Hỏi: Khi hành trì niệm Phật, con tưởng ngồi một mình chỗ yên vắng thì không bị vọng tưởng. Nhưng trái lại, càng thanh vắng chừng nào thì tâm con càng loạn tưởng nhiều chừng nấy. Hễ con cố đè nén, thì chỉ được một chút thôi, rồi bao nhiêu thứ nghĩ nhớ lung tung cũng đâu vào đấy. Vậy xin thầy từ bi hướng dẫn cho con phương pháp nào để tâm con được yên lúc niệm Phật?
Ðáp: Bệnh nầy là bệnh chung của người tu. Dù chúng ta tu bất cứ pháp môn nào, tham thiền, niệm Phật, Tụng kinh, trì chú v.v… ít nhiều gì cũng đều có vọng tưởng dấy khởi. Nếu như bặt dứt hết vọng tưởng, thì đã thành Thánh rồi. Được thế, thì còn nói tu hay không tu làm chi nữa. Vì còn vọng tưởng, nên chúng ta mới tu. Mục đích của sự tu hành là chúng ta muốn dẹp trừ hết vọng tưởng. Vì chính nó là đầu mối dẫn chúng ta đi tạo nghiệp thọ khổ. Nhưng muốn diệt trừ nó, không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là đối với người sơ cơ mới bước chân vào đạo. Khi ứng dụng tu, thì vọng tưởng dấy khởi lên rất mạnh. Đó là do tập khí nhiều đời cũng như hiện đời mà chúng ta đã huân tập. Nếu là người tu lâu, hành trì miên mật, thì lũ vọng tưởng sẽ giảm bớt và yếu đi nhiều. Tuy nhiên, Phật tử nên nhớ, vọng tưởng dấy khởi mạnh hay yếu, tương tục hay gián đoạn, thô hay tế, tất cả còn tùy theo sức huân tu hằng ngày của mỗi người.
Trường hợp của Phật tử, Phật tử nghĩ rằng, khi ngồi chỗ thanh vắng niệm Phật thì không bị vọng tưởng dấy khởi. Nghĩ thế là lầm to. Vì càng thanh vắng, vọng tưởng càng dấy khởi mạnh bạo. Lý do, là vì khi Phật tử đối cảnh xúc duyên, tâm ý Phật tử luôn luôn duyên theo cảnh. Khi ấy, Phật tử không biết đâu là cảnh và đâu là vọng tưởng. Hai cái đang hòa quyện nhau, do đó mà Phật tử không thể phân biệt tách rời ra được. Đó là lúc Phật tử hoàn toàn sống theo cảnh động. Nhưng khi Phật tử ngồi niệm Phật chỗ thanh vắng, bấy giờ Phật tử có chút tâm yên nên mới nhận ra không biết bao nhiêu thứ vọng tưởng lăng xăng dấy khởi.
Thật ra, đó là những pháp trần. Vì khi Phật tử tiếp xúc với cảnh duyên, thì khi ấy sáu căn thu nhiếp sáu trần, nên mọi hình ảnh của sáu trần đều rơi rớt lưu vào trong tâm thức. Đến khi ngồi một mình niệm Phật nơi thanh vắng, thì lũ chúng nó có cơ hội phát khởi rất mạnh. Cho nên người tu hành khi tham thiền, quán tưởng, niệm Phật v.v… thì rất sợ lũ pháp trần nầy. Tuy nhiên, khi nó dấy khởi, Phật tử không nên đè nén hay đàn áp chúng nó, mà chỉ cần Phật tử nên sáng suốt nhìn kỹ vào bộ mặt thật của chúng, thì chúng nó sẽ tan biến ngay. Cho nên, khi hạ thủ công phu, Phật tử đừng sợ vọng tưởng khuấy rối, mà chỉ sợ Phật tử không sáng suốt tỉnh thức kịp thời để nhận diện rõ mặt thật của chúng đó thôi. Vì chúng là giả dối không có thật. Khi biết rõ chúng rồi, thì chúng không thể làm hại gì mình được.
Khi niệm Phật, Phật tử nên nhớ là phải nhiếp tâm vào câu hiệu Phật. Miệng niệm tai nghe rõ ràng. Tâm luôn theo dõi từng lời, từng chữ của câu hiệu Phật. Khi đang niệm, bỗng tạp niệm xen vào, Phật tử đừng sợ chỉ cần biết nó một cách nhẹ nhàng, thì nó sẽ lặng xuống. Bấy giờ Phật tử cứ tiếp tục niệm Phật. Điều quan yếu của pháp môn niệm Phật là phải tâm niệm. Miệng niệm tai nghe không chưa đủ mà phải chú tâm niệm. Niệm như thế lâu ngày, vọng tưởng sẽ giảm bớt dần và đến khi nào tâm được thuần thục, thì Phật tử sẽ dần đạt được nhứt tâm bất loạn. Nhưng bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn. Tôi thành thật khuyên Phật tử không nên nản chí. Cổ Đức có dạy: “niệm Phật không khó mà khó ở bền lâu. Bền lâu không khó mà khó ở nhứt tâm”. Kính chúc Phật tử có nhiều sức khỏe tinh tấn niệm Phật và sẽ có ngày đạt thành sở nguyện.
Thích Phước Thái
Đối với hành giả sơ cơ đang ở giai đoạn đầu của việc niệm Phật, thì vọng tưởng khởi lên rất nhiều và thi nhau quấy phá. Lúc đó, cần phải niệm Phật thành tiếng rõ ràng và dùng xâu chuỗi để đếm số câu Phật hiệu mình niệm để cho khỏi quên. Cốt để buộc chặt cái tâm mình lại cho nó khỏi rong ruổi. Giống như kẻ chăn bò, phải dùng sợi dây thừng xỏ vào mũi bò thì mới điều khiển được con vật hung hăng.
Chúng ta cũng chẳng cần quan tâm để ý đến những vọng niệm quấy phá, hãy coi chúng nhưng những người khách vãng lai đến rồi lại đi mà thôi. Phương pháp niệm Phật nào cũng chỉ đưa hành giả đi đến Định tâm. Khi niệm Phật thì tâm được tĩnh lặng, buông xả mọi tạp tưởng. Giống như ly nước dơ, muốn cho trong cần phải để yên lắng, để cho cặn dơ từ từ lắng xuống.
Trong khi niệm Phật, thì danh hiệu Phật xuất phát từ tâm, thành tiếng ở miệng, tai lắng nghe, tiếng lại trở về tâm. Tâm tưởng, miệng niệm, tiếng đậu ở tai, rồi lại trở về nơi tâm xuất phát. Cứ tuần tự diễn biến như thế, thì mọi tạp niệm đều chấm dứt.
Muốn đạt đến cảnh Nhất Tâm Bất Loạn thì không có cách nào mới lạ cả. Chỉ cần 1 lòng Tin kiên cố, rồi tập trung tâm lực 1 cách toàn diện vào việc niệm Phật. Phải niệm sao cho tiếng nọ nối tiếp tiếng kia, không có kẻ hở ở giữa. Việc tập trung tâm thức hoàn toàn vào câu Phật hiệu sẽ dễ dàng đưa hành giả đi đến điểm Nhất Tâm.
Với Niệm Phật chỉ cần 1 cái tâm chất phát đơn thuần, 1 lòng Tin kiên cố, 1 chí Nguyện cầu vãng sanh thiết tha, và Hành trì tinh tấn bền lâu. Lâu ngày niệm lực dần trở nên mạnh mẽ, sẽ đưa hành giả đạt đến Nhất Tâm Bất Loạn.
Trích Tịnh Độ Luận
Con kính cảm ơn thầy Thich Phước Thái
Cảm ơn Thầy có bài viết rất ý nghĩa, Hòa thượng Thích Giác Khang cũng đã giảng: người niệm Phật không nhất tâm không thể vãng sanh.Nếu sai Thầy bị đọa địa ngục. Ví tâm mình như con trâu, bình thường phóng dật giờ muốn cột chặt dẫn trâu đi trên đê thì đâu phải ngày một ngày hai mà được; lấy phương pháp thập niệm ký số mà nhiếp tâm vào câu Phật hiệu mới mong có ngày giảm dần vọng tưởng;sao cho đến khi ngàn câu vạn tiếng mới bị khởi lên một vọng niệm vi tế. Chỉ có như vậy mới làm chủ được vận mệnh của mình, không uổng phí đời người.
Ăn chay, niệm Phật, làm lành.
Cả ba thứ ây phải hành cho chuyên.
Nam mô A Mi Đà Phật!
Chào bạn Phúc Bình.
Tổ Thiên Đạo có 4 câu kệ sau:
Cực Lạc là vi vô niết bàn.
Tùy Duyên tạp thiện e khó sanh.
Bởi thế như Lai chọn Pháp yếu
Dạy niệm di đà chuyên càng chuyên.
cho nên thời mạt pháp mà niệm được nhất tâm bất loạn như bạn nghĩ, thì chắc khó ai làm được, chỉ cần tất cả mọi người khi đi đứng nằm ngồi, đều một câu Nam Mô A Di Đà Phật, thì chắc chắn sẽ vãng sanh.
Con cảm ơn thầy. A Di Đà Phật.
Chỉ cần biết mà thôi. Đó là “tri huyễn tức ly, bất tác phưong tiện” của kinh Viên giác
tại sao ?
Khi mình biết mình chiêm bao là khi mình tỉnh lại có nghĩa là chiêm bao đả hết mình mới biết nếu còn trong chiêm bao thì không biết được.
Một khi bắt đầu tu tập bất cứ pháp môn nào thì hành giả cũng đều ý thức được khối vọng tưởng vì hành giả bắt đầu để ý đến nó nên mới thấy nó quá nhiều. Tuy vậy chỉ biết thì đủ rồi không có ý kiến gì thì xong.
Rất đơn giản mà khó thực hiện.
Chỉ cần ý thức thôi
Nam mô a di đà phật. Kính xin quí thầy cho con được hỏi những điều sau đây mà từ lâu con cảm thấy bất an. Hòan cảnh con còn đang công tác cho nhà nước, công việc cứ liên tục làm con không có thời gian rảnh để đến chùa theo như quy y tam bảo đến chùa thường xuyên để nghe chánh pháp của Phật; Con đã ăn chay trường gần 1 năm nhưng bị đi công tác thì bị ăn mặn ( do phải theo số đông dự hội nghị) nên con phải ăn mặn trở lại và ăn chay thang 4 ngày thôi, phần nghe pháp thì con chỉ mua đĩa CD do các thầy hoằng pháp giảng day mà ở nhà khi tối là mở xem, đồng thời con bố thí, phóng sanh, hiếu dưỡng mẹ già, tránh làm những điều ác đạo. Kính xin quý thầy cho con biết con thực hành đạo pháp như vậy có thích hợp, có lổi gì không.
A Di ĐÀ Phật, con là phật tử đã quy y tam bảo, hiện tại con đang ăn chay trường được gần một năm, hàng ngày hai thời khoá sáng, tối con Niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương, nhưng hiện tại con đang gặp phải vấn đề rắc rối mà tâm con không an, con đang rất khổ tâm đó là: hiện con đang mang thai ở tuần thứ 3 mà con đã có hai bé rồi, vì hoàn cảnh nên con không thể sinh tiếp được, vợ chồng con quyết định bỏ cái thai này, nhưng trước khi làm chuyện ấy con khổ tâm lắm, cứ lên trước bàn thờ Phật sám hối là con khóc như một đứa trẻ, thật sự con khổ tâm vô cùng nhưng con vẫn phải làm cái điều thất đức ấy. Vì vậy con muốn lời khuyên chân thành từ các Thầy cũng như từ các bậc tri thức nói cho con biết con phải làm thế nào, con rất mong nhận đuợc hồi âm sớm. a Di ĐÀ Phật.
Chào bạn cùng tên,
Gửi bạn đọc bài này,
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
Bạn hãy đọc cả những phúc đáp bên dưới nữa,sẽ biết mình phải làm gì.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
@Liên:
Thà chịu cực chịu khổ để giữ vững niềm tin của mình, niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương. Chứ không bao giờ vì cái chịu cực chịu khổ mà làm điều thất đức quyết định bỏ cái thai để mất đi tâm nguyện vãng sanh Tây Phương của mình.
Nếu vì hoàn cảnh không thể đủ sức nuôi con thì ít ra cũng nên gửi bé vào chùa để em có cơ hội duyên lành gần gũi Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo) không quý báu hơn sao? Tha vì phá cái thai gieo rắc thêm thù oán, tội lỗi nặng nề để đọa vào tam đồ càng khổ đau không có ngày ra. Bạn có thể niệm Phật hồi hướng công đức cho thai nhi trong bụng mẹ sau này sinh ra được gieo duyên lành với Tam Bảo. Biết đâu bé có căn lành tu hành, cha mẹ được hưởng không tốt hơn sao?
Huệ Tịnh nghe mẹ của mình kể lại là, khi mẹ sinh ra HT, ba của mình không vui cho lắm. Vì cha mẹ đã sinh ra 4 người anh trai, mong muốn sinh con gái mà đâu ai ngờ lại sinh ra HT con trai thứ 5 thêm lần nữa. Nếu cha mẹ của mình vì lý do không mang thai cố chấp cuồng si mong muốn sinh ra con gái mà quyết định bỏ cái thai khi xưa thì HT đâu có mặt hôm nay.
Nói chung thì cuộc sống dù cho cực khổ đi nữa, cũng không nên vì vậy mà phá thai tức là đánh mất niềm tin Tam Bảo của mình. Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi hành động dại khờ, để không hối hận về sau.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Liên,
Mình đọc Phúc đáp của bạn rồi vội trả lời cho bạn, hy vọng nó đến trước khi bạn hành động.
Bạn nói “con là Phật tử đã quy y Tam Bảo, hiện tại con đang ăn chay trường được gần một năm, hàng ngày hai thời khoá sáng, tối con Niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương” – điều này thật tốt, đáng quý biết bao. Nhưng cho mình hỏi thật với bạn một vài câu nhé:
1. Bạn có hiểu luật Nhân Quả là gì không?
2. Bạn có hiểu điều kiện để vãng sanh Tây Phương theo Kinh Phật nói là gì không?
Nếu bạn quả thực hiểu được rõ ràng hai câu hỏi trên thì không bao giờ bạn lại ra cái quyết định tày trời ấy. Chắc chắn là không bao giờ, đến một mảy may nghĩ tưởng đến quyết định ấy còn không dám huống hồ là ra quyết định như thế. Bạn tu tập để làm gì? Ăn chay niệm Phật để làm gì vậy bạn? Để cầu vãng sanh chăng?
Trong trường hợp bạn chưa rõ lắm về hai vấn đề nêu trên thì mình xin có vài chia sẻ ngắn gọn như sau:
1. Luật Nhân Quả: Tội Phá thai là sẽ bị đọa Địa Ngục. Bạn có tin không? Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Kinh A Hàm Phật đều nói rất rõ.
