi hướng sau khi đọc Chú Đại Bi 3 biến mỗi tối phải không ạ?
Con vừa mới tìm hiểu về Phật pháp. Nên mong quý thầy chỉ dạy con ạ .
Từ ngày niệm Phật con đỡ suy nghĩ tà tâm nhiều hơn . Nhưng mỗi ngày tầm khoảng sáng trước khi dậy, trưa , và tầm chiều tối là con lại hay bồn chồn và dằn vặt bản thân mình.
Nhiều lúc con tự hỏi ” sao đầu con lại chứa nhiều tạp niệm kì dị như vậy? Mặc dù ngoài cuộc sống con là 1 người lương thiện, sống có đạo đức chuẩn mực và được nhiều người quý mến ”
Mỗi ngày con đều khẩn cầu Đức Phật giúp con xóa bỏ những tạp niệm trong lòng để con có thể sống thanh thản.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Tịnh!
Không có chi bạn phải dằn vặt bản thân. Một người có thể đè nén tham-sân-si không cho phát khởi bằng thân-khẩu đã là tốt rồi; nếu ngay cả ý cũng không còn phát khởi thì đã là bậc thánh nhân. Chúng ta là phàm phu, lại vừa bắt đầu học Phật, phải biết tự lượng sức mình, từng bước tu tập. Bạn hỏi tôi có muốn vãng sanh Cực Lạc thành Phật không? Tôi rất muốn, đó là mơ ước của tôi. Nhưng hiện tại tôi vẫn là chúng sanh khổ nạn, lẽ nào vì lẽ này tôi dằn vặt, đau khổ sao. Phải hiểu rằng muốn đạt được mục đích phải bỏ công sức tu hành. Cũng vậy, muốn tâm dục vọng lắng xuống bạn phải bỏ công tu hành, khi đó niệm thanh tịnh dần thay thế tạp niệm. Bạn cũng nên tránh những loại sách, báo, hình ảnh có nội dung sắc tình; nếu ngộ nhỡ nhìn thấy hình ảnh sắc tình phải dùng pháp quán: khởi tâm thương xót- họ đã khiến vô số người xem khởi niệm tà dâm rồi sẽ lãnh quả báo tàn khốc nơi địa ngục; có thể quán tưởng và khởi tâm từ bi thương xót chúng sanh như vậy, lâu ngày chắc chắn sẽ không còn đắm nhiễm bởi những hình ảnh không lành mạnh kia nữa. Sáng sớm khi vừa thức giấc nên niệm 10 câu A Di Đà Phật, buổi trưa, buổi tối, cho đến mọi thời đều tranh thủ niệm Phật. Đặc biệt khi niệm dâm khởi lên, liền nghĩ: A! Vọng tưởng; bạn mặc nhiên, tập trung vào câu Phật hiệu. Niệm Phật trong tạp niệm là lời chỉ dạy của Tổ Pháp Nhiên, chúng ta cứ an nhiên đối mặc với tạp niệm mà đề khởi câu Phật, cứ trốn tránh, sợ sệt thì càng bị “giặc” tấn công mạnh.
Về phần hồi hướng, sau khi niệm chú Đại bi xong bạn đọc bài hồi hướng ở trên. khi trì chú xong, bạn nên niệm Phật dù là 100- 200 câu Phật nhưng lợi ích từ câu Phật thật không nghĩ bàn.
Có thời gian bạn thường xuyên ghé Đường Về Cõi Tịnh nhé! Chúc bạn siêng năng tu hành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính mong quý thầy giúp đỡ!
Con năm nay 14 tuổi. Hồi nhỏ con được mẹ dẫn lên chùa quy y. Mẹ dạy con niệm Phật mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhưng sau này vì bận học nên tối học xong mệt nên con lăn ra ngủ luôn, không niệm. Bẵng đi một thời gian thì do mẹ con ốm, con mới tụng Chú Đại Bi hồi hướng cho mẹ mau khỏi. Nhưng cũng kể từ đó, trong tâm con luôn nổi lên những suy nghĩ bậy bạ, phỉ báng, thậm chí ám hại Đức Phật. Lúc đầu con lo sợ đến trầm cảm, thậm chỉ có lúc chẳng thiết sống nữa. Con đau khổ vô cùng vì nghĩ mình đã phạm tội ngũ nghịch vô gián. Nhưng sau đó khoảng 3 tháng thì con cũng vào đúng diễn đàn này, được đọc những lời khuyên của quý thầy nên con cũng bớt lo sợ phần nào. Từ đó con cố gắng niệm Phật thật nhiều. Nhưng chẳng hiểu sao có lúc thì con đỡ nhiều và lại cảm thấy thanh thản, nhưng có lúc con cảm thấy như cái tâm của mình độc ác ghê gớm, toàn nghĩ những điều ám hại, phỉ báng Phật. Những lúc như vậy, con cảm thấy có một xúc cảm độc ác mãnh liệt khủng khiếp trỗi dậy. Nó như muốn chiếm trọn cả ý thức của con, rồi những ý nghĩ đen tối, độc địa phỉ báng Tam Bảo nổi lên. Những lúc ấy con chẳng thể làm gì hơn việc cố gắng đè nén chúng xuống (con sợ nếu con niệm Phật thì chúng nó sẽ nghĩ bậy bạ gì đó phỉ báng hồng danh Phật). Con cũng cố gắng không để ý đến chúng nữa thì có cảm giác như nếu con làm vậy thì con sẽ bị lôi kéo và đồng ý với chúng nó. Nhưng con đau khổ nhất là dạo gần đây. Mẹ con khi con kể mẹ nghe về vấn đề này, con ở trong tình trạng hoảng loạn và đờ đẫn cả người. Mẹ rất đau khổ và khuyên con không lên tụng chú nữa(vì lúc đó cả con và mẹ con đều không biết con bị sao). Cũng kể từ đó, mẹ con tuy vẫn luôn tin Phật nhưng lại không muốn con tụng chú hay niệm Phật, vì mẹ sợ con lại bị như trước. Thế là con phải niệm lén. Con tìm hiểu các bài viết của quý thầy trên Đường Về Cõi Tịnh, cố gắng luyện cho mình không tham, sân, si nữa và giữ thêm các giới ngoài 5 giới của Phật tử như: không ăn hành tỏi,… Con giữ giới này thì chỉ hơi bất tiện, vì con không thể nói với mẹ là mẹ đừng dùng hành tỏi nữa vì sợ mẹ lại nghĩ con vẫn còn bị sao. Nhưng khi con cố giữ thêm giới không ca hát và không nghe ca hát thì con cảm thấy rất khó chịu trong người vì con hay có thói quen mở nhạc không lời để nghe cho thanh thản tâm hồn. Nhưng giờ Phật đã bảo không nên rồi thì làm sao con dám. Con cũng chẳng dám đọc sách, nghe nhạc hay xem phim (trong sáng lành mạnh) vì cứ mỗi lần con giải trí là những ý nghĩ xấu xa ấy lại trỗi dậy và con không thể kiểm soát được. Nhưng con còn trẻ, năng động nên rất khó, là vậy con rất buồn chán và khó chịu. Con đấu tranh tư tưởng rất dữ. Một bên vì con để ý, nếu con buốn thì con hay nghĩ xấu và bị ức chế nhiều hơn nên con muốn nghe nhạc để thanh thản và thiền, một bên con lại sợ mình phạm tội khinh cấu Phật. cứ như vậy con bị ức chế rất khổ sở cho đến một hôm trong lúc con vừa chống chọi với vọng tưởng, vừa đấu tranh xem có nên nghe nhạc hay không thì đột nhiên con có một suy nghĩ: “Thà bỏ Phật nghe nhạc còn hơn”!!! Cái suy nghĩ đó nó rành rọt đến mức con nghĩ nó là của mình. Ngay lập tức con gạt phăng đi ngay và cảm thấy đau khổ, hối hận vô cùng. con nghĩ lần này chắc mình phạm tội vô gián thật rồi. Con sám hối với chư Phật, chư Bồ Tát mà lòng vẫn nặng trĩu. Cứ mỗi sáng thức dậy là con khóc rấm rứt. Không lẽ con cứ phải thế này mãi sao? Thấy con đau khổ như vậy mẹ con cũng buồn phiền, đau xót bảo con thơi đừng niệm Phật nữa, đừng đụng đến Phật Pháp nữa. Mẹ bảo con đã đọc những cái không dành cho mình và con vẫn còn non nớt lắm, mẹ chỉ muốn con được hồn nhiên, vô tư như bạn bè con. Mẹ bảo nếu con cứ tìm hiều mà jhông có ai chỉ dẫn thì thế nào cũng tu sai và bị tẩu hỏa nhập ma cho coi! Con thực sự không biết phải làm sao nữa thầy ơi. Mà đúng là dạo này con bị sao thật. Lúc nào con cũng nghi ngờ điều mẹ con nói với con, sợ rằng không biết đó là do mẹ nói hay là do oan gia trái chủ xui mẹ nói. Lúc nào con cũng buồn bã, chán đời và cảm thấy tâm mình, lòng mình thật sân hạn, độc ác, si mê. Cái gì con cũng soi xét chi li, sợ không biết làm vậy có làm hại Phật không, tu thế nào cho đúng? Con chỉ muốn được vô tư hồn nhiên thôi mà, sao khó quá vậy? Con thật sự không thể nào giữ thêm các giới khác ngoài 5 giới. Con thật sự nghĩ mình đã chấp nhặt quá nhiều để tâm không thể thanh thản, hồn nhiên như trước. Con buồn lắm.
Xin quý thầy hãy giải đáp giúp con, xin quý thầy cho con một lời khuyên. Làm sao để tâm con có thể vô tư trở lại và một thiếu niên thì nên học niệm Phật thế nào cho phù hợp? (Vì con còn nhỏ, trẻ nên con cảm thấy mình không thể gò ép trong việc làm hằng ngày của mình được) Con có thể vừa tu niệm Phật vừa ngồi thiền được không ạ?
Con kính mong quý thầy hãy cho con một lối thoát.
Con xin chân thành cảm ơn quý thầy.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Mai,
*Ở vào lứa tuổi của bạn mà đã biết được nhân-quả, đã phát tâm tu học Phật pháp là điều quý hiếm vô cùng. Cổ nhân thường nói: Ai nên khôn mà không khốn đôi lần? Mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dại; hay vạn sự khởi đầu nan… Tất cả những gì bạn đang gặp phải chẳng cứ riêng bạn mà ai ai khi bước vào tu học cũng đều gặp cả, do vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm: đó không phải là bị ma quỷ ám ảnh như nhiều người thường hiểu hay gán ghép, mà thực tế những ý niệm xấu đó khởi lên là do tiền kiếp chúng ta đã từng gây tạo những nghiệp chướng tội đó rồi, nhưng trôi lăn trong vòng sanh tử không biết bao nhiêu mà tính đếm, rồi mỗi lần trôi lăn nghiệp chướng gây tạo lại thêm chồng chất… trong đạo gọi đó là tâm bất thiện, tâm tạo nghiệp tam đồ, ác giới. Nay bạn phát tâm tu học, muốn dứt bỏ những thứ tâm đó, nên chúng khởi lên. Tại sao chúng khởi lên? Để hù doạ bạn chăng? Không phải, mà do khi bạn tu, tâm thiện nhiều hơn tâm ác nên bạn tự nhận ra được. Điều này giống như bạn đang đứng trong bóng tối, đột nhiên có một vệt sáng sẹt lên, và bạn chợt nhận ra mình đang đứng trong bóng đem đen đó. Bóng tối để ví dụ cho tâm bất thiện đã gây tạo từ vô lượng kiếp; ánh sáng để chỉ cho tâm thiện, tâm thanh tịnh chợt bừng khởi. Nhận ra được mình đang đứng trong bóng tối để ví dụ cho việc bạn đang dần dần nhận thấy tâm bất thiện đã, đang vẫn hiện tồn trong tâm mình. Điều quan trọng là bạn đã nhận rõ được tâm thiện-bất thiện. Khi tu học nhận diện được chánh-tà, thiện-ác, tất cơ hội khắc chế có thể đặt ra.
Khắc chế cách nào? Nếu bạn phát tâm trì chú Đại Bi, điều trước tiên phải thanh tịnh thân, khẩu, ý, nghĩa là: thân phải sạch sẽ, trang nghiêm, miệng đừng nói lời thô ác, ý đừng khởi niệm tham, sân, si. Khi tam nghiệp này bạn thường quán chiếu, tất khi đi vào hành trì Chú Đại Bi sẽ có kết quả, bởi Đại Bi là tấm lòng từ bi không ngằn mé của Quán Thế Âm Bồ tát trải ra trước chúng sanh muôn loài, vậy thì người trì chú đại bi cũng phải khởi một tâm tương tự. Tâm-Tâm tương ưng, nghĩa là đồng một thể đại bi, tất mọi chuyện bất tịnh sẽ chẳng thể dấy khởi. Đó là nói về lý. Nhưng khi đi vào sự (hành trì) vì chưa có sự huân tập; vì tâm thường sống trong động loạn, bất tịnh, nên lúc hành trì tâm này thường vẫn dấy khởi, cộng thêm tâm tham ưa ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ. Do vậy, khi tâm này khởi lên, bạn chớ nên hoảng sợ rồi vội vàng tìm cách xua đuổi chúng. Không cần phí sức với chúng như vậy, thế vào đó, bạn chỉ cần nhận biết: À, tâm tạo nghiệp lại khởi rồi. Nhận biết một niệm là đủ, rồi không nhiếp tâm theo chúng nữa, thế đó là nhiếp tâm theo câu chú.
Sao gọi là nhiếp tâm? Là những câu chú miên miên bất tận không để xen tạp bất cứ một vọng niệm nào chen lẫn vào những câu chú đại bi. Được vậy, bạn tụng từ đầu đến cuối mới được gọi là một biến chú thanh tịnh. Ngược lại, nếu 1 biến chú mà niệm niệm xen tạp, kể như không có tác dụng. Tác dụng được hiểu ở tâm không thanh tịnh. Muốn thế khi ngồi trì chú: thân phải đoan toạ, nghĩa là không ngả nghiêng, không gà gật, không quá căng thẳng; khẩu trì chú, tai lắng nghe rõ những câu chú mình đang tụng, tâm nhớ rõ từng câu mình đang tụng, được vậy, chắc chắn ít ngày năng lực trì chú sẽ có tiến bộ và những chuyện bất tịnh trên sẽ tự biến mất. Điều này cũng có thể áp dụng cho việc niệm Phật.
*Khi phát tâm tu học bạn chớ nên tạo cho mình một áp lực quá lớn, giả sử: mình phải ăn chay trường, mình phải ăn chay kỳ, mình phải trì mỗi ngày sáng-trưa-chiều mỗi thời 20-30 chục biến chú, hay 5-10-15-20 ngàn câu Phật hiệu; rồi mình không được ăn thứ này, không được ăn thứ nọ..v.v… tất cả những điều này là áp lực tu hành. Khi những áp lực này luôn áp chế lên tâm bạn, khiến tâm bạn luôn bứt rứt, không yên, nghĩa là bạn luôn nghĩ mình là người tu hành, mình phải thế này, phải thế nọ để mọi người biết mình đang tu. Đó là chấp hình tướng tu hành.
Tu là gì? Là sửa đổi. Sửa đổi điều gì? Tất cả những thói hư, tật xấu đã huân tập từ vô lượng kiếp, ví thử: tham ăn, uống, tham ngủ nghỉ, tham ganh đua, tham ưa nói lời thị phi, tham ưa nói lời lưỡng thiệt, lời đâm thọc, lời sân hận…tất cả những thứ này ngoài đời gọi là tật xấu, trong đạo gọi là tạo nghiệp. Mình tu không ngoài việc sửa đổi những tâm tật đố này để giúp cho mình sống tốt hơn, thanh tao hơn, trong sạch hơn. Trong đạo gọi là tâm thanh tịnh. Trì chú, niệm Phật không ngoài lý do đó: thanh tịnh tâm.
*Tivi, đài, báo, internet, party… có thích hợp cho người tu đạo không? Về lý thì không nên, mà phải nên xa lánh những chốn này, nhưng đi vào sự thì nếu không có chúng, làm sao bạn biết tâm bạn đang ở trạng thái nào? Ví thử, bạn bảo internet rất nguy hiểm, vào mạng là chẳng thể tu học được. Đúng! Nhưng là đúng khi bạn chỉ tìm, mò vào những trang mạng đồi truỵ hay chuyên khích động bạo lực, tội ác, nhưng nếu bạn giới hạn khu vực xem: chỉ xem, nghe Phật pháp và chọn lựa pháp môn, giảng sư phù hợp với căn cơ bản thân để tăng trưởng tâm đạo, vậy thì Internet lúc này có ý nghĩa lắm chứ? Cũng tương tự mà quán chiếu cho Tivi, đài, báo, phim ảnh, bạn cũng sẽ tìm thấy được ý nghĩa của những môi trường này. Việc nghe nhạc: nếu bạn thường nghe nhạc Techno hay nhạc Rock hay những loại nhạc kích động bạo lực, yêu đương, thất tình, uỷ mị thì chẳng nên, nhưng bạn vẫn có thể nghe nhạc êm dịu, nhạc classic hay nhạc thiền không lời để giúp tâm thêm an định thì nên lắm chứ. Nguyên lý khắc chế tâm là: bạn càng ngăn chặn thì nó càng lấn tới, nhưng nếu bạn không để ý đến nó, tự nó sẽ diệt.
*Tự tu học quả đúng là rất nguy hiểm bởi nếu bạn không biết chọn một pháp thích hợp cho căn cơ của mình, tâm lại tham cầu những chuyện thần biến như trong phim ảnh thì quả là nguy hại. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn luôn nuôi ý nghĩ: mình đang bị hay sẽ bị tầu hoả nhập ma. Đó là ý nghĩ tiêu cực, là tự hù mình. Giả sử khi bạn đi một mình vào bóng đêm, nếu bạn khởi nghĩ trong đó có ma, tất ma sẽ hiện. Ma hiện chẳng phải thật, mà do tâm bạn khởi ma, nên ma tâm tự khiến bạn hoảng. Trong đạo gọi đó là: tướng do tâm sanh, nghĩa là tâm bạn nghĩ gì thì thân, khẩu sẽ hành theo nó. Ví thử: tâm sợ ma, luôn nhớ nghĩ đến ma, khi đi vào nơi tối hay vắng vẻ, chân sẽ tự bước mau hơn, thậm chí là chạy thật nhanh, miệng sẽ la lớn rồi vùng chạy khỏi khu vực đó. Đó gọi là tâm khởi ma, tướng sanh sợ ma và phải chạy chốn ma. Vì thế, phải triệt phá bằng được những ý nghĩ này. Cách khắc chế như thế nào, TN đã nêu bên trên, mong bạn phát tâm dũng mãnh và thanh tịnh mà thực hành, tất có kết quả.
*Ngoài việc trì chú, bạn nên thực hành niệm Phật mọi nơi chốn, mọi hoàn cảnh nữa để tăng thêm chánh niệm. Thông thường nếu chúng ta không trì chú, không niệm Phật, tâm thường rong ruổi với những chuyện ngũ dục và để chúng lôi kéo, nhưng khi nhiếp tâm niệm Phật, trì chú thì những tâm trên sẽ bị đẩy lùi. Tu học chính là chỗ đó. Tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước mỗi ngày một giảm, đó là bạn đang tu và đã biết tu. Điều này hoàn toàn khác với việc ép mình phải ăn chay tuần, chay trường, rồi phải phóng sanh, bố thí, phải trì ngũ giới, phải kiêng ngũ vị tân, phải xa lìa mọi thứ, phải thế này, phải thế nọ… tất cả những thứ „phải“ đó chỉ là danh tướng chứ không có thực tướng. Thực tướng là có tu, tâm mỗi ngày thêm an lạc, cảm thấy cuộc sống tu đạo, lao động, học tập, quan hệ… đều rất ý nghĩa. Ngược lại, tu mà thấy tâm thêm chán nản, ủ rũ, muốn đoạn tuyệt hết mọi chuyện của thế gian, lúc này thực là đang có vấn đề.
Bạn hãy tự tin, hãy tạo cho mình cơ hội sống, học tập, lao động, tư duy, hoà đồng, khiêm nhường, biết thương yêu, quý kính, giúp đỡ tất thảy mọi người không vụ lợi – đó chính là đang tu.
Ráng lên nhé. Tu đạo là gian khổ, nhưng có tu thì cơ hội sống an lạc mới hiện tiền. Đừng vội nghĩ tu để thành Phật hay để vãng sanh Cực Lạc vội, bởi đó là con đường của tương lai. Muốn con đường đó trở thành hiện thực thì ngay từ bây giờ bạn phải đặt được cho nó những viên gạch thật vững chắc.
TN
Con xin cám ơn lời khuyên hữu ích của quý thầy.
Vậy là con thật sự không tạo tội vô gián đúng không ạ?
Xin quý thầy cho con hỏi thêm vài điều
Con có thể vừa tu học Phật vừa có thể vui chơi, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, các khóa kĩ năng sống, vẫn có thể phấn đấu học tập du học được, chỉ cần không bắt chước những điều không tốt đúng không ạ?
Liệu con có thể vừa hành thiền giải stress vừa niệm Phật được không ạ? Con thì con chỉ ngồi thiền theo hướng dẫn của một cuốn sách dạy thiền nhẹ nhàng cho tuổi teen để giải tỏa stress do học hành,…Còn mẹ con thì muốn con đi học thiền (thiền có mở luân xa) để chữa bệnh vì pháp thiền mẹ đang theo rất hay và vi diệu.
Con để ý thấy khi nào con có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã hay giận giữ thì những ý niệm ác nổi lên rất nhiều. Nó cũng giống như những niệm ác trên và cũng khắc phục như cách thầy chỉ phải không ạ? Con bận việc học nên chỉ có khi lên giường rồi niệm Phật trì chú được thôi. Mà con lại niệm lén nữa, chỉ niệm khi mẹ con ngủ rồi. Vậy con có thể niệm ra hơi gió vừa đủ con nghe trên giường ngủ thì có bị coi là bất tịnh không ạ?
Con xin chân thành cám ơn quý thầy.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Mai,
*Phật cũng tu từ đời mà thành đạo, chỉ có điều Phật giác ngộ đời là bể khổ, là sanh tử luân hồi, nếu bám chấp và không biết chuyển đổi những thói hư, tật, xấu, những ham muốn vô độ (trong đạo gọi là tạo nghiệp), tất đó là nhân để đẩy chúng ta vào sanh tử luân hồi và tam ác đạo. Cuộc sống học tập, lao động của mỗi chúng ta chính là tu đạo, vì thế bạn chớ khởi nghĩ: chỉ khi nào bạn ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, tụng kinh đó mới là tu. Tu là sửa tất thảy mọi tội lỗi (tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước), chuyển hoá chúng, giúp cho cuộc sống của mỗi chúng ta thêm an lạc hơn, nhờ quán chiếu được như vậy mà chúng ta quyết nguyện không sanh tâm tạo nghiệp trên nữa. Đó chính là tu. Nói gọn lại: Tu là nguyện bỏ hết điều ác, phát tâm làm việc lành, giữ tâm luôn thanh tịnh = Tu theo Phật.
*Tạm thời bạn nên tu thiền theo cách này: Hàng ngày, mọi nơi, chốn, nếu nơi nào thuận tiện, bạn có thể ngồi xuống, tuỳ theo sự dẻo dai của đôi chân bạn mà tạo thế ngồi: bán già, kiết già, hay ngồi tự do. Kế đó thở thật bình thường: không thô, ồn, không ép hơi thở. Quá trình hít ra thở vào thật điều hoà, không có sự ách tắc. Quá trình này ráng thu nhiếp trong vòng 3-5 phút. Khi hơi thở đã điều hoà, bạn thực hành: hít vào=A Di; thở ra=Đà Phật. Lúc đầu sẽ hơi khó và dễ bị xen tạp, nhưng cứ nhất tâm thực thực theo cách này, ít ngày sau sẽ có kết quả. Đây là pháp thiền tập an toàn nhất vì vừa giúp khí huyết lưu thông, vừa giúp tâm không tán loạn, nhờ tâm không tán loạn nên nghiệp sẽ không tạo. Cách quán hơi thở này bạn có thể áp dụng khi học hay lao động hoặc bất cứ nơi nào, nếu thấy thuận tiện.
*Thiền mở luân xa hết sức nguy hiểm, bởi nếu không cẩn thận sẽ gặp ma chướng, đó không phải là chánh pháp. Mong bạn đừng đi theo con đường này. Việc mẹ bạn đang thực hành, bạn chớ nên chê hay khuyên, vì sẽ tạo phản ứng không tốt cho việc tu học. Hãy cứ để mẹ bạn tu theo cách của mẹ, còn bạn nên ráng thực hành theo cách TN hướng dẫn trên. Khi sự tu đã vững vàng, nhân duyên hội đủ, lúc đó bạn mới có thể khuyên mẹ được.
*Ngoài việc học, và thiền tập, bạn nên nghe thêm những bài pháp về Tịnh Độ, tuỳ ý nguyện mà chọn một Giảng sư để nghe. Vị giảng sư Tịnh Độ được nhiều người kính trọng nhất hiện nay là Pháp Sư Tịnh Không, bạn cũng nên nghe thử rồi quyết định. Nhất quyết không nên nghe quá nhiều giảng sư mà tạo sự phân biệt hay-dở, tà-chánh, đúng-sai.
Chúc bạn tinh tấn tu hành.
TN
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin cám ơn thầy.
Thưa thầy
Con cũng có xem qua pháp thiền mà mẹ con đang theo. Pháp thiền đó có tên là “Vi diệu pháp hành thiền” do sư tổ Dharma Dasira Narada thành lập, mà hình như là của phái Nam Tông (con cũng không rõ lắm). Con thấy pháp môn này cũng có thiền đường, cũng có thầy cô dạy đàng hoàng và được khá nhiều người theo cả trong và ngoài nước. Con nghe nói pháp này vi diệu lắm, có nhiều người bị bệnh nặng tưởng như không chữa khỏi sau khi thiền theo pháp này thì đỡ hẳn. Mẹ con cũng vậy, từ ngày thiền pháp này con thấy mặt mẹ hồng hào và sáng hơn nên con cũng mừng. Vì mẹ con bị bệnh mà bệnh này thuốc thang không chữa khỏi, mà về già thì càng làm suy kiệt cơ thể. Lúc đầu cả hai mẹ con vừa buồn vừa lo. Nhưng mà không biết sao hình như mẹ con được ai chia sẻ về pháp môn này nên mới đến thiền đường. Lúc đầu là đi để người ta trị bệnh, sau mẹ con thấy đúng là có hiệu quả, có thầy luồng năng lượng vào cơ thể thì mới đăng kí học. Mẹ con vẫn chăm chỉ thiền và thường xuyên đến thiền đường để thiền cùng mọi người và giúp trợ bệnh cho người khác (Thiền thì không được bỏ một ngày nào vì bỏ sẽ bị bít luân xa). Lúc đầu con cũng phân vân khi mẹ hỏi ý kiến của con xem có nên đi hay không (vì lúc đó con sợ mẹ theo pháp này rồi thì không theo được pháp Tịnh Độ nữa), nhưng sau khi nghe nói pháp thiền này không liên quan đến tôn giáo thì con để mẹ đi vì nghĩ mẹ cũng cần thiền cho lành bệnh. Mà hình như pháp môn này cũng hướng về tâm linh là phần nhiều và cũng có nói về Phật tánh, cũng khuyên con người không nên quá coi trọng vật chất mà phải biết chú trọng đến nguồn sống tâm linh, còn mẹ con vì mới học nên người ta chỉ dạy thiền để đẩy bớt trược khí. Con nghĩ chắc đó cũng là cái duyên của mẹ con (các thầy ở đó bảo ai có phước đức lắm mới được khai mở luân xa). Con thương mẹ lắm, con cũng muốn mẹ nhanh bớt bệnh chóng khỏe vì bệnh của mẹ con không thể chữa bằng thuốc men được, nếu không có pháp này thì cũng không biết phải làm sao để bớt bệnh.
Con cũng không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nên con xin thầy giúp đỡ. Nếu pháp môn này là một pháp môn khác trong Phật giáo thì con cũng an tâm để mẹ tiếp tục, còn nếu là pháp không tốt thì con sẽ khuyên bảo mẹ.
Con xin thầy xem qua pháp môn này và cho con một lời khuyên hữu ích.
Con xin lỗi thầy nếu như con đã lỡ viết điều gì không nên trong phúc đáp của mình.
Con xin vô cùng cám ơn thầy.
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin vô cùng cảm tạ lời khuyên sâu sắc của quý thầy. Con vô cùng biết ơn quý thầy vì đã khai ngộ cho con.
Chị chào em!
Nếu em nhận được tin nhắn này của chị, không biết em đã trở lại cuộc sống bình thường của mình chưa? Em khoẻ không? Khi đọc được dòng viết của em, chị rất thương em và muốn khóc vì chị đồng cảm được.
Chị đang hơi giống em và chính bản chị đau buồn, từng ngày chị cố gắng vượt qua và nghĩ đây vọng tưởng tạp niệm không phải của mình. Nếu Em vượt qua được rồi e hãy chỉ chị với! Thật tâm cảm ơn em! Cầu chúc em nhiều sức khoẻ em nha
Chị hết chưa vậy
Năm nay e 18 tuổi e đọc thấy chị và chị Diệu Thâm giống e quá chừng
Chị hết rồi chia sẻ cho e vs ạ
Nam mô A Di Đà Phật! Kính chào quý thầy, con hiện tại là một học sinh 13 tuổi. Trước đây, gia đình con tu theo Thiền Tông nhưng giờ đây dần dà con lại chuyển sang pháp môn Tịnh Độ. Con thấy thật may mắn khi được học pháp môn này. Nhưng trong nhà con, chỉ có con và bà nội là niệm Phật. Tuy vậy, con khuyên bà cố gắng nguyện sanh Cực Lạc thành Phật, nhưng bà nói cứ cầu mong chỉ để gia quyến an khang, bình an cát tường,…dù cho cố khuyên nhưng bà cũng không thay đổi ý kiến. Bà những lúc rảnh cũng niệm thêm chú Vãng Sanh, nhưng lấy niệm chú là chính, sau mới niệm Phật. Còn về phần ba con, trước đây ba con hay nói là ngồi thiền thì thấy những kẻ ghét nhà mình ra tay lấy bùa chú ếm đối, rồi những thứ như quỷ quái tinh mị hiện ra phá quấy,… nhưng dù thế nào ba con vẫn ” chiến thắng” những kẻ quấy rối kia, hay có lúc nằm mộng thấy những điềm chiêm bao về tổ tiên ngày xưa đã làm gì,…ngay cả bác con giờ đã xuất gia cũng đôi khi có những giấc mơ trùng với ba con, những điều đó làm cho ba con cảm thấy mình là nhất rồi nói những ai mà “đụng vào nhà mình sẽ bị quả báo thế này thế kia”.Con lo sợ là ba đã sai, vì trong Thiền môn, vọng tưởng hiện lên thì phải quét bỏ, vậy mà ba cứ nói thấy này thấy nọ. Từ bé, con đã không sống chung với ba, nên quan hệ hai người không được thân thiết. Ba con cũng khá bảo thủ nên việc khuyên cha chuyên tâm tu Tịnh độ là việc không thể, vì có lúc không hiểu thì ba con mắng và chửi. Kính mong Các Bậc Tri Thức chỉ con các khuyên giải ba và bà con. Xin cảm ơn Qúy Vị, nếu có sai sót gì, xin Qúy Vị thứ lỗi cho con. Xin lỗi đã làm phiền thời gian quý báu của Qúy Vị!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quang Thạch,
*Mỗi người có một căn cơ-phước-nghiệp-trí tuệ khác nhau vì thế việc trong gia đình, mỗi người có một pháp tu khác là điều hết sức bình thường. Việc bạn và bà chọn pháp tu Tịnh Độ đó là nhân duyên phước báu của hai bà cháu đã hội đủ với pháp này nên bạn ráng cùng bà tu học cho chuyên nhất, đừng động tâm vào những chuyện tu của người khác làm gì. Tu là mình tự sửa đổi chính, chẳng phải tu để sửa đổi người khác. Điều này hoàn toàn khác với việc khi chúng ta tu, khởi tâm tu rồi luôn hướng tâm mình vào người khác, kế đó chê bài, khinh bác những việc của họ. Đó là trái đạo và sẽ đi vào ma đạo. Bà bạn tu như thế là được rồi, bạn đừng tạo áp lực tu cho bà cụ mà khiến bà cụ nổi sân thì tổn hết phước. Quan trọng là hàng ngày bà bạn vẫn huân tập câu Phật hiệu. Thỉnh thoảng có nhân duyên thuận tiện bạn nên tâm sự với sự lễ kính với bà về niệm Phật, nhưng chỉ khi bà muốn nghe thôi, ngược lại thì bạn cứ lo sự tu của mình cho ổn thoả đã.
*Việc ba bạn tu thiền và có những suy nghĩ, hành động như bạn nói thật là điều không nên. Tuy nhiên bạn cũng không thể thay đổi quan điểm tu học của ba bạn, bởi tâm đạo bất tương đồng, lại có sự phân biệt về cha-con, do vậy điều tốt nhất vẫn là để ba bạn đi theo con đường của ông, trừ khi có nhân duyên thuận lợi, bạn mới có thể chia sẻ với ba về con đường và những việc ba đang đi và đang làm. Ngược lại, đừng bao giờ có những lý lẽ khen, chê hay nói trái chiều với ba mà cả hai sẽ tổn phước.
*Muốn cứu người thân, mình phải tự cứu mình trước. Bản thân mình còn đang sống trong phiền não, tất chẳng thể khuyên người khác không phiền não, điều này hàng ngày tu học bạn phải thường quán chiếu, bằng không tu cả kiếp cũng không có chút lợi lạc nào.
Chúc bạn tinh tấn tu học theo chánh pháp.
TN
Chào bạn, đạo hữu Thiện Nhân đã khuyên bạn rất kỹ rồi, DM chỉ xin nói thêm như sau: về trường hợp của ba bạn, DM nghĩ bạn không nên trực tiếp khuyên bảo. Thay vào đó bạn có thể khéo léo khơi gợi con nghe nói trong thiền tông của ba có vị cao tăng là Hòa Thượng Tuyên Hóa, ba thử tìm hiểu và học theo HT TH xem sao. Sau đó bạn gửi ba bạn đọc 1 số bài cơ bản của Ngài như sau. Phần ngũ ấm ma link này không đủ, nhưng cũng tạm ổn. Ba bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần.
http://www.dharmasite.net/bdh33/LamSaoBietDuocCanhGioiTruocMat.html
http://www.dharmasite.net/KinhLangNghiem_NamMuoiAmMa_SacAm.htm
Về bà của bạn: đã phát tâm niệm Phật mà chưa cầu sanh Tây phương, có thể do nhân duyên chưa chín mùi, hoặc do thiện căn phước đức chưa đủ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói về vương tử A Xà – trong đời quá khứ đã cúng dường 400 ức Phật, nhưng khi nghe Thế Tôn thuyết Kinh Vô Lượng Thọ, ông vẫn chưa phát tâm cầu sanh Tịnh Độ mà chỉ phát tâm tương lai làm Phật cũng được giống như Phật A Di Đà. Trường hợp này là thiện căn phước đức chưa đủ.
Chưa thể biết bà của bạn thuộc trường hợp nào, nên bạn có thể trợ duyên cho bà của bạn bằng cách khơi gợi bà của bạn nghe/đọc giảng Kinh Vô Lượng Thọ của Ngài Tịnh Không.
Trước mắt bạn cứ lo tu tập bản thân cho tốt đã.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
13 tuổi có thể viết nên một bài phúc đáp rất chuẩn về ngữ Pháp lẫn ngữ văn như bạn thật hiếm có. Lại ở lứa tuổi này có thể có những trăn trở về việc sinh tử cùng giải thoát cho chính mình và người thân- quả thực bạn rất đáng khen ngợi, là một tấm gương sáng.
Tiền bối Thiện Nhân và đạo hữu Diệu Minh đã viết phúc đáp rất chỉnh chu. MD chỉ thêm một ý nhỏ: sau mỗi thời khóa niệm Phật đừng quên hồi hướng cho cha và nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho cha sớm tỉnh giác tu học. Dù là Thiền tông hay Tịnh tông đều hướng chúng sanh đến giải thoát, chỉ khác nhau về thời gian đến đích. Song “ỷ thị” vào việc tu hành như cha bạn, thật rất đáng lo ngại. Mong rằng với sự nỗ lực tu hành của bạn rồi sẽ cảm được người thân sớm hồi đầu tu hành như Pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Đa tạ quý Thầy và Đạo Hữu Diệu Minh! Con xin vâng lời nghe theo!
