Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.
Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.
Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.
Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. Bạn có thể vào trang web http://www.successconsciousness.com và bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.
Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:
– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.
– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.
– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.
– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.
– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.
– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.
– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.
– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.
– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.
– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.
Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!
Remez Sasson
Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)
thật là ý nghĩa cảm ơn bài viết này đã cho tôi biết được thân này chỉ là tạm bợ mà thôi nếu cứ mãi chạy theo tiền tài danh vọng thì cuối cùng cũng chẳng đem theo được gì chỉ có tâm phật là mãi mãi
Tâm thanh ý tịnh – nghĩ là sao ? Theo mình nghĩ là như thế này – tâm thanh thản ý không vọng đọng – muốn dược nhứ vậy thì phải như thế nào ? muốn như vậy ta phải học qua quyển – Tám Quyển Sách Quý – sẽ giúp bạn khai ngô nhiều hơn vì mình ko thể diển đạt sao cho hết ý vì Vạn pháp vi tâm tạo – bởi vì chúng ta chỉ tìm cái vui và sẽ có buồn biết vui buồn là khổ mà vẩn cứ vui – vui trong tham dục vui là khổ – rời bỏ tham dục khổ hóa vui – vi biết là vui là sẽ khổ lìa bỏ vui buồn khổ hòa vui –
Như mặt đất không dìm hận
Như trụ đá kiên trì
Như hồ trong thanh tịnh
Như bậc thánh bay cao
muốn tu thành chánh quả chỉ với một chữ đó là chữ “không”
Mình đang tuyệt vọng không có lối thoát, nằm nghĩ miên man chán nản muốn chết nhưng khi đọc những lời chia sẻ của tác giả mình gần như lấy lại được sụ cân bằng trạng thái trong tâm hồn. Cảm ơn sự chia sẻ của tác giả! Tôi sẽ học cách chấp nhận tất cả những gì đến với mình để có một cuộc sống thanh tịnh hơn.
cảm ơn sự chia sẻ của tác giả!
Tâm hồn thanh tịnh sẽ giúp tôi làm mọi điều duờng như lúc truớc tôi không thể. Cảm ơn bài viết!
Cảm ơn những gì mà bài viết đã cho chúng ta đọc. Cuộc sống có quá nhiều lo âu, phiền muộn mà con người phải đối mặt. Đôi khi chúng ta cần một không gian yên bình nào đó để tìm lại mình.
Bàj vjết mag laj cho toj nhjều suy ngẫm, cần gạt bỏ moj lo âu cs để sống thanh thản hơn.
Cảm ơn bài viết thật nhiều! Nhờ đọc bài viết này mà mình đã tìm lại được 1 phần của chính mình trước đây. Mình thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn!
Xin cam on bai viet rat nhieu.ủAt hay va y nghia! Doc xong thay minh duoc dan loi sang mot huong tot, tuy nhien de thuc hanh duoc het tat ca dieu nay hoi kho ! Mong duoc co the chia se va ket ban cung cac anh chi de cung chia se va vuot qua giay phut kho khan cua cuoc doi!
Thanh mai 0938839869 tp.hcm q.binh thanh
Cảm ơn những lời chia sẻ quí báu của tác giả. Trước đây mình đã từng là một người yêu đời, lạc quan, sống thật là tích cực. Sau này cứ chạy theo danh vọng, công việc và không đạt được như ý muốn nên trở nên chán nản, căm hận mọi thứ kể cả bản thân mình. Đúng là đôi khi cố gắng kiếm tiền mà trong đầu cũng không có dự định sẽ làm gì khi có tiền nữa.Thật vô nghĩa khi cố gắng đạt được một cái gì đó mông lung, kể cả tình và tiền. Mình sẽ tập để tâm hồn lại thanh thản, sống vị tha và để lấy lại những thứ quí báu nhất mà bản thân mình sẵn có.
cám ơn bài viết..thật là ý nghĩa và cảm động..đoc qua những dong chư trên mà cảm thấy lòng ngậm ngùi à không thể làm được..thật là khó khăn nhất của đời con.mong là đức phật từ bi. cầu an cho những a chị trên vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc đời
Cám ơn tác giả đã giúp Mình lấy lại bình tỉnh, vì Mình câm hận, và thát vọng về một người, nhưng Mình sẽ tha thứ để lòng được thanh thản.
Đôi khi chúng ta đánh mất sự thanh tịnh , cũng vì chúng ta không có khả năng đạt được điều mình mong muốn. Vậy nên, phải biết cần cù lao động, hài lòng với những kết quả xứng đáng, và nếu muốn nhiều kết quả hơn, hãy lao động, hợp tác với người khác nhiều hơn. Cho trước khi nhận. Hãy làm sao để có thể cho càng ngày càng nhiều
Nếu lấy hận thù đáp lại hận thù thì bạn càng thêm đau khổ thôi,hãy lấy sự bao dung tha thứ đáp trả lại hận thù bạn sẽ hạnh phúc.Đã đến được với trang này là bạn cũng đã có duyên với pháp môn niệm Phật ,bạn hãy tìm đọc những bài Pháp trên trang này sẽ giúp bạn rất nhiều nhé.
A Di Đà Phật!
con đang gặp một vài điều muộn phiền, con cảm thấy thật hổ thẹn nếu kể ra, nó chỉ chứng tỏ sự ngu dốt ích kỉ và ngang ngạnh của mình. Nhưng thật lòng con vẫn mong được các chú cư sĩ Tịnh Thái, chú Viên Trí có thể cho con những lời chỉ dạy quý báu.
Có lẽ đây cũng là số phận của con, cuộc đời của con đã định sẵn rằng con sẽ cô độc dến già ( cái này là ngày trước khi biết đến Phật Pháp con có đọc sách về tử vi, xem tướng. Từ ngày biết về pháp môn niệm Phật, con đã chẳng quan tâm và tin tưởng vào nó nữa. Nhưng cái điều ấy dường như là sự thật cứ mãi đeo bám lấy con. Ngày trước khi con chăm chỉ công phu thì chẳng có phiền muộn gì là quá lâu. nhưng giờ do nhiều vấn đề xảy ra, con lại dần dần bị chìm xuống bùn sâu theo cái lẽ đời này. Chính vì vậy mà con vàng dễ bị cảm thấy phiền muộn, buồn lòng hơn bao giờ hết. Nhưng người xung quanh con không vì lý do gì mà họ cứ dần bỏ con đi hết, bao nhiêu người con yêu quý họ cũng dần lãng quên con, từ hồi thiếu niên đến bây giờ (25 tuổi). Bất kì ai quan trọng cũng đều rời bỏ con. Năm ngoái người em con yêu thương nhất đau đớn bệnh mà ra đi, đến bây giờ, người đã luôn yêu thương chỉ một mình con suốt 5 năm trời cũng hiểu lầm mà đã rời xa con đi với người con gái khác chỉ vài tháng sau đó.Con thật sự đã rất shock khi nghe cậu ấy hiển nhiên thừa nhận điều này, và con cũng chỉ biết cười mỉa với bản thân rằng, lẽ đời là thế. Đây là chứng minh rõ ràng nhất cho con thấy
” Tất cả đều vô thường,
Sinh ra là phải khổ,
Năm ấm đều không tướng,
Ta và vật cùng không “.
Con đã dặn mình nhẩm đi nhẩm lại bài trên để thật thấm vào trong, nhưng sao cứ như cái tâm con nó chẳng chịu tiếp thu. Con biết tình yêu là thứ nên tránh, nên quên, cũng chỉ vì lúc trước thương hoàn cảnh người đó mà giờ con như bị phản bội. Con vẫn dặn thêm rằng thứ này chẳng thể đem so sánh với lòng từ bi thương xót mỗi chúng sinh của chư Phật, của Đức Từ Phụ, .. Đức Phật đều thương chúng sinh trong đó có cả con nhiều vô lượng vô biên hơn vầy lắm. Hiểu vậy mà sao vẫn đau lòng quá chẳng thể quên nổi, chẳng tìm nổi một hướng đi. Bên cạnh con đến giờ chẳng có nổi một người bạn chứ không nói là bạn tốt, còn người quan trọng luôn bên con cũng đã bỏ con lại, con chẳng kiếm nổi một công việc tử tế. Con cảm giác như mình là người lạc lõng nhất thế gian này vậy, như là mình đã sinh ra nhầm thời rồi. Con chẳng có ai hiểu mình hay ít ra có cùng chung suy nghĩ là thương yêu mọi loài vật. Lúc con buồn hay cô đơn cung không có ai để tâm sự hết. Hay con muốn gặp được một người bạn đồng tu cũng thật khó. Con hiểu nỗi buồn này chẳng thấm gì so với biết bao con vật đang đau đớn ngoài kia mà sao tâm con chẳng lặng lại được một chút. Cứ nghĩ về mấy chuyện này mà chỉ muốn khóc òa, ngay cả khi con niệm Phật những ý nghĩ này cũng hiện lên mà nước mắt nước mũi cứ chảy, thật bất kính, tội lỗi lắm. Con đã thử mọi cách, suy nghĩ mọi điều mà chẳng thể vơi nỗi buồn này, nó cứ gặm nhấm con mà cản trở việc tu tập. Con rất mong các chú nếu có thời gian xin cho con những lời vàng ngọc ( vì con rất thích nghe những lời chỉ dạy của các chú mà nhớ được rất lâu…)
Xin chào T N
Đường đời và đường đạo vốn là ngược chiều nhau cho nên thuận duyên của đường đời sẽ là nghịch duyên của đường đạo và ngược lại nghịch duyên của đường đời sẽ là thuận duyên của đường đạo. Chính vì thế cho nên nếu đã chọn đường đạo thì không có gia đình, bạn bè gì cả, đơn thân độc mả thì mình đi sẽ thuận tiện hơn vì không có vướng bận nhiều.
Nói như thế không có nghĩa là VT khuyên mọi người bỏ gia đình để đi lên núi cất am ở. Vì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau do duyên nợ từ nhiều đời nhiều kiếp nay mới sum họp lại. Nếu như người thân, gia đình, bè bạn của mình, tất cả đều biết ăn chay, niệm Phật, làm lành, lánh dử thì chính họ sẽ là người dìu dắt mình trên bước đường tu đạo. Nếu như người thân, gia đình bè bạn của mình chưa biết Phật Pháp thì chính mình sẽ là người dìu dắt họ hướng đến Phật Pháp ( tùy theo cơ duyên mà khéo dùng phương tiện ). Khi mà mình đã giúp cho người khác biết hướng về Phật Pháp, cuối cùng họ đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì mình cũng được công đức rất lớn.
Hiện tại thì tứ cố vô thân, tuổi già thì hiu quạnh có một mình, cô đơn là buồn lắm ư? Cái buồn từ đâu mà ra? Sở dỉ cảm thấy cô đơn buồn tẻ là bởi vì xưa nay mình quen sống trong môi trường đông người, ồn ào náo nhiệt, chính những thứ ấy đã trở thành thói quen, tập khí, nay mất đi nên mình nhất thời khó mà thích nghi. Một thời gian sau, khi mình thích nghi với khung cảnh yên tịnh, suốt ngày chỉ biết nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì từ từ rồi sẽ quen. Khi đã thích nghi với không khí yên tịnh, trong tâm chỉ luôn niệm Phật thì từ từ rồi mình cũng không còn ham thích những nơi náo nhiệt đông người nữa.
Không riêng gì bạn đâu, còn rất nhiều cô đơn khác nữa. Tu là cội phúc, tình là dây oan. Thật sự mà nói, đối với những người độc thân thì có phần e ngại về già không có người chăm sóc nhưng bù lại được cái lợi là hiện tại không phải vướng bận về chuyện gia đình nhờ thế mà có thể chuyên tâm tu trì. Mình phải tận dụng thời gian còn trẻ, còn khỏe nổ lực tinh tấn tu hành để sớm được tự tại vãng sanh ( biết trước ngày giờ ) thì mình sẽ tránh được cái ải bệnh khổ, già khổ và tử khổ.
Cũng chớ nên phân bì với những người có gia đình làm gì vì hiện tại là thế nhưng sau này người ta cũng phải lo xả bỏ vạn duyên, dứt trừ tâm ái dục thì mới được tự tại vãng sanh như là các bài viết sau :
1:Ở Một Mình Niệm Phật
2:Bà Bách Bất Quản Vãng Sanh
3:Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
Tạm thời chịu khó ” cô đơn ” vài năm đi, mai mốt về nhà ( Tây Phương Cực Lạc ) sẽ không còn cô đơn nữa vì mình có cha là Phật A Di Đà, có rất đông bạn bè là chư thượng thiện nhân ( bất thối bồ tát vi bạn lử ). Có gì thì chú Tịnh Thái sẽ bổ sung thêm nhé, hy vọng giúp ích phần nào xoa dịu nỗi cô đơn và trống vắng trong lòng bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cảm ơn chú Viên Trí đã bỏ thời gian chỉ bảo cho con. Ngày hôm qua khi con vừa bước vào điện Tam Bảo trong chùa, con lại cảm thấy được sự thanh tịnh đến với mình, điều mà bao lâu nay vì xuôi theo đường đời mà con đã quên đi. Ban đầu thì buồn vậy nhưng đây chính là cơ hội tốt mà con đã được ban, để con có thể sớm tỉnh lại mà nhớ tới mục đích chính của cuộc đời mình.
Những lời dạy của chú thật quý giá, con vẫn đang và sẽ nỗ lực để thực hiện. Duyên theo đường đời thì sẽ chỉ đi xuống, vậy biết bao giờ mới về được ” Nhà ” phải không chú.
Những cái cảm nhận buồn tủi, trống vắng đó đã được xoa dịu đi bởi câu niệm Phật và những lời Pháp rồi ạ. Con thật không muốn phiền đến chú Tịnh Thái hay thời gian khuyến tấn mọi người tu tập của chú Viên Trí nữa.
Con cám ơn lời chỉ dạy của chú rất nhiều ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tôi lo sợ đời khổ tôi ôm đủ nghề để làm suốt mà không bao giờ có giấc ngủ ngon. Tôi bị bá bệnh nên tôi có dịp xem Đường Về Cõi Tịnh. Qua đó giúp tôi tập thay đổi cách sống. Giờ này tôi thây mọi thứ dừng lại hết, sống một cuộc sống bình dị nhất. Nên tôi đủ thì giờ tập thiền, tâm không bị ai quấy rầy, giấc ngủ sâu hơn, giẩm đi phiền muộn rất nhiều. Tôi rất vui vì tôi đọc được bài này.
Con Ngọc Hoa
Cám ơn các thầy và mn…
Cảm thấy cô đơn ! Không biết cõi ta bà này có những người lúc nào cũng gặp những việc không tốt đến với mình, trong đạo Phật đó là do nghiệp trước tạo ra .khi tôi biết như vậy tôi cảm thấy buồn .nếu ai đọc được lời này hãy xin lời chỉ dẫn tốt để tôi được sống tiếp cõi ta bà này
Cám ơn rất nhiều . Đọc xong cảm thấy tâm hồn được thanh thản phần nào
Đôi lúc cũng cảm thấy rất cô đơn nhưng hãy sống với chính bản chất con người mình. Nhờ lúc trước mình đã sống như vậy mà giờ đổi lại cuộc sống của mình rất hạnh phúc. Nhưng cũng cám ơn rất nhiều nhờ đọc vậy mà thấy thanh thản hơn nhiều
Cảm ơn tác giả rất nhiều.
Tuy không theo phật trước đây. Nhưng những gì phật dạy, những gì phật nói đều như điều lòng mình muốn nói vậy, con luôn tâm niệm và hướng tới một điều là chữ thanh bình và an lạc trong cuộc sống…không biết đây có phải là chữ duyên với phật không nữa.
Những điều tác giả nói ở trên đều đúng nhưng ai có thể nói cho con biết làm như thế nào để thực hiện được “Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn” khi mà điều đó rất quan trọng và ý nghĩa với ta? là mục đích sống, là tất cả tình-nghĩa-và là thứ ta không thể từ bỏ, hay bỏ qua…
Con 25 tuổi, giống như bạn T N ở trên. Rất cô đơn trong cuộc sống, không có nổi một người bạn. Cũng không tìm được ở đâu? ở ai một lời khuyên nào cho cuộc sống. Tất cả là Mẹ, cuộc sống, người thân của con chỉ có Mẹ, Mẹ là người cho con tất cả để đến với cuộc sống này nhưng cũng đang lấy đi tất cả niềm vui trong cuộc sống của con. Mẹ nuôi 2 anh em bằng sự tằn tiện đồng lương viên chức để 2 anh em con có ăn có học đàng hoàng. Lớn lên chúng con tự kiếm sống, học hết đh, tự kiếm việc làm… Tưởng rằng đến lúc hạnh phúc, an lạc nhưng không, chính cái sự vất vả, tằn tiện của Mẹ đã thay đổi người mẹ của con. Mẹ cãi nhau, đánh nhau với tất cả hàng xóm, người thân chỉ vì những lý do của riêng Mẹ. Xung quanh Mẹ giờ không còn ai để làm bạn, để nói chuyện…mẹ đã thay đổi Mẹ muốn con sống cũng như Mẹ vậy, đay nghiến, trì triết vì những chuyện tưởng chừng rất nhỏ trong cuộc sống. Con cũng không hiểu được tại sao hai mẹ con lại không hiểu được nhau. Từ khi đi học xa nhà 5 năm đh, giờ đã 2 năm đi làm xa nhà nhưng mỗi khi về gd đều là nơi không muốn về vì không thể tìm thấy sự bình yên…
Mẹ là người sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục con,.. nhưng có phải tất cả mẹ đều đúng??? sống như mẹ muốn sẽ thành 1 bản sao của mẹ, không người thân, không gia đình, không vui vẻ sao?? lúc nào cũng phải tìm cơ hội…bằng mọi giá kiếm tiền sao???
Mẹ không thể thay đổi nhưng có thể chấp nhận như thế không khi hàng ngày mẹ đều muốn thay đổi, muốn sống theo ý mẹ để trở thành bản sao thứ 2 của mẹ. Con 25 tuổi đã không bạn bè, không thân thích,một mình xa nhà… giờ về nhà cũng không thể sống được vì mẹ mắng mỏ, chì triết, Mẹ làm con đau ở trong tâm, rất đau. dù con không nói lại nửa lời, về nhà con chỉ im lặng, nhưng với Mẹ như thế là không đủ.
Ai có thể cho con lời khuyên không? hiện tại con đang trốn trách, đi làm xa nhà, nhưng con cần một gia đình, Mẹ cũng chỉ còn con là người thân, nhưng Mẹ không để cho con gần Mẹ, rồi tương lai con dâu, cháu…sẽ sống như thế nào đây????
Ai có thể cho con lời khuyên không? làm sao để tìm được an lạc, yên bình.
Xin chào TB
Đọc qua phần tâm sự của bạn thì VT có cảm giác như bạn đang đứng trước ngưởng cửa giữa đường đời và đường đạo. Hai con đường này như là ngược chiều nhau. Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì ắt là trong đời quá khứ đã có tích lũy thiện căn phước đức. Giống như hạt đã gieo thành cây nhỏ, nếu tiếp tục vun trồng, chăm sóc thì sẽ trở thành cây lớn, đơm hoa kết trái nhưng nếu không tiếp tục chăm sóc vun trồng thì cây sẽ trở nên khô héo thì thật là đáng tiếc lắm thay.
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy:” Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để cho chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta, công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật”.
Về thuở quá khứ rất lâu xa về trước có một cậu thanh niên, cứ thường ngày đi làm được bao nhiêu tiền cũng mang về giao hết cho mẹ, không giử lại đồng nào để xài riêng cho bản thân. Ngày thứ nhất kiếm được 4 đồng, ngày thứ hai kiếm được 8 đồng, ngày thứ 3 kiếm được 16 đồng, ngày thứ tư kiếm được 32 đồng…cũng đều mang về giao hết cho mẹ.
Một hôm có người bạn rủ anh ta đi xa sẽ làm kiếm được nhiều tiền hơn nữa, anh ta đã nhận lời. Khi về đến nhà thì cậu ta mới xin mẹ cho cậu được đi làm xa. Người mẹ không đồng ý và nói đại khái như sau:” Mẹ chỉ có mỗi mình con là đứa con trai duy nhất, là niềm vui duy nhất của mẹ, mẹ đâu có cần nhiều tiền để làm gì, chỉ cần có con ở bên cạnh mẹ, nhìn thấy con vui vẻ, khỏe mạnh là mẹ vui rồi. Nếu con đi xa thì mẹ sẽ ngày đêm trông ngóng, lo lắng cho con, không biết con có mệnh hệ gì không? Vả lại mẹ ở nhà có một mình, tứ cố vô thân, tủi già hiu quạnh, tối lửa tắt đèn, tấm thân già yếu này biết trông cậy vào ai đây? Mẹ rất mong con ở lại bên mẹ, chớ nên bỏ mẹ mà đi…” Thế là người mẹ ôm chầm lấy chân con trai mà khóc nức nở. Vì đã lở hứa với người bạn nên không thể thất hứa, vả lại “nam nhi chí tại tứ phương” cho nên trong nhất thời vì thiếu suy nghĩ, cậu ta đã lấy chân hất mẹ sang một bên rồi đi theo người bạn làm ăn xa biệt tăm biệt tích…
Câu chuyện này VT đã đọc cách đây lâu lắm nên không nhớ rỏ có phải là đi ra biển đánh cá rồi bị chìm tàu hay không? Nhưng sau đó cậu ta đã chết đi, thần thức đi đến một nơi rất là xinh đẹp giống như Bồng Lai tiên cảnh vậy, nơi ấy có 4 cô tiên xinh đẹp ra nhảy múa ca hát và sẳn sàng phục vụ, hầu hạ cho chàng mọi thứ, nhưng trong lòng chàng thì lại muốn đi cho nên chàng từ giả rồi lại lên đường, đến một nơi khác rồi nơi khác nữa tốt đẹp hơn, lần lượt có 8,16,32…cô tiên xinh đẹp ra chào đón ca hát nhảy múa và làm thỏa lòng chàng nhưng trong lòng chàng vẫn có ý muốn ra đi…
Thế rồi cuối cùng, cậu ta đi đến một nơi giống như là địa ngục vậy, có một cái vòng lửa từ đâu bay đến chụp lên đầu, nóng không thể tả. Sau đó cậu ta mới hỏi ngục tốt xem tại sao lại như thế? Ngục tốt nói:” Tại vì lúc ở dương gian nhà ngươi đã bất hiếu với mẹ, (không chăm sóc, bỏ đi làm xa, dùng chân hất mẹ sang một bên) cho nên phải gánh chịu hậu quả như thế “. Cậu ta hỏi tiếp:” Thế thì phải đợi đến bao giờ thì tôi mới thoát khỏi cái cảnh này? ” Ngục tốt nói:” Phải đợi đến khi nào trên dương gian có người nào đó bất hiếu với cha mẹ thì sẽ xuống đây thế chỗ “. Lúc này cậu ta thầm nghĩ: ” Vái trời, ở trên dương gian có người nào đó hãy mau mau bất hiếu với cha mẹ lẹ lên, chưởi mắng đánh đập gì đó…để xuống đây thế chỗ chứ khổ quá, chịu hết muốn nổi rồi “. Vừa nghĩ đến đó thì bỗng dưng lại có thêm một cái vòng lửa thứ nhì chụp tiếp lên đầu, kỳ này nóng hơn gấp bội, khổ lại càng thêm khổ. Sau đó cậu ta bèn nghĩ:” Khổ cở này mà đứa nào vô là cũng chết chắc, thôi để ta ở đây đội cái vòng lửa này mãi mãi, nguyện cho những đứa con ở trên đời hãy luôn hiếu thảo với cha mẹ, chớ làm cha mẹ buồn “. Sau khi phát nguyện xong thì bỗng dưng cái vòng lửa và cảnh địa ngục biến đi đâu mất, nhìn lại thì thấy mình đã hóa sanh thành một vị Thiên tử ở trên thiên cung. (Chúng sanh ở địa ngục và cõi trời là do hóa sanh nên rất nhanh).
Cậu thanh niên trong câu chuyện trên chính là tiền thân của Đức Bổn Sư. Kinh Hoa Nghiêm nói: “nhất thiết duy tâm tạo” (tâm như họa sỉ khéo, vẻ thế giới muôn màu, không pháp nào không tạo). Đường đời đa phần chính là lo hưởng thụ vật chất, tự tư tự lợi, chỉ biết lo nghĩ đến bản thân mình, đôi khi vì hạnh phúc cá nhân mà vô tình làm tổn hại đến người khác, chúng sanh khác (lợi mình hại người, hại chúng sanh)…cuối cùng đã vô tình tạo thành ác nghiệp để rồi sa đọa vào trong Tam Ác Đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Ngược lại đường đạo chính là hy sinh hạnh phúc cá nhân mình để mang lại sự an vui hạnh phúc cho người khác, chúng sanh khác “vô ngả vị tha”(quên mình vì người, vì chúng sanh), nhờ đó mà tạo thành công đức phước báo, tùy theo nhiều hay ít mà được sanh về Tam Thiện Đạo (A tu la, Người, Trời). Nếu tạo được nhiều phước báo (hữu lậu, còn trong tam giới, lục đạo luân hồi) thì mai này sẽ hưởng phước báo trong cõi Nhân Thiên. Nếu tạo được nhiều công đức (vô lậu, thoát ly tam giới, lục đạo luân hồi) thì mai này sẽ thoát vòng sanh tử luân hồi, trở thành Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Đặc biệt nhất đối với pháp môn niệm Phật của Tịnh Độ Tông nơi đây (từ từ tham khảo thêm ở các bài viết khác) chính là con đường tắt, một đời thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Bá thiện hiếu vi tiên. Nếu như bạn có ý định chọn con đường tu đạo thì hãy nên ở gần mẹ, chăm sóc mẹ, trả hiếu cho mẹ. Mỗi khi mẹ buồn hay giận thì nên dẫn đi chơi đây đó cho khoay khỏa hay làm một việc gì đó khiến cho mẹ vui. Mẹ đánh lộn với hàng xóm thì mình phải đứng ra ngăn cản, mẹ mắng chưởi hàng xóm thì mình đại diện để xin lỗi với hàng xóm. Mẹ mắng chưởi mình thì chớ nên cải lại. Mẹ cũng chính là Bồ Tát nghịch hạnh để thử thách cho mình tu hạnh nhẫn nhục. Như kinh Pháp Hoa có nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai, áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục.” Tam tạng kinh điển hãy còn ngút ngàn nhưng khi qua đến thực hành thì mới thấy khó khăn vô cùng, một chữ mà hành hoài không xong, nhưng chữ này quan trọng lắm, đó chính là chữ “hiếu”. Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước thì Phật đã đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, cho thấy nó rất là quan trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thua Cư sỉ Viên Trí!
Qua bài viết con thấy có rất nhiều bổ ích nhưng Con làm sao tịnh tâm được, khi thấy những người khác trong gia đình không có sự tịnh tâm?
Trước đây,Con cũng hay đọc sách của để có sự tịnh tâm, Con cũng thấu hiểu được nỗi khổ tâm của Mẹ mình nên con rất hợp với bà. Nhưng từ khi mẹ mất, tính hôm nay là được 100 ngày con như rơi vào trầm cảm, con thấy lo lắng trước tất cả mọi thứ, suy sụp và hơn thế là thấy Chị và các em con sống quá sân si.
Chị và em con không có thể coi mọi thứ nhẹ nhàng, cuộc sống riêng của Chị thì lúc nào trong gia đình cũng đay nghiến nhau, cuộc sống bên ngoài của Chị và em con hình như lúc nào cũng có thể gây gỗ với người khác được mặc kệ những hậu quả có thể xảy ra, con không thể làm sao giúp họ tịnh tâm, vì họ thay đổi thì con mới bớt lo lắng.
Con cũng muốn Chị đi chùa để tịnh tâm nhưng Chị bảo còn nợ trần không có duyên với phật.
Những chuyện xung quanh của gia đình con không thể làm con tịnh tâm được, hãy cho con lời khuyên.
Xin chào TT
“Tâm bình thế giới thảy đều bình, Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh.” Muốn tịnh cái tâm của người ta là việc rất khó vì đó là hạnh nguyện lợi tha (độ người) của các vị bồ tát. Trước tiên thì hãy nên tịnh cái tâm của mình trước đã, nhưng cũng đâu phải dể đâu. Bằng chứng cho thấy là sau khi mẹ mất được 100 ngày thì bạn lại cảm thấy “lo lắng trước tất cả mọi thứ, suy sụp, rơi vào trầm cảm…” Mọi người sinh ra, có quan hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em…đều do nhân quả chi phối từ đời trước. Có người sinh ra là để trả nợ cho người này, đòi nợ người kia, sẳn đó vay và cho vay thêm nợ mới với người khác…Cho dù phước hưởng chưa hết, nợ trả chưa xong nhưng dương thọ đã tận thì cũng phải ra đi rồi tái sanh vào đời sau để tiếp tục vay trả trả vay những ân oán tình thù. Cho nên việc sống chết là lẻ thường tình, có sanh ắt có tử. Người biết đạo thì xem “sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”, phải chịu sự chi phối của vô thường, ai ai cũng đều như thế thì có buồn, có khóc, có than…cũng không sao thay đổi được.
Trầm cảm tức là nỗi buồn trong âm thầm lặng lẻ, nó đã chế ngự tâm linh khiến cho mình cảm thấy bơ vơ trống vắng, lạc loài cô đơn đưa mình vào trong vùng tăm tối, bất an, lo lắng…Do đâu mà nó xuất hiện? Là từ 8 cái khổ mà ra (sanh, lão, bệnh, tử…oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý…). Trong biển khổ mênh mông vô bờ bến này, ai ai cũng đều có khổ, không riêng gì mình, tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ mà chiêu cảm lấy khổ nhiều hay ít. Muốn lìa khổ được vui vĩnh viển thì chỉ có cách là niệm Phật cầu sanh Tây Phương mà thôi.
Sở dỉ tâm không được thanh tịnh là do có quá nhiều phiền não. Phiền não phát sanh là do gốc ở nơi vô minh (vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, duyên ảnh sáu trần làm tướng tự tâm). Nói cho dể hiểu là vì suốt ngày mình phải lo cung phụng nuôi dưởng cái ta (thân tứ đại này), vì để thõa mãn nhu cầu đòi hỏi (thụ hưởng) của nó cho nên phải vất vả gian nan để lo kiếm tiền, tạo ra vật chất của cải (nhà cửa, xe cộ, y phục, đồ ăn, thức uống…) nói chung là cái của ta. Khi không có thì muốn cho có, có rồi thì lại muốn thứ ngon hơn, tốt hơn, nhiều hơn và lo sợ bị mất đi, phải giử gìn, bảo thủ… không cho ai xâm phạm đến cái ta và cái của ta.
Phật dạy:”thiểu dục tri túc”(ít muốn, biết đủ). Người biết đủ thì có cơm ăn thanh đạm (chay), áo mặc đủ ấm (không phải thượng hạng bằng lông cừu, tơ tằm), nhà cửa nhỏ hẹp (đủ che mưa che nắng) thì đã là đủ, người không biết đủ thì cho dù là triệu phú cũng muốn trở thành tỷ phú. Vì muốn hưởng thụ vinh hoa phú quý, thăng quan phát tài…cho nên người ta đã bon chen trong vòng danh lợi hơn thua được mất…Nếu thua thì tự ty mặc cảm, nếu hơn thì cống cao ngả mạn, khi mất thì buồn, muốn tìm và xây dựng lại, khi được thì vui mừng, khoe khoang, bảo thủ sợ bị mất…Nói chung tâm trạng của người đời là luôn hướng về thế giới vật chất, vui buồn đều do nó làm chủ, tạo tội hay tạo phước cũng một phần là do nó, thậm chí có trường hợp chết rồi mà vẫn bám theo phần mộ, hủ cốt, linh vị…xem đó là chính mình, của mình rồi lại bảo thủ, không cho ai xâm phạm, hủy báng mà bắt người khác phải tôn trọng, bảo tồn cẩn thận…
Như vậy thì muốn tịnh cái tâm mình thì phải xả bỏ vạn duyên, buông xuống hết tất cả, xem như mình đã chết rồi, mọi thứ không có gì là của mình cả, chỉ chuyên nhất vào việc nhiếp tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương mà thôi.
Chị và em của bạn vì không biết Phật Pháp nên mới như thế. Nhưng muốn dẫn độ người thì phải biết dùng phương tiện khéo, quán xét căn cơ, hội đủ nhân duyên…chứ không phải nói :”tu đi!” là người ta chịu tu. Phải làm sao cho người ta hoan hỉ phát tâm tu thì mới được chứ nếu cưởng bức ép buột thì người ta chỉ tu thân tu khẩu cho mình thấy chớ không có tu cái tâm. Phương tiện khéo thì có rất nhiều, tùy người, tùy hoàn cảnh và trường hợp cụ thể nhưng trên cơ bản, bước đầu tiên là mình phải gây thiện cảm, tạo cho người ta có ấn tượng tốt về mình. Ví dụ như khi đến ngày sinh nhật của chị/em thì mình mua quà tặng, sau đó chắc chắn là người ta sẽ nói cám ơn. Bình thường thì mình chỉ nói :”không có chi” là xong.
Nếu muốn khai thị về sự bố thí thì mình nói đại khái thế này:” không cần cám ơn mình đâu, nếu muốn thì hãy nên cám ơn Đức Bổn Sư, chính Ngài đã dạy cho mình như thế, đời nay bố thí thì kiếp sau sẽ được giàu sang, bố thí còn giúp tiêu trừ tâm tham, tâm tham là nguyên nhân chính để đọa lạc vào cõi Ngạ Quỷ, cõi Ngạ Quỷ là khổ dử lắm…” Đó chính là dùng đạo lý để hoàng pháp nếu như mình có tài biện thuyết còn nếu không thì dùng đạo hạnh để hoằng pháp như là trường hợp của chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên , chị không biết chữ, không nói gì cả, chỉ chuyên tâm niệm Phật, khi chị vãng sanh rồi thì câu chuyện của chị đã độ cho cả ngôi làng ấy đều hướng về Phật Pháp và còn lưu truyền mãi đến đời sau, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn bác VT rất nhiều. Lời khuyên của bác cũng là con đường con đã chọn để đi dù chưa đạt kết quả hay còn khó khăn hơn nữa. Còn con đường đến với đạo cần có một chứ duyên. Con còn quá nhiều nợ ở đường đời cần phải trả. Có lẽ đọc sách và hiểu về đạo là con đường duy nhất lúc này để tâm hồn thanh tịnh, để trả lời cho những câu hỏi tại sao? để trả lời cho sự ích kỷ của bản thân luôn mong muốn và nhu cầu hạnh phúc giống như người khác, mỗi người có mỗi hạnh phúc khác nhau. Con sẽ phải tìm được hạnh phúc cho chính mình. Cảm ơn bác.
Nam mô A Di Đà Phật , xin cư sỹ Viên Trí giải đáp vấn đề này cho con. Con 24 tuổi hiện đang học tập ở bên Anh, suốt 5 tháng qua con đã làm nhiều việc không tốt, con đã nói dối bố mẹ con để bố mẹ con ko phải lo lắng về con, con cảm thấy rất buồn, con muốn mình sống tốt hơn nhưng con ko biết làm sao…con lúc nào cũng sợ hãi, lúc nào cũng như bị ma quỷ che mắt, làm việc gì cũng ko xong, lúc nào cũng căng thẳng, mệt mõi, hằng ngày con cũng hay niệm Phật, phát nguyện để sám hối những việc làm của con nhưng ko biết làm cách nào để tâm con thanh thản hơn. Lúc này con đang rất hoang mang, con sợ mình đi sai đường, rơi vào con đường phạm pháp, xin cư sỹ Viên Trí giải đáp cho con, con cảm tạ cư sỹ.
Rốt cuộc là bạn đã và đang làm việc gì mà ko dám nói cho Cha Mẹ nghe? Làm việc gì “phạm pháp” vậy? Bạn có thể chia sẻ thẳng thắn ra với mọi người ở đây thì may ra mọi người có thể góp ý cho bạn. Giờ bạn nói chung chung như vậy thì khó.
Chào thầy. Con cảm thấy rất mệt mỏi, con đau đầu vì suy nghĩ con sắp thi học kỳ mà mẹ vẫn chưa có tiền đóng tiền trường mà nếu khônng đóng tiền thì con sẽ không được thi. Con lo quá không biết phải làm sao?
Hiện Nguyet Vo đang học trường nào, ở đâu? Nếu đạo hữu nói rõ chi tiết và hoàn cảnh thì cơ hội được các quý nhân giúp đỡ sẽ nhiều hơn.
A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật, thưa Tịnh thái cư sỹ, con chưa làm gì phạm pháp cả chỉ là con hay nói dối mọi người , con sang Anh du học với mục đích là tiếp thu kiến thức để sau này có thể giúp đỡ bố mẹ con phần nào về kinh tế, cuộc sống của bố mẹ con cùng anh chị em con hạnh phúc hơn, nhưng có quá nhiều áp lực đối với con, con cũng muốn đi làm để mình tiếp xúc với nhiều người hơn nhưng nhìn chung mọi người lại gây áp lực cho con khiến con cảm thấy sợ hãi chúng, con thường xuyên nói dối là phải học thêm giờ không đi làm được, thực sự con rất thích đi làm muốn được khám phá thế giới nhưng không biết làm sao, cứ mỗi lần nghĩ phải đi làm con thấy rất sợ, vì thế con dám ra nói dối con cũng không muốn như thế đâu, con xin thầy giải đáp cho con để con có thêm niềm tin vào cuộc sống, con không muốn từ bỏ việc học vì con biết chỉ có con đường học vấn mới giúp con có hạnh phúc hơn nhưng con cũng không muốn từ bỏ việc làm vì nó giúp con có thêm thu nhập ngay tại thời điểm này, con rất hoang mang không biết phải làm sao cả, xin thầy hãy giúp con thóat khỏi u mê này, con tạ ơn thầy
Xin chào Diệu Hoa,
Nói dối để hại người thì mới mang tội còn nếu như nói dối để giúp người, cứu vật… thì chắc là không sao. Vì Phật đã thu gọn 250 giới lại thành một giới:” Bất cứ lúc nào và ở nơi đâu, thân khẩu ý đều thanh tịnh, lời nói, suy nghĩ và hành động đều vì lợi ích chúng sanh chứ đừng làm tổn hại chúng sanh”. Cho nên lúc trước VT có đọc đâu đó cũng ở trang nhà này, có câu chuyện một con chó ăn vụng bị ông già cầm cây rượt chạy qua nhà đứa con gái, trốn dưới gầm giừơng sau đó ông già hỏi cô gái:” Có thấy con chó đâu không? ” Cô bé liền chỉ dưới gầm giừơng. Sau đó ông già mang con chó ra đập chết. Sau khi bị chết thì oan hồn của con chó trở về đòi mạng cô gái. Người ta hỏi:” Oan có đầu, nợ có chủ, sao không tìm ông già mà tìm cô gái? ” Oan hồn con chó nói:” Chuyện ông già sẽ tính sau, chỉ có ăn vụng thì không đến tội phải bị đập chết…nhưng lẻ ra thì tôi trốn dưới gầm giừơng vẫn có thể sống sót nhưng tại cô gái này đã chỉ chỗ cho nên cái chết của tôi có liên quan đến cô ta. (Nếu như cô ta nói dối: không thấy, không biết…thì con chó không bị chết oan).
VT cũng không biết là ở bên Anh luật di trú, du học có giống như bên Mỉ này không nhưng VT thấy những người du học ở bên Mỉ thì chính phủ bắt phải đi học, phải trả tiền học phí là $26/unit. Nghe nói là phải học đủ điểm, đủ unit và phải đóng tiền đủ, khi học xong thì cũng phải trở về nước, ngoài ra người du học thì không được phép đi làm (vì không có giấy tờ chính thức như người bản xứ). Tuy nhiên vì nhu cầu sinh sống phải chi tiêu đủ thứ cho nên những người du học họ cũng lén chính phủ (phạm pháp) để đi làm thêm ở những nơi không phải là hảng xưởng hay công ty mà là các công việc do tư nhân mướn (nói cho dể hiểu là làm lậu) lảnh tiền mặt (cash) chứ không phải chi phiếu (check). Việc này theo luật của thế gian, của chính phủ thì là phạm pháp nhưng nếu theo Nhân Quả nhà Phật thì mình đi làm là Nhân, lảnh lương là Quả, miển sao công việc của mình là việc thiện, không phải việc ác (đồ tể, chày lưới, mãi dâm, bán rượu thịt…)là được rồi. Đồng lương kiếm được mình gửi về cho cha mẹ thì lại là việc Hiếu cho nên trong trường hợp này thì nói dối với chính phủ (khai gian, lén đi làm) là phạm pháp nhưng dưới mắt nhìn của nhà Phật thì không có tội tình gì, nếu gửi tiền về nuôi cha mẹ nữa thì là hiếu tử, đáng được biểu dương, ca ngợi.
“Chỉ có con đường học vấn mới giúp có hạnh phúc?” Thì sao khi học ra trường, có bằng Đại Học nước ngoài dỉ nhiên là danh phận lẫy lừng, công việc nhẹ nhàng, tiền lương cao, tới chừng đó mới có hạnh phúc, còn hiện tại thì phải vất vả (vạn sự khởi đầu nan). Nhưng cái hạnh phúc đó cũng chỉ mong manh trong vô thường ngắn ngủi, vì vài năm hay vài chục năm sau thì cũng sẽ tới thời kỳ già, bệnh, chết…thế là sự nghiệp học hành, công danh đổ đạt, bằng cấp địa vị…đều tan thành mây khói, chỉ có nghiệp theo thân mà thôi.
Khi đi làm bị người ta gây áp lực, đó là việc bình thường, vì số phận của những người làm công làm mướn lúc nào cũng bị người chủ họ “đì” (chưởi mắng rầy la oan ức) cho nên đó chính là cơ hội tốt để mình rèn luyện hạnh nhẫn nhục. Kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai, áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục”. Kinh Pháp Cú nói:” Hận thù diệt hận thù là điều không thể có, từ bi diệt hận thù là định luật thiên thu”. Chính vì thế cho nên khi đến chỗ làm, bất luận là ai có bắt nạt hay la rầy quở mắng gì thì mình hãy nên buông xả, chớ nên giử trong lòng, hãy xem như đó chính là thử thách để rèn luyện tâm mình. Nhà Phật lấy hoa sen làm biểu tượng cho người tu ý nói: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Khi đi làm thì hãy chịu khó nhẫn nại, nếu đạo hạnh còn non kém thì tìm công việc khác, người chủ dể dãi hơn mà làm. Vừa học vừa làm là số phận của những người du học mà. Tuy nhiên việc làm và việc học là thuộc về thế gian pháp. Việc của thế gian lại còn chịu ảnh hưởng của nhân quả chi phối từ tiền kiếp cho nên có người được thuận buồm xuôi gió nhưng có người thì phải dã tràng xe cát biển Đông. Nhưng cho dù thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió, cũng chỉ là trong biển khổ thôi. Muốn thoát khỏi biển khổ luân hồi sanh tử thì chỉ có một cách duy nhất là niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Chính vì thế cho nên làm gì thì làm, cũng hãy cố gắng dành thời gian để niệm Phật vì chỉ có niệm Phật mới giúp mình vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thoát vòng sanh tử luân hồi, lìa khổ được vui, hạnh phúc vĩnh viển bất tận.
Đời sống ở các nước Âu Mỉ thường là chú trọng về văn minh vật chất. Cái văn minh vật chất đó mới nhìn thì thấy có lợi trên đường đời nhưng đối với người tu thì chính nó đã góp phần gây phiền não (có nhà càng lớn thì phải lo trả tiền nhà, gas, điện, nước…mắc hơn và phải lau nhà, hút bụi cực hơn, có xe càng mới thì phải trả nợ xe nhiều hơn, tiền đóng bảo hiểm mắc hơn…). Trong khi đó hãy nhìn xem một cậu bé ở nhà tranh vách đất, không biết chữ gì, không lo nghĩ gì chỉ biết ngồi trên lưng trâu mà thổi sáo, tâm hồn thảnh thơi, tiêu dao qua ngày tháng, không lo toan mưu tính, vướng bận nên được an nhiên tự tại vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cám ơn cư sỉ Viên Trí đã giúp con thoát khỏi u mê này , con nguyện mãi một lòng niệm Phật để thanh tịnh tâm hồn , nguyện làm mọi việc thiện , lợi người lợi mình , con nguyện niệm Phật để cầu bình an cho cha mẹ , cô dì chú bác , anh chị em thân bằng quyến thuộc cùng chúng sanh . Con tạ ơn cư sỉ
Kính thưa các cô chú, con có điều mong các cô chú tu hành là người đi trước chỉ bảo cho con ạ.
Con là nữ, năm nay con 23 tuổi, con mới tốt nghiệp đại học hồi tháng 8. con biết đến Đạo mới trong thời gian ngắn thôi từ tháng 4 năm 2013, tuy ít ỏi nhưng con thấy con thay đổi hẳn suy nghĩ của mình. Vậy nên con muốn theo con đường xuất gia học Đạo. Con đã hỏi ý kiến bố mẹ thì bố mẹ con không phản đối và chỉ dặn là nếu tu phải kiên cố tu. Vì bố con đã ở chùa là công quả 7 năm nay, mẹ con thì ngày nào cũng đến chùa tụng kinh và niệm Phật.
Con nghĩ duyên này con khó gặp, nên con rất vui. Nhưng có nhiều người lại bảo con đi tu phải có duyên, không có duyên đi rồi lại về thôi. Con không biết vậy làm sao biết mình có duyên tu ạ?
Hơn nữa con còn băn khoăn, con là nữ, đi tu liệu có chướng ngại gì không ạ?
Và bố mẹ đã nuôi con ăn học, nay con lại có ý nguyện xuất gia, chưa trả ơn được cho bố mẹ. Liệu con có bất hiếu không?
Con mong muốn đi tu, nhưng hiểu biết còn ít. Những điều con viết thật sự là những băn khoăn của con. Mong các cô chú giúp con được sáng tỏ hơn về con đường mà con định theo ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin chào DT
Theo VT nghĩ thì xuất gia hay tại gia vẫn tu được. Con đường là do bạn chọn, hình thức tuy có khác biệt nhưng nơi tự tâm thì cũng quy tựu ở chỗ ăn chay, niệm Phật, làm lành, lánh dử. Mục đích chung vẫn là thoát vòng sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Trong quyển Tây Phương Xác Chi, Bồ Tát Tich Căn nói:” Người nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì cha mẹ bảy đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sinh về cõi trời, ấy mới là đại hiếu”. Chính vì thế cho nên nếu mình lo cho cha mẹ chu toàn về tiền của, vật chất…cũng chỉ là Tiểu Hiếu. Muốn trở thành Đại Hiếu thì hãy khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương, cố gắng làm sao để cha mẹ của mình được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì công đức rất lớn, chư Phật thảy đều tán thán.
Người ta nói: “Muốn được xuất gia thì phải hội đủ nhân duyên là đúng rồi vì mình phải hội đủ điều kiện là cha mẹ đồng ý, chùa chấp nhận, mình thì có quyết tâm, không có vướng bận chuyện gia đình nhất là chuyện vợ chồng con cái…”
Đối với người tu tại gia thì giới luật ít hơn. Người tu tại gia thì vẫn phải đi làm như người đời bình thường. Dòng đời sẽ có cám dổ và thử thách để cho mình xây dựng đạo hạnh, nếu khá thì sẽ vượt qua được còn nếu yếu thì sẽ bị sa ngã (không có bạn đồng tu sách tấn, nâng đở nên phải tự mình bảo trọng).
Đối với người xuất gia thì giới luật nhiều hơn. Người xuất gia sẽ có môi trường thuận tiện để tu học, được thầy dìu dắt, bạn đồng tu sách tấn ngày đêm. Môi trường nơi chốn già lam thanh tịnh sẽ giúp tâm mình luôn hướng về Phật Pháp. Nội quy của chùa chiền cũng như là khuôn khổ để uốn nắn mình trở thành người tu chân chính. Việc cạo tóc và khoát áo nâu sòng là phương tiện để luôn nhắc nhở mình đã là người xuất gia thì phải nổ lực tinh tấn tu hành, buông xả những phú quý vinh hoa vô thường tạm bợ của hồng trần tục thế.
Có người rất muốn xuất gia nhưng chưa hội đủ điều kiện (như là bạn Nguyễn Việt Thống chẳn hạn). Tuổi còn trẻ mà sớm biết lo tu thì là điều đáng mừng. Muốn biết lợi ích của người tu tại gia thì nên hỏi những người tu tại gia còn muốn biết lợi ích của việc xuất gia thì nên hỏi các vị đã xuất gia. Người tu tại gia thì nếu lở có phạm giới hay giải đải cũng không bị ai khiển trách còn nếu xuất gia thì sẽ bị thầy phạt quỳ hương chẳn hạn. Chữ được và chữ bị trong đoạn này mang tính tương đối vì bị thầy quở phạt tức là được sám hối, tinh tấn còn được giải đải tức là sẽ bị sa ngả vậy. Nhìn chung thì tu tại gia có phần dể dải hơn so với xuất gia cho nên nếu cảm thấy có đủ khả năng và điều kiện thì xuất gia là việc tốt. Thôi thì tùy bạn quyết định (còn tham khảo ý kiến nhiều người chứng tỏ quyết tâm chưa cao).
Nếu là nử thì xuất gia ở chùa ni, đâu có chướng ngại gì, chỉ là VT nhớ có vị thầy giảng thế này:” Nếu là nam thì khi xuất gia, nếu tu không được thì hoàn tục, sau đó muốn tu tiếp thì trở vô chùa tu lại, tu không được lại hoàn tục nữa…được quyền làm như vậy 7 lần nhưng nếu là nử thì khi đã chọn con đường xuất gia thì khi hoàn tục sẽ không cho xuất gia lại lần thứ nhì”. Cho nên hãy suy nghĩ (xem có đủ khả năng không), rồi quyết định sau.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa cư sỉ Viên Trí!
Cho con được hỏi chú, con làm công chức nhà nước, con có bằng Cao Đẳng, con ăn chay niệm phật,con ko muốn lấy chồng chỉ muốn sống cùng với mẹ hết cuộc đời, 2 mẹ con cùng tu hành, thế nhưng con 1 chuyện con chưa hoàn thành theo tâm nguyện của người thân đó là liên thông lấy bằng Đại Học,vừa làm vừa học. Một phần con cũng muốn học cho xong, phần lại ko muốn học chỉ muốn dành thời gian cho việc tu hành? Con muốn buông bỏ để tu thôi? Con phải làm thế nào cho đúng?Mong chú chỉ bảo cho con.
Xin chào Phương,
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy:” Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để cho chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta, công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật”. Hơn nữa “tu là cội phúc, tình là dây oan” cho nên nếu bạn đã chọn không lập gia đình để sống cùng với mẹ hết cuộc đời, 2 mẹ con cùng tu hành là điều đáng quý.
Nói như thế không có nghĩa là VT khuyên không nên lập gia đình vì “vô oan trái bất thành phu phụ”, nếu như có gia đình thì mình có trách nhiệm, bổn phận phải chăm sóc và dìu dắt vợ chồng con cái đều hướng về Phật Pháp (phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật) để cuối cùng tất cả đều được vãng sanh Tây Phương thì công đức rất lớn.
Đi làm là nhân, lảnh lương là quả. Cũng bởi vì mình bị thiếu phước báo cho nên phải có làm thì mới có ăn, có thực mới vực được đạo. Mỗi ngày mình đều đi làm cũng giống như là trồng một “cây tiền” khi lảnh lương là gặt quả, khi hưởng hết thì lại phải đi làm tiếp. Cây tiền có tác dụng là nuôi dưởng và duy trì thân tứ đại, nương nhờ thân tứ đại mới tu được chứ (như là dùng miệng niệm Phật, dùng thân lể Phật…) cho nên việc đi làm là không thể buông bỏ (nếu mình thiếu phước báo, không được giàu sang).
Đi học là nhân, lảnh bằng Đại Học là quả. Có bằng Đại Học tức là có được kiến thức thế gian nhưng cũng chưa phân thiện ác trong giai đoạn này. Khi mình dùng mảnh bằng đại học để đi vào các ngành nghề mà có lợi ích cho chúng sanh thì là việc thiện (phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật) như là bác sỉ, y tá, dược sỉ để trị bệnh cho người ta…còn nếu như dùng mảnh bằng đại học để đi vào các ngành nghề mà tổn hại chúng sanh thì là việc bất thiện như là các hảng xưởng, công ty chế tạo vũ khí, súng đạn, sản xuất bia rượu, thuốc trừ sâu, diệt gián…Nếu là việc thiện thì nên làm, bất thiện thì không nên làm. Khi có bằng Đại Học thì mình lảnh lương cao hơn nhờ thế mà có điều kiện để làm việc thiện nhiều hơn như là phóng sanh, bố thí cúng dường, in kinh ấn tống…Tuy nhiên đối với người tu Tịnh Độ thì lấy niệm Phật làm chánh hạnh, việc thiện làm trợ hạnh cho nên nếu như có thêm nhiều việc thiện thì cũng tốt nhưng nếu ít hơn hoặc không có thì cũng không sao. Nếu như người nào đang theo đuổi công danh sự nghiệp thì người ta sẽ khuyên bạn nên tiếp tục đi học. Nếu như người nào đã ngộ được lý vô thường, xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì thì người ta sẽ không màng đến bằng đại học (có hay không thì cũng vậy thôi). Như vậy thì hỏi ai chi bằng hỏi tâm mình. Nếu như tâm mình muốn đi học để lấy bằng Đại Học mà người ta bảo mình “buông xả” để đi tu thì mình sẽ nói:” Ủa sao đạo Phật lại tiêu cực, yếm thế vậy? ” Nếu như mình thực sự ngộ được lý vô thường, sanh tử trọng đại, chỉ dốc lòng chuyên tu thì những gì trở ngại cho bước đường tu đều gọi là ma chướng. Như vậy thì bằng đại học cũng như là cái cây kiến thức nhân gian, bạn muốn trồng nó thì cứ việc đi học, nếu cảm thấy cần thiết và hữu dụng. Nhưng dù sao thì cái quả của nó trổ ra cũng chỉ dùng được vài năm hay vài chục năm mà thôi vì một khi cái già, cái bệnh, cái tử kéo tới là xem như nó hết xài rồi.
Đi tu (niệm Phật) là nhân, thoát vòng sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là quả. Cái quả này một khi nó trổ ra là mình sẽ hưởng được sự vui vi diệu thù thắng (vua cõi trời cũng không bằng chúng sanh ở hạ phẩm hạ sanh nơi Tây Phương Cực Lạc) và vĩnh viển bất tận (vì đã thoát vòng sanh tử luân hồi). Cho nên cây này có thể gọi là cây bồ đề, mình cần phải trồng nó và dốc toàn tâm toàn lực mà chăm sóc cẩn thận chu đáo.
Nói tóm lại, “cây bồ đề” thì cần nên trồng và chăm sóc cẩn thận chu đáo vì nó xuất thế gian, vượt tam giới, hưởng sự vui vi diệu thù thắng vỉnh viển bất tận. Còn “cây tiền” và “cây kiến thức nhân gian” là thế gian pháp, nó hữu dụng khi mình còn cái thân người, chỉ dùng tạm thời trong đời này mà thôi. Chính vì thế cho nên nếu mình có đủ phước báo (giàu sang phú quý) thì khỏi cần đi học hay đi làm, chỉ chuyên tâm tu trì là được. Còn nếu kém phước báo thì phải vừa học, vừa làm vừa tu hoặc vừa làm vừa tu. Việc tu lúc nào cũng là việc chính.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật, con xin cư sỹ viên trí giúp con giải đáp vấn đề của con, Tâm con trong thời gian này hay bị rối lọan , lúc trước con không hay niệm phat chỉ có ngày rằm mùng một con hay đến chùa thắp hương lạy phật , từ ngày con sang bên anh quốc du học con không thể thắp hương lạy phật được, con cảm thấy rất tiếc vì những lúc tâm con không thanh tinh con hay lên chùa lể lạy Phật tổ và bà cháu Nam phương xin các vị phù hộ cho con cùng gia đình mạnh khỏe , bây giờ sang anh quốc du học tâm con hay bị nhiễu loạn ma con không biết làm bằng cách nào , con hay mơ thấy những điều xấu khiến con rất sợ vì thế con có tụng niệm kinh phât ban đầu con tụng niệm kinh dược sư , nhưng càng niệm con càng thấy tâm mình nhiễu loạn nên con chuyển sang tụng niệm phật a di đà và các vị bồ tát , càng niệm tâm con càng rối , khi niệm phât miệng con nói nhưng tâm con toàn nghĩ linh tinh , con không biết phải làm sao để có thể tu hành được lúc này đầu óc con rối bời hoang mang và sợ hãi , con không sợ con bị trừng phạt về mọi tội lỗi của con , con chỉ mong mọi người trong gia đình con được hạnh phúc an lành là con mãn nguyện rồi , khi con tụng niệm phật con có in một bức ảnh thờ tây phương tam thánh trên giấy a4 như thế có bị phạm tội không ạ,con xin cư sỹ giải đáp vấn đề của con , để con hiểu rỏ , con tạ ơn cư sỹ nhiều
Xin chào Diệu Hoa,
Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương hay có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi, chính vì thế cho nên nếu không có điều kiện đến chùa thì ở nhà tự làm một bàn Phật nho nhỏ. Phật chẳng qua dụng chữ tín thành, chớ nào dụng hương đăng trà quả, cho nên nếu không thuận tiện thì chỉ có hình Phật thôi cũng được, bằng như không có hình Phật thì hướng về phương Tây mà thành tâm lể bái, quan trọng nhất là tấm lòng chân thành, chí thành chí kính.
Có câu :”Đức trọng quỷ thần kinh”. Chính vì thế cho nên chỉ cần mình quy y Tam Bảo, giử tròn 5 giới, tâm luôn niệm Phật và làm các việc thiện lành như phóng sanh, bố thí, in kinh ấn tống… thì sẽ được chư thiện thần hộ pháp, Phật Bồ Tát gia bị (phù hộ), không cầu mà vẫn được. Nếu như niệm Phật chỉ để cầu bình an gia đạo thì thật là uổng phí vì đó là việc nhỏ xíu. Người niệm Phật hãy nên cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc bởi vì khi về Tây Phương Cực Lạc là thoát vòng sanh tử luân hồi, hưởng sự vui vi diệu thù thắng, vỉnh viển bất tận như trong kinh A Di Đà và Vô Lượng Thọ có nói.
Muốn cho mọi người trong gia đình đều được hạnh phúc an lành thì sau mỗi thời khóa tụng niệm hay đã làm các việc thiện lành thì nên hồi hướng đến những người thân nhưng người thân chỉ nhận được có một phần trong số đó. Muốn được vẹn toàn thì hãy nên khuyên người thân phát tâm ăn chay, niệm Phật và làm các việc thiện lành thì sẽ chuyển dử hóa lành, đến khi đó thì hạnh phúc an lành không cầu mà tự có. Cho dù được hạnh phúc an lành tạm thời nhưng cuối cùng rồi cái già, cái bệnh, cái chết cũng sẽ tới, không sao tránh khỏi, sau khi chết lại tùy theo nghiệp đã tạo mà tái sanh vào cõi lành hay dử. Muốn được thoát vòng sanh tử luân hồi trong lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Atula, Người, Trời) thì hãy nên phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. (Cho dù là vua cõi trời cũng không sao sánh bằng một chúng sanh ở hạ phẩm hạ sanh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc.
Suy nghĩ linh tinh gọi là tán tâm niệm Phật, vẫn có công hiệu nhưng không nhiều bằng định tâm niệm Phật. Muốn được định tâm thì hãy buông xả vạn duyên (trong thời khóa niệm Phật mà thôi) tức là không nhớ nghĩ đến quá khứ vị lai, hiện tại xem như là mình sắp chết, cần phải niệm Phật gấp rút, mỗi câu mỗi chữ đều phát ra từ tâm mình, rỏ ràng minh bạch, nhất là tấm lòng tha thiết phát nguyện vãng sanh Tây Phương. Nói cho dể hiểu là chú tâm lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình còn các việc hồng trần tục thế tạm thời hãy gát sang một bên, đừng bận tâm đến nó. Muốn thực hiện được điều này thì cần phải phát tâm nhàm chán cõi Ta Bà và ưa thích vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu
2:Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không Loạn
3:Niệm Phật Phải Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc
4:Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm: Ưa Và Chán
5:Niệm Phật Cầu Hết Bệnh Sẽ Mất Phần Vãng Sanh
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cám ơn cư sỉ Viên Trí!
Một lời hồi âm thật dài, thật ý nghĩa, giúp con hiểu căn kẻ việc vận dụng giáo lý của Đức Phật vào đời sống, đọc hồi âm của chú làm con ý chí quyết tâm buông bỏ hơn. Con sẻ coppy và in ra treo lên tường để thỉnh thoảng đọc lại như 1 lời nhắc nhở. Chúc chú thật nhiều sức khỏe và an lạc!
Con ta on thay viên trí đã giải dạy cho con hiểu mọi vấn đề mà con mắc phải , con sẽ cố gắng tu hành theo những lời phật dạy cầu cho chúng sinh Tam hữu luôn được an lạc
Dạ con xin cư sĩ Viên Trí cho con lời khuyên làm sao để giải tỏa sự dính mắc vào tình huống của con ạ, để tâm con được thanh thản..
Thường ngày con vẫn nghe pháp, lạy Phật vào buổi sáng.. Buổi tối thì con niệm hon nga`n biến hồng danh A Di Đà Phật. Tất cả mọi việc làm lành con đều hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh. Công việc con nội trợ, hằng ngày con nghe Pháp cuả Pháp sư Tịnh Không. Phàm làm việc gì con cũng quán và phân tích để mình tu sửa tâm tính.
Nhưng gần cả năm nay con phát hiện chồng con có qua lại với ngkhac’ về tư tưởng, điều này làm con rất mệt mỏi.. Con cũng hiểu do tiền kiếp mình làm lỗi này nên bây giờ gặp lại tình huống này để trả nghiệp báo. Nhưng con nhiều lúc con bỏ qua và cảm thấy tự tại vì buông bỏ cho mình nhẹ nhàng, chuyện này vẩn đc con dấu kín. Chồng con ko biết nên anh ấy vẩn qua lại thư từ hay nhắn tin. Con vẫn nhắc khéo và vẫn tin tưởng sự thay đổi và sống hết mình để lo cho con cái. Truớc đó khi con sanh con dau long thì đã phát hiện, con cũng dùng nghiệp nhân quả để tha thứ. Và bgio khi sanh đứa thứ 2 xem ra anh ấy lại quen ngkhác… Sự đời thật mệt mỏi, con thì tính rất trung thực, nhiều lúc mình muốn nói thẳng để rõ ràng. Nhưng laị nghĩ nếu nói thì sẽ làm tổn thương ngchồng (vi anh ay se biet con xam pham doi tu cua anh ay). Lời Ngài Tịnh Không giảng con vẫn nho’ áp dụng bên tai và con vẫn quán hằng ngày. Ko nên nói những lời làm tổn thương đó là việc ác. Con biết rất rõ mối quan hệ và ngban của anh ấy. Nhiều lúc con muốn nói hay nhắc khéo vì họ biet anh ấy có vợ con nhưng vẫn chấp nhận mối qhệ ko lối thoát…
Con chỉ mong cư sĩ giúp con làm sao để tha thứ mà ko nói ra..nhưng nếu ko nói ra tháng sau họ sẽ gặp nhau và ko con cũng biết chuyện gì đến nếu đôi bên ko kiểm soát đc hành vi. Con ko níu kéo và chấp nhận chia tay nhưng vì nghĩ về cha mẹ đôi bên mình tiếp tục tha thứ…nhưng kéo dài ko biết đc bao lâu. Khi con phát hiện ra hay đọc đc những dòng thu tu con thường hay bị lên cơn hậu sản. Lúc đó con chỉ niệm Phật và tự mình thoát ra…
Con phải quán như thế nào để chấp nhận cuộc sống dối trá và nhìn người chồng hằng ngày vẫn sống hai mặt. Anh ấy rất lo cho con và gđình, vẫn làm tốt nhiệm vụ ngchồng nhưng bản tính bay bướm thì ko bỏ.. Lúc nào anh ấy cũng nói gđình là nhất, nhưng con ko muốn anh ấy làm người con gái ấy đau khổ. Người con gái kia cũng tội nghiệp nữa, yêu mù quáng?! Thật khó đề con xử lý tình cảnh này…
Xin chào Be Hong
Có câu:”Vô oan trái bất thành phu phụ”. Kiếp này nên duyên chồng vợ là do từ kiếp trước đã có những ân oán tình thù. Cho nên có người lấy chồng được hạnh phúc bền lâu, thiên trường địa cửu nhưng cũng có người lấy chồng lại phải bị tan nát đời hoa, nội ưu ngoại hoạn…
Ở vào thời xa xưa thì một vị hoàng đế có tam cung lục viện là bình thường, đến thời phong kiến vẫn còn tình trạng tam thê tứ thiếp, một vợ một chồng chỉ mới phát triển sau này và thịnh hành ở các nước Âu Mỉ nhưng luật của dương gian thì không chính xác bằng luật nhân quả (Ví dụ như người quan tòa làm thịt gà ăn thì con gà biết kiện cáo ở đâu bây giờ?)
Chính vì thế cho nên có người không có gia đình, có người thì 1 vợ 1 chồng nhưng cũng có người thì tam thê tứ thiếp…Trường hợp của bạn thì chắc là chỉ có phân nửa người chồng mà thôi. Thôi thì hãy chấp nhận số phận đã an bày như thế.
Nếu như bạn dành trọn 1 người chồng, cấm không cho anh ta gần gủi với cô gái kia thì anh ấy cũng rất buồn vì mất đi một người vợ bé và cô gái kia cũng mất đi phân nửa người chồng nên cũng rất đau khổ.
Nếu như bạn quyết định chia tay với anh ta để nhường cho cô gái kia thì cô gái kia sẽ rất vui mừng nhưng anh ta lại cảm thấy buồn vì mất đi một người vợ lớn và hai đứa con.
Nếu như đã biết “tu là cội phúc, tình là dây oan” thì hãy nên tự mình thức tỉnh. Do Ái mà sanh ra Thủ. Do Thủ mà sanh ra Hữu… (có thể hiểu nôm na theo nghĩa cạn là khi yêu người ta thì mình muốn chiếm hữu lấy người ta và sẽ bảo thủ không cho ai xâm phạm đến cái ta và cái của ta). Ái biệt ly, oán tằng hội, cầu bất đắc…là những thứ khổ của thế gian. Cũng bởi vì phân biệt, chấp trước (ngả, nhân, chúng sanh, thọ giả), cũng bởi vì phải trả nghiệp từ tiền kiếp… cho nên trong cái cái bể khổ Ta Bà này đây không ai là không có khổ, chỉ khác nhau là ít hay nhiều mà thôi. Cái khổ nơi tự thân thì mình phải chấp nhận (nếu tu thì có thể chuyển nghiệp) hoặc đợi đến khi nào xả bỏ báo thân, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì mới thực sự lìa khổ được vui. Còn cái khổ nơi tự tâm là do mình làm chủ, mình có thể chuyển khổ đau thành an vui ngay lập tức bằng cách “nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên”. (Vì ân ái chia lìa là khổ cho nên mình hãy buông xả tâm ái, vì oán thù gặp gở là khổ cho nên mình hãy buông xả tâm oán thù, vì mong cầu là sẽ không được toại ý cho nên mình hãy buông xả tâm mong cầu).
Nếu như tâm lượng mình mở ra rộng lớn, tiến thêm một bước, đến chỗ “vô ngã vị tha” (quên mình vì người) thì niềm vui của mình sẽ hoàn toàn khác hẳn với trước kia. Mang hạnh phúc đến cho người khác thì người khác được vui, niềm vui của mình chính là làm cho người khác được vui. Giống như khi mình đi phóng sanh, nhìn thấy con cá được thả xuống hồ, tung tăn bơi lượn thì đó chính là niềm vui của con cá và cũng là niềm vui của chính mình ở giai đoạn này vậy.
VT cũng không biết nói sao cho bạn dể hiểu, nhưng khi hiểu rồi thì cũng chưa chắc đã làm được. Muốn làm được thì phải chuyển hóa cái tâm (đổi tâm). Chuyển đổi từ tâm ác thành tâm thiện, phàm phu thành bồ tát, tự tư tự lợi thành vô ngả vị tha…vọng niệm thành chánh niệm (niệm Phật). Cõi hồng trần như là quán trọ bên vệ đường, mỗi người tu Tịnh Độ như là một lử khách, chỉ dừng chân nghỉ tạm rồi tiếp tục lên đường về Tây Phương Cực Lạc thì mọi thứ nơi quán trọ hồng trần tục thế này hãy nên đơn giản bớt, chớ nên vướng bận nhiều thì phiền não phát sanh sẽ trở thành chướng ngại trên bước đường tu tập. Thôi thì nói tóm lại hãy nhìn thấu để buông xuống. Có buông xuống thì mới được tự tại. Khi tâm được tự tại, không còn chấp nhất nữa thì các việc hồng trần tục thế hãy để tùy duyên.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin kính chào thầy Viên Trí , thầy ơi con cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc quá , lúc này đây tâm trạng con luôn hoang mang , luôn căng thẳng , con đã tự hứa với lòng mình là phải cố gắng ko bỏ cuộc nhưng sao khi con cố gắng làm thì mọi chuyện không như ý muốn lại xảy ra , con ghét bản thân con quá , lúc nào đầu óc con cũng mệt mỏi , con ko biết phải làm sao bây giờ thực sự lúc này con rất bế tắc con cảm thấy có lỗi với Đức Phật vì con không thực hiện được lời hứa của mình đối với các ngài , có lỗi với bố mẹ và mọi người trong gia đình con , con khong biết phải làm sao cả , xin thầy hãy giúp con thoát khỏi sự u mê này , con tạ ơn thầy
Xin chào Diệu Hoa
Có câu:”Nhân vô thập toàn” cho nên đã là con người thì khó tránh được những lỗi lầm nhưng biết lỗi mà sửa lỗi (sám hối) là điều đáng quý.
Có lẻ bạn đã cố gắng quá sức? Phật ví dụ như sợi dây đàn, nếu dây chùng thì sẽ không ra tiếng, nếu dây căng quá thì sẽ dể đứt, cần nên điều chỉnh lại cho vừa thì tiếng mới hay. Cũng bởi vì lực bất tòng tâm mà, cho nên có những việc đôi khi không nhất thiết phải dùng sức của tự thân quá độ mà chỉ cần có tấm lòng chân thành là được rồi.
Hãy nên thư giản, những việc gì gây hoang mang, căng thẳng thì tạm thời để sang một bên, khi nào hết mệt mỏi thì từ từ tính sau. (VT đâu biết là chuyện gì đã xảy ra, nói chung chung như vậy thì hơi khó hiểu). VT cũng không phải thầy gì cả, cũng chỉ là một “hồn ma mang thây” mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con xin chân thành cám ơn những lời khuyên dạy của cư sĩ. Con đã buông đc rồi ạ, vì đây ko phải lần đầu xảy ra. Nhiều lúc con nghĩ mình sai và thay đổi mình và cũng hy vọng ngta như mình biết sai thì sửa và con tưởng… Họ đã thay đổi. Chính vì điều này làm con mệt mỏi chứ con ko hề vì chữ “thủ – hữu” vì con hieu và biết mình nguyện về Tây Phương thì ko đem theo đc gì ngoài nghiệp lành và công đức. Và con ko muốn họ tạo thêm nghiệp ác thì ko biết bao giờ mới thoát luân hồi nhưng có lẽ mình ko có duyên đe chuyển hóa họ thì thôi vậy. Con ko phan duyên làm mình sanh phiền não. Con sẽ ko vì những chuyện phiền não này làm cản bước tu hành của con. Và con cũng nhớ lời cư sĩ nói là ” Thuận đường đạo thì nghịch đường đời” :-). Mình phải chọn 1 trong 2 chứ ko thể nào muốn vẹn đôi đường. Con vẫn dùng câu Phật hiệu đè dục vọng mỗi khi nó nổi lên. Và con cảm thấy rất tự tại, thiết nghĩ lại chỉ dùng 1 ý chuyển tâm mà thay đổi cà nghìn trùng. Thật hay và vi diệu.
Nam mô A Di Đà Phật!
con kính chào thầy viên trí!
con đang sống trong 1 cuộc sống mà con đang mất hết phương hướng.con ko biết phải làm sao để cuộc sống có thể đi vào 1 quỹ đạo ổn định.tìm ra con đường mà con thấy thanh thản. tất cả những thứ con đang cố gắng để làm tốt, nhưng lại càng làm mọi chuyện rắc rối thêm.cách đây 1 thời gian người con yêu thương nhất cũng đã rời bỏ con để đi theo 1 người đàn ông khác mà cô ấy nghĩ sẽ mang lại cho cô ấy 1 tương lai. chúng con yêu nhau được 3 năm. 1 khoảng thời gian ko dài, cũng không ngắn để khẳng định 1 tình yêu là mãi mãi. con rất yêu cô ấy.và cô ấy cũng rất yêu con cho đến khi cô ấy gặp người đàn ông kia.chỉ sau 2 lần gặp gỡ.cô ấy đã quyết định rời bỏ con để đi theo người kia. cô ấy luôn nói là anh ấy là người tốt, anh ấy nói sẽ làm để em được hạnh phúc, anh ấy nói không quan tâm chuyện quá khứ em và anh yêu nhau như thế nao, sau khi ra trường anh ấy xin cho em vào làm ở ngân hàng, anh ấy lại cùng quê, gần gũi… con cũng đã khuyên cô ấy là mới gặp nhau thì cũng chưa biết được là lòng dạ người ta như thế nào, đừng cả tin vào những lời đường mật,nhưng con biết rằng cô ấy đang sống trong 1 suy nghĩ mà ngập tràn những lời mật ngọt, con không trách cô ấy, con vẫn âm thầm quan tâm, giúp đỡ cô ấy về tài chính.cô ấy sinh ra trong 1 gia đình nghèo.bố mất sớm,mẹ 1 mình nuôi 3 anh em ăn học.nên con rất yêu thương và che chở cho cô ấy.ngoài việc đi học con vẫn đi làm thêm để kiếm tiền để có thể phụ giúp cô ấy sinh hoạt hằng ngày.có lẽ sinh ra trong 1 gia đình mà cô ấy phải chịu mất mát quá nhiều,ko thể bằng những bạn cùng trang lứa,nên cô ấy muốn tìm 1 người đàn ông có thể che chở cho cô ấy suốt đời.trong thời gian yêu nhau, tính tình con cũng hơi nóng nảy, và có phần gia trưởng,ko ít lần con và cô ấy cãi vã, chia tay,con cũng sai rất nhiều.nhưng con ko nghĩ cô ấy thay đổi nhanh đến như thế.con ko hề trách cô ấy phụ bạc,mà con trách mình vì ko thể giữ đưọc người con gái mình yêu thương. nhưng càng ngày con càng thấy người đàn ông kia ko tốt.cô ấy ốm cũng ko đến thăm nom,chăm sóc, cô ấy hết tiền,ko có tiền ăn cũng chẳng quan tâm.thời gian chia tay.con vẫn tới thăm, quan tâm cô ấy.hỗ trợ về tài chính.dù con cũng chẳng giàu có gì.nhưng người mà cô ấy tin tưởng thì vô tâm. nhưng mà cô ấy vẫn mù quáng tin những lời của anh ta. con biết rằng cánh cửa để con có thể quay trở lại với cô ấy đã khép lại.gần đây con đi làm.có quen 1 cô gái làm cùng.cô ấy yêu con.cô ấy cũng tốt.quan tâm tới con.cũng phần nào làm con bớt nhớ ngưòi yêu cũ.mọi người cũng bảo cô ấy tốt,nếu yêu cô ấy thì con sẽ được hạnh phúc.chứ không nên chạy theo người yêu cũ mãi được.con không biết mình nên yêu người khác.hay tiếp tục chạy theo người yêu cũ, con cũng đã suy nghĩ rất nhiều mà không thể tìm ra lối đi riêng cho mình.xin thầy cho con lời khuyên.con cám ơn thầy.
Xin chào Phú Phạm,
Câu chuyện của bạn mới nghe qua thì thấy có phần hơi phức tạp, cũng là chuyện thường xảy ra trong đời sống, có khi những câu chuyện tương tự như vậy đã được đưa lên các diển đàn ở những trang web khác, thậm chí trên radio cũng có, để rồi mỗi người góp một ý (9 người 10 ý) người nào nói nghe cũng có lý nhưng cuối cùng thì quyết định vẫn là ở nơi bạn. Có khi sự quyết định của bạn lại không giống với ý của người nào cả. Tại sao lại như thế? Là bởi vì người ta nói vốn là dựa trên lý, còn khi hành sự thì bạn có kèm theo tình ở trong đó. Chẳn hạn như câu chuyện trên, đa phần thì người ta đều nghĩ bạn nên quên người yêu cũ để lấy người yêu mới sẽ tốt hơn, hạnh phúc hơn nhưng khi đối diện với sự thật thì người yêu mới chỉ mới xuất hiện nên tình cảm chưa sâu đậm, còn người yêu cũ thì đã in sâu vào trong tâm trí nên nhất thời khó có thể xóa đi được. Như dân gian thường nói “tình cũ không rủ cũng tới” là vậy đó. Như vậy thì muốn quên đi người yêu cũ cần phải có thời gian, muốn xây dựng tình yêu mới cũng cần phải có thời gian. Nhưng cũng chưa chắc gì người yêu mới sẽ trở thành vợ của bạn, biết đâu chừng còn có người khác chưa xuất hiện.
Kiếp này nên duyên chồng vợ là do đời trước đã có những ân oán tình thù (vô oan trái bất thành phu phụ). Phần này hôm trước VT đã có nói sơ qua ở đây. Cho nên có thể là đền ơn, cũng có thể là trả oán. Nếu là đền ơn vậy là phước, nếu là trả oán vậy là họa. Khi gặp phước thì người ta chỉ biết lo hưởng thụ nên không chịu tu, cuối cùng bị sa đọa (do phước mà thành họa). Khi gặp họa (tai nạn, bệnh hoạn, ung thư nằm nhà thương chẳn hạn…)thì người ta mới chịu sanh tâm nhàm chán Ta Bà và quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương nên sau khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc rồi thì nhìn lại mới thấy rỏ thì ra do họa mà được phước. Cho nên là phước hay họa thì tự nó đến mình chớ có nên lo lắng bận tâm làm gì cho phát sanh phiền não. “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo, Nhược hữu bất báo, Thị thời vị đáo” (Làm lành được phước, làm ác bị tội, nếu như chưa thấy báo ứng, là vì thời cơ chưa đến). Hiểu được như thế thì mọi việc của thế gian mình chỉ cần tùy duyên là được và bên cạnh đó cũng nên làm thêm những việc lành. Việc mà bạn ủng hộ tài chánh cho cô ta cũng là một hình thức bố thí. Khi xưa mình bố thí hình như còn mong có hồi đáp (để cô ta yêu mình, quay về với mình) nhưng bây giờ thì mình đã biết Phật Pháp rồi, cũng hãy nên mở tâm lượng rộng lớn ra như là điều thứ 8 trong 10 điều tâm niệm trích từ luận Bảo Vương Tam Muội:” Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có mưu tính ( mưu đồ ). Chính vì thế hãy coi thi ân như đôi dép bỏ.”
“Đang sống trong 1 cuộc sống mà đang mất hết phương hướng. Không biết phải làm sao để cuộc sống có thể đi vào 1 quỹ đạo ổn định. Tìm ra con đường mà thấy thanh thản”. Đây chính là trọng tâm nhưng VT chưa đề cập tới, chỉ mới dạo đề, dẫn đi lòng vòng thôi. Cũng bởi vì thuận duyên của đường đời là nghịch duyên của đường đạo và ngược lại cho nên đường đạo là đi lên dốc nên rất khó và dể té ngã còn đường đời là đi xuống dốc nên rất dể bị sa đọa. Đã đến đây thì VT phải hướng dẫn đi đường đạo rồi, cho nên nói cho có nói vậy thôi, còn đi được hay không là tùy khả năng của bạn còn đường đời thì bẩm sinh không ai hướng dẫn, mọi người đều có thể tự đi suông sẻ cho nên chắc không cần bàn tới.
Không biết mình nên yêu người khác hay tiếp tục chạy theo người yêu cũ?”. Then chốt để gở rối tơ lòng chính là ở chỗ này, có phải không? Nhưng nếu kết hợp với câu trên “Tìm ra con đường mà thấy thanh thản” thì VT tạm lấy ví dụ thế này:
Ví như có người vào trong sòng bài, vừa chơi xong mấy ván Tiến Lên thua gần cháy túi sau đó lại gặp có người rủ chơi Xập Xám, chơi thử vài ván thì thấy cũng hơi vui vui sau đó lại nghĩ :”Không biết bây giờ nên tiếp tục chơi Xập Xám hay trở về chơi Tiến Lên?” Nếu hỏi người thích chơi Xập Xám thì người ta khuyên nên chơi Xập Xám. Nếu hỏi người thích chơi Tiến Lên thì người ta khuyên nên chơi Tiến Lên vậy. Còn nếu hỏi người thích chơi Bầu Cua thì người ta khuyên nên chơi Bầu Cua…Nếu thắng thì vui mà nếu thua thì buồn. Ai ai ở trong đó cũng đều nói:” Đặt lớn trúng lớn, xả láng sáng về sớm, dân chơi không sợ mưa rơi…” chứ đâu có ai nói:” Đặt nhiều thua nhiều, thôi đừng chơi nữa, đi về đi…”. Khi đang thắng thì người ta muốn thắng nhiều hơn nữa nên không chịu thôi. Khi thua thì người ta lại muốn tìm cách gở cho nên cũng không chịu về. Cho dù có về thì nơi tâm trí vẫn luôn nhớ tới sòng bài đó với nhiều môn thú vị và tìm cách trở vô chơi tiếp. Cho đến khi bán hết nhà cửa ruộng đất, trở thành ăn xin, lúc này ân hận thì đã muộn màng. Kết cuộc của người nghiện cờ bạc là như thế. Cho nên đối với người tu đạo thì vì không có tâm tham cho nên không bước vào trong sòng bài nên không bị phiền não. Cho dù có bách chiến bách thắng cũng không chơi. Càng muốn thắng thì khi bị thua sẽ phát sanh phiền não. Không có chơi thì không có thắng cũng không có thua cho nên không có phiền não nhờ đó mà tâm trí thảnh thơi vậy.
Qua ví dụ trên thì chắc bạn cũng hiểu được phần nào nhưng biết là một chuyện còn làm được hay không là chuyện khác. Ví dụ như người nghiện rượu thì có chai rượu trước mặt không thể nào không uống. Nếu không có rượu thì sẽ nhớ rượu, thèm rượu rồi sanh khổ sở, cũng phải đi mua rượu về uống thôi. Muốn cai rượu thì phải trừ bỏ cái tâm thèm rượu. Tâm thèm rượu chính là nội ma, chai rượu là ngoại ma vậy.
Chính vì thế cho nên đối với người tu đạo nếu như không có vướng bận chuyện nam nử tư tình thì tâm trí thảnh thơi, đường đi suông sẻ, thuận buồm xuôi gió. Trong Kinh nói chúng sanh nào tình càng nhiều thì càng dể đọa xuống dưới, càng ít thì dể siêu lên trên. Ái dục là gốc của sanh tử luân hồi. Muốn thoát ly sanh tử luân hồi thì phải diệt trừ tâm ái dục. Phần này có lẻ hơi cao, nếu theo không nổi thì cũng không sao (chỉ là chướng ngại làm chậm trể vậy thôi), người tu tại gia, có vợ có chồng vẫn niệm Phật được vãng sanh đó mà (nhưng hình như trước giờ phút vãng sanh thì người ta đã xả bỏ tâm ái dục rồi).
Nói tóm lại câu mà bạn hỏi: “Không biết mình nên yêu người khác hay tiếp tục chạy theo người yêu cũ?” mà hỏi VT thì cũng giống như bạn hỏi sư cô chứ tóc dài với tóc ngắn, tóc nào đẹp? Nên nhuộm màu gì?…Dỉ nhiên là sư cô sẽ trả lời: “Nên cạo trọc đi cho rồi!”. Còn “con đường mà thấy thanh thản (không phiền não)” chính là Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm
2:Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
VT vốn không phải thầy gì cả, cũng chỉ là một người bạn đồng tu. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Giải đáp của CS Viên Trí rất hay, lý thú và khúc triết. Chắc chắn Phú Phạm đã ngộ ra được phần nào? Thiện Nhân xin mạn phép được phụ hoạ thêm đôi chút bằng câu chuyện thời Phật còn tại thế để bạn Phú Phạm cùng các quý Đạo hữu khác cùng chiêm nghiệm:
Không yêu ai hơn Tự ngã
Mạt Lợi phu nhân và vua Ba Tư Nặc một hôm cùng luận đạo. Vua Ba Tư Nặc hỏi:
– Chẳng hay ái khanh thương ai nhất trên cõi đời này?
Phu nhân trả lời:
– Tiện thiếp thương yêu bệ hạ nhất.
Và phu nhân hỏi lại:
– Chẳng hay bệ hạ thương yêu ai nhất trên cõi đời này?
Nhà vua trả lời:
– Trẫm yêu thương ái khanh nhất chứ còn ai nữa.
Bà Mạt Lợi lại nói:
– Nếu bệ hạ cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một chút.
– Ðược ái khanh cứ nói đi.
– Muôn tâu bệ hạ, thật ra trên cõi đời này, thần thiếp chỉ có riêng yêu thương thần thiếp nhất mà thôi.
Vua nghe qua chừng khó hiểu:
– Vậy là sao? Ái khanh hãy nói rõ hơn.
– Muôn tâu bệ hạ, chỉ vì thần thiếp thương yêu mình, nên muốn bệ hạ ban bố cho thân này được hạnh phúc. Muốn cho thân mình có được hạnh phúc, thần thiếp phải thương yêu bệ hạ. Có thế bệ hạ mới thương yêu lại thần thiếp và ban bố cho tình thương, thần thiếp được hạnh phúc. Vì thương yêu mình, mà thần thiếp yêu bệ hạ.
Nhà vua nghe qua sự thật của “yêu thương” qua phu nhân sủng ái nhất của mình, nhà vua bàng hoàng. Một sự thật xem chừng quá trớ trêu.
Bà Mạt Lợi nói tiếp:
– Như bệ hạ, bệ hạ cũng chỉ yêu thương riêng có bệ hạ thôi. Ðể hiểu rõ việc này, như thần thiếp đây, nay lại đi yêu đương với một người khác thì bệ hạ nghĩ sao? Có phải bệ hạ chém đầu thần thiếp không?
Ðến đây nhà vua đã rỏ ý, hiểu được nội vụ vấn đề, Ngài gật đầu:
– Phải chính thế, ái khanh nói rất đúng lý. Trẫm cũng chỉ yêu thương mình trẫm thôi. Ta chỉ có yêu thương tự ngã thôi.
Rồi sau đó vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu Mạt Lợi cùng đưa nhau đến ra mắt đức Phật. Nhà vua muốn cầu Phật xác minh điều Mạt Lợi phu nhân đã nói.
Qua sự trình bày của nhà vua, đức Phật lắng nghe và gật đầu chấp nhận lời bà Mạt Lợi. Nhân đó Phật mới nói lên lời pháp như vầy.
Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Tự ngã đối mọi người
Quá thân thiết như vậy
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con chào thầy, con xin thầy cho con lời khuyên để tâm con không loạn. Con có quen người bạn trai được 8 năm, anh ấy bằng tuổi con, 30 tuổi, trước đây đến với con, anh ấy có yêu tha thiết một người con gái, cô ấy định cư bên Mỹ, lúc đó con không biết sự tồn tại người con gái đó. Rồi trong thời gian anh ấy thất tình thì anh ấy tán tỉnh con, một thời gian con cũng bằng lòng làm người yêu anh ấy (lúc này Mẹ con mới qua đời). Con luôn sống hết lòng và yêu thương, con đã từng nói nếu con đã làm người yêu ai thì con sẽ lấy người đó làm chồng, còn không con sẽ không quen.
Thời gian chúng con quen nhau sau 3 năm thì anh ấy làm ăn thất bại (nhưng vấn đề làm ăn chỉ là một phần mà vì người yêu cũ của anh ở bên Mỹ về, hai người đặt vấn đề hôn nhân để anh có thể qua bên đó với cô gái đó-nhưng vì một số lý do nên cô gái ấy và anh không liên lạc nữa) thờ ơ nên chúng con quyết định chia tay, nhưng sau hai tháng con là người níu kéo anh quay lại, vì con nghĩ khi anh thất bại con không giúp gì được cho anh, vì lúc đó con chỉ là một nhân viên kế toán nghèo, chỉ đủ ăn, gia đình con thì không giàu. Thời gian đó vì người con gái kia không đưa anh đi được, Ông ngoại anh mất không có tài chính, anh mới quay lại với con. Lần đó vì anh mà con đã làm tất cả, lo làm kiếm tiền lo cho anh và lo cho tương lai hai đứa, anh thì không có công việc ổn định đến bây giờ, lúc này lúc kia, đa phần anh dựa vào gia đình bên ngoại vì mẹ anh bị bệnh tinh thần, bố anh thì đến với một người phụ nữ khác từ khi anh mới lọt lòng, con hiểu hoàn cảnh và thương anh, không đòi hỏi ở anh điều gì, chỉ mong anh sống tốt.
Trong thời gian 5 năm sau này, Anh nói sẽ cưới con làm vợ, cho con biết bao nhiêu niềm hy vọng niềm tin vì lúc này Ba con cũng mất, con không con điểm tựa tinh thần nào nữa , anh cho con điểm tựa, anh dẫn con về nhà anh, tròn mãng tan 3 năm Ba con, anh có ngồi cùng mọi người gia đình con xin phép sang năm sẽ cưới, rồi mới đây thôi sau một tháng khi người con gái ở bên Mỹ về, anh tình cờ gặp và anh lao vào người con gái đó như con thiêu thân, lúc đó con không biết, anh dấu diếm nhưng con phát hiện được. Sau đó con kêu anh lựa chọn thì anh nói, anh sống bên con 8 năm vừa có tình yêu và tình nghĩa, anh sẽ lấy con làm vợ, còn người con gái đó chỉ có tình yêu nhưng không còn tròn đầy như xưa, nhưng sau đó anh vẫn chọn người con gái ấy để đi qua Mỹ để anh có thể có sự nghiệp và cuộc sống tốt hơn ở Việt Nam, vì anh ở Việt Nam anh nói anh không có động lực và anh thấy bế tắc, anh nói anh hi sinh hết mọi người kể cả mẹ, con và bạn bè gia đình xung quanh để anh đi Mỹ. Con thì còn yêu anh rất nhiều, mọi chuyện thì xảy quá đột ngột khi người con yêu thương hết lòng và sẵn sàng hi sinh hết tất cả vì anh thì lại lừa dối con, con đau khổ rất nhiều, con đã bỏ tuổi xuân để chờ đợi anh, khi con đã 30 tuổi, con không còn cha mẹ nữa thì anh lại đối xử và vứt bỏ con như vậy, thật sự con không còn tinh thần, nhiều lúc con muốn chết đi cho nhẹ lòng,vì cú sốc này đối với con quá lớn, giờ con thấy mình cô đơn, không có điểm tựa, con chơi vơi giữa mọi thứ, giờ con không muốn đi làm , tâm con cứ loạn, người con cứ nặng trĩu, con như muốn khùng.
Con là người có lý trí, biết cái gì đúng cái gì sai, nhưng con không biết bao lần người ta đối xử với con tệ như vậy mà con cứ theo, cứ yêu, cứ đau khổ, buồn phiền và sầu não, con muốn dứt người đó mà sao con không biết có một sợi dây vô hình nào đó cứ bắt con phải theo và giúp anh ấy,tâm con cứ đâu, giờ con không biết phải làm sao. Con thấy mình sống tốt, mà mọi thứ đến với con đều đau khổ và buồn bã, con không biết có phải là cái nghiệp của con không. Đến hiện tại con và anh cũng chưa dứt ra được, con không biết phải anh tham lam không, anh đã chọn qua Mỹ cùng người con gái ấy mà anh còn kêu con ở Việt Nam này sống với mẹ của anh, rồi đợi anh về, con không hiểu anh như thế nào nữa, con cảm thấy bế tắt, tại sao anh có thể đối xử với một người con gái tội nghiệp như con như vậy. Con biết con không thể làm vậy được, nhưng sao nội tâm con cứ thúc con là con cứ sống với mẹ anh và chờ đợi anh, con không biết nữa, hay con còn mắc nợ anh, con không biết phải thoát ra như thế nào, tâm con đầu óc con cứ nghĩ về anh. Làm con mòn mỏi, con không biết con có vượt qua được không nữa.
Con xin Thầy cho con lời khuyên để con có thể thức tỉnh, không mê muội, để con có thể sống tiếp tục mà không có anh bên cạnh.
Xin chào Ni,
Nghe qua câu chuyện mà bạn kể thì VT cũng cảm nhận được tấm lòng chung tình của bạn đối với anh ta, có thể nói là keo sơn gắn bó, sống chết bên nhau. Hiện tại thì anh ta đang sống chung với người con gái khác ở bên Mỉ, có hạnh phúc hay không thì chuyện đó chỉ có hai người họ biết mà thôi. Còn bạn thì ở VN luôn ngày đêm trông ngóng, nhung nhớ, như vậy thì chính bạn đã rơi vào hai cái khổ mà Phật nói:” Ái biệt ly khổ ” và ” cầu bất đắc khổ “.
Người đời phần đông mỗi khi gặp cảnh ân ái chia lìa thì người ta muốn cho ân ái đừng chia lìa, khi gặp mong cầu không toại ý thì người ta muốn mong cầu phải toại ý. Nếu như muốn cái gì cũng được vậy thì cõi Ta Bà này không còn gọi là bể khổ nữa. Chính vì thế cho nên muốn vượt qua ái biệt ly khổ thì mình phải “xả bỏ tâm ái”, muốn vượt qua cầu bất đắc khổ thì mình phải xả bỏ tâm mong cầu. Sự an lạc và thanh tịnh nội tâm sẽ dần dần khôi phục cũng giống như sau cơn mưa trời lại sáng. Tuy nhiên nếu không “buông xả” được tâm ái và tâm mong cầu thì sẽ khổ ải triền miên.
Cái nỗi khổ này do đâu phát sinh? Là tự nơi tâm mình, nó vốn là hư vọng, không có thật, bởi vì thực chất của nó chỉ là vọng tưởng mà thôi. Tại vì bạn nghĩ rằng :”anh ấy đang hạnh phúc bên người con gái khác, mình thì lẻ loi cô đơn có một mình, anh ấy đã lừa dối mình…”. Đó chính là vọng tưởng, nhưng đây có thể tạm gọi là vọng tưởng buồn. Nếu như ngay bây giờ anh ấy gọi điện thoại cho bạn và nói:” Em ơi, ngày mai anh sẽ về VN ở luôn với em và sẽ cưới em làm vợ” hay ” ngày mai anh sẽ bảo lảnh em qua Mỉ, đoàn tụ với anh, anh đã chia tay với người con gái kia rồi” thì chắc chắn bạn sẽ mừng lắm, bởi vì bạn nghĩ rằng :” ân ái sắp được hội ngộ, mong cầu sắp được toại ý”. Cái suy nghĩ này cũng vọng tưởng nhưng là vọng tưởng vui. Tại sao lại gọi là vọng tưởng? Là bởi vì tự nơi lòng bạn tưởng tượng ra thôi, trên thực tế thì điều này chưa xảy ra mà. Anh ấy chỉ nói vậy thôi nhưng chưa chắc gì anh ấy đã muốn làm như vậy mà cho dù anh ấy có muốn làm cũng chưa chắc gì làm được.
Tại vì anh ta có nỗi khổ bất đắc dỉ. Có lẻ anh ấy cũng yêu bạn nhưng tình thế, hoàn cảnh đưa đẩy. Như dân gian thường nói:” Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ“. Nghĩa là anh ấy muốn qua Mỉ để có sự nghiệp, nhưng muốn qua Mỉ thì phải yêu cô gái kia, trên giấy tờ phải kết hôn thì cô gái kia mới bảo lảnh anh ta sang Mỉ được. Khi qua Mỉ rồi thì anh ta mới biết là phải chung sống bao lâu thì mới được phép ly dị về vấn đề pháp luật, hôn nhân gia đình và di trú, muốn ly dị cô ta rồi bảo lảnh bạn qua Mỉ thì trên phương diện pháp lý rất là khó và rất lâu. Trong khi đó mẹ già ở VN không ai chăm sóc, nếu như có được người con dâu hiếu thảo, sớm hôm phụng dưởng thì tốt quá rồi, cho nên anh ta đành phải hứa hẹn sau này (hoãn binh) để có thể vẹn toàn cả hai bên. Ở vào những buổi đầu thì lòng anh ta yêu bạn nhiều hơn cô gái kia nên anh ta nói như thế, khi thời gian trôi qua thì mỗi ngày anh ta đều không gặp bạn nên cảm tình đó sẽ phai nhạt dần. Ngược lại người con gái kia thì luôn ở bên cạnh anh ta, mang lại hạnh phúc cho anh ta cho nên lúc đầu tuy chưa sâu đậm nhưng càng về sau sẽ càng thấm thía. Cho nên có thể nói thời gian càng trôi qua thì cảm tình mà anh ta dành cho bạn sẽ giảm đi (trong lòng anh ta) và cảm tình mà anh ta dành cho cô gái kia sẽ tăng lên (nếu như hai người được hạnh phúc). Khi một người đã qua Mỉ ở rồi thì đa phần (99%) theo VT thấy là người ta sẽ định cư ở đây luôn chứ không ai trở về VN nữa là vì nhu cầu văn minh vật chất hiện đại, đời sống đổi mới nên cách nhìn và cách suy nghĩ cũng thay đổi cho nên nếu bạn tiếp tục chờ đợi anh ta thì quả là hy vọng rất mong manh.
Hiện tại chỉ là “khổ tâm” nhưng nếu bạn không sớm điều trị cho bình phục thì sẽ khổ thân luôn. Tại vì thất tình nên không có tinh thần đi làm, không đi làm thì không có tiền, không có tiền thì đủ thứ khổ sanh ra. Giống như ngọn lửa mới vừa bắt đầu cháy mình còn kịp thời dập tắt nhưng để lâu quá, lửa lan ra rộng, khó mà dập tắt, lúc đó bạn sẽ cung đường bí lối, chán nản rồi đi tự tử.
Khi tự tử thì mang tội sát sanh (giết bản thân mình) sẽ bị khổ sở muôn trùng, đâu phải chết rồi là xong. Phật ví dụ:” Số chúng sanh có được thân người như số cát dính nơi đầu ngón tay, số chúng sanh mất thân người như số cát của quả địa cầu này vậy”. Một khi mất thân người rồi, không dể gì có lại được, Phật ví như con rùa mù ở giữa biển mà tình cờ bám được bọng cây vậy, rất là hy hữu. Trong lục đạo luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời) thì chỉ có cõi người là mới dể gặp được Phật Pháp và tu được mà thôi. Chỉ có gặp được Phật Pháp thì mới có thể tu và thoát ly lục đạo sanh tử luân hồi. Chính vì thế cho nên mới có câu:” Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn”. Thế thì khó khăn lắm mới có được thân người, khó khăn lắm mới gặp được Phật Pháp vậy thì:” Thân này chẳng tính đời nay độ, lại tính đời nào độ lấy thân? ”
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì VT nghĩ hãy nên “xả bỏ vạn duyên”, niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới là việc chính, quan hệ trọng đại vì khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là đã thoát ly lục đạo luân hồi, không còn sanh tử nữa. Chúng sanh nào đã vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì cho dù là ở hạ phẩm hạ sanh cũng hưởng được sự vui vi diệu thù thắng gấp trăm ngàn lần vua ở cõi trời.
Theo VT nghĩ, bạn cứ tiếp tục ở lại nhà mẹ của anh ấy, cứ xem mẹ của anh ta như là mẹ mình, sớm hôm phụng dưởng chăm sóc thì cũng có công đức vậy vì Phật dạy:” Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Còn anh ta thì cứ xem như một người anh (ruột thịt) mà thôi. Cô gái kia cứ xem như là người chị dâu, chớ nên sanh tâm ghen ghét làm gì.
Cho dù ước mơ của bạn có thành sự thật thì đâu phải đã hết khổ, vì còn phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, nhà cửa xe cộ, khi sanh con ra thì lại phải lo nuôi dưởng cho khôn lớn, ăn học, đổ đạt thành tài rồi dựng vợ gả chồng cho chúng, chúng sanh con ra thì mình lại phải giử cháu…khi xong hết thì cái già, cái bệnh kéo tới, cuối cùng thì cái chết cũng lại tới, Sau Khi Chết Ta Sẽ Đi Về Đâu?
Nói tóm lại, mọi việc diển ra nơi hồng trần tục thế trước mắt cũng như là một vở tuồng trên sân khấu (có bi kịch và hài kịch) hay như là một giấc mơ (có mộng đẹp và ác mộng). Nhưng cho dù là vở tuồng hay giấc mộng thì cũng có lúc phải kết thúc. Người tu đạo chính là người tìm đến sự thức tỉnh chứ không phải ở trong mộng mị mà lo chuyện được mất hơn thua. Người thức tỉnh (người tu đạo) chính là người tìm cách thoát ra khỏi giấc mộng cho nên không còn bị những chuyện vui buồn trong giấc mộng chi phối nữa. Thư cũng dài lắm rồi nhưng VT cũng không biết có giúp được cho bạn hay không. Hy vọng là bạn sớm tìm về được hạnh phúc vốn có của mình: “không có hạnh phúc nào bằng sự yên tỉnh của tâm hồn”.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan
2:Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm
3:Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
4:Việc Lớn Nhất Trong Đời Người Chúng Ta Là Gì?
5:Niệm Phật Phải Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin chân thành cảm ơn lời khuyên của Thầy, con sẽ cố gắng làm theo lời thầy dạy. Cố gắng sống tốt và tu tập cho tâm thanh thản. Con cảm ơn thầy rất nhiều, đọc xong những lời khuyên quý báu của thầy, con sẽ cố gắng buông xả để tâm con được thanh tịnh. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào thầy ạ. Thầy ơi cho con hỏi làm sao tâm quên đi những lời nói dèm pha, ác ý về mình, trong khi mọi người xa lánh mình vì một sự hiểu lầm. Con cũng tự nghĩ lại rằng những lời ác ý đó chẳng qua cũng do một nhóm người xấu nói ác về con, nhưng con vẫn có cái gì đó sợ hãi. Làm thế nào để con có thể sống một mình mà tâm vẫn thanh thản mặc kệ lời dèm pha, nói móc trong khi con là người không có tội ạ?
Xin chào Di Huỳnh,
Kinh Hoa Nghiêm nói:” Tâm như họa sỉ khéo, vẻ thế giới muôn màu, không pháp nào không tạo “ hay “nhất thiết duy tâm tạo”. Chính vì thế cho nên mai này mình bị đọa vào tam ác đạo là do nơi tâm mình, mình được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc cũng là do nơi tâm mình. Khi chưa biết Phật Pháp thì tâm mình đeo đuổi nơi trần cảnh, khi được thuận chìu ý mình thì khởi tâm ưa thích, say đắm, khi bị nghịch ý mình thì khởi tâm sân hận, buồn tủi…nói chung là không biết tự chủ, giống như là con trâu đen chạy loạn xạ, dẫm đạp lên lúa mạ của người ta. Khi biết Phật Pháp rồi thì mình sẽ biết tự chủ, giống như người mục đồng cột sợi dây vào mũi trâu và dẫn đi trên bờ đê thẳng tắp, không còn chạy rong ruổi nữa. Bằng cách nào có thể cột con trâu đó lại? Chính là dùng pháp môn niệm Phật, khi mình niệm Phật tức là tâm mình hướng Phật, nghĩ nhớ đến Phật nên cũng dần dần chuyển hóa thành hiền lương, thanh tịnh.
Người ta ghét mình là bởi vì người ta chưa biết tu, mà nếu chưa biết tu tức là người ta còn trong lục đạo luân hồi, nếu người ta còn trong lục đạo luân hồi thì sẽ có một kiếp nào đó người ta bị rơi vào tam ác đạo, lúc đó khổ không thể tả, khi nghĩ đến điều này thì mình hãy nên tội nghiệp người ta, thương người ta và tìm cơ hội nào thuận tiện cũng như các phương tiện khéo léo để dẫn dắt người ta hướng về Phật Pháp chứ không nên ghét người ta.
Hiện tại thì đạo hạnh mình còn non kém, chưa đủ sức dìu dắt người ta hướng về Phật Pháp vậy thì mình hãy nên tập đi cho vững chắc trước. (Muốn độ người thì trước tiên phải độ mình trước).
Mình thì vô tội nhưng người ta dèm pha, nói xấu mình tức là mình bị oan rồi. Theo như 10 điều tâm niệm thì :” Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch) vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài (nhân ngả chưa xả). Chính vì thế cho nên hãy lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh”.
Chính vì thế cho nên người ta có ghét mình hay không thì tạm thời mình đừng quan tâm để ý làm gì, quan trọng là mình xem lại nơi tự tâm mình có ghét người ta hay không? Nếu tâm mình không có ghét người ta tức là mình đã tu đúng, có tiến bộ rồi. Khi người ta có mắng chưởi mình thì cũng hãy nên Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp.
Nói chung thì buồn, vui, giận, ghét…cũng đều do nơi tâm phát sanh ra. Nguyên do một phần cũng là vì vô minh (si mê) cho nên mình đã có sự phân biệt và chấp trước, nhất là ngả chấp (vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, duyên ảnh sáu trần làm tướng tự tâm). Khi biết Phật Pháp rồi thì thiết nghĩ cái thân tứ đại này cũng như là một chiếc xe, mình chỉ tạm dùng nó mà thôi, cho nên cái danh phận của nó cũng chỉ là “hư danh” cho nên người ta có bôi nhọ hay nói xấu thì cũng đâu có ảnh hưởng gì, quan trọng là giử cho người tài xế bên trong (tâm mình) luôn thanh tịnh, thuần thiện vì Phật chỉ rướt người tài xế (linh hồn) về Tây Phương Cực Lạc thôi chứ đâu có cho mang theo chiếc xe (thể xác).
Chính vì thế cho nên Ngài Tịnh Không dạy: “Hãy xem tất cả mọi người đều là Bồ Tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu”. Lời dạy này rất phù hợp với hạnh lể kính chư Phật của Phổ Hiền Bồ Tát ở kinh Hoa Nghiêm và cũng đã được thể hiện qua phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát ở kinh Pháp Hoa. Khi mình thực sự xem người ta là bồ tát thì tự nhiên mình sẽ sanh tâm cung kính chứ không dám khinh thường hay giận ghét người ta. Ở những buổi đầu mới bước vào đường tu thì tâm ngạo mạn của mình còn lớn cho nên rất khó thực hiện điều này nhưng sau một thời gian tập khiêm nhường cung kính thì đạo hạnh của mình sẽ tiến bộ.
Nói tóm lại, Muốn Về Tây Phương Hãy Nhìn Mọi Người Đều Là Bồ Tát bởi vì Nếu Tâm Còn Ghét Người Sẽ Không Vãng Sanh. Cho nên những chuyện thị phi phiền não, ân oán tình thù…của thế gian tốt hơn hết là hãy nên buông xả bởi vì Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh còn nếu như Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh.
VT không phải thầy gì cả, chỉ là một người bạn đồng tu, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật !
Con chào thầy. Con đã đọc qua những bài viết trên và con thấy một phần trong con ở đó. Con cũng vướng vào tình duyên và không tìm ra lối đi, con như bị u mê, muộn phiền cứ đeo bám con, con thật sự không thể dứt ra khỏi nó.
Con cũng giống mọi người trên, con cũng đang mắc phải muộn phiền tình ái, chúng con thương yêu nhau vậy mà bất chợt a lại muốn bỏ rơi con, con tột cùng đau khổ,ảo não, sầu đau, con bế tắc, mê muội và không tìm ra lối.
Con đã tìm đến Kinh Phật, nghe lời giảng của Người, con đi chùa cầu cho tâm được thanh tịnh nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, con bị ám ảnh bởi duyên kia, con không muốn dứt vậy nên con mãi khổ não. Nay con muốn Quy y để một lòng hướng Phật, muốn chút bỏ hết muộn phiền, sân si ở đời có được không Thầy. Nếu Quy y con có tiếp tục làm công việc của mình nữa không thầy, con là dược sĩ bán thuốc, thời gian của con hầu như ở nhà thuốc là nhiều nên có ảnh hưởng gì đến chuyện Quy y không thầy? Con rất thích ăn chay nhưng do đứng bán ở nhà thuốc chủ mua gì thì con phải ăn nên con phải làm sao?
Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu
Xin chào Lê Huyền,
Nếu muốn quy y thì hôm nào có dịp đến chùa để quý thầy ở nơi đó làm lể quy y cho (nếu như có thể đến được chùa Hoằng Pháp hay Tịnh Thất Quan Âm của thầy Thích Giác Nhàn là rất tốt). Điều này hôm trước VT có ví dụ người làm lể quy y rồi cũng giống như đã được cấp bằng lái xe rồi vậy, còn có biết cách lái xe hay không và có chạy được hay không lại là chuyện khác.
Chữ quy y có nghĩa là quay về, nương tựa. Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ hãy nên quy y với Phật A Di Đà, có nghĩa là kể từ nay, bạn xem Đức Phật A Di Đà như là người cha của mình, luôn thành tâm cung kính đảnh lể và tưởng nhớ đến Ngài. Quan trọng nhất là trong tâm luôn niệm danh hiệu Ngài (trì danh niệm Phật). Cõi Tây Phương Cực Lạc chính là nhà của chúng ta. Luôn mong muốn sớm được “về nhà” để đoàn tựu với Phật và chư thánh chúng nơi ấy.
Chính vì thế cho nên chữ quy y cũng giống như chữ Nam Mô trong câu Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là:
Con xin thành tâm cung kính đảnh lể Đức Phật A Di Đà
Con xin quay về nương tựa nơi Đức Phật A Di Đà
Con xin ủy thác (giao phó) thân tâm tánh mạng nơi Đức Phật A Di Đà
…
Khi quy y rồi thì vẫn có thể làm việc kiếm tiền sinh sống bình thường (nên chọn nghề lương thiện), nghề bán thuốc thì nếu thuốc để trị bệnh cứu người thì tốt, còn thuốc độc hại như thuốc chuột, trừ sâu, trừ gián…thì không nên. Vừa niệm Phật vừa làm việc được vãng sanh là chỗ vi diệu thù thắng của pháp môn niệm Phật, rất thích hợp với căn co của chúng sanh thời nay, điển hình là chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên và anh Hoàng thợ rèn trong bài Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Nếu như mình muốn ăn chay thì khi đi làm mang theo thức ăn chay, không dùng thức ăn của chủ nữa, nếu ai có hỏi thì nói :”lúc này mình ăn chay rồi, ăn chay rất tốt…” sau đó kể về lợi ích của việc ăn chay cho người ta nghe, nếu người ta phát tâm ăn chay như mình thì tốt, còn nếu người ta mỉa mai châm biếm thì thôi, không nói nữa.
Còn những tơ tình vương vấn trong lòng thì từ từ cũng sẽ xóa mờ theo dỉ vãng. Muốn không nghĩ nhớ đến thì những hình ảnh, kỷ vật của người ấy hãy mang đi cất hết (nếu bỏ luôn thì càng tốt). Cũng đừng liên lạc điện thoại với người ấy. Đó cũng chỉ là trợ duyên, quan trọng là mình biết tự chủ, biết điều phục tâm mình. Tâm mình luôn nghĩ nhớ đến người đó, việc đó…muốn dừng lại thì như dòng thác đổ, làm sao có thể ngăn được? Chỉ có thể chuyển hướng suy nghĩ sang chuyện khác như là bây giờ mình nên làm việc gì để giúp ích cho ba mẹ, để trả hiếu cho ba mẹ, khiến ba mẹ được vui? Rồi sau đó dự định, lên kế hoạch để thực hiện.
Thượng sách hơn hết là nên nhiếp tâm niệm Phật, khi tâm mình niệm Phật thì sẽ không niệm những thứ khác nữa. Tuy nhiên nếu định lực còn yếu thì có thể dùng thêm trí huệ quán xét:
Thân thể của mình và của người yêu vốn dỉ là bất tịnh, điều này trong kinh Phật có dạy rất kỷ nhưng thời nay người ta chỉ học trên văn tự chứ không có học trên thực tướng cho nên vẫn mãi còn say đắm. Thuở Phật còn tại thế thì khi muốn quán thân bất tịnh thì vị tỳ kheo đi vào trong rừng, tìm một thi thể nào đó ngồi xem 7 ngày để chứng kiến cảnh tan hoại như thế nào, khi rỏ biết điều đó thì sẽ không còn tham chấp vào xác thân tứ đại nữa. Thời nay không có điều kiện, tuy nhiên mình cứ đi ngang quầy bán thịt heo thịt bò gì đó xem thử, thì cũng giống như của mình mà thôi.
Người yêu của mình trong đời quá khứ về trước cũng đã từng là ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái với mình. Nếu như mình có thể xem tất cả những người nam đều là cha của mình, tất cả những người nử đều là mẹ của mình thì chắc là mình sẽ không dám có ý bất kính. Nếu không quán được như vậy thì cứ xem người đó như là bồ tát thị hiện để thử thách tâm mình vậy.
Phần này có lẻ VT nói hơi cao xa, vì đó là hạnh ly gia cắt ái của hàng xuất gia. Nếu muốn được thuận duyên để tu hành tinh tấn thì thiết nghĩ cũng hãy nên đoạn trừ tâm ái dục vì đó là gốc rể của sanh tử luân hồi. Còn nếu như khả năng chưa đủ thì cũng không sao, chỉ là chướng ngại làm cho chậm trể vậy thôi. Đối với người già thì thời gian còn lại không nhiều, sức khỏe lại yếu nên cũng là chướng ngại còn người trẻ thì tình và tiền là hai thứ trở ngại lớn (dể sanh tâm tham luyến, khó buông xả), nếu như có thể đơn giản bớt thì có lẻ sẽ tốt hơn.
VT không phải thầy gì cả, chỉ là một người bạn đồng tu mà thôi. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà Phật
con bị bế tắc vì nhiều chuyện quá .
Con năm nay 19 tuổi, con đang đi học xa nhà, dạo này con thấy rất chán nản vì cuộc sống với con dường như vô nghĩa. Hàng ngày con chỉ đi học, ăn và ngủ. Cuộc sống quá ư nhàm chán.
Việc học tập của con cũng không tốt, dường như con chỉ học mang tính đối phó. Môi trường học tập thiếu sự cạnh tranh để cùng nhau vươn lên, trong lớp ai ai cũng chỉ học đối phó, học cho xong, đi học nhưng thực chất chẳng thu được chút kiến thức gì. Con thấy mình đang lãng phí tuổi trẻ của chính mình…
Tuổi 19 lẽ ra phải năng động hơn, sôi nổi vui vẻ và làm những việc có ích hơn như thế này. Con cũng đang lập kế hoạch học tập, dậy sớm hơn vào mỗi buổi sáng để đi tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Nhưng con sợ rằng sẽ chẳng được mấy chốc con sẽ nản vì tính con rất thiếu kiên nhẫn.
Xin mọi người giúp con với.
A Di Đà Phật
Gửi Đinh Cúc Phương,
Để Thiện Nhân kể câu chuyện trong kinh Phật cho Cúc Phương nghe, rồi suy ngẫm xem mình đang kẹt chỗ nào nhé:
“Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo:
– Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi.
Cô gái liền đáp:
– Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông.
Người khách nói:
– Tôi biết cách thức, có thể chỉ kho vàng cho cô.
Cô gái nói:
– Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biết được, huống là ông mà có thể biết!
Khách lại nói:
– Nay tôi có thể biết chắc chắn.
Cô gái nói:
– Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi.
Người khách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kính trọng người khách.
Nầy Thiện-nam-tử! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết“.
Có 5 điều Cúc Phương cần biết và cần suy nghĩ:
1. Phật tánh là gì? Phật tánh là tự tánh thanh tịnh của mỗi chúng sanh. Ai ai trong chúng ta cũng đều có Phật tánh.
2. Tại sao chúng ta có Phật tánh mà chúng ta vẫn luôn sống trong phiền não?
3. Ai có thể giúp cho bạn tìm lại Phật tánh của mình?
4. Sự cạnh tranh trong học tập và cuộc sống là yếu tố tích cức hay tiêu cực?
5. Tính hay nản chí và thiếu kiên nhẫn có phải là mối nguy hại cho cuộc sống học tập, lao động của mỗi chúng ta?
Cúc Phương thử suy ngẫm cho thật kỹ rồi cho Thiện Nhân biết ý kiến, kế đó Thiện Nhân sẽ trao đổi tiếp cùng bạn…
Thiện Nhân
Có những lúc con rất buồn, con biết buồn đau là cội nguồn của khổ ải nhưng con không biết mình buồn rầu vì sao nữa. Nhiều lúc con nghĩ nếu thời gian quay trở lại – khi con chưa vướng bận gia đình, khi con chưa bị rằng buộc bởi cuộc sống cơm áo gạo tiền, con sẽ tìm nơi cửa phật để tu hành.
Con muốn nhờ thầy giải thích giúp con, trong những giấc mơ của con, con đều mơ thấy mình đến những ngôi chùa lớn, cũng có khi con nghe văng vẳng trong tai lời nhắc nhở mình không về chùa. Chồng con làm bếp liên quan đến việc sát sinh hại vật. Nhiều lúc con nằm mơ nghe tiếng những con vật nói chuyện với nhau con rất sợ. Con mong thầy chỉ bảo cho con đường tu hành đến sự giác ngộ, mong được thanh thản tâm hồn.
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật, xin chào Lê Xuân
Bạn ơi, Phật đã nói thế gian này Khổ, Không, Vô Thường …cho nên khi bạn buồn, đau thì bạn quán chiếu lại sẽ thấy lời Phật dạy là đúng. Hễ đúng rồi thì phải tìm cách thoát khổ, làm gì thoát khổ? Chỉ có tu hành mới thoát khổ mà thôi.
Có thể trong tiền kiếp bạn đã từng có tu cho nên bạn mới có những giấc mơ liên quan đến chùa chiền, lời nhắc nhở về chùa tu học. Cho nên khi chồng làm nghề sát sanh bạn thấy sợ hãi, đó chính là sự thức tỉnh tâm linh.
Quá khứ đã trôi qua, hiện tại có gia đình chồng con. “Vợ chồng là duyên, có thiện duyên có ác duyên, không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có đòi nợ có trả nợ, không nợ sẽ không tìm”. Bạn không nên hoài niệm nữa mà hãy nghĩ đến hiện tại và tương lai. Trước tiên hãy làm một người vợ tốt, sau đó tích lũy công đức tu hành hồi hướng cho chồng để giúp anh ta chuyển đổi tâm tánh, chuyển nghề.
Chồng con là cộng nghiệp, thay vì buồn khổ thì mình phải ráng tu, hoan hỷ làm một tấm gương tốt rồi đem công đức tu hành hồi hướng cho họ giúp họ sớm ngày chuyển đổi tâm thiện lành, quy về Phật pháp. Hàng ngày bạn tụng kinh niệm Phật, chồng sát sanh thì nếu có tiền bạn tìm cách phóng sanh, ăn chay, ấn tống kinh sách….chân thành mà làm chắc chắn sẽ có hồi đáp tốt đẹp.
Nếu có thời gian bạn hãy vào xem Phim Nghịch Duyên , bạn sẽ thấy mình giống nhân vật chính là Liên Hương – bạn sẽ biết cách nên làm gì có ích lợi cho bản thân cùng gia đình.
Chúc bạn sống an lạc, tu tinh tấn sớm chuyển được tâm người nhà nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Nhà con là đạo Phật..nhưng lúc trước con lấy vợ đạo thiên chúa..con bỏ đạo theo vợ con..tình cờ một hôm con lên facebook, con nghe được khuyên người niệm Phật…con đã tỉnh ngộ, con phát tâm ăn chay và hay đi chùa nhưng mỗi lần con nghĩ vê Phật, gặp tượng Phật là tâm dâm dục bậy bạ nổi lên, con cố kiềm chế mà vẫn không được, con cứ suy nghĩ và cầu xin đức Phật, sám hối tội lỗi mà vẫn ko hết, con đang lo về vấn đề này lắm. Con cầu mong thầy biết cách nào để hết suy nghĩ như vậy chỉ dùm con. Con đang đi làm kiếm tiền lo cho ba mẹ và vợ và con của con, nếu sau nầy con trả hết được duyên nợ đời, con sẽ phát tâm đi tu, niệm Phật A DI ĐÀ.
Con xin chân thành cảm ơn.
Dạ con xin cư sĩ Viên Trí cho con lời khuyên làm sao để giải tỏa sự dính mắc vào tình huống của con ạ, để tâm con được thanh thản..
Thường ngày con vẫn nghe pháp, lạy Phật vào buổi sáng.. Buổi tối thì con niệm hon nga`n biến hồng danh A Di Đà Phật. Tất cả mọi việc làm lành con đều hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh. Công việc con nội trợ, hằng ngày con nghe Pháp cuả Pháp sư Tịnh Không. Phàm làm việc gì con cũng quán và phân tích để mình tu sửa tâm tính.
Nhưng gần cả năm nay con phát hiện chồng con có qua lại với ngkhac’ về tư tưởng, điều này làm con rất mệt mỏi.. Con cũng hiểu do tiền kiếp mình làm lỗi này nên bây giờ gặp lại tình huống này để trả nghiệp báo. Nhưng con nhiều lúc con bỏ qua và cảm thấy tự tại vì buông bỏ cho mình nhẹ nhàng, chuyện này vẩn đc con dấu kín. Chồng con ko biết nên anh ấy vẩn qua lại thư từ hay nhắn tin. Con vẫn nhắc khéo và vẫn tin tưởng sự thay đổi và sống hết mình để lo cho con cái. Truớc đó khi con sanh con dau long thì đã phát hiện, con cũng dùng nghiệp nhân quả để tha thứ. Và bgio khi sanh đứa thứ 2 xem ra anh ấy lại quen ngkhác… Sự đời thật mệt mỏi, con thì tính rất trung thực, nhiều lúc mình muốn nói thẳng để rõ ràng. Nhưng laị nghĩ nếu nói thì sẽ làm tổn thương ngchồng (vi anh ay se biet con xam pham doi tu cua anh ay). Lời Ngài Tịnh Không giảng con vẫn nho’ áp dụng bên tai và con vẫn quán hằng ngày. Ko nên nói những lời làm tổn thương đó là việc ác. Con biết rất rõ mối quan hệ và ngban của anh ấy. Nhiều lúc con muốn nói hay nhắc khéo vì họ biet anh ấy có vợ con nhưng vẫn chấp nhận mối qhệ ko lối thoát…
Con chỉ mong cư sĩ giúp con làm sao để tha thứ mà ko nói ra..nhưng nếu ko nói ra tháng sau họ sẽ gặp nhau và ko con cũng biết chuyện gì đến nếu đôi bên ko kiểm soát đc hành vi. Con ko níu kéo và chấp nhận chia tay nhưng vì nghĩ về cha mẹ đôi bên mình tiếp tục tha thứ…nhưng kéo dài ko biết đc bao lâu. Khi con phát hiện ra hay đọc đc những dòng thu tu con thường hay bị lên cơn hậu sản. Lúc đó con chỉ niệm Phật và tự mình thoát ra…
Con phải quán như thế nào để chấp nhận cuộc sống dối trá và nhìn người chồng hằng ngày vẫn sống hai mặt. Anh ấy rất lo cho con và gđình, vẫn làm tốt nhiệm vụ ngchồng nhưng bản tính bay bướm thì ko bỏ.. Lúc nào anh ấy cũng nói gđình là nhất, nhưng con ko muốn anh ấy làm người con gái ấy đau khổ. Người con gái kia cũng tội nghiệp nữa, yêu mù quáng?! Thật khó đề con xử lý tình cảnh này…
Xin chào Văn Dương,
Lại gặp rắc rối về chuyện cuộc tình tay ba nữa rồi. Có đến hai Văn Dương, không biết có phải cùng một gia đình hay không? Nếu Văn Dương là Nam (chồng) thì có thể tham khảo thêm trong phúc đáp mà VT gửi cho bạn Phú Phạm. Nếu Văn Dương là Nữ (vợ lớn) thì có thể tham khảo thêm trong phúc đáp mà VT gửi cho bạn Bé Hồng. Còn nếu như Văn Dương là Nữ (vợ bé hay người tình) thì có thể tham khảo thêm trong phúc đáp mà VT gửi cho bạn Ni.
Nói chung thì chuyện vợ chồng con cái thì như ở phần trên, bạn TLPT có nói:”Vợ chồng là duyên, có thiện duyên có ác duyên, không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có đòi nợ có trả nợ, không nợ sẽ không tìm“.
Vợ chồng nếu là thiện duyên thì người ta sẽ sẽ đối xử tử tế với mình, biết yêu thương chìu chuộng, lo lắng chăm sóc, đủ mọi điều tốt đẹp…Khi gặp thiện duyên thì hãy nên trân quý và cũng chớ nên tham chấp hay lạm dụng vì phước tuy nhiều nhưng hưởng hoài cũng sẽ cạn, cần phải vun bồi thêm bằng cách đối xử tốt lại với người ta và nhất là phải biết tu (ăn chay, niệm Phật, làm các việc thiện lành).
Vợ chồng nếu là ác duyên tùy theo nặng nhẹ mà người ta sẽ bạc đãi, ức hiếp mình, mắng chưởi rầy la, thậm chí đánh đập, hành hạ tra tấn như là trường hợp của cô Quảng Niệm khi lấy chồng Đài Loan vậy. Khi gặp ác duyên thì hãy nhẫn nại nhịn nhục, chớ nên tạo thêm oán thù như kinh Pháp Cú Phật dạy:” Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật thiên thu.”
Khi duyên vợ chồng đã tận thì sẽ phải chia tay (người ta muốn ly dị hay bị bệnh, bị tai nạn rồi qua đời). Khi lâm vào cảnh này thì không khéo sẽ dễ rơi vào “ái biệt ly khổ”. Muốn thoát khỏi ái biệt ly khổ thì phải buông xả tâm ái vậy.
Con cái nếu là đòi nợ thì sẽ ăn chơi lêu lõng, bỏ bê học hành, phá làng phá xóm, gia nhập băng đảng…Nếu gặp tình cảnh này thì cũng phải nhẫn nhục chịu đựng, chớ nên than trách. Cần làm thêm các việc thiện lành như ăn chay niệm Phật, làm lành, lánh dử…rồi hồi hướng đến họ thì hy vọng sẽ sớm có ngày cảm hóa được họ.
Con cái nếu là trả nợ thì sẽ trở nên ngoan hiền hiếu thảo. Khi lâm vào tình cảnh này thì hãy nên trân quý nhưng cũng không nên tham chấp vì phước có lớn nhưng hưởng hoài thì cũng sẽ cạn. Cần phải vun bồi thêm bằng cách ăn chay niệm Phật, làm các việc thiện lành thì phước càng thêm phước mới mong giử được lâu dài.
Khi nợ nần con cái đã trả xong (mình trả xong nợ cho chúng hay chúng trả xong nợ cho mình) thì cũng sẽ chia tay (như là chúng lập gia đình ra ở riêng, sống tự lập hoặc đi nước ngoài hay bị bệnh, bị tai nạn rồi qua đời). Khi lâm vào tình cảnh này thì không khéo cũng lại rơi vào ái biệt ly khổ. Muốn thoát khỏi ái biệt ly khổ thì cần phải buông xả tâm ái.
Nói chung thì chuyện vợ chồng con cái là chuyện của thế gian, khi tìm đến Phật Pháp thì hãy nên học đạo Giác Ngộ của Phật. Phải quán như thế nào? Trong phúc đáp mà VT gửi bạn Chúc Thuần có kể câu chuyện về anh tử tù bị rơi vào cái giếng, anh ta chỉ say sưa với 5 giọt mật (ngũ dục) là tài sắc danh thực thùy mà quên đi tình cảnh hiện tại, bị treo tòn teng trên sợi dây thừng, có hai con chuột một đen một trắng là ngày và đêm đang gậm cho sợi dây thừng (thọ mạng) mòn dần. Phía bên dưới có ba con rồng phun lửa đỏ là tượng trưng cho tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). 4 bên thành giếng có 4 con rắn lâu lâu lú đầu ra cắn anh ta một cái tượng trưng cho đất nước gió lửa (nếu không hòa hợp thì sẽ phát sanh đủ thứ bệnh khổ). Muốn thoát ra khỏi cái giếng đó thì phải lo niệm Phật mà cầu sanh Tây Phương. Còn đối với ngủ dục của thế gian thì Phật dạy:”thiểu dục, tri túc”(ít muốn, biết đủ). Người biết đủ thì có cơm ăn thanh đạm, áo mặc đủ ấm, nhà cửa nhỏ hẹp đủ che mưa nắng thế là đủ. Người không biết đủ thì cho dù đã trở thành triệu phú cũng muốn tìm cách để trở thành tỷ phú. Trong quá trình đó rất gian nan vất vả, khi được thì vui, khi mất thì buồn. Vì muốn được hưởng thụ thật lâu, thật nhiều nên đã đi thâu gom về để dành, lấy của người ta làm thành của mình, có đôi khi vô tình đã tạo thành nhiều ác nghiệp.
Mọi thứ phiền não phát sanh đều là do mình muốn người ta phải nghe lời mình, thuận chìu ý mình, phục vụ cho mình…gọi tắt là tự tư tự lợi nhưng điều này rất khó thực hiện vì mong cầu thì rất có thể sẽ không được toại ý. Muốn thoát khỏi “cầu bất đắc khổ” thì phải buông xả tâm mong cầu. Khi hiểu Phật Pháp rồi thì tâm lượng mình hãy nên mở ra rộng lớn, không phải vì tư tình nam nữ nhỏ hẹp như tâm phàm phu của thế gian mà như kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục “. Cho nên muốn tập làm bồ tát thì phải biết “vô ngã vị tha” (quên mình vì người) hay hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã. Tiểu ngã là cái thân tứ đại bất tịnh, đủ thứ bệnh khổ dày vò này đây và cũng là tâm ích kỷ, tự tư tự lợi. Đại Ngã chính là pháp thân huệ mạng, là thai sen nơi cõi Tây Phương Cực Lạc và cũng là tấm lòng bao dung tha thứ, từ bi bác ái, rộng lớn bao la, quên mình vì người.
Tất cả chúng sanh trong những đời quá khứ về trước có thể đã từng là ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái, anh chị em với mình cả. Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều sẽ thành Phật. Chính vì thế cho nên Phật dạy bất cứ lúc nào và ở nơi đâu, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh, lời nói, suy nghĩ, việc làm đều vì lợi ích chúng sanh chứ đừng tổn hại chúng sanh. Muốn làm được như vậy thì phải luôn niệm Phật, khi tâm mình nhớ Phật, niệm Phật thì lời nói, suy nghĩ, hành động đều là thiện lành cả.
Phật nói số chúng sanh không có thân người như số cát của quả địa cầu, còn số chúng sanh có được thân người như số cát dính nơi đầu ngón tay vậy. Có được thân người cũng giống như con rùa mù ở giữa biển mà tình cờ bám được bọng cây. Cho nên mất thân người rồi không dể gì có lại được. Có được thân người, gặp được Phật Pháp và nhất là pháp môn niệm Phật lại có thể khởi được niềm tin thì nên biết rằng trong quá khứ về trước đã tích lũy rất nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên. Nếu như không sớm lo tu niệm cầu vãng sanh Tây Phương thì sẽ uổng mất vậy. Một khi rơi vào tam ác đạo là khổ hải vạn trùng ba, khó lắm mới có ngày ra. (Vì Sao Tam Ác Đạo Vào Dễ Khó Ra?).
Nói tóm lại tình cảnh hiện tại của mình như là anh tử tù đang bị rơi xuống giếng vậy, cần phải mau mau lo tìm cách thoát thân bằng cách niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới là chuyện chính, quan hệ trọng đại còn những chuyện của trần đời hãy nên tùy duyên, chớ nên tham luyến hay cưởng cầu, cần nên đơn giản bớt, buông xả bớt thì tâm trí mới nhẹ nhàng thảnh thơi được.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Văn Dương!
Bạn tìm cuốn Văn phát nguyện Sám hối của Hòa Thượng Tịnh Không, hàng ngày niệm Phật, tụng kinh xong làm theo lời hướng dẫn của Hòa Thượng Tịnh Không có trong cuốn đó liên tục sẽ có kết quả tốt.
A Di Đà Phật!
Dạ con xin chân thành cám ơn nhiều lắm.
Cho con hỏi nếu mình suy nghĩ như vậy có tội nặng không vậy thầy? Chứ con muốn đi chùa mà cứ nghĩ bậy bạ như vậy hoài, con buồn quá, con cảm thấy nghiệp chướng con nặng quá.
Xin chào Văn Dương,
Phật và Bồ Tát có tâm từ bi rộng lớn thương yêu hết thảy chúng sanh cho nên các Ngài sẽ không trách bạn mà chỉ thương hại, tội nghiệp cho bạn thôi. Hơn nữa chúng ta đều là phàm phu ở trong Dục giới thì có suy nghĩ về chuyện “ái dục” là lẻ thường tình. Phật và Bồ Tát thừa biết chuyện đó cho nên Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cũng nắm lấy nhược điểm này mà làm thành phương tiện khéo để phổ độ chúng sanh như trong Phim Quan Âm Bán Cá.
Dù sao thì ái dục cũng là gốc của sanh tử luân hồi, không nên say đắm. Phật ví dụ người có tâm ái dục giống như người bị bệnh cùi, thích gải cho lở loét ra rồi hơ trên lửa để tìm cảm giác khoái lạc mà không chịu lo trị cho lành bệnh. Lành bệnh tức là tâm thanh tịnh (trong sạch) vậy. Tâm ái dục của bạn đặt không đúng chỗ thì dể tạo thành bất kính với Phật, Bồ Tát thì cũng không hay. Một phần có lẻ là vì túc nghiệp đời trước hay do oan gia trái chủ nhiễu hại.
Tốt hơn hết thì mỗi lần có tâm niệm “bậy bạ” như vậy thì hãy nên lạy Phật sám hối. Ngoài ra nên làm thêm các việc thiện lành như phóng sanh, in kinh ấn tống để hồi hướng cho các chư vị oan gia trái chủ. Thiết nghĩ chùa chiền là nơi hoằng dương Phật Pháp. Phật là đại y vương, chúng sanh là những bệnh nhân. Theo lời sư cô Như Thủy nói thì:” Chùa chiền cũng như là nhà thương, chủ yếu là trị cho người có bệnh và bệnh càng nặng…” Chính vì thế cho nên nếu bạn ngại đến chùa chiền thì chẳng khác chi người bệnh không chịu đi nhà thương thì khó mong khỏi bệnh. Tuy nhiên cái tâm bệnh này cũng sẽ được chữa khỏi nếu bạn chịu Sám Hối Hồi Hướng Cùng Niệm Phật Không Ai Là Chẳng Thành
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Dạ con xin chào các cô chú. Con năm nay 17 tuổi. Hiện tại con đang sống xa nhà, xa ba mẹ con vì con đang đi du học ở Úc. Con sống với người cô ruột của con. Cô của con rất tốt nhưng tính cô rất khó và hay la mắng vặt. Con biết là con không nên hỗn hay tỏ thái độ với cô con nhưng thật sự là con không biết phải kiềm chế mình như thế nào. Sau những lần con hỗn hay tỏ thái độ thì con rất hối hận, con cũng rất muốn xin lỗi cô nhưng cô không chấp nhận lời xin lỗi đó. Bây giờ con thấy rất bế tắc. Sống ở nơi xứ lạ quê người, đến cả người thân của con cũng không chấp nhận con, và con rất bất lực, rất mệt mỏi khi thấy con không thể làm được gì.
Gia đình con bên VN hiện nay cũng rất khó khăn. Ba mẹ con rất mong đợi con có thể thành công bên Úc nhưng con thấy rất mệt mỏi. Con thấy nơi đây không phải là nơi mà con thuộc về. Con rất nhiều lần nghĩ là con sẽ buông bỏ tất cả nhưng nó có phải là ích kỉ quá khi con vẫn còn trách nhiệm với ba mẹ và gia đình con. Con xin cô chú những người đi trước có kinh nghiệm xin hãy chỉ dạy con để con có thể vững vàng và cảm thấy nhẹ nhõm. Con xin cám ơn cô chú rất nhiều
Xin chào KimH,
Bạn đã mạnh dạn trình bày hoàn cảnh cũng như tâm sự chôn kín tận đáy lòng ra nơi đây thì chứng tỏ bạn đã có ý “phát lồ sám hối” là điều đáng quý. Hiện tại thì người cô la mắng bạn có lẽ cũng là vì nghĩ tốt cho bạn. Nhưng nếu lỡ như cô có la mắng oan ức thì như Phật dạy trong 10 điều tâm niệm:” Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch) vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài (tức nhân ngã chưa xả). Chính vì thế cho nên hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh”. Ngoài ra thì cũng nên Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp.
Vạn sự khởi đầu nan, muốn thành công thì phải biết nhẫn nhục. Như kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục.”.
Bạn được sang Úc du học đó cũng là phước báo, cần nên trân quý. Hãy tận dụng cơ hội này để học tập thật tốt, làm việc thật tốt, sau đó kiếm được nhiều tiền để gửi về lo cho ba mẹ thì cũng là đứa con có hiếu vậy tuy nhiên điều này phần đông người đời đều biết cho nên VT nói nữa chỉ là dư thừa.
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ hãy nên tìm quyển Khuyên Người Niệm Phật của cư sỉ Diệu Âm Úc Châu để bắt chước cư sĩ Diệu Âm gửi về khuyên ba mẹ niệm Phật. Quan trọng nhất là bản thân mình cũng hãy nên Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc để sau cùng được Vãng Sanh Tây Phương thì sẽ lìa khổ được vui, thoát vòng sanh tử luân hồi, muốn gì được nấy (vua ở cõi trời cũng không bằng một chúng sanh dù ở hạ phẩm hạ sanh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc).
Trong quyển Tây Phương Xác Chi, bồ tát Tịch Căn nói:” Người nào vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ trong bảy đời của họ nương nhờ công đức kia mà được sanh về cõi trời, ấy mới chính là đại hiếu”. Chính vì thế cho nên việc chăm sóc, chu cấp vẹn toàn về tiền bạc, tài sản…cho ba mẹ chỉ là tiểu hiếu vì chỉ lo được đến cuối đời. Khi cha mẹ qua đời thì không lo được nữa và chỉ lo được cho cha mẹ của một kiếp mà thôi cho nên gọi là tiểu hiếu vậy. Muốn làm đại hiếu thì hãy nên khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương, tuy nhiên muốn độ người thì trước tiên phải độ mình trước cho nên hãy cố gắng tu cho thật tốt.
Khi mà tâm mình luôn nhớ Phật, niệm Phật thì lời nói, suy nghĩ, việc làm đều thiện lành cả. Sau đó cảnh tùy tâm chuyển cho nên những người thân, gần gũi với mình cũng sẽ từ từ được cảm hóa. Bên cạnh đó mình còn được chư thiện thần hộ pháp, bồ tát và chư Phật đều gia trì bảo hộ cho mình cho nên mọi việc đều sẽ được tốt lành cả. Ngoài ra thì “niệm một câu Phật phước tăng vô kể, lễ một lễ Phật, tội diệt hà sa” cho nên càng niệm Phật lễ Phật thì tội diệt phước tăng nên mọi thứ đều sẽ chuyển dữ hóa lành, hóa hung thành kiết. Lợi ích của việc niệm Phật hãy còn rất nhiều, VT chỉ lược sơ vài điều căn bản chính yếu hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cám ơn Thầy. A Di Đà Phật.
Chào KimH
Thiện Minh rất đồng cảm và thấu hiểu tình cảnh hiện thời của bạn.Bản thân TM cũng đã đồng cảnh ngộ như bạn gần 20 năm về trước nơi đất khách quê người.Cũng trạc tuổi đó,cũng du học trên đất nước đó…Nhưng có 2 điều TM không được may mắn như bạn.Đó là không có người thân và không biết Phật Pháp như bạn hiện giờ(Ít nhất,bạn đã biết tới trang ĐVCT-một trang web rất hữu ích cho bạn chia sẻ và học hỏi.)
Điều quan trọng nhất mà bạn cần làm ngay là thu xếp thời khoá tu tập niệm Phật theo hướng dẫn mà cư sĩ VT đã góp ý rất đầy đủ và chu đáo ở trên.Thời gian thì tuỳ theo hoàn cảnh hiện tại mà bạn sắp xếp cho hợp lí.Bạn sẽ thấy sự biến chuyển theo chiều hướng tốt đẹp và khả quan cho tình cảnh bế tắc hiện tại.Bạn phải thực sự lưu ý và THỰC HÀNH.
TM chỉ chia sẻ thêm chút kinh nghiệm để bạn tham khảo và ứng xử cho hợp lí với tình thế hiện tại.
Bạn còn rất trẻ(17tuổi) để chịu được áp lực của việc du học tự túc.Vừa học(để duy trì thời gian gia hạn Visa)vừa phải lo có tiền phụ giúp cha mẹ ở VN đang khó khăn về kinh tế.Nếu bạn là Nữ thì lại càng vào thế khó hơn nữa,vì không thể lăn xả,cày 2-3 job một ngày như nam giới được.Nhưng bạn có một chỗ dựa rất đáng tin cậy mà bạn lại đang có mối bất hoà với người đó.Chính là cô của bạn vậy.Bạn tâm sự rằng:”Cô là người rất tốt”.Một người tốt mà bạn không hoà hợp được,lại là người ruột thịt đang cưu mang bạn nơi đất khách quê người.Điều này thì đúng là”Tiên trách kỷ,hậu trách nhân”.Cô lại mang vai vế ngang bằng cha mẹ của bạn.Lỗi này, bạn phải xem lại bản thân mình…Ở nước Úc,tính tự lập của con người rất cao,kể cả các thành viên trong cùng một gia đình,không có chuyện quan tâm thái quá như ở VN,nhất là khi đã trên 18 tuổi.Chắc chắn,cô của bạn phải nhận sự uỷ thác của cha mẹ bạn ở VN nên cô ấy mới có trách nhiệm với bạn như vậy.Muốn được quan tâm bởi”tính khó”như cô dành cho bạn nghe chừng khó gặp ở nước ngoài đấy.Bạn nên sanh tâm hoan hỷ,vui mừng vì điều ấy.Đó là tâm sự rất thật của tôi.Dưới mắt cổ,một người cháu trẻ tuổi,chân ướt chân ráo,làm sao có thể nhanh chóng thích nghi với một nền văn hoá hoàn toàn khác so với VN?Đời sống văn minh,tự do,đề cao vật chất.Đầy cám dỗ,rất dễ dàng sa ngã với tuổi trẻ xốc vác và bồng bột.Thử hỏi khi đó,cổ ăn nói với cha mẹ của bạn ra sao?Bạn phải thực sự thông cảm và chia sẻ với cô mới là điều đúng đắn.Vẫn chưa muộn để bạn chủ động hoà giải,tôi không tin với tâm cung kính ăn năn thật sự mà cô không tha thứ cho bạn.Quan trọng nhất vẫn là sự THÀNH TÂM của bạn.Tuyệt đối không để vấn đề thêm nghiêm trọng.Vì sao? Bạn không thể sai lầm thêm nữa,đừng như TM trong quá khứ VÔ MINH.Tuổi trẻ TM háo thắng,ngạo mạn,thích thể hiện mình,cho dù có đạt kết qủa như ý(tiền tài,xe cộ,bạn hữu…) thì cũng phải trả nghiệp báo gần 20 năm trời sau này.Vết xe đổ của TM là một ví dụ điển hình để bạn tự cảnh tỉnh mình trong hiện tại.Bạn không nên nôn nóng giải quyết bế tắc quá rồi sinh tâm lý chán chường,thất vọng,dục tốc bất đạt.Khi bạn thay đổi thật sự(BÌNH TÂM NIỆM PHẬT-NHẪN NHỤC NHU HÒA)thời bạn sẽ cảm nhận sâu sắc,rõ rệt cảnh tùy tâm chuyển(CHUYỂN DỮ HÓA LÀNH-HÓA HUNG THÀNH KIẾT.)
Vài lời góp nhặt,mong rằng giúp ích phần nào cho bạn trong thời điểm khó khăn này.
Chúc bạn và gia đình vui vẻ,thành công.
Nam Mô A-Di-Đà-Phật
Thiện Minh
A di đà phật!
Xin nguoi hãy chỉ đường đi cho con. Con vừa mất người chồng thương yêu nhất. Anh bị tai nạn giao thông đột ngột qua đời khoong một lời trăn trối với vợ con. Anh ra đi mà máu mồm máu mũi chảy ra. Có phải anh bi chết oan không thầy? Anh bị ô tô đâm, hôn mê rồi tỉnh ra chút mà con tưởng qua, nhưng ảnh vẫn ra đi để lại mẹ già, vợ mọn, con thơ, công việc sự nghiệp đang phát triển, bao nhiêu dự định cho gia đình, tương lai. Mất chồng rồi con cũng không muốn sống nữa, nhưng 2 con còn nhỏ quá, chúng đã thiệt mất cha rồi mà lại mất mẹ thì ai chăm. Con thấy cô đơn buồn tủi quá, mỗi ngày con đều ngóng chồng về vô vọng. Con không hiểu có số mệnh sống chết không. Chồng không ốm đau bệnh tật, có sức khoẻ, là trụ cột gia đình, là người có kiến thức cống hiến cho xã hội. Sao lại chết oan uổng khi mới 40 tuổi. 100 ngày rồi mà con càng tuyệt vọng, nhớ thương, tiếc nuối, hụt hẫng, vô vọng. Con thấy sợ đối mặt với cuộc sống. Những người thân yêu nhất cứ đột ngột ra đi mãi: mẹ con, chồng.
Con mới 36 tuổi, chưa biết sẽ gánh gồng cuộc sống trên vai thế nào? Mẹ chồng già, hai con nhỏ. Con nhớ chồng, chỉ biết khóc thôi. Con tuyệt vọng lắm. Mẹ chồng con tụng kinh niệm phật mỗi ngày mà cuộc sống của gia đình bi ai quá: bố chồng mất 53 tuổi, năm sau con trai mất khi đi tắm biển bị chết đuối 22 tuổi. 10 năm sau con trai cả là chồng con mất tai nạn bỏ lại mọi thứ dang dở. Cả nhà con đều là những người hiền lành lương thiện, có trình độ học vấn, sao lai phải chết tức tưởi khi con trẻ thế? Con mất hết niềm tin váo cuộc sống. Mỗi đêm con vẫn nhép miệng a di dà phật. Nhưng con còn nhiều nợ đời chưa rũ bỏ hết được. Hai con bé xíu cần chăm sóc nuôi dưỡng nhưng tâm con bất an bi luỵ nhớ thương sầu muộn.
Không biết linh hồn chồng có dõi theo cuộc sông của mấy mẹ con không?
Xin phật chỉ đường sáng để con đi.
A di đà phật!
A Di Đà Phật Bích Nguyễn thân mến,
Trước tiên TLPT xin chia buồn với nỗi đau mất mát người thân của bạn. Cái khổ của bạn đang chịu đựng, đang gặp phải và nhiều người cũng đang gặp phải; Đức Phật Ngài đã nói cách nay gần 3000 năm rồi: Thế gian này khổ, không, vô thường. Và Ngài dạy chúng ta phải quán chiếu cái Khổ của thế gian để tìm cách diệt Khổ. Khổ thì quá nhiều, bạn thử nhìn lại xem: khổ vì già, khổ vì bệnh, khổ vì nghèo, khổ vì con, khổ vì mất mát, khổ ái biệt ly, cầu bất đắc khổ, khổ vì gặp người không thích….thật sự có gì vui đâu. Nhờ quán chiếu được Khổ đó mới quyết tâm tu hành để thoát không còn Khổ nữa.
Bạn với chồng duyên nợ đến đây đã hết, cho nên anh ra đi đột ngột. Đây lại là Nhân Quả sâu xa từ đời quá khứ. Luật nhân quả tuyệt đối công bằng nhưng rất phức tạp, hai ba lời khó mà nói rõ được vì thông cả ba đời, không dễ thấy được chân tướng. Một hành vi thiện hay ác, từ khi bắt đầu cho đến kết thúc đều trải qua thời gian rất dài của đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Chỉ có trí tuệ thần thông của Đức Phật mới có khả năng hiểu triệt để chứ hạng phàm phu chúng ta nhiều khi sự việc ở đời hiện tại còn không biết rõ thì nói gì những việc ở quá khứ hay tương lai. Nhân quả báo ứng khó thấy khó lường, cũng giống như núi băng nổi trên mặt biển; chúng ta chỉ thấy được phần nổi của tảng băng, còn phần chìm trong nước ít ai nhìn thấy. Nói như vậy để bạn hiểu rằng tất cả những gì mình đang Nhận đây là cái Quả của Nhân gieo từ đời quá khứ, không phải của đời này.
Tại sao những người hiền lành, làm thiện lại không thấy gặp phước báo mà lại gặp toàn chuyện bất trắc, tai nạn? Đạo lý nhân quả thông qua ba đời, chúng ta cần hiểu rõ và tin chắc. Bất luận người nào khi gặp chuyện rủi ro nhiều đến vậy thì biết chắc rằng người này trong đời quá khứ đã tạo ác nghiệp, ngày nay phải thọ ác báo. Nhưng ngày nay nỗ lực làm thiện, chuyển nghịch cảnh thành thuận cảnh và cải đổi vận mệnh. Hành vi ác báo trong đời quá khứ rất nặng, đời này có làm thiện nhưng năng lượng thiện chưa đủ khả năng chuyển đổi được nghiệp báo. Lúc này đương nhiên người ấy phải thọ ác báo, cho đến khi thọ báo xong mới hết. Có khi thọ xong mới hết, có khi ác báo kéo dài mãi đến đời sau. Thật sự nhân quả rất phức tạp, không thể lấy cái nhìn cái thấy của mình để phán quyết rằng “nhân quả không công bằng”, cũng giống như “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Không thể trồng dưa mà thu hoạch đậu được, đây là điều chắc chắn.
Hễ hiểu và tin được Nhân quả thì phải chấp nhận sự thật là mình đang lãnh cái Quả khổ. Khổ vì chồng mất (khổ ái biệt ly), con thơ, nhà cửa không ai lo. Bạn hãy nhìn thẳng vào nó thì mới tìm ra cách thoát khổ được. Trước tiên đừng nghĩ quẩn mà tự sát, sẽ khổ gấp bao nhiêu lần nữa (đã nói trong web rất nhiều lần). Trời đất có đức hiếu sinh, khi gặp hoàn cảnh này, không gánh cũng phải tìm cách gánh gia đình vượt qua nỗi khổ. Đó mới là người có trách nhiệm, và hoan hỷ mà đối diện với nghiệp quả của mình không oán trách trời người.
Biết được cái Quả mình đang nhận thì cần phải Tu sửa, sám hối cái Nhân mình gieo từ quá khứ, bằng cách tự sửa lại mình: Ăn chay, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường….đem công đức này thành kính hồi hướng cho tất cả chúng sanh tận hư không, biến pháp giới, hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ mình đã từng vô minh hại người ta, hồi hướng cho chồng bạn để anh ấy có được lợi ích (nếu như bạn cứ để tâm bạn lăn hoài trong vòng lẩn quẩn này sẽ không có lợi ích cho gia đình, cho bản thân và cả thần thức chồng bạn cũng khổ lây thì khó mà siêu thoát)….Hãy mạnh mẽ lên vượt qua nghiệp quả của mình bằng các cứ kiên trì tu các phước thiện thì hoàn cảnh mới chuyển, nghiệp mới chuyển được. Lấy cái khổ này làm tăng thượng duyên giúp cho mình bước vào đường Phật pháp để cố gắng tu học, hầu cải tạo vận mệnh, lìa khổ được vui, thoát biển sanh tử. Đó mới là sự an vui chân thật đó BN à!
Chân thành chúc bạn sớm vượt qua nỗi khổ đau này và sớm giác ngộ vô thường, để mà lo tu học lìa khổ được vui!
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT