Xã hội ngày nay, sự đổ vỡ của hôn nhân rất phổ biến, rất nhiều người vì chồng hay vợ mình thương yêu người khác, thậm chí lìa bỏ gia đình nên cảm thấy rất thống khổ, lòng không chịu nổi.
Tôi có quen một vị Lão Bồ Tát, mọi người đều rất tôn kính bà, gọi bà là lão nương (bà cụ). Bà là người duy nhất mà tôi từng thấy, bị đổ vỡ về hôn nhân: chồng phản bội, đi lấy người khác mà bà vẫn không có lời oán trách. Sự độ lượng và lòng từ bi của bà, rốt cuộc đã cảm hóa chồng, khiến chồng bà phải sám hối. Còn bà thì vẫn một mực hàng ngày thanh tịnh, vui vẻ niệm Phật. Tôi vẫn thường kể chuyện bà cụ này cho các bà vợ rất oán hận vì bị chồng phản bội, để mong mọi người học tập theo bà cụ mà lòng mở rộng hơn, mắt nhìn xa hơn, để thấy rõ ý nghĩa thực sự của đời người, khiến cuộc sống mình an vui, tự tại.
Bà cụ là người rất hiếu thuận. Từ lúc mới hai tuổi, bà đã biết lấy dép cho cha thay. Vài năm sau khi bà kết hôn, chồng bà lại yêu một người khác, và thường cùng người này đi chơi các nơi, thậm chí không về nhà. Bà cụ không hề vì việc này mà gây gổ với chồng. Bà không hề oán than mà vẫn cố gắng chịu đựng. Bà rất có trí tuệ, biết rằng gây gổ cũng chẳng có ích gì. Vì có trí tuệ mà bà có thể buông bỏ âu sầu và được tự tại. Bà rất bình tĩnh, an phận, giữ mình, làm các việc cần làm, chăm sóc con cái, trồng trọt, thậm chí còn tiết kiệm tiền bạc để duy trì cuộc sống. Chồng bà cùng người bạn gái mới kia (dưới đây gọi là vợ bé), lại sinh ra một đứa con trai. Chẵng những thế, ông lại còn mang đứa bé về nhà, rồi cùng người vợ bé lại đi rong chơi! Phần lớn người ta gặp phải chuyện này đều rất nóng giận không cách nào chịu đựng được. Nhưng bà cụ thấy đứa bé không người chăm sóc thì thương hại. Bà rất từ bi, cho nó uống sữa, cõng nó ra vào mà làm việc, thậm chí khi đi trồng trọt bà cũng dẫn nó theo, khi không cõng được thì bà lấy dù che cho nó, để nó tại nơi dễ săn sóc. Người trong làng thấy hành vi của bà thì chê cười mà bảo”bà là người ngu xuẩn nhất trên thế giới”, cứ hết lòng săn sóc đứa con của kẻ thù! Nhưng bà cụ thì không hề nghĩ như thế. Tâm bà rất thanh tịnh từ bi. Bà chỉ biết rằng, đứa bé mà không người săn sóc thì không được, nên chính bà phát tâm săn sóc nó, không kể nó là con của ai. Bà cụ không phải là ngu xuẩn, mà là đại trí đại bi.
Đứa bé ấy khôn lớn thành người, nhận bà cụ chính là mẹ đẻ của nó. Thậm chí nó không dám tin rằng, bà vợ nhỏ kia là mẹ đẻ của nó. Về sau, chồng bà cụ đem người vợ bé về nhà ở, bà cụ cũng một mực đối xử tốt với họ, thậm chí còn giúp bà vợ bé đủ mọi bề, trước sau chẳng có một lời buồn trách hoặc giận hờn. Về sau, bà vợ bé ấy bị bệnh phải giải phẫu não và rồi trở thành người thực vật, phải nằm liệt giường, mê man suốt mất năm. Bà cụ vẫn đến thăm nắm tay bà ta. Tuy mê man chập chờn, bà vợ bé vẫn chảy nước mắt. Bà cụ còn rất từ bi niệm Phật cho bà ta, trong lòng không hề có chút oán hận.
Người con của người vợ bé là người rất ưu tú, có thiện căn lại rất hiếu thuận. Anh ta không những hết lòng chăm sóc người mẹ đang sống như thực vật, mà còn rất hiếu thuận giúp đỡ bà cụ đã nuôi nấng cho anh trưởng thành. Có lần chính mắt tôi trông thấy một cảnh tượng khiến tôi vô cùng cảm động. Người con ấy đã trở thành một giáo viên, được các đồng sự bầu chọn, lãnh được”huy chương thập đại hiếu hạnh” của tỉnh Đài Loan. Sau khi đã lãnh huy chương, anh ta trở về quì bên cạnh bà cụ, dâng huy chương cho bà cụ mà nói: “Tất cả mọi thứ đều do mẹ cho con, hôm nay con lãnh phần thưởng này, còn có cả tiền thưởng, nên quyết mang về cho mẹ”. Huy chương này làm bằng đồng, khắc một con dê nhỏ quì bên thân dê mẹ mà bú sữa. Tôi đứng bên cạnh nhìn đứa con quì tại đó, quay về phía bà cụ mà cảm ân. Bà cụ cầm tràng hạt niệm Phật, mỉm cười rất từ ái, vẻ mặt bà giống như vẻ mặt của của vị Bồ Tát sống. Tôi thấy thế mà chảy nước mắt, nghĩ rằng, lòng từ bi và Phật tâm chân thật vô tư là xứng đáng nhất. Thật không có người niệm Phật nào mà niệm ra được tấm lòng thanh tịnh, vô tư như thế. Thực ra không có oán hận, nội tâm thanh tịnh, an lạc cũng qua hết một đời. Rất nóng giận, oán hờn cho đến chết cũng qua hết một đời. Cần lựa chọn lối sống nào để có được trí tuệ và phước báo của chúng ta.
