Chị tên Trần Thị Ngọc Huyền, 36 tuổi, hiện ở tại Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định. Năm 24 tuổi, chị lập gia đình, sau thời gian, thấy chưa mang bầu nên vợ chồng chị đi khám bác sĩ. Bác sĩ kết luận chị bị đa nang buồng trứng, chồng chị bị yếu tinh trùng nên rất khó có con. Chị chạy chữa bằng đủ loại thuốc. Trong thời gian này có người bạn cùng làm công ty khuyên chị trì chú Đại Bi, bảo rằng ca sỹ Bạch Tuyết nhờ trì chú Đại Bi mới sinh được con, cho chị một bài chú Đại Bi in trên giấy. Chị nữa tin nữa ngờ nên hành trì không đều đặn, tín tâm không kiên cố. Ba năm sau, chị mang thai, được vài tháng thì bị sẩy. Đến bệnh viện, bác sĩ cắt bỏ một bên buồng trứng, cơ hội có con gần như không còn nữa.
Chị về nhà, buồn bã, rơi vào tuyệt vọng. Chị nhớ đến chú Đại Bi và nghĩ rằng chỉ còn trông chờ vào sự mầu nhiệm giống như trường hợp của ca sĩ Bạch Tuyết vậy. Chị vào YouTube để xem những câu chuyện linh ứng về trì chú Đại Bi, chị phát tâm trì chú từ đó. Ban ngày, mỗi khi ăn cơm, sắc thuốc chị đều trì chú vào trong cơm trong thuốc. Tối chị ngồi trước bàn thờ Quán Thế Âm trì 7 – 9 biến Chú.
Chị trì chú được hai năm rưỡi thì một đêm nằm mộng: chị đến nhà mẹ ruột, trong nhà có treo Tôn ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát rất đẹp, rất trang nghiêm, rồi chị nghe tiếng khóc trẻ con, nhìn xuống thấy hai đứa bé, trong tâm chị thầm nghĩ “con ai mà khóc tội quá”, vừa nghĩ xong chị nghe văng vẳng tiếng nói “cho con một đứa con, đứa còn lại là con của anh họ con đó”.
Tỉnh giấc, chị vội vàng kể chồng chị nghe và khẳng định: “chắc chắn tháng này vợ chồng mình sẽ có tin vui”. Quả nhiên trong tháng đó chị mang thai. Và cũng trong năm đó người anh họ của chị cũng có con. Điều đặc biệt là từ khi lọt lòng con gái chị không chịu uống sữa mẹ, ép thế nào cũng không được nên phải uống sữa ngoài. Hiện tại con gái chị đã được 6 tuổi, khỏe mạnh, hiền hậu và rất thông minh.
Nguyện cho những ai, nghe được câu chuyện này, phát lòng tin sâu trì niệm Đại Bi chú đều được như nguyện.
Diệu Âm Mỹ Diệp
Nam Mô A Di Đà Phật! Cho con hỏi là sao con đọc công cứ Niệm Phật thấy người ta niệm Phật tới 30 000 câu 50 000 câu mà trong khi con niệm chậm lắm 500 câu mất tới 45p lận, tính ra không được tới số đó nếu niệm cả ngày.
A Di Đà Phật
Chào bạn Tây Phương!
Niệm Phật được vãng sanh hay không đều ở tín nguyện; còn việc trì danh quan trọng ở tâm, nghĩa là miệng niệm A Di Đà Phật- tâm có A Di Đà Phật là được. Niệm nhiều mà tâm chẳng có Phật thì “đau mồm rát họng uổng công” mà thôi.
Trong phim Niệm Phật Thành Phật, anh chàng Dương Đầu Ngốc- sáng quét sân, chiều lượm củi, tối niệm 100 câu Phật rồi lạy Phật thời gian 1 cây nhang, nhưng 3 năm anh đã đứng vãng sanh. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
https://www.youtube.com/watch?v=_P68F8_3miU&t=1s
Nam Mô A Di Đà Phật! Xin cảm tạ liên hữu Hạnh Nhân ạ.
Chào mọi người.
