Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói với chúng ta là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vậy vì sao bảo chúng ta học một môn? Một môn này cùng vô lượng là một ý nghĩa, không có một chút mâu thuẫn nào. Nói thế nào vậy? Tổ sư đại đức nói với chúng ta: “Một kinh thông tất cả kinh thông”, tất cả kinh không phải là vô lượng pháp môn hay sao? Bạn thông một pháp môn rồi thì bao gồm tất cả pháp môn đều thông, đây gọi là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.
Tôi thấy rất nhiều đồng tu đều xem qua Đàn Kinh, Lục tổ Đại sư Huệ Năng thiền tông triều nhà Đường nói (đại sư Huệ Năng không biết chữ, cho nên không phải do Ngài viết, là do Ngài giảng, học trò của Ngài ghi chép cho Ngài), thời gian học giáo của Ngài rất ngắn, ngay trong một đời học giáo, đại khái ở ngay trong tưởng tượng của chúng ta nhiều nhất vẫn chưa tới hai ba giờ, ngay trong một đời học giáo của Ngài nhiều nhất là hai ba giờ đồng hồ. Bạn thấy, nửa đêm Ngũ tổ Hoằng Nhẫn bảo Ngài đến phòng, giảng kinh Kim Cang cho Ngài nghe, giảng đến “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài liền khai ngộ, phía sau không cần giảng nữa. Các vị phải nên biết, hai giờ đồng hồ đó của Ngài thật cừ khôi, Ngũ tổ giảng cho Ngài là giáo-lý-hành-quả của kinh Kim Cang, khi Ngài Huệ Năng nghe giảng hai ba giờ đồng hồ liền tín-giải-hành-chứng. Hai người đều rất cừ khôi, một người biết nói, một người biết nghe, làm gì giống như chúng ta ở nơi đây, giảng nhiều năm đến như vậy vẫn không thể chứng quả.
Bạn thấy đại sư Huệ Năng vừa chứng ngộ thì Ngài liền thông đạt tất cả. Trong lúc Ngài chạy nạn, gặp được người thứ nhất là Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng, cả đời vị Tỳ kheo ni này thọ trì kinh Đại Bát Niết Bàn. Số lượng của kinh Đại Bát Niết Bàn tương đối nhiều, có hai loại bản dịch, một bản dịch là 36 quyển, một bản là 40 quyển, phân lượng tương đối nhiều. Tỳ kheo ni này tuy là ngày ngày đọc tụng nhưng không hiểu được nghĩa của kinh. Đại sư chạy nạn gặp được, vị Tỳ kheo ni này đem kinh Đại Bát Niết Bàn đọc cho đại sư Huệ Năng nghe, sau khi đại sư Huệ Năng nghe rồi liền giảng giải ý nghĩa trong đó cho Tỳ kheo ni nghe, Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng cũng khai ngộ. Kinh này Ngài không có học qua, Ngài vừa nghe liền hiểu, chỗ này chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông là sự thật, cho nên chữ thông này là từ trong bộ kinh này minh tâm kiến tánh. Kiến tánh mới gọi là thông, không kiến tánh không gọi là thông. Sau khi kiến tánh thì tất cả thế xuất thế gian pháp đều thông, vì sao vậy? Tất cả pháp thế xuất thế gian là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Kiến tánh chính là thấy được tâm tánh, thấy được thức tánh, cho nên thế xuất thế gian pháp vừa tiếp xúc thì liền thông hết.
Thiền sư Pháp Đạt đến Tào Khê gặp Lục Tổ, thỉnh giáo với đại sư. Khi gặp mặt đương nhiên là đảnh lễ. Lục tổ thấy được, khi ông đảnh lễ đầu không chạm đất. Lục Tổ liền hỏi ông: “Ông nhất định có một chút bản lĩnh đáng được kiêu ngạo”. Đầu không chạm đất là kiêu ngạo, đáng được kiêu ngạo, liền hỏi ông có bản lĩnh gì? Ông nói ông đọc được ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Không tệ, có chút bản lĩnh. Số lượng của kinh Pháp Hoa rất lớn, đại khái một ngày đọc qua một lần, hơn ba ngàn bộ là mười năm, thì biết được ông đã đọc kinh Pháp Hoa mười năm, đáng được kiêu ngạo. Lục Tổ liền hỏi ông ý nghĩa của kinh Pháp Hoa thế nào? Ông không nói ra được. Pháp Đạt dập đầu sát đất thỉnh giáo với Lục Tổ. Lục Tổ nói: “Kinh Pháp Hoa tôi chưa nghe qua, ông đọc cho tôi nghe”. Thế là ông đọc từ đầu, đọc đến phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, phẩm Phương Tiện là phẩm thứ hai, đọc đến phẩm thứ hai thì Lục Tổ nói không cần đọc nữa, tôi hoàn toàn hiểu hết rồi, liền giảng cho ông ấy nghe. Sau khi giảng rồi ông cũng khai ngộ. Đây chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông. Cho nên giáo dục của Phật giáo không giống như giáo dục của thế gian. Ngày nay chúng ta dùng giáo dục thế gian để học giáo dục của Phật thì đáng lo, đem kinh điển của Phật làm thành sách giáo khoa thế gian để xem thì hỏng rồi.
Trích Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ giảng ký (phần 53)
Người giảng: Pháp sư Tịnh Không
Nam mô a di đà phật.Mình xin nhờ các bạn đồng tu dùm giải thích cho mình Thế nào là cúng dường Tam Bảo,có phải đi chùa lấy tiền bỏ vào thùng phước thiện là phải gọi là cúng dường không? Chơn Thành thành thật cảm ơn.
A Di Đà Phật! Cúng dường tam bảo là cúng dường cho Phật, Pháp, Tăng đó bạn, bạn có thể cúng theo nhiều hình thức và cần cái tâm chân thành, chí kính, mình cũng là sơ cơ đang tìm hiểu thêm, bạn có thể xem đầy đủ ở đây nè
=> http://tuvientuongvan.com.vn/ung-dung/cung-duong-tam-bao-p220.html
A Di Đà Phật! Mong bạn tinh tấn niệm Phật và luôn gặp an lạc!
Chào bạn Tuan Chau,
Bạn có thể tham khảo các link sau đây:
http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhduyma/kinhduymacat13.html
http://www.tangthuphathoc.net/phvd/phathocvandap-20.htm
http://vomonthientu.org/D_1-2_2-96_4-441/cung-duong.html
Hay quá ! Giờ đã hiểu, dù có đọc vạn sách mà một sách chưa thông thì cũng vô ích . Cám ơn bài giảng rất hay của Pháp sư Tịnh Không . Phật giáo thật vi diệu
Xin chào các đạo hữu, cho tôi hỏi là có ai biết tịnh thất quan âm của thầy thích giác nhàn giờ ra sao? Nghe một vị thầy nói là đi Đà Lạt thấy chùa của thầy thích giác nhàn bị niêm phong công an vào chùa. Sự việc này có thật không, tại vì tôi muốn về chùa thầy xuất gia, xin các đạo hữu nào biết được chùa thầy thích giác nhàn ra sao xin cho tôi một hồi đáp, xin chân thành cám ơn. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Chào Mony Kiệt:
Thầy Giác Nhàn đang hoằng pháp ở Hoa Kỳ, cuối năm nay thầy mới về Việt Nam lại. Chùa Quan Âm vẫn sinh hoạt bình thường.
Địa chỉ Quan-Âm tịnh thất: 30 Thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 0909747474, 0909998300.
A Di Đà Phật…
Chào Tịnh Độ. Tôi mới vào chùa một vị thầy gần nhà. Tôi có tướng mạo nên xin thầy xuất gia thầy thương tôi lắm. Tôi nói thầy Thích Giác Nhàn tụng một bộ kinh và niệm Phật. Vị thầy này nói là Tịnh Thất Quan Âm của thầy Thích Giác Nhàn bị niêm phong. Tôi không tin, thầy nói sẽ cho tôi 1 triệu để lên mà xem. Nếu ai biết Tịnh Thất Quan Âm của thầy Thích Giác Nhàn hiện giờ như thế nào và có bị niêm phong như thầy tôi nói hay không, xin cho tôi một hồi đáp. Xin cảm ơn rất nhiều.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả tiện theo dõi. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Con đã phát nguyện tu hành nhưng nghiệp chướng quá nặng nề. Con còn giải đãi chưa tinh tấn. Kính mong thầy cứu giúp cho con một phương pháp cho con có sự tinh tấn mãnh liệt để tu hành sớm ngày đắc quả. Con thâm nhập kinh Phật và thấu hiểu rất nhiều và cũng làm theo những lời Phật dạy. Nhưng không biết nghiệp gì mà không cho con tinh tấn mà cứ giải đãi. Tâm con đã ngộ rất nhiều điều. Những gì về thức ăn thức uống, chay mặn gì đối với con như nhau mà không phân biệt. Nếu như vậy thì con mắc tội không? Con nghĩ sắc bất thị không, không bất thị sắc, ăn uống với tâm còn mà nói không có gì quan trọng. Kính mong thầy cứu giúp cho con sớm lên thuyền bát nhã. Cảm ơn thầy nhiều.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả tiện theo dõi. A Di Đà Phật.
Thưa quý Thầy Đường về cõi Tịnh, xin hỏi là khi mình thiền định hoặc là niệm phật có nên nhắm mắt hoàn toàn không hay chỉ nên nhắm hề thôi, vì Đại sư Ấn Quang có nói nếu nhắm hoàn toàn thì dễ bị hôn trầm hoặc nếu không khéo dụng tâm thì dễ bị ma cảnh và có khuyên là nên nhắm hề vì các tượng phật cũng làm như vậy. Còn bản thân đệ tử nghĩ thì nếu không nhắm hoàn toàn thì làm sao mà nhập định được, vậy xin các thầy chỉ rõ cho con về điểm này.
A Di Đà Phật! Bạn chưa nắm vững lý của thiền mà bạn mong nhập định. chắc chắn bạn sẽ gặp chướng ngại. Thiền đinh vốn chẳng phải mở mắt hay nhắm mắt. Tại sao? Bạn có thể hoan hỉ lý giải cho các liên hữu cùng tỏ ngộ được không? TĐ xin tri ân công đức của bạn. TĐ
A DI ĐÀ PHẬT.
Đã 3 ngày rồi mà chưa thấy hồi đáp! Mây mới học Phật,chẳng biết tí gì về Thiền cả.Mây cũng muốn biết xem câu trả lời thế nào,đặng khai sáng tâm trí.
Thôi thì mong liên hữu Trung Đạo hoan hỷ lý giải,phúc đáp cho bạn Văn Thành và Mây đc tỏ ngộ!
Xin tri ân công đức của liên hữu!
A DI ĐÀ PHẬT.
Nhập định thì thật ra đâu cần ngồi mới nhập định. Bây giờ mình chỉ lấy 1 ví dụ đơn giản khi ta làm 1 việc nào đó và cần phải hoàn thành trong ngày hôm nay thì ta sẽ tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc mà quên hết cả ăn ngủ, lúc đó cái cảm giác đói hay mệt dường như là không có, đây cũng là 1 chút thiền định mà ta đã vô thức thực hiện trong cuộc sống. Cho nên dù là đi đứng hay nằm ngồi ta cũng đều có thể nhập định chứ không nhất thiết là phải ngồi nhắm mắt mới vào định được.
Xin chào bạn Văn Thành và bạn Mây,
Nhập định vốn ở trên tâm, chứ không phải trên thân. Tuy nhiên, để đạt được định thì rất cần sự hỗ trợ của thân, đặc biệt là người sơ cơ. Ví dụ người tập đi xe đạp thì phải nắm lái bằng hai tay, tập trung vào đường chạy, không dám nhìn đi chỗ khác, người đã chạy quen thì có lúc có thể bỏ một tay, hai tay, hát hò, nhìn ngó lung tung mà vẫn chạy an toàn. Mục đích của việc nhắm mắt hoặc nhắm mắt hờ là để cho nhãn căn được yên. Ngồi bán già, kiết già, đóng hết các căn, rồi tuỳ theo bạn thiền theo phương pháp nào thì tập trung thực hành phương pháp đó. Nhắm mắt chủ yếu là để mình không nhìn thấy các cảnh vật bên ngoài nên sẽ dễ tập trung. Không chỉ không chú ý đến các cảnh bên ngoài mà bạn cũng không chú ý đến các âm thanh, mùi, vị,…bên ngoài. Theo PH được biết, người tu thiền, muốn được định thì phải chú ý giữ gìn các giới cho thật kỹ. Bạn hãy thử tìm hiểu xem.
Hôn trầm cũng có cách xử lý mà, bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này trên các trang mạng.
Chúc bạn thường tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn 2 đạo hữu Quốc Huy & Phước Huệ đã phúc đáp!
Giờ thì Mây đã tỏ ngộ đc chút chút rôì.
Chúc 2 đạo hữu luôn an lạc!
A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A-Di-ĐÀ Phật
theo như pháp sư tịnh không giảng giải thì chỉ cần tụng đọc một kinh đến khi khai ngộ là có thể thông tất cả các kinh.vậy mong các cư sĩ chỉ giáo dùm,có nên lựa chọn bộ kinh nào để đọc không,hay đọc tụng kinh nào cũng được
Nam Mô A DI ĐÀ Phật
A Di Đà Phật. Hữu Minh xin kính giới thiệu cho bạn bộ kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Đây là bộ kinh cuối cùng tồn tại trên thế gian sau khi tất cả các bộ kinh khác đã bị huỷ diệt hậu thời mạt pháp. Bộ kinh này có năng lực đưa người từ phàm phu trở thành thánh nhân trong thời gian ngắn nhất nếu bạn thực hành đúng như lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh.
Nam Mô A DI ĐÀ Phật
cảm ơn cư sĩ,rất nhiều
Các bạn có thể cho mình biết người mới tu như mình thì nên bắt đầu đọc kinh gì đc ko?
A Di Đà Phật
Chào bạn Phong.Theo mình thì để tránh đi lòng vòng,bạn đọc thẳng luôn kinh Vô Lượng Thọ.Trong quá trình đọc kinh không rõ vấn đề gì,bạn gửi phúc đáp lên đây,đạo hữu nào có duyên sẽ trả lời bạn,như thế là nhanh nhất,tiết kiệm được thời gian.
Cái Nhân ban đầu gieo vào tâm thức vô cùng quan trọng,cũng giống như mối tình đầu sẽ rất khó phải.Cho dù lúc đầu bạn đọc kinh Vô Lượng Thọ bạn chưa hiểu thì Vô Lượng Thọ sẽ vẫn đề lại trong tâm thức bạn ấn tượng sâu sắc,suốt đời sẽ thôi thúc trở về với Vô Lượng Thọ.
Từ lúc bạn bắt đầu đọc kinh cho đến lúc vãng sanh vẫn chỉ là 1 bộ kinh này là đủ.
1.Đây là chánh kinh Vô Lượng Thọ
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR0cxdldKZnhuRlk/view?usp=sharing
2.Đây là bản nguyện của A Di Đà Phật,cố gắng xem ít nhất 50 lần,nếu có thời gian ngày nào cũng xem được liên tục trong 50 ngày thì lại càng hay.
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=10
3.Còn đây là bản chú giải chánh kinh Vô Lượng Thọ-nghĩa là bản này ngoài phần chánh kinh ra còn có phần chú giải để cho người đọc hiểu rõ kinh hơn.Bản này rất dài
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxU3dWaW9TSHdzQ3c/view?usp=sharing
1-2 tháng đầu bạn nên tập trung đọc phần chánh kinh và xem bản nguyện của A Di Đà Phật.Sang tháng thứ 3 thì hãy chuyển sang bản chú giải.
A Di Đà Phật
Một Môn Thâm Nhập Thông Suốt Tất Cả
Trước đây tôi ở Đài Loan, ở trong nhà của quản trưởng Hàn, rất đáng thương. Cạnh nhà bà là một nhà thờ Thiên chúa, cha xứ trong giáo đường này là Phương Hào, chúng tôi thường gặp mặt nên quen biết, ông cũng là một học giả. Cũng giống như tôi vậy, tốt nghiệp cấp hai thì không học tiếp nữa. Ông ta chuyên tâm nghiên cứu Tống Sử, trong 25 sử ông chuyên nghiên cứu Tống Sử, chuyên nghiên cứu Tống Sử, về sau trở thành chuyên gia Tống Sử trên toàn thế giới. Quý vị hỏi ông ta bất kỳ điều gì thuộc nhà Tống, ông đều nói rất rõ ràng. Là viện sĩ viện văn học Đài Loan, lúc đó là viện trưởng viện văn học đại học chính trị.
Con người chỉ cần hiếu học, chỉ cần tinh thông một thứ, thật sự trở thành chuyên gia, trở thành độc tôn trên thế giới, rất nhiều trường sẽ tặng học vị tiến sĩ cho quý vị. Đó là vinh dự của trường. Đừng sợ không có học vị, đừng sợ không có ngày xuất đầu lộ diện, chỉ sợ ta học không tốt mà thôi. Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, mười năm chắc chắn có thành tựu. Nhưng phải chuyên môn! Không được học quá nhiều. Tạp, loạn, quá nhiều là thông mọi thứ, nhưng cũng lơi lỏng mọi thứ, cuối cùng không thành tựu được điều gì, như vậy quả thật đáng tiếc.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 232
Đại lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không giảng giải
A Di Đà Phật
Chúng ta tu tập tựu trung lại cũng vì một mục tiêu duy nhất, đó là Liễu thoát sanh tử. Chúng ta được thân người là quá quý rồi, quý hơn bất cứ thứ gì, quảng thời gian còn lại của cuộc đời này là vô giá. Chúng ta phải tận dụng triệt để quảng thời gian quý giá này để nhất định thành tựu đại sự này, nhất định phải thành tựu, kiên định thành tựu. Dù cuộc đời này có đưa đẩy chúng ta đi đâu đi nữa nhưng luôn kiên định mục tiêu này, cho dù thân thể này có còn lành lặn nguyên vẹn hay đau đớn rách nát thì thân trung ấm cũng phải thành tựu, phải gặp được Phật mới chịu đi theo, không gặp Phật thì nhất định không đi. Sau lưng là luân hồi là đọa lạc rồi, chìm đắm mãi chẳng biết ngày nào ra. Cơ hội này mà không tận dụng được thì thử hỏi còn cơ hội nào nữa, mãi mãi chẳng còn, mà cho dù có cơ hội lại thì lại khó hơn gấp bội lần rồi. Cơ hội dễ làm không được thì khó làm sao làm được. Vô phương không thể làm được. Nên phải hiểu đây là cơ hội duy nhất, là cơ hội cuối cùng vậy. Nên phải khẳng định rằng mình sẽ làm được, chắc chắn làm được. Đã bị dồn vào đường cùng thế này rồi thì không có việc gì là không làm được cả. Không có việc gì là khó cả. Tất cả đều làm được, ai cũng làm được!
Nam Mô A Di Đà Phật