Vào triều Nguyên có một nhà buôn giàu có đang muốn cầu con, nghe nói vị chân nhân ở núi Thái có thể triệu thỉnh thần tiên, đoán việc linh nghiệm, liền tìm đến lễ bái thưa hỏi chuyện cầu con. Vị ấy nói rằng: “Ông đời trước giết hại vật mạng rất nhiều, khiến cho loài vật không duy trì được cháu con nòi giống, nên phải chịu quả báo không có con. Nay nếu ông có thể cứu vật phóng sinh đủ số tám trăm vạn thì có thể chuyển được tội cũ. Nếu vô ý làm chết một con côn trùng, phải phóng sinh đủ số một trăm vật mạng mới đền lại được. Nếu ông muốn thay đổi vận mạng thì đây là điều thiết yếu phải nhanh chóng làm ngay.”
Nhà buôn nọ nghe lời khuyên liền phát nguyện giữ giới không giết hại, lại bỏ tiền mua vật phóng sinh. Không bao lâu liền sinh được một đứa con trai, sau thi đỗ cử nhân, được bổ làm quan.
Kinh Hoa nghiêm dạy rằng: “Quả báo của việc giết hại khiến cho người phạm tội phải đọa vào ba đường dữ (tức các cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh). [Sau khi ra khỏi đó,] nếu được sinh làm người phải chịu hai loại quả báo: một là nhiều bệnh tật, hai là chết yểu.”
Nhà buôn giàu có này tạo nghiệp giết hại rất nhiều, nay chỉ chịu quả báo không con, có thể biết rằng ông ta hẳn đã phải chịu quả báo trong ba đường dữ rồi, giờ chịu thêm phần dư báo làm người không có con. Hoặc nếu không phải như thế thì hẳn đời trước ông ta đã từng tích tạo phúc đức hết sức sâu dày, nên ngày nay trước tiên chịu phần hoa báo (quả báo phụ thuộc vào chánh báo. Loại quả báo này chưa phải kết quả cuối cùng, như cây trước khi có quả đã có hoa trước) làm người không con, sau này lại sẽ tiếp tục chịu khổ trong ba đường dữ. Nay có thể chuộc lại lỗi lầm xấu ác ngày xưa, hồi tâm hướng thiện, lẽ tất nhiên sẽ tránh được họa hại, được thêm phúc đức.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Được làm người mà bản thân còn khó thể độ được mình thế này. Mai này mất thân người rơi vào 3 đường dữ thì khó quá. Hôm qua có nằm mộng mà không thể làm chủ được .May sao hôm nay vẫn ngúng nguẩy sống mang thân người. Giả như mang thân chó mèo gà lợn thì lại quay ,xẻo ,chặt,chém. Ngạ quỷ,địa ngục thì thôi rồi..v.v….Được thân người cũng còn khó độ .Bản thân cũng đang hưởng phước vì mang thán người nhưng khởi niệm lành cũng không phải dễ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin các thầy chỉ dạy lại ạ:
Sao gọi là thu nhiếp sáu căn,tịnh niệm tiếp nối?
A Di Đà Phật
Bạn Hoài An thân mến,
TĐ nhớ là trên ĐVCT đã có những chia sẻ về đề tài này, nhưng có lẽ bạn muốn vì mọi người mà hỏi lại, nên TĐ cũng mạo muội mà xin được chia sẻ thêm:
Sao gọi là thu nhiếp sáu căn,tịnh niệm tiếp nối?
1. 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, khẩu, ý
2. Thu là gom về một nơi; nhiếp là khiến chúng không được dấy khởi
3. Tịnh là chẳng động; Niệm tiếp nối là giúp chúng không gián đoạn.
gộp chung lại: dùng câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật làm pháp ngăn chặn 6 căn nói trên, không cho chúng có cơ hội dấy khởi những ý niệm khác khi đối người, tiếp vật ngoài những câu Phật hiệu.
Niệm Phật có hai giai đoạn: thô và vi tế.
Thô là còn thấy tâm khởi những câu Phật hiệu. Đây là giai đoạn đầu khi bước vào hành trì pháp niệm Phật: miệng còn niệm, tai còn nghe tiếng niệm, tâm còn nhớ tiếng niệm.
Vi tế là miệng, tai, tâm không còn khởi lên tiếng hồng danh A Di Đà Phật nữa mà Phật hiệu luôn thường trực trong tâm không ngừng dứt.
Muốn biết được tâm thường niệm Phật hay đang duyên theo cảnh và bị cảnh chi phối, chỉ cần bạn va, đụng, hay làm rơi đồ vật nào đó mà miệng liền phát ra tiếng hồng danh A Di Đà Phật, kể như tịnh niệm trong bạn đã tiếp nối rồi đó.
TĐ
Con cám ơn thầy ạ.
Hy vọng thầy thường lên diễn đàn giúp chúng con đi đúng đường
Xin chia sẻ với bạn hoài an một câu truyện cổ.
Trò Chơi Bắt Dế
Potthila là vị giáo thọ của một tăng đoàn ở tịnh xá Đại Lâm.
Sư tinh thâm tam tạng, uy nghi cốt cách sư phạm rất đường bệ… chỉ hiềm một điều là sư chưa chứng quả, dù sư đã được đức Phật cắt đặt công việc trùng tuyên kinh luật cho một hội chúng tỳ kheo đông đảo.
Vì thế, mỗi lần sư Potthila đến hầu thăm Phật, đức Thế Tôn liền gọi một cách thân ái lẫn trêu chọc:
-À đây! Cái ông sư rỗng đã đến!
Và khi sư cáo từ, Ngài liền bảo đại chúng:
-Cái sư thầy rỗng đó đi rồi!
Những lời nói này lọt vào tai Potthila làm cho sư vô cùng đau xót. Biết đức từ phụ muốn khuyến khích mình, tôn giả Potthila lấy làm bối rối, không biết làm cách nào đề hạ thủ công phu sao cho thành một ông sư “đặc” hẳn hoi.
Cho đến một hôm lòng buồn tột độ, tôn giả bỏ hội chúng vào rừng, nhà sư đáng thương này đi hoài đi mãi cho thật xa cái nơi mà uy danh giáo thọ đã làm ngài cực lòng khôn tả đó. Và cuối cùng sư gặp phải 30 vị La Hán đang ẩn cư trong rừng, vốn là học trò cũ của sư.
Tôn giả Potthila đến đảnh lễ với vị thủ tòa, khiêm tốn xin vị này chỉ cho cách hạ thủ công phu.
Vị thủ tòa mỉm cười:
-Ồ! Làm sao tôi dám làm điều đó bạch thượng tọa? Khi Ngài là vị giáo thọ của tôi.
Tôn giả bị đẩy xuống đệ nhị tòa cũng bị từ chối… cuối cùng tôn giả đến trước vị La Hán thứ 30, nhỏ tuổi nhất, mới lên 7, van nài một cách khẩn thiết:
-Bạch đại đức! Xin đại đức thương xót chỉ cho con cách “hạ thủ công phu.”
Vị La Hán trẻ tuổi im lặng tiếp tục vá áo. Tôn giả Potthila tiếp tục van nài một cách tuyệt vọng… đến nỗi vị thánh tăng tí ton này phải mở lời:
-Ồ! Thượng tọa, tuy Ngài nói thế nhưng tuổi tác và sở học của tôi kém Ngài rất xa… e rằng lời tôi hãy còn nhẹ lắm liệu Ngài có tin nổi hay không?
-Bạch đại đức! Lòng con tha thiết khẩn cầu mỗi lời chỉ bảo của đại đức là một lời vàng ngọc đối với con, thì dù đại đức bảo con nhảy vào lửa con cũng “y giáo phụng hành.”
-Thôi, đừng nhảy vào lửa mà toi mạng, đằng kia có cái hồ nước mát, thượng tọa thử nhảy xuống xem. Vị La Hán chưa dứt lời, tôn giả Potthila đã nhảy ùm xuống nước. Đợi tôn giả Potthila vừa ngoi đầu lên, vị La Hán trẻ dõng dạc ra lệnh:
-Hãy leo lên đây!
Tôn giả Potthila lồm cồm bò lên, vị thánh tăng lại bảo:
-Nhảy xuống hồ mau!
-Leo lên đây!
Sau khi bắt tôn giả Potthila nhảy xuống leo lên hơn 3 lần như thế, vị thánh tăng mới đến ngồi kiết già trên một tảng đá, và tôn giả Potthila ướt như chuột lột, thành kính quỳ trước mặt La Hán giảng giải:
-Này Thượng tọa lúc còn sống đời tại gia ta thường chơi đá dế với bạn, thượng tọa có biết con dế không?
-Thưa biết ạ!
-Ồ, tốt lắm. Giả sử như có một cái hộp vuông chứa đầy dế. Nếu cái hộp ấy có 6 cửa ngỏ, cửa nào cũng để hé ra hết, thì các chú dế sẽ thò râu hoặc chân tay ra ngoài các ngỏ ấy. Có phải thế không nào?
-Thưa vâng!
-Và nếu cửa ngỏ nào mở rộng thì có thể các chú dế sẽ chui ra mất theo các ngỏ ấy… phải không?
-Thưa đúng như vậy.
-Bây giờ, muốn quan sát các chú dế ấy cho kỹ, chúng ta có thể bịt kín đi năm lỗ, chỉ chừa một cửa thôi… Và nhìn chăm chăm vào cửa ấy… Thượng tọa có theo kịp không?
-Thưa kịp ạ!
-Chỉ nhìn thôi chứ không thò tay chân vào trong hộp ấy nhé…
-Vâng!
-Nhìn thật rõ ràng, chăm chú vào các sinh hoạt của bầy dế trong hộp, ta sẽ biết rõ về chúng hơn, từng đứa một… dế than, dế lửa, dế cơm tất cả đều rõ ràng tách bạch… đấy nhé!
-Thưa vâng!
-Này Thượng tọa, các cửa của cái hộp dế ấy dụ cho 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của ta… Những vọng tưởng lao xao và rộn ràng không khác nào bầy dế kia. Muốn điều phục chúng không cách nào tốt hơn là ngồi yên lặng giảm bớt các hoạt động của ý thức… bình thản nhìn một cách rõ ràng chăm chú như đứa trẻ chơi dế nhìn bầy dế lao xao trong hộp. Có thể nào Thượng tọa áp dụng trò chơi này một cách bình an, thoải mái, quan sát theo dõi những vọng niệm của mình mà không xen vào những ước muốn lấy bỏ, loại trừ… chăng?
-Bạch đại đức, con đã hiểu rồi…
Và tôn giả Potthila, sau khi từ giã 30 vị La Hán, đi tìm một trú xứ thích hợp để tọa thiền… Để khuyến khích sư, Đức Thế Tôn gởi đến một bài kệ:
“Tu thiền trí huệ sanh
Bỏ thiền trí huệ diệt
Biết con đường hai ngã
Đưa đến hữu, phi hữu
Hãy tự mình nỗ lực
Khiến trí huệ tăng trưởng.”
Xin cảm ơn liên hữu NguyenPhu đã chia sẻ câu chuyện ý nghĩa ! A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Chúng ta giống như một miếng gỗ bị rớt vào trong nước, ngâm trong nước mấy ngàn năm, ướt đẩm rồi
Chúng ta giống như một miếng gỗ bị rớt vào trong nước, ngâm trong nước mấy ngàn năm, ướt đẩm rồi, hôm nay vớt lên dùng một chút lửa đốt nó, đốt cháy không? Đốt không cháy. Đừng gấp, đốt lại khúc củi khác, đốt 1 vạn khúc, đốt 10 vạn khúc, đốt 100 vạn khúc, thì cháy được. Đây gọi là gì? Là trường thời huân tu, chắc chắn nó sẽ cháy, gỗ sao không cháy được? Ngâm trong nước lâu ngày, tức là tập khí quá sâu, tập khí quá nặng, tuy nghe kinh hiểu được, nhưng không quay đầu, trong nháy mắt là căn bệnh cũ lại tái phát, đạo lý là như vậy, đốt như thế nào cũng không cháy. Đây nói lên rằng trường thời huân tu rất quan trọng.
Giống như đại sư Huệ Năng, đốt là cháy liền, trong Phật pháp gọi Ngài là hàng thượng thượng căn. Vì sao dễ dàng khai ngộ như vậy? Các vị tổ sư nói rằng, Ngài không phải là ngẩu nhiên khai ngộ, Ngài là vô lượng kiếp tu hành đại thừa. Giống như một miếng gổ ngâm trong nước, nó đã bị đốt 100 vạn lần, đốt cháy, khúc củi này đốt nó cháy được. Chúng ta thì thế nào? Chúng ta ở trước không có chữ số này, không tu tập lâu dài. Có tu tập hay không? Chắc chắn có, nếu như không có, kinh này sẽ nghe không vô, quý vị không ngồi đây hai tiếng đồng hồ được. Quý vị không tin thì ra ngoài tìm một người đến đây, quý vị bảo họ ngồi đây hai tiếng đồng hồ, họ ngồi được 5 phút là tốt rồi, họ không thể ngồi! Vì sao? Vì họ không có thiện căn. Quý vị ngồi được, chứng tỏ kiếp trước quý vị không chỉ 1 đời, 2 đời, 3,4,5 đời, quý vị ít nhất cũng huân tu mười mấy hai mươi đời, quý vị nghe Phật pháp mới hoan hỷ như vậy, mới hoan hỷ ngồi được hai tiếng đồng hồ như vậy, mỗi ngày đều đến, không phải là chuyện dễ. Không chuyển được, chính là vì tập khí quá nặng, phiền não quá sâu, huân tập mỗi ngày rất có lợi cho quý vị. Nếu mỗi ngày không gián đoạn, huân tập liến tục 10 năm, 20 năm, 30 năm, quý vị sẽ thành công, quý vị sẽ đại triệt đại ngộ.
Người của Tịnh Độ tông đại triệt đại ngộ tức là buông bỏ triệt để, thân tâm và thế giới, pháp thế xuất thế đều buông bỏ, một bộ kinh, một danh hiệu Phật. Đây là gì? Đây là người giác ngộ thật sự, không phải là người giác ngộ thật sự thì không làm được. Quý vị nghĩ kỹ xem, đạt đến thế giới Tây phương Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, không phải là chuyện khó. Đại sư Thiện Đạo nói: “vạn người tu vạn người vãng sanh”, không sót người nào, lời nói này là thật, không phải giả. Thầy Lý nói rằng, 1 vạn người niệm Phật, người vãng sanh cũng chỉ có năm ba người. Lời nói này của thầy Lý cũng là thật, không phải là giả. Vì sao vậy? Vì đại đa số người niệm Phật nhưng không muốn đi, miệng thì muốn, nhưng trong tâm lại không, miệng nói muốn đi, nhưng trong tâm vẫn còn rất tham luyến thế gian này, không chịu buông bỏ, chẳng phải không đi được, mà không muốn đi thì hết cách rồi. Cho nên vãng sanh được hay không, quyền này ở trong tay của quý vị, không ai quản lý được. Quyền vãng sanh không phải trong tay Phật A Di Đà, điều này cần phải biết, ở trong tay của chúng ta, mình muốn đi hay không mà thôi.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Pháp môn vô tận thệ nguyện tri”. Thông thường chúng ta đọc là pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
“Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, hai điều này là “thượng cầu Phật đạo dã”. Thật sự có thể cầu được sao? Thật sự có thể. “Pháp môn vô tận thệ nguyện tri”. Quý vị làm thế nào mới có thể biết được? Bậc cổ đức xưa dạy chúng ta, một bộ kinh quý vị thật sự hiểu rõ rồi, tất cả các kinh đều hiểu rõ.
Thiền tông lục tổ Huệ Năng triều đại nhà Đường, làm tấm gương cho chúng ta, Ngài không đi học, không biết chữ, suốt đời không vào giảng đường nghe một bài kinh, một lần cũng không có, cũng không bước vào thiền đường ngồi một lúc, không có. Tuy ở Hoàng Mai tám tháng, Ngài là làm công quả. Làm công quả là tu phước, lão hòa thượng phân công Ngài xuống bếp giã gạo, giã gạo, bửa củi, công việc này rất cực khổ, Ngài làm ở đó tám tháng. Cuối cùng buổi tối ngày hôm đó, lão hòa thượng kêu Ngài đến gặp, lúc nửa đêm canh ba, giảng đại ý kinh Kim Cang cho Ngài, giảng đến câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, cùng một lúc buông bỏ hết, buông bỏ hết, minh tâm kiến tánh, đã kiến tánh thành Phật. Lão hòa thượng tiễn Ngài, bảo Ngài đi nhanh. Lúc này “pháp môn vô tận” Ngài đã biết hết, kiến tánh tức là biết. Bất luận kinh giáo gì, quý vị đọc cho Ngài nghe, Ngài giảng lại cho quý vị nghe, Ngài có khả năng này, pháp thế xuất thế gian hoàn toàn thông hiểu. Cho nên, người xưa dạy con người thật tâm, dạy quý vị thâm nhập một môn, tu hành suốt đời. Một bộ kinh quý vị cố gắng học mười năm, ngày ngày quý vị đọc kinh này. Phương pháp học của cư sĩ Lưu Tố Vân, một bộ đĩa kinh Vô Lượng Thọ, một đĩa một tiếng đồng hồ.
Tôi nhớ lúc đó, khoảng hơn sáu mươi tiếng đồng hồ, 60-70 tiếng đồng hồ giảng xong, không phải giảng kỹ. Một ngày nghe một đĩa, mỗi đĩa một tiếng đồng hồ, một tiếng đồng hồ này, một đĩa này nghe lại 10 lần, mỗi ngày nghe kinh 10 tiếng đồng hồ, trên thực tề là một tiếng đồng hồ, không ngừng lặp lại, tu hành thời gian dài. Nghe xong bộ này, nghe lại từ đầu, mười năm không gián đoạn, đạt niệm Phật Tam Muội, khai ngộ rồi, thật sự khai ngộ. Vì sao vậy? Vì cô ấy không học kinh, nhưng quý vị đem đến hỏi, cô ấy hiểu hết, giảng cho quý vị rõ ràng mạch lạc.
Ở đây chứng minh câu nói của người xưa, làu thông một bộ kinh thì tất cả kinh khác đều thông hết, đây là con đường tắt, quý vị mười năm không thể hiểu tam tạng mười hai bộ kinh. Mười năm dùng phương pháp này của cô ấy, thì tam tạng mười hai bộ kinh đều hiểu hết. Cho nên có câu: “không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Phương pháp này là chư tổ truyền lại, không tin tưởng tổ tông, học cái này, học cái kia, học một đống, mà một thứ cũng không hiểu, làm lãng phí sinh lực, thời giờ của quý vị, đây thì đáng thương, ngu si.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Xin cho hỏi khi mang thai niem phật A Di Đà hay niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì thai nhi duoc tiêu tru nghiệp chuong?
Chào bạn Kim Thuý,
Cả hai vị đó đều có thể giúp thai nhi tiêu trừ nghiệp chướng, bạn thấy mình có duyên với vị nào hơn thì cứ trì niệm danh hiệu của vị đó. Nếu bạn vẫn phân vân thì PH sẽ khuyên bạn trì niệm danh hiệu đức A Di Đà Phật, bởi vì ngoài mục đích giúp thai nhi tiêu trừ nghiệp chướng, khi bạn niệm danh hiệu của ngài thì cả bạn và thai nhi đều được kết duyên Tịnh Độ với ngài, nhờ vậy mà khi hết thọ mạng, nếu bạn hành trì đúng, thì sẽ được sanh về cõi Cực lạc. Khi niệm danh hiệu, để có hiệu quả, bạn nhớ chú tâm nghe cho rõ từng tiếng Phật hiệu, tránh xao lãng nghĩ qua việc khác. Ngoài ra, nếu bạn có thể vì thai nhi mà phóng sanh, không giết hại các sinh vật, bố thí, làm các việc thiện thì sẽ giúp bé giảm nhẹ nghiệp xấu và tăng phước báo.
Chúc bạn “mẹ tròn con vuông” nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật, mình cũng có lòng tin như vậy, mình rất thích bộ kinh vô lượng thọ, mình nguyện đời này chỉ tụng một bộ kinh vô lượng thọ và niệm nam mô a di đà phật mà thôi.
Có một người câu được một con cá. Một người khác nhìn thấy liền khuyên giải hãy phóng sinh thả cá ra. Người câu được cá sau một hồi cũng đã thả cá. Vậy cho em hỏi công đức phóng sinh là do người nào. Vì em nghĩ cuối cùng người câu được cá cũng đã phóng sinh.
A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Yên!
Có hai người đến ngân hàng gửi tiết kiệm, rồi trở ra. Bạn thấy vậy, liền sanh phân vân khoảng tiền đã gửi ấy là của ai? Bạn quan tâm đến việc người, không bằng hàng ngày đến ngân hàng ấy mà gửi tiết kiệm (dù ít hoặc nhiều).
Hãy xem việc niệm Phật là “tiền tiết kiệm”, hàng ngày đều cố để dành tiền tiết kiệm, còn các công đức khác (phóng sanh, bố thí…) cứ tùy duyên mà làm…
Nam mô A Di Đà Phật
Xin chào cô! Con gái con mới mất đc 111 ngày, thỉnh thoảng 3,4 ngày con lại lên thăm mộ con gái, và củg thỉnh thoảng con có mua vài đồ ăn con gái thích ăn lúc còn sống như kem hay bim bim, lúc lên mộ con thắp 3 nhánh hương và mở đồ ăn để lên phần mộ con gái, xin cho con đc hỏi là như vậy có được không? có đc thắp hương nhiều cho con gái khi lên mộ không? vì con nghe 1 số người bảo là không nên thường xuyên thắp hương cho người đã mất chỉ khi đến dịp như giỗ kị. xin giải đáp giùm con ạ!
A DI ĐÀ PHẬT. Cầu xin quý Đạo Hữu hãy khéo mở bày phương tiện hữu ích giúp cho chị con và em bé được an ổn, là như thế này: Nhà TP hiện có người chị ruột sanh được một đứa bé gái, bé đã qua mấy ngày, mấy tuần đều bú bằng bình sữa, không chịu bú bằng bầu sữa, đến khi cho bú bằng bầu sữa thật bé có vẻ rất khó khăn, hai mẹ con lăn lộn và cuối cùng bé mệt vì khóc sức đã kiệt.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thượng Phẩm!
Hình như chị gái của bạn sinh đứa bé gái này là đứa con đầu lòng thì phải? Thật ra mọi việc không quá khó nghĩ như bạn tưởng. Bởi: mấy tuần bé đã quen bú bình, ti của bình thì dài, lượng sữa thoát ra từ ti lớn nên bé không cần phải dùng lực cơ miệng quá nhiều để “lấy” sữa từ bình; còn ti mẹ thì ngắn, tuyến sữa có hạn nên cơ miệng của bé phải dùng một lực khá mạnh để “lấy” sữa từ vú mẹ. Vì bé đã quen với bú bình, khi chuyển qua bú mẹ, bé vừa mỏi miệng, khó giữ ti trong miệng, lượng sữa lại ít và ngắt quãng nên bé khó chịu, không bú, quấy khóc là lẽ đương nhiên thôi.
Bạn và chị gái đừng quá lo lắng, phải kiên nhẫn cho bé bú ti mẹ. Nên thầm niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát cầu Phật- Bồ Tát gia hộ cho bé được khỏe mạnh và dễ nuôi nhé! Ngoài ra, nếu người mẹ khó ăn chay thời nên cho mẹ ăn các thức ăn đã chế biến sẵn, tránh sát sanh cho mẹ ăn các thức bổ dưỡng. Ngày đầy tháng và các ngày sanh nhật của con sau này nên làm việc phước lợi (nếu có điều kiện), bằng không chỉ nên cúng chè xôi, hoa quả là được; tránh giết gà cùng cúng mặn đãi đằng bạn bè thân quyến.
Chúc bình an!
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. TP cảm ơn phúc đáp của Đạo Hữu, hiện tại trong nhà TP có duy nhất TP là biết niệm Phật còn lại các thành viên khác thì không. TP có lần được giao nhiệm vụ trông em bé cho chị, lúc bé nằm như quấy khóc, TP đã thành tâm niệm Phật A Di Đà để dỗ bé, quả nhiên bé hết khóc, trở lại bình thường. Tiếc là ngày đầy tháng của bé đã trôi qua, lại nhà chồng chị TP mặc dù cúng chè, nhưng lại mổ một con gà nên có lẽ tạo sát nghiệp rồi. Bây giờ, bố mẹ TP cứ phải đi tìm thịt cho chị TP ăn, không ăn đồ sẵn cho lắm, hầu hết toàn kêu người ta mổ song ăn, TP mà khuyên bố mẹ với chị không ăn thế nữa, thể nào cũng bị quát một trận te tua luôn, cứ nghĩ là không mổ lấy gì mà ăn, rồi ngày nay thực phẩm không an toàn nên phải tìm đồ sạch mà ăn, TP vì sống cùng nhà nên cũng phải ăn theo, chưa ngày nào ăn chay được, chắc phải khi lớn lên cơ thể phát triển rồi, ăn chay vậy
A Di Đà Phật
Chào Thương Phẩm!
MD tâm tư cùng bạn thế này, mấy tuần qua MD chép Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện để hồi hướng cho mẹ cùng em trai. Khi chép Kinh, từng dòng chữ chậm rãi nắn nót, dường như là đặt cả tâm vào trong con chữ, MD cảm nhận an lạc và một niềm tin rất lớn vào sự nhiệm màu sau khi hoàn thành Bộ Kinh thì ý nguyện sẽ được viên thành. MD biết bạn còn đi học, thời gian rất hạn hẹp nhưng nếu có thể bạn hãy phát tâm cùng chép Kinh Địa Tạng để hồi hướng cho song thân tiêu trừ túc nghiệp, phát tâm kính tin Phật pháp! TP đã tin Phật, niệm Phật âu đấy là một phước duyên rất lớn cho các các thành viên trong gia đình bạn, bởi bằng sự nỗ lực tu tập và hồi hướng MD tin rằng cha mẹ, anh chị em của bạn sẽ nương công đức của bạn mà giác ngộ Pháp Phật.
MD chỉ là tâm tư như vậy. Xin nói thêm là MD chép Kinh để gửi về chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, vị sư trụ trì phát nguyện rằng: nếu nhận đủ 1 vạn Bộ Kinh Địa Tạng thì Ngài sẽ dựng một tượng Địa Tạng Bồ Tát trên núi. Ngài Địa Tạng Bồ Tát có nhơn duyên rất lớn với chúng sanh, 1 vạn bộ Kinh chép tay để cảm được Bồ Tát “thị hiện” trên đỉnh núi, quả thực như là một phép màu từ sự chí thành chép Kinh của Phật tử thập phương.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thầy ơi xin hãy giúp con với ạ. Mong thầy hồi âm đây là số điện thoại của con
0377058429
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quyên Hải,
Đường Về Cõi Tịnh chỉ có thể chia sẻ Online chứ không thể liên lạc riêng, mong bạn hoan hỉ chia sẻ những vướng mắc của mình, có gì các liên hữu cùng góp ý nhé.
Chúc an lạc.
TN