Thưa quý thầy và quý đạo hữu, con ngày nào cũng suy nghĩ về con đường tu đạo
Con bị vọng tưởng quấy nhiễm với những điều tục tĩu về Đức phật, mặc dù con từ
nhỏ đến lớn chưa từng nói bậy 1 lời. Con biết đó là vọng tưởng nhưng không thể
điều phục. Con gọi đó là vọng tưởng phỉ báng. Con cũng như các bạn hữu mắc phải,
Con cứ nghĩ mình con bị như vậy. May quá khi được chia sẻ thì vấn đề sẽ được
giải quyết. Con thấy an tâm hơn.
Con nghĩ thế này: vọng tưởng không thật, như hoa đốm giữa hư không, vọng tưởng là
khách, thích nói bậy , nói xong rồi đi, chủ vẫn là ta, chân thật đến tuyệt đối, vị khách kia nói
ta không nói. Ta nghe vọng tưởng, nghe lời tục tĩu thế gian ..
Nam mô a di Đà phật .
A Di Đà Phật
Bạn Trường Lê,
1. Con nghĩ thế này: vọng tưởng không thật, như hoa đốm giữa hư không.
Theo lý thì điều này đúng! Nhưng đi vào sự thì vọng tưởng từ đâu khởi? Nhân duyên nào khiến có vọng tưởng? Hư không vốn tịnh lặng, lấy gì sanh hoa đốm?
2. Vọng tưởng là khách, thích nói bậy, nói xong rồi đi, chủ vẫn là ta, chân thật đến tuyệt đối, vị khách kia nói ta không nói.
Theo lý vọng tưởng là khách: Đúng! Nhưng đi vào sự, vọng tưởng vốn chẳng thể tự nói bậy. Vậy cái nhân nào khiến vọng tưởng (vị khách) nói bậy? Chủ là ta: Đúng! Nhưng ta này là ta nào vậy? Bạn có thể hoan hỉ lý giải để các liên hữu cùng hiểu rõ được không? Bởi nếu ta là chân thật tuyệt đối thì làm sao cái chân thật tuyệt đối đó lại có thể sanh vọng tưởng? để rồi có ta-có khách? có hoa đốm và hư không?
3. Ta nghe vọng tưởng, nghe lời tục tĩu thế gian…
Bạn có thể chia sẻ cụ thể nghĩa câu này để các liên hữu khác cùng tỏ ngộ?
TĐ
Thưa quý thầy, quý đạo hữu, làm sao để có thể nói đúng những lời cần nói là điều rất khó
Con xin được trình bày theo con hiểu: Ví như nói lông rùa sừng thỏ, nhân nào sanh ra câu nói ấy. Hoàn toàn chẳng thật mà nếu chia nhỏ từng chữ, mỗi mỗi đều có nghĩa. Vì thế gian lập ra danh để gọi, ngôn ngữ là yếu tố cơ bản để tư duy và giao tiếp, một cuốn từ điển có bao nhiêu nghìn từ, thế gian theo đó thêu dệt ra vô kể ngôn thuyết. Quán xét một từ, ví dụ sừng (trâu) , sừng có thật, nhưng nó chẳng thật, nó được tạo bởi vi trần cát bụi, sẽ tan rã hư hoại. Theo đó ngôn thuyết thế gian là vọng tưởng.
Con được đọc kinh điển của Đức phật có nhắc đến ngôn thuyết là vọng tưởng, và có cõi nước
mà không dùng ngôn thuyết. Ví như có thể dùng cử chỉ, ánh mắt, ..
Con tuy không nói lời tục tĩu mà thế gian nói, nghe rồi bị nhiễm ô. Não bộ tái hiện, tưởng như mình nói. Vạn sự đều có thể trả về nguồn gốc, ánh sáng trả về mặt trời, ngăn bít trả về tường vách, kim mộc thủy hỏa thổ.. đều có gốc. Còn cái ta không thể chỉ ra nó trả về đâu mà không phải những thứ kia. Nói đến chân thật tuyệt đối chỉ có 1 sự thật hiện hữu, dù ta có thấy nó không thì nó vẫn là thật, là chân lý, như ta không may mắn gặp được Đức Phật, mà biết chắc có Đức Phật xuất thế đã hơn 2 nghìn năm, chân thật như gương phẳng sáng rõ chiếu soi vạn vật, chẳng phải gương lồi gương lõm, nó đúng như thật tế.
Ngoài chân thật là vô lượng biến hoá sai lệnh và nhận thức sai lầm chính là vô lượng vọng tưởng
và phiền não.
Con cũng xin chia sẻ là con rất thích kinh kim cang.
A Di Đà Phật
Bạn Trường Lê,
1. Tất cả những pháp Phật nói đều là biểu pháp, tức là những pháp biểu dụ, giúp chúng sanh mau nhận ra chân tướng sự thật, mau chứng ngộ để tu đạo mà thoát khổ. Vì thế nếu đi tìm gốc lai của biểu pháp tất chẳng thể được. “Lông rùa, sừng thỏ” cũng là một trong ý đó.
2. Chúng ta học pháp của Phật phải khéo hiểu, khéo quán chiếu, khéo vận dụng cho đúng, phù hợp với căn cơ của bản thân. TĐ chia sẻ kỹ với bạn, vì thấy bạn đang rơi vào tình trạng đắm nhiễm văn tự. Bạn phải cảnh giác cái tâm mê đắm này, không sẽ gặp chướng nạn lớn.
3. Trong Kinh Lăng Nghiêm, khi Ngài A Nan bị Ma Đăng Già quyến dụ tới suýt bị hại tới phá giới thể, rồi khi được Văn Thù Sư Lợi cứu về trước đức Phật, Phật đã hỏi: “Như Lai cùng với thầy đồng một tổ tông, tình như ruột thịt. Lúc thầy mới phát tâm, ở trong giáo pháp của Như Lai, thầy thấy có tướng tốt gì mà xả bỏ ngay được những ân ái sâu nặng của thế gian để đi xuất gia?”. Ngài A Nan đã đáp, đại để: Vì 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Thế Tôn mà ngài phát tâm xuất gia. Nghĩa là Ngài A Nan mới chỉ lấy cái nhân, vì cái hảo tướng (sắc trần) mà xuất gia chứ chưa vì tâm giải thoát (thân xuất gia, tâm chưa thực xuất gia), cũng vì thế Ngài mới chỉ chuyên tu về văn tự (thông thuộc tất thảy mọi kinh văn, luật, luận Phật hay Đại chúng Tăng đã nói, đã thuyết) mà quên không tu đạo. Vì không có đạo lực, vì chướng ngại này nên Ngài đã mắc phải nghiệp nạn Ma Đăng Già.
Trở lại chuyện của bạn, văn tự kinh bạn rất ưa, thích, nhưng từ ưa thích đến hiểu – giác ngộ chân chánh để phát tâm dũng mãnh tu – tu tức hành và sửa là cả một giai đoạn và hoàn toàn khác nhau.
4. Trong tu học bắt buộc chúng ta phải qua 3 giai đoạn: văn-tư-tu. Văn là nghe pháp. Tư là tư duy pháp. Tu là sửa, hành pháp. Một trong 3 mà thiếu, tất pháp chẳng thể thành tựu. Vì thế, khi học pháp, hiểu chúng ta nói hiểu, không hiểu, nói không hiểu, chúng ta phải tránh tuyệt đối kiểu nói lưỡng thiệt: tôi hiểu nhưng không nói được cái sự hiểu của mình. Làm vậy chúng ta không thật thà với chính mình và sẽ bị kẹt cứng trong cái sự hiểu biết mập mờ đó. Đem cái mập mờ đó để tu, diễn giải, tất sẽ lạc trong mập mờ – đó là đại chướng đạo, bởi nhân mê thì quả cũng sẽ mê.
5. Trên ĐVCT có rất nhiều người chưa hiểu đạo, chưa phát tâm, hoặc mới phát tâm, hoặc sẽ phát tâm tu đạo, vì thế mỗi mỗi lời chia sẻ trên ĐVCT chúng ta phải cân nhắc cho thật kỹ lưỡng, bởi nếu không cẩn thận chúng ta sẽ mang tâm tạo nghiệp. Một lời nói sai, viết sai khiến người khác hiểu sai, tu sai thì chính chúng ta đã đã đoạn huệ mạng của người khác, đó là tâm tạo nghiệp địa ngục chứ không phải chuyện nói trúng thì trúng, mà không trúng thì trượt như chúng ta đơn giản nghĩ.
Mong bạn cùng các đạo hữu, liên hữu thật luôn cẩn trọng. Đó chính là chúng ta đang tu, đang độ chính mình và cũng là góp phần độ tha.
TĐ
thưa quý thầy, con biết cần phải cẩn trọng trong lời nói. nhất là nói về việc tu hành. con chỉ trình bày theo con hiểu thôi. mong mọi người có thể chỉ ra chỗ đúng chỗ sai của con.
con chỉ mới văn – tư mà chưa có tu. con ở tại gia nên còn nhiều trở ngại vì ba mẹ con không ủng hộ con. có lẽ vì thế nên con chậm tiến. nhưng con sẽ cố gắng hơn về sau.
Cám ơn bạn Trung Đạo đã chỉ điểm. mình cũng không muốn rơi vào sở luận, mình dùng “nghĩ thế này” – “theo con hiểu” vốn cũng để mọi người phán xét chứ chẳng nói khẳng định. còn nếu nói “hiểu kinh kim cang” liệu có được không. nhưng nếu chỉ cần hiểu một đoạn kinh văn trong kinh điển ấy đã có công đức rất lớn đó bạn. Nhờ kinh kim cang mình mới có nghị lực và niềm tin vững chắc về con đường giải thoát. có những cái hiểu còn mập mờ, nếu làm rõ được thì tốt, cứ cho là mình ăn nói không giỏi, vậy cứ nói trước mình diễn đạt lủng củng, , .
quay lại vấn đề thì thât sự khi gặp phải vọng tưởng cũng rất hoang mang. nếu đem chia sẻ cho mọi người có khi lại mang tội . có lẽ cứ im lặng và tự mình tìm cách hóa giải. nhưng khi vấn đề được đưa ra thì hóa ra có nhiều bạn bị như mình vậy. bởi tâm rất kính trọng đức phật, nên chỉ một chút niệm xấu có thể làm tổn thương tâm ý, phiền não đau đầu. vì thế mà mình ngưng tu tập trong mấy tháng. giờ đã có thể tiếp tục bước tiếp và tự tin hơn rồi. các bạn hữu hãy cùng nhau vượt lên nhé.
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Trường Lê,
Các phúc đáp của bạn câu chữ lộn xộn, ý nọ chồng ý kia, không ai hiểu được bạn nói gì. Câu chữ tuy cũng chỉ là hình tướng và theo Kinh Kim Cang nó không phải pháp chân thật, nhưng là phương tiện để chúng sanh tìm được cái chân thật. Vì vậy câu chữ của con người nói/viết ra thể hiện ngay tâm của người đó ra sao, người đó đang hiểu đạo đến đâu. Người thực sự “hiểu” có thể tự tại dùng từ ngữ để diễn đạt ý mình 1 cách đơn giản dễ hiểu, ngắn gọn, phù hợp với căn cơ chúng sanh.
Nếu bạn muốn làm rõ “hiểu” và “không hiểu”, đúng và sai thì DM xin phân tích thế này cho bạn nhé:
1. Cái tâm của bạn nó đang luẩn quẩn mãi cái chuyện tại sao có người tên là Trung Đạo cứ nói mình không hiểu nhỉ? Rồi bạn nghĩ: Người này nói không đúng, mình thấy mình cũng hiểu đấy chứ.
Điều này thể hiện ngay ở việc bạn xưng hô với huynh TĐ: lần đầu thì gọi huynh TĐ là “thầy”, lần sau lại đổi ngay thành “bạn”. Cái từ ngữ này tuy đơn giản nhưng thể hiện gì: càng nghĩ bạn càng “bất mãn”, không phục, nên sự cung kính, khiêm nhượng theo đó cũng giảm đi.
2. Học đạo mà cứ suy nghĩ kiểu “cứ cho là mình ăn nói không giỏi, vậy cứ nói trước mình diễn đạt lủng củng” thì không thể tiến bộ được. Học đạo mà bất cần, mặc cả mặc lẽ y như ra chợ mua bán vậy hả bạn?Đúng như huynh TĐ nói: vậy là không hiểu gì cả. Nếu hiểu thì diễn đạt không lủng củng, mà có thể diễn đạt rất dễ hiểu và ngắn gọn.
Nếu không hiểu thì không nói, nếu không biết cách diễn đạt cho dễ hiểu thì không nói. Nhiều lời không bằng ít lời. Tự mình cứ “muốn” nói ra điều mình hiểu chính là vọng tưởng.
Bạn quán sát ý này trong Kinh Kim Cang: Ngài Tu Bồ Đề có nói “Thế Tôn, nếu con khởi ý nghĩ con là A La Hán ly dục, thì Thế Tôn tức chẳng nói Tu Bồ Đề là người ưa hạnh A Lan Na”.
3. Chính vì bạn chưa hiểu mà cứ nghĩ mình hiểu 1 chút, nên mới có tình trạng vọng tưởng phỉ báng đức Phật hiện ra và ngừng tu trong vài tháng. Bạn nghĩ bạn ngừng tu tập trong vài tháng thì vọng tưởng đó của bạn không còn nữa chăng? Và khi nó “đi” rồi thì bạn tiếp tục tu à? Bạn nghĩ sao nếu nó đi rồi lại có vọng tưởng khác, ví dụ dâm dục – hiện hành? Nếu cứ nghĩ như vậy thì chẳng bao giờ tu được vì bạn chưa hiểu tại sao bạn có vọng tưởng đó, và làm cách nào đối trị nó.
Cách làm đúng, ngắn gọn thế này bạn nhé:
– Bạn thích Kinh KC thì học thuộc đi mà trì tụng hàng ngày. Mỗi ngày tối thiểu bao nhiêu biến bạn tự đặt định (3 biến chỉ mất khoảng 1 tiếng), và nên tuân theo mục tiêu đó. Lúc trì tụng chỉ trì tụng, không khởi ý niệm “A, câu này nghĩa thế này, ta hiểu rồi”, hoặc “câu này khó hiểu nhỉ”. Nếu khởi bất cứ ý niệm gì thì kệ nó, tụng tiếp.
– Bạn nghe đi nghe lại chuỗi bài giảng Kinh KC của Ngài Tịnh Không hoặc Ngài Tuyên Hóa (bạn tự google nhé). Nghe cũng chỉ để tập trung nghe, chẳng mong cầu, cố gắng không khởi ý nghĩ gì. Cũng đặt ra mục tiêu mỗi ngày nghe tối thiểu bao lâu.
Bạn thử buông bỏ hết cái ý tưởng muốn nói, muốn chia sẻ của bạn đi và nghiêm túc làm theo các bước trên xem sao nhé. Chỉ 3 tháng bạn sẽ thấy có biến chuyển.
A Di Đà Phật.
thật ra mình chưa rõ Trung Đạo là ai. xưng hô không thống nhất, mình nhận mình sai. và hoan hỉ ghi nhận lời nhận xét của TD va DM.
A Di Đà Phật
Bạn Trường Lê,
TĐ dẫn một ý kinh trong phần đầu Kinh Lăng Nghiêm về nhân xuất gia của Ngài A Nan với dụng ý khéo nhắc bạn hãy thức tỉnh để trở về với nội tâm của chính bạn, vì tâm bạn hiện đầy vọng kiến, phân biệt và chấp trước. Trong đạo gọi đó là vọng tâm. Tiếc là bạn đã không nhận ra mà vẫn tiếp tục phóng tâm về phía người khác. Nếu bạn thực muốn tu đạo, TĐ nghĩ: Một bộ Kinh Lăng Nghiêm, hay một bộ Kinh Kim Cang, hay một bộ A Di Đà Kinh, hay Vô Lượng Thọ… đều có thể đủ, với điều kiện bạn phải thực tâm để học kinh. Học kinh không phải là học cho thuộc, rồi đọc, tụng, trì rào rào. Đó là sáo kinh, chẳng phải học. Học là từng câu, từng chữ, từng nghĩa lý trong kinh đều phải nắm thật rõ, thật chuẩn xác, có vậy mới đem áp dụng vào tu học và sự tu mới có tiến bộ.
Rất nhiều người trong chúng ta thời nay hễ nghe ai nói Kinh này hay, chú kia linh nghiệm, pháp này cao, pháp kia vi diệu, giảng sư này giỏi, giảng sư kia hay, uyên thâm…vậy là đổ xô nhau đi tìm kinh, tìm pháp, tìm chú, tìm giảng sư… để trì tụng, để nghe, nhưng trì, tụng để làm gì? nghe để làm gì? nhiều người trong chúng ta lại không để ý hay quan tâm tới. Bạn có rơi vào tình trạng đó không? Có đấy! Việc bạn viện dẫn Kinh Kim Cang và cho là bạn đã hiểu Kinh Kim Cang (cho là một phần đi) và bạn cho là như thế cũng là đã có công đức rồi. Thực tế thì bạn chưa hiểu gì về Kim Cang cả, chưa nói tới công đức, bởi công đức mà nói ra miệng thì nó đã chẳng còn gọi là công đức nữa rồi.
TĐ nghĩ rất có thể bạn còn hiểu lầm về nghĩa kinh mà Phật dạy: „Còn như có người, nơi trong kinh này nhẫn đến thọ trì một bài kệ bốn câu…v.v… lại giảng nói cho người khác, thời phước đức này trội hơn phước đức trước“.
Kinh này là kinh gì? Là Kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang là gì? Đức Thế Tôn nói: „Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh“.
Tánh mình là động hay tịnh? Tâm mình là chân hay vọng? Bạn đã nhận thấy tâm-tánh mình chưa? Tại sao tâm-tánh suốt sáu thời trong ngày luân chuyển không ngừng nghỉ? Nhân nào khiến tâm-tánh mình suốt 6 thời điên đảo? Nếu bạn chưa nhận rõ tâm-tánh mình và cái nhân của sự chuyển luân không ngừng nghỉ của nó thì bạn chớ vội nên khởi nghĩ mình đã hiểu (đã ngộ, hay ngộ một phần) kinh kim cang.
