Tại thành phố Nghi Lan, Trung Quốc có một vị bồ tát lão niên mỗi ngày đều niệm Phật 10.000 câu. Cụ rất đơn giản, chỉ niệm Phật, bởi vì cụ không biết chữ. Tụng kinh hay những việc khác đều không biết.
Lão bồ tát vốn theo tín ngưỡng dân gian, mỗi năm theo mọi người ngồi xe du lịch, đến đảo Đài Loan đánh một vòng đi lễ lạy, gọi là “Tiến Hương Đoàn”. Điều này thông thường gọi là thiện nhân của thế gian.
Lão thái thái bình thường làm nghề giặt quần áo cho người ta. Do vì trong nhà không cần thiết dùng tiền, cho nên một ít tiền giặt quần áo kiếm được cụ bèn để dành. Mỗi năm khi đi dâng hương các chùa thì cụ đi cúng dường, hết tiền thì trở về. Sau đó lại tiếp tục công việc giặt quần áo thường nhật.
Khi con trai cụ lập gia đình, cô con dâu của cụ biết Phật Quang Sơn. Cô con dâu thấy mẹ chồng như vậy, liền bảo cụ niệm Phật. Sau đó cô dẫn cụ đến chùa Lôi Âm ở Nghi Lan của Phật Quang Sơn, sư phụ trong chùa tặng cho cụ một xâu tràng hạt, dạy cụ niệm Phật. Cụ bèn nắm tràng hạt trên tay, chỉ vậy mà thôi.
Sau đó, con dâu cụ bài trí một Phật đường tại nhà. Sau khi hưởng tuần trăng mật trở về và sắp bắt đầu đi làm, cô lấy băng ghế, nói với mẹ chồng: “Mẹ cứ ngồi ở đây niệm Phật.” Cụ bèn mỗi ngày ngồi lên ghế liên tục niệm Phật.
Khi cô con dâu đi làm bảo cụ ngồi trên ghế niệm Phật, lúc cô trở về thấy cụ vẫn ngồi trên ghế niệm Phật. Con dâu thấy cụ tinh tấn niệm như vậy thì tự mình đi làm cơm tối. Cơm tối làm xong rồi, gọi cụ nói:
“Mẹ ơi, ăn cơm thôi.”
“Ừ, có thể xuống hả?”
“Đương nhiên có thể mà.”
“Ờ!”
Cụ xuống, vào nhà vệ sinh trước. Bởi vì nguyên ngày cụ không vào nhà vệ sinh, cụ ngồi mãi trên ghế niệm Phật. Con dâu cụ cũng không biết, cụ vẫn mỗi ngày đều như thế. Con dâu đi làm có lúc quên nói với cụ, cụ vẫn thứ hai đến thứ bảy đều niệm như vậy. Chủ nhật cụ không niệm Phật, vì con dâu không đi làm cho nên không bảo cụ ngồi trên ghế. Một tuần cụ niệm sáu ngày, chủ nhật nghỉ.
Cụ cứ niệm Phật như vậy, niệm được một năm. Lúc ăn tết cụ đến chùa, đúng lúc tự viện đang lạy thiên Phật, cụ bèn tham gia cùng. Bởi vì cụ không biết lạy nên chỉ chắp tay suốt. Cụ không biết chữ, kinh văn xem cũng không hiểu.
Thế nhưng sư phụ trụ trì ở phía sau phát hiện một hiện tượng kỳ lạ: Kinh sách tự biết lật qua trang! Lão bồ tát không biết lật trang, vì chữ cụ xem không hiểu. Mọi người đang xướng cái gì cụ cũng không biết, thế nhưng kinh sách lúc cần lật thì tự lật qua. Sư phụ bèn cảm thấy kỳ lạ. Mọi người mãi lạy, cụ thì mãi ngồi đó chắp tay niệm Phật, bởi vì cụ bình thường đã quen ngồi trên ghế niệm Phật. Lần đó sư phụ không hỏi cụ, chỉ là cảm thấy rất kỳ lạ.
