Thực tế mà nói, muốn giúp người khác trước tiên phải thành tựu chính mình. Trong hàng Bồ Tát, ai không thành tựu chính mình sau đó mới giúp người? Bản thân thành tựu, bất luận nhiều hay ít, cần phải có một chút thành tựu, như vậy mới có thể giúp người. Nếu bản thân không có chút thành tựu nào, ta không sao giúp được người khác. Không những không thể giúp người khác, ngược lại còn sợ bị chúng sanh độ mất; quý vị không độ được chúng sanh, còn bị chúng sanh độ. Hôm nay tôi nghe một đồng tu nói có một vị xuất gia tu hành rất tốt, ở trên núi đã nhiều năm không nói một câu, đúng là “thiện hộ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, tịnh ngữ được bao nhiêu năm. Về sau bị người phát hiện, mời ông hạ sơn. Nghe nói không bao lâu ông hoàn tục hạ sơn, còn sanh con đẻ cái, chẳng phải đã bị người độ mất ư? Có thể thấy vấn đề này không dễ, khó khăn vô cùng! Cho nên chúng ta tu hành, nền tảng không vững vàng không được xa thầy, xa thầy liền xảy ra phiền phức. Lúc tôi học Phật, thầy Lý yêu cầu tôi học với thầy 5 năm, tôi nhận ân đức của thầy sâu sắc, được lợi ích của ngài. Thầy yêu cầu tôi 5 năm, tôi tự động kéo dài thêm 5 năm, vậy là theo thầy mười năm, mười năm mới xa thầy. Bản thân nhất định phải biết, nền tảng phải vững chắc, phải ổn định. Lìa xa thầy, quý vị đi vào xã hội, xã hội muôn màu muôn vẻ, có thể nói là môi trường quần ma loạn vũ, quý vị có thể chống chọi được hoàn cảnh này, không dao động, không thoái chuyển, không dễ chút nào.
Đương nhiên thuyết pháp phải quán cơ, ở đâu có duyên thì đi đến đó, duyên chưa thuần thục, giúp họ, thúc đẩy họ, duyên thuần thục, giáo hóa, độ thoát họ, rất linh động. Tuy nhiệt tâm giáo hóa chúng sanh như vậy, “mà không động vô sở y*”, chúng ta phải học điều này. Đặc biệt không được để cảnh duyên làm dao động, nếu bị cảnh duyên làm dao động sẽ bị đọa lạc. Từ xưa đến nay rất nhiều pháp sư giảng kinh thuyết pháp bị đọa lạc, vì sao bị đọa lạc? Chính là do không tuân thủ nguyên tắc này. Bất luận xuất gia hay tại gia, đặc biệt quý vị giảng kinh giáo không tệ, thính chúng rất hoan nghênh, tiếp xúc với nhiều người, con người có tình cảm, nếu ta không cẩn thận, không thận trọng để rơi vào trong lưới tình là xong, không sao thoát ra được, quý vị độ chúng sanh ai ngờ cuối cùng bị chúng sanh độ mất tiêu, rất nhiều. Lúc tôi học kinh giáo với thầy Lý, thầy hạn chế tôi trước 40 tuổi không được ra bên ngoài giảng kinh thuyết pháp, vì sao vậy? Sợ bị người độ mất, sau 40 tuổi hơi có chút định lực, tôi tuân thủ nguyên tắc này. Trước 40 tuổi học giảng kinh ở đâu? Giảng ở nhà, không được ra bên ngoài giảng. Như chư vị đồng học hiện nay, quý vị có thể giảng tại Cư Sĩ Lâm, không được đi giảng bên ngoài, ra bên ngoài giảng rất nguy hiểm, đây là nói đến tình cảm con người, cửa ải đó rất khó vượt qua. Thứ hai, hoàn cảnh có thuận cảnh có nghịch cảnh, nghịch cảnh dễ thoái chuyển, thuận cảnh dễ đọa lạc, rất phiền phức.
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu 2014
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ
Như Hòa giảo duyệt
* Ở đây Đức Phật dạy chúng ta, “thuyết pháp khắp mười phương mà bất động vô sở y”. Bất động là gì? Là tâm bất động, bình thản trước nhân tình thế thái, không bị nó làm dao động. Người này tốt với mình, thường thân cận cúng dường mình, ta có thể ứng phó họ, không được động tâm. Hoàn cảnh cũng như vậy, ngày nay hoàn cảnh rất thù thắng, hoàn cảnh không tệ cũng không được động tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Xin các vị hoan hỉ chỉ dạy giúp con vấn đề này.
Hiện nay con đang có thai được gần 4 tháng con có nghe nói là ” Qui Y Gieo Duyên” cho thai nhi từ trong bụng mẹ sẽ tốt hơn khi đã sanh ra. Cũng như thường tụng niệm kinh Địa Tạng hoặc Ommanipadmehum hoặc chú Đại Bi trợ lực cho bé. Nhà con không có Phật Đường con niệm thầm có được không? Hoặc con thỉnh tranh tượng của các Ngài về rồi quỳ niệm sẽ tốt hơn? Qui y gieo duyên nên vào chùa nhờ trụ trì qui y hay sao ạ?
Con xin cám ơn !
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sám Hối,
*Tốt hơn cả là bạn nên phát tâm tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN mỗi ngày, kết hợp niệm Phật và khuyên thai nhi cùng niệm để chuyển hoá những nghiệp lực tiền kiếp của thai nhi cũng như đối với cha mẹ.
*Thời gian rảnh bạn chỉ cần niệm Phật thôi, đừng kham quá nhiều pháp một lúc mà tổn sức, khiến thai nhi mất lợi lạc.
*Phật, Bồ tát ở ngay chính tâm bạn, vì thế dù có hay không có bàn thờ, nếu bạn luôn hướng Phật và hành theo hạnh Phật= bạn luôn có lợi lạc.
*Quy y gieo duyên cũng tốt, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là niềm tin chân chánh của bạn với Phật pháp và nguyện chân chánh hành trì theo để cuộc sống thêm an lạc.
TN
Dạ con xin chân thành cám ơn thầy Thiện Nhân đã chia sẻ. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Con xin chia sẻ với cô, con sinh em bé đến nay vừa tròn 5 tháng, lúc mang thai con tụng kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật, nghe Pháp và thường xuyên phóng sanh. Khi sinh thì con niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nhiều lắm nên con sinh rất nhẹ nhàng, em bé khoẻ mạnh và ngoan. Con thấy đặc biệt là mình phải có đức tin lớn, chư Phật chư Bồ Tát luôn ở bên gia hộ cho chúng ta.
Con xin cám ơn
A Di Đà Phật.
