Khi hành giả mới thực tập niệm Phật, cần vạch cho mình một thời khóa nhất định. Có thời khóa phù hợp với mình rồi y theo thời khóa, ngày ngày nương đó hành trì không lơ là một nắng mười mưa. Thường thì người ta hay mắc căn bệnh lúc dầu hăng hái nhưng một thời gian sau lại giải đãi. Chính vì thế cần đưa ra thời khóa nhằm đối trị tâm niệm thay đổi thất thường của chúng ta. Trong khi niệm, nên dùng xâu chuỗi và niệm thành tiếng rõ ràng, cứ hành trì như vậy lâu ngày thành thói quen. Cha ông mình thường dạy : “Một ngày nhiếp tâm một tí, tích tiểu thành đại, định tâm mỗi ngày mỗi tăng trưởng”. Khi niệm được thành thục, chủng tử “Nam Mô A Di Đà Phật” huân tập nhiều trong tàng thức thì dù trong bốn oai nghi đứng nằm ngồi, bất kể ngày hay đêm lúc nào câu niệm Phật cũng tự tâm lưu xuất ra. Nghĩa là, miệng có niệm Phật hay không niệm nhưng trong tâm lúc nào cũng nhớ nghĩ đến Phật. Lục tự Di Đà liên tục không gián đoạn, câu trước nối tiếp câu sau, tâm lúc nào cũng ở trong chánh niệm, các vọng niệm không còn cơ hội vọng khởi, quấy phá mình nữa. Lúc đó, Tâm đạt được trạng thái không niệm mà niệm, chuyên nhất như thế thì tịnh niệm hành giả đã thành tựu, đến lúc này có nương theo thời khóa hay không, không còn vấn đề quan trọng nữa. Phép niệm Phật tam muội được thành tựu, quả vị chính phẩm vãng sanh chắc chắn hành giả đã dự phần.
Trong quá trình tu tập, hành giả có thể lựa chọn niệm bốn chữ “ A Di Đà Phật” hoặc thêm hai chữ “Nam Mô” vào trước. Trì bốn chữ có cái lợi dễ nhập tâm và niệm được nhiều trong cùng một thời gian. Còn niệm sáu chữ có lợi là tâm luôn thành kính, sự cảm ứng giữa ta và Phật dễ thành tựu. Niệm sáu chữ hay bốn chữ, không phải là điều quan trọng, tùy theo căn tánh của mỗi người, trong khi niệm nhất thiết câu chữ phải rõ ràng, luôn chánh niệm tỉnh giác mới có nhiều lợi ích.
Với những người mới thực tập cần niệm to tiếng để buộc chặt tâm viên ý mã không cho nó rong ruỗi khắp nơi. Về sau, khi đã thành thục nên dùng tâm niệm, bởi tâm niệm dễ chánh niệm nhanh được kết quả nhất tâm bất loạn hơn. Tâm có chánh niệm thì vọng niệm được xua tan, niệm như vậy lâu ngày thành khối, đạt đến không niệm mà niệm, niệm mà không niệm, được tự tại, an niên trước thuận nghịch của cuộc sống, đến lúc lâm chung chắc chắn hóa sanh trong Cửu phẩm liên đài.
Trích Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
Nam mô A Di Đà Phật
Xin các vị cư sĩ hoan hỉ giải đáp giúp con!
Con biết đến pháp môn Tịnh Độ được mấy tháng. Giờ con cũng hành trì niệm phật. Nhưng vì công việc con làm liên quan đến truyền hình các chương trình trên tivi và tiếp xúc ở nơi có nhiều người nên con chủ yếu niệm phật bằng ý trì vì vẫn ngại với mọi người nên không niệm được ra tiếng. Nhưng nhiều khi niệm phật không liên tục được lúc nhớ lúc quên. Còn ở nhà thì buổi sáng con tụng kinh A Di Đà và niệm phật được 45 phút và buổi tối cũng vậy(niệm phật theo thập ký số). Tối trước khi ngủ thì vẫn chủ yếu niệm phật bằng ý trì cho đến lúc ngủ thì thôi, dạo này đêm con ngủ không ngủ được sâu, tỉnh dậy 4 đến 5 lần, lúc nào tỉnh thì vẫn niệm phật bằng ý trì lúc nào ngủ lại thôi. Vậy cho con hỏi con hành trì như vậy có sai đường không. Con cũng xin các vị hãy tham gia góp ý thêm cho con với.
Niệm Phật như vậy là quá tốt rồi . Hy vọng Tịnh Lương hành trì xuyên suốt không thoái chuyễn . Đến lúc lâm chung chắc chắn vãng sanh ( nguyện về Cực Lạc )
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Gửi cho bạn sen Tịnh Lương để tham khảo thêm trên bước đường hành trì pháp môn Tịnh Độ.
Khi Xem Kinh Không Nên Dùng Lý Lẽ Để Hiểu
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/khi-xem-kinh-khong-nen-dung-ly-le-de-hieu/
Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ
http://www.tinhdo.net/sachdao/156-ngauichdaisuphapngu.html
A Di Ðà Kinh Yếu Giải
http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai.htm
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html?showall=1
Ðiều gì cũng vậy, nền tảng phải vững chắc rõ ràng (lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy) thì sự trải nghiệm hành trì niệm Phật mới đem lại lợi ích sau này.
Chúc bạn tinh tấn niệm Phật và thường an lạc trong Bổn Nguyện Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Lúc xưa khoảng 2 năm đầu niệm Phật mình cũng thử niệm ý trì, nhưng sau đó thấy vọng tưởng rất dễ xen vào, đặc biệt là mỗi khi tĩnh toạ niệm Phật mà niệm theo lối ý trì rất dễ rơi vào hôn trầm và tâm tán loạn. Vì thế cho nên theo mình thì hành giả mới phát tâm niệm Phật không nên niệm theo lối ý trì mà nên niệm thành tiếng. Bất đắc dĩ không niệm ra tiếng được thì có thể nhép miệng niệm theo lối kim cang trì chỉ mình mình nghe, người đứng bên cũng không nghe được. Như thế dễ nhiếp tâm hơn. Vả lại chư tôn đức ở trên cũng khuyên người mới niệm Phật không nên niệm thầm đấy thôi. Vài lời góp ý. A Di Đà Phật.
– A Di Đà Phật.
– Con năm nay 18 tuổi , những lúc rảnh hằng ngày con vẫn niệm phật,nhưng mà con hay có tật là dục vọng thường nổi nên và hay xem những thứ bậy bả rồi thủ dâm,vẫn biết là sai nhưng con không kìm được dục vọng,xin các ngài cho con lời khuyên vs ạ,như vậy thì con có cơ hội vãng sanh TPCL không ạ. Và làm thế nào để sám hối ạ.
