Thời gian luôn là vấn đề quan trọng đối với người học Phật. Trong cuộc sống, chúng ta luôn tất bật bởi công việc, từ việc nhà cho đến công sở, chính vì vậy chúng ta không đủ thời gian để sống cho riêng mình, huống gì là niệm Phật. Chúng ta gọi đó là nhịp sống thời đại. Nhịp sống này đã đẩy con người đến trạng thái đánh mất mình và biến con người trở thành một cổ máy tạo tác vô cùng kinh dị!
Có khi nào chúng ta thử hỏi lại mình, là chúng ta đã làm được những gì cho chúng ta khi đang sống trong cái thế giới không chắc thật này? Hay là chúng ta làm ra rất nhiều máy móc chỉ để phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người: Nào là tivi, đầu đĩa, phim màn ảnh rộng; nào là nhạc cụ, sân vận động, hý trường; và rất nhiều khu du lịch sầm uất đã mọc lên v.v… Đương nhiên là con người sản xuất ra để giải trí. Thế thì nó đã ngốn hết của chúng ta bao nhiêu thời gian trong ngày? Chắc chắn là không phải ít! Vậy mà chúng ta lúc nào cũng than bận quá, nhất là khi được ai đó khuyên bảo rằng, hãy dành một ít thời gian để sống đích thực cho mình.
Trong nhịp sống thời đại, quả thật thì chúng ta có bận, nhưng xét cho cùng là do chúng ta không biết xếp đặt thời gian chứ không phải chúng ta không có thời gian, hơn nữa chúng ta vẫn chưa nhận thức chuẩn xác về những điều thiết thực quan trọng hơn mà chúng ta cần phải để tâm trong đời sống ngắn ngũi này. Chỉ khi nào nhận ra chân giá trị đích thực của cuộc sống, khi đó chúng ta sẽ không còn ta thán: “Thời gian đâu nữa mà niệm Phật?”
Mặc khác, cho dù chúng ta có tất bật với công việc (như chúng ta tự quan trọng hóa nó ) thì ít ra chúng ta vẫn còn có thời gian để ăn uống, tắm giặt, lái xe v.v… nữa chứ! Thiết nghĩ, trong khoảng thời gian để làm những việc này, chúng ta vẫn có thể niệm Phật giống như hình ảnh của ông Mã thợ rèn mà chúng tôi đã đề cập trong sách này.
Do chúng ta chưa nhận thức đúng đắn về lý vô thường, mặc dầu trong đời sống đôi khi chúng ta cũng buộc miệng nói đến vô thường. Khi nhận thức sâu sắc về lý vô thường, chúng ta mới có thể khởi lòng thương hại bản thân mình và khi đó chúng ta sẽ biết phải làm gì chứ phải không đợi người khác khuyên răn nhắc nhở.
Chúng ta niệm Phật là niệm ở trong tâm, là niệm nơi miệng. Chúng ta cho rằng, làm bất cứ điều gì như nấu ăn, tắm giặt, hay lái xe… thì cũng phải để tâm trí vào mới được việc, do đó chúng ta luôn miệng từ chối lời khuyên niệm Phật của người thân, thế nhưng trong khi làm những công việc đó, thậm chí là đang làm những công việc cần sự tập trung tinh thần cao hơn, thì đầu óc chúng ta vẫn nghĩ ngợi trăm ngàn thứ chuyện trên trời dưới nước vẫn không sao. Như vậy chúng ta khướt từ việc niệm Phật chỉ vì nghiệp chướng của chúng ta chứ không phải vì đang bận việc.
Một thực tế đáng tiếc nữa, đó là khi niệm Phật thì chúng ta cho rằng vọng tưởng tràn về cùng khắp khiến không thể nào niệm được, còn khi vui chơi, giải trí thì chúng ta mặc tình cho ngũ dục cuốn trôi. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn luôn “dành phần ưu tiên” cho vô minh phiền não chiếm một vị trí xứng đáng trong tâm hồn mỗi chúng ta. Quả thật là nghịch lý khi vô minh phiền não, sắc trần ngũ dục, vọng tưởng điên đão từng giờ từng khắc che lấp bản tâm thanh tịnh chúng ta thì chúng ta lại nuôi dưỡng nó, còn công phu trì danh niệm Phật là phương tiện thù thắng để thoát ly luân hồi sanh tử, hướng về thế giới Cực Lạc, một thế giới an vui vĩnh viễn thì chúng ta lại không đối hoài đến, chúng ta cho rằng “không có thời gian”. Nếu phải dùng một câu nói cho có hình tượng, có lẽ chúng ta phải nói rằng: “Chúng ta có dư thời gian cho địa ngục, nhưng chúng ta chưa từng dành một chút thời gian đúng nghĩa cho chính mình”.
Trong cuộc sống người đời vẫn thường bảo nhau, có việc gì đó thì hãy từ từ mà làm, đừng vội, không khéo sẽ hỏng việc. Đúng vậy, tất cả mọi công việc liên quan đến sinh nhai, chúng ta không thể nóng vội mà thành, nóng vội ở đây là khi chúng ta chưa nắm vững căn nguyên cũng như phương thức làm việc, hoặc chưa hiểu biết đối tác thì đừng vội vàng tiến hành. Nhưng đó là những công việc thường tình ở thế gian. Còn việc tu hành hầu mong thoát khỏi luân hồi sanh tử là việc trọng đại, cấp bách như “cứu lửa cháy đầu” do vậy chúng ta cần phải kịp thời nhận ra và tranh thủ với cái giới hạn của kiếp người vô cùng ngắn ngũi này.
Thăng hoa đời sống tâm linh là một việc làm cấp bách mà chúng ta không nên do dự hay hỗn đãi. Nhiều người cho rằng, đi học giáo lý hay lên chùa niệm Phật, ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống gia đình. Thật sự thì không phải vậy! Nếu biết sắp xếp thời gian hợp lý hoặc biết phương cách tu niệm, thì nó hồn tồn không ảnh hưởng đến công việc, ngược lại việc tu niệm còn hỗ trợ tích cực cho công việc thường ngày của chúng ta nữa.
Ngày nay, nhịp sống thời đại đã khiến cho con người phải hối hả gấp gáp như chính những cổ máy tại các công trường hay xí nghiệp mà họ đang công tác. Con người gần như không còn tự quyết định cho đời sống bản thân của mình nữa và gần như họ đã quên đi chính mình. Họ không biết rằng, chính con người mới là tác nhân đã biến nhịp sống trở nên nặng nề hay thanh thản. Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc chúng ta cần phải dành cho bản thân mình khoảng thời gian nhất định để hướng vọng về thế giới tâm linh, vì không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu, khỏe mạnh được bao lâu. Người xưa nói: “Đời người như bóng câu qua cửa sổ” cũng nhằm khuyên chúng ta chớ phí phạm thời giờ mà hãy thiết thực hơn khi đã thấu hiểu vòng xoay của bánh xe luân hồi sanh tử.
Thật ra loài người chúng ta rất cần mẫn, năng động, linh hoạt nhưng đáng tiếc, thay vì hướng nội khám phá vô minh phiền não ở đâu, thay vì biến tâm điên đảo vọng tưởng trở nên trí tuệ thanh tịnh, thì nhân loại lại miệt mài tạo tác để phục vụ bản năng dục vọng của mình. Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta hãy thử xem trên thế giới lồi người đã tạo tác những gì trong một phút, để chúng ta có thể nhân đó rút ra vài nhận xét!
Chỉ trong một phút, con người đã sản xuất ra 61.000 lít rượu vang, 220.000 lít bia, 0.4 tấn ca cao, 11 tấn cà phê bột. Trong một phút, người ta đã đánh bắt 117 tấn cá, chế biến ra thực phẩm từ 314 tấn thịt các loại, sản xuất 14 tấn xúc xích thịt heo, 7 triệu quả trứng gia cầm, 680 ngàn ổ bánh mì ăn sáng. Trong một phút con người sản xuất ra 165 chiếc xe đạp, 62 chiếc ô tô, 178 tivi, 181 radio, 7.935 đôi giày, 126 máy điện thoại, 15 tấn thuốc lá. Trong một phút trên thế giới có 272 em bé chào đời, 100 người chết. Trong một phút con người đã uống 3,5 triệu lít nước các loại và thải ra 4 triệu lít nước tiểu. Đây là kết quả công trình nghiên cứu của nhà khoa học Đức (Jurgen Gansere) được công bố trên Tạp chí SZ Magazin với các thống kê tương đối chuẩn của những cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc vào năm 2001.
Đọc qua những con số này, chắc có lẽ tất cả chúng ta đều cảm thấy bất ngờ và bàng hồng trước sự tạo tác khủng khiếp của con người. Tuy nhiên những con số đã được thống kê này, theo chúng tôi, nó vẫn là con số tượng trưng chưa đầy đủ. Bởi vì trên thực tế hiện nay thì 2/3 dân số thế giới thuộc về những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Ở các quốc gia này, việc sản xuất không qui mô và không chính thức, chẳng hạn như ở Việt Nam, có đến 90% đệ tử lưu linh chỉ uống rượu đế, đây là loại rượu được nấu đại trà trong nhân dân, hầu hết không đăng ký bản quyền công nghệ, không giấy phép kinh doanh, vì đây là mặt hàng bán lẻ, tự tiêu thụ. Bia cũng thế, những loại bia “hơi”, bia “tươi” được sản xuất đại trà ở các địa phương và được khoản 90% giới bình dân sử dụng. Việc đánh bắt cá và sử dụng các loại thịt cũng thế. Do vậy chúng ta khó có thể thống kê chính xác là con người đã tạo tác ra những gì trong một phút.
Khi đọc qua những con số lược kê trên đây, chúng ta đã thấy quá khủng khiếp. Vậy mà nó vẫn chưa thấm tháp gì so với những con số tương đối chuẩn mà con người đã tạo tác. Chúng ta nên nhớ rằng, những số liệu vừa rồi chỉ được thống kê và công bố từ năm 2001 và chúng ta đều biết, sau mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi một năm, con người luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn trước, như ở Việt Nam mức độ tăng trưởng là 7.2%, ở Trung Quốc còn khủng khiếp hơn nữa 10 -11%, cứ mỗi phần trăm tăng trưởng thì con số sản xuất và tiêu thụ càng tăng lên, kể cả mức “tăng trưởng” về sinh và tử! Do vậy nếu tính đến năm 2007 này thì những con số tượng trưng cho sự sanh tử và tạo tác của con người quả là không thể nghĩ bàn…
Có thể nói những con số nóng bỏng nêu trên đã khiến cho những người dù có thờ ơ hay ít quan tâm đến diễn biến chung quanh cũng phải giật mình. Những con số khủng khiếp đó cũng nhằm khuyến cáo chúng ta rằng, thế giới và con người đang rất lấy làm tự hào trước những thành tựu và tăng trưởng, nhưng thật ra đó chỉ là kết quả của sự tạo tác không ngoài mục đích phục vụ ngũ dục của con người.
Cái thân xác hư huyễn đáng thương của loài người cứ mỗi phút lại vay mượn biết bao nhiêu vật chất của thế giới xung quanh. Trong đó có biết bao nhiêu sinh mạng của các loại cầm thú để thỏa mãn dục vọng. Bên cạnh đó là một con số khổng lồ ẩn tàng trong cuộc sống mà chúng ta chưa nghĩ tới, đó là đã có biết bao nhiêu máu và mồ hôi đã đổ ra để có được những sản vật đó? Đồng thời trên thế gian này, ngay trong thời đại này, còn có những con số đầy cảm xúc mà một khi nhắc đến khiến chúng ta phải chạnh lòng: Song song với sự tăng trưởng, còn có bao nhiêu người phải chết đói, bao nhiêu người hiện không có nhà cửa và bao nhiêu cô gái phải bán thân v.v… Nghĩ đến đây chúng ta sẽ nhận ra, những con số vừa được thống kê đã không còn khô khốc nữa, mà là những con số sống động, đó là một bài thuyết pháp hùng hồn về sự tạo tác triền miên của con người và về sự xa rời bổn tâm thanh tịnh của chúng sanh thời mạt pháp. Đó là chướng nạn trong cõi Ta bà! Thời gian trôi qua như tên bắn còn con người thì mãi mê tạo tác, chưa từng có một phút giây dừng nghĩ, chưa từng có một phút giây quay đầu lại với chính mình. Nghĩ đến đây có lẽ tất cả chúng ta đều muốn chấp tay mà niệm “ Nam mô A Di Đà Phật” có phải vậy không?
Riêng con số sinh tử thì mỗi ngày thế giới phải tiễn biệt khoảng 150.000 đồng loại đến nơi an nghỉ cuối cùng. Và ngay bây giờ, ngày mai, ngày mốt, bữa kia, hay sang năm, sang năm nữa thì cũng đến lượt chính ta sẽ rơi vào bản phong thần khô khốc đó? Trong số chúng ta, tuy chưa ai biết ngày giờ năm tháng mình sẽ đi theo tiếng gọi vô thường, nhưng chúng ta biết một điều chắc chắn rằng: Điều này nhất định sẽ đến!
Đây là điều hiển nhiên, nên ít ai nghĩ đến, hoặc rất ngại khi nghĩ đến. Nhiều người lại cho rằng, có nghĩ tới nó cũng đến mà không nghĩ tới thì nó cũng đến, suy nghĩ làm gì cho mệt, sanh – lão – bệnh – tử mà! Đúng vậy, người ta có thể không nghĩ đến vì trước mắt họ còn biết bao công việc cụ thể phải làm. Thế nhưng, là Phật tử như chúng ta, khi đã biết có luân hồi sanh tử, có tứ sanh lục đạo, thì không thể thờ ơ mà không bàn đến. Mọi người sống trên thế gian này nếu chưa chứng được Thánh quả, chưa giải thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi, chưa đạt đến cảnh giới Niết bàn, Cực Lạc, thì bắt buộc phải nghĩ đến để tìm cách tự cứu lấy mình.
Trước sự thật phủ phàng này, Phật tử chúng ta phải sống như thế nào để tự cứu lấy mình? Chúng ta không nên lưỡng lự, chần chừ, phung phí thời gian nữa, mà hãy bắt đầu cho một ngày mai tươi sáng hơn, trí tuệ hơn, bình an hơn bằng câu “Nam mô A Di Đà Phật”. Chúng ta phải tranh thủ bất cứ thời gian nào, bất cứ ở đâu có thể niệm Phật được là chúng ta niệm Phật. Không cần phải đợi đến chùa chúng ta mới tu, không cần phải đến chùa chúng ta mới niệm Phật, vì Phật ở khắp mọi nơi, Phật ở ngay cả trong tâm ta. Nếu thuận duyên đến chùa, ở đó có Thầy, có đạo hữu cộng tu thì chúng ta dễ tinh tấn hơn, nhưng không có điều kiện đến chùa thì cứ ở nhà mà thành tâm gắng sức công phu niệm Phật.
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
Cám ơn Thầy đã nhắc nhở chúng con , bản thân con mổi tuần dành 1 buổi cộng tu cùng các bạn đồng tu , nghe lời khai thị của Tổ Ấn Quang , HoàThượng Tịnh Không có dạy , chúng ta mổi ngày không được rời xa kinh pháp , Ngài dạy rằng ” chúng ta lợi dụng khoa học tiến bộ để học Phật , con mua cái headphone không dây gắn vào cái laptop nghe giảng kinh , vừa làm mà cũng nghe được, con nghĩ rằng không nghe gỉang thì vọng tửơng , nghe tới nghe lui ` bài gỉang ,trong cuộc sống hằng ngày những lời gỉang nghe được rất hửu ích, áp dụng vào đó sửa đổi thói hư tật xấu , không nghe gỉang kinh thì nhớ Phật niệm Phật để làm hành trang về Tây phương . A DI ĐÀ PHẬT
Bạch thầy.chúng con vọng tâm.tâm hôn trầm.tâm tán loạn.niệm phật hoặc đại tiện.tiểu tiện niệm phật có phải là không đúng pháp.không cung kính không?mong thầy hoan hỷ chỉ dạy
A Di Đà Phật! Mình không phải thầy nhưng cũng xin góp vốn hiểu biết để mong học hỏi thêm!
Làm người sinh ra ở cõi Ta Bà này là có những vọng tâm đó rồi, vì vậy mình phải nên niệm Phật tinh chuyên để diệt trừ mấy cái đó chứ, nếu không có những tâm đó thì mình đã đắc đạo rồi chứ đâu còn ở đây đâu, nên bạn cứ niệm Phật tinh chuyên đừng lo gì mấy tâm đó nha!
Còn đại tiện, tiểu tiện thì niệm thầm (nhép môi, hay niệm trong đầu) đừng niệm ra tiếng là được rồi!
Bạn đọc Niệm Phật Tông Yếu của ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân nha bạn!
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao?
Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác!
22) Hỏi: Tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây?
Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng làm không nổi!
24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
Bạn cố gắng niệm Phật nha bạn, đừng lo gì cả!
A Di Đà Phật! Mong tất cả các đạo hữu, chúng sanh khắp tam thiên đồng thành Phật đạo!
Nam Mô A Di Đà Phật . A Di Đà Phật .A Di Đà Phật .A Di Đà Phật
A di đà phật.
Con mới niệm phật được 4 tháng,nhưng con biết là con không tu từ căn bản.Vì vậy con rất mong mọi người chỉ bảo giúp con các bước tu học sao cho đúng với lời Phật dạy,con rất mộ đạo nhưng lại k hiểu giáo lí gì hết ạ,nên lúc con gặp pháp môn niệm phật con đã thực hành luôn mà k học từ những nền tảng cơ bản.Con mong mọi người vạch rõ cho con các bước tu tập để con có định hướng lối đi đúng ạ để con cố gắng y giáo phụng hành,con đây thực sự rất là ngu muội rất mong được mọi người dẫn dắt chỉ giáo cho con rõ.
A di đà phật.:)
Bạn nghe qua bộ đĩa Phương pháp trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà của đại đức Thích Giác Nhàn ở đây: https://www.youtube.com/playlist?list=PLeoAesRWhTUx7QvmjvgSotubZ2MIP16oJ sẽ nắm được 1 số điều căn bản trong việc hành trì và tu tập pháp môn Tịnh Độ, ngoài ra đọc các bài pháp ở trang web duongvecoitinh này cũng giúp nhiều cho việc hiểu pháp môn niệm Phật này hơn. Chúc bạn tinh tấn. A Di Đà Phật.
Gửi bạn Hy Vọng .
Bạn không cần hiểu nhiều đâu ? Khi Hoà Thượng Tịnh Không thọ giáo với Ngài Lý Bỉnh Nam thì Ngài Lý Bỉnh Nam ra điều kiện là “Nếu hoà thựơng học với Ngài thì không được nghe 1 ngừơi nào khác gỉang , kinh sách nào muốn xem phải hỏi qua ý kiến của Ngài .” chung ta muốn một đời này về Tây phương cực lạc thì phải y giáo phụng hành ,
Hoà thựợng nói chúng ta theo học 1 vị Thầy là chúng ta đi 1 con đường , mà chúng ta theo học 2 vị thầy là theo 2 con đừơng , tôi học Phật vài năm ngẩm nghĩ lời Hoà thượng nói rất là đúng ,nhìn lại trước đây vì không biết nên tôi tu tạp lắm , bây giờ hiểu lời Ngài gỉang thì đúng lắm , bạn chỉ nghe Hòa Thựợng gỉang mà thôi [ phải nhớ là nghe 1 bài gỉang thì phải nghe đi nghe lại nhiều lần , là ngừơi tại gia học Phật sinh hoạt hằng ngày là công phu của chúng ta đó , ai làm mình sân mà mình dằn cái sân xuống là chúng ta có công phu [ khi đó mà nhớ được câu A DI ĐÀ PHẬT mà niệm thì còn gì bằng ] .
Đầu tiên bạn nên nghe “Đệ tử quy ” hiếu dữơng phụ mẫu là nền tảng căn bản của con người , mổi ngày phải lập thời khóa niệm Phật , sau khi nghe “đệ tử quy” thì mổi ngày nghe Hoà Thựợng Tinh Không gỉang Kinh Vô Lượng Thọ , đi đứng nằm ngồi ăn mặc ngủ nghĩ gì cũng niệm Phật , vô nhà vệ sinh thì niệm thầm trong tâm , lúc nào không sạch sẽ thì niệm trong tâm , lúc ngủ trong tâm niệm Phật đến khi ngủ thiếp luôn , giật mình thức dậy trong tâm cũng niệm Phật , đừng suy nghĩ vẩn vơ ,thay vì suy nghĩ vẩn vơ thì ta niệm câu A DI ĐÀ PHẬT .
Vô web http://www.tinhthuquan.com [ bấm vào mục “các bài gỉang khác nghe những bài của Tổ ẤN QUANG [ngài là tổ thứ 13 của Tịnh Độ ] rất có ích cho bạn , vài lời chia sẻ .
A Di Đà Phật!
Nguyện đem công đức này
Hồi hướng cho oan gia trái chủ,
Cha mẹ, anh chị em, cửu huyền thất tổ từ vô thủy kiếp tới nay và hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh.
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát bồ đề tâm
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước cực lạc.
A di đà phật.
Con cảm ơn 2 vị Quốc Uy và Thu Bùi đã góp ý cho con hiểu.:).Con thực sự cảm ơn 2 vị nhé.
A di đà phật
A di đà phật
A di đà phật.