“Muốn sanh về Cực Lạc, hành giả có thể dùng một trong các hạnh: nguyện lực, tâm lực, thần lực, phước lực để hồi hướng, không phải chỉ đặc biệt có môn quán tưởng hay trì danh. Ấn Quang Pháp Sư đã nói: ‘Hạng phàm phu kém cỏi mà được vãng sanh, toàn là nhờ từ lực của Như Lai.’ Vậy người niệm Phật đời nay muốn cho phần vãng sanh được đảm bảo, nên lấy sự trì danh làm phần chánh, còn các công đức như: tụng kinh, trì chú, bố thí và những hạnh lành khác, để vào phần trợ, mới là đường lối an toàn.”
Tịnh Độ Hoặc Vấn là quyển sách nhỏ với những câu hỏi và trả lời theo lối vấn đáp bao gồm 26 câu hỏi thường gặp nhằm giải tỏa những ngộ nhận về pháp môn Tịnh Độ, từ đó hành giả tu pháp môn Tịnh Độ phát khởi lòng tin thêm vững chắc để dũng mãnh phát nguyện và hành trì miên mật hồng danh của đức Phật A Di Đà Phật với tâm nguyện vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi mãn báo thân này.
Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư đời Nguyên biên soạn
Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch Việt.
Trung tâm Sách Nói Phật Giáo Diệu Pháp Âm thực hiện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính bạch Hòa Thượng Thich Thiền Tâm. Đệ tử tên Lê Đình Ái, Pháp Danh Nguyên Hộ sinh năm 1972 đang thực hành Pháp môn tu Niệm Phật. Để tự phát nguyện ăn chay trường quy y Tam Bảo và nguyện giữ 5 giới cấm: Không sát sanh, không nói dối, Không tà dâm, không vọng ngữ, Không uống rượu. Nhưng đệ tử là người tu tại gia nên khó tránh khỏi việc chăn gối phu thê, đệ tử tự hỏi không biết như vậy có phạm vào giới tà dâm hay không? Đệ tự ngu muội nên kinh bạch Hòa Thượng vì lòng Từ Bi xin được lắng nghe sự chỉ giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tôi cũng là cư sĩ tại gia chuyên tu pháp môn niệm phật. Tôi đã nghiên cứu giáo pháp của phật về vấn đề này, và tôi được biết: chỉ một vợ một chồng thì không phạm vào giới cấm tà dâm đâu huynh ơi. Huynh hãy yêm tâm nhé.
Chúc Huynh tinh tấn trên đường tu.
Đối với Phật tử tại gia, việc một vợ một chồng thì không sao, nhưng nếu mình đã muốn giải sinh tử, vãng sanh cực lạc mà không trừ bỏ được tâm dâm dục thì chỉ e khó thoát khỏi bào thai. Việc chăn gối cũng phải dè chừng, nếu ham muốn quá thì sẽ tổn thân, hại mạng. Tu sư khuyên bảo: người tu Tịnh Độ phải có hai thứ tâm, đó là : HÂN là ưa thích miền cực lạc và YỂM là nhàm chán cõi ta bà. Tâm thanh tịnh thì mới sanh cõi Tịnh, tâm các huynh ngay cả dâm dục là điều tối kỵ mà không bỏ được thì e khi lâm chung cũng vào bụng ngựa thai lừa, chứ thi người thì cũng may mắn lắm rồi.
CHỌN BẠN MÀ CHƠI
Phàm những người nào mà ngày ngày đều dạy bạn đi cạnh tranh, dạy bạn đi tranh danh đoạt lợi, dạy bạn sát-đạo-dâm, dạy bạn nói láo, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói ác khẩu, dạy bạn tham-sân-si…thì gọi là oan gia, là bạn ác.
Phàm những người nào mà ngày ngày dạy bạn không tham, không sân, không si, không sát-đạo-dâm-vọng…thì gọi là hậu hữu, là bạn tốt.
Trong xã hội ngày nay, đa phần mọi người không cách chi phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác, liền đem thiện cho là ác, đem ác cho là thiện. Đối với oan gia thì lại xem đó là bạn tốt, vô cùng trân quý để rồi ngày ngày gần gũi, ngày ngày thân cận học hỏi. Học hỏi cái gì vậy? Học sát-đạo-dâm-vọng, học tham-sân-si-mạn, học làm ác, là học những cái này. Tại sao lại có cái hiện tượng này? Bởi vì trong tâm của họ có phiền não tham-sân-si-mạn, mà những người bạn này khởi tâm động niệm đều là tham-sân-si-mạn, do đó liền tương ưng với phiền não của họ, khiến cho họ vừa gặp liền yêu thích, vừa kết giao liền thân thiết, chính vì thế mà họ không có cách nào nhìn thấy được cái ác ở nơi những người bạn này.
Còn nếu như có người dạy họ không tham, không sân, không si, thì họ nhất định sẽ không kết bạn. Vì sao? Bởi vì họ cho rằng đây là người ngu si, thử hỏi trên thế gian này có ai mà chẳng tham tiền, chẳng tham địa vị, chẳng yêu thích vinh hoa phú quý chứ, trừ phi đó là kẻ ngu. Chính vì họ có cái suy nghĩ này cho nên họ đối với những người khuyên họ quay đầu đều ra sức bài trừ, chẳng muốn ở cùng một nơi với người đó.
Người xưa thường nói: “Chọn bạn mà chơi”, câu nói này quả thật chẳng sai chút nào. Cho nên, tôi khuyên những đồng tu mới học Phật, trong thiện-ác vẫn chưa thể biện biệt được rõ ràng, thì khi kết giao bạn bè không thể không xem trọng thiện-ác. Còn đối với những vị đã có căn cơ tu học vững chắc, nền tảng giáo học đã nắm vững thì dù gặp được bạn lành, hay gặp được bạn ác đối với bạn đều có chổ tốt.
Khổng Tử nói: “Ba người đi, ắt có thầy ta”. Xem thấy người thiện, tâm thiện, hành thiện, ngôn thiện của họ thì ta học với họ. Xem thấy người ác thì chính mình cần phải phản tỉnh cái ác này ta có hay không? Nếu có thì nên sửa, không có thì khích lệ chính mình tránh không nên phạm. Nếu có thể làm được như vậy, thì dù có chướng nạn gặp phải bạn ác đi nữa, ta cũng đều có thể hoá giải, đem chướng nạn thẩy đều biến thành trợ duyên cho ta trên con đường tu học để thành tựu đạo nghiệp của chính mình.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG!