Trong kinh Quán Vô lượng thọ chép: “Phật bảo ngài A Nan và bà Vi đề Hy rằng nếu có chúng sanh nào nguyện cầu sanh về Tây phương Tịnh độ, nên phát khởi 3 tâm thì liền đặng vãng sanh. Ba tâm ấy là:
1. Chí thành tâm, 2. Thâm tâm, 3. Hồi hướng phát nguyện tâm. Có đủ ba tâm ấy, quyết được vãng sanh về cõi nước kia.”
Danh từ “thâm tâm” trong kinh, chỉ cho cái tâm tu hành các công đức và thích làm các điều lành.
Danh từ “Hồi hướng phát nguyện tâm” chỉ cho cái tâm muốn đem các công đức đã tu hoặc đem các việc lành đã làm, hướng về quả Cực lạc để nguyện cầu vãng sanh.
Trong Phật pháp, việc hồi hướng công đức có một giá trị trọng yếu. Đại nguyện thứ 20 của Đức Phật A Di Đà đã có nói đến. Vậy xin sơ lược giải thích ý nghĩa của việc hồi hướng công đức như sau:
1) Đức và hiệu của Phật có công năng bất khả tư nghì:
2) Tâm thức thanh tịnh của chúng sanh có công năng bất khả tư nghì;
3) Tâm niệm của chúng sanh cũng có công năng bất khả tư nghì. Họp cả ba công năng bất khả tư nghì ấy tạo thành phương pháp Tịnh độ. Cho nên, pháp môn Tịnh độ cũng bất khả tư nghì.
Trên lý thì hành giả chỉ niệm hiệu Phật là đã đủ vãng sanh, nhưng trong thân tâm hành giả khi tu pháp môn Tịnh độ, ngoài sức niệm Phật ra, còn cần phải rộng tu các công đức, hồi hướng quả vãng sanh, là vì:
1) Cần cúng dường đức Phật A Di Đà để trang nghiêm Phật độ.
2) Cần làm các trợ duyên tăng thượng cho đạo quả.
3) Cần phát tâm Đại thừa học theo hạnh Bồ tát.
Vì các lẽ trên nên không những chỉ niệm hiệu Phật mà đã cho là đủ được. Bất cứ việc gì cũng không ly được nhơn quả; dù là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian. Bất luận tâm niệm thiện hay ác hoặc hành động thiện hay ác đều có hậu quả về sau. Căn cứ vào lẽ ấy, ta có thể biết hành giả tu tập thiện pháp, trong tương lai quyết phải được phước báo. Giả sử điều thiện ấy thuộc loại nhơn hữu lậu nhơn thiên, thì trong tương lai sẽ hưởng phước báo nhơn thiên, chứ chưa phải cứu cánh an lạc, vì còn đọa lạc luân hồi. Giả sử điều thiện ấy thuộc loại nhơn vô lậu xuất thế gian thì trong tương lai sẽ sanh về Ngũ bất hoàn thiên (cảnh giới của 4 quả thánh: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) hoặc mười phương Tịnh độ.
Nếu vì lý do không muốn thọ hưởng quả báo nhơn thiên vì sợ còn luân hồi đọa lạc mà hành giả tự nguyện hồi hướng tất cả công đức của mình hoặc công đức hữu lậu hoặc công đức vô lậu, làm trợ duyên tăng thượng để cầu vãng sanh Cực lạc của đức A Di Đà. Như thế thì bao nhiên nhơn gây phước báo nhơn thiên hữu lậu hoặc vô lậu trước kia sẽ không thành thục được mà địa điểm thành thục sẽ chỉ ở thế giới Cực lạc. Đã quy tụ được về một nơi rồi thì dù tịnh nghiệp chưa hoàn toàn nhưng phước quả vẫn thành tựu. Vì rằng hết thảy các pháp đều do tâm đạo. Tâm lực đã có công năng trồng nghiệp quả thì cũng có công năng chuyển nghiệp quả. Vì thế, khi hành giả hướng tất cả thiện nghiệp về quả Cực lạc, tâm niệm ấy không những có công năng điều hòa các chủng tử vô lậu đã huân tập trong đệ bát thức, nó lại còn khiến cho các chủng tử ấy biết chất thành chủng tử tịnh pháp hoàn toàn vô lậu, Chủng tử đã quyết định được rồi, như vậy địa điểm tương lai sẽ hưởng thọ quả báo cũng có thể biết trước một cách chắc chắn rồi vậy. Đây là giải thích theo học lý duy thức, một nền học lý rất thâm diệu trong Phật pháp.
Trong pháp môn Tịnh độ, hồi hướng chiếm một địa vị rất trọng yếu. Hành giả quyết phải thâm tín mới có hiệu lực.
Vạn nhất, nếu còn nhứt điểm hồ nghi ở trong lòng thì tâm lực sẽ mất công dụng, không làm sao chuyển biến được chủng tử trong bát thức. Nếu tâm hồn còn hồ nghi, pháp môn Tịnh độ sẽ không đem lại hiệu quả nào cho hành giả hết. Kinh dạy: “Còn nghi thì hoa không nở” là chỉ cho duyên cớ ấy.
Đức Phật A Di Đà biết rõ chủng tử có thể biến từ hữu lậu sang vô lậu, công đức có thể từ cõi này di dịch qua cõi khác, nên mới phát đại nguyện thứ 20. Trăm ngàn năm trở lại đây, các vị Đại đức cũng hiểu rõ lý đó, nên mới soạn ra các bài văn phát nguyện hồi hướng, cực lạc khuyên ta đem công đức tu hành hồi hướng về quả vãng sanh thế giới Cực lạc.
Hành giả bất luận làm công đức gì, dù chỉ giúp kẻ khó một đồng tiền hay chỉ cứu mạng sống cho một con kiến, sau khi làm xong, cũng phải quán tưởng đức Phật A Di Đà như đương đứng trước mặt mà chắp tay cung kính đọc bài kệ hồi hướng sau đây:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm chốn Phật độ
Trên đền bốn ơn sâu
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có kẻ thấy nghe
Đồng phát tâm Bồ đề
Khi mãn báo thân này
Nước Cực lạc cùng về
Sau khi đọc bài kệ ấy rồi, bao nhiêu công đức đã làm liền cảm ngay tâm lực của Phật ứng với tâm ta. Sức cảm ứng của hai bên tức là “tư lương” vãng sanh Cực lạc về sau này.
Tất cả công đức hồi hướng, bất luận công đức thuộc loại hữu lậu hay vô lậu, đều trở thành tư lương vãng sanh, ứng hợp với đại nguyện thứ 20 của đức Phật A Di Đà. Chắc chắn về sau sẽ được toại nguyện không sai
Trích trong Tâm Như – Trí Thủ
Mọingười cho hỏi vài điều ạ:có nên hồi hướng cho oan gia trái chủ hay là hồi hướng tất cả công đức nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc.Nếu mà hồi hướng công đức cho oan gia thì mình không còn công đức nữa à?Nếu hồi hướng cho họ thì họ có phá mình nữa không?Kiến thức nông cạn xin mọi người giải đáp giùm.
A Di Đà Phật
Bạn Rabbit thân mến,
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm 9 – Nhân Duyên và Sự So Sanh Công Đức Bố Thí đức Phật đã dạy như sau: “Lại nữa, này Ðịa Tạng! Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào ở trong Phật Pháp đã gieo trồng thiện căn—hoặc là bố thí cúng dường, hoặc là tu bổ chùa tháp, hoặc sửa sang kinh điển, cho đến chừng bằng một mảy lông, một hạt bụi, một hạt cát, một giọt nước…; những thiện sự như thế mà đều có thể đem hồi hướng cho Pháp Giới, thì công đức của người này sẽ là trong trăm ngàn đời đều được hưởng sự vui sướng vi diệu, tối thượng.
Còn như chỉ hồi hướng cho thân quyến trong gia đình hoặc cho lợi ích của riêng mình, thì quả báo là sẽ được hưởng sự vui sướng trong ba đời, cứ thí xả một thì được báo đáp vạn lần trội hơn”.
Đoạn kinh văn này cho thấy: dẫu bạn làm việc thiện phước gì, cho dù bằng mảy bụi, nếu đem hồi hướng cho Pháp Giới, nghĩa là tận hư không giới chúng sanh (10 phương pháp giới) thì quả báo là vô lượng, vô biên (không thể tính đếm); ngược lại, nếu chỉ hồi hướng “cho thân quyến trong gia đình hoặc cho lợi ích của riêng mình, thì quả báo là sẽ được hưởng sự vui sướng trong ba đời”. Và Phật dạy: “cứ thí xả một thì được báo đáp vạn lần trội hơn”.
Tạo sao khi hồi hướng cho một người thì quả báo ít? Ngược lại cho nhiều người thì quả báo lại là vô lượng?
TN kính mong chư vị Thiện Hữu Tri Thức kiến giải giúp để TN cùng các liên hữu khác cùng được tỏ tường.
TN
A Di Đà Phật,
Kính thưa chư vị đồng tu,
Đệ thì hiểu biết cũng chưa được sâu sắc cho lắm nhưng cũng xin mạn phép trình bày cách suy nghĩ của mình để các bạn đồng tu cùng tham khảo và hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung từ các bạn sen nhé.
Tại sao khi hồi hướng cho một người thì quả báo ít? Ngược lại cho nhiều người thì quả báo lại là vô lượng?
