Thông thường khi nói đến tịnh độ chúng ta thường liên tưởng đến cảnh giới Tây Phương tịnh độ, Phật A Di Đà và chư thánh chúng. Kỳ thực theo thế giới quan của Phật giáo Đại thừa có mười phương tịnh độ và mười phương chư Phật, Tây phương tịnh độ được xem là đại biểu của mười phương tịnh độ. Tuy vậy, trên phương diện kinh điển thường đề cập đến bốn cõi tịnh độ mà chúng ta được biết cụ thể nhất: Di Lặc tịnh độ – Dược Sư tịnh độ – A Súc Phật tịnh độ – A Di Đà tịnh độ. Vì sao phần đông người tu học phát nguyện vãng sanh về cảnh giới A Di Đà tịnh độ. Đó là vấn đề mà chúng ta cần bàn đến trong bài viết này.
1- Khái niệm về Tịnh Độ
Tịnh độ là cảnh giới an lạc không có phiền não, khổ đau. Kinh điển thường nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như Thanh Tịnh quốc độ, Thanh Tịnh Phật sát, Tịnh quốc, Tịnh thế giới hoặc là Phật quốc. Đó là trụ xứ của chư Phật chư Bồ Tát tiếp độ và giáo hóa chúng sanh. Tùy theo công đức và nguyện lực đối với mọi thành phần căn cơ của chúng sanh mà mỗi vị Phật có mỗi cõi nước khác nhau. Đó là phương tiện giáo hóa của tất cả chư Phật, có nghĩa rằng ngoài thế giới mà chúng ta đang sống còn có vô số thế giới khác.
2- Giới thiệu bốn cõi Tịnh độ
– Di Lặc tịnh độ tức chỉ đức Phật Di Lặc đang ở cõi trời Đâu Suất, một vị Phật tương lai của thế giới chúng ta đang sống. Tôn thờ một vị Phật tương lai tức là tạo nhân duyên phước đức trong cuộc sống của chúng ta. Ở trong trường phái Duy thức học của Phật giáo do ngài Vô Trước khai sáng, Ngài đã viết những bộ luận nỗi tiếng như Du Già sư địa luận, Đại thừa trang nghiêm luận, Phân biệt du già luận và Kim cang bát nhã luận. Tất cả những công đức và trí tuệ này do ngài tiếp nhận được sự giáo hóa của Bồ tát Di Lặc. Về sau có nhiều hành giả trong trường phái Duy Thức học phát nguyện sanh về cõi Đâu Suất tịnh độ. Đâu Suất tịnh độ thuộc tầng trời thứ bốn trong sáu tầng trời cõi dục. Nếu tu tất cả các thiện pháp và tùy nguyện mới sanh vào nội viện của cõi Đâu Suất, nếu không phát nguyện chỉ sanh vào ngoại viện như là một vị chư Thiên. Do đó mà tín ngưỡng Di Lặc tịnh độ xuất hiện.
– Dược Sư tịnh độ đó là cảnh giới của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Khi Ngài đang còn hành đạo Bồ tát đã phát mười hai lời nguyện để cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh nào khổ đau, hoạn nạn, bệnh tật biết niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn. Do vậy, chúng ta thường trì tụng kinh Dược Sư để cầu an giải khổ là nghĩa đó. Nếu phát tâm bồ đề và có ý nguyện cầu vãng sanh thì sẽ được Ngài tiếp độ.
– A Súc Phật tịnh độ được đề cập trong kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo đại thừa. Tịnh độ theo nghĩa này là pháp tu thực tiển được các tông phái Phật giáo đại thừa rất chú trọng. Tư tưởng của nó tương ứng với tư tưởng Bát Nhã, đặc biệt là mang tinh thần nhập thế rất tích cực. Trong kinh đề cao Bồ tát hạnh và kiến lập tịnh độ ngay tại tâm. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng thanh tịnh hóa thân tâm tức là tịnh độ (tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh). Duy Ma Cật cư sĩ được xem là hiện thân của hành giả từ Quốc Độ Diệu Hỷ đến cõi này tuyên dương chánh pháp, hộ trì cho Phật Thích Ca giáo hóa chúng sanh.
