Hỏi: Là người trọng tuổi như chúng con, mỗi khi niệm Phật con thường hay ngủ gục. Như vậy có cách nào trị hết bệnh ngủ gục nầy không? Xin thầy hoan hỷ chỉ cách cho con.
Ðáp: Đây là một chứng bệnh không riêng gì Phật tử mà đa số người tu đều mắc phải. Người mắc chứng bệnh hôn trầm nầy cũng không phải dễ trị. Người tu sợ nhứt là hai chứng bệnh: “hôn trầm và tán loạn”. Chính hai thứ tập khí sâu nặng nầy nó làm chướng ngại rất lớn trên bước đường tu tập.
Có người lúc bình thường, họ ngồi bàn tán chuyện thị phi tạp nhạp với nhau cả buổi, mà họ không bao giờ biết buồn ngủ là gì. Vì lúc đó, họ quá hăng say đam mê với những câu chuyện mà họ đang nói. Hằng ngày, họ huân tập những hạt giống đời quá sâu nặng, nên khi gặp nhau bắt đài đúng tần số thì họ phát thanh huyên thuyên không bao giờ biết mỏi mệt. Những tập khí nầy, không phải chỉ huân tập trong hiện đời mà nó còn huân tập trong nhiều đời nữa. Chính do sự huân tập đó, nên khi gặp dịp là nó hiện hành phát khởi ra rất mạnh mẽ.
Có người khi họ đam mê ghiền chơi thứ gì đó, như cờ bạc chẳng hạn. Có thể họ ngồi ì một chỗ suốt cả ngày, thậm chí quên cả ăn uống, mà họ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ. Nhưng khi ngồi tụng kinh hoặc niệm Phật hay nghe pháp v.v… chỉ cần trong giây lát thôi, là họ bắt đầu ngủ gà ngủ gật rồi. Lý do tại sao? tại vì hạt giống Phật pháp của họ rất nông cạn yếu kém. Người nào mắc phải chứng bệnh hôn trầm nầy, thì Phật gọi người đó đang bị chìm trong hang quỷ.
Về phương cách đối trị, trong kinh nêu ra có nhiều cách. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu bốn cách thôi, rồi tùy ý Phật tử chọn lựa xem cách nào phù hợp và có hiệu quả nhứt, thì Phật tử cố gắng thực hiện.
1. Nếu trong lúc đang ngồi niệm Phật hay tụng kinh mà nó muốn buồn ngủ, Phật tử không thể kềm chế được, thì Phật tử nên đứng lên lạy Phật sám hối, vì đó là nghiệp chướng của mình quá sâu nặng.
2. Phật tử cũng có thể đứng lên đi kinh hành niệm Phật ở trong nhà hoặc ngoài sân, tùy theo khung cảnh và thời điểm thích hợp.
3. Chúng ta cũng có thể dùng phương pháp Chỉ Quán. Phương pháp nầy, Phật, Tổ dạy chúng ta nên chọn một đề mục để quán. Như quán “thân bất tịnh” hay quán “nhân duyên” v.v… Khi chúng ta quán phân tích chia chẻ sâu vào, lúc đó những hệ thần kinh trong não bộ của chúng ta bắt đầu căng thẳng làm việc, do đó, nên con ma buồn ngủ sẽ tan biến ngay. Tuy nhiên, khi quán một hồi mà tâm ta bị loạn động, thì hãy lập tức dùng Chỉ, tức là dừng vọng tưởng. Như dùng hơi thở hay câu niệm Phật để tâm ta an trụ vào đó. Đó là phương cách trị bệnh tán loạn và hôn trầm rất hữu hiệu.
4. Việc tu hành muốn có kết quả tốt đẹp, chúng tôi thiết nghĩ, mỗi hành giả nên cố gắng kiên trì thực tập. Nhất là đối trị những tập khí sâu dầy trong hiện đời cũng như nhiều đời, không phải là chuyện dễ làm. Tuy nhiên, Có nỗ lực công phu hành trì, thì chúng ta mới có thể vượt qua những chướng ngại thử thách lớn lao trong sự tu hành. Kính chúc phật tử chóng đạt thành sở nguyện.
Tỳ kheo Thích Phước Thái
Kính nguyện mọi người cùng niệm: A Di Đà Phật
a di đà phật..!
kính bạch thầy xin thầy cho con hỏi1 câu hỏi ạ mong thầy hoan hỉ khai thị cho con ạ..!
vi sao : Hoà thượng sợ cư sĩ mà cư sĩ lại sợ nhân quả va nhân quả lại sợ hoà thượng.
cúi mong xin thầy khai thi cho con được dõ ngọn ngành ạ
A Di Đà Phật. ..
Xin chào bạn Hoàng Nhật Hải,
Câu hỏi của bạn, Độ đã nghe giải của Pháp Sư Tịnh Không trông Kinh Vô Lượng Thọ, câu hỏi đó là do cố lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói: “Hoà Thượng sợ cư sĩ, cư sĩ lại sợ nhân quả, nhân quả lại sợ Hoà Thượng. ” theo Độ bạn cố gắng tìm nghe trông Kinh Vô Lượng Thọ. Khó cho hằng cư sĩ trả lời câu hỏi cho bạn. Mong các liên hữu nào lý giải dùm HNH. Cảm ơn. ..
Chào bạn Hoàng Nhật Hải,
Nếu đúng như huynh Tịnh Độ đã hồi âm, đây là lời của ngài Lý Bỉnh Nam thì bạn nên tìm đọc thêm ý ngài lý giải như thế nào cho rõ là tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn tìm không ra thì PH xin được góp chút ý như sau.
Cư sỹ là các vị tu tại gia, là người hộ pháp cho Tăng. Hoà thượng là một phần của Tăng. Hoà thượng sợ cư sỹ vì cư sỹ chính là người cúng dường, trợ giúp Tăng; đối với các vị Hoà thượng không lo tu tập thì do nhân của việc hưởng sự cúng dường từ cư sỹ mà hoà thượng sẽ bị trả nghiệp (hưởng của tín thí mà không chịu tu đàng hoàng). Cho nên hoà thượng phải biết “sợ” cư sỹ, biết là mình đang nợ các vị thí chủ để từ đó ráng tu tập hòng báo ân cho các vị đó.
Cư sỹ sợ nhân quả: người cư sỹ đã ít nhiều được nghe pháp, nên từ đó hiểu được nhân quả. Vì hiểu có nhân quả, nên khi làm việc gì, người cư sỹ cũng phải tự xét phần gieo nhân của mình. Với chúng sanh chưa biết pháp Phật, chưa biết nhân quả, thì vì chưa biết nên không biết sợ, cứ thoải mái gieo nhân. Cho nên, người cư sỹ do biết là có nhân quả, nên từ đó mà biết “sợ” nhân quả, và từ đó biết đắn đo khi gieo nhân.
Nhân quả sợ hoà thượng: Hoà thượng là vị tỳ kheo tu tập giữ gìn được các giới tỳ kheo, nhờ giữ gìn đúng, kỹ lưỡng các giới như thế mà chư vị hoà thượng sẽ không còn gieo nhân xấu ác nữa. Và do không gieo nhân xấu nữa nên các vị sẽ không bị quả xấu nữa. Trong cuộc sống, vì hiểu rõ nhân quả, lại thêm có được công phu tu tập cho nên các vị hoà thượng dù gặp quả xấu (do nhân xấu đã gieo trong những kiếp trước) mà chư vị vẫn dũng mãnh tu tập, an nhiên tự tại. Như vậy, thì dù các vị đó đang thọ quả xấu, nhưng nó không ảnh hưởng đến tinh thần tu tập của các vị. Đó chính là nhân quả “sợ” hoà thượng, bởi vì các ngài đã biết rõ nó, và biết cách xử lý nó, kiểm soát được nó, hướng nó vào mục đích tu tập giải thoát.
