Đệ Tử Quy là quyển sách quý giá trong việc tu dưỡng phẩm đức chân chính, giáo dục con em làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình và ngăn ngừa những hành vi, tư tưởng tà vạy, giữ lòng chân thành để xây dựng một nền gia phong trung hậu.
Quyển sách Đệ Tử Quy, là dựa theo lời dạy của thánh Khổng phu tử mà biên tập thành nguyên tắc sinh hoạt. Trước tiên trong sinh hoạt hàng ngày, phải hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh chị em. Kế đến lời nói, hành vi hằng ngày phải hết sức thận trọng và giữ chữ tín. Khi sống chung với mọi người phải bình đẳng bác ái, lúc được thân cận với người có nhân đức thì phải học hỏi theo họ. Đây là những điều rất quan trọng, cần phải thực hành. Sau đó nếu có dư thời gian và khả năng, phải học tập tốt sáu ngành nghề và những loại học vấn hữu ích khác.
Biên soạn: Lý Dục Tú
Việt dịch: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
Diễn đọc: Thy Mai, Huy Hồ
Download Sách Đệ Tử Quy (bản Tịnh Tông Học Hội Úc Châu)
Các thầy cho con hỏi chứng sơ thiền là chứng qủa tu đà hoàn phải kg thầy.vì sao ngoại đạo chứng sơ thiền mà kg được chứng qủa tu đà hoàn vậy thầy.và tu thiền là tu thế nào
sơ thiền không phải chứng quả Tu đà hoàn. Chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền vẫn chỉ được phước sinh cõi trời tương ứng hết phước vẫn đọa như thường đấy là ngoại đạo vì sao vẫn đọa là vậy. Còn chứng Tu đà hoàn cũng gọi là được Thánh quả chỉ cần sinh lên trời người 07 lần thì sẽ chứng được A La Hán thoát khỏi Tam giới. Nhưng bạn à, ở Thế gian này Tổ dạy thời mạt pháp này không ai có thể chứng được sơ thiền chứ nói gì đến Tu đà hoàn, nói đến cảnh giới đó Ta cũng chẳng hiểu vậy bạn tò mò làm gì tổ nhọc công nay chỉ nương vào pháp Niệm Phật như lời Phật dạy “đời mạt pháp ức ức người tu hành nhưng chẳng ai thoát tam giới chỉ duy nhất nương vào pháp niệm Phật mà được độ thoát ” vượt xa muôn ức lần quả Tu đà hoàn bạn à.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ thưa thầy:
TAM LUÂN THỂ KHÔNG là gì?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Trụ,
Câu này hình như TN và các đạo hữu khác đã có chia sẻ rồi? Hiểu giản đơn nhất: không có ta – không có người – không có khoảng giữa ta và người. Ví dụ Bố thí: không thấy có người bố thí, người nhận bố thí và vật bố thí.
TN
Cô giáo Nguyễn Hằng dạy Đệ Tử Quy cho 30 học sinh của cô (lớp 5a4 – Ban Mai).
A Di Đà Phật,
Cảm ơn quý thầy đã chia sẻ bài viết ạ.
Con đang cho thai nhi của mình nghe Đệ Tử Quy. Hy vọng khi sinh ra em bé sẽ là người có đạo đức, có tấm lòng nhân hậu.
hiện tại có lớp học đệ tử quy đấy ạ, bạn có thể đi học, hoàn toàn miễn phí ạ, lịch học, 7h20 tối, thứ 7 ở 19, hoàng tích trí, hà nội nhé
A Di Đà Phật,
Gởi liên hữu sách Hạnh Phúc Nhân Sinh giảng Đệ Tử Quy cùng nhau học tập.
https://drive.google.com/folderview?id=0B76B0x_xmb_WMGF4c2ZIaXVKNGM&usp=sharing
A Di Đà Phật
NT xin bổ sung thêm đường link file Ảnh Đệ Tử Quy chuẩn và tuyệt đẹp dùng để in treo trong nhà (sưu tầm).
