Mọi người đều có thể hiểu được ý tứ của câu “Niệm Phật có nề nếp”, tức là toàn tâm toàn lực niệm Phật mà tâm không xen thêm việc khác, lúc có phiền não – niệm Phật, lúc hoan hỉ – cũng niệm Phật, ban ngày – niệm Phật, ban đêm – niệm Phật, lúc bận rộn – niệm Phật, lúc nhàn rỗi – cũng niệm Phật, không lúc nào là không khắc sâu và không ở tại câu niệm Phật.
Ðại khái là mọi người liệu hiểu được ý nghĩa vấn đề niệm Phật có nề nếp (thói quen). Kỳ thật đây chỉ là nêu lên sự công phu trên bề mặt, mà chưa phải là niệm Phật trên vấn đề “Ðức hạnh”. Tu hành mà chỉ ở mỗi sự biểu hiện của công phu bên ngoài, mà không có sự nổ lực thăng tiến ở nơi “đức hạnh”, nghiêm trì giới luật (năm giới, mười giới, sáu độ), thanh tịnh tâm; Thế thì, thói quen niệm Phật của người đó cũng giống như một máy niệm Phật quay chuyển tự động, tự động niệm hoài câu hiệu Phật, máy tự động niệm Phật tuy có thể có thói quen niệm Phật, song không thấy có thể vãng sanh thế Cực Lạc.
Người không tu hành thì có thể làm người không cần nề nếp lắm, nhưng người tu hành thì nửa chút việc cũng chẳng nên lơ là, chẳng nên thường bị việc thế tục như: Công tác, kết hôn, sinh con, lo gia đình, mua xe mua nhà… nhiều việc nhiều việc bận rộn! Trong tâm tham ái dính mắc sinh – tử – yêu – hận!.
Nên nương theo lời dạy như pháp mà tu hành nề nề nếp nếp, nhiên hậu mới có thể được giải thoát (sinh về thế giới Cực Lạc ở tây phương), đây là vấn đề ý vị sâu xa, cũng là chỗ diệu nghĩa của một câu “Niệm Phật có nề nếp” nầy. Nếu như người có thể dụng công niệm Phật phát ra bằng miệng thì càng bổ sung được những thiếu sót trên nhân phẩm; như thế có thể khẳng định rằng Phật giáo đồ bao gồm đại bộ phận đều được giải thoát (sinh tây) rồi.
Song đứng trên sự thật ngược lại không phải là như thế, có rất nhiều người niệm Phật chính mình đối với chính mình không có tín tâm, lại còn thưa với thân hữu (bạn bè thân) hãy vì mình mà lúc lâm chung niệm giúp mình một phen (người có tín tâm đầy đủ thì không cần phải thưa gởi như thế đâu); đây chính là người tu hành niệm Phật chẳng đủ sự thành thục, tín tâm dễ bị động lay vậy.
Cũng tức là nói rằng danh hiệu Phật bình thường ta niệm chẳng đủ thành nề nếp, trong tâm ta bị những sự việc hoặc những ý niệm “không nề nếp” của ta chiếm lĩnh, trong tâm tồn tại những việc thế tục so tính cưu mang dắt dẫn mãi, khiến cho ta biến thành kẻ “miệng thì nề nếp mà tâm không nề nếp”.
Cần nên biết rằng sự tình giải thoát (sinh tây) là chẳng thể hoàn toàn nhờ vào cửa miệng là xong, càng nên quan trọng là công phu trong tâm, nề nếp (thanh tịnh) trong tâm; trên miệng niệm tới niệm lui đều là một câu A Di Ðà Phật, miệng không biết được chính mình có thói quen hay không, nó chỉ là phản ảnh lại nhu cầu của nội tâm mà thôi, nó chẳng qua là công cụ phát thanh, nếu ta không dùng nó thì cũng chẳng thể ảnh hưởng lại nội tâm; cho nên công phu trên miệng không hoàn toàn chứng minh chỗ có nề nếp hay không, công phu trong tâm mới là chính của nề nếp.
Ta nếu niệm Phật nề nếp thì nên dùng nề nếp (thanh tịnh) trong tâm để niệm, ngàn vạn lần xin chớ nên dùng tâm không nề nếp mà niệm đức Phật nề nếp (thanh tịnh)! Nếu thế là hành vi tự khi dối, là chướng ngại cho việc giải thoát (sinh tây).