Năm sau, lão bồ tát lại đến tham gia sám thiên Phật dịp tết, kết quả vẫn là như vậy. Sư phụ bèn cảm thấy không bình thường, liền mời lão Bồ tát nói một chút tâm đắc học Phật. Cụ điều gì cũng không biết, bèn nói: “Học Phật là cái gì, tôi không biết. Chỉ có điều tôi biết đời người giống như đậu hủ vậy. Sinh mạng con người giống như đậu hủ, hễ rơi xuống thì “loạn quốc quốc” (âm tiếng Đài Loan nghĩa là nát nhừ). Cho nên chúng ta phải trân quý sanh mạng, chăm chỉ tu hành.”
Cụ lại nói: “Đời người giống như thác nước chảy. Thác nước ở trong sông ngòi có phải là tùy duyên luân chuyển hay không? Đời người chính là như vậy, tôi cũng là như vậy. Hôm nay có phước báu, con dâu dẫn tôi đến học Phật, thì giống như ở trong thác nước được vớt lên bờ.”
Cụ tuy không đi học, không có văn hóa, thế nhưng giải thích hay biết bao, sinh động biết bao! Cụ nói đời người “loạn quốc quốc”, tùy duyên phiêu bạt. Bây giờ học Phật mới được vớt lên bờ.
Niệm Phật đến năm thứ ba, cụ liền nói với con dâu rằng: “Mẹ sắp đi rồi, sắp về nhà rồi.”
Con dâu nói: “Mẹ sắp về nhà mẹ đẻ đúng không?”
Lão bồ tát nói: “Ngày đó tháng đó mẹ phải đi.”
Con dâu cụ cho rằng cụ ngày đó phải về nhà mẹ đẻ. Lão bồ tát nói: “Lúc đi con dẫn huynh đệ tỷ muội của mẹ đến. Mẹ muốn nấu chè trôi nước, đậu đỏ thêm trôi nước, mời mọi người ăn.”
Con dâu hỏi: “Huynh đệ tỷ muội của mẹ ở đâu?”
Lão bồ tát nói: “Thái đường đấy!” Thái (rau cải) đường, chính là niệm Phật đường, bởi vì người học Phật đều ăn chay, mà sư huynh tỷ trong Phật đường chính là huynh đệ tỷ muội rồi.
Đúng vào ngày đó, cô con dâu mời huynh đệ tỷ muội của niệm Phật đường đến, sau khi ăn xong chè trôi nước, cụ mời mọi người cùng niệm Phật. Sau đó, cụ bèn ngồi an lành vãng sanh.
Chưa rõ tên tác giả
Nam Mô A Di Đà Phật! Làm sao để niệm được 100 000 câu Phật hiệu trong một ngày được ạ. Con niệm 1 tiếng chỉ được 1000 câu. =.=!
Đường Về Cõi Tịnh: Xin cảm niệm liên hữu đã phát hiện sai sót. Chúng tôi đã sửa lỗi đánh máy lại cho đúng. A Di Đà Phật.
Quí bạn hữu cho mình hỏi. mình niệm nam mô phật a Di Đà thì thấy dễ nhất niệm hơn khi niệm nam mô a Di Đà Phật. Mình niệm như vậy quý bạn cho mình biết ý kiến với.
Nam Mô A Di Đà Phật! Mình nghĩ bạn niệm vậy cũng không sai, có Thầy chỉ niệm A Di Đà Phật cũng được mà. Xin quý vị liên hữu khác chỉ dẫn thêm ạ.
A Di Đà Phật
Chào bạn Hữu Tài!
Người tu pháp môn Tịnh độ nhờ Phật tiếp dẫn đều y cứ theo đều nguyện 18 trong Kinh Vô Lượng Thọ, trong nguyện 18 không có nói rõ phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật, song trong phẩm thứ 38 trong Kinh này có đoạn “Đức Phật bảo tôn giả A Nan: “Nếu ngươi muốn thấy đức Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng và các Bồ Tát A la hán v.v… ở cõi nước đó, nên đứng dậy quay mặt về phương Tây hướng mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ xưng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật”. Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy mặt hướng về phương Tây, chấp tay đảnh lễ bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay nguyện được thấy đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, cúng dường phụng sự, vun trồng các căn lành.”
Các vị Tổ Liên Tông đều dạy hành giả niệm Nam Mô A Di Đà Phật/A Di Đà Phật, chúng ta là hạng hạ căn cứ nên y giáo phụng hành là được, hành khác đi [nếu] không đạt như nguyện thì uổng cả đời tu hành rồi.
Nếu bạn Hữu Tài đang niệm Nam mô Phật A Di Đà mà có thể dễ dàng nhất tâm hơn thì hãy nên tiếp tục cách niệm như thế bạn nhé. Hãy an tâm, không có gì sai đâu bạn đừng bận lòng nhé.
A Di Đà Phật.
Đọc tấm guơng trên mà tôi liên tưởng đến một tấm gương khác cũng là một cụ bà ở quê không biết chữ trong truyện Những Hạt Đậu Biết Nhảy. Từ 2 bài học tôi nghiệm ra rằng mọi công đức đều phát xuất từ lòng thành kính, không nghi ngờ.
————————————————-
NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên. Cuối cùng thì bà được một người hành hương tốt bụng truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu thần chú gồm có sáu chữ Án Ma Ni Bát Di Hồng được gọi là Lục Tự Đại Minh Chú, có thể dùng để giải trừ những nghiệp chướng. Tội nghiệp cho bà già thôn dã đã dốt nát lại không biết chữ, trên đường về nhà bà lẩm bẩm cố học thuộc lòng, nhưng đã nhớ lộn cách phát âm trở thành Án Ma Ni Bát Di Xanh.
Để khích lệ cho việc đọc câu kinh sám hối này bà bày ra hai cái chén, một cái chén không, còn một cái thì để đầy những hạt đậu nành. Mỗi khi đọc xong một câu thần chú, bà nhặt một hạt đậu từ trong chén đầy bỏ sang cái chén không, đến khi cái chén không đã chứa đầy đậu thì bà làm ngược trở lại. Bà lão đã không ngừng nghỉ, thành tâm tụng niệm suốt 30 năm. Lòng thành kính của bà đã ứng hiện cho nên sau này những hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấy, cứ một câu thần chú vừa được phát âm ra thì một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự động nhảy nhót, cộng hưởng với âm điệu của câu thần chú thì biết rằng sự tu hành đã đúng đường và giai đoạn sám hối sắp sửa chấm dứt cho nên bà càng phấn khởi tụng niệm hăng say hơn.
Hôm nọ có một vị cao tăng từ Tây Tạng vân du qua đó, khi đi ngang qua chiếc lều tranh lụp sụp của bà, nhà sư thấy có ánh hào quang tỏa ra rực rỡ. Vị cao tăng này lấy làm kinh ngạc, ông nghĩ rằng bên trong chiếc lều tranh thế nào cũng có một vị chân tu đắc đạo. Ông vội vã ghé vào thăm hỏi. Bà lão lấy làm vui mừng khi thấy vị cao tăng đến thăm, bà quỳ xuống đảnh lễ, mà miệng thì vẫn cứ tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú Án Ma Ni Bát Di Xanh. Vị cao tăng lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu ánh hào quang rực rỡ mà ông thấy phía bên ngoài phát xuất từ nơi đâu? Ông lần lần hỏi thăm :
– Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?.
– Thưa ngài, ở đây chỉ có một mình tôi sống cô độc hơn ba mươi năm nay. Bà lão đáp.
– Thật tội nghiệp, bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?
– Không đâu, tuy chỉ ở một mình nhưng hàng ngày tôi tu hành và tụng kinh sám hối để kiếp sau có thể hưởng được nhiều phúc đức của kiếp này, nhờ vậy mà tôi không cảm thấy buồn khổ. Nhất là từ lúc được một người hảo tâm chỉ cho cách tu luyện thì tôi càng có can đảm để sống hơn.
– Bà đang tu luyện kinh sách nào vậy?
– Ồ, tôi không biết chữ, cho nên chỉ tụng niệm duy nhất một câu thần chú Án Ma Ni Bát Di Xanh.
Nhà sư thở dài tiếc nuối :
– Bà lão ơi, bà đã đọc sai câu thần chú đó rồi, phải phát âm là Án Ma Ni Bát Di Hồng mới đúng.
Đến lúc này thì bà lão mới biết là đã đọc sai câu thần chú hơn ba mươi năm. Bà rất đau buồn vì sự nhầm lẫn trọng đại này, như vậy thì công trình 30 năm tụng niệm coi như xe cát biển đông. Tuy nhiên bà cũng cảm ơn sự cải chính của nhà sư.
– Dù sao thì ngài cũng đã đính chính kịp lúc, bằng không thì tôi còn tiếp tục sai mà không biết cho đến bao giờ mới điều chỉnh cho đúng được.
Nhà sư từ giã bà lão để tiếp tục con đường truyền đạo của ông. Bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm của bà mà lần này với câu thần chú mới Án Ma Ni Bát Di Hồng. Thế nhưng tâm tư của bà còn hỗn độn vì sự việc vừa rồi cho nên ý chí của bà không được tập trung. Mỗi câu thần chú của bà đã không còn làm cho những hạt đậu hứng khởi nhảy sang cái chén bên cạnh như lúc trước. Bà lão vừa tụng niệm mà nước mắt cứ tuông rơi, bà thầm tiếc cho công trình tu luyện hơn ba mươi năm như trôi theo dòng nước vì đã đọc sai câu thần chú.
Nhà sư đi được một đỗi xa, ông ngoái đầu nhìn lại thì thấy căn nhà của bà lão không còn hào quang chói sáng. Bây giờ túp lều tranh hiện hình dột nát mà lại âm u buồn bã. Nhà sư giật mình và nghĩ rằng chính ông đã làm hại người Phật tử này không còn tập trung được tư tưởng như lúc trước. Ông vội vã trở lại túp lều tranh và nói với bà lão rằng :
– Lúc nảy ta chỉ đùa với bà thôi, câu thần chú của bà tụng mới thật là đúng.
– Nhưng tại sao sư phụ lại dối gạt tôi như vậy?
– Ta muốn thử xem lòng thành kính của bà đối với Tam Bảo như thế nào vậy thôi. Từ nay về sau bà cứ tiếp tục tụng niệm y như cũ là phải phép rồi.
– Cám ơn Phật, vậy mà con cứ tưởng rằng công lao 30 năm tụng niệm đã trôi theo dòng nước, đa tạ sư phụ chỉ bày.
Sau khi nhà sư ra đi, bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm, mỗi một câu Án Ma Ni Bát Di Xanh được niệm ra thì tâm hồn bà rộn rã tươi vui và một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Nhà sư đi lên đến đỉnh núi, ông ngoái đầu nhìn trở lại thì thấy hào quang phát ra từ túp lều tranh của bà lão đã làm sáng rực cả một góc trời.
Thật là :
Một tấm lòng trong sáng
Hoa sen nở rộn ràng
Sen nở vùng đất sạch
Trên ngự một Như Lai.
Tác giả: Lâm Thanh Huyền
Dịch giả: Phạm Huê
Thương bà lão quá….Tâm hồn bà thật trong sáng …hihi
A Di Đà Phật…
Thời gian trước TTB có đọc trên trang nhà chia sẻ của liên hữu Thiện Nhân về việc Hòa thượng Tuyên Hóa dạy sinh viên học theo cách “3 trên và 3 trong”… mà nay TTB chưa nhớ rõ, giờ muốn đọc lại nội dung trên.
Kính mong trang nhà, liên hữu Thiện Nhân hoan hỉ chỉ lại giúp đường dẫn ạ.
A Di Đà Phật…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trí Tấn Bửu,
TN xin gửi lại bạn phương pháp học bài dành cho học sinh, sinh viên mà Hoà Thượng Tuyên Hoá dạy:
“Phương Pháp Học Bài Có 3 Vào, 3 Trên
(Lời dạy của HT Tuyên Hoá)
1. Ba Vào Bao Gồm: Vào tâm, vào miệng, vào mắt. Mắt xem bài, miệng đọc bài, tâm suy nghĩ bài.
2. Ba Trên Bao Gồm: Trên đường; trên gối, trên Toilette.
Đi trên đường nên suy nghĩ, nhớ bài thầy cô vừa dạy trong trường. Trước khi đi ngủ phải đọc qua một lần các bài học đó. Lúc ngồi trên Toillette đừng để uổng phí thời gian vì vọng tưởng mà nên gắng tâm nhớ lại những gì mình đã học vừa qua.
Khi học bài nếu có ai mở nhạc cũng không nghe. Có sắc tướng gì kỳ lạ cũng không nhìn. Nếu chuyên tâm nhất ý thì không việc gì mà không hiểu còn nói gì đến việc học thuộc bài?”
TN
Mỗi người sanh ra trên đời đều có 2 vị thần theo sát bên mình
Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật giảng: Mỗi người khi sinh ra, đều có hai vị thần luôn theo bên cạnh, một vị tên Đồng Sinh, một vị tên Đồng Danh, trọn đời không lìa xa bạn. Hai vị thần này ở trên vai, chúng ta không thể thấy hay biết được, mọi người không ai thấy tới. Nhưng hai Thiên nhân này (cũng tính là thiên thần), ngày đêm không rời bạn. Trong kinh Phật cũng có gọi họ bằng tên khác là: Thiện, Ác đồng tử. Một vị coi việc thiện cả đời bạn, một vị coi việc ác cả đời bạn. Như vậy thử nghĩ xem, bạn làm gì không có ai biết ư? Dù làm ác không ai thấy, bạn cho rằng mình có thể trốn thoát được ư? Không ai trốn được, phải nói là vô phương trốn vì vậy những kẻ đụng chết người trong đêm khuya mà rồ ga bỏ chạy, cuối cùng cũng sa lưới pháp luật, nếu thoát được, thì điều này phải xét thêm về nhân quả oan trái khuất tất trong nhiều kiếp giữa họ và nạn nhân, bởi không có gì bất công và tình cờ.
Hai đồng tử Thiện, Ác chính là hai vị thần Đồng Sinh và Đồng Danh mà trong kinh Hoa Nghiêm nhắc đến.
Phật giảng rằng: Cả đời mỗi người chúng ta, có hai vị “Thiện, Ác đồng tử” ngày đêm theo sát, không rời phút giây nào. Nếu bạn thường nghĩ đến có hai đồng tử này luôn ở bên ta, vậy thì sao mỗi lúc khởi tâm động niệm, nói năng, tạo tác, bạn lại không cẩn trọng? Lời Phật giảng ra, quyết định không phải là lời giả, thế thì chắc chắn Ngài không hề lừa dối chúng ta.
Ngày xưa ta có nhiều dịp tu học, được phụ mẫu, thầy giáo dạy dỗ, bạn lành khuyên răn, nên tạo ác ít, làm lành nhiều.
Nhưng bây giờ, người thời nay thường chê nền văn hóa giáo dục truyền thống xưa là cổ hủ, họ không cần đến, cũng không thèm tin, mà cha mẹ cũng không thể dạy, hoặc không rảnh để mà dạy… giáo sư cũng chẳng để ý tới điều này, thế là cả đời chúng ta chỉ biết chìu theo phiền não, tập khí ác, tạo vô lượng tội. Thế thì làm sao mà không đọa lạc và không bị “Thiên địa quỷ thần” trừng phạt chứ?
Ngoài hai thần Đồng Sinh và Đồng Danh ra, còn có “Thiên địa quỷ thần giám sát” thế gian, cũng ghi lại thiện, ác của người, chư quỷ thần này đông không kể xiết, các tôn giáo đều nhắc đến, đều có ghi.
Như vậy, mỗi khi chúng ta khởi tâm, động niệm, nói năng, tạo tác… liệu có thể giấu được ai chứ? Vì vậy ta cần khắc phụ phiền não, tật xấu của mình, lo sửa lỗi đổi mới, nỗ lực tu thiện. Chúng ta sống phải biết hướng thượng thăng hoa, mục tiêu chúng ta là: Phẩm hạnh nhân cách, hành vi… phải luôn xứng đáng, tuyệt hảo, tối ưu, tốt lành. Được vậy tất nhiên chúng ta sẽ ở cảnh tương xứng với tâm hạnh của mình.
Vừa rồi bàn đến hai vị thần Đồng Sinh và Đồng Danh, nhờ nhân duyên đặc biệt, tôi cũng đã nhìn thấy họ, vóc dáng giống như đứa bé 7-8 tuổi (hèn gì mà Phật gọi họ là đồng tử).
Đó là vào năm Dân Quốc 56 (1967) lúc ấy tôi đang làm Giáo sư Chủ nhiệm, giảng dạy tại Phật học viện Từ Minh Tự. Trường khai giảng vào ngày 14 tháng giêng. Nhưng trước đó một hôm là ngày 13, thì tôi bị bệnh trĩ phát tác, gây đau đớn không cùng, đáng lo hơn nữa là vì sáng mai là lễ khai giảng.
Phật học viện Từ Minh tổ chức Lễ khai giảng rất long trọng, có nhiều Sư trưởng và các Nghị viên cùng quan chức chính quyền đến tham dự. Tôi phải giới thiệu mọi người diện kiến và thuyết giảng.
Nhưng tôi bệnh thế này làm sao mà dự lễ đây? Thôi thì xức thuốc cho ổn, hi vọng ngày mai có thể đứng, có thể nói. Thế là tôi đi tìm thuốc cao dán. Không ngờ lại lấy lộn thuốc, nên khi vừa thoa vào, nghe đau thấu trời đất, lại còn đứng lên hết nổi, máu mủ chảy tùm lum. Ôi chao! Cơn đau hành hạ nửa ngày, tôi phải cắn răng chịu, ráng lết về phòng dỗ giấc, nhưng suốt đêm không tài nào ngủ được.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, vừa nhìn thì thấy ngay một đống máu mủ bầy nhầy nằm ướt nhẹp trên giường, nghe trong người rất khó chịu, tôi vẫn cố gắng đi dự lễ. Trong buổi lễ, tôi chỉ nói được mấy câu thì ngồi xuống.
Đến trưa, ăn cơm xong thì nghỉ ngơi. Tôi cởi áo tràng ra, vừa nhìn vô tà áo phía mông, thấy một đống ướt nhẹp, thiệt là xấu hổ và thất lễ biết bao. Ai biết tôi bệnh thì có thể thông cảm, còn người không biết thì sẽ đánh giá tôi thế nào đây? Tôi từng phẫu thuật, cũng đã uống thuốc, nhưng vẫn không lành. Lần này phải nhờ tới Phật pháp chữa trị thôi. Thế là tôi bảo đồ đệ:
Tối nay xong khóa tối, các ngươi lui ra hết đi. Ta muốn ở lại chánh điện bái Phật, xem như liều mạng với mụt trĩ nghiệp chướng này! Nếu như qua được thì sáng mai ta sẽ dự tiếp khóa lễ sáng, còn chẳng qua nổi, thì ngày mai các con lên đại điện khiêng xác ta xuống!
Tụng khóa tối xong, mình tôi ở đại điện lễ bái. Tôi thưa với chư Phật, Bồ tát:
– Cầu xin chư Phật, Bồ tát gia hộ cho bệnh con được lành, nếu không thì con chẳng cách chi tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy của mình. Nếu bệnh không lành thì con quyết không lui ra, giả như con phải chết, thì xin chết ở đây!
Hạ quyết tâm xong, tôi một mực lễ bái. Bái đến hơn mười giờ thì muốn hôn mê, nhưng tôi vẫn ráng để tỉnh mà lễ, hơn 10h30 thì đứng hết nổi, bởi vì hôm trước mất ngủ, hôm sau bị cơn đau hành hạ cả ngày, cho nên không còn cầm cự nổi và té nhào ra trên đất.
Sau đó thân tôi hết động đậy, chỉ miệng là còn động đậy được thôi. Tôi nhủ thầm: Mình nên đến chỗ Hải Triều Quan Âm, nơi đó có vách ngăn đỡ, dù có ngã xuống cũng sẽ không bị thương!
Thế là tôi lết đến Hải Triều Quan Âm, ở trước Bồ tát Quan Thế Âm một bề xướng niệm: “Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ tát!”… Tôi niệm mãi cho tới khi miệng hết động đậy. Đến nước này thì tôi đành đánh cược với số mệnh, miệng hết niệm nổi thì vẫn còn tâm để đối phó, tôi tập trung toàn lực hướng về Bồ tát Quan Âm khẩn cầu:
Thưa Bồ tát, xin Ngài đáp ứng cho con, khiến mụt trĩ của con được lành, nếu không thì hôm nay con… chết tại đây cho Ngài xem.
Đang khấn thầm như thế, thì tôi bỗng nghe choáng váng, hình như có trận gió đang thổi tới, tiếp theo là một âm thanh vang lên. Tôi ngẩng đầu nhìn thì thấy trước tượng Bồ tát Quan Âm ngồi trên bàn, có hai vị thần đang quỳ, đầu họ khoảng ngang gối Bồ tát. Hai người này chính là thần Đồng Sinh và Đồng Danh. Họ trình báo gì đó và Bồ tát Quan Âm đang giảng nói. Tôi nhìn bọn họ chăm chăm, thầm nghĩ: “Hóa ra Bồ tát Quan Âm cho gọi hai vị này tới trình sổ báo cáo về tôi đây mà!”.
Bất kể họ nói thế nào, trong lòng tôi đã thầm tính trước, tôi tin mình thiện nhiều ác ít, như vậy bệnh nhất định sẽ được lành. Do nghĩ như thế, nên tâm tôi trở nên cao hứng, tôi quay lại nhìn thì thấy hai vị thần đã biến mất tiêu. Tôi bèn hướng Bồ tát Quan Âm, xin phép trở về phòng mình.
Tôi sờ mụt trĩ của mình kiểm tra, thấy nó thực sự đã tiêu mất rồi, xem như bệnh tôi hoàn toàn lành rồi.
Ái chà chà! Khi đó tâm tôi rất vui, vô cùng cảm kích Phật Bồ tát gia ân, nỗi niềm này không sao diễn tả được, bởi tôi đã dẹp xong cái mụt trĩ quỷ quái kia.
Đây là việc tôi tự thân trải qua, chứng kiến…
Tôi kể lại cho quý vị nghe, là mong mọi người đều biết và tin rằng, phút giây nào trên thân mỗi chúng ta cũng đều có thần giám sát và ghi lại đủ hết thiện ác của ta, nên tương lai mỗi người sẽ tùy theo nghiệp thiện ác mình đã tạo mà thọ nhận khổ vui, điều này chẳng sai mảy may.
Vì vậy quý vị phải tuân thủ lời Phật dạy, hành đúng theo pháp, phải hết sức cẩn trọng giữ gìn giới luật của mình đã thọ, lúc nào cũng phòng vệ, cẩn thận không để tạo lỗi. Phải ghi vào lòng câu: Dù có chết cũng không được phạm giới. Vì Giới là đạo sư, giới còn là Phật pháp còn.
Trích “Quảng Hóa Luật sư hoằng pháp cổ sự”
Báo ứng hiện đời
Hạnh Đoan dịch
A Di Đà Phật…
Cám ơn liên hữu Thiện Nhân
A Di Đà Phật…
NÊN NIỆM PHẬT TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao? Vì trong lúc mê ngủ thần thức chúng ta đi đâu, làm gì chúng ta không thể kiểm soát được. Nó làm theo quán tính trong sinh hoạt hằng ngày mà bạn nghĩ gì? nói gì? ăn gì? tình cảm phát sanh với ai? Oán ghét, căm phẩn với ai… Tâm bạn không Định nó sẽ chi phối thần thức của bạn bay nhảy lung tung (cái này còn gọi bị theo Nghiệp Lực).
Cách tốt nhất chúng ta nên huân tập chủng tử Phật này ngay từ trong giấc ngủ, khuyến dụ thần thức niệm Phật, đẩy lùi tập khí xấu ác. Ngày qua ngày, đêm qua đêm chúng ta sẽ có thể kiểm soát được Thần Thức, nếu khống chế được nó thì cơ hội vãng sanh cho bạn rất cao sau này. Hãy siêng năng lên, phần thưởng chỉ dành cho ai năng động, Không thụ động biếng nhác. Tất cả đều làm cho mình hưởng trước, sau này mới giúp được người khác.
Và Nếu may mắn trong giấc mơ bạn thấy Đức Di Đà và có thể niệm Phật chúng ta sẽ đi theo Ngài. Hãy Kiên nhẫn tập từ từ chủng tử Phật này theo thời gian, khi Vô Thường tìm đến chúng ta ko sợ mà còn sẵn sàng đợi Phật đến tiếp dẫn về cảnh Tây Phương An Lạc Quốc, đời đời kiếp kiếp không còn phải tái sinh luân hồi trong sáu nẻo nữa.
Sưu tầm
HỄ XEM KINH SÁCH THÌ BUỒN NGỦ, NÊN LÀM THẾ NÀO ĐÂY?
Hỏi: Xin Ngài chỉ giáo, con hễ xem kinh sách thì buồn ngủ, xem đĩa hình của Ngài cũng buồn ngủ, làm sao đây? Trong tâm con rất lo lắng, giận chính bản thân mình. Chiều hôm qua khi nhiễu Phật, con đột nhiên thấy buồn trong lòng, nước mắt trào ra, con còn muốn khóc cho thật to, nhưng sợ làm phiền đến người khác nên cố gắng nén lòng, xin hỏi không biết đây là nguyên nhân gì?
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời: Loại tình hình này không phải chỉ mình bạn có, tôi cũng có gặp qua mấy vị. Trên kinh Phật đã từng nêu ra, đây là nghiệp chướng rất nặng, bạn có thể có tâm hổ thẹn như vậy, đau buồn rơi nước mắt, đây là hiện tượng phát hiện nghiệp chướng, có thể nhân đây mà tiêu trừ.
Nếu bạn đọc kinh mà tinh thần không đề khởi được, thì bạn không nên đọc trong thời gian dài, nên mở quyển kinh đọc nửa tiếng, hoặc đọc 20 phút, hay 15 phút, hãy dùng phương pháp này. Buổi sáng đọc một đoạn, buổi trưa đọc một đoạn, buổi tối đọc một đoạn, rồi từ từ kéo dài thời gian, như vậy tốt rồi. Xem băng đĩa Phật Pháp cũng dùng phương pháp này, từ từ tâm của bạn liền định lại, nghiệp chướng dần dần được tiêu trừ, trí huệ dần dần được tăng trưởng. Khi không có việc gì thì nên niệm Phật nhiều, nhiễu Phật (kinh hành niệm Phật) chính là tản bộ (vừa đi vừa niệm Phật), bất luận là ở nơi đâu hãy đi bộ nhiều, khi đi tản bộ trong tâm luôn niệm thầm câu Phật hiệu (A Di Đà Phật). Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta “nhiếp trọn sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), tịnh niệm liên tục”, hãy học đừng để ý đến cảnh giới bên ngoài, khi đi tản bộ, chúng ta chỉ nên để ý đường đi phía trước mặt, cũng đừng để ý đến những người đi trên đường, và cũng đừng để ý hoàn cảnh hai bên đường, như vậy mới có thể đạt được hiệu quả “đô nhiếp lục căn (nhiếp trọn sáu căn)”. Niệm Phật là phương pháp tiêu nghiệp chướng thù thắng nhất, bạn nên làm như vậy mới tốt.