Vì sao các tu sĩ có những thành tựu cao tột lại bị nhiều hoạn nạn hoặc bệnh nặng trước khi ra đi? Xem trong sử ta thấy chư vị cao tăng đều gặp tai nạn, bệnh nặng. Lục tổ Huệ Năng khi còn tại thế đã có người muốn sát hại ngài, sau khi ngài viên tịch còn có người muốn chặt đầu ngài để mang về nhà thờ cúng. Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi đến Trung Hoa, ngài bị đầu độc và ám hại sáu lần. Tổ Ấn Độ (thứ hai mươi bốn) là Tôn Giả Sư Tử thì bị chém đầu.
Trước khi Đại Sư Huyền Trang mất, ngài bị trượt chân té ngã, sau đó bị bệnh phải nằm lâu ngày trên giường, ngài nói: “Tất cả những phiền não và ác nghiệp của tôi từ vô thủy đến nay, đều nhờ đức của cơn bệnh nhẹ này mà tiêu trừ hết. Vì vậy tôi rất mừng”.
Luận Sư Giới Hiền, một vị Tăng tài đức nổi danh, lúc tuổi già bị bệnh nặng và bị hành hạ đau đớn đến muốn tự tử. Sau đó ngài mơ thấy ba vị Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm khuyên bảo: “Con trước kia từng là một vị quốc vương gây nhiều khốn khổ cho chúng sanh, cho nên nay phải chịu quả báo này. Nhờ phúc tu nên những tội thay vì phải chịu phạt ở địa ngục được chuyển thành cơn bệnh đau này. Con ráng chịu đựng ba năm nữa, sẽ có sư Huyền Trang đi thỉnh kinh đến đây thọ học với con. Con hãy thành tâm sám hối, kiên nhẫn chịu đựng đau khổ và tinh tấn xiển dương Kinh luận, thì nghiệp chướng của con sẽ tự nhiên được tiêu trừ.”
Còn Hòa thượng Hư Vân, thọ đến 120 tuổi. Cuộc đời ngài trải qua mười nạn, bốn mươi tám biến cố. Thậm chí khi Ngài đã 112 tuổi còn bị đệ tử “bán đứng”, bị cướp và bị quân binh Trung Quốc tra trấn rất dã man. Ngài chết đi sống lại sau khi bị đánh đập bằng chùy sắt đến chảy máu và xương gân đều gãy đứt.
Đại Sư Hám Sơn Tử Bá, người đã để lại nhục thân bất hoại, đã phải thọ nhận sự tra tấn tàn bạo và chết vì cục bướu trên lưng.
Hòa thượng Quảng Khâm, một vị cao tăng, cũng bị bệnh và viên tịch vào năm 1986. Vị tăng sĩ tại chùa của Ngài đã kể:
– Hòa thượng nói rằng ngài sẽ thị hiện bị bệnh lúc mất. Có người nêu thắc mắc với Hòa thượng Quảng Khâm rằng: “Người đã chứng đắc rất cao trong việc tu hành, nhưng lại chết vì bệnh tật hoặc tai nạn, vậy có phải là định nghiệp của người đó khó thể chuyển đổi?”
Hòa thượng Quảng Khâm trả lời:
– Quý vị có thể nói định nghiệp của họ khó chuyển đổi, nhưng hãy hiểu rằng người đó đang trả nghiệp hoặc chuyển trả báo nặng thành nhẹ. Chỉ những người có tu hành mới gặp nhiều khổ nạn, trắc trở. Đúng ra đây chính là công đức tu hành của bản thân họ đã giúp họ trả nghiệp nhanh, giải quyết mọi tội báo trong một lần, ngay trong một đời này.
Trích: Báo Ứng Hiện Đời 3
Tác giả: Quả Khanh
Biên dịch: Hạnh Đoan
Thư thầy:
Con đã đọc có bài” ăn thịt là nguồn gốc của tai kiếp”
Nhưng PHẬT còn nói có 10 loại thịt mà chúng ta không được ăn.