Ngày xưa, khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Đế. Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: “Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?”. Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: “Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!”. Tại sao lại như vậy? Theo mình hiểu thì điều mà nhà vua làm là phước báo hữu lậu (còn trong tam giới) chứ không phải công đức vô lậu (ra ngoài tam giới).
Công đức, phước báo ví như là ánh sáng, khi hồi hướng đến một người thì chỉ chiếu soi đến một người đó mà thôi nên sự lợi ích là có giới hạn cho nên quả báo ít. Nếu như hồi hướng đến nhiều người thì ánh sáng cũng không hề mất đi mà lại càng thêm lớn nên quả báo là vô lượng.
Khi hồi hướng cho một người mà thôi thì chứng tỏ tâm lượng của người này còn bé nhỏ nên quả báo ít. Ngược lại nếu hồi hướng cho nhiều người chứng tỏ tâm lượng của người này rất rộng lớn nên quả báo là vô lượng.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì khi hồi hướng cho một người mà thôi chứng tỏ người này còn thấy có ta, có người, có chúng sanh, có thọ giả cho nên quả báo chỉ là phước đức còn trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Nếu như người này hồi hướng khắp tất cả, tận hư không pháp giới chúng sanh giống như Phổ Hiền hạnh nguyện chứng tỏ tâm của người này là tâm bồ đề (trên cầu thành Phật, dưới nguyện cứu độ tất cả chúng sanh) vì thế cho nên quả báo là vô lượng, là công đức vô lậu vượt ra khỏi tam giới vậy.
Chính vì thế cho nên trong Kinh Kim Cang Phật dạy: “Này Tu-Bồ-Ðề! Nếu Bồ Tát bố thí mà tâm còn trụ chấp nơi pháp bố thí, thì như người vào nhà tối nên không thấy gì cả. Trái lại, nếu Bồ Tát bố thí mà tâm không trụ chấp nơi pháp bố thí, thì cũng như người có mắt sáng tỏ, lại nhờ ánh sáng của mặt trời chiếu soi nên được thấy tất cả mọi vật”. HT Tịnh Không cũng đã giảng về Bố Thí Ba La Mật ở đây nhé.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật. Kính chào chú TN.
Câu hỏi của chú TN thiệt là có nghĩa thâm sâu. HT cũng xin mạn phép góp chút xíu hiểu biết nông cạn để trả lời không biết có đúng không xin chú TN và các đạo hữu hoan hỷ chỉ dạy cho. Cũng xin cảm ơn lời giải đáp rất hay của đạo hữu HĐ.
Thí dụ HT có mua 1 cái bánh pizza chay để ăn nhe.
1. Nếu chỉ cắt ra chia cho mình và 1 người khác ăn thì chỉ có 1 người đó biết ơn. Cho dù miếng ăn đó hình tướng nhìn to nhưng cái biết ơn (vô hình) thì số lượng chỉ rất nhỏ là 1 người.
2. Nếu mình cắt ra 100 miếng (tuy nhìn rất ít) để chia sẽ mời 100 người ăn chung thì 100 người sẽ hoan hỷ biết ơn nghĩ tốt về mình. Có một 100 người nghĩ tốt về mình (vô hình) thì sau này họ cũng sẽ chia sẽ những cái tốt của họ cho mình (quả báo) khi đúng duyên.
Thành ra chỉ một cái bánh pizza mà tùy tâm mình rộng lượng chia sẽ cho bao nhiêu người khác, không luyến tiếc nghĩ đến bản thân cá nhân được ăn nhiều hay ít mà được 100 người nghĩ tốt về mình thà vì 1 người.
Cho nên khi làm việc thiện ít hay lớn đừng quên “phát tâm Bồ Đề” (rộng lượng) mà hồi hướng cho khắp giới chúng sanh. Đừng nghĩ rằng tuy là “vô hình” hồi hướng trong pháp giới mà coi nhẹ không có sự quả báo dội ngược lại khi đủ duyên.
Tâm (vô hình) sanh các pháp (hình tướng) đừng nghi ngờ mà mất sự lợi ích lớn cho khắp pháp giới chúng sanh. HT tin rằng oai thần lực (vô hình) của mười phương Tam Bảo luôn luôn hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh hữu tình vô tình cho nên chúng ta mới “cảm ứng đạo giao” khi đủ duyên để sanh nở căn lành phát tâm Bồ Đề tin lời Phật dạy mà tu hành tăng trưởng căn lành phước đức có như ngày hôm nay. Cho nên muốn đền ơn sâu nặng của mười phương Tam Bảo thì bắt buộc chúng ta phải hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh, không còn một con đường nào để lựa chọn nếu chúng ta muốn thành tựu tâm Bồ Đề.
Mà hồi hướng công đức việc lành gieo trồng nguyện đến khắp pháp giới chúng sanh mười phương đồng sanh về Cực Lạc là tốt nhất sẽ không thoái tâm Bồ Đề, sẽ chứng được A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Cho nên công đức, phước báo sẽ được vô lượng (bất khả tư nghì) vì đó là Bổn Nguyện của Phật A Di Đà.
Lời dạy của Phật: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.
Nên kinh Hoa nghiêm nói: “Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma”. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình không biết gì về kinh điển, nhưng có nghe nói là trong kinh Địa Tạng có dạy rằng khi mình hồi hướng cho ai đó, thì họ chỉ nhận được có một phần công đức, còn bản thân mình thì nhận được tới sáu phần. Từ đó suy ra là nếu ta hồi hướng cho một người thì ta được sáu phần công đức, hồi hướng cho hai người thì nhân đôi ta được mười hai phần công đức, hồi hướng cho ba người thì nhân ba lên thành mười tám…; cứ thế mà tính lên cho đến khi ta hồi hướng cho tận hư không biến pháp giới chúng sanh. Vô lượng vô biên chúng sanh mà nhân cho sáu phần công đức thì ta được vô lượng công đức là cái chắc!
Không biết mình tính theo kiểu nôm na gốc rạ như thế ấy có hợp lý hay không, hay là ta hồi hướng cho hết thảy chúng sanh là đã phát tâm vô lượng nên mới cảm biếm công đức nhiều như thế?
A Di Đà Phật!
Chân thành cám ơn mọi người đã giúp rabbit mở mang kiến thức.
Chúc mọi người thân tâm an lạc,tu hành tinh tấn!
Nam mô A Di Đà Phật.
con đang bị 1 vong tai nạn giao thông theo,nó lấy con.nó khiến tính tình con ngày 1tệ hại.và con cũng sắp thi đại học.việc biết có vong theo làm con thấy sợ không thể ngủ được.con sắp khôg chịu nổi.xin hãy giúp con
A Di Đà Phật, Liên thân mến
Nếu bạn đã nhận ra được đó là vong theo mình thì ắt hẳn họ có duyên với mình. TLPT bày cho bạn thế này. Bạn hàng ngày hãy đối trước bàn Phật mà tụng kinh Địa Tạn, sau đó niệm Phật từ 1.000-5.000 câu, sau đó đem công đức tụng kinh, niệm Phật này hồi hướng cho vong linh đi theo bạn. Nếu ít thời gian quá thì có thể chỉ niệm Phật. Niệm xong thì thành tâm khấn rằng: “Kính thưa chư vị vong linh đang đi theo tôi. Tôi không biết chư vị là ai, nếu như trong quá khứ tôi có làm lỗi lầm gì với chư vị thì xin nhận ở nơi tôi lời xin lỗi và sám hối. Hàng ngày tôi niệm Phật đem công đức này hồi hướng cho chư vị, mong chư vị sớm được siêu thoát. Chư vị xin hãy nghe tôi nói, chúng ta đều đang ở trong lục đạo luân hồi, đều rất khổ, xin hãy nên niệm Phật mà cầu sanh Tây Phương để được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh. Về nơi đó thì vĩnh viễn lìa khổ được vui, không còn sanh tử hay sự khổ gì nữa hết. Tôi hàng ngày cũng cố gắng niệm Phật mà cầu sanh về nơi ấy, xin Chư vị hãy nghe lời tôi mà niệm phật, chư vị có thể tìm một chỗ tốt lành ở chùa để mà tu hành, phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, lìa khổ được vui, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật”.
Phiền não, nghiệp chướng, oan gia trái chủ, thiện duyên ác duyên đều từ tâm mình mà khởi thì hãy từ chính tâm mình mà sám hối. Tâm chân thành mà làm được, cố gắng niệm Phật nhiều thì sẽ giúp bạn sớm giải trừ được vấn nạn này. Nếu cảm thấy không thể tự mình làm được thì có thể nhờ người nhà bạn dẫn lên chùa Hội Phước ở Vũng Tàu khẩn thỉnh Sư Thích Giác Hạnh thuyết linh có thể hóa giải được những trường hợp tương tự như thế này.
Vài chia sẻ, hi vọng giúp được bạn chút ít.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Một ngọn nến nếu chỉ giữ cho riêng mình thì chỉ sáng mỗi nơi mình, nhưng với ánh sáng ấy, đem chia nhân với những ngọn nến khác cùng sáng thì ánh sáng không chỉ một góc mà chiếu soi vô cùng tận khắp thế gian. Vậy hồi hướng công đức vô lượng cũng chẳng khác nào chúng ta mang ánh sáng tới khắp thảy tam giới.
A Di Đà Phật!
Thưa thầy, con là sinh viên năm nay 21tuổi con muốn hỏi thầy là con thường xuyên bị căng thẳng và hay đau đầu,con nên làm thế nào hay đọc kinh gì để cảm thấy nhẹ nhõm hơn ạ.