Thường có rất nhiều người chọn ngày tốt, giờ tốt. Khai trương thì xem ngày tốt, giờ tốt, kết hôn thì chọn ngày tốt, giờ tốt, lại có người sinh đẻ cũng chọn ngày tốt, giờ tốt, không biết họ uống nước, tiểu tiện có cần chọn ngày tốt, giờ tốt không? Người có biện pháp thì cả đến khi chết cũng có thể chọn đúng ngày tốt, giờ tốt, phút tốt, giây tốt!
Ngạn ngữ Đài Loan có câu: “Người tốt không có giờ xấu, người xấu không có ngày tốt”. Người tốt khéo dụng tâm, gặp xấu cũng hóa tốt, hòn đá ngăn chân cũng có thể được dùng làm hòn đá lót chân, cho nên người tốt không có giờ xấu. Người xấu thì không khéo dụng tâm, người khởi niệm ác thì nhân ác tự có quả ác, sóng điện phát ra không tốt thì hình ảnh đương nhiên không tốt được; cho nên người xấu không có ngày tốt. Cho nên chỉ cần chính tâm, thành ý mà làm điều tốt, không cần phải chọn ngày, giờ, ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt. Nếu tự tư buông thả ác tâm mà làm người xấu, thì dù có xem sách lịch, tốn tiền nhờ người chọn, cũng không thể chọn được giờ tốt. Vì “giờ” không phải là cái gì được ấn định, chỉ do người xem dùng như thế nào thôi. Khéo dùng “giờ”, để có thể tích lũy công đức, thì tạo ra giờ tốt; không khéo dùng “giờ”, tức là làm sai, làm xấu, đương nhiên tự tạo “giờ xấu”.
Rất nhiều người học Phật không tin “tâm pháp”, cứ theo quan niệm thế tục, cả đến niệm Phật cũng chọn ngày tốt, giờ tốt, mà không biết rằng một niệm lạy Phật tức là đại thiện, đại cát, cho dù gặp việc xấu, khởi tâm lạy Phật, tâm chuyển thì cảnh chuyển, xấu cũng biến thành tốt. “Giờ tốt” nên lạy Phật tự nhiên là đúng; “giờ xấu” không lạy Phật, có thay đổi được gì? Cho nên bất kể giờ nào, lạy Phật thì tốt.
Rất nhiều người niệm Phật thường tin cả tướng số, phong thủy, địa lý, thậm chí tin luôn cả những lời phịa đặt ngoài đường, rồi theo đó mà truyền bá. Loại “tin thêm” như vậy thật ra là niềm tin không chính đáng. Chúng ta không phủ nhận số mạng có thể tính toán được, nhưng tính toán như thế nào? Vì có “phép tắc nhân quả”, cho nên từ “nhân” trong quá khứ, có thể dự tính “quả” trong tương lai, cũng như người nông dân do sự gieo trồng, thời tiết mà dự tính việc thu hoạch. Nhưng cũng vì phép tắc nhân quả, cho nên số mạng có thể cải biến, cải biến nhân duyên thì có thể cải biến kết quả. Chúng ta niệm Phật tức là đang cải biến nguyên nhân; nguyên nhân chủ yếu nhất của vận mạng tức là “tâm niệm”, cải biến tâm niệm tức là cải biến ngôn ngữ, thái độ. Chúng ta chớ xem thường cải biến một câu trả lời và một thái độ thì vận mạng sẽ cải biến. Nếu không tin chúng ta có thể thí nghiệm. Khi cấp trên phê phán bạn, bằng thái độ thành khẩn, bạn nói: “xin lỗi, vậy là tôi sai, cảm ơn ông đã chỉ bảo, tôi sẽ nỗ lực cải tiến.” Hoặc ngẩng đầu chu mồm bực bội mà nói: “Tôi đã làm hết sức, nếu không ông cứ tự làm thử xem, ông làm cũng không tốt gì đâu!” hai loại tâm niệm, ngôn ngữ không giống nhau, chỉ trong chớp mắt có thể quyết định hai vận mạng không giống nhau. Cho nên nói, mạng do tâm tạo, tướng theo tâm mà chuyển, cũng chính là vì có thể tạo, có thể chuyển, tu hành niệm Phật thì mới có ý nghĩa, nếu không thì tất cả đều là định số, không có chỗ nào để cải biến, thế thì tu hành thật là vô ích. Một nơi có hoàn cảnh đẹp đẽ, phong tốt, thủy tốt, nếu người không có tâm công đức ở, vứt rác bừa bãi, làm ô nhiễm không khí, nguồn nước lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu… thì chẳng bao lâu, phong thủy tốt đẹp sẽ bị phá hoại hết.
Trái lại, một nơi có phong thủy bình thường, nếu người có tâm công đức ở, hiểu biết cách giữ gìn bảo quản đất đai, chỗ nào cũng hành thiện tích đức, cảm hóa bốn bề lân cận, lâu ngày từ trường tất nhiên sẽ được cải biến, phong thủy cũng trở nên tốt. Cho nên nói, đất phước thì người phước ở, người phước thì ở đất phước.
Một căn nhà trống dùng làm quán rượu, vũ trường và dùng để làm đạo tràng, do tâm cảnh ý niệm của người tham gia không giống nhau, nên sóng điện phát ra không giống nhau, đương nhiên từ trường không giống nhau, đó gọi là “phong thủy” có khác nhau. Còn truy cứu nguyên nhân của phong thủy thì chính là ý niệm của tâm người (sóng điện, từ trường). Cho nên không cần nhờ người xem phong thủy, tâm niện mà tốt đẹp, thì từ trường phong thủy cảm ứng tốt đẹp. Tâm niệm không tốt thì dù phong thủy có tốt, cũng rất mau bị phá hoại.
Thật ra, rất nhiều chùa chiền được xây dựng ở nơi phong thủy tốt nhất, nhưng nhiều người ở không được, họ muốn đến vui chơi ở những nơi bài bạc có phong thủy xấu nhất, có sắc tình đen tối, hoặc nơi không khí bị ô nhiễm nhất; họ không quen với phong thủy tốt. Người đời phần lớn tin vào các thầy phong thủy, hễ “mai táng” thì nhất định phải chọn phong thủy, con cháu thì ích kỷ, mong các bậc tôn trưởng được chôn ở nơi phong thủy có lợi nhất cho mình, mà không quan tâm vong hồn rốt ráo có được an lạc giải thoát hay không. Mọi người đều tin rằng phong thủy của tổ tiên ảnh hưởng đến mình, rất ít người phản tỉnh kiểm thảo xem sự vận hành của tâm mình có ảnh hưởng đến tổ tiên hay không? Có khiến tổ tiên bị hổ thẹn hay không? Có khiến phong thủy trở thành hư hoại không? Mọi người chịu phí tiền mời người xem phong thủy mà lại không chịu “tu tâm” để cải biến phong thủy (không phải tốn tiền!) có khi chúng ta nói đùa: nếu phong thủy có ảnh hưởng quyết định và các thầy phong thủy có thể tìm được “phong thủy tốt” thì như thế các thầy phong thủy có thể theo ước muốn của mình mà làm vua, tổng thống hoặc đời đời đều có trạng nguyên giàu sang, phú quý, đức độ, tài năng thì mới đúng. Nhưng sự việc lại không như vậy! Điều này đáng được suy nghĩ kỹ.
Có lần, tôi có hỏi những người quá coi trọng phong thủy: “Khi phải mai táng di thể, các vị thường chú ý đến phong thủy, thời gian hạ huyệt, phương hướng mồ mả… lại còn muốn xem có xung, sát hay không? Tôi xin hỏi: khi các vị ăn thịt, các vị có xem phong thủy không? Vì thịt tức là xác chết, chôn xác chết có sức ảnh hưởng lớn như thế thì khi chôn thịt trong bao tử cũng phải xem phong thủy có thỏa đáng hay không, nếu không thì lỡ ra giờ khắc không đúng, há chẳng phải bị xung sát hay sao?” Tủ lạnh ở siêu thị, chợ bán thức ăn có nhiều “xác chết” như thế, người qua lại rộn rịp, sao lại không xung sát? Cũng chẳng có ai quan tâm đến cái phong thủy ấy có ảnh hưởng gì đến mình. Quả là xem trọng cái ăn thì quên đo phong thủy.
Hai vợ chồng cư sĩ họ Lâm nói với chúng tôi rằng có một thầy tướng số bảo họ rằng vào năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, hãy mua 12 cây chổi về nhà quét đất, quét xong thì để chổi tại hướng ấy, sau đó vứt chổi xuống biển thì tiền bạc sẽ dồi dào như nước biển, và họ sẽ trở thành “người giàu nhất khu phố”. Họ nghe xong liền cười mà đáp: “Chúng tôi đã là kẻ giàu nhất khu phố, vì chúng tôi đã có Phật pháp.” Chúng tôi nói: “Tốt đấy các vị không chịu mua chổi quét như lời ông ta, nếu không thì nghe Phật pháp cũng vô ích!”
Hãy nghĩ xem nếu như phương pháp ấy có hiệu quả, thì há chẳng phải ông ta sẽ sớm trở thành người giàu nhất thế giới sao? Sự hữu hiệu duy nhất của phương pháp ấy đại khái là xúc tiến việc tiêu thụ chổi!
Ông thầy tướng số còn bảo vào giờ ấy, đi theo hướng ấy, đeo ở ngón thứ tư của bàn tay trái một chiếc nhẫn vàng ròng, mặt nhẫn là đá quý màu đen tuyền, như thế mới có thể tránh được xe cộ. Cũng may là cư sĩ họ Lâm có niềm tin chân chính: “tôi niệm A Di Đà Phật thì hữu hiệu hơn đeo nhẫn.” Vì tai nạn xe và “giác tính” hiện nay rất có quan hệ, nếu tâm niệm Phật rõ ràng minh bạch, quang minh, thanh tịnh thì hiển nhiên có thể xa rời tai họa. Nếu đeo nhẫn mà ngủ gật thì không thể an toàn! Nếu không giữ luật đi đường thì lại càng nguy hiểm!
Nhưng chúng tôi hỏi rất nhiều vị cư sĩ thì phần lớn họ không có niềm tin giống như cư sĩ họ Lâm, họ nghe thầy tướng số nói như vậy, sợ tai nạn xe cộ nên chịu tin mà đeo loại nhẫn ấy. Sự tin tưởng này của họ càng biểu lộ họ thiếu niềm tin chân chính đối với Phật pháp, cũng không hiểu ý nghĩa của vạn pháp chỉ do tâm tạo, lại càng chứng tỏ tầm họ cho rằng sức mạnh của việc niệm Phật không bằng sức mạnh của một chiếc nhẫn, uy lực của Đức Phật A Di Đà không bằng uy lực của thầy tướng số. Quả là xem thường Phật pháp!
Trên đây có vẻ chỉ một số chuyện nhỏ: đeo nhẫn, vứt mấy bồn hoa kiểng, xem phong thủy phải chọn ngày tốt, nếu xét cái tâm lý nội tại thì thiếu tín tâm đối với Phật lại là một việc lớn ảnh hưởng đến vãng sanh, hãy cẩn thận kiểm thảo, phản tỉnh về “tín’ và “nguyện’.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Không biết Phong thủy có đúng ko. mà ai cũng tin
Xin trích 1 đoạn trong KINH LĂNG NGHIÊM
Đang lúc người tu được chánh định, những thiên ma,yêu tinh,quỷ thần đều tụ lại để quấy phá, nhưng họ ở trong trần lao, người tu ở trong diệu giác, dù họ hung dữ cách mấy cũng chẳng hại được, ví như gió thổi ánh sáng,hoặc dùng dao cắt nước, chẳng ăn nhằm gì. Họ như băng đá,người tu như nước nóng,nước nóng làm tan rã băng đá. Họ ỷ lại sức thần thông,nhưng chỉ là khách,người tu là chủ,nếu chủ mê thì khách được thành tựu sự quấy phá của họ,nếu nguời tu ngay đó giác ngộ chẳng mê,thì ma sự của họ chẳng làm gì được mình.
Mọi người biết về môn NIỆM PHẬT thì cũng xin trích thêm phần ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT :
ĐẠI THẾ CHÍ PHÁP VƯƠNG TỬ cùng với 52 vị BỒ TÁT đồng tu,liền đứng dậy,đảnh lễ bạch PHẬT:
Con nhớ hằng sa kiếp trước ,có PHẬT VÔ LƯỢNG QUANG ra đời,thuở đó, mười hai vị NHƯ LAI kế nhau thành PHẬT trong một kiếp. Vị PHẬT sau cùng hiệu là SIÊU NHẬT NGUYỆT QUANG,dạy con tu “NIỆM PHẬT TAM MUỘI”,ví như có người thì chuyên nhớ,người thì chuyên quên ,nếu hai người ấy nhớ nhau,không kể gặp hay chẳng gặp,thấy mặt hay chẳng thấy,cứ nhớ mãi sâu vào tâm niệm,cho đến đời này,đời khác,thì như hình với bóng,chẳng cách xa nhau.
Mười phương NHƯ LAI tưởng nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con,nếu con trốn tránh thì dù nhớ cũng chẳng làm gì được,nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con,thì đời đời mẹ con chẳng xa cách. Nếu tâm chúng sanh nhớ PHẬT ,NIỆM PHẬT,thì hiện nay về sau nhất định thấy PHẬT,cách PHẬT không xa,chẳng nhờ phương tiện,tâm tự khai ngộ,như người ướp hương thì thân có mùi thơm,ấy gọi là HƯƠNG QUANG TRANG NGHIÊM. Bản thân của con là dùng tâm NIỆM PHẬT, đắc VÔ SANH NHẪN,nay ở cõi này tiếp dẫn người NIỆM PHẬT về cõi TỊNH ĐỘ.PHẬT hỏi con về VIÊN THÔNG,con do NHIẾP CẢ LỤC CĂN,TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC vào TAM MA ĐỊA là hơn cả.
Mọi người đừng lạc vào lưới ma,có người sẽ nghi ngờ mình tại sao không NIỆM PHẬT mà lại giới thiệu kinh làm chi?vì nói bạn không tin.ngi ngờ thành ra bạn tự tìm hiểu vậy.
Phong Thủy xấu không thể hại được người tốt
Trong một cuốn sách phong thủy do ông Man-Ho Kwok viết, ông có kể vài câu chuyện như sau :
Vài thế kỷ trước ở bên Tàu, có một ông thầy Địa lý rất nổi tiếng, nhưng tính tình ông này thì rất hẹp lượng và nóng tính. Vào một ngày của mùa hè ông ta được lệnh của Vua đi tìm long mạch và Huyệt kết cho nhà vua dùng làm nơi xây mồ mả tổ tiên.
Thời kỳ đó phương tiện giao thông khó khăn nên phần đông người ta đi ngựa và đi bộ mà thôi. Sau nhiều ngày băng rừng vượt núi, ông thầy đã tìm được huyệt quý. Ông ta vui mừng trở về phúc trình với Hoàng đế. Trên đường về , ông ta đã cạn hết lương thực và nước uống, giữa vùng rừng núi hoang vu, ông ta không biết tìm đâu ra được mạch suối ngầm để lấy nước uống giữa mùa hè nóng bỏng.
Trong cơn tuyệt vọng, ông ta đến được một khu rẫy. Chủ nhân là một người đàn bà trung niên và 3 người con trai đang cuốc đất. Ông ta mừng quá chạy ngay vào xin nước uống. Người đàn bà vui vẻ đi lấy cho ông ta một bát nước đầy. nhưng trước khi đưa bát nước cho ông ta, bà hốt một nắm lá cây bỏ vào bát. Ông thầy rất giận nhưng vì đang khát, ông ta cũng ráng dằn xuống mà uống hết bát nước cho qua đi cơn khát. trong bụng ông ta đã có ý định trả thù người đàn bà vô lễ kia. Sau khi hỏi thăm ông ta biết được chồng của người đàn bà nghèo khổ kia đã chết vài năm trước, để lại cho bà một mảnh đất hoang và 3 đứa con nhỏ. Ông ta tự giới thiệu tên và cho biết ông ta là một nhà phong thuỷ nổi tiếng làm việc cho triều đình. Ông ta bảo muốn coi giúp về phong thuỷ của căn nhà của người đàn bà tội nghiệp kia.
Sau khi quan sát căn nhà và cấu trúc địa lý xung quanh , ông ta bảo căn nhà của bà không tốt, nếu sống ở đó thì suốt đời nghèo khổ vất vả. Rồi thì ông ta bảo cho người đàn bà biết rằng, ông ta biết được có một căn nhà bỏ hoang lâu đời với đất đai rộng rãi ở bên kia núi, ông ta khuyên người đàn bà nên dọn về đó ở sẽ tốt hơn. Ông ta nói xong thì vội vã bỏ đi, trong lòng vui sướng vì đã trả được thù, khu đất và căn nhà hoang không chủ mà ông ta chỉ cho người đàn bà là một khu đất chết phạm vào Ngũ Quỷ xung sát, là một khu đất cực xấu, ai sống ở đó đều chết yểu.
Sau một thời gian khá lâu, ông ta có dịp đi ngang qua vùng đất cũ, ông gặp lại người đàn bà và ông ta hết sức kinh ngạc vì người đàn bà nghèo khổ ngày xưa bây giờ là một người đàn bà giàu có, nhà cao cửa rộng. Người đàn bà đón tiếp ông rất ân cần vì biết ơn ông đã chỉ cho bà một khu đất tốt, từ khi dọn vào, bà luôn luôn trúng mùa, tiền bạc dư giả, con cái học hành tới nơi tới chốn, 2 trong 3 đứa con trai đang làm quan, đứa con thứ ba thì thông minh xuất chúng, đang dạy học và rất có tên tuổi. Ông ta kín đáo quan sát căn nhà, và vùng đất xung quanh, tuy có sang trọng hơn nhưng trên căn bản vẫn là vùng đất phạm Ngũ Quỹ xung sát (Five Ghosts Dead Place). Lòng càng hoài nghi dữ dội, cuối cùng ông ta thú thiệt về việc trả thù của ông ta vì ngày xưa người đàn bà đã vô lễ bỏ lá rác vào bát nước trước khi trao cho ông uống. Người đàn bà giải thích rằng, sỡ dĩ bà ta làm như vậy là vì lúc đó trời đang nóng bức, ông ta lại đang khát sắp chết, nếu trao cho ông ta bát nước bình thường thì ông ta sẽ uống cạn ngay, sẽ khiến ông ta bị sốc mà bị nguy hiểm đến tính mạng , cho nên bà bỏ lá cây khô vào là để ông ta từ từ uống vì phải vừa uống vừa gạt bỏ lá qua một bên.
Đến lúc đó ông thầy mới chợt hiểu, vì những gì bà làm để cứu mạng của ông ta đã tạo nên công đức, đủ để hoá giải đi cái ảnh hưởng xấu của vùng đất chết. Cũng như chuyện anh học trò nghèo có tướng phải chết nhưng lòng hiếu thuận và can đảm vì người mà quên mình của anh đã thay đổi đi cái số mạng yểu tử bần hàn mà sau này đỗ đầu bảng vàng, trạng nguyên vinh quy bái tổ.
Lời bàn:
Ngược lại, dù có chọn các thầy cao thủ, kiếm phong thủy cho nhà cửa thật tốt chăng nữa mà tâm xấu ác thì Phong thủy cũng chả giúp được gì. Tai họa vẫn trên trời rơi xuống.
Việc tốt hay xấu đến với ta không thể do phong thủy quyết định mà chính tư tưởng và hành vi thiện ác của mình mới là nguyên nhân quan trọng. Thế mới có câu “Đức năng thắng số”.
Cảm ơn đạo hữu Mén nha !
Cô chú ơi con suy nghĩ như này có sai không ạ?cô chú giúp con với.
Giờ con bắt đầu niệm Phật lại, nhưng con lại nảy suy nghĩ rằng con lo sợ đến lúc niệm Phật quen rồi con lại bị duyên trần cản trở, con đang học, con lo việc học cũng ảnh hưởng đến việc tu tập, con sợ điều này,con kpit đối phó với chúng như thế nào, được một chút công phu rồi lại bị mất hết:(((.Con bị như v rồi nên con lo bị nữa nữa.Một điều nữa là chỗ trọ của con chỉ có một phòng nên có lúc con lỡ trung tiện, con k giám niệm Phật to(k niệm to tạp niệm hay nổi lên rồi con bị hôn trầm nữa),có cách nào để con có thể nghe tiếng niệm Phật của con được k ạ?,con không có chỗ nào trang nghiên cả. Con muốn lên chùa ngồi niệm nhưng chùa đó k tu Tịnh Độ, với lại con ngại nữa nên con không lên được.
A di đà phật.
A Di Đà Phật
Hy vọng!
1.Niệm Phật muốn thuần thành thì chớ nên xen tạp, gián đoạn. Gián đoạn thì chẳng khác nào tay đua chạy một đoạn bỗng dừng lại, rồi phải đến vạch xuất phát mà khởi điểm… cứ như vậy bao giờ đến đích?
2.Mọi việc đều y theo niệm Phật mà quyết định, nếu chướng ngại thì từ bỏ. Nói như vậy không khuyên bạn bỏ học mà là ta biết dung hòa giữa việc tu tập và việc học. Học cứ học, buông học xuống liền nhớ đến A Di Đà Phật.
3.Chẳng chấp vào công phu, vì hoàn cảnh của bạn lúc này chưa cho phép, nếu chấp sẽ tạo áp lực mà trở nên chán nản, biếng nhác; song không vì vậy mà giải đãi, hãy lấy việc niệm Phật tạo thành thói quen- như vậy thói quen đó chính là công phu rồi.
4.Lúc niệm Phật to tiếng không nên trung tiện là đúng. Niệm Phật thì ở đâu mà chẳng là niệm Phật, hà cớ gì tự sinh trở ngại vì việc cỏn con như thế?
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn Hy vọng,
Đang niệm Phật mà muốn trung tiện thì hãy cố kìm lại. Nếu ko thể kìm đc mà “lỡ”, thì lúc đó chỉ nên niệm thầm. Đợi một lúc cho tan hết hẳn mùi thì lại tiếp tục niệm to tiếng. Cẩn thận thì xin sám hối.