Câu Kệ Bốn Câu là gì? Chẳng phải là những câu kệ Phật nói trong kinh Kim Cang. Nhưng trong bài chia sẻ này TĐ sẽ chỉ gói gọn những câu kệ trong Kinh Kim Cang đã. Nói cho đúng, để chúng ta hiểu được nghĩa lý những câu kệ trong Kinh Kim Cang, TĐ nghĩ cũng đã đủ tư lương mà tu đạo, tới giác ngộ, giải thoát rồi.
Ví thử: „Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu nhận thấy các tướng đều không phải tướng, chính là thấy Như Lai“.
Thế nào gọi là tướng? Thấy mình hiểu kinh, thấy mình diễn giải cho người khác cùng hiểu, mình có công đức: đó là chấp tướng, còn thấy tướng, nói khác đi: còn có mình, còn có người, còn có người truyền pháp và kẻ nghe pháp, nghĩa là còn có người độ, còn có người được độ. Khi trong tâm còn chấp tướng, tất chẳng có công đức. Vì lẽ đó Phật mới dạy: Bao nhiêu những loài chúng sanh…ta cho vào vô dư niết bàn và khiến cho chúng được diệt độ. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên những chúng sanh như thế mà thật không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ.
Chúng sanh này là chúng sanh nào vậy? Bạn chớ khởi nghĩ đó là những người xung quanh bạn, những người không hiểu, chưa biết gì về Phật pháp. Đó là ngoại chúng sanh. Bạn đừng lo vội độ họ, mà hãy xoay cái nhìn, cái tâm của bạn vào bên trong để độ những chúng sanh trong bạn đã – nội chúng sanh.
Chúng sanh trong bạn là ai? Hàng ngày từ sáng tới khuya, từ khuya đến sáng bạn, tôi, chúng ta đều luôn thường sống với 6 loại tâm niệm chúng sanh này, đó là tâm niệm: Trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Tâm niệm nào thuộc hàng trời? Thọ trì ngũ giới và hành thập thiện nghiệp. Tâm niệm nào thuộc hàng người? Quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới. Tâm niệm nào thuộc hàng atula? Tâm sân hận và tranh đấu. Tâm niệm nào thuộc địa ngục? Tâm sân hận. Tâm niệm nào thuộc ngạ quỷ? Tâm tham lam và bỏn xẻn. Tâm niệm nào thuộc hàng súc sanh? Tâm ngu si.
Sáu loại tâm niệm này chính là 6 loại chúng sanh tâm chúng ta đối mặt hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, xoay chuyển không ngưng nghỉ. Nếu một giờ chúng ta chuyên hành thập thiện, giờ đó chúng ta đang sống với cảnh giới của chư Thiên; nếu một giờ chúng ta sống với niệm tham lam, bỏn xẻn: một giờ đó chúng ta đang sống cảnh giới của ngạ quỷ; nếu một giờ chúng ta sống với tâm niệm sân hận: một giờ đó chúng ta đang sống trong địa ngục. Cứ thế mà suy rộng ra, bạn có thể nhận biết: hàng giờ mình đang sống trong cảnh giới nào?
Ví thử: một giờ tôi sống trong những tâm niệm sân hận, ngay sau giờ đó tôi nhận biết: Chà, vậy là một giờ mình đã huân tập chủng tử của địa ngục, một giờ sống trong địa ngục mà không hề hay biết. Nguy rồi! Nếu tiếp tục, thì mình đang gieo nhân địa ngục. Phải chuyển đổi thôi. Ngay lúc bạn nhận ra mình sai, mình gieo nhân địa ngục đó và bạn muốn chuyển đổi nó, đồng nghĩa: bạn đang độ một chúng sanh địa ngục. Chúng sanh đó là ai? Là chính bạn. Độ bằng cách nào? Bằng Phật hiệu A Di Đà. Ngay lúc nhận ra mình sai, mình phải cấp tốc sửa thì phải cấp tốc mà niệm A Di Đà Phật. Niệm tới khi nào mà niệm tham sân trong tâm không còn dấy khởi nữa, tất bạn đã đưa chúng sanh sân hận đó vào vô dư niết bàn. Vô dư niết bàn là không còn sanh-diệt. Một giờ, một phút, một giây sống với tâm không sanh-diệt, chính là bạn đang sống trong cảnh giới niết bàn. Độ như thế gọi là chân độ. Độ rồi mà thật không có người độ và kẻ được độ. Lý do? bởi người độ là bạn, kẻ được độ cũng chính là bạn. Không có tướng ta-người; không có tướng người độ-kẻ được độ – Đó chính là nhận ra các tướng mà không phải tướng, chính là thấy Như Lai. Như Lai là giác ngộ. Một niệm mê, tức ta là Ma. Một niệm giác tức niệm đó đồng với Phật. Ma là bạn mà Phật cũng là bạn.
Đó chính là ý nghĩa của câu: độ vô lượng, vô số, vô biên những chúng sanh như thế mà thật không có chúng sanh nào được coi là kẻ được diệt độ.
TĐ hy vọng rằng, sau phần trao đổi này bạn sẽ tỉnh táo, khiêm tốn và dũng mãnh hơn nữa trong tu đạo để hàng ngày không ngừng tự độ mình, mình giác rồi thì sẽ độ tha. Được thế mới thực là lợi lạc của Phật pháp.
TĐ
A Di Đà Phật,
Khi được hỏi, mình đã trả lời mà không nghĩ đến việc người khác sẽ hiểu như thế nào, hiểu đến đâu, nói thẳng với những tri kiến như vậy. khi suy nghĩ lại, T nhận ra mình phải diễn giải chậm hơn, rõ hơn.
A Di Đà Phật
khi được nhận xét về bài viết, T thấy tâm mình thế nào. có những cảm xúc gì.. T quán sát việc đó .
A Di Đà Phật
khi T nhắc đến kinh Kim Cang, là có ý muốn người khác cũng nghe đên tên của bộ kinh. Khi nhắc đến công đức của việc đọc tụng cho đến hiểu một câu kệ trong kinh Kim Cang, là T muốn tán thán kinh Kim Cang.
ví như một đứa trẻ, ham chơi. leo lên nhà cao, chẳng quán sát nơi thân mình, hay ngay nơi mình đang đứng, chẳng may bị té rơi xuống đất. Lúc té ngã tự biết mình sai mà chẳng thể làm gì được. Đứa bé toàn thân đau đớn, trông thật thảm thương. Người ta nâng đỡ mà gạn hỏi cháu đau ở đâu, đứa bé trong lúc ấy đã chẳng còn tỉnh táo, chẳng biết ai hỏi, và hỏi gì nữa. May thay vẫn giữ được tính mạng. được thầy thuốc giỏi chữa trị. xương tay và chân gãy được nối lại. thân được lành lại cử động bình thường.
Lấy việc trên mà so sánh với chính mình trong việc tu đạo cũng vậy. đối với tri kiến cho dù có đến đâu, mà không rõ nguồn tâm tự thân, chẳng có định lực, thì đối với sự sự thế gian sẽ bị điên đảo, như gió thổi làm sóng biển nổi không ngừng. tâm mình cũng như vậy, 6 thời chẳng yên. một lòng cầu đạo mà tìm nghĩa thú trong kinh điển. muốn tìm cho ra lý nghĩa của giải thoát, vì sao chúng sanh khổ, khổ này bao giờ hết. Trong lúc còn loanh quanh phóng tâm tìm cầu, thì bị phiền não vọng tưởng. Như người đi tìm báu vật, chưa chuẩn bị kỹ càng, một mình đi vào rừng sâu nước thẳm, bị thú dữ tấn công.
Quý bạn hữu thân, nếu một người ngu si, khi có người nói rằng mình ngu si, liền quán sát, thấy mình thật ngu si, chẳng phải không ngu si. Người ấy, có còn là ngu si nữa không. Cũng Vậy, đối với tự tâm mình, 6 thời điên đảo không ngừng, quán sát nơi tâm, thấy thật chẳng được an định. Ham thích hay ghét bỏ, khen chê và được mất… các sự như vậy làm cho tâm xoay vần cho dù rất nhỏ. Nhìn thấy điều ấy rồi tự nhủ, tâm mình thật vô thường.
Quý bạn hữu thân. Nếu người nào tự nhủ như vậy, rồi quán sát nơi tâm, tự mình an ủi điều phục, chính là giữ lấy định lực. khi một niệm bất giác khởi lên, bình tĩnh đã, hãy nói với chính mình: “Ta vừa khởi một niệm “, Khi mình tham- sân -si, thì tự mình nói: “ta vừa khởi tâm tham (sân- si)” . nói như vậy rồi có nghĩa bạn đã dừng lại và quán sát. Nếu bạn không dừng lại, thì niệm niệm nối nhau chẳng dứt, tâm xoay vần mà chẳng hay.
Ví như gió thổi, làm nước biển nổi sóng. Các sự tham – sân- si- ngã chấp- phân biệt- sắc- tướng nơi thế gian… làm biển TÂM- nổi sóng – Vọng Tưởng. Quán sát như vậy rồi liền Nói: “gió đang thổi, sóng biển kia nổi lên, sóng kia là cũng là nước biển”. Như vậy là chánh niệm rồi. Thế nên đối với sóng biển khởi lên, chẳng khởi ý muốn sóng kia đừng khởi và gió kia đừng thổi. với vọng tưởng sanh ra cũng vậy. Vọng tưởng chẳng sanh ra, ta không sao. Còn nếu vọng tưởng sanh ra, ta liền nói: “Ta vừa khởi một vọng tưởng” . Nói như vậy rồi không khởi lên ý muốn vọng tưởng hãy im đi. Vọng khởi một ta nói một, vọng khởi mười ta nói mười lần. Mặc nhiên như vậy rồi vị khách không mời kia sẽ chán mà bỏ đi..
Trong kinh Lăng Già Tâm Ấn, có đoạn:
“Thấy không mà nói không sừng, thấy có không phải thật mà nói không sừng, đây là có, không y nhân, chẳng nên khởi tưởng. Không phải chánh nhân là, không được thật tướng của các pháp, hai thuyết có không đều thành hý luận.” . Mình xin được viết thêm thế này:
“Thấy (thỏ) không (sừng) mà nói không sừng, thấy (trâu)có (sừng nhưng)không phải thật(vì nếu phân tích thành vi trần thì tướng trụ chẳng có) mà nói( trâu) không sừng, đây là có- không y nhân, chẳng nên khởi tưởng. Không phải chánh nhân là, không được thật tướng của các pháp, hai thuyết có không đều thành hý luận.” Đọc đoạn này mình thấy tâm mình thật vô thường, chấp nơi ngôn thuyết luận lý mà chẳng rõ nguồn tâm, duy tâm sở hiện, pháp đồng là một, sự đồng là một mà tùy nơi tâm lượng mỗi chúng sanh mà hiện khác nhau.
Quý bạn hữu thân, hãy xoay cái nhìn về nơi tâm mình.
Thưa quý thầy,
Kể từ ngày nhận được và thực hành theo lời khuyên của quý thầy, con đã bớt suy nghĩ phỉ báng hơn. Tuy nhiên dôi khi con vẫn có những cảm xúc rất độc ác và đáng sợ trỗi dậy mà con phải chật vật để kiềm chế lại. Con sợ những cảm giác đó vì con có cảm tưởng như là nó sẽ chiếm lấy con và khiến con làm việc xấu mà không tự chủ được. Có một lần, trong lúc con đang ngồi học, chân con đang để duỗi không chạm đất. Vì mỏi nên con muốn co chân vào, nhưng trong lúc con đang sắp sửa đưa chân vào thì tâm con đột nhiên nổi lên suy nghĩ:”Nếu để lòng bàn chân hướng xuống đất là phỉ báng Phật”! Con còn đang lơ mơ chưa biết gì thì lại có suy nghĩ tiếp tục vang lên trong đầu con: “Mặc kệ phỉ báng Phật cứ làm đi” ngay trong lúc con đang co chân vào theo phản xạ. Bình thường thì con sẽ chống đỡ ngay bằng cách đưa chân cho nhanh và bác bỏ ngay suy nghĩ đó. Nhưng lúc ấy chân con bị kẹt, làm cho con sợ với tư thế đó thì con sẽ phỉ báng thật. Trong lúc bị rối, dột nhiên tâm con nổi lên một sự giận giữ khủng khiếp trong lòng mà không sao làm kiềm lại được, và với cái suy nghĩ phỉ báng đó, con rút chân thật nhanh vào mà không làm chủ được. Tất cả sự việc xảy ra chỉ trong vài giây đồng hồ khiến cho con bàng hoàng. Ngay sau đó tâm con chỉ còn một suy nghĩ đau đớn: “Thôi rồi, vậy là mình phạm tội lớn rồi!” và cố gắng nghĩ lại xem tại sao lúc đó con lại làm như vậy. Nhưng ngạc nhiên là con chẳng còn một tí cảm giác nào của sự giận dữ đó nữa, cũng không thể lí giải tại sao mình lại làm như vậy. Sau việc đó con rất đau khổ và sám hối rất nhiều. Con vẫn bán tín bán nghi không biết đó có phải tội hay không nên con vẫn sám hối và nghĩ rằng một ngày nào đó con sẻ biết được. Bẵng đi hơn nửa tháng con đã quên nó đi (vì con được khuyên không nên nhớ mãi lỗi của mình) và sống vui vẻ, cái cảm giác đó lại xuất hiện, nhưng lần này nó nổi lên với một ý nghĩ và con kiềm lại được. Nhưng khi nghĩ lại sự việc trước thì thốt nhiên con lờ mờ thấy hình như đúng là con đã tạo tội thật. Con đã vô cùng đau khổ dằn vặt và không biết phải làm sao để sửa chữa được. Con không hiểu, tại sao nhiều lúc con đã thật lòng nghĩ thà chết còn hơn làm điều ác đó mà rồi cuối cùng lại như vầy? Nhiều lúc con chỉ ước mình có thể quay ngược thời gian để sửa chữa lỗi lầm đó. Thật lòng con chỉ muốn sống lương thiện, vui vẻ và có ích cho mọi người thôi.
Xin quý thầy cho con một lời khuyên. Con phải làm sao để có thể sửa chữa dể không bị đọa địa ngục? Nếu như cảm giác ấy lại xuất hiện thì con phải làm sao để không bị vậy? Con thấy hình như mỗi đợt con bị stress hay trầm cảm là con lại có nhiều những cảm xúc khó chịu đó hơn.
Xin quý thầy guip1 đỡ con. Con xin vô cùng biết ơn quý thầy.
Chào bạn, tất cả những suy nghĩ nổi lên đó đều là vọng tưởng. Phàm là người ai cũng có vọng tưởng cả, nên bạn không nên lo lắng quá.
Thế nào là chân thật sám hối: biết sai và tu rèn bản thân để không tái phạm. Như vậy sám hối chân thật là tìm cách dần tiêu trừ vọng tưởng. Điều này là rất khó, vì các bậc Bồ Tát cũng vẫn còn những vọng tưởng vi tế. Tuy nhiên, bạn hãy tin là mình có thể làm được bằng cách đơn giản coi các suy nghĩ lung tung đó như con nít thích ăn vạ, và bạn càng chú ý thì nó càng khóc to. Bạn kệ nó và làm tiếp việc của bạn là niệm Phật, nó sẽ tự biết “ngoan” hơn.
A Di Đà Phật!
Bạn Diệu Mai, Đức Phật là bậc giác ngộ, là Cha lành của tất cả chúng sinh. Cha luôn thương sót chúng con, không phân biệt ai cả. Bạn Diệu Mai, Không chỉ bạn bị bệnh mà quá khứ hiện tại vị lai vẫn thể có người mắc phải. Bạn đừng lo lắng quá. Bạn đã chia sẻ, bạn đưa tay ra và mọi người đều nắm lấy, bạn hãy bình tâm. Bạn Diệu Mai, Nếu bạn có thể tưởng tượng một người đang nói chuyện với mình, thì có lẽ đó là nguyên nhân có đối thoại một mình. Chính là đối thoại bằng chính suy nghĩ. 2 suy nghĩ trái chiều đối thoại với nhau. Bạn có thể hình dung được 2 ngọn núi, cũng có thể hình dung ra 2 người, 2 tiếng nói, 2 ý nghĩa trái chiều . Đó là lỗi tập khí do huân tập mà thành. Bạn Diệu Mai, Bạn có nghe thấy tiếng chim hót ngay bây giờ không, nếu không thì bạn hãy thử tạo ra tiếng chim hót bằng ý nghĩ của mình chứ. Phải rồi khả năng đó là có. Từ đây, bạn biết bạn phỉ báng Phật bằng cách nào rồi chứ? Không dưng nơi hư không lại như có tiếng đối thoại sao. Đúng vì sai mà lập nghĩa, Tịnh vì Uế mà lập nghĩa. các thứ trên đời mỗi mỗi đều nương vào nhau mà lập nghĩa. Khi nhắc đến đúng, bạn có tư duy về sai, khi nói đến tịnh, bạn có tư duy về uế. Tập khí như vậy, thế gian khó tránh khỏi. Từ đây bạn biết tại sao bạn rất kính Phật mà lại có tưởng phỉ báng chưa? Tập khí hư ngụy kia là nhân vô nhân, thế nên mới có việc tại sao bổn tánh vốn sẵn thanh tịnh mà hóa hiện chúng sinh. Vì mê không rõ lỗi lầm kia là tập khí hư ngụy mà thành.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin chân thành cám ơn các quý liên hữu đã giải đáp cho con.
Vậy những suy nghĩ, những cảm giác đó chỉ là vọng tưởng thôi và con không thực sự phạm tội phỉ báng Phật phải không ạ? Chỉ cần con không để tâm đến chúng là chúng không nổi lên nữa ạ?