A Di Đà Phật
Bạn Sám Hối nên niệm danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát vì trong kinh Phổ Môn có câu rằng “nếu ai nhiều lòng dâm dục thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát liền lìa lòng dâm dục”. Bản thân mình trước cũng bị ái dục mê hoặc rất khó kìm nén, sau một thời gian đọc tụng kinh Phổ Môn và niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm (khỏang gần 1h một ngày) còn lại thường niệm A Di Đà Phật thì thấy đỡ rất nhiều, hôm nào quá bận không tụng kinh và niệm danh hiệu Bồ Tát thì đêm nằm ngủ vẫn bị mơ mộng chuyện ân ái. Ấn Quang đại sư trong “Một lá thư gửi khắp” cũng khuyên nên niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát hàng ngày cùng với niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Xin trích dẫn “Lại phải nên khuyên cha mẹ, anh em, chị em, thê thiếp, con cái, xóm làng, thân hữu đều cùng thường niệm “nam-mô A Di Đà Phật” và “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” (mỗi ngày nếu niệm một vạn câu Phật hiệu thì niệm năm ngàn câu Quán Âm, nhiều hay ít chiếu theo đây mà gia giảm). Bởi chuyện này lợi ích rất lớn, nỡ nào để người sanh ra ta và quyến thuộc của ta cũng như thân hữu chẳng được hưởng lợi ích này hay sao? Huống chi hiện tại đang là lúc cõi đời hoạn nạn lớn lao, tai họa xảy đến không cách gì đối phó được. Nếu thường niệm Phật và niệm Quán Âm, chắc chắn được Phật từ che chở, gặp dữ hóa lành. Dẫu không tai nạn cũng được nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước tăng. Huống chi, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây Phương chính là thành tựu cho kẻ phàm phu thành Phật, công đức rất lớn!” Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Người có đẹp lộng lẫy đến đâu, cũng chỉ là bọc da thối. Người xấu xí tới đâu cũng chỉ là bọc da thối. Bên ngoài tuy không giống nhau nhưng bên trong thì một thứ, chẳng gì đẹp đẽ hay xấu xí. Nếu càng tìm bên trong càng thấy toàn là máu, mủ, đờm, dãi, nhớp nhúa. Xét đến năm tạng, thì toàn là phân và nước tiểu. Bên ngoài đẹp đẽ, bên trong thối không thể chịu được, có gì khác đâu? Cần gì mình phải chấp trước vào cái thân này chớ! Người ngu si thì chú ý vẻ đẹp bên ngoài, chấp trước vào cái tướng đẹp đẽ mỹ miều, rồi ghét bỏ cái tướng xấu xí. Ðây chẳng phải là ngu si sao?
Bởi vì có lòng dâm dục nên mới phát sinh ra những chuyện ác trên đời. Nếu quý vị có thể làm những việc lành, tự mình thanh tịnh, không có hành vi dâm loạn thì đó tức là chúng thiện phụng hành.
Chỉ có những kẻ vô cùng si mê mới vừa muốn giữ cái tâm dâm dục lại vừa muốn được khai ngộ. Tư tưởng này thuộc loại ngu si tột đỉnh, và những người mang tư tưởng này là những kẻ khó có thể giáo hóa nhất; cho dù bây giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có giáng thế đi chăng nữa thì Ngài cũng không có cách nào làm cho họ đắc Đạo hay chứng quả vị được cả! Cho nên, hạng người này là ngu dốt nhất, si mê nhất!
Hàng ngày tôi giảng kinh thuyết pháp cho các quý vị, điều khẩn yếu vẫn phải nhấn mạnh về đoạn trừ các niệm dâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Lòng dâm không trừ, thì không ra khỏi cõi trần.” Nhất định phải trừ các niệm về dâm dục, mới mong lìa khỏi cảnh hồng trần, cho nên có câu: “Lòng dâm không đoạn, nấu cát ra cơm, chẳng thể có việc này.” Quý vị! Người tu hành không giống người trong thế tục. Cái gì người đời tham, ái, mê, thích thì chúng ta cần phải diệt trừ. Có câu nói: “Thoát trần ly tục,” nghĩa là hết thảy các thứ từ lời nói đến tư tưởng, người tu và người tục không giống nhau. Ðiểm này quý vị phải chú ý, không thể bị nhiễm ô theo giòng thế tục.
Trích lời giảng của HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA.A DI ĐÀ PHẬT!!!
A Di Đà Phật.
Xin bổ sung thêm hồi âm cho bạn SH:
Thủ dâm là một tội rất nặng trong tội tà dâm, bạn nên xem trong “Âm luật vô tình” http://chuatanvien.com/vi/music/listenone/231/Am-Luat-Vo-Tinh-tap-1/ …thì biết. Tuy nhiên dù tội có nặng đến đâu thì nếu biết sám hối và hành thiện thì tội lỗi dù nặng đến mấy cũng được tiêu trừ. Cổ đức đã từng nói rằng, tội lỗi cũng giống như màn đêm trong một căn phòng, cho dù dày đặc đến bao nhiêu nếu thắp một ngọn đèn lên thì màn đêm liền lùi tan. Theo kinh điển, năm xưa khi Phật còn tại thế, vua A Xà Thế phạm tội ngũ nghịch cực trọng nhưng khi lâm chung ngài sám hối và niệm Phật liền được vãng sanh tới phẩm Thượng Trung. Vỉ vậy, nếu bạn biết tội của mình như thế nên phát lồ sám hối: bạn đối trước bàn thờ Phật nói ra những tội lỗi của mình – (nên thực hiện điều này trong một thời gian dài, bạn nhớ phải lễ Phật, Bồ Tát thì pháp sám hối mới linh nghiệm), xin chư Phật, Bồ Tát chứng minh, nguyện từ nay sẽ bỏ ác, làm lành, không còn tái phạm… Bạn cần phải tinh cần niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm, thọ trì tam quy, ngũ giới, thập thiện. Phát tâm Bồ đề, tu các công đức, hồi hướng Tây phương Cực Lạc vãng sanh thành Phật để độ thoát cho muôn lòai chúng sanh thì nguyện này chắc chắn sẽ được thành tựu. Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu Tấn Thắng nhiều!
Bạn Sám hối ,
Bạn tuyệt đối ko xem những thứ bậy bạ,xem những thứ đó có thể lãnh quả báo là bị đui mù mắt.
Những lúc dục vọng nổi lên ,muốn thủ dâm,bạn nên niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát liên tục.
“Làm thế nào để sám hối ?”.
Bạn hãy lạy Phật,niệm Phật thật nhiều.
Sám hối thì có nhiều bài.Đơn giản nhất là bạn quỳ trước tượng Phật,hoặc Tam Bảo,và khấn nguyện xin sám hối tội lỗi của bạn.
Quan trọng là sau đó bạn ko tái phạm nữa.
Bạn cũng nên chú trọng thể dục thể thao,lao động,và các hoạt động xã hội khác, để giải phóng năng lượng thừa,cũng như giải tỏa những ức chế tâm sinh lý nói chung.
Và cảm ơn đạo hữu Diệu Lạc !
Nam mô a di đà phật.
Tu hành nơi đây như trồng sen trong lửa
Nếu bạn cứ thủ dâm thì phải xem mình lạc vào đường tà. Những ai thích dâm dục thì người ngợm lúc nào cũng không yên. Sức khoẻ sa sút .bệnh tật luôn luôn theo bám. Sắc mặt chẳng linh hoạt, chẳng hồng hào mấy.
Dạ cho con xin hỏi thầy THIỆN NHÂN.
Thầy đã …..đoạn dục chưa ạ? Phương pháp ấy là sao ạ?
Vì sao nhiều người muốn tu mà tâm dâm chẳng dứt? Và họ nghĩ…ở cùng người nữ mới có hoan lạc nhất.?xin giúp chúng con xoay đổi cách nhìn sai lầm.
Mình thấy không ai hồi âm cho bạn nên mình mạo phép trả lời đôi dòng nha; mình 22 tuổi và mình đã đoạn ngũ dục lục trần; bằng phương pháp thiền quán và niệm Phật, chỉ cần bạn quán tưởng rằng: vì sao mình lại yêu thích cô gái ấy, cô ấy có gì đặc biệt, tại sao mình thích, mình thích rồi mình được gì, thích cô ấy rồi mình sẽ gặp biết bao phiền não như sợ mất người yêu,buồn bã, nhớ nhung,ghen tuông, cãi lộn, …vv. Và bạn quán tưởng rằng nếu không yêu cô ấy bạn sẽ được tự do, không còn phiền não, không còn phải lo lắng người khác, không tốn hơi tốn sức, có nhiều thời gian để tu niệm Phật mau về Cực Lạc; Khi bạn đã phân biệt được 1 bên toàn phiền não và 1 bên toàn an vui thì lúc đó bạn sẽ tự về bên an vui; Sau khi quán tưởng xong bạn hãy ngồi niệm Phật 1 giờ để củng cố ý chí lại và tiếp sau đó mỗi ngày bạn nên niệm Phật khi mà tâm trí bạn bắt đầu nghĩ đến chuyện yêu đương trai gái, tốt nhất là nên niệm ra tiếng nhé, mình tu niệm đã lâu năm nên mình biết niệm lớn tiếng có sức mạnh rất lớn, có thể đánh bạt mọi vọng tưởng trong đầu mình; Còn vấn đề người muốn tu mà tâm dâm chẳng dứt là do họ là người sơ cơ, chưa am hiểu Phật pháp, chưa có sự nhìn thấu vạn pháp, nên dễ “bị tâm sinh lý vốn có của loài đực khi gần loài cái” đánh ngã; Nói chung không phải muốn đoạn dục là được liền mà phải có sự kiên trì, hiểu biết, trí tuệ và thực hành tu tập ( quán tưởng xong rồi niệm Phật); Mình cũng đã mất 1 năm để ly dục, bây giờ mình chỉ việc niệm Phật mỗi ngày để mau về Cực Lạc nên thấy rất tự do, thoải mái; Bạn có thể lên mạng tìm hiểu ngũ dục, lục trần, bát phong nhé.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhiệt Não,
Rất tiếc hôm nay TN mới đọc được câu hỏi của bạn. TN xin ghi lại câu chuyện đoạn ái dục, bạn ráng đọc kỹ, suy ngẫm sẽ tự biết mình phải làm gì.
TN
……………………………………………………
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Tôn giả A-nan ở chỗ vắng vẻ, tự tu duy một mình, rồi nghĩ: “Có các
chúng sanh khởi lên tư tưởng ái dục rồi sanh dục ái, ngày đêm huân tập
không nhàm chán”.
Bấy giờ Tôn giả A-nan vào buổi chiều liền từ chỗ ngồi đứng lên, đắp y ngay
ngắn rồi đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy và ngồi một bên. Bấy giờ Tôn Anan
bạch Thế Tôn:
– Vừa rồi con ở chỗ vắng vẻ liền sanh niệm này: “Có các chúng sanh khởi
lên tưởng ái dục rồi sanh dục ái, miệt mài tập nhiễm không có nhàm chán”.
Thế Tôn dạy:
– Ðúng vậy, A-nan! Như lời Thầy nói. Có những người khởi tưởng dục ái rồi
tăng dục tưởng, miệt mài tập nhiễm, không có nhàm chán. Vì sao thế? Anan!
Ngày xưa ở đời quá khứ có Chuyển luân Thánh vương tên là Ðảnh
Sanh dùng pháp cai trị không có loạn bậy, bảy báu thành tựu. Bảy báu là: xe
báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Ðó
là bảy báu. Lại có ngàn người con dũng mãnh, cường tráng, hay hàng phục
các ác, thống lãnh bốn thiên hạ chẳng dùng dao gậy. A-nan nên biết! Bấy
giờ Thánh vương Ðảnh Sanh liền nghĩ: “Ta nay có cõi Diêm-phù-đề này,
nhân dân thịnh vượng, nhiều châu báu. Ta cũng đã theo các bậc trưởng lão
kỳ cựu nghe: phía Tây có đất Cù-da-ni, nhân dân thịnh vượng, có nhiều châu
báu. Ta nay nên đến thống lãnh quốc độ kia”.
Bấy giờ, này A-nan, Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền đem bốn bộ binh từ
cõi Diêm-phù này biến mất rồi đến đất Cù-da-ni. Bấy giờ người dân đất đó
thấy Thánh vương đến, đều tới trước nghinh tiếp quỳ lễ thăm hỏi.
– “Kính chào Ðại vương! Nay nước Cù-da-ni nhân dân thịnh vượng, cúi
mong Thánh vương hãy ở đây cai trị nhân dân khiến theo giáo pháp”.
Lúc bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Cù-da-ni thống
lãnh nhân dân, trải qua vài trăm ngàn năm. Rồi lúc khác Thánh vương Ðảnh
Sanh lại nghĩ: “Ta có Diêm-phù-đề, nhân dân thịnh vượng, nhiều trân bảo,
cũng có mưa bảy báu ngập đến đầu gối. Nay cũng lại có đất Cù-da-ni này,
nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta từng theo các bậc trưởng lão kỳ
cựu nghe còn có nước Phất-vu-đệ, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo.
Nay ta hãy đến thống lãnh quốc độ kia, dùng pháp cai trị”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó, liền đem
bốn bộ binh, từ Cù-da-ni biến mất, rồi đến Phất-vu-đệ. Bấy giờ nhân dân đất
kia thấy Thánh vương đến, đều tới trước nghinh tiếp quỳ lễ thăm hỏi; khác
miệng đồng thanh mà nói:
– “Kính chào Ðại vương! Nay nước Phất-vu-đệ này, nhân dân thịnh vượng,
có nhiều trân bảo. Cúi mong Ðại vương nên ở đây cai trị nhân dân khiến
theo giáo pháp”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở nước Phất-vu-đệ thống
lãnh nhân dân, trải qua trăm ngàn vạn năm. Khi ấy Thánh vương Ðảnh Sanh
vào lúc khác nảy sanh niệm này: “Ta ở Diêm-phù-đề, nhân dân thịnh vượng,
có nhiều trân bảo, có mưa bảy báu ngập đến đầu gối. Nay lại cũng có Cù-dani,
nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo; nay lại cũng có nước Phất-vuđệ
này, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta cũng từng theo trưởng
lão kỳ cựu nghe có Uất-đan-việt, nhân dân thịnh vượng, nhiều trân bảo, việc
làm tự do không có cố thủ, sống lâu không yểu, chánh thọ ngàn tuổi. Ở đó
hết tuổi thọ ắt sanh lên trời chẳng đọa đường khác, mặc áo kiếp-ba-dục, ăn
cơm gạo tự nhiên. Nay ta nên đến thống lãnh quốc độ đó, dùng pháp cai trị”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó liền đem
bốn bộ binh từ Phất-vu-đệ biến mất, rồi đến Uất-đan-việt, xa thấy đất đó
màu xanh rậm rì, thấy rồi liền hỏi quần thần:
– “Các Khanh có thấy khắp cõi này màu sắc xanh um không?”
Quần thần đáp:
– “Quả nhiên là thấy”.
Vua bảo quần thần:
– “Ðây là cỏ mềm mại, mịn như áo trời không khác. Chư hiền hãy ngồi ở
đây”.
Chốc lát lại đi tới trước, xa thấy đất kia màu vàng rực. Vua liền bảo quần
thần:
– “Các Khanh có thấy khắp đất này màu vàng rực không?”
Quần thần đáp:
– “Ðều thấy hết”.
Ðại vương nói:
– Ðây gọi là lúa gạo tự nhiên. Các bậc Hiền ở đây thường ăn thức ăn này.
Như các Khanh bây giờ cũng sẽ ăn lúa gạo này”.
