Nếu sự đa đoan không thể ly gia, bận rộn không thể đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, những lúc rỗi rảnh, thân tâm đoan chính, dứt muốn, bỏ lo, từ tâm, tinh tấn, không nên sân giận, đoạn trừ tật đố, tham lam, bỏn sẻn, trong lòng chẳng chuốt, hối hận, nghi ngờ. Phải nên hiếu thuận, trung tín hết lòng, tin kinh Phật nói nghĩa lý thâm sâu, tin nơi đạo lý làm lành đặng phước, phụng trì tất cả các pháp như thế không được thiếu sót. Nghĩ suy chín chắn, muốn đặng độ thoát. Ngày đêm thường niệm muốn nguyện vãng sinh cõi nước thanh tịnh của A Di Ðà Phật, mười ngày mười đêm, cho đến một ngày một đêm nối nhau không hề gián đoạn, mạng chung đều đặng vãng sinh Cực Lạc, hành Bồ Tát đạo.
PHẨM HAI MƯƠI BỐN – BA BẬC VÃNG SANH
Phật bảo A Nan : Mười phương thế giới, chư thiên nhân dân, số người chí tâm nguyện sinh nước đó, thường gồm ba bậc :
Những bậc thượng bối : ly gia đoạn dục, hành hạnh Sa Môn, phát Bồ Ðề Tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Ðà Phật, tu các công đức, nguyện sinh nước đó.
Các chúng sinh này đến lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng các Thánh chúng hiện ở trước mặt, trong một khoảnh khắc liền được tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc, bèn tự hóa sinh trong ao bảy báu, trí huệ dõng mãnh, thần thông tự tại.
Do đó, A Nan ! Có chúng sinh nào, muốn trong đời này thấy A Di Ðà Phật, phải nên phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, lại phải chuyên niệm cõi nước Cực Lạc, tích chứa căn lành liền đem hồi hướng. Thế nên thấy Phật, sinh về nước đó, đặng bất thối chuyển, cho đến đắc quả Vô Thượng Bồ Ðề.
Với bậc trung bối, tuy rằng không thể hành hạnh Sa Môn, tu công đức lớn, nhưng phải phát tâm Bồ Ðề Vô Thượng, nhất hướng chuyên niệm A Di Ðà Phật. Tùy chỗ huân tu các công đức lành, phụng trì trai giới, khởi dựng tháp tượng, cúng dường Sa Môn, đốt đèn treo phan, rải hoa đốt hương, lấy đó hồi hướng nguyện sinh nước kia.
Người đó mệnh chung, A Di Ðà Phật hóa hiện thân Ngài, quang minh tướng tốt đủ như chân Phật, cùng với Thánh chúng trước sau vây quanh, hiện trước người đó, nhiếp thọ tiếp dẫn, liền theo hóa Phật vãng sinh nước đó, trụ bất thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề, trí huệ công đức sau bậc thượng bối.
Với bậc hạ bối, nếu như không thể tạo các công đức, phải nên phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, một lòng chuyên niệm A Di Ðà Phật, vui vẻ tin sâu, chẳng sinh nghi ngờ, đem tâm chí thành nguyện sinh Cực Lạc. Ðến khi mệnh chung, người ấy trong mộng thấy A Di Ðà Phật, cũng được vãng sinh, trí huệ công đức, sau bậc trung bối.
Nếu có chúng sinh trụ pháp Ðại Thừa, đem tâm thanh tịnh hướng Vô Lượng Thọ, cho đến mười niệm, nguyện sinh nước Ngài. Nghe pháp thâm sâu liền sinh tin hiểu, nhẫn đến đạt được một niệm tịnh tâm niệm Ðức Phật kia. Người ấy mệnh chung, thấy A Di Ðà Phật, sinh về Cực Lạc, được bất thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề.
PHẨM HAI MƯƠI LĂM – CHÁNH NHÂN VÃNG SINH
Lại nữa A Nan, nếu như có người thiện nam, thiện nữ, nghe kinh điển này, thọ trì, đọc tụng, biên chép cúng dường, ngày đêm không ngừng cầu sinh Cực Lạc, phát tâm Bồ Ðề, giữ gìn giới cấm vững vàng không phạm. Lợi lạc hữu tình, căn lành đã làm, đều ban cho họ, khiến họ an lạc, nhớ niệm Ðức A Di Ðà Phật phương Tây cùng quốc độ Ngài. Người này mạng chung, sắc tướng như Phật, mỗi mỗi trang nghiêm, sinh về cõi báu, mau được nghe pháp, hằng bất thối chuyển.
Lại nữa A Nan, nếu có chúng sinh muốn sinh Cực Lạc, tuy rằng không thể đặng tinh tấn lớn, hoặc đặng thiền định, tận trì kinh giới, nhưng cốt làm lành : Một không sát sinh. Hai không trộm cắp. Ba không dâm dục. Bốn không vọng ngữ. Năm không thêu dệt. Sáu không ác khẩu. Bảy không lưỡng thiệt. Tám không tham lam. Chín không sân giận. Mười không si mê. Như thế suốt cả ngày đêm nghĩ nhớ thế giới Cực Lạc, A Di Ðà Phật, các thứ công đức, các thứ trang nghiêm, hết lòng quy y, đảnh lễ, cúng dường. Người này mạng chung không kinh không sợ, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi Cực Lạc.
Nếu sự đa đoan không thể ly gia, bận rộn không thể đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, những lúc rỗi rảnh, thân tâm đoan chính, dứt muốn, bỏ lo, từ tâm, tinh tấn, không nên sân giận, đoạn trừ tật đố, tham lam, bỏn sẻn, trong lòng chẳng chuốt, hối hận, nghi ngờ. Phải nên hiếu thuận, trung tín hết lòng, tin kinh Phật nói nghĩa lý thâm sâu, tin nơi đạo lý làm lành đặng phước, phụng trì tất cả các pháp như thế không được thiếu sót. Nghĩ suy chín chắn, muốn đặng độ thoát. Ngày đêm thường niệm muốn nguyện vãng sinh cõi nước thanh tịnh của A Di Ðà Phật, mười ngày mười đêm, cho đến một ngày một đêm nối nhau không hề gián đoạn, mạng chung đều đặng vãng sinh Cực Lạc, hành Bồ Tát đạo.
Chư vị vãng sinh thảy đều đắc đặng A Duy Việt Trí, đủ sắc vàng ròng, ba mươi hai tướng tốt, đều sẽ thành Phật. Muốn được làm Phật ở cõi nước nào, tùy theo tâm nguyện, do nơi chư vị ngày đêm tinh tấn, cầu đạo không dừng, quyết định kết quả sở nguyện chẳng luống.
Lại nữa A Nan ! Do nghĩa lợi này, vô lượng vô số không thể nghĩ bàn, chẳng có sai khác, vô biên thế giới chư Phật Như Lai đồng thanh xưng tán công đức của Ðức Phật Vô Lượng Thọ.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập
Tâm Tịnh chuyển Việt Ngữ
Nam mo A Di Da Phat
Kinh gui ban bien tap duongvecoitinh ,
Xin co the huong dan cho Thien Minh co duoc phien ban tieng viet Kinh Vo Luong Tho cua cu si Ha Lien Cu. Thien minh duoc nghe qua bo kinh nay duoc Ha cu si hoi tap day du nhat!Thien Minh mong co duoc mot quyen Kinh nay!
A Di Da Phat
Nếu Hữu Minh không lầm thì bản kinh PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH này đã được đăng ở bài Nhiệm Màu Công Đức Thọ Trì Kinh Vô Lượng Thọ
Thiện Minh nè, tiếng Việt mình phong phú lắm nên để giúp cho người đọc dễ đọc và tránh hiểu sai ý, Thiện Minh cố gắng gõ chữ có dấu nhen. Ban đầu đánh phím chưa quen và rất chậm nhưng khi đã quen rồi tự dưng thành thói quen. Khi gõ tiếng Việt mà không có dấu mình sẽ thấy nó thiếu thiếu như 1 bát canh chua thiếu nhúm ngò gai.
Chỉ đôi dòng góp ý cho vui, đừng buồn nhé. 🙂
A Di Đà Phật
A Di Da Phat
Chao Huu Minh, Do la thieu sot. Thien Minh song da lau ben Phap khong con nho cach bo dau. De tu tu Thien Minh khac phuc! Cam on Huu Minh da nhac nho!!
A di Da Phat
Ái chà, vừa đọc vừa bỏ dấu giùm liên hữu sao hơi mất…thời giờ quá. Nếu bài viết của liên hữu ngắn thì không sao, chứ lỡ liên hữu viết bài khai thị khuyên người tu Tịnh Độ dài cả vài trang mà không có dấu thì mệt cho người đọc lắm đa. Thôi vầy nhé, Hữu Minh “chôm” cách gõ tiếng Việt theo kiểu VNI này về, đăng lại nơi này để Thiện Minh (hay Thiền Minh, Thiên Minh, Thiển Minh?) tham khảo nhé.
Cách gõ VNI là:
U1=Ú -|- U2=Ù -|- U3=Ủ -|- U4=Ũ -|- U5=Ụ -|- A6=Â -|- U7=Ư -|- A8=Ă -|- D9=Đ
A Di Đà Phật
Chân thành cãm ơn Hữu Minh đã tận tình chỉ giáo.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, xin chào Thien Minh và cư sĩ Hữu Minh,
Nhân việc cư sĩ Hữu Minh chỉ cho Thiên Minh cách đánh tiếng Việt theo kiểu VNI, Hải Yến xin có lời thêm được không ạ?
Ngoài bộ gõ kiểu VNI ra, ở VIệt Nam hiện nay rất thông dụng kiểu gõ TELEX (vì nó hỗ trợ nhiểu font chữ và một số quy tắc gõ của nó đơn giản hơn kiểu VNI).
Hải Yến tìm trên mạng và thấy đường link sau đây mô tả khá đầy đủ cách gõ tiếng Việt theo kiểu Telex, Thien Minh xem cách nào tiện hơn thì tập gõ nhé.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Telex
Hướng dẫn gõ dấu tiếng Việt theo kiểu VNI, TELEX trên máy tính, tải phần mềm viết chữ tiếng Việt Unikey.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ chúng ta gõ dấu tiếng Việt trên máy tính, phổ biến nhất là phần mềm Vietkey và Unikey. Trong video này Kênh Tin Học hướng dẫn bạn cách download và sử dụng phần mềm Unikey.
Cách gõ tiếng Việt theo kiểu VNI :
1 = sắc, 2 = huyền, 3 = hỏi, 4 = ngã, 5 = nặng, 6 = mũ (â, ê), 7 = ư,ơ ; 8 = ă, 9 = đ
Cách gõ tiếng Việt theo kiểu TELEX:
s = sắc, f = huyền, r = hỏi, x = ngã, j = nặng, aa = â, ee = ê, dd = đ, w = ư,ơ,ă
Download Unikey: https://www.unikey.org/download.html
https://www.youtube.com/watch?v=ywSyApd3qyE&t=39s