Sau khi “Âm Luật Vô Tình” trình bày ra, một số người cho là văn chương viết ra do phụ đồng hay nhập hồn. Do đó, ở đây đặc biệt nhấn mạnh một lần nữa, là sau khi A ngọc ngồi thiền nhập định, tâm không tạp niệm mới tập trung tâm lực và nương nhờ Phật lực gia trì, trong trạng thái rất tỉnh táo mà ngồi hoa sen trắng trong sát na đến địa ngục. Nên sách “Âm Luật Vô Tình” này, nội dung đã qua ba lần bốn lượt tới lui địa ngục chỉnh sửa, giá trị tham khảo rất cao! Nếu như có sai sót thì đều do A Ngọc tu không đến mà nghe sai, nhưng tâm vì Phật Bồ Tát làm việc cùng lợi ích tất cả chúng sinh trì giới thì tuyệt đối chân thật vậy! Do đó sách “Âm Luật Vô Tình” là tuyệt đối không giống phụ đồng, nhập xác trong nhân gian hay khởi linh nằm mộng mà viết ra đâu, kính mong chư vị độc giả lưu ý.
Cảm ân Phật lực gia trì! Ngồi hoa sen trắng xuất phát.
A Ngọc hướng về Phán Quan hợp chưởng hành lễ! Hôm nay muốn hỏi Phán Quan: “Địa phủ khu bình dân có thuộc quỉ đạo không?”
Phán Quan nói: “Khu bình dân là thuộc trong quỉ đạo. Tức là chúng sinh lúc còn sống không thiện không ác, không có làm việc đại thiện nào mà cũng không làm việc đại ác nào, cứ một đời bình thường trải qua. Khi tuổi thọ hết, sẽ được hắc bạch vô thường dẫn vào đại điện thẩm vấn, xem sổ ghi chép thiện ác. Chúng sanh không có nghiệp địa ngục thì được phân chia đến khu bình dân này; nếu như có đại thiện nghiệp thì được thăng lên hoặc về nhân gian đầu thai.”
Hôm nay sẽ tham quan khu bình dân. Ah! Trong một niệm đã đến khu bình dân rồi. Nơi đây cảm giác dễ chịu hơn địa ngục nhiều lắm, ít nhất khỏi thọ hình phạt. Nhìn thấy sinh hoạt của chúng sanh tại đây, không khác gì dương gian, mọi người rất tự do. Chúng sanh khu bình dân có thể tự do hoạt động, tự do buôn bán trao đổi.
Nơi đây có người lớn trẻ nhỏ và tiệm quán bán đồ, có trời màu tro, không có mặt trời, càng không có mặt trăng và ngôi sao. Quần áo của bọn họ trông có vẻ mờ mờ, không có thân máu thịt, cảm giác hình thể của họ bay là là, không giống chúng sanh dương gian đi đường bị lực hút của trái đất vậy, đó là một trong những sự khác nhau.
Tôi qua đó xem thử, phía trước tụ tập một nhóm bình dân quỉ đạo. A! Thì ra là hành lang nơi bán tạp hóa. Hành lang này rất dài hai bên đều có sạp hàng hóa; mỗi sạp có hai ba người chủ, có cái chỉ có một người đang buôn bán.
Ở đây cũng có khu ăn uống, xem thử bọn họ ăn những gì. Ah! Sao đồ ăn của bọn họ đều không có độ ấm, toàn là nguội lạnh. Tất cả đồ ăn hình như là rất nhẹ, như một vật phẩm, nhưng khi cầm trong tay thì cảm thấy như vật không trọng lượng. Tại dương gian cầm ly nước thì cảm thấy có trọng lượng nhưng đồ vật ở đây lại không có cảm giác đó. Lại tiếp tục xem các linh thể tại khu bình dân ăn bằng cách nào! Bọn họ ăn bằng cách hít vào rất nhanh. Lúc này, đột nhiên nghe một bà chủ gọi tôi.
“Chào bà chủ! Đây là gì vậy?”
“Đây là canh thanh nhuận vừa làm xong, uống hết năm sau uống tiếp.”
Oa! Một năm uống một lần? Linh chi cũng không có công hiệu như vậy! Một năm uống một lần, dinh dưỡng thật nhiều vậy!
Lúc này, tay bà chủ chạm vào tay tôi. Bà ta nói: “Nhiệt độ cơ thể của cô rất cao đó! Cần bảo trọng, đến uống một tô xem! Uống xong sẽ giảm thấp nhiệt độ cảm giác dễ chịu.”
Tôi cười nói: “Cám ơn! Hôm nay không uống.”
Tại dương gian nhiệt độ cơ thể của tôi từ nhỏ đã rất thấp, đến khu bình dân lại trở thành cao rồi. Trên đường đi nhìn thấy các hồn tự do mua đồ. Khu bình dân này trông có vẻ rất bình đạm, lại có âm khí, nhưng vẫn tốt hơn địa ngục rất nhiều lần.
Tôi thỉnh giáo Phán Quan: “Tuổi thọ chúng sinh khu bình dân trung bình là bao nhiêu tuổi vậy? Bọn họ ăn bằng cách hít phải không?”
Phán Quan nói: “Thọ mạng ngắn nhất là 300 năm, dài nhất là 1500 năm, nếu như có thiện căn tu hành thì sớm thọ chung được thăng lên làm người hoặc lên trời. Còn đồ ăn thì bọn họ không cần ăn 3 bữa như con người tại dương gian. Bọn họ sống nhờ vào xúc thực, hấp thu tinh hoa của thực phẩm, ăn một lần có thể no 1 năm. Nếu như con cháu tại dương gian cúng tế vào lúc thanh minh tháng tư thì đủ no một năm. Nhưng phải nhớ là không được dùng thịt cúng tế, nếu không sẽ làm tăng trưởng tội nghiệp của người chết. Con cháu tại dương gian phải dùng đồ chay, hoa tươi, trái cây mà cúng tế. Đương nhiên tốt nhất là tụng kinh niệm Phật, tích đức hành thiện, hồi hướng cho người mất để đền ơn dưỡng dục, giúp người mất sớm ngày siêu thăng. Hôm nay đến đây là đủ, sau khi về đừng quên nói cho người đời biết, không được dùng thịt bái tế tổ tiên mà làm người mất chịu thêm khổ.”
Lần này đến khu bình dân tại địa phủ tham quan học hỏi, làm A Ngọc mở mang tầm nhìn, tăng trưởng kiến văn, học được không ít điều; con người sau khi chết làm quỉ lại có một không gian thế giới khác tồn tại, tiếp tục sinh mạng nghiệp báo chưa xong.
A Ngọc cảm ân Phán Quan chỉ dạy!
Trích từ Âm Luật Vô Tình
Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác
Hành hạ người khác bị đầu thai làm ngựa kéo xe trả nợ
Mấy năm trước, tôi qua Mỹ thăm bạn, được dẫn đến một khu vườn chơi nổi danh để tham quan. Tiến vào cổng lớn không xa thì thấy có một chiếc xe thổ mộ rất sang trọng vừa đỗ lại trước mặt chúng tôi. Tôi bị màu lông trắng tuyết của con tuấn mã thu hút. Nó rất đẹp, đầu ngẩng cao, lông trắng mướt như nhung và cái bờm tuyệt mỹ. Chiếc yên ngựa vàng chiếu lấp lánh dưới ánh mặt trời Ca-li tươi đẹp càng tăng thêm phong thái uy vũ bất phàm.
Con ngựa chở du khách đi theo con đường cố định, người ta vừa tận hưởng thú vui quý tộc, vừa tha hồ ngắm cảnh thỏa thích mê ly.
Chúng tôi không lên xe, chỉ nhìn theo con tuấn mã khỏe mạnh đang kéo xe rời xa. Đoàn chúng tôi mãi vui chơi đến chẳng biết trời đã tối. Lúc quay về, khi đi ra gần đến cổng lớn, thì thấy con tuấn mã vẫn còn đang phục vụ chở khách. Nhưng lúc này thần thái nó không còn anh tuấn hiên ngang, đầu cúi rũ, lê từng bước mệt nhọc, chứng tỏ nó rất đuối sức, hụt hơi.
Tôi nhìn bộ dạng nó, từ sáng sớm đến giờ lao động ít nhất cũng 20 tiếng, trông nó đờ đẫn mà đau lòng. Tôi lan man suy nghĩ: “Chẳng biết con ngựa này kiếp trước nó đã tạo nghiệp gì, mà đời này sinh làm tuấn mã, phải ở đây kéo xe suốt ngày? Hôm nay đã có bao du khách ngồi cho nó kéo? Và một năm có bao nhiêu người? Không lẽ kiếp trước nó thiếu nợ đến chừng đó người hay sao? ……
Sau khi trở về nước, tôi đem chuyện này thỉnh giáo Sư phụ – Hòa thượng Diệu Pháp – Ngài bảo:
– Con ngựa đó đời quá khứ từng là một người da trắng, làm chủ hàng trăm nô lệ da đen. Trong trang viên của ông ta có hơn trăm nô lệ làm việc. Họ hứng chịu đủ mọi lăng nhục, hành hạ áp bức (phi nhân tính) của ông. Sau khi ông chủ da trắng này chết đi, lập tức bị đọa vào địa ngục thọ khổ. Mãn báo ở địa ngục, y đầu thai vào cõi thú, sinh làm con ngựa này, mang ngoại hình tuấn tú mỹ miều, thể lực mạnh mẽ, trở thành công cụ kiếm tiền cho chủ, nếm lại cái khổ làm nô dịch.
Cho dù những nô lệ kiếp trước bị y áp bức, bóc lột, đày ải…chỉ có hơn trăm người, nhưng bởi vì y hung tàn và ngược đãi đám nô lệ da đen quá mức. Đây không những là phạm tội đáng xấu hổ đối với nô dịch, mà đối với hành vi phi nhân tính (xúc phạm chà đạp con người quá đáng) thì y đã có lỗi với toàn nhân loại. Do vậy mà ngày nay y phải chịu điều khiển, cưỡi ngồi….không được nghỉ ngơi. Đó là quả báo mà y phải trả.
Tội nghiêp của y sâu nặng, chẳng biết còn phải làm kiếp trâu, ngựa hàng bao nhiêu lần nữa. Đến cuối cùng, khi y được chuyển sinh làm người, thì phải mang thân phận bần cùng hạ tiện, khổ hết chỗ nói.
Tôi nghe xong tỉnh ra. Ai mà ngờ được con tuấn mã khả ái đáng thương kia lại có một quá khứ không lấy gì làm vẻ vang như vậy. Tôi thầm nghĩ nhất định phải tụng kinh Địa Tạng để hồi hướng cho con tuấn mã, giúp nó sớm chuộc đền tội nghiệp, thoát ly biển khổ; đồng thời còn phải niệm Phật siêu độ cho các nô dịch, xoa dịu oán khí xung thiên của họ.
Lúc này Hách cư sĩ ngồi bên cạnh tôi (bà là Hoa kiều định cư ở Malaysia) đột nhiên hỏi:
– Thưa Sư phụ, nhà chúng con hồi ở Hương Cảng có nuôi một con chó tên là Mi-su. Từ nhỏ nó đã bầu bạn thân thiết với chúng con. Sau khi cả nhà quy y ăn chay rồi, con chó này nó cũng rất có tánh linh, không lâu sau nó cũng bỏ thịt ăn chay theo, khiến cả nhà con đều hết sức vui mừng.
Khi gia đình chúng con dời đến Malaysia rồi thì hai năm sau Mi-su chết. Chúng con rất buồn, mẹ con có đến chùa lập bài vị cầu siêu cho nó, còn tổ chức pháp sự chúc phúc cho nó. Chẳng biết bây giờ nó đã tái sinh được vào cõi thiện lành chưa? Mong Sư phụ từ bi quán sát giúp dùm chúng con.
Trầm ngâm một lúc, Sư phụ mỉm cười đáp:
– Con chó này nhờ đời trước ở nhà người nghe kinh ăn chay, chết rồi lại được các người tụng kinh cầu siêu cho nữa, nên nó đã được chuyển sinh làm người rồi. Hiện giờ cũng đang ở Malaysia, là một cô gái mười bảy tuổi rất xinh đẹp!
Nghe Hòa thượng nói xong, Hách cư sĩ im lặng bấm đốt tay, rồi kinh ngạc lẫn vui mừng, la lên:
– Sư phụ, Ngài thật hay quá! Mi-su nhà con chết tính đến nay đã đúng 17 năm. Xin Ngài hãy cho con biết cô gái ấy hiện giờ ở đâu và tên gì? Con rất muốn gặp cô!
Sư phụ và mọi người tại hiện trường đều cười. Tôi hỏi Hách cư sĩ:
– Nếu tìm gặp được cô thì bà sẽ nói gì? Không lẽ bà nói: “Em ơi, trước đây em là con chó nhà chúng tôi nuôi ư?”. Cô ấy không đánh bà mới lạ đó!
Hách cư sĩ cũng bật cười vì sự vô ý nông nổi của mình. Sư phụ hiền hòa nói:
– Có duyên thì sẽ gặp nhau. Rồi sẽ có một ngày nó cùng với gia đình bà hội ngộ. Vừa gặp, đôi bên tự nhiên sẽ cảm thấy rất là thân thiết và nó sẽ báo đáp gấp bội. Lời xưa nói: “Bách niên tu đắc đồng thuyền độ (Tu trăm năm mới được đồng thuyền). Cho nên chúng ta hôm nay được đồng sự, đồng quê hương, có bạn bè, thân quyến…..(thậm chí còn bao gồm luôn cả cừu nhân…) đồng tụ hội, thì xem như là đã có duyên từ nhiều kiếp.
Vì vậy, chúng ta phải kết thiện duyên cho rộng, gắng sức giải trừ ác duyên, cùng chung sống hài hòa, bảo tồn thiện khí, chung tay xây dựng một cõi cát tường.
Sư phụ từ bi như thế đó, Ngài khéo nhìn căn cơ mà giáo hóa. Lần bái thăm này khiến tôi đã thu được lợi ích rất lớn.
Gieo nhân thiện chắc chắn nhận quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo. Làm sao có thể mất đi được. Cho dù vạn kiếp sau, hạt nhân thiện hay ác đã gieo rồi thì khi đầy đủ nhân duyên quả báo sẽ hiện tiền. Xin hãy cẩn trọng!
(Trích từ quyển Báo ứng hiện đời – Hạnh Đoan dịch)
con thấy có một người thờ tượng bổn sư thích ca mâu ni ,sáng sớm nhìn mặt trời khoảng một tiếng, tối nhìn mặt trăng, tu như vậy là tu pháp môn gì vậy, a di đà phật.
A Di Đà Phật. Đó là cách tu của ngoại đạo, bạn không nên học theo.
Những kỳ tích vãng sanh ở Đông Thiên Mục Sơn
https://phapmonniemphat.wordpress.com/2015/04/30/nhung-ky-tich-vang-sanh-o-dong-nui-thien-muc-son/
Kính chào các Quý vị đồng tu, tôi xin được các Quý vị tư vấn cho một số điều thắc mắc của tôi như sau:
1. Ta hiểu thế nào cho đúng về “ Niệm Phật”?
Điều cốt yếu của người tu Tịnh Độ là “Tâm Thanh Tịnh”. Tâm Tịnh thì Cõi Phật Tịnh
Tôi biết là bất cứ dùng pháp nào như ( niệm Danh Hiệu, trì Trú, tụng Kinh… tham Thiền, vv) tất cả đều là phương tiện để dẫn đến “Tâm Thanh Tịnh”. Vậy nếu hàng ngày chúng ta cố gắng “kiểm soát Tâm” để không còn tạo điều xấu ác hoặc để sửa chữa những điều xấu ác thì việc này có được gọi là “Niệm Phật” không? Vì nguyên nhân của Tâm không Thanh Tịnh phát khởi từ Thân, Khẩu, Ý “ ác”.
Hoặc các vị giải thích giúp tôi : “ Niệm Phật” là gì ? ngoài thu nhiếp 6 căn tịnh niệm liên tục thì ta phải làm gì để được hiểu là “ Niệm Phật”.
2. Nằm trong Phòng Ngủ mà nghe Pháp thì có tội không ( nghe và xem qua băng giảng có ghi hình). Tôi hỏi điều này vì thời gian nghe Pháp của tôi là trước khi đi ngủ và sau khi kết thúc thời khóa buổi tối “Niệm Phật và Lạy Phật”.
Tôi biết là nếu ngồi nghiêm chỉnh trước Ban Thờ và bận đồ chỉnh tề thì mới đúng, nhưng thực sự là rất mệt vì 24 tiếng cho một ngày của tôi là:
– Công việc cơ quan ( 8 tiếng ),
– Hai thời Sáng/ Tối ( 4 tiếng),
– Nghe Pháp vào buổi nghỉ trưa tại cơ quan ( 45 phút),
– Nghe Pháp vào buổi tối ( 1 – 1.30 tiếng),
– Đi lại trên đường ( 50 phút),
– Thời gian ngủ (6 tiếng),
– Thời gian còn lại là ăn uống và SH cá nhân.
( Phòng ngủ của tôi không có sự ô uế của việc SH nam nữ). Việc nghe Pháp là điều tôi tất thích và ngày nào cũng phải nghe ít nhất là một bài ( nghe hôm nay chưa rõ thì hôm sau hoặc lần sau nghe lại) và trong công việc, giao tiếp tôi cũng cố gắng chỉnh đốn “ Tâm” của mình như đã nêu trong cầu hỏi 1.
Và chốt lại của câu thứ 2 tôi muối hỏi là : Nằm nghe Pháp như trường hợp của tôi thì có sao không?
3. Con cái với cha mẹ gặp nhau là từ các duyên: ân – oán. Vậy nếu ta có một đứa con ( tạm cho là duyên ác vì không hiểu nhân quả thì cho nó là con hư), nhưng ta hiểu nhân quả nên cố gắng tu hành để cải thiện duyên ác đó.
Bản thân ta tu nhưng đứa con đó về phương diện dạy dỗ thì ta lại bó tay. Tức ta chỉ “ Tu” thôi còn đứa con đó nó hư thì ta lại chấp nhận. Vậy sự cố gắng “ Tu” của ta có giảm bớt nghiệp của ta và con không?
4. Hiện tại tôi đang dùng Ban thờ treo ( việc đặt lễ và lau chùi hàng ngày phải dùng ghế để đứng lên), kế hoạch là tôi sẽ chuyển sang dùng Ban Thờ có chân cho dễ dàng cho việc đặt lễ và lau chùi hàng ngày. Vị trí đặt Ban thờ treo sẽ cao hơn khá nhiều so với Ban thờ có chân mà tôi đang định thay đổi. Vậy tôi có nên phân vân về sự cao thấp này không nhỉ? Và khi thay đổi thì mình phải làm lễ như thế nào? Ý tôi là “ lời văn Khấn” như thế nào.
Khi tôi thay đổi cái mới thì cái Ban thờ treo đó tôi bỏ đi đâu, cứ cho ra thùng rác hay đốt đi ? và mẹ tôi có cái áo tràng bị cũ, rách tôi cũng đốt đi có được không ? tro của những thứ đã đốt này thì bỏ đi đâu?
Trân trọng cám ơn các Quý vị
Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô A Di Đà Phật
Diệu Hậu
Kính chào các Quý vị đồng tu, tôi xin được các Quý vị tư vấn cho một số điều thắc mắc của tôi như sau:
1. Ta hiểu thế nào cho đúng về “ Niệm Phật”?…
Trả lời: Niệm Phật là phương tiện, đối với pháp tu Tịnh độ đó là niệm Phật A Di Đà. Như người trồng cây, không cuốc xẻng thì chẳng thể làm đất, cây không thể phát trồng. Tâm thanh tịnh chẳng phải ngồi kiểm soát mà được vì tâm này quá uế trược, lấy tiêu chí của mình mà cho là thanh tịnh thì dễ thôi nhưng so với tiêu chí của mà Phật dạy cho chúng sanh thì cách xa nhiều lắm.
2. Nằm trong Phòng Ngủ mà nghe Pháp thì có tội không ( nghe và xem qua băng giảng có ghi hình). Tôi hỏi điều này vì thời gian nghe Pháp của tôi là trước khi đi ngủ và sau khi kết thúc thời khóa buổi tối “Niệm Phật và Lạy Phật”…
Trả lời: Chư Tổ dạy nằm nghe pháp thì kiếp sau bị đọa làm loài nhuyễn thể chỉ nằm mà chẳng đứng, chẳng ngồi được. Nên nhớ học Phật cho dù chăm chỉ đến mấy cũng chỉ gieo nhân đắc độ trong vô lượng kiếp về sau nếu không có lòng cung kính lại tạo tội nghiệp, Tổ Ấn Quang dạy: học Phật phải lấy cung kính làm đầu, là bí quyết của người tu đạo giải thoát.
3. Con cái với cha mẹ gặp nhau là từ các duyên: ân – oán. Vậy nếu ta có một đứa con ( tạm cho là duyên ác vì không hiểu nhân quả thì cho nó là con hư), nhưng ta hiểu nhân quả nên cố gắng tu hành để cải thiện duyên ác đó…
Trả lời: ông tu ông đắc, bà tu bà đắc. Mình tu tốt thì về Tây Phương, thành Phật quay trở lại mới cứu được gia quyến còn đang trầm luân trong bể khổ.
4. Hiện tại tôi đang dùng Ban thờ treo ( việc đặt lễ và lau chùi hàng ngày phải dùng ghế để đứng lên), kế hoạch là tôi sẽ chuyển sang dùng Ban Thờ có chân cho dễ dàng cho việc đặt lễ và lau chùi hàng ngày. Vị trí đặt Ban thờ treo sẽ cao hơn khá nhiều so với Ban thờ có chân mà tôi đang định thay đổi. Vậy tôi có nên phân vân về sự cao thấp này không nhỉ? Và khi thay đổi thì mình phải làm lễ như thế nào? Ý tôi là “ lời văn Khấn” như thế nào.
Khi tôi thay đổi cái mới thì cái Ban thờ treo đó tôi bỏ đi đâu, cứ cho ra thùng rác hay đốt đi ? và mẹ tôi có cái áo tràng bị cũ, rách tôi cũng đốt đi có được không ? tro của những thứ đã đốt này thì bỏ đi đâu?
Trân trọng cám ơn các Quý vị
Trả lời: Trừ trường hợp không thể bố trí do điều kiện gia đình, còn ban thờ Phật không được làm treo. Phòng thờ phải độc lập, nếu phải bố trí nơi phòng khách, phòng ngủ… thì phải có vải rèm che lại khi không phải thời công khóa. Ban thờ cũ quý vị đốt ở nơi sạch sẽ, gom tro cho vào túi vải, trong túi vải có để mấy viên đá sau đó mang ra sông thả chìm.
Những lời này do PB cũng đã học được từ lời dạy của Tổ Ấn Quang, cư sĩ Lý Bỉnh Nam và Hòa thượng Tịnh Không. Xin chia sẻ với quý vị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Phúc Bình
Tôi nghe ở đâu đó dẫn lời HT Tịnh Không bảo cho treo ảnh tượng Phật trong phòng ngủ. Nay bạn lại nói học từ HT TK ko dc treo, bất đắc dĩ phải có tấm vải vàng…
Ko biết bạn có nhầm lẫn gì ko
Nam mô a di đà phật
Trong Tuyết Hư Lão Nhân, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam dạy:
“Hỏi: Nên thờ tượng Phật ở chỗ nào?
Ðáp: Nếu có phòng trống, dành riêng một phòng thờ Phật là tốt nhất. Nếu không có, thờ Phật ngay trong phòng mình ở cũng được. Nói chung là phải chọn nơi sạch sẽ. Trước tượng treo màn vải vàng, lúc không niệm Phật, buông màn xuống. Làm vậy để khỏi đến nỗi khinh nhờn. Tốt nhất là để tượng Phật hướng mặt về Ðông, người niệm Phật đối trước tượng Phật, hướng mặt về Tây. Nếu chẳng thể làm vậy được thì thờ tượng ở phương nào thuận tiện cũng được.”
Còn đối với việc treo ảnh Phật, Bồ Tát trong phòng khách do không tránh được lời uế tạp sẽ mang tội, lão cư sĩ dạy là lỗi “kinh nhờn”. Thờ Phật, Bồ tát phải tuyệt đối cẩn trọng, cung kính sẽ đem lại lợi ích. Ngay cả như nhiều vị cư sĩ để tượng, ảnh đầu Phật trang trí đó cũng là cực trọng tội, đeo hình Phật, Bồ tát trên người cũng là tạo tội. Tiếc thay ít người nghe pháp mà không nhìn được những lỗi lầm này. Đều là lỗi kinh nhờn, Phúc Bình có lần sang Thái Lan được Thầy trụ trì chùa Vàng ban cho dây đeo cổ có ảnh Phật, cẩn trọng mà đặt lên ban thờ, thật sự không dám mang trên người vì thân mình là thân phàm phu sát đất, thật không thể không cẩn trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Diệu Hậu,
PH xin được chia sẻ đôi điều cùng bạn.
– “Tâm thanh tịnh”: Dĩ nhiên ý ác là không thanh tịnh, nhưng còn ý thiện, còn ý giữ cho tâm được thiện vẫn là không thanh tịnh. Theo PH hiểu, không chấp cả vào thiện ác, không chấp vào gì cả, không chấp vào “không chấp vào gì cả” mới là thanh tịnh. Không chỉ đơn giản không làm ác thì là thanh tịnh.
-“Niệm Phật”: nếu đã thu nhiếp sáu căn tịnh niệm liên tục thì còn thời khắc nào nghĩ ác, thiện, hay tự hỏi có cần làm gì thêm? Bạn đừng tạo thêm vọng tưởng nữa, hãy làm cho được ý “thu nhiếp…liên tục” trước đã. Chỉ cần được như thế, chắc chắn vãng sanh, ngay lúc hiện đời có thể chứng được Niệm Phật Tam Muội. Chân thật thực hành thì mới được lợi ích. Cho nên, chỉ cần bạn có thể nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc, thì tự nhiên ý ác không khởi. Bởi vì phần đông người niệm Phật chưa làm được như thế nên mới có thêm một bước là kiểm soát tâm, thấy khởi ý ác thì mới nhiếp tâm niệm Phật. Nên, kiểm soát tâm không làm ác không thể thay thế cho việc nhiếp tâm niệm Phật được, khi hành giả đã thuần thục tỉnh giác nhận biết rõ khi mình khởi tâm thì sẽ tập qua bước khó hơn là tập trung nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc.
– Nghe pháp không nhất thiết phải ngồi trước bàn thờ. Trong hoàn cảnh của bạn, ngồi trong phòng ngủ cũng được, lưng dựa vào tường cũng được, xếp bằng hay duỗi chân cũng được, ngồi cho ngay ngắn trang nghiêm rồi tập trung tinh thần mà nghe. Không nên nằm mà nghe, sẽ tạo thói quen không tốt, dẫn đến quả báo xấu. Tuy nhiên, trường hợp người bị bệnh, không ngồi được thì có thể nằm nghe, sẽ không bị quả xấu vì là trường hợp bất khả kháng, không cố ý.
– Chắc chắn sự cố gắng tu (với điều kiện là phải đúng pháp, chân thật thực hành) sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa hai mẹ con bạn. Nhưng khi nào thành tựu thì rất khó nói, vì không chỉ tuỳ thuộc vào bạn. Nhưng hãy vững tin vào Tam Bảo bạn nhé.
– Bàn thờ: chỉ cần đặt nơi trang nghiêm, sạch sẽ ở trong nhà là được, không cần so cao thấp với bàn thờ treo cũ. PH không biết “khấn” thế nào, nhưng thật ra lời khấn cũng chỉ là một cách bày tỏ ý của mình. Có lẽ bạn chỉ cần nghiêm trang cung kính ở trước Tam Bảo trình bày việc chuyển đổi, cũng như ngày giờ mình sẽ làm việc đó. Đến ngày đó, trước khi làm thì bạn thắp nhang, trình bày nhắc lại việc sắp thay đổi, đợi nhang tàn rồi thực hiện.
– Ban thờ treo đó nếu bạn có thể để dành lại cho ai đó cần thì rất tốt, nếu không thì đốt đi cũng được (hơi phí). Áo choàng cũ đốt đi cũng được hoặc vá lại dùng tạm hoặc cho người cần thì cũng tốt. Nếu đốt thì bạn có thể đem tro đó đi chôn, bón phân cho cây cỏ là rất tốt.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Việc đưa tượng Phật hay Kinh vào phòng ngủ có cung kính không?
HT Tịnh Không trả lời(video 2 phút)
https://www.youtube.com/watch?v=HRfnr5vy944
0:03 Câu hỏi thứ sáu
0:04 Phòng ngủ của vợ chồng để kinh Phật
0:08 có phải là bất kính với kinh Phật, kinh điển lời dạy của thanh hiền không?
0:16 Cũng như ở Hồng Kông, thành phố đông đúc người ở
0:21 mỗi căn nhà ở đều rất nhỏ
0:26 Tôi thấy những phòng của những đồng tu chỉ khoảng 400-500 feet thước vuông (1 feet = 0,30 mét vuông)
0:35 Đây cũng không tránh được trường hợp này
0:39 Có nhà còn nhỏ hơn nữa – tất cả chỉ trong một phòng
0:45 Trong những trường hợp này, dùng một tủ nhỏ để kinh Phật trong đó
0:54 đóng cửa tủ khi không dùng đến, đây là cách rất tốt
0:59 hình tượng Phật và Bồ Tát cũng làm như vầy
1:01 Khi chúng ta lạy Phật, niệm Phật, đọc kinh thì mở cửa tủ ra, để thấy hình tượng Phật
1:09 Sau khi làm xong, thì đóng cửa tủ lại và dọn dẹp
1:14 đây là cách làm cung kính
1:15 Có tủ thờ Phật nhỏ giống như của người Nhật
1:21 Nhỏ như vầy, có cửa đóng mở – rất có ý nghĩa
1:25 thường thường không thờ lạy Phật thì đóng cửa tủ lại, mình không thấy Phật nữa
1:29 Khi thờ lạy Phật thì mở cửa tủ ra
1:33 đây là cách thiết kế rất hay và cung kính nữa
1:43 Chúng ta cũng đối với kinh điển như vậy – Dùng phương pháp này cũng rất tốt
1:48 (những hình những tủ nhỏ để thờ Phật có cửa đóng mở)
A Di Đà Phật…
Kính gởi các liên hữu:
Pháp sư Tịnh Không đến Việt nam khai thị ngày 12-15 tháng 12, 2017. Ở Hà nội,
mình nhận được thông tin này từ facebook ” lời khai thị của pháp sư Tịnh Không ” các liên hữu tìm trên facebook để biết thêm thông tin. Hoan hỷ…
A Di Đà Phật…
Mình thấy trang này có đăng thông tin về HT Tịnh Không sang Việt Nam
Không biết có chính xác không?
http://muatuongphat.com/news/phat-su/Hoa-thuong-Tinh-Khong-tham-Viet-Nam-nam-2017-206.html
…
Theo xác nhận từ của thầy Minh Chung người việt nam xuất gia tu tập tại chùa cực lạc thuộc Tịnh Tông Học Hội Đài Loan ngày 09/11/2017, Pháp sưTịnh Không chắc chắn về Việt Nam
– Pháp sư Tịnh Không đáp máy bay về chủa Cực Lạc ( Tịnh Tông Học Hội Đài Loan ) ngày 07/11/2017 để hoàn tất và chuẩn bị cho chuyến hoằng pháp tại việt nam .
Tháp tùng đoàn cùng pháp sư Tịnh Không về Việt Nam có :
+ thầy Ngộ Hạnh ( chụ trì)
+ cô Lưu
+ và các thầy khác …
Cụ thể ấn định ngày thì pháp sư đã ấn định ngày với ban tôn giáo chính phủ là :
+ ngày 12/12/2017 pháp sư về việt nam
+ ngày 13/12/2017 pháp sư nghỉ ngơi
+ sáng 14/12/2017 pháp sư có buổi pháp thoại đàm đạo tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình
+ chiều 14/12/2017 pháp sư nghỉ ngơi
+ ngày 15/12/2017 pháp sư có buổi khai thị tại chùa Bái Đính ( Ninh Bình).
Quý phật tử ăng kí tham dự pháp hội liên hệ qua các chùa :
+ chùa Vạn Đức, 502 tô ngọc vân , tam phú , thủ đức , tphcm . (liên hệ : 09.38.38.11.08)
+ chùa Vạn Linh, ấp vồ đầu, xã an hảo, huyện tịnh biên, tỉnh an giang. (liên hệ : 02963.708.960)
+ chùa Kim Tiên, an phú, tịnh biên, an giang (liên hệ : 09.18.07.85.70)
+ chùa Bái Đính, gia sinh, gia viễn, ninh bình (liên hệ : 02293.868.789)
+ chùa Tản Viên, xã minh quang – huyện ba vì – tp. hà nội (liên hệ : 0433.610.897 – 016.76.70.77.65)
A di đà phật !
…
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Em gọi điện đến chùa Tản Viên đăng kí nhưng họ bảo thông tin không phải như thế đâu ạ
HT Tịnh Không hoãn chuyến thăm Việt Nam – Thông tin từ Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Việt Nam
Thông báo Về việc hoãn chuyến thăm và thuyết trình tại Việt Nam của Tiến sỹ Hòa thượng Tịnh Không
http://vnctongiao.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinHoatDongVien/View_Detail.aspx?ItemID=43
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn Tịnh Độ nhiều ạ
Nam mo A di đà Phật
Dạ Cô Chú vui lòng cho cháu hỏi thêm về việc nghe pháp đúng. Cháu thỉnh thoảng có nghe các lời khai thị của Hòa thượng Tịnh Không và một số tập giảng về Kinh Vô Lượng Thọ. Nhưng ở nhà cháu vừa làm việc vừa cầm theo máy đi khắp nhà để nghe, việc đâu thì cầm máy theo đó để nghe, nhiều lúc cháu còn vừa giặt đồ vừa nghe nữa ạ. Qua đọc bài phúc đáp, cháu thấy mình bất cẩn, không thành kính. Mẹ cháu cũng tranh thủ vừa làm vườn vừa nghe pháp. Cô Chú có thể hướng dẫn giúp cháu làm sao để có thể vừa nghe pháp vừa không mang tội bất kính được không ạ? Kính mong mọi người hoan hỉ hướng dẫn giúp cháu ạ.