– Tây Phương tịnh độ còn gọi là Cực Lạc thế giới, An dưỡng, Lạc bang v.v.. Y cứ kinh điển Đại Thừa thường tán thán cảnh giới thù thắng của Tây phương và công đức bổn nguyện của A Di Đà. Đức A Di Đà là chánh báo, cảnh Tây phương cực lạc là y báo. Nếu chúng sanh nào chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài, tu tập thiện pháp và quán tưởng cảnh giới Tây phương thì đến lúc lâm chung sẽ được vãng sanh. Điều đáng chú ý là hành giả tu tịnh độ tin sâu vào tha lực của Đức Phật và chư Bồ Tát. Lối tu này bao gồm cả tự lực và tha lực. Tự lực là tự mình y theo giáo pháp tu học để có đầy đủ phước đức mới được vãng sanh. Trong kinh Di Đà có dạy rằng: -không thể lấy chút ít căn lành và phước đức mà được sanh về cõi cực lạc. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự mình nỗ lực mới tiếp nhận được năng lực của Ngài. Niệm Phật còn có thể phát sanh công đức, tiêu trừ vọng nghiệp và thành tựu thiền định.
3- Cơ sở y cứ của Tịnh Độ
Tịnh độ tông lấy tam kinh nhất luận làm tiêu chỉ tu học. Tam kinh là ba bộ kinh: Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Nhất luận là bộ luận do ngài Thế Thân trước tác đó là Vãng Sanh tịnh độ luận.
– Kinh A Di Đà thuyết minh cảnh tướng trang nghiêm của cõi Tây Phương cực lạc, nguyện lực độ sanh của Đức Phật A Di Đà, đặc biệt khuyên tu niệm Phật để được vãng sanh. Đây là bộ kinh ngắn gọn và hàm chứa triết lý tịnh độ sâu xa mà các chùa đều đọc tụng hàng ngày.
– Kinh Vô Lượng Thọ thuyết minh công đức của Phật A Di Đà và công hạnh tu tập của Ngài. Khi đang còn địa vị Bồ Tát, Ngài đã phát 48 lời nguyện độ sanh nhờ vậy mà đắc quả vị Phật. Do đó, mười phương chúng sanh nương vào hạnh nguyện của Ngài nên niệm Phật thì sẽ được vãng sanh.
– Quán Vô Lượng Thọ kinh thuyết minh rằng: Tất cả chúng sanh muốn sanh về cõi Tây Phương phải tu tam nghiệp, đồng thời thực hiện 16 pháp quán về hảo tướng Đức Phật A Di Đà và cõi nước Cực Lạc.
– Vãng Sanh luận còn có tên là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá nguyện sanh luận kệ, bộ luận này nói rõ nội dung 5 môn tu học là điều kiện tất yếu để được vãng sanh. Năm môn là: Lễ bái, Tán thán, Tác nguyện, Quán sát và Hồi hướng.
4- Sự phát triển của Tịnh Độ Tông
Sự hình thành của pháp môn tịnh độ thành tông phái độc lập là bắt đầu từ Phật giáo Trung Quốc. Đời Đông Tấn có ngài Huệ Viễn đã sớm đề xướng pháp môn niệm Phật, sáng lập ra Bạch Liên xã tại núi Lô Sơn, truyền dạy pháp môn niệm Phật tam muội cho chư Tăng và tín đồ. Đến thời Tuyên Võ Đế Bắc Ngụy có ngài Bồ Đề Lưu Chi đến Trung Hoa dịch tác phẩm Vãng Sanh luận của ngài Thế Thân ra chữ hán. Sau này có ngài Đàm Loan đã chú giải bộ luận này và đề cao pháp môn niệm Phật. Ở trong Thập Trụ Bà Sa luận của Bồ tát Long Thọ có dạy rằng: -Chúng sanh trong đời ngũ trược khó tu hành nên nương vào tha lực của Đức Phật để dễ dàng tiến tu đạo nghiệp, khẳng định pháp môn niệm Phật là khế lý khế cơ. Đến đời nhà Đường có ngài Đạo Xước cũng chủ trương niệm Phật cầu sanh tịnh độ, Ngài có viết tác phẩm An Lạc tập. Ngài Thiện Đạo cũng có tác phẩm Vô Lượng Thọ Phật Kinh sớ. Các tác phẩm này đều giải thích giáo nghĩa, giáo tướng của Tịnh Độ Tông. Về sau có ngài Hoài Cảm với tác phẩm Tịnh Độ Quần Nghi để tuyên dương giáo pháp tịnh độ. Ngài Huệ Nhật chủ trương Thiền Tịnh song tu, lấy tất cả các công đức tu hành để hồi hướng tây phương. Ngài Thừa Viễn và ngài Pháp Chiếu xem pháp môn niệm Phật tam muội là vô thượng thâm diệu thiền môn. Như vậy, Thiền và Tịnh phương tiện có khác nhưng cứu cánh là một. Cho đến thời đại nhà Đường Tịnh Độ tông đã phát huy một cách rực rỡ và có một vị trí quan trọng trong giáo lý Phật giáo. Điều đáng chú ý là tất cả các vị cao Tăng nghiên cứu và trước tác để xiển dương giáo lý Tịnh độ cũng không ngoài lập trường và tư tưởng của Tam kinh Nhất luận. Đến ngài Vĩnh Minh Diên Thọ cũng nỗ lực đề xướng thiền tịnh song tu. Thực tế có nhiều hành giả tu thiền mà vẫn hồi quy Tịnh độ, vì xem vãng sanh Tây phương là cảnh giới an ổn, dễ tiến tu cho đến ngày thành tựu đạo nghiệp.
Chúng ta nhận thấy rằng: Pháp môn Tịnh độ đều có cơ sở từ kinh luận. Đặc biệt trong giáo lý đại thừa có trên 12 bộ kinh đề cập đến pháp môn niệm Phật và cảnh giới Tịnh độ. Chư Phật, chư Bồ Tát và chư vị cao Tăng tuyên dương pháp môn này đều nói rõ ưu điểm trên hai phương diện tự lực và tha lực. Theo tinh thần của pháp môn niệm Phật, tuy chưa giác ngộ nhưng nhờ công đức niệm Phật, tu các pháp lành cũng được vãng sanh (đới nghiệp vãng sanh). Từ đó mà pháp môn Tịnh độ được các vị cao Tăng rất mực chú trọng và phát huy. Chúng ta hãy noi gương các Ngài tu học, như Ngài Đạo Xước phát nguyện một ngày đêm niệm bảy vạn biến hồng danh đức Phật A Di Đà. Ngài Huệ Nhật nhờ công đức tinh tấn niệm Phật, chiêm bái Phật tích ở trong đại định mà gặp đức Quan Âm thị hiện dùng tay xoa đầu và khai thị. Ngài Thiện Đạo chuyên tâm niệm Phật, tụng kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật đắc được Niệm Phật tam muội, ở trong thiền định mà thấy được cảnh Tây phương cực lạc trang nghiêm thù thắng. Hành giả tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đầy đủ ba điều kiện quan trọng: Tín, Hạnh, Nguyện; tinh tấn tu trì nhất định sẽ được vãng sanh Cực lạc.
Thích Đức Trí
Kính xin các bậc Thiện Tri Thức chỉ điểm một vài khúc mắc sau đây:
[1] Trong Kinh A Di Đà Đức Phật có Thuyết một phần như sau:
“Xá-lợi-phất! Như những kẻ nam, người
nữ có lòng lành, nghe giảng nói về Phật
A-di-đà, bèn chuyên tâm niệm danh hiệu
ngài, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba
ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc
sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm không tán loạn. Người ấy khi lâm chung liền thấy
đức Phật A-di-đà cùng các vị thánh chúng
hiện ra trước mắt. Khi mạng chung tâm
không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực
Lạc của đức Phật A-di-đà.”
