Mặc trì thì niệm Phật bằng ý, thường thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ. Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu. Lúc hành đạo, chư liên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín (như hình ảnh Đức Phật ngồi thiền và thành Đạo dưới gốc cây Tất Bát La) qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng, không niệm Phật nhép bằng miệng. Ý thức luôn tinh tiến công phu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi thuần thục, lần lần các căn khác cũng nương theo ý mà thuần thục cho đến khi thân an, thần tịnh, thân tâm an lạc trong sâu lắng, liên hữu tiếp tục thực tập điều hoà ngày đêm nhị thời, tam thời, tứ thời, lục thời, chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh điểm định lực, tam muội. Tuy nhiên cách nầy nếu liên hữu tu không khéo dễ bị hôn trầm.
Cao thinh trì thì miệng kết hợp với ý niệm, tức là niệm bằng miệng, nhưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lớn tiếng, tuỳ theo hoàn cảnh niệm thật lớn, niệm vừa phải, niệm vừa đủ nghe để trấn áp các tiếng động bên ngoài, hạn chế cho nhĩ thức bị động bởi những tiếng động bên ngoài. Chủ yếu niệm Phật cao thinh trì là dùng miệng niệm Phật lớn tiếng đánh động nhĩ thức tỉnh thức phan duyên theo tiếng niệm Phật, mà buông bỏ những tiếng động âm thinh bên ngoài; liên hữu chỉ còn nghe tiếng niệm Phật cho đến khi thuần thục tịnh tâm, an lạc, định lực nảy sanh mà thôi. Cách tu thường dễ bị tán loạn, nếu liên hữu niệm cẩu thả, dễ duôi.
Kim Cang Trì gần giống như cách niệm mặc trì, cao thinh trì, nhưng niệm không ra tiếng, mà chỉ nhép miệng, hở môi thật dịu dàng, không mở miệng quá lớn, không hé miệng quá nhỏ, làm cho ý bị động, không thể thực hiện hành pháp niệm Phật được. Hành giả liên hữu nhép miệng một phần ba môi, đánh lưỡi thật nhẹ nhàng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, rất dễ thuần thục sâu vào định, chánh niệm vững vàng không bị các ma ám ảnh, chư thiên lai hộ trì, phi nhơn không phá hoại, pháp giới thật an tịnh. Cách tu nầy thuộc của hàng Tăng Ni và Cư Sĩ thực hành thời điểm độc cư, nhập thất. Ở đây chỉ được minh triết, ở phần sau nói về phương pháp, cách thức niệm Phật sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.
Đại Sư Châu Hoằng dạy:
* Niệm Phật có “mặc trì”, “cao thinh trì”, “kim cang trì”. Nhưng niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thinh trì) cảm thấy phí sức, duy dùng pháp “kim cang trì” se sẽ động môi lưỡi mà niệm, là có thể bền lâu. Nhưng cũng không nên chấp định, hoặc khi niệm theo lối “kim cang trì” thấy phí sức, thì không ngại gì “mặc trì”, nếu hôn trầm, lại đổi dùng pháp “cao thinh”.
* Tâm hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.
* Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, niệm Phật chính dể trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả, là do dụng công chưa được chơn thiết. Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm, mỗi chữ mỗi câu tinh nhứt không xao lãng, thì tạp niệm dứt.
* Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dùng công phu, mỗi khi tán loạn liền mau thâu nhiếp lại, cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết được vọng niệm nhiều, là do nhờ niệm Phật; lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào, không giây phút nào ngừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được ư?
* Người học Phật đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ huy tu hành chân thật. Hàng Cư Sĩ tại gia không cần phải cạo tóc mặc đồ đà, tự có thể để tóc mặc áo tràng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người ưa thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông đánh mỏ, tự có thể yên lặng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người sợ công việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người biết chữ, không nhứt thiết phải vào Chùa mà nghe kinh, tự có thể xem kinh theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật. Trải qua ngàn dặm đi hành hương ở các danh sơn, không bằng ngồi yên nơi nhà mà niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Cúng dường những vị sư không chơn chánh, không bằng hiếu thuận cha mẹ và siêng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Giao du với nhiều bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà biết chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đức hạnh thấp mà giọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ chất phát giữ giới luật tinh nghiêm, hạn chế phan duyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh ứng, thần thông pháp tắc của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.
Nói tóm lại, người niệm Phật giữ tấm lòng ngay thẳng, chấm dứt làm các việc ác, gọi là thiện nhơn. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, diệt vong niệm, dứt hoặc nghiệp gọi là thánh nhơn.
* Xin khuyên những người rất thanh nhàn, việc gia đình con cái đã lo xong, dưới trên rỗi rảnh, nên đem hết tâm lực phát tâm tu hành dũng mãnh mà niệm Phật, mỗi ngày tính từ số ngàn câu danh hiệu Phật đến muôn câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Xin khuyên những người duyên đời bận buộc, ràng buộc muôn duyên quá nhiều, nhọc nhằn vì việc công, bôn ba vì gia sự, tuy ít khi rỗi rảnh nhưng mỗi buổi sớm mai cố gắng nhín chút thì giờ, niệm Phật chừng mươi hơi, ngoài ra lúc nào rảnh, niệm xen vài trăm câu.
* Lúc ta còn đi tha phương học Đạo, nghe Biện Dung Thiền Sư tông phong rất thạnh, bèn đến nơi cầu pháp, đôi ba phen quỳ lạy thưa hỏi, Thiền Sư bảo: “Ngươi nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi”. Ta liền lãnh giáo lui ra. Bấy giờ các bạn đồng hành đều cả cười, bảo: “Từ ngàn dặm đến đây, chỉ mong được nghe những lời cao siêu thâm diệu, té ra chỉ lãnh mấy câu không đáng nữa đồng tiền! Giá mấy câu ấy, ai mà không nói được”. Ta đáp: “Đó mới là chỗ tốt của Thiền Sư. Chúng ta khát ngưỡng mong mến từ ngàn dặm đến đây, Ngài không nói lời chi huyền diệu để lấn lướt kẻ dưới, chỉ chất phát thật thà, đem chỗ công phu thiết cận, song tinh yếu, chính mình đã thể nhận, mà khuyên bảo dặn dò”. Điều nầy ta còn tuân giữ mấy lời ấy, không dám lãng quên.
Đại Sư dạy tiếp: “Giữ bổn phận không tham danh lợi, không theo duyên ngoài, rõ lý nhân quả, chuyên niệm Phật” lời nầy xem như cạn cợt tầm thường, song rất cao siêu, mầu nhiệm, tuy là giản dị, song bao quát kinh nghĩa, gom thành chỗ tinh yếu của một đời người tu. Giữ đúng theo đây xét kỷ lại, đã có mấy ai làm được? Cho nên kẻ nông cạn tất xem thường lời nầy; người ưa nói lý huyền, xem mình là bậc cao siêu vô ngại, quyết không thể nào làm đúng như những lời dạy này; nên chẳng phải bậc đã từng kinh nghiệm như Ngài Biện Dung Thiền Sư, không có đủ trình độ thốt ra lời nầy; và nếu chẳng phải bậc chân tu thật đức, thạc học, thiện tri thức học đạo giải thoát, cũng không thể lãnh thọ được lời nầy.
Lời dạy của đại sư Vân Thê Châu Hoằng
Trích: Tịnh Độ Giảng Lược
Tác giả: Hòa Thượng Thích Giác Quang
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy!
Con tên Trân, năm nay 22 tuổi. Con hiện tại ở phòng trọ vì nhỏ hẹp nên con không bàn thờ Phật và Bồ Tát, con hằng ngày có niệm Chú Đại Bi, Thập Chú và xem Kinh Địa Tạng. Vì phòng con không có bàn thờ Phật nên mỗi khi con đọc Chú Đại Bi đều chọn 1 góc sạch sẽ ở phòng mở máy tính ra lên web Chudaibi.com có hình Bồ Tát ngàn tay rồi con bắt đầu đọc như vậy ba biến chú, con không biết cách Đọc Tụng Kinh như thế nào nên bình thường khi đọc Kinh Địa Tạng con chỉ xem đọc thầm trong lòng đến hết 1 cuốn kinh như vậy mỗi ngày. Con không biết cách xem Kinh của con như vậy là đúng hay sai mong Thầy chỉ dẫn giúp con.
Con mong được Thầy hồi âm chỉ dẫn cho con biết ạ. Con cảm ơn Thầy
A Di Đà Phật
Vì hoàn cảnh bạn có thể trì tụng Kinh Chú như trên, tuy nhiên cần lưu ý: trước khi đọc tụng thì đánh răng súc miệng sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Nếu không tiện đọc ra tiếng thì nên đọc thầm nhép môi. Khi ngồi đọc tụng chân xếp bằng, nên chắp tay nhằm thể hiện sự trang nghiêm và thành kính. Cuối thời khoá nên đứng chắp tay về hướng tây đọc bài hồi hướng.
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật
thưa thầy,
Con tên Thùy Vân, năm nay con 15 tuổi, con thấy mình rất yếu bóng vía nên con muốn niệm phật để an tâm hơn. nhưng còn nhỏ nên con không biết phải niệm như thế nào cho đúng. Xin các thầy hướng dẫn cho con ạ! con cảm ơn các thầy nhiều lắm ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy cho con một lời khuyên. Ba con bị bệnh nằm một chỗ, ông hay nói về những người đã khuất và lời nói không có nghĩa. Con khuyên ba nên niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật) có được không thầy? Mong được thầy chỉ dạy.
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, hơn thế ý kiến của bạn còn mang tính hướng chúng, vì thế BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tu,
Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, Phẩm Thứ Tám Ngài Chủ Mạng Quỷ Vương đã nói như sau: “Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo; huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác!”.