Hôm nay TP xin được giới thiệu một ứng dụng khá hay. Ứng dụng này giúp chúng ta có thể thắp hương, cúng dường cho Phật A Di Đà khi trong nhà không có bàn thờ Phật.
Link tải cho android:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.techone.iworshipforandroid
Hướng dẫn sử dụng:
– Trước khi mở ứng dụng nên tắt mạng WiFi/3G để tránh hiện quảng cáo.
– Mở ứng dụng lên, sau khi hiện “tap to start” thì nhấn vào màn hình để bắt đầu.
– Khi vào ứng dụng sẽ thấy một bàn thờ Phật, phía trên có 5 vầng sáng.
– Ấn vào vị trí bất kỳ để mở menu, chọn vầng sáng ở chính giữa, sau đó chọn tượng Phật A Di Đà.
– Phía dưới có một loạt các ô menu, chọn ô thứ nhất để thắp hương sau đó chọn một loại hương bất kỳ.
– Tương tự với các ô còn lại.
Vậy là chúng ta đã có một bàn thờ Phật với đầy đủ hương, hoa, nến, hoa quả, nước, bánh ngọt v.v…
Chúc các đạo hữu tu hành tinh tấn.
A Di Đà Phật.
CUỘC SỐNG BẾ TẮC BỖNG TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN TỪ KHI TÔI BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP.
Quê tôi vùng nông thôn nghèo, thuở đó làng chưa có trường nên trẻ con trong làng ít đứa được đi học. Tôi khá lớn tuổi mới xin đi học. Ngày ngày tôi đến lớp một mình vì lớp ba học ở đình làng trong khi mấy đứa cùng xóm học ở trường.
Hết tiểu học, phần nhiều đứa nghỉ học ở nhà làm ruộng hay đi học nghề, tôi là một trong số ít đứa được lọt vào trường trung học công lập dành cho nam sinh duy nhất thành phố Huế thời bấy giờ.
Trong lớp học, bên cạnh hầu hết con nhà thành phố ăn trắng mặc trơn, nhiều đứa học giỏi, tôi thấy lẻ loi và lắm khi tủi phận vì thiếu thốn mọi bề.
Tôi còn nhớ mãi giờ học Tập đọc tiếng Pháp với thầy Nê. Trước giờ học thầy viết sẵn bài học lên bảng. Đầu tiên thầy xóa mỗi câu một chữ, kêu một hai đứa lên đọc lại. Xóa dần mỗi câu hai ba bốn chữ rồi xóa dần cho đến hết bài. Cứ thế thầy gọi lần lượt từng đứa lên đọc cả bài. Nếu may được kêu lên khi mới xóa mấy chữ đầu còn dễ nhớ đọc được, nhưng đến lượt thứ năm, thứ sáu trên bảng chỉ còn nửa số chữ mà bị gọi lên thì chỉ có nước đứng chào cờ.
Tôi ngồi nín thở cố thu mình lại như cái bóng mờ nhưng đâu tránh được! Và bao lần bị kêu đều bị đứng như trời trồng. Lạ thay nhiều đứa đứng lên đọc ro ro. Té ra sau này mới biết tụi nó có sách học thuộc trước…
Tôi quyết không chịu thua, ngày ngày nỗ lực cặm cụi học… Mỗi ngày đi học về tôi ghé nhà sách Tân Hoa đường Trần Hưng Đạo, nhà sách Bình Minh gần chân cầu Trường Tiền lén mở sách chép bài đem về học. Nhiều khi bị phát hiện, mấy cô bán sách đuổi như đuổi tà nhưng cứ liều…
Sau đó do thời cuộc, tôi nghỉ học thi vào sư phạm. Trúng được vào sư phạm đâu phải chuyện dễ khi một chọi hai mươi. Trong một tập thể nhiều đối tượng chênh lệch về tuổi tác và trình độ, có đứa hơn tôi bốn năm tuổi, tôi cố sức học để khỏi bị coi thường và sau khi ra trường được dạy gần nhà. Nhưng chuyện đời lắm éo le, tôi tốt nghiệp khá cao nhưng phải đi dạy ngoại tỉnh. Vào đất Quảng Nam xa lạ, bao năm lặn lội hết núi rừng đến làng quê. Khổ ơi là khổ! Do số phận hay ông trời bất công? Tôi băn khoăn tự hỏi nhưng câu trả lời vẫn còn phía trước…
Biến cố Mậu thân (1968) đẩy nhiều thanh niên ra chiến trường. Tôi cũng bị đi lính và sau hai năm mới được trả về ngành giáo dục. Rồi sau năm 1975 đời sống khó khăn, ngày đêm lo sợ… Tôi không ngừng phấn đấu giảng dạy, lao động tốt để được tiếp tục công tác dạy học và con cái được đi học. Làm việc quá sức, cơ thể chịu hết nổi sinh đủ thứ bệnh. Khổ chi là khổ! Tôi tìm đến triết học Đông Tây để cố tìm ra nguyên nhân nhưng câu giải đáp vẫn bế tắc…
Cũng như nhiều giáo viên thời đó thuộc diện lưu dụng, tôi bị chuyển qua dạy xóa mù chữ cho người lớn tuổi, nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên và cán bộ, trong đó có mấy sư chú và sư cô tu học ở chùa đến xin học.
Cơ duyên đưa đẩy đời tôi rẽ qua khúc ngoặt, tiếp cận giáo lý đạo Phật. Những lời Đức Phật dạy khai mở cho tôi tìm ra câu trả lời mà bấy lâu trăn trở. Thì ra hoàn cảnh sướng khổ mỗi người không do số phận hay ông trời nào định đoạt mà do nghiệp của họ đã tạo ra trong quá khứ. Những hành vi, ý nghĩ, lời nói, việc làm tốt xấu hình thành nên những thói quen thiện ác huân tập lâu đời lâu kiếp thành nghiệp lực chi phối lại cuộc sống sướng khổ mỗi người. Tôi sống theo lời Phật dạy, bỏ ác làm lành, từ bi hỷ xả nên nhẹ nhàng hơn, gia đình con cái từng bước ổn định, sức khỏe tôi được phục hồi.
Cuộc sống có biết bao mầu nhiệm làm sao nói hết được! Quay về nương tựa Tam bảo đã mang lại cho tôi nhiều lợi lạc đến không ngờ. Chút trải nghiệm trong quá trình thực hành lời Đức Phật dạy tôi ghi chép lại để mong chia sẻ cùng bạn bè và con cháu. Nếu ai đó có sự đồng cảm thì cũng là duyên hạnh ngộ. Tôi cúi đầu thầm tạ ơn sâu của Đức Phật và chư Bồ Tát!
Tác giả: Võ Văn Lân
Nhờ cuộc đời đau khổ éo le mới tu hành thành đạo
Ông kia rất giỏi, cần cù, siêng năng làm lụng, nhờ vậy mà trở nên giàu có. Sau đó ông cưới vợ, vợ ông rất đẹp lại trẻ trung.
Chồng bà giàu, nên Bà ở nhà không đi làm gì cả, ông đi làm nuôi bà, lại rất thương bà. Bà ở nhà ngoại tình. Dắt trai về nhà. Ông biết được chuyện này. Ông tính tình rất hiền.Một hôm Ông giả vờ đi làm, sau đó về nhà để mong bắt tại trận vợ mình và gã tình nhân.Thấy chồng về, bà kêu gã tình nhân trốn trong tủ, vì chạy không kịp nữa.
Ông về ông bảo bà dọn cơm. Ông nói dọn ba cái chén, hôm nay nhà mình có khách . Bà nghe tới rất sợ hãi. Nói với Ông nhà mình làm gì có khách. Ông bảo : ” gọi hắn ra đây , không gọi thì tôi cho mỗi người 1 đao”. Thế là hắn ra. Ông mời gã tình nhân kia ăn cơm. Hắn kia rất sợ. Mình là người tội lỗi mà được mời ăn. Sợ thuốc độc không dám ăn. Ông nói để tôi ăn trước. Thế là ông ăn, không có độc hắn kia mới dám ăn. Ăn xong ông quỳ xuống trước gã tình nhân của bà nói : chuyện đã ra nông nổi này, thôi thì tôi cho hết tài sản của tôi cho ông. Hãy chăm sóc vợ tôi” . Gã tình nhân của bà không tin những gì ông nói. Nghĩ là chắc ông bày mưu hại mình. Nên không dám nhận tài sản. Ông nói : ” ngươi mà không nhận thì ta cho mỗi người 1 đao”. Gã tình sợ quá bèn nhận tài sản và vợ của ông.
Ông buồn quá, Ông lên núi tu hành, xuất gia, công phu tinh tấn trở thành bậc cao tăng đắc đạo, có thần thông.
Sau khi nhận tài sản, gã tình nhân của Bà cờ bạc, không làm lụng, tài sản vì thế mà hết, bà và người tình gây gỗ, hắn bỏ đi. Bà nhớ ông, thấy thương ông, ông đối xử với bà tốt mà bà lại hành xử như thế.
Nghĩ lại năm xưa ông thích ăn cá chép.Bà nướng vài con, đem lên chùa cúng dường cho ông. Ông thấy vậy bèn nhận và nói : “tôi nhận tấm lòng của bà, nhưng về mấy con cá nướng này thì tôi xin phóng sanh” . Bà nói : ” cá nướng làm sao sống lại mà phóng sanh ? ” . Nghe vậy, ông liền thả mấy con cá nướng xuống sông. Mấy con cá sống dậy bơi lội tung tăng…nhiều người chứng kiến..
Bài học rút ra : nếu cuộc đời không éo le thì ông làm gì tu hành đắc đạo được, đôi khi phải cảm ơn nghịch cảnh…
Nghịch cảnh chưa hẳn xấu, quan trọng biến nổi đau thành động lực vượt thoát sinh tử.
Hòa thượng Hư Vân kể
Chú chó nằm khóc trước hình ảnh Đức Phật A Di Đà.
https://www.facebook.com/adidatv/videos/253623712743046
Quả báo của người phung phí thức ăn
https://www.facebook.com/dieuamvouu/posts/1333443983518578
TỤNG KINH KIM CANG BÁT NHÃ, KHỎI BỆNH SỐNG LÂU
Phu nhân của Trần Công Thái, vốn người thuộc dòng họ Đậu lô, là chị ruột của Nhuế Công Khoan. Phu nhân rất tin tạo phước, tụng kinh Kim Cang Bát nhã chưa hết quyển, thân thể đau nhức nên ngồi không an, chỉ một trang giấy kinh lâu mà chẳng tụng xong.
Sau đó, một ngày nọ lúc trời xẩm tối, trên đầu đau nhức, tứ chi chẳng an, đêm nằm lại càng đau nhức dữ dội, phu nhân tự nghĩ thầm nếu như chết thì tụng kinh không được trọn bộ, muốn dậy tụng kinh mà trong nhà đèn đuốc đã tắt mất, phu nhân dậy gọi bảo kẻ tớ đốt đèn, chốc lát sau kẻ tớ trở lại, trong bếp không còn lửa, phu nhân lại bảo mở cửa đến nhà người hàng xóm để xin, lại cũng không có lửa, phu nhân càng rất than hận.
Bỗng nhiên thấy trong đêm có một đóm lửa sáng bên thềm nhà, chiếu thẳng đến trước giường, cách đất khoảng ba thước mà không người cầm nắm, ánh sáng như ban ngày, phu nhân vừa kinh hãi vừa vui mừng, đầu đau cũng giảm, liền lấy kinh ra trì tụng. Khoảnh khắc sau, người nhà kéo dùi được lửa, đốt đuốc đem vào nhà thì ánh sáng đóm lửa đó tự nhiên ẩn mất, bèn ngay đêm đó tụng trọn bộ kinh.
Từ đó, mỗi ngày phu nhân trì tụng năm biến kinh lấy làm thời khóa. Về sau, Nhuế Công sắp chết, phu nhân đến thăm. Nhuế Công bảo cùng phu nhân rằng: “Chỉ nhờ phước đức tụng kinh sẽ sống thọ đến trăm tuổi, khéo nên dụng công duy trì”. Từ đó, phu nhân vẫn còn khỏe mạnh, tuổi hơn tám mươi.
Trích: Minh Báo Ký
kính gửi quý đạo hữu
Cho con xin phép được hỏi một vấn đề như sau ạ:Hiện tại ,con đang mang bầu tháng thứ 7,thỉnh thoảng gần đây con có lên facebook có thấy nhiều thầy,cô xem bói con có ấn vào xem thử.Kết quả của mấy người đều gần giống nhau kêu là có số hưởng tài lộc nhưng chưa mở cung này nọ nhưng con chỉ xem thôi chứ không có làm theo lời họ.Nhưng hôm nay tự dưng có 1 thầy nhắn tin facebook lại cho con :Nhà mình đang có một vong nữ theo,vong âm là một bé gái bị bỏ rơi vất vưởng đói rét không có cái ăn cái mặc.nó gặp con và đi theo con.Từ giờ đến cuối năm hạn lắm bệnh,xe cộ không an toàn hạn xe cộ”
Từ lúc nhận được tin nhắn con hoang mang quá,xin cho con lời khuyên ạ
Những người nào mạo danh xưng thầy rồi nhắn hung tin hăm dọa vong này vong kia theo bạn là họ chỉ muốn lừa gạt kiếm tiền của bạn chứ chẳng tốt lành gì. Bạn không nên tin vào những thứ nhảm nhí ấy vì đó là mê tín. Họ chỉ chờ những người nhẹ dạ cả tin như bạn để lừa đảo lấy tiền chứ nào muốn giúp bạn. Bạn cũng đừng nên vào FB xem bói toán hay tử vi nữa. Nếu bạn đã quy y Tam Bảo rồi thì càng không nên. Tốt nhất bạn hãy niệm danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát hay A Di Đà Phật sẽ tốt cho cháu bé hơn. Có thời gian thì tụng kinh Địa Tạng thì càng tốt hơn nữa bạn nhé.
A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/11/nguoi-hieu-dao-cho-nen-xem-boi/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/10/nguoi-hoc-phat-co-nen-chon-ngay-tot-va-xem-phong-thuy/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/tung-kinh-dia-tang-loi-ich-thai-nhi-audio/
Kiếp trước xâm hại đời phụ nữ bị oan hồn đến báo thù
Hôm ấy giảng pháp sáng xong, tôi nghĩ “ dùng cơm trưa xong thì giảng tiếp đến 4 rưỡi chiều” rồi đợi cư sĩ Ninh Ba lái xe đến đón về.
Nhưng khoảng 4 giờ chiều, thì vị Sư ni kia đột nhiên đứng dậy, chạy đến trước tôi la lớn:
– Ngài Quả Khanh! Xin hãy cứu tôi!
Rồi bà đứng tại đại điện vung vẫy tay áo tràng, quơ tay múa chân.
Lúc ấy các cư sĩ trong điện đều rời chỗ ngồi đứng dậy vây quanh. Tôi thỉnh mọi người hãy vì Sư niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Riêng tôi vẫn đứng giữa điện vừa trì “ Chú Đại Bi” vừa quán sát để tìm xem : Là linh thức nào đang gá vào thân bà?
Một phút, hai phút, rồi ba phút trôi qua…tôi vẫn chưa nhìn ra là vong linh nào đang đến đòi nợ vị Ni kia , đành phải cầu Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ. Đột nhiên vị Ni đang quơ tay múa chân kia bỗng té nhào xuống ( nằm sóng xoài trên đất, chân trái duỗi ra, chân phải cong lại… Trong chớp mắt tôi nhận ra hình dạng này giống y như hình hài một cô bé bị té lầu chết). Lúc đó tôi rất bàng hoàng, lòng thực sự lo âu vì tình huống phát sinh bất ngờ này, nhưng niệm ưu tư này trong chớp măt đã tan biến, bởi tôi tin chắc rằng : Phật, Bồ tát tuyệt không ngồi nhìn mà bất quản! Nhất định các ngài sẽ từ bi gia hộ…
Khi đó mọi người niệm Phật vang rền đại điện, “Chú đại bi” lại về trong tâm tôi. Tôi tin chắc vị Sư này không thể chết đi, cho dù sắc diện bà đã chuyển sang sắc tối đen cực kì u ám. Trong suốt mười phút, vị Sư không hề động đậy, tôi cảm thấy đại chúng cũng đang lo âu cho sự sống chết của bà. Nhưng do tôi cứ đứng yên chắp tay trong đại điện, nên mọi người cũng an lòng, bình tĩnh niệm “ Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”…
Đột nhiên, vị Ni kia lồm cồm đứng dậy, hai tay chấp lại đi về phía tôi, miệng lớn tiếng rên rỉ:
– Ngài Quả Khanh, xin hãy cứu tôi!
Tôi thầm cảm tạ Phật lực gia trì, khẽ hỏi:
– Ngươi là ai?
Vong linh đáp:
– Tôi là một cô gái 20 tuổi, nguyên là có hai nam nhân muốn cưới tôi. Nhưng hắn ( chỉ tiền thân vị Ni này kiếp trước là nam) vì muốn chiếm đoạt tôi, nên đã lừa tôi lên lầu, dở trò xâm hại, vô lễ…nhưng tôi kiên quyết không thuận theo, vì không thỏa mãn được thú tính nên hắn đã xô tôi té lầu mà chết. Lúc đó oan hồn tôi một mực đeo theo hắn, rất muốn báo thù, giết hắn chết nhưng do hắn còn phúc báu quá lớn, nên tôi không thể tiếp cận làm hại được. Mãi đến sau này, khi hắn chết đi rồi thì đầu thai làm nữ nhân, song tôi vẫn chưa thể tiếp cận báo thù được.
Rồi đến khi hắn vào làm ở tiệm ăn, tạo đại sát nghiệp, tự tàn phá phúc báu của mình khiến phúc thọ bị giảm ( thì xem như tôi đã có cơ hội báo thù rửa hận!) Nhưng…đột nhiên hắn lại xuất gia! Vì vậy mà ngay trong đời này của hắn, tôi vẫn chưa báo được thù…
Suốt hai ngày nay, tôi đã được nghe ngài thuyết pháp, nên cũng minh bạch lý nhân quả. Tôi thầm nghĩ : “ Đời trước hắn hại tôi chết, ắt là có nguyên nhân khuất tất trước đó nữa.. Biết đâu, tôi cũng đã từng hại chết hắn ? Nếu như bây giơ tôi báo thù, thì “ oan oan tương báo” sẽ tiếp nối tái diễn không bao giờ dứt, thế thì tôi sẽ thống khổ hết chỗ nói… Vì vậy mà tôi không còn muốn báo thù hắn nữa, cầu xin ngài hãy chỉ cho tôi con đường sáng để đi…
Dù khi nạn nhân trình bày, lời nói không được rõ ràng, nhưng tôi rất hiểu : Oan hồn cô gái này đã hỉ xả, chịu buông bỏ oán thù, phát tâm muốn qui y Phật. Thế nên tôi bảo:
– Nơi này gần Phổ Đà, cô hãy đến đó bái Bồ tát Quan Âm làm thầy nha
Tôi nói xong liền thấy Sư ni thần thái khôi phục lại bình thường, nhưng vẫn còn ẩn hiện vẻ phấn khởi vui mừng của vong linh. Mấy vị nữ cư sĩ liền dìu bà vào lieu phòng nghỉ ngơi.
Lúc này đã hơn 5 giờ chiều. Cư sĩ Ninh Ba thúc tôi khởi hành. Lúc tôi chuẩn bị lên xe bỗng nghe tiếng gọi to:
– Ngài Quả Khanh xin hãy đợi tôi chút!
Tôi quay đầu nhìn, thấy Sư ni hồi nãy hình dáng giống như cô gái trẻ tuổi bước ra, tiến đến trước tôi quỳ xuống bậc thềm biểu thị lòng cảm tạ.
Tôi bảo:
– Đó là nhờ Bồ tát Quan Thế Âm từ bi gia hộ, chúng ta nên làm đệ tử ngoan của Bồ tát. Ngài lúc nào cũng gia hộ cho các phật tử.
Qua câu chuyện này, tôi muốn nhắc nhở:
Nếu tâm khởi sinh chút ý hận ( mặc dù trong khoảnh khắc) cũng sẽ huân thành tập quán xấu, vì vậy phải lo tu chỉnh sửa sai ngay.
Không nên dung dưỡng chút lỗi nhỏ nào, cần cảnh giác trong từng khởi tâm động niệm, lúc nào cũng phải luôn đề tỉnh, giữ chánh niệm, tăng gia quán chiếu tu hạnh nhẫn. Được vậy mới không sinh phiền não mà còn tăng công phu tu cho bản thân.
Trích: Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám
Quả Khanh
Nhìn chữ viết của các cô giáo tiểu học mà lòng tự dưng thấy yêu tiếng Việt chúng ta vô ngần.
Tôi yêu tiếng nước tôi
Từ khi mới ra đời người ơi… (Phạm Duy)
Theo các bạn thì chữ của cô nào đẹp nhất? 🙂
Mới đây, trên mạng xã hội truyền tay nhau những hình ảnh về bài dự thi viết chữ đẹp của các cô giáo tiểu học tại Quảng Trị đã khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. Không chỉ thể hiện nét chữ uyển chuyển, mềm mại trên nền bảng, các cô giáo còn khéo léo trang trí thêm bài thi của mình bằng những nét phấn màu, thậm chí bằng hoa khô để tổng thể trở nên sinh động hơn.
Mỗi bài dự thi mang nội dung một đoạn thơ ứng với phần trang trí hoạt cảnh theo chủ đề quê hương, đất nước, con người. Được biết, những tác phẩm ‘tranh chữ’ trên bảng này nằm trong khuôn khổ ngày hội viết chữ đẹp hàng năm, được tổ chức dành cho giáo viên khối tiểu học trường 3 cấp Trưng Vương, tỉnh Quảng Trị. Năm học 2019 – 2020, hội thi có sự tham gia của 23 giáo viên dự thi.
Các tác phẩm đều chứa đựng tâm huyết, tấm lòng của các cô đã được thầy Bùi Dung – đại diện nhà trường – đăng tải lên mạng xã hội. Chỉ sau vài giờ, những tác phẩm này đã nhận về hàng ngàn lượt yêu thích và bình luận của dân tình.
Nhìn chữ viết, người ta có thể phần nào đoán ra tính cách của người cầm bút, bởi ‘Nét chữ nết người’. Chữ viết càng đẹp, bài giảng sẽ càng có thêm giá trị, không chỉ về thông tin mà còn về thẩm mỹ, gây ấn tượng tốt tới người đọc và truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn.
Ảnh: Dung Bui
Anh chị nào làm ơn giải thích hộ em câu “”Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” trong bài thơ Mùa Xuân có ý nghĩa gì thế ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Xuân Lan,
Chủ đề bạn nêu ra vốn không liên quan tới các chủ đề của Đường Về Cõi Tịnh. Nhưng có lẽ đó là nhân duyên mà bạn biết đến Đường Về Cõi Tịnh rồi tìm hiểu, học hỏi Phật pháp để tu học, giúp cho cuộc sống thêm an lạc.
*Câu thơ của bạn nằm trong một khổ thơ xuân của Nguyễn Du:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
TN ráng dùng chút kiến thức mọn của mình lý giải ý nghĩa bốn câu thơ để bạn hiểu rồi liên hệ với giáo pháp của Phật để bạn thấy mối liên hệ giữa con người và vũ trụ trong kiếp sống nơi nhân gian này.
*Ngày xuân con én đưa thoi: Én= biểu tượng của mùa xuân, vì thế hình ảnh của én thường nhắc con người liên tưởng đến những gì thanh tao, tươi sáng, mới mẻ, tốt đẹp. Lý do? vì én thường chỉ xuất hiện trong mùa xuân. Đưa thoi: là từ tượng hình, biểu hiện sự chuyển động qua-lại của 1 vật trong không gian, ý nói rất mau lẹ.
Hình tượng cánh én trao liệng trong không gian chính là biểu nghĩa này. Do vậy, “cánh én đưa thoi” vừa là biểu tượng của sự khởi đầu: mùa xuân sang! nhưng cũng là biểu tượng của tiến trình kế tiếp: đang trôi qua rất mau lẹ. Biểu tượng này nhắn nhủ chúng ta điều gì?
*Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi: “thiều quang” là ý nói ánh sáng của mùa xuân rất tươi đẹp. “chín chục”: thời gian của một mùa=3 tháng. “đã ngoài sáu mươi”: ý nói hơn 2/3 mùa xuân đã trôi qua.
Cô đọng lại nghĩa đen: Xuân vừa chợt đến vậy mà thoảng chốc thôi, xuân đã lại sắp qua. Nghĩa bóng: Én là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của mùa xuân, vậy nhưng sức sống ấy dường như không có gì chắc chắn, không vĩnh cửu. Cụ thể: nó đang không ngừng trôi qua và trôi rất mau lẹ tựa con thoi vậy.
Hai câu thơ này vừa là nỗi niềm, vừa như sự cảnh tỉnh, nhắc nhở bản thân của tác giả và cũng là sự nhắc nhở với nhân thế: Một kiếp nhân sinh rất đẹp nhưng cũng rất ngắn ngủi. Trong tâm khảm của Nguyễn Du dường như có sự thức tỉnh nhưng rất mong manh, thế đó là sự nuối tiếc…
Ý nghĩa của đời thường là vậy. Người tu đạo nhìn về mùa xuân và cõi nhân sinh ra sao? Vạn Hạnh Thiền Sư có 4 câu thơ như saủ:
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.
Nghĩa:
Thân như ánh chớp chiều tà
Xuân sang tươi tốt Thu qua rụng rời
Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Đây là tư duy, nhãn quang của bậc giác ngộ, vì thế xuân – thân mạng – công danh…của kiếp người chỉ giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ=rất mong manh.
Bạn có nhận ra được sự mong manh này không? TN nghĩ có thể, vì thế nhân duyên đã đưa bạn đến Đường Về Cõi Tịnh. Quan trọng hơn cả: nhận ra sự mong manh của cuộc đời rồi bạn phải làm gì để thoát khỏi cuộc sống mong manh đó?
Bạn ráng đọc kỹ bài Kinh Vô Thường của Phật rồi thử tư duy xem sao nhé.
Phật Thuyết Vô Thường Kinh
Bề ngoài trang điểm đều hư hoại,
Trong thân biến đổi cũng vậy thôi.
Chỉ có thắng pháp thường chẳng mất,
Các người có trí hãy xét coi!
Đây già bệnh chết đều đáng chán,
Hình nghi xấu xí thật khó ưa
Tuổi trẻ dung nhan tạm thời đó,
Nào có lâu chi, đều héo khô.
Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ,
Chẳng khỏi vô thường não bức thân.
Già bệnh chết, khổ thường theo đuổi.
Chẳng lợi gì cho thân chúng sanh.
(Trích Phật Thuyết Vô Thường Kinh
Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch ra chữ Hán
HT Thích Trí Thủ dịch ra chữ Việt)
Chúc bạn an lạc.
TN
Kính chào huynh Thiện Nhân,
Xuân Lan thấy bài thơ Mùa Xuân trong tấm hình thứ 3 ở trên cô giáo viết chữ và vẽ đẹp quá, nhưng chưa hiểu rõ câu thơ thứ 2. Nay được huynh giảng giải rất rõ ràng, đầy thiền vị thật quá hay. Cảm ơn huynh thật nhiều đã chịu khó dành thời gian trả lời. Kính chúc huynh 1 cuối tuần bình an. A Di Đà Phật.
XL