Bấy giờ, một lát sau Thánh vương lại đi đến trước, thấy đất kia bằng phẳng,
xa thấy đài cao hiện ra rất đặc thù, lại bảo quần thần:
– “Các Khanh có thấy đất này khắp nơi bằng phẳng không?”
Quần thần đáp:
– “Ðúng vậy, tất cả đều thấy thế”.
Ðại vương bảo:
– “Ðây là áo thứ cây kiếp-ba-dục. Các Khanh cũng lại sẽ mặc áo cây này”.
Bấy giờ, này A-nan, nhân dân cõi đó thấy Ðại vương đến, đều tới trước
nghinh tiếp, quỳ lại thăm hỏi, khác tiếng đồng vang mà nói:
– “Kính chào Thánh vương! Ðất Uất-đan-việt này, nhân dân thịnh vượng, có
nhiều trân bảo. Cúi mong Ðại vương hãy ở đây cai trị nhân dân khiến theo
giáo pháp”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Uất-đan-việt thống lãnh
nhân dân, trải qua trăm ngàn vạn năm. Rồi trong lúc khác, Thánh vương
Ðảnh Sanh lại nảy sanh niệm này: “Nay ta có đất Diêm-phù, nhân dân thịnh
vượng, nhiều thứ trân bảo, cũng có mưa bảy báu ngập đến đầu gối, nay ta
cũng lại có đất Cù-da-ni, Phất-vu-đệ và Uất-đan-việt này, nhân dân thịnh
vượng, có nhiều trân bảo. Ta cũng từng theo các trưởng lão kỳ cựu nghe có
cõi trời Ba mươi ba khoái lạc không đâu bằng, thọ mạng rất lâu, cơm áo tự
nhiên, ngọc nữ vây quanh không kể xiết. Nay ta nên đến thống lãnh Thiên
cung đó, dùng pháp cai trị”.
Bấy giờ, này A-nan! Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền đem
bốn bộ binh, từ Uất-đan-việt biến mất, rồi lên đến cõi trời Ba mươi ba. Lúc
đó, Thiên Ðế Thích từ xa thấy Thánh vương Ðảnh Sanh đến, liền nói:
– “Chào mừng Ðại vương! Mời đến đây ngồi!”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền cùng Thích-đề-hoàn-nhân
ngồi chung một tòa. Hai người cùng ngồi không thể phân biệt được, nhan
mạo, cử động, ngôn ngữ, âm thanh không khác một chút nào.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh ở đó trải qua vài trăm ngàn
năm, rồi liền sanh niệm này: “Nay ta có đất Diêm-phù này, nhân dân thịnh
vượng, có nhiều trân bảo, cũng có mưa bảy báu ngập đến đầu gối; cũng có
Cù-da-ni, lại cũng có Phất-vu-đệ, cũng lại có Uất-đan-việt, nhân dân thịnh
vượng, nhiều thứ trân bảo. Nay ta đến cõi trời Ba mươi ba này; giờ ta nên
hại Thiên Ðế Thích này, rồi ở đây riêng làm vua chư Thiên”.
Bấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền từ
trên tòa tự rơi xuống đến đất Diêm-phù và bốn bộ binh cũng đều đọa lạc.
Lúc đó, xe báu cũng mất chẳng biết ở đâu, voi báu, ngựa báu đồng thời chết
hết, châu báu tự diệt, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu đều mạng chung.
Bấy giờ Thánh vương Ðảnh Sanh thân bị bịnh nặng. Các tông tộc, thân
thuộc đều tụ tập hỏi thăm bệnh vua:
– “Thế nào, Ðại vương, giả sử Ðại vương mạng chung rồi, có người đến hỏi
nghĩa này: “Ðại vương Ðảnh Sanh lúc mạng chung có lời dạy nào?” Nếu có
người hỏi như thế sẽ đáp ra sao?”
Thánh vương Ðảnh Sanh đáp:
– “Nếu như ta mạng chung, sau khi mạng chung có người đến hỏi thì đáp:
“Vua Ðảnh Sanh thống lãnh bốn thiên hạ này mà không chán đủ, lại đến cõi
trời Ba mươi ba, ở đó trải qua vài trăm ngàn năm; ý còn sanh tham muốn hại
Thiên Ðế rồi tự đọa lạc mà mạng chung”.
A-nan! Nay Thầy chớ ôm lòng hoài nghi, vua Ðảnh Sanh lúc đó đâu phải
người nào khác. Chớ xem như thế!! Vì cớ sao? Vua Ðảnh Sanh chính là thân
Ta vậy. Lúc đó, Ta thống lãnh bốn thiên hạ này và đến cõi trời Ba mươi ba ở
trong ngũ dục không có chán đủ. A-nan! Hãy dùng cách thức này chứng biết
chỗ hướng đến; vì nỗi lòng tham dục, tăng thêm tưởng này, ở trong ái dục
không biết chán đủ. Muốn cầu chán đủ, nên theo trong trí tuệ Thánh Hiền
mà cầu.
Bấy giờ Thế Tôn ở trong đại chúng liền nói kệ:
Tham dâm như lúc mưa,
Ðối dục không nhàm chán,
Vui ít mà khổ nhiều,
Ðiều người trí từ bỏ.
Chính dù hưởng Thiên dục,
Năm lạc tự vui chơi,
Không bằng đoạn tâm ái,
Ðệ tử bậc Chánh giác.
Tham dục kéo ức kiếp,
Phước hết lại vào ngục,
Hưởng vui há bao lâu,
Liền chịu khổ địa ngục.
Thế nên, này A-nan, hãy dùng cách thức này biết dục mà bỏ dục, trọn không
khởi tưởng này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm)
A DI Đà Phật.
Xin cho con hỏi là: người ta hay bảo “khắc khẩu” là có thật hay không? Tại sao mình lại nóng giận khi nghe những điều trái tai hay khi thấy việc làm chưa đúng? Tại sao cũng cùng 1 câu nói đó mà mình nói với người này không sao, mà với người khác thì có thể gây bất hòa?
Con đã bắt đầu biết niệm Phật, tranh thủ những lúc rãnh rỗi nhất có thể, nhưng ko có cơ duyên nên chỉ niệm thầm thôi, với ý mong muốn cho tâm mình được thanh tịnh, nhưng kết quả chưa thật sự được gì. Nhiều khi vừa niệm xong, đến lúc phải làm công việc mà lại gặp việc bất bình thì con lại nóng giận, buồn phiền…Không biết làm cách nào để cho mình nhẹ như lông hồng, như các vị tu hành. Con làm sao để buông bỏ, dù người ta khinh khi ruồng bỏ mình đi chăng nữa thì mình cũng ko lay động, ko để ý mà buồn phiền, đối với con điều đó sao khó quá!
Các vị cho con hỏi, là mình sống cũng bình thường, ko ác ôn, ko ngạo mạn kiêu căng mà sao nhiều người ko thích, tìm cách hãm hại nói xấu cho người khác hiểu lầm, vân vân… Không biết đó là nghiệp quả báo hay chăng? mà con không gần, ko tạo được mối quan hệ tốt với những người xung quanh (trong cơ quan làm việc). Con thật sự thấy buồn vì thyas mình bị tách biệt, không có động lực ở môi trường đó, con định dành ít thời gian niệm phật cho tĩnh tâm, vậy mà đôi khi niệm xong rồi đó, lại nóng giận đó…tất cả mọi việc chưa đâu vào đâu cả? Mong QUý Thầy giúp con!