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Khai thị nhân khóa Quán Âm thất tại Ðiện Quán Âm,
Vạn Phật Thánh Thành, từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 10 năm 1981
Khởi đầu dụng công, chúng ta phải giữ tâm cho chánh đáng. Không chánh đáng thì dù công phu ra sao cũng thành ma đạo. Tâm đã chánh đáng, thì dụng công cách gì cũng có thể thành Phật. Con đường dẫn tới Phật hay tới ma chỉ khác nhau ở một niệm. Quý vị hãy đặc biệt chú ý.
Tại sao chúng ta phải niệm: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát? Bởi vì đối với chúng sanh ở cõi Ta-bà Ngài đều có nhân duyên. Ngài là vị Bồ-tát tầm thanh cứu khổ và cứu nạn. Có người nghĩ rằng: “Khi nào chúng ta gặp khổ và gặp nạn chúng ta mới cần cầu Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, bây giờ không gặp cảnh khổ cũng không gặp cảnh nạn thì niệm danh hiệu của Ngài làm gì?” Nói vậy hóa ra chúng ta chẳng khổ chút nào ư? Ðây là ngũ trược ác thế -kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mệnh trược – các chúng sanh đều bị khổ cả, khổ không thể nói hết. Rồi trong vòng luân hồi, các chúng sanh lên lên xuống xuống, vậy mà không phải khổ sao? Một ngày, từ sáng tới tối trong tâm toàn là vọng tưởng thôi thúc, đấy chẳng phải là cảnh khổ ư? Rồi lo âu cho riêng mình, muốn có lợi cho riêng mình, nhưng lo không được thì ngủ không an; cầu chẳng được thì ăn không ngon. Vậy mà nói là chẳng khổ ư? Ai dám đoan quyết rằng mình chẳng khổ? Họ chẳng khổ vì điều này thì lại khổ vì điều khác, tóm lại khổ bất ly thân. Trừ phi vạn sự đều buông bỏ, chẳng cầu điều gì họa may mới không khổ.
Chúng ta niệm câu Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, thì trước hết chúng ta phải hiểu ý nghĩa câu này. Nam mô là tiếng Phạn, có nghĩa là quy mạng, Quán là quán sát, lấy diệu quan sát trí để quán sát. Ai có diệu quan sát trí? Ngài Quán Thế Âm, vì Ngài có loại trí huệ đó, cho nên đối với hết thảy mọi âm thanh của thế gian Ngài đều hay, đều thấy, không hề bị lầm lẫn. Chữ Thế là chỉ thế gian. Âm là âm thanh. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tu pháp môn phản văn văn tự tánh, cho nên Ngài dùng tâm để quán sát tiếng kêu cứu của các chúng sanh trong thế gian. Khi Ngài nghe được sẽ tức khắc phân thân đến nơi để cứu độ nạn nhân ra khỏi bể khổ, thoát được khổ và được vui sướng, cho nên có câu kệ rằng:
Ngàn nơi cầu, ngàn nơi ứng,
Ngài là thuyền vớt người trong bể khổ.
Bồ Tát Quán Thế Âm cũng giống như các bậc mẹ hiền, con cái cầu mẹ thì sẽ được mẹ cứu, không dến nỗi bị thất vọng bao giờ. Cho nên Ngài có danh hiệu là Ðại Từ Ðại Bi Quảng Ðại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chữ “Bồ-tát” có một nửa là tiếng Phạn, nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa [Bodhisattva], dịch nghĩa thành Giác-hữu-tình hay Hữu-tình-giác, cũng nghĩa tương tự. Giác là giác ngộ, hữu tình chỉ chúng sanh. Giác-hữu-tình tức là một chúng sanh trong số người giác ngộ, hoặc kẻ giác ngộ trong số chúng sanh. Bồ-tát thuộc hàng thánh tự giác giác tha – tự mình giác ngộ và giúp người khác giác ngộ – không tự tư tự lợi, một lòng chỉ nghĩ tới hạnh phúc của chúng sanh, mà quên lợi ích của riêng mình. Ðó chính là tinh thần vô ngã.
Như chúng ta muốn cầu Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ và phù hộ cho mình thì chúng ta phải thực lòng niệm: Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát, lúc đó trong lòng mới thành khẩn và tác dụng cảm ứng mới phát sanh ra được, lúc đó Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ nghe tiếng kêu cầu và tới nơi để cứu độ chúng ta ra khỏi bể khổ. Ngược lại nếu sự kêu cầu không thành tâm, hay lẫn lộn với những ý tưởng cầu danh cầu lợi, thì chẳng thể có cảm ứng.
Nay chúng ta niệm thánh hiệu: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, ta nên giữ lòng thanh tịnh, niệm một cách khẩn thiết và chí thành, không vì lợi ích riêng tư mà niệm, mà chính vì lợi ích cho tất cả chúng sanh trong cõi ngũ trược ác thế này. Chúng ta cầu Ngài rủ lòng từ bi tế độ, khiến cho toàn thể nhân loại trên thế giới khỏi ách nạn, tội diệt phước sanh, tất cả đều được lợi ích.
Tất cả mọi người cùng niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát và cùng hướng theo một tôn chỉ như vậy, ắt sức mạnh cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Nào! Quý vị hãy đem mọi công đức niệm thánh hiệu hồi hướng tới khắp chúng sanh trong pháp giới! Chính là:
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Ðệ tử và chúng sanh,
Ðều trọn thành Phật đạo.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài pháp rất hay này. Mình cũng tự nhận rất có duyên với ngài Quán Âm Bồ Tát, luôn cảm thấy rất thân quen và cũng ưa thích niệm danh hiệu ngài. Tâm của chúng ta suốt ngày cứ duyên theo các phiền não thế gian, vui đó buồn đó đều là phiền não, chỉ có niệm phật và bồ tát thì mới giữ được thanh tịnh trong tâm, đó mới là thật sự là niềm vui chân chính
.
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên – Đáp lời hỏi của cư sĩ Du Đại Tích:
Kính đem những nghĩa con thường nghi chia thành mười bốn điều như sau, cúi xin thầy chỉ dạy uốn nắn.
1) Người tu hành dứt ác làm lành là chuyện thuộc về bổn phận, đáng nên gắng công, nhưng có điều ngoài công khóa và mười hai thời ra, ba tâm quá khứ, hiện tại, vị lai qua lại loang loáng, nói chung là chưa thể trừ. Tâm nghiệp chưa trừ cho sạch được thì có gây trở ngại cho sự vãng sanh hay chăng?
Đáp: Công khóa hãy nên chuyên, đừng nên xen tạp. Hễ chuyên sẽ dễ nhiếp tâm, còn tạp sẽ khó thể quy nhất được! Vãng sanh là do tín nguyện chân thiết. Nếu không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu cho tâm thanh tịnh cũng khó được vãng sanh. Chớ nên không biết!
2) Cổ đức nói: “Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà”. Phải nên trừ ái là lẽ đương nhiên! Nhưng trong vòng con cháu, giữa lẽ lợi – hại, nói chung chẳng thể mặc kệ, quên bẵng tình cảm thì làm như thế nào để chế ngự được?
Đáp: Yêu thương con cháu thì phải yêu thương theo đúng lẽ đạo: Dạy cho chúng nó đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, tín nguyện niệm Phật thì lòng yêu thương ấy liền trở thành Trợ Hạnh cho tịnh nghiệp. Đấy chính là căn cứ lớn lao để ngừa hại đạt lợi vậy!
3) Tử Bách lão nhân nói: “Làm chủ được giấc mộng thì khi lâm chung sẽ tự chủ được”. Như vậy là cảnh trong mộng hết sức quan yếu! Khi lên giường sắp ngủ, con cũng từng niệm thầm, nhưng đến khi mộng vẫn là tơi bời tán loạn, chẳng dính dáng gì đến Niệm Phật hết. Thậm chí có lúc [nằm mộng thấy] ăn mặn, có khi biết ngay, hoặc chẳng biết liền, thật đáng hận, đáng thẹn! Con nên dùng cách nào để vãn hồi?
Đáp: Muốn mộng cảnh tương ứng hãy nên cật lực cầu tương ứng trong khi ban ngày. Nếu lúc tỉnh thường tương ứng thì trong mộng sẽ tự được tương ứng.
4) Người tu hành có cảnh giới tốt đẹp thì hoặc mộng đến Tây Phương, hoặc gặp mặt Di Đà, hoặc ngửi thấy mùi hương lạ, hoặc thấy hoa sen. Cư sĩ Vương Quý Quả ở tỉnh Tương (Hồ Nam) thường được thấy như thế. Con niệm Phật suốt mười năm không có tướng lành nào phát hiện, lỡ lâm chung vẫn như thế thì có phải sẽ khó đến được Cực Lạc hay chăng? Rốt cuộc có nên cứ để xuôi theo tự nhiên, đừng sanh lòng mong mỏi gì hết ư?
Đáp: Chỉ cầu tâm hợp với Phật, chẳng cần phải dốc sức để thấy được cảnh giới. Tâm đã tương ứng với Phật mà có tín nguyện chân thật sẽ chắc chắn vãng sanh. Nếu tâm mong cầu cảnh giới mà chưa tương ứng thì hễ có cảnh hiện ra, có thể sẽ bị ma dựa.
5) Tuổi tác già suy, chẳng thể thức dậy ngay trong đêm. Con có nên suốt cả một ngày tận hết tâm lực để dụng công [tụng niệm, tu tập], đến chỗ nào cần phải thể hiện lòng thành kính nhưng tâm không thấy được thì lạy nhiều để biểu lộ. Trong mười đại nguyện vương, điều đầu tiên là lễ kính, lợi ích như thế nào?
Đáp: Tuổi già thân thể vẫn mạnh thì cố nhiên lễ nhiều là tốt. Chứ nếu không thì trong hết thảy thời, hết thảy chỗ thường giữ lòng kiêng nể thì cũng là ý nghiệp lễ kính!
6) Khi niệm Phật, ngồi xếp bằng trước tượng Phật, miệng niệm, tai nghe, tay lần chuỗi, tâm tưởng Vô Lượng Quang Phật để mong tam mật tương ứng, nhưng vẫn không thể tránh khỏi hôn trầm, tán loạn thì nên thong dong để đợi khi thuần thục hay là có pháp nào để giúp đạt được “nhiếp trọn sáu căn” hay chăng?
Đáp: Ngồi xếp bằng niệm thì chớ nên lần chuỗi. Hễ lần chuỗi tâm sẽ khó lắng bặt suy tư, có thể bị bệnh. Hãy nên dựa theo đồng hồ để tính số câu niệm, một khắc niệm được bao nhiêu câu Phật hiệu sẽ giống hệt như lần chuỗi. “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” chính là pháp chế ngự cái tâm hay nhất.
7) Ưa điều lành dường như phát xuất từ tánh mà thành. Chỉ vì lực bất tùng tâm nên chẳng thể tài thí, cũng không thể pháp thí được. Chỉ đành hễ gặp ai thì đều khuyên bảo niệm Phật, ăn chay. Cũng như năm năm trước đây, buổi sáng con tụng công khóa, buổi chiều ra khỏi cửa thu nhặt giấy có viết chữ bị [người ta] quăng bỏ; gần đây tinh lực suy nhược hơn, công khóa cũng tăng, chẳng thể chuyên chú, thành kính đi ra ngoài thâu nhặt [giấy có viết chữ] được nữa. Chỉ trong lúc đi đường thì vẫn chú ý thâu nhặt; xét ra có trở ngại gì cho việc niệm Phật hay không?
Đáp: Người niệm Phật nên tu hết thảy thiện hạnh, nhưng cần phải chia ra thành Chủ – Bạn, Chánh – Trợ. Nếu đảo lộn vị trí của Chủ và Bạn sẽ được lợi rất nhỏ. Nếu có thể dùng Bạn để giúp cho Chủ thì sẽ như một người khoanh tay, trăm quan lo liệu việc cai trị, nào còn có trở ngại gì để nói nữa đây?
8) Tam phước, tam tâm trong Quán Kinh phải giữ gìn cẩn thận, hễ hơi dễ duôi liền mất ngay, chưa khỏi có chỗ không thực hiện được! Con thường tự oán, tự thẹn, do vậy thường niệm Sám Hối Văn, rốt cuộc có tiêu trừ được tội khiên hay không?
Đáp: Tiêu trừ tội khiên chẳng thể nói lơ mơ được. Chẳng viên thành Phật đạo sẽ chẳng thể nào hết sạch tội khiên! Chúng ta tiêu trừ được bao nhiêu chỉ là do lòng Thành cạn hay sâu mà định.
9) Người già dẫu khỏe mạnh cũng chẳng đáng tin cậy, phải chuẩn bị sẵn biện pháp cho cái chết. Con tính không nhận lễ phúng điếu, lúc liệm hoàn toàn dùng vải, chỉ mặc một cái áo hải thanh, y năm điều, ngọa cụ xếp bên cạnh. Nếu dựa theo cấm chế của Phật thì những thứ ấy chẳng dùng để liệm theo, nhưng nay người ta thường liệm theo [người chết]. Có nên chẳng câu nệ đội mão Tăng, đi hài Tăng, hết thảy [cỗ bàn cúng bái] đều dùng món chay, cúng thất, thỉnh Tăng niệm kinh?
Đáp: Nên lấy những lời khuyên răn nhắc nhở trong Văn Sao của Quang để dặn sẵn con cháu, [bảo họ] ắt phải chiếu theo đó để hành, ngõ hầu ông chẳng đến nỗi bị con cháu phá hoại chánh niệm.
10) Niệm Phật tự biết chẳng đắc lực, muốn tăng thêm công khóa nhưng chỉ vì không có sức, lại không có thời gian, nếu cứ để như vậy mãi, sợ ít có cơ hội nắm chắc vãng sanh, nhưng chí lại quyết muốn vãng sanh, rốt cuộc con nên dùng cách nào để có thể muôn phần trông cậy?
Đáp: Được vãng sanh hay không, hoàn toàn do có tín nguyện hay không? Sao lại nói bừa, tán gẫu, chẳng lấy lời cổ nhân đã nói để làm kim chỉ nam vậy?
11) Ở nơi đây hai thứ Long Hoa Giáo và Tiên Thiên Giáo rất thịnh hành. Khuyên can, ngăn trở thì chúng nó cứng chắc không thể phá, khoe hai giáo ấy cũng sanh về Tây phương được. Rốt cuộc [tu tập hai giáo ấy] có thể làm trợ nhân [cho sự nghiệp vãng sanh] hay chăng? Nếu có thể làm như vậy được thì con sẽ học theo để “tắt lại càng thêm tắt!”
Đáp: Ông đã quy y Phật pháp, tu trì Tịnh nghiệp, mà còn nghe theo lời ma mị của ngoại đạo, muốn học theo. Sao chẳng biết tốt – xấu đến mức như thế?
12) Khi niệm Phật tâm thường hay tán loạn, có kẻ nói là bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Nếu như tuổi già tâm tán loạn, chẳng thể thâu tóm được, thì người già quyết chẳng thể vãng sanh ư? Rốt cuộc có phải là vì tuổi tác hay là do công phu chưa đến mức đúng đắn?
Đáp: Ông không nhất tâm là do trong tâm không có chánh kiến; do không có chánh kiến nên không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha. Hễ có tín nguyện chân thật, thiết tha, dẫu chưa thể nhất tâm vẫn được vãng sanh. Nếu không có tín nguyện chân thật, thiết tha, dù có thể nhất tâm, cũng khó thể vãng sanh bởi vãng sanh là do nương vào Phật lực vậy.
13) Trong số các đạo hữu ở đây, có một người rất chịu dụng công, thọ giới, ăn chay trường, chỉ có điều nhà ông ta giàu nứt đố đổ vách nhưng đối với chuyện công đức chẳng chịu bỏ tiền ra, [như vậy thì] có trở ngại cho sự niệm Phật sanh về Tây phương hay không?
Đáp: Gã thần giữ của ấy tâm địa ô trược, hèn tệ, vẫn muốn cho con cháu phú quý lâu dài. Sợ rằng do cái tâm tham tài sẽ chuyển thành quả báo sanh trong loài ngạ quỷ cho nên trong kiếp vị lai hắn mới được thọ dụng thiện căn niệm Phật.
14) Một người suốt ngày niệm Phật và cùng với mọi người niệm Phật nửa ngày thì so ra lợi ích nào lớn hơn? (Hội niệm Phật ở nơi đây cứ vào ngày thứ Tư liền nhóm chúng niệm Phật nửa ngày).
Đáp: Cùng nhau niệm Phật là chuyện đề xướng. Tùy phận tùy lực tu trì cố nhiên chẳng ăn nhập gì tới niệm chung với đại chúng hay hành riêng một mình; nhưng muốn tu hành thật sự hãy nên bớt phô trương ngõ hầu có lợi ích thật sự.
Mười bốn điều trên đây phần nhiều là đại bệnh sát sao của Đại Tích, nên con chẳng ngại mạo muội thưa hỏi từ nơi xa xăm, thiết tha cầu xin thầy chia thành từng điều để chỉ dạy. Thầy liền phê ngay vào lá thư gốc, chẳng khác nào lò rèn nung luyện vậy. Đệ Tử Du Đại Tích dập đầu lần nữa.
[Sư phê]: Xin hãy đọc kỹ Văn Sao thì mọi mối nghi sẽ tự cởi gỡ. Ở đất Hỗ do lắm việc bận bịu nên tôi chẳng thể viết cặn kẽ được!
Con niệm phật chẳng nhất tâm , chẳng nhất tâm là do không có chánh kiến. Vậy làm sao để có chánh kiến ạ . A di đà phật
Muốn có chánh kiến thì bạn phải thường xuyên xem kinh, để tâm tu duy, chiêm nghiệm ý trong kinh, dần dần sẽ thông đạt, sẽ có chánh kiến, chặng đường tuy gian nan nhưng nếu quyết tâm bạn sẽ làm được, có gì thắc mắc bạn hãy gởi lên diễn đàn hỏi, các đạo hữu sẽ giúp bạn trả lời. Chúc bạn tinh tấn tu học và sớm thành tựu, hãy cẩn thận chính cái tâm mình, đừng để nó chạy rong, đừng để phiền não vào, hãy thường để ngọc báo vào trong tâm.
MỐI THÙ SUỐT 51 KIẾP CHỈ VÌ GHEN
Đây là câu Chuyện nhân quả của Vũ Thị Thanh Ngân ở tại số nhà 79 phố Giáp Nhất tổ 40B, phường Thượng Đình quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đã về chùa Ba Vàng ( Quảng Ninh) thỉnh Oan Gia Trái Chủ. Sau đây là nội dung câu chuyện.
Ngày 26 tháng giêng năm 2015 (âm lịch) Ngân đi cúng tuần thất đầu của người bác tại Hà Nội. Khi sư Thầy đang làm lễ thì Ngân thấy trong người có hiện tượng không được bình thường. Ngân bắt đầu thấy lạnh toàn thân và trong đầu quay cuồng choáng váng, sau đó cô ngồi bệt xuống sàn nhà khóc và bị câm không nói được gì. Cứ như vậy kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ sau thì Ngân nói được nhưng chân tay lại bủn rủn và không đứng dậy được. Thần trí của Ngân thì lúc tỉnh lúc mê không làm chủ được bản thân, có lúc nói năng nhảm nhí, lung tung có lúc thì lại nói bình thường.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau thì Ngân hết hẳn các hiện tượng trên và trong người chỉ cảm thấy mệt mỏi. Mọi người đều nói đó là bị Vong nhập khiến cô vô cùng hoang mang lo sợ. Thực ra chuyện vong nhập không phải là điều hiếm gặp, xong giải thích về hiện tượng này, dân gian thường nói là hợp vong, hợp tuổi… nhưng lối giải thích như vậy không chính xác.
Oan có đầu, nợ có chủ, không bao giờ vô duyên vô cớ mà các vong linh có thể nhập hay tác động lên người sống được, mà luôn luôn phải có oan trái, duyên nợ ẩn khất từ nhiều kiếp sống trước, nay họ tìm thấy được mình, có cơ hội thì họ liền ra tay báo thù, chứ không phải vô cớ.
Sau hôm đó, từ một người bình thường có sức khỏe, tinh thần tỉnh táo làm chủ được bản thân nhưng sau khi bị bệnh thì Ngân trở thành một người hoàn toàn khác chỉ trong có mấy ngày. Sức khỏe thì giảm sút, tinh thần lúc tỉnh lúc mê không biết gì, không làm chủ được bản thân, nhiều lúc đang ngồi tự nhiên nằm lăn ra, múa may quay cuồng…. mắt trợn ngược….
Ngân kể là lúc Vong linh gá trên thân, thì họ tác động lên thần trí của cô rất mạnh mẽ, họ có thể điều khiển suy nghĩ của cô khiến cho cô có nhưng suy nghĩ rất tiêu cực: như là lúc nào trong đầu cũng có ý tưởng nhảy lầu từ trên tầng 4 xuống để tự tử. Vong linh còn tác động làm cho Ngân có suy nghĩ không muốn về chùa tu tập. Khi cô phát nguyện ăn chay thì Vong linh họ lại tác động làm cho cô thèm thịt …Có lúc, Vong linh họ nhập ngay trên thân Ngân và lên miệng của cô nói là phải hành cho cô đến chết thì họ mới thôi , tất cả đều từ miệng Ngân nói ra.
Sau đó Ngân được chú Đỗ Văn Vũ là đạo tràng trưởng đạo tràng Minh Hạnh của chùa Ba Vàng tại tỉnh Bắc Ninh, là bạn thân của người bác ruột, giới thiệu về chùa Ba Vàng để thỉnh Oan Gia Trái Chủ.
Ngày 29/1/2015 (âm lịch) Ngân được bố mẹ đưa lên chùa Ba Vàng ( Quảng Ninh) và được các Thầy cho biết cô đang bị bệnh về phần Âm do các oan gia trái chủ báo oán trên thân và thần trí.
Hôm sau Ngân được các Thầy thỉnh Oan Gia Trái Chủ ( chùa có khoảng hơn mười người sẵn lòng cho các vong linh nhập vào, mượn xác để nói chuyện) và câu chuyện nhân quả của cô được Vong linh (oan gia trái chủ) khi nhập vào kể lại như sau :
Cách đây 51 kiếp về trước, Ngân là người chồng còn Vong linh là người vợ. Một hôm người chồng đi làm đồng còn người vợ thì ở nhà cơm nước. Đến giữa trưa hè oi bức thì có một người đàn ông đi đường ghé vào nhà xin nước uống, người vợ vui vẻ rót nước cho khách, uống xong khách cũng đi ngay.
Trong lúc người vợ tiễn ông khách từ trong nhà ra ngoài ngõ, thì đúng lúc đó người chồng đi làm đồng về tình cờ nhìn thấy vợ mình cùng một người đàn ông lạ mặt từ trong nhà mình đi ra, áo quần xộc xệch.(vì người vợ đang nấu cơm nên áo quần xộc xệch).
Người chồng lúc dó hiểu lầm sinh nghi, nghĩ là 2 người này gian díu với nhau nên điên tiết, máu ghen trong người bốc lên không kìm hãm được. Sẵn trên tay cầm đòn gánh, người chồng chạy thẳng vào nhà đánh một phát lên đầu người vợ chết tươi, rồi treo cổ vợ lên cây ổi sau nhà châm lửa đốt.
Đúng lúc đó thì đứa con trai 5 tuổi và con gái 7 tuổi đi chơi ở nhà hàng xóm về, vừa vào nhà chưa kịp chào bố thì đã bị người chồng trong cơn uất hận đến mất hết lí trí, cầm dao đâm chết cả hai đứa con rồi kéo xác ra sau nhà phóng lửa thiêu cùng với vợ.
Vì tội ác của người chồng tày trời như thế, cho nên Vong linh người vợ sau khi bị giết, đã thề rằng đời đời kiếp kiếp sẽ đi theo người chồng để báo oán, nhất quyết không tha…
Ngoài những hình phạt khủng khiếp phải chịu trong địa ngục, thì sự báo thù dai dẳng nhiều kiếp của người bị hại cũng hết sức đáng sợ.
Trong trường hợp này, các Thầy trong pháp hội khai thị cho Vong linh này rất vất vả vì họ quá oán hận sự tàn ác của người chồng (tức Ngân trong kiếp này).
Sau khi được chư Tăng trong pháp hội chỉ dạy Ngân đã phát nguyện về chùa Ba Vàng tu Bát Quan Trai vào ngày mùng 8 âm lịch hàng tháng, làm công đức tác phước hồi hướng công đức cho Vong linh người vợ kiếp xưa, và học pháp qua mạng trên trang web của chùa Ba Vàng. Còn thời gian ở nhà Ngân tụng kinh và sám hối nghiệp chướng sâu dày của mình ( cũng hồi hướng cho vong linh). Đến bây giờ bệnh của Ngân đã chuyển biến rõ rệt và sống với gia đình được bình thường trở lại.
Từ một người đi đâu cũng phải có người bên cạnh để trông chừng thì bây giờ Ngân có đủ sức khỏe để làm mọi việc và có thể tự do đi lại một mình….
Trong hơn một năm tu tập và làm công quả tại chùa Ba Vàng, được sự giúp đỡ của các Thầy và các phật tử làm công quả trên chùa đã giúp Ngân chuyển hóa rất nhiều. Từ một người sống ích kỷ thì bây giờ Ngân thấy mình sống có tinh thần tập thể, biết lắng nghe, yêu đời hơn và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh…
Lời bình :
Qua câu chuyện Nhân quả của Phật tử Vũ Thị Thanh Ngân chúng ta thấy khi chúng ta làm ác, làm khổ người khác thì chúng ta sẽ gặp quả báo ác. Chư Tăng khuyên tất cả mọi người hãy sống thật tốt với nhau, yêu thương nhau và không làm ác với nhau vì nhân quả rất công bằng. Tuy là đã vợ chồng nhưng vẫn sẵn sàng có thể kết oán với nhau và theo nhau báo oán trong nhiều kiếp rất đau khổ.
(Pháp hội thỉnh oan gia chùa Ba Vàng)
Nam Mô A Di Đà Phật, con là Phật tử theo pháp môn niệm Phật được 3 năm rồi ạ, nhưng khoảng mấy tháng gần đây con niệm Phật không cảm thấy an lạc, tự nhiên con cảm thấy chán trường mà càng niệm con càng cảm thấy bức bách và mệt mỏi. Con rất kính mong thầy Thiện Nhân hồi âm, phân tích chỉ ra con đang sai ở đâu và cách nào để con niệm Phật được an lạc ạ, con cảm ơn thầy rất nhiều. A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Âm Liên Thuỷ,
*TN thường chia sẻ cùng các bạn, nếu niệm Phật trong vòng 2 năm mà không thấy an lạc, tâm phiền não không được chuyển hoá=tu sai đường. Sai có nhiều nguyên do, tựu trung gồm:
– Chưa thấu rõ nhân quả
– Tín-nguyện-hạnh chưa có, hoặc còn mờ nhạt tức tin chưa sâu-nguyện chưa tha thiết-chưa thực tâm hành
– bị tâm ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ chi phối
– để tâm tham, sân, si, mạn, nghi khống chế nhưng không nhận biết và lấy những tâm này để niệm Phật.