Cháu xin cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào bạn Huong,
Mục đích của việc nghe pháp Phật là hiểu cho đúng, cho rõ ràng rồi thực hành. Để nghe, hiểu cho đúng thì cần có sự tập trung lắng nghe nhất định. Khi làm các việc khác thì tự nhiên rất khó tập trung. Ngoài ra, vì đó là giáo pháp giúp ta thoát khổ nên dĩ nhiên mình phải có tâm cung kính. Nghe pháp không cần nghe quá nhiều, nghe ít mà hiểu đúng, áp dụng được thì hơn rất nhiều lần so với nghe nhiều nhưng chỉ để “quen tai”, mà không hiểu, không thực hành được. Cho nên, bạn và mẹ cần sắp xếp ra một khoảng thời gian nào đó, rồi nghiêm chỉnh ngồi, tập trung tâm ý lắng nghe (không làm việc gì khác). Hãy xem đó như một việc quan trọng cần làm chứ không phải là loại việc “tranh thủ”.
Chúc bạn và mẹ tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Niệm Phật còn có thể mọi lúc, mọi nơi nghe pháp lại chẳng thể được hay sao. Chỉ cần vô tình nghe được 1 câu tâm đắc khiến bạn khai mở trí huệ hoặc giác ngộ thì sao, bạn và mẹ cứ tranh thủ nghe pháp hoặc niệm Phật mọi lúc, mọi nơi cũng được. Tất cả pháp chỉ là phương tiện giúp cho ta tu hành và giác ngộ, chẳng nên quá chấp vào pháp. Kinh Kim Cang, Phật dạy: tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn, bào ảnh; như sương mai, như điển chớp; phải thường quán sát như thế. Phật còn dạy: nếu có chúng sanh nào nói Như Lai có nói pháp đó là phỉ báng Như Lai, chánh pháp còn phải bỏ, huống hồ phi pháp. Tức là chúng ta nghe pháp để thực hành cho tâm thanh tịnh, khi đã thanh tịnh thì phải bỏ tất cả mọi thứ đi thì mới thật sự là thanh tịnh.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Diệu Hậu xin chân thành cám ơn tất cả các liên hữu đã chia sẻ và cho lời góp ý hữu hiệu.
Nam Mô bản sư Thich Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ chú cư sĩ Phước Huệ cho cháu hỏi thêm. Đối với các trường hợp như ba cháu chưa có niềm tin, chưa phát khởi gì đối với Phật pháp. Cháu dự định gởi máy nghe pháp có lưu những bài khai thị ngắn của hòa thượng Tịnh Không để phần nào phá những suy nghĩ sai lầm về phật pháp ( mà các bài này cũng được trích từ các bài giảng Kinh). Ở trường hợp này mà dặn dò nhiều như Ba nên như thế này, như thế kia khi nghe … chắc ba cháu không nghe luôn ạ. Chú có thể tư vấn giúp cháu về trường hợp này không ạ?
Mẹ cháu cũng vậy, vì các bài khai thị lời đọc ấm áp nhạc dịu dàng. Mẹ cháu dậy từ rất sớm 4h, vừa nhổ rau vừa đeo máy nghe pháp bên người để nghe vì lúc này Mẹ cháu mới có không gian riêng cho bản thân để mà nghe. Thời gian trong ngày thì việc nhà, cơm nước, cháu nội cháu ngoại. Cũng là nghe các bài khai thị và các bài Khuyên người niệm Phật. Mẹ cháu cũng chỉ hơn ba cháu một tí là chịu nghe thôi ạ, chứ cũng chưa hiểu gì về Phật pháp đâu ạ
Về cháu, cháu cũng chỉ mới biết đến Phật pháp thôi ạ. Bản thân cháu cũng nhờ những bài khai thị, bài giảng của Hòa Thượng Tịnh Không nên đã thay đổi nhiều định kiến sai lầm. Cháu cũng có niệm Phật nhưng cảm thấy bản thân cháu chưa có lực, niệm giống như miệng niệm chứ tâm chưa thực sự khởi. Vì vậy cháu muốn nghe pháp nhiều hơn để hiểu có niềm tin sâu sắc và hành trì thực sự có lực. Không gian riêng của cháu thực ra là chỉ có 2 tiếng đi trên đường khi đi làm và lúc đi về có thể là nghe pháp, có thể là niệm Phật mà cũng có thể là nghĩ lung tung. Về đến nhà là cháu lại bị xoáy vào việc nhà, con cái. Nhà cháu là đại gia đình, có ba mẹ, vợ chồng anh chị, vợ chồng cháu, các cháu nhỏ. Nên cháu mới tranh thủ là vậy. Nhà chỉ có mình cháu là lạc loài vì không ai biết, tin Phật pháp hết ạ. Cháu hay mở các bài khai thị làm việc mang khắp nơi trong nhà vì ngắn vì xúc tích, dễ nghe, nhiều vấn đề liên quan thực tiễn, tuy làm nhưng tâm cháu với đặt nơi bài giảng và cũng với hy vọng sẽ tác động từ từ đến mọi người trong gia đình. Dạ còn 1 vấn đề nữa là cháu đầu óc cháu u mê, dễ quên nên thành ra cháu hay nghe đi nghe lại. Kính nhờ chú hướng dẫn giúp cháu nên như thế nào để hợp tình hợp lý ạ.
Cháu xin cảm ơn Cô Chú nhiều ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Huong,
Về ba bạn, bạn không cần dặn dò gì hết, chỉ gởi máy nói ba nghe thử thôi. Ông chịu nghe là rất tốt. Sau một khoảng thời gian, khéo léo dò biết ý ông, nếu ông không thích lắm, nhưng cũng không khó chịu thì cứ để ông tiếp tục nghe pháp. Khi nào thấy ông thích thú thì tiến thêm một bước là khuyến khích ông niệm Phật.
Nghe pháp nhưng không hành trì theo được thì chỉ gieo được chủng tử Phật pháp cho những đời sau. Muốn đời này, cũng như đời sau được an lạc thì ta cần phải hành trì như lời Phật dạy. Về mẹ bạn, có thể phương tiện để bà vào đạo bằng cách nghe như thế (nghĩa là nghe pháp kiểu thụ động, Tàng thức lưu giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu). Tuy nhiên, bạn hãy khéo léo hướng bà tập niệm Phật, vì niệm Phật mới chính là cách gieo nhân Cực Lạc cũng như góp phần cải thiện duyên nghiệp của chúng ta. Nên, bạn hãy khéo léo trình bày, sắp xếp sao đó để bà nghe pháp trong một buổi, buổi còn lại thì nghe niệm Phật, và bà niệm Phật theo. Vào buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy khuyên bà niệm Phật 10′ hay 15′ gì đó rồi hãy ngủ. Niệm Phật có công đức không thể nghĩ bàn (khi gặp việc thì mới biết cái phước báo to lớn của việc niệm Phật), bạn hãy nhẹ nhàng khuyên bà niệm Phật, ít nhiều gì cũng được, nhưng gắng chú tâm thì được nhiều lợi ích.
