Trên kinh Phật nói: “Thọ mạng chung tận, chư ác nhiễu quy”, tức là lúc thọ mạng đã hết, vận mạng của quý vị đã đến chổ cuối cùng, thì lúc đó oan thân trái chủ thảy đều hiện đến, thảy đều đến đòi nợ.
Tôi có một người bạn học đã qua đời nhiều năm, lúc ông ta vào tuổi trung niên đã từng làm viện trưởng bệnh viện Vinh Dân ở Thạch Bài Đài Bắc, chúng tôi là bạn học cùng lớp. Ông ta nói với tôi rằng: Thật là có ma, những người trong bệnh viện đều tin có ma. Trong phòng bệnh nếu như có người nhìn thấy quỷ vô thường đứng trước cửa, chỉ cần có người nhìn thấy thì người bệnh trong phòng đó trong ba ngày thì họ sẽ ra đi, các bác sĩ và y tá cũng thường nhìn thấy. Cho nên ông ta nói với tôi, ông rất tin chuyện này là có thật.
Chúng ta là những người học Phật, niệm Phật, đến bệnh viện vì sao không nhìn thấy ma quỷ? Vì thân có ánh sáng, khi ma quỷ nhìn thấy đều phải tránh né, phàm là người nào nhìn thấy ma quỷ đều là vận khí của họ rất yếu, những người nào mà vận khí mạnh thì ma quỷ sợ họ, sẽ tránh né họ, đến khi nào vận khí của quý vị yếu thì thấy ma quỷ hiện ra, lúc đó thì chúng sẽ gây rắc rối với quý vị. “Chư ác” tức là nói tam ác đạo. Cho nên đến lúc sắp mạng chung, thiếu mạng thì họ đến đòi mạng, thiếu nợ thì họ đến đòi nợ.
Có những bệnh nhân lúc bệnh nặng trầm trọng sắp phải ra đi, họ nói với người nhà rằng, “tôi đã thấy người nào đó đang đứng ở trước cửa”, đó là gì? Đó là họ thật nhìn thấy không phải giả, trong kinh Địa Tạng có nói rõ, họ nhìn thấy những người thân nhân quyến thuộc đều đã qua đời, có phải thật là người thân hay không? Không phải thật, trong kinh Địa Tạng nói không phải thật, đó là oan gia trái chủ của họ biến hiện ra người thân nhân quyến thuộc của họ để dụ dỗ họ, để dẫn dắt họ. Nếu họ nhìn thấy là oan gia trái chủ thì họ không bao giờ theo chúng, khi họ nhìn thấy là thân nhân quyến thuộc thì họ liền đi theo chúng, sau khi đi theo chúng rồi, mặt mũi của chúng vừa biến đổi thì chúng sẽ thanh toán quý vị, đến lúc đó quý vị hối hận cũng không kịp, những chuyện này đều là sự thật không phải giả.
Cho nên người niệm Phật phải đem sự tu học của mình bố thí công đức, hồi hướng cho oan gia trái chủ, tại vì sao? Vì trong vô lượng đời đời kiếp kiếp đến nay chúng ta đã kết oán thù rất nhiều với tất cả chúng sanh, cố ý hay vô ý, những chúng sanh đó bao gồm cả súc sanh như côn trùng muỗi kiến, chúng ta cố ý giết chúng. Lúc chúng ta còn nhỏ không biết, bắt những động vật nhỏ để làm đồ chơi, chơi đùa cho đến chết, đó là cố ý, còn vô ý giết hại thì rất nhiều, bất luận là cố ý hay vô ý, đến lúc quý vị sắp mạng chung thì chúng đều hiện đến trả thù đòi mạng.
Niệm một câu Phật hiệu, chư Phật hộ niệm, thần hộ pháp bảo vệ, hết thảy quỷ thần chẳng dám đến gần bên thân quý vị. Đầu thời Dân Quốc, cư sĩ Đinh Phước Bảo có ghi lại một câu chuyện, đấy là chuyện có thật. Có hai người là bạn bè thân thiết, cùng đi ra ngoài, có một người chết trên đường đi, một người trở về. Sau khi trở về bèn báo tin cho gia quyến của người kia biết, vợ ông ta ngờ vị bằng hữu ấy hại chết chồng mình. Mối nghi ấy từ đầu đến cuối không thể tháo gỡ được! Sau khi chồng bà ta chết đi, hồn ma rất thiêng, vẫn thường tìm đến người bạn trò chuyện, ông ta nói: “Người nhà tôi nghi ngờ ông, ông hãy dẫn vợ tôi đến đây, tôi sẽ giải thích trước mặt bà ấy hòng có thể tiêu trừ nỗi hoài nghi ấy”. Ông ta nghe xong câu ấy, bèn niệm một tiếng A Di Đà Phật. Ông niệm A Di Đà Phật một tiếng, hồn ma ấy kêu lên: “Ông đừng có niệm! Khi ông niệm, thân ông phóng quang, tôi bứt rứt chịu không thấu!” Ông ta nghe xong, niệm mấy tiếng nữa, hồn ma bèn bỏ chạy. Do vậy, ông ta hiểu: Ông ta cũng chẳng cần phải giải thích cho vợ ông kia nữa. Từ đấy về sau, ông ta xuất gia, nhất tâm niệm A Di Đà Phật. Ông ta mới biết một câu A Di Đà Phật có sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn như thế. Vị bằng hữu kia chẳng phải là ác quỷ, niệm mấy câu A Di Đà Phật mà ông ta chẳng dám léo hánh, chẳng dám đến gần, phải tránh đi, mới biết công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn!
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA -tập 75-phần 38
Hòa Thượng Tịnh Không
Mình có 1 câu chuyện xin được kể ra,mong các bạn cho mình xin ý kiến..mình chân thành cám ơn các bạn..
Chuyện là thế này , mình đi theo 1 điện thờ , ngta kêu là thờ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ ,1 thời gian mình có giấu hiệu bị ma quỷ nhập ,rồi ở nhà mình cứ có suy nghĩ trong đầu là làm cái này cái kia , rồi cứ nhe răng ra cười , chảy toàn rơt dãi , rồi mê man tg chết đi mấy lần ….rồi 1 đêm , mình mê man không ngủ đc , sợ hãi ,trong đầu thì cứ có những suy nghĩ sai khiến , mình sợ quá mình đọc CHÚ ĐẠI BI đc vài lần , rồi trong đầu mình lại có những suy nghĩ là có quỷ trong người mình , bắt mình làm cái này cái kia…bạn mình ngủ trông mình ,tự nhiên có hiện tượng có ai nhập vào , rồi bảo mình ngồi thiền , mồm mình cứ gọi bạn mình là ngài QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT , rồi bạn mình cứ bảo mình đẩy ma quỷ trong người ra , mình cứ cố nhắm mắt đẩy mà không thấy gì , sau đó đột nhiên bạn mình dùng tay viết lên trán mình ( viết từ phải qua trái ) 1 dòng chữ tiếng phạn hay tiếng ấn gì ấy , rồi điểm 1 phát giữa trán mình , rồi sau đó bạn mình tỉnh , mình hỏi là.viết gì thế ,bạn mình bảo k biết…
Mình đi kể với mọi người thì ngta bảo là ma quỷ nhập bạn mình ấn mình , mình thì lúc đó luôn nghĩ là ngài QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT giúp…..
Mình xin ý kiến của các bạn đc không..ah bạn mình là con gái nhé
A Di Đà Phật, bạn có thể quy y Phật Pháp Tăng, và đảnh lễ ngài . Niệm Phật cầu vãng sanh nhé !
Bị tà ma vong lượng mị lị như vậy thì hãy tu học Phật pháp ngay kẻo trễ. Các thứ tà ma đó khi nhập vào người, người đầy âm khí ắt sanh bệnh. Bạn hãy lạy Phật đều đặn, ví dụ nguyện lạy 300 lạy/ngày, kèm tụng chú Đại bi 1 cách thành khẩn, nguyện niệm bao nhiêu biến đó, ít nhất từ 21 biến/ngày. Khi đã nguyện quyết không bỏ dở, giải đãi. A Di Đà Phật!
Trước khi trả lời câu hỏi cho bạn DUNG TEP mình hỏi bân:
Bạn thời gian qua có làm điều gì trái lương tâm không?
A Di Đà Phật . có thể là do nghiệp từ đời trước
A Di Đà Phật! Học tập ở thế gian có phải mình nên cố học cho giỏi hay nó vốn dĩ đã ở trong số mạng của mình rồi, các liên hữu giải thích giúp với!
Chào bạn Đạo Khó Hành,
Quan niệm mỗi người đều có số mạng, và ta không thể làm gì được để chuyển đổi là quan niệm không đúng với chánh pháp Phật dạy. Phật dạy ta nhân duyên, quả báo. Chính ta là người gặt quả báo do chính mình gieo nhân và chúng ta có thể thay đổi được nghiệp báo vì nhân, duyên luôn thay đổi, biến chuyển sinh diệt không ngừng. Khi nói về nhân duyên, quả báo, ta cần phải nắm rõ cái gì là ta đang thọ lãnh, cái gì là ta đang gieo nhân. Đại khái những gì mình đang thọ, đang có, đang cảm thấy là quả; còn những gì mình đang suy nghĩ, hành động là gieo nhân. Ví dụ, bạn thấy một người ăn xin, người ăn xin này đang thọ quả báo xấu, nếu bạn hiểu họ đang phải gánh chịu quả báo xấu, nên khởi tâm thương xót mà giúp đỡ họ, thì là bạn đang gieo nhân tốt cho mình, ngược lại, nếu bạn nghĩ..đáng đời, ai bảo gieo nhân không tốt..thì chính là bạn đang gieo nhân xấu ác cho mình.
Trở lại câu hỏi của bạn, chúng sanh có người có tư chất thông minh, có người không được như vậy, đó chính là quả báo của chúng sanh đó. Nhưng, chính những hành động hiện tại (gieo nhân) của mỗi chúng sanh sẽ quyết định kết quả học tập trong tương lai. Ví dụ, một người tư chất không tốt, tuy nhiên vẫn gắng chăm chỉ, cần cù học hỏi, người ta cố gắng một, còn người đó lại cố gắng mười, nghĩa là người đó đang gieo nhân tốt cho việc học của mình, ngoài ra người đó còn biết giữ giới, hành thập thiện thì chắc chắn trong tương lai việc học hành của người đó sẽ được quả báo tốt. Ngược lại, nếu người có tư chất thông minh, nhưng ỷ lại, không chịu chăm chỉ học hành, lại không biết giữ giới, buông lung, thường gieo nhân xấu, thì sẽ đến lúc phải chịu quả báo không tốt thôi.
Cho nên, chớ nên nghĩ đó là số mạng mà không chịu cố gắng, phải hiểu rằng nhân duyên, nghiệp quả biến đổi không ngừng, hãy nên cố gắng siêng năng học tập, lại giữ giới, hành thập thiện thì sẽ tuỳ theo mà chuyển được nghiệp.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cảm ơn Cư Sĩ Phước Huệ nhiều ạ!
Con thành tâm xin quý thầy từ bi giải thích giúp con mối nghi này. Số là con bị người ta yểm bùa hại con rất lâu rồi mà con không nhận ra. Thời gian gần đây con thấy trong người khó chịu, tính khí bất thường khi vui, khi buồn, hay nghĩ vu vơ. Thường hay bệnh tật, gia đình lục đục, làm ăn khi được khi không, không biết may rủi như thế nào. Có người mách con đi xem thầy coi ai hại gì mình không? Bản thân con là người theo đạo Phật, tin sâu nhân quả, không tin bùa chú, vậy mà vô tình đi tới thầy giải bùa con mới biết mình bị người ta dùng bùa chú hại con. Thật không ngờ lại đúng như vậy. Con đi đến nhờ thầy giải bùa chú được mấy ngày, con cảm thấy mình nhẹ nhàng tâm hơn, không nóng nảy, thân tâm được an lạc. Quý thầy ơi chẳng lẽ bùa chú lại hại được người Phật tử được sao? Con thành tâm kính mong quý thầy từ bi giải thích nỗi thắc mắc trong lòng con. A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Mong quý liên hữu hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để mọi người không hiểu lầm và dễ chia sẻ cùng bạn.
Chào bạn, mình xin phép chia sẻ là bạn chớ vội tin ngay là thầy giải bùa chú đó giúp được bạn. Người hàng phục ma oán phải là người có đạo lực/pháp lực thâm hậu mới giải được oán kết của ma/oan gia trái chủ với phàm phu. Căn bản vẫn là tự mình tu tự mình giải nghiệp. Bạn “nghĩ” rằng mình được giải rồi mà chưa chắc đã là vậy, vì ma quỷ yêu mị có thể chỉ đang lừa phỉnh bạn để bạn đi theo con đường giải bùa tà đạo mà thôi. Cứ vin vào việc nhờ cậy người khác giải oán, rồi tự hỏi sao mình là Phật tử mà sao bị ma ám là không thực sự tin Phật. Thực sự tin Phật mà giải oán thù còn phải kiên trì bền bỉ, huống chi chưa thực sự tin? A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Trần Quốc Việt,
Bạn là người tin đạo Phật, tin sâu nhân quả, không tin bùa chú điều này chưa nói lên điều gì cả. Đơn giản là: có tin mà chưa có hành. Có hành mà chưa có định lực.
Một người mà bị người khác yểm bùa chú, phần lớn là tâm bất tịnh, nói khác đi là không có tránh niệm, bởi một người tâm có chánh niệm: có tâm trì giới chắc chắn chư Hộ pháp sẽ luôn ở bên cạnh để bảo trợ cho bạn, vì thế những thế lực hắc ám sẽ khó mà thâm nhập được vào thân thể của bạn.
Nay bùa bạn đã giải được rồi, TĐ nghĩ đó cũng là nhân duyên tốt để bạn tỉnh giác mà phát tâm dũng mãnh tu theo con đường chánh đạo, nhờ đó những chuyện hắc ám không còn cơ hội để gây thương tổn cho bạn nữa.
Nguyện chúc bạn tinh tấn tu học.
TĐ
Con xin cam sư thầy diệu minh và sư thầy trung đạo đã từ bi giải thích cho con hiểu.A di Đà phật7
A Di Đà Phật ! Tôi rất thích đọc những bài viết cũng như những câu hỏi, hồi âm của tất cả quí vị. Tôi biết Phật Pháp là bao la mênh mông như biển cả, tôi là người phàm trí tuệ có hạn, tôi chỉ cố hiểu được ý của từng lời dạy, câu nói của Đức Phật để mà vận hành, tu tập, tu tâm…Nhưng tôi vẫn không hiểu được ý của câu nói này như sau “Phật giáo không thiết lập con đường chứng ngộ, giải thoát thông quá nghi lễ, cúng tế”. Tôi nhận thấy rằng ngày nay việc lập đàn cúng tế, trai đàn, bạt độ, giải oan…rất phổ biến, tôi nghĩ rằng giải oan cũng như giải thoát giúp cho người âm được siêu thoát, chứng ngộ…Vậy câu đầu Phật giáo không thiết lập con đường chứng ngộ, giải thoát…đó nghĩa là sao ? Tôi cầu xin quý thầy, quý báo khai ngộ cho tôi được tận tường. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Đức Phong,
“Phật giáo không thiết lập con đường chứng ngộ, giải thoát thông quá nghi lễ, cúng tế”.
Để TN kể câu chuyện này đạo hữu nghe rồi thử suy ngẫm nhé:
Có một gia đình tín chủ nọ đến ngày giỗ người thân nên đã mời một vị thầy nọ đến để thiết lễ cúng dường mong cho người thân được siêu thoát. Vị thầy nọ nhận lời và lên đường tới nhà tín chủ nọ, nhưng vì vội vã nên vị thầy đã quê chùm chìa khoá ở nhà. Khi tới nhà vị tín chủ nọ, vị thầy thiết lễ cầu siêu, nhưng trong tâm lại luôn chỉ nhớ nghĩ đến chùm chìa khoá và lo nếu nó rơi vào tay người ngoài thì vị thầy đó sẽ bị mất hết đồ đạc, của cải trong nhà. Vậy là trong suốt thời khoá siêu độ những ý niệm về chùm chìa khoá luôn hiện lên trong tâm vị thầy cho tới hồi kết thúc. Lễ siêu độ kết thúc, vị thầy nọ vội vã trở về nhà, cửa nhà mở, chìa khoá để trong phòng, mọi đồ đạc đều nguyên vẹn. Vị thầy thở phào nhẹ nhõm. Chuyện không có gì đáng nói, nhưng ít ngày sau các vong linh của gia đình tín chủ nọ đã tìm đến vị thầy nọ và giận dữ nói: tại sao ông cúng cho chúng tôi toàn là chìa khoá? Làm sao chúng tôi ăn được?
Trong Kinh Kim Cang Phật dạy:
Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Kẻ ấy tu đạo tà
Không thấy được Như Lai
Nếu chiếu lời Phật dạy với bài cúng của vị thầy nói trên hẳn đạo hữu nhận thấy: không phải cứ làm đúng nghi thức thì đã là đúng chánh pháp và người còn, kẻ mất đều có lợi lạc. Vị thầy nọ tuy mang trọng trách của Như Lai, đến để siêu độ vong linh, nhưng tâm còn mải lo lắng chuyện giữ của, được, mất của bản thân, vì thế cho dù vị đó có tụng đủ cả Tam Tạng Kinh của Phật, những người quá cố nhất quyết không được hưởng một chút lợi lạc. Đơn giản: Vị đó mới chỉ biết dùng thân tướng phàm phu để dụng pháp chứ không dùng chánh tâm để trì pháp.
Điều này giản đơn đi một chút, hãy xoay ngược về phía chúng ta: hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, trì chú, tuy là thân đang toạ trước bàn thờ Phật, miệng niệm, trì, tụng rào rào, nhưng tâm của chúng ta lúc ý đang ở đâu? Những gì đang khởi lên trong tâm? Đó mới là điều quan trọng mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta luôn phải đặt ra.
Cổ Đức nói: Chiếc áo cà sa không thể làm nên một nhà Sư. Chữ Sư hiểu đúng nghĩa Phật dạy: cả thân và tâm đều thanh tịnh. Người tu hành thời nay (trong đó cả chúng ta) thường có xu hướng nương vào thân tướng để tu, còn tâm thì để buông lung, phóng dật theo ngũ dục, lục trần. Tu như thế bản thân chúng ta còn không có lợi lạc, nói gì độ người khác?
Câu nói trên hàm nghĩa là vậy.
TN
A Di Đà Phật ! Cảm ơn Thầy Thiện Nhân, bây giờ tôi đã hiểu.
Tôi vẫn còn rất nhiều câu hỏi bởi vì không hiểu nên nhờ Thầy Thiện Nhân giải thích giùm cho.
Trong Kinh Di Giáo nói rằng “Giữ Tịnh giới thì các thầy không được buôn bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả những việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây, đào cuốc đất đai những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết”.
Hiện nay, tôi thấy chùa nào cũng nuôi chó, thậm chí là chim, nuôi người tôi tớ. Đặc biệt là mua đất đứng tên cá nhân xin xây nhà nhưng biến tướng thành Cốc, tịnh xá, tịnh thất, chùa…rất nhiều trên cả nước. Vậy những điều trong Kinh Di Giáo tôi nêu trên đã bị quý Thầy, Chùa vi phạm như vậy sẽ bị xử lý như thế nào ? nhà tu hành cố tình làm trái với lời dạy trong kinh sẽ bị xử lý ra sao ? Nhiều khi tôi rất bấn loạn giống như là tẩu hỏa nhập ma, tôi thấy trong Kinh Di Giáo rõ ràng nói như vậy nhưng ở trong chùa, tu sỹ tôi thấy hoàn toàn không giống như trong Kinh Di Giáo. Vậy các Tăng, Ni không giữ được Tịnh giới thì làm sao mà tu hành ? Xin thầy giải thích giùm cho và nếu có hướng xử lý theo Luật Phật thì xử lý như thế nào ? A Di Đà Phật !
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Đức Phong,
*Lời Phật dạy quyết không bao giờ sai, sai là ở tâm chúng sanh – tâm tạo nghiệp và thích tạo nghiệp của chúng sanh. Chúng sanh thì từ vô thỉ kiếp trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi vì tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước – gộp chung lại là vô minh và phiền não. Những chủng tử này đeo bám chúng sanh chúng ta rồi cũng tuỳ theo nghiệp báo của mỗi chúng sanh dày, mỏng, sâu, cạn khác biệt mà hiện báo cũng tạo nghiệp chướng tội khác biệt.
*Người học Phật chúng ta điều quan trọng hàng đầu là nắm cho thật vững lý nhân-quả. Phước ai tạo=người đó hưởng; nghiệp ai tạo=người đó gánh. Việc các chư tu sĩ hiện nay sống không đúng giáo luật của Phật chúng xuất phát từ nghiệp báo mỗi người. Đứng góc độ lý, chư tu sĩ là tấm gương cho chúng sanh noi theo tu học, để giác ngộ và cùng giải thoát. Nhưng khi đi vào sự, tức hành trì, thì mỗi Phật tử chúng ta phải sáng suốt để nhận diện: điều gì hay, lợi lạc cho sự tu học của bản thân thì chúng ta tích góp và noi theo; điều gì trái với giới luật của Phật thì nhất quyết chúng phải lánh xa, phải tiêu trừ bằng được. Chính vì thế trong Tứ Y Pháp Phật dạy: Y pháp b ất y nhân; Y nghĩa bất y ngữ; Ý trí bất y thức; Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa. Phật cũng lại dạy phải luôn dùng Bát Chánh Đạo:
Chính kiến: hiểu biết đúng đắng.
Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính.
Chính nghiệp: Hành động chân chính không làm viêc giả dối.
Chính ngữ: lời nói chân chính trung thực.
Chính mệnh: Sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa.
Chính tinh tấn: Cố gắng nổ lực chân chính.
Chính niệm: Suy niệm chân chính.
Chính định: kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm.
Đây là nền tảng tu học để chúng ta đi theo con đường mà đức Phật đã chỉ bày. Nếu chúng ta đi vượt ra ngoài con đường này, tất sẽ lạc vào tà đạo.
*Khi tu học, giáo Pháp và giới luật của Phật chính là Thầy của chúng ta. Lý do? Bởi Phật đã nhập diệt, và đây cũng là di giáo Phật dặn Ngài A Nan trước khi Phật nhập niết bàn. Vì thế, bạn chớ nên hướng tâm mình vào người khác mà sanh phiền não; trái lại nên quán chiếu: tất thảy những tu sĩ, cư sĩ thường hành trái giới luật nhà Phật đều là những bồ tát xuất gia và tại gia đang làm biểu pháp tốt, giúp cho bạn hiểu được nhân-quả, tứ đó đúc kết được chánh-tà mà rút tỉa kinh nghiêm để tu học cho bản thân. Với họ, bạn chớ nên chê bai, phê phán, phỉ báng, hay tìm cách bêu xấu, lăng nhục họ… trái lại không nên gần gũi. Được vậy, bạn có thêm cơ hội nhìn lại mình: liệu mình có tạo nghiệp chướng tội như họ không? Nếu có thì phải lập tức diệt trừ. Nếu không thì phải luôn cảnh tỉnh tâm tạo nghiệp của bản thân để đừng bao giờ tạo nghiệp. Như vậy một hành vi tạo nghiệp của kẻ khác nhưng đã mang lại cho bạn hai sự lợi lạc lớn: nhìn lại được mình và cảnh giác mình để đừng phạm lỗi. Với họ bạn nên cảm ơn thay vì chỉ trích.
*Học pháp chúng ta phải khéo léo để chuyển pháp, bằng không sẽ bị pháp chuyển.
– Chuyển pháp: là đem pháp đó khéo léo áp dụng cho việc tu hành của bản thân, giúp bản thân có sự lợi lạc, từ đó giúp cho người xung quanh đồng lợi lạc.
– Pháp chuyển: là đem pháp đó để tìm sự hơn-thua, sai-đúng, chánh-tà của pháp và của người xung quanh, rồi muốn họ làm, tu theo ý mình.
Trong Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận Phật dạy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Phật trước Phật sau cũng đồng một thể, đều tại mỗi người tự mình minh tâm kiến tánh mà thành công đắc quả, vì Phật tánh người sẵn có, nếu không y theo Phật mà tu hành thì chẳng đặng thành Phật.
Tại vì sao? Vì chưa có công đức gì ở trong Phật pháp. Nếu muốn cầu đặng bậc Phật, phải y theo mười điều dưới đây:
1.- Phải dùng trai giới làm nền tảng đi đến bậc Phật.
2.- Tìm minh sư chỉ dạy công phu.
3.- Phải biết tâm tánh rốt ráo tỏ rõ.
4.- Phải làm các phuớc lành giúp cho gốc đạo được sung túc.
5.- Phải kết duyên lành cho gốc lành mỗi ngày mỗi thêm lớn.
6.- Rõ nhân quả việc làm đừng có vọng động.
7.- Trừ tà ma xa lìa ngoại đạo.
8.- Phải thông chơn lý chớ chấp hữu vi.
9.- Phải tinh tấn theo đức hạnh Phật.
10.- Mỗi pháp phải thông suốt rõ rệt.
Nếu đủ mười điều công đức này thì mau đặng thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý mê say, trí tính mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ, cái tâm ngu mê cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt,hoặc chấp trước kinh sách văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số, hoặc học được hai câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn. Chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt người ngu mê không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự dối mình, tuy có nhân lành mà khó tránh họa dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ đề, một khi mất thân người, muôn kiếp khó phục hồi đặng”.
TN hy vọng bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt hơn khi đối người tiếp vật. Việc thấy chuyện xấu của người, đem nó găm vào tâm mình, rồi để nó hành mình tới điên đảo, đó là bạn đang bị pháp chuyển.
Chúc bạn tỉnh giác tu học.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật. Từng lời dạy của Thầy Thiện Nhân bên dưới công đức thật vô biên. Nguyện cho chúng sanh sinh tâm hoan hỉ, chánh Pháp tinh tấn như lời thầy giảng giảng, nguyện cho chúng sanh tinh tấn trí tuệ tu học phật đạo. Nam Mô A Di Đà Phật, nguyện mang công đức này hướng về khắp tất cả đệ tử và chúng sanh đều đồng thành phật đạo. Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy Thiện Nhân con việc có việc xin nhờ thầy chỉ bảo ạ: Nhà con dạo gần đây rất nhiều kiến (việc ăn ở vệ sinh trong nhà con cũng là người tương đối cẩn thận, sạch sẽ). Kiến có cả ở sàn sân sau, khi sinh hoạt,rửa rau, rửa bát…bắt buộc phải rội nước thì con không biết phải làm sao? Con không ghét chúng, có thể để chúng sống chung cũng được không sao, vì con cũng không muốn phải sát hại chúng, nhưng vì sinh hoạt nên con bắt buộc phải rội nước… làm chúng chết cũng không ít. Mỗi lần như thế con cảm thấy áy náy nhưng không biết phải làm sao? con nghĩ thầm, thôi thì vừa rội nước vừa niệm phật, nhưng cũng thấy nó thế nào đó.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Sắc,
Trường hợp của bạn gần tương tự như của vị liên hữu Ngọc Linh, vì vậy mong bạn đọc kỹ chia sẻ của dưới đây của TĐ để biết cách hoá giải nhé:
Hoá Giải nạn kiến
TN
A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!
Cảm ơn Thầy Thiện Nhân rất nhiều và rất nhiều, tất cả đều do Nhân quả, tất cả đều phải tùy duyên…A Di Đà Phật!
Con rất cảm ơn thầy Thiện Nhân. Còn nhiều điều nữa trong quá trình tu học con mong được thầy chỉ bảo. A di đà phật!
Thưa thầy Thiện Nhân: Con nhớ 1 câu hát rất hay trong phim Hư Vân lão Hòa thượng “Trong tâm có phật tôi không sợ mưa sa lớp lớp, tôi không sợ cát đá trùng trùng”. Thầy có thể giảng rõ giúp con câu “Trong tâm có phật” được không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Sắc,
“Trong tâm có Phật” là câu rốt ráo chân thật nghĩa hay còn gọi là câu liễu nghĩa, nói gọn nghĩa chính là Phật Tâm, vì thế chúng ta nên hiểu Phật Tâm vốn là một chứ không hai, cũng vì thế nó không có ở trong cũng không có ở ngoài và không có ở giữa.
Trong quá trình tu đạo, hẳn nhiều lúc chúng ta đi tìm cái Phật tâm này và đã tìm mọi pháp, mọi cố gắng để thấy Phật Tâm bằng được, nhưng càng truy cầu càng chẳng thấy Phật tâm đâu, trái lại chỉ thấy tâm chúng ta ngày thêm một điên đảo. Cái tâm điên đảo này với Tâm Phật có gì khác biệt? Đây là điều người học Phật chúng ta phải nhận diện cho thật kỹ và khéo, nhờ đó mới có sự quán chiếu tương ưng khi đối người tiếp vật và cũng nhờ đó mà sự tu hành mới có sự lợi lạc, nghĩa là đem lại sự an lạc tâm.
Trong kinh Kim Cang Phật nói: Tâm quá khứ, hiện tại, vị lai không thể nắm giữ. Lý do? bởi quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hiện tại không ngừng sanh diệt.
Ví thử: chúng ta làm một việc lầm lỗi với một ai đó, như mắng nhiếc chẳng hạn. Nhân của sự mắng nhiếc là do tâm cống cao ngã mạn, vì ngã mạn nên chúng ta lầm chấp „ta“ là lớn nhất, không ai có quyền đụng đến „ta“. Vì vậy khi có ai đó làm khác với „ta“ nghĩ, „ta“ muốn… ngay lập tức „ta“ sẽ trỗi dậy và phản ứng mãnh liệt. Phản ứng hoặc là khẩu, hoặc là thân, nhưng thân, khẩu chỉ là dụng (còn gọi là phương tiện) của ý. Do vậy để nhận diện tâm cống cao ngã mạn thì chúng ta phải lần đến tận gốc: ý khởi cống cao ngã mạn tạo nhân cho thân, khẩu tạo nghiệp ngã mạn. Nhân này sẽ không thể thành tựu nếu thiếu duyên: người đối diện nói khác ý với „ta“ (phê phán, chỉ trích…). Cho nên nhân-duyên luôn luôn là cặp đôi không thể thiếu trong các nghiệp tạo tác của mỗi chúng ta.
Đi sâu vào phân tích sự việc: tai (nhĩ thức) nghe tiếng người đối diện phê phán, chỉ trích „ta“. Cái tai chỉ có chức năng tiếp xúc và đón nhận âm thanh, nhưng nhận biết ý nghĩa của âm thanh lại là tánh nghe. Tánh nghe này phát xuất từ chân tâm hay còn gọi là tự tánh thanh tịnh của chúng ta.
Phật nói: Phật tánh vốn dĩ thanh tịnh chẳng nhơ, nhưng vì mê ngộ nên có thăng trầm!
Chẳng nhơ, vậy nhưng tại sao khi nghe thấy ai đó phê phán mình thì ngay lập tức tự tánh đó bị nhơ? Điều này khá vi tế, vì thế chúng ta chỉ cần khéo quán chiếu một chút sẽ nhận ra được:
– Tai nghe âm thanh = nhĩ căn tiếp xúc cảnh trần (lời chê, tiếng khen) sẽ tiến tới: thuận nhĩ, êm ái thì thích; nghịch nhĩ thì không thích, thì ghét.
– Nhĩ căn (nhân)+cảnh trần (duyên) = nảy sanh ý thức = sự phân biệt chấp trước: yêu-ghét, thích-chẳng thích. Phật gọi đó là vọng thức=Mê=Khổ.
Quan trọng: sự phân biệt chấp trước này khởi lên từ đâu? Từ Chân tâm của mỗi chúng ta. Lý do? Bởi tánh nghe phát xuất từ chân tâm. Như vậy hẳn chân tâm lúc này đã bị ô nhiễm? Không phải vậy, trái lại lúc này vọng thức (sự phân biệt, chấp trước) tạm thời đã che lấp chân tâm. Vọng thức càng mãnh liệt bao nhiêu, càng sâu dày bao nhiêu thì chân tâm càng bị che lấp, phủ dày bấy nhiêu.
Khi nào biết chân tâm bị phủ dày? Lúc chúng ta thấy tâm hằn học, khó chịu, nặng trĩu, bức bối nhất và phản ứng mãnh liệt nhất.
Như vậy thủ phạm của sự hằn học trên vốn chẳng phải tánh nghe (từ chân tâm) khởi lên, mà chỉ do nhất thời căn+trần gặp nhau khởi sanh vọng thức yêu, ghét. Muốn đoạn sự yêu, ghét này, ngay khi các căn tiếp xúc cảnh trần, chúng ta xoay tánh nghe vào bên trong (hướng vào chân tâm thanh tịnh của chính mình), ngay lúc đó căn (các căn) dẫu tiếp xúc với trần (các trần) sẽ không có cơ hội để sanh ra sự yêu-ghét được. Nghĩa là: dẫu có đủ nhân-duyên nhưng không thể sanh quả, bởi nhân duyên đã bị tiêu trừ.
Phật tánh thanh tịnh chẳng nhơ, nhưng vì mê ngộ nên có thăng trầm hàm nghĩa là vậy. Mê=căn+trần=sanh vọng thức. Vọng thức (vọng tâm) càng sâu dày=tâm mê càng sâu dày; Ngộ=căn+trần=ngay lúc đó xoay tánh nghe vào bên trong để nghe chân tâm, tự tánh thanh tịnh=tâm không tạo nghiệp=Phật tâm không bị che lấp. Đó chính là pháp quán nhĩ căn viên thông của Quán Thế Âm Bồ Tát dạy trong Kinh Lăng Nghiêm. Áp dụng pháp quán nhĩ căn này khi tu học, dẫu chúng ta đang ở đâu, tiếp xúc cảnh trần nào chăng nữa, tâm sẽ luôn được an lạc=Phật luôn ở trong tâm hay còn gọi: Phật tâm luôn hiện tiền.
Phật tâm ai trong chúng ta cũng có, nhưng chỉ nhất thời mê hay ngộ nên có thăng, có trầm, có dày, có mỏng. Chúng ta tu là để phá phê-khai ngộ, lìa khổ-được vui. Nếu tu, càng tu càng thấy khổ=tâm chúng ta đang mê, tâm đang đoạ lạc; ngược lại đang từng ngày giác ngộ, đang thăng tiến.
TN
Thầy cho con hỏi nhà con ở có ma con phải làm sao?cái này do mạng chồng con lớn nên nó cho thấy luôn đó thầy,nó phá nhà con làm ăn k nổi,nhà bệnh đau liên miên,rồi đủ thứ giờ 2 vợ chồng con nợ nần,nhà cửa thì xuống cấp,con cái ốm đau bệnh tật nhà con có thờ quan công chứ con có treo hình phật a di đà nữa mà nó vẫn phá là sao thầy?nhà con đối diện trừơng học đã bị bỏ hoang vài tháng nay?
Chào chị. Xin phép được trả lời ngắn gọn các thắc mắc của chị như sau: thứ nhất, nếu nhìn thấy hình bóng ma quỷ thì là do cơ thể quá yếu, thiếu sinh khí nên mới nhìn được chứ không phải mạng lớn. Kể cả các thầy đồng, họ nhìn được thực ra cũng là nghiệp chướng không tốt chứ không phải điều hay. Thần thông có được từ việc tu tập pháp thanh tịnh, chánh pháp mới là chánh giáo, còn lại đều là tà đạo và sẽ gặp quả báo. Thứ 2, nhà chị ở có ma quỷ theo phá hoặc gia đình gặp nhiều điều không may như vậy là do nghiệp chướng của cả gia đình chị, và cũng vì do người trong gia đình tâm đồng với tâm ma quỷ nên chiêu cảm chúng đến. Thứ 3, nếu cho rằng do đất mình ở gần trường học bị bỏ hoang mà gặp tai họa là quan điểm phong thủy, và theo lời Phật nói trong Kinh thì đó là tà đạo. Quan điểm của Phật pháp là người có phước sẽ chuyển được phong thủy/hoàn cảnh, còn người vô phước sẽ ở đất xấu. Thứ 4, chị có treo 100 ảnh Phật, bật 1000 băng niệm Phật mà trong tâm tánh cả gia đình không cải ác tu thiện thì cũng không giải quyết vấn đề gì, ma quỷ vẫn sẽ tới. Phật giáo cũng nói rằng cảnh do tâm chuyển. Vì vậy, chị và gia đình hãy tìm hiểu và tu tập Phật pháp. Cách tu tập thì nếu có duyên/thiện căn chị sẽ gặp được chánh pháp. Diệu Minh xin được thẳng thắn như vậy. A Di Đà Phật!
Bạn Giấu Tên thân mến,
Theo mình hiểu thì những điều may mắn hay không may mắn đến với vợ chồng bạn đều là duyên nghiệp, là nhân quả mà vợ chồng bạn đã tạo tác trong nhiều đời nhiều kiếp. Nếu như đời trước tạo nhân bất thiện, đời này đủ duyên, nhân quả đã chín mùì, nếu không phải bị ma hãm hại (chưa chắc đâu bạn!) thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều lý do khác để làm cho vợ chồng bạn buồn phiền. Nếu vợ chồng bạn tin Nhân Quả thì mình khuyên là hãy an nhiên thọ nhận, chứ buồn phiền cũng chẳng có ích lợi gì, xem đây là cơ hội để mình trả cho xong món nợ tiền kiếp, như người xưa đã nói:”Thọ khổ thị liễu khổ, hưởng phước thị liễu phước” (thọ khổ sẽ hết khổ, hưởng phước sẽ hết phước).
Bạn nói nhà bạn có “ma”, mình nghĩ “ma” đây là một loại chúng sanh trong cõi Quỷ Thần, có lẽ nơi ấy là “nhà” của họ, nơi họ đã ở từ lâu trước khi vợ chồng bạn đến “chiếm cứ”, mà cũng có thể là oan gia trái chủ của gia đình bạn, họ đến để báo thù. Cho dù họ là gì gì… đi nữa, thì cũng xin vợ chồng bạn hãy mở lòng từ bi mà rãi tình thương đến với họ. Cụ thể là vợ chồng bạn nên vì họ mà cũng là vì lợi ích của chính mình mà phát tâm niệm Phật, tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Kinh A Di Đà hay Kinh Vô Lượng Thọ rồi hồi hướng công đức cho họ, mong họ được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc hay về cãnh giới an lành. Một khi họ nhận được nhiều lợi ích từ bạn, biết đâu chừng họ sẽ đổi oán thành ân và hộ trì giúp đở gia đình bạn là đằng khác!
Ông Quan Công, theo mình biết, sinh thời là một danh tướng, khi ra trận bị kẻ thù mai phục, bị bắt sống và chém đầu. Ông ta hiện hồn ma đi lang thang kêu khóc thảm thiết:”Trả đầu lại cho tao! Trả đầu lại cho tao!…”. Có một vị thiền sư cùng quê với ông ta, thấy tình cảnh của ông ta như vậy mới sinh lòng trắc ẩn, bèn an ủi, khuyên lơn và khai thị cho ông. Khi đã tỏ ngộ, ông ta xin quy y Tam Bảo và xin làm thần hộ pháp để bảo vệ chùa. Bạn thấy đấy! Ông ta là thần hộ pháp (thuộc hàng Quỷ Thần), bạn không lạy chư Phật, chư Bồ Tát, mà lể lạy ông ta làm cho ông ta bị tổn phước, khiến ông ta nổi giận với gia đình bạn cũng nên!
Chúc bạn mau tinh tấn trong tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật!Dạ con cảm ơn thầy ạ
Ai dám nói là âm dương hai đường khác biệt, lý lẽ khác nhau?
Vào triều Thanh, vùng Gia Định (nay thuộc Thượng Hải) có hai anh em nhà họ Trương, khi phân chia gia sản cha mẹ để lại, người anh lẽ ra phải trả cho em mười mấy lượng bạc, nhưng anh ta lại dựng chuyện chỉ hươu chỉ nai, cố ý không muốn trả. Người em nghèo, tính tình chất phác, không nói lại được anh, liền đến nhờ ông chú phân xử, vì ông là người trước kia đã đứng ra phân chia gia sản. Ông chú thấy người anh giàu có, có thể nhờ cậy được, nên quay sang bênh vực cho người anh. Người em trong lòng hết sức giận tức. Đến mùa hè năm Đinh Sửu niên hiệu Khang Hy (1697) liền viết một bản văn sớ kể lể hết sự tình, mang đến khấn rồi đốt ở miếu Thành hoàng trong làng. Đốt xong, đợi năm ngày mà không thấy chút cảm ứng gì, lại đốt tiếp một bản văn sớ nữa. Qua hôm sau, người chú bỗng lăn ra chết, người anh cũng chết. Rồi cuối cùng người em cũng chết luôn.
Sau khi chết, cả ba người đều thấy mình bị dẫn đến miếu Thành hoàng. Thần nói: “Ba người các ngươi thật chưa chết, nhưng ta triệu cả ba đến đây là vì có sớ kiện, phải thẩm xét cho rõ sự việc.” Rồi thần hướng về người anh, nói: “Ngươi quả thật chưa trả mười lăm lượng bảy tiền cho em, sao còn mưu gian cậy thế? Phạt ngươi 30 trượng.” Lại nói với người em: “Việc này sao không tố cáo với quan ở dương gian, lại xem thường kinh động đến âm phủ? Phạt ngươi 25 trượng.” Lại trách mắng người chú: “Ngươi là chú sao không phân xét công bằng, lại xu nịnh người giàu, khinh dễ kẻ nghèo, khiến cho hai cháu phải thưa kiện đến đây, phạt ngươi 10 trượng.”
Xử việc xong, cho cả ba về. Ba người tỉnh lại, hóa ra đã chết hơn nửa ngày, người nào cũng than nơi bắp đùi đau đớn lắm, lại nhìn vào mông đều thấy thịt tím bầm. Cả ba người nằm liệt hơn mười ngày mới dậy nổi.
Lời bàn
Người chú họ Trương vốn không có thù riêng với cháu, chỉ là muốn hùa theo điều lợi mà thôi. Đâu biết rằng hết thảy mọi việc ở dương gian, nơi âm phủ đều có sổ sách ghi lại rõ ràng, không sai sót? Cho nên dương thế còn có chuyện oan ức, nhưng âm ty tuyệt không phán xử sai lầm. Trên dương thế còn có ảnh hưởng của tình cảm khi xét xử, nhưng âm ty chỉ theo đúng luật mà làm. Việc hỏi tội nơi dương thế, bất quá chỉ phán xét theo những việc trong đời này, nhưng âm ty luận tội thì cân nhắc hết thảy mọi việc trong nhiều đời trước. Người gặp việc oan ức, nếu hiểu rõ được nhân duyên đời trước ắt sự uất ức sẽ tự tiêu tan.
Tôi nhớ vào năm Nhâm Tuất (1706) ở trấn Nam Tường cũng thuộc vùng Gia Định, trong gia đình của Lục Chấn Cầu phát sinh một chuyện thật hết sức ly kỳ. Cứ theo lời người nhà ấy thì ma quỷ cõi âm khi đi lại cũng phải có điệp văn (tờ giấy có sự xác thực của cấp thẩm quyền, dùng để đi lại ở những vùng nhất định, ngày nay gọi là giấy thông hành) lại không được phép đi qua các bến sông.
Năm ấy, người cháu dâu của Lục Chấn Cầu bị bệnh, bỗng có một con quỷ nhập vào, tự nói ra rằng: “Tôi vốn là người ở huyện Vụ Nguyên, Huy Châu, ở bờ sông phía bắc bán trứng cá, bị một nhà buôn kia thiếu nợ quá nhiều không trả, mất sạch cả vốn lẫn lãi, do đó uất ức mà chết. Tôi chết rồi liền mang sự việc khiếu nại nơi âm ty. Quan âm ty nói việc này không có gì phải khiếu tố cả, liền đưa cho tôi xem một bản ghi chép, trong đó có đủ những khoản mà kiếp trước tôi đã nợ người kia. Tôi biết được rồi thì không còn giận tức nữa. Vị quan âm ty liền cấp cho tôi một điệp văn, bảo quay trở về nhà. Nhưng lúc đi ngang qua đây thì bị đứa tớ gái của ông tạt nước trúng làm dơ bẩn điệp văn, nên không thể về nhà được nữa. Xin mau mau đền lại điệp văn cho tôi.”
Lục Chấn Cầu nói: “Điệp văn là của cõi âm, tôi biết làm sao thay thế được, nên quay lại nơi đã cấp mà xin cấp lại mới được.”
Quỷ nói: “Tôi đi đến đây rồi, phía trước là thành quách, phía sau là trạm quan canh giữ, dù muốn trở lại cũng không được.”
Lục Chấn Cầu liền hỏi: “Như vậy biết phải làm sao?”
Quỷ nói: “Trong vùng này có người tên họ ấy, ở làng ấy… có thể giúp được việc này.”
Chấn Cầu sai người đi tìm theo lời quỷ nói, quả nhiên có người tên ấy, ở làng ấy, liền mời đến nhà. Người ấy là một cụ già. Chấn Cầu đem hết sự việc kể cho cụ nghe, nhưng cụ già không biết cách cấp điệp văn, nên hướng dẫn tìm đến nhờ một đạo sĩ. Họ Lục liền bày lễ vật hoa quả cúng tế, rồi nhờ đạo sĩ viết lại điệp văn. Quỷ có được điệp văn rồi mừng lắm, hết sức cảm tạ, lại dặn người nhà phải nhanh chóng mời thầy trị bệnh cho cô cháu dâu. Lúc quỷ đã đi rồi, bỗng quay lại nói: “Nhà ông có hai con chó đang ngủ trước cửa, không ra được. Xin ông đưa tôi ra.” Lục Chấn Cầu liền đưa theo ra cửa, quỷ liền xuất ra đi mất. Người cháu dâu của Chấn Cầu sau đó dần dần khỏi bệnh.
Ai dám nói là âm dương hai đường khác biệt, lý lẽ khác nhau?
Trích từ An Sĩ Toàn Thư
Chu An Sĩ
Con thỉnh thoảng trong giấc mơ thường mơ thấy đang nghe những bài kinh phật, như vậy là có điềm gì không ạ. Xin các quý thầy chỉ giúp con
Con cảm ơn ạ!
Giấc mơ ấy có nghĩa là từ kiếp trước bạn đã từng có tu tập, giờ chủng tử ấy vẫn còn nên lập lại trong giấc mơ. Điều ấy cũng gợi ý với bạn hãy mau mau niệm Phật nguyện vãng sanh, kẻo không thì chắc chắn sẽ tiếp tục luân chuyển trong 3 đường khổ. Kiếp người vài mươi năm ngắn lắm, chỉ bằng một bữa ăn sáng của chư thiên cõi trời Đao Lợi. Hãy lo tu gấp gấp. Vô thường bất chợt không biết đến khi nào. Chủng tử tu của bạn khá tốt, giờ tiếp tục chắc chắn sẽ sớm thành.
A Di Đà Phật
Cho con hỏi cị con thường xuyên mơ thâdy những đièu sẽ xảy ra trong tương lai . Và c con có 1 vong nam theo đi cắt hoài k đc :(( . Hôm nay nhà con mới đi xem bói xem sao vì hqa cị con mơ thấy bảo sắp nổ rồi chạy đi k chếth hết bây giờ . Gia đình con có đi xem bói và ng thày nói mảnh đat nhà con dữ và có nhiều vong hiện tại cị con đag bị 1 vong trai trẻ theo . Và còn nói tuổi con k đi lấy ck sớm thì sẽ làm giảm tuổi thọ của bố mẹ . Con hoang mang qá k biết nên tin hay k ạ ? Và nếu đúng như vậy von nên làm sao ? Và có cách nao giúp cị con k ạ cị ấy mâdt ngủ suốt thôi nhìn thương lắm ạ . Con hay đọc chú đại bi khi c í ngủ và con ngồi von đọc như vậy có làm cho vong kia ktránh xa cị von k ạ . Chứ cị con đi đâu vong ấy cũng theo í ạ :(((“ .ngày trước von nghĩ đất nhà ai cũng có thổ dfịa khó có thể vào được đat nhà # í sj nhưng cị con đi đâu cũng bị vong í theo . Giúp con với ạ . Con cảm ơn !
Có lẽ bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về đạo Phật bạn ạ. Sau khi hiểu rồi bạn sẽ tự có câu trả lời cho những thắc mắc của mình. A Di Đà Phật
Người Hiểu Đạo Chớ Nên Xem Bói
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/11/nguoi-hieu-dao-cho-nen-xem-boi/
Thầy Bói Khuyên Sát Sanh Cầu Hết Bệnh Bị Quả Báo
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2018/03/thay-boi-khuyen-sat-sanh-cau-het-benh-bi-qua-bao-audio/
Người Học Phật Có Nên Chọn Ngày Tốt Và Xem Phong Thủy?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/10/nguoi-hoc-phat-co-nen-chon-ngay-tot-va-xem-phong-thuy/
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đào Ngọc Tuyết,
*Chuyện của chị em bạn rất dễ hoá giải, với điều kiện hai chị em và gia đình bạn phải chấm dứt đi xem bói. Các thầy bói đều dựa theo những lời nói, khuân mặt của các bạn để phán “bệnh”. Điều này cũng giống như khi bạn đến bác sĩ, lời đầu tiên họ sẽ hỏi bạn cần giúp điều gì? Khi bạn nói lên những “bệnh lý” của bạn, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để “kê đơn thuốc”. Do vậy, nếu bạn muốn hoá giải tận gốc, bạn phải phát tâm tu đạo Phật thật chân chánh và thanh tịnh; ngược lại các bạn sẽ càng lún sâu vào vòng mê mờ nhân quả.
*Hai chị em bạn nên phát tâm quy y Tam Bảo và Thọ Ngũ Giới của Phật. Tại sao nên? Bởi người phát tâm thọ Tam Quy Ngũ Giới và nguyện tu học chân chánh thì chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ pháp sẽ luôn ủng hộ. Nhờ đó các chúng sanh vô hình khó có cơ hội để lại gần.
*Trường hợp mảnh đất gia đình bạn đang ở có vong, hai bạn chỉ cần phát tâm thỉnh KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, hàng ngày tuỳ duyên mua hương hoa, đồ chay tịnh, đối trước bàn thờ Phật hay bàn thờ tổ tiên, phát tâm vì những vong linh nọ mà trì tụng 21 ngày liên tục không gián đoạn (Kin Địa Tạng quyển lớn có 3 quyển nhỏ, tối thiểu mỗi ngày 1 quyển nhỏ). Sau 21 ngày sẽ tụng được 7 quyển lớn; kết hợp phóng sanh, niệm Phật, bố thí, cúng dường rồi hồi hướng cho những vong linh đang đeo bán chị em bạn, nguyện họ buông bỏ oán thù, buông bỏ luyến ái trần tục, cùng niệm Phật để sanh về Tịnh Độ. Nếu các bạn chân thành làm, chỉ trong vòng 1 tuần sẽ có sự chuyển hoá.
Quan trọng: Khi phát tâm làm, các bạn phải thật tỉnh giác và giữ tâm thanh tịnh, quyết không được khởi ý niệm mong cho họ sớm ra đi để mình thoát nạn, bởi họ có thể đọc được tâm ý của các bạn. Chỉ cần chân thành, thanh tịnh làm thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Nguyện chúc hai bạn tỉnh giác và dõng mãnh tu đạo để cuộc sống an lạc.
TN
Con xin quý thầy giải thích giùm con hiện tượng con nhìn thấy quỷ. Lần đầu tiên là khi con đang ở HN lúc đang chập chờn ngủ thì thấy có một bàn tay người nhưng đầy lông lá giống như tay gấu tát vào mặt con một cái con liền tỉnh ko ngủ dc nữa. Lần thứ hai là lúc con đang ở quê đang nằm ngủ cùng giường với em gái con. Lúc đó em gái con nằm ngoài con nằm phía trong. Con bỗng nhìn thấy một con quỷ thân hình và khuôn mặt đầy lông đang đứng cạnh và nhìn em gái con. Sau khi phát hiện con nhìn thấy con quỷ liền quay sang nhìn con gầm gừ đe dọa. Con sợ hét lên và đập lay em gái con dậy thì con quỷ biến mất nên em con ko thấy gì hết. Sau lần này con mới hình dung ra bàn tay lông lá tát con lúc trước và con quỷ con nhìn thấy sau này thực chất là của cùng một sinh vật. Con cũng lên mạng tìm hiểu nhiều thông tin thấy có chỗ nói nhìn thấy quỷ là do con có thiên mục, có chỗ lại nói chỉ có người sắp chết mới nhìn dc như vậy. Từ lúc đó đến nay đã dc gần hai năm con vẫn ko bị gì ảnh hưởng tính mạng, dù cũng trải qua nhiều kiếp nạn trắc trở bệnh tật nhưng may mắn vẫn vượt qua. Nhưng con vẫn hoang mang ko rõ con trải qua hiện tượng gì mong quý thầy chỉ bảo. Cảm ơn quý thầy rất nhiều chúc quý thầy sức khỏe ạ!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhung,
*Trước hết bạn phải cẩn trọng với những thông tin mà bạn tìm hiểu trên mạng, bởi nếu bạn không khéo quán chiếu và tư duy, chính bạn sẽ gặp thêm khổ nạn. Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Phẩm Thứ 6 Như Lai Tán Thánh Phật có dặn Ngài Phổ Quảng Bồ Tát về việc đêm nằm ngủ gặp ma quỷ như sau:
“Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.
Này Phổ Quảng! Ông nên dùng thần lực khiến hàng quyến thuộc đó đối trước tượng của chư Phật, Bồ Tát, chí tâm tự đọc Kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc, đủ số ba biến hoặc bảy biến. Như vậy, kẻ quyến thuộc đang ở trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong, sẽ được giải thoát, cho đến trong mộng trong mị không thấy hiện về nữa.” (Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Phẩm Thứ 6 Như Lai Tán Thán)
Tư duy theo lời Phật dạy, rất có thể vị quỷ trên có duyên với bạn, hoặc có ân, oán với bạn và vị đó muốn chuyển thông điệp tới bạn, nhưng vì bạn quá hoảng loạn, từ trường âm-dương khác biệt nên bạn không cảm nhận rõ ràng những điều vị quỷ nọ muốn gửi tới bạn. Theo thiện ý của TN, bạn hãy phát tâm thỉnh quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, sắp xếp thời gian sinh hoạt trong ngày, rồi phát tâm tụng tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN (tối thiểu mỗi ngày một quyển nhỏ trong quyển lớn) liên tục, không gián đoạn trong vòng 49 ngày, kết hợp thường xuyên niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT hồi hướng cho vị quỷ nọ cùng tất cả những chư vị vong linh ở tại khu nhà của bạn, nguyện cho họ buông xuống mọi duyên nợ, ân oán từ vô thỉ kiếp tới nay, cùng với bạn tu học thanh tịnh để hồi hướng sanh về Tịnh Độ. Nếu bạn nhất tâm thanh tịnh thực hành, chỉ trong vòng 1 tuần sẽ có sự chuyển hoá tốt đẹp.
Quan trọng: Khi tụng kinh, niệm Phật nhất quyết bạn không được khởi bất cứ ý niệm bất thiện nào, đặc biệt là muốn trục xuất, hay tống táng vị quỷ nọ cho thật nhanh, bởi làm vậy sẽ khiến cho vị đó nổi sân thì sẽ khó chuyển hoá. Quỷ-Vong linh nói cho đúng họ dễ chuyển hoá và chuyển hoá nhanh hơn người phàm chúng ta, bởi họ đã nếm trải những nỗi khổ khi mất thân người, nỗi khổ khi gặp và gánh chịu khổ nạn, nghiệp quả, vì thế, chỉ cần bạn khéo léo, tịnh tâm, tu học và hồi hướng cho họ, chắc chắn sẽ có sự chuyển hoá an lạc. Thứ nữa khi tụng kinh tuyệt đối không nên mời chư vị vong linh tới nhà, bởi khi sự tu học chưa có định lực, sẽ dễ gặp chướng nạn. Thực tế thì khi bạn nhất tâm tu học theo chánh pháp, không mời các chư vị vong linh cũng đều đến để nghe kinh, thỉnh pháp. Nhưng do cảnh giới người sống-kẻ chết khác biệt nên chúng ta không nhận ra thôi. Do vậy khi tu học bạn nên chú ý chi tiết quan trọng này nhé.
Chúc tinh tấn tu học theo chánh pháp để chuyển hoá cuộc sống thêm an lạc.
A Di Đà Phật,
Kính thưa Thầy,
Con có khi nằm mơ thường hay thấy người âm mà con không quen biết. Nhưng khi trong mơ con biết họ là người âm thì con sẽ tư niệm Phật cho họ.
Nhưng mà hôm qua, con có giấc mơ khác với trước đây. Con thấy con bị một thế lực vô hình ở đằng sau xách cổ áo nhấc bổng con lên và chân con cách mặt đất một khoảng. Con thấy họ không có thân thiện cần giúp do như những giấc mơ trước và lần này con không thấy họ. Nhưng con biết niệm Phật nhưng họ vẫn không chịu buông con ra. Con thấy bất an quá nên con mới nói với họ là nếu cứ như vậy, con sẽ niệm chú Chuẩn Đề. Và khi đó chân của con đặt ở dưới mặt đất nhưng con vẫn bất an. Con mới bắt ấn và niệm chú Chuẩn Đề nhưng đến khi tung hết câu cuối thì lúc đó con sực nhớ ra chú Chuẩn Đề có oai lực rất mạnh nên con sợ tổn thương họ nên con dừng lại và xả ấn và quay lại niệm Phật.
Con không hiểu vì sao giấc mơ đó rất kỳ lạ.
– Con chưa bao giờ bị tấn công như vậy cho dù trước đây con gặp người âm thì con chỉ cảm thấy họ cần con giúp. Chứ không có dữ như vậy.
– Con không hiểu vi sao khi niệm Phật nhưng không hiệu lực với họ lúc đó. Hay niềm tin của con không đủ mạnh.
– Con chưa bao giờ trì chú Chuẩn Đề và cũng không biết bắt ấn. Con chỉ nghe nói chú Chuẩn Đề và có nghe và nhìn sơ qua và thực tế là con không thuộc bài chú. Con cũng không hiểu vì Sao trong giấc mơ con lại biết Chú Chuẩn Đề và biết bắt ấn.
Sở dĩ trong mơ con vẫn nhớ chú Chuẩn Đề có oai lực mạnh và làm vong bị thương là vì ngày xưa ba con kể là ba con một hôm đang nằm thì thấy một vong tới gần. Trong lúc hoảng sợ ba con đọc chú Chuẩn Đề và ba con thấy họ bị văng ra rất xa. Ba con sau này cảm thấy hối hận vì điều đó vì ba con nói không biết họ muốn tới gần mình để cần gì không. Mình liền sợ đánh họ ra xa nên ba con rất hối hận. Con lúc đó mới nói với ba con là con chỉ muốn tụng hay niệm để người âm họ được lợi ích và dễ chịu. Con không muốn làm họ bị đau.
Chính cái việc này ngày xưa khiến trong mơ con vẫn còn nhớ. Chỉ có điều là con không hiểu vì sao con thuộc chú và biết cách bắt ấn nữa.
Nam mô a Di đà phật.
Còn là Vũ Xuân Trường. Xin cho con hỏi khi con đang niệm chú đại bi thì bỗng nghề thấy tiếng chuông chùa vang lên. Sau đó thấy cảnh tượng mình đang ngồi ở một chòi xung quanh là mây phía xa thấy có nhiều người mặc áo nhà sư màu vàng đang đồng thanh niệm chú. Khi đó vẫn nghe thấy tiếng chuông chùa.Sau đó con chợt tỉnh và thấy mình vãn đang ngồi niệm chú trước ảnh Quan thế âm bồ tát. Như vậy có phải là con đã niệm Chú đại bi đúng không? Có phải là con đã tu đúng không?.Hay đó là cảnh đó ma tạo ra.
A Di Đà Phật
Đức Thế Tôn dạy: Hễ những gì có tướng đều là hư giả. Thấy được sự hư giả, đừng vướng chấp, tức thấy được Như Lai. Như Lai liễu nghĩa: thấy được tự tánh thanh tịnh của chính mình.
Khi bạn trì chú, cho dù là thắng cảnh hiện chỉ cần nhận biết rồi nhiếp tâm vào câu chú, tức đang trì chú trong chánh niệm. Nhưng nếu vội vã nương theo thắng cảnh, tức bất chánh niệm. Nếu luôn thường nương chấp vào sự bất chánh niệm đó để trì chú hay niệm Phật, ắt sẽ gặp ma chướng.
Bạn cần thận trọng cảnh giác cao độ để không lạc vào ma đạo.