2. Điều kiện để vãng sanh Cực Lạc là gì? Theo Kinh Vô Lượng Thọ đó là: Phát tâm Bồ Đề, Một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật. Bây giờ bạn quyết định phá bỏ cái thai, quyết định giết đi đứa con núm ruột của mình, chỉ vì hòan cảnh đã có hai đứa rồi. Vậy thử hỏi, bạn phát tâm Bồ Đề ở chổ nào? Tâm BỒ Đề là tâm trên cầu Phật Đạo, dưới độ chúng sanh. Bạn có cầu độ chúng sanh nổi không? Ngay đến người thân thương nhất là núm ruột đứa con bé bỏng của mình mà bạn còn đang tâm giết hại thì thử hỏi bạn độ cái nổi gì, độ được ai nữa? Phật nào chứng cho bạn nữa đây? bạn tu hành để làm gì? Để được về Cực Lạc vui thích, không còn bị khổ nạn trong luân hồi nữa, còn chúng sanh lầm than thế nào thì mặc kệ họ, nếu ai mà cản trở hay gây chút gì phiền toái cho tôi thì tôi ‘diệt trừ’ hết cho rảnh để tôi tu tập cho thoải mái mà về ư ? Mình nói thật, nếu bạn tạo tác như thế thì tội lỗi còn nặng hơn người thế gian mà cùng tội ấy nhiều lần. Vì sao vậy? Vì bạn đã là người tu Đạo cầu giải thoát sinh tử mà có hành đông ý nghĩ điên rồ đó thì người đời nhìn vào sẽ nghĩ gì? tu hành Chánh Pháp gì mà còn làm chuyện rồ dại vô minh như thế thì ai còn tin ở Chánh Pháp nữa? Vậy tội của bạn là gi? Không A Tỳ Địa Ngục thì là gì nữa?
Vài chia sẻ chí tình với bạn. Mong bạn thức tỉnh, dừng lại kịp lúc. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sinh mạng đứa con bạn, tất nhiên rồi, mà còn quyết định đến cả huệ mạng đời đời kiếp kiếp mãi về sau của chính bạn nữa. Còn bạn lấy lý do vì hoàn cảnh, đã có hai con rồi, nghe sao chẳng thể nào hiểu nổi luôn, trên bước đường cầu Đạo dù thịt nát trong các cõi ta vẫn quyết lòng thề không thoái, trong Kinh Phật nói, huống hồ chỉ là một chướng ngại nhỏ, một chút nghịch duyên tí vậy thôi mà bạn đã không vượt qua nổi đến liều đánh đổ cả huệ mạng của mình rồi. Thật là vô minh quá sức!
Hãy mạnh mẽ lên, trường hợp nào cũng phải giữ lại đứa con thân yêu của mình.
Bạn tham khảo thêm bài Pháp ở đây và các Phúc đáp bên dưới để hiểu rõ hơn quả báo của tội phá thai là gì
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/07/qua-bao-cua-nguoi-me-pha-thai/
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Liên,
Mình hiểu nhầm bạn đã phá thai nên mới gửi hồi đáp trên. Chứ nếu chưa phá thai thì mình nhất quyết nói với bạn rằng phải giữ lại con. Ko lý do nào có thể bao biện cho hành động phá thai cả. Nhất định phải giữ lại con nhé.
A Di Đà Phật. Bạn gặp khó khăn như thế nào không biết. Nếu về tài chánh t hì mình có thể giúp được một ít. Còn muốn định phá thai thì không nên, niệm bể cuống họng cũng không vãng sanh được.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
ADI DÀ PHẬT, con cảm ơn mọi người đã tư vấn dùm con, chắc mấy ngày qua con thường lên bàn thờ Phật cầu Phật giúp con, con ko biết phải làm thế nào thì chắc Phật đã gia trì cho con để con gửi câu hỏi len đây nhờ các thiện tri thức cho con lời khuyên, sau khi đọc xong những lời khuyên này thì tâm con đã nhẹ nhàng rất nhiều, con quyết giữ cái thai này, co có hồ đồ ra quyết định bỏ thai là vì chồng con ko muốn, nhưng bay giờ thì tâm con mạnh mẽ lắm rồi, con sẽ vùng lên đấu tranh cho dù thịt có nát xương có tan con cũng sẽ bảo vệ đứa con bé bỏng của mình đến cùng, mấy ngày qua tâm con dường như tan nát lắm con biết rõ nhân quả nhưng vì sợ chồng mà con làm liều, A Di DÀ phật, Phật pháp thật vi diệu, cứ mỗi lần con có vấn đề gì mà con ko giải quyết được con lại đối trước bàn thờ Phật than thở là Phật lại cho con hướng giải quyết đúng đắn, con cảm ơn mọi người rất nhiều. a Di DÀ phật.