Lại nói rằng, một việc niệm Phật có nề nếp nầy thật chẳng phải dễ, đa số mọi người thật ra rất khó mà niệm Phật có nề nếp, tóm lại là đem Phật mình niệm thành ra ông thần tài để cầu tài, mong rằng có thể được của tiền giàu có v.v… đây vốn là bản tính của con người sai quấy sâu dày, nhưng ta có thể ở trong quá trình niệm Phật cầu tài, ngược lại mà xen lẫn sự ham muốn càng nhiều của mình, khiến cho mình càng khó bỏ thoát được vướng mắc của ham muốn, biến thành niệm Phật cầu phước báo trời người.
Cho nên niệm Phật thành nề nếp, tức là cần gội bỏ sạch hết tất cả những ý niệm ham muốn của thế tục nầy, nhìn rõ buông cả, đem tâm nhẹ nhàn không chấp, không vọng lấy, không vọng dùng, niệm Phật một cách chân thực tồn tại.
Chẳng nên chỉ niệm Phật trên miệng mà ngược lại trong tâm, để cho sáu dục chiếm đầy, thế thì chỗ thành tựu mà ta niệm Phật thu hoạch được khả năng ít ỏi không đủ dùng cho ta, vì ta đã đều để nó dụng cho việc tiền tài, giàu có, thân nhân… trên những việc ngoài thân, mà không tập trung lực lượng để đối phó ngay cái nguồn của tất cả phiền não (tâm) đã phát ra.
Ta có thể đúng như chỗ nguyện mà được sự linh nghiệm về tiền bạc giàu có v.v… thì ta ngược lại cũng khó chiến thắng nổi kẻ địch rất lớn của nhân loại đó là: Tự ngã; Nó từ trong danh lợi và lòng ham muốn mong cầu của thế gian mà thoát ra. Do vì tâm niệm của ta đã chẳng thuần tịnh được.
Trong “nề nếp” đã bao hàm ý nghĩa là hướng theo Phật Ðà mà học tập, nhìn chung, ngoan ngoãn chiếu theo lời dạy của Phật Ðà mà làm. Người chẳng có nề nếp, ngoài việc niệm Phật trên cữa miệng ra, các bộ phận khác đều xa lìa tâm Phật và hạnh Phật, nên biết rằng đức Di Ðà thì không thể mang được một bộ răng của anh lúc anh lâm chung vãng sanh, cái mà ngài mang là cái TÂM của anh, một cái tâm thanh tịnh, tâm học Ngài, nghĩ tưởng Ngài và có nề nề nếp nếp (thói quen) niệm đến Ngài!
Niệm Phật đương nhiên có thể giải thoát (sanh tây), chẳng thế thì cũng không thể có nhiều người xét rộng pháp môn nầy, nhưng niệm Phật giải thoát thật ra chẳng phải là không có điều kiện, nhân vì danh hiệu Phật ắt phải cần kết hợp với người niệm Phật, mới có thể khiến cho một câu danh hiệu Phật phát huy có sức ứng hợp của nó; cũng tức là nói tâm của người niệm Phật, hành vi (thân) và miệng cần phải kết hợp thành một thể; Miệng niệm Phật, trong tâm cũng cần tưởng Phật, hành vi thì không thể trái với sự dạy răn của Phật, đây mới là sự niệm Phật chu toàn.
Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật dạy rằng:
“…Chánh tâm chánh ý, trai giới thanh tịnh, một ngày một đêm, hơn cả trăm năm làm thiện ở cõi nước Vô Lượng Thọ, bỡi vì sao? Vì cõi nước kia là Vô Vi tự nhiên, sẵn chứa các việc thiện, không có việc ác dù nhỏ; ở cõi nầy tu thiện, mười ngày mười đêm, hơn cả trăm năm làm việc thiện ở các nước Phật phương khác, bỡi vì sao? Ở các nước Phật khác người làm việc thiện rất nhiều, người làm ác rất ít ỏi, phước đức tự nhiên, không có chỗ tạo ra ác.
Chỉ vì cõi nầy việc ác rất nhiều, không có tự nhiên, siêng nơi khổ cầu ham muốn, chuyển đến dối gạt nhau, tâm nhọc nhằn thân khốn cùng, uống đắng ăn độc, việc ác như thế, chưa từng yên dứt”.
Huỳnh Lão cư sĩ
Các Phúc Đáp Gần Đây