Tảo tần nuôi con dạy cháu, tận tụy vì nước vì dân, lợi chẳng cần danh không mến: Để tiếng thơm muôn kiếp nơi đời!
Siêng năng học hỏi Phật pháp, tinh tấn công phu tu hành, quyết vãng sanh ngự liên đài: Soi gương sáng ngàn năm cho đạo!
Ông Trần Văn Lưỡng sinh năm 1935; cư ngụ tại ấp 5, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Minh Hải. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Uất, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thu. Ông là người con thứ Tư trong gia đình có chín anh em. Năm 20 tuổi ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh; sinh được bốn trai, bốn gái.
Thuở thanh thiếu niên ông phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, khốn khổ, ông vừa tham gia kháng chiến, vừa làm thuê làm mướn để duy trì sự sống gia đình. Từ 1975 trở về sau ông không ra làm việc mà trở về đời sống nông dân, vui thú với mảnh ruộng, khu vườn; hoàn cảnh kinh tế lần hồi phát đạt, tương đối thuận tiện hơn xưa.
Tính tình của ông chất phác, hiền lành, vui vẻ, cởi mở nên dễ hòa đồng với mọi người. Riêng đời sống sinh hoạt cá nhân thì ông rất kiệm ước, giản đơn. Ban sơ đến với Tam Bảo, ông dùng chay một tháng mười ngày, trong lúc đó cô con gái thứ Tám thì đã trường trai khá lâu. Sau khi đã nghiên cứu về kinh kệ, ông thấy mình thích hợp với pháp môn Tịnh Độ, bởi vì pháp môn này cách thức hành trì hết sức dễ dàng, không đòi hỏi trình độ hiểu biết về Phật pháp phải sâu rộng, hoặc môi trường hoàn cảnh sống phải như thế nào mới hành trì được. Mà bất cứ một ai thật lòng ăn năn, sám hối, làm lành lánh dữ, thật tâm tu, thành lòng niệm Phật thì đều đạt được kết quả mỹ mãn cả! Nhất định nắm chắc phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Ông kết giao với rất nhiều thiện tri thức để có dịp trao đổi những kinh nghiệm trong công phu tịnh niệm hằng ngày.
Tất cả mọi công tác từ thiện xã hội ông đều hăng hái tham gia. Nhất là tang sự của bà con quanh vùng, ông tự tay tẩn liệm và còn giúp đỡ về phần vật chất cho những người thiếu thốn cần đến. Nhờ biết được một số phương thuốc gia truyền trị được các bệnh ban, các loại mụt độc, các bệnh trật đả gãy xương, nên năm 1982 ông xin với chính quyền địa phương cho phép thành lập một phòng thuốc Nam tại nhà. Được sự chấp thuận của Hội Chữ Thập Đỏ và Hội Y Học Cổ Truyền, các cấp xã, huyện, tỉnh… nên phòng thuốc đã ra đời. Đồng thời dân chúng hưởng ứng đông đảo nên phòng thuốc ngày một hưng thịnh. Cũng từ đó ông đã phát tâm trường trai, chí thành niệm Phật, khẩn thiết nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc! Đời tu của ông rất gần với lời sách tấn của Cổ Đức:
“Bất luận là kẻ trí người ngu,
Đều có thể trì câu Lục Tự.
Thật niệm Phật dứt lòng hung dữ,
Quyết tu hành bỏ sự gian phi;
Lợi danh đời lòng chẳng thiết chi,
Đường giải thoát cố đi cho tột.
Trong nhà lửa mà không bị đốt,
Ở cõi trần mà vượt khỏi mê;
Có vinh huê chẳng nhiễm vinh huê,
Được phú quí không mê phú quí.
Càng có của càng đem bố thí,
Càng có quyền càng nghĩ cứu dân;
Giàu sang không phụ bạc cơ bần,
Thông minh chẳng nhạo khinh ngu dại.
Được thân thế lòng càng rộng rãi,
Đủ tiện nghi dạ phải khoan dung;
Không thừa cơ chụp giựt hành hung,
Chẳng cậy thế thổi lông tìm vết.
Muốn làm sống không đành làm chết,
Thương người không nỡ ghét hại người;
Tìm làm cho hòa nhã tốt tươi,
Chẳng muốn tạo lôi thôi gây gỗ.
Giữ nhân cách, biết điều thẹn hổ,
Ở thẳng ngay, sống có cương thường;
Nghe khổ người lòng biết xót thương,
Thấy đói biết chia cơm sẻ áo.
Ở chòm xóm lấy câu hòa hảo,
Trong gia đình gìn đạo hiếu thân;
Ai cũng đều ăn ở có nhân,
Người đời sẽ bớt phần thống khổ.
Ai cũng biết chung lo tế độ,
Thì ngục môn bế ngõ từ lâu.”
Ông thường khuyên con cháu và mọi người cố gắng làm lành lánh dữ, chuyên cần niệm Phật trong mọi oai nghi giữ sao cho đừng gián đoạn, để khi lâm chung quyết định vãng sanh. Ông thường đọc câu:
“Việc làm là việc bề ngoài
Trong tâm niệm Phật ngày rày ai hay!”
Và ông thường nhắc nhở con cháu rán tu đền Tứ Đại Trọng Ân, tu tròn Nhân Đạo và thực hành Thập Thiện!
Năm 2005, vào ngày mùng 8 tháng giêng, ông bị tai biến mạch máu não, thân nhân đưa vào bệnh viện Cà Mau, nửa người bên phải bị liệt rất nặng. Ở đây một tuần, bác sĩ bó tay hết cách, thấy tình hình không ổn nên gia đình bèn xin xuất viện về nhà để lo hậu sự. Qua hôm sau là ngày 16, lúc 9 giờ sáng thì ông tắt hơi trong âm thanh Phật hiệu vang rền.
Trước đó ba ngày gia quyến đã mời chư đồng đạo cầu nguyện cho ông tại nhà, nên khi ông mất bà con đều tề tựu đông đủ. Ngưng thở độ chừng khoảng nửa giờ sau thì ông thở nhè nhẹ trở lại, rồi từ từ tỉnh hẳn. Khi tỉnh ông bèn kêu vợ gọi người con gái thứ Tám lại, trước sự hiện diện toàn bộ thân tộc ông nói với cô:
– Hồi nào tới giờ… cha đã chăm lo ngôi thờ tự và phòng thuốc Nam này… cố gắng niệm Phật. Hôm nay tuổi cha đã già yếu, một ngày nào đó cha cũng phải ra đi vĩnh viễn. Con có nhận lãnh săn sóc ngôi thờ tự và phòng thuốc Nam này hay không? Nếu được thì con phải hứa với cha, cha mới an lòng nhắm mắt trước khi theo Phật!
Cô Tám hứa nhận xong, ông dặn dò thêm một số việc khác cho gia đình.
Từ đó trở đi ông buông xả muôn duyên chỉ chăm lo dưng bông nơi ngôi thờ cúng, ngày đêm lễ Phật, niệm Phật liên tục, tất cả bệnh tật nơi ông đều tự nhiên dứt sạch tay chân hoạt động bình thường không còn liệt nữa, chỉ có điều là thể lực có phần kém hơn trước kia đôi chút mà thôi!
Ba năm sau, giữa tháng 7 năm 2008 ông trở bệnh, sức khỏe cứ yếu dần. Ngày 16 tháng 7 con cháu mời bạn đồng tu đến cầu an ba hôm. Sáng ngày 19 thấy cha chắc không qua khỏi, cô Tám liền căn dặn mẹ nên kề cận chăm sóc cho ông, vì sợ ông đi một mình dễ bị té, cô âm thầm đi mời đồng đạo đến hộ niệm cho ông, vì sợ ông lo nên cô không báo cho ông biết, thế mà khi các anh chị của cô hỏi qua hỏi lại với nhau:
– Tám đâu rồi?
Ông nghe được bèn đáp:
– Tám đi công chuyện rồi 12 giờ mới về!
Khi cô về đến nhà, cô nấu cho ông một tô hủ tiếu và pha một ly sữa. Khi ông dùng hết rồi, bèn nói với cô Tám:
– Cha ăn với con tô hủ tiếu này thôi, cha không ăn nữa!
Mọi người đều nghe nhưng cho qua, không ai để ý đến; chẳng ngờ đó lại là lời trăn trối sau cùng.
Vào tối ngày 19 – 7, huynh Chín đại diện cho Ban Hộ Niệm đã họp thân tộc lại để sinh hoạt về một số thể lệ của hộ niệm, do vì địa phương này xưa nay chưa từng có ai được hộ niệm cả! Tập tục tang chế cũng rất khác hẳn với những vùng An Giang, Châu Đốc… nơi mà có nhiều người tu Tịnh độ. Ở đây thường là sát hại rất nhiều sinh vật trâu, heo, bò, chó… để đãi đằng hương thôn khi có thân quyến qua đời, và thời gian quàng nhục thân lại cũng rất lâu. Buổi họp kéo dài từ 9 giờ tối cho đến 2 giờ sáng hôm sau – ngót năm tiếng đồng hồ – mới hoàn mãn, tất cả mọi thành viên trong gia đình đã thống nhất ý kiến, mọi việc tương đối trôi chảy thuận lợi!
Kể từ lúc đó đến ngày 23 tháng 7 ông nằm luôn, niệm Phật theo đại chúng. Khi con ông đến hỏi:
– Cha có nghe niệm Phật không cha?
Ông nghe xong thì khẽ gật đầu. Trong nhà có khoảng vài chục đồng đạo từ các nơi tề tựu trở về để hộ niệm cho ông. Mỗi ca là mười vị, cứ luân phiên thay đổi liên tục cả ngày lẫn đêm.
Đến 6 giờ 10 phút chiều, thấy thần sắc của ông thay đổi nên toàn bộ con cháu và đồng đạo vây quanh đồng thanh hô to Phật hiệu. Khoảng 30 phút sau ông nhẹ nhàng trút hơi thở sau cùng, lúc ấy đúng 6 giờ 45 tối, ngày 23 tháng 7 năm 2008, ông hưởng thọ 73 tuổi.
Khi ông tắt hơi mọi người đang hộ niệm được khoảng năm phút, thình lình đôi tay ông từ từ co lên chắp lại nơi ngực, nhưng chưa hoàn tất thành hình búp sen thì dừng lại!
Lúc ấy đôi mắt không khép kín và miệng lại há to, mấy tiếng đồng hồ sau miệng tự ngậm chặt lại. Đến sáng hôm sau gương mặt ông lộ nét hoan hỷ, an lạc; các khớp xương đều mềm mại. Nhìn ông như nhìn một người đang nằm ngủ. Đặc biệt là bốn năm ngày liền nằm im niệm Phật ông không ăn uống gì hết, và cũng hoàn toàn không có đại tiểu tiện chi cả!
Đám tang của ông, gia quyến đã tiến hành thết đãi tộc họ, hương thôn và quý quan khách toàn bộ bằng đồ chay khiết tịnh. Đối với địa phương này mà nói, thì đây quả thật là một quyết tâm hết sức phi thường của người con Phật, đáng được tán thán đề cao, cũng là tấm gương sáng đáng để cho mọi người học tập noi theo, vì nó đã sửa đổi hẳn cổ lệ ảnh hưởng tai hại cho hương linh người quá vãng to lớn nhất! Trong khi đó chuyện tang lễ đãi đằng thực phẩm chay của những vùng lân cận thì quá ư bình thường và cũng rất lâu đời rồi, mà dùng câu: “Xưa như quả đất” thì đúng hơn!
Bảy tuần thất trôi qua (tức bốn mươi chín ngày sau khi ông mất) cô Tám nằm mộng thấy ông, ông nói với cô rằng:
– Con cứ yên tâm đi, cha đã được về cõi Phật rồi! Cha sẽ độ cho con vượt qua mọi khó khăn… Con ráng niệm Phật!
Ngôi nhà ông hiện nay cô con gái thứ Tám đã tổ chức niệm Phật định kỳ, tạo điều kiện cho quần chúng nơi đây có chỗ tựa tâm linh. Đó cũng là tâm nguyện của ông, tâm nguyện của một người đã dâng trọn cả cuộc đời mình cho dân cho nước! Bà con quanh vùng rất hoan hỷ đến tham dự thường xuyên, noi theo gương hạnh của ông để hầu đạt được bình an trong khi sống và thật sự vĩnh viễn bình an sau khi chết. Bởi vì đời người không phải chỉ giới hạn có mấy mươi năm ngắn ngủi này thôi đâu! Tuy thân xác có hội hiệp, có tan lìa; còn thần thức thì trường tồn, chưa từng chết mất!
(Thuật theo lời Trần Thu Dờn, cô con gái thứ Tám của ông và đồng đạo Chín.)
Trích CHUYỆN VÃNG SANH – Tập II – Phần 3 & 4
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt sưu tầm và biên soạn
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Người Có Phúc Sẽ Biết Trước Giờ Chết
Giảng sư: Lão pháp sư Tịnh Không
https://www.youtube.com/watch?v=e-4Kg9PAeT0
Vì sao chúng ta phải thắp nhang trên bàn thờ Phật?
Nhang, tượng trưng cho giới. Vì người có đức hạnh mới lan tỏa hương thơm. Cây nhang chúng ta thắp để nhắc nhở chúng ta sống có đức hạnh, người có đức hạnh thì hương bay khắp chốn. Nhang, còn tượng trưng cho hương giới, hương định, hương tuệ. Vì vậy, chỉ cần giữ giới thì định, tuệ sẽ sinh. Chỉ cần có tuệ, thì giới, định sẽ có. Mà định có thì giới, tuệ sẽ sinh. Cho nên không cần thắp ba, một cây cũng được. Vì trong một có cả ba.
Như Thị
Tìm thấy list niệm Phật theo nhiều kiểu khác nhau trên YouTube, kính chia sẻ cùng quý liên hữu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLB049F77F89F16365
Đầu tiên cho con xin sám hối vì đặt câu hỏi tế nhị trên trang web này ạ: Con đọc những ngày kiêng dâm vợ chồng để xem ngày trong đó mà thuận tiện tránh phải nhữnga ngày mà “vợ chồng không được gần gữi” để bị gặp bệnh tật, giảm thọ, tai nạn… như trong sách trang web đã ghi. Nhưng CÁC NGÀY “ĐƯỢC PHÉP VÌ KHÔNG BỊ QUẢ BÁO GÌ” thì “CÓ THẬT ĐÚNG NGÀY” không ạ, con thật sự lo ngại ạ. Ví dụ: Trong web ghi “ngày 24 tháng chạp âm lịch là ngày Đưa Ông Táo Về Trời nếu gần thì gặp Đại Nạn”. Nhưng ngày 23 tháng chạp mới là Ngày Ông Táo Về Trời mà. Vậy là “Ngày ghi trong trang web ghi có đúng không? Nếu con theo những ngày ghi trong đó mà gần chồng vợ thì lỡ sai ngày mình gặp bệnh tật… sao ạ. Xin cho con ý kiến ạ. Con cảm ơn và xin sám hối vì đưa ra câu hỏi này ạ.
Thường thì người Hoa cúng ông Táo ngày 24 tháng chạp, người Việt mình thì 23. Nhưng đúng ra thì ngày 23 hay 24 âm lịch thì vợ chồng cũng không nên gần gũi vì phạm phải 10 ngày trai giới trong tháng. Đó là mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Vào những ngày vía Phật và bồ tát trong năm thì tuyệt đối không nên gần gũi rồi. A Di Đà Phật.
https://www.utchcmc.org/lich-kieng-cu-ai-duc-bao-ve-than-mang-theo-tho-khang-bao-giam.html
Đây là trang web này ạ.
Dạ cảm ơn cô Liên Trang ạ. Như vậy từ đó cũng suy ra là các ngày khác cần tránh trong mỗi tháng đều đúng và rất cụ thể rõ ràng đã trình bày trong bài viết này để con thực hành theo rồi ạ. Dạ xin tùy hỷ công đức ạ. A DI ĐÀ PHẬT.