*Việc bạn nên làm đầu tiên là kiểm xét lại tâm mình xem:
– nhân khởi đầu mình đến với pháp niệm Phật là gì?
– hàng ngày khi niệm Phật tâm nào thường khởi, thường lôi kéo và tâm thường duyên theo những điều gì?
– khi đối người tiếp vật tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước có giảm thiểu, có được khống chế và chuyển khoá không?
– tâm mình có năng nghĩ tới hành thiện? hành thiện rồi có năng hỉ, năng xả không?
– cái đích tối thượng của niệm Phật để làm gì?…v.v…
Khi bạn lý giải được những điều này, bạn sẽ biết mình sai ở đâu mà sửa đổi.
*Tu học các bạn chớ khởi nghĩ mình đã tu từng này năm, từng này tháng…bởi thời gian không nói lên điều gì cả. Nếu chúng ta tu mà hàng ngày không chịu sửa những vướng mắc, sai quấy trong tâm thì sự tu chỉ là hình thức.
Xưa có Ngài Bạch Cư Dị khi đi ngang qua chỗ Ô Sào Thiền Sư, thấy ngài ăn, ở trên một nhành cây, Bạch Cư Dị bèn hỏi: “Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
– Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là: “Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành – Tự tịnh kỳ ý – Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
– Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
– Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư “Tổ quạ”, không bao lâu vị đại quan này “thoát nhiên đại ngộ”.
Ngài Bạch Cư Dị đại ngộ điều gì? Bạn có thể chia sẻ để mọi người cùng thấu tỏ không?
TN
Nam Mô A Di Đà Phật, câu hỏi của thầy là ngài Bạch Cư Dị đã đại ngộ điều gì qua câu trả lời của ngài Ô Sào Thiền Sư con không giám trả lời với trí tuệ phàm phu của mình, nhưng qua câu trả lời của ngài Ô Sào thì con hiểu là bên ngoài thì việc ác chớ làm, việc thiện năng làm, bên trong tâm mình thì tất cả đều là không, làm việc thiện xong rồi thì cũng trở về không tức là quên luôn, trong tâm mình có chấp thì chỉ chấp vào câu A DI ĐÀ PHẬT còn mọi thứ đều là không. Con tin sâu và tha thiết từng ngày muốn về quê hương cực lạc, hiểu rõ nhân quả. Nhưng tại sao con lại có cái tâm bức bách khi niệm Phật mà lại ko được an lạc trong thời gian gần đây, là do chắc khi con niệm Phật tâm con nôn nóng muốn kiếm lại cảm giác an lạc sung sướng mà con đã từng có khi trước. Nay con nhờ thầy cách niệm thế nào để con được an lạc vì con đã thử nhiều cách từ niệm nhanh đến niệm chậm từng câu từng chữ rót vào tai rồi mà câu Phật hiệu vẫn không đi được vào tâm thầy ạ. Con mong thầy chỉ dạy con. A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Âm Liên Thuỷ,
*Vướng kẹt hiện bạn đang mắc phải chính là bạn đang niệm Phật trong vọng tưởng và chấp trước. Vọng vì có niệm an lạc và chẳng an lạc. Chấp trước vì bạn niệm Phật chỉ để tìm lại sự an lạc mà bạn đã nhất thời có được. An lạc là tự tánh thanh tịnh của mỗi chúng ta, vì thế nó chẳng sanh, chẳng diệt. Nay bạn niệm Phật nhưng lại dùng tâm sanh-diệt để niệm, tức bạn đang dùng ông Phật sanh diệt để niệm chứ không phải là pháp thân, pháp tánh của A Di Đà Phật và của chính bạn.
*Khắc phục: bạn cần phải buông bỏ mọi ý niệm tìm an lạc trong khi niệm Phật, chỉ cần nhiếp tâm vào Phật hiệu, ngoài Phật hiệu ra, đừng để ý bất cứ niệm nào khác.
Trường hợp nếu tâm quá hỗn loạn, bạn dừng niệm Phật, chỉnh lại tư thế ngồi cho ngay ngắn, thư giãn toàn thân, mắt nhắm hờ, quán niệm hơi thở ra-vào nơi chóp mũi, bằng cách hơi thở ra biết hơi thở ra, hơi thở vào biết hơi thở vào. Hơi thở thật nhẹ nhàng như chính hơi thở của bạn. Chừng khoảng 5-10 phút, nếu tâm trở lại an tịnh, bạn lại tiếp tục niệm Phật.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác khi niệm Phật.
TN
Để có được an lạc chân thật bền lâu tâm ta phải sáng trước sóng gió cuộc đời, để tâm được sáng ta cần thường xuyên tu học, tư duy, tìm cái gốc của phiền não rồi dùng Phật pháp mà xoá bỏ nó, khi đó mỗi niệm của ta luôn an lạc.
A Di Đà Phật, thầy TN nói trúng ý con rồi, con cảm ơn thầy con đã hiểu tức là con chỉ cần tập trung vào từng câu Phật hiệu thôi ko mong cầu gì khác, chắc trong lúc niệm Phật con mong cầu sự an lạc ko được nên sinh ra bực bội. A Di Đà Phật con chỉ cần thầy nói vậy là con hiểu rồi. Con kính chúc thầy thân tâm thường lạc, luôn sống trong ánh từ quang của mười phương chư Phật, nguyện mãn kiếp con được gặp Thầy nơi quê hương Cực Lạc, A Di Đà Phật.
Cõi trần như ảo ảnh
Chẳng thật cũng chẳng không
Rõ biết trên đường tu
Thong dong ta dạo bước.
Kính chúc toàn thể liên hữu thật an nhiên tự tại, đạo tâm ngày càng củng cố thành tựu, tất cả đồng thành Phật đạo. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin chào mọi người ạ. Con luôn luôn học hành chậm chạp, tư duy kém, ví dụ các bạn cùng lớp làm được 20 câu thì con đang lò mò làm câu 4-5. Con thật sự là khó hiểu nổi bản thân mình nữa, trong học tập luôn kém, không có sự lốgic. Nói chung con rất kém và quá thất vọng về mình nữa. Mong mọi người hãy giúp con với ạ, con xin cảm ơn ạ. A Di Đà Phật
Theo tôi. Bạn nen coi kinh địa tạng phẩm thấy nghe đều lợi ích. Rồi thực hiện như kinh đã nói. Chí tâm xưng niệm địa tạng bồ tát. Hoặc quán âm . Đọc chú đại bi ngày 5 biến. Trước khi đi ngủ nên niệm phật rồi hả ngủ. Giảm coi phim . Nhac. Đờn ca múa hát. Giảm nói chuyện thị phi. Chuyên tam niệm chú lục tự đại minh chơn ngôn. Nên thường đi chùa. Cúng dường đèn ngồi tịnh tâm niêm phật.
A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn chú ạ, chúc chú và gia đình mạnh khỏe. A Di Đà Phật
Nam mô quán âm bồ tát, xin các thầy cho con con biết số con kiep này như thế nào ạ. Trước con rất tin phật sao h con lại không tin mấy, lòng con luôn nghi ngờ, nếu phật có pháp lực thật vậy cho con biết số con kiếp này như thế nào ạ, hoặc là phật chỉ cho con biết quá khứ con đã phạm những nỗi gì, đúng thì con mới dám tin ạ
Những Lời Thề Sắc Son Có Đúng Hay Chăng?
Đức Phật nói tâm người luôn thay đổi từng phút từng giây. Vô thường mà! Tất cả những tâm niệm của chúng ta là một dòng chuyển biến, luôn đổi thay. Người ta cứ ngỡ non mòn biển cạn, chứ lòng mình không thay đổi, nhưng không ngờ nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Thí dụ một đôi nam nữ trẻ thương nhau, nếu một trong hai người phát hiện ra người mình thương bị bệnh cùi, thì tình thương đó còn minh sơn thệ hải nữa không? Lấy gì bảo đảm cho lời thề nguyền đây? Như vậy rõ ràng tâm người đổi thay tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, chứ không có gì là thủy chung như nhất được hết. Nhưng thế gian cứ tưởng như vậy nên hứa với nhau như vậy. Do đó khi có người thay đổi thì khổ tâm đến nỗi muốn tự tử. Đó là tự chúng ta gạt nhau thôi. Thấy được lẽ thật, chúng ta sống không bị lầm, không bị gạt nên vui hoài. Ngược lại, không hiểu lẽ thật thì bị lầm, bị gạt nên khổ đau hoài. Ngày nay người ta mến mình, cảm ơn: ngày mai người ta thay đổi, mình cũng không buồn vì biết trước rồi.
(HT. Thích Thanh Từ)
Toa thuốc thần hiệu Bạch Phàn[1] Cứu Mạng
(Trích từ “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên”)
Phàm ăn nhầm hà đồn[2] hoặc hết thảy những món độc khác, hoặc do sự việc [trái ngang] bức bách, ý muốn coi rẻ mạng sống, toan tự tận, nuốt nha phiến, tỳ sương, đằng hoàng[3], hết thảy những thứ có thể hủy hoại tạng phủ con người khiến cho con người mất mạng, tức những thứ được đặt tên là độc vật và uống lầm những loại thuốc độc v.v… đều có thể dùng một cục bạch phàn nghiền nát, dùng nước sôi hòa tan, hòa thêm chừng mấy chén nước lạnh, cốt sao nước phèn vẫn giữ được tánh chất, mùi vị chua rít đậm đặc là được. Liền bảo người bị nạn uống mấy chén nước phèn ấy, chưa đầy một khắc đồng hồ, sẽ ói hết sạch những thứ độc vật đã ăn vào, liền bảo toàn được tánh mạng.
Nếu như ăn phải chất độc thời gian quá lâu, đổ nhiều nước phèn cho lọt vào bụng cũng vẫn có thể cứu chữa được! Dẫu cho tạng phủ đã bị hư hoại, cứu vãn không kịp, cũng không có hại gì. Xét ra, bạch phàn tánh mát, vị chua rít, giải được các chất độc, vì thế rất thích hợp. Cũng có thể dùng bài thuốc này để chữa trị chứng hoắc loạn (bệnh dịch tả). Bài thuốc này do y sĩ Phùng Văn Phù ở Thiên Tân trải hơn mười năm kinh nghiệm, áp dụng trăm lần đều công hiệu, nhiều lần chứng kiến hiệu quả thần kỳ. In toa thuốc lưu truyền rộng rãi ngõ hầu cứu giúp rộng khắp quả thật là dụng tâm của người nhân từ, quân tử, Hơn nữa, bạch phàn ở chỗ nào cũng mua được, giá lại phải chăng. Nguyện người đọc lưu tâm [dùng bài thuốc này] làm phương tiện cứu người, công đức sẽ chẳng thể nghĩ bàn. Liền đem công đức cứu người ấy hồi hướng Tây Phương thì cũng có thể dùng làm duyên tăng thượng thù thắng.
Chú thích:
[1] Bạch Phàn (Alumen), (còn gọi là Minh Phàn hoặc Phàn Thạch) thường được gọi là phèn trắng, hay phèn chua, thường có màu trong suốt hoặc trắng ngả vàng, có công thức hóa học là KAl(SO4)2·12H2O. Đông Y thường dùng Bạch Phàn để giải độc sát trùng, chữa ghẻ, hoặc uống để cầm máu, chữa thổ tả, trừ phong đàm.
[2] Hà Đồn (globefish, puffer fish), có tên khoa học Takifugu Rubripes, là một loại cá rất độc, hình dáng giống cá Nóc bên ta, thân hình tròn ung ủng, đuôi và vây ngắn củn, trông giống như quả cầu nhỏ bị thổi phình lên nên còn có tên là Khí Cổ Ngư (cá trông như cái trống bơm căng) hoặc Xuy Đỗ Ngư (cá thổi phình bụng). Do thịt loại cá này ăn rất ngon, nên người Hoa xếp nó vào Trường Giang Tam Tiễn (ba món tươi ngon của sông Trường Giang), tức Hà Đồn, Đao Ngư, và Thời Ngư (cá cháy), nhưng trong mình Hà Đồn nó chứa một lượng chất độc có thể giết chết được ba mươi người trưởng thành (theo Wikipedia). Nếu không biết cách khử chất độc trên da cá, ăn vào sẽ bị trúng độc. Người Nhật gọi loại cá này là Fugu và chế biến thành một món Sushi rất đắt tiền, người đầu bếp làm món này khi được mướn phải trình cho nhà hàng văn bằng chứng nhận anh ta đã được huấn luyện cách chế biến đúng mức. Tuy thế, mỗi năm tại Nhật vẫn có cả trăm trường hợp chết vì trúng độc do ăn món cá này.
[3] Tỳ Sương (Arsenic Trioxide) còn gọi là Thạch Tín, chất độc không giết chết người ngay nếu uống với liều lượng nhỏ. Trong thế kỷ 18-19, do chưa hiểu biết về độc tánh của chất này, Âu Tây vẫn dùng một loại thuốc chứa chất Thạch Tín mang tên Arsphenamine để chữa bệnh!
Đằng Hoàng (Garcinia Morella) là chất nhựa trích từ một loài cây leo thuộc họ Đằng Hoàng (Clusiaceae) thường có hoa đơn màu vàng, mọc thành chùm, trổ từ kẽ lá, lá hình trứng. Chất keo Đằng Hoàng thường được dùng trong Đông Y để cầm máu, sát trùng, chữa bệnh phù thũng. Do họ Đằng Hoàng có nhiều loại cây hình dạng tương tự nên khi thu thập chế biến rất dễ hái lầm loại có chất độc.
