Kiểm nghiệm chính mình có thật đủ niềm tin sâu và nguyện tha thiết hay không? Xem lại chính mình nơi chữ “xả” được khoảng chừng bao nhiêu công phu? Xả và buông xuống một phần thì niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được một phần; xả bỏ và buông xuống mười phần thì niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được mười phần.
Nếu trên miệng cứ khăng khăng nói tự mình đã đầy đủ lòng tin và tâm nguyện, nhưng trên hành vi đều lo nghĩ về danh lợi, bám vào chuyện thế gian, dính mắc vào tình ái, gặp một chút trở ngại xả bỏ và buông xuống không được. Đây chính là lòng tin và tâm nguyện giả tạo, khinh mình dối người. Nghĩ cầu vãng sinh chỉ là leo cây tìm cá, trọn không thể được.
Lại bảo chúng ta cứ tự nhiên đối mặt với chính mình ư? Không thể được! Bởi chúng ta đều là người nói nhiều song lại làm quá ít. Miệng nói chán cõi Ta-bà muốn cầu về Cực Lạc, nhưng trên hành vi, tâm tưởng lại không quên ngũ dục và sáu trần. Trong tâm vẫn còn vướng vít tình riêng, gia đình và con cái, đầu óc còn suy nghĩ về danh vị và sự giàu sang. Nếu có học Phật, chỉ cầu lợi ích cho tự thân, cầu được khoẻ mạnh và bình an, cầu công danh, phú quý.
Người thực sự không cầu các thứ ở trên, chỉ đơn thuần cầu sinh Tây Phương Cực Lạc đã ít lại càng ít nhân vì niềm tin không sâu, tâm nguyện không tha thiết. Tâm tham luyến Ta-bà nên dần xa cõi Cực Lạc, tâm với Phật ngăn cách. Vì thế, chúng ta niệm Phật tuy nhiều, người thành tựu lại rất ít, chẳng khác nào lông phượng sừng lân.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Tác Giả: Liên Trì Đại Sư
Hôm nay mình muốn cùng mọi người viết về NGHI THỨC QUY Y TAM BẢO:
Nguyện hương…..
Chí tâm đảnh lễ TAM BẢO…..
(Nói theo giới sư sám hối)
Đệ tử chúng con tên là:………..
Từ xưa cho đến ngày nay
Đã lỡ tạo ba nghiệp ác
Do tham,sân ,si
Từ THÂN,MIỆNG,Ý mà sanh ra
Hôm nay quỳ trước PHẬT đài(TAM BẢO)
Đệ tử cầu xin sám hối(3 lần ,3 xá)
Nam mô CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT(3 lần,3 lạy)
…………………….
( Giới sư làm phép tịnh thủy)
( nói theo giới sư quy y)
Đệ tử chúng con tên là:………
1-Xin suốt đời quy y PHẬT
2-Xin suốt đời quy y PHÁP
3-Xin suốt đời quy y TĂNG(3 lần ,3 lạy)
Đệ tử chúng con tên là:……….
-Quy y PHẬT rồi
-Quy y PHÁP rồi
-Quy y TĂNG rồi
-Quy y PHẬT rồi thì khỏi đoạ vào địa ngục.
-Quy y PHÁP rồi thì khỏi đoạ vào ngạ quỷ.
-Quy y TĂNG rồi thì khỏi đoạ vào súc sinh.( 3 lần,3 lạy)
(Giới sư đại diện TAM BẢO đặt pháp danh)
Nam pháp danh…….
Nữ pháp danh……
……………………..
THỌ NGŨ GIỚI
Đệ tử chúng con pháp danh là:
…………….
Nguyện trọn đời giữ ngũ giới:
1-Nguyện giữ giới không sát sanh
2-Nguyện giữ giới không trộm cắp
3-Nguyện giữ giới không tà dâm
4-Nguyện giữ giới không nói dối
5-Nguyện giữ giới không uống rượu bia.
……..
CĂN DẶN PHÉP TAM QUY.
1-Quy y PHẬT rồi thì không được quy y THIÊN,THẦN,QUỶ,VẬT.
2-Quy y PHÁP rồi thì không được quy y tà giáo,ngoại giáo.
3-Quy y TĂNG rồi thì không được quy y thầy tà bạn ác.
…………….
Tôi chưa đủ duyên gặp thầy chân chánh nên chưa quy y.Nên tôi sẽ đến trước bàn PHẬT quỳ đọc 3 lần nguyện xin thọ TAM QUY và NGŨ GIỚI .Đợi đủ duyên SẼ QUY Y TAM BẢO sau.
Tôi nhận thấy mình như cây lục bình trôi trên mặt nước ,ngoài 30 tuổi mà chưa biết phải trái thế nào.Hôm nay dựa theo nghi thức QUY Y TAM BẢO của sa môn THÍCH THIỆN THUẬN làm chiếc phao tự cứu mình.Nếu có vị nào chưa quy y TAM BẢO có thể dựa vào đây hành trì.Ngưỡng mong xả bỏ thân này sẽ siêu sinh CỰC LẠC.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con năm nay 23 tuổi, con muốn các vị đạo hữu giải tỏa giúp con một vấn đề.
Con từ bé luôn có suy nghĩ (lúc đó con chưa biết Phật Pháp) con nghĩ con người cứ phải luẩn quẩn hoài như vậy sao, sau đó thời gian dần trôi con lớn lên đến năm 2014 con biết được pháp môn Tịnh độ và niệm Phật, con niệm Phật cảm thấy an lạc vô cùng, nhưng con còn có một gút mắt thế này, chẳng là con không có cảm xúc cũng như chưa từng rung động với ai cả (ba mẹ nói là duyên con chưa tới) nhưng thật lòng thì con rất sợ chuyện chăn gối) cứ nghĩ là con thấy khó chịu và kinh hãi (con chẳng hề thích chút nào) con nói thật là nhìn mấy cái hình bậy bạ là lòng con thấy khó chịu!
Con không biết thế nào nữa, không lẽ mình không muốn mà ép bản thân phải kết hôn sinh con sao !!!
Con không biết mình phải làm sao nữa! Mong nhận được lời khuyên của các vị đồng đạo!
Ng đồng tính gọi là homosexual, lưỡng tính bisexual, ko cảm giác cả nam và nữ gọi là asexual. Như z asexual cũng là 1 xu hướng tình dục tồn tại từ lâu!
Dạ! Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn đạo hữu Phát ạ ^^~
A Di Đà Phật. Xin quý đạo hữu hoan hỷ cho biết đầu năm ng ta hay cúng dâng sao giải hạn điều này xuất phát từ đâu? và có đúng với Pháp ko ah?
Lễ cúng giải hạn… là pháp dân gian, theo truyền thống tục xưa, Phật pháp không có những điều đó.
HỎI:
Tôi thấy các chùa đều tổ chức cầu an đầu năm, trong đó có một vài chùa cúng sao giải hạn. Theo hiểu biết của tôi thì cầu an là cần thiết. Nhưng vấn đề cúng sao giải hạn thì tôi rất phân vân vì nếu chỉ cần cúng sao mà giải được hạn ách thì xem ra không phù hợp mấy với nhân quả. Có người giải thích cúng sao giải hạn chỉ là pháp phương tiện để độ sanh cho hàng sơ cơ. Xin cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề cúng sao giải hạn, hàng Phật tử phải cầu an đầu năm như thế nào mới đúng Chánh pháp?
(HIỀN NGUYÊN, Q.12, TP.HCM)
ĐÁP:
Bạn Hiền Nguyên thân mến!
Cầu an đầu năm là một nghi lễ quan trọng trong Phật giáo. Điều tâm niệm của người con Phật là “nguyện ngày an lành, đêm an lành”. Do vậy, đầu năm đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ, soi sáng cho tư duy, lời nói và việc làm theo nghiệp thiện để ân hưởng phước quả lành là điều cần làm.
Vào dịp đầu năm, hầu hết các chùa đều tổ chức cầu an cho hàng Phật tử, trong đó có những khóa tu như hành hương thập tự, chiêm bái Phật tích và đặc biệt là lập đạo tràng Dược Sư, đốt đèn, dâng hương, tụng kinh Dược Sư, lễ Phật, cúng dường v.v… thường bắt đầu từ ngày mùng Tám đến Rằm tháng Giêng. Sau mỗi khóa lễ, chư Tăng phục nguyện hồi hướng phước báo cho mọi thành viên trong đạo tràng đồng thời những người tham dự khóa tu hiểu được lời Phật dạy trong kinh đem áp dụng vào đời sống tu tập hàng ngày, chuyển hoá ba nghiệp mới đạt được bình an và hạnh phúc như ước nguyện.
Riêng vấn đề cúng sao giải hạn đầu năm là tập tục dân gian chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Trung Hoa, được một số chùa vận dụng vào nghi lễ cầu an xem như phương tiện để giáo hóa hàng sơ cơ hướng về Tam bảo. Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao (cửu diệu) là Nhật diệu (Thái dương), Nguyệt diệu (Thái âm), Kim diệu (Thái bạch), Mộc diệu (Mộc đức), Thủy diệu (Thủy diệu), Hỏa diệu (Vân hớn), Thổ diệu (Thổ tú), Kế đô và La hầu. Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Mỗi năm, một người chịu ảnh hưởng “chiếu mạng” của một vì sao, nếu là sao tốt thì hanh thông, phúc lộc và nếu sao xấu thì bị tai họa, hạn ách. Vì thế, những ai niên vận gặp sao xấu chiếu mạng thì phải cúng sao, cầu xin những vị thần cai quản các sao như “đức” Thái dương tinh quân, La hầu tinh quân… chiếu cố, phò hộ.
Rõ ràng, cứ theo luật Nhân quả và Nghiệp báo thì việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp với Chánh pháp. Vì nghiệp nhân chúng ta gây tạo như thế nào đến khi chín muồi trỗ nghiệp quả như thế ấy. Do đó, không thể cầu xin bất cứ ai nhằm giải nghiệp cho mình, ngoại trừ nỗ lực chuyển nghiệp của tự thân. Tuy nhiên, tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người, kể cả một vài Phật tử sơ cơ, nên đầu năm, nếu gặp phải sao xấu “chiếu mạng” thì phải cúng sao mới yên tâm. Và một vài chùa vì phương tiện nên cũng cúng sao với tinh thần tuỳ duyên, phương tiện nhằm giúp những người cúng sao có cơ hội quy hướng Phật pháp. Nếu vận dụng nhuần nhuyễn tinh thần phương tiện này, quy hướng hàng sơ cơ về chùa chiền, quy kính Tam bảo, tham dự khóa tu, bỏ ác làm lành, tụng kinh, niệm Phật, học tập giáo lý, tin sâu nhân quả, bố thí cúng dường… thì việc cúng sao giải hạn cũng là một phương tiện độ sanh tích cực.
Đối với hàng Phật tử hiểu rõ Chánh pháp thì phải nỗ lực tu tập, tịnh hóa ba nghiệp, vun bồi phước báo… trong tinh thần “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” và đây là phương thức thiết thực, hữu hiệu nhất để thành tựu sự bình an trong cuộc sống.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN ([email protected])
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con xin hỏi , em trai con nhà ở Bình Dương, vừa rồi 23 âm lịch cả nhà em gồm 2 Vợ chồng, 2 đứa con ,con trai Lớn 17 Tuổi, con trai nhỏ hơn 4 Tuổi về quê ngoại ăn Tết ở Phú Thọ. Chẳng may cháu nhỏ ngã xuống ao gần nhà mất . Lúc phát hiện cháu đã đi rồi. Vì là ngày 30 âm lịch Tết nên cháu mất buổi trưa , chiều đưa cháu ra đồng ngay. Mùng 5 âm lịch Tết bố Mẹ cháu đưa di ảnh cháu vào lại nhà trong Bình Dương thờ cúng . Vợ chồng em trai có ăn chay , niệm Phật , phóng sinh hồi hướng cho cháu . Nhưng nhà con vẫn lo cháu bị chết dưới ao nên muốn mời thầy trục vong cho cháu . Mỗi người một ý kiến nên gia đình vô cùng bối rối .Con xin chư vị Bồ Tát xa gần cho con sự chỉ bảo đúng đắn nhất ạ . Dạ con xin đa tạ, mong chư vị đồng sanh Tây phương , đồng thành Phật Đạo. Nam Mô A Di Đà Phật
Chị nên thỉnh KINH ĐỊA TẠNG về để tìm lời giải đáp. Nếu cậu bé chết kia là em chắc chắn em không hoan nghênh chuyện này.
Ăn chay, niệm Phật, phóng sinh hồi hướng cho cháu là việc hoàn toàn đúng. Nếu gia đình có điều kiện bạn có thể thỉnh Trai Tăng, mời Thầy về là các nghi thức tụng kinh A Di Đà, niệm Phật …để thêm phần viên mãn.
Việc trục vong là tà thuyết, chỉ cần gia đình chí thành lễ Phật, niệm Phật tất có cảm ứng. Lễ đến đầu gối rụng rời, niệm đến quỷ khóc thần sầu, dùng hết tâm lực chí thành chí kính cầu Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Âm gia hộ, thương xót mà cứu xét hương linh của bé tất sẽ có cảm ứng. Các việc này hàng ngày đều cần làm nhưng lưu tâm làm trong các tuần thất là hơn cả, 49 ngày qua đi thì sẽ ít phần kết quả. Công đức các vị ăn chay, niệm Phật, phóng sinh được 6 phần chỉ có 1 phần cho hương linh của bé. Nhưng phải làm với lòng thành kính, tin sâu vào năng lực của Phật và Bồ tát thì công đức mới có.
Trong 49 ngày này, hương linh của bé chỉ mong ngóng về dương gian để được gia đình làm công đức hồi hướng cho bé thoát cảnh khổ âm giới, siêu thoát khổ đau- người càng gần gũi huyết thống với bé thì bé càng dễ đón nhận. Điều này trong phẩm 7 Kinh Địa Tạng nêu rất rõ.
Đôi lời chia sẻ và xin được chia buồn với gia đình.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật , xin cảm tạ công đức Bạn Nguyên .