Xin thầy nói ra những loại thịt đó là thịt gì để giúp cho chúng con tránh đuợc nhiều tai kiếp?
Điều thiết yếu khi niệm Phật
Đăng ngày 18/10/2015 bởi pth | 0 Bình luận
Pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ nguyên là việc trọng đại liễu sanh thoát tử nên nói niệm Phật liễu sanh tử. Nay kẻ phát tâm vì muốn liễu sanh tử do đó mà niệm Phật. Song nếu không biết gốc của sanh tử ở đâu thì tâm niệm hướng vào đâu mà tu? Nếu cái tâm dùng niệm Phật, không thể chặt phăng được gốc rễ sanh tử thì làm sao giải thoát tử sanh? Đâu là gốc sanh tử? Cổ nhân dạy: “Nghiệp không nặng không phải sanh ở Ta Bà Lòng yêu không dứt, không sanh Tịnh Độ được” (Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà, Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ)
Nên biết được ái dục là gốc rễ của sanh tử. Chúng sanh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra. Truy cho cùng gốc ái dục thì nào phải chỉ mới có trong đời này, hay đã có từ 2, 3, 4 kiếp trước đâu. Nó đã có từ vô thỉ kiếp, khi sanh tử mới bắt đầu vậy. Đời đời kiếp kiếp, bỏ thân này sanh thân kia, đều do ái dục làm cho luân chuyển. Chỉ đến ngày nay, thử hỏi mình đã có một mảy may ý nghĩ tạm rời cái gốc rễ ái dục này chưa? Bởi cái hột giống, cái gốc rễ ái dục quá sâu dầy, nên sanh tử cứ vô cùng vô tận.
Nay phát tâm niệm Phật, chỉ đem lòng cầu sanh Tây Phương song le lại chẳng biết gốc sanh tử, tức là ái dục, do đó chưa từng có ý cắt đứt nó. Nếu không biết gốc rễ sanh tử, mà cứ một mặt niệm Phật thì cái gốc rễ sanh tử vẫn lớn mạnh. Như vậy thì niệm Phật và đoạn sanh tử chẳng hề dính dấp gì nhau! Thôi mặc các vị muốn niệm Phật làm sao thì niệm. Chỉ biết khi hấp hối gần chết, gốc rễ ái dục chình ình trước mắt! Lúc đó mới biết Phật chẳng giúp được. Sanh tâm oán hận rằng niệm Phật không linh nghiệm hối hận thì quá trễ rồi.
Cho nên tôi khuyên các vị niệm Phật, trước hết phải thấu rõ ái dục là gốc sanh tử. Nay niệm Phật cần mỗi niệm mỗi niệm đoạn trừ gốc rễ ái dục đó đi. Như ở nhà hằng ngày niệm Phật những chuyện mình mắt thấy tai nghe như con cái, cháu chắt, gia duyên, tài sản, công việc, làm ăn v.v…không có gì không là ái dục cả. Không có chuyện gì, không có ý nghĩ gì không là mầm móng sanh tử cả. Như thử toàn thân này chìm trong hầm lửa (ái dục) vậy. Mình chẳng ngờ rằng chính lúc niệm Phật, tâm mình chưa hề buông bỏ gốc rễ này đâu. Chính lúc niệm Phật mình chỉ lo niệm không khẩn thiết, chớ không biết rằng ái dục vẫn ngự trị lòng mình. Cho nên đó là niệm Phật ngoài da. Phật càng niệm ái dục càng tăng! Nếu ngay khi đối diện với con cái, công việc…mình có thể xoay ngược tâm lại, nhìn vào lòng mình, coi thử một tiếng niệm Phật này có thể địch lại với niệm ái dục kia chăng? Quả thật có thể chặt phăng niệm ái dục chăng? Nếu không đoạn được ái dục thì làm sao liễu sanh tử đây?