A Di Đà Phật
Bạn Liên,
Trong giai đoạn mang thai này bạn hãy chí thành niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát, các Ngài sẽ gia hộ độ trì cho, mẹ con bạn sẽ được an ổn bình an, dễ dàng vượt qua được mọi khó khăn trở ngại. Con sinh ra khỏe mạnh thông minh ngoan ngoãn dễ nuôi, có nhiều căn lành với Phật Pháp. Bạn xem thêm bài Pháp này cùng các Phúc đáp của các Liên Hữu bên dưới bài Pháp để thêm tín tâm, đó toán là những kinh nghiệm thực tế quý giá cả. Công đức niệm Phật, niệm Bồ tát thật không thể nghĩ bàn được.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/niem-phat-hoa-giai-oan-gia-con-sinh-ra-khong-bi-hoi-chung-down/
Chúc mẹ con bạn bình an, hạnh phúc!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di DÀ Phật, con đã có hai bé trai rồi bầy giờ con niệm danh hiệu Phật A Di DÀ hay danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát để thai nhi trong bụng con là bé gái, hay có cách nào để tâm nguyện con thành hiện thực, con mong được hồi đáp sớm từ các thiện tri thức, A Di DÀ phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Liên,
*Cổ Đức dạy: “Gia quyến lục thân đều do tứ nhân tương tụ. Tứ nhân là: trả nợ, đòi nợ, trả ân và báo oán”. Bạn nghĩ thế nào nếu đứa con thứ 3 đến với hai bạn là con gái nhưng là để “đòi nợ và báo oán”? Khi nói đến sanh-tử và Phật pháp chúng ta phải chiếu xét theo nhân-quả và dùng bài toán nhân-quả để lý giải và nhận diện, được thế mọi hành vi động niệm sẽ không lạc ra ngoài quỹ đạo nhân-quả và sẽ tránh được sai lầm.
Trở lại với câu nói trên: con nào cũng là con, nếu ngay trong thai nghén mà hai bạn khởi tâm phân biệt, chấp trước phải là con nào mới đúng ý nguyện hai bạn, cũng chính ngay lúc đó thai nhi đã cảm nhận được tâm ý trọng-khinh của hai bạn. Nếu hai bạn khởi tâm thiện=thai nhi hưởng quả thiện; ngược lại sẽ hưởng quả bất thiện. Nếu đứa con đến với hai bạn (giả xử) là để báo oán và đòi nợ nhưng hai bạn ngay lúc này luôn trải tâm từ để yêu thương và chăm lo cho thai nhi: hàng ngày tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn; Kết hợp thường niệm hồng danh Quán Thế Âm mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh; phát tâm phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo… tất thảy phước thiện này đều hồi hướng cho thai nhi, nguyện cho thai nhi hiểu đạo, nương theo Phật pháp cùng cha mẹ tu học, tấm lòng từ bi đó sẽ là luồng nước cam lồ rửa sạch tất thảy những oán thù từ quá khứ, giúp cho thai nhi khởi tâm tín thiện, ngộ đạo và nhiếp tâm tu học ngay từ trong thai nghén. Như vậy, con – có thể là ơn hay oán, nhưng ơn-oán đều do mình kết hay giải. Giải-kết nhanh-chậm, từng phần-toàn phần đều do chính mình. Ngược lại, nếu đứa con này đến để báo ơn và trả nợ hai bạn, cũng với tấm lòng từ nói trên, đứa trẻ sẽ càng tăng trưởng thêm nhiều phước huệ, nhờ đó khi ra đời, chắc chắn là một đứa trẻ xinh xắn, dễ thương và hiếu đạo.
*Trong Kinh Phồ Môn Phẩm có ghi: “Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phúc đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Qua đoạn Kinh văn này bạn thấy: Niềm tin, trí tuệ và tấm lòng từ, hiểu đạo, hiếu đạo của hai bạn có thể cảm ứng tới Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ đó mà ý nguyện của hai bạn sẽ thành tựu.
Nguyện chúc hai bạn vững tin nơi chánh pháp để tự chuyển hoá tâm mình, giúp cuộc sống gia đạo ngày thêm an lạc.
Dưới đây là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn”
(Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn sang Hoa Văn
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ Hoa Văn sang tiếng Việt)
Kệ Khai Kinh
Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Lúc bấy giờ ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát:
“Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đưọc giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từnh khúc, người ấy được thoát khỏị.
Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này”.
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!”, vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phúc đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?”
Vô Tận Ý thưa: “Bạch Thế Tôn! Rất nhiều”.
Phật nói: “Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phúc của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không thể cùng tận. Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được vô lượng vô biên phúc đức lợi ích như thế.”
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?”
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: “Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðế Thích được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tròi, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị “Thí Vô Úy”.
Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: “Thế-Tôn ! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ-Tát”. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: “Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”
Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Bấy giờ Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân và phi nhân v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó”.
Tức thời Quán Thế Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhân, phi nhân v.v… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Ða Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà.
Lúc đó, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát nói kệ hỏi Phật rằng:
Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật Tử nhân duyên gì
Tên là Quán Thế Âm?
Ðấng đầy đủ tướng tốt
Kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quán Âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn đức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi
Giả sử sinh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biến thành ao
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỉ, cá, rồng
Do sức niệm Quán Âm
Sóng mòi chẳng chìm được
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quán Âm
Như mặt nhật treo không
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quán Âm
Chẳng tổn đến mảy lông
Hoặc gặp oán tặc vây
Ðều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quán Âm
Ðều liền sinh lòng lành
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quán Âm
Dao liền gãy từng đoạn
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quán Âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán Âm
Trở hại nơi bổn nhân
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỉ
Do sức niệm Quán Âm
Liền đều không dám hại
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi
Mây sấm nổ sét đánh
Tuôn giá, xối mưa lớn
Do sức niệm Quán Âm
Liền được tiêu tan cả
Chúng sinh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Ðầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện
Các loài trong đường dữ:
Ðịa ngục, quỉ, súc sanh
Sinh, già, bịnh, chết khổ
Lần đều khiến dứt hết
Chân quán thanh tịnh quán
Trí tuệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Tuệ nhật phá các tối
Hay phục tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian
Lòng bi ran như sấm
Ý Tứ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lộ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quán Âm
Cừu oán đều lui tan
Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên thường phải niệm
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán Âm bậc tịnh thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy
Ðủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phúc lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ
Bấy giờ, ngài Trì Ðịa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít”.
Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
(Tụng Chú Ðại Bi) (3 lần hoặc 7 lần)
Chú Ðại Bi
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha (3 lần).
Nam Mô A Di Đà Phật, con xin đảnh lễ cảm tạ công đức của Thầy Thiện Nhân cũng như các vị Thiện tri thức Hữu Nghĩa, Tinh Thoat, Thanh Liên, Huệ Tịnh đã cho con lời khuyên bổ ích, giúp con có tâm nguyện vững vàng. Nguyện Hồng Ân Tam Bảo và chư Phật mười phương gia hộ cho quý vị thân khỏe, tâm an, phước huệ tăng trưởng, bồ đề tâm kiên cố để dìu dắt chúng sinh mê lầm quay về bờ giác để hết đời này cùng nhau dự Liên trì hải hội nơi Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Chào Liên, nếu muốn có đứa con là gái như ý mình, Liên hãy một lòng niệm danh hiệu Phật Quan Âm, thật tin tưởng và thành kính, xin Ngài cho mình được như ý nguyện. Và liên tục niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được như ý. Điều này, cô đã thực hiện được. Hãy tin tưởng và làm ngay.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, con cảm ơn cô, con sẽ niệm chân thành, khi nào có kết quả con sẽ báo tin để cả nhà vui ạ. A Di ĐÀ PHẬT.