http://www.mediafire.com/view/tfljpi527gh12e3/De_Tu_Quy_60x90.jpg
http://www.mediafire.com/view/ruhp36eay4afy6e/De_Tu_Quy_40x60.jpg
http://www.mediafire.com/download/1wlua1tgbunct61/De+Tu+Quy_am+han.pdf
Tôi muốn liên hệ với cô giáo Nguyễn Hằng để học hỏi kinh nghiệm. Quý đạo hữu nào có thể cho tôi xin số điện thoại của cô giáo được ko ạ? Xin đa tạ! Số đt của tôi: 0913.282.985 ( CS Tâm An)
Gởi Cs. Tâm An,
Cư sĩ có thể vào trang http://www.detuquy.com có rất nhiều tài liệu để tham khảo. Ngoài ra còn có danh sách các trường đang dạy Đệ Tử Quy, C.sĩ có thể vào đó tham khảo, Trường Ban Mai hình như ở Hà Nội cũng đang áp dụng dạy Đệ Tử Quy.
A DI ĐÀ PHẬT!
Kính thưa sư huynh honguyetnhi2017 cùng các đạo huynh,
1. Thiền là sự Thực Hành và Trải Nghiệm chứ không phải lý thuyết và lý luận, nên mọi sự lý luận đều không nếm trải “mùi thiền”.
2. Thiền là căn bản của Phật giáo (mặc dù thiền đã có ghi chép trong các kinh Veda trước thời Phật). Nhắc đến đạo Phật là nhắc đến thiền. Thiền mà Phát muốn nói là “tính thiền” chứ không phải “Thiền Tông”. Như vậy tất cả các tông phái đạo Phật đều mang “tính thiền”, hiểu đơn giản đó là sự an tịnh nơi tâm thức khi tu tập đúng pháp. Nếu niệm Phật là tâm không biến chuyển gì hết thì nên xem lại các nguyên tắc tu phù hợp chưa.
3. Bốn thiền là con đường hết sức quan trọng trong đạo Phật chứ không đơn giản là của NGOẠI ĐẠO.
4. Phật dạy “Ly dục nhập sơ thiền còn tầm và tứ”. Như vậy khi hành giả “ly dục” sẽ nhập được sơ thiền còn 5 chi thiền tầm tứ, hỷ lạc. Hỷ lạc này do “ly dục mà sanh”. VD như trong năm nay P muốn ngồi ghế trưởng phòng, đạt được điều đó P vui mừng, cái đó do dục mà sanh. Làm sao “ly dục”? thứ 1 do giữ gìn giới luật tu Tứ Chánh Cần “ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”.kế đó, Phật dạy :Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa đến tự hại”, dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm”. Nhờ vào tri kiến giải thoát, chánh kiến, tuệ tri đúng đắn dẫn đến “ly dục”.
5. P khuyên sư huynh chuyên tâm niệm Phật, tìm hiểu Tịnh Tông vì trong thời đại hiện nay làm sao “ly dục”? Đối duyên xúc cảnh, dục niệm trùng trùng, nếu dùng “trí bát nhã” mà quán cũng rất khó. Chỉ có niệm Phật là tốt nhất. Trang DVCT có đầy đủ kiến thức và các vị chuyên tu Tịnh Độ hướng dẫn. Đạo Phật phải hành mới kết quả, tìm hiểu để trở thành nhà lý luận như Socrate, Platon vô tình biến Đức Phật thành 1 triết gia.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát!
(Blogtamsu) – Dù là hoa hậu, cử nhân hay những người bình thường nhưng hành động kính trọng, biết ơn công dưỡng dục cha mẹ của họ đều được cư dân mạng coi là những hành động đẹp cần phải học tập và noi theo.
Cha mẹ là đấng sinh thành cao cả trong cuộc đời mỗi con người và cũng chính là người đã vất vả, nhọc nhằn nuôi dưỡng chúng ta nên người. Việc làm có ý nghĩa nhất cả cuộc đời con người là báo đáp công ơn của cha mẹ, đã có rất nhiều hành động đẹp thể hiện sự cảm tạ công sinh thành trước các bậc cha mẹ, mỗi hành động đó nhắc nhở chúng ta rất nhiều về đạo làm con.
1. Hoa hậu Thái Lan quỳ lạy trước vựa ve chai của mẹ sau khi đăng quang
Cách đây ít lâu, cô gái Thái Lan tên Mint Kanistha, năm nay mới 17 tuổi, đã giành ngôi vị “Hoa hậu không phân biệt giới tính Thái Lan 2015″. Không chỉ gây ấn tượng với mọi người vì vẻ bề ngoài nổi bật, Mint còn được cư dân mạng hết lời ca ngợi vì lòng hiếu thảo của mình, đến tận bây giờ, cô vẫn hằng ngày phụ mẹ làm việc như bao năm qua.
Hình ảnh cô gái quỳ gối lạy mẹ trước những thùng ve chai chất ngổn ngang trước mặt khiến cho nhiều người suy ngẫm rất nhiều về đạo làm con.
Dù là ai đi chăng nữa, hoa hậu, các chính trị gia nổi tiếng thì người mà đã sinh ra và chăm sóc họ cũng chỉ là một người phụ nữ bình dị lặng thầm nhưng giàu đức hy sinh.
2. Con nhà nghèo quỳ lạy cha mẹ trước khi đi học Đại học
Câu chuyện về hai anh em Li Chao và Li Xue quỳ lạy cha mẹ trước khi lên đường đi học Đại học xa nhà đã khiến nhiều bạn trẻ Trung Quốc rơi nước mắt. Gia cảnh nghèo khó trăm bề, cha mẹ lại bị bệnh, Li Chao và Li Xue đã nhiều lần có ý định không muốn tiếp tục con đường học vấn để ở nhà làm lụng giúp cha mẹ. Nhưng trước sự động viên, khích lệ của cha mẹ, hai anh em đã cắp sách đến trường, học tập chăm chỉ đồng thời cũng tranh thủ thời gian làm nông đỡ đần gia đình.
Mới đây, hai anh em đã thi đậu vào trường đại học trên thành phố. Vui mừng tả xiết nhưng nghĩ đến gia cảnh của mình, hai anh em đã từ bỏ nguyện vọng học lên cao vì quá thương cha mẹ. Tuy nhiên, mẹ của Li Chao đã tuyệt thực để bắt con phải nhập học dù biết rằng có thể bà không thể lo được cho hai đứa con tội nghiệp.
Cuối cùng, vì thương mẹ, thương cha, chỉ có cô em Li Xue được đến trường. Trước hoàn cảnh khó khăn của hai anh em họ Li, một tổ chức nhân đạo Trung Quốc đã tài trợ học bổng cho hai anh em được đi học. Trước khi lên đường lên thành phố, hai anh em đã quỳ lạy cha mẹ trước căn nhà tồi tàn. Câu chuyện của hai anh em trở thành một tấm gương khiến nhiều bạn trẻ Trung Quốc xúc động và so sánh với những bạn có điều kiện song vẫn học hành chểnh mảng, lười nhác.
3. Con trai thành tài quỳ lạy cha nghèo gây xúc động mạnh
Gia cảnh nghèo khó, được đi học là niềm an ủi và cũng là động lực lớn của Klanarong Srisakul. Vừa tốt nghiệp đại học danh tiếng tại Thái Lan – Chulalongkorn, anh bất ngờ nổi tiếng trên mạng nhờ khoảnh khắc quỳ gối cảm ơn bố.
Theo đó, bố Klanarong là công nhân vệ sinh, chuyên chở rác tại địa phương. Một ngày, chàng trai tìm đến nơi ông làm việc, cúi đầu trước mặt đấng sinh thành, bên cạnh là chiếc xe tải chở rác.
4. Hành động tạ ơn bố khuyết tật của con trai gây bão mạng xã hội
Những hình ảnh về tình cha to lớn đang được cư dân mạng Thái Lan chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Được biết chàng trai có tên là Huaiyot vừa tốt nghiệp một trường đại học có tiếng trên thành phố, vì bận công việc nên cha anh không thể đến chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc của con trai được. Anh đã mặc bộ quần áo cử nhân và cầm tấm bằng về để báo đáp công ơn dưỡng dục của người cha tật nguyền.
Người cha của Huaiyot dù tật nguyền nhưng đã làm đủ mọi việc để có tiền cho anh đi học đại học, trong ảnh, ông đang làm thuê cho một xưởng gỗ ở trong làng.
Sự cố gắng mòn mỏi bao năm trời của ông đã được đền đáp. Huaiyot – con trai ông đã thành tài, đó là món quà an ủi niềm tự hào lớn nhất cho một số phận vất vả cực nhọc.
Gởi các Liên Hữu,
Lễ ra mắt “Trung Tâm Học Tập Đạo Đức Văn Hóa Truyền Thống”
https://www.youtube.com/watch?v=jelc2-Dtifk
A DI ĐÀ PHẬT
HỌC “ĐỆ TỬ QUY” LÀ VIỆC RẤT QUAN TRỌNG.
KHI LÀM ĐƯỢC RỒI THÌ TỰ NHIÊN “THẬP THIỆN NGHIỆP” CŨNG VIÊN MÃN.
Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trên “Kinh Di Đà” nói rất hay, đều là “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”, nghĩ xem chúng ta có thiện hay không? người ta đều là thượng thiện, chúng ta là bất thiện mà đi đến bên đó, bản thân cũng rất xấu hổ, bản thân nhìn thấy những người này cũng sẽ rất ngại ngùng, cho nên nhất định phải trong những năm mình còn sống mà tự nâng cao mình lên đến thượng thiện,
Vì vậy việc học tập “Đệ Tử Quy” thực tại mà nói không phải là một sự việc dễ dàng, mà cũng không thể không học, không học thì chúng ta sẽ hết cách cứu rồi, nhất định phải phát tâm phải quyết lòng mà học tập, nghe một lần có được hay không? Không được, nghe mười lần cũng không được, một lần 40 giờ đồng hồ, tôi ở tại Úc Châu cùng với mấy vị đồng tu của mình chúng tôi đã nghe hết 10 lần, tôi dẫn dắt mọi người, tôi ngồi nghe thì các vị cùng tôi nghe, nếu tôi không nghe thì họ cũng đều không nghe, bạn liền biết được việc này khó biết bao nhiêu.
Mười lần thì có tác dụng hay không? Vẫn là chưa có tác dụng, tập khí vẫn thường xuyên hiện tiền, 10 lần cũng chưa được, ít nhất phải 30 lần, 30 lần thì thời gian cũng khoảng chừng 1 năm, mỗi ngày bạn nghe 4 giờ đồng hồ, 10 lần thì bạn phải nghe 400 giờ, một năm 1200 giờ, thì nghe được 30 lần, thật sự nghe lại phải thật sự nổ lực mà làm, thì bạn mới có thể thu được hiệu quả, chỉ có nghe mà không chịu làm thì không có tác dụng gì, thì bạn biết được cái khóa trình này, nếu như không từ chỗ này mà làm thì chúng ta không thể cứu được chính mình, chúng ta cũng không có cách nào giúp đỡ thế gian này hóa giải xung đột, thúc đẩy hòa bình an định.
…Chỉ cần chính mình chịu dụng công, tự mình trước tiên phải trồng cái gốc cho tốt, cái gốc này là “Đệ Tử Quy”, làm được “Đệ Tử Quy” rồi, thì Thập Thiện Nghiệp Đạo cũng viên mãn, pháp thế xuất thế gian, bất luận bạn học cái gì bạn cũng đều có thành tựu thù thắng, không trồng cái gốc từ chỗ này dù bạn có nổ lực tinh tấn, dù thời gian có lâu dài hơn đi nữa, đến sau cùng cũng vô ích.