Bạn mở máy nghe pháp trong nhà, nếu người nhà không có ý kiến gì thì không sao. Mục đích để họ chuyển đổi là phụ, mục đích chính vẫn là bạn tự mình thực hành, tu sửa ngay trên thân, tâm mình, như vậy sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho bạn và người thân. Cho nên, PH khuyến khích bạn hãy dành thời gian nhiều hơn cho việc niệm Phật. Nghe pháp để nắm cho được đường lối tu hành, khi nắm được rồi thì bắt tay vào thực hành, đến giai đoạn này thì sẽ chú trọng thực hành, nghe pháp ít lại, hoặc chỉ nghe khi muốn giải tỏa thắc mắc, chướng ngại nào đó.
Bạn nghe pháp nhưng dễ quên, chẳng phải do đầu óc bạn u mê, mà là tại vì bạn không đủ sự chú tâm lắng lòng để nghe, để tiếp nhận. Khi vừa nghe, vừa làm như thế, với kẻ mới tu như chúng ta, dù mình nghĩ là mình chú tâm nhưng PH có thể khẳng định tổng cộng thời gian mình chú tâm sẽ rất ít so với thời gian mình không chú tâm, nghĩ lan man chuyện khác.
Niệm Phật chưa có lực vì niệm còn ít, lại không tập nhiếp tâm thì dĩ nhiên là không có lực. Tuy nhiên, bạn đừng đặt nặng chuyện có lực hay không có lực, chỉ nên tập nhiếp tâm niệm cho thật nhiều. Trong trường hợp của bạn, PH cho rằng hiện giờ bạn đã biết và muốn niệm Phật, coi như là đã đủ để chuyển qua phần chú trọng thực hành rồi. Bạn hãy thay việc nghe pháp bằng nghe niệm Phật và chú tâm niệm Phật theo. Lúc đi đường, làm việc nhà,.. cũng nhiếp tâm niệm Phật. Mỗi ngày, tranh thủ lúc trước khi ngủ 10′ hay 15′, không làm việc gì khác, chỉ ngồi nhiếp tâm niệm Phật thôi. Chỉ nghe pháp thôi thì không thể vãng sanh, phải đủ Tín, Nguyện niệm Phật thì mới có thể vãng sanh.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp Sư Tịnh Không- Ngọc Bảo Thế Gian
https://drive.google.com/open?id=1af1YBeCsjO7nQSvnMnTuvE6GdmgmMouP
(Một cuốn sách rất hay về cuộc đời Pháp Sư Tịnh Không)
Một cuốn sách tuyệt vời. Xin chân thành cảm ân Đạo Hữu!
A Di Đà Phật
Dạ cháu xin cảm ơn rất nhiều chú Phước Huệ và mọi người đã góp ý và chia sẻ ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Một nữ ký giả tờ báo X nhiều lần nghe sư phụ giảng pháp, chỉ rõ nguyên nhân bịnh cho những người đến cầu khai thị.
Một hôm, cô hỏi sư phụ:
Con bệnh bao tử nhiều năm, đã chữa trị mà không thấy kết quả, có phải do đời trước con làm điều gì xấu không?
Sư phụ hỏi:
Phải chăng cô không ưa ăn da bánh bao, nên mỗi lần ăn đều xé lột lớp da bánh vứt đi?
Ký giả kinh ngạc nói:
Ôi trời ơi! Sư phụ! Đúng là có việc này. Con từ nhỏ đã không ưa ăn da bánh bao, vậy mà cũng là tội ư?
Sư phụ cười nói:
Phải biết phí phạm là tội rất lớn. Lương thực và thức ăn trong thế giới này có sứ mệnh để cho người dùng no bụng, nhưng con vì không ưa, thấy không hạp khẩu vị nên vứt bỏ, như vậy rất lãng phí. Phải biết trên thế giới hiện nay còn rất nhiều người không có ăn và bị chết đói (Dân Phi châu từng đói đến không có gì ăn, phải ăn cỏ mà không có đủ cỏ để ăn). Con phải cảm thất xấu hổ vì điều này. Lại nữa, quốc gia nào cũng đều có người bươi bãi rác kiếm ăn, ngay cả các nước đang phát triển cũng không ngoại lệ. Những người đói kém này đều do đời trước đã lãng phí lương thực, chà đạp thức ăn, nên đời nay mới bị quả báo như vậy.
Nếu đời trước ném bỏ đồ ăn, thì đời này sẽ phải đi kiếm nó về nuốt. Vì vậy con phải tuyệt đối cẩn trọng, không nên phí phạm!
Nữ ký giả tỏ vẻ ăn năn hỏi:
Con phải làm sao đây Sư phụ?
Phải phát tâm sám hối, từ đây về sau thệ không bao giờ lãng phí vật thực nữa thì bệnh con sẽ dần dần lành.
Nữ ký giả lại hỏi:
Con cũng lạy Lương Hoàng Sám có được chăng?
Sư phụ cười hài lòng:
Rất tốt!
A Di Đà Phật! Thưa Sư phụ! Chúng con là Phật giáo đồ Hoa Nghiêm Quang từ xa đến. Cô bên cạnh con là cô A, nói tiếng Hoa không rành nên con thay cô ấy hỏi giùm. Cô A nói mình bịnh bao tử, đã uống thuốc chữa trị nhiều mà không thấy hiệu quả, nhưng cô không hề lãng phí thực phẩm gì. Xin Sư phụ từ bi chỉ giáo cho ạ!
Hòa thượng nhìn cô Phật tử ở xa mới đến, rồi nói:
Con không lãng phí lương thực thì rất tốt, nhưng con lại lãng phí giấy! Lúc con viết gì, chỉ cần cảm thấy câu ấy không vừa lòng hay chữ ghi không đẹp là vò nát tờ giấy, quăng ngay vào sọt rác. Còn nữa, khi dùng bữa, con đã lãng phí khăn giấy rất nhiều. Ăn một bữa cơm dùng một cái khăn giấy đủ rồi. Nhưng con thì mỗi lần lau miệng hay tay thì mới vừa dùng một cái xong, lại thay mới liên tục, rất lãng phí. Phải xài vật cho bằng hết, không được lãng phí. Nếu như con biết mình sai thì nên sửa, bỏ tập quán xấu này đi thì bệnh bao tử sẽ lành.
Cô A gật đầu tỏ ý sẽ làm theo.
Trích trong “Báo ứng hiện đời tập 3”
A Di Đà Phật. Pháp sư Tịnh Không và một nhóm đồng tu đã trích ra từ Đại tạng kinh một số kinh luận nói về địa ngục, đạo hữu nào quan tâm có thể xem ở đây:
https://tinhtongvn.blogspot.com/2017/11/chu-kinh-phat-thuyet-ia-nguc-tap-yeu.html
Nhờ Góp Tiền Tạo Tượng Phật Thoát Nạn Địa Ngục
Ngu An Lương, người huyện Ngư Dương ở U Châu, giai tộc nhiều đời sống bằng nghề sát sinh. Nếu tính sinh mạng bị giết, không biết đã đến mấy ngàn muôn ức. An Lương lại ít ưa làm công đức, thường nói:
– Nếu cứ giữ theo đường lối tu hành, tất phải nghèo, không làm ăn chi được!
