Mặc trì thì niệm Phật bằng ý, thường thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ. Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu. Lúc hành đạo, chư liên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín (như hình ảnh Đức Phật ngồi thiền và thành Đạo dưới gốc cây Tất Bát La) qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng, không niệm Phật nhép bằng miệng. Ý thức luôn tinh tiến công phu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi thuần thục, lần lần các căn khác cũng nương theo ý mà thuần thục cho đến khi thân an, thần tịnh, thân tâm an lạc trong sâu lắng, liên hữu tiếp tục thực tập điều hoà ngày đêm nhị thời, tam thời, tứ thời, lục thời, chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh điểm định lực, tam muội. Tuy nhiên cách nầy nếu liên hữu tu không khéo dễ bị hôn trầm.
Cao thinh trì thì miệng kết hợp với ý niệm, tức là niệm bằng miệng, nhưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lớn tiếng, tuỳ theo hoàn cảnh niệm thật lớn, niệm vừa phải, niệm vừa đủ nghe để trấn áp các tiếng động bên ngoài, hạn chế cho nhĩ thức bị động bởi những tiếng động bên ngoài. Chủ yếu niệm Phật cao thinh trì là dùng miệng niệm Phật lớn tiếng đánh động nhĩ thức tỉnh thức phan duyên theo tiếng niệm Phật, mà buông bỏ những tiếng động âm thinh bên ngoài; liên hữu chỉ còn nghe tiếng niệm Phật cho đến khi thuần thục tịnh tâm, an lạc, định lực nảy sanh mà thôi. Cách tu thường dễ bị tán loạn, nếu liên hữu niệm cẩu thả, dễ duôi.
Kim Cang Trì gần giống như cách niệm mặc trì, cao thinh trì, nhưng niệm không ra tiếng, mà chỉ nhép miệng, hở môi thật dịu dàng, không mở miệng quá lớn, không hé miệng quá nhỏ, làm cho ý bị động, không thể thực hiện hành pháp niệm Phật được. Hành giả liên hữu nhép miệng một phần ba môi, đánh lưỡi thật nhẹ nhàng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, rất dễ thuần thục sâu vào định, chánh niệm vững vàng không bị các ma ám ảnh, chư thiên lai hộ trì, phi nhơn không phá hoại, pháp giới thật an tịnh. Cách tu nầy thuộc của hàng Tăng Ni và Cư Sĩ thực hành thời điểm độc cư, nhập thất. Ở đây chỉ được minh triết, ở phần sau nói về phương pháp, cách thức niệm Phật sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.
Đại Sư Châu Hoằng dạy:
* Niệm Phật có “mặc trì”, “cao thinh trì”, “kim cang trì”. Nhưng niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thinh trì) cảm thấy phí sức, duy dùng pháp “kim cang trì” se sẽ động môi lưỡi mà niệm, là có thể bền lâu. Nhưng cũng không nên chấp định, hoặc khi niệm theo lối “kim cang trì” thấy phí sức, thì không ngại gì “mặc trì”, nếu hôn trầm, lại đổi dùng pháp “cao thinh”.
* Tâm hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.
* Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, niệm Phật chính dể trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả, là do dụng công chưa được chơn thiết. Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm, mỗi chữ mỗi câu tinh nhứt không xao lãng, thì tạp niệm dứt.
* Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dùng công phu, mỗi khi tán loạn liền mau thâu nhiếp lại, cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết được vọng niệm nhiều, là do nhờ niệm Phật; lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào, không giây phút nào ngừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được ư?
* Người học Phật đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ huy tu hành chân thật. Hàng Cư Sĩ tại gia không cần phải cạo tóc mặc đồ đà, tự có thể để tóc mặc áo tràng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người ưa thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông đánh mỏ, tự có thể yên lặng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người sợ công việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người biết chữ, không nhứt thiết phải vào Chùa mà nghe kinh, tự có thể xem kinh theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật. Trải qua ngàn dặm đi hành hương ở các danh sơn, không bằng ngồi yên nơi nhà mà niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Cúng dường những vị sư không chơn chánh, không bằng hiếu thuận cha mẹ và siêng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Giao du với nhiều bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà biết chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đức hạnh thấp mà giọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ chất phát giữ giới luật tinh nghiêm, hạn chế phan duyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh ứng, thần thông pháp tắc của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.
Nói tóm lại, người niệm Phật giữ tấm lòng ngay thẳng, chấm dứt làm các việc ác, gọi là thiện nhơn. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, diệt vong niệm, dứt hoặc nghiệp gọi là thánh nhơn.
* Xin khuyên những người rất thanh nhàn, việc gia đình con cái đã lo xong, dưới trên rỗi rảnh, nên đem hết tâm lực phát tâm tu hành dũng mãnh mà niệm Phật, mỗi ngày tính từ số ngàn câu danh hiệu Phật đến muôn câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Xin khuyên những người duyên đời bận buộc, ràng buộc muôn duyên quá nhiều, nhọc nhằn vì việc công, bôn ba vì gia sự, tuy ít khi rỗi rảnh nhưng mỗi buổi sớm mai cố gắng nhín chút thì giờ, niệm Phật chừng mươi hơi, ngoài ra lúc nào rảnh, niệm xen vài trăm câu.
* Lúc ta còn đi tha phương học Đạo, nghe Biện Dung Thiền Sư tông phong rất thạnh, bèn đến nơi cầu pháp, đôi ba phen quỳ lạy thưa hỏi, Thiền Sư bảo: “Ngươi nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi”. Ta liền lãnh giáo lui ra. Bấy giờ các bạn đồng hành đều cả cười, bảo: “Từ ngàn dặm đến đây, chỉ mong được nghe những lời cao siêu thâm diệu, té ra chỉ lãnh mấy câu không đáng nữa đồng tiền! Giá mấy câu ấy, ai mà không nói được”. Ta đáp: “Đó mới là chỗ tốt của Thiền Sư. Chúng ta khát ngưỡng mong mến từ ngàn dặm đến đây, Ngài không nói lời chi huyền diệu để lấn lướt kẻ dưới, chỉ chất phát thật thà, đem chỗ công phu thiết cận, song tinh yếu, chính mình đã thể nhận, mà khuyên bảo dặn dò”. Điều nầy ta còn tuân giữ mấy lời ấy, không dám lãng quên.
Đại Sư dạy tiếp: “Giữ bổn phận không tham danh lợi, không theo duyên ngoài, rõ lý nhân quả, chuyên niệm Phật” lời nầy xem như cạn cợt tầm thường, song rất cao siêu, mầu nhiệm, tuy là giản dị, song bao quát kinh nghĩa, gom thành chỗ tinh yếu của một đời người tu. Giữ đúng theo đây xét kỷ lại, đã có mấy ai làm được? Cho nên kẻ nông cạn tất xem thường lời nầy; người ưa nói lý huyền, xem mình là bậc cao siêu vô ngại, quyết không thể nào làm đúng như những lời dạy này; nên chẳng phải bậc đã từng kinh nghiệm như Ngài Biện Dung Thiền Sư, không có đủ trình độ thốt ra lời nầy; và nếu chẳng phải bậc chân tu thật đức, thạc học, thiện tri thức học đạo giải thoát, cũng không thể lãnh thọ được lời nầy.
Lời dạy của đại sư Vân Thê Châu Hoằng
Trích: Tịnh Độ Giảng Lược
Tác giả: Hòa Thượng Thích Giác Quang
nam mô a di đà phật kính bạch các thầy.con là phạm thị hạnh.gia đình con ăn chay khoảng hơn 1 năm rồi ạk.con xin hỏi thầy là trước đây con thường niệm phật bằng miệng và cảm thấy quen như thế.nhưng khi anh con tụng kinh vô lượng thọ thì nói con là nên niệm bằng miệng kết hợp nghe và đưa vào tâm nhưng con chỉ kết hợp được giữa tai và miệng còn chưa kết hợp đươc với tâm.con thấy rất khó mong các thầy hoan hỉ chỉ bảo cho con phải làm thế nào ạ.con xin cảm ơn thầy.nam mô a di đà phật
Chào liên hữu,
Xin vô cùng hoan hỉ và tán thán liên hữu cùng gia đình đã quyết tâm trường chay từ bỏ nghiệp sát. Công đức này lớn khôn lường. Không những chỉ mình liên hữu mà cả gia đình đều ăn chay & niệm Phật. Thật hiếm có vô cùng.
Người anh của liên hữu khuyên niệm Phật tâm phải theo tiếng quả là không sai. Xưa nay các tổ sư và chư cổ đức đều khuyên như thế vì nếu miệng niệm Phật mà tâm lại phan duyên theo những gì đang xảy ra xung quanh mình, hoặc người niệm Phật ở đây mà tâm lại “đi du lịch” xa cách mình cả nửa vòng trái đất thì hiệu quả không cao. Nhưng kỳ thực không ai niệm Phật đến trình độ nhất tâm mà không đi qua con đường tán tâm trước. Thế cho nên liên hữu không nên lấy đó làm thất vọng. Ngay cả bản thân Hữu Minh cũng vậy, 5 năm đầu tiên niệm Phật tâm cứ như khỉ chuyền cành, cảnh duyên cứ chuyển đổi không ngừng nghỉ mặc dầu đang ngồi niệm Phật. Nhưng theo thời gian vọng tưởng sẽ lần lần ít đi. “Bí quyết” của pháp môn Niệm Phật là miệng niệm, tai lắng nghe cho rõ từng tiếng từng âm thanh. Niệm chữ A thì tai nghe chữ A, chữ Di thì nghe chữ Di, chữ Đà thì nghe chữ Đà… Nếu như tai nghe không còn rõ ràng hay lờ mờ chữ có chữ không nghĩa là mình đang có vọng tưởng. Hãy mặc kệ vọng tưởng vì nó tự sanh sẽ tự nó diệt. Đừng cố chống chọi với vọng tưởng. Khi biết mình đang có vọng tưởng thì vội quay trở về bằng phương pháp lắng nghe âm thanh của chính mình. Giống như người ca sĩ đang hát phải chú ý cao độ lắng nghe chính giọng hát của mình vậy. Cứ thế câu Phật hiệu sẽ dần rót vào tâm.
Để vọng tưởng bớt sanh, liên hữu đành phải vì mục đích lớn vãng sanh trong đời mà hãy hy sinh bớt những thú vui của mình như xem TV, họp mặt bạn bè, hoặc tiệc tùng… Càng ít tiếp xúc với duyên trần thì tâm càng ít có cơ hội nghĩ ngợi mông lung. Người tu đạo để chấm dứt sanh tử luân hồi giống như người đang bơi ngược dòng để trở về nguồn. Bơi ngược dòng nước rõ ràng là không dễ dàng tí nào nên hầu hết chúng sanh chọn con đường dễ đi hơn là cứ bơi xuôi dòng nước. Và cứ thế lại trôi theo dòng sanh tử luân hồi mãi mãi không biết nơi nào là bến đỗ.
Chúc đạo hữu luôn tinh tấn, buông bỏ vạn duyên, lão thật niệm Phật thì ngày về nhà sẽ suông sẻ theo ý mình.
A Di Đà Phật
nam mô a di đà phật kính bạch các thầy.con là Lý Thị Thoa, năm nay con 25 tuổi, đã lập gia đình. Con mắc phải ă căn bệnh tuy không khó chữa,nhưng con đã đi đến rất nhiều nơi, tìm nhiều thầy thuốc nhưng vẫn không có kết quả. CÓ lẽ do nghiệp chướng của con từ kiếp trước. Con rất muốn thành tâm niệm phật, nhưng lại không biết niệm phật làm sao cho đúng. Con kính mong thầy dẫn đường chỉ lối cho con đểcon thành tâm niệm phật, xám hối, và mong bệnh tậy sớm tiêu tan. COn xin cảm ơn Thầy ạ. Nam mô a di đà phật
Chào chị,
Thông thường các bệnh về thân trong đời này chúng ta mang phải là do nghiệp sát của chúng ta gây nên ở đời này hay đời trước. Cho nên muốn đỡ bệnh thì cách mau nhất là phóng sinh thật nhiều để trả món nợ sanh mạng. Bên cạnh đó chị hãy dùng tâm chân thành và chăm chỉ niệm Phật để hồi hướng công đức cho các vị oan gia trái chủ đang đòi nợ trên thân chị. Hai chữ “chân thành” HM vừa nói rất quan trọng vì khi chị niệm Phật cho có lệ mà không thật lòng thì oan gia trái chủ cũng không buông tha cho chị. Chỉ khi nào họ thấy rõ chị một lòng một dạ tu hành niệm Phật thì mới cảm được đến họ. Cách thức niệm Phật sám hối thì trong website này đã có hướng dẫn, xin xem bài Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày, chị cứ theo đó mà làm thì sẽ có kết quả tốt. Phần hồi hướng công đức chị có thể hồi hướng thêm cho các vị oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của chị và đang ở trên thân chị.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật kính bạch các thầy. Con là phan Thị Thanh Thủy, con chưa quy y và nhà ở của con cũng chưa có bàn thờ Phật. Mẹ con đã quy y và mới mất nửa tháng nay. Các thầy dạy cho con cách niệm Phật và hồi hướng cho mẹ con. Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chị có thể theo bài này mà niệm Phật:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Phần hồi hướng chị có thể nói thêm: con xin hồi hướng công đức này cho mẹ con tên là ABC, pháp danh XYZ và cho tất cả oan gia trái chủ của bà. Nguyện cho tất cả mau giác ngộ, niệm Phật để sớm vãng sanh Phật quốc.
Nếu mẹ chị đã biết niệm Phật vãng sanh lúc còn sanh tiền thì tốt. Còn nếu chưa thì chị hãy khuyên với mẹ hãy niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nương công đức ấy mà nguyện được sanh về nước của ngài. Trong vòng 49 ngày nếu vong linh mẹ chị chịu niệm Phật và phát nguyện vãng sanh thì vẫn có thể được Phật tiếp dẫn.
A Di Đà Phật
Con tên trung,con là nguoi bị tật.con niệm phật có vãng xanh duọc không ạ,con niệm phật mà danh hiệu phật con nghe không rõ là bị gì vậy con xin thây chi cho con rõ ạ,
Phật từ bi đâu có phân biệt người lành người bệnh đâu bạn ơi ^^ Bạn vẫn được vãng sanh bìng thường nhé ~ mình cũng mới niệm phật gần đây và làm theo cách miệng niệm tai nghe rõ từng chữ A – Di – Đà – Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật. Mến chào bạn Trung, nếu bạn tin sâu pháp môn niệm phật, tha thiết nguyện về cỏi phật A Di Đà một lòng niệm phật chắc chắn sẽ được vãng sanh. Ngày xưa có cô gái bị câm chỉ niệm phật trong tâm, mỏi ngày cô đều chấp tay nhìn vào tượng phật, sau đó cô đã vãng sanh rồi. Bạn không nghe tiếng niệm phật chắc tại bạn chưa quen đó, bạn thử niệm lớn hơn hay là cứ mặc kệ đi. Miệng niệm trước rồi từ từ tâm sẽ Theo sau. Chúc bạn thành công.
Câu Chuyện Cô Gái Câm Niệm Phật Được Vãng Sanh
Con tên Trung,con có 2 chuyện muốn hỏi các Thầy ạ:
Câu 1:con än män mà con än xong rôi mà con đi xúc miệng uống nước vô con cho miệng con bớt dơ rồi con niệm phật có sao không ạ??
Câu2: Con đi ngủ 1, 2 giờ sáng con không ngủ được mà giờ đó miệng hơi hôi mà niệm phật ra tiếng có sao không ạ?
Mong Thây chi cho con ạ.
Trung mến,
Trước khi niệm Phật nên xúc miệng đánh răng sạch sẽ là tốt nhất.
Khi nằm ngủ thì chỉ nên niệm thầm mà thôi, niệm ra tiếng sẽ không cung kính và tổn khí, lâu ngày sẽ thành bệnh.
Tóm lại khi mình thấy miệng mình ko sạch sẽ hay hoàn cảnh xung quanh không thanh tịnh, trang nghiêm thì mình nên niệm Phật thầm là được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tin hôm 3tây là con nhän bị xót ạ,con xin lôi ạ , Con tên lê trung,con la nguoi bị tật näng,con dang hành pháp môn niệm phật câu vãng xanh ạ vay con än män hoäc än chay xong mà con xúc miệng không giông nhu nguoi mạnh vậy con uông nuoc dô miệng roi con xúc cho cøm va thuc än ra roi con nuôt nuoc thuc än dó vô bụng roi con niệm phật có sao không ạ ,xin các thây giai dáp cho con biêt va con xin cam øn ạ,,
Con tên Bảy,con có thäc mäc nay con muốn hỏi,trong Phật pháp nói tu để vãng sanh, nói là,đi, đứng, ngồi nằm gì cũng niệm Phật,vậy mình khi đang än sao mà niệm được,mong các thầy giải thích cho con hiểu.
Xin cảm ơn Thầy.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào bạn Trung.
Trường hợp của bạn là bất đắc dỉ nên phải làm vậy,vì bạn có bệnh nên mới làm vậy, Chúc Hiền nghĩ là không sao cả bạn cứ yên tâm mà niệm Phật đi. Thật ra phải xúc miệng sạch sẽ mới niệm Phật đó là để tỏ lòng thành kính với chư Phật. Đức Phật không chấp vào chuyện đó đâu. Con người mình cho dù tắm rửa sạch sẽ tới đâu thì bên trong ruột gan phèo phổi cũng dơ thấy mồ. Mà khi chết rồi thân này cũng trả về cho cát bụi, nó đâu phải thật của mình hoài. Đức Phật cũng chỉ rước cái thần thức của mình đi thôi, chớ Ngài đâu có vác cái xác của mình đem qua cỏi Ngài đâu. Chúc Hiền thấy những người sắp lâm chung cũng thảy ra nhiều ô uế, nhưng vì tâm chí thành niệm Phật, cũng vẫn vãng sanh như thường. Đức Phật chú trọng vào cái tâm của mình thôi, vì có câu tâm thành tấc linh, chớ đâu ai nói thân thành tấc linh.chúc bạn được toại nguyện.
Gởi bạn Bay!
Chúc Hiền nghĩ là niệm Phật lâu ngày, với công phu cao thì chắc sẽ niệm trong lúc ăn được, vì có người niệm Phật trong lúc ngủ được kia. Khi ăn thì mình sẽ tỉnh táo hơn ngủ mà. Nhưng mà có niệm Phật là tốt rồi, mình cứ cố gắng hết sức của mình thôi, từ từ sẽ có tha lực của đức Phật A Di Đà gia trì thêm mà lo gì.
Khi ăn thì niệm bằng tâm chứ không niệm bằng miệng và lưởi . Tức là lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình phát ra, thật rỏ ràng, đều đặn, liên tục . A Di Đà Phật
Con tên hiêu,con niệm phật theo cách mäc trì trong khi ngu mà sao con niệm thâm mà nghe hok rõ,mong các thây huong dân cho con niệm thâm dê hon trong lúc ngu ạ,A DI DÀ PHẬT
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào bạn Hiếu
Hy vọng sẽ có các liên hữu khác trợ giúp thêm ý kiến đóng góp, theo như VT được biết thì đối với người ngủ say, thần trí mê mang khó có thể niệm Phật được. Những người có thể niệm Phật được trong lúc ngủ là do họ đã trãi qua một quá trình công phu tu tập lâu dài, với sự quyết tâm, nổ lực tinh tấn thì mới có thể đạt được trạng thái này.
Việc cố gắng tập niệm Phật trong lúc ngủ là điều rất tốt vì VT nhớ mang máng hình như là Ngài Hám Sơn có nói:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được, khi ngủ mà tự chủ được thì lúc bệnh, lúc lâm chung mới tự chủ được “. Theo như VT hiểu hai chữ tự chủ mà Ngài muốn nói chính là ” giử chánh niệm, niệm Phật “. Có thể tham khảo thêm ở bài viết này nhé :Giải Pháp Giúp Niệm Phật Lúc Ngủ
Thôi,xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Con tên Lê,con là nguoi moi học niệm phật duọc máy tuân roi ạ ,con di,dung,ngoi,näm,con niệm thâm co duoc hok a? Mà sao con niệm con nghe không rõ ạ? vậy con ráng niệm phật thâm vậy lâu ngày chäc se thành công không ạ? Mong các thây nói cho con biêt thêm ạ.
Con tên lê,con là nguøi tâm mê si, con đọc các pháp môn niệm phật mà có nhiêu cách niệm phật mà có một cách con chua hiêu,cách đó là mäc niệm trong lúc niệm môi miệng høi mâp máy,con dang niệm cách dó mà con chua hiêu,mong các thày chi giúp con ạ,con xin cam on ạ
Thân chào chú Lê
Vậy chú có hiểu Niệm Phật Bằng Tâm Là Như Thế Nào? ( theo như VT đã trình bày trong phần hồi đáp cho Saykhieng )
Chú có bao giờ bị thất tình chưa? Khi một người bị thất tình thì trong lòng lúc nào cũng nghĩ tưởng và nhớ đến người yêu từ ánh mắt, nụ cười, dáng đi, giọng nói…không sao quên được. Chú có thể nào nhớ Phật tưởng Phật niệm Phật tha thiết ngày đêm giống như con thơ lâm nạn đang chờ mong, đang tha thiết kêu gọi Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật cứu vớt và xin cho con sớm được về nhà ( Tây Phương Cực Lạc ).
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
con tên liên, con hay đi lễ chùa vào dịp rằm, nay con muốn hỏi cách thành tâm niệm Phật sao cho đúng.
Mẹ con năm nay ngoài 60, hay bi bệnh huyết áp, con muốn hằng đêm tụng Chú Đại Bi để cầu an cho Mẹ con khoẻ mạnh đựơc hay không? và niệm như thế nào cho phải? con xin cám ơn!
Con tên trung,khi gân lâm chung mà näm niệm phật ra tiêng duọc không ạ ,,,
Chào bạn Trung, nếu khi lâm chung mà giử gìn được câu phật hiệu, tâm không tán loạn thì được Phật A Di Đà, chư Bồ Tát cùng chúng thánh sẽ đến để tiếp dẫn về cõi Cực lạc đúng theo bổn nguyện của D97c1 từ phụ A Di Đà phật.Bạn đừng nên quá câu nệ hình thức niệm có tiếng hay niệm thầm… mà chủ yếu là có thành tâm hay không mà thôi. Chúc bạn tinh tấn. Nam mô A Di Đà Phật
Xin cho con dc hoi sang ra con ko the Niem phat dc den toi con moi Niem Phat dc lieu co dc ko a
Chào ban/ niệm phật không nhất thiết ngồi một chổ để niêm ma ban đi đứng nằm hay ngồi điều có thể niệm. luôn niệm thầm trong tâm..rảnh luc nao thì niêm luc ấy .lâu ngày bạn sx thấy sự vi diệu vô cùng tui đã trãi qua nen tui cảm nhận được . chuc bạn thành công.
Con tên trọng,cho con hoi vía cua quan âm bô tát là ngày nào tháng nào ạ,mong các thây cho biêt ạ,,
Chào bạn Trọng!
