Sư Hải Khánh họ Lý, tên húy là Phú Quý, tổ cư ở đất Dự (Hà Nam) phía Đông Nam Bí Dương huyện. Ngài sinh vào cuối triều Thanh, năm thứ nhất niên hiệu Tuyên Thống (năm 1909 – triều vua Phổ Nghi). Do xuất thân hàn vi nên chưa từng được học văn đọc sách nhưng thiên tính tự nhiên nhân hậu, lớn lên hiền lành, hiếu thảo lại hiểu biết lễ nghĩa. Năm 11 tuổi ngài quy y tam bảo tại Thanh Lương Tự, Lễ Uyển Đông La Hán sơn, pháp sư Truyền Đông vì ngài thế độ ban pháp danh Hải Khánh. Năm 42 tuổi ngài vào thường trụ tại Lai Phật Cổ Tự chuyên tu Tịnh độ, chân thực niệm Phật. Năm 1981, ngài kính trụ tại Bạch Mã Tự, tăng thọ cụ túc giới. Ngày 11 – 01 – 1991 ngài cười nói rồi thị tịch, tự tại sinh Tây. Thế thọ 82 tuổi, tăng lạp 71 năm.
Ngài bần khổ, vóc người thấp bé cao khoảng 1,49m. Ngày ngày lấy niệm Phật, nhặt phân, niệm Phật mà trọn hết một đời, đích thực là cuộc sống của bậc xuất gia tu hành, cả ngày chẳng bàn nói chuyện gì chỉ luôn niệm Phật hiệu và nhặt phân. Những lần gặp dân làng đến chùa, gặp mặt ngài chỉ hỏi thăm một câu: Ông ăn cơm xong có khát hay không? Chẳng nói lời nào khác rồi lại niệm Phật. Điền sản của chùa có 8 mẫu đất, toàn nhờ ngài nhặt phân về bón mà thành mầu mỡ. Những lần nhặt phân được nhiều, đất chùa đã đủ dùng rồi thì chẳng kể là đất đai của nhà ai, gặp nhà nào liền để lại cho nhà đó. Nếu gặp con đường nào gồ gề có các hố vũng ngài liền tự san lấp cho bằng phẳng.
Có lần nước sông lên cao, học sinh nhỏ chẳng dám qua sông (do trời lạnh), ngài đi nhặt phân trông thấy liền cõng từng đứa từng đứa một qua bên kia. Lại có một lần, cả chùa các sư đều đã đi làm Phật sự chỉ để lại ngài ở nhà để nhặt cho đủ phân đến giữa ngọ rồi về, gạo mì để trong phòng kho khóa lại, ngài không ăn không uống một mình niệm Phật trước chùa, thôn dân ăn cơm xong đến chùa chơi, hỏi ngài:
– Sư phụ ăn cơm rồi hay chưa?
Ngài nói:
– Chưa ăn.
Thôn dân về nhà bưng một bát cơm đến cho ngài, ngài ăn xong lại tiếp tục niệm Phật và nhặt phân.
Lại có lần nhân một việc nhỏ mà có nhà sư mắng chửi ngài, ngài do chẳng biện giải bị sư kia đánh trúng đỉnh đầu, máu chảy xuống cả mặt mũi mà vẫn chẳng thanh minh, sư kia được thể liền đánh đập càng thô bạo hiểm hóc, dân thôn nhiều người trông thấy không nhịn được cùng đến can ngăn mới dừng lại.
Ngài xưa nay chưa từng nổi giận cãi cọ với ai, người trong tự viện đối đãi với ngài như với vật bỏ đi, có hay không chẳng quan trọng, không ai giao cho ngài một việc gì tương xứng, mỗi việc nhặt phân về lại đi. Lúc ăn cơm ngài có gì ăn nấy, còn thức ăn nguội thì ăn thức ăn nguội, còn thức ăn thừa thì ăn thức ăn thừa, không còn thức ăn thì thôi. Cử hành những việc Phật sự, thời khóa ngài không tham gia vì không biết đọc, thường cô độc lẻ loi một mình, một mình ngồi trước tự viện niệm Phật. Có người dân trông thấy cười ngài, ngài nói:
– Tôi không biết đọc tụng!
Họ lại hỏi:
– Thế ông biết đọc tụng gì?
Ngài đáp lại rằng:
– Tôi chỉ biết niệm A Di Đà Phật!
Trước khi vãng sanh ngài không ăn cơm, thị hiện một chút bệnh nhẹ, không ai trợ niệm. Ngài có báo với mọi người nhưng không ai để tâm. Ngài chỉ có một yêu cầu là được đặt di thể vào trong khạp (cái chum lớn) rồi nằm theo thế cát tường, mặt hướng về Tây mà vãng sanh.
Di thể ngài đặt trong khạp sau sáu năm nhập tháp (1991 – 1997), kỳ giới nguyên Thượng Hải Hạ Hiền đại lão hòa thượng phát tâm làm lễ trà tỳ cho ngài. Khi vừa mở khạp ra mọi người kinh ngạc thấy di thể ngài ngồi kiết già đoan tọa, diện mạo như còn sống, các y vật không hề hư tổn. Tứ chúng biết là kim cang pháp thể toàn thân xá lợi liền thờ trong chùa sớm tối cúng dường lễ bái. Năm 2006, Quảng Châu đại đức, Lý Nguyên Thiên cư sĩ vui mừng nghe được thánh tích của ngài bội tăng kính ngưỡng liền phát tâm thếp vàng pháp thể cúng phụng.
Ngài lúc bình thời vô cùng giản dị, ngoại trừ câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” thì trọn không nói câu nào khác, tự nhiên mà khéo tăng trưởng phẩm vị (Một môn thâm nhập, trường thời huân tu). Há chẳng phải là ngầm hợp chỗ đạo diệu hay sao? Tâm khiêm hạ thì “gặp” được, cái gốc của tín tâm với đại đạo cực giản dị: chúng sinh và Phật chẳng phải hai, niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, như vậy mà thôi! Từ Hữu tịnh nghiệp học nhân thán thán ngài rằng:
Nhất cú Di Đà pháp trung vương,
Thất thập niên lai tâm trung tàng,
Bất tham thiền lý bất nghiên giáo,
Bất giải kinh chú hựu hà phương?
Tín thâm nguyện thiết trực niệm khứ,
Tự nhiên hoa khai Cực Lạc bang,
Lưu thử kim cương bất hoại thể,
Chứng chuyển pháp luân độ mê mang.
Tế quan Phật thủ đê thùy xứ,
Kháp tự Lục tổ giá từ hàng
Kim kiền kỳ đảo liên đài hạ,
Cầu sư dẫn ngã xuất mộng hương
Kỷ Sửu, Mạnh Hạ bất tiếu sa môn
Thích Ấn Chí Thức
Tạm dịch là:
Một câu A Di Đà Phật vua các pháp
Bẩy chục năm qua tàng chứa trong tâm
Không tham cứu thiền lý, không nghiên cứu giáo điển
Chẳng giải kinh, chú cũng đâu chướng ngại gì?
Tín sâu, nguyện thiết, niệm Phật mãi ra đi
Cực Lạc Tây Phương hoa sen tự nở
Lưu lại thân kim cang bất hoại này
Minh chứng cho pháp luân đang chuyển độ chúng sinh mê muội
Ngắm trông đầu Phật cúi nhìn
Thấy như Lục tổ cưỡi thuyền từ
Nay dưới đài sen hết lòng cầu khẩn
Cầu thầy dẫn con ra khỏi xứ mộng ảo này!
Hà Nam tỉnh, Xã Kỳ huyện, Lai Phúc cổ tự, nhục thân bồ tát sư phụ; tại bất tiếu đệ tử Thích Ấn Quả niệm Phật mê hoặc động giao chi tế, thân giáo thích nghi, đặc chuyển tái thử văn, kỳ ư liên hữu cộng tập.
Ngài là sư đệ đại lão hòa thượng Hải Hiền – người đã biết trước ngày vãng sanh năm 2013 không hề ốm đau.
Lời người dịch: Tôi chỉ là người dịch nghiệp dư với kiến thức Hán văn nông cạn, vì lòng ngưỡng mộ và cảm động trước cuộc đời tu hành của đại sư nên mạo muội dịch bài viết này, tha thiết giới thiệu đến bạn đồng tu trong nước. Bản dịch của tôi sơ sài khó tránh khỏi nhiều sai sót xin bạn đọc lượng thứ, ngưỡng mong các dịch giả dành chút thời gian cung cấp cho bạn đọc bản dịch tốt hoàn thiện hơn. Cầu mong mọi người thâm tín Tịnh độ, dũng mãnh phát tâm lập hạnh đời này quyết định vãng sanh Cực Lạc.
Nguồn: http://www.pureland-buddhism.org
A Di Đà Phật. Cuộc đời tu học của Ngài, ôi! Thật con không biết dùng từ gì để diễn đạt nữa!!!
Xin cảm ơn Duongvecoitinh đã đăng bài này, ngàn lần cảm ơn!
Quý vị liệu có đúc rút ra bài học gì cho chính mình hay không, hãy mạnh dạn chia sẻ ra đây để mọi người cùng biết mà hành trì học tập, sau này cùng thành tựu vãng sanh Tây Phương. Xin Quý vị hoan hỉ chia sẻ thật cô đọng, dễ hiểu nhé.
A Di Đà Phật
‘Sống không cần gì cả thì mất đi sẽ có tất cả’. Mọi người thấy đó, lúc sinh thời chẳng ai coi Ngài ra gì nhưng sau khi Ngài đi rồi thì giờ ai ai cũng kính ngưỡng, lễ bái Ngài!
A Di Đà Phật
Trong các thứ, NGÃ là một trong những cái khó BUÔNG nhất. Người đời thì thường thích được coi trọng hay ít ra cũng không bị xem thường, nhưng Ngài thì không cần, thậm chí bị xem là đồ bỏ đi Ngài cũng chẳng màng. Tài, sắc, danh, lợi, 5 dục 7 tình, Ngài hoàn toàn chẳng màng, buông xả hết. Suốt cuộc đời Ngài luôn quan tâm đến việc làm lợi ích cho mọi người, dù đó là việc làm hèn kém ít người chịu làm (nhặt phân) và lúc nào cũng niệm Phật. Ngài chỉ cần có vậy, không cần gì thêm. Mình thì không biết, nhưng mình nghĩ chắc ngài vãng sanh phải ở hàng Thượng Thượng Phẩm, so ra thì hơn hẳn nhiều vị nổi tiếng, thuyết hay nói giỏi cái gì cũng tỏ ra am tường, hơn rất xa. Hiểu biết nhiều để làm gì? Dễ sinh ra hoang tưởng, cống cao ngã mạn, một câu A Di Đà Phật là viên mãn rồi. Rõ ràng là Ngài đã thị hiện cho chúng ta thấy điều đó. Mình nghĩ tấm gương học Phật của Ngài cho hàng hậu học đến hàng ngàn năm sau vẫn lưu danh như mới. Vài dòng suy nghĩ của mình.
A Di Đà Phật
Xin thành kính tri ân quý đạo hữu đã dịch và đăng bài này để cho hàng hậu học chúng ta có được một bài học vô cùng quý giá, vô cùng quan trọng trên hành trình tu học giải thoát của mình. Với tôi, bài học rút ra có tính chất quyết định việc vãng sinh của mình:
* “Gặp dân làng đến chùa, ngài chỉ hỏi 1 câu “Ông đã ăn cơm chưa? Ông có khát không?”:
– Cuộc đời tu hành chỉ cần đơn giản đói có cơm ăn, khát có nước uống là đủ.
– Tốt nhất là ít nói chuyện,khi lời không cần phải thốt ra thì không nói!
– Cứ khờ khạo mà tu hành, ngốc nghếch mà niệm Phật cho nhiều.
– Làm việc chịu thiệt thòi, không có so đo tính toán.
– Không tranh chấp đúng – sai, mình – người.
* “Ngài thường cô độc lẻ loi một mình, một mình ngồi trước tự viện niệm Phật”: Chúng ta cố gắng học cho được điều này, không ai coi trọng mình, không ai biết, không ai để ý đến mình càng tốt, càng xa lìa các duyên bao nhiêu càng dễ nhiếp tâm niệm Phật được nhiều bấy nhiêu.
Chúng ta thấy cả cuộc đời ngài không thuyết một lời pháp nào nhưng tấm gương tu hành cùng thân kim cang bất hoại mà ngài lưu lại chính là lời thuyết pháp quý giá nhất, là một minh chứng hùng hồn nhất về sự diệu kỳ của Phật Pháp, cũng như về khả năng thành tựu sự giải thoát, đạt Ðạo của những bậc chân tu, thật hành.
Vài lời chia sẻ cùng quý đạo hữu. Kính mong được quý đạo hữu chia sẻ kinh nghiệm về công phu tu tập niệm Phật của mình trong điều kiện bận rộn để đại chúng cùng học hỏi.
Mình có thắc mắc này. Giả dụ như Kiếp trước mình đã vu oan vu khống cho một người. Theo nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên thì 2 kiếp sau nữa quả báo sẽ thành tựu, tức là ta sẽ bị vu khống lại. Vậy thì kiếp này dù ta niệm phật nhiều thế nào thì phật ko thể chuyển nhân quả nghiệp duyên để tiếp dẫn ta về tịnh độ được. Ta phải ở ta bà để 2 kiếp nữa chịu quả báo bị vu oan lại?
Việc mình vu khống người khác thì sau này cũng sẽ bị quả báo giống vậy, thậm chí hậu quả còn nặng hơn…Thời điểm thọ quả báo thì ko nhất định là 2 kiếp, mà có thể ngay trong hiện đời, hoặc lâu hơn…nhưng nhất định có Nhân rồi thì khi gặp Duyên tất phải ra Quả, Nhân Duyên Quả Báo chẳng hề sai chạy, như bóng theo hình.
Người niệm Phật được vãng sanh vẫn có thể mang nghiệp cũ theo, gọi là đới nghiệp vãng sanh. Sau này các Ngài (đều là Pháp Thân Đại Sĩ) từ Cực Lạc thế giới khi thị hiện độ chúng sanh ở đâu đó, nhân duyên đầy đủ vẫn phải tiếp nhận quả báo.
Giống như Đức Thế Tôn bị nhức đầu mấy ngày khi gia tộc Thích Ca bị tận diệt bởi vua Lưu Ly, cho đến 3 tháng Ngài phải ăn thức ăn của Ngựa, hay bị Đề Bà Đạt Đa làm thân Phật chảy máu,…Phật cũng ko thể vượt qua được Nhân Quả, vẫn là phải tiếp nhận khi Nhân Duyên đầy đủ, nhưng tâm Ngài thì an nhiên tịch tĩnh, tiếp nhận nhẹ nhàng, hoan hỉ; còn bọn phàm phu chúng ta thì khi tiếp nhận ác duyên, ác báo thì sanh tâm sân hận, còn khi nhận được quả báo tốt đẹp thì sanh tâm tham luyến, si mê, chẳng muốn rời xa…
Hi vọng với vài lời chia sẻ thô kệch, ngắn gọn ở trên thì bạn có thể hiểu rõ được Nhân Quả hơn được một chút…
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn đạo hữu Tịnh Thái ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin kính chào các vị cư sĩ.
Con là Diệu Vy, đã hơn 1 lần viết thư cho các thầy và đều được các thầy chỉ dạy tận tình, hôm nay con có 1 vấn đề xin được các thầy chỉ dạy ạ, câu chuyện của con như sau.
Cách đây 4 tháng con chuyển đến 1 nơi ở mới, ở gần nhà con có 1 chị năm nay mới 29 tuổi nhưng bị bệnh tiểu đường, sau đó biến chứng mù cả 2 mắt. Sau khi thăm hỏi làm quen, con được biết chị lấy chồng năm 19 tuổi, sau 2 năm chồng nghiện và mất. Chị không có con nên về nhà bố mẹ đẻ ở, 1 vài năm sau bố mẹ đều mất, em trai nghiện nên thường làm phiền chị ấy, bọn chủ nợ của em trai có hôm đến đòi nợ và đánh chị ấy rất đau, sau đó mọi người cho em trai đi cai nghiện và cuộc sống của chị có vẻ bình yên hơn, nhưng cách đây 1 năm, sau khi ngủ dậy mắt chị không thể nhìn được nữa, bác sĩ nói do biến chứng của bệnh tiểu đường. Nghe chị kể về cuộc đời, con hiểu rằng tất cả đều do nghiệp báo của chị ấy từ nhiều kiếp trước và giờ chị ấy phải trả. Con đã giảng giải và khuyên chị niệm Phật, con tặng chị 1 cái đài, cóp nhạc niệm Phật và bài giảng của các thầy về pháp môn tịnh độ cho chị nghe. Thật may mắn là chị đã tin và niệm Phật rất tinh tấn, vì chị bị mù, không thể đi đâu nên hầu như cả ngày chị đều niệm Phật, và điều quan trọng là chị đã hiểu về nhân quả nên không còn than thân trách phận nữa, con thấy như thế nên mừng lắm, thêm nữa là ngay hôm con nói chuyện chị đã phát tâm ăn chay trường luôn, từ 1 người đang ăn mặn chị đã chuyển hẳn sang ăn chay trường. Vì con đi làm giờ hành chính nên cũng không có thời gian nói chuyện với chị nhiều, chỉ ngày chủ nhật mới cóp thêm bài giảng pháp mới cho chị nghe. Hôm nay khi con sang chơi, nghe chị kể chuyện con thấy có những điều rất lạ, vì con niệm Phật chưa đạt được thành tựu gì và hiểu biết về Phật pháp còn nông cạn, nên không thể hiểu được hết những vấn đề của chị. Sau 2 tháng ăn chay trường và niệm Phật, bây giờ chị lúc nào cũng nghe tiếng niệm Phật vang bên tai, lúc đầu chị nghĩ do chưa tắt đài nhưng không phải, mà là âm thanh vang bên tai chị ấy, cả ngày đều như vậy, tiếp nữa là cách đây 1 tuần chị ấy phát hiện ra khả năng biết được số phận và tương lai người khác, chị ấy chỉ nói với mình con chuyện đó, và bảo rằng chị thấy ai khổ sẽ khuyên người đó làm lành để thay đổi số phận chứ không lập phủ xem bói như người khác. Hơn nữa chị bảo gần đây chị hay thấy 1 người thân nam mặc áo vàng, người nữ mặc áo trắng ở trước mắt chị, chị tin rằng đó là Phật và bồ tát.
Thưa các thầy, sau khi nói chuyện xong với chị ấy, con rất bối rối, không biết những hiện tượng của chị ấy là sao? có phải chị đã chứng được điều gì đó không hay đã bị lạc vào đường ma, vì con kiến thức còn nông cạn nên mong các thầy giải thích giúp con những câu hỏi sau:
1. Hiện tượng nghe tiếng niệm Phật vang bên tai có phải do chị đã đạt nhất tâm bất loạn không a?
2. Tại sao chị có thể biết được số phận và tương lai của người khác, đây là điều tốt hay không tốt?
3. Hình ảnh chị nhìn thấy trước mắt, có phải hình ảnh của Phật và bồ tát quán thế âm không ạ? (theo con biết thì Phật A Di Đà mang áo màu đỏ)
Chính con là người khuyên chị ấy niệm Phật nên rất sợ chị bị đi sai đường. Mong các thầy đưa ra lời khuyên giúp con ạ.
Con xin cảm ơn!
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Vy,
1. Thường nghe tiếng niệm Phật bên tai chỉ là ảo giác từ những âm thanh niệm Phật hàng ngày đã từng nghe qua băng đĩa. Điều này giống như nhiều trường hợp nhét smartcard có thâu tiếng niệm Phật của mình vào tai, rồi niệm theo, kế đó vài ba ngày sau lúc nào cũng nghe thấy tiếng niệm Phật vang bên tai và cho đó là chứng đắc.
2. Nhận biết được quá khứ vị lai của người khác là nói tới người chứng tha tâm thông. Bạn có thể kiểm chứng ngay từ nơi bạn bằng cách: lập một kế hoạch tường tận trong ngày, ghi cụ thể ra giấy, rồi khi đến thăm người bạn quen, thật khéo léo hỏi xem hôm nay bạn đến thăm có gì mới. Quan trọng: không nói thêm điều gì khác.
3. Khi Phật A Di Đà hiện thân sẽ thường có Quán Thế Âm và Đại Thế Chí bên cạnh, do vậy sẽ không có trường hợp Phật A Di Đà và Quán Thế Âm hiện thân. Đây là ảo giác.
Bạn hoan hỉ khuyên người bạn quen: ráng buông bỏ hết những chuyện đã thấy, đã nghe, chỉ cần nhiếp tâm tiếp tục niệm Phật, nhất quyết không được mong cầu chứng đắc và chỉ cầu vãng sanh Cực Lạc là đủ.
Chúc bạn an lạc.
TN
Nam mô a di đà phật,
Con xin cảm ơn cư sĩ Thiện Nhân,
Con xin hỏi thêm là những điều chị ấy đang gặp phải có nguy hiểm không ạ, con chỉ lo chị ấy đi sai đường và bị lạc vào đường ma thì rất nguy hiểm ạ.
Xin được chỉ dạy ạ
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Vy,
Bạn không cần quá lo lắng như vậy. Những biểu hiện của người bạn quen thực tế chưa khẳng định được gì nhiều. Tuy nhiên, với một người mới phát tâm tu đạo trong vòng 2 tháng mà có những biểu hiện chứng đắc, ngoài người thuộc hàng thượng căn, thượng trí ra, thì phần lớn đều đang gặp chướng ngại, bởi hàng thượng căn, thượng trí khi chứng đắc sẽ không bao giờ có biểu hiện để cho người ngoài biết.
Bạn hoan hỉ thường xuyên tiếp xúc với người bạn này và theo dõi những biểu hiện sau:
– nếu người đó thường nói chuyện cảm ứng, nói chuyện chứng cảnh=đang gặp chướng nạn.
– nếu người đó thường luôn xét đoán chuyện quá khứ, vị lai của người nọ, người kia – những người mà bạn không quen biết, nhưng bạn là người thường xuyên gần gũi, thân cận mà không nói chính xác về bạn=đang gặp chướng nạn.
Bạn có thể âm thầm trắc nhiệm theo những điều TN đã nêu để kiểm chứng xem thực tại người bạn quen đang gặp chướng ngại ở điểm nào, khi biết đích xác chúng ta mới có thể tìm cách cứu vãn được.
Bạn có thể hoan hỉ cho TN cùng các đạo hữu biết: người bạn quen thường nghe những pháp gì và phương cách hành trì niệm Phật ra sao?
TN tri ân tấm lòng độ sanh của bạn.
TN
A Di Đà Phật,
Con xin cảm ơn lời chỉ dạy của cư sĩ Thiện Nhân.
từ khi chị ấy biết niệm Phật tất cả những bài giảng chị ấy nghe được đều do con download từ những trang web Phật pháp, con thường tải những bài về pháp môn tinh độ, câu chuyện nhân quả, phật pháp nhiệm màu… cho chị ấy nghe.
Buổi sáng: chị dậy sớm niệm Phật, gần đây đã ngồi được kiết già 2-3 tiếng mà không đau chân và không bị vọng niệm như lúc đầu nữa. Chị phát nguyện vãng sinh Tây Phương cực lạc.
Ban ngày: ngoài lúc ăn uống, chị vẫn tiếp tục niệm Phật
Buổi tối: Chị ngồi kiết già niệm Phật khoảng 2-3 tiếng, hồi hướng công đức rồi đi ngủ.
Vì chị ấy bị mù nên cả ngày không đi đâu, chỉ ở nhà niệm Phật thôi ạ.
Cách đây khoảng 1 tuần thì chị ấy có chia sẻ với con những hiện tượng như thế và chị ấy không nói với ai ngoài con. Trước đây chị là người không tin Phật pháp, nhưng bây giờ rất tin rồi ạ.
Con kính mong các thầy hoan hỉ chỉ giúp con ạ.
A Di Đà Phật.
Bị mù với Chị ấy là 1 tăng thượng duyên tốt, vì mắt ko còn thấy đường nên ko đi đâu ra ngoài được, không còn thị phi, đắm chìm vào trong cảnh giới mê hoặc của thế gian này.
Thời khóa của Chị ấy là rất tốt, nên khuyến khích động viên Chị ấy tiếp tục duy trì.
Những thứ thấy nghe trong quá trình niệm Phật đều nên lờ đi, thấy như ko thấy, nghe như ko nghe. Trong lòng độc nhất chỉ có 1 câu A Di Đà Phật, chẳng cần để ý gì đến hình ảnh này hình ảnh nọ, tai nghe Phật hiệu rõ ràng, miệng niệm rõ ràng, tâm thấy biết rõ ràng từng câu từng chữ ko bị mờ lấp.
Trong tâm tuyệt đối ko mong cầu chứng đắc thần thông, cảm ứng. Theo lời bạn kể thì có lẽ mọi chuyện đến với Chị ấy TỰ NHIÊN. Nhưng đến TỰ NHIÊN thì cũng BUÔNG XẢ tự nhiên luôn, trong lòng chẳng dính 1 tướng nào ngoài A Di Đà Phật. Trong lòng chỉ có 1 nguyện là cầu sanh Cực Lạc, ngoài nguyện này ra mọi thứ khác đều buông xuống. Sự việc ở thế gian này đều là tùy sức tùy phận mà sống, mà làm việc, mà giúp đỡ chúng sanh.
Người niệm Phật cảm ứng tốt nhất là tự biết trước ngày giờ ra đi, được A Di Đà Phật đến báo cho biết rõ thời điểm Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cũng có chư tổ trong quá trình công phu thấy được thắng cảnh Tây phương, nhưng tuyệt nhiên ko nói ra, chỉ khi gần vãng sanh mới nói cho các đệ tử mà thôi. Người tu hành tại gia niệm Phật cũng là như vậy, cứ im lặng mà tu hành, mà niệm Phật, đến lúc ra đi, cần nói điều chi thì sẽ tự biết nói cái chi để lại cho hậu thế, nhằm tăng trưởng tín tâm cho người niệm Phật tu hành đời sau…
Nói cũng là từ bi và trí huệ, không nói ra đi im lặng cũng là từ bi và trí huệ. Họ đã tự tại vãng sanh, tức phải khai mở 1 phần trí huệ từ chân tâm bổn tánh, tự biết lợi hại của việc tác ý tạo nghiệp, không cần phàm phu chúng ta lo nghĩ dùm.
Nhưng từ đây đến lúc đó còn dài, Diệu Vy cứ chia sẻ lại cho chị ấy những lời trên. Hãy học chữ BUÔNG.
TẤT CẢ MỌI THỨ MÌNH THẤY BIẾT ĐỀU LÀ GIẢ – CHỈ CÓ A DI ĐÀ PHẬT LÀ CHÂN THẬT.
Cứ đơn độc 1 câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, tất sau này sẽ tự nhiên thành tựu, tự tại vãng sanh vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT! hay quá xin tán thán công đức chia sẻ của các đạo hữu ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật,
Con xin cảm ơn những lời chia sẻ thật chân tình và ý nghĩa của cư sĩ Tịnh Thái.
Qua những lời chia sẻ của các thầy, chính bản thân con cũng học được nhiều điều, và con sẽ truyền đạt lại cho chị ấy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
“Những lần gặp dân làng đến chùa, gặp mặt ngài chỉ hỏi thăm một câu: Ông ăn cơm xong có khát hay không? Chẳng nói lời nào khác rồi lại niệm Phật”.
Lời hỏi thăm này chắc chắn có dụng ý cao siêu gì đó, có vị Thiện tri thức nào có thể giải đáp được không?
Thành kính tri ân công đức pháp thí!
A di đà phật
A Di Đà Phật
Đạo hữu Hoa Sữa thân mến,
Câu “Ông ăn cơm xong có khát hay không?” có hàm ý rất sâu sắc, nói khác đi đó là một khẩu quyết cho người niệm Phật chúng ta.
Chúng ta thường hay nghĩ: người năng đến chùa, tu tại chùa, năng niệm Phật, trì chú, tu thiền… chắc hẳn là người tu giỏi và chắc chắn sẽ có nhiều thành tựu. Đó là hiểu về lý (quán xét theo lý tướng) nhưng khi đi vào sự thì việc năng đến chùa, ở tại chùa, hay năng tu, giả sử: năng niệm Phật, chưa hẳn nói lên điều gì cả.
Mấu chốt là: chúng ta đang niệm gì?
1. “ăn cơm” có thể dụ cho niệm Phật. “khát” bao hàm 2 nghĩa: các ông, bà hàng ngày niệm Phật nhưng có nhớ Phật, có chán Ta bà, có muốn buông vạn duyên để về cõi Phật không? Nếu có và hằng có, chữ „khát“ lúc này đồng nghĩa các ông, bà tâm đang hướng, hằng hướng Phật và thực tâm hành nguyện về cõi Phật.
2. Nghĩa vi tế hơn: hàng ngày các ông, bà niệm Phật, nhưng tâm phiền não (tham, sân, si, cống cao ngã mạn, phân biệt, chấp trước…) không hề giảm thiểu, trái lại, tăng trưởng không ngưng nghỉ, điều này dụ cho các ông, bà dẫu miệng niệm Phật nhưng tâm chẳng có Phật. Nói khác đi: miệng niệm mà tâm chẳng hành; miệng niệm Phật nhưng tâm luôn nhớ tưởng những chuyện trần lao, phiền não. Và „khát“ lúc này dụ cho phiền não chướng đang an trụ trong tâm, thay vì niệm Phật để chuyển hoá tâm phiền não. Điều này đồng nghĩa: hàng ngày chúng ta „ăn cơm“ tức niệm Phật mà chẳng thấy no, tức chẳng thanh tịnh; cũng đồng nghĩa: hàng ngày uống nước mà chẳng đỡ khát.
TĐ
Cơm là Phước. Nước là Huệ.
Hãy tự lo liệu việc cơm nước của mình.
A Di Đà Phật.
Con vô cùng cảm động trước sự nhẫn nhịn và tu hành của bồ tát hải khánh.nam mô a di đà phật
Kính chào các vị cư sĩ con moi tu theo pháp môn niệm Phật con có một số thắc mắc mong các vị hoan hỉ giúp con tường tận.Công việc con thời gian không ổn định khóa niệm Phật hằng ngày của con thời gian không cố định khi sớm khi muộn có được không? Con đang ở trọ (phòng trọ chắc các vị cũng hiểu không được thành tịnh) con mặc đồ ngủ ngoồi trông mùng chấp tay niệm con niệm thầm như vậy có bị tội không cung kính ? Niệm Phật khi con niệm thầm khi thì ra tiếng ( để không buồn ngủ) như vay có được không? Con rất mong nhận được lời phúc đáp từ các vị con chân thành cảm ơn. Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
-Bạn có thể niệm Phật bất cứ lúc nào,ko nhất thiết phải cố định thời gian.
-Mặc đồ ngủ ngồi trong màn chắp tay niệm thầm cũng được,ko bất kính.
-khi nằm thì nhất thiết chỉ nên niệm thầm.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Chào bạn Đức Thành Kính!
Niệm Phật thời niệm được ở mọi lúc mọi nơi (Tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngoài) tuy nhiên khi đang lúc ngủ nghỉ, tắm rửa, đại tiểu tiện, ở những nơi bất tịnh thì chỉ nên niệm thầm, niệm lớn tiếng sẽ sanh bất kính. Trước khi đi ngủ cũng vậy, khi niệm Phật chớ có mặc quần đùi, cởi trần hoặc ăn mặc hở hang.
Phàm là người nam hoặc nữ, khi ăn mặc hở hang sẽ khiến người khác giới sanh tâm dâm dục, mà phải chịu lấy quả báo. Niệm Phật thì càng phải kiêng dè chuyện này.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thường thì tạm chia phương cách trì niệm Phật thành 2:
-Một là: niệm Phật theo thời khóa cố định trong ngày. Như có thể tự thiết lập cho mình khoảng thời gian trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy làm 2 thời khóa cố định mỗi ngày.
-Hai là: niệm Phật ngoài thời khóa,tức là niệm Phật bất cứ lúc nào,mọi lúc mọi nơi.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Đức Thành Kính ơi. Nếu tâm còn áy náy chưa thành kính thì hãy chịu khó hơn đi, thay đồ ngủ bằng bộ đồ kín đáo, thanh tịnh cũng không mất nhiều thời gian đâu bạn. Mình cũng thường dậy sớm niệm Phật và đi làm lúc 6g30. Đôi lời mong bạn hoan hỉ. Nam mô a di đà phật
A di đà phật
Chào bạn Hoa sữa
“Ông ăn cơm xong có khát hay không?”
Mình cũng thấy hơi lạ và khó hiểu, vì ăn xong thì phải uống nước dù có khát hay không nên thật lòng mình cũng không hiểu dụng ý của Ngài là gì.
Phải chăng ý Ngài giúp cho người nghe phá vỡ tri kiến suy lường của phàm phu, giống như một công án Thiền chăng?
Kính mong sự chia sẻ giúp đỡ từ các vị Liên hữu.
Một câu khai thị duy nhất trong đời của một vị Bồ tát
A di đà phật
Theo ý nghĩ thiển cận của mình :
“Ông ăn cơm có khát nước không ”
Cũng như đời sống con người cần phải có tâm linh, để tâm nương tựa về. ( đạo đời viên thông ) mình nghĩ ý thầy muốn mọi người người thấu hiệu luật nhân quả, vô thường, nhân duyên và buông xã vạn duyên và chân thật niệm Phật.
Cũng như Lục Tổ Huệ thường dạy ” Đói thì ăn, mệt thì ngũ ” đó là Đạo.
Mong các vị tôn túc, các cô chú cư sĩ và chư vị liên hữu đồng tu hoan hỉ chỉ dạy thêm cho con.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn những lời phúc đáp của các bạn Nam Mô A Di Đà Phật.Toôi có một điều vướng mắc thế này mong các bạn hoan hỉ chỉ giúp. Tôi học ngành sư phạm năm 2013 tôi ra trường với mong muốn có một chổ dạy ổn định thế là tôi nộp hồ sơ thi tuyển nhiều nơi trong tỉnh . Những nơi thi đầu tiên chỉ để tôi làm quen với cách thi( những năm trước không cần thi )tôi tâp trung ở nơi thi cuối rút kinh nghiệm được những lần thi trước lần này tôi tâm đắc nhất bài thi hoàn thành tốt nhưng tôi vẫn lo sợ vì quá nhiều người thi tôi làm chắc ngưòi khác cũng vậy. Trước khi thi hàng đêm tôi đều cầu nguyện cho tôi đậu tôi thường xuyên trì các bài chú với hi vọng sự linh nghiệm đến với tôi. Cuối cùng tôi ko đậu ở nơi nào kể cả nơi tâm đắc nhất. Mưu cầu ko đặng tôi rất đau khổ ngày biét kết quả cuối toi rớt nước mắt tất cả hi vọng sụp đỗ tương lai mù mịt ko biết đi về đâu.Tôi đã mất lòng tin phật pháp tôi đã tha thiết mong cầu để tôi được đi dạy mà không được toại nguyện. Thế rồi tôi không trì chú nũa tôi nghĩ rất nhiều nếu như tôi đậu chắc tôi sẽ tin tưởng biết ơn rất nhiều mà tinh tấn hành trì. Tôi phải đợi một năm sau tôi thi tiếp lần này tôi chạy chọt tôi chỉ thi một chổ vì năm trước tôi nhận thấy phải như vậy mới đậu được . Tôi vẫn ôn bài kỹ lưỡng không ỹ lại có lo lót.Đời ai biết chữ ngờ tôi lại rớt người ta nhẫn tâm lừa gạt tôi. Họ nói gì tôi cũnng nghe làm gì tôi cũng làm kể cả giấu cha mẹ đưa tiền cho họ chạy dùm tôi bởi tôi rất nhẹ dạ chỉ vì muốn được đi dạy. Hi vọng một lần nữa sụp đỗ. Các ban hãy cho biết như vậy là tôi không có duyên với nghề dạy học hay duyên chưa tới tôi phải tiêp tục đeo đuổi hay dừng lại? Tôi đã mất niềm tin phật pháp hai năm tôi bỏ hẳn nhân duyên bây giờ tôi có niềm tin trở lại toi chuyển sang tu tịnh độ vì dễ hành tri vi diệu khỏi bàn. Tôi đang tu học pháp môn niệm Phật mong cầu vãng sanh Lạc Quốc theo lý phải buông bỏ tất cả tin sâu nguyện thiết trì danh niệm Phật. Nhung tôi nghĩ mình cần phải có công việc để nuôi cái thân để vững bước trên con đường tu hành tôi phát nguyện vãng sanh vừa mong cầu được đi dạy như vậy có phải tôi không buông bỏ được còn mong cầu lợi ích nhân gian tôi sẽ mất phần vãng sanh có đúng không? Tôi đang làm việc trái nghề nghề này trước mắt ổn định nhưng không lâu dài. Tôi muốn có công việc ổn định lâu dài làm đủ sống không thiếu thốn . Mong được những lời chia sẽ từ các bạn để tôi có thể an tâm hơn mà tu học Nam A Di Đà Phật
Gửi đạo hữu Đức Thành Kính.