Nam mô A Di Đà Phật
bạn Diệu Mai, bạn hãy làm việc thật chăm chỉ, niệm phật để vọng tưởng bớt bị xen vào. Bạn cũng có thể đi bộ, gặp gỡ bạn bè. Hãy bận rộn để vọng tưởng không có cơ hội làm phiền bạn. Ngoài ra bạn cũng cần xám hối lỗi vọng tưởng, nguyện xin Phật, Bồ tát gia trì diệt lỗi vọng tưởng. Bạn có thể học cách lạy Phật Lạy Phật 5 vóc chạm đất, khi 5 vóc chạm đất bạn hãy giữ yên một lúc nhé, lạy nhiều lần (có thể hơn 100 lần) thì vọng tưởng sẽ dần tiêu trừ. . phải kiên trì bạn nhé. Vọng tưởng làm phiền bạn, bạn hãy chịu đựng như việc có người đánh bạn vậy, không nên sợ, như vậy là nhẫn nhục. Lạy đủ, đúng cách, chậm rãi, cung kính. Chúc bạn thành công.
này bạn diệu mai.. bạn mới 14 tuổi đã biết phật pháp vậy bạn nên biết rằng đời quá khứ đã gieo chủng tử phật mình cũng giống bạn cũng biết phật pháp rất sớm năm nay mình 22 tuổi và mình dám nói rằng mình còn bị nặng hơn bạn nhiều nhiều lúc không biết rằng mình tự khởi hay vọng tâm khởi và có những suy nghĩ mà mình không nghĩ là mình nghĩ vậy với đức như lai từ một người thường ưa kinh phật đến hôm nay không dám đọc kinh nhiều nhất là những kinh lớn và bây h mình chỉ đọc 1 kinh đó là 10 đại nguyện rộng lớn của phổ hiền và niệm a di đà phật và nhiều lúc niệm phật cũng không được yên nó cứ vọng khởi mà lòng nhối đau đến bây h chỉ còn 1 nổi buồn trong lòng và khi lên diễn đàng mình biết không chỉ có mình mà mình thấy ai nấy cũng điều bị qua và mình đang cố gắng vượt qua nếu bạn muốn kết bạn làm quen thì add facebook mình trungcover để avatar đen xì 🙂 cố lên
Thưa quý thầy, Con hay bị ám ảnh mình làm điều không bình thường,thậm chí hại người, báng bổ phật pháp, tà dâm cả với người thân. khi gặp vài trắc trở thì lại bị nặng hơn,con luôn phải kìm nén đấu tranh suy nghĩ để dẹp nó những suy nghĩ đó và không thử làm theo nó, nhưng nó vẫn lởn vởn trong đầu thử thách con, con đã đi khám tâm lý ở viện và họ bảo là con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và họ kê rất nhiều thuốc tây, con tìm hiểu thấy có người phải uống mấy năm mà không khỏi, con cũng đọc nhiều bài viết trong phật giáo nói đó chỉ là vọng phải tinh tấn luyện phật pháp, vậy con có nên uống thuốc của bác sĩ hay chỉ theo con đường phật pháp để trị vọng này ạ.
Mình khuyên bạn nên niệm phật chân thành với tín, nguyện, hạnh và sám hối xin cầu phật từ bi gia hộ giúp cho bạn bỏ hết tất cả tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Việc tốt nếu có duyên thì làm không nên chấp trước mà sanh phiền não, còn việc xấu thì nên tránh. Bạn ráng giữ câu niệm phật trong tâm mọi lúc, mọi nơi. Khi vọng tưởng kéo tới cũng mặc kệ, đừng đè nén. Chỉ nhận biết nó mà thôi, nó sẽ tự lặng. Bạn cũng phải ráng tập lìa nhị biên phân biệt như đúng, sai, phải, trái, đẹp, xấu, hơn, thua, sanh, tử…vv, đều cũng phải bỏ. Chỉ dùng một câu phật hiệu mà thôi. Ban đầu vọng tưởng bời bời, từ từ chúng sẽ bớt nhưng bạn phải kiên trì, không được bỏ cuộc. Mình bịnh thì vẫn phải cần uống thuốc, sau một thời gian niệm phật tâm bạn bình lại hy vọng có thể giảm thuốc từ từ. Bạn có thể đọc thêm kinh Niệm phật ba la mật và các kinh tịnh độ khác hy vọng có thể giúp bạn nhiều hơn. Nhưng dù sao muc tiêu chính của chúng ta ở đây là nguyện được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới của Phật A di đà.
Trích kinh niệm phật ba la mật
Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, ngươi ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế!
Pháp môn Niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không để cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v… Mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A Di Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh…
Lại nữa Diệu Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho tâm thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân, âm thầm ứng hợp với Bi Trí Trang Nghiêm của Phật – nhưng chưa thể đắc tam minh, lục thông, vô lượng đà ra ni, vô lượng tam muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất Thiết Chủng Trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như Thật Đạo.
Chúc bạn tinh tấn trên đường tu.
chào các bạn đồng tu
mình đang muốn tìm đọc 1 bài kinh hay 1 đoạn kinh nói về nghiệp duyên gì mà bị sanh làm thân nữ , đã từng tạo tác ác nghiệp gì mà đời nay bị sanh làm thân nữ
kính mong các bạn giúp đỡ
Chào bạn Bỉ Ngạn
bạn vào trang dharmasite.net,gõ kinh Địa Tạng Lược Giảng,ở phẩm Như Lai Tán Thán có giảng rất rõ về nhân duyên sinh làm thân người nữ.
chúc bạn mau thông tỏ các điều nghi vấn.
A DI ĐÀ PHẬT.
Xin chào, mình đã đọc bài viết của các bạn. Bản thân mình cũng hay bị vọng tưởng. Có những suy nghĩ bất chợt hiện ra mà không kiểm soát được. Sau một thời gian dài mình đã quen với nó. Vọng tưởng như mũi tên bắn trúng đầu mình khiến mình bị đau nhức. Giờ mình đã nhẹ nhõm hơn rồi. Mỗi lần vọng tưởng hiện ra , lao đên thì mình đọc thầm : “Né”. Giống như một cái khiên chống mũi tên độc vậy. Mũi tên sẽ trượt ra ngoài. Và vọng tưởng kia sẽ không làm bạn đau nữa. Đó là cách của mình. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
con hiện nay đang trì tụng chú đại bi nhưng lại nghe nói tâm không vọng niệm thì mới hiệu nghiệm như vậy có đúng không ạ
Kính thưa quý thầy, quý phật tử xa gần. Con làm trong Quân đội, 39 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có vợ, thời trẻ con cũng hay chơi bời lêu lổng, cũng chẳng hiểu tại sao nữa khi nhìn thấy con gái thì con vẫn thích nhưng có nhiều người làm mối mai con ngại không đi. Nhà anh chị em đều lập gia đình và có con cái hết rồi. Bây giờ chỉ còn mình con sống cùng với bố mẹ con nên bố mẹ con cũng lo lắng cho tương lai của con lắm. Bố mẹ con thì không tín, nhà chỉ thờ ông bà tổ tiên. Khoảng 2 tháng trước anh rể con có bàn với mẹ con cho con đi xem bói hầu đồng để cầu tài, cầu lộc, cầu duyên. Lúc đầu con nhất quyết không đi nhưng mẹ và anh rể con khuyên mãi nên con đã tin và đi. Sau khi đi làm lễ xong con về nhà tra mạng và thấy rằng hầu đồng hầu bóng là nghi thức tín ngưỡng dân gian thông qua giao tiếp với các vị thần linh được nhập vào các ông đồng, bà đồng để ban phước, ban lộc và hiện nay biến tướng rất nhiều nên con cũng không tin lắm. Nhưng cũng thật may cho con trong khi vu vơ trên mạng thì con vô tình tìm và đọc được luật nhân quả. Và con đã hiểu ra mọi điều, mọi việc đang diễn ra với con bây giờ chính là do luật nhân quả quyết định, đều là do mình, gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đó, chứ chẳng có vị thần, vị thánh nào có thể giúp mình hưởng thọ, hưởng duyên, hưởng lộc mà trong quá khứ vô số kiếp mình đã làm điều ác, điều sai. Trừ phi mình biết ăn năn sám hối những lỗi lầm, bỏ điều ác làm thật nhiều việc thiện thì mới mong giải được nghiệp báo từ các kiếp trước như muối bỏ vào ly nước, bình nước, hồ nước mà Đức Phật đã dạy. Và cũng rất may cho con vô tình đọc được Chú Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, thế là con học 84 câu chú của Bồ Tát, chỉ 3 ngày là con thuộc hết và con đã nguyện theo pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm, tuy không hiểu rõ về ý nghĩa của từng câu chú nhưng đi đâu con cũng tụng chú, nhưng chỉ tụng thầm thôi, cả ở nhà, ở cơ quan và khi đang đi trên đường. Con chỉ biết mình tụng chú là phải phát tâm từ bi, phải có ý nguyện nương tựa vào tam bảo khắp mười phương và sám hối tội lỗi trong quá khứ của mình, mong muốn được tiêu trừ đi. Con cũng tìm đọc 42 thủ nhãn của Bồ Tát, nhưng muốn tu được 42 thủ nhãn phải có thầy chỉ bảo mới tu được, nên giờ con chỉ chuyên tâm vào tụng chú đại bi. Có một câu chuyện rất lạ mà con tận mắt chứng kiến, con tin có sự kỳ diệu ở đây. Một hôm đi làm về con thấy các bà, các cô tổ chức phóng sinh rất nhiều chim ở hành lang phía bên kia đường, chim được thả ra hầu hết đều bay hết, nhưng cũng có những con do bị nhốt lâu lên sức yếu chỉ bay được một đoạn ngắn rồi rơi giữa đường và phía bên kia đường và nhiều con vô tình bị xe đi qua cán chết. Con đi qua được đoạn ngắn thì quyết định quay lại bảo các bà nên chọn chỗ phóng sinh cho phù hợp. Nhưng khi quay lại thì thật kỳ lạ là không thấy con chim nào bị chết nằm trên đường nữa mà mình vừa nhìn thấy. Thật kỳ lạ. Có phải là Bồ Tát hiển linh để cứu mấy chú chim này không? Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, Nam mô Thiên thủ Thiên nhãn Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Con kể hơi dài dòng mong quý thầy, quý phật tử thông cảm. Con có chút khó khăn mong quý thầy, quý phật tử giúp đỡ chỉ dạy. Con hiện đang công tác trong QĐ, mỗi khi đơn vị tổ chức liên hoan thì lại phải uống rượu, chúc tụng nhau, rất khó chối từ, kể cả những bữa cơm thường anh em cũng hô hào đóng góp tiền để tổ chức cải thiện mà từ chối cũng phiền, một mình ăn một mâm kể ra cũng không ổn. Mà con muốn mình bớt ăn mặn uống rượu đi để tập dần ăn chay. Mấy tuần nay khi nào uống rượu là sau bữa ăn con móc họng cho nôn hết ra, sau đó ra ngoài mua bánh mỳ về lén lút ăn, về nhà cũng vậy mẹ con thấy con ăn toàn rau với cơm không, ít ăn thịt cá nên cũng để ý hoài, sinh nghi và dò hỏi rất khó trả lời. Mà mấy ngày nay con tụng chú tâm đều nghĩ những điều xấu xa, sằng bậy thôi. Con chỉ mong cho sớm về hưu để tìm ngôi chùa nào để tu thôi. Mong quý thầy, quý phật tử giúp con, cho con lời khuyên, con xin chân thành cảm ơn. Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Viettb,
1. Bạn rất có duyên với Quán Thế Âm Bồ Tát, vì vậy mà bạn đã có thể học thuộc Chú Đại Bi trong vòng ba ngày và lại có thể thường xuyên trì tụng ngay cả khi đi đường, đó là điều vô cùng lợi lạc.
Lợi lạc thứ nhất: Khi bạn trì chú đại bi, tâm được thanh tịnh, không khởi tạo nghiệp, thiện thần hộ pháp đều luôn bên cạnh, tránh được những tai nạn, rủi ro không đáng xảy ra.
Lợi lạc thứ hai: Khi trì chú và nhiếp tâm thanh tịnh, lại khởi tâm từ mà trì, vô lượng chúng sanh trong khu vực bạn trì chú đều được hưởng lợi lạc.
Lợi lạc thứ ba: Những oan gia trái chủ muốn não hại bạn đều không thể đến gần, hoặc nếu họ có trong thân mình để gây bệnh tật, họ sẽ dần được cảm hoá.
Nhưng để hành trì Đại bi chú viên mãn, bạn nên lập thời gian tu học theo nghi thức và có thời gian hành trì nhất định, được vậy tâm từ sẽ ngày một tăng trưởng.
2. Việc vợ con của bạn, như bạn biêt, tất cả đều không ngoài nhân quả. Hiểu rồi thì chính bạn phải tự chuyển hoá cái nhân đó, đem tâm từ bi mà đối nhân, xử thế, chắc chắn sẽ có sự chuyển hoá. Vợ con đều là duyên nợ. Duyên nợ thì có nghịch có thuận. Cho nên để có một người vợ rồi sanh con cái như nguyện bạn hãy dùng Phật pháp làm nền tảng để kiến tạo một hạnh phúc trong tương lai. Bởi chỉ có Phật pháp mới giúp cho chúng sanh phá hết mê lầm, chuyển hoá tâm tạo nghiệp từ vô lượng kiếp, biến chúng thành thiện nghiệp, nhờ đó mà gia đình được hạnh phúc.
3. Việc xem bói, hầu đồng cốt..v.v… bạn phải nên tránh xa, bởi những nơi này phần lớn đều thờ quỷ thần – những vị này vẫn chưa giác ngộ và giải thoát nên chẳng thế khiến cho bạn chuyển hoá thân tâm được. Nếu có thể thì họ đã không phải sống trong kiếp quỷ thần.
4. Việc phát tâm tu đạo sẽ gặp nhiều trở ngại, không chỉ trong sinh hoạt, ăn uống, chay, mặn, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Vì thế bạn phải thật khéo léo để tuỳ duyên mà tu học, đừng quá cứng nhắc trong cách quan hệ, ứng xử, nghĩa là muốn mọi người biết mình đang tu, đang ăn chay, trì chú, niệm Phật..vv… Tất cảnh những điều này nếu bạn không khéo ứng xử, chính họ sẽ là chướng duyên trên đường tu của bạn.
5. Ăn chay kể cả trường chay cũng mới là bước khởi đầu kết duyên với chúng sanh khi tu đạo, chứ ăn chay không thể đắc đạo, không thể giác ngộ và giải thoát. Phía sau của ăn chay phải là sự trì giới và tinh tấn tu học theo đúng chánh pháp thì mới có lợi lạc.
6. Thường là mới tụng chú, ăn chay, niệm phật, tụng kinh các chư Hộ pháp đều rất tán thán, vì thế khởi đẩu chúng ta thường thấy rất thuận lợi, nhưng khi đi sâu vào hành trì và tu học, chư hộ pháp sẽ thường trắc nghiệm xem tâm tu đạo của chúng ta đến đâu? có thật vì đạo, vì giải thoát, vì độ sanh không? hay vì cầu tài, lộc, vinh hoa phú quý? Kế đến là oan gia trái chủ sẽ tìm cách để gây chướng ngại. Kế nữa là trước đây chúng ta sống trong phiền não, nay tâm tịnh lặng một chút, sẽ thấy những chủng tử bất thiện khởi lên, đó là bình thường, bạn không nên hoảng sợ, chỉ cần không để ý tới, tự nó diệt.
7. Tu hành chớ đợi tới già, vì vô thường không đợi bạn đâu. Ngay lúc này bạn hãy phát tâm mà tu gấp. Chùa hay tại gia đều như nhau. Tâm tịnh đó là chùa. Tâm bất tịnh đó chẳng có chùa. Bạn nên hiểu điều này thì không phải đắn đo ở việc tại gia hay tại chùa.
Hy vọng đôi lời chia sẻ có thể giúp bạn ổn định tinh thần mà phát tâm tu đạo. Bên dưới là Nghi thức trì chú đại bi, bạn tham khảo rồi hành trì tất được lợi lạc.
***********************************************
ĐẠI BI CHÚ
Nīlakaṇṭha Dhāranī
Đại Đường, Tam Tạng Già Phạm Đạt Ma dịch.
Đại bi chú phạn ngữ là Mahàkàrunikacitta-dhàrani, Hán dịch ‘’Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni’’ là thần chú mà được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong Đại Bi Tâm Đà La Ni kinh. Đại Bi Chú như một lời thề nguyện cứu khổ chúng sanh của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát (Arya alokitesvaraya Bodhisattvaya) trong đời ngũ trược ác thế, khi hành giả thành kính, thành tâm thọ trì phúng tụng. Trong đại tạng kinh, Đại bi chú có nhiều bản dịch khác nhau, nhưng lưu hành được nhiều người biết đến, là bản dịch của ngài Già Phạm Đạt Ma Pháp Sư có 84 câu chú, đối chiếu bản Phạn ngữ hiện hành thì tương đồng. Đà la ni này phần đông Phật tử đều thông thuộc, tu trì rất linh nghiệm, không thể dùng ngôn từ để nói tận công đức.
Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni ghi chép rằng: Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi, còn bị đọa vào 3 đường ác, tôi (Quán Âm Bồ Tát) thề không thành chánh giác.
– Nếu chúng sanh nào trì tụng chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi (Quán Âm Bồ Tát) thề không thành chánh giác.
– Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài tôi (Quán Âm Bồ Tát) thề không thành chánh giác.
– Nếu có người nữ chán ghét thân nữ, muốn được làm thân nam, trì tụng thần chú Đại Bi, nếu không chuyển nữ thành thân nam, tôi (Quán Âm Bồ Tát) thề sẽ không thành chánh giác.
– Nếu có người nào phạm tội xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ, cần đối 10 phương chư Phật sám hối, mới có thể tiêu trừ. Khi tụng chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, 10 phương chư Phật đều đến chứng minh hộ niệm, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
– Nếu người nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp, phá giới, đạp chùa phá tháp, trộm của tam bảo, làm dơ phạm hạnh người xuất gia, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như núi, chí thành trì niệm, cầu xin sám hối, đều được tiêu hết. Người trì niệm có nhiều sự lợi ích, thù thắng vi diệu, bất khả tư nghì công đức.
– Nếu thiện nam, thiện nữ nào tụng trì thần chú này, phải phát tâm Bồ Đề, thề độ tất cả loài chúng sanh, không phân biệt nhân ngã, giữ gìn trai giới, tinh tấn trì tụng. Lúc đó, sẽ có Nhựt Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát cùng vô lượng thiện thần đến chứng minh hộ niệm. Ta (Quán Âm Bồ Tát) sẽ dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho người ấy có thể hiểu thông các điển tịch Vi Đà (bà la môn kinh) và thông suốt tất cả kinh sách thế gian.
– Nếu có người nào tụng trì thần chú này, có thể trị lành tám muôn bốn ngàn thứ bịnh ở thế gian, hàng phục các thiên ma, ngoại đạo, sai khiến được tất cả chủng loại quỷ thần.