Chồng bà cụ già dần và mang bệnh. Khi đang bệnh nặng, ông quay về với bà, nhận sự chăm sóc của bà và người con gái. Bà quả là từ bi, bà luôn lấy tâm bình thường, không oán không giận mà chăm sóc người”lãng tử” đã phản bội bà nhiều năm, không mong cầu bù đắp về tình cảm, cũng không đố kỵ mà vui sướng khi chồng bị khổ nạn, cũng không muốn phục hận. Bà nói: “Tôi với phiền não không tương hợp”. Bà cười hiền hòa, thể hiện trí tuệ thanh tịnh của người niệm Phật. Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: “Bồ Tát bố thí xem kẻ oán người thân như nhau, không nhớ việc ác cũ, không oán người”. Bà cụ không từng đi học, không từng đọc kinh này, thế mà thực hiện theo kinh một cách tự nhiên.
Trước khi mất, vào lúc hơn bảy mươi mấy tuổi, chồng bà cụ tự phản tỉnh đời mình, đến sám hối với bà. Ông nói: “Tôi đã sai lầm suốt đời. Tôi thành thật xin lỗi bà.” Ông sám hối: “Mọi người có xúm lại đánh cũng chưa đáng tội của tôi!” Bà nghe xong chỉ bình tĩnh mỉm cười mà nói: “Ồ! Nói như thế để làm gì chứ?” Tấm lòng của bà thật là rộng lượng, hoàn toàn không có gì bất bình, không có gì khó chịu, không có lời oán trách. Bà rất bình tĩnh chấp nhận sự sám hối của chồng. Đây quả là một người niệm Phật hiếm có, có thể niệm ra được lòng từ bi, không có lòng oán trách! Chồng bà lại còn đến trước Đức Phật A Di Đà để thú tội, nói ra sự sai quấy của mình, thỉnh cầu Đức Phật A Di Đà từ bi tha thứ, tiếp dẫn ông đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương. Sau khi ông chân thành thú tội, niệm Phật chưa đến mấy phút, rõ ràng đã vãng sanh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương. Những người đến trợ niệm cho ông bảo: “Chúng tôi tự mắt nhìn thấy ông tự đổi giường nằm thành một giường đẹp đẽ, chưa đầy mười lăm phút đã rõ ràng niệm Phật mà vãng sanh”.
Đức Phật A Di Đà đại từ bi nhìn thấy rất rõ những kẻ phàm phu chúng ta trăm thứ lỗi lầm, thường thường là”những kẻ không đáng quay về trần thế”: suốt đời lỗi lầm. Đức Phật cho chúng ta cơ hội tối hậu, lúc lâm chung chân thành hồi tâm sám hối. Lúc lâm chung nếu có thể sám hối, niệm mười tiếng A Di Đà Phật, chân chính phát tâm muốn đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, thì Đức Phật A Di Đà cũng không bỏ chúng ta, nhất định sẽ tiếp dẫn chúng ta, chỉ sợ rằng chúng ta quá phóng túng cảm tình và cá tính của mình, mà cứ cho rằng mình đúng, không biết hồi đầu sám hối niệm Phật.
Đức Phật A Di Đà coi chừng mọi thứ cho chúng ta, nắm giữ không buông bỏ chúng ta. Có lần bà cụ bệnh nặng, đi đứng khó khăn, tôi đến thăm bà. Bà cười rất dễ thương, lại đầy đủ lòng tin mà nói với tôi: “Đức Phật A Di Đà đang ở trên miệng tôi, Đức Phật A Di Đà đang ở trong tâm tôi”. Bà dùng tiếng Đài Loan mà nói: “Đức Phật A Di Đà giúp tôi cố điều điều”.”Cố điều điều” nguyên nghĩa”là chăm lo rất cẩn thận”. Tôi theo âm mà hiểu nghĩa, riêng hiểu”cố điều điều” có nghĩa điều gì cũng chăm lo tới, không kể việc lớn hay việc nhỏ, không có thứ gì mà không chăm lo tới. Đó là sự chăm lo của Đức phật A Di Đà đối với chúng ta. Chỉ riêng người nào chân thực tha thiết niệm Phật thì mới có thể hiểu được Đức Phật”chăm lo điều điều đối với chúng ta”. Bà cụ biết rõ nghĩa kinh của kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: Mỗi mỗi ánh sáng Phật chiếu khắp các chúng sanh niệm Phật,”nắm giữ không buông bỏ”.
Bà cụ ngày ngày vào buổi sáng sớm đều muốn dùng hoa mình trồng để cúng dường Phật. Bà bảo dùng hoa mình trồng mà cúng dường Phật thì ngẩng đầu lên nhìn, thấy Phật cười.
Người con gái của bà cụ là ủy viên của hội Từ Tế Công Đức. Có lần cô đi dự hội Hoa Liên, để bà cụ và một người bạn gái Cơ Đốc giáo ở nhà. Bỗng nhiên bà nhận được một cuộc điện thoại do người con gái gọi từ Hoa Liên về, yêu cầu bà mau lên Phật đường ở trên lầu xem thử có gì xãy ra không. Bà rất đỗi ngạc nhiên, không biết là chuyện gì, nhưng cứ lên lầu xem thử. Vừa trông thấy, bà bỗng giật mình. Chân bàn Phật và một phần của mặt bàn đang bị cháy, xem ra ngọn lửa cũng khá lớn, vì nếu không thì chất gỗ ấy không dễ gì cháy được. Nhìn kỹ lại, thì ra lửa cháy từ trong sọt giấy dưới bàn Phật. Thế mà, thật không thể nghĩ bàn được, ngọn lửa cháy đến chỗ tượng Phật thì tự dưng tắt hẳn. Trước cảnh tượng ấy, không những bà cụ rất xúc động mà phải khóc, đảnh lễ tạ ơn đức Phật, mà cả người bạn gái Cơ Đốc giáo cũng rất kinh dị, bất giác quỳ xuống lạy Phật, nước mắt tuôn trào. Bà cụ kể lại chuyện này cho tôi nghe và cảm thán: “Đức Phật A Di Đà quả là chiếu cố điều điều cho tôi!” Nếu không thì gặp phải hỏa tai ở nhà như thế, không biết là phải làm sao. Bà nói: “Niệm Phật thật là tốt! Đức Phật A Di Đà tốt quá!”
Người con gái của bà cũng không biết vì sao đang lạy Phật tại pháp hội Hoa Liên lại bỗng nhiên khẩn cấp gọi điện thoại về nhà. Cô chỉ có thể nói”cảm ứng do Phật đạo thì khó nghĩ bàn!”