Để nhận diện lòng tin chân thật của một người Phật tử, Đức Thích Tôn lưu ý chúng ta trong Tăng Chi Bộ : “Người có lòng tin là người muốn gặp người có giới đức, muốn nghe diệu pháp và hoan hỷ thí xả ”
Tương tự như vậy, những ai đặt trọn niềm tin vào Bản nguyện của A Di Đà Phật th́ì thường hay niệm Phật, phát bồ đề tâm, phát nguyện vãng sanh, đọc tụng kinh điển và hoan hỷ thí xả. Như vậy họ chắc chắn vãng sanh và hiện thời sống an lạc, vô úy và tự tại. Niềm tin trong sạch vào lời nguyện là chứng quả vãng sanh cũng giống như cư sĩ thời Phật Thích Ca Mâu Ni chứng quả dự lưu, nhập vào dòng thánh không còn bị đọa lạc và từ 1 kiếp cho đến 7 kiếp tái sinh làm người sẽ đạt thánh quả giải thoát A La Hán. Đức Thích Ca Mâu Ni đã cẩn trọng để lại chỉ dấu này trong nhiều kinh điển nhằm xác quyết tịnh tín vào Tam Bảo và vào Bản Nguyện của Ta sẽ đặt nền móng vững chắc vào sự nghiệp giải thoát:
Lúc tôi thành Phật, chúng sinh mười phương, nghe danh hiệu tôi, chí tâm tin vui, có được căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước tôi , cho đến mười niệm, nếu không được sanh, tôi thề không giữ ngôi Chánh Giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.”
“Hết thảy hữu tình khắp cả mười phương thế giới, nghe tin danh hiệu công đức Vô Lượng Thọ Phật, lập tức nhập địa vị chánh định, sinh về cõi Phật An Lạc thanh tịnh.”
“Chúng sanh ở phương khai, nghe danh hiệu Di Đà Như Lai, cho đến chỉ phát một niệm tin ưa, vui vẻ hâm mộ, chỗ có căn lành đó đem hồi hướng nguyện vãng sanh Cực Lạc, tùy nguyện liền được vãng sanh, được vị bất thối chuyển cho đến thành Phật.”
“Có những chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà, lòng tin vui mừng nhẫn đến phát một niệm chí tâm hồi hướng nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì liền được vãng sanh ở bực bất thối chuyển…”
Này Xá Lợi Phất, ai đã phát nguyện, hoăc đang phát nguyện, hoặc sẽ phát nguyện sinh về Cực Lạc, thì ngay lúc nguyện đã được bất thối,và đã có mặt tại Cực Lạc rồi.” (Trường Ca A Di Đà Kinh)
Vì vậy mà chúng ngày đêm Niệm Phật mà còn sợ mất phần vãng sanh vì nơi ta chẳng đặt trọn niềm tin vào Bản Nguyện của A Di Đà Phật. Khi tín tâm niệm danh hiệu ngài cầu vãng sanh thì tất sẽ được toại nguyện. Xin đừng nghi ngờ, xin đừng sợ hãi. Niềm tin vững chãi sẽ khiến cho hành giả có tâm vô úy(không sợ hãi), tâm từ bi, tâm hỷ xả và tâm giữ giới, tâm bố thí rộng rãi vì thương xót chúng sanh. Nói một cách khác, người có lòng tin chân thật, thường hay có tâm nhớ ơn ân Phật, ân Tam Bảo, ân Cha mẹ, ân quốc gia và ân chúng sanh. Và đó là Tâm Bồ Đề không hai.
Còn chuyện thế gian đạo hữu cứ tùy duyên mà làm chứ đừng có phan duyên (cố ý, cố tình làm ). Việc gì đến chúng ta làm, còn không thì chúng ta chân thành niệm Phật, Phật Bồ Tát tất ứng. Như câu ” có thực mới vực được đạo”. Chúng ta có công việc đàng hoàng, chân chánh thì chúng ta cứ làm, hạnh phúc và an lạc là tự bỏ tự tư tư lợi, niệm niệm vì lợi ích tất cả mọi người, làm việc gì cũng trên tinh thần vô ngã, lợi tha như thế chúng ta sẽ được tự tại, vui vẻ phải không Anh ?
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn có muốn biết tại sao bạn lại 2 lần thi mà ko thành không? Xin hãy đọc Liễu Phàm Tứ Huấn – Làm Chủ Vận Mệnh tất sẽ rõ được nguyên nhân:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Bạn chú ý ở lần thứ 2, do tâm quá mong cầu ham muốn nên làm việc khuất tất, hối lộ, lo lót nhưng kết cục vẫn là Không. Trong mạng vốn lúc đó ko có công danh thì dẫu có lo lót cũng chẳng thể có được, lại còn tổn giảm phước đức của chính mình bằng hành vi bất chánh.
Bạn chưa làm nghề nhà giáo, chưa làm Thầy thì cũng có chỗ hay đấy: Thầy giáo là 1 nghề cao quý và có trách nhiệm lớn lao, chẳng phải kẻ phàm phu tầm thường có thể gánh vác.
Bạn giết 1 mạng người thì chỉ nợ 1 mạng, ân oán tính sổ đơn giản. Bạn làm Thầy giáo dẫn dắt dạy dỗ học sinh đi sai đường, đoạn mất pháp thân huệ mạng ko chỉ của 1 người mà của cả 1 thế hệ, việc này nhân quả gánh vác thế nào đây?
Trong Tam Tự Kinh có răn dạy chúng ta:
Nếu dạy học mà ko nghiêm
Trò hư hỏng, tội của Thầy tránh miễn đâu!
Học trò là tương lai của cả dân tộc, một người Thầy dạy học trò ko tốt, thiếu tinh thần trách nhiệm thì cả một thế hệ học sinh bê tha, biến chất, xã hội sau này tất phải động loạn.
Cho nên làm Thầy Giáo rất vất vả, cùng với làm Cha Mẹ cực khổ không kém. Những lời Thầy nói ra, hành vi biểu hiện của Thầy đều phải làm 1 tấm gương tốt cho học trò noi theo. Cách ăn, cách uống, đi đứng nằm ngồi đều phải mẫu mực. Đức hạnh của Thầy là tấm gương sáng cho hàng học trò học tập, kính ngưỡng, làm theo.
Ngày nay xã hội đạo đức suy vi đến cùng cực: Hiếu Đạo cùng Sư Đạo chẳng còn được mấy ai xem trọng, trò ko ra trò, thầy ko ra thầy. Nhìn toàn cảnh nền giáo dục hiện tại mà lòng xót xa…
Vì thế nếu mình muốn đi con đường làm 1 người Thầy thì những điểm trên mình phải minh bạch rõ ràng, phải hiểu được sự vất vả, tinh thần trách nhiệm mà 1 người Thầy phải gánh vác trong suốt cuộc đời. Người xưa có câu: “Không trọng Thầy thì chẳng thể làm Thầy”. “Một chữ cũng là Thầy”
Chúng ta đọc qua 2 câu trên liệu có phản tỉnh xem bản thân mình có thực tiễn được “tôn sư trọng đạo” chưa? Mà đã muốn làm Thầy thiên hạ?
Tôn sư trọng đạo lại phải dựa vào “Hiếu Thuận Cha Mẹ”, người chưa biết Hiếu Kính Cha Mẹ thì chẳng thể nói đến “Tôn sư trọng đạo”, như vậy thì làm sao có thể gánh vác được chữ “Thầy”? Chữ “Thầy” nặng lắm ai ơi…bạn có hiểu không?
Việc chọn lựa nghề nghiệp của bản thân vì vậy phải nên thật cân nhắc kỹ lưỡng, tránh hời hợt qua loa, chỉ biết thuận theo sự yêu thích của cá nhân mà chẳng suy lường rốt ráo, ảnh hưởng lâu xa cho xã hội thế nào cũng chẳng cần để tâm. Ý chí con đường nghề nghiệp lại mù mờ, mê muội trong 2 chữ Danh Lợi. Thì ngay trong cái nghề nghiệp cao quý nhất thiên hạ – Sư Phạm thì tạo ác nghiệp quá lớn rồi, hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi – làm Thầy trong pháp thế gian đã là như thế, huống hồ chi xuất gia làm Tăng gánh vác gia nghiệp của Như Lai, làm Thầy của Trời Người…
“Trước cửa Địa Ngục Tăng Đạo nhiều”. Là người học Phật, chúng ta đã sẵn sàng chưa?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/08/nguoi-mu-dat-nguoi-mu-vao-ham-lua/
A Di Đà Phật.
Con chân thành cảm ơn chú Tịnh Thái đã gửi lời phúc đáp đến con mãi đến hôm nay con mới đọc được.Đã một thời gian qua con mới ghé diễn đàn vì con tiếp tục đeo đuổi cái nghề giáo đó.Lần này con chẳng mong cầu gì cả theo lời mọi người khuyên ” mọi việc tùy duyên ” kết quả cũng như những lần trước.Đã không có duyên rồi thì cò níu kéo có cưỡng cầu cũng không được con cũng không buồn gì cả những lời mà chú nói thật đúng và thâm thúy lắm. con không còn luyến tiếc gì nữa con quyết định bỏ cái nghề cực nhọc trọng trách nặng nề đó. Nghề nào đối với con bây giờ mục đích cũng để kiếm tiền. Con không coi trọng đồng tiền với con không đến nổi thiếu thốn đã là mãn nguyện.Hiện tại con có công việc ổn định khỏe tấm thân thanh thản thải mái tâm trí khỏe hơn rất nhiều so với cái nghề dạy học mệt mỏi đầu óc đó. cũng nhờ phật pháp mà vận mệnh xoay chuyển con có công việc tốt. Bây giờ con có thời gian để đến với phật pháp và hành trì pháp môn niệm phật hằng ngày hơn trước. Đúng là mình có quyết tâm và lòng thành thì ơn trên sẽ gia hộ tạo điều kiện cho chúng ta.Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Đức Thành Kính trân trọng lời khuyên của chú Tịnh Thái nhưng vô ý dùng từ hơi sai một chút,phải là :”những lời Chú nói thật đúng và sâu sắc lắm”.
Tất nhiên rồi,các phúc đáp của chú Tịnh Thái thật đúng,và rất sâu sắc,lợi lạc cho rất nhiều người. Mình cũng rất trân trọng các phúc đáp của Chú.
Xin cảm tạ thiện tri thức Chú Tịnh Thái rất nhiều!
Kính chúc Chú tinh tấn,an lạc,mãn báo thân vãng sanh Cực Lạc !
A DI ĐÀ PHẬT.
“Một mình ngồi trước tự viện niệm Phật” – theo mình nghĩ đó là cách khai thị của Ngài với đại chúng. Niệm Phật, lúc nào cũng niệm Phật, làm gì cũng niệm Phật, mặc ai làm gì thì làm. Còn câu nói “Ông ăn cơm có khát nước không ” theo mình nghĩ chỉ mang tính xã giao thôi.
A Di Đà Phật
Đọc tiểu sử cuộc đời Bồ Tát Hải Khánh thật quá ư xúc động. Con xin dâng trọn tấm lòng thành kính tri ân đảnh lễ Ngài. Ngài đã diễn pháp Khổ, hạnh Nhẫn nhục Ba la mật cho chúng sanh xem. Ngài đã hoà thành vai diễn của 1 đứa con vị trưởng giả giầu có, chỉ vì lạc mất đường về mà phải thành kẻ gánh phân hạ tiện. Và đến cuối cùng, may thay đã gặp lại được cha lành, tìm lại được thân phận cao quý của mình. Đó là thân Kim Cang bất hoại để lại cho hậu thế.?
Con xin để đầu đảnh lễ Bồ tát Hải Khánh và ngưỡng nguyện cho con cùng tất cả chúng sanh hữu duyên học tập theo tấm gương tu học pháp môn Tịnh độ, niệm Phật của Ngài!