A Di Đà Phật
Giận là một thứ tập khí thuộc căn bản phiền não lâu đời. Nó là một trong ba thứ có gốc rễ sâu xa trải qua từ vô lượng kiếp. Nó thuộc loại câu sanh hay bản hữu chủng tử. Khi có mặt ta là đã có mặt nó. Ba thứ đó là: “Tham, Sân, Si”. Trong kinh thường gọi ba thứ nầy là “Tam độc”. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta trôi lăn xuống lên chịu nhiều đau khổ trong tam đồ lục đạo, cũng bởi ba thứ nầy làm tác nhân tạo nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo tập khí sâu cạn do sự huân tu chuyển hóa của mỗi người mà cường độ hiện hành của nó có nặng nhẹ, mạnh yếu khác nhau.
Trường hợp tập khí nóng giận của Phật tử kể ra cũng khá sâu nặng. Vì thế, nên khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng, thì Phật tử liền nổi nóng lên dữ tợn. Khác nào như lửa cháy phừng bốc lên cao ngọn. Dù Phật tử đã có cố gắng chiết phục bằng cách niệm Phật, nhưng cũng không thể dằn được cơn giận tức. Với tâm hành giận tức như thế, thì thật là đau khổ! Tôi rất cảm thông cho nổi đau khổ của Phật tử, bởi do những cơn giận tức nổi lên hoành hành làm cho tâm trí của Phật tử rối loạn bất an. Tuy Phật tử đã cố gắng hết sức để khắc chế nó, nhưng cũng không thể nào khắc chế làm giảm cường độ nó được. Ðây là tâm bệnh chung của chúng sanh, đâu phải chỉ riêng có mình Phật tử.
Muốn chữa cháy của ngọn lửa sân hận nầy, trong kinh Phật có nêu ra nhiều phương pháp chữa trị. Tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người mà áp dụng mỗi phương cách trị liệu khác nhau. Nhưng phương pháp nào, Phật dạy chúng ta cũng phải sử dụng trí huệ quán chiếu sâu vào nội tâm. Tuyệt đối, không nên ức chế đè nén. Vì đè nén cơn giận tức, chỉ làm cho nó càng nặng sâu thêm. Trong đạo Phật rất tối kỵ và không chấp nhận việc đè nén dằn ép nầy. Bởi đó không phải là phương cách giải quyết hữu hiệu tuyệt hảo làm cho ta hết đau khổ. Càng ức chế đè nén nó chừng nào, thì lòng bực tức sân hận của ta càng tăng trưởng lớn mạnh thêm chừng nấy. Ðến một lúc nào đó, ta không còn ức chế đè nén sức ép của nó nữa, thì chừng đó nó sẽ nổ tung lên dữ dội và tàn phá rất mãnh liệt. Ðây là một hậu quả rất tai hại, mà không ai có thể lường trước được. Bằng chứng như những thảm cảnh khủng bố giết người gây nên sự tàn sát đẩm máu, không biết bao nhiêu người đã chết và bị thương tích, thật là khiếp đảm hãi hùng!
Ðạo Phật dạy ta cần phải nhận diện và chuyển hóa cơn giận. Khi ta giận ta cũng có thể biểu lộ nói rõ cho đối phương biết là ta đang bực tức buồn giận họ. Ta có nỗi khổ niềm đau riêng của ta. Ta nên bày tỏ nỗi khổ của ta một cách rất chân tình và thật thà với người mà ta đang giận. Ta giận họ có thể vì họ không làm cho ta vừa ý. Ta phải nói rõ lý do để cho họ hiểu và cảm thông cho ta. Hoặc cũng có thể ta có những tri giác sai lầm về họ. Ta cần phải thiết lập truyền thông để tìm hiểu cặn kẽ kỹ càng nhau hơn. Ta không nên nuôi dưỡng chất chứa hận thù trong lòng. Vì đó không phải là thái độ khôn ngoan hành xử của ta. Ta cần phải bắt nhịp cầu cảm thông để ta và họ có cơ hội giải tỏa những khúc mắc nội kết của vấn đề.
Khi trao đổi bàn giải với nhau, cả hai nên dùng lời ái ngữ ôn hòa và phải tỏ ra một cách hết sức thành thật cởi mở. Cả hai nên dẹp bỏ lòng tự ái kiêu căng ngã mạn. Vì lòng tự ái là con đẻ của bản ngã. Chính nó gây nên thù hận và giết chết đời ta. Một khi đã giải quyết ổn thỏa thông cảm với nhau rồi, thì ta cảm thấy lòng ta như trút đi một gánh nặng ngàn cân. Bấy giờ, tâm hồn ta trở lại tươi mát nhẹ nhàng và cảm thấy thương yêu nhau nhiều hơn. Ðó mới thực sự là phương cách hóa giải hận thù một cách tuyệt hảo vậy. Bằng ngược lại, ta cứ mãi ôm ấp hận thù, chỉ làm cho ta và người đau khổ sâu thêm chớ không có ích lợi gì.
Tâm lý thường tình, khi nổi giận là ta muốn trừng phạt nặng nề đối phương làm ta giận. Ðó là ta tạo cho hai bên trở thành đối nghịch thù ghét lẫn nhau. Và như thế, thì cả hai đều có những nỗi khổ niềm đau như nhau. Người trừng phạt và kẻ bị trừng phạt cả hai đều phải bị mất ăn mất ngủ. Thắng cũng khổ mà bại cũng khổ. Tốt hơn hết là ta nên buông xả cho lòng ta được an vui thanh thoát. Dại khờ gì mà ta phải ôm ấp nỗi khổ cho riêng mình!
Là Phật tử, Phật dạy ta không nên nuôi dưỡng hạt giống thù hận ganh ghét với bất cứ một ai. Ðôi khi ta sai lầm mà ta vẫn cứ khư khư cố chấp bảo thủ cái định kiến của ta. Lòng tự ái của ta lúc nào cũng muốn ta phải lấn lướt hơn người. Muốn hạ nhục người mà ta căm tức thù ghét đến tận cùng đau khổ thì ta mới hả dạ. Tâm trạng đó, thật là quá ác độc! Dù cho ta có thỏa mãn vị ngọt của sân hận, nhưng lòng ta luôn luôn bất an và đau khổ. Ðó là điều mà ta tự chuốc quả khổ cho ta và làm tan nát đổ vỡ tình thân thuộc, bạn bè thân yêu của ta mà thôi.
Ta nên biết rằng, khi người nào đó nói hoặc hành động làm cho ta đau khổ, thì trước tiên người đó đã chuốc lấy đau khổ trước rồi. Do đó, ta nên cảm thông thương xót họ hơn. Vì họ cũng có nổi đau khổ riêng. Có thể họ chất chứa nội kết sâu dầy nhiều hơn ta. Bởi họ là người chưa từng biết chăm sóc cơn giận. Hạt giống giận hờn của họ luôn ẩn tàng sâu kín trong tâm thức. Muốn nhận diện bản chất của nó thật không phải dễ dàng. Vì nó vốn không có nơi trú ngụ. Nhưng ta nên biết rằng, muốn vô hiệu hóa cơn giận tức trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta nên thường xuyên quán chiếu sâu vào nội tâm và phải luôn thực tập chánh niệm. Có mặt trời ý thức chánh niệm soi sáng, thì sự nhận diện để chuyển hóa cơn giận sẽ không còn là vấn đề khó khăn nan giải nữa. Giận tức không phải là kẻ thù của ta. Mà nó chính là một phần tử của tâm thức ta. Ta và nó không phải là hai kẻ thù đối nghịch. Mà ta và nó là đôi bạn tri kỷ thân thiết với nhau. Vậy ta cần phải luôn quan tâm để ý chăm sóc vỗ về an ủi nó nhiều hơn.