Xin cho kẻ hạ căn được hỏi: Khi chuyên tâm niệm danh hiệu
ngài, hoặc một ngày, hoặc hai ngày,… có nghĩa như thế nào? Có phải là mình buông bỏ Vạn duyên, ngồi yên một chỗ nguyên ngày chỉ niệm Phật mà thôi, hay là mình vẫn sinh hoạt bình thường nhưng tâm vẫn một mực niệm Phật?
[2] Nếu trong hiện kiếp nà người có duyên tin vào Pháp Môn Tịnh Độ để tu, thế nhưng có lúc khi nghiệp cận tử hoặc vô thường đến thì e cơ hội để một đời được vãng sanh về cõi An Dưỡng Lạc Quốc sẽ bị mất đi. Vậy duyên tịnh độ có thể không còn trong vị lai kiếp?
Thế nhưng Đức Phật cũng có thuyết: “… “Xá-lợi-phất! Như có người nào trước
đã phát nguyện, hoặc nay mới phát nguyện,
hoặc sau này sẽ phát nguyện sanh về cõi
Phật A-di-đà, thì những người ấy đều được địa vị không còn thối chuyển đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Những người ấy hoặc đã được sanh, hoặc nay được sanh, hoặc sau này sẽ được sanh về cõi ấy.”
Như vậy có phải là Đức Phật cũng đã thấy biết và cho lời khuyến khích người tu hành theo Pháp môn Tịnh Độ nên vững lòng tin trên con đường trực chỉ Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính tường
Tuệ An
A Di Đà Phật – Chào bạn:
1. Khi chuyên tâm niệm danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hoặc hai ngày,… có nghĩa như thế nào? Có phải là mình buông bỏ Vạn duyên, ngồi yên một chỗ nguyên ngày chỉ niệm Phật mà thôi, hay là mình vẫn sinh hoạt bình thường nhưng tâm vẫn một mực niệm Phật?
Pháp sư Định Hoằng có giảng về chủ đề “Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm”: Trong đó có trả lời cho câu hỏi của bạn.
https://www.youtube.com/watch?v=1IP9yvd0mtY
Phần văn bản thì bạn xem tại đây: http://thuvienhoasen.org/p21a17630/phat-bo-de-tam-nhat-huong-chuyen-niem-phan-1
[2] Nếu trong hiện kiếp này người có duyên tin vào Pháp Môn Tịnh Độ để tu, thế nhưng có lúc khi nghiệp cận tử hoặc vô thường đến thì e cơ hội để một đời được vãng sanh về cõi An Dưỡng Lạc Quốc sẽ bị mất đi. Vậy duyên tịnh độ có thể không còn trong vị lai kiếp?
Nếu đời này có duyên biết đến pháp môn Tịnh Độ nhưng chưa thể vãng sanh, có thể có nhiều lý do nhưng cũng không ngoài lý do sau: Do Tin chưa đủ sâu, Nguyện chưa đủ thiết tha, chân thành – Hành trì niệm Phật còn bị gián đoạn, xen tạp. Tuy nhiên, ở trong đời tương lai, không nhất định là đời nào, có thể đời sau, hoặc trăm ngàn đời sau, cho đến vô lượng kiếp sau…nhất định khi phước duyên đầy đủ thì sẽ gặp lại pháp môn Tịnh Độ và sẽ tiếp tục tu pháp môn này. Cái hạt giống Kim Cang “A Di Đà Phật” trong tâm thức vĩnh viễn ko bị mất đi. Tuy nhiên, có được thành tựu ngay trong một đời hay ko thì cũng phải xem cái Tín tâm, Nguyện Tâm và Hành Trì của chúng ta có được đầy đủ hay ko, hay nói cách khác là người niệm Phật muốn được vãng sanh về Cực Lạc phải thật đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên (đầy đủ Tín Nguyện Hạnh) thì mới được sanh về cõi nước Cực Lạc vậy.
Đời này ko độ thân này
Đợi đến đời nào mới được độ?
Đời này ko niệm A Di Đà Phật
Đợi đến đời nào mới hết khổ luân hồi?
Xin đừng chủ quan ỷ lại là đời này mình tu học Phật pháp niệm Phật thì nếu chẳng may thi rớt thì còn có đời sau học Phật niệm Phật tiếp, đây là suy nghĩ vô cùng dại dột và si mê điên đảo, vì Phật dạy rõ: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe” – rồi Ngài lại dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ là “Pháp môn Tịnh Độ rất khó tin, không có việc gì có thể khó hơn việc này, tin được là việc khó nhất trong các việc khó…”, ngày nay 3 cái vô cùng khó này ta đã vượt qua được rồi, chẳng phải nói rõ đời này của chúng ta nhân duyên thật là vô cùng hiếm có ư? Thật đúng như lời cư sĩ Bàng Tế Thanh nói “Từ vô lượng kiếp đến nay, đây là một ngày hi hữu khó gặp”. Khó gặp nay đã gặp, xin thiết tha kính mong mỗi hành giả tu Tịnh Độ hãy dũng mãnh chuyên tâm niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Cực Lạc để khỏi uổng phí cơ hội hiếm có này và ko phụ tấm lòng của chư Phật mười phương, của Thích Ca Mâu Ni Phật, của A Di Đà Phật và chư tôn đại đức tổ sư Tịnh Độ từ bao ngàn đời nay hoằng hộ pháp môn vi diệu đệ nhất này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
xin chào cư sĩ TT
tu theo pháp môn tịnh độ thì chỉ chuyên 1 câu phật hiệu đến cùng và cũng chỉ lựa chọn 1 bộ kinh duy nhất về pháp môn tịnh độ có đúng không?
vậy thì cho con hỏi bộ kinh Lương Hoàng Sám có được gọi là bộ kinh trong pháp môn tịnh độ không?
nếu có thì con đọc kinh trước rồi niệm phật sau phải không?
Trong khi chờ đợi chú TT giải bày cặn kẻ cho bạn, mình biết tí xíu nên tranh thủ nói một tí nhanh gọn thôi nha!
Lương Hoàng Sám không nằm trong Tịnh Độ Ngũ Kinh. Lương Hoàng Sám không gọi là “kinh”.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
xin cảm ơn hồi âm của bạn NTL, mình thì có duyên với câu phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT, hàng ngày mình điều dành thời gian để niệm phật, sáng thì nguyện vãng sanh, chiều tối thì hồi hướng về nơi tịnh độ và oan gia trái chủ từ nhiều đời nhiều kiếp, nhưng mấy ngay nay gặp được một người bạn tự nhiên lại tặng cho quyển LƯƠNG HOÀNG SÁM và bài phát nguyện để nguyện hàng ngày, nhưng sao mình cứ đọc đi đọc lại bài phát nguyện này rất nhiều lần mà không dám phát nguyện trước bàn phật cũng như quyển LHS mình chỉ xem qua thôi chứ chưa dám đọc tụng chính thức vào thời khóa niệm phật hằng ngày sợ tu không đúng cách. bài phát nguyện này cũng nguyện vãng sanh về cực lạc, cũng hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới, nhưng bên cạnh đó cũng cầu nguyện tài lộc danh vọng cho bản thân.
không biết khi tu tịnh nghiệp thì có phải mình phải chấp nhận từ bỏ tất cả mong cầu, chỉ cầu duy nhất về nơi tịnh độ có phải không?
và những người đang có thai có được cầu cho mẹ tròn con vuông không, hay chỉ cần chí tâm niệm danh hiệu phật thì tự nhiên mọi việc sẽ vượt qua hết không cần cầu cũng được có phải không?
kính xin các cư sĩ có thể giải thích cho mình hiểu rõ hơn về vấn đề này .