Nhiều khi đọc những khúc mắc của mọi người, thấy thật là khổ, mỗi người một hoàn cảnh, một chướng ngại khi tu học. Bản thân cũng không biết như nào là đúng để đưa ra lời khuyên cho các bạn nên cũng không dám viết hồi âm.
Mình thì nghi ngờ hay khi có ý nghĩ sai lầm cố gắng niệm Phật cho quên đi những ý nghĩ đó đi thôi, nghĩ nhiều làm gì các bạn, niệm phật cho bớt vọng niệm đi chứ đâu suy nghĩ thêm đau khổ làm gì. chúc các bạn cố gắng trong tu tập nhé.
a di đà phật. con tu tại gia con cần tượng địa tạng bồ tát,tượng ngồi ba tấc,quý đạo hữu nào có cho con thỉnh được không.
Thỉnh ở đây nè bạn:
Nam mô A Di Đà Phật
Kính gửi các Thầy, các vị cư sĩ. Con có đôi điều thắc mắc kính mong các vị có thể chỉ bảo giúp con. Con nay đã 29 tuổi. Bản thân con luôn mong muốn có một gia đình, vợ chồng hoà thuận mà sống bình yên hạnh phúc nhưng rồi điều j đến cũng sẽ đến, chồng chưa cưới rời bỏ con, con trở về nhà mẹ hứng chịu sự chê cười dè bỉu của họ hàng, hàng xóm . Trước kia Mỗi khi con có thời gian rảnh hoặc có điều kiện là con lại mở máy tính để đọc thầm phẩm 6, 32-37 kinh Phật thuyết Vô Lượng Thọ ( do ko có bàn thờ và nơi trang nghiêm nên con chỉ dám đọc thầm trong phòng bếp). Nhưng con chỉ đọc được cách nhật, ko fai ngày nào cũng làm đc vậy. Con đọc kinh vì sợ mình sẽ bị rời xa Phật Pháp, và cũng mong để tiêu tạo bớt nghiệp. Nhưng mới nay con đã mất trắng, công việc con cũng ko có, ước mơ về gia đình nhỏ đã tan biến. Con đau khổ vô cùng… , và con cũng đã khiến mẹ thất vọng , mẹ chỉ mong con sớm có gia đình, mẹ sẽ an tâm, cũng ko lo hàng xóm chê cười họ đổ tại vì con ăn chay, đọc kinh nên ko ai muốn lấy. Khoảng thời gian này là 1 trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời con. Nay con chỉ mong sớm tiêu bớt nghiệp để vượt qua những khủng hoảng. Con nghĩ tới việc đọc kinh Địa Tạng 7 biến để hồi hướng cho oan gia trái chủ. Sau đó, có thể sẽ trở về như trước, đọc phẩm 6, 32-37 kinh Phật thuyết Vô Lượng Thọ mỗi khi có điều kiện. Như vậy có bị coi là xen tạp ko ạ ? Vì con thật sự nghĩ trong lúc này con nên làm những điều giúp giải bớt nghiệp báo. Con thật sự bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng, nếu như con không biết đến Phật Pháp, hẳn giờ đây con đã kết liễu mạng sống này. Con thật sự cần lời khuyên của các Chú, Thầy, các vị cư sĩ. Con xin sám hối nếu có sai phạm gì.
A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Mình cũng còn rất vụng tu, nhưng cũng muốn góp ý đôi điều cùng bạn.
Hiện nay bạn đang gặp trong tình cảnh khó khăn, ắt cũng nên biết nghiệp đời trước đã gieo và hiện thời thọ lãnh, nhưng điều may mắn nhất là bạn luôn tin vào Phật Pháp, với con đường tu đang đi, bạn đừng nên để vào tai những lời miệt thị dè bỉu vì theo đạo Phật, chúng sanh điên đảo, ta không nên điên đảo theo chúng sanh.
Bạn có duyên với kinh Địa Tạng thì bạn cố gắng phát tâm đọc tụng 7 bộ kinh Địa Tạng, một ngày bạn nếu đọc tụng được 1 bộ thì tốt, ko thì mỗi ngày tùy theo sức đọc tụng 1 hoặc 2 hoặc 3 phẩm cũng rất tốt rồi, sau đó đọc 3 hoặc 5 biến chú Đại Bi, rồi niệm danh hiệu A Di Đà Phật và niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ tát (niệm ít hay nhiều tùy vào sức lực). Khi đọc nhớ thành tâm nha bạn, sau khi xong hết thì chân thành sám hối và hồi hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh ai có duyên với đạo Phật mau chóng tròn thành Phật đạo. Trong thời gian phát tâm đọc tụng 7 bộ kinh Địa Tạng, bạn nhớ ăn chay, ko uống rượu , ko nói dối, ko tà dâm, ko sát sinh; nếu ăn chay ko được, bạn hạn chế tối đa ăn thịt cá nha. Bạn có duyên đọc tụng Kinh Địa Tạng thì tức có duyên với Ngài, bạn nhớ niệm danh hiệu của Ngài, và cầu Ngài gia hộ cho mau tiêu nghiệp chướng, sớm có cuộc sống ổn định.
A Di Đà Phật
A di đà phật ! Thưa thầy Thiện Nhân. Một người bạn nói với con rằng : Ngày mồng 1, hôm rằm có thể tụng kinh Địa Tạng hoặc phổ môn phẩm. Còn những ngày trong tháng thì chuyên trì kinh Vô Lượng Thọ. Vậy xin thầy chỉ cho con biết con nên hành trì như nào là đúng nhất ạ ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Hoa,
TN cũng như bạn, là người phát tâm tu tại gia, vì thế bạn cứ hoan hỉ chia sẻ cùng TN như tình đồng đạo là được rồi.
TN xin chia sẻ cùng bạn đôi dòng: Kinh pháp của Phật dạy thì kinh nào cũng đều quý, đều đáng tụng và khi tụng thì đều được lợi lạc cả. Điều quan trọng là người phát tâm trì tụng phải hiểu và hành theo lời Phật dạy trong kinh một cách chân chánh thì mới thực gọi là lợi lạc. Còn Phật, chư Tổ vốn chẳng nói hay quy định ngày nào nên tụng kinh nào mới có tác dụng. Do vậy tuỳ theo sở nguyện, sở tu học và nhân duyên của mỗi người mà chúng ta trì tụng những kinh chú cho tương ưng. Một bộ kinh Vô Lượng Thọ nếu có thể nhất tâm trì tụng thì chẳng cứ ngày rằm, mồng 1 mà ngày giỗ, lễ, tết… đều có thể trì tụng và đều mang lại lợi lạc cho cả kẻ sống lẫn người mất.
Phật pháp vốn trọng nơi hành và hành chân chánh. Mong bạn hiểu minh bạch điều này thì việc tu học của bản thân sẽ được nhiều hữu ích.
TN