Đây chỉ là phần suy đoán của PH thôi, có thể sẽ không như ý của ngài Lý Bỉnh Nam, bạn chỉ nên lấy đó làm tham khảo thôi nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
HT Tinh không kề lại
Lúc thời HT còn đi giảng pháp HT ngồi nghe các vị phap sư trò chuyện với nhau, 1 vị hỏi ông có tin nhân quả hay không, vị kia lắt đầu, HT tinh khong dật người ra, các pháp sư ngày ngày giảng kinh nói pháp nói nhân quả cho các đồng tu nghe vậy mà chính mình không tin nhân quả, cho nên HT sần sốt nhớ lại câu nói của Lão sư mình LÝ BỈNH NAM thường nói. Hoà Thượng sợ cư sĩ, cư sĩ sợ nhân quả, nhân quả sợ Hoà Thượng.
TRƯỚC CỬA ĐỊA NGỤC TĂNG ĐẠO NHIỀU
Người tu hành, người học Phật, mỗi giờ mỗi phút đem lời nói này nhắc nhở chính mình, phải xem xét khởi tâm động niệm lời nói việc làm của chúng ta tương ưng với cái gì? Nếu như tương ưng với tham-sân-si thì phải đoạ lạc, không luận làm bất cứ việc tốt nào, việc tốt thế xuất thế gian mà tương ưng với tham-sân-si gọi là tạo nghiệp, cho nên trong ngạn ngữ xưa có một câu nói “trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, người xuất gia nhiều. Nếu như người xuất gia tất cả tu tập tạo tác các công đức chưa lìa khỏi tham-sân-si, vậy thì họ đang tạo ác nghiệp, tại vì sao có thể đoạ địa ngục? Vì sao có cái tội nặng đến như vậy? Họ tạo tác những tội nghiệp này, đó là tánh tội, tương ưng với tham-sân-si, bản thân họ chính là tội, do họ khoác lên mình chiếc áo của Phật. Đó là nói là xuất gia, còn tại gia thì sao? Họ được gọi là đệ tử của Phật, đệ tử Phật vẫn còn tham-sân-si, hay nói cách khác, phá hoại hình tượng của Phật pháp, để đại chúng xã hội xem thấy người học Phật mà là như vậy, vẫn là cứ khởi tham-sân-si đó hay sao? Phá hoại đi hình tượng của Phật giáo, phá hoại hình tượng Phật giáo cũng bằng phá hoà hợp Tăng, cũng bằng làm thân Phật ra máu. Nếu bạn có cách nhìn như vậy thì bạn liền biết được, tội của họ trong giới kinh thì liệt vào A Tỳ Địa ngục. Ngược lại mà nói, tương ưng với ba thiện căn không tham, không sân, không si, đó là đệ tử Phật chân thật, con người này chân thật đang học Phật.
(Trích từ Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán tập 25)
http://www.phapsutinhkhong.com
“Trước cửa địa ngục, người tu nhiều’’
Hôm nay, chúng ta là những người đệ tử của Phật, đang được thừa hưởng phước báo của Ngài, tiếp nhận sự cúng dường đầy đủ, phong phú của tứ chúng, mà hành vi, việc làm của chúng ta thì quên hết tất cả những việc làm, hành vi của Phật, chẳng giống Phật một chút nào. Cho nên chư cổ đức từng nói: “Trước cửa địa ngục, người tu nhiều’’, những ai đọa địa ngục? – Người xuất gia
[VIDEO]http://www.youtube.com/watch?v=0Uj4yX9azbU&feature=related[/VIDEO]
Người xuất gia vì sao lại đoạ địa ngục? Bởi quý vị hưởng thụ sự cúng dường của tứ chúng, mà không chịu học theo Phật, quý vị không đoạ thì ai đoạ đây? Đương nhiên, ở xã hội hiện nay chúng ta nhìn thấy những người tạo tội ngũ nghịch thập ác rất nhiều cho nên cảnh tượng ở dưới địa ngục hiện giờ chen chúc nhau rất đông đảo náo nhiệt, người xuất gia sở dĩ bị đọa lạc, bởi vì vô minh không hiểu, nên bị ảnh hưởng bởi phong khí của xã hội, tham đắm sư hưởng thụ của ngũ dục lục trần, quên sạch hết việc hoằng pháp lợi sanh.