Nếu ta vung vãy những lời nói cay cú độc ác làm tổn thương cho người ta đau khổ, thì chính ta đã rước lấy nỗi khổ đau trước rồi. Ta nên ý thức rằng, ngậm máu phun người tất phải dơ miệng mình trước. Như thế, thì mình và người đều đau khổ như nhau. Chỉ cần ta khéo biết vỗ về an ủi chăm sóc khi cơn giận nổi lên, thì cường độ của sự giận tức sẽ không còn cơ hội bộc phát mạnh mẽ. Nguồn tuệ giác của đạo Phật giúp cho ta tháo gỡ thoát qua những cơn si mê giận tức nầy. Ta chỉ cần quán chiếu thật sâu và thật kỹ ở nơi chính mình và ở nơi tha nhân. Cần lấy gương soi lại gương mặt mình khi cơn giận tức nổi lên. Nhìn thấy chắc là ta sẽ phải ghê tởm cho ta lắm! Một gương mặt hình thù thật quái dị hung tợn rất là khó coi. Cái nhân như thế, thì cái quả đời sau chắc chắn là ta sẽ trở nên xấu xí vô cùng. Nhận thức rõ điều đó, cũng giúp cho ta bớt đi cơn giận dữ. Vì không ai muốn mình trở thành một kẻ xấu xí như quỷ Dạ Xoa, La Sát bao giờ!
Tóm lại, muốn chữa trị cơn giận tức cho có hiệu quả, theo tôi, thì ta có thể ứng dụng thực tập 4 nguyên tắc căn bản sau đây:
Phải thường xuyên thực tập chánh niệm bằng cách theo dõi hơi thở.
Lời nói và hành động phải luôn có mặt trời ý thức soi sáng.
Phải quán niệm thật hành lòng từ bi trải rộng tấm lòng yêu thương. Hãy mở rộng trái tim yêu thương cư xử, bao dung, tha thứ và hài hòa trong nếp sống giữa tình người với nhau.
Hãy quán chiếu thật sâu vào tâm thức để nhận diện thấy rõ hạt giống sân hận và nên chuyển hóa nó ngay từ trong trứng nước.
Ðại khái đó là 4 nguyên tắc chính yếu mà Phật tử nên cố gắng thực tập một cách thường xuyên. Có thế, thì thói quen giận tức của Phật tử sẽ từ từ lắng dịu lại và một ngày nào đó tự nó sẽ yếu dần không còn bộc phát mạnh bạo làm Phật tử đau khổ nữa. Mong Phật tử chịu khó thực tập thường xuyên để có được đời sống an lạc và hạnh phúc. Kính chúc Phật tử sẽ gặt hái thành công trong sự chuyển hóa tu tập nầy.
A DI ĐÀ PHẬT!!! Theo ” chùa QUANG MINH”
A Di Đà Phật
Gửi bạn Ngọc Quỳnh!
Người ta thường nói: “lời nói gió bay” thật sự chẳng phải vậy vì “nghiệp nặng nhất của đời người là ác khẩu”, dù ta nói với ai đi nữa cũng phải dùng lời từ ái, đừng dùng lời trái tai, lời trái tai thì chẳng một ai thích cả.
Chúng ta hằng ngày đối diện với vô số phiền não, tham, sân, si mạn- thật không tránh khỏi. Chẳng thể đoạn, chẳng tuyệt nhưng có thể đè chúng lại, đè bằng câu A Di Đà Phật. Bạn nói rằng: vừa niệm Phật xong lại nóng giận đó; vậy đang lúc nóng giận đó, bạn có niệm Phật không, hay quên Phật rồi. Rõ ràng phần nhiều lúc sân hận, ta chẳng nhớ niệm Phật. Nếu lúc đó, có thể vừa tức giận vừa niệm Phật, thì cơn giận ấy sẽ bị chế khắc bởi A Di Đà Phật. Lâu dần, lúc vừa nổi sân, liền thay bằng A Di Đà Phật- cứ như vậy thì sân hận càng nhỏ, câu Phật hiệu càng lớn, đây là phương pháp lấy đá (A Di Đà Phật) đè cỏ (tham, sân, si) của Hoà Thượng Tịnh Không.
Người tu hành chúng ta gặp một ít gian truân thì có gì là lạ, là to tát. Có thể nhẫn nhịn được- một chút thiệt thòi này có đáng xá gì so với nỗi khổ vô lượng ở tam đồ, cứ cho nhẫn nhịn là thiệt thòi nhưng cái ta nhận được là sự an lạc vĩnh hằng nơi Tây Phương- bạn nghĩ có đáng hay không?
Bản thân MD cũng thế, nơi cơ quan, cũng có một số người chẳng thích mình mấy, bởi mình chỉ nói suông tuột, thẳng chừ mà chẳng có chút thêu diệt, mánh khóe nào, bởi mình phải “trốn” mấy “cuộc” mà ở đó tất nhiên sẽ vướn nghiệp. Như vậy mình tách biệt là lẽ đương nhiên, nhưng MD chẳng thấy mình tách biệt bởi vì nơi mà MD đang muốn hoà mình là dòng người đang nô nức về Tây Phương Cực Lạc. Nếu như chẳng thể lấy được “Visa” của A Di Đà Phật như các đạo hữu khác thì… mình bị biệt lập thật rồi.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chào bạn Ngọc Quỳnh.
Nếu tâm chúng ta thường an trụ (sống) trong chí hướng tha thiết nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc, nơi không có danh từ Tham-Sân-Si huống gì lại có sự thật, thì lâu ngày tam độc trong lòng chúng ta cũng phải được Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà chuyển thôi (Tha Lực). Một ngày, một tháng, một năm, 10 năm gì đi nữa… cứ giữ lòng tin tâm nguyện như vậy mà biết niệm Phật, chắc chắn tập khí sân giận sẽ được tiêu trừ mà mình không biết. Hễ còn cơn nóng giận, chỉ nên hổ thẹn là mình không có tín tâm (pháp sám hối).
Trong cuộc sống này nó rất là mênh mông vô thường, cho nên cũng đừng bận lòng cố chấp cuồng điên lên cơn nóng giận vô ích. Nếu trong tâm Ngọc Quỳnh thường thật sự nguyện cho tất cả chúng sanh cùng tương lai sanh về Cực Lạc, thì có muốn sân giận lên cũng hơi khó. Khi có mặt tâm Từ Bi thì không thể có mặt tâm tự ái sân giận vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cảm ơn các vị Liên Hạnh, Huệ Tịnh, Mau Mau Niệm Phật đã giúp đỡ con.
Hiện nay con chỉ tu có một mình, may mắn được biết đến trang Web này. Thi thoảng con vào xem các bài viết, những câu hỏi và trả lời của các vị đã giúp ích cho con rất nhiều trong quá trình tu tập.
Còn nhiều các vị nữa xin hãy chỉ dạy thêm cho con với nhé.
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Tịnh Lương,
Trong thời khoá sáng tối nếu bạn ý trì mà không bị hôn trầm thì nên tiếp tục, đừng chuyển qua kiểu khác. Hôn trầm khi ý trì là do tâm không thường chú ý nơi câu niệm Phật, chỉ cần để tâm ý sát sao từng câu niệm Phật thì sẽ giảm bớt và không bị hôn trầm nữa. Việc bạn bị thức giấc nhiều lần trong đêm thì cũng đừng ngại vì bạn có thêm thời gian niệm Phật. Vả lại, khi ngủ tâm thức mình rất mù mịt, ngài Trí Tịnh niệm Phật đến lúc không cần ngủ nữa, nên trong đêm tâm mình nhiều lần niệm Phật như vậy là rất tốt.