Bởi vì ái dục nhiều đời kiếp ăn sâu thành thói quen, mà mình chỉ mới phát tâm niệm Phật chưa lâu, rồi niệm cũng không khẩn thiết lắm cho nên công phu không có hiệu lực chi mấy. Bây giờ lúc còn sức mà mình không nắm đầu được ái dục, thì lúc hấp hối gần chết, nắm sao đặng nó! Cho nên tôi khuyên các vị niệm Phật rằng: Đầu tiên phải có tâm sanh tử cho khẩn thiết, phải ở nơi gốc của sanh tử mà chặt nó, ngay trong từng niệm từng niệm một. Như vậy thì mỗi niệm mỗi niệm mình đều liễu được sanh tử. Cần gì phải chờ đến ngày 30 tháng chạp mới dứt được sanh tử! Trễ quá đó! Cho nên nói:
Trước mắt mọi chuyện đều là sanh tử.
Trước mắt hiểu thấu, sanh tử là không.
Cứ mỗi niệm hết sức khẩn thiết như vậy, vung đao chặt đứt (gốc ái dục). Dụng tâm như vậy mà không thoát khỏi sanh tử thì chư Phật ắt là nói dối. Cho nên là kẻ tại gia hay xuất gia, cần biết cái tâm sanh tử thì mới đặng giải thoát sanh tử. Ngoài đây ra, còn pháp kỳ diệu nữa chăng?
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Bạn Nhiệt Não thân mến!
Mười loại thịt ấy là:
+ Người, Voi, Ngựa, Chó, Rắn, Sư tử, Hổ, Báo, Gấu, Linh cẩu.
Một số các thú vật tấn công người khi chúng ngửi mùi thịt sống cùng loại với chúng. (Vinaya Pitaka – Tạng Luật).
A Di Đà Phật!
A Đi Đà Phật, cảm ơn Thầy.
Xin cho con hỏi hàng ngày những người hay nói những lời độc ác lắm tổn thương con vậy họ có bị nghiệp sau này kg ạ con buồn lắm
A Di Đà Phật
Chào bạn 0976… …!
Cái miệng rất dễ tạo nghiệp vì người thế gian hiện nay phần nhiều hay nói lời hung ác, nói dối, nói đâm thọc, nói thêu diệt. Bởi vậy hàng ngày đều tạo vô số ác nghiệp từ miệng. Thế nên chính chúng ta phải thức tỉnh; nếu có chuyện cần nói hãy dùng ái ngữ, tránh làm người khác tổn thương, tránh làm người khác sân si; bằng không hãy giữ gìn cái miệng tránh chuyện thị phi, “im lặng là vàng” mà.
Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta buồn bã, tức giận đến thao thức cả đêm chỉ vì nghe người ta nói một vài câu không vừa ý. Tuy nhiên nếu suy tính kỹ thì tại sao phải bận lòng những lời họ nói làm gì, chẳng khác nào người ta đem rác đi đổ chính mình đem đống rác đó để vào tâm mình, quá phiền phức, phiền phức là tại chính ta thôi. Ngược lại phải tha thứ cho họ, khoan dung, độ lượng là cách chúng ta không những tìm được thanh thản, mà còn cho họ một con đường quay đầu, hối lỗi.
A Di Đà Phật
Trích KINH TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI HỘ CHƯ ĐỒNG TỬ ĐÀ LA NI.
Lại nữa ,VĂN THÙ! Sau khi ta diệt độ ,trong đời ác năm trược sẽ có những chúng sanh không có một chút lòng từ bi. Chúng giết hại sanh mạng và ăn thịt của mọi loài chúng sanh bao gồm mười loại thịt ( thịt người,thịt voi,thịt ngựa,thịt chó,thịt rắn,thịt sư tử,thịt cọp,thịt beo,thịt gấu,và thít linh cẩu).
Này VÂN THÙ! Ông nên biết rằng ,việc đó thì cũng như là việc giết hại cha mẹ và ăn thịt lục thân.Hoặc do bởi sát sanh mà lại còn phá thai,nhân vì tạo nghiệp như thế nên hiện đời bị đoản mạng. Giả sử khi vợ chồng giao hợp,tinh dịch sẽ bị ác la sát ăn nuốt nên khiến họ không thể có con. Nhưng nếu họ có thể biên chép và thọ trì kinh này thì sẽ liền thoát miễn khổ báo đó.
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn Nguyên ạ.
Con cám ơn hai thầy .
Con hỏi tiếp.
PHẬT có mười danh hiệu.
ỨNG CÚNG,CHÍNH BIẾN TRI,MINH HẠNH TÚC,THIỆN THỆ,THẾ GIAN GIẢI,VÔ THƯỢNG SĨ,ĐIỀU NGỰ TRUỢNG PHU,THIÊN NHÂN SƯ,PHẬT,THẾ TÔN.
Xin thầy chỉ dạy nghĩa của từng danh hiệu. Rất nhiều người lầm tưởng PHẬT là không có gì…..
Danh hiệu chung của các vị Phật được hình thành từ một đặc trưng về phẩm chất của các ngài qua đó con người tỏ lòng tôn kính đối với các ngài. Lòng tôn kính của con người với chư Phật là vô biên, cho nên có thể nói số danh hiệu mà con người nêu lên để tỏ lòng tôn kính các ngài là vô lượng. Hòa thượng Tuyên Hóa đã từng giảng :
“lúc tối sơ mỗi một đức Phật đều có một vạn danh hiệu khác nhau. Về sau, vì người ta không thể nào nhớ được nhiều như thế, cho nên mới giảm bớt, chỉ còn một ngàn danh hiệu. Song, một ngàn danh hiệu thì người bình thường cũng không thể nhớ một cách mạch lạc được (như tôi chẳng hạn, một kẻ không có năng lực nhớ dai cho lắm—bắt đầu niệm từ danh hiệu thứ nhất trở đi, khi niệm đến danh hiệu thứ một ngàn thì tôi quên mất danh hiệu thứ nhất!); do đó, về sau giảm xuống còn một trăm danh hiệu. Tuy rằng mỗi một đức Phật chỉ còn một trăm tên gọi nhưng người ta cũng không thể nhớ hết được và cảm thấy như thế vẫn còn quá nhiều, quá phức tạp; cho nên sau này lại giản lược chỉ còn mười tên gọi—mỗi đức Phật chỉ còn vỏn vẹn mười danh hiệu mà thôi. Mười danh hiệu đó là:
1. NHƯ LAI:Bậc thành đạo, Phật tánh chân như, Niết Bàn thường trụ, bất biến. Như lai là thật tướng vi diệu, không có đi cũng không có đến.
2. ỨNG CÚNG: Bậc phước điền và trí tuệ đầy đủ được thọ lãnh sự cúng dường. Mọi hương hoa, anh lạc, tràng phan, thất bảo cúng dường đều được hưởng phước báo.
3. CHÁNH BIẾN TRI: Bậc chánh trí và thể tánh sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn. Hiểu biết rõ sự biến đổi mọi sự vật trong trời đất một cách đúng đắn và chân thật.
4. MINH HẠNH TÚC: Bậc đức hạnh viên mãn, thiện nghiệp hoàn toàn và đầy đủ. Chứng đạt tam minh lục thông, thấu triệt chân lý nguyên nhân các duyên sanh diệt.
5. THIỆN THỆ: Bậc hoàn thiện tất cả mọi việc lành, hạnh nguyện tế độ đã rốt ráo đến nơi. Chấm dứt những duyên nghiệp, không còn luân hồi nữa.
6. THẾ GIAN GIẢI: Đấng hiểu biết sự lý viên dung và thấy rõ ràng mọi chuyện ở thế gian. Từ loài hữu tình đến vô tình đều rõ suốt thấu đáo.
7. VÔ THƯỢNG SĨ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU: Bậc cao tột, có thể chế ngự và đối trị mọi nhân duyên trong pháp giới, giáo hóa điều phục đến giác ngộ và giải thoát.