Thế giới hiện nay, nếu không được Phật lực gia hộ thì chắc chắn sẽ được yêu ma quỉ quái gia trì, việc này tôi nhìn thấy rất rõ.
Yêu ma quỉ quái gia trì cho quý vị bằng cách nào? Tăng trưởng tham, sân, si, mạn, khiến cho tham sân si mạn của quý vị mỗi năm mỗi tăng trưởng, đó là Ma đang gia trì cho quý vị, tiền đồ tương lai một màu đen tối!
Những “Phật sự hình thức” không ngừng tái diễn để lừa gạt tín đồ Phật tử, lừa gạt những thiện nam, thiện nữ tốt lành của thế gian, tội của quý vị sẽ nặng biết chừng nào! Tâm của quý vị không phải là tâm của Phật. Tâm của Phật là tâm từ bi, tâm bình đẳng, tâm lợi ích cho tất cả chúng sanh . Hành vi của quý vị không phải là hành vi của Phật, vì hành vi của Phật tối thiểu phải có thập thiện ngũ giới. Chúng ta chưa thực hành được như vậy. Hành vi tối thiểu của người xuất gia là Sa di mười giới, hai mươi bốn điều uy nghi, thật sự làm được như thế, quý vị mới có thể gọi là người xuất gia, là người chỉ thực hiện tới mức tiêu chuẩn tối thiểu, chứ chưa phải là tiêu chuẩn cao, tối thiểu phải được như vậy, không thể kém hơn.
Nếu như không có mười giới, hai mươi bốn điều uy nghi, quý vị không phải là người xuất gia, là người giả mạo làm đệ tử Phật, không phải là người thật sự xuất gia, nếu lại ngay đến “Đệ tử quy” cũng không thể thực hành, quý vị không phải là học trò của Khổng Lão Phu Tử.
Tiêu chuẩn hành trì trong giáo dục của nhà Nho, thấp nhất là đệ tử qui, đó là bài học của những em nhỏ 5 -6 tuổi. Hôm nay chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh quý vị phải nỗ lực học tập là bởi vì sao? Vì xưa kia lúc còn nhỏ quý vị chưa được học, hiện giờ đã 30, 40 tuổi rồi, qua một thời gian lâu dài như thế đã tập thành nhiều thói hư tật xấu, những tập quán không tốt lành, chỉ cần quý vị mở quyển sách Đệ Tử Quy, quyển Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Sa Di Luật Nghi ra xem, những gì quý vị chưa thực hiện được đều do tập khí xấu.
Cư sĩ tại gia không thực hiện được, lỗi đó còn nhẹ, tu sĩ xuất gia mà không thực hành được, tội lỗi của quý vị mới thật là nặng. Cho nên Ngài Ấn Quang Đại Sư cả một đời không làm việc thế phát cho ai (không xuất gia cho người), nguyên do vì đâu? Cuộc đời của Ngài có “ba điều KHÔNG”, đó là:
– Không xuất gia cho người.
– Không truyền giới.
– Không làm trụ trì
Ngài không thế phát (xuất gia) cho người là đại từ đại bi, bởi vì sao? Vì xuất gia cho một người là khiến cho một người đoạ xuống A Tỳ địa ngục, Ngài không nhẫn tâm để cho quý vị đọa địa ngục. Bởi người xuất gia là tượng trưng cho Phật, cho hình tướng của Phật, nếu quý vị làm không giống Phật, khiến cho người thế gian nhìn thấy rồi huỷ báng Phật pháp, huỷ báng người xuất gia, tội của quý vị lớn biết chừng nào!