Dạ con kính chào tất cả các vị sư thầy, sư cô cùng tất cả các vị đạo hữu, những người cùng theo Phật ạ! Tương truyền là lúc chuẩn bị đầu thai thì cần phải uống canh Mạnh Bà, uống vào sẽ quên hết mọi thứ. Nhưng mà nếu uống vào thì tâm của chúng ta có bị thay đổi thiện ác gì không ạ?? Còn nếu không uống thì có bị sau không? Vì con thấy có một số trường hợp nhớ kiếp trước ạ?? Và xin mọi người cho con lời khuyên là con đang có ý nghĩ khi đó sẽ không uống. Vậy có được không thưa quý sư thầy sư cô??
Bạn Minh Triết thân mến,
Bạn cứ an tâm, đừng có để ý đến những sản phẩm của tiểu thuyết Trung Hoa thời xưa làm chi cho mệt! Truyền thuyết vể “canh Mạnh Bà” cũng giống như truyền thuyết về “Vũ Điệu Nghê Thường” thôi bạn ạ! Vũ Điệu Nghê Thường là tên một điệu vũ, tương truyền do Đường Minh Hoàng chế ra cho các cung nữ múa hát sau khi trở về từ Mặt Trăng ( vào một mùa thu trăng tròn sáng đẹp, Đường Minh Hoàng được một đạo sĩ dùng phép thuật đưa lên Mặt Trăng để thăm chị Hằng Nga và xem các tiên nữ múa hát trên đó; sau khi về lại Trái Đất, nhà vua sáng tác theo điệu múa của các tiên nữ ấy!?)
Nếu bạn tin rằng trên Mặt Trăng hiện giờ đang có chị Hằng Nga và các tiên nữ đang múa hát, thì bạn cũng có thể tin vào truyền thuyết “canh Mạnh Bà”!
Chúc bạn thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật . Mong mọi người giúp con cách tu thế nào cho đúng ạ :
Con có xem qua vài bài pháp thì đa số mọi người tu Tịnh Độ Tông đều nói niệm Phật được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhưng con có xem qua vài bài thì họ lại nói đó là Phật giáo Trung Quốc truyền vào Việt Nam, là cách tu giả, không có thật. Họ nói niệm Phật chỉ giữ chánh niệm chứ không hề vãng sanh :”Niệm Phật chỉ đạt được tỉnh tâm, tỉnh tâm là phần đầu của chánh niệm để chúng ta đi sâu vào trong thiền định, cho nên niệm Phật như thế là rất tốt nhưng đừng kỳ vọng niệm Phật giải thoát vì điều đó sẽ rơi vào tình trạng cầu bất đắc khổ do mê tín đị đoan” hay “Niệm Phật thành Phật lại càng không thể được. Trong 10 đức hiệu, đức Phật nào cũng có đức hiệu “Minh Hạnh Túc”. “Minh” là từ tương đương của trí tuệ, “Hạnh” là kết quả của đời sống đạo đức và phước báu, nếu ai chưa tu đầy đủ 6 Ba La Mật, bắt đầu từ phước báu có “Bố Thí” kết thúc ở “Trí Tuệ” siêu tuyệt thì người đó chưa đầy đủ được căn lành lớn và công đức lớn cho nên không thể nào thành được thánh A La Hán huống hồ là Phật. Cho nên, niệm Phật chỉ thành được chánh niệm thôi”.
Trả lời câu hỏi niệm Phật có vãng sinh Cực Lạc Tây Phương được hay không, TT Thích Nhật Từ nói, câu trả lời, nếu đúng với lịch sử và dựa vào bài kinh thứ 18, Kinh Trường Bộ là không.” Con có xem 1 vài bài viết của Thạc Sĩ.Thượng Tọa Thích Nhật Từ cũng khẳng định Tây Phương Cực Lạc là không có thật. Mong mọi người giải đáp giúp con với ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Chơn Lâm Ánh,
Bạn đã đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ chưa? Nếu chưa thì nên thỉnh một cuốn Kinh về hành trì đọc tụng nhé, sẽ được rất nhiều lợi ích, tăng trưởng tín tâm, tích lũy công đức, giải trừ những mối nghi. Khi đọc tụng nhiều rồi, tín tâm tăng trưởng rồi, bạn sẽ tự khắc biết thôi không cần phải hỏi như thế. Lúc đó bạn sẽ biết rằng nên tin theo lời Phật Thích Ca nói trong Kinh VLT hay lời các vị kia nói.
Bạn hãy xem Niệm Phật Kính http://thuvienhoasen.org/a13062/niem-phat-kinh
đọc các bài viết về Tịnh độ của Tổ Ấn Quang, Ngẫu Ích, HT Thích Thiền Tâm, Thích Trí Tịnh nhé.
Xem sách nói về gương vãng sanh như: Đường về cực lạc, Hương sen vạn đức …
Sách về nhân quả: An Sỹ Toàn Thư, Thái Thượng cảm ứng Thiên,..
Bạn hãy xem và suy ngẫm để có chính kiến của mình nhé! Nếu bạn đã gieo nhân Tịnh Độ với Phật A Di Đà tất bạn sẽ hoan hỷ đón nhận những lời pháp của các vi Tổ Tịnh Tông.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật. Con cảm ơn mọi người góp ý, theo con thì con nên tu pháp môn niệm Phật theo HÒa Thượng Tịnh Không đã dạy là tu theo Tín nguyện Hạnh rồi hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc
Gởi Liên Hữu,
– Phần thắc mắc về pháp môn Tịnh Độ đã được trả lời trên diễn đàn liên hữu chịu khó tìm lại phần trả lời này.
– Nếu học Tịnh độ thì nên nghe pháp của những vị Hòa Thượng chuyên giảng về Tịnh Độ không nên nghe nhiều pháp, xem nhiều sách rồi bị loạn tâm dao động tín tâm học đạo khó tiến bộ được.
– Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có công văn ngày 11/01/2017 gởi các tỉnh thành khẳng định pháp môn Tịnh độ có từ xưa nên liên hữu cứ an tâm mà tu tập.
(Tham khảo công văn: http://phatgiao.org.vn/van-ban-hanh-chinh/201701/Cong-van-ve-viec-on-dinh-sinh-hoat-cua-Tinh-do-dao-trang-niem-Phat-25476/)
A DI ĐÀ PHẬT!
Tịnh Độ Có Thật Đại Đức Thích Phước Tiến 2016
https://www.youtube.com/watch?v=hoCo45yV8d0
Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/coi-tay-phuong-cuc-lac-co-that-khong/
Phải Chăng Cõi Tây Phương Cực Lạc Chỉ Là Huyễn Dụ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/01/phai-chang-coi-tay-phuong-cuc-lac-chi-la-huyen-du/
Vãng Sanh Đã 3 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực Lạc
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/vang-sanh-da-3-ngay-song-lai-ke-ve-the-gioi-cuc-lac/
Bằng Chứng Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/bang-chung-vang-sanh-tay-phuong-cuc-lac/
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình không biết cách up các bài Pháp của Thầy Chân Hiếu lên đây, nhưng các bạn có thể tìm trên gooogle các bài Pháp của Thầy từ năm 2010 đến năm 2016 theo 2 đường link bên dưới, Thầy chia sẻ các bài Pháp của các Vị Tổ, đặc biệt là Ấn Quang Đại Sư về cách niệm Phật thế nào để được một đời này vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Mong tất cả các bạn đủ duyên nghe nhé.
http://mychua.com Thầy Chân Hiếu website is http://tinhthuy.net.
Nam Mô A Di Đà Phật. Dạ mấy ngày tang gia bối rối nên không vào được trang nhà . Nay xin gửi lời cảm tạ phúc đáp của các chư vị gần xa, của Bạn Nguyên và Bạn Phúc Bình . Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật, con có một số điều thắc mắc, xin mọi người giải đáp dùm con,
1) Nhà con chỉ có phòng ngủ con là nơi để được tranh Phật(tranh con in ra giấy a4, con không treo tranh trong phòng) con thường xếp tranh trên giá sách nơi cao,khi cần thì lấy tranh ra dán lên tường rồi ngồi đối diện tranh niệm Phật ( nhà con không có điều kiện thỉnh tượng Phật) như vậy có bất kính không ạ? con có nghe phòng ngủ là nơi bất tịnh không được để tranh trong phòng( chỉ là để thôi ạ chứ không phải treo) và không nên niệm Phật đối diện với tranh Phật ở nơi bất tịnh,( con cũng không còn chỗ để tranh khác )
2) trước khi đi ngủ con thường nằm nghe nhạc niệm Phật , như vậy có phải bất kính không ạ? Xin mọi người giúp con
Nam Mô A Di Đà Phật
Hoà Thượng THÍCH THÁNH NGHIÊM
“Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành”
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/01/tho-phat-tai-nha-can-phai-biet-nhung-dieu-kieng-ki/
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con xin hỏi , cháu con thì đã mất đến hôm nay là 15 ngày. Mẹ đẻ con vẫn kiên quyết đòi mời ông bác họ làm nghề cúng đến 49 ngày của cháu vào Phú Thọ yểm âm binh vì sợ cháu mất dưới nước sẽ có người thân bị đi theo. Sư phụ và con có khuyên được gia đình em ăn chay phóng sinh hồi hướng công đức cho cháu. Giờ Mẹ con (tức bà nội của cháu )cứ bảo gia đình em con đừng nghe theo con , phải nhờ thầy yểm chứ không thì lo lắm . Con bất lực quá , thương cháu vì số mạng ngắn ngủi phải ra đi, nay chưa yên mồ mả lại bị yểm bùa này kia , con xin chư vị Bồ Tát xa gần cứu con và cháu của con với, cho con xin lời chỉ dạy đúng đắn với ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đào Như Van,
Người thân qua đời, lại bị chết đuối là một khổ nghiệp, hiện họ rất mong người thân còn sống tạo mọi phước thiện để hồi hướng công đức, giúp họ có cơ hội để siêu sanh về cõi lành, vậy nhưng gia đình đã không quan tâm đến họ, lại tìm cách yểm, trấn bùa ngải khiến họ không có cơ hội để siêu sanh, đây là hành vi tạo nghiệp rất lớn của người còn sống, bởi sẽ khiến cho một chúng sanh bị đoạ lạc và khiến họ khởi tâm oán hận những người còn sống. Đây cũng chính là hành vi tạo nhân duyên khiến cho người thân vừa qua đời sanh tâm oán thù những người còn sống. Điều bạn và gia đình nên làm là nên mời chư Tăng có đức hạnh, đến nơi người cháu bị chết đuối, làm lễ rước vong về chùa và làm lễ an vị linh cho người cháu tại chùa, kế đó hàng tuần phát tâm lên chùa cúng dường Tam Bảo và làm lễ cầu siêu cúng thất cho tới hết 49 ngày. Được thế, chắc chắn vong linh người cháu sẽ rất hoan hỉ và cơ hội siêu sanh về cõi an lạc là có thể đặt ra. Bạn phải ráng tìm mọi cách thuyết phục mẹ bạn tuyệt đối không được thuê người trấn, yểm bùa ngải người cháu vừa qua đời, bởi làm vậy cả người còn sống lẫn người vừa chết đều không được lợi lạc.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật. Con xin đa tạ Bồ Tát Thiện Nhân ạ.
Dạ con cũng vì ngăn cản Mẹ chuyện yểm bùa mà Mẹ giận con rồi. Chuyện cầu siêu thì các thầy lại bảo mới mất không cầu siêu được ạ. Việc an vị linh của cháu làm Tại nhà bà ngoại ở Phú Thọ . Sau đó Mùng 5 Tết bố Mẹ cháu lại an vị linh cho cháu Tại nhà riêng ở Bình Dương . Mỗi tuần thất có lên chùa mời sư thầy về tụng kinh cho cháu. Chuyện rước vong con cũng không hiểu lắm ạ, con chỉ biết ăn chay niệm Phật hồi hướng công đức cho cháu thôi ạ . Mẹ con là người vô cùng mê tín ,nếu không cho Mẹ làm thì bà sẽ giận hết cả chúng con. Nam Mô A Di Đà Phật, con phải làm sao đây ạ .
Quyển NIỆM PHẬT TÔNG YẾU VIẾT:
Vì người chết mà niệm PHẬT hồi hướng thì PHẬT A DI ĐÀ phóng quang minh soi chiếu địa ngục,ngạ quỷ,súc sanh.Kẻ bị chìm trong ba đường dữ mà chịu khổ thì hết khổ. Người chết sau khi lâm chung được giải thoát.
Nam Mô A Di Đà Phật. Xin cảm tạ công đức các vị Bồ Tát gần xa đã kịp thời cho mình những lời khuyên hữu ích nhất . Xin nguyện chúc chư vị đồng sanh Tây phương, đồng thành Phật Đạo 。Nam Mô A Di Đà Phật.
Niệm Phật trong giấc mộng
Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau mất mát lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn. Kể từ nay, con đã vắng bóng mẹ rồi, vũ trụ mênh mông mẹ đã về đâu? Con mong thấy mẹ, khó như mò kim đáy biển. Gặp mẹ trong mơ là hạnh phúc lắm rồi, niệm Phật cho mẹ là điều an ủi suốt quãng đời con.
Đêm thứ hai khi mẹ tôi qua đời, nhang đèn đang thắp sáng trên bàn Phật và bàn thờ di ảnh mẹ. Trời đã về khuya, mọi người thân tìm chỗ nghỉ lưng để ngày mai lo tang lễ. Tôi lặng lẽ lên gác nghỉ ngơi một mình. Căn phòng này sao mà im lặng quá. Giấc ngủ đến tự lúc nào không hay. Tôi đã đi vào trong giấc mộng hay giấc mộng đi vào tôi? Tôi cảm thấy mình lọt vào một không gian lạnh lùng khó tả. Một cơn gió lạnh thổi đến lung lay không gian nhỏ bé này. Cảnh màn đêm trầm lạnh làm tôi như vừa tỉnh, vừa mê… Mẹ tôi trở về với bộ bà ba quen thuộc. Bà ngồi xếp bằng và hai đầu gối gác lên ống chân tôi. Mẹ tôi ngồi trong im lặng như thế.
Cảm giác sợ hãi chen vào tâm thức. Như một thói quen tôi nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi. Lý trí tôi lúc này chưa can thiệp sâu vào giấc mộng. Cho nên, tôi niệm chú để vượt qua cảm xúc sợ hãi chứ không phải vì cho mẹ sự bình an. Từ mộng qua tỉnh sao không có ranh giới rõ rệt. Hình ảnh mẹ tôi biến mất. Căn phòng đó bớt dần khí lạnh. Tôi không nhớ niệm bao nhiêu lần bài chú này. Nhưng kết thúc biến sau cùng là tôi tỉnh táo như mình chưa ngủ bao giờ. Đây là điều mới lạ, tôi phân vân về cảnh tượng vừa xảy ra. Tôi ngồi dậy, và bước xuống cầu thang trong nhà.
Tôi đến bên quan tài mẹ đốt thêm cây nhang. Đêm khuya, hai em gái ngồi dậy bên dưới quan tài. Thấy tôi, hai em mừng lắm. Tôi hỏi, sao không nằm nghỉ một chút? Cô Út trả lời, tự nhiên em sợ quá ngủ không được. Tôi hỏi sợ gì? Em nói rằng, vừa mới chợp mắt, em thấy mẹ về. Tay mẹ cầm cái ly uống nước từ trong phòng ngủ đi ngang qua đây. Sau đó mẹ đi lên gác, nơi tôi vừa tỉnh mộng.
Tôi giật mình tự hỏi sao có sự trùng lặp kỳ lạ vậy? Tại sao vừa rồi cả tôi và cô em đều thấy mẹ. Thầm nghĩ vậy, tôi không dám bàn tán gì nữa. Tôi ngại là em sợ thêm, vì trời đang còn canh khuya. Thường ngày em nhát lắm. Nhưng vì thương quý mẹ nhiều, em tôi quên hết mà nằm ngủ bên quan tài.
Riêng tôi, sau hai giấc mộng thấy mẹ của tôi và cô em xảy ra cùng thời gian. Tôi suy tư nhiều lắm. Tôi tự hỏi mẹ có biết mình đã chết chưa? Sao mẹ còn đi lại và đến ngồi bên tôi. Tôi nghĩ mẹ tôi đang ở quanh đây. Chắc mẹ biết gia đình đang làm đám tang cho bà. Như vậy, mẹ tôi chưa siêu thoát? Lòng tôi phân vân khó tả.
Tôi càng buồn và hối hận về thái độ gặp mẹ trong mộng. Phải chăng chuyến ra đi cuối cùng của đời người, bà lưu luyến đến với các con và gia đình nên về trong mộng? Tại sao mình không hỏi thăm mẹ đang ở đâu? Tại sao mình niệm chú mong thoát qua sợ hãi. Lý trí đi đâu mà quên cầu nguyện cho mẹ. Nghĩ vậy, tôi tự trách mình và buồn nhiều lắm. Tôi nguyện rằng, từ nay cho đến 49 ngày, nếu gặp mẹ lại, tôi sẽ bình tĩnh thăm hỏi và an ủi mẹ.
Tuần thất thứ năm cúng mẹ tôi tại chùa. Tối về, sau giờ đọc sách tôi đi ngủ. Mẹ tôi lại về với tôi trong giấc mộng. Tôi mừng trong sự đau xót. Nhưng với hình ảnh không giống lúc trước. Bà về với bộ áo quần tả tơi. Dáng người buồn nhìn tôi mà như khóc thầm và mong đợi. Cơ hội mong đợi có được đây rồi. Tôi ôm chầm lấy mẹ. Không hiểu sao lúc đó tôi ôm mẹ trong thế ngồi xếp bằng. Tay trái tôi đỡ sau lưng gần vai mẹ. Tay phải tôi đỡ dưới chân ngang tầm đầu gối mẹ. Còn phần giữa lưng mẹ tôi được đặt trên hai bàn chân trong thế ngồi xếp bằng đó. Tôi nhìn rõ, mặt mẹ tôi đang buồn khổ lắm. Tôi xúc động vô cùng… Vì tôi thấy, hình như gương mặt và bờ vai mẹ tôi có chút gì màu đỏ như vết máu. Bộ áo quần bà đang mặc thì ẩm ướt như người đi trong đêm sương mới về.
Nhờ Phật lực gia hộ, tôi ôm chặt mẹ và niệm Nam-mô A Di Đà Phật chí thành chí kính. Niệm với tâm tưởng cho mẹ tôi hết đau khổ. Niệm mà không mong đợi điều gì nhiều khác. Tâm tôi như chỉ có Phật mà thôi. Niệm với lòng tha thiết như thế. Tâm thức tôi biết rằng, dịp may duy nhất gặp mẹ. Tôi phải giữ lấy mẹ cho chắc, niệm Phật cầu nguyện cho bà. Cứ thế mà niệm, tôi không hỏi mẹ chuyện gì khác nữa. Hình ảnh tang thương của mẹ khiến tôi nhất tâm niệm Phật trong mộng.
Lúc đầu, tay tôi có cảm giác nặng như bồng mẹ tôi thật. Nhưng mà thương mẹ quá tôi quên hết. Tự nhiên, một lúc sau, tôi thấy đôi tay mình nhẹ dần. Một trạng thái tâm niệm Phật sâu lắng và dịu dàng đến với tôi. Trong đời thực, tôi chưa bao giờ có sự thể nghiệm này. Giờ phút thiêng liêng đó, lý trí tôi đã can thiệp vào giấc mộng. Tức là kinh nghiệm tu học bấy lâu giúp tôi nhận rõ mình đang niệm Phật. Tâm tôi chuyển qua quán tưởng rằng: “Tâm vô ngã, cảnh vô ngã, khổ đau đâu có mặt”. Bỗng chốc, xung quanh tôi là ánh sáng mát dịu. Đôi tay tôi như không có gì nữa. Ôi, mẹ tôi đâu rồi?
Tôi mở mắt ngước nhìn lên. Và thấy mẹ tôi ngồi xếp bằng trước mặt. Kỳ lạ thay, tôi cũng không hiểu nữa. Người phụ nữ trước mặt là một hình dáng khác. Khác hoàn toàn trước đây. Sao mẹ tôi không còn bộ áo quần bà ba đen? Không còn gương mặt sầu khổ tang thương. Không còn mái tóc như đẫm ướt sương đêm. Mẹ rời khỏi tầm tay tôi. Bà đã đổi thế ngồi. Đó là một phụ nữ khoác tấm y trắng tinh. Tôi mừng và hết nghi ngờ là ai khác. Đôi mắt mẹ tôi, biểu hiện cho tôi niềm tin chắc thật là mẹ mình. Đôi mắt bà sáng lắm, nhìn vào tôi mà nói rằng: “Niệm Phật là phải làm thế này nè”. Tôi thấy bà nâng đôi tay lên, tay bắt ấn kiết tường như bàn tay ở tượng Phật A Di Đà. Rồi bà bay đi mất.
Tôi ngồi dậy sau trạng thái mà tôi cho là mộng. Tôi không dám khẳng định là mộng. Vì như hôm trước, mộng và tỉnh không có ranh giới rõ rệt. Tôi bật chiếc đèn nhỏ ở bàn học trên đầu giường, lúc đó là 12 giờ đêm. Đây là một trong những giấc mộng ấn tượng trong đời tôi.
Sắp đến 49 ngày tôi lại về nhà dự lễ trai đàn siêu độ cho mẹ. Về tới nhà, tôi đốt nhang xong, ra thăm em gái. Điều ngạc nhiên lại đến với tôi nữa. Em tôi pha nước mời tôi uống, mặt mày vui vẻ nói rằng, em mơ thấy mẹ về. Tôi hỏi thấy thế nào? Em bảo: Em thấy nhà mình đông người qua lại, có một mâm đồ chay trên bàn. Mẹ mang tấm y trắng bay về và nói rằng: “Đói bụng quá, có gì cho mẹ ăn với”. Rồi bà đến bên mâm cơm chay, ngửi một lúc rồi bay đi. Tôi hỏi lại, mơ thấy lúc nào? Em tôi đáp: Tối cúng thất thứ năm. Ngày có quý thầy về cúng tại nhà mình.
Tôi nghe xong trong lòng trầm tư nhiều hơn. Nhân duyên gì mà hai giấc mộng đều có sự trùng lặp. Về thời gian thì giấc mộng tôi và em tôi giống nhau. Đó là giấc mộng xảy ra vào tối thứ hai sau ngày mẹ tôi mất và giấc mộng xảy ra tối cúng thất lần thứ năm. Về hình ảnh trong giấc mộng thì cũng giống nhau. Tôi nghĩ, đây là biểu hiện sự mong đợi của mẹ tôi, cũng như bao người đã qua đời mong đợi người thân tu phước hồi hướng cho họ bớt khổ.
Viết câu chuyện này về Phật và về mẹ, tôi không thêu dệt làm gì. Vì khi nói về giấc mộng của cá nhân khó ai mà tin được. Đó là điều bí ẩn, trừu tượng, chính bản thân tôi cũng không hiểu hết. Nhưng tôi tin rằng, Phật lực A Di Đà đem lại sự bình yên cho tôi và hương linh mẹ tôi trong giấc mộng ấy. Mộng và tỉnh cũng là một tâm thức hướng về Phật. Dù đêm hay ngày Phật cũng hằng hộ niệm chúng sinh.
Thích Đức Trí
(Trích Đi tìm Phật)