– Nếu có người nào tọa thiền ở nơi động núi, đồng vắng, bị các loài sơn tinh, các quỉ mị vọng lượng làm não loạn, khiến cho tâm không nhập định, chỉ cần tụng chú này một biến, các quỉ thần ấy thảy đều bỏ chạy.
– Nếu có người nào tụng trì thần chú Đại Bi, tất cả sự mong muốn, điều được như ý, nếu cầu không mãn nguyện, thì thần chú này không được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni, duy trừ tâm bất thiện, không chuyên tâm chí thành trì niệm chú ấy.
– Nếu có người nào tụng trì thần chú Đại Bi, thì sẽ được vô lượng, vô biên công đức, khiến cho chúng được nghe làm nhân Bồ Đề, để gieo trồng ở kiếp sau.
– Nếu thiện nam và thiện nữ nào tụng trì thần đà la ni này , các đại Bồ Tát, Phạm vương, Đế Thích, Các thiện thần, long vương, thần Mẫu và 500 Dược xoa làm quyến thuộc, thường theo hộ trì bảo vệ người thọ trì thần chú Đại Bi, sau khi chết sẽ sanh về thế giới của Phật A Di Đà.
– Nếu thiện nam, thiện nữ nào trì tụng Đại Bi chú sẽ được 15 điều tốt lành, tránh được 15 thứ hoạnh tử bức hại.
Được 15 điều tốt lành:
1. Sinh ra thường được gặp vua hiền,
2. Thường sinh vào nước an ổn,
3. Thường gặp vận may,
4. Thường gặp được bạn tốt,
5. Sáu căn đầy đủ,
6. Tâm đạo thuần thục,
7. Không phạm giới cấm,
8. Bà con hòa thuận thương yêu,
9. Của cải thức ăn thường được sung túc,
10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ,
11. Có của báu không bị cướp đoạt,
12. Cầu gì đều được toại ý,
13. Long thiên, thiện thần thường theo hộ vệ,
14. Được gặp Phật nghe pháp,
15. Nghe Chánh pháp được ngộ nhập nghĩa lý.
Không bị 15 thứ hoạnh tử:
1. Chết vì đói khát khốn khổ,
2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập,
3. Chết vì oan gia báo thù,
4. Chết vì chiến trận,
5. Chết vì bị ác thú hổ lang làm hại,
6.Chết vì rắn độc, bò cạp,
7. Chết trôi, chết cháy,
8. Chết vì bị thuốc độc,
9. Chết vì trùng độc làm hại,
10. Chết vì điên loạn mất trí,
11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm,
12. Chết vì người ác trù ếm,
13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại,
14. Chết vì bệnh nặng bức bách,
15. Chết vì tự tử.
– Nếu người nào nhất tâm tinh tấn trì tụng Đại Bi đà ra ni này, có thể thành tựu thập chủng tạng thân của Như Lai:
1. Tạng thân từ bi, vì cứu độ chúng sanh.
2. Tạng thân diệu pháp, vì nhiếp tất cả đà ra ni.
3. Tạng thân thiền định, vì hội đủ tam muội hiện tiền.
4. Tạng thân hư không, vì vô ngại quán sát chúng sanh.
5. Tạng thân vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì.
6. Tạng thân diệu ngữ, vì thuyết pháp bất tuyệt hóa độ chúng sanh.
7. Tạng thân thường trụ, vì tam tai bát nạn, không thể làm hại.
8. Tạng thân giải thoát, vì thiên ma ngoại đạo không thể xâm hại.
9. Tạng thân dược vương, vì trị bịnh tất cả chúng sanh.
10. Tạng thân thần thông, vì được tự tại dạo chơi 10 phương chư Phật.
– Nếu có chúng sanh nào nghe danh đà ra ni này, còn được tiêu diệt tội nặng trong vô lượng kiếp, huống chi phát tâm trì tụng? Nếu có người nào tụng trì thần chú này phải biết rằng người ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo nhiều căn lành. Nếu người nào y pháp trì tụng, không bao lâu sẽ thành Phật.
NGHI THỨC TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI BI
NGHI THỨC TRÌ TỤNG
LÀM SẠCH PHÁP GIỚI
– Tịnh pháp-giới chơn-ngôn: Án lam (21 lần).
– Tịnh tam-nghiệp chơn-ngôn: Án, ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần).
– Phổ cúng-dường chơn-ngôn: Án, nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần).
– Tịnh thổ-địa chơn-ngôn: Nam mô tam mãn đa một đà nẵm, úm độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần).
Hộ pháp, Vi đà thị chứng minh,
Thân tụ Phật tiền Tâm như nguyện,
Tưởng bằng bí chú đắc oai linh,
Hà nhơn bất thức trì niệm Luật,
Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự.
Nẵng mô tô tất đế, đa rị đa rị, mạn đa mạn đa, ta bà ha (3 lần).
NIỆM HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phảng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác.
Đấng Pháp Vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loại,
Quy y trọn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
KỲ NGUYỆN
Hiện tiền đệ tử chúng đẳng cung đối Phật tiền thành tâm trì tụng Kinh Chú Đại Bi chuyên vì, phục quy cầu an sám hối. Ngưỡng mong oai thần Tam Bảo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại BI Quán Thế Âm Bồ Tát, Chư Thiên Long Thiện Thần Hộ Trì Già Lam Thánh Chúng: gia trì hộ niệm cho chúng con nhờ công đức này, chư tai tiêu diệt, bệnh khổ tiêu trừ, phước trí trang nghiêm, nhứt thiết chướng duyên, ác duyên thảy đều dứt sạch, ba nghiệp tinh trì, siêng tu Thánh Đạo, siêng phát Bồ Đề tâm, siêng cầu nhứt thiết trí, tự giác giác tha, hạnh giác ngộ viên mãn, thời thời đồng chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác.
– Nam mô Hương cúng dường Bồ tát.
– Nam mô Chư Tiêu tai giáng kiết tường Bồ tát.
– Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ma ha tát, tác đại chứng minh.
TÁN LƯ HƯƠNG
Hương thơm vừa thắp trên đài,
Xông lên Chư Phật trong ngoài đều nghe,
Mây lành mỗi chốn được che,
Chúng con ngưỡng vọng ngồi xe nhất thừa.
Nam mô Hương cúng dường Bồ tát (3 lần) Ma ha tát.
TÁN PHẬT
Kính lạy đời quá khứ,
Chánh Pháp Minh Như Lai,
Chính là đời hiện nay,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Bậc thành công đức diệu,
Rủ lòng Đại Từ Bi,
Nơi trong một thân tâm,
Hiện ra ngàn tay mắt,
Soi thấy khắp pháp giới,
Hộ trì các chúng sanh,
Khiến phát lòng đạo sâu,
Dạy trì chú viên mãn,
Cho xa lìa đường ác,
Được sanh trước Như Lai,
Những tội nặng vô gián,
Cùng bệnh ác lâm thân,
Khó nỗi cứu vớt được,
Cũng đều khiến tiêu trừ,
Các tam muội, biện tài,
Sự mong cầu hiện tài,
Đều cho được thành tựu,
Quyết định chẳng nghi sai,
Khiến mau được ba thừa,
Và sớm lên quả Phật,
Sức oai thần công đức,
Khen ngợi chẳng hay cùng,
Cho nên con một lòng,
Qui mạng và đảnh lễ.
1/ Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo (1 lạy).
2/ Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ Điều ngự, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chu Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy).
3/ Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1 lạy).
KINH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN SÁM PHÁP ĐẠI BI TÓM LƯỢC:
Kinh nói: Nếu có vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hay đồng nam, đồng nữ nào, muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sanh và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền bát-nhã.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm vượt qua biển khổ.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được đạo giới định.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết-bàn.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô-vi.
* Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp-tánh.
*Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
* Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
* Nếu con hướng về cõi Địa ngục,
Địa ngục liền mau tự tiêu tan.
* Nếu con hướng về loài Ngạ quỉ,
Ngạ quỉ liền được tự no đủ.
* Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu-la tâm ác tự điều phục.
* Nếu con hướng về các Súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lần).
Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi, mà còn bị đoạ vào ba đường ác, tôi thề không thành chánh giác.
Tụng trì chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề không thành chánh giác.
Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài, tôi thề không thành chánh giác.
Tụng trì thần chú Đại Bi, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại Bi Tâm Đà-la-ni.
Khi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội, chắp tay đứng thẳng, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, nở mặt mỉm cười, nói chương cú màu nhiệm: “Quảng Đại Viện Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni” rằng:
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha (3 lần).
(Tuỳ sức, tụng 7 hoặc 21, 49, 108 biến).
Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương Chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc, tất cả chúng hội đều được chứng quả, hoặc có vị chứng quả Tu-đà-hoàn, hoặc có vị chứng quả A-na-hàm, hoặc có vị chứng quả A-la-hán, hoặc có vị chứng được Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa, Ngũ địa cho đến Thập địa, vô lượng chúng sanh phát lòng Bồ Đề.
SÁM HỐI
Đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, hiện tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh Chư Phật, dưới đồng muôn loài. Bởi niệm vô minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình đẳng, sanh tưởng ngã nhơn. Lại do ái kiến làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân hồi, gây nên đủ tội: thập ác, ngũ nghịch, báng pháp báng người, phá giới phạm trai, huỷ hoại chùa pháp, trộm của tăng kỳ, bức người tịnh hạnh, xâm tổn thường trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối. Những tội như thế, không lường không lường không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đoạ tam đồ, chịu vô lượng khổ.
Lại trong đời này, do túc hiện chướng, hoặc bị các nghiệp: lửa phiền thiêu đốt, tật bệnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn, tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu.
May gặp Thần chú Viên Mãn Đại Bi (xá), có thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con, hết lòng tụng trì. Con nguyện nương về Quán Âm Bồ Tát, cùng Phật mười phương (xá), phát lòng Bồ đề, tu hạnh chân ngôn, cùng với chúng sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám hối, nguyện đều tiêu trừ.
Nguyện đấng Đại Bi Quán Âm Bồ Tát, ngàn tay nâng đỡ, ngàn mắt chiếu soi, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình người hạnh nguyện, cùng được viên thành, mở tánh bản trí, dẹp trừ ma ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu nhân tịnh độ.
Nguyện cho chúng con, khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà, rồi được thừa sự Đại Bi Quán Âm đủ các Tổng trì, rộng độ quần phẩm, đồng thoát khổ luân, đều thành Phật đạo.
Đệ tử sám hối, phát nguyện rồi xin quy mạng đảnh lễ:
Chí tâm đảnh lễ: “Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo” (3 lạy).
Bồ Tát liễu đầu cam lồ thuỷ,
Năng linh nhất đích biến thập phương,
Tinh chuyên cấu uế tịnh tiêu trừ,
Ngã thử đạo tràng đắc thanh tịnh.
Đệ tử chúng con xin đọc Ngũ Bộ Chú Đà-la-ni:
1/ Úm Lam (7,21,49,108 lần tuỳ nguyện)
2/ Úm Sĩ Lâm (7,21,49,108 lần tuỳ nguyện)
3/ Úm Ma Ni Pad Mê Hum (7,21,49,108 lần tuỳ nguyện)
4/ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha (7,21,49,108 lần tuỳ nguyện)
5/ Bộ Lâm (7,21,49,108 lần tuỳ nguyện).
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo.Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
“Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” (3 lần).
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN
Nam-mô A Di Đa Bà Dạ
Đá tha dà đa dạ, đá điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa, tất đam bà tỳ
A Di rị đa, tì ca lan đế
A Di rị đa, tì ca lan đa
Dà Di Nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Trì chú công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát,
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo,
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thoái Bồ Tát vi bạn lữ,
Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhất thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cộng thành Phật đạo.
CHỦ LỄ PHỤC NGUYỆN
– Nam mô Thập phương Thường trú Tam bảo, tam thế nhứt thiết Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng.
– Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
– Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, tác đại chứng minh.
Phục nguyện nhứt thành thượng đạt, vạn tội băng tiêu, nguyện cho chúng con nhờ công đức trì Chư Đại Thần Chú thảy đều đắc độ cao siêu, cầu gia thân quyến thuộc hàm triêm lợi lạc.
Thượng Lai
Đệ tử chúng đẳng, cung đối Phật tiền thành tâm trì tụng Kinh Chú Đại Bi, nhờ công đức này hộ niệm cho chúng con: thân 3 nghiệp tội, miệng 4 nghiệp ác, ý 3 nghiệp xấu, lầm tạo điều quấy, gây các tội lỗi, ngưỡng mong oai Thần Chư Phật, Từ lực Thần Chú Minh Huân gia hộ cho chúng con: tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn, tiến tu đạo nghiệp, tha nhựt đồng quy An dưỡng quốc.
Phổ nguyện
Thế giới hoà bình, nhân dân an lạc, mưa thuận gió hoà, mùa màng thịnh vượng, chiến tranh thảy đều chấm dứt, đồng thương nhau như anh em một nhà.
Thứ nguyện
Cầu siêu cho đẳng đẳng hương linh, pháp giới hương linh, chư hương linh ký tự tại …, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh độ, hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, bất thoái Bồ tát vi bạn lữ.
Thứ kỳ nguyện
Cầu an cho các thiện nam, tín nữ, đạo hữu, đạo tâm xa gần, lai đáo đàn tràng, kẻ cúng một công, người cúng một quả, một đồng, hồ trì ngôi Tam Bảo…, nguyện chư vị: tuỳ tâm mãn túc, mạng vị bình an, vô lượng kiết tường, an lạc như ý nguyện.
Hồi hướng cho Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại Tôn Thân, kẻ còn người mất, nhờ công đức này: âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chư nhơn sanh, tình dữ vô tình, đồng thành Phật đạo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TAM TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đạo, phát vô lượng tâm (1 lạy).
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng , trí tuệ như hải (1 lạy).
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy).
Thời kinh của chúng con vừa tụng xong. Trong lúc tụng niệm, chưa được nhất tâm nhất niệm, trong lúc tụng niệm còn thừa thiếu, nhầm lẫn Hồng Danh Đức Phật nào, con nguyện đê đầu thành tâm sám hối, nguyện những tội lỗi của con đều được tiêu trừ.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát (3 lần).
* Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo (3 lần).
* Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin Đức từ bi thường gia hộ (3 lần).
Nam mô Chư Tiêu tai giáng kiết tường Bồ tát (3 lần).
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT, BỒ TÁT
1/ Chí tâm đảnh lễ: Bổn-Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Thế-Tôn (3 lạy).
2/ Chí tâm đảnh lễ: Tây phương Cực-Lạc Thế-giới A-Di-Đà Thế-Tôn (1 lạy).
3/ Chí tâm đảnh lễ: Quá-khứ vô-lượng ức kiếp, Thiên-Quang Vương Tịnh-Trụ Thế Tôn (1 lạy).
4/ Chí tâm đảnh lễ: Quá-khứ cửu thập cửu ức Căn-già-sa Chư Phật Thế-Tôn (1 lạy).
5/ Chí tâm đảnh lễ: Quá-khứ vô-lượng kiếp Chánh-Pháp-Minh-Thế-Tôn (1 lạy).
6/ Chí tâm đảnh lễ: Thập phương tam thế nhứt thiết Chư Phật Thế Tôn (1 lạy).
7/ Chí tâm đảnh lễ: Hiền-kiếp thiên Phật, tam thế nhứt thiết Chư Phật Thế-Tôn (1 lạy).
8/ Chí tâm đảnh lễ: QUảng-Đại Viên-mãn Vô-ngại Đại-Bi-Tâm Đà-la-ni Thần diệu chương-cú (3 lạy).
9/ Chí tâm đảnh lễ: Quán-âm sở thuyết chư Đà-la-ni, cập thập phương tam thế nhứt thiết Tôn Pháp (1 lạy).
10/ Chí tâm đảnh lễ: Thiên-thủ Thiên-nhãn, Đại-Từ Đại-Bi, Quán-Thế-Âm Tư-Tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lạy).
11/ Chí tâm đảnh lễ: Đại-Thế-Chí Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
12/ Chí tâm đảnh lễ: Tổng-Trì-Vương Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
13/ Chí tâm đảnh lễ: Nhựt-Quang Bồ-Tát, Nguyệt-Quang Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
14/ Chí tâm đảnh lễ: Bảo-Vương Bồ-Tát, Dược-Vương Bồ-Tát, Dược-Thượng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
15/ Chí tâm đảnh lễ: Hoa-Nghiêm Bồ-Tát, Đại-Trang-Nghiêm Bồ-Tát, Bảo-Tạng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
16/ Chí tâm đảnh lễ: Đức-Tạng Bồ-Tát, Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát, Hư-KHông-Tạng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
17/ Chí tâm đảnh lễ: Di-Lặc Bồ-Tát, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
18/ Chí tâm đảnh lễ: Thập phương tam thế, nhứt thiết Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy).
19/ Chí tâm đảnh lễ: Ma-Ha-Ca-Diếp Tôn-Gả, Vô-lượng Vô-số Đại Thanh-Văn-Tăng (1lạy).
20/ Chí tâm đảnh lễ: Xiển Thiên-Thai-giáo-quán, Tứ-Minh Tôn-Giả, Pháp-Trí Đại-Sư (1 lạy).
21/ Chí tâm đảnh lễ: Nhất tâm đại vị: Thiện-Tra, Phạm-Ma, Cù-Bà-Dà thiên-tử, Hộ-thế tứ vương, Thiên Long Bát-Bộ, Đồng-mục Thiên-nữ, Hư-không thần, Giang-hải thần, Tuyền-nguyên thần, Hà-chiểu thần, Dược-thảo thọ-lâm thần, Xá-trạch thần, Thuỷ-thần, Hoả-thần, Phong-thần, Thổ-thần, Sơn-thần, Địa-thần, Cung-điện thần, tịnh Thủ-hộ trì chú nhứt thiết Thiên, Long, Quỉ, Thần cập các quyến thuộc đảnh lễ Tam Bảo (1 lạy).
Bạn có thể cho mk biết ý nghĩa của chú đại bi là gì ko ạ
Chào bạn Lanh,
Bạn xem kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni theo link bên dưới để biết ý nghĩa của chú Đại Bi. Ngoài ra cũng sẽ giúp bạn khởi tín tâm đối với thần chú này.
https://thuvienhoasen.org/a15195/kinh-dai-bi-tam-da-ra-ni
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn!
Con xin chân thành cảm ơn thầy Trung Đạo đã tận tình chỉ dạy cho con. Con xin hứa quyết tâm học và làm theo những điều thầy dạy. Chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe để cứu độ chúng sinh.
Bạn Viettb,
1. Tu đạo là để dẹp phiền não, giúp tâm an lạc, nhưng bạn lại tự tạo thêm phiền não rồi lại tự đánh nhau với nó, như vậy là nghịch đạo.
Đại Sư Huệ Năng dạy: Phàm phu tức Phật, phiền não tức bồ đề. Một niệm mê tức phàm phu. Một niệm trí tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não. Niệm sau lìa cảnh tức bồ đề.
a. Niệm mê có nghĩa như thế nào? Khi đang trì chú, niệm Phật, tụng kinh mà tâm khởi lên những chuyện thi phi, nhân ngã, hay để tâm duyên theo cảnh trần như ăn, uống, ngủ nghỉ, tài, danh, sắc, tham, sân, si..v.v… thì đó là niệm mê, đó là đang trì chú, niệm Phật, tụng kinh trong mê, và niệm này được gọi là niệm của phàm phu.
b. Một niệm trí tức Phật là thế nào? Ngay khi khởi niệm mê đó, nhận biết đó là mê, không cho tâm duyên theo, không chạy theo cảnh sắc, chỉ cần nhiếp vào câu chú, câu Phật hiệu, câu kinh, niệm này gọi là niệm Phật. Phật là giác. Phàm phu là mê. Mê và giác nói hai, nhưng khoảng cách giữa mê và giác thực chỉ là một, bởi thấy mê, không chạy theo mê, ngay lúc đó đã là giác. niệm này đồng nghĩa với niệm của Phật.
c. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não là thế nào? Khi trì chú, niệm Phật, tụng kinh mà thấy trong tâm lao xao đủ thứ chuyện đó gọi là nội phiền não. Rồi bên ngoài xung quanh cũng lao xao đủ thứ chuyện đó gọi là ngoại phiền não. Khi nội, ngoại phiền não cùng khởi mà duyên tâm theo, đồng nghĩa tâm đang duyên theo cảnh, đang chấp cảnh rồi bị cảnh chuyển. Lúc này cho dù miệng đang trì chú, niệm Phật, tụng kinh, đồng nghĩa đang trì, niệm, tụng trong phiền não.
d. Niệm sau lìa cảnh tức bồ đề là thế nào? Bồ đề là giác. Giác đồng nghĩa với Phật. thấy cảnh mà không duyên theo cảnh, không bị cảnh chuyển, đồng nghĩa là bồ đề, là giác, là Phật. Phật nói ở đây là một niệm giác đồng với một niệm của Phật chứ không phải mình là Phật.
Như vậy phiền não vốn chẳng phải kẻ thù mà nó chính là thiện tri thức, là bạn, đang giúp cho chúng ta nhận thức rõ để mà tránh, đừng kết bạn với nó, nhưng cũng chẳng cần phải phủ nhận, hay lập trận tuyến để phòng thủ hay đối phó với nó làm gì cho mệt. Nhưng phần lớn khi mới tu đạo chúng ta hoặc là duyên theo phiền não, hoặc để phiền não lôi kéo, hoặc tuyên chiến với phiền, não, hoặc sống với nó nhưng chúng ta lại ngộ nhận mình đang tu và rất tinh tấn tu. Điều này không sai, nhưng là tu trong vọng.
2. Lấy vọng để trị vọng vốn chẳng thể thành chân, nhưng lấy chân để trị vọng tất vọng lập tức bị đẩy lùi. Như vậy vọng (phiền não) hay chân (an nhiên tự tại) đều do một niệm tâm của chúng ta khởi lên cả. Giác được cái niệm này, phiền não chắc chắn sẽ bị đẩy lùi.
TĐ
Dạ vâng thưa quý thầy con đã hiểu rồi ạ. Trong lúc hành trì tụng Chú Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, nhiều ý nghĩ xằng bậy tuôn ra và con nghĩ đó là tâm ma. Đôi lúc phải dừng lại để tự đánh vào đầu và xua đuổi nó đi như “Hãy cút ra khỏi người ta hỡi tâm ma, đừng có làm phiền ta” và lại sám hối về những ý nghĩ xấu xa đó với Đức Phật, Đức Bồ Tát rồi tụng chú tiếp. Nhưng được một thời gian ngắn thì nó lại quay về. Và con thường có ý nghĩ quyết chiến với nó và tự nhủ là “Ngươi sẽ không thắng nổi ta đâu hỡi tâm ma” và từ đó phân chia cơ thể thành 2 bản sao thiện – ác đối lập nhau. Trong lúc tụng chú mà sao lãng, có ý nghĩ xấu xa phỉ báng, không tập trung là con quay lại dừng tụng chú và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho bản thể xấu ác kia ôm đầu đau đớn và bắt nó quay lại niệm Phật cùng con và thầm nhắc nó rằng: “Nếu ngươi cứ nghĩ bậy bạ là ta niệm Phật cho ngươi đau đớn”. Thời gian đầu thì nó nghe lời, bản thể của con thắng nó. Nhưng đêm qua con cũng áp dụng phương pháp trên tuy nó cũng ôm đầu nhưng vẫn cười ha hả, con phải dừng tụng chú lại xuống nhà. Vì nhà con không có điều kiện để lập bàn thờ Phật, Bồ Tát nên mỗi khi ăn cơm xong, đánh răng con thường nên sân thượng ngước lên bầu trời mà tụng và tập thể dục luôn. Thấy không ổn và không thể tụng tiếp được nữa nên con xuống nhà và đi ngủ. Con nghĩ rằng mình nằm tụng sẽ hiệu quả hơn và con dùng điện thoại bật youtobe tụng Chú Đại Bi 21 biến của Hòa thượng Thích Trí Thoát và tụng cùng thầy ấy, nhưng tâm vọng tưởng vẫn dấy lên không tập trung được. Con lại tắt điện thoại đi và tụng thầm, thấy bản sao mình trong gương cùng mấp môi tụng cùng mình, nhưng được một lúc thì bản sao đó bỗng dưng cười ha hả và hóa tướng ra mọi hình thù ma quái làm con sợ quá không dám tụng nữa và thế là con đành bỏ dở tụng chú để đi ngủ. Con biết mình đã quá chấp vào nó đó là 2 bản thể con người thiện – ác, cứ nghĩ rằng sẽ chế ngự được nó và làm cho được nhất tâm khi tụng Chú, niệm Phật. Chính con đã quá chấp và quá nghĩ vào 2 bản thể thiện – ác của con mà đã làm cho chúng có cơ hội lớn mạnh thêm và từ đó không thể tụng Chú được nữa, ngoài ra mấy ngày trước con có coi trên youtobe có ai đó đăng hình ảnh con khỉ bị người ta hành hình khi bị cắt phần đỉnh đầu.. Nam mô A Di Đà Phật, con không dám kể tiếp nữa vì nó quá bất nhân, vô nhân tính. Và con đã chấp vào cảnh đó và cũng không tụng Chú được. Bây giờ khi được thầy Trung Đạo và thầy Cư sĩ Phước Huệ khai sáng con đã hiểu ra đó chỉ là vọng niệm, vọng cảnh do mình quá chấp vào nó mà để nó sinh sôi nảy nở và con cũng mới đọc qua có một vị Bồ tát trước khi thành chánh quả đã niệm “Nam mô A Di Đà Phật” đến chỗ gió lùa chẳng vào, mưa sa chẳng lọt. Con nghĩ mình cần làm bây giờ là phải tụng Chú, niệm Phật và không cần để ý đến những vọng niệm thiện – ác, và vọng cảnh, tham – sân – si. Cứ để nó hiện lên rồi tự dần biến mất. Con xin cảm ơn 2 thầy Trung Đạo và Phước Huệ.
Xin quý thầy và mọi ng giải đáp cho mk
Mk cũng bị tâm bất kính Phật hơn 2 tháng này rồi .dạo này mk tìm hiểu Phật pháp và nghe các thẩy giảng thì biết rằng Phật A di đà ko phải là vị Phật lịch sử .thế tự nhiên trong đầu mình những suy nghĩ bất kính về đức Phật càng nhiều hơn mk thật sự rất mệt mỏi và mỗi lần như thế m đánh vào đầu hoặc tát vào mặt .mọi ng có thể chia sẻ cho mk cách để đc tâm yên và ko bất kính đức Phật nữa ko chứ h lòng mình rất mơ hồ
Chào bạn Lanh,
Khá nhiều bạn sen trên trang mạng này đã gặp vấn đề giống như bạn. Bạn chịu khó đọc thêm một vài phúc đáp, hồi âm là sẽ biết cách xử lý.
Đức Phật A Di Đà là từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong một số kinh như: kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ Phật, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật,.. Bạn nên đọc qua các bộ kinh này để xây dựng sự hiểu biết đúng đắn và niềm tin.
PH xin chia sẻ thêm về vấn đề của bạn. Cách bạn phản ứng hiện giờ như đánh vào đầu, vào mặt,.. đều là do tâm đang sân và si. Bạn cần hiểu những ý nghĩ đó là những vọng tưởng, vọng niệm mà bạn đã từng huân tập (thâu nhận vào) trong quá khứ. Cách xử lý là không chú ý đến chúng, chỉ tập trung tâm ý để niệm Phật thôi. Tùy theo nghiệp nặng, nhẹ, và công phu niệm Phật của bạn mà tình trạng đó biến chuyển. Có người chỉ mất vài tuần, vài tháng là giảm rồi hết. Nhưng cũng có nhiều người mất thời gian nhiều hơn. Nói chung là cần phải kiên trì.
Chúc bạn an vui, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Luc truoc con chua biet den dien dan nay nen co gang chong choi với suy nghi đó mà đả phát ra miệng 1 vài lần mà con không hay biết mình nói vậy.khi nhan biet dc minh nói nhu vay con rat ăn hận và rất sợ mang tội.cho con hoi voi tinh trang nhu vay con có mang tội ko.baay gio ngay nào con cung đau đầu voi nhung suy nghi phi bang phat ma con ko kiểm soát dc.xin các sư và bạn đồng đạo chỉ giúp con voi. Adidaphat
Và con di chua tung kinh lạy phật tri chu nhung cac suy nghĩ phỉ báng ấy cu hiện lên lúc con lay phat tung kinh tri chu.nghe đến chữ phật hay bồ tát là nó khởi liên tục phĩ bang. Đến nỗi lạy phat ma con ko dám lạy nửa.con phai lam sao đây. Xin giúp con voi.nam mo adidaphat
Hom nay con tinh co gap dien dan nay con thay minh that mai man.con thay co nhieu nguoi bi tinh trang giong con. Nhung loi phi bang phat trong dau co nhung tu ngu ma trong doi con ko dam noi voi nguoi khac nua huong chi la phat. Thô tục và độc ác. Ô uế đến khôn cùng. Con ko hiểu tâm kính trọng phat bao nhieu thi ý nghĩ lại phỉ báng ghê gớm bấy nhieu.bao nhieu nam nay ko co gi. Duyên đến biet đến phat phap thi tro nen nhu the.cho con hoi đay la tạp niệm hay tâm bất kính vay thưa quy thầy và các đạo hữu. Hay là nghiệp quá khứ của con. Nam mo adidaphat
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Con cảm ơn cư sĩ Phước Huệ
NHIỀU lúc con niệm Phật mà ko bị những suy nghĩ bất kính đó á thế là được một lúc như thế con lại nhớ ra là ui mình ko bị tâm bất kính Phật nữa xong là những suy nghĩ đó lại xuất hiện kiểu như ăn sâu vào trong não con á chỉ chờ thời cơ là phát . Con cx phải đi học á nên thời gian niệm Phật ko nhiều .có lúc nhớ niệm lúc ko .con phải làm sao để những suy nghĩ bất kính đó đi mà ko biết là nó đã đi( kiểu ko để ý đến ) ạ
Chào bạn Lanh,
Chỉ cần bạn kiên trì niệm Phật, khi tâm có đủ lực rồi thì khi bắt đầu muốn nghĩ đến ý phỉ báng thì mình dừng lại được và nhớ niệm Phật. Bạn hãy sắp xếp mỗi ngày niệm ít nhất khoảng 20′- 30′. Ngoài ra mỗi khi khởi lên ý xấu thì ngay đó niệm Phật liền. Lúc rỗi rảnh, khi bạn không phải chú tâm học bài, nghe giảng,..thì hãy nhớ niệm Phật.
Lúc mới bắt đầu thì bạn sẽ vẫn còn để ý đến mấy ý đó, không sao hết, đó là bình thường. PH cũng đã trải qua tình trạng như vậy. Thời gian sau nó sẽ bị “yếu đi”, nghĩa là ý đó sẽ vẫn khởi lên nhưng mình không thấy sợ, không quan tâm đến nó nữa (giống như gió thoảng qua thôi), mà chỉ chú tâm niệm Phật thôi.
Bạn chỉ cần hành trì như vậy một thời gian tự nhiên nó sẽ biến mất hồi nào không hay, hoặc lâu lâu mới khởi lên.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Con biết rồi ạ.mai mốt con lên diễn đàn sẽ viết dấu ạ.con cảm ơn sư quý thầy và đạo hữu ạ.
Tâm con dạo này rất nhạy cảm
Vì khi đang bị những suy nghĩ bất kính Phật như vậy thì mỗi khi nghe thấy ai nói bậy hay chửi bậy là tâm con lại lưu lại và ghép nó với đưca Phật
Con nên làm gì ạ
Chắc con vẫn phải niệm Phật để vững tâm đúng ko ạ
Tâm con hay bị dao động vào hoàn cảnh ạ
Chào bạn Lanh,
Đúng vậy, bạn cứ vững tâm niệm Phật thật nhiều. Các hiện tượng mà bạn đang gặp xảy ra rất thường đối với người đang bị nghiệp phỉ báng khởi hiện. Khi mình không muốn để ý chuyện xấu thì lại càng để ý. Niệm Phật chính là nhờ năng lực của Phật để gội sạch tâm mình. Điều cần nhất là mình kiên trì, không sợ hãi, không bỏ cuộc.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào Em Lanh
Em bị như vậy là do nghiệp chướng đang lôi kéo em trong tuơng lai sẽ bị đọa lạc đấy
Nguyên nhân sâu xa có thể là do em từng hủy bán Phật Pháp, chia rẽ hoặc không cung kính điển tượng Phật hoặc Bồ Tát v.v
Tất cả những thứ hỗn độn đó được lưu xuất ra từ trong tàng thức của em
Muốn hết không phải ngày một ngày hai mà hết được, đối với em còn nhỏ còn đi học
em muốn tiêu trừ nghiệp chướng này em phải thực hành việc lễ lạy mổi ngày, nhà em có thờ vị Phật hay Bồ Tát nào thì em lạy vị đó, không có đến chùa mà lạy hoặc quay mặt về tây mà lạy miễn sao em thành tâm và cung kính
Mổi ngày em lạy mổi ít coi như đây cũng là cách vận động thân thể nhưng cần phải kiên trì và bền bỉ, đừng có lạy được một ngày rưỡi lại hỏi sao chưa hết,em phải xem tội em như núi, mổi ngày đào một tí, đào đến hết thì thôi
Đồng thời em phải thực hành hạnh Hiếu ,Để, Lễ. Hiếu dưỡng cha mẹ, kính trên nhường dưới và lễ phép
và cuối cùng không nói hoặc tiếp xúc môi trường chửi thề ăn nói tục tĩu, tránh xa mạng xã hội bớt dùng điện thoại máy tính xem những chuơng trình linh tinh trong thời gian
Còn việc bao lâu hết, khi nghiệp chướng tiêu trừ nó hết sẽ hết, khi nghiệp chướng chưa tiêu trừ thì nó sẽ theo em như hình với bóng
Tội lỗi dù ngập trời chỉ cần biết thành tâm sám hối sửa đổi tự thân thì tội gì cũng tiêu
Mai kia khi đi làm em phải biết Nghĩa Trung, Tín , Liêm Sĩ.. lấy lợi ích chung làm lợi ích mình, đừng có ích kỷ tự tư tự lợi
Nếu em làm được như vậy không chỉ đường đời em thuận buồm xuôi gió mà đường đạo em cũng tốt đẹp vì sao, vì chắc chắn em sẽ gặp thầy lành bạn tốt
Ah ngày hôm qua anh có gặp bà cụ bán vé số anh có ngồi nói chuyện và hỏi thăm cụ, cụ có hay vào chùa thắp huơng không, cụ trả lời là nhà cụ có thờ Phật Bà Quán Âm nguyên văn là như vậy
cụ nói tối tối cụ có thắp nhang cho bà ấy, anh hỏi sao lại gọi là bà ấy gọi Ngài, Ngài Quán Âm thị hiện 32 tướng không nhất thiết là người nữ
Xong anh dạy cụ niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, cụ niệm không được niệm chữ trước quên chữ sau phải nhắc đến 3 hoặc 4 lần cụ mới niệm được
Nên lời Phật dạy thân người khó được Phật Pháp khó nghe quả không sai tí nào
Nếu cụ có nhân duyên với Đức A Di Đà anh cũng sẽ dạy cụ niệm A Di Đà
Lìa thế gian mà tìm bồ đề cũng như đi tìm sừng thỏ, sẽ không tìm ra được,đối với em còn đi học thì nên học tốt và như vậy
Mai kia khi em phát tâm muốn tu học chỉ cần em như vậy nhất định sẽ gặp vị thầy phù hợp với em, họ sẽ có phuơng pháp và cho e đúng thuốc, đừng lo và hỏi nhiều lúc này chẳng ích gì
Chúc Em Học Tốt
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật. Xin quý thầy và các đạo hữu chỉ giúp con với. Con thích đi chùa tụng kinh lễ phật mà đầu con cứ suy nghĩ bất kính với phật không mà con không kiểm soát được.xin quý thầy và đạo hữu cho con một lời khuyên với.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoàng Vũ,
*Đó là chuyện bình thường xảy ra khi chúng ta phát tâm gần gũi Tam Bảo và phát tâm tu đạo, bởi trong vô lượng kiếp không có việc gì chúng ta chưa từng làm. Việc bạn muốn tụng kinh, niệm Phật, hay đến chùa tu học mà trong đầu (nói chính xác là tâm khởi) khởi lên những ý nghĩ bất tịnh (dâm dục) hay bất kính (chửi, mắng nhiếc chư Phật, chư Bồ Tát) là do những nghiệp quá khứ trỗi dậy chứ không phải ma quỷ ám. Bạn chỉ cần nhiếp tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT mọi nơi, mọi chốn để tâm luôn được thanh tịnh. Khi tâm bạn luôn niệm Phật thì tâm bất kính, bất tịnh sẽ không có cơ hội dấy khởi. Trường hợp chưa thể nhiếp tâm mà niệm trên dấy khởi, ngay lúc đó bạn phải niệm Phật liên tục (còn gọi cấp cấp niệm Phật), niệm tới khi ý nghĩ bất kính, bất tịnh bặt đi thì lại tiếp tục niệm bình thường.