Thứ nhất là bản thân phải sanh tử như thế nào thì vẫn sẽ sanh tử như thế ấy, thứ hai là trong pháp thế xuất thế gian, bạn không có thành tựu gì chân thật, cho dù có thành tựu thì cũng như hoa Phù Dung sớm nở tối tàn, vì sao vậy? Vì không có gốc, không chịu nổi sự khảo nghiệm của thời gian, không chịu nổi sự khảo nghiệm của lịch sử, việc này không thể nào không biết.
Trích từ bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (Tập 341 342).
Đệ tử quy đã cứu sống đời tôi.
Có một lần, một đứa bé cùng ngồi ăn cơm chung với mọi người. Tất cả người lớn khi thức ăn bưng lên rồi lập tức ra tay gắp thức ăn thì đột nhiên xem thấy đứa bé đó cúi đầu đọc qua cái gì đó, có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn rồi, đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ, đều ngưng lại. Đợi đứa bé này sau khi đọc xong, họ liền hỏi nó: “Vừa rồi con đọc cái gì vậy? Vì sao không mau ăn đi?”. Đứa bé này nói với trưởng bối cả bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm: “Con xin cảm tạ ân cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn. Con xin cảm tạ ân thầy giáo đã vất vả dạy dỗ con nên người. Con xin cảm tạ ân các bác nông dân đã vất vả cấy cày. Con xin cảm tạ ân những người đã lao động khó nhọc để cho con có bữa cơm ngày hôm nay”. Những người lớn ngồi đó thật là cầm đũa không vững nữa.
Ngồi trước mâm cơm, chúng ta chỉ là nghĩ đến phải ăn. Đứa nhỏ này trái lại mang tâm cảm ân, có thể thường giữ ở trong lòng. Đứa bé này hạnh phúc không? Người sống ngay trong biết ân thì đặc biệt hạnh phúc. Cho nên bạn có thể chân thật dạy tốt được trẻ nhỏ rồi, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng được rất nhiều người, chúng nhất định là Phạm Trọng Yêm đương thời. Cho nên làm phụ huynh chúng ta phải định vị “mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn, có công như Thánh nhân vậy). Đứa bé ngay từ nhỏ đã được cắm gốc những trí tuệ của Thánh Hiền nhân.
Trích trong “Đệ Tử Quy Giảng Giải – Thầy Thái Lễ Húc”.
muốn mua sách này..có thể cho mình địa chỉ mua được không vay admin
Gởi Ngoc Hoang,
Bạn có thể mua ở Nhà sách Đuốc Huệ hoặc nhà sách Thanh Duy (nhasachthanhduy.com)
– Con đường Đạt đến Nhân sinh Hạnh phúc – Thầy Thái Lễ Húc
– Phép Tắc học trò (Đệ Tử Quy) – Thầy Vọng Tây cẩn dịch
A DI ĐÀ PHẬT
Kính gởi Liên Hữu,
Xin gởi các liên hữu. Lão Hòa Thượng Tịnh Không khai thị cho các đồng tu Việt Nam.
https://www.youtube.com/watch?v=miNH0nB3EkY
A MI ĐÀ PHẬT.
Từ ngày 27/4 đến 30/4/2017 có một đoàn gồm 6 thành viên Việt Nam: 2 thành viên thuộc các cơ quan chính phủ và 4 cư sĩ sang đảnh lễ Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không tại tịnh xá của Ngài để thỉnh giáo pháp của Hòa Thượng.
Đường Lối Tu Hành Với Các Đồng Tu Tịnh Độ Hiện Nay Hòa Thượng Tịnh Không :
https://youtu.be/H7wM4kQEiZ8
A MI ĐÀ PHẬT