8. THIÊN NHƠN SƯ:Bậc Thầy của cõi trời và người, chỉ dạy con đường tu phước đức và tu trí tuệ để thoát khỏi đau khổ sanh tử luân hồi.
9. PHẬT: Phật là thể tánh thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt. Bậc giác ngộ hoàn toàn, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phúc Tuệ lưỡng toàn.
10. THẾ TÔN: Bậc đức hạnh vẹn toàn muôn loài đều tôn kính. Thế tôn còn có tướng lành cao quí, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, người trời đều cung kính.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Con cám ơn các vị.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phẬt.gẦn nhà mình có cô ba thưỜng đi chùa, nghe kinh nhưng mình thẤy cô ba hay mua rẮn(vì Ở m núi) hỎi ra mỚi biẾt cô mua đỂ ăn và ăn nhiỀu lẮm tôi hỎi vì sao phẢi ăn cô nói ăn trỊ bỆnh đau lưng hay đau gì đó. nam mô a di đà phẬt, rẤt may mẮn là hỒi nhỎ giỜ mình chưa ăn 10 lẠoi thỊt không đưỢc ăn này.
Dạ xin cho con hỏi nếu các vị Tăng Ni tu hành bị bệnh cần uống thuốc. Con phải kê đơn thuốc có chiết suất từ động vật được chuyển hóa thành thuốc thì các vị Tăng Ni có được uống không ah?
A Di Đà Phật. Theo luật thì không được bạn ạ. Ngoài ra thì các vị tăng, ni cũng không dùng một số thực vật nhất định như hành, tỏi, hẹ, nén, cừ (5 loại thực vật này còn gọi là ngũ vị tân). Chúng vốn có 2 đặc tính là hăng và cay nồng làm cho tâm người tu hành loạn động không thanh tịnh. Ăn sống sẽ dễ làm tâm dâm dục trỗi dậy, ăn chín làm tăng sân tâm. Mùi vị của ngũ vị tân cũng khiến cho các loài quỷ khuất hình rất ưa thích, nên thường tìm đến để ngửi hay liếm môi người ăn. Ngược lại các vị thiên nhân trên trời thì ghê tởm tìm cách xa lánh vì đối với họ mùi của ngũ vị tân giống như mùi xú uế ở thế gian chúng ta, khiến họ luôn tránh đi nơi khác không bảo hộ những người ăn hành tỏi. Điều đặc biệt là những ai thích dùng hành tỏi thì thân thể họ tiết ra mùi hôi chỉ có những vị vô hình mới có thể ngửi được, và khi tụng kinh hay trì chú sẽ không linh nghiệm. Lý do cũng giống như vừa nêu vì các vị thần hộ pháp sẽ xa lánh không thích mùi hành tỏi. Vì thế trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật khuyên người ăn chay không nên dùng ngũ vị tân. Nếu bắt buộc vị tăng, ni nào phải dùng tỏi để trị bệnh thì trước hết phải tác bạch trước tăng chúng là họ sẽ dùng tỏi và sau đó phải ở riêng tách biệt với tăng chúng trong chùa trong suốt thời gian dùng tỏi trị bệnh chứ không được ở chung. Sau khi hết bệnh thân thể thanh tịnh họ sẽ tác bạch thêm một lần nữa trước khi trở lại sống chung với tăng chúng.
A Di Đà Phật.
Xin chào các thầy! Con là 1 người bình thường hay ốm đau, bệnh tật khám ko ra bệnh, dùng thuốc không khỏi. Con 30 tuổi có thể sẽ ko sống được bao lâu nữa, nếu có kiếp sau con nguyện trở thành người có ích giúp người giúp vật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nếu bạn đã có nguyện tốt đẹp như vậy, sao bạn không niệm Phật để được sanh về Cực lạc, khi đó bạn còn có thể giúp được rất rất nhiều người mà.