Ngày vía của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thì theo như CH được biết một năm có 3 ngày là:
19 tháng 2 (theo âm lịch)
19 tháng 6 (theo âm lịch)
19 tháng 9 (theo âm lịch)
Nam Mô A Di Đà Phật
Con tên trung,ø bình thuận có bang hộ không ạ và cho con biêt chô nào có ạ
Con tên trung,nhà con lúc nào cung ôn con niệm phật ra tiêng không tiện vậy con niệm thâm luôn có duoc không ạ,cho con hoi thêm một chuyện mình niệm phật bäng miệng thôi hà thây….
Con niệm Phật rất kiên trì mấy năm nay rồi nhưng Con chỉ nghe qua các băng đĩa và học qua mạng.Con thấy cứ mò mẩm như thế này thì hiệu quả của việc tu hành sẽ thấp,hiểu như vậy nên Con cứ phát nguyện hàng ngày mong sao duyên lành nảy nở để Con có Thầy để học hỏi có Thầy chợ duyên cho con.Con mong mổi điều này từ lâu lắm rồi và Con cứ kiên trì niệm Phật để vượt qua chướng duyên Con rất mong có Người để Con học hỏi.Nam Mô A Di Đà Phật
Con rất mong được hồi âm số DT của Con là: 0944196700
A di Đà Phật ,xin chào Diệu Hiền!
Hoà thượng Tịnh không ngài có,thiện tri thức và thầy tốt có thể gặp khong thể cầu,bạn cứ chuyên Tam niem Phật,hoặc ban vào http://www.tinhtonghochoioregon.org/news.php.vao đây bạn nghe pháp của ht Tinh không.thì trên đường tu bạn tinh tiến hơn,ỏ đây các Liên hửu đã sắp cho chúng ta nghe pháp tù thấp len cao,có thứ tự lớp Lan.và khi bạn nghe rồi thì dây là vị thầy của chúng ta.gặp mà không gặp.không gặp mà gặp.Tôi thì chỉ nghe có 1 vị này thôi,vì căng cơ của tôi thấp không dám nghe nhiều sợ mình không hiểu được.1 vị thầy thì 1 con đường,2 vị thì 2 đường,nhiều vị thì nhiều đường.vậy biết đi đường nào?Pháp Sư Tịnh Không Ngài là 1 vị thầy đã phục Hưng tịnh độ vào thời đại nầy.thật là hiếm có.a di Đà Phật.làm gì củng phải có nhân duyên.nếu bạn co duyen thì bạn sẻ được nghe và hiểu.chúc bạn pháp hỉ sung mản.A di Đà Phật
Con tên trung con có việc muôn hoi viện trí,mình niệm phật bàng miệng vậy mình có tuøng ra hình phật di dà hok ạ,con niệm phật mà con là nguoi bị tật nạng mà con niệm phật ra tiêng là họng con rat dau con ráng chung nào thì nó vân dau,vậy con niệm thâm tøi ngày con lâm chung luôn duoc hok ạ,viên trí nhận tin này hoi âm cho con nhanh ạ,,
Xin chào chú Trung
Tưởng ra hình Phật là việc rất khó, chỉ thích hợp với người thượng căn thời xưa mà thôi. Đối với người hạ căn như mình thời nay thì Tổ Sư Thiện Đạo khuyên chỉ nên trì danh hiệu Phật là đủ rồi.
Khi mà niệm Phật bằng miệng ra tiếng thì bị đau như vậy thì khi nói chuyện cũng bị đau có phải không? Bởi cái tật là như thế mà. Cho nên chú cũng đừng có buồn mà cũng hãy nên cám ơn cái tật này, nhờ thế mà mình không có nói chuyện với nhiều người và cũng không có ai nói chuyện với mình như thế là xem như tịnh khẩu. Nhờ tịnh khẩu mà không phạm khẩu nghiệp. Nhờ tịnh khẩu mà không có những chuyện thị phi phiền não đến với mình. Nhờ tịnh khẩu mà niệm Phật được chuyên nhất, xuyên suốt, không xen tạp.
Chú cứ yên tâm mà niệm Phật thầm không sao cả vì bằng chứng cho thấy là Có Cô Gái Câm Đã Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Nếu như trong lúc niệm Phật mà có bị hôn trầm ( buồn ngủ ) thì chú nên đứng dậy đi kinh hành, lể Phật. Còn nếu như bị tán loạn nhiều quá thì có thể dùng sâu chuỗi, niệm một câu, lần một hạt.
HT Đạo Nguyên có nói :” Niệm Phật không khó mà khở bền lâu, bền lâu chưa khó mà khó nơi tâm chuyên nhất “. Tâm chuyên nhất tức là không xen lẫn những tạp niệm ( ý niệm khác ngoài câu Phật hiệu ).
Nói tóm lại chú có thể niệm Phật thầm từ đây đến ngày chú lâm chung luôn cũng được, không sao cả.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con tên trung,con là người bị tật ,đi và đứng hok được, con là người hỏi viên trí câu hỏi mình niệm phật có tưởng ra phật hok và niệm thầm tới ngày lâm chung có được hok đó,bửa nay con hỏi viên trí thêm một câu hỏi nữa, câu hỏi này là con bửa giờ con niệm thầm mà sao con nghe danh hiệu phật mà sao con nghe hok rõ vậy là sao hả viên trí ,đã vậy còn tán loạn,viên trí nói nêu tán loạn nhiều thì dùng chuỗi niệm nhưng con là người bị tật đi hok được và tay cũng yếu ạ ,giờ con chỉ có thể niệm thầm được thôi mà con niệm thầm thì nghe hok rõ,còn niệm ra tiêng thì con niệm là họng con đau,mong viên trí chỉ cho con biết là bị gì ạ,còn một chuyện nữa ạ,chỗ con ngồi niệm phật và chỗ con ngủ là gần màng hình tivi ngươi niệm phật hok xem tivi phải hok ạ,vậy con hok xem nó, vậy con niệm phật mà gần tiếng tivi nó có sao về niệm phật hok,con bị tật,đi hok được nên con đi vào chỗ thanh tịnh để niệm phật hok được ạ,mong viên trí hồi âm cho cho con biêt ạ và hồi âm nhanh cho con ạ
Xin chào chú Trung
Niệm thầm tức là tâm niệm chứ không phải miệng niệm. Nếu miệng niệm thì lổ tai nghe không rỏ là đúng. Còn tâm niệm thì phải nghe bằng tâm chứ không thể nghe bằng lổ tai. Tâm nghe không rỏ là do bị tán loạn.
Chúng sanh thời mạt pháp đa số đều là người hạ căn nên niệm Phật thường hay bị tán loạn là việc rất bình thường của rất nhiều bạn đồng tu chứ không riêng gì một mình chú. Chính vì thế cũng chớ nên nản lòng. Không tán loạn thì gọi là nhất tâm. Mình cũng có thể niệm Phật được nhất tâm trong 5 phút,10 phút, 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ… Nếu như suốt 24 tiếng đồng hồ mà nhất tâm thì là được 1 ngày. Người niệm Phật mà nhất tâm bất loạn từ 1 đến 7 ngày là sẽ vãng sanh về thượng phầm, là công phu cao của hàng chư Tổ chứ đâu phải thứ vừa. Nếu như mình cố gắng tinh tấn nổ lực kiên trì thì lâu ngày chày tháng hy vọng có thể đạt được.
Nhưng cho dù mình niệm Phật không được nhất tâm bất loạn vẫn được vãng sanh mà. Ngẫu Ích Đại Sư nói : ” Có Tín Nguyện là được vãng sanh, còn phẩm vị cao hay thấp là ở nơi Hạnh sâu hay cạn “.
Muốn sớm được nhất tâm thì nên bắt chướt bà Bá Bất Quản : ” xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì “. Tán loạn phát sanh là do vọng niệm, vọng tưởng nơi tâm thức mình tự dấy khởi hoặc do phang duyên bên ngoài như là tiếng và hình ảnh trong tivi. Nếu không có ai xem tivi thì nên tắt đi, còn nếu có người xem thì cứ để họ xem, mình chớ nên bảo họ tắt đi, khiến họ không vui là điều không hay.
Thế giới vật chất bên ngoài lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt, khiến cho tâm dể bị loạn động. Nhưng cho dù vào được nơi thanh tịnh thì nơi tâm thức mình lại phát sanh vọng niệm vọng tưởng vì thế cũng vẫn bị tán loạn. Chính vì thế cho nên muốn niệm Phật được nhất tâm thì ” xả bỏ vạn duyên ” không còn chấp vào ngả, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Cái thân xác mình đây cũng hãy xem như nó đã chết rồi vậy. Mình không còn gì cả, chỉ còn là một vong hồn mà thôi cho nên phải niệm Phật cầu sanh Tây Phương, nếu không sẽ bị đọa lạc. Cứ bám chặt vào câu Phật hiệu ngoài ra những thứ khác hay kệ nó, chớ bận lòng, đừng để tâm, đừng màng tới nó.
Nếu như chú không thể lần chuỗi được thì có thể dùng máy niệm Phật để trợ duyên, nhưng cũng nên thay đổi, chớ nên nghe hoài. Nghe tiếng máy niệm Phật là dùng nhỉ căn niệm Phật.
Nếu không có máy niệm Phật thì chú lấy giấy viết ra ghi : ” Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật… ” khoảng chừng một trăm câu. Rồi cầm tờ giấy đó đọc thầm, đọc xong rồi thì đọc lại… có thể gọi là nhãn căn trì danh. Cũng chớ nên đọc hoài, nếu thấy mõi mắt thì thay đổi phương pháp khác.
Tạm thời vậy đi nhé. Hoàn cảnh của chú thật là khổ nhưng nhờ có khổ nên mới dể sanh tâm nhàm chán thế giới Ta Bà và tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh. Người trong cảnh khổ này tu một ngày một đêm bằng ở thế giới Tây Phương Cực Lạc tu cả trăm ngàn năm. Hy vọng chú tiếp tục tinh tấn, chớ nên nản lòng.
Nam Mô A Di Đà Phật
nếu niệm ra tiếng thấy đau thì có thể niệm theo kiểu niệm thầm nhép môi của đđ Thích Giác Nhàn. Mình thấy cách này rất hay không bị mệt do niệm lâu và tiếng niệm Phật không ảnh hưởng đến người xung quanh do tiếng niệm chỉ đủ để mình nghe thôi 🙂
Con tên trung,con có, 3,câu hoi muôn hoi,1mình niệm phật mà mình än män nhiêu høn än chay vậy mình niệm phật có duoc hok và có sao hok ạ,2, nguoi tại gia cân buông xã nhung chuyện gì đê phát tâm niệm phật ạ,3,một nguoi chua biêt vê pháp môn niệm phật mà gân lâm chung, mà có ban hộ niệm hộ cho vậy nguoi đó có duoc vãng sanh hok ạ,mông các phật tu cho biet ạ,,
Chào Trung,
Các câu hỏi của bạn thoạt nghe có vẻ bình thường, nhưng rất hay và rất bổ ích cho người học Phật, nhất là hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ.
Câu 1: Cư sĩ Diệu Âm đã có bài giảng về vấn đề này trong bài Người Niệm Phật Có Bắt Buộc Phải Trường Chay Không?. Bạn sẽ tìm được lời giải rất hay trong ấy.
Câu 2: Chuyện buông xả vô cùng hệ trọng trên con đường về cõi Phật. Chỉ một chữ “buông” mà cả đời chưa mấy ai làm được. Để biết mình nên buông bỏ những gì, xin hãy đọc các bài sau:
Câu 3: Một người lúc gần lâm chung mà gặp được ban hộ niệm là điều không dễ. Nếu gặp được thì phải biết rằng người ấy căn lành từ nhiều kiếp đã gieo với Tam Bảo rất sâu dầy, nên kiếp nầy thiện căn chín mùi khiến được người đến khai thị và hộ niệm cho. Nếu khi ấy người lâm chung tin nghe theo lời khai thị của ban hộ niệm, chịu niệm Phật thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. Một ví dụ điển hình rất hay là chị Bùi Thị Gái trong bài Ung Thư Gan Chưa Từng Niệm Phật Nhờ Thiện Căn Được Vãng Sanh.
A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật,con cam on viên trí
Nam mô a di đà phật,con cam on huu minh
Con trung.con mạo phạm có 1việc muôn hoi,mình ruoc ban hộ niệm có tôn tiên läm hok ạ,và tôn bao nhiêu,có thê cho con biêt rõ hok ạ,thí dụ nhà con o xa quá vậy ban hộ niệm có đi hok ạ,và con là nguoi xa lạ vậy ban hộ niệm có đi hok ạ,có gì mạo phạm mong các liên huu bõ qua,mong phúc đáp nhanh cho con ạ,,
A di đà phật
Thỉnh ban hộ niệm không phải tốn tiền, họ phát tâm Bồ Tát đi hộ niệm cho người lâm chung thì làm sao có chuyện tính toán tiền bạc ở đây được? Dù mình ở xa mà tâm khẩn thiết chân thành mời họ thì ban hộ niệm chắc là sẽ tới, họ cũng ko câu nệ là người xa kẻ lạ đâu.
A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Chào chú Tịnh Thái. Con là 1 người nữ nay cũng đã bước qua vài năm của tuổi tam tuần. Hiện chưa lập gia đình. Tình duyên trắc trở, có những điều con thắc mắc nhưng con lại không muốn hỏi khi nghĩ đến lời giảng của Hòa thượng Tịnh Không : “Vì bạn không tin nên bạn mới hỏi”. Cho nên con nghĩ con người có thể thay đổi số phận của mình. Con không phải là người tinh tấn trên bước đường đạo của pháp môn Tịnh Độ nhưng khi buồn về tình duyên con muốn cầu cho tình duyên suông sẻ thì con thấy xấu hổ ý niệm này, vì con nghĩ đi vào con đường lập gia đình sẽ có nhiều chướng ngại và đau khổ, tại sao con lại phải cầu để đi vào trong đau khổ, thôi thì để tùy duyên, duyên đến thì hành. Rồi con lại nghĩ hay vì nhân quả báo ứng của bản thân mình pải chịu cảnh cô quả nên mới phát ra suy nghĩ đó. Và nếuthậ7t sự tin Phật thì dù đi vào con đường khổ thì con cũng có thể chuyển nó thành an lạc. Có pải con tạp niệm, ma chướng quá rồi không vậy chú? Con thấy mọi người xung quanh nơi con ở, nơi con làm việc, ai mới lập gia đình đều than thở về tình cảm, vật chất, gia đình, anh em, họ hàng, … con cảm nhận tâm trí của họ đang rất đau khổ, con thấy sợ rồi ko dám nghĩ đến lập gia đình (,mặc dù chưa có ai). Khi con quyết định ở 1 mình như vậy đến hết đời thì tâm trí con rất an lạc, nhưng khi Bố mẹ nói về việc lập gia đình thì con suy nghĩ thương Bố mẹ nên tạo cho mình cơ hội để có thể lập gia đình, rồi khi có người muốn tìm hiểu con thời gian thì con lại sợ cảnh pải lập gia đình, đôi lúc con nghĩ nhìu về hoàn cảnh sống trong tương lai mà con streets luôn vậy đó chú? Con là người chưa tin Phật, còn nhìu vọng tưởng,… quá pải không chú? Hay con bị bệnh gì ạ??
Trên đường học đạo, có nghi tất phải hỏi, hỏi cho đến khi mình tường tận thì mình có được lợi ích, không thì tâm mình cứ băn khoăn chuyện đó hoài, mà hễ cứ băn khoăn thì tâm không được an thì tu tập sẽ không có được niềm vui và an lạc thật sự.
Câu nói của HT Tịnh Không “Vì bạn không tin nên bạn mới hỏi” cần phải đặt trong đúng ngữ cảnh và tình huống, Ngài đang nói về niềm tin của mình vào pháp môn Tịnh Độ còn chưa đủ sâu và kiên cố cho nên mình hay nghi ngờ, băn khoăn, đại khái như là: “Mình niệm Phật như vầy không biết sau này có vãng sanh được không? Hay là “mình tạo nhiều tội nghiệp như vầy ko biết niệm Phật rồi Phật có đến đón mình không?”, “khi nào Phật A Di Đà mới đến đón mình đây?”, v.v…
Còn băn khoăn của bạn thì là một vấn đề khác, đây là băn khoăn của rất nhiều người tu trẻ tuổi ngày nay: Mình niệm Phật rồi thì nên lập gia đình hay sống độc thân? Cái nào thì tốt hơn? Mình là con người thì phải nên có gia đình như mọi người hay là mình sống như vầy niệm Phật đến cuối cuộc đời thì tốt nhất?
Nếu như mình niệm Phật vì chính bản thân mình mà thôi thì dù lập gia đình hay ko lập gia đình thì cũng vẫn là cái niệm luân hồi, cái niệm vì chính mình mà lo nghĩ chính là niệm tự tư tự lợi, niệm Phật mà vẫn nghĩ cho chính mình thì khó mà vãng sanh, vì tâm của mình chưa tương ưng với Phật Di Đà cùng với chư thượng thiện nhân trên thế giới Cực Lạc, các Ngài không có cái niệm vì chính mình, niệm niệm đều vì chúng sanh, mình phải hiểu rõ điều này.
Hơn nữa mình cũng phải nhận thức rõ ràng là mình đến thế gian này là do nghiệp mà đến, cho nên khi nhân duyên vợ chồng đầy đủ thì mình muốn né cũng khó mà né được, Phật dạy chúng ta không có né nghiệp mà là tiếp nhận và chuyển hóa nó. Chúng ta không nên có cái niệm sợ được sợ mất cho chính mình nữa, cái gì đến thì nó sẽ đến. Còn bản thân chúng ta phải chú trọng vào hiện tại: Làm cho tận hết bổn phận trách nhiệm của chính mình với Cha Mẹ và xã hội, sống thật đúng đắn với lương tâm và lời dạy của Phật. Còn việc tương lai như thế nào thì…mình cứ để Phật A Di Đà lo :).
Mình không cần quá lo nghĩ, trân trọng cái duyên hiện tại, nương vào cái duyên hiện tại mà niệm Phật, ăn chay, làm lành, lánh dữ.
Việc tốt việc xấu có đến mình đều tiếp nhận, hoan hỉ tiếp nhận, bản thân mình phải trao dồi đức hạnh, niệm niệm nghĩ về lợi ích cho người khác, có cái tâm như vậy thì sau này mình có lập gia đình hay ko thì mình cũng vẫn sống hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ. Con chân thành cảm ơn chú Tịnh Thái. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật.
Con xin nhờ chú Tịnh Thái, các chú cư sĩ cho con hỏi chút ạ : nếu tiếng niệm Phật của mình lớn mà ảnh hưởng tới người khác thì có sao không ạ. Mẹ con là một người có giọng khá to, vì làm ăn buôn bán nên nói lớn tiếng quen rồi, nhiều khi chú ý lắm mới hạ giọng được. Cũng vì buôn bán cả ngày, tới khuya tầm 9h30 – 10h mới có thời gian lên gác thắp hương niệm Phật. Nhà con cùng mấy nhà hàng xóm cách âm không tốt lắm, mà ở liền kề đều là mấy ông bà cụ không học pháp môn Tịnh Độ. Ngày hôm nay trong lúc công phu cùng mẹ, mẹ con có niệm hơi lớn quá, vì sợ tiếng niệm Phật của mẹ làm hàng xóm khó chịu nên ngay lúc đó con lại không dám niệm ra tiếng cùng mẹ ( sợ tiếng lại lớn thêm) , làm mẹ con phân tâm trong buổi công phu, mà khi xuống nhà con lại còn dặn mẹ là không nên niệm Phật lớn tiếng vì đã khuya rồi. Đáng trách hơn nữa con lại còn bảo mẹ rằng ” ngày hôm nay mẹ hay nổi cáu, mắng nhiếc người khác đúng không mà sao con nghe tiếng mẹ niệm Phật chẳng chuyên tâm, chân thành như mọi ngày ” – Cái này con có thể nhận thấy được. Sau đó, con thấy mẹ con có vẻ hơi buồn. Ngay tức khắc con thấy hối hận quá. Giống như con đang phá mẹ tu hành vậy.Nhưng kì thực nếu tiếng niệm Phật hơi lớn của mẹ làm ảnh hưởng tới người khác, khiến họ phỉ báng ( đối với những người không tin Phật Pháp ) thì con cung không muốn. Giờ con biết nói gì để tránh làm mẹ tủi thân cũng như không làm hàng xóm khó chịu ?
Việc con làm với Mẹ mà tâm con không được an thì con cũng biết là mình có chỗ không đúng, việc này con nên trực tiếp nói lời xin lỗi đến Mẹ, rằng con đã lỡ lời làm cho Mẹ buồn…mong Mẹ tha thứ cho con.
Còn việc Mẹ con niệm Phật buổi tối như vậy, không thể niệm Phật sớm hơn thì con cũng biết lý do rồi, do Mẹ phải bận bịu làm việc để chăm lo cho con, cho gia đình nên mới phải vất vả như vậy, con nghĩ vậy thì con có thương Mẹ không? Con có đồng cảm với Mẹ con không? Nếu con thật thương và hiểu Mẹ con thì con nên mừng khi thấy Mẹ niệm Phật, Mẹ niệm Phật cũng không phải vì Mẹ đâu, mà là vì con, vì gia đình, vì mọi người…
Việc Mẹ niệm lớn tiếng thì thật ra không có vấn đề gì đâu, mọi người quanh nhà cũng nghe quen rồi con ạ, do chư Phật Bồ Tát gia trì thì cái âm thanh niệm Phật lớn tiếng của Mẹ con rất “dễ nghe” với mọi người xung quanh, nếu không thì họ đâu có để yên cho Mẹ con niệm Phật cho đến hôm nay phải không con?
Tiếng niệm Phật của Mẹ con thời gian qua đã độ được vô số chúng sanh hữu hình cùng vô hình, một khi âm thanh của câu Phật hiệu lọt vào tai thì vĩnh viễn đã gieo trồng căn lành sau này, vấn đề là bây giờ con phải giúp Mẹ cân đối thời gian hơn, giúp Mẹ thu vén công việc, cơm nước trong nhà sớm hơn để Mẹ có thời gian niệm Phật sớm hơn một chút, làm sao cho Mẹ lên gác niệm Phật khoảng 8h30 thì tuyệt vời con ạ, khi đó Mẹ sẽ rất vui, vì thấy con đã biết lo cho Mẹ hơn, thời khóa niệm Phật của Mẹ cũng kết thúc sớm hơn, hàng xóm cũng sẽ không phiền hà hay khó chịu (nếu có) vì phải nghe tiếng niệm Phật vào lúc khuya như trước đây nữa. À mà biết đâu khi đó họ sẽ nhớ tiếng niệm Phật đêm khuya vang vọng của Mẹ con nhỉ…:)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Con rất biết ơn chú Tịnh Thái cùng các chú cư sĩ đã bỏ thời gian quý báu để khuyến tấn mọi người niệm Phật cũng như gỡ bỏ khúc mắc dùm con. Con xin ghi nhớ và thực hiện thật tốt những lời dạy quý báu của chú ạ.
Con cảm ơn rất nhiều và chúc chú ngày càng tinh tấn và an lạc ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đức Phật dạy rằng: “Nhânduyên quả báo tơ hào không sai” con người bình thường nếu chấp nhận số phận thì theo trôi theo nghiệp lực vay trả nhiều đời nhiều kiếp, khổ không nói hết được, ai mà chảng mong vợ, chồng, con cái cái đầm ấm nương tựa hanh phúc bên nhau, nếu cả gia đình cùng tin Phật, niệm Phật cùng vãng sanh thì thật sự lợi ích chẳng thể nói hết được .
Do vậy chúng ta mới thấy lợi ích Phật pháp, Chư tổ dạy “tu là chuyển nghiệp”, có nghĩa ta tu cái nhân thiện thì được quả thiện, hưởng thọ ngày trong đời luôn … vì thế “trong nhà Phật có cầu ắt có ứng”.
Người phát tâm được như chú Tịnh Thái nói, niệm niệm vì chúng sanh ắt mọi việc được chư Phật, Bồ tát an bài thì muôn người khó có được một, đó là Bồ tát Đại thừa rồi mặc dù thân còn phàm phu. Khổ thay chúng sanh đời mạt phân biệt, vọng tưởng, chấp trước tràn đầy mà một niệm chuyển được như vậy thì đó là bậc thiện căn phước đức sâu dày nhiều đời nhiều kiếp trước.
Các đạo hữu nghe pháp Hòa thượng Tịnh Không giảng sẽ thấy nhiều tầng huyền nghĩa tùy căn cơ mà phổ độ chúng sanh; có người Hòa thượng bào phải phát tâm Đại thừa hoằng dương Phật pháp, có người Ngài bảo phải trở nên ngu si, mọi việc chẳng biết, chẳng quản chỉ nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây phương.
Người duyên nợ còn nhiều mong muốn như mong chồng, mong con … thì không gì hơn là Niệm Quán Âm Bồ tát, như trong phẩm Phổ môn Kinh Pháp Hoa, niệm Quán Âm thì cầu gì được đấy. TM có đọc bài pháp của Thầy Giác Nhàn, có vị là kỹ nữ ở Vũng Tầu nhờ thường xuyên lên chùa đảnh lễ, niếm Quán Âm mà lấy được chống là người thành đạt, có vị nữ, sang Malaysia làm gái nhưng mong chồng nên niệm Ngài mà lấy được một vị trưởng giả người Hoa…họ là người nghiệp chướng sâu dày phải làm nghề hạ tiện mà cầu còn được huống gì chúng ta, ấy là do nhân lành niệm Quán Âm mà được và vô số chuyện cảm ứng khác về Quán Âm không thể kể hết được. Tại sao ta không niệm Quán Âm cầu được người chồng, người con tin sâu Phật pháp rồi cả nhà cùng nhau niệm Phật, hộ trì cho nhau về Tây phương, thử hỏi có hạnh phúc nào hơn.
Đối với việc như đạo hữu Trang thì Đại sư Ấn Quang có dạy rằng người mà giữ lòng trinh khiết niệm Phật thì công đức gấp trăm ngàn lần người thường nhưng nếu không lấy chồng mà phẩm hạnh bị hoen ố thì kém người lấy chồng gấp trăm ngàn lần, vì thế nếu còn muốn lấy chồng thì không gì hơn niệm Quán Âm để cầu người chồng như ý. Đại sư cũng dạy thời khóa niệm Phật 1000 tiếng thì niệm Quán Âm 500 tiếng để Ngài gia bị, như vị Vua muốn ở trên ngôi cao hưởng an nhàn thì phải có Tể tướng lo việc, chứ mình Vua thì làm sao nổi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Chào chú Tịnh Thái.
Lâu lâu con hay nằm mơ thấy ân ái với người đàn ông (con là nữ), gặp lại người yêu cũ (con ko nhớ j đến người này nữa). Mới đay, hôm kia con mơ gặp lại người yêu cũ, hôm qua thì thấy con ân ái với em gái con ở chỗ đông người (chỉ là động tác âu yếm), còn hồi tối thì con thấy 2 người đàn ông và đàn bà trần truồng y như đang muốn ân ái nhau vậy.
Con cảm thấy bất an quá. Con bỏ niệm Phật cũng 5 tháng rồi, cũng có nhiều xung đột với vài người mà con ko muốn ghét họ nhưng sao vẫn ghét (con biết do mình chấp quá mà chưa thoát đc), rồi hay bực mình trong công việc, …. kết quả là con steets, con biết là do tâm mình dơ bẩn quá rồi mà cũng giải đải ko chịu niệm Phật, có niệm thì cũng chẳng thấy thành tâm j cả. Mấy hôm nay con phát tâm niệm Phật lại, và cố gắng kìm cảm xúc, canh chừng ý niệm để tâm ko sân, chấp nhận chịu nghiệp đến ko hoảng sợ, lo lắng hay tránh né nữa, chấp nhận ko tránh né việc yêu đương, kết hôn, gia đình nữa thì đầu con mới ko steets, rồi mới cảm thấy nhẹ nhõm, vậy mà từ hôm đó lại thấy các giấc mơ này.
Chú Tịnh Thái ơi cho con 1 bài pháp với ạ. Con chân thành cảm ơn. A DI ĐÀ PHẬT
Điểm đầu tiên đáng mừng là Linh đã niệm Phật trở lại, rất tốt, phải nên gìn giữ, đừng bỏ câu Phật hiệu, cái mạng này của mình có thể bỏ nhưng câu A Di Đà Phật thì không thể bỏ, nhất định là phải hứa với chính mình điều này.
Điểm đáng mừng thứ hai là Linh đã tiếp nhận: nghiệp đến ko hoảng sợ, lo lắng hay tránh né…đây là điểm tuyệt vời, là do Linh phát tâm đúng đắn và do nhận được Phật lực gia trì (vì Linh niệm Phật trở lại) nên mới được như vậy, chứ không phải tự nhiên mà có thể chuyển biến cái tâm mình được dễ dàng như vậy đâu, phải có Phật lực gia trì. Đời sống của người niệm Phật hay người tu nói chung trong đời Mạt pháp này đều phải nương nhờ sự gia trì của Tam Bảo, của chư Phật Bồ Tát thì mới có thể có được thành tựu, việc này mình phải biết.
Còn mình mơ thấy những giấc mơ bất tịnh như vậy thì cũng bình thường, vì do công lực câu Phật hiệu đang tẩy rửa cái tâm ô uế của mình thì nghiệp thức bất tịnh nó hiện ra thôi, giống như mình rửa một cái thùng dơ, thì tay mình cũng phải đụng vào chỗ dơ, tay là câu Phật hiệu, tâm thức bất tịnh là đồ dơ, cho nên việc mình niệm Phật mà đêm vẫn mơ thấy những việc bất tịnh thì cũng ko cần quá lo lắng, việc này là bình thường, người tu lâu 10,20 năm trở lên vẫn có thể còn gặp những giấc mơ như vậy huống hồ gì mình mới tu đây.
Tuy nhiên mình cũng nên tăng cường công phu:
1. Hạn chế tiếp xúc các phương tiện truyền thông có hình ảnh khêu gợi bậy bạ.
2. Hễ mỗi khi ý niệm bậy bạ trong tâm nổi lên thì niệm Phật thầm liên tục 10 hơi thở, mỗi hơi nhiếp tâm niệm 10 câu Phật hiệu.
3. Tối trước khi ngủ, nằm niệm Phật thầm cho đến lúc buồn ngủ thì thôi.
Hi vọng với vài dòng ngắn ngủi ở trên, có thể giúp Linh được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con là trung nè.con có câu hoi này muôn hoi viên trí ạ,mẹ cua con hoi viên trí là niệm phật bäng sâu chuôi hạt(108) mà ngôi niệm ó duoc hok ạ,häng đêm mẹ con tụng kinh 3phân,chú dai bi,kinh câu an,kinh duoc su,có duoc hok ạ,và con hoi một việc ạ,mình niệm phật mà nó sáy giua tráng mà nó nhuc dâu là bị gì vậy viên trí.a diđà phật,mong viên trí hoi âm nhanh cho con ạ,
Xin chào Trung,
Ngồi niệm Phật dùng sâu chuỗi 108 hạt thì nhiều vị Tổ cũng thường làm thế mà, đâu có vấn đề gì đâu. Kinh nào tụng cũng tốt, chú nào tụng cũng tốt cả nhưng không biết mẹ bạn muốn cầu việc gì? Có cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không?
Nếu cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì chỉ cần niệm Phật là đủ rồi, khỏi cần tụng kinh trì chú gì cả, tuy nhiên nếu thích tụng kinh, trì chú thì sau thời khóa tụng kinh trì chú cũng hãy nên mang công đức tụng kinh trì chú mà hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc. Có lẻ mẹ bạn sẽ thắc mắc là tại sao? VT lấy ví dụ cho dể hiểu là thế này:
Như là có người Việt Nam sắp đi di dân qua Mỉ định cư thì người ta chỉ lo chuẩn bị vé máy bay, hộ chiếu và tiền đô la Mỉ mà thôi, còn mọi thứ khác đều bán hết để đổi thành tiền đô la Mỉ. Nếu như mình có căn nhà, thửa ruộng và con trâu thì cũng phải bán đi để đổi thành đô la Mỉ mới mang đi được. Nếu như trục trặc giấy tờ, mình không qua Mỉ được thì số tiền đô la Mỉ đó có thể đổi thành tiền của bất kỳ nước nào và mua lại nhà cửa xe cộ, con trâu, thửa ruộng hay bất kỳ thứ gì khác.
Trong ví dụ trên thì Việt Nam là tượng trưng cho cõi Ta Bà, nước Mỉ là Tây Phương Cực Lạc, đô la Mỉ là công đức niệm Phật, căn nhà, con trâu, thửa ruộng là tượng trưng cho phước báo nhân thiên, vé máy bay, hộ chiếu là tượng trưng cho Tín và Nguyện trong pháp môn niệm Phật. Cho nên mới có câu : ” Niệm một câu Phật hiệu bằng tụng hết thảy kinh điển, hết thẩy thần chú ” là như thế. Một niệm này phải là lão thật niệm Phật hay còn gọi là chân thật niệm Phật.
Tiền đô la Mỉ có thể mua được bất kỳ thứ gì mà người ta bán trên Trái Đất này. Thì cũng lại như thế, người niệm Phật khỏi cần tụng kinh trì chú gì cả mà vẫn được tai qua nạn khỏi, bình yên gia đạo, không bị bệnh tật…bằng chứng cho thấy là có người chỉ chân thật niệm Phật (không cần kiêm thêm pháp môn nào) mà hết bệnh ung thư như lời BS Quách Huệ Trân và những chuyện niệm Phật cảm ứng của Lâm Khán Trị.
Còn về việc bạn bị nhức đầu, nếu là thân bệnh thì đi bác sỉ khám. Nếu bác sỉ không rỏ nguyên nhân thì có thể là do nghiệp bệnh, oan gia trái chủ nhiễu hại. Ví dụ như đời trước mình đã từng đập đầu nhiều cá bông lau chẳn hạn thì đời nay lẻ ra mình phải trả quả báo rất nặng như là bị té bể đầu, bị ung thư óc, viêm màng não…nhưng nhờ công đức tu hành nên đã chuyển hóa nghiệp nặng thành nhẹ, chỉ còn là nhức đầu sơ sơ thôi. Nếu là oan gia trái chủ quấy phá thì mình cần nên thành tâm sám hối, nguyện mang công đức tu hành hồi hướng cho họ. Phải dùng tâm chân thành thì mới hy vọng có hiệu quả. Chớ nên vì thế mà nản lòng. Ai ai cũng nhờ niệm Phật mà chuyển xấu thành tốt chứ đâu có ai niệm Phật mà chuyển tốt thành xấu. Niềm tin là lối vào cửa đạo, nghi thì hoa không nở. Đây cũng là thử thách của bạn, hy vọng bạn sẽ vượt qua được. Muốn niệm Phật được hiệu quả tốt đẹp thì cần phải “lão thật niệm Phật” (chân thật niệm Phật) tức là dùng tấm lòng chân thành, chí thành chí kính, mỗi niệm đều là lời chân thật sám hối (đoạn ác tu thiện), mỗi niệm đều tha thiết hướng về Đức Phật, buông xả hết mọi thứ chỉ cầu mong vãng sanh Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,con cám ơn viên trí
Con là trung bị tật nè.con vô trang we này là bäng điện thoại ,bäng mạng 3g.gio con chi nhän duoc tin này nua thôi,còn con vô xem viên trí tra loi tin cua con là hok xem duoc ạ,neu viên trí nhận duoc tin này thì gọi cho con nha,còn day là câu hoi cua con,trong lúc näm ban trua näm ngi và toi näm ngu và trong khi di täm và trong khi o nhà xí,và khoang 2,3gio sáng mà miệng cua con hoi hôi vậy thì niệm nhép miệng mà không cho ra tiêng duoc hok, con có thê niệm bäng cách nhép miệng mà không cho ra tiêng duoc hok ạ,thay vì niệm nhung chô hok sach bäng cách niệm thâm trong tâm,còn con thi nhép miệng mà không cho ra tiêng có duoc hok,nêu viên trí nhận tin này thì gọi vào sô điện thoại cua con hoäc nhän tin cung duoc ạ,day là sô cua con,01889663279.adidaphÂt,viên trí gọi mà không ai bac máy là mäc công chuyên ạ
Con tên thiên ngô. Cho con hỏi pháp thập niệm ký số, con nghe pháp này rât hay, mà con hok biết niệm sao cho đúng, mấy bửa giờ con niệm thử mà hok biết con niệm có dúng hok? Con niệm pháp thập niệm ký số là con niệm như vầy nè, con niệm a di đà phật một câu là trong tâm con tưởng ra 1 con sô một, như thế con niệm tới 10 niệm, theo con niệm như vậy có đúng hok ạ? Nếu sai thì mong các liên hữu chỉ dạy. A DI ĐÀ PHẬT
Trong Tây Phương Nhật Khoá, Cố HT Thích Thiền Tâm có nhắc đến cách niệm Phật ký số như sau (bạn có thể tham khảo):
Về cách trì-niệm, tệ-nhơn tôi phối-hợp với môn THIỀN của ngài Thiên-Thai TRÍ-GIẢ
khiến cho THIỀN, TỊNH được dung hòa.
Pháp-thức nầy được chia ra làm bốn giai-đoạn, đi từ cạn đến sâu sau đây:
a. KÝ SỐ NIỆM:
Hành-giả lấy 10 câu niệm PHẬT làm một đơn-vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi.
Người hơi dài thì có thể niệm suốt cả (10 câu) một lần, người hơi ngắn thì chia ra làm hai đoạn,
mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành-rẻ, rõ-ràng, nhiếp tâm lắng nghe (câu niệm),ghi nhớ từ
MỘT đến MƯỜI câu
Vì cón có sự “ghi nhớ số” ấy, nên gọi là KÝ-SỐ.
b. CHỨNG SỐ NIỆM:
Khi niệm đã thuần rồi, thì không cần ghi nhớ từ MỘT đến MƯỜI nữa, bởi vì đến 10 câu
thì hành-giả tự biết (là đủ) một cách hồn-nhiên.
Ðây gọi là “CHỨNG-SỐ”.
Lúc nầy hành-giả được tự-tại hơn. Ý-niệm lại càng thêm chuyên nhứt.
c. CHỈ QUÁN NIỆM:
Lúc mới niệm, hành-giả phải dứt hết tất-cả tư-tưởng phiền-tạp, duy (có một việc là) yêntĩnh lắng nghe (tâm mình) – Ðây gọi là – CHỈ
Khi yên-tĩnh đã lâu, tâm sắp-sửa muốn hôn-trầm, liền khởi lên ý niệm PHẬT tha-thiết tựa
như con đang lâm vào trong vòng tội khổ, gọi cha-mẹ cứu-vớt vậy.
Sự khởi ý-tưởng đến PHẬT đó – Ðây gọi là – QUÁN.
Hai cách nầy thay-đổi lẫn nhau.
Tức là:
– Hễ “Tâm-loạn” thì dùng phép “CHỈ”.
– Hễ “Hôn-trầm” thì dùng phép “QUÁN”.
d. TỊCH-TĨNH NIỆM:
– Khi Chỉ-Quán đã thuần,
– Hôn-trầm, tán-loạn cũng đã tiêu-tan.
Hành-giả liền một niệm buông-bỏ tất-cả – Lúc ấy trong quên Thân, Tâm – Ngoài quên Thế-giới,
đạo-lý diệu-huyền cũng xả bỏ, cho đến cái KHÔNG cũng trừ.
– Bấy giờ tâm-niệm vắng-lặng, sáng-suốt, chỉ còn hồn-nhiên – MỘT CAÂU NIỆM PHẬT MÀ
THÔI
Ðến giai-đoạn nầy thì:
– TỊNH TỨC LÀ THIỀN,
– CÓ NIỆM ÐỒNG KHÔNG NIỆM.
Tạm đặt cho một tên là:
“TỊCH-TĨNH NIỆM”
Nam Mô A Di đà phật kính bạch các thầy.
Hôm nay con muốn hỏi thầy như sau ạ. Con là Lê Thị Mai Hiên. Năm nay con 23 tuổi (1991). Từ trước tới nay gia đình của con không ai theo phật, Bố con mất lúc con 1 tuổi, mẹ con thì mù mịt nên chẳng ai hướng con theo tâm gì cả. Khi con lớn lên con vào Miền Nam học đại học. Con đã đọc được những câu ở cửa phật rất hay và có ý nghĩa, nên con nguyện Tâm theo phật. Con mới bắt đầu đi chùa được 4 tháng nay.
Tâm con theo phật và con chỉ biết cung kính chân thành, nhưng do con mới tìm hiểu về phật nên con còn nhiều điều rất mập mờ. Nếu con theo phật thì ăn chay tính theo như thế nào, và trước khi đi chùa có được ăn đồ sát sanh ko ạ. Và môi lần con niệm phật và tụng kinh sám hối thì ngồi ở nhà hay vào chùa. Con thật sự còn rất mập mơ vi không ai chỉ cho con cả. Mong các thầy giúp con!
Con xin chân thành cảm ơn!
Kính thưa các thầy, con muốn hỏi thêm một điều nữa ạ.
Lúc con ngủ, con rất hay mơ thấy ác mộng. Con toàn mơ thấy ma. Rồi mơ thấy mẹ con chết, mơ thấy chị họ chết, mơ thấy em trai, em gái chết đuối. Mơ thấy bà ngoại (đã mất). Mơ thấy mình có thai. Mỗi lần gặp những giấc mơ như vậy con thức dậy con thấy mệt mỏi lắm. Con sỡ hãi nữa!
Con xin hỏi các thầy là do con bị gì ạ? 🙁 con phải làm sao để không gặp những giấc mơ đó nữa?
Chào bạn Mai Hiên, mình xin đưa ra một vài ý kiến để bạn thamkhảo:
– tụng kinh sám hối thì nếu ở nhà không có nơi thanh tịnh trangnghiêm, không có hình Phật làm nơi để tâm hướng về, thì nên vào chùa, nhưng nếu vào chùa mà không có thoi gian, các thầy các liên hữu đọc nhanh quá, mình nghe ko kịp, ko hiểu thì ở nhà cũng được bajn à, nhưng nên lập bàn thờ Phật (lập đơn gian nhưng phải trang nghiêm, đặt ở nơi bạn cảm thấy tâm sẽ yên tixnh khi ở đó), tối tối lạy Phật đọc kinh, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ CHÍ THÀNH CHÍ KÍNH, khi đọc Kinh thì hãy xem hình tượng Phật, Kinh điển như là Đức Phật đang o trước mặt thuyết pháp cho mình nghe, đọc kinh thì tập trung vào từng chữ, đừng nghĩ gì cả giữ tâm trống rỗng mà tiếp nhận lời kinh thì sẽ được hiệu quả lớn lao, cũng như niệm Phật. Vì tâm, chúng sanh, Phật không hai, nên khi đọc Kinh, bạn tôn quý Kinh, tâm hướng về Đức Phật, thì cũng là đang hương về tự tánh vốn sẵn thanh tịnh của bạn, bạn doc Kinh chậm rãi, tiếng từ miệng ra, nghe vào tai, và cố giữ tâm trống rỗng, chỉ có lời Kinh, ko cần cố hiểu nghĩa của lời Kinh, cứ như vậy. Đọc kinh, trì chú, niệm Phật đều giống nhau ở chỗ, cần chí thành chí kính, niệm cho rành nghe cho rõ và giữ tâm rỗng rang như hư không, không chứa một pháp, chỉ có câu Kinh, lời chú, Phật hieu vào tai. Vì sao phải như vậy? Là vì Thế Tôn giảng Kinh từ tự tánh lưu xuất, ta cũng đầy đủ pháp tánh Như Lai như Ngài, chỉ vì có phân biệt, chấp trước điên đảo nên làm lu mờ tự tánh. Nếu bạn vừa đọc Kinh vừa suy nghĩ phân tách hiểu nghĩa loi Kinh theo định kiến, tâm nhìn cá nhân trong đời này, của riêng mình, thì sẽ hiểu sai lời Ngài dạy, nên cần tập cho tâm rỗng rang, không phân biệt, không chấp trước khi tụng Kinh, trì Chú, Niệm Phật thì hiệu quả mới cao. Ngoài ra nên nghe giảng Pháp chú giải Kinh mỗi ngày, dành khoảng 1-2 tiếng gì đó nghe giảng lại câu Kinh bạn đã đoc, và đoc Kinh thì phải thực hành theo lời dạy trong Kinh của Thế Tôn, làm theo càng nhiều mình càng có lợi. Mình xin đề cử Bộ Kinh Vô Lượng Tho, và bai giảng Tịnh Độ Đại Kinh giải diễn nghĩa của Pháp sư Tịnh Không, Ngài là vị thầy vĩ đại hiện nay.
– lúc ngủ mơ thấy ác mộng, là do tập khí, hoặc oán gia trái chủ thấy ta tu thoát khổ, thì họ muốn phá thoi, trong trường hợp này, bạn nên tập niệm NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT hoac Nam Mo A Di Da Phat cho den khi ngu thiep di, vay se khong con ac mong, neu van con thi dung so, cu niem Phat hoac niem NAM MO QUAN THE AM BO TAT, voi long tu bi voi chung sinh, ban nen taplong tu bi, ban se vuot qua, va nen hoi huong cong duc tung Kinh hang ngay cho oan gia trai chu nhe, ho vi qua kho do kiep trc bi ban lam hai nen kiep nay moi muon lam ban kho theo, ho ma suong thi se tu cung ban, chang them quay pha ban nua dau quay nhieu ban nua ^_^ co gi lien he minh qua email: [email protected]
Minh tung bi bong de, cung gap ac mong, nhung Niem NAM MO QUAN THE AM BO TAT, NAM MO A DI DA PHAT nen duoc Ngai cuu.
–
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Con kính bạch các Thầy, con tên là Trần Thị Hà sinh năm 1986.Từ năm 2006 là con Vào Miền Nam học Đại Học, thời gian xa nhà con thấy buồn và nhớ Bố mẹ nhiều hơn.Lúc này được bạn bè và các anh chị động viên, đã chỉ con thi thoảng rảnh rỗi hoặc ngày rằm ngày lễ vào chùa thắp nhang cho tâm thanh tịnh và thấy người thoải mái,và từ đấy đến giờ con vẫn hay đi chùa nhưng con chưa biết cách tụng kinh niệm Phật như thế nào cho đúng ạ.Giờ đây con có chồng và có con rồi nhưng duyên nợ không tốt lắm, chồng con đã bỏ 2 mẹ con con đi theo người khác.Mặc dù vậy nhưng con vẫn còn yêu thương chồng con và mong chồng con sớm quay trở lại với mẹ con con.Con mong các Thầy chỉ bảo cho con cách kêu cầu, tụng kinh niệm Phât để những điều ước của con thành hiện thực.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Cư Sỉ Viên Trí ơi cho con hỏi ko biết là Cha với mẹ của cư sỉ Diệu Âm có vãng sanh chưa vậy
Hoàng xin chào tất cả Liên hữu !
Mọi người vui lòng giúp Hoàng một việc.
Hoàng đã niệm Phật được 3 năm rồi. Một ngày 2 thời, mỗi thời 1000 câu Phật hiệu. Nhưng trong một năm nay Hoàng thường bị tức ngực khi niệm Phật, mặc dù đã cố gắng điều hoà hơi thở khi niệm và cũng niệm nhỏ lại khi thấy tức ngực. Các Liên Hữu có cách nào không, xin chỉ dạy cho Hoàng để niệm Phật được bền lâu hơn ạ. Xin đa tạ !
A Di Đà Phật, Minh Hoàng thân mến
Bạn đã phát tâm niệm Phật và duy trì được ba năm, dù bị tức ngực nhưng tâm vẫn không lay động, không bị thối tâm thật là đáng quý.
HT Tịnh Không dạy khi mình niệm Phật mà mình thấy đau đầu hoặc chảy nước mắt hoặc tức ngực….. thì đây cũng có thể xem là nghiệp chướng. Niệm Phật thường không những không bị đau đầu, tức ngực mà càng niệm tinh thần càng tốt, càng hoan hỉ. Niệm đến pháp hỉ sung mãn, người niệm Phật có thể không buồn ngủ không mệt mỏi, thiền tông gọi là “thiền duyệt vi thực”, có nghĩa người niệm Phật trì tụng là ăn. Do đó khi chúng ta niệm Phật mà hiệu quả trái ngược thì phải phản tỉnh, kiểm thảo chính mình. Nhất định vì chúng ta tu không đúng pháp, hoặc lý luận không thấu triệt, trong lòng còn hoài nghi. Đối với pháp môn niệm Phật “tín hạnh nguyện” đều nghi hoặc, miễn cưỡng mà niệm, hoặc khổ sở mà niệm thì sẽ không có giá trị. Còn đạo lý thông suốt, niệm Phật tự nhiên sinh tâm hoan hỉ.
Nếu gặp phải tình huống này hoặc tương tự thì không nên lo sợ, phải tập trung tinh thần ý chí, càng chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, liều mạng mà niệm, phải đột phá chướng ngại này. Chướng nạn có thể dựa vào gia trì oai thần bổn nguyện của Chư Phật Bồ Tát, chúng ta thành tâm thành ý niệm sẽ được Phật lực gia trì. Lúc đó dù không thể tiêu trừ nhưng nghiệp chướng nhất định có thể giảm nhẹ.
Hoặc bạn có thể sám hối nghiệp chướng theo cách HT Tịnh Không chỉ dạy ở đây . Chắc chắn có hiệu quả. Có một thời gian cứ mỗi tuần TLPT đều phải thành tâm dùng bài văn phát nguyện sám hối nghiệp chướng này đối với các vị oan gia trái chủ để giúp tâm bình khí hòa trở lại đó bạn.
Chúc bạn sớm vượt qua chướng ngại, siêng tu tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam Mô A Di Đà Phật. Cho con xin hỏi nhà con có thờ Đức mẹ Quán Thế Âm, con chưa biết cách niệm phật thế nào, hàng đêm con chắp tay vái lạy 3 cái rồi ngồi trước bàn thờ Phật, niệm chú đại bi xong rồi con hồi hướng có được không a. Xin thầy hoan hỷ cho con biết ạ.
A Di Đà Phật Hương Giang thân mến,
Bạn hành trì Chú Đại Bi hàng ngày rất tốt, nhưng nếu bạn chuyên tâm niệm Phật hồi hướng công đức cầu sanh Cực lạc sẽ còn tốt hơn rất là nhiều. Hòa Thượng Tịnh Không từng khai thị cho các liên hữu đồng tu:
“Thế Tôn dạy chúng ta, Phật A Di Đà thành Phật ở thế giới Tây phương Cực Lạc đã mười kiếp. Nói cách khác, đại nguyện mà ngài đã phát, mỗi nguyện đều đã hiện thực. Chúng ta niệm Phật tu học Tịnh độ, phải lấy 48 nguyện của Phật A Di Đà làm căn bản. Nếu tương ứng với bản nguyện, chúng ta nhất định phải tin. Còn không tương ứng với bản nguyện, chúng ta có thể không tin. Xem thật kỹ kinh Vô Lượng Thọ từ đầu đến cuối, sẽ phát hiện mỗi câu mỗi chữ đều không rời bốn mươi tám nguyện. Hay nói cách khác, kinh Vô Lượng Thọ là thuyết minh bốn mươi tám nguyện. Chúng ta có thể tin được vì đây là pháp môn hy hữu khó gặp nên thực tập đến không nghi ngờ, không xen tạp.
Thế gian tu hành sợ nhất là xen tạp, quyển Tây Phương Xác Chỉ, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói, ngài dạy người tu hành kiêng kỵ nhất là xen tạp. Tụng kinh xen tạp, niệm chú xen tạp. Nếu tu Tịnh độ, khóa tụng mỗi ngày đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, rồi đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ….như vậy là xen tạp.
Thực tế chỉ cần một loại kinh là đủ. Kinh điển của Tịnh độ còn không nên xen tạp huống hồ là những kinh điển khác càng thêm hư việc. Tụng kinh Kim Cang còn muốn tụng thêm kinh Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, đọc chú Lăng Nghiêm, niệm Đại bi Thập Tiểu Chú…v.v……xen tạp nhiều như vậy, phỏng đến khi nào mới được thành tựu?”
Khi tu học vừa niệm chú lại vừa niệm Phật gọi là xen tạp, không chuyên tu. Chuyên tu là “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, lấy công đức niệm Phật quyết tâm trong một đời này vãng sanh Tây Phương. Vì niệm Phật là tương ưng với nguyện lực của Phật A Di Đà nên khi lâm chung được Ngài tiếp dẫn.
Lấy ví dụ dễ hiểu một chút nhé: Bạn đi khám một căn bệnh về Thận thì bạn nên đi BS đa khoa hay chọn BS chuyên khoa Thận? BS nào sẽ trị bệnh Thận tốt hơn?. BS chuyên khoa sẽ tốt hơn chứ đúng không bạn?. Tu học cũng vậy, đã dứt khoát kiếp sống này giải thoát sanh tử luân hồi thì phải chuyên tu, đừng tạp tu thì hiệu quả sẽ cao hơn rất là nhiều.
Trên đường trời, người, tu phước làm đầu. Trong biển sinh tử, niệm Phật bậc nhất.
Khi bạn vào phòng thờ, bạn nên niệm thế này nhé: (Bài niệm Phật đơn giản mà Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam dạy)
– Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy, hoặc chỉ chắp tay).
– Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại từ Đại bi A Di Ðà Phật (niệm lễ giống như trên).
– Nam mô A Di Ðà Phật (không cần lễ bái, chỉ cung kính niệm. Quỳ niệm, ngồi niệm, đứng niệm đều được. Tối thiểu là trăm câu đến ngàn câu, vạn câu tùy theo công việc rảnh hay bận của mỗi người. Chỉ nên từ ít tăng lên nhiều, đừng từ nhiều giảm xuống ít).
– Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (một niệm, một lạy).
– Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (niệm một niệm, một lạy. Quán Âm, Thế Chí là hai vị hiệp sĩ (Bồ Tát thị giả thân cận) của đức A Di Ðà, thường gọi chung là Tây Phương Tam Thánh. Niệm Phật xong, lẽ đương nhiên nên lạy hai Ngài)
– Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (một niệm, một lạy. Cực Lạc thế giới có rất nhiều vị Bồ Tát, tương lai đều là thầy bạn của mình nên cũng nên lễ bái)
Sau thời khóa xong thì hồi hướng:
Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe,
Ðều phát tâm Bồ Ðề,
Hết một báo thân này.
Đồng sanh nước Cực Lạc.
Lễ bái lui ra.
Ghi chú:
Mỗi ngày tùy theo hoàn cảnh sáng chiều, một hoặc hai lượt thực hành công khóa trên đây. Rửa tay, xúc miệng, đối trước tượng Phật thắp hương, đảnh lễ, theo đúng pháp tụng niệm. Nếu không có tượng Phật hoặc chỗ mình ở không thuận tiện thì không đốt hương, không đảnh lễ cũng được, chỉ hướng mặt về Tây, trong lòng cung kính thì cũng có công đức tương tự. Ðừng niệm những chữ ghi trong dấu ngoặc.
Hi vọng có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam mô a di đà phật.
Con tên là Ngọc, thời gian vừa qua 2 vợ chồng con có xung đột, bất hòa nên chồng con muốn ly dị, chúng con đã có với nhau 2 mặt con nên con không đành lòng ra đi. Nay con thành tâm kinh quý thầy dạy con bài niệm phật để chồng con quay về và 2 vc con được đoàn tụ.
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật, chào bạn Như Ngọc
Vợ chồng là duyên tiền định, cũng là ân oán nợ nần từ kiếp trước mới gặp gỡ nhau. Ngày nay xã hội không an định, gia đình bất hòa phần nhiều là ai cũng coi trọng “cái Ta” của mình quá nhiều, không ai “nhẫn nhịn” ai cả. Đây là vấn đề chung mà đi đâu cũng gặp, do vậy mà việc ly hôn trở nên tăng dần, hễ xung đột nhau một chút thì bỏ nhau, bất kể hậu quả con cái gánh chịu. Tuy là có mâu thuẫn, nhưng may mắn bạn vẫn còn nghĩ đến con nên muốn quay trở lại với chồng. Bạn nên áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống gia đình thì tự nhiên lúc nào cũng hoan hỷ, vui vẻ, con cái cũng vui lây.
Phật dạy bạn làm gì? Trong kinh Thi Ca La Vệ, Phật dạy về bổn phận làm vợ đ/v chồng: “Một là chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp; Hai là khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về; Ba là không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại; Bốn là hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu; Năm là khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ”.
Mọi cái từ tình thương mà làm được, tâm đừng nghĩ rằng “mình tự hạ thấp mình”. Bạn làm được bao nhiêu phần trăm thì lợi ích cho bạn bao nhiêu, tức là phải xả bỏ bớt “cái Ta” của mình. Những việc bạn làm đừng nghĩ là vô ích, sẽ có lợi đó, đừng suy tính, đừng thăm dò mà hãy chân thật làm theo đi. Việc bạn làm sẽ cảm hóa được chồng, giúp chồng tự nhiên có cách nhìn tôn trọng lại vợ mà thôi. Ngoài đời còn có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê”. Nhịn một chút không là gì cả, nhưng có thể mang lại cho bạn một cuộc sống gia đình bình an, không phiền não nữa. Bên cạnh đó, thời gian rảnh rỗi thì bạn nên niệm Phật A Di Đà nhé, giúp bạn dẹp tan bớt ý niệm xấu đó. Đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm được (to tiếng hoặc thầm công đức như nhau).