*Ba bạn thần thức đã yếu nên những cảnh giới của quá khứ sẽ hiện về, trong đó có rất nhiều thân quyến và những oan gia trái chủ đã qua đời mà chưa được siêu sinh, nhân cơ hội này họ sẽ bủa vây hoặc để chiêu dụ, hoặc muốn lôi kéo ba bạn đi về cảnh giới của họ. Nếu ba bạn thường ngày không tu đạo, khi lâm cảnh huống này sẽ khó lòng vượt qua được. Vì thế bạn phải phát tâm niệm Phật, thường xuyên khai thị cho ông cụ, giúp cho ông cụ hiểu rõ tình trạng của mình để ông cụ nhiếp tâm niệm Phật. Điều này thực khó vô cùng, bởi nếu ông cụ không có sự huân tập niệm Phật khi còn khoẻ và minh mẫn, thì việc khuyên ông niệm Phật vào lúc thần thức hôn ám, mê muội là điều khó trong khó. Khó vì ông không đủ tỉnh táo để hiểu niệm Phật làm gì? Khó nữa là oan gia trái chủ bủa vây và lôi kéo ông cụ đi về cảnh giới của họ. Do vậy, nếu niệm Phật hộ niệm cho ông cụ mà thuận duyên, nghĩa là ông cụ có thể hiểu và nhiếp tâm theo, đó là dấu hiệu khả thi; ngược lại, bạn hãy phát tâm tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN liên tục trong 21 ngày và kết hợp niệm Phật. Quan trọng: những ngày này bạn phải phát tâm ăn chay, giữ giới thanh tịnh và tạo thêm các phước duyên khác: phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo… tất cả công đức này đều thành tâm hồi hướng cho Ba và những oan gia trái chủ của Ba bạn, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, và duyên trần, cùng đồng nhiếp tâm niệm Phật nguyện sanh về Tịnh Độ.
*Cuộc đời của mỗi chúng ta vốn dĩ là vậy. Khi còn trẻ, khoẻ chúng ta mải mê với cuộc sống ngũ dục: danh, tài, sắc, ăn uống, ngủ nghỉ và bị lục trần lôi kéo tới mê muội điên đảo, cho tới khi vô thường ập tới, vì tâm mê muội nên thật khó lòng mà có chánh niệm để hướng tới những cảnh giới an lành. TN hy vọng nhìn Ba mà bạn nhận ra chính mình, vì thế lo cho Ba cũng là đang lo cho chính bạn vậy.
Nguyện chúc bạn bước sang một năm mới có thể phát tâm dũng mãnh tu đạo để tự giúp mình, giúp thân quyến của mình đồng nương nơi chánh pháp để được sanh về Tịnh Độ.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật, con năm nay 16 tuổi, con niệm Phật bằng miệng nhưng không ra tiếng như vậy có được gọi là niệm Kim Cang Trì không ạ ?
Chào bạn Ánh,
Đúng vậy, bạn chỉ khẽ chuyển động môi lưỡi thành câu Phật hiệu, nhưng không ra tiếng, đó là Kim cang trì.
Bạn đừng ngại việc niệm Phật có tiếng hoặc niệm thầm, mỗi cách đều có lợi ích riêng của nó. Bạn cứ niệm thầm như trước giờ đã từng niệm, đừng lo ngại gì cả. Bạn chỉ cần lưu ý một điều, tuy niệm thầm, nhưng trong tâm bạn phải chú ý nghe rõ từng tiếng thì mới được. Cứ như vậy bạn nhé. Ngoài ra, bạn đừng quên phát nguyện vãng sanh Cực lạc, cũng như hồi hướng tất cả công đức, phước báo cho tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo nhé. Nếu trong nhà không có bàn thờ Phật, hoặc nếu hoàn cảnh không thuận tiện, bạn cứ trang nghiêm hướng về phía Tây mà thầm phát nguyện, hồi hướng đều được.
Bạn còn trẻ tuổi mà sớm biết niệm Phật thật là đáng quý. Đường đời của bạn chắc còn dài, bất cứ lúc nào cũng hãy gắng giữ công phu mỗi ngày bạn nhé.
Chúc bạn luôn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
vâng ạ con xin cảm ơn
A Di Đà Phật
Thưa thầy! Con Tên Nga, con rất muốn Niệm Phật cho tâm mình thanh thản, nhưng con không biết cách niệm thế nào? Thầy giúp con ạ
Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
A Di Đà Phật
Thưa thầy !Con năm nay 17 tuổi, con bị bệnh ra mồ hôi chân tay, thực sự bệnh này không có cách nào chữa được, con muốn Niệm Phật để chữa bệnh và giữ cho tâm thanh thản nhưng con không biết niệm như thế nào,khi niệm thì chú ý điều gì, mong thầy giúp con, con cảm ơn thầy nhiều ạ.
A di đà phật
Thưa thầy năm nay con 17 tuổi, ở nhà con không có ai theo phật cả nên con không có bàn thờ phật và nồ tát . Mỗi lần con đọc kinh vô lượng thọ là con đọc trên mấy tính kèm theo một atnh phật a di đà. Con làm như vậy có bất kính không ạ. Thầy giải thích cho con được k ạ. Con xin cảm ơn thầy.
ko rõ cụ thể trường hợp của bạn thế nào,nhưng theo như bạn nói thì đọc kinh như vậy cũng đc.Nhớ đặt máy tính trên một cái bàn sạch.Thấy Pháp như thấy Phật,phải cung kính.Trước khi mở quyển kinh,phải ở nơi trang nghiêm,rửa tay sạch,quần áo dài…
Phải cung kính, phải thấy pháp như thấy Phật, phải tuyệt đối cung kính….liên hữu thu ba nói rất đúng rất đúng. Đừng tưởng nhỏ mà qua loa, lợi ích việc nhỏ này lớn lắm lớn lắm.
Thưa thầy!
Con năm nay 34tuổi,con muốn niệm phật hằng đêm cho giấc ngủ được thanh thản,xin thầy chỉ cho con cách niệm phật.
Xin cảm ơn Thầy
Câu hỏi của chị đã có người hỏi ở phía trên, chị hoan hỉ kéo chuột lên chút xíu sẽ thấy. A Di Đà Phật.
Thưa thầy con muốn tụng kinh nhưng ko biết làm thế nào mong các thầy cho con một bài kinh ạ. Nếu con chỉ niệm phật mà ko tụng kinh thì sao ko á .con xin cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Kinh Phật thì vô lượng vô biên, nếu bạn chỉ đơn thuần muốn tụng kinh thì thật là bạn đang muốn bơi trong biển lớn. Vì thế theo thiển nghĩ của TN: Trong các pháp hành trì thời nay có hai pháp được gọi là dễ hành nhất đó là Thiền và Tịnh.
*Nếu tâm bạn hướng về Thiền và thấy Thiền hợp với căn cơ của bạn thì bạn nên chọn bộ Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Lăng Nghiêm Giảng Giải của HT Tuyên Hoá để học và phải phát tâm học thuộc Chú Lăng Nghiêm để hàng ngày hành trì và thiền quán. Tuy nhiên khi đi vào hành Thiền bạn nhất định phải có một minh Sư bên cạnh để hướng đạo, còn nếu tự mình lần mò để tu Thiền thì là khó trong khó và rất dễ phạm sai lầm, nguy hiểm.
*Nếu tâm bạn hướng về Tịnh độ (tức pháp niệm Phật) thì bạn chỉ nên chọn: Kinh Vô Lượng Thọ; Kinh A Di Đà; Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông, học thật kỹ 3 quyển kinh này để nắm bắt giáo lý Tịnh Độ. Khi đã nắm vững rồi, bạn phát tâm học thuộc hai kinh trọng yếu: Vô Lượng Thọ hay A Di Đà Kinh để hàng ngày hành trì, kết hợp niệm Phật mọi nơi thời khắc. Hàng ngày bạn phải phát tâm chuyên nghe pháp Tịnh Độ do HT Tịnh Không giảng: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa để hiểu về nhân-quả, vô thường, sanh tử luân hồi và tăng trưởng niềm tin nơi Tịnh Độ…
Trường hợp bạn không có thời gian để hành trì kinh hàng ngày, TN nghĩ pháp tối thắng nhất là: chuyên tâm niệm Phật. Đó là nói về lý niệm Phật. Nhưng đi vào sự (thực hành) thì niệm Phật chính là giữ giới, là bỏ ác, hành thiện, là năng bố thí, cúng dường, phóng sanh, gộp chung là năng hành phước thiện. Vì thế để bắt tay vào tu học, bạn chớ nên đốt cháy giai đoạn mà phải phát tâm góp nhặt từng pháp từ giản đơn đến khó, lấy đó làm nền tảng thì sự tu học mới có lợi lạc.
Vạn sự khởi đầu nan! TN hy vọng bạn cân nhắc thật kỹ rồi tiếp tục chia sẻ niềm tin và hướng đi của mình, TN cùng các đạo hữu khác sẽ tiếp tục chia sẻ cùng bạn.
Chúc bạn dũng mãnh dấn thân tu đạo.
TN
Con muốn tụng kinh nhưng vùng đất con đang sinh sống có chùa . Và ko có chỗ bán sach tung kinh adi da phat . Mong chư thầy hãy hoan hỉ giup con đoc cho con vài bài kinh cua nguoi tu tai gia. Con ko biết phải mua kinh sach dc vì hoàn cảnh. Nhưng nếu con chỉ niệm phật ăn chay thì có đủ để cứu chúng sanh trong bề khổ .con xin cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
*Bạn chớ nên vội nghĩ: ăn chay, niệm Phật là sẽ cứu được chúng sanh trong bể khổ mà gặp chướng nạn lớn khi bước vào tu học. Ăn chay, niệm Phật mà không trì giới thì so với người không ăn chay, niệm Phật không có khác biệt. Trì giới được hiểu ở sự bỏ ác, hành thiện và luôn quán chiếu để giữ tâm thanh tịnh.
*Chúng sanh cần phải cứu gấp hiện là chính bạn chứ không phải những người xung quanh bạn. Đơn giản là: Muốn cứu được người bạn phải có phương tiện và làm chủ phương tiện. Điều này TN và các đạo hữu đã chia sẻ khá nhiều rồi. Phương tiện nào có thể giúp bạn hiện giờ? Nếu bạn thấy: ăn chay, tụng kinh, niệm Phật là cứu cánh phương tiện giúp bạn thâm nhập Phật pháp, vậy thì ngay bây giờ bạn hãy tâm hàng ngày nghe những bài giảng sau:
Kinh A Di Đà Yếu Giải
Kinh Vô Lượng Thọ
kế đó thường xuyên chia sẻ những cảm nhận, khúc mắc của bạn trên ĐVCT, từ đó các đạo hữu sẽ cùng đồng hành với bạn, giúp bạn tăng trưởng niềm tin và kinh nghiệm tu học.
*Mong bạn hoan hỉ cho biết bạn đang ở nước nào vậy?
TN
TB. Bạn nên có một Nickname đúng nghĩa tiếng Việt để mọi người tiện chia sẻ, điều đó cũng đồng nghĩa bạn tôn trọng mọi người trên ĐVCT.
Xin chào bạn yb,
Bạn có thể cho mình địa chỉ không? Mình sẽ gửi kinh sách cho bạn
Gửi thông tin qua email của mình nhé
[email protected] . Thân.
Xin cảm ơn nhiều thanh ngân, xin bạn hãy lh 01694804863, không biết làm thế nào để cảm ơn được. Mình vui quá ,mô phật
Thầy à vậy theo thầy thì ăn chay và niệm phật thì sẽ ko đủ sao. Thầy nói vậy làm con cảm thấy ko muốn tu hành nữa.mong thầy hãy nói chung chứ con kém cỏi làm gj mà thấu hjểu hêt đuoc. Con chỉ mong có ngày đc vãng sanh . Nhưng xem ra ko thể đc ruj
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Văn Thăng,
*Bạn tu đạo mà tính khí nóng vội như vậy đường tu sẽ chông gai lắm. Học Phật pháp bạn phải dùng cái tâm thanh tịnh để quán chiếu thì mới có lợi lạc. Trong chia sẻ trước TN nói sơ lược với bạn: “Ăn chay, niệm Phật mà không trì giới thì so với người không ăn chay, niệm Phật không có khác biệt. Trì giới được hiểu ở sự bỏ ác, hành thiện và luôn quán chiếu để giữ tâm thanh tịnh”. Ở đây TN muốn chia sẻ cùng bạn vài ba điều và mong bạn hoan hỉ cùng chia sẻ nhé:
– Tại sao ăn chay, niệm Phật lại phải kèm trì giới? Với người tại gia cần phải trì những giới nào?
– Bỏ ác là gì? Hành thiện là gì?
– Tại sao bỏ ác, hành thiện rồi còn phải giữ tâm thanh tịnh?
*Bạn phát tâm muốn độ tất cả chúng sanh khổ, nhưng TN vừa chia sẻ vài 3 điều đơn giản thì bạn đã thối tâm và không muốn tu nữa, vậy thì những chúng sanh khổ (có cả TN) sẽ trông cậy vào ai? Điều này bạn phải quán chiếu thật tỉ mỉ, bằng không nó chỉ là phát nguyện suông.
*Bạn đừng nôn nóng chuyện vãng sanh vội, bởi phước báu, nhân duyên chưa hội đủ mà sanh tâm vọng cầu sẽ gặp ma chướng.
*Giá như thầy ko trả lời và con ko hỏi thì có lẽ trong mồm con luôn lẩm bẩm 6 chữ nam mô A Di Đà Phât rồi.
Khi bạn hỏi tất sẽ có người trả lời, vì sự hỏi-đáp mà khiến bạn gián đoạn câu Phật hiệu, điều đó cho thấy câu Phật hiệu mới chỉ vang lên nơi miệng chứ chưa khởi từ tâm.
Phải thong thả bước, vừa bước vừa tư duy thì mới có lợi lạc.
TN
A Di Đà Phật! Tại sao bạn Văn Thăng lại nghĩ không được vãng sanh, bạn đừng lo lắng, vì đại sư Ngẫu Ích đã dạy “Được vãng sang hay không đều do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do công phu sâu hay cạn.”
Chào bạn Thăng,
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
Ăn chay và niệm Phật đúng như pháp thì sẽ được vãng sanh. Quan trọng ở điểm đúng như pháp Phật dạy.
-Mục đích chính của việc ăn chay là dứt trừ sự sát sanh. Người ăn chay ở cả ba nghiệp thân, miệng và ý nên luôn dứt trừ: sự sát sanh, sự mong muốn sát sanh và luôn khởi lòng từ bi thương xót tất cả chúng sanh, thường tuỳ duyên mà bảo hộ mạng sống cho tất cả chúng sanh. Với người ăn chay như vậy thì có công đức rất to lớn.
-Niệm Phật cầu vãng sanh: cần phải có Tín sâu và Nguyện thiết, rồi Hành chuyên. Bạn vừa mới nghe huynh TN góp ý, thấy sự khó khăn đã vội không muốn tu hành nữa thì nghĩa là “Nguyện” của bạn chưa đủ thiết tha. Nguyện thiết tha là dù cho ai nói gì đi nữa, bạn muốn vãng sanh về Cực lạc, thì phải tìm hiểu hành trì thế nào cho đúng pháp, rồi gắng niệm Phật về tới Cực lạc mới thôi, như vậy mới là nguyện thiết tha. Cho nên bạn cần kiên trì nghe pháp, xây dựng Tín, Nguyện cho sâu chắc nhé.
– Niệm Phật: cần nhớ niệm trong tâm chứ không chỉ niệm ở miệng mà tâm nghĩ lung tung là không được. Niệm ở trong tâm là miệng niệm Phật, tâm chú ý nghe rõ ràng từng tiếng. Rất nhiều người niệm Phật mắc ở lỗi, miệng niệm mà tâm không niệm Phật, lại buông lung nghĩ lung tung, nên bạn cần để ý điểm này nhé. Hành giả niệm Phật cần nên chú ý nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc mọi nơi chứ không phải chỉ trong thời khoá niệm Phật.
Nói chung nếu bạn niệm Phật mà Tín sâu, Nguyện thiết và Hành chuyên đúng như pháp, lại thêm ăn chay phụ trợ thì chắc sẽ được vãng sanh, đừng nghi.
Xin được nói thêm một chút, bạn chớ cho rằng lời PH góp ý ngược lại với ý của huynh TN. Người niệm Phật miên mật luôn giữ được câu Phật hiệu trong tâm chính là trì giới thanh tịnh (trong tâm chỉ có Phật hiệu nên không khởi các ý khác, vì không khởi ý nên thân và khẩu cũng không gây ra nghiệp). Tuy nhiên, mức công phu này không dễ đạt được nên huynh TN mới nhắc nhở bạn việc trì giới, tránh ác, hành thiện.
Bạn cố lên nhé, dù có chuyện gì cũng phải niệm Phật tới chừng nào về tới Cực lạc mới thôi, phải quyết tâm như vậy nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin đa tạ các thầy cô đã giúp con. Con mong các thầy cô càng ngay giúp đỡ mọi người . Công đức vô lượng . A Di Đà phật.
Xin hỏi tất cả sư thầy , từ “trì trai” là gì ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bản Văn Thăng,
*Hai từ “trì trai” có hai nghĩa quan trọng: Một là ăn chay và trì giới thanh tịnh; Hai là thọ trai thanh tịnh.
– Tại sao ăn chay lại còn kèm trì giới? Nhiều người nghĩ ăn chay sẽ có nhiều công đức nên miệt mài ăn chay, thực tế, muốn có công đức thì phải giữ giới và giữ giới thanh tịnh. Giới của người tại gia, Phật chế 5 giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống bia rượu và dùng chất kích thích. Năm giới này có liên quan tới 3 nghiệp của: thân, khẩu ý.
Thân: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm
Khẩu: không nói lời lưỡng thiệt; không nói lời đâm thọc, không nói dối, không nói lời sân hận
Ý: không tham, không sân, không si.
Do vậy 5 giới này khi khai triển ra chính là 10 giới thiện.
Nếu người ăn chay, hàng ngày mà không trì 10 giới này thì việc ăn chay chỉ là kết duyên lành với chúng sanh chứ thực không có công đức, bởi công đức phải do trì giới mới có được. Ví thử (nếu bạn đã thọ giới): Bạn ăn chay, nhưng tâm lại luôn nhớ nghĩ đến đồ ăn mặn; ra đường thấy hàng quán ăn mặn, nhìn cảnh giết thịt, chiên xào, nấu, nướng bạn vẫn thấy ham, ưa, thậm chí tán thán những việc đó, điều này đồng nghĩa bạn đang phạm giới. Phạm giới được hiểu khi khởi ý tham muốn, ưa, nhiễm và tán thán chứ không phải đích thân, khẩu hành mới là phạm giới. Cũng tương tự: thân, khẩu bạn không hành dâm, nhưng hễ thấy ai nói chuyện dâm, thấy phim ảnh hay những hành vì dâm bạn đều khởi ý ham ưa, tán thán, điều đó đồng nghĩa bạn đã phạm tội tà dâm. Cứ vậy mà quán chiếu 10 giới thiện, nếu hàng ngày bạn ăn chay mà 10 giới đó không quán chiếu, kể như bạn có trai mà chẳng có giới. Đương nhiên tâm bạn là bất tịnh.
– Thọ trai thanh tịnh: Ý nói là khi dùng trai (thọ thực). Thông thường khi thọ trai tại các đạo tràng, vị trụ trì hay vị huynh trưởng thường dạy hay nhắc lại các Phật tử về tam đề, ngũ quán:
Tam đề: đoạn nhất thiết việc ác; tu hết thảy pháp lành; nguyện độ tận chúng sanh.
Ngũ quán: Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này; Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này; Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn; Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật; Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này.
Kế đó là nhiếp tâm chánh niệm để thọ trai. Chánh niệm là không khởi tâm tán loạn, không nghĩ chuyện thị phi, nhân ngã… nếu giữ được như vậy trong suốt bữa ăn, mới được gọi là trì trai.
Do vậy việc trì trai là sự thực hành và quán chiếu hàng ngày, hàng giờ không ngưng nghỉ. Được thế con đường tu đạo mới có thành tựu.
Chúc bạn phát tâm tỉnh giác và dũng mãnh tu đạo.
TN
Con muốn trì giới nhưng khó quá. Những lúc đang trì rồi thì cái sân giận nó cứ từ ở đâu vậy. Con ko làm gì ngăn cản được, mong các thầy giúp con với ạ. Con xin cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Văn Thăng,
Trở ngại bạn đang gặp không phải là hiếm mà ai khi bước vào tu đạo đều gặp phải cả. Mong bạn hoan hỉ đọc những chia sẻ sau đây để tìm ra nguyên nhân mà hoá giải nhé.
1. Phiền não vì đâu khởi
2. Tướng do tâm sanh
3. Quán chiếu nhân quả
4. Niệm Phật ý nghĩ bất tịnh dấy khởi
5. Nhờ vọng thấy chân
TN
Cho con hỏi , người cùng xóm con, cứ thấy con làm gì thì lại nói này lọ linh tinh rất là khác với sự thật, còn thêm cả hơi như là đểu í ạ. Thầy hiểu chứ ạ. Vậy thì con có nên nói người ta ko, nhưng con rất tức giận. Như vậy thì sẽ ảng hưởng đến trì giới xin hãy cho con lời khuyênXin thầy TN hãy giúp con câu ở trên.
Cái tâm của mình, miệng lưỡi của thế gian, sao lại phải để họ kéo mình đi,thôi, kệ họ đi, họ nói mặc họ, ta nghe như không nghe, hơn thua làm chi với họ, giờ lắng lòng mà niệm Phật. Nghe lời họ nói, để tâm vào lời họ thì phiền não sinh lên, như tự mình gắp lửa bỏ vào tay, thế là mình bỏng chứ họ đâu bỏng, họ nói riết mình không quan tâm thì họ cũng không nói hà, đừng tỏ khinh miệt họ, cứ bình thản, thuần thiện, im lặng giả khờ giả ngu để nghe thì sẽ không còn chuyện thị phi nữa đâu.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Văn Thăng,
TN chia sẻ vài câu chuyện thời Phật tại thế, mong bạn hoan hỉ đọc với cái tâm thật thanh tịnh rồi quán chiếu xem Phật dạy chúng ta điều gì nhé:
Chuyện 1: Một hôm đức Phật đi giáo hóa vùng theo đạo Bà-la-môn, Ngài độ được dân chúng tu Phật rất đông. Thầy Bà-la-môn vùng đó mất hết bổn đạo liền nổi sân. Một hôm, ông chờ đức Phật ôm bát đi khất thực, liền theo sau chửi rủa. Ông chửi từ đầu đường tới cuối đường, mà đức Phật vẫn cứ ung dung đi, không trả lời gì hết. Tức quá, ông chặn Phật hỏi:
– Cù-đàm, Ngài có điếc không?
Phật trả lời:
– Không. Ta không điếc.
– Không điếc, tại sao tôi chửi Ngài, Ngài không trả lời?
Phật nói:
– Nếu ông có quà đem tặng người ta, người ta không nhận thì quà đó về ai?
– Nếu tôi tặng quà mà người ta không nhận thì quà đó về tôi chớ về ai.
Phật nói:
– Cũng vậy, ông chửi ta mà ta không nhận thì có dính dáng gì đâu”.
Chuyện 2: Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Người ngu si có hai thứ tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người ngu đối
với việc không đáng làm mà làm, việc làm sắp xong thì chán bỏ. Ðó là, này
các Tỳ-kheo, người ngu có hai tướng mạo này.
Lại nữa, Tỳ-kheo, người trí có hai tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người
trí đối với việc không đáng làm thì không làm, việc làm gần xong không
chán bỏ.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, hai tướng mạo của người ngu phải nên xa lìa.
Nên nhớ tu hành hai tướng mạo của người trí. Như thế, này các Tỳ-kheo,
hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.(Kinh Tăng Nhất A Hàm)
Chuyện 3: Lúc Phật đang ngồi dưới gốc cây Nê-cô-luật thì có hai thương gia hỏi Phật: Có thấy xe qua không?
Đáp: Chẳng thấy.
Hỏi: Có nghe tiếng xe không?
Đáp: Chẳng nghe.
Hỏi: Phải đang thiền định không?
Đáp: Chẳng thiền định.
Hỏi: Phải đang ngủ không?
Đáp: Không ngủ.
Người thương gia tán thán rằng: Lành thay! Lành thay! Thế Tôn đại giác nên chẳng thấy nghe.
NT
Thiệt là hay quá, những câu chuyện đầy đủ pháp vị, xem hoài không thấy chán, cám ơn liên hữu Thiện Nhân, cám ơn rất nhiều.
Con chào thầy ạ! Năm nay con 18 tuổi, con bi hết bệnh này khỏi xong con lai bị bệnh khác. Từ bé đến lớn con uống thuốc suốt thầy ạ ! Bây giờ con sợ uống thuốc lắm ạ.
Thầy cho con hỏi con nên làm thế nào a ? Thầy có thể giới thiệu cho con sách đọc được khong ạ?
A di đà Phật !
Xin chào chị thảo,trong khi chờ hồi âm của chứ thầy thì em xin mạo muộ góp ý kiến mong chị hoan hỉ đọc ạ . Như sau: thứ nhất là Có lẽ là một nguyên nhân nào đó mà chị gặp phải, là do nhiều kiếp trước của chị hoặc nhà chị có nghiệp báo mà chị phải chịu trog đời. này. Thứ hai là nhà cửa nhà chị có vấn đề. Vì vậy chị nên ăn chay, tập dần đi. Ăn chay sẽ giúp bệnh của chị sẽ hết(ko tin chị cứ thực hiện trog vài thang hoặc gầm một năm xem sao). Và ngày ngày, mọi lúc mọi nơi luôn niêm hồng danh ‘ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬt’. Còn đối với việc dùng sách gì , chính em còn đang bế tắc nè. Em là người mới biết đến tu hành , chỉ chia sẻ với chị như vậy thôi. Chúc chị sớm khỏi bệnh . Adi đà phật
Con xin cảm ơn hai thầy ạ. Con có từng nghe là: niệm phật và có cần sám hối có thể chung đc ko ạ. Nếu nên sám hối thì vào lúc nào ạ. Con xin chân thành cảm ơn. A DI ĐÀ PHẬT
Khi nào niệm Phật thì niệm, khi nào lầm lỗi thì sám hối, chân thật niệm Phật thì khó có lỗi để sám hối, chân thật sám hối thì chẳng bao lâu không còn lỗi nữa để sám hối, tuỳ duyên, hoàn cảnh, mà mình hành. Nhớ thường niệm Phật, nhớ thường sám hối khi sai quấy, nhớ, niệm Phật thật thì tánh sáng, lỗi liền tự tiêu.
Con xin cảm ơn thầy . Cho con hỏi thầy nữa ạ. Con sáng nào cũng ăn mì tôm hết , xin hỏi sư thầy là món đó có phải ăn chay ko ạ. Nam mô adi đà phât
Miễn sao trong lòng không thèm thịt, không nghĩ tưởng, không muốn ăn thịt, thật tâm ăn chay thì tuỳ duyên, chay trường luôn thì tốt, không được thì tuỳ hoàn cảnh, chớ khởi lòng thèm thịt, muốn ăn món này món kia, muốn chế biến sao cho ngon để thoả cơn thèm ăn…người học Phật nên khéo giữ tâm như vậy, chớ nên chấp nặng mà sinh bệnh, cũng không được thả để thèm ăn thịt, để vị giác đánh lừa, nuôi dưỡng lòng từ thật nhiều thì sẽ tự nhiên không còn muốn ăn thịt nữa. Tôi ngày nào cũng ăn mì gói, mì chay cũng có, mì thường cũng có, tuỳ thôi bạn, không nên chấp nặng mà sanh phiền. Quan trọng là biết mình ăn gì, trong lòng có chay chưa, có thật sự ăn chay, còn thèm thịt không, như vậy thì học Phật mới vui, chứ chấp ta phải ăn chay bao nhiêu ngày bao nhiêu năm… phải nổ lực ăn chay xong để quay lại ăn thịt, lòng nghĩ tưởng hương vị thịt, thèm thịt ….thì ăn chay vậy cũng đâu ích gì, tự tâm từ bi thật sự thương vật thì tự khắc lòng sẽ chẳng còn muốn ăn thịt, lúc đó tự khắc chỉ ăn rau củ, đạm bạc đơn giản. À đừng gọi tôi là sư thầy, tôi chưa xuất gia, chỉ là người thích học Phật như bạn thôi.
Gửi NP , bây giờ cong ngửi thấy mùi nước luộc thịt thì con cảm thấy kinh, ghê tởm. Ko biết đây có là một điều tốt ko ạ. Thăng đây xin hết lòng cảm tạ. A Di ĐÀ PHẬT
Không thèm không muốn ăn thịt nữa vậy là tốt hơn rồi. Tôi trước đây cũng giống bạn, nghe mùi tanh là không chịu được, từ nhỏ tôm tép các loài thuỷ sản tôi không ăn được, có lúc thịt cũng không ăn được, đến khi tìm hiểu học Phật tự nhiên thấy ăn chay ngon, thích ăn rau củ quả vô cùng, tuy ăn chay nhưng chẳng thấy thiếu chất, thấy mệt, người ít bệnh, khoẻ.
Thưa chư thầy cùng ngài NP,cho con hỏi thế này ạ mẹ con luôn làm điều thiện nhưng mỗi tội ko ăn chay và niệm phật gì cả. Nhưng thấy điều gì là giúp người ta. Con kiếp này ko thể đền ơn báo hiếu với mẹ hết đc. Chỉ mog mẹ con biết đến phật, tu hành để mẹ đc vãng sinh. Nhưng mẹ ko nghe, khí con khuyên nhủ thì mẹ chỉ cười rồi cho qua. Xin chư thầy cùng các vị hay hoan hỉ cho con một lời khuyên đối với mẹ. Con xin cảm ơn. Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Thăng à, thường đi chùa cầu Tam Bảo gia hộ cho mẹ sớm tin Phật niệm Phật nhé. Công đức niệm Phật đọc Kinh, làm các việc thiện lành của bạn cũng hồi hướng cho mẹ, cũng nguyện cho mẹ tin Phật niệm Phật.
Phải từ từ từng bước, đừng nóng vội, cũng đừng nản, từ từ tuỳ duyên mà khuyên mẹ, điều quan trọng là bản thân mình phải nổ lực thật tốt, phải là chỗ tin, chỗ thương chỗ dựa vững chắc cho mẹ, đất càng khô thì phải càng tưới nhiều nước, phải lựa lúc thuận lợi, khuyên mẹ, mưa lâu thì đất sẽ thấm nhuần. Cố lên, sẽ được, sẽ thành công, với tấm lòng của một người con hiếu thuân như vậy thì khô cằn cõi đá cũng sẽ thành cây tươi tốt thăng ạ
Phải từ từ từng bước, đừng nóng vội, cũng đừng nản, từ từ tuỳ duyên mà khuyên mẹ, điều quan trọng là bản thân mình phải nổ lực thật tốt, phải là chỗ tin, chỗ thương chỗ dựa vững chắc cho mẹ, đất càng khô thì phải càng tưới nhiều nước, phải lựa lúc thuận lợi, khuyên mẹ, mưa lâu thì đất sẽ thấm nhuần. Cố lên, sẽ được, sẽ thành công, với tấm lòng của một người con hiếu thuân như vậy thì khô cằn cõi đá cũng sẽ thành cây tươi tốt bạn ạ.
Vâng T đây cũng xin cảm ơn hai vị đã dành thời gian cho kẻ này. Xin hỏi thêm ,mẹ con tuy có hành thiện xog vẫn ko ăn chay niệm phật đâu ạ. Nếu mẹ mà cùng tu hành thì há chẳng tốt sao. Nhưng thật khó, mẹ con biết xem tướng và cũng hay hầu bóng. Nhưng mẹ cứ bảo truyện ăn chay là linh tinh. VD Như là khi con đọc sách lợi ich của ăn chay thì mẹ cứ bảo là ko đúng. Xin chư vị hoan hỉ cho con thêm lời khuyên phục hơn ạ. Nam Mô A Di Đà PHẬT
Mẹ bạn chưa tin niệm Phật,đó là vì duyên Phật Pháp chưa đến. Bạn hãy cứ làm như minhthuy đã nói : hồi hướng công đức & xin Tam Bảo gia hộ cho mẹ sớm tin Phật niệm Phật. Và liên hữu NguyenPhu cũng đã nói rồi đó,phải kiên trì”mưa dầm thấm đất”thì mới đc.
Ví như có một mảnh đất khô cằn, sỏi đá không trồng cây được, người chủ mảnh đất đó muốn trồng cây thì phai siêng năng tưới nước, chăm bón, cải tạo đất, lựa lúc thích hợp, gieo giống, chăm bón đủ đầy thì mảnh đất khô cằn kia sẽ cho ra cây, ra hoa ra quả. Người chưa tin Phật như mảnh đất khô cằn kia, người thật sự muốn gieo giống Phật cho những ai chưa tin thì nên ở cạnh, lựa lúc thuận lợi mà khuyên bảo.
Xin cho con hỏi là: tối con niệm phật hồi hướng cho chúng sanh nhưng con chỉ ngồi ở trog giường che màn, hướng về phía tây .thì xin hỏi ngài là có bị làm sao ko ạ. Nếu con ra chỗ thoáng thì sẽ tốt hơn ko ạ. Con xin cảm ơn. A DI ĐÀ PHẬT
Minhthuy nghĩ thế này,ngồi trên giường thì chỉ nên niệm Phật thầm thôi.
Con xin hết lòng cảm tạ. Cho con hỏi nếu mình niệm phật mà cùng tụng kinh thì có phải tạp lẫn lộn ko ạ. Xin hai vị hoan hỉ giúp đỡ. Nam mô a Di ĐÀ phật.
Con xin nói thật con năm nay 16 tuổi, nếu con ăn chay thì khi lớn có bị bệnh ngoài dự đoán ko ạ. Người gần nhà con, thấy con ăn chay liền mỉa mai thế này lọ là người tu hành có sữa còn con thì ko. Làm gì mà so bì với họ. Con ngke đã thấy vô lý .rồi ra mặt dạy con những điều trái với nhà phật. Và họ sống cứ thich nói sau lưng người khác , thì ko biết là có quả báo đến ko ạ. Người này giúp nguời thì cứ đi kể hết nguời nay người kia. Cả thêm đứa con gái luôn nói xấu người khác. Thì họ sẽ phải găp điều gj ko ạ. Con xin cảm ơn vô cùng . ADI ĐÀ PHẬT
Đừng quan tâm họ làm gì, nói gì, kệ họ, mình tu thì cứ tu, ai nói cứ mặc, chuyện quả báo hay không bạn cung chớ bận tâm, họ gieo nhân nào thì tự khắc sẽ nhận quả nấy, mình học Phật thì mình biết, còn họ tin hay không là quyền của họ. Chớ để trong lòng những lời mỉa mai, ăn chay không bị ảnh hưởng gì cả, đừng lo lắng, tuổi bạn còn nhỏ vậy mà chịu học Phật rất tốt, ráng giữ đạo trong tâm đừng để thoái duyên.
Con bây giờ hạnh phúc vô bờ. Bà con lúc đầu ko đồng ý chuyện con ăn chay, nhưng bữa tối ngày hôm nay đã nấu món chay cho con rồi đấy. Cho con hỏi thêm nữa là: con tuy vẫn còn trẻ xog chỉ sợ mình ko sống đc lâu nữa, sẽ làm ảnh hưởng đến công phu tu học. Ko biết là nếu con chẳng may chết sớm mà cả đời tin vào phật và luôn cứu vớt chúng sanh. Thì NP hãy cho con hỏi là có đc vãng sanh về cõi cực lạc ko ạ. Con chỉ sợ số tận ko thể tu hành cho đến cuối đời. Mà ko đc vãng sanh thì uổng cho kiếp này. Con mong NP cùng các vị hoan hỉ giúp con. Chắc là điều cuối cùng con hỏi nữa thôi ạ. Vì con phải chú tâm học hành ko có thời gian chia sẻ cùng mọi người nữa rồi. Nam Mô A Di Đà Phật
HIẾU DƯỠNG CHA MẸ – LÀM TRÒN BỔN PHẬN – TÍN NGUYỆN TRÌ DANH – QUYẾT ĐỊNH VÃNG SANH
Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.
Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.
Làm người ở thế gian, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái, yêu thương gia đình, làm lợi ích cho xã hội, báo đáp tổ quốc mới đúng là người học Phật. Tự mình trốn tránh trách nhiệm, không làm tròn bổn phận, học Phật mà nói khoác lác đều là dối mình lừa người thì không thể thành tựu được.
LÃO PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Cả đời tin phật, luôn cứu vớt chúng sanh, đi đâu mà chẳng được.
Con xin hỏi là nếu con ko may chết sớm mà suốt đời tin vào phật ngày ngày đều niệm phật và ăn chay thì có đc vãng sanh tây phương cực lạc ko ạ. Con xin cảm ơn. Nam mô a di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Văn Thăng,
Tin Phật – Niệm Phật – Nguyện về cõi Phật – nhất định sẽ sanh về cõi Phật.
*Sao gọi tin Phật? Bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh: Đó là tin Phật.
*Sao gọi niệm Phật? Chẳng tham, chẳng sân, chẳng si, chẳng ngã mạn, chẳng hoài nghi, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước: đó là niệm Phật.
*Sao gọi nguyện về cõi Phật? Nhiều người tin, niệm Phật nhưng không nguyện về cõi Phật, thì cũng giống như thương cha, nhớ mẹ nhưng không muốn về với cha mẹ, đương nhiên khi cận tử nghiệp ập tới, nghiệp lực nào mạnh nhất sẽ lôi kéo bạn đi về hướng đó. Nói khác đi: Tin Phật – Niệm Phật mà không nguyện về cõi Phật thì cũng giống như người kêu đói, khát nước mà không chịu ăn, không chịu uống thì kết cục sẽ là mãi bị đói và bị khát nước vậy.
Do vậy học Phật pháp tín-nguyện-hạnh phải đầy đủ, thiếu một trong 3 pháp vốn chẳng thể thành tựu. Đủ tín-hạnh-nguyện chính là đủ thiện căn, phước đức nhân duyên vậy.
*Bạn nên hỏi chậm lại một chút, dành thời gian để tư duy thật kỹ những gì mình hỏi và những hồi đáp của các liên hữu, được thế bạn mới có cơ hội để thâm nhập và hành trì đúng pháp.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
Này bạn thăng, những gì mà chú Thiện Nhân đã nói đã đủ rồi đấy, chẳng thừa, chẳng thiếu đâu, bạn hãy làm như chú ấy khuyên mới thấy lợi lạc.
Vậy thì con hết lòg cảm ơn chư thầy cùng người đọc phật . Đã giúp con giải quyết vấn đề mà con đã thắc mắc suốt thời gian qua. Bây giờ con phải chú tâm vào học rồi ko có thời gian để cùng mọi người chia sẻ nữa rồi. Mong rằng trog tương lai gần đây chúng ta lại có thể chia sẻ tiếp. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người nhiều lắm. Xin chúc mọi người giúp đc nhiều kẻ như T đây. Và mong rằng mọi người sẽ đc về cõi cực lạc như mình mong muốn. Xin cáo từ. A Di Đà Phật
Thưa các thầy, con đã từng ăn chay, song vì sức khỏe con chỉ niệm phật mà ko ăn chay nữa thì có ảnh hưởng gì tới vãng sanh ko ạ? xin các thầy cùng các bạn đọc. NAM Mô A Di ĐÀ Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tâm!
Xin khẳng định rằng nếu ăn chay đủ chất sẽ rất tốt cho sức khỏe, tránh được bệnh tật. Đau bệnh là do sát nghiệp, nay ta ăn chay có nghĩa là ta phóng sanh, bố thí thân mạng; kết hợp với việc phóng sanh thả vật thì bệnh tật tiêu trừ, tuổi thọ kéo dài.
Niệm Phật là chánh hạnh cho sự vãng sanh. Ăn chay chỉ là trợ hạnh. Song biết chánh hạnh trợ hạnh song tu thì sự nghiệp vãng sanh mau thành tựu.
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa các thầy ,con tuy đang học nhưng ko hỏi ko đc. Nếu con vẫn niệm phật mà ko ăn trai thì có đc vãng sanh ko ạ. Nếu sau này con luôn niệm phật ăn trai mà tụng kinh thì có gọi là lẫn lộn ko. Nếu con sau này sắp chết mà con ko đc vãng sanh thì phải làm thế nào. Con ko có ai tâm sự. A di đà phật
Niệm Phật mà ko ăn chay có đc vãng sanh ko ?
Bạn đọc bài này nhé http://tangthuphathoc.net/vn/phvd/tpt3-5.htm
Niệm Phật tụng kinh có gọi là lẫn lộn ko ? Ai có duyên chỉ niệm Phật thì niệm Phật. Ai có duyên tụng kinh + niệm Phật thì tụng kinh niệm Phật. Đủ duyên thì đều đc vãng sanh.
Nếu ko đc vãng sanh phải làm thế nào ? Bạn phải TIN rằng mình có thể đc vãng sanh. Tín Nguyện Hành là 3 điều kiện để vãng sanh. Do đó ,phải TIN.
Phải tin chắc là mình được vãng sanh chứ, sao lại nghi ngờ, ráng giữ đạo tâm nhe thăng.
Liên hữu NguyenPhu nói đúng,phải tin chắc mình đc vãng sanh,sao lại nghi ngờ. Đúng thật như thế !
Xin thưa NP Xin chú hãy liên hệ với số đt của cháu để sau này có điều ko nên ko phải xin đc chỉ dẫn . Số đt là 01694804863 . Xin chú cùng đồng hữu hay hoan hỉ liên hệ. A di đà phật
NP lưu số này của nhóc rồi, nhớ lên trang này thường xuyên nhe. Cả đời NP sẽ gắng bó với trang này, đến lúc râu dài, răng rụng cũng sẽ lòm còm ngồi comment với mọi người.
Vâng xin cảm ơn chú Np. Chú hãy gọi cho cháu đi. Để cháu có chuyện gì có thể tâm sự đc. Số đt là01694804863 . Xin chú cùng đồng hữa hãy cùng giúp con. NAM Mô A di Đà Phật
A Di Đà Phật ! Bạn Thăng mến, xin góp với bạn một ý nhỏ của tôi nhé.
Bể học rộng mênh mông, chúng mình chỉ mới bước những bước chập chững đầu tiên thôi, các Cô các Chú dẫu gắng công trả lời cho bạn, nhưng thời gian có hạn, trang viết cũng hạn chế, vậy nên chúng mình tìm hiểu Rõ hơn, cận kẽ hơn vẫn là Phải tự học hỏi qua sách. Bây giờ đọc trên mạng rất dễ dàng và bạn chịu khó nghe các bài giảng của Pháp sư Tịnh Không, thầy Thích Phước Tiến, Thích Trí Huệ, Thich Phap Hoa, Thích Giác Toàn…trên YOU TUBE
( bạn đánh từ khoá : bước đầu học Phật, Tu Phật bắt đầu từ đâu, Tam quy ngũ giới, cách hoá giải sân hận, Tham Sân Si là gì, Ăn chay ăn mặn, Chữ Hiếu, tập làm người tốt …)
Bạn à, bạn và tôi, tựa như đang học Mẫu giáo vậy, nhưng lại cứ khăng khăng hỏi người lớn, con muốn làm Bác sỹ, làm Giáo sư, sau này học tại Harvard có được ko ? Ai có thể trả lời câu hỏi này của bạn được chứ! Quan trọng là Nỗ lực của Chính bạn, từng bước từng bước tiến lên !
Khoan hẵng nói đến cứu giúp người khác, bạn hãy cứu bạn trước đã, giúp mình vượt qua chính những ” Tập khí ” xấu của bản thân, từng ngày từng giờ, từng phút,từng giây…Vượt qua Tham, sân, si, mạn, nghi, đố, kỷ. Tập ung dung bình thản trước mọi sự trái ý nghịch lòng trong cuộc sống …
A Di Đà Phật !
Bạn tham khảo thêm trang web : tinhdo.net nhé , rất hay, dễ hiểu
Các vị đồg tu cho mình hỏi mình có đọc 1 cuốn sách có nói người niệm phật ko được đọc kinh vô lượng tho và ko nên đọc kinh lăng nghiêm và cũg ko được niệm quan âm đọc la xem tạp chỉ được niệm danh hiệu a di đà phật. Nhưg mình đọc trog sách có nói ngưới đó đã niệm nhất tâm bất loạn và thề nếu nói ko đúng trong sách thì sẽ đọa địa ngục va cũg phien mọi người cùg niệm để sớm ngày tới tây phương.
A di đà phật
a
A DI ĐÀ PHẬT
*Phật nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Tất cả các kinh pháp đều do Phật thuyết, tuỳ theo từng giai đoạn, tuỳ theo căn cơ của mỗi chúng sanh mà Phật chỉ bày những phương tiện khác nhau. Vì thế khi học kinh pháp của Phật bạn phải thật khéo léo và quán chiếu thật tỉ mỉ thì mới nhận ra được chân nghĩa mà Phật muốn chỉ bày. Quá trình học Phật pháp gồm 3 giai đoạn: Văn (đọc, nghe) – Tư (suy ngẫm quán chiếu) – Tu (thực hành). Khuyết 1 trong 3 phương tiện vừa nêu bạn tu pháp của Phật sẽ không thể thành tựu. Nếu bạn có niềm tin vững chắc: chỉ cần dụng hồng danh A Di Đà Phật làm phương tiện và hành trang về TỊNH ĐỘ, ngoài ra không cần phải thêm, bớt bất cứ một pháp nào nữa, TN nghĩ bạn hãy vững bước trên con đường bạn đã chọn; ngược lại, nếu một câu A Di Đà Phật vẫn không đủ để giúp bạn vững bước, định tâm, nói khác đi: niệm Phật nhưng không biết niệm để làm gì? niệm nhưng sao phiền não vẫn không tiêu giảm; tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước… vẫn thường đồng hành, lôi kéo, chi phối, TN nghĩ lúc này bạn cần phải đọc, nghe kinh pháp. Kinh nào có thể giúp cho bạn lý giải thấu triệt được những phiền não và giúp bạn nhận ra, tìm cách hoá giải chúng, điều này phụ thuộc vào sự khéo léo chọn lựa kinh pháp cho bản thân.
*Các sách viết về TỊNH ĐỘ nhiều vô số kể. Nếu là sách của các bậc tôn túc (người đã giác ngộ) thì chúng ta không cần phải bàn nhiều cho tổn phước, nhưng nếu là sách của những phàm nhân thì chúng ta nên khéo léo tham khảo và đúc kết những điểm hay có thể áp dụng cho quá trình tu học của bản thân chứ không nên lấy đó làm phương tiện duy nhất và cứu cánh để tu học. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Phật chỉ bày cách thức quán chiếu và thực hành pháp môn Niệm Phật. Nếu bạn chưa thực nắm rõ mà bạn bỏ qua không để mắt tới, chẳng phải là luống uổng sao? Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông với pháp niệm Phật tương tương do Đại Thế Chí Bồ Tát diễn nói trong Kinh Lăng Nghiêm ngõ hầu giúp chúng sanh mạt pháp chúng ta có được phương tiện tu hành mà về TỊNH ĐỘ, nếu bạn có thể một pháp niệm Phật tương tục mà an trụ tâm, TN nghĩ bạn không cần phải đọc Kinh Lăng Nghiêm thêm làm gì, nhưng nếu bạn chưa biết tâm là gì? tâm ở đâu, tại sao phải quán chiếu tâm, làm sao an trụ tâm khi niệm Phật…? TN nghĩ Kinh Lăng Nghiêm chính là câu trả lời chuẩn xác nhất cho bạn.
*Học pháp chớ nên chấp pháp. Các pháp đều là phương tiện, khéo hay vụng phụ thuộc vào mỗi chúng ta, chúng ta chớ nên nói pháp này hay, pháp kia dở, pháp này vi diệu, pháp kia chẳng vi diệu mà tạo nghiệp chướng tội.
Chúc bạn luôn tỉnh giác khi tìm hiểu và tu học Phật pháp.
TN
Thưa thầy cùng mọi người đồng hữu. Con ngke nói chỉ cần đọc một loại kinh là có thể hiểu đủ ko cần kinh khác nữa. Con mới bước vào con đg tu hành nên ko biết nên đọc loại kinh nào cho phù hợp. Mog cô chú hãy hoan hỉ giúp con. A Di Đà PHẬT
Người Tu Phật Chỉ Nên Tụng Một Bộ Kinh Vì Khi Một Kinh Thông Thì Tất Cả Kinh Thông
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/06/nguoi-tu-phat-khong-nen-doc-nhieu-kinh-vi-khi-mot-kinh-thong-thi-tat-ca-kinh-thong/
Nếu tu a Tịnh Độ thì Thăng nên trì tụng kinh Vô Lượng Thọ:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/nhiem-mau-cong-duc-tho-tri-kinh-vo-luong-tho/
Hoặc Kinh A Di Đà:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/phim-phat-thuyet-kinh-a-di-da/
Tuy nhiên Thăng hãy lấy niệm Phật làm chánh hạnh, tụng kinh làm trợ hạnh. Chánh thì nên nhiều hơn trợ.
Ko biết tại mỗi lần mình ngủ chỗ đó thi có 1 cảm giác thật khó chịu nó cứ làm cho tâm chí mình nó chứ liên tục lập đi lập lại mình muốn tỉnh nằm chút xíu thì lại có thì trạng đó nữa lúc đó mìh cũng có niệm nữa nhưg ít vì cảm thấy mình khó chịu nên mình đi chổ khác vậy cho mình hỏi hiện tượng đó có phải bóng đè phải ko
Thưa cô chú, con mỗi khi thấy chúng sanh bị sát hại con vô cùng đau đớn. Nên con chỉ biết niệm phật hồi hướng và sám hối cho nó thôi. Ko biết con đoc chú vãng sanh cho nó có đc ko ạ, và thêm gì nữa ạ. Nam mô a di đà phật
Niệm Phật,sám hối cho con vật,niệm chú Vãng sanh,rồi hồi hướng cho con vật,như vậy là rất tốt !
Cứ tiếp tục làm như vậy nhé !
Nam mô a di đà phật!thưa thầy.thầy có thể giải thích giúp con 5 câu thần chú này được k ạ?”úm lam-úm xỉ lâm-úm ma ni,pát mê hum-úm chiết lễ,chủ lễ chuẩn đề ta bà ha-bộ lâm”và con có nge nói la mình niệm chú này càng nhiều thì sẽ thấy sự nhiệm màu của thần chú.mong thầy giải đáp giúp con.Nam mô a di đà phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vũ HỒng Minh,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ bài viết sau đây để hiểu rõ về ý nghĩa và nghi thức hành trì Ngũ Bộ Thần Chú nhé.
Ngũ Bộ Thần Chú
TN
Thưa thầy, Niệm phật cùng chú vãng sanh nên hay ko nên ạ. Mong các chú cô và thầy cô hãy giúp con
Thăng niệm Phật xong rồi niệm chú Vãng sanh cũng đc nhé,rất tốt !
Vâng ạ,con cảm ơn cô chú đã giúp con. A Di Đà Phật.
Thưa các thầy cùng chú cô. Nhà con ko ai theo Tam Bảo hết, con nên làm thế nào ạ. A Di Đà Phật
Ko tin Tam Bảo,ko theo Tam Bảo,âu đó cũng là vì ng thân của bạn chưa có duyên với Tam Bảo.
Công đức niệm Phật tụng kinh và làm các việc phước thiện khác,Thăng nhớ hồi hướng cho cả những ng thân trong gia đình,nguyện họ sớm tin Tam Bảo nhé
Như ví dụ về mảnh đất mà NP đã chia sẻ ở trên cho bạn, tuỳ duyên,tuỳ hoàn cảnh mà mình khuyên nhủ. Người chưa tin tam bảo trong cuộc sống rất nhiều, họ bị trói buộc bởi suy nghĩ tiền tài vật chất…gặp những người như thế khó lòng khuyên lắm vì họ k chịu tin, tuy nhiên trong cuộc sống sẽ có những lúc trầm,lúc hoạn nạn,ngay lúc đó mình lựa lời khuyên bảo dẫn dắt họ,khéo xử lý,kiên trì thì họ dần sẽ tin sẽ hiểu. Nhà Phật thường nói lấy khổ làm thầy là như vậy,vì khi khổ con người mới tin mới cầu tìm học Phật, khi khổ con người mới dễ vào đạo,khuyên một người chưa tin Phật đang có cuộc sống sung túc giàu sang khó bội phần khuyên người nghèo khổ tin Phật. NP đã dùng cách đó để khuyên người thân mình, từ chưa tin không bao giờ tin họ dần tin dần chuyển hoá, dần gần với Phật pháp, mẹ NP là người trải qua nhiều đau khổ trong cuộc sống, bà tin Phật lắm, lúc nào bà cũng khuyên anh em con cháu niệm Phật đi,ráng đi chùa ráng phóng sanh, dù cuộc sống khó khăn nhưng lúc nào bà cũng tin, NP thường nói với bà hết đời này mẹ phải về Tây phương, mẹ về trước nhất định con sẽ về với mẹ, ở đây khổ lắm, đủ thứ khổ,ngay chính cuộc sống của mẹ mẹ cũng thấy rồi đó, bà nói mẹ xem tử vi rồi sách nói mẹ sẽ được vãng sanh…dù bà không hiểu gì về pháp cao sâu của Phật nhưng vẫn tin vẫn hết lòng tin làm mình ấm lòng vô cùng, mình thường nói với bà với mọi người dù khổ dù khó khăn nhưng nếu được chọn làm con của mẹ thì mình vẫn sẽ chọn, lúc nhỏ cũng hay cãi lỡ nói mấy lời khiến bà buồn lòng, lớn lên nghĩ lại thấy ân hận lắm…NP thường tự nhủ mình sẽ là cây đại thụ lớn bao bọc cho mẹ, bằng mọi giá sẽ đưa mẹ về Tây phương, cứ lúc nào rảnh lúc nào thích hợp gặp mẹ là NP ngồi khuyên ngồi kể chuyện đời,nhắc lại chuyện quá khứ…khéo tìm cách để khuyên bà.
Vâng ạ. Giờ tư tưởng con đã thông. Xin cảm ơn thầy và chú cô đã giúp con. Cảm ơn “đường về cõi tịnh”. A di Đà Phật, phật pháp vô biên
Chú NP à, chú là một người con có hiếu đó mẹ cháu cũng khổ lắm rồi cháu sẽ giúp mẹ cháu vượt qua hết, để mong mẹ cháu sẽ chắc chắn đc vãng sanh nơi tịnh độ. Mong sau này có duyên con cùng các chú cô sẽ gặp lại. A Di Đà phật
Uhm,cố lên Thăng. Có công mài sắc có ngày nên kim.
Thăng ráng giữ đạo tâm,giữ tâm từ nhiều vào,hãy gắn bó với những điều nhỏ nhặt,quan tâm cuộc sống xung quanh,giữ tâm mình luôn thuần thiện,tránh xa nơi nhóm ồn ào,đừng để điều xấu lôi kéo mình đi, thường xuyên gần kinh sách,thường vào diễn đàn học hỏi cùng mọi người. NP thường lẳng lặng nhìn những người nghèo khó,quan sát,đồng cảm với họ,có lẽ hồi nhỏ NP cũng trải qua nên NP sống nội tâm, NP gần gũi thương mẹ vì NP cùng mẹ trải qua nhiều khó khăn, mẹ NP nhiều lúc như trẻ con, chắc có lẽ do bà là em út trong gia đình.
Khi nhìn những đứa nhóc trong gia đình nghèo khó, nhìn chúng hiền lành nhút nhát, rụt rè rất thương, nhìn chúng ăn không dám ăn,nói không dám nói…rất khác những đứa trẻ lớn lên trong gia đình đầy đủ khá giả…NP thường chậm rãi quán sát để nuôi dưỡng tâm từ của mình, vật chất càng nhiều thì đường vào đạo sẽ càng bị cản trở. Thăng hãy lấy khổ làm thầy, đừng ngại khổ, đừng sợ khổ, khổ sẽ chuôi rèn ta tốt lên, vật chất, lợi lạc chính là những thứ trói buộc cản trở, đừng gần nó, càng từ bi,càng hiếu thảo,càng khổ thì càng dễ vào đạo.
NP nói đúng quá, con sẽ gắng sức như lời dạy của chú. Con thấy người ngkèo khổ con chỉ hận mình kém cỏi. Giá như mà mình có nhjều tiền để giúp hết mọi người. Con xin cảm ơn chú NP Vô cùng. Có lẽ con và chú có duyên,cách xa nhau vậy mà vẫn như gần gũi. A Di Đà phật
Uhm,chú cũng thấy vậy,vào diễn đàn lâu lắm rồi nhưng chú ít khi đánh dấu theo dõi trang,chỉ thình thoảng thấy thoải mái lên chia sẻ với mọi người thôi,cứ tuỳ duyên mà chia sẻ cùng mọi người. NP thường tự nhủ cả đời này sao cũng được,không nhà,không cửa,không vợ con cũng được,không ai quan tâm không ai lo lắng, mình cứ chậm rãi đi xin, chỉ xin một bát cơm qua ngày là đủ,nếu không ai cho cơm để nuôi thân thì tự mình sẽ đi vào một nơi vắng lặng xa xôi, sẽ về với Phật. Khi NP nói vậy với mẹ,có ý định xuất gia thấy bà buồn buồn nên thôi,cứ bên cạnh bà.:)). Chú thấy mình rất gần gũi với tôn giả Ca Diếc, cứ xem phim về ông mãi, đức hạnh của ông làm chú cứ rơi nước mắt.
Sự hoan hỉ,niếm trải niềm vui trong đạo mà thăng đang cảm nhận cũng như NP vậy. Hãy giữ vững đạo tâm Thăng nhé,phát nguyện thật dũng mãnh vào,thật từ bi,thật vĩ đại, sẽ đem mưa pháp thấm nhuần cả vũ trụ,hãy để tâm từ làm rung chuyển quả địa cầu này,hãy để tấm lòng này hoà cùng chư Phật.
Vâng ạ, cháu đi xem nhiều thầy, họ nói người khác đúng lắm, với con họ bảo đường công danh sáng lạng nhưng khi con biết đến phật con ko còn ý định tham giàu nữa. Mà con sẽ ko cần giàu, chỉ cần mẹ thoát khổ , cứu vớt chúng sanh và đc vãng sanh nơi tịnh độ là con mãn nguyện lắm rồi. Mặc người dèn pha. Đôi khi con cũng muốn xuất ra nhưng sợ mẹ ko có ai hiếu dưỡng cuối đời. Lên khi mẹ sanh nơi tịnh độ thì con sẽ xuất gia cũng đc. Cho con hỏi khi mẹ con đi về tây phương thì có cần thờ cúng mẹ nữa ko ạ. Mô phật
Trước tiên phải đưa mẹ chắc về Tây phương đã,phải chắc chắn,khi mẹ đã về được rồi bên này con cứ thờ như để nhắc mình,giữ lễ nghĩa ở thế gian…đâu bỏ được,không hợp lẽ thường người ta lại nghĩ ác cảm về Phật giáo. Điều quan trọng là cả đời này Thăng phải giữ đạo tâm,phải cương quyết một đời thành Phật, phải chắc chắn biết Thăng là ai,phải nắm được phần sinh tử của mình,mình có còn bị tham sân si,phiền não,lợi lạc,vật chất trói buộc không, khi Thăng nắm chắc được điều đó Thăng mới đủ sức giúp mẹ giúp người thân mình, phải nắm thật chắc phần sinh tử của mình,phải giải thoát trước,lúc đó Thăng sẽ biết cách khéo kéo người thân bạn bè mình vào đạo, nhà Phật có câu tự giác giác tha là vậy. Khi Thăng chưa làm chủ được cảm xúc,chưa điều phục được phiền não,dễ bị tham sân si lôi kéo…thì Thăng khó lòng giúp mẹ. Thăng hãy thường hỏi mình đến thế gian làm gì,sinh tử luân hồi do đâu,con đường nào là giải thoát, Thăng hãy lấy khổ hãy quán khổ nhìn rõ cái khổ của thế gian,của sinh tử để dũng mãnh tu đạo.
Vâng, thưa chú ngày xưa con cứ nghe ai nói xấu hoặc gia vẻ tốt bụng nhưng trong lòng có lẽ là nghĩ khác. Còn thường cáu dận, nhưng vài ngày nay con nghe họ nói như gió thổi qua tai. Nghe lời chú và TN thì con không chấp họ làm gì. Mình cứ bình tĩnh xử lý là ổn , không bị gì làm cho mình tạo ra nghiệp nữa. Bây giờ con đang thực hiện công phu niệm phật mọi lúc không lúc nào là không, và muốn đc nhất tâm bất loạn. Kế tiếp con dự định sẽ thực hiện công phu ngủ vẫn niệm phật. Để mai đây cứu vớt tất cả chúng sanh ra khỏi cái cõi này, Khổ quá. Chú NP Chú đã đat được như cháu muốn chưa. Không cần nói cháu cũng hiểu là chú đã đc như vậy rồi . Cháu sẽ làm như lời chú dặn. A Di Đà Phật
Thăng nhớ lưu câu truyện mà chú Thiện Nhân đã chia sẻ(truyện đức Phật bị một người chặn đường mắng nhưng người vẫn bình thản không dao động) ráng giữ mình,ráng học theo người,đừng bị cuốn theo điều gì,đừng khinh miệt đừng tỏ vẻ,đừng cao ngạo…với ai cũng ráng chậm rãi từ tôn, khiêm nhường, kính trọng họ,đạo tâm càng lớn thì mình càng khiêm nhường,càng thanh tịnh,càng từ bi,càng giống như đức Phật. Càng khó chịu, càng bực bội,càng dao động khi tiếp người tiếp cảnh thì mình càng xa đức Phật. Nên nhắc nhở lòng mình chỉ có từ bi, thanh tịnh,thuần thiện,khiêm nhường,cung kính,hiếu thảo….tránh xa mấy ý nghĩ không tốt nhé. Chú không cầu nhất tâm bất loạn, cũng không để ý về điều đó,chỉ tự nhắc mình đừng ô nhiễm thôi, chú …sao cũng được:)). Cốt yếu là phải nhận ra phiền não,nhận ra sinh tử, nhận ra sự khổ, nguyên nhân khổ cái đã, biết nguyên nhân rồi thì từng bước mà mình niệm Phật khắc chế.