Quý vị là người đại diện cho hình tướng của Phật, Bồ Tát, nếu như hình tướng của quý vị có thể khiến cho xã hội đại chúng nhìn thấy, phát tâm tôn kính và tán thán, công đức của quý vị vô lượng vô biên. Ngược lại quý vị khiến cho người khác huỷ báng, chửi mắng Phật. Tội lỗi của quý vị là ở A Tỳ địa ngục. Tổ sư không xuất gia cho người đó thật sự là do lòng đại từ đại bi.
Ngài không làm trụ trì, vì trách nhiệm của trụ trì quá lớn, giống như Hiệu trưởng vậy. Sứ mạng là giáo hóa dân chúng cả một vùng, Ấn tổ có khả năng không? Ngài có khả năng, nhưng không có người cấp dưới có thể hợp tác. Như một người hiệu trưởng không có người đồng tâm hiệp lực, không thể xây dựng tốt một trường học.
Cho nên làm trụ trì của một chùa không phải là chuyện đơn giản để làm, một người trụ trì tốt, tối thiểu phải có thêm ba người chấp sự chính yếu tốt, giống như trường học, ngoài hiệu trưởng tốt, cần có người giáo vụ tốt, người tổng vụ tốt và người huấn đạo tốt, thêm vào đó cần có giáo viên tốt nữa thì trường học mới tốt được. Ấn tổ thật sự không dám đảm nhận vì không có người có thể hợp tác với ngài.
Cho nên chúng ta hãy nghĩ xem muốn xây dựng một đạo tràng tốt còn khó làm được, huống hồ hiện giờ trường Đại học muốn đẩy mạnh công tác xây dựng hòa bình, an định xã hội trên toàn thế giới, thật không phải là chuyện dễ dàng.
Ở thời mạt pháp, các vị đồng tu tỉ mỉ mà xem xét, có thề cảm nhận được đa số 4 chúng vãng sanh thì Cư Sỉ tại gia đứng đầu, đứng và ngồi ma ra đi đa phần la cư sỉ tại gia, đứng đầu là Nữ Cư sỉ , kế đến là Nam cư sỉ, 3 là Tăng NI, còn sau cùng thì Tăng Nam, cái tình hình này đảo ngược lại với thời xưa.
A Di Đà Phật
Bạn Hoàng Nhật Hải,
Câu “Hoà Thượng sợ cư sĩ, cư sĩ sợ nhân quả, nhân quả sợ Hoà Thượng” có thể hiểu theo nghĩa giản đơn nhất:
– Hoà Thượng là Tăng – Tăng chính là Phật.
– Cư sĩ để chỉ chúng sanh.
Phật (10 phương, ba đời) vì sợ chúng sanh đoạ lạc nên các Ngài đã tìm đủ mọi nhân duyên, phương tiện mà cứu độ, nhưng vì chúng sanh (trong đó có chúng ta) cang cường sống trong điên đảo, vọng tưởng (ngũ dục, lục trần lôi kéo)nên chẳng thèm đoái hoài tới bản nguyện của chư Phật, nhưng khi quả bất thiện ập tới thì những chúng sanh chúng ta lại vội vàng chạy đến bên Phật để cầu cứu, lúc này quả đã thành tựu, dẫu Phật có muốn cứu cũng chẳng cứu nổi. Cũng vì lẽ này Phật mới nói: Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả! Nhân được hiểu ở nhân bất thiện. Vì Bồ tát biết rõ nguồn cơ của nhân bất thiện sẽ dẫn đến khổ đau và sanh tử luân hồi, nên các Ngài đã đóng hết các cửa ác, nghĩa là đoạn hết nhân ác, cũng vì thế quả ác chẳng thể nảy mầm. Chúng sanh chúng ta thì không vậy, vì mê đắm trong ngũ dục lục trần nên chẳng từ một nhân ác nào mà không dấy khởi, không dám làm, vậy nhưng khi nghiệp quả ập tới thì chúng ta lại chạy đôn đáo hết nơi nọ, nơi kia để cầu xin giải tội? nói khác đi mấy ai trong chúng ta biết sợ để kịp hồi đầu?
TĐ