Vài chia sẻ mong gia đình bạn vượt qua sóng gió.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam mô A Di Đà Phật. Cô TLPT cho con hỏi mỗi ngày con ngồi bán kiết già niệm Phật 10 phút rồi hồi hướng về Tịnh Độ có được không ạ?(con niệm Phật chậm chứ không niệm nhanh, con sợ trong thời gian 10 phút con không niệm được khoảng trăm câu Phật hiệu). Nam mô A Di Đà Phật
Gửi bạn ElBI
Niệm Phật chậm nhưng tập trung vào câu Phật hiệu để đạt chất lượng, không cần quá câu nệ số lượng bởi nếu số lượng niệm nhiều mà không nhiếp tâm thì hiệu quả không nhiều. Bạn cứ tiếp tục niệm như vậy, trường kỳ huân tu như vậy thì sẽ có ngày về Tịnh Độ thôi 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật, con tên là Lê Thị Thanh Hoa sinh ngay 19/7/1991. Bây giờ con đang mang bầu đứa con đầu lòng, thật sự con rất muốn đi chùa nhiều hơn và con muốn ăn chay những ngày rằm…nhưng con đang phải sống với nhà chồng mà nhà chồng con có bố chồng rất hay sát sanh, những lúc sát sanh con gì đó là con cảm thấy trong người rất mệt mỏi, đau đầu, con có khuyên nhủ với chồng nói bố chồng, nhưng ông ấy vẫn không nghe, cho rằng đó không đúng. Con muốn ở riêng và muốn ăn chay. Nhưng giờ con chưa biết phải làm sao?
Đi đường hay làm việc gì con cũng niệm Phật, nhưng con chỉ biết niệm Nam Mô A Di Đà Phật thôi, con không biết là làm như vậy có tâm không nữa? Nhưng thực lòng con luôn muốn như vậy ạ. Mong thầy hãy chỉ dạy cho con con nên làm thế nào ạ. Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Khi bạn thấy ai đó sát sanh mà mình ko thể cứu, cũng chẳng thể khuyên can thì mình hãy âm thầm niệm A Di Đà Phật hồi hướng cho cả con vật tội nghiệp kia cùng oán thân trái chủ của nó (là đã bao gồm luôn người giết nó rồi), đây gọi là bình đẳng hồi hướng, niệm Phật hồi hướng như vậy thì tâm liền an, công đức niệm Phật liền tăng trưởng, ko còn bị nhức đầu , mệt mỏi nữa đâu.
Riêng bố chồng thì ko nên khuyên nữa, vì chưa đủ duyên, càng nói thì tình cảm cha con càng sứt mẻ, tốt nhất là bây giờ ko nên nói gì hết, đặc biệt là bạn đang có thai thì phải nên thường giữ tâm thanh tịnh, tránh tranh cãi thị phi, mà hãy thường niệm A Di Đà Phật thì sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé.
Bạn muốn ở riêng ăn chay thì cũng phải do duyên phận, có thể lúc này bạn nên sắp xếp về nhà Mẹ ruột ở (nếu điều kiện cho phép) để dưỡng thai và để ăn chay thuận tiện hơn, và được Mẹ ruột chăm sóc tốt hơn…Cho dù ở đâu đi chăng nữa thì tâm phải luôn niệm Phật, cảnh thuận nghịch hiện đến đều chẳng để tâm, ai có nhân quả của người đó, ta chỉ biết làm tròn bổn phận và niệm Phật, tránh để lỗi lầm của người khác vào tâm mình, trong tâm mình chỉ nên có A Di Đà Phật mới là đúng nhất phải ko bạn?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Nghe bạn kể chuyện lại cho thấy bạn có tâm từ bi và rất thật thà nhưng thiếu trí tuệ để mà giải quyết mọi vấn đề nghịch cảnh. Vì thiếu trí tuệ cho nên tuy thương sót các sinh vật bị sát sanh nhưng bị phiền não và mệt mỏi.
Xin hỏi vài câu để hiểu thêm hoàn cảnh của bạn nhe mới có thể cùng góp ý.
1. Bố chồng thường hay sát sanh mấy con vật gì vậy?
2. Tại sao không đi chùa nhiều được và ăn chay những ngày rằm?
3. Bạn dùng lời nói ra sao để khuyên bố chồng đừng sát sanh? Nhiều khi cũng vì lời ăn tiếng nói người ta tuy biết là đúng nhưng vẫn không nghe thì sao.
4. Tại sao không kêu chồng đi khuyên nói với bố chồng bớt sát sanh mà bạn phải tự đi nói để sanh ra phiền não? Dù sao đi nữa cha con có tình cảm hơn dễ nghe lời.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bố chồng con hay sát sanh con chó, con heo, ngan, gà … có con gì làm thịt được là ông ấy làm. Những hôm ông ấy sát sanh con luôn muốn tìm cách đi ra ngoài, không muốn thấy, không muốn nghe những tiếng kêu than của các con vật. Đôi lúc vì con đang mang bầu nên ông ấy làm thịt gà, ngan, bồ câu cho con ăn để bồi dưỡng, thực sự con cũng không muốn vì con mà phải sát sanh.
Con nói chồng và mẹ chồng khuyên ông ấy, chứ con không nói lời nào khuyên ông ấy, vì con hiểu dù sao con cũng chỉ là con dâu, sợ sứt mẻ tình cảm trong gia đình.
Con muốn đi chùa nhưng không đi được nhiều vì nhiều lúc vào chùa con không biết phải bắt đầu từ đâu, nên con ngại đi. Chồng con có nói mọi thứ con nghĩ, con tin vào Phật hãy để trong tâm là được rồi. Nên con cũng lâu lắm chưa đi chùa lại. Con cũng muốn ăn chay vài ngày trong tháng vì thứ nhất con đang phải ở chung, thứ 2 nếu ăn chay trường thì sẽ sứt mẻ tình cảm trong gia đình con. Nên con muốn ở riêng và ăn chay vài ngày trong tháng, sau nay nếu có duyên con sẽ ăn chay nhiều hơn.
Mong thầy chỉ dạy con thêm ạ. Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Ba con vừa vãng sanh đã 29 ngày..thượng thọ 90tuổi…con đang ở xa xứ muốn ăn chay để cầu nguyện cho ba con đuợc siêu thoát..nhưng thật sự hoàn cảnh rất khó vì chồng con và ông gia con không bao giờ ăn chay nên khi nấu ăn con rất khó xử lý …đôi lúc đồ ăn dư thừa con phải giải quyết ăn giúp ..vì vây con không thể ăn chay trong 49 ngày đuợc…Con chỉ ăn những ngày rằm , và mồng một..Giờ Con phải làm gì để cầu nguyện và hồi huớng cho ba con đây trong khi chỗ con đang ở không thể thờ hình bóng ba con ? Hiện tại bên quê nhà chỉ có mẹ con nguyện ăn chay 49 ngày…Con mở kinh niệm Phật A Di Đà, Kinh Địa Tạng cho dù không ăn chay..vậy có hiệu lực gi không hả thây? Trong thời gian 49 ngày đã gần hết…nhưng con vẫn chưa làm gì hồi huớng công đức cho Cha con….Mong thầy chỉ day thêm cho con …
A di đà phật! Chào thầy ạ ? Con là hiền năm nay con 18tuổi . Con mới thăm gia học kinh phật nhưng con không biết học từ đâu nữa . Con luôn gặp chắc chở trong gia đình và chuyện tình duyên và công việc . Con không biết nếu con thay đổi con chọn cách tĩnh tâm nhưng con có phải xa ra đình từ bỏ tất cả không ạ ? Mong thầy chỉ giúp con
Thưa thầy con là sinh viên nên có buôn bán quần áo ngoài viả hè để kiếm thêm tiền ăn học nhưng con bán buôn rất là ế có khi là lỗ nữa con nên niệm phật như thế nào để đc phù hộ buôn bán
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thuỳ Diễm,
*Bạn đã phạm sai lầm lớn khi phát tâm niệm Phật đó là niệm Phật để cầu buôn may, bán đắt. Niệm như thế là niệm ông Phật tham chứ không phải niệm A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là đại giác, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, đại trí, đại huệ, đại giác, đại bình đẳng, đại phương tiện… Nếu bạn dùng tâm này mà niệm Phật thì dẫu có bại hay thành, tâm bạn cũng luôn được an lạc.
*Muốn niệm Phật thành tựu bạn phải ráng tìm hiểu và hiểu thật rõ cội nguồn nhân-quả báo ứng. Người niệm Phật mà xa rời nhân-quả sẽ dễ lạc vào chướng đạo, nói khác đi là tà đạo: cầu tài, cầu lộc, tham danh, lợi dưỡng…
*Để hiểu rõ cội nguồn nhân quả và nhân quả báo ứng, TN khuyên bạn nên thỉnh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, phát tâm dũng mãnh trì tụng hàng ngày; phát tâm cúng dường Tam Bảo, bố thí cho người nghèo, làm tất thảy thiện sự rồi hồi hướng cho tận hư không giới chúng sanh. Nếu bạn phát tâm làm được như vậy và làm với tâm thanh tịnh-bình đẳng-giác: thanh tịnh=không phân biệt sạch-nhơ; bình đẳng=không phân biệt cao-thấp; giác=ý niệm chân chánh khi làm thiện sự. Được thế, chắc chắn cuộc sống học tập và công việc phụ trợ cho việc học tập sẽ có sự chuyển đổi…
TN tặng bạn câu này: Chớ lo việc lành không tới; chỉ lo mình không năng làm thiện sự.
Chúc bạn tỉnh giác và dũng mãnh phát tâm tu học để thay đổi vận mạnh của chính mình.
TN
Thưa thầy,con là Linh,đang là học sinh mới thi đai học xong,con cũng mới niệm phật được khoảng 7 tháng trở lại đây thôi ạ,khi niệm phật và tìm hiểu về phật pháp con cũng đã nhận ra được rất nhiều điều và từ bỏ những thói xấu theo lời phật tránh sinh lòng đố kị,hẹp hòi,con đã nghĩ thoáng hơn rất nhiều,nhưng có 1 vấn đề không hiểu sao con cứ bị ám ảnh mãi thầy ạ.con cũng buồn lắm bởi vì con có bàn chân khuyết,đứng không chạm đất hoàn toàn,nó không bằng phẳng như nhiều người,thế nên khi nhiều người nhìn vào chân con họ cứ nói “sau này mày khổ lắm,nhìn bàn chân là biết rồi”,”số m khổ lắm,chân khuyết,làm gì cũng lận đận,học mấy cũng thế” , thực sự là con đã cố gắng không nghĩ đến nó,vẫn niệm phật hi vọng, nhưng đến giờ nó cứ lảng vảng trong đầu con,con rất sợ,rất buồn,lại thêm con vừa thi trượt đại học, tất cả giáng xuống,làm con lo lắm,đau khổ,dằn vặt không giúp được ba mẹ.cố gắng không nghĩ tới mà vẫn không thoát được,tĩnh tâm đc, .kính xin thầy cho on 1 lời khuyên và việc sở hữu bàn chân như vậy có thực sự như người ta nói không ạ,con cảm ơn thầy.
Nam mô a di đà phật. Con tên là mỹ kim cho con dc hoi bà ngoai con t n khoảng 1 năm rồi .Lúc trước bà goai con sống bà ngoại con niệm phật từ lúc còn nhỏ .Vậy bà ngoại con có dc lên tâyttphương cực lạc ko ơng
A di đà phật.
Cho con xin phép được hỏi là con muốn lên chùa tụng Kinh Vô Lượng Thọ nhưng con không có quần áo của Phật tử, vậy con mặc quần dài và áo cộc tay được không ạ?
Con cảm ơn cô chú ạ.?
A Di Đà Phật
Bạn hy vọng thân mến,
Nếu bạn đã là Phật tử thì khi đến đạo tràng tu học, bạn nên khoác áo tràng lam hay nâu (tuỳ nơi tu học) cho đúng lễ nghi, hơn nữa cũng giúp cho đạo tràng thêm trang nghiêm. Áo tràng này bạn có thể thỉnh tại các đạo tràng hoặc nơi cửa hàng cung cấp đồ dùng Phật giáo. Tuy nhiên quần áo chỉ là hình thức, quan trọng hơn cả là giữ được tâm mình luôn thanh tịnh, muốn thế bạn phải năng thực hành niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi thời khắc và hoàn cảnh, được vậy tâm bạn chính là đạo tràng và khi bạn cộng tu chắc chắn sẽ có nhiều lợi lạc.
Chúc bạn tinh tấn!
TĐ