Hiện giờ bạn đang làm rất tốt rồi. Bạn cứ hành trì như vậy nhé. Dần dần bạn sẽ luôn nhớ niệm Phật.
Chúc bạn luôn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di ĐÀ Phật,
Con xin cảm tạ ơn đức của đạo hữu Tấn Thắng và sẽ cố gắng tu tập !
A Di Đà Phật
A DI Đà Phật
A Di Đà Phật.
TL Xin cảm ơn cư sĩ Phước Huệ nhé.
Chúc cư sĩ tinh tấn tu hành.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Kính mong quý thầy hoan hỉ cho con, con đánh chữ không biết bỏ dấu nên mong quý thầy cố gắng hoan hỉ cho con.
Hiện tại con rất buồn và rất phiền não về cuộc sống của con. Hai vợ chồng con đang không ở gần cha mẹ con, mọi chi phí sinh hoạt đều do chồng con lo hết, con không có việc làm, chồng con lo cho con, rồi trước tết 2015 hai vợ chồng thuê căn nhà của mẹ con, chồng con muốn trồng rau tươi để bán, đã làm hợp đồng thuê nhà rồi, nhưng cuối cùng hai vợ chồng con phải qua campuchia để mở tiệm cafe vì trước đó chồng con đã thuê người ta rồi, nhưng khi hai vợ chồng con qua bên này không mở tiệm được vì đất của nhà nước nên họ lấy lại, vợ chồng con coi như mất tất cả, và hai chồng con phải ở lại bên này để giải quyết nên không về quê được, và mỗi tháng chồng con GỬI tiền thuê nhà cho mẹ con, nhưng trước khi đi qua bên này chồng con GỬI vào tài khoản của con là 20 triệu , trước khi con lấy chồng, con đã nuôi ba của con ( ba mẹ con đã ly hôn nhau ) và chồng con biết điều đó, nên khi con lấy chồng cũng đã được 1 năm rồi và số tiền chồng con chuyển cho con, con đã lấy ra đưa cho chị con mượn sau đó con nhờ chị con lo cho ba con trong số tiền chị con đang mượn, rồi con theo chồng con qua bên này, nhưng thật sự chồng con không biết con làm điều đó, cho đến khi gần tết chồng con nhắc về só tiền đó, lúc đầu con nói quanh co, sau đó ít ngày con nói thật sự với chồng con, từ lúc đó chồng con giận con rất nhiều và xem con như kẻ dối trá, trước khi con nói ra vốn đã biết trước điều đó nên con cố gắng và làm đủ mọi cách để chồng con bớt giạn, rồi vợ chồng con về quê mẹ con ăn tết, chồng con ngoài mặt vui vẻ với mọi người nhưng sau khi còn hai vợ chồng thì chồng con nói diển cho giống như thế thôi chứ không thích và chỉ có vài ngày ăn tết với gia đình là con phải theo chồng qua lại bên này, con buồn lắm nhưng con biết mình đã làm sai phải chịu thôi.
Gần tới ngày đóng tiền thuê nhà của mẹ con, con không dám nói với chồng, con rất lo chồng lại nói con chỉ xem anh ấy như cái Máy ATM , hôm qua chị con nhắn tin cho con là coi co tiền GỬI ít tiền về lo cho ba, chị cũng không tiền. Con không biết phải sao hết, hôm nay con lấy hết sức can đảm nói với chồng con nhờ GỬI tiền thuê nhà cho mẹ, chồng con lại giận con. Thật ra chồng con rất thương con nhưng con đã làm sai nên hậu quả con phải chịu, nhưng hiện giờ con không biết phải làm sao khi con không có tiền cũng như không có tài sản gì hết, con muốn lo cho ba mẹ con được chu toàn nhưng sao khó quá thầy ơi. Con buồn vô cùng và kinh tế duy nhất chỉ có chồng con mà thôi, con chẳng làm được gì hết. Thầy có thể cho con lời khuyên để con an tâm trước cuộc đời đầy đau khổ này được không ạ.
Con cám ơn các quý thầy rất nhiều.
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật! Bạn Full Moon thân mến,
Theo tình hình bạn kể thì theo mình nghĩ bạn không nên xin tiền của chồng bạn nữa. Chuyện ngày xưa đã qua rồi, đừng nghĩ tới nữa. Hiện tại thì bạn nên nói với chị là hiện tại em không có tiền, không thể xin tiền chồng được nữa, tạm thời nhờ chị tìm cách nào đó giải quyết tạm đi, đợi khi nào em tìm được việc làm rồi mới có thể gửi cho chị được. Mọi việc đều có nhân quả đó bạn à. Đi làm là nhân, lảnh lương là quả. Không đi làm mà muốn có tiền thì phiền phức lắm. Mình cũng biết việc làm cũng khó tìm nhưng nếu cố gắng thì từ từ rồi cũng sẽ có thôi. Bạn có thể xem thêm trong Chuyện Cảm Ứng Chuyển Nghiệp Kỳ Diệu nhé.
Ngoài ra muốn làm người con hiếu thảo không phải lúc nào cũng chỉ lo chuyện tiền bạc không đâu, bạn xem thêm trong bài Những Lời Phật Dạy Về Hiếu Kính Với Cha Mẹ nhé.
Phật dạy “thiểu dục tri túc” (ít muốn biết đủ). Do vậy trong hoàn cảnh không có tiền thì nên cần kiệm lại, cái gì cần lắm thì hãy nên xài nhé.
Đời nay mình thường hay bị túng thiếu là do khi xưa mình không chịu tu phước bố thí, do vậy cần nên sám hối và tập khởi tâm bố thí thì từ từ cũng sẽ chuyển được nghiệp thôi.
Nói tóm lại, hoàn cảnh của bạn hiện tại thì phải lo đi tìm việc làm, cho dù không có cũng phải rán tìm. Khi chồng bạn thấy bạn chịu cực chịu khó thì có thể sẽ cảm động rồi tự nhiên cho tiền mà không cần phải xin. Dù sao đi nữa thì mọi việc trên đời này thảy đều là vô thường giả tạm, do nghiệp mà cảm chiêu chỉ có duy nhất sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” mới đưa mình vượt thoát luân hồi cho nên bất luận hoàn cảnh bên ngoài có tốt hay xấu gì thì trong tâm vẫn luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” bạn nhé. Mình chỉ có vài lời chia sẻ vậy thôi, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Con cám ơn thầy Hướng Đạo rất nhiều, nhờ những lời khuyên vàng ngọc của thầy đã làm cho con vơi đi nỗi buồn và nhẹ lòng hơn. Cuộc đời con nếu không gặp được Phật chắc con không sống nỗi và lúc nào cũng lẩn quẩn trong đau khổ không tìm được con đường giải thoát cho mình.
Con luôn tự ti và mặc cảm với số phận của mình và đôi khi con đã làm ảnh hưởng đến người thân của mình, vì con luôn sống trong muộn phiền và hay cáu gắt không biết đến khi nào được an ổn, nay con gặp được những người bạn tốt và những bậc thầy giác ngộ đã chỉ cho con tập cách buông bỏ và ráng niệm Phật, đến với trang web này con được gặp các thầy giải đáp cho con những khúc mắc trong tâm con, con thấy hạnh phúc lắm, con xin chân thành cám ơn các thầy nhiều.
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật! Bạn Full Moon thân mến,
Mình không có phải thầy gì cả nhé, chỉ là bạn đồng tu như mọi người mà thôi. Bạn có thể nghe ít hiểu nhiều quả là có thiện căn. Nói chung thì trên đời có tám thứ khổ (sanh, già, bệnh, chết, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý, năm ấm hưng thịnh). Do vậy muốn hết khổ vĩnh viển thì cần phải Bán Khổ Để Vãng Sanh bạn nhé.