Nam mô A Mi Đà Phật
Lời người dịch: Tôi chỉ là người dịch nghiệp dư với kiến thức Hán văn nông cạn, vì lòng ngưỡng mộ và cảm động trước cuộc đời tu hành của đại sư nên mạo muội dịch bài viết này, tha thiết giới thiệu đến bạn đồng tu trong nước. Bản dịch của tôi sơ sài khó tránh khỏi nhiều sai sót xin bạn đọc lượng thứ, ngưỡng mong các dịch giả dành chút thời gian cung cấp cho bạn đọc bản dịch tốt hoàn thiện hơn. Cầu mong mọi người thâm tín Tịnh độ, dũng mãnh phát tâm lập hạnh đời này quyết định vãng sanh Cực Lạc.
Trước tiên Hương quang xin có lời tán thán công đức của dịch giả đã bỏ công sức sưu tầm và chuyển dịch sang Việt ngữ một thông điệp rất quý báu về cuộc đời của một trong ba vị Bồ tát thị hiện tự tại vãng sanh ở chùa Phật Lai: Hòa Thượng thượng Hải hạ Khánh, sư đệ của Lão Hòa Thượng thượng Hải hạ Hiền, người cũng vừa mới thị hiện tự tại vãng sanh vào năm 2013.
Hòa Thượng đã làm chứng chuyển cho lời dạy của đức Phật về năng lực bất khả tư nghì của danh hiệu Nam mô A di đà phật, qua đó giúp chúng ta củng cố niềm tin không thoái chuyển vào Bổn nguyện và do đó mới có thể gởi trọn cả một cuộc đời thân huệ mạng của mình vào sáu chữ Hồng danh.
Gửi trọn thì an nhiên tự tại. Gửi không trọn thì vọng động bất an suốt cả cuộc đời.
Hương quang chẳng phải là dịch giả. Kiến thức Hán văn nông cạn,nhưng vì thấy quý bạn đồng tu có vài thắc mắc nên cũng xin có một vài ý kiến nhằm góp phần làm rõ thêm một chút. Có gì không phải cúi mong Liên hữu dịch giả hoan hỷ và quý Liên hữu đồng tu góp ý xây dựng thêm.
“Ông ăn cơm xong có khát hay không?’ ý nghĩa thế nào?
Muốn tìm hiểu thì chúng ta nên trở về nguyên văn lời nói ấy thì tự nhiên sẽ rõ
Nguyên tác Hán văn:
師家貧苦,個子矮小,1.49米左右,天天以念佛撿糞、撿糞念佛過了一輩子的出家修行生活。整天不講話,只是念佛號、撿糞,凡是遇到村農民來寺院,碰到後,只講一句話:「你吃飯沒有?渴不渴?」再無別言,還只是念佛
Dịch âm:
Sư gia bần khổ, cá tử ải tiểu, 1,49 mễ tả hữu. Thiên thiên dĩ niệm Phật kiểm phẩn. Kiểm phẩn niệm Phật quá liễu nhất bối tử đích xuất gia tu hành sinh hoạt. Chỉnh thiên bất giảng thoại, chỉ thị niệm Phật hiệu, kiểm phẩn. Phàm thị ngộ đáo thôn nông dân lai tự viện. Bính đáo hậu, chỉ giảng nhất cú thoại:”Nễ cật phạn một hữu?Khát bất khát?”. Tái vô biệt ngôn, hoàn chỉ niệm Phật
Dịch nghĩa:
“Ngài bần khổ, vóc người thấp bé cao khoảng 1,49m. Ngày ngày lấy niệm Phật, nhặt phân, niệm Phật mà trọn hết một đời, đích thực là cuộc sống của bậc xuất gia tu hành, cả ngày chẳng bàn nói chuyện gì chỉ luôn niệm Phật hiệu và nhặt phân. Những lần gặp dân làng đến chùa, gặp mặt ngài chỉ hỏi thăm một câu: Ông ăn cơm xong có khát hay không? Chẳng nói lời nào khác rồi lại niệm Phật.”
Về cơ bản, cuộc đời tu hành của Ngài bạn dịch như vậy là tốt rồi. Tuy nhiên ngay cái câu thoại duy nhất ấy lại có một chút lầm lẫn.
你 吃 飯 沒 有 ? 渴 不 渴?
Nễ cật phạn một hữu ? Khát bất khát?
Hễ nhìn vào liền thấy lời thoại của Hòa Thượng có hai câu hỏi rõ rệt.
Câu thứ nhất:
Nễ cật phạn một hữu ?
Nghĩa là :
Đạo hữu (ông/bà…) ăn cơm chưa?
Nễ là người nông dân đến chùa, làm đại từ xưng hô. Cật là động từ ăn. Phạn là cơm. Còn “một hữu” chỉ đơn giản là trợ từ mang nghĩa “chưa” trong câu hỏi này mà thôi.
Đây là cấu trúc ngữ pháp Tân văn có khác so với cổ văn một chút.
Hữu là có. Một là chìm đắm, mất tích, không có, v.v. nói chung mang nghĩa phủ định. Do vậy, “một hữu” mang nghĩa phủ định của “hữu”, phủ định việc gì? Việc “cật phạn”, tức là việc ăn cơm. Vì vậy, “nễ cật phạn một hữu?” nếu dịch sát nghĩa phải là “ông chưa ăn cơm ư ?” và dịch cho hay thì là “Đạo hữu ăn cơm chưa vậy?”
Câu thứ hai thì rõ ràng rồi:
Khát bất khát?
Nghĩa là:
Có khát hay không khát? Dịch gọn là “có khát nước không?”
Vậy thì, công hạnh của Ngài chỉ là niệm Phật và nhặt phân (kiểm phẩn).Niệm Phật không gián đoạn việc nhặt phân và nhặt phân không gián đoạn việc niệm Phật. Nhặt phân để bón ruộng chăm lo cho cái ăn cái mặc nhằm giúp Đại chúng no ấm đủ sức khỏe yên tâm tu hành. Có thực mới vực được đạo là vậy. Và đối với Đạo hữu Phật tử đến viếng chùa cũng vậy, Hòa Thượng cũng không nói gì khác ngoài câu “Đạo hữu ăn cơm chưa vậy? Đạo hữu khát nước không vậy?”.
Nghĩa là, Ngài rất thực tế, rất từ bi.
Nếu bạn là người ở xa tới mà bụng đói chưa ăn gì thì Ngài đi thổi cơm để mời bạn vậy. Nếu bạn khát nước thì Ngài liền đi đun nước. Suốt đời chỉ lo cho cuộc sống của người khác, lo cái ăn cái uống cho mọi người mà không màng đến sự tủi cực, nặng nhọc của bản thân.
Đó là công hạnh “Đại nhân chi lao, thành nhân chi mỹ” hay “Bình thường tâm thị đạo” của một vị Đại Bồ tát vậy.
Vài lời chia sẻ
Nam mô a di đà phật
“Đạo hữu ăn cơm chưa? Đạo hữu có khát không?”
Thì ra là vậy! Câu hỏi của Ngài chỉ đơn sơ vậy thôi,chân thành gần gũi vậy thôi.
Xin cảm ơn liên hữu Hương Quang !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn đạo hữu Hương Quang nhiều xin tán thán công đức của đạo hữu ạ.
Xin cảm ơn bạn, bạn nhận xét đúng. Tôi tự học Hán văn cổ vào những lúc rảnh rỗi nhưng cuộc sống còn bận mưu sinh nên chưa được chuyên tâm. Bài viết về đại sư Hải Khánh lại viết bằng Tân văn,tôi không biết gì về Tân văn, chỉ đọc được lõm bõm vài chữ đủ để hiểu đại ý của bài. Lúc đó cũng chưa có ai dịch nên thiếu thông tin so sánh. Vì quá cảm động và kính trọng đại sư mà tôi cố gắng tra từ điển để miễn cưỡng dịch, rất mong có những dịch giả chuyên nghiệp hơn dịch lại. Mảnh đất Trung Hoa vốn được mệnh danh là xứ sở Bồ tát, tôi biết nhiều vị chân tu cận đại, muốn dịch ra Việt văn mà không thạo tiếng Trung hiện đại nên mãi chưa thực hiện được tâm nguyện, thật áy náy.
Con vô cùng tán thán liên hữu Hương Quang và tác giả – người dịch bài viết này. Lời diễn giải của Liên hữu HQ đã giúp cho ý nghĩa của bản dịch thêm sáng tỏ. Và dù dịch như thế nào thì cũng đều giúp cho người đọc chúng con đều xúc động trước tấm lòng từ bì, yêu thương chúng sanh 1 cách rất đời, rất thực của Ngài. Đúng như câu nói: “tâm bình thường là đạo”. Ngài không nói huyền nói diệu mà sao trong câu nói của Ngài ẩn chứa điều huyền diệu. Đúng như Liên hữu HQ đã bày tỏ, “có thực mới vực được đạo”. Điều nhỏ nhoi dễ hiểu ấy có mấy nhận được khi tới chùa? Tấm lòng bi mẫn của Bồ Tát quả thật bao trùm tận hư không. Chúng sanh nghe rồi cũng không biết cảm ân nên cũng chẳng biết báo ân.
Chúng sanh tội lỗi chúng con xin đê đầu sám hối.
Nam mô cầu sám hối Bồ tát Ma ha tát!!
A di đà phật
Con xin cảm niệm công đức của dịch giả bài viết, của Liên hữu Hương Quang cùng tất cả anh em huynh đệ duongvecoitinh. Đặc biệt con xin thành kính tri ân sư huynh Hữu Minh và quý huynh trong Ban biên tập.
Cũng nhờ ơn sáng lập trang web của quý huynh mà anh em chúng con mới có được một nơi học tập tốt để tinh tấn tiến tu mỗi ngày như thế này
Cầu mười phương chư Phật bồ tát Long thiên Hộ pháp gia hộ cho quý huynh thân tâm thường lạc
Xin thành kính ngàn vạn lần cảm tạ
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật. Chỉ tiếc là cuộc đời hành đạo và biểu Pháp của Ngài không được dựng thành clip như HT Hải Hiền, chắc là không đủ tư liệu. Nhưng một bài viết ngắn này cũng đủ để hàng hầu học chúng ta học tập rất nhiều điều. Mình thì sẽ phải đọc đi đọc lại thật nhiều lần cho đến lúc nhập tâm luôn mới thôi.
Mình chỉ có một thắc mắc là Ngài và HT Hải Hiền đều là các vị đại Bồ Tát xuống đây để hóa độ chúng sanh, nhưng theo các cách biểu pháp khác nhau, vai vế khác biệt nếu không muốn nói là trái ngược, mặc dù sống và hành đạo cùng một nơi. Người thì là Sư trưởng, nổi danh, luôn được mọi người trọng vọng, sống trường thọ còn một người thì bần khổ, vô danh, sinh thời chẳng ai để ý đến. Dĩ nhiên là đức hạnh của 2 Ngài thì khỏi phải bàn rồi, nhưng Phẩm vị của 2 Ngài thì sao nhỉ? Họ có ở ngang hàng với nhau không? Quý vị có ý kiến gì không?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin tán thán công đức của huynh sen Hương Quang và các bạn sen niệm Phật.
Huệ Tịnh xin trích một đoạn từ “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” để cùng góp ý nhe.
Phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn”
Người đáng dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-ba-di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-ba-di mà vì đó nói pháp….
Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
——————————
Câu: “Người đáng dùng thân” và “mà vì đó nói pháp” có liên quan đến Sư Hải Khánh và cũng như các vị Tăng Ni và Phật tử tự tại vãng sanh không?
“Người đáng dùng thân” = Sư Hải Khánh niệm Phật với tâm bình thường (tự tại vô ngã) tức cảm ứng đạo giao nan tư nghì.
“mà vì đó nói pháp” = “Đạo hữu ăn cơm chưa vậy?”, “có khát nước không?”. (nói pháp mà không thấy nói pháp thật sự là nói pháp?)
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”.
Bát nhã = trí tuệ Sư Hải Khánh rất thâm sâu do niệm Phật với tâm bình thường. Dụng tâm của Sư Hải Khánh khó ai lãnh hội.
Thành ra nếu chúng ta dùng trí khôn hay óc thông minh đối với xã hội thường tình hàng ngày đi đến chùa để lãnh hội cầu đạo thì cũng như không. Có lẽ Quán Thế Âm Bồ Tát dùng thân Sư Hải Khánh để mục đích nhắc nhở mọi người nên niệm Phật với tâm bình thường lại tuy đang sống trong xã hội vật chất đầy đủ ma quên đi cái “bình thường tâm tức thị đạo”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Phật, Bồ Tát tái thế hoá độ chúng sanh “hoặc hiện ra thân trai, hoặc hiện ra thân gái, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, đều không nhau”
Chúng ta là học trò, thiết nghĩ chỉ nên ngoan ngoãn mà nghe lời dạy của Phật, Bồ tát, vậy là quá tốt rồi. Chớ nên đem tâm phàm phu mà phán đoán việc của các Ngài. Về chuyện này thì không thuộc quyền hạn của chúng ta.