*Bạn phải phát tâm sám hối trước Tam Bảo, trước chư Phật về tội phỉ báng Phật, Bồ Tát, Chư Hiền thánh Tăng, nguyện cầu Phật lực gia trì, giúp bạn tiêu giảm nghiệp này để chân chánh tu đạo. Muốn vậy con đường duy nhất để bạn lìa khổ là nên Quy Y Tam Bảo và Thọ Trì Ngũ Giới, bởi khi bạn thọ Tam Quy Ngũ giới, bạn đã nguyện đi theo con đường Phật đạo, chư Phật, chư Bồ tát sẽ thường ủng hộ, giúp bạn dũng mãnh tu đạo.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
Cư si PH có bị như vậy ko và bị trong bao lâu ạ
Con bị gần 3 tháng rồi
Vì môi trường đhoc nên con khó niẹm Phật thường xuyên đc lúc nhớ lúc ko . Con sợ cả đời này ko hết đc suy nghĩ phỉ báng đó .
Đặc biệt là khi sáng thức dậy và tối hoặc lúc mệt mỏi nó càng khởi lên mạnh mẽ.giờ xem face thấy ảnh Phật con cx ko dám nhìn vì sợ lại khởi niệm xấu a
Nam Mô A Di Đà Phật! Bạn Lanh đừng sợ, mình bị như bạn và hành trì Niệm Phật thì thuyên giảm từ từ rồi hết, bạn đừng lo nhé!
A di đà phật.con cảm ơn quý thầy Thiện nhân đã chỉ giúp con.con cũng có nghĩ đến sẽ làm phật tử tại gia nhưng con sợ không giữ giới được sẽ mang tội.xin quý thầy khai thị cho con thêm về vấn đề này nữa mà con băn khuân cả tháng nay. Số là lúc trước con không biết vì sao trong ý nghĩ của con lại khởi lên như vậy nên con đã chống chọi lại với nó mà đã phát ra lời nói bất kính với phật một vài lần mà con không hay biết luôn.khi nhận biết lại được con rất sợ và ân hận. Con cũng có đi chùa sám hối về việc này. Như vậy con có mang tội không.xin thầy cho con một lời khuyên. Con xin cảm ơn thầy . Adi đà phật
Nam mô Adida Phật!
Con xin hỏi Thầy Thiện Nhân ạ
Con càng ngày càng phát hiện mình rất ngu si. Những chuyện giao tiếp hàng ngày vì ngu nên hay mang lại lỗi lầm rồi làm cho người khác phải buồn. Con vì những lỗi của con mà cứ nghĩ đi nghĩ lại hết lỗi này đến lỗi khác mong sau sửa đổi không phạm phải nữa. Nhưng cái ngu nó lớn quá khiến con rất chậm hiểu, không linh hoạt mà cuộc sống của con thì hàng ngày phải giao tiếp với nhiều người,nen không hết mắc lỗi con như người yếu mà vẫn phải bị ra gió , muốn niệm Phật để tịnh tâm mà cuộc sống cứ ồn ào, công việc thì luôn có những bất thường sảy ra làm con phải lo lắng và tính toán. Con nghĩ nghiệp chướng của con rất nặng. Con xin Thầy cho con một lời khuyên ạ . Con cảm ơn Thầy nhiều ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Niệm,
*Trong Kinh Bát Nhã có câu: “vô vô minh, diệc vô vô minh tận”, nghĩa là: không có (cái) vô minh, cũng không có hết (cái) vô minh.
Vô minh để chỉ sự mê lầm, tham chấp, ngu tối, phân biệt, chấp trước, sai lệch trong nhận thức khi đối người tiếp vật.
Ví như có ai đó mắng TN là: Đồ ngu! Ngay lúc tai nghe thấy tiếng đồ ngu vang lên TN sẽ phải làm gì? Có 3 điều cần phải quán xét:
– Một: phải quán xét xem mình có thật ngu như họ mắng, họ chửi mình không? Nếu quả ngu như vậy thì ngay lập tức phải sửa đổi cho bằng hết cái ngu đó để lần tới khi gặp lại, họ không chửi, mắng mình ngu nữa=chuyển ngu (vô minh) sang trí (hết vô minh)=không có cái vô minh.
– Hai: nếu mình không thực ngu như họ chửi, mắng, ngay lúc đó phải nhận biết đó là nghiệp duyên giữa ta và họ trong tiền kiếp, nay duyên chín mùi, gặp lại, họ đã dùng cách mình đã đối họ để đối lại với mình. Tâm phải khởi sám hối, phải hoan hỉ đón nhận, phải tri ơn họ đã giúp mình tiêu nghiệp cũ để không phạm lỗi mới=vô minh khởi nhưng cũng ngay đó vô minh diệt. Người chửi mắng mình chính là thiện tri thức giúp mình chuyển ngu thành trí.
– Ba: (Điều này hơi sâu, bạn ráng suy ngẫm thật thấu đáo) Ngu (tức vô minh) không phải là tội, bởi nhân của ngu là do phân biệt, chấp trước khi các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với 6 cảnh trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì ngay lập tức sẽ sanh ra: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, xúc thức, ý thức.
Chiếu xét cội nguồn của 6 căn là do đâu mà có? Do thân tứ đại+nghiệp báo của mỗi chúng sanh mà hình thành; thân tứ đại thì sanh diệt trong từng niệm niệm, điều này đồng nghĩa các ngu thức của 6 căn khởi lên khi tiếp xúc cảnh trần cũng sanh diệt không ngừng nghỉ. Chấp sự sanh diệt đó, coi đó là thật, đồng nghĩa sống với cái thật nhưng là thật của sự vô minh mà gọi nôm na là ngu si. Nhưng tuy là sanh diệt, nhưng hễ có nhân sanh, tất có quả sanh. Hàng ngày chúng ta sống với sanh-diệt, tất chúng ta tạo nhân và phải chịu quả. Việc bạn tạo lỗi là tạo nhân, nhân này do phân biệt khi đối người mà tạo=ngu (vô minh); ngay lúc biết mình vô minh, khởi tâm sám hối=vô minh được chuyển hoá=ngu chuyển thành trí. Khi trí đã hiện tiền rồi thì chớ nên quay trở lại để sống với cái niệm ngu (vô minh) mà mình đã tạo. Lý do? quả đã chuyển hoá thành trí rồi, tại sao lại đi sống với cái nhân vô minh? Đây là điều mà khi tu học không ít trong chúng ta bị vướng kẹt, nghĩa là lúc nào cũng nghĩ mình là một tội nhân không thể tha thứ. Đó là thiên kiến, thiếu từ bi ngay cả với chính mình. Quán chiếu một chút: mình con không thể tha thứ, không thể thương chính mình, đương nhiên chẳng thể tha thứ và thương ai khác.
Phật dạy ở đời có hai hạng người đáng kính trọng: một là người không bao giờ tạo tội (chỉ hoá thân Phật và Bồ tát); hai là tạo tội nhưng biết thành khẩn sám hối (chỉ chúng sanh chúng ta).
Chính vì điều đó trong kinh Phật dạy chúng sanh tạo nhân (có sự sai biệt), nhưng không nhất thiết sẽ phải chịu quả hoàn toàn. Đơn giản là: chúng ta biết khéo léo, sáng suốt để ngay lúc vừa tạo nhân (vô minh) thành tâm sám hối=nhân vô minh, nhưng quả vô minh không có cơ hội để chín, bởi vô minh khởi nhưng kề đó đã biến thành trí.
Nói vậy không có nghĩa hàng ngày chúng ta tiếp tục sống với nhân vô minh, rồi lại sám hối để không phải chịu quả vô minh. Không phải vậy, bởi đó là con đường luẩn quẩn: tạo tội-sám hối-lại gây tội-lại sám hối-lại tạo tội=luân hồi sanh tử.
*Khi có người chửi mắng mình, mình không quán xét nhân (lý do) họ chửi, mà ngay đó mình khởi tâm sân hận, cũng chửi, mắng họ tương tự hoặc thậm tệ hơn cho bõ tức, hả giận, hoặc dồn nén tâm oán hận, đợi thời cơ thích hợp, chút tâm hoán hận này lên kẻ nọ để báo oán=lúc này mình đã vô minh lại tạo thêm nghiệp vô minh nữa=2 cái vô minh chồng chất lên nhau=cái vô minh còn nguyên=vô minh không cùng tận.
Như vậy bạn có thể thấy một niệm vô minh thôi có thể khiến chúng ta phải sống triền miên đau khổ. Nhận ra rồi, chuyển hoá chúng để đau khổ không còn hiện hữu=chuyển khổ thành vui. Tu hành mà không thấy an vui=đang tu ngược.
Chúc bạn tỉnh giác.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoàng Vũ,
*Con cũng có nghĩ đến sẽ làm phật tử tại gia nhưng con sợ không giữ giới được sẽ mang tội?
Đây là định kiến hết sức sai lầm của chúng ta, có lẽ vì chúng ta không hiểu đạo, không hiểu những gì Phật chỉ dạy mà chỉ nghe ngóng những truyền, đồn của người đời không tu đạo, do vậy sai lại càng sai. Đạo Phật là đạo chỉ cho chúng ta hiểu nhân, hiểu quả, hiểu biết nguồn gốc tội lỗi và biết cách để khắc chế hay tiêu giảm tội lỗi. Người không thọ Tam Quy Ngũ Giới và người Thọ Tam Quy Ngũ Giới khi tạo nghiệp ác đều phải chị thọ khổ như nhau, đó là nhân quả, không hề có chuyện người không thọ giới khi tạo nghiệp thì không phải chịu tội báo và người thọ giới tạo nghiệp sẽ không phải thọ tội báo. Vì vậy 5 giới của Phật dành cho người tại gia:
– Không sanh sanh
– Không trộm cắp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không uống bia rượu hay dùng chất kích thích.
Năm giới này là để phòng chế giúp cho Phật tử tại gia (khi đã thọ giới) có cơ hội nhận biết, quán chiếu được nhân quả, từ đó hiểu nhân, thấu quả mà biết bỏ ác, hành thiện và nhờ vậy mà cuộc sống được an lạc. Điều này hoàn toàn không phải như nhiều người nghĩ: tôi đã thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi, tôi đã là đệ tử tại gia của Phật rồi, tôi đã có chư Phật bảo hộ rồi, tôi chẳng cần phải làm điều gì nữa, tôi có thể thoải mái sống theo những gì tôi muốn, tôi thích và khi chết chư Phật sẽ rước tôi về cõi của Ngài. Hiểu vậy chẳng những sai, mà còn là nhân để tạo nghiệp ác. Do vậy TN khuyên bạn nên Thọ Tam Quy Ngũ Giới nhưng thọ rồi thì phải dũng mãnh phát tâm tu đạo chân chánh thì mới có lợi lạc, thì nghiệp chướng mới tiêu giảm.
Ví dụ: Bạn thường khởi ý nghĩ bất kính với Phật. Điều này có nhân của nó, đó là tiền kiếp bạn thường khởi những ý nghĩ bất kính, phỉ báng Phật, vì thế kiếp này khi bạn muốn gần gũi Phật, ngay lập tức những ý nghĩ phỉ báng đó liền trỗi dậy, muốn ngăn cản bạn, không cho bạn gần gũi Phật. Hãy nghĩ giản đơn hơn: bạn trước từng có ý nghĩ, hành động xúc phạm, không tốt với bạn A (một người tốt), nay bạn lại muốn gần bạn A, nhưng những ý nghĩ không tốt xưa chợt hiện lên, khiến bạn cảm thấy ái ngại, lo lắng, vì sợ mình đến với bạn A sẽ không được A chấp nhận, đó thực ra chính là bạn đã biết sám hối, tuy nhiên mới chỉ là manh nha, chứ chưa hiện rõ nét. Rõ nét là: bạn biết mình có lỗi, từng phạm lỗi với A, nay phải dũng cảm đến với A, nhận lỗi trước A, mong A thứ lỗi và nguyện trước A từ nay về sau quyết không phạm lỗi này nữa. Bạn A để dụ cho Phật; biết mình phạm lỗi, nhìn thấy lỗi và dũng cảm đến với bạn A, xin lỗi và nguyện sửa lỗi không phạm=dám nhận lỗi trước Phật và nguyện sửa lỗi để tu đạo chân chánh=cuộc sống được an lạc. Như vậy, nhờ thọ giới bạn đã nhận ra lỗi mình làm và nguyện sửa lỗi để không phạm, đó chính là bạn đang tu, đang sửa mình.
*Sám hối là nguyện sửa lỗi trước, không phạm lỗi sau. Vì thế cho dù bạn đối trước Phật, chùa, hay bàn thờ Phật tại gia, không quan trọng, quan trọng là bạn có thành tâm sám hối và quyết tâm sửa lỗi để không phạm nữa hay không?
*TN khuyên bạn, trước mắt hãy thỉnh quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, phát tâm trong vòng 1 năm liên tục, thật chân thành, mỗi ngày tụng một quyển nhỏ (trong quyển lớn có 3 quyển thượng-trung-hạ), kết hợp niệm Phật tối thiểu 30 phút, để sám hối tội lỗi nhiều đời, nhiều kiếp và tiêu trừ bớt những ác duyên từ tiền kiếp, tạo nền móng cho sự tu học sau này. Kết hợp thường học hỏi những giáo lý Phật pháp phù hợp với căn cơ của bản thân, giúp cho thân, khẩu, ý ngày một thanh tịnh, được vậy những nghiệp báo sẽ dần chuyển hoá, cuộc sống thêm an lạc.
*Muốn có cuộc sống an lạc bạn phải tự mình dũng cảm mà chuyển hoá và dấn thân tu đạo. Chỉ có đạo Phật mới có thể giúp bạn thấy nhân, thấy quả, thấy được sự sống chết trong gang tấc, từ đó mà tìm cách để chuyển hoá, do vậy nếu ngay lúc này bạn không biết tận dụng cơ hội để tu học, e rằng khi vô thường ập tới, nghiệp lực quá mãnh liệt, bạn sẽ phải theo nghiệp để trả nghiệp.
Chúc bạn tỉnh giác để phát tâm tu đạo.
TN
Bạn phàm phu vô minh hành trì như vậy trong bao lâu thì hết ạ và bây giờ hết hẳn chưa ạ
Adi đà phật con xin cảm ơn lời khuyên của thầy thiện nhân ạ. Con sẽ cố gắng làm theo lời thầy chỉ
Dạy ạ. Nhưng con chưa được thầy
Giải đáp vấn đề con phát ra miệng lời bất kính với phật mà con không hay biết lời mình nói ấy vì lúc đó con cố chống chọi với suy nghĩ ấy.
Chắc con đã mang tội rồi phải không thầy. Adi đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoàng Vũ,
Cổ Đức dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Khi bạn lễ chùa, tụng kinh, niệm Phật…mà tâm khởi lên những lời phỉ báng, ngay lúc đó bạn phải nhận biết: nghiệp huỷ báng Phật đã khởi. Chỉ cần nhận biết là đủ, không sanh tâm hoảng sợ, không sanh tâm triệt phá làm gì cho tổn sức. Trái lại, nếu đang tụng kinh, chỉ cần nhiếp tâm vào câu kinh, quyết không để tâm đến những lời huỷ báng; nếu đang niệm Phật, tâm phải nhiếp vào những câu Phật hiệu, lúc này có thể niệm, tụng to hơn một chút để dễ định tâm. Khi tâm nhiếp vào câu kinh hay câu Phật hiệu, ý niệm phỉ báng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên đó chỉ là nhất thời, vì nó sẽ lại khởi lên bất cứ lức nào, do vậy để trị tận gốc nghiệp bất kính này bạn phải thành tâm sám hối trước Tam Bảo, nguyện cầu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; nguyện cầu Quán Thế Âm Bồ Tát; nguyện cầu Địa Tạng Vương Bồ tát đồng thuỳ gia hộ, giúp cho bạn hoá giải được nghiệp chướng này để bạn tịnh tâm tu đạo chân chánh và giải thoát.
*Sám hối là gì? Tất cả mọi tội lỗi đều khởi lên từ tâm. Tâm này là tâm phân biệt, chấp trước khi các căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh trần thì sanh ra: đẹp-xấu, cao-thấp, tà-chánh, đen-trắng, hay-dở…, chứ không phải là chân tâm thường tịch lặng. Vì thế sám hối cũng phải dùng cái tâm chân thành, tịch lặng vốn sẵn có của chúng ta mà sám hối thì mới chuyển hoá được, còn nếu lại dùng tâm phân biệt, chấp trước để sám thì tội chồng thêm tội. Vậy sám là gì? Sám là ăn năn lỗi trước; Hối là gì? là nguyện trừ diệt lỗi sau không tái phạm nữa.
*Hiện giờ tâm bạn quá hoảng loạn vì những ý nghĩ bất kính nên rất dễ thoái tâm. Bạn hãy ghi nhớ một điều: tiền kiếp mình đã sai quấy báng Phật, khinh Tăng, coi rẻ Thánh hiền. Đó là cực trọng tội. Nay biết được Phật pháp, biết đó là trọng tội thì phải ráng sửa. Sửa thì phải từng bước chứ chẳng thể ngày một ngày hai đã sạch mọi tội lỗi. Chỉ cần bạn có niềm tin chân chánh nơi Phật pháp, nơi Bổn Sư Thích Ca, nơi Phật A Di Đà và tâm thường sám hối, chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ pháp sẽ trợ duyên cho bạn. Tâm sợ hãi là vọng tâm. Tâm tịnh lặng là chân tâm. Vì vô lượng kiếp chúng ta sống bằng tâm vọng, nên kết thành nghiệp quả, và khiến chân tâm bị che lấp, nay muốn nhất thời phá bỏ chúng thật không dễ, nhưng phải kiên trì, dũng mãnh thì ắt thành tựu.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác tu đạo.
TN
*