Trong tâm chúng ta quả thật đã đặt ở việc hóa độ chúng sanh, ở việc niệm Phật, thì các sự việc của mình quả thực không cần phải quan tâm lo lắng, đức Phật A Di Đà sẽ chăm lo mọi thứ (cố điều điều) cho chúng ta!
Bà cụ đã tám mươi hai tuổi, hằng ngày bà vẫn có thể nấu nướng những thức ăn rất ngon, cúng dường những người có duyên đến nhà bà. Bà rất nhiệt tâm chu toàn mọi công việc. Bà đã tám mươi hai tuổi mà vẫn không tiếc khổ nhọc, tự mình lo liệu, và bảo mọi người làm các phần việc lặt vặt. Con gái bà nói với bà: “Mẹ cứu núi cứu biển, bảo hộ trái đất, công đức thật là to lớn”. Bà cụ tươi cười nói: “Các người cứ một mực khen ta khiến ta cứ phải làm việc mãi không biết mệt”.
Một số người vẻ bề ngoài rất bình thường, mà trong lòng thì có sự tu dưỡng và công phu khác thường. Một số người buông bỏ không được, nên cần phải so đo tính toán. Bà cụ thì buông bỏ được, nên có thể nhường người khác. Một số người cảm thấy khổ sở, bà cụ thì rất bình tĩnh tự tại. Một số người ưa tranh giành, hy vọng tranh giành được phần thắng lợi. Thật ra, xét kỹ lại, người tranh lợi chẳng hề được cái gì ngoài việc gặp nhân quả không tốt và sự khổ đau trong tương lai. Quả là không được gì cả! Xem ra, người khù khờ nhường nhịn kẻ khác, thua thiệt kẻ khác, thì quả thật không mất mát gì. Ngược lại, người ấy với cái tâm tự tại, rộng rãi, cùng an vui với từ bi của Phật tính.
Tôi thường nhận thấy rằng, dùng thủ đoạn không tốt để tranh thủ thắng lợi nhất thời thì thường phải chịu thua thiệt lớn trên Phật đạo. Con người có thể chịu thua thiệt lớn thì thường chiếm được sự thuận tiện lớn trên Phật đạo. Vì người ấy đã thấy rõ được cái trí tuệ buông bỏ, mở rộng tâm lượng của mình. Phước báo của người ấy là vô hạn.
Thực ra, hàng phàm phu có tâm hay biến đổi thì không dễ gì bỏ được phẫn hận, không bằng lấy tinh thần ấy mà niệm Phật, niệm đức Phật vĩnh viễn có tâm không biến đổi. Nếu đem cái sức tương tranh cùng phàm phu mà cúng dường đức Phật, vĩnh viễn có tâm không biến đổi thì so với kết quả cả một đời cách xa như một trời một vực. Không chỉ là một trời một vực mà khác biệt giữa địa ngục và thế giới Cực Lạc. Thế thì phải chọn cái gì? Thử xem trí tuệ của chúng ta!
Có lần, một bà nọ nhân vì chồng có bạn gái mới, bà cảm thấy mất chồng rất bi ai, thương tâm. Mỗi ngày bà đều khóc than, kể lể, hy vọng chồng có thể trở về với mình. Bà cảm thấy chồng bà đóng một vai trò”không có thì không được”, mất chồng, bà cảm thấy sống không nổi, lại cảm thấy bị mất mặt. Bà khóc hàng cả mấy năm vẫn còn khóc. Thực ra phải chăng bị chồng bỏ thì phải khóc thống khổ suốt đời? Một hôm tôi nói với bà: “Các vị sư phụ xuất gia của chúng ta đều không có chồng mà cũng đều có thể sống rất tốt đẹp! Cũng như bà cụ đã nhường chồng cho kẻ khác, tự mình thanh tịnh niệm Phật, cũng đã có thể sống rất an lạc, rất tự tại. Trên thế giới không hề có ai qui định rằng hễ gặp trắc trở hôn nhân thì phải thống khổ mới được!”
Cùng gặp cảnh ngộ như nhau, nhưng bà cụ thì rất vui vẻ niệm Phật, lòng không oán hận, lại có thể hoàn tất các thứ công đức. Vì sao cũng cùng một cảnh ngộ, chúng ta lại oán hận, lại trách mắng, lại khóc than cả đời chứ? Bà cụ dùng tâm bình tĩnh an vui ngay đó mà trồng nhân an vui, về sau tất nhiên sẽ được quả yên vui. Còn người oán hận, khóc than, trách mắng thì ngay đó phải thống khổ, lại trồng nhân thống khổ, về sau sẽ gặp quả khổ. Bạn muốn chọn loại nào?
Tranh một tiếng thì đọa địa ngục
Không bằng niệm Phật thưởng hoa.
Nghe nói, bà vợ bé kia trở thành người sống như thực vật phải chịu khốn khổ mười mấy năm trên giường bệnh. Nhưng nhờ người con hiếu, bà cụ và người dâu, bà đang bệnh cũng có vẻ như biết được cần sám hối niệm Phật. Khi bà mới ngã bệnh, người con trai của bà cụ kiên quyết đảm nhận khoản chi phí lớn lao về thuốc men, cũng không vì bà là vợ bé của cha mà đối đãi không tốt với bà. Về sau có một vị cao tăng sau khi nhìn thấy bà, bảo bà sám hối, tu hành, niệm Phật trong lúc bệnh thì sau sẽ được thành tựu. Ngày tháng trôi qua trong suốt hơn mười năm trên giường bệnh, cuối cùng bà cũng vãng sanh. Con hiếu, dâu hiếu trợ niệm cho bà, niệm A Di Đà Phật. Nguyện lực đại bi của đức Phật A Di Đà thật không thể nghĩ bàn. Ở cuối đường đời bà cũng nở nụ cười bình an, sắc mặt, nước da như hồi còn trẻ cách đó hai mươi năm khiến người ta nhận bà không ra, không dám tin!
Biết rằng bà vãng sanh, bà cụ vẫn từ bi như xưa, bảo con gái mình đến niệm Phật cho bà và an ủi con trai bà. Đặc biệt nhất là phía gia đình bà cụ lại đại diện cho gia đình bà vợ bé trong tang lễ, bước ra cảm tạ bà con bạn bè. Thật là quý báu hiếm có, không hiềm, không hận, tất cả đều hòa hợp an lành! Sự từ bi bao dung này chẳng hề thiệt thòi gì, chẳng mất mát gì! Trái lại, trong lòng mọi người tuôn trào những lời khen ngợi nồng nhiệt. Chư Phật Bồ Tát tất nhiên cũng tươi cười xưng tán họ: “Bồ Tát bố thí, nghĩ đến kẻ oán người thân như nhau, không nghĩ tới điều ác cũ, không oán ghét người.”
Riêng bà cụ, bà dùng tâm từ bi viết một bài thơ rất hay: “Tất cả kẻ oán người thân cũng sinh Cực Lạc”; cũng thể hội lòng bi hoài vô tư, triệt để của đức Phật A Di Đà. Trên cõi đời xấu ác, ngũ trọc đầy ngập đấu tranh, bà đã thực hiện trọn vẹn đại nguyện của Đức Từ phụ. Bà để lại một bài thơ thanh tịnh Cực Lạc để cảnh tỉnh lòng người mê muội.
Cho dù bạn mặt xanh nanh trắng bao nhiêu.
Cuối cùng cũng không tránh khỏi
Nét từ bi, nụ cười của Đức Phật A Di Đà
Cho dù bạn có ác độc ngập tràn bao nhiêu
Cuối cùng cũng không tránh khỏi
Tấm lòng đại bi cứu độ của Đức Phật A Di Đà.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
A DI ĐÀ PHẬT! Quá hay ạ ^^ con xin cảm ơn ^^
Xin chân thật hoan hỷ tán thán tấm lòng từ bi đúng đúng với tinh thần Phật Pháp của vị Bồ Tát giữa đời thường. Thật là tấm lòng cao quý, mong cho tất cả mọi người đổ vỡ trong hôn nhân luôn nghĩ thông suốt được như vị Bồ Tát này. Không oán giận người khác làm tổn thương chúng ta. Trái lại xem họ như những vị Bồ Tát nghịch hạnh của mình. Đem tâm từ bi đối xử bình đẳng với họ, đồng nghĩa mình tự giúp chính bản thân mình không saii không khác. Họ giúp ta nhận biết được tâm nhẫn nhịn mình đến được mức nào rồi, nếu qua được thì tích lũy thêm công đức trong đời sống tu tập. Nếu trong nghịch cảnh không có trí tụê suy xét thì ta sẽ gây ra vô số nghiệp ác, như ôm lòng oán hận muốn hại lại họ, nhân 3 đường ác. Đời sống hiện tại sẽ vô cùng thống khổ. Cho nên người trong đạo biết lấy tâm phiền não chuyển hóa thành tâm Bồ Đề tinh tấn tu tập trong đường đạo. A Di Đà Phật!
Đoạn này quá hay
“Thực ra, hàng phàm phu có tâm hay biến đổi thì không dễ gì bỏ được phẫn hận, không bằng lấy tinh thần ấy mà niệm Phật, niệm đức Phật vĩnh viễn có tâm không biến đổi. Nếu đem cái sức tương tranh cùng phàm phu mà cúng dường đức Phật, vĩnh viễn có tâm không biến đổi thì so với kết quả cả một đời cách xa như một trời một vực. Không chỉ là một trời một vực mà khác biệt giữa địa ngục và thế giới Cực Lạc. Thế thì phải chọn cái gì? Thử xem trí tuệ của chúng ta!”
Giữa cõi Địa Ngục và cõi Cưc Lạc chỉ cách nhau một chữ “Buông”. Mình phải khắc cốt ghi tâm điều này mà tu tập.
A Di Đà Phật
Bệnh tật đến theo mình nghĩ nên xem nó là chuyện nhỏ.cái khổ là ở suy nghĩ.nếu suy nghĩ thiện thì cái miệng chẳng bị vạ lây.thân thể chẳng đến nỗi bạc nhược mà hay sinh bệnh.nhưng tạm gác lại đã.mình tiếp tục bài tập bát đoạn cẩm tuy bình thường nhưng nó giúp mình 30 ngày làm việc không mệt mỏi:
Bài 3:đưa hai tay lên xuống.
Đứng hai chân song song,tay buông xuôi,mắt nhìn thẳng tới trước.thở bình thường.từ từ đưa hai tay lên,đồng thời kiễng chân theo,lòng bàn tay úp,hai cánh tay thẳng song sòn.đua thẳng tới đỉnh đầu thì lòng bàn tay ngửa ra trước,đồng thời hít vào,tay dừng,thì mũi cũng ngừng hít vào.sau đó buông hai tay xuống về vị trí cũ,chân đồng thời hạ xuống.thở ra trong quá trình hạ tay xuống.động tác đơn giản nhưng ý là ở chỗ đưa hai tay lên tuởng như có kéo theo vật nặng và hạ xuống cũng như có vật giữ lại.thở liên tục,nhịp nhàng.làm quen rồi sau thấy mỗi lần nâng tay lên như có gió cuốn yheo.bụng hơi n ra khi tay ở vị trí cao nhất.làm 8 lần.
Bạn đừng chê nó đơn giản mình chóng khỏi bệnh cũng nhờ tập BÁT ĐOẠN CẨM.
Cảm ơn bạn! A Di Đà Phât!
A Di Đà Phật
LD xin chia sẽ nếu có thời gian thì nên lạy phật bằng phương pháp của Pháp sư Đạo Chứng tac giả của bài viết trên vừa tiêu nghiệp chướng vừa tăng phước huệ vừa khoẽ hợp với Tịnh TÔng sớm vãng sanh cực lạc.
https://www.youtube.com/watch?v=YsGcCTElRyQ
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Cho mình xin có đôi dòng ‘nhỏ mọn’ này:
Muốn Nhẫn được thì phải biết Buông được trước đã, không Buông được thì không cách gì mà Nhẫn được, không Buông được mà cố Nhẫn thời gian thì bị dồn nén lại đến khi chịu hết nổi lại vỡ ra thôi. Vả lại, Buông được thì Nhẫn với tâm thật hoan hỉ, tự tại, chứ không gượng ép. Hơn nữa Buông được thì tự tánh hiển lộ, lòng từ bi xuất hiện, phước huệ tăng trưởng. Vì vậy một trong những việc quan trọng nhất của một người Phật tử trong cả Đạo và Đời là phải học cách Buông Bỏ. Buông bỏ được thì công phu cũng sẽ rất đắc lực.
Một ý nhỏ nữa là tựa bài viết nên đổi thành ‘Lòng từ bi hiếm có của một vị Bồ Tát sống’ thì có lẽ chuẩn hơn chăng?
Vài suy nghĩ nông cạn, có gì sai xin Quý vị ..buông bỏ. Hihi!
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT! Cảm ơn đạo hữu VTB đã chia sẻ!
Gửi bạn VTB,
Theo ý kiến của mình, việc đặt tựa như vậy là có ý của tác giả muốn nhấn mạnh việc “Nhẫn nhục”, vì thực tế hiện nay, nếu ai cam chịu và nhẫn nhục trong mọi việc, thường mọi người xung quanh sẽ chê bai người này là ngu si, không biết đấu tranh…. nhưng câu chuyện này giúp cho chúng ta thấy, có thực sự những người biết nhẫn nhục, chịu đựng có phải là ngu si hay không? trường hợp này ai mới thực sự trí tuệ? và giúp cho chúng ta có thêm nghị lực để thực hiện hạnh nhẫn nhục, một hạnh thuộc loại khó thực hiện nhất, nhất là trong xã hội hiện nay.
Vài suy nghĩ cá nhân, nếu không đúng, mong mọi người hoan hỉ bỏ qua.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Xin gửi các đạo hữu để tham khảo qua.
Trích từ Niệm Phật Thập Yếu – HT Thích Thiền Tâm
Chương IX: Đệ Cửu Yếu
Niệm Phật Phải An Nhẫn Các Chướng Duyên
http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu.htm
“Cho nên nếu không biết, thì tất cả sự tốt đẹp thuận lợi có thể thành duyên chướng đạo. Như xét thấu tất cả bịnh khổ cùng ma chướng đều giả dối không căn, tất nó cũng không làm chi được. Đối với mười điều trên, lối xử dụng của bậc trí lực là:
1. Lấy bịnh khổ làm thuốc hay.
2. Lấy hoạn nạn làm giải thoát.
3. Lấy chướng ngại làm tiêu dao.
4. Lấy các ma làm bạn pháp.
5. Lấy việc khó làm an vui.
6. Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.
7. Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.
8. Lấy sự quên việc thi ân như quên bỏ chiếc dép rách.
9. Lấy thanh đạm làm giàu sang.
10. Lấy sự oan ức làm duyên tiến đạo.
Xem đây suy rõ sự hay dở, đắc thất vẫn tùy tâm. Thế nên, người mới tu rất sợ chướng duyên, bậc tu lâu có khi lại muốn thử đương đầu với chướng cảnh. Xin thuật ra đây một đôi chuyện để làm tỷ lệ:
Thuở xưa, ngài Thần Quang (Nhị tổ Huệ Khả) sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền khuất thân đi làm mướn, như bửa củi, giã gạo hoặc gác cửa cho người. Có kẻ đến hỏi: “Ngài là bậc kế truyền Tổ vị, sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?” Ngài đáp: “Ta muốn hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!”
Lại một vị tiên là Lưu Trường Sanh sau khi luyện đơn thành, xuất thần bay lên chỗ bà Diêu Trì Kim Mẫu, thấy chư tiên nữ dung sắc cực kỳ xinh đẹp khó tả, khó họa, ông liền động tâm. Kim Mẫu quở rằng: “Ngươi tuy thành đạo, mà niệm sắc ái chưa tiêu, làm sao xứng đáng liệt vào hàng tiên phẩm?” Trường Sanh hổ thẹn, trở xuống cõi nhân gian, dùng phép điểm đá hóa vàng, vào chỗ lầu xanh mướn năm bảy cô dâm nữ đẹp nhất, cùng nhau chung sống. Trong hai năm trời ông nằm gần các cô dâm nữ lõa thể để luyện trừ niệm sắc dục. Khi xét thấy mình tâm đã bất động, ông bảo các cô ấy làm bánh, rồi để bánh trên bụng vận lửa đơn điền nướng chín, đem đãi các cô, nói đạo khai ngộ cho, xong mới cỡi mây bay đi.
Để so sánh về các hạnh tu, xin kể tiếp thêm vài chuyện:
– Một sư cô nọ muốn dứt trừ lỗi lầm, nguyện kiết thất và tịnh khẩu trong ba tháng. Buổi chiều kia, cô đang ngồi bên cửa sổ, lần chuỗi niệm Phật. Có ông đạo trông thấy liền nói chuyện với người bạn, bảo cô nhiều nghiệp, nhiều tánh xấu. Cô nghe nóng giận đỏ mặt, nhưng vẫn làm thinh tiếp tục niệm Phật. Giây lát ông đạo bảo: “Tôi rình thấy cô này lấy một ông ở bên hàng xóm.” Cô giận quá, nhịn không được nói lớn tiếng lên: “Huynh nói tôi lấy ai phải xác nhận lại, chớ tôi không chịu bỏ qua vụ này đâu?” Ông đạo cả cười đáp: “Đó là tôi cố ý thử cô mà thôi. Cô đã nguyện tịnh khẩu sao lại còn nói chuyện? Vả lại tịnh khẩu là cốt để tịnh tâm, mà cô tịnh tâm không được, thì tịnh khẩu có ích gì?” Sư cô ấy nghe xong chợt tỉnh ngộ, hổ thẹn làm thinh.
– Một độ nọ bút giả về Phật Học Viện Huệ Nghiêm, gặp ngài tọa chủ chùa Thuyền Lâm. Trong khi đàm đạo ngài thuật chuyện rằng: “Trước kia ở ngoài Trung có một vị sư tu thiền khá công phu, mỗi lần có thể ngồi lâu đến sáu bảy giờ. Có lẽ muốn dứt trừ nhiễm duyên, sư thường lẩn tránh người nữ, thậm chí cô nào đến viếng chùa rồi về, ông cũng xách nước quét rửa chỗ ngồi của cô ấy. Thời gian sau, sư đến ở trọ chùa Thập Tháp tại Bình Định. Một buổi sáng, đang khi tọa thiền trong liêu, sư bỗng la lên rồi chạy ra ngoài. Hòa thượng Thập Tháp hỏi lý do, sư đáp: “Tôi đang tham thiền bỗng thấy một người nữ xinh đẹp đến ôm cổ.” Nói xong, chiều lại sư mệt mỏi nằm bịnh, gọi hòa thượng Thập Tháp vào bảo: “Ngài phải làm sao cưới gấp cho tôi một cô vợ, bằng không bắt đầu từ chiều nay tôi sẽ tuyệt thực cho đến chết?” Cụ Thập Tháp cho gọi một bà Phật tử tín cẩn đến bàn luận, bà ấy bảo: “Để con về gọi đứa tớ gái của con, bảo nó giả vờ chịu đỡ để dẫn dụ sư ăn uống cho mạnh rồi sẽ hay.” Sáng hôm sau, hòa thượng đưa cô tớ gái vào và bảo: “Tôi đã bàn định xong, có cô này ưng chịu làm vợ của Ngài đây.” Sư nghe nói mở mắt ra nhìn, nắm tay cô tớ gái vuốt ve một hồi rồi tắt hơi.”
Trong hai đoạn trên, ta thấy sư cô nọ muốn phá phiền não, song chỉ theo hình thức mà thôi. Còn ngài Thần Quang biết tất cả phiền não đều không, và cội gốc do nơi tâm chấp ngã, nên mới giả làm kẻ thấp hèn chịu người sai mắng, để xem tâm nhơn ngã thị phi còn động chăng đặng dứt trừ. Và Lưu Trường Sanh muốn diệt niệm sắc ái, dám dõng mãnh đi ngay đến chỗ nữ sắc mà quán phá. Vị sư kia bởi chưa hiểu sắc là không, quá kiêng sợ nữ sắc, trong tâm còn chấp ngại hình thức, kết cuộc lại bị loại sắc ma làm hại. Nhớ lại hồi năm 1960 có các Phật tử đem tờ báo Tiếng Chuông đến, chỉ hình nhà sư Nhật Bản bắt tay một kỷ nữ lõa thể, chỉ còn mặc chiếc quần nhỏ, và phê bình là lối tu tân thời trái với đạo lý. Bút giả đã giải thích: “Chớ hiểu lầm, đó là lối nghiệm tâm của các thiền sư Nhật Bản, để xem mình đối với nữ sắc còn động chăng? Nếu chưa được như như bất động, họ sẽ trở về tu lại. Vị sư này cũng đã thiền định đến mức khá cao rồi, mới dám làm như thế.”
Để kết luận, bậc trí lực chẳng những không ngại chướng duyên, mà còn mượn chướng duyên để tu tiến. Các vị ấy không còn chấp nê hình thức, vì hình thức chỉ là phương tiện mà nội tâm mới là cứu cánh.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Rất cảm ơn các Quý Đạo hữu!
Mình đã khóc khi đọc đến đoạn:“Đức Phật A Di Đà đang ở trên miệng tôi, Đức Phật A Di Đà đang ở trong tâm tôi”. Thật không thể nghĩ bàn!
Kính nguyện mọi người cùng niêm Phật: A Di Đà Phật!
Nếu hiểu chữ BUÔNG thì chỉ có đi xem những người sắp trút hơi thở cuối cùng.đây tuy là bài pháp không lời nhưng rất đáng suy ngẫm.
Cho con hỏi là thủ dâm có phải là tà dâm và hậu quả của nó như thế nào? Xin các cô chú anh chị hoan hỉ chia sẻ ạ. A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ chịu khó viết tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin trích một đoạn trong cuốn sách Pháp “Âm Luật vô tình” của Thượng Quan Ngọc Hoa.
“3,THỦ DÂM ĐẠI ĐỊA NGỤC THẢM BÁO,PHÁN QUAN TIẾT LỘ TẬN THIÊN CƠ!
Phật bồ tát cứu độ chúng sanh cũng như biển lớn không rời sóng nước, không có ngưng nghỉ ,niệm niệm tương tục, sóng sóng nối tiếp. Nguyện thiên hạ hữu tình có thể thể hội làm tốt phận sự của bản thân, giữ trọn năm giới để có được thân người ,tự làm trong sạch bản thân; nguyện hậu học cũng có thể học theo tinh thần đại từ đại bi không ngừng không nghỉ của phật bồ tát,vì quảng đại chúng sinh phục vụ, hôm nay lại thừa phật lực du địa ngục một lần nữa.
Đảnh lễ cảm ân phật lực gia trì! vừa niệm phật hiệu thì đến ngay địa ngục khổ nạn. Nếu không có phật lực gia trì vòng sáng vây quanh, tôi nhất định sẽ rất mệt, từ trường âm tính của địa ngục như dời non lấp bể không có gián đoạn. Nếu như nhân gian liên tục mưa 7 ngày, trời mưa lại thêm phát sốt, tin rằng nhiều người sẽ than khổ, mỗi ngày trời đã mưa người lại mang bệnh, đầu nặng chân mềm còn phải đi làm, thật ra cái khổ của địa ngục lại gấp trăm ngàn lần cái khổ tại nhân gian, cái khổ của địa ngục thì không gián đoạn. Nghe thấy tiếng kêu lớn,tiếng rên la thống khổ! theo tiếng mà đi xem!
Oa! rất nhiều người nam thân thể lõa lồ bị một vài con rắn hai đầu phát ra lửa hồng đeo bám. Hồn nam thấy cảnh tượng mỹ nữ sờ mó, nhưng khi con rắn hai đầu chạm vào bộ phận sinh dục của hồn nam thì lập tức cắn đứt nó, hồn nam đau đớn kêu lớn rồi hôn mê. Con rắn hai đầu này thổi một cái, hồn nam lập tức tỉnh dậy, bộ phận sinh dục cũng được hồi phục lại, lúc này con rắn hai đầu lại tiếp tục làm lại màn cảnh như lúc nãy, đúng là không muốn xem tiếp nữa, trong lòng cảm thấy rất khó chịu!
Ở đây có rất nhiều nam hồn đều chịu khổ như vậy. Tôi đi vào địa ngục thỉnh giáo phán quan, xin hỏi bọn họ phạm phải tội gì vậy? Phán quan nói, đây là một trong những địa ngục trị tội thủ dâm khi còn sống, quả báo rắn hai đầu thường là 1 vạn năm! đây là một trong các loại ác báo của việc thủ dâm bình thường.
Còn có một loại thủ dâm ác báo phải thọ 2 vạn năm. Lúc còn sống theo đuổi cảm giác mạnh, dùng nước hay nước ấm, dùng ớt, dùng chất nước bôi trơn v.v… hoặc là dùng vật phẩm bản thân ưa thích tự làm hay dạy người khác thủ dâm tà dâm, mạng chung sẽ bị đọa vào địa ngục băng hỏa ngũ trùng thiên.
Tôi xin hỏi vì sao tội thủ dâm phán nặng như vậy, kẻ phạm nhẹ cũng phải 1 vạn năm?
Phán quan nói tại vì thủ dâm đặc biệt tổn thân bại đức, tổn hại tam bảo của thân người là tinh khí thần, càng rất bất hiếu với cha mẹ ;cũng như tự sát vậy, tuy rằng không có xâm hại người khác nhưng cũng giết chết sinh mạng bản thân nên hình phạt nặng. Những chúng sinh thích thủ dâm thường phạm liên tục. Lúc còn sống phạm tội thủ dâm một lần, giảm phước thọ nữa tháng, lần thứ hai giảm phước thọ 1 tháng, mạng chung đọa vào địa ngục thọ báo. Nếu như lúc sống cố gắng sám hối thì có thể miễn địa ngục khổ hình, phải xem một án lệ thực tế phán xử.
Phán quan hỏi tôi có muốn tham quan địa ngục băng hỏa ngũ trùng thiên không? tôi nghỉ cũng được, đi xem thử.
Ở đây còn tàn khốc hơn địa ngục rắn hai đầu, công cụ ở đây rất nhiều, nên nói là hình cụ rất nhiều. Hình cụ là vật trong suốt có chút màu trắng sắc bén hình tròn, nhìn có vẻ rất lạnh và bén, sau khi chạm vào bộ phận sinh dục của hồn nam thì tức khắc đông cứng và đứt đoạn ,sau đó lại hồi phục.
Thọ hết băng hình thì lập tức thọ núi lửa áp đỉnh báo không ngừng. Núi lửa áp đỉnh này là do lúc thủ dâm tà dâm dùng nước ấm, ớt để trợ dâm. Nam hồn bị một hình cụ như tòa núi nhỏ cũng hình lửa đỏ bay đến vồ lấy ,như là đã đo sẵn kích cỡ, ngay tại bộ phận sinh dục có cái nút đè ngay đó để lửa đốt cháy rụi, lại là những tiếng kêu đau đớn thảm thiết rồi hôn mê chết ngất, sau lại do nghiệp lực mà tỉnh dậy, tiếp tục chịu đựng, đúng là thật đau khổ, thật tội nghiệp!
Đêm nay lại đến địa ngục này thật ghê tởm quá. Phán quan cho biết địa ngục này là mới xây còn không đủ chỗ, cần phải xây thêm, nhân gian có quá nhiều loại chúng sanh mạng chung sẽ đọa vô địa ngục này thọ hình.
Tôi lại thấy có xây thêm địa ngục chuyên dành cho những người làm thẩm mỹ viện giúp làm đẹp, nâng ngực, làm phẫu thuật phần dưới cho người nữ, rất nhiều công ty thẩm mỹ hay bộ phận y tế, chuyên môn làm cho người nữ trầm mê dục vọng, tà dâm phạm giới, lúc sống tổn phước thọ, mạng chung vào địa ngục 1 vạn năm.
Phán quan biết tôi có vấn đề,chúng tôi thật ra dùng ý niệm để câu thông. Tôi muốn hỏi tại sao phi địa hành dâm cũng là phạm giới? phán quan cho xem phim.
Thì ra lộ thiên ,nhà vệ sinh hay vào đêm sấm chớp, có rất nhiều loại quỉ và tinh linh đến hút tinh khí hay phi tinh nhập hồn; nếu như vào lúc đó phi địa hành dâm, đối với bản thân bất lợi mà còn làm tổn hại từ trường chánh khí đại tự nhiên, trăm hại mà không có một lợi, do đó những chúng sinh vi phạm đều phải thọ khổ báo.
Trước khi ra về,phán quan dặn dò tôi rằng: “lần này ngươi thừa phật lực đến nơi đây, lại được thánh thượng và diêm vương ân chuẩn, mệnh bổn quan giải nói tình trạng chân thật của địa ngục, đã tiết lộ tận thiên cơ, không sót gì cả, hy vọng ngươi về dương gian nói lại, cảnh cáo người đời, đừng phạm vào tà dâm làm tổn luân bại đức, tự tạo địa ngục, càng tăng trưởng lượng công việc ở đây và dương gian thiên tai nhân họa. Ngươi nhìn tướng của ta kinh dị như thế, hy vọng người đời sau khi chết khỏi phải gặp mặt ta thì thật là may mắn vậy.
Vạn ác dâm đứng đầu! ở đây bái biệt phán quan, cảm ân phán quan chỉ dạy, lần sau gặp lại.”
http://duongvecuclac.com/am-luat-vo-tinh/
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
BUÔNG nói thì dễ, khó tỏ thông ơi
Nếu ai nhìn thấu không nói trắng ra.
Im lặng mỉm cười tự mà suy ngẫm
Một lòng một dạ A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chú HUỆ TỊNH gửi bài rất ý nghĩa
hạng phàm phu ta đây để BUÔNG XẢ khó như tìm kim đáy biển vậy chỉ có người HỌC PHẬT và là đệ tử chân thật của PHẬT mới có thể làm được điều này . Mong các đạo hữu lưu ý A DI ĐÀ PHẬT.
Chú HUỆ TỊNH gửi phúc đáp rất hay.cháu chỉ mong biết 1 phần nhỏ của chú mà không được.
A Di Đà Phật.
Chú niệm Phật và bạn Nguyên niệm Phật có khác biệt với nhau không? Có lẽ chỉ khác nhau ở chỗ một bên thì quyết tâm đi con đường về Tây Phương, một bên thì còn do dự nghi ngờ mặc cảm chịu chấp nhận ở lại cõi Ta Bà đầy ái dục khổ đau. Chú tin rằng khi thời gian nhân duyên chín muồi, căn lành của Nguyên sẽ khơi dậy mạnh mẽ quyết chí bỏ lại sau lưng những tập khí ô nhiễm thôi.
Tuy bạn chưa có nghị lực để tiến lên con đường đạo, nhưng chú rất thích tính tình thật thà của Nguyên. Hãy siêng năng cố gắng niệm Phật lạy Phật sám hối nghiệp chướng, đừng suy nghĩ do dự chi nữa (tín tâm). Hôm nay còn sống để vào trang DVCT này comment, chưa chắc ngày mai chúng ta có mặt ở đây.
TIN hay NGHI = đồng tiền hai mặt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Có thể cho thuần dương tử mạn phép hỏi điều này ạ.thần thức là thế nào và ngã qũy là thế nào.thường thì có người hay thấy ma vào ban đêm ở mộ cái đó là ngã qủy hay thần thức.nếu là thần thức sao qúa lâu mà họ vẫn không bị luân hồi thế
Trung Ấm tức là thần thức, chẳng phải là thần thức biến thành Trung Ấm, thế tục gọi là “linh hồn”. Những thuyết “Trung Ấm cứ bảy ngày lại một lần sống chết, bốn mươi chín ngày ắt sẽ đầu thai”… chẳng nên chấp nê. Trung Ấm có sống chết là do vô minh trong tâm biến hiện tướng sanh diệt, đừng ngây ngô tưởng Trung Ấm [thật sự] có sống chết như người trong thế gian. Trung Ấm thọ sanh, nhanh thì như trong khoảng khảy ngón tay liền vào tam đồ, lục đạo; chậm thì đến bốn mươi chín ngày hoặc lâu hơn bốn mươi chín ngày v.v…
Người mới chết mà có thể khiến người quen biết trông thấy vào ban ngày hay ban đêm, tiếp xúc với hoặc trò chuyện với người đó thì chẳng riêng gì Trung Ấm mới làm được như vậy, ngay cả những người đã thọ sanh trong đường thiện hay ác vẫn có thể vì người quen thuộc, thân thích khi trước mà hiện hình một phen. Đây tuy là do ý niệm của người đó biến hiện, nhưng chủ yếu là do những thần thánh trong thế gian hỗ trợ nhằm bóng gió chỉ bày: con người chết đi, thần thức chẳng diệt và quả báo thiện ác chẳng phải là hư huyễn vậy!
Nếu không, người dương gian chẳng biết đến việc cõi âm, mù quáng cho rằng người chết đi thân xác đã mục nát thì thần thức cũng phải phiêu tán, rồi bao người phụ họa theo khiến cho người trong khắp thế gian cùng bị hãm trong hầm sâu tà kiến “chẳng có nhân quả, chẳng có đời sau, hậu thế”, sẽ thấy người lành cũng chẳng tự nỗ lực tu đức, kẻ ác càng muốn cùng hung cực ác tạo nghiệp. Dù có lời Phật dạy mà vẫn không có cách nào để chứng minh thì ai chịu tin nhận đây?
Những chuyện hiện hình hiện bóng ấy đủ chứng tỏ lời Phật chẳng dối, quả báo phân minh, chẳng những người lành càng hướng tới điều lành, ngay cả kẻ ác cũng bị những tình lý ấy khuất phục, chẳng đến nỗi mười phần quyết liệt. Thiên địa, quỷ thần muốn cho con người hiểu rõ việc ấy nên mới có những chuyện người đã chết hiện thân trong cõi đời, người dương gian xử án cõi âm v.v… Đấy đều là vì muốn hỗ trợ Phật pháp, giúp sức phô diễn trị đạo. Lý này rất vi tế, nhưng quan hệ rất lớn. Những chuyện như vậy xưa nay chép trong sách vở rất nhiều, nhưng chưa hề nói rõ nguồn gốc của sự biến hiện đó cũng như những lợi ích liên quan mà thôi.
(Khai Thị của Đại Sư Ấn Quang).
A Di Đà Phật
Kính chào Quý Liên Hữu,
Thấy Quý Liên Hữu bàn nhiều về vấn đề BUÔNG XẢ, mình cũng xin góp nhặt vài dòng.
Mình nhận thấy rằng trong xã hội ngày nay, nếu người Tu Đạo mà cứ chạy theo người Thế Gian thì chúng ta thật khó buông xả và gian nan tiến lên trên con đường Đạo. Đối với hàng phàm phu như chúng ta đây, một trong những cách thức hiệu quả nhất để Buông Xả được là phải luôn nghĩ mình là người thấp kém nhất, chúng ta phải chấp nhận thiệt thòi, thua lỗ. Đây thật sự là Diệu Dược. Vì sao vậy? Vì chỉ như vậy thì chúng ta mới Buông Xả được. Thử hỏi không chấp nhận thiệt thòi thua lỗ thì làm sao chúng ta Buông xả được, không chấp nhận thấp kém hơn người thì làm sao chúng ta cung kính, tôn trọng, học hỏi từ họ, làm sao tiêu trừ Ngã Mạn chúng ta được. Để làm được điều này chúng ta phải hiểu được một chân lý rất quan trọng rằng, sự thiệt thòi, thua lỗ mà chúng ta phải gánh chịu so với những gì chúng ta nhận được thì không thể nào so sánh được, một phần ngàn, một phần vạn … không có con số nào so sánh được. Vậy chúng ta được gì nếu buông xả? Tâm lượng mở rộng, phước huệ vô biên, thật an vui tự tại hiện thời, tương lai thì thành tựu Đạo nghiệp vãng sanh Tây Phương vĩnh viễn thoát luân hồi sanh tử, một đời thành Phật. Thử hỏi ở thế giới này có cái gì so sánh được với điều này. Phải luôn nghĩ đến Đạo lý này trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh để ứng xử thì chúng ta sẽ Buông xả, còn không thì không cách gì Buông xả được. Luôn nghĩ rằng mình là người thấp kém nhất, chấp nhận thiệt thòi thua lỗ, không hề gì.
Chỉ là vài góp nhặt phàm phu, Quý Liên Hữu cũng đừng bận tâm nhiều.
Kính chúc Quý Liên Hữu nhiều an lạc!
A Di Đà Phật.