Nam mô A Di Đà Phật
‘Thế gian này là giả, chỉ có câu A Di Đà Phật là thật’. Cả cuộc đời Ngài biểu cho chúng ta thấy cái Pháp này. Thật vậy, suốt cuộc đời Ngài chỉ chấp vào một thứ duy nhất, câu A Di Đà Phật, còn lại thì chỉ tùy duyên, có gì ăn nấy, có gì ở nấy, có gì làm nấy (nhặt phân), có gì nương nấy (thân thể nhỏ bé). Không đòi hỏi mong cầu, ai nói gì hay đối xử thế nào cũng được Ngài không phân bua, ai cần địa vị danh văn gì Ngài nhường hết, bởi Ngài hiểu, tất cả chỉ là giả tạm, không thật. Vậy cái gì mới là thật? Niệm Phật thành Phật, đó mới là thật. Ngài biểu cái Pháp sau cùng cho chúng ta thấy điều này, tự tại vãng sanh Tây Phương, lưu lại thân kim cang bất hoại.
Xin thành kính đảnh lễ Ngài, người thầy vĩ đại của chúng ta!
Ngài không dạy chúng ta bằng lời nói, Ngài dùng cả cuộc đời Ngài làm bài học cho chúng ta.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Nhân đây, cho mình hỏi đến Quý Liên Hữu, Bật Thiện nhân rằng:
Vì sao thời đại hiện nay số người học Phật, niệm Phật rất nhiều nhưng số người vãng sanh lại ít, rất ít? (Theo như mình biết, Ngài Lý Bỉnh Nam có nói là tỉ lệ 0.5%, 10 người trên 2000 người)
Xin Quý Vị hoan hỉ chia sẻ để mình và mọi người cùng nhận biết, rút kinh nghiệm, tu đúng như Pháp như Lý để một đời này cùng thành tựu vãng sanh Tây Phương.
Chân thành cảm ơn Quý Vị!
A Di Đà Phật
Xin gửi đạo hữu Xuân Sang và quí đạo hữu thiện tri thức.Heusanh xin có vài lời trao đổi về câu hỏi của đạo hữu Xuân Sang. Thời đại ngày nay số người niệm Phật thì nhiều nhưng số người vãng sanh thì ít. Do thời đại chúng ta đang sống là thời mạt pháp khoảng gần 2600 năm mạt pháp chính vì vậy nghiệp quả phước báo ít, càng ngày số người thấu hiểu kinh đại thừa càng ít, nếu có chứng quả thì do nghiệp lực nhân duyên chưa đủ để hữu tình giáo hóa chúng sanh, còn những vị cao tăng chúng ta tiếp xúc cũng chưa biết có đắc đạo hay không bởi vì không có ai thọ ký, càng xa chánh pháp vô minh càng nhiều có một số vị chỉ hiểu được một phần kinh điển đại thừa rồi phát triển nó thành tiểu thừa cho người khác dễ hiểu chính vì vậy trong thời mạt pháp số người chứng đắc từ bậc alahan trở lên rất ít, nếu có các ngài cũng ở ẩn tùy nhân duyên mà thị hiện thôi. Cho nên trong thời mạt pháp Như Lai vì thương sót chúng sinh nên để lại pháp môn tịnh độ 100 năm (trích trong Kinh Vô Lượng Thọ). Nhưng vì trong thời mạt pháp chúng sanh mê muội, nghiệp quả sâu dày, đam mê vật chất không xả bỏ, hoặc có xả bỏ cũng xả từ từ, xả lai rai cứ nghĩ niệm Phật từ từ đến lúc già hãy chuyên tâm nhưng đâu biết rằng vô thường mau chóng đến lúc nghiệp báo đến thì đã muộn.
Công phu niệm Phật không có dễ bị lôi kéo vào lục đạo luân hồi. Vật chất hưng thì tinh thần suy đồi con người chỉ mãi đắm chìm trong cái xác thân giả tạm bên ngoài mà quên đi cái xác thân bên trong chính vì vậy dù có niệm Phật nhưng chỉ là cái miệng niệm chứ tâm nào có niệm, niệm như vậy thì làm sao có kết quả.Cũng có người do niệm Phật nhưng chưa vững lòng tin chưa hiểu rõ tịnh độ thì cũng không có kết quả. Tin sâu, nguyện thiết và hành trì là ba món tư lương để về tịnh độ thiếu đi một cái cũng khó về tùy vào nhân duyên phước đức, thiện tri thức hộ niệm lức lâm chung mà may mắn có thể vãng sanh. Trong ba cái trên cái nào cũng quan trọng nhưng nếu chưa tin, chưa nguyện nhưng cố gắng hành trì niệm Phật đúng đắn thì dù cho lúc đầu trung trùng duyên khởi tạp niệm khởi lên sau này tự dứt, khi đó chưa tin sẽ có lòng tin, chưa nguyện sẽ tha thiết nguyện được vãng sanh về cực lạc sẽ đắc nhất tâm bất loạn nhưng tuyệt đối khi niệm Phật không mong cầu chứng đắc nhé chỉ có hại chứ không có lợi.
Ngoài ba món tư lương trên để được chắc ăn vãng sanh quí đạo hữu khi hành trì niệm Phật nhớ phát bồ đề tâm tăng trưởng căn lành thì sớm sẽ thành đạo quả. Phần trả lời hơi dài lẽ ra Heusanh chỉ trả lời ngắn chứ không nói phần sau mong quí đạo hữu hoan hỉ đọc và góp ý. Theo dõi trang này đã lâu Heusanh chỉ mong quí đạo hữu hiểu được vô thường tín tâm niệm Phật hành trì và phát bồ đề tâm để mau chóng thành đạo trên con đường Phật quả. Chúc quí đạo hữu và Xuân Sang tín tâm niệm Phật sớm thành Phật đạo. Nam mô A Di Đà Phật
Bạn VTB
Nếu bạn nói mọi thứ là giả thì tôi hỏi bạn cái giả đó có chi phối bạn không?
Nếu bạn bị chi phối thì chẳng phải là giả nữa mà chính là thật. Ví dụ đói no là giả, nhưng bạn có thể vượt qua cơn đói đó không? Vượt qua 1 bữa, 2 bưa hay 3 bữa? Chắc chắn là bạn phải ăn thôi.
Rõ ràng mọi thứ đối với bạn đều là thật.
Vậy phải biết nói thì dễ , thật làm mới là khó muôn phần!
Đời và Đạo luôn song song và bổ sung cho nhau. Tự làm việc và giúp đỡ dược nhiều ngưòi là điều hạnh phúc nhât. Nam mô a di đà phật
Tỉ lệ vãng sanh nhiều ít không quan trọng, quan trọng là việc tu hành của mình như thế nào thôi, liệu có đúng như lời Chư Phật, Tổ dạy không?
Riêng tôi, tôi tâm đắc nhất là câu nói của Ngài “Tôi chỉ biết niệm A Di Đà Phật”. Đọc kỹ cuộc đời Ngài, rõ ràng đây là thông điệp mạnh mẽ nhất mà Ngài gửi tới hàng hậu học sau này. Ngẫm lại, đã có biết bao tấm gương ngồi tự tại vãng sanh nhờ cái “chỉ biết niệm A Di Đà Phật” này.
Vậy thì ngày nay người ta tu nhiều hạnh khác nhau, có chánh hạnh rồi tạp hạnh thì sao? Với tôi, họ quá giỏi, còn riêng tôi hàng hạ căn thấp trí thì làm vậy không nổi, nên chỉ một mà thôi. Một Pháp duy nhất, niệm Phật, chăm chỉ suốt cuộc đời này, không thay đổi.
Vài dòng chia sẻ đến Quý vị.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Giả! Đúng là giả thật! Tất cả toàn là giả hết! Thế gian này toàn là giả! Càng đọc nhiều lần cuộc đời Ngài mình càng thấy điều này. Quý Vị cứ đọc kỹ nhiều lần xem. Chỉ câu A Di Đà Phật là cứu cánh thôi!
(xin lỗi Quý Vị vì mình bức xúc nên lời văn hơi lố)
A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật.
Người xưa tu khiến chúng sanh thật ngưỡng mộ. Đôi khi những người không có khả năng phật sự bị sư phụ và huynh đệ không quan tâm đến lại là những bậc đáng kính.
Bởi lẽ , con nhận thấy điều đó là vì cũng từng có duyên gặp gỡ với những vị sư như vậy. Những vi ấy có tấm lòng thấu hiểu sâu sắc. Chỉ cần lặng yên nhìn hành động, cách cư sử của họ cũng đủ dạy cho ta rất nhiều điều và thậm chí đưa ta ra khỏi những vướn bận trong tâm. Các vị ấy đâu cần nói nhiều. Tự tâm ta thấy hay và hành theo.
Có những lúc lời nói bị vô hiệu ,ta nên làm luôn cho người ta thấy thấy vì nó huyên thuyên mà chẳng ai thèm nghe. Như bồ tát Hải Khánh ,cả một đời thui thủi ,im lặng mà khiến người đời kính trọng và noi gương theo ngài. Cảm ơn người dịch đã đăng tải bài này. Qua bài này cho con thêm tự tin rằng “con đường về tây phương cực lạc luôn chào đón những chúng sanh có tâm hơn là có tài”.
Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật.
Có những lúc gặp những vị ấy trong trường hợp bị huynh đệ và sư phụ quát mắn :”sao không giỏi việc này ,sao không giỏi việc nọ “(như giỏi việc bếp núc hay giao tiếp trò chuyện với mọi người để có thiện cảm hơn …) . Theo quý phật tử có nên làm vậy không? Nhiều lần thấy sư đệ tỏ vẻ lạnh nhạt chê bai ..(có lẻ đây là sự thấy biết sai lầm của con chăng?) Và sư đệ đó quả thật giỏi giang về kinh luật và có nhiều tài.
Nói thật bất tài và bị cô lập là 2 sự đau khổ nhất của một con người. Không ai muốn mình vô dụng và bị ghét bỏ đâu. Đôi lúc chúng ta nên dùng”tâm”để nhìn nhau chứ đừng dùng”tài” để nhìn. Bởi vì nghiệp lực mỗi người khác nhau. Có những người làm gì cũng dở dù đã cố gắng hết sức (bởi lẻ bên trong họ nghiệp lực đang chi phối họ phải dùng nội lực đối trị cái bên trong đó. Vì lo đối trị bên tronng thì làm sao đủ sức để thể hiện bên ngoài cho người ta thấy “tài”.có những người tay chân sức mẻ nhưng vẫn làm đưọc những việc phi thường . Có người chẳng sức mẻ chút nào nhưng lại không làm được bất cứ việc j là vì bộ não yếu,cơ điện yếu… nhiều yếu tố khác. Nếu chúng ta không hiểu nhiều về những điều đó chúng ta luôn có sự so sánh phân biệt mà phật đã dạy”có phân biệt là có đau khổ”. Khi đã hiểu như vậy ta luôn có lòng giúp đỡ và yêu thương người khác,luôn có sự thấu hiểu từ nội tâm một cách rất tự nhiên.
Tất cả những chênh lệch trong cuộc sống đều có nguyên nhân. “Duyên sanh ,duyên khởi”.”mặt nước vốn tĩnh lặng vì có cơn gió thổi qua nên có sóng”. Người có chí hướng về phật ắt sẽ có câu trả lời cho mọi vấn đề xảy ra.”tất cả chỉ là không”.
Nam mô a di đà phật.
Hãy im lặng, lặng lẽ mà hành trì – Một biểu Pháp quan trọng của ngài Bồ Tát.
A Di Đà Phật
Thưa các thầy, lúc trước con có có niệm Phật. Lúc đầu thì con niệm thầm trong đầu thấy vẫn bình thường. Nhưng càng về sau con không thể nào niệm nhẩm trong đầu được vì dần cảm thấy rất khó niệm, câu từ hiện lên không rõ ràng, hơn nữa trong đầu con lại hiện ra những câu chửi rủa và phỉ báng. Con sợ quá nên đành phải niệm thành tiếng.
Đáng lí phải chuyên tâm tụng niệm thì con dần trở nên lười biếng và đến nay đã bỏ niệm một thời gian khá dài. Tâm con dần bị nhiều thứ cám dỗ bên ngoài, luôn chạy theo những ham muốn. Con không thể kiềm chế được những ham thích của bản thân.
Giờ con rất muốn mình tập thói quen niệm Phật trở lại. Nhưng không biết làm sao để giữ vững được sự kiên trì. Mong các sư thầy cho con lời khuyên.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Châu Lê,
Hết sức bình thường. Bạn không nên sanh tâm hoảng loạn rồi bám chấp sự hoảng loạn đó mà bỏ bê chuyện công phu của mình. Bạn ráng nhiếp tâm thực hành theo cách này:
Để trước mặt một tôn ảnh Tây Phương Tam Thánh hay Phật A Di Đà cũng được, thân ngồi nghiêm trang, hai mắt nhắm hờ lại sao cho nhìn rõ tôn ảnh. Mắt quán nhìn tôn ảnh, miệng niệm hồng danh A Di Đà Phật thật rành, rõ, tai lắng nghe tiếng mình niệm, tập nhiếp tâm theo âm thanh tiếng niệm Phật của mình và không cần để ý tới bất cứ hình ảnh, hay âm thanh nào xảy ra xung quanh hay thoáng ẩn hiện trong tâm. Rất có thể khi mới thực hành, những hình ảnh hay âm thanh kỳ dị trên sẽ tái xuất hiện, nhưng bạn không để ý tới chúng, chi cần nhiếp tiếp theo cách: Mắt quán tôn ảnh-Miệng niệm Phật không ngừng-Tai nghe rõ tiếng niệm-Tâm nhiếp rõ tiếng niệm, TN đảm bảo chỉ ít ngày sau, những cảnh bất thiện trên tự tan biến. Đó là cách thu nhiếp 4 căn: Nhãn, nhĩ, thiệt, ý trong cùng một lúc. Khi niệm Phật đã thành thục, bạn có thể bỏ quán tôn ảnh.
Chúc bạn tinh tấn tu hành.
TN
A Di Đà Phật! Mình cũng bị thế nên cảm ơn liên hữu Thiện Nhân nhiều lắm.
Xin cảm ơn liên hữu TN nhiều lắm. Cách làm này rất hay.
A Di Đà Phật. Im lặng, chẳng quan tâm gì cả mà niệm Phật cho tốt là được rồi. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
PHỤ LỤC: NHỤC THÂN BỒ TÁT PHÁP SƯ HẢI KHÁNH
Pháp sư Hải Khánh, họ Lý , húy Phú Quý . Tổ tiên ngụ tại huyện Tất Dương của Đông Nam tỉnh Hà Nam. Sinh vào năm Tuyên thống cuối triều Thanh (năm 1909). Vì sinh ra trong gia đình nghèo khó, chưa từng được đi học, nhưng thiên tánh nhân hậu, sống hiền hiếu biết lễ nghĩa. 11 tuổi Pháp sư Truyền Đông thế độ xuất gia ở chùa Thanh Lương núi La Hán Nam Dương. 42 tuổi vào thường trụ ở chùa Lai Phật, chuyên tu Tịnh độ, lão thật niệm Phật. Năm 1989 thọ cụ túc giới tại chùa Bạch Mã. Ngày 11 tháng Chạp năm 1991 âm lịch, tự tại sanh Tây. Hưởng thọ 82 tuổi, tăng lạp 71 năm.
Y theo quy tắc của nhà Phật, sau khi vãng sanh để Ngài vào chum lớn. Đa số là sau ba năm mở chum, nếu như thân thể không hoại thì lưu toàn thân, thân thể hoại rồi thì sau khi hỏa táng an táng lần nữa. Sau 6 năm 9 tháng Pháp sư Hải Khánh ngồi trong chum, sư huynh của Ngài lão Hòa thượng Hải Hiền phát tâm mở chum. Không ngờ mở chum thọ ra, diện mạo Hòa thượng Hải Khánh như lúc còn sống, ngay cả y phục trên thân cũng không hư hoại chút nào. Mọi người vô cùng kinh ngạc, cũng tán thán không ngớt, thế là đem nhục thân của Ngài vào thờ trong chùa Lai Phật. Năm 2005, có cư sĩ phát tâm cúng dường thiếp vàng nhục thân của Ngài.
Vóc dáng của Pháp sư Hải Khánh thấp bé, vô cùng hiền từ. Các vị cư sĩ đều nói:
“Nếu như luận về cần kiệm, Khánh Công cũng không thua kém gì lão Hòa thượng Hải Hiền.” Lúc đó điều kiện của tự viện không tốt, thanh khổ cùng cực, mùa đông Pháp sư Hải Khánh toàn thân bông vải (áo bông này hiện được cất trong Kim Cang quán chùa Lai Phật), mùa hè ăn mặc đơn sơ, nhưng cả ngày Ngài đều vui tươi hớn hở, thường nở nụ cười. Ngài không thích nói chuyện, một vị cư sĩ hồi tưởng lại nói: “Tính tình Khánh Công rất tốt, chưa bao giờ làm người khác sanh phiền não. Bởi vì Ngài có chút nói lắp, nói gì cũng nói không lưu loát, cho nên cũng không thích nói chuyện phiếm. Nhưng mà có một điểm, khi Ngài niệm ‘A Di Đà Phật’ không bị lắp, vì vậy nên tôi chỉ nhớ rằng Ngài thích niệm Phật.”
Pháp sư Hải Khánh nói lắp nghiêm trọng, nhưng mà câu “A Di Đà Phật” này Ngài niệm rất rõ ràng, khi Ngài niệm Phật tiếng như chuông lớn, từng chữ tròn rõ, Ngài cũng chỉ biết một câu “A Di Đà Phật” này.
Trước thời kỳ “Văn Cách”, Pháp sư Hải Khánh bị điều đến Trương thôn trang bên cạnh chùa Lai Phật tham gia lao động. Ban ngày không thể niệm Phật, thì Ngài niệm Phật trong đêm sau khi mọi người đều ngủ. Một vị cư sĩ hồi tưởng lại nói: Lúc đó ông còn rất nhỏ, thích chơi cùng với Pháp sư Hải Khánh, buổi tối cũng phải đẩy giường sát nhau ngủ chung. Có lần nửa đêm, ông mơ mơ hồ hồ thức dậy đi vệ sinh, nhìn thấy Pháp sư Hải Khánh đang ngồi xếp bằng trên giường, giật cả mình, mau chóng đi tới đánh Pháp sư Hải Khánh, hỏi Ngài đang làm gì. Khánh Công nói, ban ngày không cho niệm Phật, tôi nhân lúc ban đêm niệm Phật một chút.
Cả đời Pháp sư Hải Khánh trì giới niệm Phật. Bình thường Ngài đều chuyên niệm “A Di Đà Phật”, nhưng mà nếu như có người chào hỏi Ngài, Ngài trả lời người khác lại là “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, mấy chục năm vẫn luôn như vậy.
Pháp sư Hải Khánh vô cùng hiền hậu, bá tánh ở Phương Viên đều rất tôn kính Ngài, nhưng mà không hiểu vì sao trong tự viện lại có người bắt nạt sỉ nhục Ngài.
Pháp sư Hải Khánh không biết chữ, ngoại trừ một câu Phật hiệu, cái gì cũng không biết, khi người khác vào chánh điện, Ngài chỉ đứng ngoài chánh điện niệm Phật, trong tự viện không có ai coi trọng Ngài. Những công việc dơ nhất nặng nhọc nhất trong tự viện đều là do Ngài làm, bởi vì tự viện còn có vài mẫu đất cằn, vì vậy mọi người thường thấy Pháp sư Hải Khánh vác theo cái sọt, vai vác cái xẽng đi khắp nơi dọn phân.
Có lần, một vị cư sĩ đến chùa Lai Phật, lúc đó tự viện vẫn còn trâu cày, có người chỉ vào Pháp sư Hải Khánh ở đằng xa nói với bà: “Chính là người đang đứng dựa vào chân tường, Hòa thượng hướng mặt về phía đông, người khác đều xem thường ông ấy, ông ấy chỉ biết dọn phân, thường trở về tự viện không kịp giờ cơm, có cơm thì ăn một ít, hết cơm thì không ăn.”
Pháp sư Hải Khánh thường đem theo dụng cụ ra ngoài dọn phân, nhặt củi, nhặt đá vụn rải đường. Khi trở về cơm nguội rồi thì ăn một ít, hết cơm thì đói một bữa, Ngài không bao giờ oán than, cũng không nổi giận.
Những thực phẩm như trái cây, bánh khô, đường viên dâng cúng ở tự viện, vì thời gian cúng lâu, có số thực phẩm biến hư hỏng nổi mốc. Người khác lựa hết những đồ ngon, còn lại những gì hư hỏng cho hết Pháp sư Hải Khánh, Ngài cũng không có chút gì giận dữ. Có người nói: “Những thức ăn này không thể ăn thì cho trâu ăn đi!” Pháp sư Hải Khánh nói: “Trâu già kéo cày kéo bừa, ăn cỏ khô, cũng đủ cực khổ rồi, không thể để nó ăn những thức ăn này, tôi không thể thọ dụng là tôi có tội nghiệp, không thể tiếp tục đi hãm hại trâu.” Thế là Ngài đem những thức ăn đó đều chôn xuống bên cạnh rễ cây hoặc rải trong đồng ruộng. Một vị cư sĩ nói: “Lão Hòa thượng sống rất cần kiệm!” Pháp sư Hải Khánh nói: “Phật Tổ đang nhìn đó, ngẩng đầu ba thước có thần linh, vạn vật đều có Phật tánh, nên thọ dụng thế nào thì thọ dụng thế ấy.”
Mùa đông năm 1987, Pháp sư Hải Khánh gặp trận bệnh nặng, có vị thầy vân du tứ phương đến qua đêm ở tự viện tự xưng biết đoán mệnh, nói đã tính được dương thị của Pháp sư Hải Khánh đã tận, thầy ấy nói với người làm cơm ở trai đường, tốt nhất đừng cho Pháp sư Hải Khánh ăn cơm nữa, cũng đừng uống thuốc, tắm rửa sạch sẽ đợi chết đi. Bốn ngày sau, cư sĩ hộ pháp Vương Xuân Sanh đến tự viện, nhìn thấy Pháp sư Hải Khánh đang nằm trên giường hơi thở yếu ớt, thì hỏi Ngài có ăn cơm hay không, Ngài nói: “Ăn.” Cư sĩ Vương lập tức tìm lão Hòa thượng Hải Hiền, hai người một người nhóm lửa, một người cán bột làm mì, làm một nồi mì nước. Lão Hòa thượng Hải Hiền ngồi trên giường của Pháp sư Hải Khánh, dùng cái vai của mình đỡ Ngài, cư sĩ Vương từ tốn đúc Ngài từng muỗng từng muỗng một.
Pháp sư Hải Khánh ăn một lần hết bốn tô, dần dần tỉnh lại. Cư sĩ Vương hỏi Ngài: “Uống nữa không?” Pháp sư Hải Khánh nói: “Nếu trong nồi còn, uống thêm chút cũng được.”
Hòa thượng Hải Hiền và cư sĩ Vương đều thấy đau lòng mà nghẹn ngào khóc. Hai người lo lắng Pháp sư Hải Khánh cố uống, nên không cho Ngài tiếp tục uống nữa. Cư sĩ Vương muốn đi tìm vị thầy đoán mệnh ấy nói l lẽ, nhưng bị Pháp sư Hải Khánh ngăn cản, Ngài nói: “Đây đều là nghiệp chướng của tôi, không thể trách người khác.”
Trong tự viện có vị Hòa thượng xuất thân làm lính, bình thường thích la mắng người khác, Ngài thấy Pháp sư Hải Khánh không vừa mắt, thường xuyên nói kháy Ngài. Các vị cư sĩ có lúc không bỏ qua được, liền đi nói lý lẽ với vị Hòa thượng đó, nhưng Pháp sư Hải Khánh chỉ cười khẽ, nhẹ nhàng với với vị Hòa thượng mắng Ngài: Thầy tiêu nghiệp chướng cho tôi, tôi lên Cực Lạc quốc.”
Nhìn vào nhẫn nhục ba la mật của Pháp sư Hải Khánh! Người khác bắt nạt Ngài, hủy báng Ngài, trêu chọc Ngài, Ngài cảm ơn người khác giúp Ngài tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng của Ngài thật sự tiêu trừ, vì vậy mới đi tự tại như vậy, để lại nhục thân xá lợi, không những thân thể không bị thối rửa, cả y phục cũng không hư hỏng.
Có đứa trẻ 16 tuổi họ Đào dắt theo đứa trẻ khác đến tự viện chơi, nó thấy Pháp sư Hải Khánh lão thật, liền dùng lời nói ô tục chửi mắng Ngài, còn dùng cây gậy nhỏ đánh đầu của Ngài. Pháp sư Hải Khánh nghiêng đầu, cười mà nói: “Con muốn kết duyên với thầy sao? Nói với ba mẹ, thầy nhận con làm đệ tử, dạy con niệm ‘A Di Đà Phật’. Đi học giỏi làm việc tốt, lớn lên rồi nhà con đời đời đều phú quý.”
Niên đại 80 của thế kỷ 20, chùa Lai Phật vẫn chưa sử dụng nước máy, Tăng chúng uống nước đều nhờ vào cái giếng nước cạn tự đào. Mỗi khi trời hạn, trong giếng không có nước, chỉ có thể đến thôn gánh nước uống. Có lần khi Pháp sư Hải Khánh đến thôn gánh nước, bị một con chó cắn đến thương tích đầy mình, chủ nhân con chó biết được chạy lại, vung roi da trong tay để đánh con chó này. Pháp sư Hải Khánh ngăn cản ông lại, nói: “Con chó này nhìn thấy thì cắn tôi, chứng tỏ kiếp trước khi tôi làm chó đã cắn qua nó, bây giờ nó cắn lại tôi, cái nợ này đúng lúc kết thúc, nếu như ông đánh nó, làm tâm nó oán hận, vậy thì cái oán này sẽ tiếp tục kết, thương tích tôi chịu cũng uổng rồi.” Ngài xin thôn dân một ít bội mì đắp lên vết thương, lại mượn kim chỉ khâu lại y phục một cách đơn giản, sau đó cũng không quên lấy mỗi thùng nước một nửa rồi gánh về tự viện.
Còn có một lần, khi Pháp sư Hải Khánh nhặt phân bên cạnh con lừa bị con lừa đá ngã nhào, chủ nhân con lừa lật đật đến dìu Ngài dậy, hỏi Ngài bị thương như thế nào. Pháp sư Hải Khánh nói: “Tôi không sao cả, ông mau tới xem chân con lừa có bị thương không?”
Ngài đối với người, việc, vật thật sự làm được chân thành, bình đẳng, cung kính. Một hôm, Pháp sư Hải Khánh đang gánh phân đi, một người thanh niên đạp xe đạp chạy về hướng Ngài, bởi vì tốc độ xe quá nhanh, Pháp sư Hải Khánh không kịp tránh qua, thoáng chốc bị đụng té bên cạnh đường mương, phân văng ra đầy mình của Ngài. Người thanh niên này không những không xin lỗi, còn chửi Pháp sư Hải Khánh bị té bên đường mương, nói cản đường đi của anh ta. Lúc này có người vác cái xẻng đi ngang đường này, vừa thấy người thanh niên này ngang ngược vô lễ, tức muốn vung mạnh cái xẻng đánh anh ta. Pháp sư Hải Khánh nằm ở đường mương lập tức lên tiếng ngăn cản ông ta rằng: “Đừng đánh anh ta! Đừng đánh anh ta! Đừng trách anh ta, đều là lỗi của tôi!” Hòa thượng Hải Khánh chịu thiệt thòi, người khác bắt nạt Ngài, Ngài đều cam tâm tình nguyện mà tiếp nhận, thiệt thòi là phước, người chịu thiệt thòi có phước. Từ những việc này có thể thấy, thành tựu của Ngài là tu từ nhẫn nhục ba la mật. Kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành vu nhẫn.”
Bá tánh của tám thôn mười dặm đều biết Hòa thượng Hải Khánh trung hậu thành thật, tính tình hiền lành. Các thôn dân bất luận ai có chuyện, Ngài đều tận tâm tận lực giúp đến cùng.
Đầu tháng chạp năm 1973, thời tiết lạnh lẽo, Trương thôn trang có một con nghé mới vừa ra đời mười mấy ngày bị té xuống giếng sâu hơn mười mét. Đây là giếng nước duy nhất trong thôn, có hơn 300 năm lịch sử, thành giếng toàn bộ dùng gạch xanh xây thành, miệng giếng có bốn miếng gạch bao quanh. Trên thành giếng có rất nhiều chỗ đã bị ăn mòn thành động, nghé con trong quá trình vùng vẫy đã có miếng gạch rớt xuống đáy giếng, cực kỳ nguy hiểm. Có người nói: “Vì một con nghé con, không cần phải mạo hiểm cứu đâu.” Nhưng nếu không đi cứu nghé con, nó bị kẹt trong giếng, mấy trăm người này uống nước là vấn đề khó khăn rồi. Một nhóm người đứng nhìn nhau, nhìn nghé con hơi thở yếu ớt, không vùng vẫy được nữa, nhưng không có ai chịu xuống giếng.
Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh đang lao động ở thôn, hôm đó đúng lúc Ngài đi qua đường này, thấy tình cảnh như vậy, không do dự nói để ba người thanh niên gan dạ kéo sợi dây thừng, đưa cái thang xuống, bản thân Ngài đi xuống dưới giếng. Hòa thượng Hải Khánh trong giếng rất khó khăn để cởi áo bông để quấn vào thân nghé con, lại dùng dây thừng buộc nó lại, để người khác từ từ kéo nghé con lên trên. Nghé con được cứu rồi, nhưng trong khi kéo Pháp sư Hải Khánh lên, một miếng gạch rớt xuống, đúng lúc đập trúng đầu của Ngài, mặt của Ngài liền nhuộm đầy máu tươi. Sau khi lên, vài người tới quanh Ngài để băng bó, Hòa thượng Hải Khánh không bằng lòng cười và nói: “Máu tôi chảy là Phật Tổ kêu tôi làm cái ký hiệu trên mặt.”
Bên cạnh có một vị phụ nữ trung niên họ Trịnh, vốn không tin Phật, lúc đó không kiềm lòng được mà nói: “Người ăn chay niệm Phật thật tốt!” Sau này sau khi cô học Phật, vô cùng cung kính người già, thường làm việc tốt giúp đỡ mọi người.
Có vị cư sĩ nói: “Khánh Công chính là một người thực thực tại tại như vậy, Ngài không có văn hóa, không nói được đạo lý lớn, nhưng trong cuộc đời tu hành mấy chục năm, Ngài vẫn luôn dùng hành động thực tế để thuyết minh Phật pháp, hoằng dương Phật pháp.
Rất nhiều vị cư sĩ lớn tuổi khi tưởng nhớ về Hòa thượng Hải Khánh, đều đồng thanh mà nói: thường xuyên nhìn thấy Hòa thượng Hải Khánh khiêng vác dụng cụ làm ruộng, chẻ củi nhặt phân, tu sửa cầu đường.
Tháng 8 năm 1975, mấy ngày liên tục mưa tầm tả làm cho mực nước con sông nhỏ phía tây thôn Trương dâng trào, làm sập cây cầu đá đã hơn trăm tuổi. Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh vẫn còn trong đội sản xuất và một số thôn dân cùng nhau đem theo dây thừng, sợi thép đến cứu nguy. Nhưng mà mấy chục người tận lực làm cả buổi sáng, cũng không tu sửa được cây cầu đá, bởi vì có một cục đá nặng ngàn cân bị trôi vào trong bùn lắng cách cây cầu hơn năm mét. Mọi người đều nói nếu như cục đá này không dời lại đây, cây cầu này sẽ vĩnh viễn bị hủy.
Trong lúc mọi người đang chán nản thất vọng, Hòa thượng Hải Khánh chậm rãi nói: “Sắp đến trưa rồi, để tôi thử xem! Sẽ không để người dân ở nơi này gặp khó khăn vì không có cầu để qua lại.” Hòa thượng Hải Khánh đụng chuyện không lúng túng, bình tĩnh ung dung, không sợ gian khó. Ngài im lặng quan sát tỉ mỉ cục đá bị rơi vào trong bùn lắng, nói thầm trong miệng một lát (thực ra mọi người biết Ngài đang niệm “A Di Đà Phật”, nhưng chính sách lúc đó không cho phép, không thể niệm Phật lên tiếng), sau đó dùng một sợi thép và hai cây gậy gỗ lớn, quả thật là cạy cục đá trong bùn lắng ra ngoài. Chỉ thấy cục đá đó lăn mấy vòng, tựa vào bên cạnh trụ cầu.
Mọi người đều đặc biệt kinh ngạc! Có người hỏi Pháp sư Hải Khánh sao lại làm được như vậy, Ngài khiêm tốn cười và nói: “Đó toàn là A Di Đà Phật gia trì!”
Lúc đó đường cái vẫn còn là đường đất, mỗi khi trời mưa thì mặt đường bị ngập hư, vì vậy thường xuyên có thể nhìn thấy Hòa thượng Hải Khánh mang theo cái xẻng đi sửa đường. Ngài không thích nói một câu chuyện phiếm, càng không khoe công lao của bản thân mình. Sau khi làm việc về trễ thì ăn chút cơm nguội, có lúc cả cơm nguội cũng không còn, thì ăn ít màn thầu nguội. Khi đó chính phủ nông thôn đều được Ngài làm cảm động, khi họp kêu gọi cán bộ đảng viên đều phải học tập sư phụ Hải Khánh của chùa Lai Phật.
Thời kỳ cuộc sống vô cùng gian khổ trong ba năm khó khăn của Hòa thượng Hải Khánh, thường xuyên cứu nguy giúp nghèo. Ngài ở bên đường lớn bố thí cháo và nước cho người qua đường. Bản thân Ngài thiếu ăn ít uống, nhưng lại thường xuyên chịu đói đem thức ăn nước uống tặng cho người khác. Những việc làm này người lớn tuổi bản địa ai ai cũng biết.
Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh ăn cơm là dùng cỏ tranh làm thành cái chén, bản thân Ngài khai khẩn một miếng đất hoang, đã trồng một ít khoai lang và cây cao lương. Rất nhiều người còn nhớ, Ngài thường xuyên tự mình hấp khoai lang hoặc là trộn rau dại món cháo cao lương, dùng chén cỏ tranh cho người qua đường ăn.
Khi mới trùng kiến lại chùa Lai Phật, chỉ có 3 phòng cỏ tranh nhỏ, một cái chảo nhỏ, nấu cơm nhờ nhóm rễ cỏ tranh, cuộc sống rất khó duy trì. Nhưng Hòa thượng Hải Khánh vẫn một mực kiên trì nấu nước sôi, sau đó ngâm lá cây liễu vào thau sành cho người qua đường uống. Lão hộ pháp cư sĩ Đảng vào nhiều năm sau từng hỏi Hòa thượng Hải Khánh: “Những ngày tháng khổ như vậy làm sao Ngài chịu đựng được vậy?” Lão Hòa thượng Hải Khánh nói: “Toàn là nhờ A Di Đà Phật đó!”
Hậu đức thiện hành của Ngài đã vô hình ảnh hưởng sâu sắc tới bá tánh ở phương này. Mùng 1, 15 mỗi tháng, mọi người đều đi lễ bái nhục thân của Hòa thượng Hải Khánh; người ai gặp phải vấn đề nan giải, cũng sẽ đến cầu nhục thân vị Bồ Tát này.
Cũng như lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh cũng không rời Phật pháp mà hành thế pháp, không bỏ thế pháp mà chứng Phật pháp. Xem những ngôn hành khi Ngài trụ thế, đó gọi là chân tu hành, tu hành không phải một ngày niệm bao nhiêu vạn tiếng Phật hiệu, niệm bao nhiêu bộ kinh, không phải vậy, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của Ngài đều tương ưng với Bồ Tát.
Hòa thượng Hải Khánh cũng không có đi học, không biết chữ, chính là một câu “A Di Đà Phật” niệm đến cùng, ngoại trừ một câu Phật hiệu thì không có gì hết, Ngài là tiêu chuẩn của một môn thâm nhập, trường thời huân tu. Sau khi Ngài vãng sanh lưu lại nhục thân bất hoại, toàn thân Xá Lợi, đây cũng là chứng minh cho chúng ta: Một câu Phật hiệu có thể làm đại sự, đại sự viên mãn, đại sự cứu cánh, không cần kinh điển, câu Phật hiệu này thì có thể làm xong hết!
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin thành kính tri ân công đức của người dich bài viết này để con có thêm tín tâm vững chắc.
Nam Mô A Di Đà Phật!