Cho con hỏi vậy trong lúc tắm rửa hay đang ở những nơi ô uế thì có được nhép môi niệm Phật không ?.Nam Mô A Di Đà Phật.
Mấy nơi ô uế theo NP chớ nên, lúc nào trong đầu mình bị ô uế mới niệm chứ. Khéo khéo tuỳ hoàn cảnh chứ đừng cứng ngắc quá, niệm Phật để trị cái ô uế của tâm mình.
A Di Đà Phật, thưa thầy, con tên là Lê Mẫn, xin thầy cho con hỏi vài điều , con 35t, có vợ 2 con, tụi con ở phòng trọ, thật ra con cũng rất muốn ăn chay trường lắm, nhưng vì vợ và con cái , một phần là con làm công nhân việc cũng nặng nên con ko ăn chay trường được, thế nhưng con mỗi tháng con ăn chay 2 lần, mồng 1 va 15 như thế có được ko thầy, A Di Đà Phật
Thưa thầy cho con hỏi, con tên Lê Mẫn, 35t , nay con muốn hỏi thầy, xin thầy chỉ dẫn cho con, tối khi đến giờ ngủ, con nằm niêm phật va vang sanh , trong lúc con chi mang 1 cái quần đùi, xin thầy cho con biết nhu thế có làm bất kinh với phật ko a, và con cũng muốn ăn chay trường lắm nhưng vì con có vợ 2 con va làm công việc nặng nhọc nên con ko thể ăn chay trường được, thế nhưng con ăn 1 tháng 2 ngày, mồng 1 va 15 như thế có được không thầy, xin thầy từ bi giảng dạy cho con hiểu để con ko làm điều gì bất kính với phật , A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Mẫn,
Tâm bạn như thế thật là đáng quý. Xin được góp vài ý với bạn trong việc tu niệm Phật như sau nhé.
– Bạn nằm niệm Phật mỗi tối như vậy cũng tốt, nhớ chỉ nên niệm thầm, không nên niệm ra tiếng nhé.
– Muốn được vãng sanh, cần có Tín sâu, Nguyện thiết, bạn chớ bỏ qua hai điều kiện tối quan trọng này nhé. Cho nên, nếu chưa có Tín, Nguyện thì bạn hãy tìm hiểu thêm để xây dựng cho mình thật chắc hai điều đó nhé.
– PH thấy có vẻ như bạn rất bận rộn, với người bận rộn thì hãy tìm hiểu và hành trì theo cách Thập Niệm Hồi Hướng nhé. Bạn tìm trên mạng sẽ thấy. Cách này mỗi ngày chỉ tốn vài phút thôi, tuy nhiên, cần phải hành trì mỗi ngày cho đến lúc chết, không được bỏ sót ngày nào. Ngoài ra, khi bạn làm việc, nhớ lúc nào thì cứ niệm ngay lúc đó, chú tâm mà niệm là được.
– Bạn ăn chay một tháng được hai ngày cũng tốt, khi thấy thuận lợi thì từ từ tăng dần lên. Ăn chay trường không phải là điều kiện để được vãng sanh, cho nên nếu bạn không ăn chay trường được thì cũng không sao cả. Tuy nhiên, ăn chay là vì ta từ bi, không muốn vì miếng ăn của mình mà làm thương tổn các chúng sanh khác. Cho nên, trong những ngày ăn mặn, bạn đừng nên giết vật để ăn, mà chỉ nên mua các con vật đã chết bán sẳn ở chợ rồi mang về chế biến. Ngoài ra, thật sự khi ăn chay ta vẫn có thể làm được việc nặng nhọc, tuy nhiên, cũng tuỳ theo sức khoẻ, hoàn cảnh mỗi người. Bạn hãy cứ theo sức mình mà chân thành tu tập là được.
Bạn có gì không rõ, hay thắc mắc thì cứ gởi lên diễn đàn này nhé, PH và các bạn sen ở đây sẽ tuỳ theo hiểu biết của mình mà góp ý với bạn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy con ngu muội nên con chưa rõ lắm a , con niêm , thập niêm hồi hướng ngày nào nao cũng niêm , thế rồi con niệm vang sanh thì sao hả thầy? Thưa thầy niệm thập niêm hồi hướng, con nên niệm to hay thầm , thưa thầy và con có nên mang đồ trang nghiêm ko ạ? Thầy cho con bài thập niệm hồi hướng , để con tập niệm.
Chào bạn Lê Mẫn,
Bạn xem pháp Thập Niệm như bên dưới nhé.
Pháp Thập Niệm vào lúc sáng sớm của ngài Từ Vân Sám Chủ
Mỗi ngày vào lúc sáng sớm, sau khi ăn mặc tươm tất xong, đứng ngay ngắn, hướng mặt về phía Tây, chắp tay niệm liên tiếp A Di Ðà Phật đến hết một hơi là một niệm. Mười hơi như thế gọi là “mười niệm”. Chỉ tùy theo hơi thở dài hay ngắn, chẳng hạn định số câu niệm Phật, chỉ cốt niệm lâu dài, lấy hết một hơi thở làm hạn. Tiếng niệm Phật chẳng cao, chẳng thấp, chẳng rề rà, chẳng cấp bách, giữ sao cho vừa phải. Mười hơi liên tiếp như thế cốt ý để giữ cho tâm chẳng tán loạn, lấy chuyên tinh làm công, gọi là Thập Niệm, rõ ràng là dùng hơi thở để câu thúc cái tâm. Niệm như thế xong, phát nguyện hồi hướng như sau:
“Ðệ tử con tên là… nhất tâm quy mạng Cực Lạc thế giới A Di Ðà Phật, nguyện dùng quang minh thanh tịnh chiếu con, dùng từ thệ nhiếp thọ con. Con nay chánh niệm, xưng danh hiệu Như Lai trong mười niệm, vì đạo Bồ Ðề cầu sanh Tịnh Ðộ. Xưa kia, Phật đã thề: ‘Nếu có chúng sanh muốn sanh vào nước ta, chí tâm tin ưa, dẫu chỉ mười niệm; nếu chẳng được sanh, ta chẳng chịu giữ ngôi vị Chánh Giác’. Do nhân duyên niệm Phật này, nhập trong biển đại thệ của Như Lai, nương Phật từ lực, các tội tiêu diệt, tăng trưởng tịnh nhân. Khi mạng sắp hết, tự biết đến thời, thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, ý chẳng điên đảo như nhập Thiền Ðịnh. Phật và Thánh Chúng tay cầm đài vàng, đến đón tiếp con. Trong khoảng một niệm, sanh cõi Cực Lạc. Hoa nở thấy Phật, liền nghe Phật thừa, đốn khai Phật huệ, rộng độ chúng sanh, mãn Bồ Ðề nguyện”.
Phát nguyện ấy xong, lễ bái hay chẳng lễ bái đều được, chỉ cần trọn một đời này, chẳng hề tạm bỏ ngày nào. Chỉ chẳng hề phế bỏ, tự dốc lòng vào đó, ắt sẽ sanh về cõi kia.
Nhận định:
Do chúng sanh tâm tán loạn, lại không rảnh rỗi để chuyên niệm, nên mượn hơi thở để nhiếp tâm như thế, khiến tâm tự chẳng tán loạn; nhưng cần phải thuận theo hơi thở dài hay ngắn, chẳng nên miễn cưỡng niệm cho nhiều, miễn cưỡng sẽ bị tổn khí.
Cũng chỉ được niệm mười niệm, chẳng nên niệm đến hai mươi, ba mươi niệm, niệm nhiều cũng bị tổn khí. Nếu như thêm Thập Niệm vào buổi tối hoặc ba lượt sáng, trưa, tối thì cũng được. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh, cho nên lập ra pháp này cốt để tâm quy về một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng sanh.
Số lần niệm tuy ít, nhưng công đức rất sâu. Vì thế, sau này chư Tổ đều coi cách này là phương tiện tối thắng để nhiếp thọ các căn cơ, càng thâm nhập càng thấy sâu xa. Giống như có được món ăn ngon lành, đã biết đến mùi vị của nó, thì trong mọi hành vi, lời lẽ hằng ngày đều chăm chắm tưởng mộ, chỉ còn nghĩ đến Phật, chứ nào còn phải hạn định trong một lúc uống trà mới dùng đến cách ấy! Nếu trong nhà có căn phòng thanh tịnh, hoặc có điện thờ Phật, hãy nên đối trước tượng Phật thắp hương, lễ bái, đứng niệm, hay quỳ niệm đều được cả!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy con có thể chép lại phát nguyên hồi hướng đo lại trong giấy để mỗi khi con niệm, con nhìn trong giấy để niệm có được không a
Chào bạn Lê Mẫn,
Dĩ nhiên là được rồi, bạn cứ hãy làm như thế nhé.
PH cũng là cư sỹ tại gia giống như bạn vậy, chúng ta là anh chị em bạn sen khuyến khích nhau tu học thôi chứ chẳng phải là “thầy” đâu.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn cu sỹ Phước Huệ, Nam Mô A Di Đà Phật. Ph cho M hỏi, thập niệm hồi hướng M niệm thầm có được ko , vì M ko tiên niệm lớn vì buổi sáng câng con cái và vợ, nên ko biết có được ko
Chào bạn Lê Mẫn,
Nếu không tiện niệm lớn tiếng thì bạn hãy niệm nhỏ tiếng. Niệm Phật ra tiếng giúp bạn nhiếp tâm dễ hơn, lại gieo được hạt giống Phật hiệu vào trong Tàng thức của những người thân của bạn, đó là điều rất đáng quý vì danh hiệu của đức Phật A Di Đà chứa vô lượng công đức phước báu, vợ con của bạn nhờ vô tình huân tập hạt giống niệm Phật này sẽ làm cái duyên Tịnh Độ cho họ sau này, cho nên bạn đừng ngại, hãy niệm nhỏ tiếng nhé.
Trong trường hợp bất đắc dĩ phải niệm thầm chắc cũng không sao, nhưng nhớ phải chân thành, chú tâm, cung kính nhé.
Chúc bạn luôn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.