Chỉ cầu mong sao Tâm thật thanh tịnh, buông xả hết thảy mọi khổ sở, ưu phiền , tham sân si ô trọc…để nhất chí một lòng theo Phật , nói thì dễ, nhưng để chiến thắng bản thân thì khó vô cùng…
Nam mô A Di Đà Phật…
A Đi Đà Phật! Xin cho con hỏi khi con niệm phật nhìn khuôn mặt phật thấy mặt nhoè đi biến dạng con sợ bị ma kéo con đi. Con sợ bị tẩu quả nhập ma. Vì con biết tâm con lúc niệm phật không thanh tịnh được con sợ bị tẩu quả nhập ma ạ. Xin cho con lời khuyên ạ. Con xin cảm ơn nhiều ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thanh Tuyen,
*Pháp quán tưởng niệm Phật không dễ thực hành, bạn nên xả bỏ đi, và chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật theo cách: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ. Nghĩa là: Miệng niệm A Di Đà Phật – Tai nghe rõ từng câu, từng chữ A Di Đà Phật – Tâm nhớ rõ từng câu, từng chữ A Di Đà Phật. Cứ thế nhiếp tâm mà niệm trong sáu thời: đi-đứng-ngồi-nằm-đêm-ngày, lâu ngày những vọng niệm trên sẽ giảm dần và những cảnh giới trên sẽ không còn hiện ra nữa.
*”Tầu hoả nhập ma” là một dạng của vọng tưởng, nghĩa là khi niệm Phật tâm nghĩ ra đủ thứ cảnh giới, trong đạo gọi là phiền não tâm hay còn gọi là tâm cấu uế. Dùng tâm đó để niệm Phật, niệm lâu ngày tất sẽ đi vào ma đạo. Bạn phải cảnh giác: Nhất tâm niệm Phật. Ngoài Phật hiệu ra không nhớ nghĩ chuyện gì khác. Đó là chân nghĩa của niệm Phật.
Chúc tinh tấn.
TN
a di đà phật con cảm ơn nhe ơn ạ. thì ra cách niệm như vậy gọi là quán tưởng ạ.hèn chi con niệm con thấy sợ chớ con không thấy thanh tịnh . khi con niệm con không nhìn hình phật thì con mới chú tâm được .con sai rồi ạ thật là nguy hiểm . nam mô a di đà phật . chúc an lạc tinh tấn ạ. có gì không hiểu con xin được thỉnh giáo ạ. thân
a di đà phật xin cho con hỏi sao con không thật tin được rằng a di đà phật sẽ rước con . con không tin con sẽ vãnh sanh giống ht tịnh không nói niềm tin mơ hồ . con vẫn tin niệm phật nhưng không biết sao nghiệp chướng gì làm con không phát khởi thật tin cứ mơ mơ hồ hồ .làm sao để con có niềm tin vững chắc ạ. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Bạn nên phát tâm trì tụng thêm Kinh Vô Lượng Thọ. Hằng ngày đọc nghe lời thệ nguyện rộng lớn của A Di Đà Phật cùng cảnh Tây Phương thù thắng kia, ắc niềm tin, nguyện thiết được tăng trưởng. Hòa Thượng Tịnh Không thường nhắc nhở chúng ta mỗi tháng phải nghe Pháp ít nhất một lần; bởi vì sao, chúng ta hằng ngày tiếp xúc với 6 trần, tâm chúng ta bị nhiễm, bị mê hoặc, nên nếu không thường nghe Pháp thì việc tu hành sẽ bị xao nhãng.
Thêm vào đó, bạn niệm Phật cầu Phật gia bị, vì nguyện này hợp với bản ý của Phật nên chắc chắn được Ngài gia hộ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào anh/chị,
Anh/chị không phải là người đầu tiên có trở ngại như thế. Tại DVCT này cũng có nhiều anh chị đi trước vướng phải điều này nè:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-8/#comment-23573
dạ con xin cảm ơn nhiều ạ a di đà phật. nguyện cầu phật gia trì cho chúng con một đời phát niềm tin chân thật nhất tâm niệm phật bỏ báo thân này được sanh về cực lạc a di đà phật
A Di Đà Phật con muốn thỉnh Nghi Thức Tịnh Độ con phải thỉnh ở đâu được ạ, Con ở HN ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tự Phúc Thịnh,
Mong bạn hoan hỉ download 2 file dưới đây rồi in ra theo khổ A5 sách gấp để trì tụng theo sở nguyện.
Nghi Thức Trì Tụng A Di Đà Kinh
Trang Bìa Nghi Thức Trì Tụng A Di Đà Kinh
Cách in bạn có thể hỏi trực tiếp cơ sở chuyên in ấn để không bị nhẩ̀m hay sót trang nhé. Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN