Đời nhà Tống, có hai anh em là Tống Giao, Tống Kỳ. Một hôm đang cùng ngồi đọc sách, có vị tăng nhìn thấy, xem tướng mạo rồi nói: “Người em sẽ chiếm bảng khôi nguyên, người anh cũng sẽ đỗ cao.”
Mùa xuân năm sau, vị tăng ấy gặp lại, vui mừng nói với người anh là Tống Giao rằng: “Con hẳn đã từng cứu sống được trăm vạn sinh mạng!” Tống Giao bật cười nói: “Con là học trò nghèo khổ, có sức đâu làm được việc như thế!”
Vị tăng nói: “Không nhất thiết phải là việc cứu người, dẫu muôn loài trùng bọ có sự sống đều kể là sinh mạng.”
Tống Giao nói: “Có một tổ kiến bị mưa lớn tràn ngập, con lấy cành trúc làm cầu cứu sống đàn kiến. Có lẽ là việc ấy chăng?”
Vị tăng nói: “Quả đúng vậy rồi. Do chuyện này mà năm nay em con tuy vẫn chiếm khôi nguyên, nhưng cuối cùng rồi con không thể kém nó.”
Đến kỳ công bố kết quả thi, quả nhiên Tống Kỳ đỗ trạng nguyên. Triều đình lập biểu chương trình lên Thái hậu. Thái hậu xem qua, cho rằng em không thể đặt trên anh, liền phóng bút sửa bài Tống Giao thành đệ nhất, còn Tống Kỳ thì từ đệ nhất (一) thêm vào một nét thành đệ thập (十).
Khi ấy mới biết lời vị tăng đã nói quả nhiên không sai.
Cứu kiến được tăng tuổi thọ
Vào thời đức Phật còn tại thế, có một vị tỳ-kheo đã chứng đắc lục thần thông, quán sát thấy trong số đệ tử mình có một chú sa-di chỉ trong 7 ngày nữa ắt phải chết. Vì lòng từ bi, ngài liền bảo chú sa-di ấy về quê thăm cha mẹ, đến ngày thứ 8 hãy trở lại chùa. Đó là thầy muốn cho chú sa-di ấy được gặp cha mẹ trước khi chết cũng như được chết tại quê nhà. Không ngờ đúng ngày thứ 8 chú sa-di vẫn còn sống trở lại chùa.
Vị tỳ-kheo liền nhập định quán sát nguyên do, mới biết chú sa-di lúc đang trên đường về quê bỗng gặp một tổ kiến sắp bị nước dâng tràn vào, lập tức cởi áo cà-sa đắp chặn xung quanh để cứu, nhờ đó mà cả đàn kiến được thoát chết. Nhờ việc này mà chú sa-di chẳng những không chết yểu, về sau lại sống thọ đến 80 tuổi, chứng quả A-la-hán.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Người niệm Phật nên niệm có âm điệu(như thường nghe trong đạo tràng hoặc máy niệm Phật) hay niệm bình thường? Trong 2 cách này không biết cách nào dễ nhiếp tâm hơn. Quý bạn có kinh nghiệm xin được chỉ dẫn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Ý,
Niệm Phật trọng nơi tâm, không trọng nơi tiếng. Nếu tâm bạn tịnh, thì niệm ra tiếng nhanh hay chậm, nhỏ hay lớn, hay niệm thầm đều như nhau. Muốn nhiếp được tâm bạn phải thực hành theo cách: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ, nghĩa là: Miệng niệm A Di Đà Phật – Tai nghe rõ A Di Đà Phật – Tâm nhớ rõ A Di Đà Phật, cứ như vậy không đứt đoạn, lâu ngày những phiền não sẽ giảm thiểu và tâm sẽ an lạc.
TN
cho cháu hỏi là niệm Phật kiểu thì thầm mấp máy miệng mà trong đầu vẫn có tiếng niệm Phật thì có phải là tâm niệm Phật không ạ ? A Di Đà Phật
A Di Đà Phật ! mình có thắc mắc mình niệm trong tâm 1 câu Phật hiệu xen kẻ một câu danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm có được không ạ ! vì mình đang bế tắt mong muốn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát để tai qua nạn khỏi !
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/niem-danh-hieu-bo-tat-quan-the-am-cau-vang-sanh-cuc-lac/ A Di Đà Phật cô/chú Vạn Sự Tùy Duyên có thể vào đọc bài viết ạ . A Di Đà Phật
Chào bạn Vạn Sự Tuỳ Duyên,
Không nên như vậy nhé bạn, vì tâm chẳng chuyên thì khó cảm ứng. Cho nên bạn hãy thử làm như thế này, ngoài thời khoá niệm Phật bình thường, thì bạn hãy niệm thêm danh hiệu ngài Quán Thế Âm nhé, chứ đừng niệm xen lẫn như vậy.
Bạn niệm Phật chắc là để cầu vãng sanh Cực lạc, bây giờ bạn hãy tự hỏi mình xem, cái ý muốn vãng sanh với cái ý muốn để được tai qua nạn khỏi này, cái ý nào mạnh hơn. Thật ra, không có gì sai khi mình cầu xin ngài Quán Thế Âm giúp đỡ, nhưng những lúc khó khăn, nhớ đừng quên cái nguyện vãng sanh, đừng để nó bị những ý muốn khác lấn át, PH chỉ muốn nhắc bạn vậy thôi. Ngoài ra, khi bạn đã thật tin vào ngài A Di Đà, thật nguyện muốn vãng sanh, thì mọi việc cứ để ngài lo liệu, còn mình thì cứ niệm Phật thôi.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Có bạn nào biet cửa hàng nào ở hà nội bán quyển hành theo ấn tổ của chú diệu âm MINH TRỊ chỉ dùm mình với
Mọi người cho mình xin chút ý kiến. Mình vốn thích một cuộc sống đơn giản, bình yên, hiện tại mình làm công nhân mặc dù mình có bằng cao đẳng tiền lương ko nhiều nhưng vừa đủ trang trải cuộc sống, mình rất hài lòng dù không giàu có dư giả nhưng miễn trong lòng cảm thấy đủ. Tuy nhiên mọi người xung quanh lại chỉ trích mình là người ko có chí tiến thủ ko biết phấn đấu, chỉ muốn lựa chọn cuộc sống an nhàn, ko lo làm hết sức tích lũy cho con cái sau này… Mình ko biết liệu mình có đang sống và suy nghĩ sai ko?
Chào bạn Tịnh Yên,
Người thế gian thường quan niệm như vậy, bởi vì họ không biết mạng người chỉ trong một hơi thở, họ cứ nghĩ là ta sống rất lâu dài để làm việc này nọ. Tuy nhiên, người tu theo Phật cũng không phải là không làm gì hết; người tu theo Phật, ngoài việc tu học của mình, cần phải làm đủ bổn phận của mình (một người con, chồng, vợ,..) theo đúng chánh pháp Phật dạy. Ở đây bạn cần lưu ý ở điểm theo đúng chánh pháp Phật dạy, bởi vì đôi khi “bổn phận” theo người thế gian lại không tương đồng với chánh pháp.
Trở lại câu hỏi của bạn, bạn có một cuộc sống vừa đủ như vậy, hài lòng như vậy, biết đủ như vậy là quá tốt rồi. Bởi vì những ý kiến của người thế gian như vậy là từ vô minh mà có, chỉ làm tăng trưởng thêm lòng tham, phiền não. Cho nên bạn cứ bình tâm sống và tu học, đừng nên để ý đến những lời đó nữa. Tuy nhiên, nói thêm một chút, ví dụ sau này trong trường hợp cha, mẹ bạn gặp khó khăn, cần bạn giúp đỡ về tiền bạc, thì lúc đó bạn có thể bươn chải thêm một chút. Ý của PH là mình không cứng nhắc, tuỳ theo hoàn cảnh mà sống thôi, và khi bạn vì giúp cha mẹ mà kiếm thêm tiền, thì đó không phải xuất phát từ lòng tham, mà là từ tâm hiếu thuận.
Để có thể sống an ổn, biết vừa đủ để tu như vậy là rất khó, là rất quý, cho nên bạn hãy giữ vững tâm biết đủ như vậy mà dũng mãnh tu học nhé. Người tu tập theo đúng chánh pháp, thật sự muốn giải thoát khỏi luân hồi sinh tử khổ đều được chư Phật, Bồ tát ngầm gia hộ, nên bạn hãy an tâm tu tập nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Con chào các Cô, các Chus . Hom rồi con có nghe được nghe 2 Bà Phật tử trao đổi về cách sống. Con xin các Cô Chú giải thích cho con ạ . Một Bà , giúp dỡ con cháu tất cả mọi việc trong gia đình ( chăm cháu, nấu an, giặt giũ, dọn dep lau chùi nhà cửa …) vi phải làm nhiều, tâm trạng ko khỏi có lúc bực bội, bất mãn, nổi san giận, hờn trách…tóm lại là Không An Lạc ( cũng bỏ hết cả tụng kinh, nghe pháp – vì nói là ko có tâm trạng, tu tại thế gian là sống vì con cháu. ( bà giải thích là bắt buộc phải làm, ko thì ngập đầu ngập cổ lên à …) ; Một Bà thì chỉ giúp trong khả năng của mình, có giới hạn ( chỉ giặt và gấp quần áo của mình, quần áo của chúng nó thì rút vào để trên giương, việc nhà chỉ làm vừa đủ, ko nuong chiều con cháu) , ko bỏ tụng kinh, nghe pháp. Bà nói rõ quan điểm của mình là BÀ KHÔNG LÀM – để con cháu tự sắp xếp thời gian để làm ( con cháu bà đi làm nhà nước, cũng ko phải hoàn cảnh éo le gì ) nen bà sống rất tự tin, vui vẻ, an lạc . Vì Bà sống có nguyên tắc của mình, nếu có điều gì ko vừa ý thì góp ý luon với con cháu, rồi ko để trong lòng. Bà kia nói bà sống như vậy là Ích kỷ, sống ko vì mọi người, sống ko biết Hy sinh …
Con xin cô chú cho con biết thế nào mới là đúng theo Phật Pháp ?
Con xin cảm ơn ạ ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam mô a di đà phật.
Niệm PHẬT là việc của mình,vãng sanh là chuyện của mình.
Bạn đâu cần bận tâm,nghe xong rồi buông xả nó ra thì mới hay.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Xin mọi người hãy Hoan Hỷ giúp con. Vì câu chuyện của con chỉ là một ví dụ trong cuộc sống thôi. Khi Cư sỹ sống tại Gia đình , đôi khi cũng vướng mắc phải rất nhiều Chướng ngại. Nghe chuyện người khác, mới giật mình nghĩ đến nhà mình. Những khái niệm như Ích kỷ cũng thường hay bị khoác lên người , làm Cư sỹ bị người đời trói buộc, và Tự trói buộc mình, quên đi mục đích Tu tập Chính của bản thân. Từ lời nói đến hành động rất xa… Nào Buông xả, ko suy nghĩ, ko vướng mắc, nào Từ bi, nào Hoan hỷ…thực hiện được nó là cả vấn đề. Buông xả được vấn đề của người khác, biết đâu vấn đề của Chính Mình cận kề – liệu lúc đó có Nhất Tâm Niệm Phật được ko ? Con chỉ nghĩ, hãy nhìn vào Cái Sai – cái Đúng của người khác để đến lượt mình, mình biết cách Cư xử cho Đúng thôi ạ. Ko có ý gì khác đâu ạ . Nam Mô A Di Đà Phật !
Phật Pháp ko rời Thế gian, nếu tất cả các Phật tử đau khổ đến gặp Thầy , Thầy trả lời một câu duy nhất giống nhau : Hoan Hỷ đi con, Hỷ Xả đi con, Buông tay đi con, Niệm Phật đi con, có lẽ …Phật tử đó sẽ ko cần quay lại lần thứ 2, về nhà, viết 4 câu đó lên 4 bức tường …Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật
Theo kiến giải non kém của mình, đích thực như Lá Xanh nói Phật Pháp không rời thế gian pháp, vì Phật Pháp có công năng giải thoát mà thế pháp thì có khổ đau, giải thoát khổ đau chính là lợi ích của tu tập. Trường hợp trewn không ai sai cả nhưng nếu là mình thì khi già cả rồi, sinh lực yếu mòn chỉ nên phụ giúp con cháu những việc cần thiết và vừa sức thôi. Mẹ đã sinh ra , nuôi lớn, dạy dỗ một đời vất vả, cũng làm hết phận sự rồi nay con cháu lớn khôn phải nên hiếu dưỡng lại mới phải, Kinh nói rằng chăm sóc cha mẹ là hạnh phúc lớn và cúng dường cha mẹ bằng với công đức cúng dường Phật, Bồ Tát vậy. Đâu nỡ để mẹ đến cuối đời vẫn vất vả vì con cháu không có phút giây an nhàn sao? Chúng ta luân hồi đã từ vô thỉ kiếp rồi, nếm đủ vui buồn đau khổ, đủ thứ thân hình và có đời nào tu tập đàng hoàng đâu! Kiếp nayg may mắn gặp Đạo dù bỏ hết tất cả cũng quyết phải tu hành. Sống chết bất ngờ làm sao lơ là được, huống hồ tuổi tác đã cao nếu ôm đồm công việc lại bỏ phế tu tập khi chết đọa lạc, khổ đau mình chịu, con cái ở đâu?
Phật Pháp có đại phương tiện, dù thân làm việc nhà tâm vãn có thể niệm Phật đâu có trở ngại, đến giờ công khóa lại đến bàn Phật tụng niệm nếu 7h không tiện thì 8h, 9h… thật là thuận tiện. Đây có thể nói là vừa bố thí vừa tu hành, phước huệ song tu lại có thể càm hóa con cháu, còn gì tốt hơn
Chúc quý bạn tinh tấn.
Chào bạn Lá Xanh,
Quả thật như bạn băn khoăn, phàm phu chúng ta cần phân biệt rõ “nên, không nên” để còn biết mà hành trì. Cho nên, PH xin được góp ý thế này. Chúng ta cứ theo tâm mà xét thôi. Với người đầu tiên, nếu bà vui vẻ mà làm cho con cháu như vậy thì là bà đang hành hạnh Bồ tát, rất đáng quý; nhưng ở đây bà lại không vui, sân hận (có thể việc bà làm xuất phát từ suy nghĩ phải làm như thế mới là hy sinh,là thương con cháu, nhưng chính bà lại kham không nổi!), như thế thì không nên chút nào cả, vì tâm sân hận là nhân địa ngục, súc sanh mà. Với người thứ hai, PH nghĩ bà là người thông minh, sức bà tới đâu thì bà làm tới đó, lại biết kiểm soát thân tâm (tâm an lạc, không giữ phiền não trong lòng), nên đó là cách hành xử ta cần học theo. Con cháu phải có trách nhiệm với chính mình, chớ nên ỷ lại vào tình thương của cha, mẹ, ông bà mà “xài” họ quá mức, vì suy cho cùng thì họ đã sống một đời vất vả rồi, ở tuổi già họ cần được nghỉ ngơi, được con cháu quan tâm, chăm sóc. Ngoài ra, con cháu thật thương ông bà thì nên tạo điều kiện cho ông bà tu học, và ông bà thật thương con cháu thì nên tự mình tu học, để mình được giải thoát rồi cứu độ con cháu, đó mới là tình thương thật sự.
Góp ý thêm với bạn thế này nữa, khi chúng ta đã phân biệt rõ nên, không nên rồi thì tiến thêm một bước nữa là xả bỏ tâm chấp “nên, không nên”. Nhờ xả như vậy nên tâm sẽ thường an ổn mà niệm Phật. Khi có thời gian, bạn hãy nghe giảng kinh Lăng Nghiêm, vì kinh này giúp mình nhận rõ “nên hay không nên” đều là vọng, nhờ vậy mà sẽ không chấp nữa.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Con ăn chay nhưng vẫn còn thèm mặn và lâu lâu lại trở đũa ăn mặn, con phải làm sao đây??? Con chỉ mua tam tịnh nhục ăn thôi ạ không có giết vật sống!
Mong các đạo hữu hoan hỉ giúp đỡ!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Ăn chay giúp ta tu tập lòng từ bi không kết oán với chúng sinh dù chỉ là gián tiếp. Nhưng nếu bạn chưa được, vẫn có thể ăn tam tịnh nhục, bạn có thể ăn chay kỳ: 1 tháng ăn 2 ngày,hoặc 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày, hoặc ăn chay theo tháng… Quan trọng là bạn được an lạc, tu tập theo chánh pháp, có được niềm vui sống. Qua nhiều năm tu tập, chúng ta cũng sẽ chuyển hóa dần tham sân si, sẽ biết cách buông bỏ, có thể khi đó không còn thèm ăn mặn nữa, tự nhiên chứ không gắng gượng. Chúng ta đi từng bước vững chắc, có tiến bộ, càng tu càng lợi lạc. Nếu cứ ép quá, bạn mệt mỏi, nản chí, không an lạc, có lợi ích gì đâu.
Chúc bạn tinh tấn.
A Di Đà Phật! Cảm ơn Tịnh Ý nhiều ạ! Chúc Đạo hữu tinh tấn tu tập!
Sự việc mà bạn Lá Xanh muốn quyết ko đơn giản đâu. tôi đã gặp nhiều trường hợp mình hết lòng nhưng người thân. (( nghĩa là họ ko tin )) Những khái niệm như Ích kỷ… buông xả… quả thực nếu ko thực tập thì ko làm nổi. theo mình nếu ko quá quan trọng bạn tạm gác lại đã dc ko. hoặc việc đó ko phải duyên của bạn trái duyên khó lắm đấy. và cũng do tập khí của người nhà bạn . bạn cố gắng nhẫn nại nhé. khi người ta ko thấy sai người ta vẫn nghĩ việc mình đang làm là đúng họ sẽ ko sửa đâu thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Con Cảm ơn tất cả các Cô, Chú đã quan tâm trả lời con thật minh bạch. Con hiểu ạ. Con vẫn thường luon giữ cho tâm mình được an ổn, bình lặng ạ. Thỉnh thoảng, cuộc sống chỉ ném vào lòng con ” vài cục đá” làm cho mặt nước gợn sóng thôi ạ. Nhưng được thường xuyên được các Cô Chú nâng đỡ, con càng nhanh chóng được Bình Yên hơn là khi tự mình một. Mình hoá giải tam lý . Trong ” thất tình ” , con bị vướng mắc vào chữ Ưu, Tư một chút thôi, đôi khi, hơi chuyển sang chữ Sân một chút . Con vướng mắc vì hay nhìn vào cái sai, đúng của người khác để quán xét lại chính mình .Điều này, cha mẹ con thường dạy từ nhỏ, con cũng nghĩ là Đúng, nay – trở thành 1 Phật Tử , hình như cái khái niệm Đúng Sai, Nên và Ko nên cũng cần Buông Xả, con cũng nghĩ là Đúng, nhưng hiểu Ko rõ nét lắm ( theo Phật thì Buông Xả tất cả – chỉ để lòng thênh thang, rỗng lặng ) . Nếu có thời gian, Cô Chú giúp con hiểu thêm thế nào là ” xả bỏ tâm chấp Nên và Ko nên nhé “. Tuy con đã nhận ra 1 điều là ” trong lòng ko băn khoăn về bất cứ điều gì thì Luôn Được Bình An ” , ” mọi điều cứ để tự nó diễn ra, thuận theo tự nhiên thôi ! ( có đúng khong ạ ) ”
Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào bạn Lá Xanh,
PH cũng vẫn chưa làm được, cho nên chỉ chia sẻ cái hiểu của mình về vấn đề đó, hy vọng nếu bạn làm được thì nhớ chia sẻ kinh nghiệm với PH và các bạn sen nhé. Đây cũng chỉ là cái hiểu suông thôi, hiểu tới đâu thì PH chia sẻ với bạn tới đó.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy cho ta nhận ra cái vọng tâm của mình. Ví dụ, khi mắt bạn nhìn thấy một bông hoa, thì tròng đen trong mắt của bạn ghi nhận hình ảnh bông hoa, thì cái bông hoa mà bạn đang thấy chỉ là hình ảnh trên tròng đen con mắt, chứ không phải là thật thấy cái bông hoa ở ngoài đang hiện có. Con ruồi, con cua,.. với cấu tạo mắt của nó khác thì nó sẽ nhìn thấy một hình ảnh khác, chứ không phải là hình ảnh mà bạn nhìn thấy. Như vậy, thì cái hình nào đúng? Có lẽ đến đây bạn đã thấy là không có cái nhìn nào đúng hết. Các chúng sanh, với các nghiệp thức khác nhau (người, súc sanh, ngạ quỷ,..) thì nhìn thấy những khác nhau, như vậy nghĩa là tuỳ nghiệp mà ta thấy nó như vậy, chứ nó thật ra có hình dạng như thế nào thì ta không biết. Như vậy cái hình ảnh đó không phản ảnh chân thật cái vật bên ngoài, nghĩa là nó hư dối, không thật, là vọng. Với hình ảnh hư dối như vậy, mà ta lại điên đảo xây thêm một lớp hư vọng nữa là, thấy nó xấu đẹp,..và rồi xây thêm một lớp hư vọng nữa là sanh tâm yêu ghét, phân biệt,… Và điều tương tự xảy ra ở các căn khác như tai với âm thanh, mũi với mùi hương, lưỡi với vị, thân với xúc chạm, ý với pháp trần. Như vậy, nghĩa là hàng ngày ta toàn sống trong vọng, trong cái hư dối, trong nghiệp thức của chính mình tạo ra. Trở lại cái suy nghĩ “nên, không nên” thì cũng chính là vọng thôi. Nói chung, hơi khó để nhận nghĩa này, nhưng chịu khó suy gẫm thì chắc sẽ nhận được thôi.
Phật dạy, nếu ta chạy theo vọng thì chính là Căn bản sinh tử (là nguyên nhân để luân hồi), còn nếu biết là vọng, không chạy theo nó, mà xoay vào sống với cái Thật thì chính là Căn bản Bồ đề. Lý thuyết là vậy, chứ thực hành thì PH chưa làm được nên không dám bàn thêm. PH chỉ biết khi nhớ ra nó là vọng, thì ta không chạy theo nó nữa, mà sẽ nhiếp tâm niệm Phật.
Phật dạy buông xả, nhưng cái ý “lòng thênh thang rỗng lặng” là cái suy đoán của mình về cảnh giới đó, suy đoán thì cũng là hư vọng, đến khi nào ta đến được mức đó mới biết rõ. Sở dĩ PH phải nói điểm này vì sợ bạn nhầm cho rằng khi lòng mình “thênh thang rỗng lặng” thì là đã đạt được rồi, vì không phải là vậy. PH chỉ có thể biết là nhiếp tâm niệm Phật , thì lúc đó trong tâm có Phật hiệu.
Về ý “mọi điều cứ để diễn ra tự nhiên..”, xin sửa lại một chút, là “diễn ra theo nghiệp”. Ý này là con dao hai lưỡi. Khi mình có ý đó thì sẽ không khởi tâm lo nghĩ, băn khoăn,..như vậy sẽ an tâm niệm Phật. Tuy nhiên, nếu không khéo, thì lại nghiêng về vô cảm, vô tri. Nó là con dao hai lưỡi tại vì mình chưa tới cảnh giới đó mà lại gắng hành xử theo cảnh giới đó. Có một câu chuyện (PH không nhớ rõ, chỉ nói đại khái thôi), một vị thiền sư hỏi một vị tăng (mà ông đã có được chứng đắc), là..tôi nghe ở nơi ông ở đang có loạn lạc phải không.. Vị tăng trả lời..ở nơi tôi thái bình.. (Mà thật ra ở nơi vị tăng đang ở đang có loạn lạc thật). Vị thiền sư hỏi tiếp..ông do đọc sách..mà được vậy chăng?.. Vị tăng đáp..tôi không do đâu mà được.. Cái được của vị tăng này là cái “thái bình” trong tâm, mà chẳng phải do đọc sách mà được. Ý PH ở đây là mình chớ bắt chước cho tâm mình là “thái bình” khi tâm mình chưa thật chứng “thái bình”.
Kinh Lăng Nghiêm rất vi diệu, nên khi có thời gian bạn hãy lắng nghe các bài giảng kinh nhé. PH nghe sư bà Hải Triều Âm giảng “Kinh A Di Đà Yếu Giải”, kinh Lăng Nghiêm rất hay, giảng sâu mà lại không khó hiểu, có thể “nhận” được chút ít, nên hy vọng bạn cũng được lợi lạc như thế.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Con cảm ơn Chú Phước Huệ nhiều ạ. Lời giảng giải của Chú con sẽ ghi nhớ lại rồi từ từ suy ngẫm để thấm dần . Con biết mình mới chỉ đang học Phật pháp như một Đứa trẻ học ghép vần thôi ạ. Bởi vì Phật Pháp thâm sâu vô cùng, con biết mình chưa đạt được gì cả. Những lời con bày tỏ cũng chỉ là trên ” lý thuyết ” .Cái sự “rỗng lặng” đó con cũng chỉ “cảm nhận” được trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi ạ. Con được Cô Chú nhắc nhở rất cẩn thận, nhiều lần là ko được có tâm mừng vui, ko được dính mắc, ko được mong cầu, càng ko được tự mãn .., luôn tự soi xét từng ý khởi nhỏ nhất của mình để kịp thời bừng tỉnh …Gần đây, con bắt đầu nghe HT Tịnh Không giảng Kinh VLT, con lại càng thấy mình ” Ngu Tối ” ( nói theo cách người đời ). Con thầm nguyện Chư Phật Bồ Tát gia hộ cho con được thông minh hơn để có thể thấm nhuần được lời giảng của Đại Lão HT. Con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Thả rắn đi rồi bị rắn phản lại cắn, hóa ra là con rắn muốn cứu ân nhân
Buổi tối, trò chuyện với mẹ, mẹ hỏi tôi: “Con có nhớ ông tiểu Công không?” ông tiểu Công là môn đồ của ông nội, dù ông đã qua đời, nhưng tôi vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ về ông.
Ông tiểu Công là một sư phụ già nấu đồ ăn chay. Quê hương của tôi có rất nhiều sư phụ nấu đồ chay, những món ăn chay rất ngon, rất nổi tiếng. Ông tiểu Công chính là một bậc thầy trong nghề.
Câu chuyện mẹ kể là chuyện mà chính ông tiểu Công đã trải qua.
Năm đó, ông tiểu Công làm học đồ trong một thực đường chay, thực đường chay này rất lớn, tầng dưới là phân xưởng, tầng trên là kho dự trữ bột, đồ chay. Một buổi tối mùa hè, trong cửa hàng xuất hiện một con rắn, các đồng môn hoảng loạn mang kìm đến, khi một người chuẩn bị đập hòn đá vào đầu con rắn thì một tiểu đồng môn đã ngăn họ lại, khuyên mọi người bắt con rắn rồi phóng sanh. Theo phong tục của địa phương, mùa hè đến, những người đàn ông đều tắm trong một dòng sông. Tiểu sư phụ này đi tắm đã nhân tiện thả con rắn này xuống sông. Rắn bơi đi, rồi chờ đến khi anh ta tắm xong chuẩn bị lên bờ thì rắn lại bơi đến, anh cảm thấy rất lạ, để xem con rắn này rốt cuộc định làm gì. Thật bất ngờ, con rắn bơi đến chỗ anh ta và cắn ăn ta một nhát.
Làm việc tốt nhất định sẽ có hậu báo, tất cả mọi người chế nhạo anh ta, anh ta rất đau lòng, chỉ có thể nghỉ phép để ở nhà dưỡng thương. Thật không ngờ, ngày hôm sau, vì những cây gỗ kê bột chay trên lầu đã bị mục và gẫy toàn bộ làm thực đường chay bị sập, và đã lấy đi vài mạng người, anh ta (Ông tiểu Công) vì vết thương rắn cắn không đi làm được mà mà may mắn thoát thân không hề hấn gì.
Ông tiểu Công chính mắt chứng kiến vụ việc, như một cú sốc lớn. Vì vậy mà khi còn sống ông thường nói làm việc thiện, việc tốt để nhất định sẽ có hậu báo. Mặc dù đôi khi chúng ta không nhận ra đây là “hậu báo”, và đôi khi “hậu báo” cũng không đến quá nhanh nhưng chỉ cần bạn chân thành mà làm, nhất định sẽ “công bất đường quyên” (ắc sẽ có hậu phúc).
cứ nghĩ là rắn vô ơn,hại ân nhân.Nhưng thực ra lại là cứu ân nhân.
cũng đc nghe nhiều chuyện về rắn trả ơn cứu mạng,và rắn báo oán vì bị sát hại.sự thật có những chuyện đó.Rắn là loài vật có tánh linh cao.
Con Nam Mô A Đi Đà Phật!
Quý phật tử có thể giải đáp cho con ko ạ . Chuyện của con là thế này ạ!
Chuyện là ngày hôm đó con đi học về có ghé vào nhà dì của con . Thỉnh thoảng con có vào nhà dì ăn cơm rồi ngủ ở đấy ạ. Vì con đi học xa nhà. Ko hiểu sao hôm ấy còn vào dì , ở nhà vệ sinh có rất nhiều kiến đen trên tường , bù kín đen đặc cả một mảng rất to. Con thấy thế ghê nên có vô tình bảo dì xịt thuốc , dì còn lấy thuốc xịt hết rồi xả nước . Lúc đấy con cũng ko nghĩ nhiều nhưng sau đấy con thấy ăn năn và luôn cảm thấy tội lỗi lắm . Vì rất nhiều sinh mạng con kiến đã chết, mà con lại gián tiếp gây ra . Quý phật tử có thể cho con biết tội này có nặng ko ạ , con phải làm thế nào để cho nhẹ bớt cái nghiệp này.
Con xin cảm tạ !