Chúc bạn sớm tìm thấy niềm hạnh phúc thật sự “không có hạnh phúc nào bằng sự yên tĩnh của tâm hồn“.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu Hướng Đạo ạ!
A Di Đà Phật
Có những điều mình nói nhưng không ai tin cả. Ngoài xã hội mình cũng gặp nhiều, rất nhiều là khác, không một ai tin cả, rồi họ quay sang chê bai chỉ trích thậm chí chửi bới sỉ nhục bằng những từ ngữ nặng nề nhất mà họ nghĩ ra. Thật là tất cả không ngoài một chữ Duyên. Thôi mình cố giúp họ, thì họ cũng đang cố giúp mình đấy thôi, rất cảm ơn họ, xin thành tâm sám hối họ. Họ đang giúp mình thêm kiên định tín tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật ! Tôi có một lần đi chùa gặp một vị sư khuyên tôi niệm Phật, tối đến tôi ngồi thiền niệm phật nhất tâm đến một lúc sống lưng tôi ớn lạnh , từ đó về sau tôi cảm thấy tâm rất an lạc một cảm giác vi diệu rất khó nói thành lời . Vậy mong quý đạo hữu giải thích dùm tôi đó là như thế nào ? Chân Thành Cảm Ơn !
Mô Phật
Bạn Tịnh Tâm,
Một thoáng chân tâm hiển lộ, bạn nên coi đó là thường rồi xả bỏ chứ đừng nương chấp hay cầu tìm cảm giác đó mà gặp ma sự.
TĐ
Kính cảm ơn tiền bối Trung Đạo ạ !
Xin các đạo hữu chỉ bảo cho tôi
GĐ tôi chỉ mình tôi quy y tam bảo, chồng thì nghe vậy chứ ko tin lắm . con của tôi mới 4t. tôi thường dạy cháu đọc quy y tam bảo, niệm phật,.. một hôm đi chùa tôi mua một máy nghe pháp có các bài pháp của PS tịnh không, Đ Đ Thích giác nhàn,… buổi ngày tôi đi làm tối đến tôi mở pháp nghe cho đến khi ngủ luôn, tôi mở to. chồng tôi cũng ko có ý kiến gì. xin hỏi quý đạo hữu tôi mở to thâu đêm như vậy có ảnh hưởng gì không (|tức là có cung kính không).PS tịnh không nói một chút cung kính trăm ngàn điều hay,….tôi vô minh nên nói trước quên sau mong mọi ng thông cảm. trước khi mở tôi niệm thầm trong tâm là xin mời oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, các vong linh vất vưỏng đó đây,… về đây nghe pháp để khai mở trí tuệ.Nhà tôi mới chỉ có ảnh phật, chưa có bàn thờ vì duyên chưa đủ,. KHÔNG BIẾT TÔI LÀM NHƯ VẬY CÓ ĐÚNG PHÁP KHÔNG XIN MỌI NGƯỜI HOAN HỈ DẠY CHO. A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn Linh,
Bạn mở máy nghe pháp như vậy là bố thí pháp cho chúng sanh hữu hình và vô hình. Việc làm này rất tốt, rất có công đức. Chỉ e rằng mở to ảnh hưởng đến những người thân trong nhà và hàng xóm, nhưng mọi người không ai cản trở thì bạn cứ thực hiện như vậy, sau này nếu có ai phiền não thì bạn hãy mở nhỏ lại hoặc không mở tùy theo tình hình lúc đó. Việc làm này không có liên quan gì đến việc cung kính hay không cung kính. Tâm bạn nghĩ đến chúng sanh là tâm Bồ tát, bạn đừng e ngại. Theo ý tôi, bạn mở máy niệm Phật cả ngày đêm sẽ còn tốt hơn nghe pháp, vì pháp chỉ là lý thuyết, niệm Phật là thực hành. Phật pháp quan trọng sở hành hơn sở học. Câu Phật hiệu sẽ lưu vào trong tâm bạn và những chúng sanh nghe được càng nhiều càng tốt, vì đây là chủng tử để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi và trọn thành Phật đạo.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Linh,
“Tối đến tôi mở Pháp nghe cho đến khi ngủ luôn”.
Mình hiểu là bạn mở máy trong phòng ngủ.
Bạn Linh à,khi bạn mở Pháp như vậy thì sẽ có nhiều vị vô hình cũng đang lắng nghe,đó có thể là các vị Thần Linh trong nhà,là những vong linh,họ đang cung kính nghe Pháp.Còn bạn thì đang ngủ,tư thế ngủ thì chẳng thể kiểm soát đc.Như thế có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn bất kính với họ.
Vậy nên,nếu bạn mở Pháp trong phòng ngủ thì hãy tắt máy trước khi ngủ. Hoặc bạn có thể mở máy ngoài phòng khách chẳng hạn,như thế bạn có thể mở máy cả đêm để các vị vô hình nghe.
Nên luân phiên mở máy nghe Pháp và máy niệm Phật(ưu tiên dành nhiều thời gian cho việc mở máy niệm Phật hơn),vì họ cần niệm Phật,và họ cũng cần nghe Pháp,cần nghe những lời khai thị để họ có thể buông xuống vạn duyên mà nhất tâm niệm Phật…
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật. xin hoan hỷ cho con hỏi, tràng hạt không có mẫu châu..như vậy có dùng niệm phật được không ạ? có đúng nghĩa là tràng hạt phật không hay như vậy chỉ là 1 vòng chuỗi trang sức?
Nam Mô A Di Đà Phật..Thầy cho con hỏi..phụ nữ tới ngày đèn đỏ niệm phật được không ạ..xin thầy giải đáp giúp con ạ
Được
Nhưng trước khi lên bàn phật nên vệ sinh sạch sẽ, trong thời gian này nên lễ lạy ít lại
Xin phép con hỏi là khi đi đại tiện, tiểu tiện ta niệm Phật thầm vẫn được phải không ạ ?
Chào bạn Đình Tuệ,
Đúng rồi. Ấn Quang Đại Sư có khai thị:
Pháp môn Niệm Phật chính là phép mầu bỏ trần hiệp giác trở lại cội nguồn vậy. Người tại gia vì bị việc đời ràng buộc, khó nỗi ở trong tịnh thất tham thiền tụng kinh, với pháp môn
này rất là tiện lợi. Mỗi người đều có thể tùy sức tùy phần lễ tụng trì niệm để hồi hướng vãng sanh. Ngoài giờ khóa tụng chánh thức, khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, tất cả thời, tất cả chỗ, đều nên niệm Phật. Nhưng, ở nơi sạch sẽ, khi nghiêm kính, niệm thầm hay ra tiếng đều được. Nếu ở chỗ không sạch sẽ (như nơi đại tiểu tiện), hoặc khi không nghiêm kính (như lúc ngủ nghỉ, tắm gội), chỉ nên niệm thầm. Khi nằm nghỉ, nếu niệm ra tiếng, đã không cung kính lại lao hơi, lâu ngày thành bịnh. Niệm
thầm công đức đồng như niệm ra tiếng, nhưng cần phải rõ ràng, tha thiết và đừng xao lãng.
(Trích Lá Thư Tịnh Độ, https://www.niemphat.vn/downloads/tinh-tong/truoc-tac/la%20thu%20tinh%20do%20-%20an%20quang%20dai%20su%20-%20ht%20thien%20tam%20dich.pdf)