Năm ông ba mươi bảy tuổi, nhân dự một cuộc săn bắn, bị té ngựa chết giấc đến nửa ngày mới tỉnh. Lúc hồi sinh, ông vật mình nơi đất than khóc, hối lỗi, tự trách rằng:
– Tôi đã lầm ! Tôi đã lầm !
Gia thuộc và tôi tớ hỏi lý do, An Lương trấn định giây lâu mới thuật lại:
– Lúc hôn mê chết giấc, tôi thấy hai con quỷ đầu trâu mặt ngựa đem xe lửa liệng chụp vào thân. Tôi bị đốt cháy cả mình đau khổ vô lượng. Ngay lúc đó, có một vị Sa-môn mặc hoa y đến tưới nước vào xe, dùng tay quạt tắt ngọn lửa. Bấy giờ, sự đau khổ mới tạm dứt. Khi quỷ dẫn tới cung Diêm-la, vua thấy vị Sa-môn, liền bước xuống thềm chắp tay cung kính thưa:
– Chẳng hay tôn giả đến đây có việc chi?
Sa-môn bảo: – Tội nhân này là đàn việt của tôi, xin tạm tha cho!
Vua Diêm-la nói: – Đây là kẻ ác, theo lẽ không được tha, nhưng Đại sư đã dạy, thật chẳng dám không vâng lời.
Được vị Sa-môn lãnh về, tôi hoài nghi lấy làm lạ, không biết ai đây đã cứu mình, liền thốt lời thưa hỏi. Vị Sa-môn nói:
– Anh ngươi là Ngu An Thông phát tâm tạo tượng Phật Thích-ca. Ngươi đã tùy hỷ góp vào công đức ấy ba mươi đồng tiền. Vì ngươi đã đem chút ít tiền giúp tạo tượng ta, nên nay ta đến cứu. Hãy nhìn màu hoa y để sau nghiệm rõ.
Nói xong liền ẩn mất. Do nhân duyên đó, tôi mới thương khó tự hối trách mình đã lầm lạc, bảo “tu hành không lợi ích”.
Khi thật khỏe, An Lương đến nhà An Thông, thấy tượng Phật Thích-ca của anh tạo, nét hoa y giống như mình đã thấy của vị Sa-môn trong lúc hôn mê. Chừng đó ông mới tin phục cảm ngộ, xuất tiền tự tạo một Phật tượng khác.
Trích Tam Bảo Cám Ứng Yếu Lược Lục
Dạ cho con hỏi về vấn đề cúng thất 49 ngày cho ông ngoại con . Thưa thầy ông ngoại con vừa mất và sắp đến tuần thứ 2 cúng thất ,gđ con tính sau cúng thất và 100 ngày sẽ gửi ông ngoại vào chùa và đã đi xin sư thầy ở chùa gần nhà cho tiện việc gđ lui tới . Ngày đầu dì con có đến chùa và xin việc gửi hài cốt vong linh ông ngoại và thầy có nói là trog 49 ngày lập bàn thờ vong linh nên thờ phật địa tạng để tiện việc cúng cầu siêu và thầy có cho dì con thỉnh nhờ phật địa tạng về nhà để thờ ,thỳ hôm sau cúg thất thứ 1 ,thỳ 1 dì của con theo lời thầy là qua chùa thỉnh tượng về và ở nhà có 2 dì đag ngồi đọc kinh địa tạg cho ôg ngoại và các dì cũng có khấn vái xin ông ngoại có về nghe đọc kinh nếu ôg linh thiêg ôg cho tụi con biết bằg cách rà mẩu giấy nhỏ lên trên bài vị thỳ mẩu giấy dính lên và như mấy dì khấn ôg thì rất linh nghiệm mẩu giấy dính từ lúc đó cho đến khi ng dì khác thỉnh tượng phật bước vô nhà là mẩu giấy rớt xuốg mọi ng ai cũg thấy và nói ôg ngoại đi rồi . Bàn thờ vong linh ông bên trái phât bên phải ,do diện tích nhà nên k thờ phật phía trên bàn thờ vong nên hai bàn song song nhau . Từ lúc đó ai cũg nói từ khi đem phật địa tạng vô nhà là ôg ngoại đi k còn nghe đọc kinh nữa ,lúc sau cũg có khấn vái ôg về nghe đọc kinh làm nhìu lần lại nhưg mẩu giấy ko còn dính như lúc đầu nữa . Ai cũng nghĩ do đem tượng phật vào nhà làm ảnh hưởng vong linh ôg mới mất còn yếu ớt bây giờ có tượng phật thỳ vong linh ông ngoại sợ ko vô ở trog nhà đc . Ông ngoại quy y tam bảo cũng lâu rồi và thường xuyên đi chùa nghe giảng kinh pháp ,mong thầy giải thích giúp con ,có phải như mấy dì mọi người và con suy nghĩ như vậy ko ạ . Con thấy thường ko ai thỉnh địa tạng về thờ nhưg nhà con bh thỉnh vể thờ như vậy thỳ có tốt ko có làm ảnh hưởng vong linh mới mất ko vô nhà đc k ạ
Chào bạn Nguyệt Di,
Không có điểm nào chắc chắn “vong” mà bạn và gia đình đang khấn vái kia là ông của bạn vì các vị oan gia trái chủ, các chúng sanh vô hình khác đều có thể giả làm cho bạn tin đó là ông bạn.
Ông bạn là một Phật tử, thường xuyên nghe giảng pháp, giả sử như ông còn ở trong nhà thì khi thấy đức Địa Tạng, ắt hẳn ông rất mừng vui vì được ngài hỗ trợ về cõi an lành.
Thật là không hay trong khi ông bạn biết tin, kính Tam Bảo, nhưng con cháu trong nhà lại nghĩ đức Địa Tạng làm ảnh hưởng vong linh mới mất, đó là suy nghĩ sai lệch, làm giảm phước của chính mình. Đối với các gia đình Phật giáo, việc thờ ngài Địa Tạng, đọc tụng kinh Địa Tạng cho người mới mất là khá phổ biến. Ngoài ra, nếu thờ, đọc tụng kinh mà gia đình không có lòng tin thì người mất sẽ không có nhiều lợi ích. Bạn và gia đình hãy sám hối bỏ đi ý nghĩ lệch lạc đó nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi điều này đươc ko ạ . Ba của con mất gần hai tháng nhưng gia đình con toàn làm phước bố thí phóng sanh cho gạo cũng nhiều và đến 49 ngày thì mẹ con lập đàn mời thầy về cúng và mẹ con cũng hay đi cúng chay tăng và tụi con cũng đọc kinh địa tạng hơn 5 6 biến rồi ạ , và con nằm chiêm thấy có người lỗ tai dài mặc cà sa tay bưng lễ giống như đang lập đàng cho ba con vậy vậy cho con hỏi là điềm tốt hay xấu ạ , ba con có bị tội không ạ ?